Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#166 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8347 Bài viết:
  • 6120 thanks

Gửi vào 26/03/2020 - 05:14

Trích dẫn

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các món ăn của người miền Nam thường có nhiều rau củ. Vì vậy, ổ bánh mì được cho thêm vài lát dưa leo, củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua, thêm vài cọng hành, ngò để có hương thơm, vài khoanh ớt.


Củ cải trắng, cà rốt cắt sợi ngâm chua là sau này mới thông dụng. Chớ hồi xưa người ta dùng đu đủ xanh để làm dưa. Vì đu đủ xanh rẻ tiền mà dễ kiếm hơn là củ cải, nhất là cà rốt thuộc loại hàng hiếm phải chở từ Đà Lạt về nên giá tương đối cao.

Thanked by 4 Members:

#167 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2237 Bài viết:
  • 3829 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 01/04/2020 - 18:54

ổ bánh mì bỏ nhiều đồ chua ăn mới ngon

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

con mà có dịp gặp bác FM, chị tuphuong,... con mời mọi người ăn bánh mì ngon nhứt xứ con (này con tự phong hihi) bánh mì thịt, có nước chan siêu ngon, mà ăn không no, tại bỏ ít xịt, con hay nói là ăn lấy vị nước chan hihi

Thanked by 3 Members:

#168 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/04/2020 - 19:43

Cám ơn em nhiều nhiều!
Lạ lùng ở chỗ mình thích ăn bánh mì chỉ bỏ đồ chua dưa leo hành ngò, xịt nước tương và chan nước (của xíu mại)
mà ko ai chịu bán vì họ ko biết sẽ bán với giá bao nhiêu? tại toàn bánh mì với rau cải chan nước mà ko có thịt thà cá mắm gì hết á!

Thanked by 2 Members:

#169 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/04/2020 - 20:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Một bài đăng trên báo Sinh Viên Việt Nam số Tết Kỷ Sửu 2009. Tạp chí được nhắc đến trong bài tôi vẫn giữ và thường xem lại từ nhiều năm nay.
BÀ TUYẾT NGUYỆT
"NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦY UY LỰC CỦA NGHỆ THUẬT CHÂU Á"

Năm 1974, giới khảo cổ và người chơi cổ vật Sài Gòn đọc được một bài báo của Giáo sư Phạm Huy Thông, Viện trưởng Viện khảo cổ tại Hà Nội viết về một di chỉ khảo cổ tại làng Vạc, huyện Nghĩa Đàn, nghệ An trên tờ báo Arts Of Asia ( Nghệ thuật châu Á) xuất bản vào cuối năm tại Hồng Kông. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị chia cắt, một bài viết chuyên ngành đậm đà thông tin, với gần 20 ảnh minh hoạ về một di tích cổ từ cội nguồn đất nước từ bên kia vĩ tuyến 17 là món quà xúc động đối với độc giả miền Nam, những ai có quan tâm lãnh vực khảo cổ..
Điều lý thú là bài viết được đăng trên tờ tạp chí rất uy tín chuyên về đồ cổ châu Á phát hành đến 80 nước trên toàn thế giới, là một tạp chí nghiên cứu hấp dẫn với hình ảnh cực đẹp, là nguồn tư liệu sống động cho các gallery, bảo tàng, những nhà sưu tập nghệ thuật và cổ vật, cùng giới sinh viên nghệ thuật.
Bất ngờ hơn là Tổng biên tập, cũng là người sáng lập tờ tạp chí là một phụ nữ Sài Gòn, bà Tuyết Nguyệt. Dù đã lớn tuổi, thỉnh thoảng bà vẫn đi về Việt Nam thăm quê hương, thường xuyên viết Lá thư Tổng biên tập và nhiều bài phỏng vấn với cái tên Tuyết Nguyệt từ 38 năm nay. Về quê nhà, không ai nhận ra bà là một phụ nữ “đầy uy lực đối với bối cảnh nghệ thuật châu Á” như Nhật báo South China Morning Post (Hồng Kông) số 24 tháng 5 năm 2006 dùng làm tựa bài viết số này.
Câu chuyện về người phụ nữ Việt danh giá này lược trong bài báo nói trên:
Bà Tuyết Nguyệt sinh ra tại Tân An, một thị xã êm đềm bên bờ sông Vàm Cỏ tỉnh Long An. Cha bà từng du học ở Paris và mẹ là giáo viên. Lớn lên trong gia đình trí thức, bà nhanh chóng tiếp cận văn hoá phương Tây. Lên Trung học, bà đến Sài Gòn và trở thành nữ sinh “trường đầm” Lycée Marie Curie. Năm 1955, bà nhận học bổng học ngành Báo chí tại Trường Mundelein ở Chicago (Mỹ) và tốt nghiệp năm 1958. Năm sau đó bà kết hôn với ông Stephen Markebreiter và theo chồng đến HongKong, nơi Stephen đang hành nghề kiến trúc sư. Trong những năm tiếp theo, vừa chăm sóc bốn con nhỏ, bà vừa làm cộng tác viên tự do cho nhiều tờ báo. Từ năm 1965 đến 1970, Tuyết Nguyệt làm việc tại chi nhánh Hong Kong của tờ Modern Asia của Mỹ. Tại đây, bà học cách làm việc trong ngành xuất bản, và từ đó ấp ủ ý định thành lập tờ báo riêng.
Ý tưởng về một tờ tạp chí về cổ vật và nghệ thuật xuất bản 2 tháng một lần xuất hiện từ năm 1969, khi anh trai của bà vừa chết trong chiến tranh Việt Nam. Thời gian đó, khi đang chìm đắm trong những suy nghĩ bi quan về cuộc chiến, bà tình cờ lạc bước vào những cửa hàng đồ cổ và từ đó khám phá ra một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới của cái đẹp.
Tuyết Nguyệt tâm sự với ký giả báo South China Morning Post : “Mục tiêu của tôi là xuất bản một tạp chí hàng đầu thế giới về nghệ thuật và cổ vật Châu Á, một sản phẩm có thể thúc đẩy sự hiểu biết, thưởng thức và yêu thích nghệ thuật đến mọi đối tượng”.
Một bản in thử đã ra mắt vào năm 1970, và đến tháng 1/1971 thì số báo đầu tiên chính thức được phát hành. Trong lời nói đầu tiên của số ra mắt, bà viết: “Arts of Asia là tạp chí tiếng Anh duy nhất dành cho các nhà sưu tập, sinh viên các ngành nghệ thuật, cung cấp thông tin về những xu hướng nghệ thuật mới nhất trong khu vực đến với độc giả toàn thế giới”
Tuyết Nguyệt đã mất rất nhiều công sức để giấc mơ thành hiện thực, và nó đã không thể thành hiện thực nếu thiếu niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng của bà cũng như niềm tin và sự hỗ trợ tài chính của chồng. Ông Stephen Markbreiter, nhận vai trò Phó Tổng biên tập tạp chí, khi đó tin rằng ý tưởng của vợ mình là tuyệt vời nên đã hỗ trợ tài chính trong suốt 5 năm đầu tiên của tờ báo.
“Phải mất 4 năm tờ báo mới có thể sống được, vì chúng tôi phải in trên loại giấy hảo hạng nhập từ Nhật để bảo đảm chất lượng hình ảnh, và giá gửi đi các nước cũng mất nhiều chi phí”. Mất thêm 10 năm nữa để tờ báo đứng vững, và sau đó được công nhận như một nguồn tư liệu hàng đầu thế giới trong lãnh vực nghệ thuật và cổ vật Châu Á.
Trong suốt thời gian đó, Bà Tuyết Nguyệt cùng đội ngũ của mình đã vượt qua những điểm mốc đáng ghi nhớ, ví dụ như khi thuyết phục được nhà đấu giá Sotheby’s khét tiếng mở phòng đấu giá đầu tiên tại Hong Kong cách nay 35 năm.
Sotheby’s có thể quảng cáo những lô hàng quan trọng trong cuộc đấu giá sắp tới trên tờ báo và điều đó giúp cho Arts of Asia được biết đến nhiều hơn. Nicholas Chow, giám đốc khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á của Sotheby’s cho biết: “Arts of Asia có sự am hiểu không ai sánh được về bối cảnh nghệ thuật Châu Á ở khu vực và cả thế giới. Arts of Asia đã hỗ trợ rất nhiều cho cuộc đấu giá đầu tiên tổ chức tại Hong Kong của nhà Sotheby’s, năm 1973. Và đã đưa tin về tất cả những cuộc đấu giá sau đó - ở Hong Kong, London, New York.”
Sau đó, tờ tạp chí này đã thực sự tác động đến thị trường cổ vật và nghệ thuật Châu Á, khi mời được một Công ty đấu giá lừng danh khác là nhà Christie’s tổ chức đấu giá tại HongKong vào năm 1986. Tạp chí mang lại hiệu quả lớn khi tường thuật những tin tức về đấu giá từ tất cả các phòng đấu giá, với thông tin chi tiết về người mua. Đó là chưa kể, tờ báo cũng tác động ít nhiều đến giá cả thị trường. Ví dụ, một bài báo giới thiệu những chai nước hoa nhỏ in tháng 9/2002 đã làm giá những món đồ này tăng từ 20-30% sau đó.
Cộng tác viên của tờ báo bao gồm các họa sĩ, nhà sưu tầm, chuyên gia bảo tàng và giáo sư đại học có uy tín trên khắp thế giới. Tuy nhiên, các bài báo về những đề tài chuyên sâu lại được viết với ngôn ngữ giản dị và dễ hiểu nên rất dễ tiếp thu bởi mọi tầng lớp người đọc.
Arts of Asia là tạp chí chuyên về nghệ thuật và cổ vật Châu Á duy nhất phát hành khắp thế giới. Chính vì lý do đó, và vì uy tín của tờ báo, rất nhiều người muốn được xuất hiện trên Arts of Asia. Tờ báo nhận được nhiều đăng ký quảng cáo và rất nhiều đăng ký như vậy bị từ chối. Bà Nguyệt nói rằng phát hành chỉ 6 tờ mỗi năm nghĩa là tờ báo có đủ năng lực để chọn lựa. “Từ lúc khởi đầu, chúng tôi đã có một công thức và chúng tôi không thay đổi nhiều qua chừng ấy năm. Độc giả yêu thích ảnh bìa, những bài xã luận chứa đựng nhiều thông tin, sự trình bày một cách rõ ràng dễ hiểu những vấn đề mang tính học thuật, chứ không chú ý nhiều đến những bức ảnh chất lượng cao”.
Suốt 40 năm qua, bà đã điều hành tờ tạp chí, xây dựng uy tín của nó và cả ảnh hưởng mạnh mẽ của nó thông qua niềm đam mê nghệ thuật và cổ vật Châu Á. Khi nhìn lại thành quả của mình, bà chia sẻ: “Cuộc đời tôi trở nên phong phú và đầy màu sắc. Và tôi muốn chia sẻ niềm vui này với người khác một cách hữu ích và lâu dài. Tôi đã tạo ra một lớp độc giả thật sự tin tưởng và thích thú với những bài báo của Arts of Asia. Bằng việc phát hành số báo đầu tiên năm 1971, tôi đã thành công trong việc giới thiệu vẻ đẹp và những giá trị Châu Á đến cho độc giả Châu Á và khắp thế giới. Rất ít người có hiểu biết về chủ đề này vào thời điểm đó.
Làm báo về nghệ thuật châu Á, nên không lạ khi khi thấy có một số đồ cổ và đồ nghệ thuật được trưng bày trong văn phòng của bà. “Bày xung quanh bạn những món đồ đẹp có thể làm phong phú cuộc sống của bạn, Cái đẹp kích thích cả trí óc lẫn cảm xúc”. Lọ nước hoa tí hon là một trong những vật sưu tầm ưa thích của bà, bắt đầu từ thập niên 60 vì giá cả khá dễ chịu. Bộ sưu tập này của bà hiện được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật của Đại học HongKong.
Dù xa quê hương đã lâu, và nhận lãnh sứ mệnh phổ biến nghệ thuật châu Á, bà Tuyết Nguyệt luôn dành ưu ái cho nghệ thuật Việt Nam. Tạp chí Arts of Asia số đầu tiên năm 1971 trang bìa là bức tượng bà Nguyệt, gốm cây Mai của đất Nam bộ quê hương của bà. Một số báo năm 2008 có tới 4 bài của 4 tác giả Việt Nam giới thiệu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Các đề tài khác được giới thiệu trang trọng, hình ảnh minh hoạ rất đẹp về Bảo tàng Sài Gòn trước 1975 ( Tuyết Nguyệt), tác phẩm của Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Hoạ sĩ Mai Long, gốm Việt, bộ sưu tập tranh Việt của nhà sưu tập Indonesia, Gốm Biên Hoà (Kerry Nguyễn Long), Đồ pháp lam ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (Trần Đức Anh Sơn)… Giao diện trang web của tạp chí nổi bật bức tranh “Thiếu nữ và hoa sen” của họa sĩ Nguyễn Sáng.
Cùng các nhân vật làm rạng ngời văn hoá Việt tại hải ngoại như Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị, Trần Văn Khê,v.v. bà Tuyết Nguyệt là một điển hình thành công trong lĩnh vực báo chí chuyên ngành của thế giới. Chắc chắc sự phổ biến hiểu biết về nghệ thuật châu Á có sự góp phần không nhỏ của tạp chí Arts of Asia do bà khai sinh và nuôi dưỡng ngày càng lớn mạnh.
PHẠM CÔNG LUẬN (theo South China Morning Post)
Chân dung bà Tuyết Nguyệt thuộc trang thanhthuy.me

Thanked by 3 Members:

#170 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2237 Bài viết:
  • 3829 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 03/04/2020 - 09:58

Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định xưa qua sách 'La Cochinchine'

Nhiều hình ảnh của Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định xưa được sách 'La Cochinchine' (Xứ Nam Kỳ) in năm 1925 lưu giữ với những địa danh có điểm nhấn riêng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dinh Toàn quyền Đông Dương. Trước đó công trình được dùng làm Dinh Thống đốc Nam kỳ. Hiện nay nơi tọa lạc cũ của Dinh Toàn quyền Đông Dương chính là Hội trường Thống Nhất thuộc Quận 1.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại lộ Bonnard (nay là đường Lê Lợi) và Nhà hát Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Voi trong Vườn Bách thảo. Vườn Bách thảo vẫn tồn tại đến nay với tên gọi quen thuộc là Thảo Cầm Viên, thuộc địa phận Quận 1.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao. Công trình này nay tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, Quận 1. Chùa còn được gọi là Phước Hải Tự, người Pháp gọi là chùa Đa Kao.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trường Trung học Pháp-Hoa, Chợ Lớn. Công trình này nay là trường Đại học Sài Gòn ở số 273 An Dương Vương, Quận 5.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kênh Tàu Hũ nhìn từ trên cầu Chà Và, Chợ Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngôi miếu của bang Phúc Kiến, Chợ Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tòa Tham biện Gia Định. Địa danh này nay là Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ở số 6 đường Phan Đăng Lưu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phù điêu bình phong của Lăng Cha Cả. Công trình thuộc Quận Tân Bình ngày nay, dù đã không còn trên hiện trường nhưng vẫn được quen gọi là vòng xoay Lăng Cha Cả để chỉ nút giao thông là điểm giao cắt các con đường Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân, Trần Quốc Hoàn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sách La Cochinchine (Xứ Nam Kỳ) in năm 1925, được dịch ra Việt ngữ và ấn hành năm 2018 bởi Tạp chí Xưa&Nay và NXB Hồng Đức. Hình ảnh, thông tin về Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định là một phần nội dung trong tác phẩm.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#171 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2237 Bài viết:
  • 3829 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 06/04/2020 - 21:20

Vẫn là những con đường của Sài Gòn xa xưa, qua dấu vết thời gian, thay đổi với những tên gọi khác nhau, đường Norodom, đường Charner... bao chứa trong nó một phần lịch sử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Norodom là đường Lê Duẩn, thuộc Quận 1 hiện nay. Đường mang tên Boulevard Norodom từ năm 1871 vì đường bắt đầu từ Dinh Norodom (tức khu vực Hội trường Thống Nhất hiện nay), là một trong những con đường có tuổi đời xưa nhất Sài Gòn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Tôn Đức Thắng hiện nay năm 1865 được người Pháp đặt tên là Boulevard de la Citadelle. Trước đó, đường này gồm ba con đường gộp lại. Đến năm 1901, đường thay tên thành đường Luro. Sau năm 1954 đường được chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt tên là đường Cường Để (1955). Năm 1980 đường có tên như hiện nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vốn từng là một con kênh (kinh) được đào từ đầu thế kỷ 19, con đường dọc kênh được đặt tên là đường số 13. Năm 1865 Pháp cho đổi tên thành đường Bonard. Sau khi lấp kênh, đường Bonard dừng lại ở đường Mac-Mahon (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay). Năm 1955, đường được đổi tên thành đường Lê Lợi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vốn trước khi Pháp đến, nơi đây là kênh Chợ Vải chạy từ sông Bến Nghé tới chân thành Bát Quái. Sau khi chiếm Sài Gòn, người Pháp lấp kênh để mở đường và đặt tên là đường Charner theo tên viên tướng chỉ huy đánh đồn Chí Hòa năm 1861. Tuy nhiên nhân dân quen gọi là đường Kinh Lấp. Đường mang tên Nguyễn Huệ từ năm 1955 đến nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Đồng Khởi hiện nay thời Tự Đức có tên là đường Xóm Hàng Đinh. Khi Pháp đến đã cho rải đá ong và đặt tên đường số 16. Năm 1865, tên đường đổi thành Catinat theo tên Thống chế Pháp đầu thế kỷ 17. Đây là con đường có nhiều nhà hàng sang trọng và sầm uất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đổi tên đường là đường số 17. Do có Dinh Thống đốc nên đường có tên Gouverneur. Đến năm 1870 đường đổi thành La Grandière. Trải qua nhiều lần đổi tên khác, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đường có tên Lý Tự Trọng cho đến nay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Hai Bà Trưng hiện nay nằm trên trục đường thiên lý nối Sài Gòn với Cao Miên. Sau khi Pháp chiếm Sài Gòn, đường mang tên đường số 14, đến năm 1865 tên là đường Impérial, rồi đường Nationale. Năm 1902 đường mang tên đường Paul Blanchy. Dạo ấy hai bên đường các hàng cây thẳng tắp rợp bóng mát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trước khi mang tên đường Mạc Đĩnh Chi như hiện nay, dạo Pháp thuộc đường có tên đường số 10. Kể từ năm 1871, đường mang tên đường Bangkok. Đường có nhiều cây cổ thụ hai bên với giống cây được lấy từ Vườn Bách thảo (Thảo Cầm viên hiện nay). Từ năm 1955 đến nay đường mang tên như hiện tại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nằm ở trung tâm Quận 1 hiện nay, đường Hồ Tùng Mậu thời Pháp thuộc có tên là đường Adran. Đến năm 1920 đường đổi tên thành đường Georger Guynemer. Năm 1955 đường mang tên Võ Di Nguy. Từ năm 1985 đường mang tên Hồ Tùng Mậu cho đến nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi Pháp xâm lược và biến Nam Kỳ thành thuộc địa, để nối thông Sài Gòn với Chợ Lớn, một con đường đã được đắp. Phía Sài Gòn gọi là đường Galliéni, phía Chợ Lớn đặt tên là Des Marins. Năm 1952 đường mang tên đường Đồng Khánh. Đến năm 1955 đổi tên thành đường Trần Hưng Đạo.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



P/S: nhìn đâu cũng là cây Xanh, ngày Xưa đẹp thật sự .

Thanked by 2 Members:

#172 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3281 Bài viết:
  • 7727 thanks

Gửi vào 06/04/2020 - 23:57

Đuờng Lý Tự Trọng nay, thời VNCH là đường Gia Long .Bài báo có vẻ còn cấm kỵ

Thanked by 4 Members:

#173 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/04/2020 - 20:49

Sau 75, đường Đồng Khánh mới bị đổi tên thành đường Trần Hưng Đạo B, Quận 5 nối tiếp với đường Trần Hưng Đạo có sẵn ở Quận 1 (thành Trần Hưng Đạo A)
Ảnh: đường Đồng Khánh, Chợ Lớn 1958

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#174 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8347 Bài viết:
  • 6120 thanks

Gửi vào 08/04/2020 - 12:08

SÀI GÒN CỦA TÔI - "SÁNG NẮNG CHIỀU MƯA"


"Sài Gòn vẫn rất dễ thương

Cái tên dù lạ con đường vẫn quen."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua nhiêu bao biến cố thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô trong những trái tim miền Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi. Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp cine. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn). Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur)…

Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều hoặc sáng, có khi… cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”, rất ít khi mưa như… đòi nợ, điều này những năm gần đây hình như thay đổi, mưa dầm và mưa… mất trật tự, người Sài Gòn vốn quen kiểu “xưa” chẳng biết đâu mà lần! Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1971 Ngã tư Phan Đình Phùng - Trương Công Định / Đoàn Thị Điểm - Photo by **** Leonhardt.


Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.

Sài Gòn của tôi quốc vương Cam-bốt từng du học, người Sài Gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có kem Hynos “anh yêu em, anh yêu luôn kem” xịn hơn.
Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm.

Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hóa cách mấy. Chỉ giản dị như lời hát “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1970s.


Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa, cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là coi như đến nhà.

Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài Gòn như giữ chính cuộc đời mình. Khóc một ngày khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ. Có thể thay vào sẽ là một tòa nhà đẹp hơn, nhưng Eden của ngày nào:


“Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm

Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím

Anh quen rồi, không lạnh - lính mà em!”


Thì không bao giờ còn nữa

Vẫn biết có những sự đổi thay tốt hơn, đôi khi cần thiết, nhưng sao vẫn thấy chạnh lòng. Hơn sáu mươi năm hãnh diện làm “dân Sài Gòn”. Bỗng chợt giật mình tự hỏi, có khi nào người ta phù phép để Sài Gòn biến mất không nhỉ? Có khi nào Vương Cung Thánh Đường, chợ Bến Thành, bưu điện Sài Gòn, một sớm mai thức dậy người Sài Gòn ngơ ngác hay tin sẽ trở thành trung tâm thương mại, cao ốc chọc trời…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Saigon 1970s.


Ôi! Sài Gòn của tôi!!

Tôi vẫn nói vui rằng mình giữ lại “Sài Gòn xưa”. Từng tên đường, góc phố, giữ lại những buổi chiều hẹn hò: “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” và giữ lại mãi mãi,những dấu yêu xưa!

Và rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào “Sài Gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Vô tình ai đó sẽ tìm thấy trong những trang sách hằn dấu thời gian ở một hiệu sách cũ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAIGON 1967 - Sách cũ Lê Lợi - Photo by Ken


Sài Gòn ơi!

Tôi gặp lại họ rất tình cờ, trong một… tiệm sách cũ, nơi thường lưu lại những gì mà ta còn nhớ hay đã quên.

Những trang giấy đã không còn nguyên màu trắng. Những dòng chữ như cũng nhạt theo năm tháng. Nhưng hình ảnh, dù phôi pha, thì nụ cười, ánh mắt cũng gợi nhớ một thời ta đã sống. Thời mà tên tuổi họ trên môi người hâm mộ Nghệ thuật thứ bảy, và họ được gọi một cách trang trọng là tài tử minh tinh.

Chưa xa lắm nhưng cũng đủ để quên những gì không muốn nhớ. Khi mà muốn xem phim người ta không thể làm gì khác hơn là đến rạp, và cứ có phim hay là rạp chật như nêm… Và rạp hát nào cũng treo đầy ảnh minh tinh tài tử, không phải Hồng Kông, Hàn Quốc như bây giờ mà toàn Việt Nam. Tôi say mê điện ảnh, dù chưa tới tuổi “đến rạp một mình” và yêu họ, dĩ nhiên…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

1965 Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu


Dạo đó chưa có những chương trình giao lưu, tài tử điện ảnh, ca sĩ tân nhạc cũng chưa phải “chạy sô” như bây giờ. Họ coi nghệ thuật như cứu cánh của đam mê và cả cuộc sống thực tế, nghề tay trái hầu như không có.

Chẳng ai nghe nói Thẩm Thúy Hằng phải đi… biểu diễn tân nhạc để kiếm thêm, cũng không thấy Kiều Chinh tham gia chương trình “đại nhạc hội”. Họ cũng chẳng đóng cùng lúc hai, ba phim như các diễn viên “đắt khách” bây giờ. Dù đó là những tên tuổi lớn của điện ảnh Sài Gòn thuở ấy, những tên tuổi mà lứa tuổi 40, 50 hôm nay, nếu yêu điện ảnh khó mà quên được.

Một Kiều Chinh tuyệt vời trong “Hồi Chuông Thiên Mụ”, Thẩm Thúy Hằng với “Người Đẹp Bình Dương”, Kiều Nguyệt Nga - Thu Trang trong “Lục Vân Tiên”, Túy Phượng diễm kiều với vai Công chúa của “Thạch Sanh - Lý Thông”…Tôi yêu nét thùy mị của Thu Trang, vẻ sắc sảo của Kiều Chinh, và nét đẹp duyên dáng Thẩm Thúy Hằng. Nam tài tử có La Thoại Tân, Anh Tứ, Lê Quỳnh, Anh Sơn, Đoàn Châu Mậu, Tâm Phan, Huy Cường, Trần Quang… Vân Hùng chuyên đóng kịch với kỳ nữ Kim Cương, thỉnh thoảng cũng “lên phim”. Rất nhiều, thời nào thì nghệ thuật cũng cần rất nhiều. Dù trong số họ không phải ai cũng đến được vinh quang, và để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, không chỉ có diễn viên chính.

Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực, tôi thấy chút vui pha lẫn ngậm ngùi khi bắt gặp Lê Hoàng Hoa thời “mới làm quen với máy quay”, một Lê Mộng Hoàng hơn ba mươi năm về trước vẫn nhăn nhó… như bây giờ. Nụ cười Kiều Chinh và ánh mắt Thu Trang vẫn còn đó.

Một thời tôi đã lớn lên cùng với tên tuổi họ. Rồi tất cả bỗng như không còn, bỗng như chưa từng có. Người ta trôi theo nhịp sống bằng những cách khác nhau, và lưu giữ hay xóa đi dĩ vãng tùy thuộc mỗi người. Có điều chắc chắn rằng những gì đã có thì vẫn còn đâu đó, và ta sẽ gặp khi tình cờ một lúc nào đó đảo ngược được thời gian…

Và… thời gian đã đảo ngược với tôi, trong một tiệm sách cũ… Tình cờ!


Lý Thụy Ý




Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Thanked by 3 Members:

#175 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/04/2020 - 19:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nguyễn Văn Chiêm là ai mà có tên đường ở Sài Gòn từ năm 1955 đến nay?

8/4/20- Lê Công Sơn

Chỉ dài khoảng 100m, nối từ đường Hai Bà Trưng đến Phạm Ngọc Thạch nhưng đường Nguyễn Văn Chiêm được nhiều người biết đến vì gần trung tâm TP.H.C.M và có từ thời xa xưa của Sài Gòn. Đặc biệt, nhân vật này gây nhiều tò mò.
Thời Pháp thuộc ở Sài Gòn lúc đầu con đường này mang tên Square, năm 1915 đổi là đường Mac Pourpe và từ 19.10.1955 chính quyền Sài Gòn mới đổi là đường Nguyễn Văn Chiêm tồn tại mãi cho đến ngày nay.
Tên đường là Nguyễn Văn Chiêm nhưng thực ra tên chính xác của ông này là Nguyễn Văn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Theo cuốn Sài Gòn Chợ Lớn đời sống xã hội và chính trị qua tư liệu báo chí (1925 – 1945) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp do NXB Tổng hợp TP.H.C.M vừa xuất bản cho biết: “Nguyễn Văn Chim xuất thân nhà nghèo, sinh vào khoảng cuối thập niên 1890. Lúc đầu làm công việc lượm banh ở các sân quần vợt. Sau đó nhờ có ý chí vượt lên số phận và trở thành cây vợt có tiếng. Mặc dù có tiếng tăm nhưng Chim là người khiêm tốn, điềm đạm”. Cũng như bóng đá, môn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quần vợt phổ biến ở Sài Gòn khởi đầu tại các câu lạc bộ người Pháp, Cercle Sportif Saigonnais, rồi mới được một số người trong giới thượng lưu của Việt Nam quan tâm.

"Cặp đôi" quán quân quần vợt Đông Dương Chim - Giao

Chỉ trong vòng vài năm đã có nhiều hội thể thao quần vợt được thành lập ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Vũng Tàu và các tỉnh khác ở Nam Kỳ. Lúc đầu, Cercle Sportif Annamite chỉ chú trọng nhiều vào môn đá banh nhưng không lâu môn quần vợt cũng được lưu tâm và là môn thể thao mang lại cho Cercle Sportif Annamite nhiều tiếng tăm, nhất là trong thời gian ông Triệu Văn Yên làm chủ tịch và là ông bầu của hai cây vợt Chim - Giao.

Vào cùng thời kỳ nổi danh của Chim ở Sài Gòn, còn có một người bạn đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn tên Giao rực sáng khi cả hai đều là quán quân của Đông Dương. Giữa họ có nhiều câu chuyện tình cảm trong thi đấu thật cảm động. Sách đã dẫn kể lại: “Có lần vào năm 1934, ở Viễn Đông vận động hội tổ chức ở Manila (Phi Luật Tân), trong môn quần vợt, khi loại hết các tay vợt có số má khác ở Viễn Đông, Chim và Giao gặp nhau ở trận chung kết đánh đơn. Đối đầu nhau không đành, Chim đã nhường chức vô địch cho Giao. Lúc đó, Chim đã nhiều tuổi, độ non 40, trong khi Giao là cây vợt thiếu niên cường tráng. Thật ra nếu đánh thì có lẽ Chim thắng”.
Thời điểm này ở Sài Gòn ngoài Chim và Giao còn xuất hiện thêm cặp đôi vợt trẻ là Nữa và Nhánh. Ngày 2.4.1934, nếu như Chim - Giao có trận thư hùng tại Sài Gòn và đúng như dự đoán của mọi người, Chim đã hạ gục Giao với tỉ số 6-4, 6-3 thì Nữa cũng từng có lần đánh thắng Giao, còn Nhánh thì thắng tay vợt Samacq để giành chức vô địch Bắc Kỳ. Tờ Sài Gòn ngày 4.4.1934 có tường thuật chi tiết trận đấu giữa Chim và Giao được nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp tìm được, viết: “Mới 3 giờ chiều mà công chúng đã lần lượt đến đông lắm. Chỗ thì 5 người, chỗ thì 10 người , đâu đâu cũng chỉ bàn luận việc Chim bị sa thải. Vừa đúng 4 giờ 15 thì thấy Chim ra sân trước. Cả ngàn người vỗ tay reo mừng. Chim và Giao thử banh qua lại trong 10 phút thì thấy trọng tài là ông Hy leo lên ghế…

Xưa nay chưa có trận ten – nít nào mà sướng con mắt đến thế. Công chúng vỗ tay không nghỉ. Mỗi một khi Chim xì mách (đập mạnh qua sân đối thủ, đập trên cao) hoặc đánh banh bổng là Giao thọc nách, tiếng vỗ tay rùm trời…”.

Ở Bắc kỳ và Trung kỳ, đi tới đâu Chim và Giao cũng đều được đón tiếp trọng thị như ở Nam kỳ. Tại khắp lục tỉnh, hai tay vợt lừng danh trở thành thần tượng, niềm tự hào của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mọi nơi. Tờ Hà thành ngọ báo ngày 12.9.1929 được ông Nguyễn Đức Hiệp sưu tầm ca ngợi "tận mây xanh", rằng: “Nếu nước Pháp có 4 tay ngự lâm pháo thủ: Lacoste, Cochet, Borotra và Brugnon, Mỹ có Tilden và Hunter thì giờ Đông Dương có Chim và Giao”. Phan Khôi cũng liệt Chim và Giao vào những nhân vật hàng đầu của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Ông ca ngợi 2 tay vợt không tiếc lời trên báo Phụ nữ Tân Văn ra ngày 25.6.1931.
Năm 1935, Tổng cuộc Thể thao An Nam muốn gởi Chim và Giao đi Mã Lai tranh giải. Giai đoạn này, Chim và Giao trở thành những tay vợt nhà nghề, tên tuổi nổi tiếng Sài Gòn đã vượt ra ngoài biên giới, được đích thân Thống đốc Nam Kỳ Page mời tới tiếp đón trọng thị tại dinh Thống đốc, còn hứa hẹn giúp đỡ và tặng cả cúp kỷ niệm có ghi tên ông. Vì vậy khi sang Mã Lai thi đấu, cặp đôi Chim – Giao không phụ lòng người hâm mộ và kỳ vọng của Thống đốc Nam Kỳ khi chiến thắng giòn giã để giành ngôi vô địch. Tờ Hà thành ngọ báo số ra ngày 16.8.1935 lại hân hoan loan tin: “Chim và Giao đã xuống tàu Proteurs hôm thứ tư 7 Aout về Sài Gòn. Về lần này, Chim – Giao sẽ cùng Nữa so vợt với nhà cựu vô địch hoàn cầu, một ngự lâm pháo thủ về môn ten – nít của Pháp là Henri Cochet sắp đến Sài Gòn”.
Vì quá kiệt xuất trong làng quần vợt nên sau này khi Nguyễn Văn Chim qua đời, ông được dựng tượng và chôn cất tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi của Sài Gòn (công viên Lê Văn Tám hiện nay). Tháng 10.1955, tên ông được chính quyền lúc đó lấy đổi tên cho đường Mac Pourpe (trước đó là đường Square).
Tuy nhiên không biết lý do tại sao từ Nguyễn Văn Chim (không có ê) đã được thêm ê để trở thành Nguyễn Văn Chiêm - mà theo nhà văn Lê Văn Nghĩa "hay là những người đặt tên đường ngày xưa nghĩ rằng tên đường là Chim thì… ngại các chị em mắc cỡ khi hẹn hò với người yêu ở con đường này nên đành cho ê vào" - rồi giữ suốt từ đó cho tới nay tại Sài Gòn, trở thành mặc định và không thấy ai bận tâm hay dự định sửa chữa lại cho đúng.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nhân vật Nữa cũng là tay vợt nổi tiếng giai đoạn này

Ảnh: T.L




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Quảng cáo bán vợt tennis của Lâm Quang Vinh và Chim (Écho Annamite 9.9.1927)

Ảnh: T.L





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sân quần vợt của Cercle Sportif Saigonnais - nơi tổ chức giải vô địch Nam Kỳ từ năm 1925 đến 1975

Ảnh: T.L




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chim và Giao (trên) và Triệu Văn Yên trên báo L’Avant-Garde ra ngày 24.7.1929

Ảnh: T.L





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sân quần vợt của Cercle Sportif Saigonnais - nơi tổ chức giải vô địch Nam Kỳ từ năm 1925 đến 1975

Ảnh: T.L




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chim và Giao (trên) và Triệu Văn Yên trên báo L’Avant-Garde ra ngày 24.7.1929

Ảnh: T.L




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sân quần vợt xưa của Sài Gòn (nay nằm trong khuôn viên Cung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lao động)

Ảnh: T.L



Thanked by 2 Members:

#176 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/04/2020 - 21:04

Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bịnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.
Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:
Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (bịnh viện bản xứ Nam Kỳ).
Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.
Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt.
Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy. Bệnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học.[3]
1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm 1974 với tòa nhà 11 tầng.
1993–1995: Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại nâng cấp cơ sở bệnh viện.
Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam.
Hình nhà thương năm 1920-1929
Nguồn: sưu tầm



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 2 Members:

#177 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7716 Bài viết:
  • 17621 thanks

Gửi vào 08/04/2020 - 22:20

Đúng, không sai chút nào . Duy chỉ có khi xây dựng BV Chợ Rẫy người Nhật dùng luôn công nhân Nhật không lấy công nhân Việt Nam.

Thanked by 2 Members:

#178 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8347 Bài viết:
  • 6120 thanks

Gửi vào 12/04/2020 - 12:59

CHUYỆN ÔNG LÃNH VÀ 5 BÀ VỢ NỨC TIẾNG SÀI GÒN


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng.

Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)… là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ cầu ông Lãnh xưa. Ảnh: Panoramio.

Học giả Trương Vĩnh Ký, một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho rằng, Ông Lãnh là vị lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. Còn 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài Gòn vốn là các bà vợ của ông.

Những vị quan đa thê thời xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm kinh tế.

Lãnh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục chống Pháp.

Năm 1866, tướng Thăng tử trận ở Gò Công, được đưa về an táng tại quê nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đình Nhơn Hòa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đình gần cây cầu và chợ mang tên ông. Ngoài ra, tên Lãnh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại quận 11.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh đầu tiên về cầu Ông Lãnh do Raymond Cauchetier chụp năm 1955. Ảnh bên phải chụp cầu khi kênh Tàu Hủ, Đại lộ Đông Tây chưa được xây dựng. Ảnh dưới là cầu Ông Lãnh hiện nay.


Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định “chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác”. Cây cầu này đầu tiên (nối đại lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4).

Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông Lãnh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa.

Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó, tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lãnh dần biến mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lãnh vẫn còn buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1).

Trong các chợ do vợ của ông Lãnh quản lý, Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ xổm, năm 1942, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh. Năm 1987, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng.

Cố nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là “nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên”.

Chợ nổi tiếng thứ hai đồng thời gắn với nhiều địa danh ở Sài Gòn là Bà Điểm. Chợ thuộc xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, nơi có 18 thôn vườn trầu nổi tiếng. Theo Trương Vĩnh Ký, chợ Bà Điểm bán nhiều mặt hàng nhưng nổi tiếng nhất là trầu cau có độ ngon nức tiếng được trồng ngay tại vùng.

Trong năm ngôi chợ, năm 1978, chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Võ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh thuộc phường 14 (quận Tân Bình). Tuy đổi tên nhưng phần lớn người dân vẫn gọi bằng cái tên dân dã “Bà Quẹo”. Đây vốn là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ Bà Chiểu năm 1968 và hiện nay. Ảnh: Panoramio.

Tuy nhiên trong cuốn “Sài Gòn năm xưa”, học giả Vương Hồng Sển lại cho rằng nên thận trọng khi cho “Ông Lãnh” và “Bà Chiểu”, Bà Điểm”, “Bà Hom”, “Bà Hạt”, “Bà Quẹo” là vợ chồng.

Bởi theo ông, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Chiểu có thể là người đầu tiên buôn bán tại các chợ này, sau lấy tên đặt cho chợ. Giống như chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình), do người đàn bà tên Hoa đã hiến đất xây chợ và là người đầu tiên buôn bán nên người ta lấy tên bà đặt cho ngôi chợ.

Lý giải về Bà Hom, có sách chép rằng do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch thành. Còn tên Bà Quẹo cũng đọc chệch từ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo vì khu này có một khúc quẹo rất rõ. Từ quẹo vốn cũng được đặt cho nhiều địa danh như Cống Quẹo ở xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) hay lộ Quẹo tại huyện Cần Giờ.

Ở Sài Gòn, còn nhiều tên người được gắn cho địa danh như ở quận Bình Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn tên Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết rằng, “do có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắc cầu để tiện việc đi lại, nên dân gọi là kênh, cầu Thị Nghè”.

Ngoài ra, thành phố còn nhiều tên gọi mang tên ông, bà khác như Ông Tố, Ông Bổn, Bà Lài, Bà Tàng, Bà Chiêm…


Sơn Hòa

Nguồn: Vnexpress.





Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#179 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/04/2020 - 22:21

Chợ Bà Hạt nằm trên đường Bà Hạt kéo dài từ đường Sư Vạn Hạnh cho đến Ngã 7 Cholon và bị giải thể sau năm 90
Hình ảnh chữa cháy bằng máy bay năm 1971 ở chợ Cầu Ông Lãnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#180 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8347 Bài viết:
  • 6120 thanks

Gửi vào 26/04/2020 - 03:35

QUẬN 5 - THIÊN ĐƯỜNG ẨM THỰC


Người Sài Gòn trước đây có câu nói: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1, cướp giật quận 4”, chỉ 14 chữ đã tóm tắt đủ nét đặc trưng của 4 quận nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn xưa.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người Trung Quốc xưa có câu nói: “Ăn ở Quảng Châu, mặc đồ Hàng Châu, lấy vợ Tô Châu và chết ở Liễu Châu” (Quảng Châu nổi tiếng ẩm thực, Hàng Châu nổi tiếng lụa đẹp, Tô Châu nổi tiếng gái đẹp và Liễu Châu có loại gỗ đóng quan tài rất lâu bị mục).

Trong bốn yếu tố đó, cái ăn được người Trung Quốc đưa lên hàng đầu, phải ăn ngon để tận hưởng cuộc sống. Được mệnh danh là “kinh đô mỹ vị”, thủ phủ Quảng Châu của Quảng Đông tập trung rất nhiều tinh hoa ẩm thực của Trung Quốc và giao thoa với ẩm thực thế giới. Người Quảng Đông di cư sang Việt Nam rất nhiều và văn hóa ẩm thực Quảng Đông cũng theo đó mà tụ về Chợ Lớn.


Hàng rong và quán nhỏ

Từ quận 5, nhiều hàng rong đã lan dần sang các quận khác được người Việt ưa thích. Học sinh tụ tập cổng trường không thể quên món bột chiên chảo phẳng và đặc biệt là phá lấu, món ăn được làm từ ruột và bao tử của heo hoặc bò, ướp với nước tương và ngũ vị hương rồi chưng lên cho săn kẹo lại. Phá lấu ăn với bánh mì kẹp, thậm chí ăn không. Có lần tôi chứng kiến một nhóm du khách Hong Kong hay Đài Loan, ai nấy cao lớn, trắng trẻo, mặc đẹp đẽ, sang trọng đứng ngay trên vỉa hè ăn ngon lành những xâu phá lấu của một xe hàng rong cũ mèm. Chắc họ không kìm được sự thèm muốn nếm món ăn quê nhà trên xứ lạ, như người Việt du lịch ở trời Âu rủ nhau tụ tập vào một hàng phở bên đường.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Loại xe mì này đang vắng bóng dần, rải rác còn vài tiệm có tiếng lâu năm như Tam Ký ở Cao Văn Lầu, Thiệu Ký hẻm 66 Lê Đại Hành…


Gần gũi với xe phá lấu là “ngầu dìn” hay ngưu viên, tức là mớ thịt gân bạc nhạc bỏ đi của con bò được xay nhuyễn, trộn thêm bột hấp lên thành ra cái người Việt gọi là bò viên, xâu thành xâu chấm tương đỏ, tương đen, chua chua, ngọt ngọt, thêm vị cay. Món này cũng được cho vào ăn cùng hủ tiếu thành hủ tiếu bò viên, gọi là diến phảnh. Nhưng món hủ tiếu nổi tiếng nhất của người Hoa lan rộng ra và được ưa chuộng tới tận bây giờ là hủ tiếu xào.

Tuy gọi hủ tiếu nhưng bánh sợi to như phở. Để hỗ trợ cho độ mềm của hủ tiếu là một món xào tương tự nhưng bánh chiên giòn tan là mì xào giòn. Ăn nhanh thì mì giòn tan, chậm một chút nước sốt khiến sợi mì mềm hơn nhưng vẫn còn khá dai và xốp trong miệng. À mà đã nói tới mì thì không thể quên món mì vịt tiềm đã thành thương hiệu nổi tiếng Chợ Lớn như của Hải Ký trên đường Nguyễn Trãi tồn tại hơn nửa thế kỷ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cùng với mì xá xíu, mì hoành thánh, mì người Hoa đặc trưng ở chỗ họ hay bán trên các xe gỗ rất to, đẩy đi bán rong hoặc dừng một góc đường nào đó. Mỗi chiếc xe là một tiệm mì lưu động với đủ vật dụng cần thiết. Xe dừng lại chỗ bán, người ta đẩy bản gỗ bên hông lên thành bàn, khách ngồi ăn trên ghế gỗ xếp khung sắt, khi dọn hàng xếp gọn đẩy về.

Trên thành xe là các khung kính sáng choang vẽ các tranh điển tích của Tam quốc chí, Đông Chu liệt quốc, Chinh đông chinh tây… Hệ thống tranh vẽ này rất đa dạng, mỗi xe có độ chục cái tranh. Ở cái thời sách báo khan hiếm, người viết mỗi khi được cha mẹ dẫn đi ăn mì coi như được kèm xem truyện tranh. Không chỉ mấy quán mì lưu động, có nhiều tiệm mì vẫn ưa dùng chiếc xe gỗ này vì nó khá tiện, cần đẩy ra đẩy vô chiếm vỉa hè một khúc chưa đầy mét, đương nhiên xe nhanh chóng và tiện lợi hơn khiêng mấy cái bàn cố định nhiều.

Có những con phố nổi tiếng với những tiệm ăn chuyên bán độc một loại ẩm thực như Hà Tôn Quyền chuyên bán mì sủi cảo, còn phố ăn uống bán đủ mọi thức ăn thì nhiều vô kể, tập trung trên một đoạn đường là hàng chục tiệm san sát nhau, đủ hết từ gà ác tiềm thuốc bắc cho đến đậu hũ Tứ Xuyên, lẩu hải sản, cơm gà, lưỡi heo dưa cải, cháo Tiều, hủ tíu sa tế, bánh bao, xíu mại, há cảo… đủ hết món và mùi vị. Ngồi quán này ăn rồi gọi thêm món ở quán khác cách đó vài chục mét thì phổ ky (người phục vụ) cũng sẵn sàng bưng tới tận nơi không chút phàn nàn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một tiệm ăn người Hoa xưa.


Nhà hàng Chợ Lớn

Sài Gòn cũng có nhiều nhà hàng ăn uống nhưng sự khác biệt rất lớn giữa nhà hàng quận 5 với nơi khác là nhà hàng nơi đây sáng rực với đèn màu nhấp nháy màu đỏ và nội thất bên trong cũng đỏ rực trên các cột kèo, tường mái. Màu đỏ với người Hoa là may mắn, phát tài.

Người Hoa vốn thích ăn trên lầu. Cao lầu ở Chợ Lớn không phải chỉ một lầu mà đến 5-7 lầu như Đồng Khánh, Ái Huê, Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Triều Châu, Kim Thành, Ngọc Lan Đình... buổi tối lúc nào cũng đông nghẹt khách ăn. Khách lẻ vãng lai ăn bàn nhỏ, khách đặt trước ăn bàn lớn, mỗi bàn thường cho 12 người, luôn có một người phục vụ đứng dựa vách sau lưng quan sát, phục vụ khách. Có khi khách mới mở túi lấy bao thuốc ra, vừa cầm điếu thuốc, chưa kịp thò tay tìm hộp quẹt đã thấy mồi lửa của cô/cậu phục vụ tốc hành đưa tới trước mặt.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khách liên tục ra vào đông như mắc cửi, còn thức ăn từ tầng trệt được thang máy vận chuyển lên liên tục tỏa ra các tầng, đến từng bàn, không để khách than phiền vì chờ đợi.

Món ăn Quảng Đông nhiều nhưng các vùng ẩm thực khác cũng góp mặt không ít như vịt quay Bắc Kinh, cơm chiên Dương Châu, sò huyết Tứ Xuyên, vịt rút xương Triều Châu, cơm gà Siu Siu (Hải Nam)… Ông Nguyễn Thanh Vân, Việt kiều Mỹ, kể lại: “Bên đó nhiều nhà hàng Hoa nhưng ăn không đã bằng quán Chợ Lớn. Về Việt Nam chơi, tôi toàn nhờ người quen đưa đi ăn Chợ Lớn hằng đêm. Một phần vì quen khẩu vị tuổi thơ gắn bó, phần nữa là nguyên liệu, như cơm gà Siu siu (Hải Nam) ở Mỹ thịt gà sao ngon được như gà ở Việt Nam”.

Nhất dạ đế vương

Một trong những đặc sản nổi tiếng và bí hiểm của nhà hàng Chợ Lớn, bắt chước theo mô hình ở Hong Kong được đồn thổi rất nhiều vì người thường ít ai có cơ hội được nếm trải, đó là Nhất dạ đế vương, được làm vua một đêm thỏa thích.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Không có nhiều nhà hàng có Nhất dạ đế vương, không phải vì họ không đủ sức thực hiện mà vì không có quá nhiều khách hàng bởi cái giá để làm vua ấy quá đắt. Theo đồn đại, chính tỉ phú Lý Long Thân đã chiêu đãi cho tướng Bình Xuyên Bảy Viễn một đêm Nhất dạ đế vương với cái giá tới 4 triệu đồng lúc đó. Chỉ có các đại gia, xì thẩu máu mặt Chợ Lớn hoặc quan chức, tướng lĩnh được các vị “vua không ngai” Chợ Lớn chiêu đãi mới đặt chân vào đó. Báo chí Sài Gòn đã từng tìm hiểu viết về Nhất dạ đế vương, không rõ độ chính xác bao nhiêu nhưng cũng phần nào khiến người tò mò được khai thông đôi chút.

Nhất dạ đế vương diễn ra trong một gian phòng rộng, bài trí cực kỳ sang trọng, sơn son thếp vàng lộng lẫy, “vua” được mặc long bào vàng rực, những người đi theo (nếu có) sẽ trong trang phục hoàng tử, công chúa, đại thần… ngồi trên mâm tiệc chủ trì buổi dạ yến. Phần này có vẻ cũng hơi giống dịch vụ Cơm vua ở Huế khi khách được mặc trang phục vua và hoàng hậu, ăn món ăn cung đình nhưng Nhất dạ đế vương quy mô hơn với cả một triều đình có các quan lại, cung tần mỹ nữ (là diễn viên đóng vai) vây quanh chúc tụng, rồi dàn nhạc cung đình trỗi dậy, các ca nương nhảy múa, ca hát, biểu diễn mua vui.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tiệc là những món ăn đắt tiền nhập ngoại như bào ngư, vi cá, yến, sâm nhung… được chế biến theo thực đơn cung đình Mãn Thanh cùng các loại rượu bồ đào mỹ tửu đặc biệt khác mà điểm chung đều có chức năng cường dương. Bởi vì khi tàn tiệc, tiết mục hấp dẫn nhất của “vua” là chọn cung tần cho một đêm ân ái. Cả chục “cung phi” nhan sắc tuyệt trần trong trang phục lộng lẫy lần lượt bước ra cho “vua” chọn phục vụ cuộc hoan lạc thâu đêm.

Những nhà hàng nổi tiếng nhất của dịch vụ này là Bát Đạt, Đại La Thiên và Arc-en-ciel (nay là Thiên Hồng) - vốn là nơi các đại gia thường đến ăn uống bàn bạc chuyện kinh doanh, đầu cơ tích trữ.


Phạm Trường Giang





Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

29 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 29 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |