Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#181 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/04/2020 - 20:08

Trong bài có nhắc đến cơm gà Siu Siu ngay chợ An Đông. Nhưng sau 75 đã dẹp rồi, chỉ còn cái bảng hiệu. Sau khi ông chủ cơm gà Siu Siu vượt biên, chết hết cả tàu, chỉ còn mình ông sống sót trở về, mất trắng nhà cửa, sống lây lất ở khu vực chợ An Đông...

Thanked by 1 Member:

#182 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/05/2020 - 20:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Báo xưa đăng bài về dịch cúm ở Nam Bộ
  • 03/05/2020
Tờ báo có tên Nông - cổ mín - đàm, với ý nghĩa là “uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn”, đăng bài từ cho thấy dịch cúm hoành hành tại Nam Bộ hơn 100 năm trước.
Tên của tờ báo được in lớn trên trang nhất bằng ba loại chữ, Quốc ngữ, Hán và Pháp. Đây là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, xuất bản lần đầu vào ngày 1/8/1901, theo một nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ban hành tại Sài Gòn.
Chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt.
Nông - cổ mín - đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hàng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ.
Số 1 ra ngày 1/8/1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kỳ. Sau khi phát hành số ra ngày 4/11/1921, báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.
Dịch cúm tại Nam Bộ xưa

Năm 1873, có một dịch cúm tại Nam Kỳ, tác giả Hai Đức ở chợ Lớn đã làm một bài từ về dịch cúm này. Nhân đợt dịch cúm năm 1902, bài này được đăng lại ở Nông - cổ mín - đàm, số 38, 15/5/1902.
Bài như sau, xin chép lại nguyên văn, kể cả cách viết chính tả thời đó:
"Trong năm quí-dậu
Cuối tiết đoan-dương;
Thuyền diêu hồn vừa lặn bến Mích-la,
Chén bồ-tửu mới nghĩ tay tuỳ-khách; Ngậm-ngùi đương lóng tiết người xưa. Thình lình bỗng trời bay khí độc, Cỏi Nam-hà sáu tĩnh mấy muôn nhà.

Bịnh thữ-thắp ngàn người in một chứng,
Lúc sơ cẩm nhiệt hàng qua lại, Dễ mặt ngỡ lăng-nhăng. Khi truyền-kinh gân cốt mỏi-mê, Dở chơn dường cúm rúm, Tay lần-mò như Tây-tữ cắp tì-bà. Chơn lính-quính như Tần-vương dâng Ngọc-tĩ, Sa-ban mọc cục to cục nhỏ.

Dầu xương đồng da sắt cũng tan-hoang,
Lệ khí rơi xóm nọ xóm ni. Xui sắt gái tài trai quên Thể-thống, Kìa những chốn lầu son các tía. Khói phòng-phong bay trắng chơn trời, Nọ là nơi lều cỏ cửa gai, Nước tần-thể đỏ xanh mặt đất.

To gần là chú chệc,
Làm cơn cũng chắc lưỡi mà ải-ôi, Mạnh sức như ông Tây. Đến thể cũng ôm đầu là má-lách, Thì-tiết ấy dẫu tài sanh Hạng-Võ. Sức ngàn cân khôn cữ đỉnh Bạc-san, Cơ hội này nhờ duy trạch Hiên-Kì. Sách tám trận để tàn tà bổ chánh, Ơn ông trời xây dữ làm hiền.

Nghĩ đoạn trước những nực cười cơ tạo-hoá,
Xin anh cúm lui xe trở bánh, Rày sắp sau đừng giong-ruổi chốn trần-gian
".
Bài từ đã khái quát diễn biến nhanh và phức tạp của dịch cúm trên toàn lục tỉnh Nam kì: Thình lình bỗng trời bay khí độc / Cõi Nam-hà sáu tỉnh mấy muôn nhà.
Kế đến, tác giả chỉ ra những triệu chứng khi mắc phải cúm. Biểu hiện ban đầu của người bị cúm là nóng và sốt: "Bịnh thữ-thắp ngàn người in một chứng / Lúc sơ cẩm nhiệt hàng qua lại".
Tiếp theo là thân thể mỏi mệt, chi phối hoạt động của tay chân: "Dễ mặt ngỡ lăng-nhăng / Khi truyền-kinh gân cốt mỏi-mê/ Dở chơn dường cúm rúm,/ Tay lần-mò như Tây-tữ cắp tì-bà,/ Chơn lính-quính như Tần-vương dâng Ngọc-tĩ…".
Sau đó, thân thể người sẽ phát ban gây ra đau nhức cơ thể: Sa-ban mọc cục to cục nhỏ / Dầu xương đồng da sắt cũng tan-hoang.
Dịch bệnh lan tràn khắp nơi, từ xóm làng dân dã cho đến nơi quyền quý cao sang, không trừ một ai, không phân biệt màu da, chủng tộc: To gần là chú chệc / Làm cơn cũng chắc lưỡi mà ải-ôi / Mạnh sức như ông Tây / Đến thể cũng ôm đầu là má-lách.
Không chỉ người Việt Nam mắc bệnh, mà người Trung Quốc (chú chệc), to khỏe như người Pháp (ông Tây) cũng đều mắc bệnh.
Quan niệm của người xưa về dịch bệnh

Đoạn cuối, tác giả luận về bệnh dịch trong cái nhìn nhân quả thường thấy trong tư duy của người bình dân Nam Bộ. Tác giả cho rằng bệnh dịch chính là hồi chuông cảnh tỉnh của đấng tạo hóa đối với con người.
Con người cần nhận thức được thông điệp vũ trụ ấy mà “xây dữ làm hiền”: Ơn ông trời xây dữ làm hiền/ Nghĩ đoạn trước những nực cười cơ tạo-hoá.
Để rồi tác giả mong bệnh dịch sẽ qua đi và không bao giờ quay trở lại: Xin anh cúm lui xe trở bánh / Rày sắp sau đừng giong-ruổi chốn trần-gian.
Đoạn từ cuối phảng phất thể hiện quan niệm cổ sơ của người Nam Bộ về nguyên nhân của dịch bệnh. Ngày xưa vào những năm thời tiết khắc nghiệt, trong nước xảy ra các nạn hạn hán, bão lụt thì sau đó thường kéo theo các loại dịch bệnh (còn được gọi là ôn dịch).
Những loại dịch bệnh này thường cướp đi sinh mạng của nhiều người. Vì điều kiện chữa trị cũng như nền y học chưa phát triển nên người dân chỉ biết dựa vào những quan niệm mang tính chất mê tín dị đoan.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài từ trên báo. Ảnh: Tiền Phong.
Họ tin rằng ôn dịch là loại bệnh do quan Ôn (một loại quan ở âm phủ coi về việc làm bệnh thời khí) đi bắt lính về làm sưu dịch ở cõi âm nên thường khi bị bệnh.
Thế nên, để tránh dịch bệnh người dân cần phải cúng tống ôn để xua đuổi những Ôn thần ấy ra khỏi làng xóm. Từ đó hình thành nên lệ “tống ôn, tống quái” và tục “thả bè chuối” rất thịnh hành ở khắp Nam kỳ.
Bài từ vốn mang “tính chất thông tấn” nhưng cũng đạt được những giá trị nghệ thuật nhất định. Những từ láy như “thình lình”, “ngậm ngùi”, “lăng nhăng”, “cúm rúm”, “mỏi mê” đã phát huy tác dụng trong việc cụ thể hóa trạng huống của sự vật sự việc mà tác giả muốn đặc tả.
Hơn thế nữa, biện so sánh kết hợp với việc dùng điển cố: “Thì-tiết ấy dẫu tài sanh Hạng-Võ / Sức ngàn cân khôn cữ đỉnh Bạc-san” đã giúp người đọc vừa hình dung nên đối tượng đang miêu tả đồng thời ẩn vào đó là tiếng cười lạc quan ý nhị.
Những hình ảnh so sánh không xa lạ với người bình dân, bởi đó là những nhân vật họ đã được bắt gặp trong những truyện tàu, tuồng hát rất phổ biến ở Nam Bộ lúc bấy giờ.
Hơn thế, nụ cười ý nhị ấy còn được tiếp nối khi tác giả nhân cách hóa bệnh cúm qua cụm từ "anh cúm". Đồng thời, kèm theo lời đề nghị (hay nói khát hơn đó chính là lời khẩn cầu) Xin anh cúm lui xe trở bánh / Rày sắp sau đừng giong-ruổi chốn trần-gian.
Chúng tôi không rõ đây có phải là văn bản đề cập dịch cúm bằng chữ quốc ngữ đầu tiên hay không. Tuy nhiên, qua văn bản trên, người đọc có thể hình dung được phần nào những thảm cảnh mà con người phải đối mặt với dịch bệnh ngày xưa. Tuy nhiên, không vì thế mà con người mất đi niềm tin, niềm lạc quan yêu đời.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bác sĩ Albert Calmette đang tiêm chủng bệnh đậu mùa cho trẻ em Sài Gòn năm 1891. Ảnh: Institut Pasteur - Bảo tàng Pasteur.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trang nhấ số báo đăng về dịch cúm. Ảnh: Tiền Phong.

Thanked by 2 Members:

#183 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/05/2020 - 20:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vì sao miền Nam có tên gọi chả giò, miền Bắc gọi nem?

21/05/2020 - Trần Tiến Dũng
Chả giò là một món ăn phổ biến nhiều nơi nhưng được ưa nhất là ở miền Nam. Nhưng do đâu mà món ăn này lại được đặt tên là chả giò thì chưa thấy ai giải thích tường tận.

Chả giò, món ăn ra đời ở miền Nam

Theo nhiều tài liệu thì chả giò là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ra đời ở miền Nam. Nhà văn Tô Hoài trong cuốn Chuyện cũ Hà Nội có viết: Chả giò ra Hà Nội lúc nào, thời kỳ nào, không biết. Chỉ biết cái chả giò ở Sài Gòn ra Hà Nội đã tân trang.
Theo nhà văn Tô Hoài, món nem Sài Gòn (chả giò) đã một thời thịnh hành ở các nhà hàng lớn ở phố cổ Hà Nội. Theo sự biến đổi của thời gian và gu riêng của người Hà Nội thì món chả giò đã biến thể thành món nem rán Hà Nội và hoàn toàn khác với món gốc ở miền Nam.

Nhưng tại sao người miền Nam lại đặt tên cho món này là chả giò? Lâu nay, các món ăn Việt (thịt, cá, tôm, mực) mà giã nhuyễn ra bằng cối (sau này mới có máy xa) thì được gọi là chả, ví dụ như chả cá, chả lụa (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

gọi là giò lụa), chả chiên,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chả tôm, chả bò... Món chả giò của miền Nam làm từ thịt được giã nhuyễn, quết nhuyễn chứ không phải là thịt bằm như cách làm nem rán của người Hà Nội.
Vậy còn từ giò? Giò chính là thịt gia súc, gia cầm giã nhuyễn, phối trộn với một số nguyên liệu khác, được gói chặt hình trụ và thường được làm chín bằng cách luộc hay hấp. Người ta nói: bó như bó giò, ý là bó chặt lại, gói chặt lại, cuộn chặt lại hình trụ tròn. Vậy thì, hình thức món chả giò cũng là gói và cuốn chặt lại hình trụ tròn.

Nhưng cũng có cách giải thích nôm na mà không ngại bị bắt bẻ chấp nhứt, đó là: Chả là từ tiếng giã mà ra (giã gạo, giã thịt, giã bột bằng cối và chày). Giò là từ tiếng bó mà ra (cuốn, cuộn bằng bánh tráng).
Như vậy chả giò là gồm những nguyên liệu làm món ăn trong đó thịt là nguyên liệu chính được giã nhuyễn rồi bó, cuộn lại bằng bánh tráng. Bây giờ thì đúng là tiếng Việt kỳ diệu khi mở ra tượng hình và tượng thanh trong một cuốn chả giò.

Bún chả giò vị quê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

qua bao thế hệ chưa từng thấy ai không ưa món bún chả giò, ngay cả đến người ăn chay trường, người tu hành cũng luôn có món bún chả giò chay để cúng và ăn trong những ngày rằm lớn. Người quê ngày xưa, chế biến món chả giò mặn và ăn món bún chả giò không giống người thời nay.
Thịt làm món chả giò luôn là thịt con gà giò (gà tơ ra chưa ra đủ lông). Nếu được là thịt con gà giò nòi (loại gà đá độ) chắc, dẻo lại càng thêm ngon. Thịt gà giò tách bỏ phần xương cứng sau đó bằm nhuyễn rồi trộn chung với củ sắn (miền Bắc gọi là củ đậu), khoai môn, nấm mèo, bún tàu, gia vị các loại, rồi cuốn bánh tráng đem chiên.

Nhà có của ăn của để thì cuốn chả giò cho thịt, nấm mèo nhiều hơn củ sắn, bún tàu. Phải nói là thịt gà giò làm chả giò là ngon nhứt hạng, không loại thịt nào có thể sánh bằng, thêm nữa, thời xưa cuốn chả giò luôn được chiên vàng bằng nước mỡ heo, không ai chiên bằng dầu ăn như ngày nay nên vị béo ngon của cuốn chả giò tăng lên bội phần.
Cách ăn bún chả giò ngày nay từ tiệm quán đến nhà hàng đều ăn kèm với thịt heo nướng. Ngày xưa người ăn bún chả giò đâu cần ăn thêm miếng thịt heo nướng làm chi cho loãng hương vị cuốn chả giò.

Một tô bún chả giò chánh hiệu chỉ gồm chả giò, rau thơm, thêm dưa leo bằm nhỏ, giá sống, mỡ hành, sợi củ cải, cà rốt ngâm chua, đậu phộng rang vàng rồi chan nước mắm tỏi ớt chanh đường. Một cách ăn chả giò khác là không ăn với bún, chỉ chả giò cuốn rau thơm và cải xà lách chấm nước mắm pha tỏi, ớt chanh, đường.
Nhưng ký ức về ăn chả giò khó quên của nhiều người miền Nam: Lúc tuổi thơ, mỗi khi nhà có đám tiệc thì lũ trẻ cứ quanh quẩn bên các bà, các mẹ đang chiên chả giò. Người lớn thường sợ con nít bị phỏng mỡ nóng nên vừa đuổi đi vừa cho kèm một hai cuốn chả giò, và cứ vậy bốc cuốn chả giò nóng lên xuýt xoa vừa thổi vừa ăn. Ăn chả giò trơn như vậy mới cảm nhận trọn vẹn từng miếng chả giò thơm lừng, giòn rụm, ngon hết biết trong miệng.

Chả giò Việt trở thành đại sứ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đồng thời với

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nếu món phở là "độc cô bất bại" thì món chả giò lại là món “cao thủ” sánh vai cùng với các món cùng bang hội chả như bún chả, chả cá, chả tôm, chả mực, chả bò, chả quế, chả lụa…
Thật khó hình dung là nếu các yến tiệc thiết đãi thượng khách hoặc trong đời sống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

gia đình, đường phố mà thiếu món chả giò và các món chả lừng danh, thì dù có sơn hào hải vị cũng sẽ làm du khách lạc đường,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lạc gốc với cội nguồn hương vị Việt Nam.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Món nem rán được cho là bắt nguồn từ món chả giò của Sài Gòn nhưng vẫn khác biệt hoàn toàn, vỏ nem làm từ bột gạo, trong khi đó vỏ của chả giò làm từ bột mì.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Món bún chả giò rất thịnh hành ở Sài Gòn
Giang Vũ

Thanked by 3 Members:

#184 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6818 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 24/05/2020 - 08:00

Sài Gòn 100 năm trước trong mắt người trẻ hôm nay

Mới đây, một nhóm tác giả ở TP.H.C.M đã phục chế màu bộ ảnh chụp Sài Gòn những năm 1920 và nhận được phản hồi tích cực từ những người thưởng lãm. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi nhìn lại Sài Gòn xưa qua những bức hình cả trăm năm tuổi được phủ màu sắc sống động này nhé.



Thanked by 3 Members:

#185 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1992 Bài viết:
  • 3523 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 24/05/2020 - 22:30

Chả giò ngon, đám cưới nào ở quê cũng thấy có chả giò trong món khai vị đầu tiên ^^

con thấy bài báo quận 5 của FM mà nhớ lại lúc con thi ĐH cũng ở đó, ba mẹ thì lên trước kiếm ks sát chỗ thi rồi lúc thi thì chỉ có 2 mẹ con thôi nên ngố giống nhau ^^. Tối hí ha hí hửng đi ăn, con thấy mấy xe mì hủ tiếu như trong phim coi í mà sao gọi ra ăn không được vị không hợp. Lúc đó mẹ con nói chết rồi đi thi ở khu toàn quán Tàu này sao mà ăn uống gì được (lúc đó cũng dở ạ, không biết kêu xe đi xa xa để kiếm quán ăn), rồi sáng ngày sau lượn 1 vòng nữa kiếm được quán cơm tấm người ta bán cử sáng ngay đầu chợ mà mừng rớt nước mắt rồi, tội ba bạn thân của con, nghe ăn không được đồ ở đây nên trưa nào cũng mua cơm đem qua cho ăn, chiều thì ăn KFC cũng may có quán này. Lên ở thi có 2 3 ngày chứ nhiêu mà ăn uống không tiện nên chỉ mong thi nhanh rồi về, đến giờ vẫn chưa thử ăn lại dù nhìn thì thấy ngon ghê ^^

Sửa bởi bamboos: 24/05/2020 - 22:36


Thanked by 3 Members:

#186 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/05/2020 - 20:42

*Có câu: Ăn quận 5, Nằm Quận 3, Hát ca Quận 1, Trấn lột Quận 4: để chứng tỏ món ăn Tàu là ngon. Trước đây có đọc truyện Giang hồ Saigon, trong truyện có bài mô tả bữa tiệc Nhất dạ đế vương.... Lại nhớ đến 1 người thân trong gia đình: ngày xưa, trước 75, sau những ngày dài lênh đênh trên biển, khi trở về Saigon đô hội, vì là người gốc Hoa, nên người ấy thường lui tới Đại thế giới, Á Đông tửu lầu... Sau 75, trở thành người thất nghiệp, ở nhà, thỉnh thoảng lại đón xe buýt đi vô Cholon để tìm hương vị xưa, đã xa...
*Thường thì dân thành phố, sống ở thành phố có đủ loại dân từ khắp nơi trên cả nước tụ hội lại, nên dễ dàng thưởng thức và hợp khẩu vị với các món ăn của mọi miền, còn người ở nơi khác đến sẽ rất khó hợp khẩu vị.
Cảm thấy thương các em tân sinh viên đến thành phố dự thi và học, nhất là các em ko có bà con ở thành phố...

Thanked by 2 Members:

#187 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6818 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 02/06/2020 - 07:31

DẠ LỮ VIỆN SÀI GÒN-CHỢ LỚN


Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Tư Xóm Gà, khu Mả Lạng hay khu Dạ Lữ Viện… Những cái tên địa danh xuất hiện chính thức hoặc không chính thức trên bản đồ Đô thành Sài Gòn trước đây. Cũng có khi cuộc nói chuyện chơi trở thành đề tài tranh luận sôi nổi, chẳng hạn như khu Dạ Lữ Viện. Tôi nghe và ghi chép lại, chẳng cần biết đúng hay sai. Bởi đối với tôi, đó chỉ là câu chuyện truyền miệng, mặc dầu tôi từng biết Dạ Lữ Viện đã có một thời tồn tại trên đất Sài Gòn.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dạ Lữ Viện ở Sài Gòn-Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: Manhhaiflicks


Ðó là thuở tôi mới bước chân vào đời trong một chuyến thực tế khảo sát hiện trạng bản đồ vào cuối thập niên 1970. Dạ Lữ Viện không hề có tên trên bản đồ, nguyên thuỷ là một khối kiến trúc rộng độ 200 mét vuông, toạ lạc tại mặt tiền đường Trần Hưng Ðạo mang tên Bót Công Lộ nằm cạnh con hẻm 345. Trong con hẻm này, san sát những mái nhà tuềnh toàng, chật hẹp đến độ tôi không thể tưởng tượng làm sao con người ta có thể sống được tại đây. Ấy thế mà hàng trăm con người ấy đã từng sống chen chúc nơi này từ những năm 1960. Không biết hiện giờ vài chục căn nhà ổ chuột đó ra sao, đã được dời hay còn nương náu?

Từ một Dạ Lữ Viện trở thành một địa danh khu Dạ Lữ Viện chứ không ai gọi khu “Bót Công Lộ”. Cái tên Dạ Lữ Viện nghe hay hơn nhiều, người thích đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung như tôi đắc ý lắm, một nơi quần tụ giới giang hồ hành hiệp trượng nghĩa hay nơi hang ổ của lục lâm thảo khấu. Dạ Lữ Viện có thể hiểu là nơi lưu trú công cộng dành cho những người không nhà, không tiền, có thể vào đây kiếm chỗ ngủ qua đêm, kiếm chén cơm rau lót bụng. Ý tưởng xây cất một kiểu trại tế bần kiểu này mang cái tên Hán Nôm hoa mỹ, có thể làm cho những con người vì hoàn cảnh nào đó phải rơi vào cảnh khốn cùng có vơi đi nỗi niềm thân phận?

Dẫu sao, đó là một ý tưởng hay, cứu giúp phần nào cho người sa cơ lỡ vận. Thủ Tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam 1 năm sau đó, ông Trần Văn Hữu thông qua kế hoạch của Bộ Xã Hội xây dựng một Dạ Lữ Viện tại Sài Gòn và đích thân ông dự lễ khánh thành vào ngày 16 tháng 11 năm 1949.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Trần Văn Hữu, đến dự lễ khánh thành Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1949.

Ảnh: Manhhaiflicks



Ông bạn già tôi kể: Năm 1948, gia đình ông từ Phú Thạnh, Bến Tre rời bỏ mảnh đất ruộng nhỏ lên Sài Gòn kiếm sống. Phần vì cha ông kiếm được việc làm một chân cai ngục tại Trại Cải Huấn Chí Hoà nên gia đình ông được cư ngụ trong khu trại lính canh tù. “Có được chỗ ở cho gia đình là một chuyện lớn, lại không tốn tiền còn chi bằng. Ðể có thêm tiền lo cho cuộc sống gia đình tốt hơn, ba tôi đồng ý cho má tôi nhận chân nấu bếp cho một cơ sở Tế Bần do người quen giới thiệu vừa mới xây cất xong bên khu Chợ Quán. Ðó chính là Dạ Lữ Viện”.

Hoạt động của Dạ Lữ Viện ra sao không nghe ông nhắc đến, ông nói chỉ nghe bà má kể chuyện nấu ăn cho chừng năm sáu chục người. Nơi đây có chỗ ngủ trên những chiếc ghế bố, chỗ tắm giặt đàng hoàng. Những người đến đây thường không ở lỳ, có khi chỉ vài ba bữa rồi đi đâu không biết. Mỗi ngày đều có người đi, rồi người khác đến nên nhà bếp nấu cơm lúc nào cũng phải nấu dư. Có khi cơm trắng dư nhiều, má ông cùng vài người làm trong Dạ Lữ Viện chia nhau mang về, ăn không hết thì đem phơi khô để dành rang nổ trộn với tóp mỡ ngào đường hoặc có khi chia lại cho mấy gia đình quen thân trong trại Chí Hoà.

Nghe chuyện ông kể, tôi mường tượng đây không phải là một Trại Tế Bần mà là một nơi Cứu Tế Xã Hội tạm thời. Như vậy, Dạ Lữ Viện phải có nội quy. Nhắc chuyện cứu tế xã hội, tôi chợt nhớ đã từng xem một bộ phim truyện Trung Hoa vào thời cuối đời nhà Thanh loạn lạc. Dân chúng nhiều tỉnh kéo về Thượng Hải đi tìm đất sống. Người chân ướt chân ráo mới đến, chưa có nhà ở, chưa tìm được việc làm, ban ngày sống nhờ của bố thí, ban đêm thì về phạn điếm nghỉ ngơi. Nơi đây không có cho ăn, chỉ cho ngủ nằm xếp lớp trên những chiếc sạp gỗ dài kê hai bên dãy nhà. Khách trú ngụ ở phường nào theo phường nấy. Ban ngày, những người này ra phố tìm việc, kiếm cái ăn, ban đêm phải trở về phạn điếm. Quá giờ, các cửa phường đóng cổng, người nào về trễ đành ngủ nơi đầu đường xó chợ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu nhà bếp của Dạ Lữ Viện. Ảnh: Manhhaiflicks


Ðó là chuyện xã hội ở nước láng giềng, còn chuyện cứu tế xã hội ngày xưa ở xứ mình ra sao? Thật may, tôi tìm được một bài sưu khảo về vấn đề này “Hội Hợp Thiện với hoạt động vì người nghèo” của tác giả Bùi Hệ. Về vấn đề từ thiện thuở ban đầu tôi xin không nhắc đến chi cho dài dòng. Cái chính là nhờ những hình thức của Hội Hợp Thiện quy tụ được các nhà hảo tâm làm từ thiện để giảm bớt gánh nặng xã hội, giúp người cùng khổ trong lúc hoạn nạn tai ương.

Ông viết:

Về hoạt động tế bần, Hội tổ chức phát tiền và nhu yếu phẩm vào một số giai đoạn trong năm và những khi xảy ra thiên tai. Những dự án tế bần lớn của hội phải kể đến Dạ Lữ Viện (asile de nuit) và Bình Dân Phạn Điếm. Dạ Lữ Viện được khởi công xây dựng năm 1932 tại đường Soeur Antoine (nay là phố Hàng Bột), Hà Nội. Ngày 4 tháng 12 năm 1933, vua Bảo Ðại đã tham dự lễ khánh thành chính thức, khi đó Dạ Lữ Viện hoàn thiện được khoảng hai phần ba.

Dạ Lữ Viện là nơi tiếp nhận người nghèo không phân biệt độ tuổi và giới tính. Viện cung cấp cho mỗi người nghèo một chỗ nghỉ ngơi miễn phí trong vòng 7 đêm liên tiếp. Viện mở cửa từ 19 giờ đến 21 giờ trong giai đoạn từ 1 tháng 4 đến 30 tháng 9 và từ 18 giờ đến 20 giờ trong giai đoạn từ 01/10 đến 31/3. Tuy nhiên, những người về muộn do công việc hoặc do yêu cầu của ông chủ, có thể được vào nghỉ ngoài những khung giờ quy định trên đây. Riêng những người do Cảnh Sát dẫn đến được vào viện bất kỳ giờ nào trong đêm.

Bên cạnh đó, Dạ Lữ Viện cũng tổ chức một văn phòng giới thiệu việc làm. Với danh sách người xin việc và thông tin việc làm được cập nhật mỗi tuần, văn phòng đã mang lại nghề mưu sinh cho trên dưới 200 người từ thư ký, lái xe đến giúp việc và phu phen. Còn Bình Dân Phạn Điếm do Kiến Trúc Sư Võ Ðức Diêm xây dựng gần chùa Phổ Giác thì được báo Trung Bắc Tân Văn, số ra ngày 17/3/1940 gọi bằng cái tên “nơi cực lạc của những kẻ đầu đường xó chợ”.


Xem ra, khởi đầu Dạ Lữ Viện ở Hà Nội đã có sức ảnh hưởng đến Nam Kỳ nhưng cách thức này trụ không được lâu, chừng mười năm, cho đến thời Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Ðình Diệm thì Dạ Lữ Viện chuyển thành Bót Công Lộ. Lý do chấm dứt Nhà Tế Bần dành cho người lớn không thấy công bố trên báo chí.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các nhà từ thiện và nhân viên Bộ Xã Hội tại buổi thăm viếng phòng ăn của Dạ Lữ Viện. Ảnh: Manhhaiflicks


Tuy Dạ Lữ Viện không còn nhưng tên gọi của nó lại dùng để chỉ khu vực nhỏ phía sau Bót Công Lộ. Ý nghĩa của nó phù hợp với hoàn cảnh thực tế của những con người tứ xứ trôi giạt quần tụ về một góc nhỏ trên mảnh đất Sài Gòn mưu sinh trong thời buổi loạn ly. Sài Gòn thuở đó, rộng lớn và thưa thớt dân cư ở vùng ven. Trung tâm thành phố, luôn là nơi lý tưởng, hấp dẫn lôi kéo con người “xích lại gần nhau”, nương tựa vào nhau dễ dàng kiếm sống bằng bất cứ hình thức lao động nào, hợp pháp hay bất hợp pháp.

Cuộc sống của người dân nơi đây, suy cho cùng cũng không khác cuộc sống của những người làm việc tay chân ở những nơi khác, duy chỉ cái gọi là mái nhà thì không biết có nên gọi là nhà hay không vì quá chật chội và tăm tối. Có khi một mái hiên, con hẻm nhỏ ban đêm trở thành nhà trọ. Ở những khu dân cư “ổ chuột” khác như Mả Lạng hay khu Tôn Ðản bên kia con rạch Bến Nghé thuộc địa bàn quận Tư cũng vậy, nhưng xét ra còn dễ thở hơn. Dù rằng, tất cả những khu vực này khi nghe nhắc đến có thể làm người ta hoang mang, người sống nơi khác hiếm khi nào có dịp bước chân đến.

Ngày nay, người có tuổi còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, may ra những người sống quanh đó chỉ biết có một xóm nhỏ ổ chuột nghèo nàn gần Chợ Nancy còn mang cái tên biệt danh ấy.


Trang Nguyên



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#188 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2387 Bài viết:
  • 4684 thanks

Gửi vào 07/06/2020 - 12:37

Tượng bà đầm xòe


Bức tượng bà đầm xòe là tên người dân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thường gọi một bản sao của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được đặt tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

từ năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho đến khi bị giật đổ ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Bản chính của tượng Nữ thần Tự do tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

là 46 m; bản sao tại Hà Nội có kích cỡ khoảng 2,85

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

; một bản sao khác có kích cỡ 11 mét được đặt tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, thành phố

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Khi làm pho tượng Nữ thần Tự do tặng cho nước Mỹ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Tượng được làm bằng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, rỗng. Người Hà Nội thời bấy giờ [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

]
gọi nó là tượng "Bà đầm xòe" ("Bà đầm" là Tây, còn "xòe" là vì bộ váy của bà ta lòe xòe, lạ mắt).



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng bà đầm xòe trên đỉnh tháp rùa




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng bà đầm xòe tại vườn hoa Cửa Nam


Tượng được đem triển lãm ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tại Hà Nội (nay là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) vào năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Kết thúc triển lãm, tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng ở vườn hoa trước

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nơi đặt tượng đài Lý Thái Tổ bây giờ.


Vào ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chính quyền Pháp tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quyết định dựng tượng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thế chỗ tượng bà đầm xòe; tượng bà đầm xòe do đó được chuyển lên đặt trên đỉnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

theo lời đề nghị của kỹ sư Pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, mặt hướng về phía tượng Paul Bert

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Trong khi đợi lấy đá từ núi Vossges, quê hương của Paul Bert để làm bệ, tượng bà đầm xòe đã bị vội vã vật đổ nằm ngửa ra nền cỏ, nằm chình ình bên cạnh tượng Paul Bert cũng được đưa đến sớm. Chính vì thế, thời đó trẻ con Hà Nội có câu vè châm biếm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

:




"Ông Pôn Be lấy bà đầm xòe

Trước nhà kèn ò e ý e...".


Khoảng năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tượng được mang về đặt tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, lúc đó gọi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hay vườn hoa Neyret. Quảng Văn đình vốn là nơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi người Pháp chuyển tượng bà đầm xòe về đây đã làm biến đổi kiến trúc nơi này, khiến cho các nhà nho phản ứng:



"Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe

Câu Kê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chẳng thấy, thấy Đầm xòe

Thập điều bặt tiếng ê a giảng

Choáng óc kèn tây rúc tí toe..."


Ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong chính phủ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, lúc đó là ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ký lệnh giật đổ tượng bà đầm xòe vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lúc 9 giờ 40 sáng ngày hôm sau, mùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 1945 tượng bà đầm xòe và tượng Paul Bert, tượng Thống chế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tượng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cùng bị giật đổ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#189 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/06/2020 - 19:19

Những tượng đồng bị kéo đổ này được mang cất vào trong kho phế vật của sở Lục lộ thành phố Hà Nội từ năm 1945. Vào năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công dự án đúc tượng phật A Di Ðà. Tài liệu cho biết trong ba năm chuẩn bị đúc tượng (1949-1952), chùa đã kêu gọi khách thập phương đóng góp nhiều đồ đồng để đúc tượng nhưng vẫn không đủ số lượng nên đã đến xin chính quyền ban cho những tượng đồng trong kho của sở Lục lộ Thành phố, và ông thị trưởng thành phố đã chấp thuận cho chùa Thần Quang tất cả số tượng đồng trong kho, trong số đó có cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert.
Ngày 26 tháng 10, 1952, số đồng thu thập đủ loại và từ nhiều tượng kể cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert được đun nóng chảy rồi đổ vào khuôn để đúc tượng A Di Đà cho chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã.
Kết luận
Phiên bản Tượng Nữ thần "Tự Do soi sáng Thế giới" được Pháp tặng cho Việt Nam vào năm 1887, qua nhiều thăng trầm di chuyển nhiều lần, rồi nằm trong bóng tối nhà kho hơn bảy năm trời, sau cùng tượng đã bị nấu chảy để lấy đồng đúc tượng A Di Đà vào năm 1952. Như vậy tổng cộng tượng Nữ thần Tự do đã hiện diện ở Hà Nội, Việt Nam được khoảng 65 năm (1887-1952).

Thanked by 3 Members:

#190 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/06/2020 - 19:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cận cảnh nhà thờ Tân Định 150 tuổi ngay trung tâm Sài Gòn 'đốn tim' du khách

07/06/2020 - Ngọc Thảo

Nhà thờ màu hồng Tân Định (Q3, TP. H.C.M) được tạp chí du lịch Mỹ CNTraveler đưa vào “top 10 điểm đến màu hồng đẹp nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

” đã khiến nhiều du khách tới check-in.


nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.

Năm ngoái, quận 3 của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được tạp chí toàn cầu Time Out bình chọn ở vị trí 18/20 khu phố tuyệt vời nhất thế giới năm 2019. Một trong những yếu tố để quận 3 đạt được danh hiệu này là danh lam thắng cảnh thuộc quận 3 được du khách check-in nhiều, trong đó có nhà thờ màu hồng Tân Định. Khi chưa có dịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nhà thờ Tân Định được hàng ngàn du khách đến thăm mỗi ngày.
Hiện nay nhà thờ Tân Định tạm đóng cửa không cho du khách tham quan, tuy nhiên rất nhiều người đã đến cổng nhà thờ chụp ảnh và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vì vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, Q3, TP.H.C.M, nhà thờ Tân Định là một nhà thờ Công giáo nổi tiếng với tuổi đời gần 150 năm


Nhìn tổng thể, nhà thờ Tân Định mang trong mình những thiết kế đậm chất Gothic với một tháp chính, hai tháp phụ có vòm nhọn và nhiều ô cửa sổ. Nội thất nhà thờ khá bề thế với gian thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, hai hàng cột uy nghiêm với bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tân Định. Nhà thờ Tân Định phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trải qua gần 150 năm tồn tại, nhà thờ Tân Định vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa và đặc trưng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng trước dịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-19.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dù lên thành phố nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên chị Trần Thị Kim Thủy (30 tuổi, Trà Vinh) mới cùng bạn check-in tại nhà thờ Tân Định. Dù không được tham quan bên trong nhưng chị Kim Thủy vẫn rất háo hức với vẻ ngoài đẹp mắt và hợp gu “màu hồng” của mình.
“Mình có người thân trên đây nên hay lên chơi, tuy nhiên đây là lần đầu được check-in tại một nhà thờ với màu hồng bắt mắt như thế này. Mình cũng tiếc khi không được vào bên trong và tận mắt tham quan kiến trúc của nhà thờ”, chị Kim Thủy chia sẻ.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quảng cáo




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trong khuôn viên nhà thờ còn có tượng Chúa dang tay và Phòng khám đa khoa Thánh Tâm Tân Định – một cơ sở y tế trực thuộc giáo xứ Tân Định





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Thanked by 3 Members:

#191 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6818 Bài viết:
  • 5575 thanks

Gửi vào 25/06/2020 - 05:51

Ý NGHĨA THÚ VỊ CỦA MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở SÀI GÒN


Bạn có biết nguồn gốc của tên những địa danh như: Đakao, Thị Nghè, Thủ Thiêm... bắt đầu từ đâu?


1. Cầu Chà Và



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.

Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines). Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.

2. Lăng Ông Bà Chiểu


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tọa lạc tại số 1, đường Vũ Tùng thuộc phường 1, quận Bình Thạnh, Lăng Ông Bà Chiểu nằm tĩnh lặng và trầm mặc ngắm nhìn thành phố trẻ ngày một náo nhiệt, hiện đại hơn. Và nếu có ai đột ngột hỏi bạn rằng Lăng Ông Bà Chiểu thờ ai, vì sao lại có tên gọi như vậy, bạn có trả lời được không?

Lăng Ông Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông, còn có tên gọi khác ít phổ biến hơn là Thượng Công Miếu) là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chính vì tên gọi đặc biệt mà nhiều người thường hiểu lầm rằng lăng này được lập ra để thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông. Lăng lại nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu, và đó là nguồn gốc ra đời của cái tên Lăng Ông Bà Chiểu.

3. Thị Nghè


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điểm qua tên của một số địa danh, kênh rạch, phường ở khu vực quận 1, người ta sẽ dễ dàng nghe đi nghe lại cái tên Thị Nghè, có khi xuất hiện dưới tên của một con rạch, cây cầu, lại có khi xuất hiện như một ngôi chợ, một nhà thờ. Ngoài ra, phần địa giới gồm một phần các phường 17, 19, 21 thuộc quận Bình Thạnh cũng được gọi là Thị Nghè.

Theo quyển "Gia Định thành thông chí", mục "Trấn Phiên An", Thị Nghè là tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân, và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu để tiện việc đi lại cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè.

Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh.

4. Bến Nghé


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tên Bến Nghé, ban đầu là tên của một bến nước, sau chỉ một con sông, cuối cùng dùng chỉ một địa phương (vùng trung tâm TP.H.C.M hiện nay). Để giải thích cái tên Bến Nghé, hiện có hai thuyết:

Thứ nhất, theo phó bảng Nguyễn Văn Siêu trong cuốn "Phương Đình dư địa chí" (1900) thì tương truyền, sông này nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau kêu gầm như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế (nghé tức trâu con). Sách "Đại Nam nhất thống chí", phần tỉnh Gia Định, cũng chép tương tự.

Còn theo học giả Trương Vĩnh Ký, Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer – Kompong có nghĩa là bến, Kon Krabei có nghĩa là con trâu. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cũng đồng ý rằng: Bến Nghé là cái bến mà "người ta thường cho trâu, bò ra tắm" vì có nhiều địa danh cấu tạo bằng "bến + tên thú" như: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).

5. Kênh tàu hủ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.H.C.M và trải dài trên địa bàn 8 quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái tên "nghe thôi đã thèm" trong khi quanh khu vực này không hề có truyền thống làm tàu hủ?

Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ "thổ khố" (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kênh nước đen và những "món phụ gia" trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủ cho có phần... thi vị, nên gọi như vậy.

Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt .

6. Đa Kao


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đakao – tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì lại mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên "nửa người nửa ta" này có gì đặc biệt?

Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành "Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn" (Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier). Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lí). Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế, địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960 trở về sau.

7. Thủ Thiêm


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đa số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ... ở Sài Gòn đều lấy tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ với người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái tên được đặt theo công thức trên.

Trước đây, "thủ" là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông. Vì khá phổ biến thời trước nên "thủ" đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.


Theo: Ohay TV




Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#192 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/08/2020 - 20:08

TAXI SAIGON
Biểu tượng lớn nhất, rõ rệt nhất của Sài Gòn ngày xưa phải là chiếc taxi hai mầu xanh nước biển và vàng nhạt. Hầu hết, là chiếc Renault 4CV - "Quatre-Chevaux" hay Bốn Ngựa - loạt xe đại chúng đầu tiên của Pháp được sản xuất trên một triệu chiếc.

Lịch sử của chiếc Renault 4CV khá thú vị.
Tháng 6, 1940, một phần lớn nước Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hãng Renault được đặt dưới quyền quản trị của Đức, bị bắt buộc tập trung vào việc chuyên sản xuất quân xa cho mục đích chiến tranh. Lúc đó, có hai kỹ sư người Pháp, đang làm việc cho Renault đã lén lút bắt đầu một dự án làm một chiếc xe đại chúng cho người dân Pháp, một ngày đất nước hòa bình độc lập. Dự án xe Renault 4CV ra đời. Điều tréo cẳng ngỗng là cái mẫu của chiếc xe đại chúng tương lai 4CV của Pháp lại chính là chiếc VW Käfer ("Con bọ") của Đức. Do đó mà hình dạng chiếc Renault 4CV và Volkswagen nguyên thủy khá giống nhau...
Hai năm sau ngày nước Pháp được hoàn toàn giải phóng, chiếc 4CV đầu tiên ra đời. Từ 1947 đến 1961, khi kiểu xe 4CV được thay thế bằng một kiểu mới, chiếc Renault Dauphine, Renault đã sản xuất trên một triệu chiếc 4CV, và là chiếc xe hơi đầu tiên của Pháp đạt được mức một triệu.
Những chiếc 4CV đầu tiên có mầu vàng nhạt - do đó, người Pháp đặt nó cái tên thân mến là "La motte de beurre" (cục bơ). Sỡ dĩ có mầu vàng nhạt đó, vì Renault đã "mua" lại số sơn mầu vàng cát của đạo quân Sa mạc của Đức, cầm đầu bởi vị tướng "Cáo sa mạc" Erwin Rommel, dùng để sơn các loại quân xa cho vùng sa mạc Bắc Phi.
Sang Việt Nam, nửa phần dưới chiếc Renault 4CV được sơn thêm mầu xanh là thành một mầu có một không hai, chỉ taxi Sài Gòn mới có.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#193 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/08/2020 - 19:46

AI LÀ NGƯỜI CÓ CÔNG ĐEM SỬA ÔNG THỌ VÀO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1975
Ly Le

Trước năm và sau năm 1975 hầu như tất cả người Việt đều có lần được uống sữa đặc lon nhãn hiệu Ông Thọ, từ lúc mới đẻ ra cho tới lớn . Tuổi thơ của Lý Lê là những ngày được ba mẹ cho uống sữa khi bị bệnh hoặc những lúc ăn bánh mặn (cracker) chấm với sửa hoặc ăn kem được thêm một it sữa đi cùng với vài hạt đậu phọng.Sữa ông thọ khá quen thuộc với tất cả mọi người uống cà phê sữa.

Đây là nhãn hiệu sữa có từ lâu tại Việt Nam trước năm 1975, sữa còn được dùng trong việc nấu các món bánh ngọt và nước trái cây sinh tố... v v .

Lịch sử ai là người có công đem sữa Ông Thọ vào Việt Nam.
Nhờ những cố gắng của một người Hoa, ông Choi với cái tên Nim Yan Cho 蔡念因 ( 1914 - 2013 ) nước Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ sữa của hãng sửa Hoà Lan Friesland trong thập niên 1950 và 1960.

Ông Choi sinh ra ở San Sui tỉnh Quảng Đông và khi lớn lên ông theo học đại học Wah Yan ở Hồng Kông.
Ở Hồng Kông ông làm việc cho một công ty buôn bán của người Pháp ,đó là thời gian ông đã phát minh nhãn hiệu sửa Ông Thọ.

Chiến tranh Trung – Nhật giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu từ 7 tháng 7 năm 1937 khi quân Thiên hoàng tiến chiếm Bắc Trung Hoa, và Hồng Kông năm 1941, ông Choi rời Hồng Kông sang lánh nạn ở Hải Phòng , một tỉnh bến cảng ở miền Bắc Việt Nam.

Thành phố Hải Phòng là nơi ông tiếp tục mở đại lý phân phối sữa Ông Thọ của hãng sữa Hoà Lan Friesland cho nước Việt Nam.

Khi miền Bắc trở thành nước c.... s.. , ông rời bỏ Hải Phòng đi vào sống ở Sài Gòn năm 1955.
Và bắt đầu từ Sài Gòn ông Choi đã phát triển sữa nhãn hiệu " Longivity Condensed Milk " thành nhãn hiệu Sửa Ông Thọ , hình ảnh một ông già trường thọ người Hoa.
Người Sài Gòn từ đó đã thưởng thức món sữa đặc được dùng từ trẻ sơ sinh cho đến dùng sữa trong việc chế biến các món ăn , các thức uống và nhất là món cà phê sữa .

Ông mở một nhà máy chế biến sữa ÔngThọ , ở Sài Gòn , ngoài ra ông cũng là một nhân vật lãnh đạo trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn, ông cũng là chủ tịch Câu Lạc Bộ Rotary ( Rotary Club ) ở Sài Gòn.một tổ chức nghề nghiệp để phục vụ cộng đồng, Chủ tịch bịnh viện Sùng Chính 中正醫院 ( Chung Cheng ) mang tên Tổng Thông Tưởng Giới Thạch,
ở Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Đạo.

Trong khoảng thời gian 1960 và 1970 , ông Choi cũng sống một thời gian ở Hồng Kông nơi ông lập gia đình với nhà thơ Cheung Yan-shi (張紉詩1912-1972) và sau khi bà mất , ông Choi đã xây một ngôi chùa tưởng niệm trên đảo Cheung Chaun. Năm 1966, ông hành lập công ty Sun Hing Loong Ltd (Xin Hing Loong Co., Ltd., giải thể vào năm 2002) tại HK và từ năm 1972-1974, công ty đã mở 3 siêu thị ở Hồng Kông (Yau Ma Tei, Tsim Sha Tsui và Causeway Bay).

Sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, nhà máy chế biến sữa Ông Thọ , tại Sài Gòn được quốc hữu hóa trở thành một phần của Vinamilk, Choi chuyển đến California, nơi ông thành lập Sun Hing Foods vào năm 1981 để phân phối sữa đặc Long Thọ của Friesland và sữa cô đặc Black & White cho người Việt Nam và Hoa kiều. cộng đồng ở Hoa Kỳ và Canada
và khắp thế giới có người Việt và Hoa kiều. sinh sống.Sữa Ông Thọ , nó đã trở thành một phần đặc trưng trong ký ức ẩm thực cũ xưa của nhiều thế hệ người dân .Sài Gòn .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#194 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/10/2020 - 19:41

Danh sách các rạp chiếu bóng của Saigon xưa trước những năm 1975

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhu cầu thưởng thức văn hóa và giải trí của người Saigon đã nổi tiếng là rất phóng phú, từ những ngày đầu tiên thành lập nước, những người đứng đầu của VNCH đã cho xây dựng nhiều Rạp chiếu bóng trên Saigon mục đích là giúp cho người dân, người lính có nơi để giải trí, xem phim ảnh, những bộ phim kinh điển của thế giới… Hãy cùng xem những rạp chiếu phim nổi tiếng một thời của Saigon nhé.
Rạp Alliance Française

Rạp tọa lạc ngay đường số 6 Thái Văn Lung, quận 1. Là trung tâm văn hóa Pháp nên các bô phim được chiếu trong rạp đều là Phim của Pháp, hiếm khi thấy một người Việt Nam nào ghé vào rạp xem phim.
Mặc dù vào thời đó người Pháp rất ghét người Mỹ nhưng đôi khi rạp cũng công chiếu những bộ phim Mỹ.
Rạp của Trung Tâm Văn Hóa Pháp chiếu toàn phim Pháp không có phụ đề Việt ngữ, hiếm khi thấy người Việt đi xem. Mặc dù mấy ông Tây rất ghét Mỹ, nhưng đôi khi có chiếu phim Mỹ.
Rạp Cinéma Catinat – đường Nguyễn Thiệp

Rạp Catinat nằm trong con đường nối liền đường Tự Do (Đồng Khởi) sang đường Nguyễn Huệ. Đây là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Việt Nam, và tất nhiên cũng là rạp chiếu phim thường trực đầu tiên ở Đông Dương.
Rạp Catinat chỉ chiếu lại những phim các rạp lớn chiếu rồi nên giá vé rất rẻ, giá vé đồng hạng 10 đồng, rạp còn bán 1 tập 10 vé giá 80 đồng, mua nguyên tập khán giả lợi được 20 đồng. Rạp xi-nê thuộc loại ‘tí hon’ này về sau chuyển đổi thành phòng trà ca nhạc với nhiều tên như Au Chalet rồi Đêm Màu Hồng, nơi ra mắt của ban nhạc Phượng Hoàng thời kỳ trước khi nhập với ca sĩ Elvis Phương.
Trên đường Tự Do (Đồng Khởi) có hai rạp được xem là xưa nhất và đẹp nhất là Majestic và Eden.
Rạp Eden nằm trong khu thương xá mua sắm Hành lang Eden (Passage Eden) nổi tiếng. Đến rạp, khán giả có thể đi vào từ phía đường Tự Do, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ đều được cả. Cả hai rạp đều được xây dựng rất đẹp theo kiểu kiến trúc cổ điển của các nhà hát Paris, có chia lô để phân biệt giữa hạng cao cấp với hạng bình dân. Thời gian đầu khán giả toàn người Pháp và những người bản xứ giàu có, sau đó dần dần mở rộng cho tất cả các tầng lớp khán giả. Không ai ngờ người Việt đón nhận loại hình mới mẻ này quá nồng nhiệt, đến mức chỉ chưa đến chục năm sau, khán giả đến rạp xem phim chỉ toàn người bản xứ. Chẳng mấy chốc các chủ rạp người Pháp đã phải chuyển nhượng hoàn toàn việc kinh doanh rạp chớp bóng lại cho người Việt. Rạp chớp bóng nhanh chóng trở thành ngành kinh doanh cực kỳ béo bở, và phát triển với tốc độ kinh hồn. Chỉ cần làm chủ một rạp, chỉ sau vài năm đã có thể… xây thêm một rạp khác! Mà rạp hồi đó, sức chứa ít nhất từ 700 – 1000 chỗ là chuyện bình thường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Eden quay mặt về hướng công viên. Ảnh: Internet
Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp Eden này mới có hai balcon. Thông thường, khi xem xi-nê tại đây, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và vì quá cao nên nhìn sâu xuống màn ảnh muốn cụp cái cổ nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hữu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn ‘yêu nhau đi trời hôm tối rồi’ thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là ‘pigeonnier’ (chuồng bồ câu).Ca sĩ Pháp Dalida đã có lần xuất hiện tại rạp Eden ‘bằng xương bằng thịt’ khi cô đến Sài Gòn.
Rạp Eden sau đó trở thành một phần trở thành phòng trà Tiếng Tơ Đồng, rồi bị xóa sổ hoàn toàn để trở thành Trung tâm mua sắm Eden Mall, và nay cũng đóng cửa để xây dựng khu thương mại.
Rạp Majestic – 13, 15, 17 Đồng Khởi, quận 1.

Majestic cũng là rạp hạng sang và đẹp. Rạp này nằm sát bên khách sạn Majestic ở cuối đường Tự Do gần bến Bạch Đằng, đối tượng xem phim chủ yếu là người Pháp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Majestic hiện nay là nhà hàng Maxim’ Nam An.
Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách. Dường như sau 1975 có thời gian thuộc quyền khai thác nhà hàng của nghệ sĩ Bảo Quốc.
Rạp REX – góc đường Lê Lợi & Nguyễn Huệ

Ngày trước, miệt Sài Gòn (các quận trung tâm TP.H.C.M ngày nay) có nhiều rạp hát. Sang trọng nhất là rạp Rex trên đường Nguyễn Huệ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


SAIGON 1966 – Rạp REX
Hai khay dựng đứng bên trái thường là bán kẹo với thuốc lá Mỹ, hay được giao cho mấy nhóc nhỏ đi lòng vòng mấy quán bar rạp hát dụ khị bán cho lính Mỹ. Những thứ mấy nhóc này bán bao giờ cũng mắc nên hầu như người Việt không bao giờ đụng tới.
Rạp Lê Lợi – 112 Lê Thánh Tôn, quận 1.

Rạp gần chợ Bến Thành, chuyên chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Tuy nhiên, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẫn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Cái hay là lịch chiếu phim được niêm yết trước để khán giả có thể chọn ngày đi xem.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1970-72 – Rạp Cinéma LÊ LỢI, 112 Lê Thánh Tôn
Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo được hoặc sau đó phải thay đổi cách làm khác. Khách hàng thường xuyên của rạp Lê Lợi là những sinh viên, học sinh vì rạp chiếu phim cũ nhưng lại hay và giá vé rất nhẹ. Thời đó, đi học ngày hai buổi nên buổi chiều nào chán hoặc lười học bọn trẻ, trai cũng như gái, rủ nhau ‘cúp cua’ đi xem xi- nê ở rạp này. Cũng chính vì rạp này có nhiều nữ sinh đến xem nên các chị em rất hay bị thả dê tại đây.
Sau 1975, rạp Lê Lợi trở thành vũ trường, bar và liên tiếp thay đổi chủ. Nay là phòng trà Không Tên.
Rạp Casino Saigon – đường Pasteur

Casino Saigon là rạp hạng nhì, thuộc loại trung bình nên giá vé nới hơn rạp hạng nhất. Ngay bên cạnh Casino Saigon có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino. Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘khoái khẩu’ mang hương vị đất Bắc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1966 – Rạp CASINO Saigon, đường Pasteur
Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘Bắc kỳ di cư’ nên có những món ‘tuyệt cú mèo’ như bún chả, bún thang, bún riêu, bánh tôm và dĩ nhiên là phở… Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt, có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Hẻm Casino thuở ấy rộn rã nam thanh, nữ tú ra vào suốt ngày, nhất là mỗi chiều thứ bảy, cả ngày chủ nhật, sau khi cùng dòng người “bát phố”. Bây giờ “Hẻm Casino” chỉ còn là một trong vô vàn những nơi ăn uống của thành phố đông dân nhất nước này. Hoặc bạn có thể đổi món bằng cách băng qua đường Lê Lợi để thưởng thức dĩa bò bía đi kèm với nước mía Viễn Đông thì còn gì bằng.
Rạp Casino Saigon sau đổi tên là Vinh Quang. Năm 2011 bị đập bỏ và thành làng ẩm thực Vũng Tàu. Hiện tại đang là 1 công trình xây dựng cao ốc.
Rạp Vĩnh Lợi – 121 Lê Lợi, quận 1.

Đi tới ngã tư Lê Lợi và Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) là rạp Vĩnh Lợi, bên cạnh Bệnh viện Sài Gòn. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng trong giới ‘bê-đê’ vì đây là nơi bạn có thể bị bất ngờ vì một bàn tay xờ xoạng của một chàng ‘gay’ ngồi ngay bên cạnh. Khoảng đầu thập niên 60, có xảy ra một vụ nổ lựu đạn trong rạp, may mắn gần Bệnh viện Sài Gòn nên các nạn nhân chỉ cần bước vài bước được cấp cứu ngay. Nếu như Casino Saigon có nước mía Viễn Đông thì rạp Vĩnh Lợi có quán cơm Thanh Bạch cũng nổi danh không kém.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le Cinéma Bonard – Rạp Vĩnh Lợi đường Lê Lợi
Rạp Vĩnh Lợi chuyển thành showroom xe hơi của hãng Daewoo rồi nay thành sàn giao dịch chứng khoán. Hướng về chợ cũ, đi ngang qua các hàng bánh mì nổi tiếng để đến đường Tôn thất Đạm, bạn có thể vào xem phim bình dân ở rạp Nam Việt. Rạp nhỏ và rất nóng nực.
Đi một đoạn ngắn tới đường Công Lý (cũng góc Lê Lợi) ta thấy rạp Asam mà dân Saigon thường gọi là “Á sẩm”. Sau đó có lẽ chủ rạp thấy tên “Á sẩm” mất gốc quá nên đổi lại là Hồng Bàng cho nó đúng điệu Giao chỉ. Ném về phương diện phim ảnh và cơ sở thì rạp này “ngang cơ” với Casino Saigon. Còn về tiết mục phụ diễn ăn uống, nếu Casino Saigon có nước mía Viễn Đông thì Hồng Bàng có tuyệt chiêu suông Thanh Thế rất nổi tiếng trong giới có tâm hồn ăn uống.
Rạp Hồng Bàng (còn có tên là Asam hay Á Sẩm) nằm trên góc đường Lê Lợi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa (trước là đường Công Lý). Sau 1975 cũng chịu chung số phận với rạp Nam Việt một phần vì ế ẩm, chủ sở hữu không chịu đầu tư, nâng cấp nên khán giả vào rạp xem phim hay bị nóng nực, ghế ngồi bị hư hỏng nhiều lại thêm rệp, chuột…, phần vì những rạp này nằm nơi chợ búa nên rất nhiều những khán giả là trẻ con hay nhưng người sống quang đó vào xem. Chính vì nhà gần nên việc đi xem phim không được xem trọng, những khán giả này ăn mặc xuề xòa, nói năng ồn ào thậm chí bọ trẻ còn chạy giỡn om xòm giữa và leo treo qua các hàng ghế gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến không khí xem phim của các khán giả đứng đắn khác.
Băng qua đại lộ Hàm Nghi thì có rạp Cathay trên đường Nguyễn Công Trứ.
Rạp Kim Châu – 15, 17 Nguyễn Thái Bình, quận 1.

Cách đó không xa là rạp Kim Châu trên đường Nguyễn Văn Sâm (nay là Nguyễn Thái Bình), góc Hàm Nghi, tương đối còn mới và chiếu phim cũng “xịn” lắm. Sau 1975, rạp Kim Châu còn hoạt động một thời gian, sau là sân khấu kịch của nghệ sĩ Hồng Vân, nay là nhà hát Bông Sen chuyên diễn cải lương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Kim Châu trên đường Nguyễn Văn Sâm Quận 1 Saigon
Tiếp tục đi về hướng cầu Ông Lãnh gần chợ Dân Sinh có rạp chiếu bóng nhỏ tên là Kim Đô. Cô Kim Châu là con gái Bà Bút Trà Tô Thị Thân, chủ nhân báo SaiGònMới. Phu quân cô Kim Châu là tướng Nguyễn Vĩnh Nghi.
Rạp Đại Nam – 79 Trần Hưng Đạo, quận 1.

Phim chiếu tại Đại Nam có cả phim Tàu (Đài Loan, Hồng Kông), nổi bật nhất là Mùa Thu Lá Bay với đôi trai tài gái sắc Đặng Quang Vinh và Chân Chân. Đó là thời tiểu thuyết của nữ văn sĩ Quỳnh Giao, ăn khách không kém truyện võ hiệp hấp dẫn của Kim Dung như Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Lục đỉnh ký… (13)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rạp này trên đường Trần Hưng Đạo gần chợ SG thường chiếu phim kiếm hiệp rất hay. Nhớ coi phim Hiệp Nữ (A Touch of Zen) với phim Tà Kiếm (Dương Quần đóng) ở đây. Những phim của nữ hoàng kiếm hiệp Trịnh Phối Phối như Hắc Hồ Điệp du nhập qua Sài Gòn đều được rạp này chiếu với phụ đề Việt ngữ nên rất đông khách. Còn coi phim Tàu trong Chợ Lớn tức anh ách là không có phụ đề, trừ phi dắt theo thằng bạn Ba Tàu nhờ nó dịch giùm. Đặc biệt ngoài cửa rạp có ông Tàu bán kẹo đậu phộng ngào đường rất là ngon.
Rạp Đại Nam nay trở thành khách sạn Đại Nam.
Rạp Long Thuận – 10 Trương Định, quận 1

Tôi cá với các bạn vào coi phim ở rạp Long Thuận (ngang ga xe lửa Saigon phía đường Lê Lai) mà dám ngồi ghế đàng hoàng. Tại sao lọa vậy? Thưa vì đó là mật khu của rệp. Hổng biết chúng theo con đường nào mà tràn ngập rạp. Từ chân ghế, mặt ghế, thành ghế đến lưng ghế, chỗ nào tụi nó cũng đóng chốt hết. Muốn an toàn thì phải ngồi chồm hổm kiểu cán ngố vào nhà hàng, mà bố ai ngồi chồm hổm trong suốt 2 tiếng đồng hồ cho nổi. Thôi thì tránh rệp không xấu mặt nào vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1965 – Góc Trương Công Định-Lê Lai
Bìa trái hình trên là rạp Cinéma LONG THUẬN góc Trương Công Định – Nguyễn An Ninh

Thanked by 2 Members:

#195 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/10/2020 - 19:50

Danh sách các rạp chiếu bóng của Saigon xưa trước những năm 1975 – Phần 2

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rạp Long Phụng – 234 Lý Tự Trọng, quận 1

Nằm trên đường Gia Long (bây giờ là Lý Tự Trọng) là rạp “chuyên trị” dòng phim thần thoại ca-vũ-nhạc Ấn Độ. Thuở ấy mấy bà mấy cô thuộc lứa tuổi U.50, U.60 thường là khán giả “ruột” của rạp này với những phim được xuất xưởng từ Ấn Độ đưa sang. Nhiều người vẫn coi đi coi lại mãi những phim như: “Tình Chị Duyên Em”, “Hồn Người Xác Rắn”…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có thể Long Phụng chuyên về phim Ấn vì địa điểm của rạp rất gần với Chùa Chà Và trên đường Trương Công Định chăng? Nam tài tử Ấn Độ ăn khách nhất thời đó là Rama Rao, ông này sau thời 80-90 làm Thống đốc bang Pradesh thuộc miền Nam nước Ấn.
Rạp Long Phụng hiện nay vẫn còn tồn tại và chuyển sang là Nhà Hát Nghệ Thuật Hát Bội Thành Phố.
Rạp Kinh Đô – Lê Văn Duyệt

Năm 1960 rạp xi-nê Kinh Đô được xây mới trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ nhìn sang Trụ sở Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Rạp Kinh Đô mới khá hiện đại và đẹp. Máy chiếu phim và máy lạnh đều thuộc loại mới nhất. Khoảng năm 1961, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mướn rạp Kinh Đô làm nơi chiếu phim cho nhân viên và gia đình làm việc ở Sài Gòn đến xem.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1968-1970 – Ngã tư Hồng Thập Tự-Lê Văn Duyệt
Năm 1962 có 1 vụ ɴổ ʙoм plastic trong rạp. Có thể nói đây là vụ đánh ʙoм đầu tiên tại Sài Gòn. Sau vụ ɴổ, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ không mướn rạp Kinh Đô nữa và rồi rạp này được phá đi, khu đất đó xây một tòa nhà là trụ sở USAID với nhiều tầng lầu.
Rạp Olympic – 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.

Trên đường Hồng Thập Tự, giữa đường Lê Văn Duyệt và ngả ba Bùi Chu, có rạp chiếu bóng lớn tên Olympic, thường chiếu các phim ca nhạc với các tài tử Holywood nổi danh như: Gene Kelly, Frank Sinatra, Fred Aster, Ginger Roger, Esther William, và ban nhạc mambo với ông nhạc trưởng lúc nào cũng có chú chó Chihuahua trong túi áo… Đến khoảng 1954 gánh hát Kim Chung di cư từ ngoài Bắc vào đóng đô tại đây một thời gian dài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp xinê Olympic trên đường Hồng Thập Tự, nửa đầu thập niên 1950.
Rạp Olympic sau 1975 đã trở vũ trường rồi hiện nay là Trung tâm Văn Hóa TPHCM. Đi về khu vực chợ Thái Bình có khá nhiều rạp.
Rạp Thanh Bình – 343 Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Rạp Thanh Bình sau này sửa sang lại thật lịch sự. Khi sửa lại mang tên là rạp Quốc Tế.
Đây là rạp mà tôi từng được xem bộ phim màn ảnh đại vĩ tuyến đầu tiên thời gian sau 1975, phim “Ta nói chuyện cùng, em nhé”. Và đây cũng là rạp mà bộ phim “Samson và nàng Dalilah” được nhà nước Cách mạng cho phép được chiếu lại như là một loại phim tư liệu. Dù là phim cũ thế nhưng phim cũng gây được cơn sốt vé khủng khiếp khi hàng nghìn người chen chúc nhau để mua cho được vé vào xem suốt thời gian công chiếu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Phạm Ngũ Lão SAIGON, 1971 & 1966 – Rạp ciné Thanh Bình, 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 2 (nay là Q.1), sau đổi tên là rạp Quốc Tế
Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão

Rạp này thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh, ai vào xem cũng cứ muốn… ‘yêu nhau cởi áo cho nhau’. Nơi đây thường hay chiếu những phim đặc dị như phim: “Cây Nhân Sinh”, “Con Quỷ Đường Nhà Xác”, “Dracula”… thường câu khách bằng việc treo bảng “Cấm trẻ em dưới 18 tuổi”
Rạp Khải Hoàn “chia” cho Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch, giờ đã trở thành trung tâm điện máy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1967 – Rạp Khải Hoàn tại ngã năm Thái Bình
Rạp Quốc Thanh – 271 Nguyễn Trãi, quận 1.

Nằm đối diện Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực.
Rạp Asam Đakao– Đinh Tiên Hoàng, khu Đa Kao

Rạp này đã dẹp quá lâu rồi, ít ra là vào khoảng từ giữa đến cuối thập niên 50. Rạp nằm trong một hẻm nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng gần góc đường Phan Thanh Giản. Gần đó có tiệm mì Cây Nhãn nổi tiếng một thời.
Trường hợp rạp xưa, cổ lỗ, không có khách cũng xẩy ra với rạp xi-nê Asam ở Dakao nằm trên đường Ðinh Tiên Hoàng gần Mì cây Nhãn. Nếu từ Casino Dakao đi lại thì rạp Asam nằm bên lề phải, còn Mì Cây Nhãn nằm xéo bên lề trái. Vào khoảng năm 1965 rạp Asam cũng bị phá đi và cũng lại xây chung cư.
Rạp Casino Đakao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Casino Đakao 1966-1967…
Rạp nay đổi tên là rạp Cầu Bông, ở vòng cung đường Đinh Tiên Hoàng chạy tới Cầu Bông thuộc phạm vi quận Bình Thạnh.
Rạp Văn Hoa Đakao – đường Trần Quang Khải

Chỉ cách nhau chưa đầy ba phút đi bộ, mà khu Tân Định có đến hai rạp ciné. Bên hông chợ là Tân Định là rạp Mô-Đẹc và mặt trước của chợ là rạp Kinh Thành. Hai rạp bình dân này thay phiên nhau chiếu phim Ấn Độ và phim cao bồi. Để thay đổi không khí, thỉnh thoảng lại mời các gánh cải lương hay Hồ Quảng về trình diễn, làm nghẽn cứng cả xe cộ lưu thông vào những giờ sắp mở màn hay vãn hát.
Rạp hát này đã từng một thời là một rạp hát sang trọng của Saigon vì có trang bị máy lạnh, màn ảnh rộng và giá vé vào cửa cũng tương đối bình dân. Rạp Văn Hoa chiếu đủ các loại phim. Những lúc chiếu phim mới và hấp dẫn, bà con sắp hàng rồng rắn, kéo dài tới ngỏ xóm Vạn Chài. Khán giả nào không muốn sắp hàng, không muốn chen lấn đổ mồ hôi, để bị rách quần, rách áo hoặc bị rạch bóp, thì có thể mua chợ đen, đôi khi phải trả gấp đôi. Cũng nên nói thêm ở đây. Cạnh bên rạp hát Văn Hoa là một quán cà phê cũng đã đi vào lịch sử của cà phê Saigon. Đó là cà phê Văn Hoa. Quán được trang bị dàn âm thanh tối tân, nhạc ngoại quốc hấp dẫn luôn luôn mới nhất, chỗ ngồi thanh lịch, vị trí thuận lợi và do hai chị em ruột là bà con với ông bà chủ rạp Văn Hoa đứng bán. Cô chị có tên TBD và cô em có tên TBH. Hai chị em đều là nữ sinh trường trung học Huỳnh Thị Ngà. Lúc nào đi học, cả hai cô đều mặc đồ đầm rất xinh xắn. Trông giống búp bê không tình yêu. Nghe đâu cũng có khối anh đến uống cà phê thường xuyên mỗi ngày, trong số đó có anh là ca sĩ một ban kích động nhạc nổi tiếng về bài hát Sunday Morning. Ngày nào anh ta cũng đến quán ngồi đồng, vừa thuởng thức cà phê, vừa trồng cây si cô em TBH. Gia đình Cô TBD hiện ở Montréal, còn gia dình cô TBH từ Montréal chuyển về Pleasanton (California.) vì phu quân cô có công việc làm thích hợp ở đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1965 – Rạp chiếu phim Văn Hoa Dakao – Photo by Nemorino
Rạp Việt Long – 19 Cao Thắng, quận 3

Khu vực Bàn Cờ, đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (còn gọi là rạp Capitol) ngay ngã ba với Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) cũng thuộc loại khá. Rạp từng chiếu phim The French Connection do diễn viên Michale Caines đóng. Năm 1964, rạp bị đánh ʙoм. Năm 1970, đổi tên thành Thăng Long và tồn tại đến ngày 16/03/2012 bị ρнáт нỏα do bất cẩn của các thợ hàn trong quá trình sữa chữa rạp. Hiện rạp đang được lên kế hoạch xây mới hoàn toàn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1965 – Rạp cinéma Việt Long sau này đổi tên Văn Hoa trên đường Cao Thắng
Rạp Nam Quang – 147 Cách Mạng Tháng Tám, quận 3

Nếu đi về hướng Trần Quí Cáp (nay là Võ Văn Tần) sẽ gặp rạp Nam Quang nằm ngay góc với đường Lê Văn Duyệt (nay là CMT8), chéo góc với chợ Đũi. Rạp thuộc loại bình dân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rạp Nam Quang góc Trần Quý Cáp-Lê Văn Duyệt – Photo by Bob Bahl
Rạp Đại Đồng (Sài Gòn) – 130 Cao Thắng, quận 3

Nếu đi tiếp trên đường Cao Thắng sẽ thấy rạp nhỏ mang tên Đại Đồng, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng. Xin nhắc các đấng mày râu, hẻm Đại Đồng còn có khu ‘chị em ta’ nên có thể… một công đôi việc!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


SAIGON 1965 – Rạp Đại Đồng, đường Cao Thắng
Rạp Long Vân – 643 Điện Biên Phủ, quận 3

Quẹo qua đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh Mạng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1960 – Rạp Long Vân đường Phan Thanh Giản
Rạp Thanh Vân – 360A CMT8, quận 3

Trên đường Lê Văn Duyệt ngoài hai rạp Kinh Đô và Nam Quang ở vùng Sài Gòn thì đi lên Tân Bình còn có rạp Thanh Vân.
Sau 1975, rạp hát Thanh Vân vẫn còn hoạt động một thời gian, sau đó không hoạt động nữa và mặt bằng được cho thuê. Sau đó vài năm được nghệ sĩ Phước Sang đã thuê và mở lại thành rạp chiếu phim Thanh Vân như xưa. Nhưng rạp hát chỉ chiếu phim do chính Phước Sang sản xuất, hầu như chỉ thu hút khách vào dịp Tết Nguyên Đán, còn trong năm thì khá vắng.
Rạp Thanh Vân hiện nay là Nhà hát giao hưởng vũ kịch thành phố.
Rạp Minh Châu – Lê Văn Sỹ, quận 3

Rạp Minh Châu nằm trên đường Trương Minh Ký (nay Lê Văn Sỹ), gần nhà thờ Nam Vườn Xoài. Thập niên 60 rạp hát Minh Châu tên là Văn Lang, đóng cửa một thời gian dài, sau đó mở lại lấy tên mới là Minh Châu.
Rạp Mỹ Đô – góc Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn, quận 10.

Khu quận 10 gần ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung (Vườn Lài) mà khán giả vào xem có cái “thú đau thương” là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp Vườn Lài hiện nay
Rạp Kha Lạc – 200 Nguyễn Tri Phương, quận 10.

Rạp Kha Lạc chuyên chiếu phim Tàu. Thập niên 60 thì bị đập và chuyển thành nhà ở.
Rạp Hùng Vương -286 Lê Hồng Phong, quận 10.

Rạp Hùng Vương hiện nay là Hãng Phim Trẻ.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |