Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#151 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/08/2019 - 20:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


90 năm bảo tàng đầu tiên ở Nam kỳ

22/08/2019- Lê Công Sơn
Gần một thế kỷ phát triển, Bảo tàng Blanchard de la Brosse, sau đổi thành Viện Bảo tàng quốc gia VN và nay là Bảo tàng Lịch sử TP.H.C.M, trở thành một trong những di sản biểu tượng của Sài Gòn - TP.H.C.M
Hàng ngàn hiện vật quý hiếm

Sáng 23.8,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập và trưng bày chuyên đề 90 năm hành trình từ ký ức.
Nói về lịch sử hình thành bảo tàng, TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.H.C.M, cho biết: “Năm 1883, Hội Nghiên cứu Đông Dương (SEI) được thành lập và thường xuyên tự xuất tiền mua nhiều cổ vật, dự kiến thành lập một bảo tàng. Do sự vận động tích cực của hội nên ngày 28.11.1927, Thống đốc Nam kỳ Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Nam kỳ, sau đó đổi tên thành Blanchard de la Brosse, do ông Jean Bouchot làm giám thủ đầu tiên. Bảo tàng xây dựng theo kiến trúc Đông Dương, do kiến trúc sư Delaval thiết kế và Hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thi công trong vòng 2 năm. Ngày 1.1.1929, chính quyền long trọng làm lễ khánh thành và đây là bảo tàng đầu tiên ở Nam kỳ”.
Ban đầu, bảo tàng trưng bày bộ sưu tập của dược sĩ Victor T.Holbé, gồm: nhóm hiện vật bằng ngà (vật trang trí, con dấu), bằng đá quý, gốm, thủy tinh (bình phong, gậy như ý, lọ hít), nhóm tượng Phật của Nhật Bản,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, VN, Thái Lan; bộ sưu tập Malleret với nhóm hiện vật trang sức của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Óc Eo: nhẫn và khuyên tai vàng, chuỗi hạt bằng đá quý, cùng hơn 5.000 tác phẩm chuyên khảo quý hiếm về Đông Dương và vùng Viễn Đông
Sau này, bảo tàng nhận thêm nhiều tặng phẩm của hội viên và các cá nhân làm phong phú lượng hiện vật quý: Tượng điêu khắc Chăm của nhà khảo cổ H.Parmentier, tượng đá của Viện Bảo tàng Albert Sarraut (Campuchia), hiện vật khảo cổ thuộc văn hóa Óc Eo, nhiều sưu tập của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nổi tiếng người Pháp L.Malleret mà tên tuổi ông gắn liền với các cuộc khai quật khảo cổ ở Viễn Đông, bộ sưu tập Gannay với nhiều chất liệu xuất xứ từ VN, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Campuchia… có niên đại trải dài từ 2.500 năm trước đến đầu thế kỷ 20.
Năm 1954, người Việt đầu tiên nhận chức quản thủ bảo tàng là học giả Vương Hồng Sển. Đến trước 1975, bảo tàng còn trải qua thêm hai đời quản thủ nữa là Nguyễn Gia Đức, Nghiêm Thẩm.
Bảo tàng được đổi tên thành Viện Bảo tàng quốc gia VN (Sài Gòn) trực thuộc Viện Khảo cổ (Bộ Quốc gia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) vào năm 1956. Thời gian này bảo tàng liên tục nhận những hiện vật quý: Cặp ngà voi của trung tướng tham mưu trưởng quân đội quốc gia VN, 3 trống đồng của tổng giám đốc nha quan thuế, tấm bình phong của Đô đốc hải quân Douguet (1956), 2 súng thần công của Bộ Quốc gia giáo dục (1957). Đặc biệt, Viện Harvard-Yenching và Bảo tàng Peabody (Mỹ) tặng 150 cổ vật thuộc văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và hiện vật tìm thấy trong mộ Hán, tỉnh Thanh Hóa (1962). Ngoài ra bảo tàng còn mua thêm nhiều hiện vật chất liệu của Trung Quốc và 2 áo vua do viện khảo cổ chuyển nhượng
Tìm về dấu xưa của Sài Gòn

Sau năm 1975,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Sài Gòn) được Vụ Bảo tồn bảo tàng (Bộ Văn hóa nước VN Dân chủ Cộng hòa) tiếp quản hầu như nguyên vẹn. Năm 1979, bảo tàng được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử TP.H.C.M và từ đó tới nay mỗi năm trung bình đón tiếp trên 350.000 lượt khách tham quan.
“Chỉ cần dạo quanh Bảo tàng Lịch sử TP.H.C.M, khách có thể đi suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử và văn hóa VN, tìm hiểu về đặc trưng văn hóa vùng đất phương nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định và chuyên đề đặc biệt, cùng “kho báu” hơn 43.000 tư liệu, hiện vật quý, trong đó có 12 bảo vật quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt”, ông Hoàng Anh Tuấn cho biết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã liên tục tham gia nhiều cuộc trưng bày lớn ở nước ngoài: Áo, Bỉ, Hàn Quốc, Mỹ... để quảng bá di sản VN. Các hoạt động chuyển giao hiện vật, cổ vật của các cơ quan trên địa bàn cho bảo tàng trong quá trình ngăn chặn nạn chảy máu cổ vật từ những vụ buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp, quá trình vận động hiến tặng cổ vật trong người dân, cùng những bộ sưu tập tiêu biểu và quý hiếm như: Cổ khí thời Minh Mạng, tượng thờ Bắc bộ, gốm cổ Cù Lao Chàm, bộ sưu tập của Vương Hồng Sển và Dương Hà... đã tạo nên nguồn hiện vật đa dạng, đặc sắc cho hoạt động của bảo tàng xưa nhất vùng đất Nam bộ.
Bên cạnh những hiện vật quý từ các bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử VN, triển lãm 90 năm hành trình từ ký ức (diễn ra từ 23.8.2019 - 31.3.2020) còn giới thiệu đến người xem 50 tư liệu và hình ảnh gắn với lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng: Nghị định về việc thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse, danh sách quyên góp xây dựng, bút tích một số quan khách trong ngày khánh thành và các văn bản của Viện Bảo tàng quốc gia VN tại Sài Gòn tiếp nhận lại những cổ vật Óc Eo do Bảo tàng Guimet (Pháp) chuyển trả, quyết định xếp hạng di tích kiến trúc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cấp quốc gia cho Bảo tàng Lịch sử TP.H.C.M vào năm 2012...



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bảo tàng Lịch sử TP.H.C.M
ẢNH: QUỲNH TRÂN

Thanked by 2 Members:

#152 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/08/2019 - 20:50

Tìm hiểu về Cholon Xưa
Học giả Vương Hồng Sển viết: Chợ Lớn ta gọi, với Hoa kiều xưa là Thầy Ngòn (Đề Ngạn) hay Xấy Cung (Tây Cống : Sài Gòn); còn sách cũ của Pháp viết là Cholon hay Cholen.

Theo Bến Nghé xưa của Sơn Nam viết thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn nối liền nhau bằng Lộ cao ,Tây gọi là Route Haute (nay là Nguyễn Trãi), còn phía đất thấp, chưa nối liền, toàn ruộng lúa với ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong… (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo).
Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn (ville de Chợ Lớn) là đô thị loại 2 . Có dinh Xã Tây ( Tòa Đô Chính ) riêng . Các đường ở Cholon trung tâm đan xuyên nhau như chữ điền, phố xá liền mái nhau, người Việt và người Tàu ở chung lộn dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu trang sức, hàng sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu. Hai đầu nam bắc bến sông không gì là không có. Đầu phía bắc đường lớn của bổn phố có miếu Quan Đế và 3 hội quán: Phúc Châu, Quảng Đông, và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu; phía tây ở giữa đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng, đầu phía nam đường phố lớn về phía tây có hội quán Chương Châu. Gặp ngày tốt, đêm trăng, như Tam nguyên, rằm, mùng một thì treo đèn đặt án, tranh đua kỳ xảo trông như là cây lửa, cầu sao, thành gấm, hội quỳnh, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, thật là một phố lớn nơi đô hội náo nhiệt. Trong đường phố lớn có cái giếng xưa, nước ngọt tràn trề, bốn mùa không cạn. Sông nhỏ chảy ngang phố có bắc cầu ván lớn, trên có hai dãy hành lang mái ngói, treo màn che nắng, đường đi râm mát như đi dưới mái nhà cao. Giữa phố về phía đông đường lớn có chợ Bình An bán đủ sản vật quý ở núi biển và thổ sản các nơi, ban đêm còn thắp đèn sáng trưng mua bán ăn uống... Khung cảnh rất vui và sinh động.
Theo DSGX

Thanked by 2 Members:

#153 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/08/2019 - 21:05

Hoài niệm chợ Nancy
Ông bạn lớn tuổi dạy tiếng Anh biết tôi đang viết về những ngôi chợ trên đất Sài Gòn gọi điện hỏi thăm “Chợ Năn Xi” còn không? Chợ Nancy không còn. Bây giờ vị trí mảnh đất của ngôi chợ ở gần ngã tư Trần Hưng Đạo và Nguyễn Văn Cừ (trước là Cộng Hòa) đã bị giải tỏa. Ông bạn tôi quan tân đến chợ vì nhớ nhiều kỷ niệm đẹp ngày xưa, còn tôi lại để ý khi ông gọi tên chợ “Năn Xi” theo cách phát âm thuần Việt. Ông nói ở Sài Gòn duy nhất có ngôi chợ này mang cái tên rặt Tây mặc dù đường Nancy vào thời ông Diệm đổi thành Cộng Hòa.

Tôi thích gọi những cái tên Tây của các công trình cầu đường còn lại trên đất Sài Gòn một cách thuần Việt. Việt hóa cách phát âm nghe gần gũi và bình dân hơn là sửa miệng để nghe người Việt nói tiếng Tây với người Việt như kiểu hài trong một tuồng cải lương hồi nhỏ mà tôi không nhớ tên là gì lại đi nhớ một câu nói duy nhất, “sọt ti đờ le ra gốc me ngồi chờ”. Tuy rằng cách việt hóa này đôi khi mang lại sự nhầm lẫn cho người nghe nhưng cũng thật thú vị.
Ở thành phố Fort Worth nơi tôi cư ngụ có một con đường mang cái tên “Concho” rất ngộ nghĩnh. Nhưng mấy ông già bà cả ở đây lại gọi là đường “Con Chó” cho dễ nhớ. Concho là tiếng Tây Ban Nha được Mỹ hóa như một từ nguyên và người ta lấy tên Concho đặt tên cho đường phố ở Fort Worth, Dallas, Houston hay nhiều nơi khác nữa. Nghe các cụ già gọi đường “Con Chó” làm tôi nhớ hồi nhỏ, cạnh nhà có ông đạp xe ba gác thỉnh thoảng rảnh rỗi kể cho tụi nhỏ xóm chúng tôi nghe chuyện thành phố Sài Gòn thời Pháp. Ông kể tên các con đường “Năn Xi” (Nancy), Mặc Má Hồng (Mac Mahon)… bằng thứ tiếng Pháp Việt một cách lưu loát. Tôi khoái chí lắm, Mặc Má Hồng chắc là tên bà đầm nào thích trang điểm phấn son, sau này tôi mới biết, té ra là Công tước Patrice de Mac Mahon sau làm Tổng thống Pháp.
Còn Nancy là ai? Tôi đoán là tên của một “bà đầm” có tiếng tăm nên người Pháp mới lấy tên đặt cho một con đường lớn ở Sài Gòn ngày trước. Ở Paris có con đường Rue de Nancy hay một thành phố nào đó ở Pháp mang tên nàng Nancy là chuyện bình thường. Nhưng ngay cả ở Mỹ cũng có con đường mang tên Nancy kiều diễm. Một lần tôi đi Nam Florida theo tàu câu sang dãy đảo đến một khu nghỉ mát sang trọng, thật bất ngờ khi thấy bảng tên đường Rue de Nancy bằng tiếng Tây hẳn hoi. Hỏi vài người ở đây sao lại có tên đường mang đúng tên tiếng Pháp. Câu trả lời ngắn gọn: Nơi đây là Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Còn đối với nhà văn Mạc Can khi nhắc đến cái tên Nancy thì lại nhớ đến một người con gái, một chuyện tình lãng mạn tràn đầy nỗi nhớ trong bài tản văn Nancy, chốn cũ – người xưa: “Với tôi, cái tên Nancy luôn gợi trong lòng tôi cảm giác khó giải thích. Một lý do khác thường, và cũng có phần trữ tình lãng mạn, khi tôi khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi, tôi liền có một… mối tình cỏn con. Gia đình tôi có quen với một người đàn bà đẹp, mà cô con gái chừng mười bốn mười lăm tuổi của bà… cũng đẹp. Nhà hai mẹ con bà ở cuối chợ Nancy. Từ nhà tôi tới chợ Nancy không xa, mẹ tôi thường sai tôi đạp xe tới chợ để mua ít đường, chút nước mắm, hay là trái ớt, hoặc túi hạt tiêu… Những người lớn của hai gia đình đã giao kèo với nhau trong nụ cười, khi nào hai đứa tôi trưởng thành thì kết đôi vợ chồng. Cô gái ấy tên gì, tôi cũng không nhớ, nhưng tôi gọi cô bé là Nancy”.
Nhưng tôi khoái nhất lúc đọc tới đoạn: “Nhưng lúc lớn lên, chúng tôi không gặp nhau. Cho tới bây giờ, khi đã là một ông già, lúc nào đi qua khu Nancy tôi đều mỉm cười nhớ tới cô bé xinh đẹp ngày nào. Hôm nay Nancy ở phương trời nào, nào tôi có biết; có khi em đã là bà nội, hay bà ngoại rồi”.
Nancy với tôi không lãng mạn như Nancy của Mạc Can mà Nancy đơn thuần là một cái chợ tuổi đời chừng bằng bà sơ hay bà cố của tôi. Chợ Nancy hình thành từ lúc nào khó mà xác định thời gian chính xác. Nhớ thằng bạn học nhà trong con hẻm lớn ngay Chợ Nancy, ba bạn chạy Taxi nhưng hồi còn trai trẻ từng làm thư ký cho Toà bố Gia Định thời Pháp. Ông già nói tiếng Pháp rất hay nhưng vẫn gọi Chợ Năn Xi như những người bình dân từng gọi Chợ Thái Bình là Chợ Lăng Xi Bền do hãng Blancsubé được mở ra ngay góc đường Frères Louis và Arras (sau này là Võ Tánh-Cống Quỳnh). Ông kể Chợ Nancy cũng theo tên đường Nancy mà hình thành. Từ thuở nhỏ ông đã biết cái chợ từ nhóm này, mỗi khi mẹ cho vài đồng tiền xu, ông đều chạy ù ra đầu chợ mua vài ba cục kẹo ú. Thời gian sau này, vào thời ông Diệm, ngôi chợ lớn dần ra buôn bán chiếm cả lòng đường khiến nhiều người sống ở khu vực này ra vô rất bất tiện.
Chuyện ngôi chợ lấn chiếm lòng lề đường xảy ra từ rất lâu, hồi còn thời Pháp thuộc. Hồi đó, đoạn cuối của đường Nancy từ ngã tư Boulevard Galliéni (Trần Hưng Đạo) đến bến Hàm Tử teo nhỏ dần (vào thời ông Diệm đoạn đường nhỏ này đặt tên là Khải Định nhưng sau một thời gian ngắn nhập một gọi là Cộng Hòa). Ông già thằng bạn mỗi sáng từ nhà đi bộ ra ngã tư Ga xe điện Nancy đón xe đi đến đầu đường Boulevard de la Somme (Hàm Nghi) giáp bến Bạch Đằng, đổi tàu điện để đến Toà bố Gia Định, chiều tan sở cũng đi tuyến xe điện ấy mà về nhà.
Phía cuối đường Nancy đã hẹp nhỏ, người mua kẻ bán lan tràn hai bên đoạn đường này rất khó cho xe cộ qua lại. Rồi lại phía dưới bến Hàm Tử có một bến ghe từ khắp nơi đổ về lên xuống hàng nông sản đặc biệt là các vựa thơm nằm ngay bến sông. Đây mới chính là khu vực Chợ Nancy. Phía xích vô trong trên đường Nancy là vựa mía (dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ ngày nay), người ta xây một nhà lồng nhỏ, tường vách, mái ngói đàng hoàng để buôn bán hàng cá mắm, bên ngoài hàng quán mọc lên san sát, gọi là Chợ Cầu Kho người dân quanh vùng vẫn quen gọi chung chung là Chợ Nancy (sau năm 1975 chợ này được đổi thành chợ phường Cầu Kho thuộc cấp phường quản lý).
Tôi xin dài dòng nói thêm một chút về khu vực Cầu Kho ngày xưa để chúng ta có thể hình dung ra được sự thay đổi của vùng đất từ thời khẩn hoang lập ấp vào thời Chúa Nguyễn chưa hoàn thiện thiết lập bộ máy hành chánh ở đất Gia Định. Quan sở tại cho dựng kho Quản Thảo để thu trữ thuế khoá, chi cấp lương bổng (thuế biệt nạp đóng bằng lúa gạo). Trong bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh có ghi: “Kho Cẩm Thảo chứa thuế vua, mạch nước sữa dân ai dám phá”. Theo lịch sử và hiện trạng bản đồ do Trần Văn Học vẽ năm 1815, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, kho Quản Thảo nằm ở vị trí nhà thờ Cầu Kho ngày nay. Sở dĩ có tên Cầu Kho là do quan cai trị cho đào kênh dẫn từ kênh Tàu Hủ vào các kho chứa thuế để ghe thuyền tiện việc vận chuyển. Bên ngoài lại có con đường đất dọc theo kênh (sau này là đường Hàm Tử, hiện nay là đại lộ Đông – Tây), người ta dựng một cây cầu gỗ bắc qua cho tiện giao thông đường bộ.
Khu vực Cầu Kho hình thành từ đó, người dân Ngũ Quảng tiếp tục di dân vào khai phá đất phương Nam dần dần định hình một khu dân cư đầu tiên trên vùng đất nhỏ dựa theo kênh rạch mà sau khi người Pháp chiếm được Gia Định lần hồi lập nên thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn. Vùng đất Cầu Kho là ranh giới giữa hai thành phố Sài Gòn (quận 1 ngày nay) và Chợ Lớn (quận 5), trở thành nơi thu hút dân chúng khắp nơi tụ về cư ngụ ngày càng đông cho đến khi Sài Gòn-Chợ Lớn sáp nhập làm Đô thành Sài Gòn rộng lớn. Sau nhiều lần sáp nhập, phân chia địa giới qua từng giai đoạn quản lý hành chánh, phường Cầu Kho vẫn còn giữ cái tên xưa đến tận bây giờ.
Ngày nay, Chợ Nancy hay Chợ Cầu Kho không còn tồn tại nữa do sự nhếch nhác buôn bán tự phát tràn lan làm mất vẻ mỹ quan và do phát triển đô thị cần phải giải tỏa xây cầu lớn khi mở rộng đường Hàm Tử thành xa lộ Đông – Tây. Chuyện mất đi cái cũ xấu xí để thay thế cái mới tốt đẹp hơn là điều cần thiết. Thế nhưng lòng người cố cựu sống trên đất Sài Gòn vẫn xao xuyến khi nhắc tới những điều đã mất như vừa đánh rơi một vài kỷ niệm ngày xưa nào giờ luôn giữ trong lòng.
Trang Nguyên
Đăng lại từ Báo Trẻ Online (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)








Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 4 Members:

#154 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 09/09/2019 - 06:16

PHỐ CỦA THÀNH PHỐ


Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đi trên đại lộ Hai Bà Trưng tôi bỗng sực nhớ lại một điều rồi tủi thân cho bọn đàn ông của ta. Là hễ đàn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.

Đành rằng ông Thi Sách chỉ có mỗi một cái công nhỏ đối với nước nhà là bị viên thái thú Tàu giết thôi, nhưng quên mất ông ấy cũng tội.

Vậy nên tôi đã đi khắp Sài Gòn để tìm xem có con phố nào là phố Thi Sách không? Có. Hoan hô quí vị đặt tên đường đã nhớ dai hơn nhân dân.

Nhưng mà tội quá, ông Thi Sách ở mãi bên kia nhà thương Đồn Đất, ở xóm ngoại nhân, không bao giờ có người Việt bước chân đến. Ông nầy đã chết vì tay ngoại nhân mà hương hồn ngày nay vẫn lẩn quẩn với ngoại nhân.

Ông Thi Sách và Hai Bà Trưng chạy song song với nhau cho tới mé nước, và không bao giờ gặp nhau cả, đó cũng là một điểm đáng buồn cho cặp vợ chồng ấy.

Ông Nguyễn Thái Học mà còn ngậm cười được vì đã gặp Cô Giang, Cô Bắc ở hai ngã ba chợ Cầu Muối, đằng nầy ông chồng Bà Trưng chỉ nghe văng vẳng tiếng bà đâu đó thôi.

Bà Sương Nguyệt Ánh cũng không bao giờ đi thăm cha được, vì bà ở xóm Bùi Chu còn cụ đồ lại qui điền mãi tận trên Tân Định.

Vị nữ anh hùng thứ nhì của ta, Bà Triệu cũng bị ta quên mất vì bà cũng ở xóm ngoại nhân, trong Chợ Lớn.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng đô thành đặt tên rất khéo, Công chúa Huyền Trân ở một căn phố buồn hiu, sau dinh Độc Lập, buồn như con đường thiên lý ngàn dặm băng rừng đưa công chúa từ Việt sang Chiêm.

Còn cái phố có nhiều tiệm mì, tiệm ăn và tửu lâu trong Chợ Lớn mà đặt tên là phố Tản Đà thì tuyệt diệu bởi vì Tản Đà không phải là thi sĩ mà thôi, lại còn là thực sĩ nữa.

Nếu đô thành có bất công chút ít, chẳng qua là vì quên đó thôi. Chẳng hạn như ông Phan Huy Chú được nêu danh trong Chợ Lớn mà ông Phan Huy Vịnh lại không.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đô thành lại trọng văn nghệ lắm. Không có nhà văn, nhà thơ nào ngày xưa mà không được lấy tên đặt tên phố cả, khiến lũ văn nhân thi sĩ hậu sanh là ta đây cũng nức lòng muốn cố gắng để có thể được biệt đãi như thế về sau.

Chỉ phiền văn nhân thi sĩ của thế hệ ta đông quá, mà đường phố chỉ có hạn thôi, dễ gì tìm được một chỗ “mần”.

Có một điều đáng chú ý là họ Nguyễn chiếm đa số trong các phố Sài Gòn. Dân tộc ta họ Nguyễn cũng như dân tộc Pháp họ Dupont vậy mà!

Một người Pháp quen biết kể chuyện rằng thuở Đức chiếm đóng nước Pháp, một khi kia quân đội Đức bố ráp ở một ngoại ô nhỏ tại Ba Lê để bắt ông Dupont nào đó. Cuộc bố ráp thi hành xong thì chúng bắt được tất cả tám trăm mười bảy ông Dupont, vừa già, vừa trẻ, đó là chúng đã loại trừ những cậu Dupont oắt con ra rồi đó.

Một cựu thông ngôn nhà binh Pháp ở đây cũng kể rằng một khi kia Pháp ruồng bố ở làng nọ để bắt Nguyễn Thị Hai nào đó. Chỉ một làng ấy thôi, mà họ đã bắt đến bốn mươi tám Nguyễn Thị Hai chẵn chòi.

Vậy thì họ Nguyễn chiếm đến 55 con phố ở Sài Gòn – Chợ Lớn không phải là chuyện lạ. Đó là chưa kể những bà Sương Nguyệt Ánh v.v… cũng là họ Nguyễn mà không nêu họ ra. Bà Đoàn Thị Điểm cũng có người bảo thật ra là Nguyễn Thị Điểm, và biết đâu cô Giang, cô Bắc lại không là họ Nguyễn.

Họ Nguyễn được ưu đãi như thế, còn họ Tô không biết vì sao lại ra rìa. Năm kia trên Hòa – Hưng có một con phố tên là Tô Hiến Thành. Năm nay không thấy tên phố đó nữa.

Ngoại nhân có công với dân tộc cũng được nêu danh, cho công bằng. Nhưng không hiểu ông J.J Rousseau có công trực tiếp gì với dân tộc ta. Còn ba ngoại nhân khác rất có công là Tích Quang, Nhâm Diên, và Sĩ Nhiếp lại vắng bóng.

Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh cũng cong cong quèo quẹo như con phố kỳ dị ấy. Tiếc rằng Cống Quỳnh có lẽ chỉ là một nhân vật tưởng tượng thôi.

Sài Gòn đặc biệt vì có phố không vỉa hè, thí dụ đoạn phố Đề Thám trước dãy nhà cũ đối diện với hông nhà thờ Tin Lành. Thật ra thì có một vỉa hè rộng độ tám tấc, nhưng đã lì xuống bằng với mặt đường, ô tô tha hồ leo lên và người đi bộ rất lắm khi phải nhảy vào nhà người ta để thoát chết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lại có vỉa hè mà người đi bộ không được sử dụng, thí dụ vỉa hè Cô Giang tại chợ Cầu Muối. Người đi bộ ở đoạn nầy hễ xuống đường thì bị xe cán, còn lên lề thì bị mấy chị bán hàng đuổi, vì mấy chị mướn vỉa hè ấy có đóng tiền chỗ đàng hoàng.

Thành ra qua đoạn đường đó y như là qua cầu đoạn trường, lên lề thì đoạn tâm, còn xuống thì đoạn cẳng.

Có lắm vỉa hè công khai dùng làm ga-ra, nói công khai vì xe để trên ấy nằm đó năm nầy qua năm khác mà không sao cả. Thế nên chỉ mướn một căn phố bé nhỏ thôi mà người ta có thể mở ga-ra to là nhờ vậy.

Nói đến vỉa hè không thể không chú ý đến những vỉa hè mức độ khác nhau, khách đang đi bỗng sụp chân suýt ngã. Ấy, nhà bên nầy xây cao một tấc năm, nhà bên kia chỉ xây một tấc thôi mà. Vì mạnh ai nấy xây vỉa hè nên vỉa hè lại mang đủ màu sắc, có quãng xanh, quãng vàng, quãng xám, và lại kiến thiết bằng đủ cả vật liệu: gạch xi-măng, xi-măng trắng, gạch thẻ, gạch Tàu, nhựa, đá ong. Sợ nhứt là vỉa hè đá ong trên đường Thủ Khoa Huân. Đá ong lổm chổm khiến bộ hành không lọi chân cũng trặc cẳng.

Nếu đô thành tự làm lấy vỉa hè rồi bắt người ta trả tiền thì tình trạng nầy đã không có.

Bình Nguyên Lộc


Báo Nhân Loại – 1957




Source:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#155 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/12/2019 - 21:12

Bí ẩn giếng cổ gần trăm tuổi dưới lòng đất Sài Gòn

24/05/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nằm dưới lòng đất giữa công viên, giếng cạn Gò Vấp là một trong những bể cung cấp nước lớn nhất Sài Gòn từ đầu thế kỷ trước.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Được xây dựng từ năm 1923, giếng nằm trong khuôn viên công viên cây xanh Gia Định quận Gò Vấp. Nhìn cơ sở cung cấp nước Tân Sơn Nhất và Gò Vấp, ít ai biết bên dưới tòa nhà thủy cục này vẫn còn một trong những giếng ngầm cổ nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nằm trong góc nhà, được chắn bởi tấp bê tông. Thoặt nhìn, không ai biết đây là miệng giếng cổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Miệng giếng hình chữ nhật, đủ một người chui, bên dưới là những bậc thang làm bằng xi măng để dẫn trung tâm giếng sâu gần 20 mét so với mặt đất. Thời Pháp thuộc, Sài Gòn là trung tâm kinh tế, thương cảng quan trọng nhất ở Viễn Đông.

Việc cấp nước cho đô thị này là vấn đề phức tạp đặt ra cho các nhà quy hoạch đô thị thời bấy giờ. Do địa hình Sài Gòn thấp và phẳng, vùng phụ cận Sài Gòn không có suối, nên giếng cạn là biện pháp duy nhất để có nguồn nước sạch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1862, người Pháp bắt đầu xây dựng hệ thống khai thác nước ngầm đầu tiên, đến năm 1880 đưa vào hoạt đông cung cấp nước cho người dân Sài Gòn với công suất 1.000-1.500 m3/ngày. Trong những năm tiếp theo, chính quyền Pháp cho xây dựng một loạt cụm giếng cạn (captage) để cung cấp nước cho Sài Gòn - Chợ Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mục đích các giếng cạn là khai thác nước ngầm ở tầng nông, bơm tập trung về các giếng trung tâm xử lý (khử trùng) và phân phối cho người sử dụng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giếng cạn Gò vấp được xây năm 1923 đặt tại công viên Gia Định là một trong 6 giếng cổ nhất vẫn còn tồn tại với bồn chứa và các đường ống đã bắt gỉ sét.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngoài giếng trung tâm, mỗi cụm có 20 giếng cạn, mỗi giếng cạn có đường kính từ 1,6m đến 2,2 m, sâu từ 13 m đến 20 m, vách giếng lúc trước xây gạch sau dùng ống bê tông cốt thép chống suốt chiều sâu giếng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giếng Gò Vấp được xây dựng để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số và cũng được kết nối với giếng chính tại trung tâm Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giếng được bố trí theo hình tròn và đưa nước về giếng lớn ở tâm vòng tròn gọi là giếng trung tâm. Từ giếng trung tâm nước sẽ được xử lý sơ bộ (khử trùng) rồi được bơm vào các hồ chứa, thủy đài hoặc đưa thẳng ra mạng phân phối cho người tiêu dùng.

Đến năm 1930, toàn bộ các hệ thống giếng cạn đã cung cấp một lượng nước là 30.000 m3/ngày cho vùng Sài Gòn - Chợ Lớn với số dân tổng cộng khoảng 300.000 người, lượng nước tiêu thụ bình quân đầu người là 75 lít/người/ngày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong lòng giếng có đặt ống bằng gang, phía dưới cùng của ống gang nối với trụ lọc đặt gần đáy giếng, phía ngoài trụ lọc là lớp sạn lọc, phía dưới lớp sạn lọc (đáy giếng) là các lớp cát, cách làm này giúp nước sạch hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong mùa mưa, mực nước tĩnh trong giếng cao hơn nên nước tự chảy về giếng trung tâm. Trong mùa khô, mực nước tĩnh xuống thấp phải dùng bơm chân không để đưa nước từ giếng cạn về giếng trung tâm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hiện nay giếng cạn này không còn sử dụng. Tuy nhiên để phục vụ cấp nước an toàn, tổng công ty cấp thoát nước cũng đã có kế hoạch cải tạo sử dụng mặt bằng của giếng để xây dựng các bể chứa lớn/trạm bơm trung gian nhằm dự trữ nước sạch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nước tại hầm chứa ở giếng cổ sẽ hỗ trợ cho các giếng nước ngầm khác trong việc cấp nước khẩn cấp, phòng cháy chữa cháy, đồng thời tối ưu hóa phân phối nước sạch trên địa bàn TP.H.C.M.


PV / doanhnghiepvn.vn

Thanked by 3 Members:

#156 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/12/2019 - 20:06

Tranh của họa sĩ VIVI Võ Hùng Kiệt
Neol 1972

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thiệp Noel

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#157 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 12/02/2020 - 05:26

Một Chút Kỷ Niệm Về Mùa Xuân Miền Nam Ngày Trước

Miền Nam chỉ có hai mùa Mưa và Nắng với nhiệt độ luôn ở mức gần 30 độ C, kể cả trong những ngày Tết. Không khí đón Tết rất sôi động. Tết về khắp nơi, muôn hoa đua chen. Tết đến trên các khu chợ nổi tiếng như chợ Bến Thành, chợ Long An, chợ nổi miền Tây Nam Bộ đến từng phố, từng ngõ nhỏ. Nhà nhà làm bánh tét, bánh tráng, thịt kho chuẩn bị đón Tết. Tết miền Nam thật rộn ràng. Khắp các nẻo đường con phố đều được trang hoàng rực rỡ cờ hoa.

Hoa mai thích hợp với nắng vàng rực rỡ đất phương Nam. Hoa mai báo hiệu mùa xuân đã về, một năm mới với những sự khởi đầu mới với bao may mắn và bình an cho mọi người, mọi nhà.

Nếu như miền Bắc có món bánh chưng thì miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô, chỉ khác về hình dạng bánh với từng cái bánh hình trụ dài, khi ăn có thể cắt ra thành từng khoanh tiện lợi, không như bánh chưng hình vuông được cắt thành 8 miếng bánh hình tam giác nhỏ.

Ngoài dưa kiệu, người dân miền Nam cũng có món dưa muối cổ truyền tương ứng với món hành muối của miền Bắc, đó là món dưa giá muối. Nguyên liệu chủ yếu của món này cũng rất đơn giản, chỉ bao gồm giá đỗ, cà rốt, rau hẹ và một số gia vị cơ bản. Đặc điểm của món này là làm xong bạn có thể ăn luôn trong ngày chứ không cần đợi đến 2-3 ngày sau như món hành muối do đặc điểm dễ thấm gia vị của giá đỗ.

Mỗi khi Tết đến thì chợ hoa Nguyễn Huệ là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.

Ngoài mua sắm áo quần mới, tìm những món mứt tết khoái khẩu tại chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, chơi hoa là một trong những thú vui của người dân vùng Nam Bộ.

Nơi tập trung đông dân nhất có lẽ là Lăng Ông Bà Chiểu. Ngày Tết, dân Sài Gòn thường đến lễ Lăng Ông. Có rất nhiều tục lệ diễn ra ở đây như xin xăm, xem bói,…Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam.

Mùa Xuân cũng là mùa của những lễ hội, những cuộc trình diễn thời trang, những cuộc thi hoa hậu hội chợ. Những thước phim này ghi lại một buổi trình diễn thời trang Áo dài đầu Xuân của hiệp hội thời trang Việt Nam để kêu gọi người Việt dùng hàng Việt diễn ra vào năm 1961. Những ngôi sao như Kiều Chinh, Mỹ Á Lan, Trang Thiên Kim, Xuân Dung đang khoe dáng trong những tà áo dài Việt. Bất chấp mọi thăng trầm trong năm, cứ đến Tết là cải lương chật rạp. Hồi đó, một tháng trước tết là các chủ bầu, trưởng đoàn đều nô nức tập trung chuẩn bị để lo cho một cái tết tươm tất, phục vụ bà con yêu thích bộ môn cải lương.

Đêm 30 Tết, người dân thường cúng rước ông bà thì người nghệ sĩ cúng rước ông Tổ nghề hát. Các đoàn hát khai trương những tuồng rất hạp với ý của khán giả.

Những ngày Tết thì thật tuyệt vời khi được xem phim. Mặt tiền các rạp chiếu phim rực rỡ ánh đèn chớp lóa, những bức vẽ cảnh trong phim chiếu Tết choán gần hết mặt tiền rạp.

Khi các tờ lịch hay báo xuân xuất hiện tràn ngập ở các sạp báo, đó là lúc Sài Gòn bắt đầu rộn rã lên với không khí Tết.

Các chương trình ca nhạc, đại nhạc hội, phòng trà,…có rất đông khán giả đến xem. Ngày Tết, người dân miền nam có thêm dòng nhạc xuân được phát hành.

Đây cũng là dịp để các trung tâm băng nhạc hốt bạc. Hầu như năm nào cũng có những cuốn băng nhạc Xuân ra đời. Những ca khúc Xuân này hiện vẫn là những bài ca Xuân tồn tại, phát triển và được người nghe nhạc tìm nghe mỗi dịp Xuân về, Tết đến

Từ năm 1965, người dân Sài Gòn còn có một thú vui giải trí khác làm xem truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam được thành lập vào năm 1965; buổi phát hình đầu tiên của Đài là ngày 7 tháng 2 năm 1966 vào lúc 18 giờ 58 phút

Phát ngôn viên đài truyền hình có Tuyết Mai, Mai Liên, Nguyễn Đình Khánh. Trong thời gian tồn tại, đài chỉ phát hình trắng đen, chương trình màu đã thâu hình và sắp bắt đầu thử nghiệm thì đến ngày đất nước thống nhất, chúng ta bị cấm vận với muôn ngàn khó khăn để tồn tại và xây dựng đất nước.

Xuân Sài Gòn ngày trước là như thế đó, rất miền nam nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân tộc của cha ông từ thuở mang gươm đi mở nước.

Những mùa Xuân đầu tiên của nước nhà thống nhất càng thêm đẹp hơn, Bắc Nam hội ngộ, Xuân trãi dài trên đất nước hình chữ S. Dù còn biết bao khó khăn, gian khổ nhưng Xuân non sông liền một dãi vẫn là những mùa Xuân thăng hoa nhất, đáng nhớ nhất của đất trời Việt Nam.

Lê Quang Thanh Tâm




Thanked by 2 Members:

#158 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/02/2020 - 21:26

Các anh, chị, em U 70 và O 70 hẳn còn nhớ BỘT GIẶT TIDE???
Nguồn: Fb Dung Huynh
Bột giặt Tide đã xuất hiện tại Sài Gòn chúng ta cách đây đã gần 50 trước và thường đi theo các anh lính Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà trong các trận chiến trước đây.

Có ai tin hông dzậy ta ������
Ngày đó các anh lính Mỹ thường giặt áo quần bên ven ruộng ở các căn cứ mà họ đặt Quân sự tại đó cùng với bột giặt Tide, một sản phẩm của Mỹ, ngày đó những người sinh sống dưới đồng quê hay thường được các Lính Mỹ tặng những gói bột giặt Tide này.
Bột giặt Tide là 1 loại bột giặt khá phổ biến cho đến ngày nay, sản xuất ở Hoa Kỳ năm 1946 của công ty đa quốc gia Procter & Gamble, đây là loại bột giặt khá phổ biến trong chiến tranh Việt Nam vì dễ sử dụng và gọn gàng cũng như chiếm 15% thị trường trên thế giới.
Trong cuộc chiến tại Việt Nam lúc đó, bột giặt Tide rất có ích cho Quân Đội với 4 lợi ích trong một sản phẩm khi mang theo như giúp giặt tẩy nhanh, đánh bật vết bẩn sớm và làm trắng nhanh hơn và thơm rất nhanh nên không cần dùng thứ gì cả.
Mùi thơm giữ lâu trên áo quần cùng với công thức độc đáo, hòa tan nhanh chóng trong cả nước nóng hoặc lạnh, đơn giản dễ xử dụng và mang lại hiệu suất giặt tẩy nhanh chóng cho Quân Đội
>>> Tại thủ đô Sài Gòn vào khoảng những năm 1966 thì người dân họ đã được giặt bằng bột giặt Tide này thông qua Siêu Thị và các khu chợ trời Sài Gòn từ năm 1967 ������
❤️❤️❤️
Sài Gòn Xưa
===========




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 12/02/2020 - 21:27


Thanked by 1 Member:

#159 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/02/2020 - 21:36

Nguồn: Fb Dung Huynh
SÀI GÒN XƯA: BIA LA DE TRÁI THƠM – Sự thật và truyền thuyết
Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại hãng BGI (Brasseries, Glacières d’Indochine), công ty chủ nhà máy nấu bia La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa; thì đều yêu cầu tôi phải kể những giai thoại về bia La De.
Câu chuyện thường được mọi người nhớ về bia La De, thường hỏi tôi, là chuyện chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn, trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống bia La De Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường.
Nhãn hiệu La De trái thơm.
Từ La De được đọc trại từ cái tên LARUE tiếng Pháp mà ra.
Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân Tiếp Vụ cũng là một thứ, vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân Tiếp Vụ thì nó biến thành La De Quân Tiếp Vụ.
Hãng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại bia La De thôi :
- La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue, và
- La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhãn hiệu là Bière 33 Export.
Vậy mà có người khen chê, cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La De Con Cọp và hạng chót là La De Quân Tiếp Vụ; nói Quân Tiếp Vụ dở nhứt vì là cho Quân đội uống. Thật ra đó chẳng qua là cái mã ở ngoài cả.
Thế mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại bia đã tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi vỏ chai cho hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin.
Ông bà tui, hễ khi tui đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ uống (vì ổng có hàng Quân Tiếp Vụ do mấy chú em tui đem về) thì bà bảo:
- “Nhà hết La De để mẹ đưa tiền chú Thanh, (chú Thanh là anh tài xế phục vụ ông cụ) đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dở lắm, để các em của con lính tráng nó uống, nó quen rồi.”
Tôi có trả lời cắt nghĩa cho bà hiểu là chỉ có một thứ mà bà cũng không tin. Thiệt là…
Câu chuyện La De Trái thơm.
Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service Marketing), coi luôn phần quảng cáo.
Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp, tôi sử dụng văn phòng quảng cáo của hãng. Bấy giờ anh họa sĩ văn phòng quảng cáo chuyên vẽ những fond cho các xe của hãng rồi các anh thợ sơn đồ chép lại, nên tôi nghĩ anh đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp. Và tôi nhờ anh. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị đắng vào bia. Nấu bia ngon dở là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị hương trong nghề bếp núc Việt Nam ta vậy.
Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ổn, vì anh họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông giám đốc Tây cũng ba chớp ba nháng, kể cả anh chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế. Vì thiệt tình mà nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu? Biết là houblon nhưng chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu rượu (brasseurs – đây là một cái nghề riêng), dân La De thiệt, thì ở nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định mọi việc. Bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi. Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong quân đội mới có cảnh lính văn phòng và lính chiến trường.
Nhãn xong rồi, gởi đi làm décalques, đưa qua Công ty Thủy tinh Việt Nam (Khánh Hội) dán vào chai: 100 ngàn chai mới.
Khi đưa vào nhà máy Chợ Lớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng: “Hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy!”.
Nhưng đã nói các quan văn phóng là chánh mà, nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất bỏ 100 ngàn chai hay sao?
Vài ông giám đốc còn thày lay dạy đời: “Dân Việt Nam không biết uống bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc lại (bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a-lê ta cứ thế mà làm”.
Chàng chánh sở biết thân, im miệng thin thít, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ danh dự anh họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng… quê rồi.
Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhân của người Hoa, của con buôn. Thời đó hãng rất nhiều nhân viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở Sài Gòn biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “Quảng Đông Ngữ” mà cũng phải vài tiếng “Tiều châu ngữ” nữa, cũng phải “Kít tèo” hay “Mai xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông. Các chú Chệt nhà mình ở hãng bắt đầu đồn ầm lên.
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn gần, hãng La De vừa sản xuất được một thứ bia La De hảo hạng: La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.
Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất. Mấy tay cao thủ bán hàng của hãng cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền nguyên tắc của hãng mỗi thùng một chai.
Nhưng khi đi giao hàng (bán sỉ) quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể thêm 2 hoặc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu nghệ và chịu chơi của thân chủ. “Phép vua thua lệ làng” mà lỵ, phép hãng đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế dòng sông thương mại trôi theo dòng điệu nghệ, ăn nhậu.
Các bar, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp, đàn anh… mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn nâng bi, ca tụng hay ca bài con cá.
Cá nhân tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn hàng và nhiều khi cả nhân viên thương tình tặng một chai Trái Thơm. Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành riêng ấy, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban đầu”, e có thể “lãnh thẹo”. Đó là khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì cái dỏm trở thành cái thiệt.
Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30/4, dân bộ đội, hay người “Hà Lội” cũng bị huyền thoại Trái Thơm. Nhiều tay nón cối dép râu, cũng chạy vào văn phòng ông giám đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Thương mại) làm quen, và xin ông đặc biệt “tặng không” vài chai Trái Thơm, hoặc thưởng thức bia La De Trái Thơm “cho biết”.
Tội nghiệp, rất nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” – để khỏi chết ngu đần). Vì họ là phe thắng cuộc nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ không có mua bán gì cả.
Năm 1975, BGI cũng vừa đủ 100 tuổi. Sau khi Sài Gòn đổi tên, chính quyền tịch thu tài sản của chủ Pháp và Nhà máy bia Chợ Lớn trở thành Bia Sài Gòn, nhưng vẫn là nhà máy sản xuất nước giải khát. Về sau BGI cũng từ từ rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không còn gì cả. Chỉ còn có mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên bia 33 khai sanh tại Hà Nội năm 1949.
Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại Đan Mạch (do Hãng Carlsberg – Đan Mạch sản xuất). Bia 33 vì sanh ở Hà Nội nên dân Sài Gòn vẫn gọi “Bia 33” (gọi theo dung tích), hay vắn tắt “Băm Ba”. Còn chai bia lớn gọi La De Con Cọp, hay La De lớn (vì dung tích 66 phân khối).
Còn bia 333 bây giờ, nếu nhìn kỹ cái nhãn của 333 và 33 hồi xưa thì chỉ thêm số 3 thôi, cái người tác giả của 333 đó là anh Chương lúc bấy giờ làm trong hãng Marketing với tui (cũng là người vẽ nhãn cho bia La De trái thơm), vẽ quẹt thêm số 3 nữa. BGI đã tự hào là “Một loại bia 5 châu lục” thông qua việc xuất cảng Bia 33 ra khắp thế giới.
Phan Văn Song
(Theo Nam Kỳ Lục Tỉnh)




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#160 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 04/03/2020 - 03:44

CÓ NGƯỜI TRẢ RỒI!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ở Sài Gòn, thỉnh thoảng bạn đi ăn tiệm và lúc đứng lên móc bóp gọi tính tiền thì bạn nghe chủ quán nói, nãy có người/anh kia/chị kia… trả rồi, bạn khựng lại đôi chút, rồi cười. Đôi khi bạn biết người đã trả tiền cho mình vì nãy vào quán có nhận ra người quen hoặc nói đôi câu xã giao, nhưng cũng có lúc bạn chịu không nhớ ra là ai, bạn cố gắng hỏi chủ quán xem dung mạo người ấy thế nào, người ta có nói gì không, hỏi vậy thôi chớ dắt xe ra khỏi quán bạn cũng quên, người trả tiền cho bạn thì còn quên mau hơn, nhét cái bóp vô túi là họ quên, chủ quán cũng chẳng để ý đâu, mỗi ngày quán đó có hàng biết bao khách trả tiền qua lại kiểu đó, chuyện nhỏ mà.

Tôi cũng có vài lần được trả tiền “giùm” kiểu đó, mới đầu tôi ngại lắm, cứ mang tâm lý biết ơn mãi, nhưng sau thấy cũng bình thường, thay vì cảm kích người đã trả tiền cho mình, tôi chọn cách của Sài Gòn, là trả tiền cho người khác nữa, vậy đi..


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thường thì việc “có người trả rồi” này chỉ dừng mức nho nhỏ như tô phở, ly cafe, dĩa cơm tấm… nhưng cũng có khi là chầu lẩu dê năm bảy người hay một bữa nhậu say ngoắc cần câu, dù số tiền trả là bao nhiêu thì nó cũng thành chuyện nhỏ, tôi chắc là không ai nhớ, người được trả không nhắc, người trả cũng không kể, chuyện chỉ có Sài Gòn và ông chủ quán biết mà thôi.

Có điều hay, như một cái luật, ở Sài Gòn, là người chủ quán không bao giờ ăn gian số tiền đó, ví như, nếu người chủ quán nhận tiền của người trả giùm mà lát sau vẫn ra tính tiền của người được trả thì đâu ai biết nè, nhưng mà không có, ở Sài Gòn thì không có chuyện đó, chỉ là nụ cười đẫm mồ hôi dầu mỡ và cái khoát tay, bàn này có người tính tiền rồi.


ĐÀM HÀ PHÚ





Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#161 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/03/2020 - 20:44

SÀI GÒN NGHĨA TÌNH
Sau tháng 4/75, Sài Gòn khó khăn! người người khó khăn!
Từ thượng vàng đến hạ cám đều lao vào công cuộc mưu sinh đầy gian lao và khổ lụy! biết bao chàng trai phải tạm xếp bút nghiên theo nghiệp "mánh mun", trong đó có mình.

Vào một buổi xế chiều, sau cuộc hành trình dài Đà Lạt - Sài Gòn, mình cùng thằng bạn đồng nghiệp, rủ nhau vào quán bia hơi cạnh bến xe lai rai.
Lúc bước vào quán, nó hơi khựng lại, mắt chăm chú hướng về vị khách đang ngồi một mình, trên bàn là bình bia và dĩa đậu phộng rang, khuôn mặt trầm tư buồn bã. Nó khều mình:
- Thầy t*o.
Hai đứa cùng bước đến bàn vị khách, thằng bạn cúi đầu:
- Dạ, thưa thầy.
Ông khách nhíu mày nhìn nó như lục lại ký ức.
* Em là ai? tôi không nhớ.
- Dạ, làm sao Thầy nhớ hết hàng ngàn học trò của mình, nhưng tụi em không bao giờ quên Thầy Cô.Em là thằng học trò để tóc dài, lớp đệ ngũ của thầy, hay bị Thầy gọi lên văn phòng "giảng đạo"!
* À thầy nhớ rồi, trò T.. đây mà, "quậy" nhưng học được, giờ em còn đi học không? hay làm gì?
- Dạ, em đã nghỉ học, đi lơ xe.Thầy vẫn dạy trường cũ?
* Không, người ta không lưu dụng Thầy, có lẽ do Thầy đã từng tu nghiệp ở Mỹ về.Xa trường, xa lớp, xa học trò, Thầy buồn! nên thường la cà các quán nhậu, mượn bia rượu để gặm nhấm nỗi buồn của Thầy!
Hai đứa chúng tôi ngồi xuống bàn Thầy.Vừa cùng Thầy nhâm nhi, vừa tâm sự những nỗi buồn vui của trường lớp thuở xưa, lẫn cuộc sống hiện tại.Thoáng chốc mà phố đã lên đèn.
* Thôi Thầy về, để Cô trông, hẹn gặp lại các em vào dịp khác.
- Dạ khoan,Thầy chờ em chút xíu.
Nói xong, bạn mình bước ra xe, thu gom toàn bộ rau cải cất giấu trong xe, được hai tụng khoảng 20kg, khệ nệ xách vào.
- Em gởi Thầy Cô chút ít rau cải dùng lấy thảo.
Hồi đó còn ngăn sông cấm chợ, rau cải từ Đà Lạt về Sài Gòn, phải qua nhiều trạm sạt hàng rất nhiêu khê, nên có giá trị lắm.
Thầy nhìn học trò, vẻ mặt cảm động.
* Thầy cảm ơn em, trong đau buồn tưởng chừng như sắp gục ngã, may mắn còn gặp lại nghĩa tình của học trò cũ, đó là hạnh phúc giúp Thầy gượng dậy.
- Dạ, có chi đâu Thầy, chính em mới là người cảm ơn Thầy, đã ban cho em tri thức và đạo đức làm người.
Hai đứa tôi giúp Thầy mang hàng ra xe, một cột sau ba-ga, một máng vào ghi-đông xe, rồi đứng nhìn theo những bước chân đạp xe uể oải của Thầy, cho đến khi khuất ở ngã tư đường.
Chúng tôi trở vào quán, nhưng sao lạ, trên đôi mắt bạn tôi, nước đã lưng tròng.
- t*o thương Thầy quá.
* Cái thằng kỳ, thanh niên gì yếu xìu, vui đó rồi khóc đó.
Ủa! mà sao mắt mình cũng cay cay!
Sau lần ấy, chúng tôi không còn gặp lại Thầy nữa.
Sài Gòn hỡi, nghĩa tình xin níu giữ
Mặc tang thương biến đổi khôn lường.
TB: bài viết thay lời kính viếng Thầy Nguyễn Văn Cố, Giáo sư Anh văn, Tổng Giám Thị trường trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn 4.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#162 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 07/03/2020 - 14:57

TỪ NGỮ NGƯỜI SÀI GÒN XƯA DÙNG TRONG GIAO TIẾP


Người ta nói rằng, tiếng Việt là một trong những thứ tiếng khó học nhất, khó hơn cả tiếng Anh – thứ ngôn ngữ mà nhiều người trẻ vẫn thường than thở là gai góc, “khó nuốt”, bởi tiếng Việt của chúng ta quá phong phú về từ và nghĩa của từ.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đó là chưa kể đến tiếng địa phương và cách nói riêng của từng vùng miền. Bấy nhiêu đó cũng đủ để khiến một người nước ngoài học tiếng Việt trầy trật.

Trong đó, cách nói chuyện và sử dụng từ ngữ của người dân Nam Bộ, mà nổi bật nhất là người Sài Gòn, mang những nét đặc trưng khác biệt thôi thúc người ta muốn tìm tòi, khám phá nhất.

Với những ai lần đầu đặt chân đến Sài Gòn, họ không chỉ bị choáng ngợp với lối sống của thành phố nhộn nhịp, nhiều màu sắc này, mà cách nói chuyện của người Sài Gòn cũng khiến không ít người đi từ ngờ ngợ sang thích thú.

Đặc biệt nhất, chính là ngôn ngữ của Sài Gòn xưa, một trong những thứ văn hóa còn được lưu giữ trong “hơi thở” của Sài Gòn nay.

Đó là những từ ngữ sẽ khiến người nghe lần đầu phải ngơ ngác vì không hiểu nghĩa. Người nghe nhiều tự khắc “nhiễm” từ bao giờ vào cách nói chuyện của mình. Đơn giản là vì sự mộc mạc, đời sống nhưng không kém phần hoa mĩ của chúng khiến người ta dễ yêu dễ thương.

Giờ thì, chúng ta hãy cùng lên chuyến tàu ngược về thời gian cũ, để tìm hiểu về những từ ngữ từng thông dụng một thời của Sài Gòn xưa ấy nhé!

1. Âm binh: nghịch ngợm, phá phách

Lũ âm binh = Lũ nghịch ngợm


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mấy đứa trẻ con nghịch ngợm.


2. Bo bo xì: nghỉ chơi, không chơi cùng nữa

Bo bo xì nó đi = Nghỉ chơi với nó đi

3. Bặc co tay đôi: đánh nhau tay đôi

Tụi mày dám bặc co tay đôi không? = Tụi mày dám đánh nhau tay đôi không?

4. Cà tàng: bình thường, quê mùa

Chiếc xe cà tàng = Chiếc xe xấu xí, quê mùa

5. Cà rá: chiếc nhẫn

Cà rá đẹp = Chiếc nhẫn đẹp

6. Chàng hảng chê hê: banh chân ra ngồi

Con gái con đứa gì mà ngồi chàng hảng chê hê hà! = Con gái con đứa gì mà banh chân ra ngồi à!



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Họ ngồi chồm hổm mua bán trên vỉa hè.


7. Chì: giỏi

Anh ấy học chì lắm đó = Anh ấy học giỏi lắm đó

8. Chồm hổm: ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chỗ không nhúc nhích

9. Càm ràm: nói nhiều, nói dai

Lại tới giờ bà ấy càm ràm = Lại tới giờ bà ấy nói nhiều

10. Cà nhổng: rảnh rỗi, không có việc gì làm

Nó suốt ngày cà nhổng = Nó suốt ngày rảnh rỗi

11. Đá cá lăn dưa: lưu manh

Cái tụi đá cá lăn dưa = Đá cá lăn dưa có nghĩa là cách ăn ở đối xử với mọi người giống như dân lưu manh chứ chưa hẳn là lưu manh.

12. Đi bang bang: đi ngênh ngang

Qua đường mà nó đi bang bang = Qua đường mà nó đi nghênh ngang



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những chiếc xe cứ bang bang trên đường phố.


13. Đặng: được; Qua: anh/chị

Qua tính vậy em coi có đặng hông? = Anh/chị tính vậy em coi có được không?

14. Ghẹo: chọc quê

Anh ghẹo em quài = Anh chọc quê em hoài

15. Hổm rày: từ mấy ngày nay

Hổm rày trời mưa miết = Mấy ngày nay trời mưa miết

16. Làm nư: lì lợm, khó bảo, cứng đầu
Nó làm nư lắm! = Nó cứng đầu lắm!

17. Lên hơi, lấy hơi lên: bực tức

Nghe ông nói mà tui muốn lên hơi = Nghe ông nói mà tui thấy bực

18. Liệu hồn: coi chừng

Mày cứ liệu hồn đấy! = Mày cứ coi chừng đấy!

19. Lô: đồ giả, đồ xấu, đồ kém chất lượng

Cái quạt này là đồ lô phải hông? = Cái quạt này là đồ giả phải không?

20. Mát trời ông địa: thoải mái

Cứ xài mát trời ông địa đi = Cứ dùng thoải mái đi

21. Mình ên: một mình

Đi ăn mình ên hả? = Đi ăn một mình?

22. Quê xệ: xấu hổ

Tự nhiên quê xệ hà! = Tự nhiên xấu hổ à!

23. Ba xàm bá láp: vớ vẩn

Chuyện ba xàm bá láp = Chuyện vớ vẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đừng quan tâm chuyện tầm xàm ba láp.


24. Tùm lum tà la: Nghiêm trọng hơn bừa bãi, lộn xộn, không ngăn nắp

Con gái gì mà ăn ở tùm lum tà la quá! = Con gái gì mà ăn ở lộn xộn quá!

25. Thèo lẻo: mách lẻo
Người gì mà cứ ưa thèo lẻo = Người gì mà cứ thích mách lẻo

26. Thưa rĩnh thưa rang: lưa thưa, lác đác

Giờ này rồi mà người còn thưa rĩnh thưa rang = Giờ này rồi mà người còn lác đác

27. Thí: cho không, miễn phí, bỏ

Thôi thí cho nó đi = Thôi cho không nó đi/Thôi bỏ đi

28. Xảnh xẹ: xí xọn, làm điệu

Cô ấy suốt ngày xảnh xẹ thôi! = Cô ấy suốt ngày xí xọn, làm điệu thôi!



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những người phụ nữ xảnh xẹ trên phố.


29. Xẹt ra – xẹt vô: đi ra đi vào rất nhanh

Ông ấy xẹt vô xẹt ra rồi chẳng thấy đâu nữa = Ông ấy đi vào đi ra rất nhanh rồi chẳng thấy đâu nữa

30. Xì xà xì xầm: nói to nhỏ

Có chuyện gì mà họ cứ xì xà xì xầm suốt = Có chuyện gì mà họ cứ nói to nhỏ suốt

31. Tầy quầy: bừa bãi ở phạm vi lớn

Con chó nó quậy cái sân tầy quầy = Nghĩa là con chó đào bới, cắn xé các vật dụng trong sân vườn ở phạm vi rộng

Những từ ngữ vừa được giải nghĩa trên đây chỉ là số ít trong kho tàng từ ngữ phong phú của người dân Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn nói riêng.

Có những từ vẫn còn dùng thông dụng cho đến ngày nay qua cách nói chuyện giữa các thế hệ trong gia đình với nhau.

Với nhiều người, đó thực sự là cách nói dân dã nhưng không kém phần thú vị, còn bạn, bạn cảm nhận thế nào về những ngôn từ từng ăn sâu vào nếp sống của một thời này?



(Sưu tầm trên mạng)



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#163 mjnhmjnh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 449 Bài viết:
  • 255 thanks
  • LocationChí Cao Vị Diện

Gửi vào 07/03/2020 - 15:28

Ghẹo = Trêu, chọc (không phải chọc quê)
Làm nư = Tru tréo lên, rú rống, kêu gào như heo bị chọc tiết (chứ không phải lì lợm, khó bảo, cứng đầu)
Chồm hổm = ngồi mông không dính đất, tư thế như đang co chân để vồ... mồi của loài hổ, mèo chân co mông nhấc hờ để chồm tới con mồi nên gọi là "Chồm".


Còn vài chỗ nữa chưa đúng, đề nghị sửa lại cho đúng phong cách ngàn đời của dân ta. Viết sai ráng chịu. Tội này nặng vì làm sai lệch di sản văn hóa.

Thanked by 2 Members:

#164 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

Gửi vào 09/03/2020 - 00:22

Bàn thêm về vài chữ , vài từ lạ của Sài Gòn:
Một số là từ tiếng Pháp đọc trại đi (tôi sống ở Pháp nên dễ thấy hơn). Thí dụ như trong bài của Luukhamhung thì rõ ràng cà rá= hột soàn , nhẫn là từ chữ carat (vốn là từ dùng để đo lường độ nặng của kim cương) mà ra Ghi thêm hột soàn thì soàn = hoàn (ngọc , từ Hán Việt).
Đánh nhau Bắc co = đánh nhau tay đôi thì tôi nghĩ là từ corps- à - corps (lăn xả vào nhau).
Mình ên = một mình là elle toute seule (cô ấy một mình). Ên = elle, mình ên = elle một mình.Nhưng từ này thì không chắc lắm.
Còn một số từ , chữ nữa tôi nhớ (không kể những chữ thông dụng như sà bông = sà phòng= savon ; xe ô tô = xe hơi = auto(mobile), cạc= các = carte v.v...) xin kể ra chơi:
Ba gai,( như trong lính ba gai) = phá phách, nghịch ngợm , chính là chữ pagaille (tùm lum , phá phách).
Ghế= gái , là do chữ "con gái " mà Pháp hóa thành " congai " , từ này có tréma trên chữ i nên tiếng Pháp đọc như tiếng Việt , nhưng dần tréma không còn thông dụng nữa và khi bỏ đi tréma thì tiếng Pháp đọc là "con ghê / con ghế ". Và nó được Việt hóa ngược lại thành Ghế.

Sửa bởi Ngu Yên: 09/03/2020 - 00:23


Thanked by 5 Members:

#165 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/03/2020 - 20:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Google Doodle tôn vinh bánh mì Việt Nam: Tiệm bánh mì Sài Gòn đầu tiên ở đâu?



Kỷ niệm 9 năm từ 'banh mi' có trong từ điển Oxford English Dictionary, Google Doodle đã xuất hiện hình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở Việt Nam và 11 quốc gia khác trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Vậy tiệm bánh mì Sài Gòn đầu tiên ở đâu?


Ngày 24.3.2011 từ điển Oxford - một trong những từ điển tiếng Anh uy tín nhất thế giới đã đưa “

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

” viết nguyên bản tiếng Việt thành một mục từ trong từ điển của mình. Đây là sự công nhận của cộng đồng du khách quốc tế một nét

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đặc sắc của Việt Nam.

Việc ghi nhận mục từ “bánh mì” của từ điển Oxford đã đưa bánh mì Việt Nam,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

góp phần đánh dấu Việt Nam và Sài Gòn - TP.H.C.M trên bản đồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quốc tế, thôi thúc khách ở các nước tìm đến để thưởng thức.

Tiệm bánh mì Sài Gòn đầu tiên ở đâu?



Sở Du lịch TP.H.C.M cho biết, theo một số nhà nghiên cứu, bánh mì có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm thông qua việc giao thương buôn bán của người châu Âu; nhưng bánh mì chỉ được biết đến nhiều và lan dần khắp các vùng miền của Việt Nam cùng với sự xuất hiện của người Pháp từ năm 1859.


Khởi thủy của bánh mì Sài Gòn cũng như tất cả bánh mì ổ ở Việt Nam, là bánh mì Baguette do người Pháp mang đến. Những khách hàng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đầu tiên của bánh mì là những người làm việc cùng với người Pháp: bồi bàn, thông ngôn, thầy lý…
Sau đó, người Hoa tiếp thu cách làm bánh mì và sản xuất, bán ra thị trường. Có người cho rằng, hình dạng của bánh mì thay đổi (không thon dài như bánh mì Baguette) là do người Hoa chia đôi chiều dài để bỏ vừa vào lò nướng.
Cũng có ý kiến cho rằng, ổ bánh mì ngắn lại là để vừa cho một người ăn vì người Việt xem bánh mì là một loại bánh – tức dùng để ăn vặt. Vì được xem là một món ăn chơi, nên ở những năm đầu của thế kỷ trước, người từ các tỉnh có dịp đi ngang Sài Gòn đều mua bánh mì về làm quà, bởi lẽ bánh mì Sài Gòn ngon hơn bánh mì làm ở các nơi khác.
Năm 1958,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được mở tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3). Sau đó hai năm, tiệm dời về số 53 Cao Thắng. Hòa Mã được xem là một trong những tiệm bánh mì đầu tiên của người Việt ở Sài Gòn.
Hòa Mã bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, thực khách có thể ăn tại chỗ hoặc mang về. Nhưng vì đại đa số người mua của Hòa Mã là những người làm ở các hãng, sở, thợ thuyền, sinh viên, học sinh không có nhiều thời gian vào buổi sáng để nhẩn nha ngồi ăn ở tiệm nên Hòa Mã cho thịt, chả lụa, pa tê vào giữa ổ bánh mì để người mua tiện mang theo. Một thời gian sau, nhiều hiệu bánh mì thịt bắt đầu xuất hiện ở TP.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các món ăn của người miền Nam thường có nhiều rau củ. Vì vậy, ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để có hương thơm, vài khoanh ớt.
Ăn ổ bánh mì thịt có đủ mùi thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt của bột mì, béo của bơ, hương vị thịt, chả, pa tê như một bản phối tròn trịa sắc màu nhưng không hề ngán bởi có rau dưa tươi mát. Theo thời gian, bánh mì không còn là món bánh ăn chơi mà trở thành một món ăn có thể thay cho cơm.

Là một vùng đất mới, là nơi giao thoa và hội tụ của nhiều nền

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khác nhau, người Sài Gòn rất cởi mở và sáng tạo trong quá trình lao động và sinh hoạt. Từ bánh mì thịt với rau dưa hành ngò, người Sài Gòn đã có thêm rất nhiều biến tấu về nhân cho bánh mì: bánh mì ốp la, bánh mì xíu mại, bánh mì heo quay, bánh mì bì, bánh mì chả cá…
Thậm chí, trong mùa dịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-19, khi nông sản không xuất đi nước ngoài được, ông chủ tiệm bánh mì ABC còn tham gia "giải cứu" nông sản bằng cách nghĩ ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...
Nếu mỗi tỉnh, thành có một món ăn đặc trưng thì có lẽ, món đặc trưng của Sài Gòn sẽ là bánh mì. Bánh mì là món ăn gắn chặt với người Sài Gòn từ hơn 150 năm nay. Ở Sài Gòn, bánh mì có lẽ là món ăn phổ biến nhất.
Đây là món ăn vừa đặc trưng, vừa rẻ, ngon, lại tiện lợi, có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong ngày. Ở Sài Gòn, bạn có thể tìm thấy bánh mì ở bất cứ con đường nào, từ khu phố lao động bình thường đến những trung tâm thương mại sầm uất, từ những hè phố đến khách sạn sang trọng. Hương vị đặc trưng của bánh mì Sài Gòn, có lẽ chính là hương vị của sự cởi mở như sự đa dạng của nhân bánh, nhiệt tình như lớp vỏ xốp giòn và bạn có thể cầm nắm trên tay hằng ngày.
Bánh mì Sài Gòn giống tính cách của người Sài Gòn

Với những du khách đến TP.H.C.M, bánh mì là món nằm trong danh sách những món nhất định phải ăn khi đến TP này. Đây là món ăn mang tính biểu tượng gợi nhớ đến Việt Nam, đặc biệt là đến TP.H.C.M.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.H.C.M đã chia sẻ về bánh mì Sài Gòn: “Trên cả một món ăn, bánh mì Sài Gòn là đại diện tiêu biểu cho tính cách của con người Sài Gòn – đó là tính cách cởi mở, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, và bằng sự sáng tạo, tinh tế, đã làm cho bánh mì trở thành một món ăn khác biệt, đặc trưng và trở nên gần gũi với lối sống của người Sài Gòn. Bánh mì Sài Gòn cũng như tính cách của người Sài Gòn: hào sảng, cởi mở, dung nạp cái mới nhưng không hòa tan".
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng bày tỏ: “Thưởng thức bánh mì như thưởng thức một bản giao hưởng mà người chế biến, bằng sự sáng tạo, như một nhạc trưởng chế biến ra những bánh mì khác nhau, đó là nghệ thuật”.
Từ nhiều năm nay, các trang mạng chuyên về du lịch, các sách

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

uy tín trên thế giới đều đưa bánh mì thành một món ăn mà du khách không thể bỏ qua khi đến Việt Nam, đặc biệt là khi đến Sài Gòn.
Nhiều thương hiệu bánh mì ở Sài Gòn, từ cửa hàng lớn đến những xe bánh mì gia đình đã được nhiều chuyên trang du lịch uy tín nhắc đến để du khách có dịp thử khi ở Sài Gòn. Bánh mì cũng đã được CNN bình chọn là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới.
Vũ Phượng
Bình Luận:


Bảo
TP H.C.M - 24/03/2020
Trước năm 1975! Trên đường Trần Hưng Đạo tui thích nhất là " Bánh mì con cóc " Của tiệm bánh mì Nguyễn Ngọ ! Bánh mì jambon gà là ngon nhứt Sài Gòn!


Lão quái
TP H.C.M - 24/03/2020
Tui tuổi con Mèo, 1951 - Tân Mão. Khi tui biết thì đã có bánh mì kẹp thịt rồi, hồi đó nhiều nhất có lẽ là bì. Nên theo bài báo là tiệm Hòa Mã là nơi "phát minh" ra bánh mì Sài Gòn thì có lẽ nên coi lại. Phải nói rằng những xe bán mì thịt bán ngoài phố có từ lúc đó thì coi cũng được. Những ai học trường tiểu học Lê Văn Duyệt, nay là Trần Văn Ơn ở Q.1, có lẽ không bao giờ quên ổ bánh mì giờ ra chơi mua phía sau dãy nhà VS, giáp với lò của mấy ông người Hoa, mặt tiền quay ra hẻm Cây Điệp vào giữa thập niên 1950 đi... Dài dòng thế là tôi muốn nói coi lại thời gian...



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bánh mì xuất hiện trên Google Doodle của 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, Úc, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Singapore, Thụy Sĩ...

Ảnh: Google




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bánh mì Hòa Mã nồi tiếng với người dân và du khách đến TP.H.C.M (ảnh chụp trước khi xảy ra dịch Covid-19)
Ảnh: Hoài Nhân

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |