1
232 replies to this topic
#226
Gửi vào 19/01/2022 - 08:32
Ký Ức Nữ Sinh "TRƯNG VƯƠNG" "GIA LONG" Ngày Xưa - Góc Hoài Niệm | Ký Ức Ngày Xưa
Dec 7, 2021
THEO DẤU GIÀY SÔ
Chẳng biết tại sao cũng chẳng hiểu vì lý do gì mà từ trước những năm 1975, ở miền Nam Việt Nam thường tách biệt giữa trường nam sinh và trường nữ sinh trung học. Vẫn còn nhớ như in hình ảnh của những tà áo dài trắng phất phơ trong gió, lay động theo từng bước đi duyên dáng của các nàng thiếu nữ, từ trường Gia Long đến Trưng Vương. Nó như những cánh bướm sinh động cứ lượn lờ, bay múa trong miền ký ức tươi đẹp của một thời hoài niệm ngày xưa.
.
Dec 7, 2021
THEO DẤU GIÀY SÔ
Chẳng biết tại sao cũng chẳng hiểu vì lý do gì mà từ trước những năm 1975, ở miền Nam Việt Nam thường tách biệt giữa trường nam sinh và trường nữ sinh trung học. Vẫn còn nhớ như in hình ảnh của những tà áo dài trắng phất phơ trong gió, lay động theo từng bước đi duyên dáng của các nàng thiếu nữ, từ trường Gia Long đến Trưng Vương. Nó như những cánh bướm sinh động cứ lượn lờ, bay múa trong miền ký ức tươi đẹp của một thời hoài niệm ngày xưa.
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#227
Gửi vào 23/01/2022 - 22:55
Vua hề Charlie đến Sài Gòn, tiết lộ bí mật dáng đi khật khưỡng
- 23/01/2022
Trong chuyến đến Sài Gòn, nhân cuộc phỏng vấn của báo Sài Gòn, Charlie Chaplin đã tiết lộ nguyên do dáng đi khật khưỡng của mình trên màn ảnh.
Là vua hề vang danh , nên sự xuất hiện của Charlie Chaplin (1889 - 1977) ở đất “hòn ngọc Viễn Đông”, rõ là cái tin tốt cho báo chí quan tâm săn đón. Và không chỉ Điễn tín hay Sài Gòn là báo chủ nhà, mà những báo đồng nghiệp khác, thậm chí như Ngọ báo ở tận Hà Nội, cũng chớp thời cơ, chuẩn bị bài vở công phu, để hiến độc giả về sự hiện diện của nam diễn viên hài này, ngóng đợi tài tử từ màn ảnh bước ra đời thật, “xem chiếu bóng, người mình thích cách riễu [giễu] của chú hề Charlot lắm. Nay ông Vua cười qua Đông Dương, anh em sẽ có dịp đón xem cho biết”, Ngọ báo số 2576, ra ngày 12.4.1936 chia sẻ.
Tin từ báo Điễn tín số 372, ra ngày 14.4.1936 đề ngay trang nhất Hề Charlot đả [đã] tới Saigon. Theo tin này, Charlie Chaplin cùng vợ là cô đào Paulette Goddard, đã tới Sài Gòn chiều ngày 13.4. Hai vợ chồng đi tàu đến sớm hơn dự tính một tiếng đồng hồ, và thế là, khán giả mến mộ được một phen đón hụt. Con tàu đưa hai minh tinh màn bạc tới đất Việt, là tàu Aramis, theo lời Ngọ báo số 2576.
Vẫn tờ báo tận tít Hà Nội cho hay, lịch trình di chuyển của Charlot, ấy là ở đất Đông Dương khoảng 3 tuần. Trong thời gian ấy, vợ chồng vua hề sẽ đi thăm thú những danh lam thắng cảnh Đế Thiên, Đế Thích (tức Angkor Wat, Angkor Thom của ), rồi Đà Lạt, Huế, Vinh, Hạ Long, sau đó sang đất Hồng Kông. Nhật báo Sài Gòn của anh em Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận và Hồng Tiêu đã tường thuật kỹ lưỡng về sự có mặt của Charlie Chaplin tại đất Sài Gòn. Sài Gòn số 803, ra ngày 14.4.1936, về sự có mặt của Charlot chiếm ưu thế trên trang nhất.
Với bài “Charlot” đến Saigon: Mười lăm phút với chú hề “Charlot”, báo tường thuật chi tiết sự hiện diện của vua hề. Theo đó, sau khi tàu Aramis cập cảng vào lúc 8 giờ 30 sáng, vợ chồng Charlot cùng người hầu lên bờ. Ngay lập tức, giới mộ điệu cùng với phóng viên báo chí đã chờ sẵn để đón. Nhưng đúng theo kiểu Tây phương mà nay ta vẫn thấy khi người nổi tiếng rất sợ cánh paparazzi săn ảnh và người hâm mộ làm phiền, vợ chồng Charlot cũng y vậy: “hình như mấy người danh tiếng ở Âu - Mỹ đã bị mấy anh phóng viên và thợ chụp hình phá rầy quá tay rồi nên người nào củng [cũng] sợ cái “nạn” chụp hình và phõng [phỏng] vấn lắm, đến đâu họ cũng lo trốn tránh mấy nhà làm báo như tội nhơn trốn lính. Chú hề Charlot và cô đào Paullette Goddart củng [cũng] vậy. Bởi thế nên chụp hình và phõng [phỏng] vấn được Charlot không phải là chuyễn dể [dễ]”.
Trái với lời thuật của Sài Gòn, Điễn tín số 374, ra ngày 16.4.1936 lại đưa ra một thông tin khác hẳn. Với mẩu tin Charlot đến Saigon, Lan Đình chép việc Charlot bày tỏ sự lạ lẫm của mình với đất Sài Gòn là “lạ nhứt là sự yên lặng tuyệt đối” và báo cho rằng dân ta cũng như báo chí thờ ơ với sự hiện diện của Charlot.
Vẫn lời Sài Gòn số 803, từ bến tàu, đoàn của Charlot liền kéo đến nhà hàng Continental và tránh mặt, không tiếp ai. Tuy nhiên sau đó, phóng viên của Sài Gòn đã có được 15 phút phỏng vấn. Charlie Chaplin tiếp chuyện với thái độ niềm nở, tươi cười. Khác hẳn hình ảnh anh hề trên màn ảnh, Charlie Chaplin của đời thường “trầm tĩnh, nghiêm trang, nói năng chẩm [chậm] rãi, cữ chĩ [cử chỉ] đoan trang, nét mặt hiền từ nhưng lúc nào trông củng [cũng] thấy phưởng [phảng] phất mỗi vẽ [vẻ] buồn”. Trong cuộc phỏng vấn ấy, phóng viên báo Sài Gòn được nghe vua hề nói qua về thuở hàn vi của mình, cũng như thành công hiện tại.
Trong bài phỏng vấn trên, Charlot cũng tiết lộ cho phóng viên biết nguồn cơn dáng đi khật khưỡng, ngả nghiêng rất đặc trưng của mình ở trên màn ảnh. Ấy là bắt nguồn từ một anh chàng say rượu: “Đã lâu lắm, ở Londres. Một hôm tôi đang đi dạo phố, tình cờ bổng [bỗng] thấy ở phía trước có một người say rượu đi nghiên [nghiêng] ngửa, trông không thể nào nín cười được. Tôi liền đi theo người ấy, xem cách đi đứng của va [anh ta] rất kỷ [kỹ]. Về nhà tôi tập đi đứng, bước lên cầu thang, rọc [dọc] theo vách tường, đúng y như cái kiểu của người say rượu ấy. Trong những cuốn phim sau, tôi dùng cái kiểu đi mới học ấy thì được công chúng hoan nghinh một cách đặc biệt”.
Ở đất Sài Gòn ngày 13.4, theo báo Sài Gòn số 803, thì ngày 14.4, “Charlie Chaplin và cô Paulette Goddard đã đi Đế Thiên Đế Thích rồi. Có lẻ [lẽ] ngày 17 Avril họ sẻ [sẽ] trỡ [trở] lại Saigon”. Qua Cao Miên thăm thú, Charlot quay lại Sài Gòn, rồi vua hề ra Trung Kỳ thăm đất Huế.
Ngọ báo số 2589, ra ngày 20.4.1936 cho biết ở đất kinh kỳ của nhà Nguyễn, Charlot đi thăm lăng tẩm và những nơi danh lam thắng cảnh đất này. Vua hề còn đi thăm thành phố Huế. Tiếp đó, bước chân của nhà tài tử nghề chớp bóng tới Viện Bảo tàng Khải Định rồi 10 giờ sáng ngày 19.4, cùng với Paulette Goddard đi ô tô ra Hà Nội. Khi qua cửa Tùng (Quảng Trị), đoàn dừng lại dùng bữa trưa và đến Vinh ngủ lại bữa tối trước khi ra Hà Nội.
Điểm đến tại Hà Nội của vua hề Charlie Chaplin cùng vợ mình, là khách sạn Métropôle, "ông đã gọi điện thoại tới khách sạn Métropôle để lấy phòng”. Vẫn lời Ngọ báo số 2589, Charlot dự định thăm Bắc Kỳ trong 3 ngày rồi đi thăm Hạ Long. Hành trình của vị diễn viên nổi danh với dáng đi ngật ngưỡng như say rượu ở đất Việt, đã diễn ra như thế.
Trần Đình Ba
Báo Sài Gòn số 803 phỏng vấn Charlot
T.L
- 23/01/2022
Trong chuyến đến Sài Gòn, nhân cuộc phỏng vấn của báo Sài Gòn, Charlie Chaplin đã tiết lộ nguyên do dáng đi khật khưỡng của mình trên màn ảnh.
Là vua hề vang danh , nên sự xuất hiện của Charlie Chaplin (1889 - 1977) ở đất “hòn ngọc Viễn Đông”, rõ là cái tin tốt cho báo chí quan tâm săn đón. Và không chỉ Điễn tín hay Sài Gòn là báo chủ nhà, mà những báo đồng nghiệp khác, thậm chí như Ngọ báo ở tận Hà Nội, cũng chớp thời cơ, chuẩn bị bài vở công phu, để hiến độc giả về sự hiện diện của nam diễn viên hài này, ngóng đợi tài tử từ màn ảnh bước ra đời thật, “xem chiếu bóng, người mình thích cách riễu [giễu] của chú hề Charlot lắm. Nay ông Vua cười qua Đông Dương, anh em sẽ có dịp đón xem cho biết”, Ngọ báo số 2576, ra ngày 12.4.1936 chia sẻ.
Tin từ báo Điễn tín số 372, ra ngày 14.4.1936 đề ngay trang nhất Hề Charlot đả [đã] tới Saigon. Theo tin này, Charlie Chaplin cùng vợ là cô đào Paulette Goddard, đã tới Sài Gòn chiều ngày 13.4. Hai vợ chồng đi tàu đến sớm hơn dự tính một tiếng đồng hồ, và thế là, khán giả mến mộ được một phen đón hụt. Con tàu đưa hai minh tinh màn bạc tới đất Việt, là tàu Aramis, theo lời Ngọ báo số 2576.
Vẫn tờ báo tận tít Hà Nội cho hay, lịch trình di chuyển của Charlot, ấy là ở đất Đông Dương khoảng 3 tuần. Trong thời gian ấy, vợ chồng vua hề sẽ đi thăm thú những danh lam thắng cảnh Đế Thiên, Đế Thích (tức Angkor Wat, Angkor Thom của ), rồi Đà Lạt, Huế, Vinh, Hạ Long, sau đó sang đất Hồng Kông. Nhật báo Sài Gòn của anh em Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận và Hồng Tiêu đã tường thuật kỹ lưỡng về sự có mặt của Charlie Chaplin tại đất Sài Gòn. Sài Gòn số 803, ra ngày 14.4.1936, về sự có mặt của Charlot chiếm ưu thế trên trang nhất.
Với bài “Charlot” đến Saigon: Mười lăm phút với chú hề “Charlot”, báo tường thuật chi tiết sự hiện diện của vua hề. Theo đó, sau khi tàu Aramis cập cảng vào lúc 8 giờ 30 sáng, vợ chồng Charlot cùng người hầu lên bờ. Ngay lập tức, giới mộ điệu cùng với phóng viên báo chí đã chờ sẵn để đón. Nhưng đúng theo kiểu Tây phương mà nay ta vẫn thấy khi người nổi tiếng rất sợ cánh paparazzi săn ảnh và người hâm mộ làm phiền, vợ chồng Charlot cũng y vậy: “hình như mấy người danh tiếng ở Âu - Mỹ đã bị mấy anh phóng viên và thợ chụp hình phá rầy quá tay rồi nên người nào củng [cũng] sợ cái “nạn” chụp hình và phõng [phỏng] vấn lắm, đến đâu họ cũng lo trốn tránh mấy nhà làm báo như tội nhơn trốn lính. Chú hề Charlot và cô đào Paullette Goddart củng [cũng] vậy. Bởi thế nên chụp hình và phõng [phỏng] vấn được Charlot không phải là chuyễn dể [dễ]”.
Trái với lời thuật của Sài Gòn, Điễn tín số 374, ra ngày 16.4.1936 lại đưa ra một thông tin khác hẳn. Với mẩu tin Charlot đến Saigon, Lan Đình chép việc Charlot bày tỏ sự lạ lẫm của mình với đất Sài Gòn là “lạ nhứt là sự yên lặng tuyệt đối” và báo cho rằng dân ta cũng như báo chí thờ ơ với sự hiện diện của Charlot.
Vẫn lời Sài Gòn số 803, từ bến tàu, đoàn của Charlot liền kéo đến nhà hàng Continental và tránh mặt, không tiếp ai. Tuy nhiên sau đó, phóng viên của Sài Gòn đã có được 15 phút phỏng vấn. Charlie Chaplin tiếp chuyện với thái độ niềm nở, tươi cười. Khác hẳn hình ảnh anh hề trên màn ảnh, Charlie Chaplin của đời thường “trầm tĩnh, nghiêm trang, nói năng chẩm [chậm] rãi, cữ chĩ [cử chỉ] đoan trang, nét mặt hiền từ nhưng lúc nào trông củng [cũng] thấy phưởng [phảng] phất mỗi vẽ [vẻ] buồn”. Trong cuộc phỏng vấn ấy, phóng viên báo Sài Gòn được nghe vua hề nói qua về thuở hàn vi của mình, cũng như thành công hiện tại.
Trong bài phỏng vấn trên, Charlot cũng tiết lộ cho phóng viên biết nguồn cơn dáng đi khật khưỡng, ngả nghiêng rất đặc trưng của mình ở trên màn ảnh. Ấy là bắt nguồn từ một anh chàng say rượu: “Đã lâu lắm, ở Londres. Một hôm tôi đang đi dạo phố, tình cờ bổng [bỗng] thấy ở phía trước có một người say rượu đi nghiên [nghiêng] ngửa, trông không thể nào nín cười được. Tôi liền đi theo người ấy, xem cách đi đứng của va [anh ta] rất kỷ [kỹ]. Về nhà tôi tập đi đứng, bước lên cầu thang, rọc [dọc] theo vách tường, đúng y như cái kiểu của người say rượu ấy. Trong những cuốn phim sau, tôi dùng cái kiểu đi mới học ấy thì được công chúng hoan nghinh một cách đặc biệt”.
Ở đất Sài Gòn ngày 13.4, theo báo Sài Gòn số 803, thì ngày 14.4, “Charlie Chaplin và cô Paulette Goddard đã đi Đế Thiên Đế Thích rồi. Có lẻ [lẽ] ngày 17 Avril họ sẻ [sẽ] trỡ [trở] lại Saigon”. Qua Cao Miên thăm thú, Charlot quay lại Sài Gòn, rồi vua hề ra Trung Kỳ thăm đất Huế.
Ngọ báo số 2589, ra ngày 20.4.1936 cho biết ở đất kinh kỳ của nhà Nguyễn, Charlot đi thăm lăng tẩm và những nơi danh lam thắng cảnh đất này. Vua hề còn đi thăm thành phố Huế. Tiếp đó, bước chân của nhà tài tử nghề chớp bóng tới Viện Bảo tàng Khải Định rồi 10 giờ sáng ngày 19.4, cùng với Paulette Goddard đi ô tô ra Hà Nội. Khi qua cửa Tùng (Quảng Trị), đoàn dừng lại dùng bữa trưa và đến Vinh ngủ lại bữa tối trước khi ra Hà Nội.
Điểm đến tại Hà Nội của vua hề Charlie Chaplin cùng vợ mình, là khách sạn Métropôle, "ông đã gọi điện thoại tới khách sạn Métropôle để lấy phòng”. Vẫn lời Ngọ báo số 2589, Charlot dự định thăm Bắc Kỳ trong 3 ngày rồi đi thăm Hạ Long. Hành trình của vị diễn viên nổi danh với dáng đi ngật ngưỡng như say rượu ở đất Việt, đã diễn ra như thế.
Trần Đình Ba
Báo Sài Gòn số 803 phỏng vấn Charlot
T.L
Thanked by 2 Members:
|
|
#228
Gửi vào 02/02/2022 - 20:27
XÓM LAN CHI THỜI ĐẸP XƯA
Xóm Lan Chi, xóm nhỏ với cái tên dễ thương như vậy nằm ở đâu trong thành phố này? Không mấy ai biết đó là khu xóm nằm dọc theo đoạn đường Phan Văn Trị gần khu dân cư chợ Nancy cũ ở Quận 5, áp sát đường Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ).
Tình cờ, xóm Lan Chi trở thành nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ thuộc đủ các môn nghệ thuật, thành láng giềng của nhau trong mấy chục năm trước 1975. Khu xóm này, cùng với cư xá Chu Mạnh Trinh ở Phú Nhuận trở thành hai không gian sống quần cư của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn trước đây.
Nhà thơ Nguyễn Bính vào Nam năm 1943 và cư ngụ ở xóm này. Lúc mới vào, Nguyễn Bính ở nhờ nhà người anh bà con là chủ tiệm bán nón ở Chợ Cũ trên đường Hàm Nghi. Ở được vài ngày thấy bất tiện, Nguyễn Bính theo bạn thân là nhà thơ Hoàng Tấn về chung sống ở xóm Nancy, trong căn nhà gỗ nhỏ mái lợp ngói nằm trong một thửa vườn xinh xắn có trồng hoa và mấy cây mít, xoài mà Hoàng Tấn và vài người bạn hùn nhau thuê. Nguyễn Bính thích căn nhà này lắm nên viết được một số bài thơ ở đây. Ông trìu mến đặt tên không gian sống này là Lan Chi Viên (theo âm tiết Nancy). Từ tên ngôi nhà, giới văn nghệ sĩ dùng gọi tên xóm Nancy thành xóm Lan Chi.
Là người trong cuộc, nhà thơ Hoàng Tấn trong cuốn "Nguyễn Bính, một vì sao sáng" thuật rõ chi tiết câu chuyện trên. Ông hồi tưởng: “Từ ngày có Nguyễn Bính căn nhà sáng hẳn lên. Các văn nhân thi sĩ thường tới lui đàm luận thời cuộc, nói chuyện văn chương, trao đổi ý kiến nói chuyện thơ, bình cho nhau nghe những bài văn, bài thơ sáng tác. Tới lui thường có: Thiếu Sơn, Lê Tràng Kiều, Khổng Dương, Nam Châu. Vô hình trung cái vườn nhỏ Lan Chi này thành Câu lạc bộ t*o Đàn. Đã có mặt ở đây nữ sĩ Thiện Minh, Ngân Hà, Xuân Miễn, Nguyễn Đức Hinh, nhưng ăn dầm nằm dề nhiều nhất là Hoàng Phố, Trúc Khanh và Thanh Bình. Ngoài ra còn một số bạn bè sinh viên học sinh yêu thơ mến mộ tài năng Nguyễn Bính tới lui thăm hỏi làm quà, kết nghĩa”.
Nhà thơ Đông Hồ xưa cũng ở xóm này nhưng không rõ trong khoảng thời gian nào. Trước nhà ông có trồng hai cây liễu nên Đông Hồ được gọi là Nhị Liễu tiên sinh.
Tại ngôi nhà nhỏ xóm này, Tết Giáp Thân năm 1944, Nguyễn Bính cho ra đời bài "Xuân vẫn tha hương" mà ông thức trắng đêm để viết. Ông nói với Hoàng Tấn: “Trước đây tôi đã có bài Xuân tha hương rồi. Nay có bài Xuân vẫn tha hương, rồi đây sẽ còn Xuân lại tha hương và biết đâu còn bài Xuân cứ tha hương trước khi bài Xuân cố hương ra đời”. Bài thơ dài và có những câu thơ gây xúc động, như mọi bài thơ của Nguyễn Bính:
Đêm ba mươi Tết quê người cũng,
Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương….
Chị ạ, em không người nước Sở,
Nhớ nhà đâu mượn địch Trương Lương.
Đất khách tình dâng hòa mắt lệ,
Ôi nhà! Ôi chị! Ôi quê hương!
Nhưng “thơ suông rượu nhạt” mãi ở Lan Chi cũng chán, nhất là khi bạn bè ai cũng bận việc kiếm sống nên để Nguyễn Bính nhiều khi ở nhà lủi thủi một mình. Thú vui xê dịch lại dấy lên, ông thường bỏ nhà đi ngao du sơn thủy từ vài ngày đến hàng tuần mới về. Ông quay lại Chợ Cũ, đến trường đua Phú Thọ, sang Gia Định hoặc sang Cầu Kinh (nay là khu cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh) với bạn bè. Trong một cú sốc vì đụng chạm với một nhà giàu xem trọng tiền bạc, Nguyễn Bính than thở:
Ở lại kinh thành với bút nghiên
Đêm đêm quán trọ thức thi đèn
Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ
Thiên hạ đem thơ đọ với tiền!
Ông lại trở về vườn nhỏ Lan Chi cùng bạn Hoàng Tấn. Ở đó, với ba tờ giấy hồng điều dài thậm thượt, Nguyễn Bính lấy bút lông mực Tàu chép lại bài thơ Hà Tiên, người xóm rẫy treo giữa phòng khách. Bài thơ chạy dọc hơn nửa bức vách gỗ đập vào mắt mọi người. Hoàng Tấn kể: “Với màu đỏ nhạt duyên dáng của giấy hồng điều, như một vầng trăng dịu hiền nổi lên trên nền trời thu tháng tám. Bên cạnh lư trầm luôn ngát hương, bài thơ đặt đúng chỗ gây biết bao gợi cảm và làm cho căn phòng ngào ngạt một không khí thơ”.
Khu chợ Nancy đã có thời thơ mộng như vậy với nhà thơ Nguyễn Bính. Hai tri kỷ “uống rượu làm thơ, coi chuyện làm báo làm bung chán mớ đời này là một giấc bướm, một giấc Nam Kha chưa chín nồi kê”.
***
Cuộc sống thời chiến càng lúc càng khó khăn, nguy cơ đói đe dọa. Cả nhóm phải dọn đi nơi khác, từ giã xóm Lan Chi. Nguyễn Bính theo bạn về Bà Chiểu sống trong một căn nhà rộng, sau nhà có ao thả cá. Ông lại uống rượu, ngâm thơ hút thuốc bên bờ ao. Cái ao ngắm trăng lại được nhà thơ đặt tên “Ngoạn Nguyệt Trì”, như ngày xưa ông đặt tên cho xóm nghèo Nancy.
Xóm Lan Chi từ độ vắng bóng Nguyễn Bính trở lại thành xóm chợ Nancy bình thường, ồn ào chợ búa. Chỉ có mỗi Nguyễn Bính tạo thành một huyền thoại đẹp và ngắn ngủi như vậy, giống như cuộc đời của ông.
Sau năm 1954, lại có một thế hệ nghệ sĩ về khu này sinh sống. Anh Hữu Thạnh, nhạc sĩ chơi đàn ở phòng trà Văn Cảnh trước 1975 cho rằng khu đó tụ được nhiều văn nghệ sĩ vì rất tiện ra trung tâm thành phố, lại không xa phòng trà Anh Vũ là phòng trà có sớm nhất ở Sài Gòn nằm ngay khu ngã tư quốc tế. Xóm Lan Chi tiếp tục là nơi sinh sống của học giả Hồ Hữu Tường, nhà phê bình văn học Thượng Sỹ, nhà văn Thanh Nam, nghệ sĩ Bạch Tuyết, nhạc sĩ Hoàng Trọng, nghệ sĩ sáo trúc Nguyễn Đình Nghĩa và vợ là nhà văn Ngô Thị Diệu Tân, nhà văn kiêm họa sĩ Tạ Tỵ và nhà thơ Tô Kiều Ngân. Nhà báo Lô Răng Phan Lạc Phúc từng nhắc nhiều kỷ niệm thú vị về bạn bè văn nghệ sĩ của ông ở đây trong một bài viết. Ông kể, nhà văn Thanh Nam vào Sài Gòn từ năm 1953 đã đến đây cư ngụ. Cùng một nhà còn có nhà thơ Thái Thủy, một kịch sĩ cũng là giọng ngâm nổi tiếng ban t*o Đàn là Hoàng Thư và một nhà báo. Họ “ở với nhau, không có đàn bà, không có trẻ con, ăn uống tùy tiện, tối đến sải chiếu ra, chăng màn ngủ, mỗi anh một góc, không phiền ai”, “Nhà một lũ độc thân nên anh em dễ dàng hội họp, gặp nhau ‘phùng trường tác hí’. Sải chiếu ra, ăn nhậu dài dài”. Thời gian đó, khách đến chơi còn là “nhà thơ đàn anh Đinh Hùng có khả năng đặc biệt vừa nằm vừa viết văn chương t*o Đàn mà chữ nghĩa vẫn rồng bay phượng múa. Có ông Vũ Khắc Khoan gõ muỗng vào ly mà ‘Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu!’. Có ông Mai Thảo với ông Phạm Đình Chương rượu uống tì tì, càng uống mặt càng tái đi. Có ông Anh Ngọc say ngất ngư mà vẫn hát ‘Anh đến thăm em một chiều mưa’. Có ông Tạ Tỵ ngày Tết chạy sang, sải chiếu ra, rút bất”.
Bức tranh toàn cảnh về khu hẻm văn nghệ sĩ độc đáo này sau này chỉ có thể lặp lại ở một nơi khác thanh lịch và quy củ hơn là cư xá Chu Mạnh Trinh ở Phú Nhuận. Cả hai đều đáng được gọi ngõ “văn nghệ”. “Từ chợ Nancy quẹo vô ngõ Phan Văn Trị là nhà của nhà văn, nhà thơ kiêm ‘sáo sĩ’ Tô Kiều Ngân. Đi thêm dăm chục bước chân là nhà Thanh Nam. Trước cửa nhà Thanh Nam là nhà Tạ Tỵ họa sĩ, văn, thi sĩ. Ngay cạnh nhà Thanh Nam là nhà ban hợp ca Hạc Thành của anh em nhạc sĩ Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần, Hồng Hảo. Xế bên kia một chút là nhà của ký giả lão thành Thượng Sỹ, nhà phê bình, điểm sách trên tờ Tin Mới của Hà Nội năm xưa”.
Có lẽ người ở đây lâu nhất, sau khi đi xa một thời gian lại quay về đây sống là họa sĩ kiêm nhà văn, nhà thơ Tạ Tỵ. Ông sống ở đây từ thập niên 1960, sau sang Mỹ sống gần hai mươi năm rồi hồi hương về xóm cũ Nancy sống cùng con và mất ở đây năm 2004. Trong cuốn Hồi ký Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi, Tạ Tỵ kể nhà phê bình Thượng Sỹ, cùng di cư vào Nam và về sống cùng xóm, mỗi ngày đạp xe đến chỗ làm là Đài Phát thanh Sài Gòn khá xa, mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Ông luyến nhớ kỷ niệm xưa, khi họa sĩ Nguyễn Gia Trí đến thăm ngày Mùng Một Tết, đứng thật lâu xem từng bức tranh của Tạ Tỵ nhưng không nói gì, chỉ thấy đôi kính cận dầy cộp, cứ đưa lên hạ xuống nhiều lần.
Tôi gặp lại không khí êm đềm của khu xóm Lan Chi qua trang thư của một cư dân ngày xưa ở đây, anh Lê Quang Hiển, nay đã vào tuổi bảy mươi, sống trong xóm cách nay hơn sáu mươi năm trước. Gia đình anh dọn về sống trong căn nhà số 18/16 Phan Văn Trị năm 1957. Chú bé Hiển mới được bảy tuổi, học ở trường tiểu học Trương Minh Ký (nay là trường tiểu học Nguyễn Thái Học, góc đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học). Anh kể, trong mắt nhìn của cậu bé trên dưới mười tuổi, khu xóm của anh, hẻm 18 ngày xưa yên bình và dễ thương, không xa lạ và ồn ào như lần duy nhất anh về thăm lại năm 2005, sau 44 năm rời xa. Ngày xưa hẻm còn rộng, xe hơi chạy vào thoải mái, hầu như nhà nào cũng có hàng hiên với vòng rào thấp, nhiều nhà có giàn hoa giấy. Hẻm 18 chia thành hai khu riêng biệt. Từ đầu hẻm vào đến căn nhà số 20 là khu nhà giàu, kế nhà bà Phúc là một ngã ba có ngôi mộ cổ tròn nhìn rất xưa có cây trứng cá to trồng kế bên mà thỉnh thoảng đám con nít trong xóm trèo lên hái ăn. Từ ngã ba đó trở đi đến các con hẻm khác thông ra đường Nguyễn Trãi bây giờ, được gọi là xóm nhà nghèo vì đa số là nhà vách gỗ mái tôn của những người lao động nghèo. Họ ít đi ngang qua khu nhà phía trên trừ buổi tối rất nhộn nhịp kéo nhau ra cây phông-tên nước ngoài đường Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ) để hứng nước gánh về xài. Vị trí cây phông-tên nước đó nằm đối diện nhà nghệ sĩ Bạch Tuyết. Thời đó Bạch Tuyết vừa mới nổi tiếng trong giới cải lương.
Anh nhớ đa số người sống trong hẻm 18 xóm Nancy thời đó là người Bắc di cư vào Nam năm 1954, hầu hết là nghệ sĩ thuộc đủ các bộ môn, ai nấy đều ăn bận lịch sự, đàn ông ra đường chạy xe Lambretta hay Vespa thắt cravate khác hẳn những người trong xóm. Nhà thi sĩ Tô Kiều Ngân ở đầu hẻm. Vào trong hẻm, bên số chẵn là nhà họa sĩ Tạ Tỵ có chiếc xe hơi Simca màu trắng. Thỉnh thoảng chú bé Hiển đi ngang, đứng lại nhìn qua cửa sổ để ngắm mấy bức tranh ông bày trên tường. Trong mắt chú bé, tranh gì thật quái lạ, vẽ người nhưng đầu thì móp méo, mắt ở một nơi còn mũi thì chẳng biết ở chỗ nào, mãi sau này mới biết ông họa sĩ vẽ theo lối lập thể như Picasso. Hiển nhớ họa sĩ Tạ Tỵ rất hiền, thấy thằng con nít nghiêng đầu nhìn tranh, ông chỉ cười.
Đối diện nhà của họa sĩ Tạ Tỵ là con hẻm cụt có khoảng hơn chục căn nhà. Đây là khu nhà của các ca sĩ ở đài phát thanh, nhà nào cũng trồng hoa trước hiên rất đẹp. Đáng nhớ nhất trong hẻm 18 là căn nhà số 18/18 sát vách nhà Hiển. Đó là nhà của nhạc sĩ Hoàng Trọng, người được mệnh danh là vua Tango, tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng như Gió mùa xuân tới, Dừng bước giang hồ, Mộng ban đầu, Ngàn thu áo tím,… Ông Hoàng Trọng thích nuôi chim yến nên dành cả một bức tường để treo các lồng chim đủ màu, đứng kế bên rào là nghe chúng hót inh ỏi. Ông có hai người con trai và một cô con gái út. Hai người con trai lớn là anh Đô và anh Pha (có khi nghe gọi tên là Cung). Cô con gái út tên là Bạch La. Gia đình ông sống khép kín, ít khi thấy xuất hiện ngoại trừ cuối tuần mới thấy ông dắt chiếc xe Vespa ra để đi công việc. Chú bé Hiển nhớ kỷ niệm nhỏ, vào năm 1961 khi chuẩn bị thi vào Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) để mong được vào trường Pétrus Ký thì thấy cô Bạch La đứng bên hàng rào vẫy tay gọi, đưa cho hộp bánh LU của Pháp và nói: “Bố em bảo tặng cho anh!”. Thằng bé mười một tuổi lúc ấy cảm thấy giống như bị sét đánh, ú ớ chẳng nhớ lúc đó có nói được gì không, từ đó thành… tương tư cô hàng xóm (!). Tội nghiệp cái hộp bánh LU bị giấu kỹ lâu lắm mới lấy ra ăn. Mấy tháng sau, gia đình Hiển dời nhà đi nơi khác, nhưng câu chuyện sáu mươi năm trước đó anh nhớ đến bây giờ.
Tuy chỉ sống ở xóm Nancy bốn năm, anh Hiển nhớ nhất con hẻm thời con nít này. Anh viết trong thư: “Tôi chỉ muốn giữ cho mình kỷ niệm của ngày xưa chứ không phải hẻm 18 của bây giờ. Khi tôi về tìm lại vào năm 2005, con hẻm thay đổi quá nhiều, lạnh lùng và vô hồn”.
Cuộc tụ họp nào rồi cũng có lúc tan. Có thể đó là thời điểm 1975 hay trước nữa Trong số khách lui tới, có lẽ nhà thơ Đinh Hùng ra đi sớm nhất, năm 1967. Thanh Nam, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Vũ Khắc Khoan, Nhật Bằng và cả Phan Lạc Phúc sang sống ở nước ngoài sau 1975 đều đã mất. Đông Hồ, Hồ Hữu Tường, Tô Kiều Ngân, Thượng Sỹ, Nguyễn Đình Nghĩa, Hoàng Thư cũng không còn… Khi trở lại căn nhà cũ hẻm 18, họa sĩ Tạ Tỵ hẳn có tâm trạng giống như anh Hiển, có lẽ còn hụt hẫng nhiều lần hơn với muôn vàn kỷ niệm ở đây. Hẻm Phan Văn Trị giờ trở thành con đường nhỏ với nhà cửa san sát, không còn dấu vết thửa vườn xinh xắn có trồng hoa và cây mít cây xoài của Hoàng Tấn và Nguyễn Bính từng sống, cũng như cái sân vuông nhà “ngâm sĩ” Hoàng Thư ban t*o Đàn tập múa bài Trấn thủ lưu đồn… Không còn cả cái tên xóm Lan Chi thơ mộng, chỉ còn chút vết tích trên vài trang viết không mấy ai để ý.
PHẠM CÔNG LUẬN
(Trích trong cuốn “Với ngày như lá tháng như mây…” – công ty sách Phương Nam xuất bản 2022)
Thanked by 3 Members:
|
|
#229
Gửi vào 19/02/2022 - 16:34
HÀNG XANH TRĂM NĂM ĐI QUA
Hàng Xanh không phải là một khu vực cuốn hút với những ai thích đời sống đô thị. Ở đó không có những ngôi nhà mái ngói thấp thoáng dưới bóng cây như ở Bà Chiểu, khu ngã tư Bình Hòa, cũng không có những con hẻm vắng vẻ như vài nơi ở Phú Nhuận. Hàng Xanh ồn ào, hay có xe lớn qua lại, trời mưa hay ngập nước. Đi ngang Hàng Xanh mùa nắng thì nắng chói, bụi mù, xe tải chạy ầm ầm giữa ngã tư rộng lớn, cái cầu sừng sững.
Hàng Xanh cũng có lúc êm đềm. Nhưng đó là một thời đã xa hàng trăm năm trước. Trong truyện “Chị Đào chị Lý” của nhà văn Hồ Biểu Chánh xuất bản năm 1957, ông kể cách ba mươi năm về trước, tức khoảng cuối thập niên 1920, “những người giàu có với những khách tầm hoa, chiều chiều hay mướn xe cyclo đi hóng gió. Hễ đi vòng chợ Bà Chiểu mà qua khỏi chợ Thị Nghè, thì từ mũi tàu, là chỗ sở Trường Tiền dượt thi đặng phát giấy phép lái xe hơi, vòng qua tới Cầu Mới, là ranh châu thành Bà Chiểu, hai bên đường đều là ruộng rẫy sình lầy, quang cảnh vắng vẻ im lìm, giống như quang cảnh thôn quê đồng bái. Nếu ở Thị Nghè mà ngó thẳng xuống cầu Kinh Thanh Đa thì thấy mấy đám dừa nước xơ rơ, gió chiều thổi tàu lá xông lên rồi oặt xuống như chào khách nhàn du, lại có mấy cây bần rạch đứng chần ngần theo mé xẻo, dưới gốc lác mọc bao chung quanh như lác trìu mến không nỡ bỏ bần, còn bần như tiếc nước ròng nên đứng ngóng trông nuớc mau lớn lại”. Ông kể xóm Hàng Xanh ngày trước chỉ có vài ba cái chòi lá nhỏ, lại nằm cách xa nhau, có lẽ do người chủ cố ý dấu kín đời sống nghèo khổ của mình, tránh cho khuất mắt dòm ngó của thiên hạ.
Chú Nguyễn Cương Phú đang sống bên Úc, nay đã hơn tám mươi tuổi bồi hồi kể với người viết bài: “Hai chữ Hàng Xanh gợi lại trong tôi nhiều kỷ niệm thời thập niên 1940. Lúc ấy đường mang tên Avenue de l’Inspection, nay là đường Bạch Đằng. Hồi ấy nhà mẹ tôi ở gần chợ Bà Chiểu nên khi có việc tôi thường đi lại trên con đường này. Ngày ấy, hai bên đường có hàng cây Sanh toả bóng mát trên nền cỏ lề đường (đây là khởi nguồn cái tên Hàng Sanh, sau gọi trại đi là Hàng Xanh- PCL). Hai bên là đồng ruộng, xa xa có chùa Sư Muôn, nay là Long Vân Tự, lúc đó là ngôi chùa duy nhứt mà các nữ tu ở đây đều phải tự sản xuất, tự làm ruộng để sống. Chùa rất đông thiện nam tín nữ đến viếng cảnh chùa. Tôi chỉ là một chú bé tự đến chùa xin mua xâu chuỗi bồ đề 18 hột”.
Chú kể có một chuyện xảy ra gây chấn động dư luận thời đó ở khu vực này. Nơi đây năm 1945 có một cuộc họp mặt của các sĩ quan Nhật vừa sau khi họ được tin Thiên Hoàng đầu hàng vô điều kiện với Đồng minh. Họ cùng nhau uống chén rượu chia ly rồi lần lượt tự… harakiri, tức là mổ bụng tự sát tập thể. Cũng trên con đường này lúc đó, khi Việt Minh cướp chính quyền, có một “đại ca” tên là Ba Nhỏ, đứng đầu một tổ chức băng đảng ở đây. Có người nói ông này là đàn em của Bảy Viễn, tướng cướp Bình Xuyên. Lấy danh nghĩa thuộc quân kháng chiến, Ba Nhỏ lợi dụng lúc lộn xộn giết chết khá nhiều người dân vô tội. Có chuyện kể rằng: một đôi vợ chồng lớn tuổi người Bắc đi chợ lúc về đi ngang trạm kiểm soát của Ba Nhỏ. Lính của ông ta kiểm tra trong giỏ lấy ra một miếng thịt heo bọc trong tàu là chuối. Sau một hồi ngắm nghía, tên trưởng trạm phán: “Lá chuối màu xanh, thịt mỡ (thịt ba rọi) màu trắng, thịt nạc màu đỏ. À, xanh - trắng - đỏ.... tượng trưng cho cờ Pháp. Như vậy đây là gián điệp của Pháp!”. Rồi chúng lôi hai vợ chồng này ra giữa đồng bắn luôn.
Thời điểm đó con đường Hàng Xanh vắng ngắt, hầu như không có người qua lại. Có lẽ phải đến khoảng thập niên 1950, nhất là sau 1954, khu Hàng Xanh mới đông đúc, khi người Bắc di cư vào và có một số người mua đất cất nhà ở đây sống cùng dân địa phương. Truyện “Chị Đào chị Lý” ghi nhận: “Khúc đường từ chợ Thị Nghè sang chợ Bà Chiểu mới có mấy năm nay mà nó nổi danh xóm Hàng Xanh rộn rực tưng bừng. Quang cảnh đìu hiu ngày trước đã biến thành quang cảnh náo nhiệt không thua gì Phú Nhuận, Hòa Hưng, Vườn Lài hay Xóm Chiếu. Hai bên đường nhà phố cất liên tiếp giáp hết không còn chỗ trống mà chen vô ở được nữa. Tối ngày thiên hạ qua lại dập dìu, lại thêm đủ thứ xe tranh nhau chạy rần rần không ngớt”. Lúc đó, họa sĩ Duy Thanh trong nhóm Sáng Tạo đã di cư vào Nam. Ông cùng vợ là ký giả Trúc Liên về sống ở Hàng Xanh. Lúc đó, tuy đã đông đúc hơn nhưng Hàng Xanh còn nên thơ với trước nhà có dòng rạch, có cái cầu ván bắc qua, theo lời kể của nhà văn Hồ Trường An trong cuốn “Cõi ký ức trăng xanh”. Phía xa nhà Họa sĩ Duy Thanh, hai bên hè là bãi dừa nước. Khi nước lớn, chung quanh nhà trở thành một bãi loáng bạc mênh mông. Ngôi nhà rộng ba căn, mái lợp ngói âm dương, xây cheo leo trên mảnh đất con con trồng đủ lọai cây cảnh như cây lẻ bạn lá tím hồng, cây mít kiểng lá xanh điểm chấm vàng, loài môn kiểng lá xanh điểm chấm đỏ, cây chuối nước hoa vàng điểm chấm đỏ, thêm tre ngà, trúc biếc, trắc bách diệp…
Hồi xưa, khu Hàng Xanh nằm trên đường thiên lý từ Sài Gòn ra Bắc ở thế kỷ 18. Thời đó, muốn đi Biên Hòa hay phía Bắc, khách phải đi đò chạy dọc theo bờ sông, còn đường bộ thì lầy lội toàn là ruộng với ao. Ông quan Điều Khiển Nguyễn Hữu Doãn cho giăng dây, vạt đường thẳng. Chỗ nào bùn lầy thì đặt cây và đất, gặp mương ngòi thì gác cầu, tạo thành con đường thẳng tắp nối liền trung tâm lỵ sở tỉnh Gia Định băng qua cầu Sơn đến bến đò Bình Đông, qua sông đến Biên Hòa. Đó là con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày nay chạy từ trung tâm Sài Gòn qua cầu Thị Nghè, ngang qua ngã ba Hàng Xanh, Cầu Sơn rồi băng qua Thạnh Đa, Bình Quới. Bây giờ, người ta vẫn gọi và viết là Hàng Xanh, dù tên gọi đúng phải là Hàng Sanh.
Hồi tôi còn trẻ ở những năm 1990, từ Phú Nhuận ra tới Hàng Xanh là thấy sắp được ra ngoại thành xanh mướt, được lên Thanh Đa ăn cháo vịt hay xuống “Câu lạc bộ dưới nước” chơi. Nếu không đi hướng đó thì qua cầu Sài Gòn, xuống dưới chân cầu rẽ phải vào khu du lịch Hồ Gia Trang ăn uống và bơi dưới hồ tắm. Có lần, tôi ghé thăm một bác người Huế ở gần ngã ba Hàng Xanh. Ngôi nhà xây từ thời Pháp của bác, có lẽ ngày xưa có sân rộng với cổng sát mặt đường. Sau mấy lần mở đường, cổng nhà áp sát cửa ra vào, chừa lại một khoảng sân hẹp đủ để chiếc xe gắn máy. Bên trong khá yên tĩnh với nội thất của một biệt thự xưa, như với sách vở tiếng Pháp, bàn buya-rô gỗ quý lên nước đặt trong góc nhà tối… Căn phòng như phong kín quá khứ cả nửa thế kỷ trước, thời trước khi người Mỹ đến với hàng đoàn xe cam nhông tải nặng mười tám bánh và Hàng Xanh còn vắng vẻ và tịnh yên giống như trăm năm trước.
Từ ngã ba Hàng Xanh về Phú Nhuận, tôi đi ngang dãy nhà bán đồ đồng thờ tự đoạn gần chợ Bà Chiểu mà thấy nhớ nhiều những cái Tết khi cha mẹ còn sống, tôi thường lên đây mua dầu đánh đồng và đèn trang trí bàn thờ. Những cái Tết nay đã rất xa.
Phạm Công Luận
Báo Người Việt xuân 2022
Tranh minh họa: Kha Liêm
Viết thêm sau khi đăng bài:
Năm 2015, tôi ra cuốn “Sài Gòn chuyện đời của phố” tập 2, trong đó có bài “Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng”, có một đoạn về khu Hàng Xanh: “Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng xưa rất vắng vẻ có trồng nhiều cây sanh có rể phụ như cây đa, cây si... Vài người già ở Bà Chiểu luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh, như lâu nay”. Thực tế cho thấy Hàng Sanh là tên đường do dân gian đặt ra dựa theo hàng cây Sanh hai bên đường, cũng như đường Lê Văn Duyệt hiện nay xưa được gọi là đường Hàng Bàng vì hai bên đường trồng nhiều cây bàng. Đó là những cái tên không chính thức do dân gian đặt ra nên nguy cơ bị hiểu sai và gọi trại đi là điều dễ hiểu (thực tế có những tên đường chính thức vẫn bị viết sai như đường Trương Quốc Dụng ở Phú Nhuận thành đường Trương Quốc Dung, hoặc đường Sương Nguyệt Anh ở quận 1 thành Sương Nguyệt Ánh). Xem trên bản đồ Sài Gòn – Gia Định của nhà xuất bản Mặc Lâm và hãng Esso tặng độc giả khoảng đầu thập niên 1970 thì không ghi chú địa danh Hàng Xanh hay Hàng Sanh. Cho dù biết tên gốc là Hàng Sanh, bài viết này dùng tên Hàng Xanh để dễ nhận diện vì hiện nay trên văn bản sách báo hầu như đều dùng tên Hàng Xanh dù không đúng với gốc gác tên của nó. Trong bài tôi có chú thích rõ nhưng ngắn gọn ở phần chuyện kể của bác Phú.
Hàng Xanh không phải là một khu vực cuốn hút với những ai thích đời sống đô thị. Ở đó không có những ngôi nhà mái ngói thấp thoáng dưới bóng cây như ở Bà Chiểu, khu ngã tư Bình Hòa, cũng không có những con hẻm vắng vẻ như vài nơi ở Phú Nhuận. Hàng Xanh ồn ào, hay có xe lớn qua lại, trời mưa hay ngập nước. Đi ngang Hàng Xanh mùa nắng thì nắng chói, bụi mù, xe tải chạy ầm ầm giữa ngã tư rộng lớn, cái cầu sừng sững.
Hàng Xanh cũng có lúc êm đềm. Nhưng đó là một thời đã xa hàng trăm năm trước. Trong truyện “Chị Đào chị Lý” của nhà văn Hồ Biểu Chánh xuất bản năm 1957, ông kể cách ba mươi năm về trước, tức khoảng cuối thập niên 1920, “những người giàu có với những khách tầm hoa, chiều chiều hay mướn xe cyclo đi hóng gió. Hễ đi vòng chợ Bà Chiểu mà qua khỏi chợ Thị Nghè, thì từ mũi tàu, là chỗ sở Trường Tiền dượt thi đặng phát giấy phép lái xe hơi, vòng qua tới Cầu Mới, là ranh châu thành Bà Chiểu, hai bên đường đều là ruộng rẫy sình lầy, quang cảnh vắng vẻ im lìm, giống như quang cảnh thôn quê đồng bái. Nếu ở Thị Nghè mà ngó thẳng xuống cầu Kinh Thanh Đa thì thấy mấy đám dừa nước xơ rơ, gió chiều thổi tàu lá xông lên rồi oặt xuống như chào khách nhàn du, lại có mấy cây bần rạch đứng chần ngần theo mé xẻo, dưới gốc lác mọc bao chung quanh như lác trìu mến không nỡ bỏ bần, còn bần như tiếc nước ròng nên đứng ngóng trông nuớc mau lớn lại”. Ông kể xóm Hàng Xanh ngày trước chỉ có vài ba cái chòi lá nhỏ, lại nằm cách xa nhau, có lẽ do người chủ cố ý dấu kín đời sống nghèo khổ của mình, tránh cho khuất mắt dòm ngó của thiên hạ.
Chú Nguyễn Cương Phú đang sống bên Úc, nay đã hơn tám mươi tuổi bồi hồi kể với người viết bài: “Hai chữ Hàng Xanh gợi lại trong tôi nhiều kỷ niệm thời thập niên 1940. Lúc ấy đường mang tên Avenue de l’Inspection, nay là đường Bạch Đằng. Hồi ấy nhà mẹ tôi ở gần chợ Bà Chiểu nên khi có việc tôi thường đi lại trên con đường này. Ngày ấy, hai bên đường có hàng cây Sanh toả bóng mát trên nền cỏ lề đường (đây là khởi nguồn cái tên Hàng Sanh, sau gọi trại đi là Hàng Xanh- PCL). Hai bên là đồng ruộng, xa xa có chùa Sư Muôn, nay là Long Vân Tự, lúc đó là ngôi chùa duy nhứt mà các nữ tu ở đây đều phải tự sản xuất, tự làm ruộng để sống. Chùa rất đông thiện nam tín nữ đến viếng cảnh chùa. Tôi chỉ là một chú bé tự đến chùa xin mua xâu chuỗi bồ đề 18 hột”.
Chú kể có một chuyện xảy ra gây chấn động dư luận thời đó ở khu vực này. Nơi đây năm 1945 có một cuộc họp mặt của các sĩ quan Nhật vừa sau khi họ được tin Thiên Hoàng đầu hàng vô điều kiện với Đồng minh. Họ cùng nhau uống chén rượu chia ly rồi lần lượt tự… harakiri, tức là mổ bụng tự sát tập thể. Cũng trên con đường này lúc đó, khi Việt Minh cướp chính quyền, có một “đại ca” tên là Ba Nhỏ, đứng đầu một tổ chức băng đảng ở đây. Có người nói ông này là đàn em của Bảy Viễn, tướng cướp Bình Xuyên. Lấy danh nghĩa thuộc quân kháng chiến, Ba Nhỏ lợi dụng lúc lộn xộn giết chết khá nhiều người dân vô tội. Có chuyện kể rằng: một đôi vợ chồng lớn tuổi người Bắc đi chợ lúc về đi ngang trạm kiểm soát của Ba Nhỏ. Lính của ông ta kiểm tra trong giỏ lấy ra một miếng thịt heo bọc trong tàu là chuối. Sau một hồi ngắm nghía, tên trưởng trạm phán: “Lá chuối màu xanh, thịt mỡ (thịt ba rọi) màu trắng, thịt nạc màu đỏ. À, xanh - trắng - đỏ.... tượng trưng cho cờ Pháp. Như vậy đây là gián điệp của Pháp!”. Rồi chúng lôi hai vợ chồng này ra giữa đồng bắn luôn.
Thời điểm đó con đường Hàng Xanh vắng ngắt, hầu như không có người qua lại. Có lẽ phải đến khoảng thập niên 1950, nhất là sau 1954, khu Hàng Xanh mới đông đúc, khi người Bắc di cư vào và có một số người mua đất cất nhà ở đây sống cùng dân địa phương. Truyện “Chị Đào chị Lý” ghi nhận: “Khúc đường từ chợ Thị Nghè sang chợ Bà Chiểu mới có mấy năm nay mà nó nổi danh xóm Hàng Xanh rộn rực tưng bừng. Quang cảnh đìu hiu ngày trước đã biến thành quang cảnh náo nhiệt không thua gì Phú Nhuận, Hòa Hưng, Vườn Lài hay Xóm Chiếu. Hai bên đường nhà phố cất liên tiếp giáp hết không còn chỗ trống mà chen vô ở được nữa. Tối ngày thiên hạ qua lại dập dìu, lại thêm đủ thứ xe tranh nhau chạy rần rần không ngớt”. Lúc đó, họa sĩ Duy Thanh trong nhóm Sáng Tạo đã di cư vào Nam. Ông cùng vợ là ký giả Trúc Liên về sống ở Hàng Xanh. Lúc đó, tuy đã đông đúc hơn nhưng Hàng Xanh còn nên thơ với trước nhà có dòng rạch, có cái cầu ván bắc qua, theo lời kể của nhà văn Hồ Trường An trong cuốn “Cõi ký ức trăng xanh”. Phía xa nhà Họa sĩ Duy Thanh, hai bên hè là bãi dừa nước. Khi nước lớn, chung quanh nhà trở thành một bãi loáng bạc mênh mông. Ngôi nhà rộng ba căn, mái lợp ngói âm dương, xây cheo leo trên mảnh đất con con trồng đủ lọai cây cảnh như cây lẻ bạn lá tím hồng, cây mít kiểng lá xanh điểm chấm vàng, loài môn kiểng lá xanh điểm chấm đỏ, cây chuối nước hoa vàng điểm chấm đỏ, thêm tre ngà, trúc biếc, trắc bách diệp…
Hồi xưa, khu Hàng Xanh nằm trên đường thiên lý từ Sài Gòn ra Bắc ở thế kỷ 18. Thời đó, muốn đi Biên Hòa hay phía Bắc, khách phải đi đò chạy dọc theo bờ sông, còn đường bộ thì lầy lội toàn là ruộng với ao. Ông quan Điều Khiển Nguyễn Hữu Doãn cho giăng dây, vạt đường thẳng. Chỗ nào bùn lầy thì đặt cây và đất, gặp mương ngòi thì gác cầu, tạo thành con đường thẳng tắp nối liền trung tâm lỵ sở tỉnh Gia Định băng qua cầu Sơn đến bến đò Bình Đông, qua sông đến Biên Hòa. Đó là con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày nay chạy từ trung tâm Sài Gòn qua cầu Thị Nghè, ngang qua ngã ba Hàng Xanh, Cầu Sơn rồi băng qua Thạnh Đa, Bình Quới. Bây giờ, người ta vẫn gọi và viết là Hàng Xanh, dù tên gọi đúng phải là Hàng Sanh.
Hồi tôi còn trẻ ở những năm 1990, từ Phú Nhuận ra tới Hàng Xanh là thấy sắp được ra ngoại thành xanh mướt, được lên Thanh Đa ăn cháo vịt hay xuống “Câu lạc bộ dưới nước” chơi. Nếu không đi hướng đó thì qua cầu Sài Gòn, xuống dưới chân cầu rẽ phải vào khu du lịch Hồ Gia Trang ăn uống và bơi dưới hồ tắm. Có lần, tôi ghé thăm một bác người Huế ở gần ngã ba Hàng Xanh. Ngôi nhà xây từ thời Pháp của bác, có lẽ ngày xưa có sân rộng với cổng sát mặt đường. Sau mấy lần mở đường, cổng nhà áp sát cửa ra vào, chừa lại một khoảng sân hẹp đủ để chiếc xe gắn máy. Bên trong khá yên tĩnh với nội thất của một biệt thự xưa, như với sách vở tiếng Pháp, bàn buya-rô gỗ quý lên nước đặt trong góc nhà tối… Căn phòng như phong kín quá khứ cả nửa thế kỷ trước, thời trước khi người Mỹ đến với hàng đoàn xe cam nhông tải nặng mười tám bánh và Hàng Xanh còn vắng vẻ và tịnh yên giống như trăm năm trước.
Từ ngã ba Hàng Xanh về Phú Nhuận, tôi đi ngang dãy nhà bán đồ đồng thờ tự đoạn gần chợ Bà Chiểu mà thấy nhớ nhiều những cái Tết khi cha mẹ còn sống, tôi thường lên đây mua dầu đánh đồng và đèn trang trí bàn thờ. Những cái Tết nay đã rất xa.
Phạm Công Luận
Báo Người Việt xuân 2022
Tranh minh họa: Kha Liêm
Viết thêm sau khi đăng bài:
Năm 2015, tôi ra cuốn “Sài Gòn chuyện đời của phố” tập 2, trong đó có bài “Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng”, có một đoạn về khu Hàng Xanh: “Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng xưa rất vắng vẻ có trồng nhiều cây sanh có rể phụ như cây đa, cây si... Vài người già ở Bà Chiểu luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh, như lâu nay”. Thực tế cho thấy Hàng Sanh là tên đường do dân gian đặt ra dựa theo hàng cây Sanh hai bên đường, cũng như đường Lê Văn Duyệt hiện nay xưa được gọi là đường Hàng Bàng vì hai bên đường trồng nhiều cây bàng. Đó là những cái tên không chính thức do dân gian đặt ra nên nguy cơ bị hiểu sai và gọi trại đi là điều dễ hiểu (thực tế có những tên đường chính thức vẫn bị viết sai như đường Trương Quốc Dụng ở Phú Nhuận thành đường Trương Quốc Dung, hoặc đường Sương Nguyệt Anh ở quận 1 thành Sương Nguyệt Ánh). Xem trên bản đồ Sài Gòn – Gia Định của nhà xuất bản Mặc Lâm và hãng Esso tặng độc giả khoảng đầu thập niên 1970 thì không ghi chú địa danh Hàng Xanh hay Hàng Sanh. Cho dù biết tên gốc là Hàng Sanh, bài viết này dùng tên Hàng Xanh để dễ nhận diện vì hiện nay trên văn bản sách báo hầu như đều dùng tên Hàng Xanh dù không đúng với gốc gác tên của nó. Trong bài tôi có chú thích rõ nhưng ngắn gọn ở phần chuyện kể của bác Phú.
Thanked by 3 Members:
|
|
#230
Gửi vào 06/03/2022 - 22:30
ÔI MAI MỐT VỀ QUÊ HƯƠNG CÓ PHỞ…
Lâu nay nhiều người vẫn cho là phở có mặt ở Sài Gòn từ giữa thập niên 1950, khi có đông đảo người miền Bắc di cư vào Nam.
Có vài điều muốn bàn lại.
Từ thập niên 1930, trên các báo ở Hà Nội như Hà Thành Ngọ Báo, Ngày Nay đã có tin tức, quảng cáo liên quan đến các quán phở tại miền Bắc. Phở trong ngõ Văn Nhân ở Nam Định; phở Hàng Giò ở số 16 Mai Hắc Đế, số 130 đường Bờ sông, phở Thìn Ký số 65 Mã Mây, phở Hàng Đồng ở Hà Nội.
Người miền Bắc thời gian này đã vào Sài Gòn làm ăn, buôn bán, làm nghề thủ công… nên không thể không đưa món phở vào miền Nam để phổ biến, ít ra là cho cộng đồng người gốc Bắc thưởng thức hương vị quê hương. Thời đó, món thịt chó bị cấm theo luật lệ của thực dân Pháp mà còn có người lén làm thịt chó ăn, như vụ xảy ra ở Phú Nhuận bị cảnh sắt bắt tội, thì món phở ắt đã có mặt ở Sài Gòn.
Trước đây, nhà nghiên cứu Lý Lựợc Tam lúc sinh tiền có viết bài “phở Bắc tại miền Nam xưa” nêu quan điểm phở Bắc đến Sài gòn từ năm 1945. Là người sinh sống ở Lái Thiêu thuộc tỉnh Bình Dương, ông nắm rõ về sự thịnh hành của món phở từ lúc phu các đồn điền cao su của thực dân Pháp đa phần mộ từ miền Bắc sau khi hết “công-tra” với chủ sở cao su trước năm 1945, được tự do tản mác đi khắp nơi tìm phương sanh sống. Họ từ miệt Lộc Ninh, Bù Đốp là vùng đất đỏ sơn lam chướng khí đến định cư ở Lái Thiêu. Trong nỗi niềm nhớ quê hương, nhớ món ăn quê nhà, họ nghĩ đến món ăn tại đây chưa có là món phở để thử thời vận. Từ đó tại chợ Mới Lái Thiêu (nay là chợ Tân Thới) phía mé sông ra gặp ngã tư Quốc lộ 13 cập sát đường rầy xe lửa, từ một xe phở đầu tiên xuất hiện, dần dần mỗi bên một dãy bán phở mà chủ tiệm toàn người Bắc. Phở lúc đó không ăn kèm rau sống, giá. Lúc đầu họ chỉ bán phở tái, tuyệt không có các loại nạm, gầu, gân, béo gì cả. Cho đến năm 1945, thịt bò rồi cũng hiếm dần, nên phở biến tấu theo thời thế, có thêm phở thịt ngựa, phở heo, thậm chí còn chế ra món phở tôm (tôm lúc này sinh sản nhiều, khách ăn khoái khẩu nên rất ủng hộ). Tuy nhiên, người Pháp đã trở lại, theo chân quân đội Anh vào miền Nam giải giới quân đội Thiên Hoàng. Họ tiến chiếm Lái Thiêu cuối năm 1945, tổ chức lại hành chánh, lùng bắt Việt Minh, bắt bớ đàn ông thanh niên ngoài đường, nhứt là người Bắc phu cao su trốn về có hàm răng đen, phát âm giọng Bắc để tra khảo. Nhiều người trốn chạy, mạo hiểm luồn lách lần mò về Sài Gòn. Vì sự kiện đó, phở Lái Thiêu sau khi rầm rộ lên một thời gian ngắn thì tàn lụi dần, chỉ còn lại một quán phở Cây Bàng bên chợ cũ (nay là chợ mới có lầu) của ông Niên bà Nan (Liên – Lan) và quán phở Mỹ Lan (người miền Nam) góc đường quốc lộ 13, ngã tư đường vô rạp hát. Cụ Lý Lược Tam cho biết những người gốc Bắc đó chạy về Sài Gòn và mở quán phở. Tại địa điểm trong ngõ hẻm gần rạp chiếu bóng Casino đường Pasteur có người mở hàng phở, rồi dần dần trong khu sân hẻm Casino này trở thành khu ăn uống đặc biệt là món phở.
Câu chuyện trên khá chi tiết và thú vị. Có thể người gốc Bắc từ Lái Thiêu về nấu phở bán trên đất Sài Gòn thời gian đó đã góp vai trò quan trọng cho món phở trở thành món ăn phổ biến được ưa chuộng ở Sài Gòn, từ một địa phương sát bên là Lái Thiêu.
Tuy nhiên, có vài dấu tích của món phở có mặt ở Sài Gòn từ sớm hơn.
Tờ nhật báo Hà Thành Ngọ Báo, nổi tiếng ở Hà Nội trước 1945, số 734 ra ngày 16 Tháng Một 1930 có bài “Xe lửa và xe ô tô húc nhau, anh hàng phở ở giữa chết chẹt”. Câu chuyện xảy ra ở Sài Gòn, ở bến tàu (lửa) Lục tỉnh, có một anh hàng phở tên là Triệu Triển ngồi bán bên cạnh đống gỗ. Gần chỗ đống củi có đường xe lửa chạy qua. Xe lửa chạy lùi, thì có một chiếc xe camion chạy tới tránh nên đụng chết anh hàng phở. Người bất hạnh trong bài được gọi là anh hàng phở, chết khi ngồi bán phở. Món phở của anh có phải là món phở nguyên gốc hay bị xếp vào món phở “đáng nghi hoặc”, khi có người cho là phở giai đoạn đầu ở miền Nam lai giữa món hủ tíu của người Hoa và món phở?
Trên số báo 5 - 6 phát hành tại Sài Gòn tháng 12 năm 1941, tờ tuần báo Phú Thọ Công Thương (Cơ quan liên lạc các nhà công nghệ và thương mãi) có đăng một quảng cáo lược lại như sau: “Sạch sẽ và ngon có tiếng: Hà thành phở Bắc”. Phía dưới nêu rõ: “Tiệm cơm Annam chuyên nấu các món ăn Bắc: Món phở và sách bò theo đúng như ngoài Bắc/ Mỗi ngày trong tuần lễ có thêm quà và bánh (Bắc kỳ)/ Quý vị ở lâu trong Nam chưa ra Bắc, chiếu cố tại bổn tiệm sẽ thấy cách thù tạc và các món ăn tưởng chừng là mình ngồi trong một tiệm ăn ở Hà thành vậy”. Quán “Hà thành phở bắc” này đặt địa chỉ tại số 17 đường Galliéni (Trần Hưng Đạo, quận I). Địa chỉ này chính là địa chỉ của báo Phú Thọ Công Thương, có thể là một bộ phận kinh doanh và quảng bá sản phẩm miền Bắc của nhóm chủ trương tờ báo này. Câu quảng cáo: “Món phở và sách bò theo đúng như ngoài Bắc” khẳng định tính nguyên bản của món phở Bắc được nấu và bán tại Sài Gòn từ năm 1941, trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II.
Ký giả Vũ Xuân Tự trong cuốn “Túi bạc Sài Gòn” xuất bản năm 1942, khi nói về sự tham gia thị trường Sài Gòn cạnh tranh với người Hoa có kể câu chuyện lý thú về thời gian tìm cách phổ biến món phở ngon lành từ quê hương mình với những khó khăn. Ông kể lúc mới xuất hiện phở Bắc ở Sài Gòn, bị những người Hoa bán tiệm cà phê lo bị cạnh tranh nên không chấp nhận. Khi những người Bắc gánh phở đến đặt gánh xuống góc đường Sabourain -Viénot (Lưu Văn Lang – Phan Bội Châu) thì họ gửi giấy lên Đốc lý Sài Gòn xin đuổi đi chỗ khác. Chuyện đó vô nghĩa vì gánh phở đóng đủ thuế, có quyền đặt gánh bán. Không đuổi được, chủ tiệm người Hoa xoay lấy “tô” (bát) khi có một người ngồi trong tiệm vừa uống cà phê vừa ăn phở Bắc (ở Sài Gòn thời ấy vẫn có lệ ngồi uống cà phê trong hiệu lại ăn món khác bán bên ngoài dù thứ quà ấy ngay trong hiệu cũng có bán. Vì nhiều người không muốn ngồi ở ngoài ăn, nên vào hiệu uống nước thêm). Sau lắm phen va chạm nhau, người Hoa đành thừa nhận lệ cũ.
Trải qua một số năm thất bại, những gánh phở đã đắp được “lô-cốt” ở các phố đông đúc. Trên đường Galliéni (Trần Hưng Đạo ngày nay) có thêm một hàng phở (không biết có phải là “Hà thành phở Bắc” nói trên hay không?) mạnh bạo ra mở quán phở bán kèm cà phê cùng các món khác. Một tiệm cà phê của người Hoa thấy thế cũng dọn ngay cạnh đó. Mấy hôm đầu “khánh thành”, tiệm cà phê người Hoa đông nghịt, tấp nập. Còn hiệu phở Bắc như đìu hiu vắng vẻ. Các phổ ky quán Hoa cười mỉm, mắt đưa sang cửa tiệm bên kia. Nhiều người Việt không khỏi lo ngại cho số phận mỏng manh của tiệm phở Bắc. Tuy nhiên, sau mấy tháng nhẫn nhục, tiệm cà phê bên kia cứ vắng dần trong khi tiệm phở Bắc dần đông thêm lên. Cho đến ngày tiệm cà phê kia đóng cửa, tiệm phở ấy vẫn còn sống, ít ra khi Vũ Xuân Tự kể câu chuyện này.
Cho đến lúc này, tức là trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, phở gốc Bắc đã có mặt ở Sài Gòn, không đợi tới năm 1954 và cuộc đại di cư, cho dù từ lúc đó phở mới phát triển mạnh mẽ, trở thành món ăn phổ biến nhất nhì ở Sài Gòn không kém hủ tíu, chả giò…
Cách nay mấy năm, khi gặp ông cụ trong ngôi nhà cổ 237 Nơ Trang Long khi ngôi nhà chưa bị đập phá hoàn toàn, tôi nghe ông kể về một món phở ở chợ Tân Định trước năm 1954, bánh phở nấu với thịt bò và… rau răm. Đó là một thứ phở biến tấu lạ nhất mà tôi biết.
Nhà tôi từ bấy lâu nay ở ngay góc nhà thờ Nam đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ), gần ngã tư Phú Nhuận. Trước kia, tuy không phải là chốn thị tứ có dân cư khá giả như khu Tân Định hay Đa kao, góc đường này cũng là thiên đường của món phở. Ai sành ăn phở trước năm 1975 không thể không biết phở Quyền và phở Bắc Huỳnh nằm trên con đường này. Tuổi thơ tôi đi học, hôm nào đi sớm thì ngửi mùi phở thơm ở một tiệm nước xập xệ trên đường Nguyễn Minh Chiếu, lúc về la cà vòng ra ngã tư Phú Nhuận, ra đường Võ Tánh song song con đường đó thì hít mùi phở Quyền mỗi khi nắp nồi mở ra, mùi bay ngào ngạt. Hôm nào đi học về trời mưa thì thèm chảy nước miếng. Lúc đó, muốn ăn phở chỉ đợi Tết có tiền lì xì hay đợi khi bị bệnh mới được cho ăn. Phở Quyền có đông lính tráng từ cổng Tổng Tham mưu xuống ăn, có mấy chú trong xóm tôi đang trong đơn vị đóng gần đó. Tôi có nghe nói phở Tàu Bay ngoài quận 10 lúc đó có chi nhánh trên đường Võ Tánh chiếm độc quyền cả vùng Phú Nhuận rộng lớn nhưng sao tôi không nghe người lớn trong nhà nhắc đến và chưa được ăn bao giờ. Lớn lên, đi làm, tôi ăn phở đủ hai quán đó, vào cư xá Chu Mạnh Trinh ăn phở Bắc Hương, phở gà Nam Ngư, phở Hiền Vương, phở trước ngõ Cổng Bom gần chợ Ông Tạ, phở Dậu, phở Continental tô đá… Vị giác dần bão hòa, không còn thấy cảm giác tuyệt vời như ăn tô phở tuổi nhỏ nữa. Dù vậy, thỉnh thoảng vẫn ăn được một tô phở ngon ở đâu đó, với miếng thịt chín mềm, thơm và hơi dày, hành rất thơm, nước lèo thanh ngon phải húp tới tận đáy tô. Lúc đó, trong đầu lại nhớ mấy câu thơ đã đọc của Vũ Kiện, chắc chắn là một người Bắc di cư tới hai lần, vào Nam và qua Canada, nay đã mất. Có lẽ vậy mà ông ca ngợi món phở Bắc hay… thấy thương:
Ôi mai mốt về quê hương có phở
Cởi mở tâm tình ngò ngát hành hoa
Ðời hạnh phúc chan hòa thêm nước tiết
Ta mời nhau một bát làm quà…
Gánh giang sơn gồng bằng đôi gánh phở
Quẩy lên đường nghi ngút ấm tình thân
Ðường Nam Bắc vượt bằng tô xe lửa
Dù bà con xa cũng hóa thành gần
…
Hãy xóa hết những tháng ngày bỏ xứ
Ừ đấy thiên đường thừa nạm vè gân
Sao vẫn thiếu trong chập chờn thức ngủ
Một vị gì ngan ngát của quê thân
Nước dùng đậm vì muối nồng biển mẹ
Nước dùng trong vì ngọt nước sông cha
Bánh sợi dẻo vì gạo đồng lúa Việt
Bò thanh hơn vì bò cỏ quê nhà
Ôi mai mốt về quê hương có phở
Cởi mở tâm tình ngò ngát hành hoa
Ớt tiêu cay cay tràn đôi lệ nóng
Mừng anh em vui núi thuận sông hòa.
Ông mất năm 1990 ở xứ người sau 15 năm sống ở đó, không biết có kịp về quê hương “mai mốt” nào đó để thưởng thức vị phở quê nhà không?
Đôi khi một món ngon đậm vị quê hương cũng khiến ta cảm thấy muốn xích lại gần nhau trong tâm tưởng. Có lẽ món phở là món ăn đầu bảng làm được điều đó đối với người Việt, sau một hành trình dài, từ Bắc vô Nam, và giờ đã tung đi khắp nơi trên trái đất này.
PHẠM CÔNG LUẬN
(trích cuốn “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” – công ty sách Phan Book xuất bản 2021. Tựa bài gốc là Phở Bắc đến Sài Gòn từ khi nào?)
Lâu nay nhiều người vẫn cho là phở có mặt ở Sài Gòn từ giữa thập niên 1950, khi có đông đảo người miền Bắc di cư vào Nam.
Có vài điều muốn bàn lại.
Từ thập niên 1930, trên các báo ở Hà Nội như Hà Thành Ngọ Báo, Ngày Nay đã có tin tức, quảng cáo liên quan đến các quán phở tại miền Bắc. Phở trong ngõ Văn Nhân ở Nam Định; phở Hàng Giò ở số 16 Mai Hắc Đế, số 130 đường Bờ sông, phở Thìn Ký số 65 Mã Mây, phở Hàng Đồng ở Hà Nội.
Người miền Bắc thời gian này đã vào Sài Gòn làm ăn, buôn bán, làm nghề thủ công… nên không thể không đưa món phở vào miền Nam để phổ biến, ít ra là cho cộng đồng người gốc Bắc thưởng thức hương vị quê hương. Thời đó, món thịt chó bị cấm theo luật lệ của thực dân Pháp mà còn có người lén làm thịt chó ăn, như vụ xảy ra ở Phú Nhuận bị cảnh sắt bắt tội, thì món phở ắt đã có mặt ở Sài Gòn.
Trước đây, nhà nghiên cứu Lý Lựợc Tam lúc sinh tiền có viết bài “phở Bắc tại miền Nam xưa” nêu quan điểm phở Bắc đến Sài gòn từ năm 1945. Là người sinh sống ở Lái Thiêu thuộc tỉnh Bình Dương, ông nắm rõ về sự thịnh hành của món phở từ lúc phu các đồn điền cao su của thực dân Pháp đa phần mộ từ miền Bắc sau khi hết “công-tra” với chủ sở cao su trước năm 1945, được tự do tản mác đi khắp nơi tìm phương sanh sống. Họ từ miệt Lộc Ninh, Bù Đốp là vùng đất đỏ sơn lam chướng khí đến định cư ở Lái Thiêu. Trong nỗi niềm nhớ quê hương, nhớ món ăn quê nhà, họ nghĩ đến món ăn tại đây chưa có là món phở để thử thời vận. Từ đó tại chợ Mới Lái Thiêu (nay là chợ Tân Thới) phía mé sông ra gặp ngã tư Quốc lộ 13 cập sát đường rầy xe lửa, từ một xe phở đầu tiên xuất hiện, dần dần mỗi bên một dãy bán phở mà chủ tiệm toàn người Bắc. Phở lúc đó không ăn kèm rau sống, giá. Lúc đầu họ chỉ bán phở tái, tuyệt không có các loại nạm, gầu, gân, béo gì cả. Cho đến năm 1945, thịt bò rồi cũng hiếm dần, nên phở biến tấu theo thời thế, có thêm phở thịt ngựa, phở heo, thậm chí còn chế ra món phở tôm (tôm lúc này sinh sản nhiều, khách ăn khoái khẩu nên rất ủng hộ). Tuy nhiên, người Pháp đã trở lại, theo chân quân đội Anh vào miền Nam giải giới quân đội Thiên Hoàng. Họ tiến chiếm Lái Thiêu cuối năm 1945, tổ chức lại hành chánh, lùng bắt Việt Minh, bắt bớ đàn ông thanh niên ngoài đường, nhứt là người Bắc phu cao su trốn về có hàm răng đen, phát âm giọng Bắc để tra khảo. Nhiều người trốn chạy, mạo hiểm luồn lách lần mò về Sài Gòn. Vì sự kiện đó, phở Lái Thiêu sau khi rầm rộ lên một thời gian ngắn thì tàn lụi dần, chỉ còn lại một quán phở Cây Bàng bên chợ cũ (nay là chợ mới có lầu) của ông Niên bà Nan (Liên – Lan) và quán phở Mỹ Lan (người miền Nam) góc đường quốc lộ 13, ngã tư đường vô rạp hát. Cụ Lý Lược Tam cho biết những người gốc Bắc đó chạy về Sài Gòn và mở quán phở. Tại địa điểm trong ngõ hẻm gần rạp chiếu bóng Casino đường Pasteur có người mở hàng phở, rồi dần dần trong khu sân hẻm Casino này trở thành khu ăn uống đặc biệt là món phở.
Câu chuyện trên khá chi tiết và thú vị. Có thể người gốc Bắc từ Lái Thiêu về nấu phở bán trên đất Sài Gòn thời gian đó đã góp vai trò quan trọng cho món phở trở thành món ăn phổ biến được ưa chuộng ở Sài Gòn, từ một địa phương sát bên là Lái Thiêu.
Tuy nhiên, có vài dấu tích của món phở có mặt ở Sài Gòn từ sớm hơn.
Tờ nhật báo Hà Thành Ngọ Báo, nổi tiếng ở Hà Nội trước 1945, số 734 ra ngày 16 Tháng Một 1930 có bài “Xe lửa và xe ô tô húc nhau, anh hàng phở ở giữa chết chẹt”. Câu chuyện xảy ra ở Sài Gòn, ở bến tàu (lửa) Lục tỉnh, có một anh hàng phở tên là Triệu Triển ngồi bán bên cạnh đống gỗ. Gần chỗ đống củi có đường xe lửa chạy qua. Xe lửa chạy lùi, thì có một chiếc xe camion chạy tới tránh nên đụng chết anh hàng phở. Người bất hạnh trong bài được gọi là anh hàng phở, chết khi ngồi bán phở. Món phở của anh có phải là món phở nguyên gốc hay bị xếp vào món phở “đáng nghi hoặc”, khi có người cho là phở giai đoạn đầu ở miền Nam lai giữa món hủ tíu của người Hoa và món phở?
Trên số báo 5 - 6 phát hành tại Sài Gòn tháng 12 năm 1941, tờ tuần báo Phú Thọ Công Thương (Cơ quan liên lạc các nhà công nghệ và thương mãi) có đăng một quảng cáo lược lại như sau: “Sạch sẽ và ngon có tiếng: Hà thành phở Bắc”. Phía dưới nêu rõ: “Tiệm cơm Annam chuyên nấu các món ăn Bắc: Món phở và sách bò theo đúng như ngoài Bắc/ Mỗi ngày trong tuần lễ có thêm quà và bánh (Bắc kỳ)/ Quý vị ở lâu trong Nam chưa ra Bắc, chiếu cố tại bổn tiệm sẽ thấy cách thù tạc và các món ăn tưởng chừng là mình ngồi trong một tiệm ăn ở Hà thành vậy”. Quán “Hà thành phở bắc” này đặt địa chỉ tại số 17 đường Galliéni (Trần Hưng Đạo, quận I). Địa chỉ này chính là địa chỉ của báo Phú Thọ Công Thương, có thể là một bộ phận kinh doanh và quảng bá sản phẩm miền Bắc của nhóm chủ trương tờ báo này. Câu quảng cáo: “Món phở và sách bò theo đúng như ngoài Bắc” khẳng định tính nguyên bản của món phở Bắc được nấu và bán tại Sài Gòn từ năm 1941, trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II.
Ký giả Vũ Xuân Tự trong cuốn “Túi bạc Sài Gòn” xuất bản năm 1942, khi nói về sự tham gia thị trường Sài Gòn cạnh tranh với người Hoa có kể câu chuyện lý thú về thời gian tìm cách phổ biến món phở ngon lành từ quê hương mình với những khó khăn. Ông kể lúc mới xuất hiện phở Bắc ở Sài Gòn, bị những người Hoa bán tiệm cà phê lo bị cạnh tranh nên không chấp nhận. Khi những người Bắc gánh phở đến đặt gánh xuống góc đường Sabourain -Viénot (Lưu Văn Lang – Phan Bội Châu) thì họ gửi giấy lên Đốc lý Sài Gòn xin đuổi đi chỗ khác. Chuyện đó vô nghĩa vì gánh phở đóng đủ thuế, có quyền đặt gánh bán. Không đuổi được, chủ tiệm người Hoa xoay lấy “tô” (bát) khi có một người ngồi trong tiệm vừa uống cà phê vừa ăn phở Bắc (ở Sài Gòn thời ấy vẫn có lệ ngồi uống cà phê trong hiệu lại ăn món khác bán bên ngoài dù thứ quà ấy ngay trong hiệu cũng có bán. Vì nhiều người không muốn ngồi ở ngoài ăn, nên vào hiệu uống nước thêm). Sau lắm phen va chạm nhau, người Hoa đành thừa nhận lệ cũ.
Trải qua một số năm thất bại, những gánh phở đã đắp được “lô-cốt” ở các phố đông đúc. Trên đường Galliéni (Trần Hưng Đạo ngày nay) có thêm một hàng phở (không biết có phải là “Hà thành phở Bắc” nói trên hay không?) mạnh bạo ra mở quán phở bán kèm cà phê cùng các món khác. Một tiệm cà phê của người Hoa thấy thế cũng dọn ngay cạnh đó. Mấy hôm đầu “khánh thành”, tiệm cà phê người Hoa đông nghịt, tấp nập. Còn hiệu phở Bắc như đìu hiu vắng vẻ. Các phổ ky quán Hoa cười mỉm, mắt đưa sang cửa tiệm bên kia. Nhiều người Việt không khỏi lo ngại cho số phận mỏng manh của tiệm phở Bắc. Tuy nhiên, sau mấy tháng nhẫn nhục, tiệm cà phê bên kia cứ vắng dần trong khi tiệm phở Bắc dần đông thêm lên. Cho đến ngày tiệm cà phê kia đóng cửa, tiệm phở ấy vẫn còn sống, ít ra khi Vũ Xuân Tự kể câu chuyện này.
Cho đến lúc này, tức là trước khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, phở gốc Bắc đã có mặt ở Sài Gòn, không đợi tới năm 1954 và cuộc đại di cư, cho dù từ lúc đó phở mới phát triển mạnh mẽ, trở thành món ăn phổ biến nhất nhì ở Sài Gòn không kém hủ tíu, chả giò…
Cách nay mấy năm, khi gặp ông cụ trong ngôi nhà cổ 237 Nơ Trang Long khi ngôi nhà chưa bị đập phá hoàn toàn, tôi nghe ông kể về một món phở ở chợ Tân Định trước năm 1954, bánh phở nấu với thịt bò và… rau răm. Đó là một thứ phở biến tấu lạ nhất mà tôi biết.
Nhà tôi từ bấy lâu nay ở ngay góc nhà thờ Nam đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ), gần ngã tư Phú Nhuận. Trước kia, tuy không phải là chốn thị tứ có dân cư khá giả như khu Tân Định hay Đa kao, góc đường này cũng là thiên đường của món phở. Ai sành ăn phở trước năm 1975 không thể không biết phở Quyền và phở Bắc Huỳnh nằm trên con đường này. Tuổi thơ tôi đi học, hôm nào đi sớm thì ngửi mùi phở thơm ở một tiệm nước xập xệ trên đường Nguyễn Minh Chiếu, lúc về la cà vòng ra ngã tư Phú Nhuận, ra đường Võ Tánh song song con đường đó thì hít mùi phở Quyền mỗi khi nắp nồi mở ra, mùi bay ngào ngạt. Hôm nào đi học về trời mưa thì thèm chảy nước miếng. Lúc đó, muốn ăn phở chỉ đợi Tết có tiền lì xì hay đợi khi bị bệnh mới được cho ăn. Phở Quyền có đông lính tráng từ cổng Tổng Tham mưu xuống ăn, có mấy chú trong xóm tôi đang trong đơn vị đóng gần đó. Tôi có nghe nói phở Tàu Bay ngoài quận 10 lúc đó có chi nhánh trên đường Võ Tánh chiếm độc quyền cả vùng Phú Nhuận rộng lớn nhưng sao tôi không nghe người lớn trong nhà nhắc đến và chưa được ăn bao giờ. Lớn lên, đi làm, tôi ăn phở đủ hai quán đó, vào cư xá Chu Mạnh Trinh ăn phở Bắc Hương, phở gà Nam Ngư, phở Hiền Vương, phở trước ngõ Cổng Bom gần chợ Ông Tạ, phở Dậu, phở Continental tô đá… Vị giác dần bão hòa, không còn thấy cảm giác tuyệt vời như ăn tô phở tuổi nhỏ nữa. Dù vậy, thỉnh thoảng vẫn ăn được một tô phở ngon ở đâu đó, với miếng thịt chín mềm, thơm và hơi dày, hành rất thơm, nước lèo thanh ngon phải húp tới tận đáy tô. Lúc đó, trong đầu lại nhớ mấy câu thơ đã đọc của Vũ Kiện, chắc chắn là một người Bắc di cư tới hai lần, vào Nam và qua Canada, nay đã mất. Có lẽ vậy mà ông ca ngợi món phở Bắc hay… thấy thương:
Ôi mai mốt về quê hương có phở
Cởi mở tâm tình ngò ngát hành hoa
Ðời hạnh phúc chan hòa thêm nước tiết
Ta mời nhau một bát làm quà…
Gánh giang sơn gồng bằng đôi gánh phở
Quẩy lên đường nghi ngút ấm tình thân
Ðường Nam Bắc vượt bằng tô xe lửa
Dù bà con xa cũng hóa thành gần
…
Hãy xóa hết những tháng ngày bỏ xứ
Ừ đấy thiên đường thừa nạm vè gân
Sao vẫn thiếu trong chập chờn thức ngủ
Một vị gì ngan ngát của quê thân
Nước dùng đậm vì muối nồng biển mẹ
Nước dùng trong vì ngọt nước sông cha
Bánh sợi dẻo vì gạo đồng lúa Việt
Bò thanh hơn vì bò cỏ quê nhà
Ôi mai mốt về quê hương có phở
Cởi mở tâm tình ngò ngát hành hoa
Ớt tiêu cay cay tràn đôi lệ nóng
Mừng anh em vui núi thuận sông hòa.
Ông mất năm 1990 ở xứ người sau 15 năm sống ở đó, không biết có kịp về quê hương “mai mốt” nào đó để thưởng thức vị phở quê nhà không?
Đôi khi một món ngon đậm vị quê hương cũng khiến ta cảm thấy muốn xích lại gần nhau trong tâm tưởng. Có lẽ món phở là món ăn đầu bảng làm được điều đó đối với người Việt, sau một hành trình dài, từ Bắc vô Nam, và giờ đã tung đi khắp nơi trên trái đất này.
PHẠM CÔNG LUẬN
(trích cuốn “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” – công ty sách Phan Book xuất bản 2021. Tựa bài gốc là Phở Bắc đến Sài Gòn từ khi nào?)
Thanked by 4 Members:
|
|
#231
Gửi vào 12/03/2022 - 20:23
HAI PHÍA CẦU BÔNG
Có lần tôi đến thăm nhà văn Sơn Nam khi ông sống ở đường Lê Văn Duyệt, gần trường trung học Võ Thị Sáu ngày nay. Ông bảo: Sống trong hẻm này, thích một điều là gặp toàn dân cố cựu, họ hiền lành, hay xởi lởi hỏi thăm. Có người thấy tui đi bộ là sà xe hỏi có muốn quá giang không? Dân khu cầu Bông này dễ thương.
Câu nói vu vơ của ông làm tôi nhớ nhiều. Trước đó, tôi lui tới khu này thường xuyên, nhất là chỗ hẻm Khăn Đen Suối Đờn phía bên kia đường vì trong đó có nhà một người chuyên chấm sửa ảnh khi tôi còn chơi ảnh chụp bằng phim. Ngôi nhà nhỏ, có một ông cụ rất gầy người Bắc di cư thích văn chương, thường nằm võng đọc thơ và kể chuyện cụ Giản Chi, cụ Nguyễn Hiến Lê mà ông quen. Mấy người con làm nghề chụp và chấm sửa ảnh, điềm đạm và hiền lành. Mấy lần vào hẻm, tôi thấy họa sĩ biếm họa Nguyễn Tài chạy ra. Vì có quen biết, anh gật đầu cười nhẹ nhàng.
Những người cầu Bông ngày xưa ấy, đúng như chú Sơn Nam nói, họ dễ thương, sống hiền lành. Họ là người của đất Gia Định xưa, dù gốc gác lâu đời ở đó hay chỉ đến sau 1954.
Trong bài viết “Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng” trong bộ “Sài Gòn chuyện đời của phố”, tôi có lần nhắc về đường Lê Văn Duyệt, xưa là đường Hàng Bàng đoạn từ cầu Bông đến Lăng Ông. Theo tư liệu trên báo Đời Mới, ở thập niên 1920, hai bên đường này còn nhiều khoảnh ruộng lúa xanh um. Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia, bắt còng. Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia quanh con đường này thường không dám nán lại đến trưa vì sợ giờ Ngọ là giờ… ma đi. Họ sợ gặp oan hồn cô Ba Trâm, một thiếu nữ đã tự vẫn phía sau khu đất trường Vẽ Gia Định. Phía trước Lăng Ông có dãy nhà phố và một cái lò đóng móng bò, rất tiện cho khách bộ hành khi gặp cơn mưa. Từ lò đóng móng bò ngó qua bên kia đường có một miếng đất trống và một cái nhà lợp thiếc, sườn bằng sắt, là phú-de (fourrière, nơi chứa đồ vật của công an) nhốt chó, nhốt bò vô chủ đi lang thang.
Đến đầu thập niên 1950, đường Hàng Bàng đã trở thành đường Lê Văn Duyệt và nhà cửa đã đông đúc hơn. Gần Cầu Bông có bãi đất trống, sau khi những cây bàng bị chặt bỏ. Buổi chiều người dân tụ lại thành khu chợ trời, bán đủ thứ phục vụ cho bữa ăn như nồi đất, bí bầu, gạo... có một thợ may ngồi tại chỗ may quần áo cho khách và mấy cái quán cà phê. Năm 1952, nghệ sĩ Năm Châu đến mua một trại cưa trong con đường dốc là nhánh của đường Hàng Bàng làm thành chỗ ăn ở cho đoàn cải lương của ông. Cả đoàn ở trên một cái nhà sàn de ra sông, chia ra từng gia đình và khoảng giữa dành làm sân khấu, có cái bếp nấu “cơm hội” ăn chung. Gia đình nghệ sĩ Trần Hữu Trang cũng ở một cái nhà sàn gần đó.
Chú Nguyễn Cương Phú, với trí nhớ hiếm có của người hơn tám mươi tuổi, kể từ đầu thập niên 1940, đoạn đường từ cầu về Lăng Ông lúc đó được chia làm ba làn xe. Hai bên đường dành cho xe đạp, xe kéo, xích lô và xe ngựa hai chiều ngược nhau. Đường giữa dành cho xe hơi, taxi, xe cá ngựa (là xe ngựa đôi, dùng chở hàng là chính). Hai bên lề đường là hai hàng cây cao thẳng tắp. Phía sau con đường là đồng ruộng. Thời đó, cư dân sống hai bên đường rất thưa thớt, chủ yếu là nông dân. Chỉ có khu đất hai bên đầu cầu và khu đất gần Lăng Ông mới đông dân. Khoảng tháng 8 năm 1942, có một cơn giông kinh hoàng thổi mạnh từ ngoài rạch Thị Nghè đi qua cầu Bông thẳng tới Lăng Ông khiến hàng cây bàng hai bên đường Lê Văn Duyệt trốc gốc nằm la liệt trên đường phố. Một trại cưa gần đó vừa xây xong bị đổ tan tành, một cổng gạch của trại cưa khác đổ làm sập vách của một tiệm sửa xe.
Từ cầu Bông về hướng Lăng Ông, bên tay phải có trại cưa Văn Cầm ngoài bờ rạch, chủ trại là người Hoa. Trại khá lớn. Từ đường cái vô trại có một con hẻm được mở rộng cho xe tải đến nhận gỗ thành phẩm. Gỗ được đóng bè chở đến trại bằng đường thủy. Phía sau cái trại này, cư dân sống khá đông hai bên rạch Cầu Bông. Muốn vô xóm, người dân phải đi qua một chiếc cầu gỗ nhỏ. Nhà dân ở đây toàn xây trên cừ tràm, cả ngôi nhà hay chỉ gác một phần nhà sau. Nhà nào cũng lợp lá dừa nước từ mái tới vách, sang mới dùng vách gỗ. Không nhà nào có điện, dùng đèn dầu lù mù. Khi có tiệc tùng, giỗ quảy thì mượn cái đèn măng-sông treo giữa nhà là sang lắm rồi. Phía đường đối diện cũng một trại cưa nhỏ.
Tuy sống gần kinh rạch, muốn có nước sạch dùng để nấu ăn, dân chúng phải mua hoặc tự gánh nước máy từ vòi nước công cộng bên kia cầu, trước chợ Đa Kao. Ngày nào, vòi nước công cộng này cũng đông nghẹt các bà nội trợ, con nít và các cô mari phông-tên xếp hàng đợi. Chỉ khi tắm giặt họ mới dùng nước dưới rạch nhưng phải đánh phèn, lóng trong mới dùng được. Mỗi tối, Phú cùng các chị trong nhà quẩy gánh lên vai, gánh hai thùng dầu hôi hiệu con gà để lấy nước về. Phú còn nhỏ, thấp bé nhưng vẫn bặm môi gánh, hai thùng nước nặng gần như kéo lê trên mặt đường, cạnh đáy thùng va đập vào gần gót chân thằng nhóc có khi bật máu. Về bôi thuốc, hôm sau lại tiếp tục dù còn ê ẩm.
Mùa hè, Phú cùng đám bạn thường nhảy xuống rạch Cầu Bông bơi khi nước lớn. Lúc hứng lên, cả đám đứng trên lan can cầu nhảy tùm xuống giữa lòng sông, lặn ngụp cho đã mới bơi vô khoảng bờ đất trước trại cưa. Nước dưới cầu hồi đó khá trong.
Cầu Bông luôn có lính Pháp, rồi lính Mã tà người Việt đứng gác suốt đêm kể từ sau khi Việt Minh cướp chính quyền, và Pháp trở lại. Đến cuối năm 1945, Pháp ra lệnh giới nghiêm từ 10 rồi 11, 12 giờ đêm, không cho qua lại. Khi toàn bộ Sài Gòn thuộc chính quyền Pháp thì lệnh giới nghiêm được bãi bỏ.
Anh Dũ, sống ở khu cầu Sắt gần đó không lạ gì khu cầu Bông. Anh nhớ... Sau năm 1975, cuộc sống khó khăn, không còn dầu hôi nấu bếp. Nhờ ba anh quen chủ trại cưa nên thỉnh thoảng Dũ cùng ông anh đẩy cái rương xe bằng gỗ có bốn cái bánh gỗ trong nhà qua trại mua mạt cưa về chụm bếp. Giá khá rẻ, có khi được bà chủ trại vừa bán vừa cho. Trên đường về, cái rương xe nặng chạy chậm rì vì bánh xe nhỏ xíu, nhưng hai anh em thấy mừng lắm vì nhà có thêm đồ chụm, còn hơn phải dùng củi gốc cứng ngắt phải chẻ muốn ê tay, hoặc củi sọ khó bắt lửa. Mạt cưa đem về phơi xong nhồi vào bếp, dùng củi ngo mồi rất mau bắt.
Phía trại hòm Vạn Thọ gần đó có một thời gian rộ lên chuyện làm gia công chế biến trà. Từ ngoài đường và trong hẻm, nhà nhà lãnh trà về sao tẩm rồi rang, mùi trà bay khắp nơi. Nhà Dũ cũng làm ăn công, mua về cái chảo to tướng, lãnh trà về ướp xong bỏ lên chảo sao cho khô. Làm một thời gian, không chịu nổi mùi trà và hương liệu quá nồng nên bỏ nghề, tặng lại cái chảo. Thời đó, bánh mì Ba Lẹ bán gần đó. Cơm tấm đêm có sau này, bên hông bệnh viện Bình Thạnh, bây giờ là cơm tấm Mai (không rõ còn không?).
Đó là những sinh hoạt phía bên cầu phía Bình Thạnh. Qua cầu, đến quận I là một khu khá giả sầm uất. Có xe hủ tíu bò viên Đa Kao, vịt quay Thanh Xuân, mì Hải Ký… cả rừng ăn uống. Đó là khu ẩm thực của dân khá giả, nghệ sĩ đi diễn khuya, đám con nít nhà nghèo không dám mơ. Nhà văn Bình Nguyên Lộc biết tường tận khu dân cư phía bên này: “Con phố bờ rạch cầu Bông, bên trong còn dấu vết bóng xưa với một cái đình núp dưới bóng một cây đa, đình Tân An, mà cho đến nay vẫn còn. Trước mặt đình Tân An, và đưa lưng xuống rạch Cầu Bông là một làng chài lưới, dân chúng gọi là Vạng Chài (Có người viết là Vạn, chớ thật ra nó là Vạng, có nghĩa là làng của dân chài). Thuở ấy rạch Cầu Bông còn sạch lắm, nên dân câu kéo đông đúc họp thành làng. Họ cung cấp cá trắng, tức cá sông và tôm tươi cho toàn thành phố… Nhà liên kế xây cất bằng gỗ cũng còn khá nhiều, mặc dầu nhà gạch đã thay thế nhà gỗ nhiều lắm rồi. Đường bờ rạch nói trên, còn đến hơn mười ngôi nhà xưa gỗ quý, ba gian hai chái, y như ở làng”. Thời đó, dân cư phía bên quận I khá giả hơn hẳn phía bên Gia Định với nhà vách gỗ, nhà gạch so với xóm nhà lá bên kia cầu. Nhà hàng phía bên quận I thì ê hề, đèn đuốc sáng choang, người đi coi xi nên dập dìu. Chỉ cách nhau một cây cầu.
Cách nay một năm, đường Lê Văn Duyệt đoạn từ cầu Bông đến Lăng Ông đã phục hồi tên cũ sau nhiều năm là đường Đinh Tiên Hoàng. Con đường này đã khác xưa với xe cộ đông đúc, hai bên cầu kín các cửa hàng, đèn điện sáng choang, không cách biệt nhiều như nửa thế kỷ trước với ánh sáng đèn rực rỡ phía quận I và phía Gia Định vắng vẻ, lờ mờ ánh đèn đường vào buổi tối. Hơn ai hết, người dân miệt Bình Hòa, Đồng Ông Cộ, Hàng Sanh rất vui mừng. Họ như thấy mình đi lại con đường thời tuổi trẻ, thuở chạy xe ngang cổng trường nữ trung học Lê Văn Duyệt giờ tan trường liếc nhìn mấy cô nữ sinh Gia Định áo dài trắng muốt như đàn chim trắng và băng qua cầu Bông ăn mì xào giòn, khi nhìn bảng tên đường Lê Văn Duyệt vừa được gắn lên.
Báo Xuân Sài Gòn Nhỏ 2022
Thiếu nữ viếng Lăng Ông, đầu đường Lê Văn Duyệt vào ngày tết. Ảnh trên báo Sáng Dội MIền Nam đầu thập niên 1960.
Các nữ giáo viên Gia Định thập niên 1950. Tư liệu của gia đình bà Nguyễn Thị Nam.
Nữ sinh đi học về trên đường Lê Văn Duyệt năm 1965. Ảnh: Gary Mathews.
Lăng Ông 1965 với hàng rào thấp. Ảnh: Gary Mathews.
Có lần tôi đến thăm nhà văn Sơn Nam khi ông sống ở đường Lê Văn Duyệt, gần trường trung học Võ Thị Sáu ngày nay. Ông bảo: Sống trong hẻm này, thích một điều là gặp toàn dân cố cựu, họ hiền lành, hay xởi lởi hỏi thăm. Có người thấy tui đi bộ là sà xe hỏi có muốn quá giang không? Dân khu cầu Bông này dễ thương.
Câu nói vu vơ của ông làm tôi nhớ nhiều. Trước đó, tôi lui tới khu này thường xuyên, nhất là chỗ hẻm Khăn Đen Suối Đờn phía bên kia đường vì trong đó có nhà một người chuyên chấm sửa ảnh khi tôi còn chơi ảnh chụp bằng phim. Ngôi nhà nhỏ, có một ông cụ rất gầy người Bắc di cư thích văn chương, thường nằm võng đọc thơ và kể chuyện cụ Giản Chi, cụ Nguyễn Hiến Lê mà ông quen. Mấy người con làm nghề chụp và chấm sửa ảnh, điềm đạm và hiền lành. Mấy lần vào hẻm, tôi thấy họa sĩ biếm họa Nguyễn Tài chạy ra. Vì có quen biết, anh gật đầu cười nhẹ nhàng.
Những người cầu Bông ngày xưa ấy, đúng như chú Sơn Nam nói, họ dễ thương, sống hiền lành. Họ là người của đất Gia Định xưa, dù gốc gác lâu đời ở đó hay chỉ đến sau 1954.
Trong bài viết “Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng” trong bộ “Sài Gòn chuyện đời của phố”, tôi có lần nhắc về đường Lê Văn Duyệt, xưa là đường Hàng Bàng đoạn từ cầu Bông đến Lăng Ông. Theo tư liệu trên báo Đời Mới, ở thập niên 1920, hai bên đường này còn nhiều khoảnh ruộng lúa xanh um. Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia, bắt còng. Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia quanh con đường này thường không dám nán lại đến trưa vì sợ giờ Ngọ là giờ… ma đi. Họ sợ gặp oan hồn cô Ba Trâm, một thiếu nữ đã tự vẫn phía sau khu đất trường Vẽ Gia Định. Phía trước Lăng Ông có dãy nhà phố và một cái lò đóng móng bò, rất tiện cho khách bộ hành khi gặp cơn mưa. Từ lò đóng móng bò ngó qua bên kia đường có một miếng đất trống và một cái nhà lợp thiếc, sườn bằng sắt, là phú-de (fourrière, nơi chứa đồ vật của công an) nhốt chó, nhốt bò vô chủ đi lang thang.
Đến đầu thập niên 1950, đường Hàng Bàng đã trở thành đường Lê Văn Duyệt và nhà cửa đã đông đúc hơn. Gần Cầu Bông có bãi đất trống, sau khi những cây bàng bị chặt bỏ. Buổi chiều người dân tụ lại thành khu chợ trời, bán đủ thứ phục vụ cho bữa ăn như nồi đất, bí bầu, gạo... có một thợ may ngồi tại chỗ may quần áo cho khách và mấy cái quán cà phê. Năm 1952, nghệ sĩ Năm Châu đến mua một trại cưa trong con đường dốc là nhánh của đường Hàng Bàng làm thành chỗ ăn ở cho đoàn cải lương của ông. Cả đoàn ở trên một cái nhà sàn de ra sông, chia ra từng gia đình và khoảng giữa dành làm sân khấu, có cái bếp nấu “cơm hội” ăn chung. Gia đình nghệ sĩ Trần Hữu Trang cũng ở một cái nhà sàn gần đó.
Chú Nguyễn Cương Phú, với trí nhớ hiếm có của người hơn tám mươi tuổi, kể từ đầu thập niên 1940, đoạn đường từ cầu về Lăng Ông lúc đó được chia làm ba làn xe. Hai bên đường dành cho xe đạp, xe kéo, xích lô và xe ngựa hai chiều ngược nhau. Đường giữa dành cho xe hơi, taxi, xe cá ngựa (là xe ngựa đôi, dùng chở hàng là chính). Hai bên lề đường là hai hàng cây cao thẳng tắp. Phía sau con đường là đồng ruộng. Thời đó, cư dân sống hai bên đường rất thưa thớt, chủ yếu là nông dân. Chỉ có khu đất hai bên đầu cầu và khu đất gần Lăng Ông mới đông dân. Khoảng tháng 8 năm 1942, có một cơn giông kinh hoàng thổi mạnh từ ngoài rạch Thị Nghè đi qua cầu Bông thẳng tới Lăng Ông khiến hàng cây bàng hai bên đường Lê Văn Duyệt trốc gốc nằm la liệt trên đường phố. Một trại cưa gần đó vừa xây xong bị đổ tan tành, một cổng gạch của trại cưa khác đổ làm sập vách của một tiệm sửa xe.
Từ cầu Bông về hướng Lăng Ông, bên tay phải có trại cưa Văn Cầm ngoài bờ rạch, chủ trại là người Hoa. Trại khá lớn. Từ đường cái vô trại có một con hẻm được mở rộng cho xe tải đến nhận gỗ thành phẩm. Gỗ được đóng bè chở đến trại bằng đường thủy. Phía sau cái trại này, cư dân sống khá đông hai bên rạch Cầu Bông. Muốn vô xóm, người dân phải đi qua một chiếc cầu gỗ nhỏ. Nhà dân ở đây toàn xây trên cừ tràm, cả ngôi nhà hay chỉ gác một phần nhà sau. Nhà nào cũng lợp lá dừa nước từ mái tới vách, sang mới dùng vách gỗ. Không nhà nào có điện, dùng đèn dầu lù mù. Khi có tiệc tùng, giỗ quảy thì mượn cái đèn măng-sông treo giữa nhà là sang lắm rồi. Phía đường đối diện cũng một trại cưa nhỏ.
Tuy sống gần kinh rạch, muốn có nước sạch dùng để nấu ăn, dân chúng phải mua hoặc tự gánh nước máy từ vòi nước công cộng bên kia cầu, trước chợ Đa Kao. Ngày nào, vòi nước công cộng này cũng đông nghẹt các bà nội trợ, con nít và các cô mari phông-tên xếp hàng đợi. Chỉ khi tắm giặt họ mới dùng nước dưới rạch nhưng phải đánh phèn, lóng trong mới dùng được. Mỗi tối, Phú cùng các chị trong nhà quẩy gánh lên vai, gánh hai thùng dầu hôi hiệu con gà để lấy nước về. Phú còn nhỏ, thấp bé nhưng vẫn bặm môi gánh, hai thùng nước nặng gần như kéo lê trên mặt đường, cạnh đáy thùng va đập vào gần gót chân thằng nhóc có khi bật máu. Về bôi thuốc, hôm sau lại tiếp tục dù còn ê ẩm.
Mùa hè, Phú cùng đám bạn thường nhảy xuống rạch Cầu Bông bơi khi nước lớn. Lúc hứng lên, cả đám đứng trên lan can cầu nhảy tùm xuống giữa lòng sông, lặn ngụp cho đã mới bơi vô khoảng bờ đất trước trại cưa. Nước dưới cầu hồi đó khá trong.
Cầu Bông luôn có lính Pháp, rồi lính Mã tà người Việt đứng gác suốt đêm kể từ sau khi Việt Minh cướp chính quyền, và Pháp trở lại. Đến cuối năm 1945, Pháp ra lệnh giới nghiêm từ 10 rồi 11, 12 giờ đêm, không cho qua lại. Khi toàn bộ Sài Gòn thuộc chính quyền Pháp thì lệnh giới nghiêm được bãi bỏ.
Anh Dũ, sống ở khu cầu Sắt gần đó không lạ gì khu cầu Bông. Anh nhớ... Sau năm 1975, cuộc sống khó khăn, không còn dầu hôi nấu bếp. Nhờ ba anh quen chủ trại cưa nên thỉnh thoảng Dũ cùng ông anh đẩy cái rương xe bằng gỗ có bốn cái bánh gỗ trong nhà qua trại mua mạt cưa về chụm bếp. Giá khá rẻ, có khi được bà chủ trại vừa bán vừa cho. Trên đường về, cái rương xe nặng chạy chậm rì vì bánh xe nhỏ xíu, nhưng hai anh em thấy mừng lắm vì nhà có thêm đồ chụm, còn hơn phải dùng củi gốc cứng ngắt phải chẻ muốn ê tay, hoặc củi sọ khó bắt lửa. Mạt cưa đem về phơi xong nhồi vào bếp, dùng củi ngo mồi rất mau bắt.
Phía trại hòm Vạn Thọ gần đó có một thời gian rộ lên chuyện làm gia công chế biến trà. Từ ngoài đường và trong hẻm, nhà nhà lãnh trà về sao tẩm rồi rang, mùi trà bay khắp nơi. Nhà Dũ cũng làm ăn công, mua về cái chảo to tướng, lãnh trà về ướp xong bỏ lên chảo sao cho khô. Làm một thời gian, không chịu nổi mùi trà và hương liệu quá nồng nên bỏ nghề, tặng lại cái chảo. Thời đó, bánh mì Ba Lẹ bán gần đó. Cơm tấm đêm có sau này, bên hông bệnh viện Bình Thạnh, bây giờ là cơm tấm Mai (không rõ còn không?).
Đó là những sinh hoạt phía bên cầu phía Bình Thạnh. Qua cầu, đến quận I là một khu khá giả sầm uất. Có xe hủ tíu bò viên Đa Kao, vịt quay Thanh Xuân, mì Hải Ký… cả rừng ăn uống. Đó là khu ẩm thực của dân khá giả, nghệ sĩ đi diễn khuya, đám con nít nhà nghèo không dám mơ. Nhà văn Bình Nguyên Lộc biết tường tận khu dân cư phía bên này: “Con phố bờ rạch cầu Bông, bên trong còn dấu vết bóng xưa với một cái đình núp dưới bóng một cây đa, đình Tân An, mà cho đến nay vẫn còn. Trước mặt đình Tân An, và đưa lưng xuống rạch Cầu Bông là một làng chài lưới, dân chúng gọi là Vạng Chài (Có người viết là Vạn, chớ thật ra nó là Vạng, có nghĩa là làng của dân chài). Thuở ấy rạch Cầu Bông còn sạch lắm, nên dân câu kéo đông đúc họp thành làng. Họ cung cấp cá trắng, tức cá sông và tôm tươi cho toàn thành phố… Nhà liên kế xây cất bằng gỗ cũng còn khá nhiều, mặc dầu nhà gạch đã thay thế nhà gỗ nhiều lắm rồi. Đường bờ rạch nói trên, còn đến hơn mười ngôi nhà xưa gỗ quý, ba gian hai chái, y như ở làng”. Thời đó, dân cư phía bên quận I khá giả hơn hẳn phía bên Gia Định với nhà vách gỗ, nhà gạch so với xóm nhà lá bên kia cầu. Nhà hàng phía bên quận I thì ê hề, đèn đuốc sáng choang, người đi coi xi nên dập dìu. Chỉ cách nhau một cây cầu.
Cách nay một năm, đường Lê Văn Duyệt đoạn từ cầu Bông đến Lăng Ông đã phục hồi tên cũ sau nhiều năm là đường Đinh Tiên Hoàng. Con đường này đã khác xưa với xe cộ đông đúc, hai bên cầu kín các cửa hàng, đèn điện sáng choang, không cách biệt nhiều như nửa thế kỷ trước với ánh sáng đèn rực rỡ phía quận I và phía Gia Định vắng vẻ, lờ mờ ánh đèn đường vào buổi tối. Hơn ai hết, người dân miệt Bình Hòa, Đồng Ông Cộ, Hàng Sanh rất vui mừng. Họ như thấy mình đi lại con đường thời tuổi trẻ, thuở chạy xe ngang cổng trường nữ trung học Lê Văn Duyệt giờ tan trường liếc nhìn mấy cô nữ sinh Gia Định áo dài trắng muốt như đàn chim trắng và băng qua cầu Bông ăn mì xào giòn, khi nhìn bảng tên đường Lê Văn Duyệt vừa được gắn lên.
Báo Xuân Sài Gòn Nhỏ 2022
Thiếu nữ viếng Lăng Ông, đầu đường Lê Văn Duyệt vào ngày tết. Ảnh trên báo Sáng Dội MIền Nam đầu thập niên 1960.
Các nữ giáo viên Gia Định thập niên 1950. Tư liệu của gia đình bà Nguyễn Thị Nam.
Nữ sinh đi học về trên đường Lê Văn Duyệt năm 1965. Ảnh: Gary Mathews.
Lăng Ông 1965 với hàng rào thấp. Ảnh: Gary Mathews.
Thanked by 4 Members:
|
|
#232
Gửi vào 16/03/2022 - 13:59
Có một ông “Sơn Nam” người Anh
Ông “Sơn Nam người Anh” Tim Doling, người đang gián tiếp “dạy” giới quản lý và hoạt động văn hóa Việt Nam bài học về giữ gìn di sản (historicvietnam.com)
Nếu nhà văn-nhà văn hóa Nam Bộ Sơn Nam còn sống, có thể hình dung cảnh tượng thú vị khi ông Sơn Nam đàm đạo cà kê chuyện Sài Gòn xưa với một “ông Tây”: Tim Doling. Nói tiếng Việt sõi như tiếng mẹ đẻ, Tim Doling đam mê văn hóa kiến trúc Việt Nam, đặc biệt Sài Gòn. Ông rành rẽ từng hẻm hóc Sài Gòn. Ông nói vanh vách lịch sử nhiều di sản kiến trúc Sài Gòn. Ông biết nhiều chuyện Sài Gòn xưa còn hơn cả người Sài Gòn chánh gốc. Chẳng biết “kiếp trước” ông có “nợ nần” gì với Việt Nam không mà bây giờ ông yêu mến xứ sở này, với tình yêu hệt như ông Sơn Nam, hệt như mọi người Việt…
Vài nét về “ông Tây-Sơn Nam”
Tim Doling sinh ngày 1 Tháng Hai 1956 ở Bristol, Anh. Ông lấy bằng thạc sĩ (master) về lịch sử Trung cổ xứ Wales từ University of Wales Aberystwyth; khởi đầu sự nghiệp bằng việc điều hành các nhà hát và trung tâm nghệ thuật ở Coleraine (Bắc Ireland), Horsham (Anh) và Hong Kong. Sau đó, ông thực hiện nhiều dự án văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Âu cho tổ chức UNESCO, Hội đồng Anh (British Council) và Visiting Arts. Năm 1996, ông lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam. Từ đó, ông mê mệt Việt Nam và dành hết thời gian để nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt.
Tim Doling đặc biệt quan tâm kiến trúc phong cách thuộc địa Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn. Được sự giới thiệu của kiến trúc sư Mel Schenck, ông nghiên cứu kiến trúc hiện đại với những công trình kiến trúc ở Sài Gòn từ thập niên 1950-1970. Ông còn thực hiện dự án quản lý nghệ thuật ở ba trường đại học tại Hà Nội do Quỹ Ford tài trợ. Ông cũng lập ra các trang web như Visiting Arts Cultural Profile, historicvietnam.com, trong đó trang Chân dung văn hóa Việt Nam, Cambodia và Lào nhận được nhiều khen ngợi. Công trình nghiên cứu của Tim Doling đã thể hiện ở những quyển sách: The railways and tramways of Vietnam; Exploring Quảng Nam, Hội An, Mỹ Sơn, Đà Nẵng and Tam Kỳ; Exploring Huế; North East Việt Nam, Việt Nam Arts Directory; North West Việt Nam…
Một trong những công trình nghiên cứu của Tim Doling
Các tác phẩm trên cho thấy sự hiểu biết của Tim Doling về Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An, Huế và Sài Gòn, trong vài trường hợp, còn hơn cả cư dân lâu năm của những tỉnh, thành này. Tài liệu ông tham khảo gồm sách, báo ở Thư viện Khoa học Tổng hợp (Sài Gòn) và Trung tâm Lưu trữ tài liệu thời thuộc địa ở Aix-en-Provence (Pháp). Ông từng làm khách mời trong nhiều chương trình truyền hình về lịch sử và di sản Việt Nam như SBS Australia, DMCom Media, Discovery Channel…
Đọc sách Tim Doling mới thấy ông già người Anh này không hổ danh là một “ông Sơn Nam da trắng”. Vốn kiến thức giàu, sự hiểu biết rộng sâu, và thái độ làm việc trên tinh thần khoa học ở những công trình biên khảo của ông có thể khiến không ít “nhà văn hóa học” ở Việt Nam ngày nay che mặt xấu hổ. Tim Doling thậm chí khiến chính quyền và “các nhà quản lý văn hóa” ở Việt Nam cũng thẹn khi ông bày tỏ sự tiếc nuối trước việc đập phá di tích Sài Gòn xưa đã và tiếp tục được thực hiện với một thái độ ng* d*t đến kinh ngạc. Dưới đây là vài nghiên cứu của Tim Doling về đô thành Sài Gòn (trích)…
Nhà thờ Đức Bà, ngôi nhà thờ được cho là ở kilomet số 0 của Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà, còn gọi là Nhà thờ lớn, là nhà thờ Công giáo lớn nhất ở Sài Gòn. Ý tưởng xây dựng một nhà thờ bằng gạch đã có rất lâu, trước khi nhà thờ Thánh nữ Marie Vô nhiễm (ở vị trí Tòa án Nhân dân quận 1 trước đây) xây bằng gỗ (đã có trước đó) bị mối mọt làm hư hỏng. Tuy nhiên sau khi nhà thờ này bị tháo dỡ vào năm 1874, chính quyền vẫn chưa có đủ kinh phí để xây một ngôi nhà thờ mới nên Thống đốc Nam Kỳ phải cho tổ chức những thánh lễ trong phòng khánh tiết rộng lớn trong Dinh Thống đốc xây bằng gỗ trên đường Taberd (đường Nguyễn Du hiện nay).
Năm 1876, chính quyền Đông Dương tổ chức một cuộc thi quốc tế để chọn bản thiết kế đẹp nhất. 18 bản thiết kế được chấp nhận và người giành chiến thắng là một kiến trúc sư ở Paris tên Jules-Louis Bourard. Thống đốc Nam Kỳ Victor Duperré đã đặt viên đá đầu tiên xây cất nhà thờ mới vào ngày 7 Tháng Mười 1877 trước sự chứng kiến của Giám mục Isodore Colombert. Công việc xây cất được giao cho Công ty Bunard, kéo dài suốt ba năm. Mảnh đất trên đó nhà thờ được xây cất đã gây ra lắm vấn đề cho các kỹ sư xây dựng, và vấn đề càng nghiêm trọng vào năm 1877, khi người ta phát hiện một hồ nước ngay dưới nền móng của công trình nhà thờ.
Vào lúc này việc cung cấp nước cho cư dân Sài Gòn gặp nhiều khó khăn nên việc phát hiện một hồ nước ngay dưới nền móng nhà thờ đã được nhiều người cho là “một ân sủng của Thiên Chúa”. Cuối năm 1877, nước của hồ nước bên dưới nền móng nhà thờ được dẫn và bơm lên một tháp nước đầu tiên được dựng lên ở giao lộ của đường Sohier và đường Catinat nối dài (nay là đầu đường Võ Văn Tần) để cấp cho cư dân. Cuối cùng, ngày 11 Tháng Tư 1880, ngày Chúa Nhật lễ Phục sinh, Thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Vilers và Giám mục Isodore dự lễ khánh thành nhà thờ.
Ngôi nhà thờ lộng lẫy rất được người dân Sài Gòn yêu thích cho đến một ngày người ta phát hiện nó bị nghiêng một bên. Trong tạp chí du lịch Tour du Monde năm 1893, nhà báo Pierre Barrelon cho biết “một trong hai tháp của nhà thờ bị sụt lún nên nhà thờ ở Sài Gòn có hai ngọn tháp không đều nhau giống như Nhà thờ Đức Bà ở Paris”. Người ta vội vã tìm cách khắc phục, nhưng tình trạng vẫn không khả quan hơn nên suốt thời kỳ Pháp thuộc, nhiều người vẫn chế nhạo “Nhà thờ nghiêng ở Sài Gòn”.
Chính phủ đã chi 2.5 triệu franc, được cho là “sự hoang phí điên rồ”, để xây ngôi nhà thờ bằng gạch đỏ trên nền móng đá hoa cương đen dài 91 m và rộng 35.5 m. Bên trong nhà thờ có 56 cửa sổ được kiến trúc sư Lorin de Chartres lắp kính màu vẽ những nhân vật và cảnh trong Kinh thánh. Hai tháp chuông ở mặt tiền nhà thờ có sáu cái chuông bằng đồng được đúc năm 1879 tại Pháp, có tiếng vang xa tới 10 km. Năm 1892, hai ngọn tháp bằng thép được xây thêm…
Vào ngày 10 Tháng Ba 1902, Toàn quyền Paul Doumer chủ trì lễ dựng bức tượng đầu tiên trước nhà thờ. Bức tượng – do Edouard Lormier thiết kế và do xưởng Maison Barbedienne chế tác – là bức tượng đồng Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cầm tay Hoàng tử Cảnh, và từ lúc ấy công trường trước nhà thờ được gọi là Công trường Pigneau de Béhaine. Bức tượng Pigneau de Béhaine được tháo dỡ vào những ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 và công trường được đặt tên lại là Công trường Hòa Bình…
Bưu điện Sài Gòn
Bưu điện đầu tiên của thành phố Sài Gòn chỉ là một tòa nhà đơn sơ được xây dựng trong những năm đầu của thời kỳ thuộc địa ở nơi sau này là bót cảnh sát trên đường Catinat (số 164 Đồng Khởi hiện nay), nhưng sau khi Nhà thờ Đức Bà được xây dựng, người ta thấy là Sài Gòn cần có một bưu điện lớn hơn. Trái với điều thường được kể cho du khách, Bưu điện Sài Gòn (L’Hôtel des Postes) không phải là một công trình kiến trúc của công ty Gustave Eiffel và công ty này cũng không có đóng góp nào về bản thiết kế hay xây dựng.
Bưu điện Sài Gòn, được xây từ năm 1886 tới năm 1891, là công trình của kiến trúc sư hàng đầu Nam kỳ là Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892). Ông cũng là người thiết kế Văn phòng của Thống đốc Nam kỳ vào năm 1881 (nay là trụ sở Sở Thông tin-Truyền thông ở số 69 đường Lý Tự Trọng); Tòa án Nhân dân ở số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Sở Hải quan số 2 Hàm Nghi hiện nay; và Dinh Thống đốc Nam kỳ (về sau là Dinh Gia Long) ở số 65 Lý Tự Trọng hiện nay.
Bưu điện Sài Gòn được xây theo kiến trúc nền Đệ Tam Cộng hòa (1870-1940) của Pháp, được trang trí với motif pha trộn Tân-Baroque với những nét bản địa. Đặc biệt các cửa sổ được trang trí với những tấm bảng mang tên những nhân vật nổi tiếng, phần lớn là nhà khoa học và nhà triết học có đóng góp cho sự phát triển điện lực, truyền tin và viễn thông như Zénobe Théophile Gramme, Samuel Morse, René Descartes, Benjamin Franklin, Pierre-Simon Laplace…
Tạ Dương Minh, người lập ra chợ Thủ Đức
Được thành lập vào năm 1879-1880, ngôi chợ lâu đời này hình thành nhờ công sức của một thương nhân người Hoa tên Tạ Dương Minh. Theo các tài liệu lịch sử, Tạ Dương Minh, biệt danh là Tạ Huy, đã lánh nạn sang Việt Nam sau khi tham gia công cuộc “phản Thanh phục Minh”. Người ta không biết nhiều về Tạ Dương Minh, chỉ biết rằng ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc.
Khi sang Việt Nam, ông định cư ở Linh Chiểu Đông và lập ra ngôi chợ ở vị trí của chợ Thủ Đức ngày nay. Trước đây, người ta cho rằng chợ Thủ Đức được đặt tên theo quan trấn thủ nổi tiếng tên Đức (quan trấn thủ Đức) và Tạ Dương Minh đã lấy tên này đặt cho chợ. Tuy nhiên dòng chữ khắc trên bia mộ Tạ Dương Minh ở phường Linh Chiểu cho biết rằng ông còn được gọi là “Tạ Huy, tức Thủ Đức”. Điều này cho thấy, ngoài biệt danh Tạ Huy, ông còn có tên Thủ Đức, và ngôi chợ đầu tiên ông lập ra được mang tên ông.
Một góc chợ Thủ Đức xưa (manhhai|flickr)
Điều đáng buồn là cả hai di tích liên quan Tạ Dương Minh đều xuống cấp trầm trọng. Một trong hai di tích là ngôi nhà số 9 đường Hồ Văn Tư ở phường Trường Thọ, từng được coi là Đền thờ Tạ Dương Minh, vốn là ngôi nhà bằng gỗ của dòng họ Tạ, được xây cất lại bằng gạch vào năm 1930 theo kiến trúc thời thuộc địa. Tuy nhiên đến năm 1984, chính quyền địa phương tiếp quản ngôi nhà này, chuyển nó thành một nhà trẻ và nhà nuôi trẻ mồ côi trước khi bỏ phế vào giữa thập niên 1990.
Từ năm 1984, người dân địa phương thờ phụng Tạ Dương Minh trong một đền thờ tạm là Đình Linh Đông số 28 đường Chương Dương, phường Linh Chiểu. Khi tạ thế năm 1889, Tạ Dương Minh được an táng ở nơi hiện nay là Khu phố 4 phường Linh Chiểu. Mộ của ông nằm trong khuôn viên 112 m2 được bao bọc bởi những bức tường thấp, có một tấm bia khắc chữ Hán: “Đây là mộ phần của Tạ Huy, tức Thủ Đức, tiền hiền của làng Linh Chiểu Đông của Đại Nam. Ông tạ thế ngày 19 tháng 6 Âm lịch và các viên chức trong làng đã lập mộ ông vào tuần trăng thứ hai của năm 1890”.
Trụ sở USIS
Vào thời kỳ người Mỹ bắt đầu can dự tình hình Việt Nam, chính sách của Mỹ chủ yếu tập trung vào những chương trình văn hóa, giáo dục nhằm hỗ trợ Chính phủ Ngô Đình Diệm; và dấu tích những chính sách này là tòa nhà lớn sơn màu xám ở ngã tư Hai Bà Trưng-Lý Tự Trọng ngày nay. Thoạt đầu mang số 82 Hai Bà Trưng, ngôi nhà có sức hút đặc biệt này được xây dựng vào đầu thập niên 1950 và được người Mỹ dùng làm trụ sở Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (United States Information Service-USIS).
Người thiết kế tòa nhà là kiến trúc sư Pháp Arthur Kruze. Theo một báo cáo của Hoa Kỳ vào năm 1956, “Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ đặt trụ sở ở một tòa nhà ba tầng ngay ngã tư gần khu trung tâm Sài Gòn, cách Đại sứ quán Hoa Kỳ một dặm. Tất cả các phòng đều có gắn máy điều hòa không khí. Cơ sở hạ tầng gồm có một thư viện ở tầng trệt, với 50 ghế ngồi, phòng phát thanh, biên tập phim và thu thanh. Diện tích khuôn viên tòa nhà là 33,454 m2”. Thư viện Abraham Lincoln tại góc đường Nguyễn Huệ (manhhai|flickr)
Ngày 22 Tháng Mười 1957, ngôi nhà ở số 82 Hai Bà Trưng là một trong ba cơ sở của Hoa Kỳ ở Sài Gòn trở thành mục tiêu tấn công của Việt Cộng. Năm 1962, USIS chuyển đến nơi hiện nay là Khách sạn Rex, với một thư viện mang tên Abraham Lincoln. Tòa nhà số 82 Hai Bà Trưng trở thành cơ sở phụ. Năm 1964, Thư viện Abraham Lincoln chuyển về đường Lê Quý Đôn ở quận 3; và năm 1965, khi những đơn vị chiến đấu đầu tiên của Hoa Kỳ sang Việt Nam, trụ sở USIS ở Khách sạn Rex chuyển thành Văn phòng hỗn hợp về hoạt động công chúng (Joint US Public Affairs Office-JUSPAO). Từ ngày ấy, trụ sở cũ ở số 82 Hai Bà Trưng được gọi là JUSPAO 2. Sau Hiệp định Paris 1973, tòa nhà số 82 Hai Bà Trưng chuyển thành một tòa nhà của thường dân.
Biệt thự số 60 Võ Văn Tần
Lịch sử ngôi biệt thự ở số 60 đường Võ Văn Tần – trước kia là số 60 đường Testard (sau đó đổi thành đường Trần Quý Cáp) – vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng người ta cho rằng nó được xây cất bởi một nhà kinh doanh rượu vang giàu có người Pháp. Về sau, ngôi biệt thự là nhà của ông Nguyễn Phúc Ưng Thi (1913-2001) và vợ ông – những người lập ra Khách sạn Rex. Cuối thập niên 1950, vợ chồng ông Ưng Thi cho các chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ tá túc ở đây. Ngôi biệt thự trở thành nơi ở và làm việc của hai vị chỉ huy Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự (Military Assistance Advisory Group-MAAG) là trung tướng Samuel T. Williams (Tháng Mười Một 1955 – Tháng Chín 1960) và trung tướng Lionel C. McGarr (Tháng Chín 1960 – Tháng Bảy 1962). Biệt thự số 60 Trần Quý Cáp trước 1975 (manhhai|flickr)
Năm 1962, khi MAAG sáp nhập vào Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Việt Nam (Military Assistance Command Việt Nam – MACV), vị chỉ huy MAAG chuyển trụ sở đến tòa nhà mới ở số 121 Trương Định, trong khi ngôi biệt thự số 60 Trần Quý Cáp trở thành nơi ở của các vị chỉ huy MACV nối tiếp nhau là Đại tướng Paul D. Harkins (Tháng Hai 1962 – Tháng Sáu 1964); Đại tướng William C. Westmoreland (Tháng Sáu 1964 – Tháng Bảy 1968); Đại tướng Creighton Abrams (Tháng Bảy 1968 – Tháng Sáu 1972) và cuối cùng là Đại tướng Frederick C. Weyand (Tháng Sáu 1972 – Tháng Ba 1973). Ngày nay biệt thự số 60 Võ Văn Tần thuộc sở hữu một công ty du lịch.
12 tháng 3, 2022
Ông “Sơn Nam người Anh” Tim Doling, người đang gián tiếp “dạy” giới quản lý và hoạt động văn hóa Việt Nam bài học về giữ gìn di sản (historicvietnam.com)
Nếu nhà văn-nhà văn hóa Nam Bộ Sơn Nam còn sống, có thể hình dung cảnh tượng thú vị khi ông Sơn Nam đàm đạo cà kê chuyện Sài Gòn xưa với một “ông Tây”: Tim Doling. Nói tiếng Việt sõi như tiếng mẹ đẻ, Tim Doling đam mê văn hóa kiến trúc Việt Nam, đặc biệt Sài Gòn. Ông rành rẽ từng hẻm hóc Sài Gòn. Ông nói vanh vách lịch sử nhiều di sản kiến trúc Sài Gòn. Ông biết nhiều chuyện Sài Gòn xưa còn hơn cả người Sài Gòn chánh gốc. Chẳng biết “kiếp trước” ông có “nợ nần” gì với Việt Nam không mà bây giờ ông yêu mến xứ sở này, với tình yêu hệt như ông Sơn Nam, hệt như mọi người Việt…
Vài nét về “ông Tây-Sơn Nam”
Tim Doling sinh ngày 1 Tháng Hai 1956 ở Bristol, Anh. Ông lấy bằng thạc sĩ (master) về lịch sử Trung cổ xứ Wales từ University of Wales Aberystwyth; khởi đầu sự nghiệp bằng việc điều hành các nhà hát và trung tâm nghệ thuật ở Coleraine (Bắc Ireland), Horsham (Anh) và Hong Kong. Sau đó, ông thực hiện nhiều dự án văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Âu cho tổ chức UNESCO, Hội đồng Anh (British Council) và Visiting Arts. Năm 1996, ông lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam. Từ đó, ông mê mệt Việt Nam và dành hết thời gian để nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt.
Tim Doling đặc biệt quan tâm kiến trúc phong cách thuộc địa Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn. Được sự giới thiệu của kiến trúc sư Mel Schenck, ông nghiên cứu kiến trúc hiện đại với những công trình kiến trúc ở Sài Gòn từ thập niên 1950-1970. Ông còn thực hiện dự án quản lý nghệ thuật ở ba trường đại học tại Hà Nội do Quỹ Ford tài trợ. Ông cũng lập ra các trang web như Visiting Arts Cultural Profile, historicvietnam.com, trong đó trang Chân dung văn hóa Việt Nam, Cambodia và Lào nhận được nhiều khen ngợi. Công trình nghiên cứu của Tim Doling đã thể hiện ở những quyển sách: The railways and tramways of Vietnam; Exploring Quảng Nam, Hội An, Mỹ Sơn, Đà Nẵng and Tam Kỳ; Exploring Huế; North East Việt Nam, Việt Nam Arts Directory; North West Việt Nam…
Một trong những công trình nghiên cứu của Tim Doling
Các tác phẩm trên cho thấy sự hiểu biết của Tim Doling về Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An, Huế và Sài Gòn, trong vài trường hợp, còn hơn cả cư dân lâu năm của những tỉnh, thành này. Tài liệu ông tham khảo gồm sách, báo ở Thư viện Khoa học Tổng hợp (Sài Gòn) và Trung tâm Lưu trữ tài liệu thời thuộc địa ở Aix-en-Provence (Pháp). Ông từng làm khách mời trong nhiều chương trình truyền hình về lịch sử và di sản Việt Nam như SBS Australia, DMCom Media, Discovery Channel…
Đọc sách Tim Doling mới thấy ông già người Anh này không hổ danh là một “ông Sơn Nam da trắng”. Vốn kiến thức giàu, sự hiểu biết rộng sâu, và thái độ làm việc trên tinh thần khoa học ở những công trình biên khảo của ông có thể khiến không ít “nhà văn hóa học” ở Việt Nam ngày nay che mặt xấu hổ. Tim Doling thậm chí khiến chính quyền và “các nhà quản lý văn hóa” ở Việt Nam cũng thẹn khi ông bày tỏ sự tiếc nuối trước việc đập phá di tích Sài Gòn xưa đã và tiếp tục được thực hiện với một thái độ ng* d*t đến kinh ngạc. Dưới đây là vài nghiên cứu của Tim Doling về đô thành Sài Gòn (trích)…
Nhà thờ Đức Bà, ngôi nhà thờ được cho là ở kilomet số 0 của Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà, còn gọi là Nhà thờ lớn, là nhà thờ Công giáo lớn nhất ở Sài Gòn. Ý tưởng xây dựng một nhà thờ bằng gạch đã có rất lâu, trước khi nhà thờ Thánh nữ Marie Vô nhiễm (ở vị trí Tòa án Nhân dân quận 1 trước đây) xây bằng gỗ (đã có trước đó) bị mối mọt làm hư hỏng. Tuy nhiên sau khi nhà thờ này bị tháo dỡ vào năm 1874, chính quyền vẫn chưa có đủ kinh phí để xây một ngôi nhà thờ mới nên Thống đốc Nam Kỳ phải cho tổ chức những thánh lễ trong phòng khánh tiết rộng lớn trong Dinh Thống đốc xây bằng gỗ trên đường Taberd (đường Nguyễn Du hiện nay).
Năm 1876, chính quyền Đông Dương tổ chức một cuộc thi quốc tế để chọn bản thiết kế đẹp nhất. 18 bản thiết kế được chấp nhận và người giành chiến thắng là một kiến trúc sư ở Paris tên Jules-Louis Bourard. Thống đốc Nam Kỳ Victor Duperré đã đặt viên đá đầu tiên xây cất nhà thờ mới vào ngày 7 Tháng Mười 1877 trước sự chứng kiến của Giám mục Isodore Colombert. Công việc xây cất được giao cho Công ty Bunard, kéo dài suốt ba năm. Mảnh đất trên đó nhà thờ được xây cất đã gây ra lắm vấn đề cho các kỹ sư xây dựng, và vấn đề càng nghiêm trọng vào năm 1877, khi người ta phát hiện một hồ nước ngay dưới nền móng của công trình nhà thờ.
Vào lúc này việc cung cấp nước cho cư dân Sài Gòn gặp nhiều khó khăn nên việc phát hiện một hồ nước ngay dưới nền móng nhà thờ đã được nhiều người cho là “một ân sủng của Thiên Chúa”. Cuối năm 1877, nước của hồ nước bên dưới nền móng nhà thờ được dẫn và bơm lên một tháp nước đầu tiên được dựng lên ở giao lộ của đường Sohier và đường Catinat nối dài (nay là đầu đường Võ Văn Tần) để cấp cho cư dân. Cuối cùng, ngày 11 Tháng Tư 1880, ngày Chúa Nhật lễ Phục sinh, Thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Vilers và Giám mục Isodore dự lễ khánh thành nhà thờ.
Ngôi nhà thờ lộng lẫy rất được người dân Sài Gòn yêu thích cho đến một ngày người ta phát hiện nó bị nghiêng một bên. Trong tạp chí du lịch Tour du Monde năm 1893, nhà báo Pierre Barrelon cho biết “một trong hai tháp của nhà thờ bị sụt lún nên nhà thờ ở Sài Gòn có hai ngọn tháp không đều nhau giống như Nhà thờ Đức Bà ở Paris”. Người ta vội vã tìm cách khắc phục, nhưng tình trạng vẫn không khả quan hơn nên suốt thời kỳ Pháp thuộc, nhiều người vẫn chế nhạo “Nhà thờ nghiêng ở Sài Gòn”.
Chính phủ đã chi 2.5 triệu franc, được cho là “sự hoang phí điên rồ”, để xây ngôi nhà thờ bằng gạch đỏ trên nền móng đá hoa cương đen dài 91 m và rộng 35.5 m. Bên trong nhà thờ có 56 cửa sổ được kiến trúc sư Lorin de Chartres lắp kính màu vẽ những nhân vật và cảnh trong Kinh thánh. Hai tháp chuông ở mặt tiền nhà thờ có sáu cái chuông bằng đồng được đúc năm 1879 tại Pháp, có tiếng vang xa tới 10 km. Năm 1892, hai ngọn tháp bằng thép được xây thêm…
Vào ngày 10 Tháng Ba 1902, Toàn quyền Paul Doumer chủ trì lễ dựng bức tượng đầu tiên trước nhà thờ. Bức tượng – do Edouard Lormier thiết kế và do xưởng Maison Barbedienne chế tác – là bức tượng đồng Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cầm tay Hoàng tử Cảnh, và từ lúc ấy công trường trước nhà thờ được gọi là Công trường Pigneau de Béhaine. Bức tượng Pigneau de Béhaine được tháo dỡ vào những ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 và công trường được đặt tên lại là Công trường Hòa Bình…
Bưu điện Sài Gòn
Bưu điện đầu tiên của thành phố Sài Gòn chỉ là một tòa nhà đơn sơ được xây dựng trong những năm đầu của thời kỳ thuộc địa ở nơi sau này là bót cảnh sát trên đường Catinat (số 164 Đồng Khởi hiện nay), nhưng sau khi Nhà thờ Đức Bà được xây dựng, người ta thấy là Sài Gòn cần có một bưu điện lớn hơn. Trái với điều thường được kể cho du khách, Bưu điện Sài Gòn (L’Hôtel des Postes) không phải là một công trình kiến trúc của công ty Gustave Eiffel và công ty này cũng không có đóng góp nào về bản thiết kế hay xây dựng.
Bưu điện Sài Gòn, được xây từ năm 1886 tới năm 1891, là công trình của kiến trúc sư hàng đầu Nam kỳ là Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892). Ông cũng là người thiết kế Văn phòng của Thống đốc Nam kỳ vào năm 1881 (nay là trụ sở Sở Thông tin-Truyền thông ở số 69 đường Lý Tự Trọng); Tòa án Nhân dân ở số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Sở Hải quan số 2 Hàm Nghi hiện nay; và Dinh Thống đốc Nam kỳ (về sau là Dinh Gia Long) ở số 65 Lý Tự Trọng hiện nay.
Bưu điện Sài Gòn được xây theo kiến trúc nền Đệ Tam Cộng hòa (1870-1940) của Pháp, được trang trí với motif pha trộn Tân-Baroque với những nét bản địa. Đặc biệt các cửa sổ được trang trí với những tấm bảng mang tên những nhân vật nổi tiếng, phần lớn là nhà khoa học và nhà triết học có đóng góp cho sự phát triển điện lực, truyền tin và viễn thông như Zénobe Théophile Gramme, Samuel Morse, René Descartes, Benjamin Franklin, Pierre-Simon Laplace…
Tạ Dương Minh, người lập ra chợ Thủ Đức
Được thành lập vào năm 1879-1880, ngôi chợ lâu đời này hình thành nhờ công sức của một thương nhân người Hoa tên Tạ Dương Minh. Theo các tài liệu lịch sử, Tạ Dương Minh, biệt danh là Tạ Huy, đã lánh nạn sang Việt Nam sau khi tham gia công cuộc “phản Thanh phục Minh”. Người ta không biết nhiều về Tạ Dương Minh, chỉ biết rằng ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc.
Khi sang Việt Nam, ông định cư ở Linh Chiểu Đông và lập ra ngôi chợ ở vị trí của chợ Thủ Đức ngày nay. Trước đây, người ta cho rằng chợ Thủ Đức được đặt tên theo quan trấn thủ nổi tiếng tên Đức (quan trấn thủ Đức) và Tạ Dương Minh đã lấy tên này đặt cho chợ. Tuy nhiên dòng chữ khắc trên bia mộ Tạ Dương Minh ở phường Linh Chiểu cho biết rằng ông còn được gọi là “Tạ Huy, tức Thủ Đức”. Điều này cho thấy, ngoài biệt danh Tạ Huy, ông còn có tên Thủ Đức, và ngôi chợ đầu tiên ông lập ra được mang tên ông.
Một góc chợ Thủ Đức xưa (manhhai|flickr)
Điều đáng buồn là cả hai di tích liên quan Tạ Dương Minh đều xuống cấp trầm trọng. Một trong hai di tích là ngôi nhà số 9 đường Hồ Văn Tư ở phường Trường Thọ, từng được coi là Đền thờ Tạ Dương Minh, vốn là ngôi nhà bằng gỗ của dòng họ Tạ, được xây cất lại bằng gạch vào năm 1930 theo kiến trúc thời thuộc địa. Tuy nhiên đến năm 1984, chính quyền địa phương tiếp quản ngôi nhà này, chuyển nó thành một nhà trẻ và nhà nuôi trẻ mồ côi trước khi bỏ phế vào giữa thập niên 1990.
Từ năm 1984, người dân địa phương thờ phụng Tạ Dương Minh trong một đền thờ tạm là Đình Linh Đông số 28 đường Chương Dương, phường Linh Chiểu. Khi tạ thế năm 1889, Tạ Dương Minh được an táng ở nơi hiện nay là Khu phố 4 phường Linh Chiểu. Mộ của ông nằm trong khuôn viên 112 m2 được bao bọc bởi những bức tường thấp, có một tấm bia khắc chữ Hán: “Đây là mộ phần của Tạ Huy, tức Thủ Đức, tiền hiền của làng Linh Chiểu Đông của Đại Nam. Ông tạ thế ngày 19 tháng 6 Âm lịch và các viên chức trong làng đã lập mộ ông vào tuần trăng thứ hai của năm 1890”.
Trụ sở USIS
Vào thời kỳ người Mỹ bắt đầu can dự tình hình Việt Nam, chính sách của Mỹ chủ yếu tập trung vào những chương trình văn hóa, giáo dục nhằm hỗ trợ Chính phủ Ngô Đình Diệm; và dấu tích những chính sách này là tòa nhà lớn sơn màu xám ở ngã tư Hai Bà Trưng-Lý Tự Trọng ngày nay. Thoạt đầu mang số 82 Hai Bà Trưng, ngôi nhà có sức hút đặc biệt này được xây dựng vào đầu thập niên 1950 và được người Mỹ dùng làm trụ sở Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (United States Information Service-USIS).
Người thiết kế tòa nhà là kiến trúc sư Pháp Arthur Kruze. Theo một báo cáo của Hoa Kỳ vào năm 1956, “Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ đặt trụ sở ở một tòa nhà ba tầng ngay ngã tư gần khu trung tâm Sài Gòn, cách Đại sứ quán Hoa Kỳ một dặm. Tất cả các phòng đều có gắn máy điều hòa không khí. Cơ sở hạ tầng gồm có một thư viện ở tầng trệt, với 50 ghế ngồi, phòng phát thanh, biên tập phim và thu thanh. Diện tích khuôn viên tòa nhà là 33,454 m2”. Thư viện Abraham Lincoln tại góc đường Nguyễn Huệ (manhhai|flickr)
Ngày 22 Tháng Mười 1957, ngôi nhà ở số 82 Hai Bà Trưng là một trong ba cơ sở của Hoa Kỳ ở Sài Gòn trở thành mục tiêu tấn công của Việt Cộng. Năm 1962, USIS chuyển đến nơi hiện nay là Khách sạn Rex, với một thư viện mang tên Abraham Lincoln. Tòa nhà số 82 Hai Bà Trưng trở thành cơ sở phụ. Năm 1964, Thư viện Abraham Lincoln chuyển về đường Lê Quý Đôn ở quận 3; và năm 1965, khi những đơn vị chiến đấu đầu tiên của Hoa Kỳ sang Việt Nam, trụ sở USIS ở Khách sạn Rex chuyển thành Văn phòng hỗn hợp về hoạt động công chúng (Joint US Public Affairs Office-JUSPAO). Từ ngày ấy, trụ sở cũ ở số 82 Hai Bà Trưng được gọi là JUSPAO 2. Sau Hiệp định Paris 1973, tòa nhà số 82 Hai Bà Trưng chuyển thành một tòa nhà của thường dân.
Biệt thự số 60 Võ Văn Tần
Lịch sử ngôi biệt thự ở số 60 đường Võ Văn Tần – trước kia là số 60 đường Testard (sau đó đổi thành đường Trần Quý Cáp) – vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng người ta cho rằng nó được xây cất bởi một nhà kinh doanh rượu vang giàu có người Pháp. Về sau, ngôi biệt thự là nhà của ông Nguyễn Phúc Ưng Thi (1913-2001) và vợ ông – những người lập ra Khách sạn Rex. Cuối thập niên 1950, vợ chồng ông Ưng Thi cho các chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ tá túc ở đây. Ngôi biệt thự trở thành nơi ở và làm việc của hai vị chỉ huy Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự (Military Assistance Advisory Group-MAAG) là trung tướng Samuel T. Williams (Tháng Mười Một 1955 – Tháng Chín 1960) và trung tướng Lionel C. McGarr (Tháng Chín 1960 – Tháng Bảy 1962). Biệt thự số 60 Trần Quý Cáp trước 1975 (manhhai|flickr)
Năm 1962, khi MAAG sáp nhập vào Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Việt Nam (Military Assistance Command Việt Nam – MACV), vị chỉ huy MAAG chuyển trụ sở đến tòa nhà mới ở số 121 Trương Định, trong khi ngôi biệt thự số 60 Trần Quý Cáp trở thành nơi ở của các vị chỉ huy MACV nối tiếp nhau là Đại tướng Paul D. Harkins (Tháng Hai 1962 – Tháng Sáu 1964); Đại tướng William C. Westmoreland (Tháng Sáu 1964 – Tháng Bảy 1968); Đại tướng Creighton Abrams (Tháng Bảy 1968 – Tháng Sáu 1972) và cuối cùng là Đại tướng Frederick C. Weyand (Tháng Sáu 1972 – Tháng Ba 1973). Ngày nay biệt thự số 60 Võ Văn Tần thuộc sở hữu một công ty du lịch.
Thanked by 4 Members:
|
|
#233
Gửi vào 22/03/2022 - 19:57
“BÚP BÊ VĂN HOÁ” VÀ CÁC SẢN PHẨM BÚP BÊ Ở SÀI GÒN HƠN NỬA THẾ KỶ TRƯỚC
Đầu thập niên 1960, khách nước ngoài đến Sài Gòn được giới thiệu một loại búp bê rất đẹp bằng vải lụa tinh tế và mềm mại, chế tác rất đẹp, không thua loại búp bê Geisha, búp bê Hina của Nhật Bản thường bày bán ở cố đô Kyoto. Tuy không có trang phục lộng lẫy như búp bê Nhật, loại búp bê này thể hiện dáng vóc của thiếu nữ Việt Nam, mảnh dẻ và thon thả trong những tà áo dài lụa, gấm và áo tứ thân. Nét mặt của các cô búp bê khá biểu cảm, tay chân uyển chuyển và dáng đứng mềm mại. Khách quốc tế thường mua nhiều búp bê loại này mang về làm quà.
“Búp bê văn hóa”, đó là tên gọi của loại búp bê nói trên, với hàm ý đây sẽ là loại búp bê dùng để giới thiệu văn hóa truyền thống Việt, làm quà tặng, trao đổi trong các hoạt động văn hóa, để người mua hiểu thêm về đời sống tinh thần của người Việt qua trang phục và dáng vóc của thiếu nữ Việt từng thời kỳ khác nhau. Tác giả của loại búp bê này là bà Trùng Quang, một phụ nữ từng nổi tiếng ở Hà Nội thập niên 1940 vì thường xuyên làm công tác xã hội và sáng lập trường nội trợ Việt Nữ tại Hà Nội với mục đích đào tạo người phụ nữ tòan diện. Trường có dạy ngoại ngữ, âm nhạc, làm bánh, nấu ăn, thêu may.
Năm 1955, bà Trùng Quang vào Sài Gòn sinh sống. Bà lại lập ra Trường Nữ công Phương Chính dạy nghề và dạy chữ cho phụ nữ tại Sài Gòn. Năm 1956, muốn học hỏi Nhật Bản là một nước châu Á đang phát triển mạnh mẽ, bà tự túc sang Nhật quan sát đời sống phụ nữ Nhật, học nghề in offset màu và học ngoại ngữ. Bà còn học cắm hoa và nhất là học chuyên sâu nghề làm búp bê. Sau ba năm học, bà về nước và bắt đầu bắt tay vào việc sản xuất búp bê từ năm 1959. Kỹ thuật bà học từ người Nhật, vốn kỹ lưỡng và tinh tế trong sản xuất, chế tạo. Nhưng búp bê của bà là búp bê Việt Nam, với dáng hình thiếu nữ Việt mang vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng mà bà luôn tự hào. Bà muốn loại búp bê này phải thể hiện cho được vẻ đẹp đó.
Xưởng búp bê của bà Trùng Quang sản xuất có hai loại: búp bê bằng nhựa để bán với giá bình dân và loại búp bê bằng vải lụa chú trọng tính mỹ thuật, công phu và khéo léo hơn. Để sản xuất, xưởng có máy móc, các khuôn rập để làm ra khuôn mặt và hình dáng, tơ để làm tóc, lụa để làm mặt, vải lụa để may y phục, sơn để làm đế, thuốc vẽ... Là giám đốc và cũng là làm chuyên viên chính về kỹ thuật, bà đảm nhận vẽ khuôn mặt búp bê, các khâu khác giao các chuyên viên do bà đào tạo. Kiểu dáng búp bê xưởng Trùng Quang sản xuất đa dạng, từ loại búp bê mặc trang phục cổ với hình dạng cô gái quê bận áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đến búp bê tiểu thư đài các mang khăn vành dây, áo thụng hài thêu. Có cả búp bê mang dáng vóc thiếu nữ hiện đại đi giày cao gót, tóc uốn quăn, áo ny lông, quần sa tanh trắng, cầm ví tay. Mỗi búp bê là một tác phẩm mỹ thuật có sắc thái riêng, dáng điệu riêng nhưng đều mang vẻ đẹp kín đáo, nhu mì, thuần hậu của cô gái Việt.
Búp bê Trùng Quang khi vừa xuất xưởng đã được dư luận đánh giá rất tốt vì tính tỉ mỉ công phu trong chế tác, mẫu mã lại đẹp nên rất được ưa chuộng ở thị trường Sài Gòn và miền Nam suốt thập niên 1960. Loại sản phẩm này được trưng bày thường xuyên tại gian hàng Công nghệ Việt Nam tại đường Tự Do (nay là Đồng Khởi), tham dự triển lãm Hội hoa mùa xuân 1960 tại Phòng Thông tin Đô thành, Triển lãm văn hoá Việt Nam tại hội trường Diên Hồng. Nhiều quốc gia Âu châu ưa chuộng đã đặt hàng và chính phủ miền Nam cũng đặt mua để dự các cuộc triển lãm tại Nhật, Thái Lan, Malaysia, Hoa Kỳ... Việc sản xuất dần ổn định và bà Trùng Quang mong sản xuất búp bê trở thành một kỹ nghệ lớn, giữ vai trò giới thiệu văn hóa, phát triển kinh tế của nước nhà. Báo chí Sài Gòn thời đó đánh giá “Búp bê văn hóa” của bà Trùng Quang đạt đỉnh cao về mỹ thuật và kỹ thuật.
Đến đầu thập niên 1970, có một cuộc triển lãm nghệ thuật do hội Việt Mỹ Sài Gòn ở số 55 đường Mạc Đỉnh Chi tổ chức trưng bày thành quả của các lớp Hội hoạ, làm búp bê và làm bông vải, bông giấy của hội. Trong đó, phần triển lãm búp bê là các tác phẩm của cô Nguyễn Thị Hảo, học viên lớp làm búp bê tại hội Việt Mỹ cùng với những con búp bê do cô và các bạn đồng học của cô làm. Lớp dạy làm búp bê này do cô Bích Hạnh phụ trách, mỗi khoá hai tháng rưỡi và dạy được bốn lớp, mỗi lớp độ 25 học viên. Tại triển lãm này, các cô học viên đã trưng bày hơn 500 con búp bê tự làm lấy, từ hình dáng, kiểu và y phục của búp bê ngoại trừ những mặt nạ của búp bê làm bằng vải in khuôn sẵn kèm theo lọn tóc. Các học viên phần đông là các nữ sinh viên đại học các ngành Văn Khoa, Dược Khoa, Sinh Ngữ, học làm búp bê để giải trí, nên các tác phẩm trưng bày nhằm mục đích thể hiện thành quả của các khoá học, để khách tới thưởng lãm, chớ không bán.
Nửa thế kỷ trước, ở Sài Gòn đã cố gắng phát triển sản phẩm búp bê thủ công. Tuy nhiên, đến thập niên 1980 đã bị mai một. Gần đây, có những cố gắng phục hồi mặt hàng búp bê Việt bận áo dài để phục vụ nhu cầu mua hàng lưu niệm của khách du lịch dù tính mỹ thuật và nét đặc trưng Việt chưa thật sự cuốn hút. Một số công ty mỹ nghệ đã xuất xưởng mặt hàng tượng gốm sứ tạo hình phụ nữ Việt với chiếc áo dài là những sản phẩm đẹp, việc mà trước đây công ty gốm Thành Lễ đã thực hiện được ở tượng gốm và phù điêu nhỏ.
Phạm Công Luận
20/3/2022
Chân dung bà Trùng Quang
Hình ảnh búp bê trưng bày tại buổi triển lãm tại hội Việt Mỹ
Đầu thập niên 1960, khách nước ngoài đến Sài Gòn được giới thiệu một loại búp bê rất đẹp bằng vải lụa tinh tế và mềm mại, chế tác rất đẹp, không thua loại búp bê Geisha, búp bê Hina của Nhật Bản thường bày bán ở cố đô Kyoto. Tuy không có trang phục lộng lẫy như búp bê Nhật, loại búp bê này thể hiện dáng vóc của thiếu nữ Việt Nam, mảnh dẻ và thon thả trong những tà áo dài lụa, gấm và áo tứ thân. Nét mặt của các cô búp bê khá biểu cảm, tay chân uyển chuyển và dáng đứng mềm mại. Khách quốc tế thường mua nhiều búp bê loại này mang về làm quà.
“Búp bê văn hóa”, đó là tên gọi của loại búp bê nói trên, với hàm ý đây sẽ là loại búp bê dùng để giới thiệu văn hóa truyền thống Việt, làm quà tặng, trao đổi trong các hoạt động văn hóa, để người mua hiểu thêm về đời sống tinh thần của người Việt qua trang phục và dáng vóc của thiếu nữ Việt từng thời kỳ khác nhau. Tác giả của loại búp bê này là bà Trùng Quang, một phụ nữ từng nổi tiếng ở Hà Nội thập niên 1940 vì thường xuyên làm công tác xã hội và sáng lập trường nội trợ Việt Nữ tại Hà Nội với mục đích đào tạo người phụ nữ tòan diện. Trường có dạy ngoại ngữ, âm nhạc, làm bánh, nấu ăn, thêu may.
Năm 1955, bà Trùng Quang vào Sài Gòn sinh sống. Bà lại lập ra Trường Nữ công Phương Chính dạy nghề và dạy chữ cho phụ nữ tại Sài Gòn. Năm 1956, muốn học hỏi Nhật Bản là một nước châu Á đang phát triển mạnh mẽ, bà tự túc sang Nhật quan sát đời sống phụ nữ Nhật, học nghề in offset màu và học ngoại ngữ. Bà còn học cắm hoa và nhất là học chuyên sâu nghề làm búp bê. Sau ba năm học, bà về nước và bắt đầu bắt tay vào việc sản xuất búp bê từ năm 1959. Kỹ thuật bà học từ người Nhật, vốn kỹ lưỡng và tinh tế trong sản xuất, chế tạo. Nhưng búp bê của bà là búp bê Việt Nam, với dáng hình thiếu nữ Việt mang vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng mà bà luôn tự hào. Bà muốn loại búp bê này phải thể hiện cho được vẻ đẹp đó.
Xưởng búp bê của bà Trùng Quang sản xuất có hai loại: búp bê bằng nhựa để bán với giá bình dân và loại búp bê bằng vải lụa chú trọng tính mỹ thuật, công phu và khéo léo hơn. Để sản xuất, xưởng có máy móc, các khuôn rập để làm ra khuôn mặt và hình dáng, tơ để làm tóc, lụa để làm mặt, vải lụa để may y phục, sơn để làm đế, thuốc vẽ... Là giám đốc và cũng là làm chuyên viên chính về kỹ thuật, bà đảm nhận vẽ khuôn mặt búp bê, các khâu khác giao các chuyên viên do bà đào tạo. Kiểu dáng búp bê xưởng Trùng Quang sản xuất đa dạng, từ loại búp bê mặc trang phục cổ với hình dạng cô gái quê bận áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đến búp bê tiểu thư đài các mang khăn vành dây, áo thụng hài thêu. Có cả búp bê mang dáng vóc thiếu nữ hiện đại đi giày cao gót, tóc uốn quăn, áo ny lông, quần sa tanh trắng, cầm ví tay. Mỗi búp bê là một tác phẩm mỹ thuật có sắc thái riêng, dáng điệu riêng nhưng đều mang vẻ đẹp kín đáo, nhu mì, thuần hậu của cô gái Việt.
Búp bê Trùng Quang khi vừa xuất xưởng đã được dư luận đánh giá rất tốt vì tính tỉ mỉ công phu trong chế tác, mẫu mã lại đẹp nên rất được ưa chuộng ở thị trường Sài Gòn và miền Nam suốt thập niên 1960. Loại sản phẩm này được trưng bày thường xuyên tại gian hàng Công nghệ Việt Nam tại đường Tự Do (nay là Đồng Khởi), tham dự triển lãm Hội hoa mùa xuân 1960 tại Phòng Thông tin Đô thành, Triển lãm văn hoá Việt Nam tại hội trường Diên Hồng. Nhiều quốc gia Âu châu ưa chuộng đã đặt hàng và chính phủ miền Nam cũng đặt mua để dự các cuộc triển lãm tại Nhật, Thái Lan, Malaysia, Hoa Kỳ... Việc sản xuất dần ổn định và bà Trùng Quang mong sản xuất búp bê trở thành một kỹ nghệ lớn, giữ vai trò giới thiệu văn hóa, phát triển kinh tế của nước nhà. Báo chí Sài Gòn thời đó đánh giá “Búp bê văn hóa” của bà Trùng Quang đạt đỉnh cao về mỹ thuật và kỹ thuật.
Đến đầu thập niên 1970, có một cuộc triển lãm nghệ thuật do hội Việt Mỹ Sài Gòn ở số 55 đường Mạc Đỉnh Chi tổ chức trưng bày thành quả của các lớp Hội hoạ, làm búp bê và làm bông vải, bông giấy của hội. Trong đó, phần triển lãm búp bê là các tác phẩm của cô Nguyễn Thị Hảo, học viên lớp làm búp bê tại hội Việt Mỹ cùng với những con búp bê do cô và các bạn đồng học của cô làm. Lớp dạy làm búp bê này do cô Bích Hạnh phụ trách, mỗi khoá hai tháng rưỡi và dạy được bốn lớp, mỗi lớp độ 25 học viên. Tại triển lãm này, các cô học viên đã trưng bày hơn 500 con búp bê tự làm lấy, từ hình dáng, kiểu và y phục của búp bê ngoại trừ những mặt nạ của búp bê làm bằng vải in khuôn sẵn kèm theo lọn tóc. Các học viên phần đông là các nữ sinh viên đại học các ngành Văn Khoa, Dược Khoa, Sinh Ngữ, học làm búp bê để giải trí, nên các tác phẩm trưng bày nhằm mục đích thể hiện thành quả của các khoá học, để khách tới thưởng lãm, chớ không bán.
Nửa thế kỷ trước, ở Sài Gòn đã cố gắng phát triển sản phẩm búp bê thủ công. Tuy nhiên, đến thập niên 1980 đã bị mai một. Gần đây, có những cố gắng phục hồi mặt hàng búp bê Việt bận áo dài để phục vụ nhu cầu mua hàng lưu niệm của khách du lịch dù tính mỹ thuật và nét đặc trưng Việt chưa thật sự cuốn hút. Một số công ty mỹ nghệ đã xuất xưởng mặt hàng tượng gốm sứ tạo hình phụ nữ Việt với chiếc áo dài là những sản phẩm đẹp, việc mà trước đây công ty gốm Thành Lễ đã thực hiện được ở tượng gốm và phù điêu nhỏ.
Phạm Công Luận
20/3/2022
Chân dung bà Trùng Quang
Hình ảnh búp bê trưng bày tại buổi triển lãm tại hội Việt Mỹ
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
9 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |