Trung Quốc và cuộc đảo chính ở Myanmar
02/02/2021
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Tân Hoa xã của Trung Quốc đã gọi sự kiện ngày 1-2 ở Myanmar là "một cuộc cải tổ nội các" thay vì "đảo chính" như truyền thông phương Tây. Các nhóm vũ trang được cho là do Trung Quốc hậu thuẫn đã gián tiếp dẫn tới cuộc đảo chính.
Việc Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà San Suu Kyi giành hơn 80% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11-2020 là nguồn cơn châm ngòi cho cuộc đảo chính. Lý do trực tiếp được phe quân đội sử dụng là chuyện Ủy ban bầu cử quốc gia Myanmar hủy bầu cử ở các bang Rakhine, một phần bang Shan và Kachin.
Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên gia, kể cả khi bầu cử được tổ chức ở những khu vực này, chiến thắng vẫn thuộc về NLD.
Mỹ chỉ ra "vũ khí Trung Quốc"
Trên thực tế, quyết định hủy bầu cử cũng vấp phải sự phản đối từ một số nước, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, theo lập luận của Ủy ban bầu cử quốc gia Myanmar, Rakhine và phần lớn các bang Shan, Kachin đang chìm trong xung đột vũ trang nên không thể đảm bảo an toàn cho người dân.
Nguồn gốc của những xung đột này lại đến từ bên kia biên giới Myanmar: Trung Quốc.
Khu vực biên giới Myanmar - Trung Quốc, đặc biệt là bang Rakhine, đã âm ỉ các căng thẳng sắc tộc và bùng nổ mạnh mẽ khi quân đội Myanmar mở chiến dịch truy quét các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số (EAO) năm 2017.
Sự xuất hiện của nhóm vũ trang tự xưng "Quân đội Arakan" (AA), với địa bàn hoạt động trải khắp bang Rakhine, đã tạo ra nhiều vấn đề. AA liên tục đụng độ với quân đội Myanmar ở các bang Rakhine và Chin kể từ tháng 1-2019 đến tận sát ngày tổng tuyển cử tháng 11-2020.
Theo Trung tâm nghiên cứu Stimson (Mỹ), sự tồn tại của AA có liên hệ mật thiết với các nhóm vũ trang được Trung Quốc hậu thuẫn như "Quân đội Kachin độc lập" (KIA) và "Quân đội bang Wa thống nhất" (UWSA). Đây là hai nhóm vũ trang mạnh nhất, có tiềm lực tài chính tốt nhất với các căn cứ trên cả đất Myanmar và Trung Quốc.
Về mặt chính trị, AA là thành viên của Ủy ban Tham vấn và đàm phán chính trị liên bang, một nhóm gồm bảy nhóm EAO ở miền bắc Myanmar do UWSA đứng đầu. Về mặt quân sự, AA là thành viên của Liên minh phương Bắc, bao gồm KIA, Quân đội Giải phóng quốc gia Ta’ang và Quân đội Liên minh dân chủ quốc gia Myanmar.
Theo nhà nghiên cứu Yun Sun, xét mối quan hệ dây mơ rễ má này, nhiều người có thể đi tới kết luận Trung Quốc có thể chấm dứt cuộc xung đột tại Rakhine thông qua việc gây áp lực lên KIA và UWSA.
Bản thân Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi lớn nhất nếu tình hình tại Rakhine ổn định. Bang này tập trung nhiều dự án lớn thuộc sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc, là đường đi tắt ra Ấn Độ Dương để chấm dứt sự phụ thuộc vào eo biển Malacca.
Bắc Kinh đã phát triển mối quan hệ thân tình với dàn lãnh đạo dân sự Myanmar, bao gồm cả bà San Suu Kyi. Mặc dù vậy, các dự án đầy tham vọng của Bắc Kinh ở Rakhine vẫn ì ạch dưới thời chính quyền dân sự, vốn đã cảnh giác hơn sau khi nhận được các lời khuyến cáo về "ngoại giao bẫy nợ".
Đã có một giả thuyết đặt ra là nếu Bắc Kinh gây sức ép, kềm chân AA để bang Rakhine yên ổn và bầu cử không bị hủy bỏ ở bang này, có lẽ sẽ không có đảo chính ở Myanmar.
Nhưng vì sao Trung Quốc không làm?
Nhà nghiên cứu Yun Sun nhận định Bắc Kinh dường như đã mất kiểm soát đối với AA. "Sau các cuộc tấn công hồi tháng 8-2019, Trung Quốc được cho là đã nêu rõ mối quan ngại của mình và gây áp lực lên AA, nhưng vô ích. Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy khả năng kiểm soát AA của Trung Quốc là hạn chế", bà Sun đặt vấn đề.
Thứ nhất, AA đang ngày một lớn mạnh và giành được nhiều lãnh thổ ở Myanmar, tạo được chỗ đứng vững chắc ở bang Rakhine vốn luôn có thành kiến với chính quyền dân sự và quân đội. Sự hấp dẫn về tài chính và chính trị đã giúp AA tuyển mộ thêm được nhiều thành viên mới, giống như "hổ mọc thêm cánh".
Thứ hai, AA không còn sống nhờ sự bảo trợ của các nhóm lớn hơn như thuở ban đầu nữa. Với nguồn tài chính đáng kể thu được từ buôn người và các hoạt động bất hợp pháp khác, cũng như các khoản đóng góp từ những người ủng hộ AA trong và ngoài Myanmar, AA có thể tự chọn nguồn cung vũ khí thay vì phụ thuộc vào UWSA.
Cuối cùng, AA ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Rakhine, trở thành "đại diện của nhân dân" Rakhine.
"Là người tạo ra và thúc đẩy 'chiến tranh nhân dân', Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh và tầm quan trọng của sự ủng hộ của quần chúng. Sự ủng hộ ngày càng lớn dành cho AA ở Rakhine buộc Trung Quốc phải tránh đụng chạm với lực lượng này, bởi lẽ Rakhine tập trung quá nhiều lợi ích kinh tế quan trọng với Bắc Kinh", bà Sun lý giải.
Cũng theo chuyên gia thuộc Trung tâm Stimson, việc xem Trung Quốc là "chìa khóa" để giải quyết xung đột ở bang Rakhine sẽ chẳng đi đến đâu.
Trừ khi quân đội Myanmar có một chiến thắng quyết định trước AA, cách tốt nhất là đàm phán và tìm cách thỏa hiệp. Bắc Kinh hẳn sẽ chọn cách thứ hai bởi nếu chiến sự bùng nổ ở Rakhine, Trung Quốc sẽ chịu nhiều thiệt hại.
Trung Quốc đi dây ở Myanmar
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2015, Myanmar xuất hiện tình trạng "Nhà nước trong Nhà nước" với một bên là chính phủ dân cử NLD, bên còn lại là quân đội. Chính phủ của bà San Suu Kyi gần như không có tiếng nói ảnh hưởng nào đến các tướng lĩnh.
Trung Quốc là quốc gia hiểu rõ nhất điều này và đã luôn tìm cách cân bằng, giữ hòa khí với cả hai phe. Trong chuyến thăm hồi tháng 1-2021, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp cả Cố vấn nhà nước San Suu Kyi và Tổng tư lệnh quân đội, Thống tướng Min Aung Hlaing.
Trong đó, ông Vương Nghị bày tỏ hi vọng các dự án trong Hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC) sẽ sớm được nối lại và triển khai suôn sẻ. Hồi tháng 9-2020, ngoại trưởng Trung Quốc cũng thân chinh tới Myanmar để phá bế tắc trong các dự án thuộc CMEC.
Cũng giống như nhiều chuyên gia khác về Đông Nam Á, ông Murray Hiebert, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận định quân đội Myanmar không thích Trung Quốc và Bắc Kinh cũng luôn dè chừng trong mối quan hệ này.
"Tôi nghĩ mối quan hệ của Bắc Kinh với chính phủ San Suu Kyi còn đỡ hơn mối quan hệ họ sắp sửa có với quân đội", ông Hiebert nêu quan điểm.
-------
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Doanh nghiệp Trung Quốc bị tẩy chay vì phản ứng với bạo lực ở Myanmar
05:30 18/3/2021
Ngày càng nhiều công ty đa quốc gia công khai phản đối bạo lực ở Myanmar. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc - những nhà đầu tư lớn nhất tại Myanmar - không nằm trong số đó.
Theo Nikkei Asian Review, khi ngày càng nhiều công ty đa quốc gia công khai phản đối bạo lực ở Myanmar, các công ty Trung Quốc - những nhà đầu tư lớn nhất tại Myanmar - vẫn im hơi lặng tiếng.
Một nhóm hoạt động vì nhân quyền ở Yangon đã kêu gọi các công ty ký tuyên bố chung nhằm phản đối bạo lực. Tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc không tham gia.
Trong khi đó, các công ty Nhật Bản thể hiện quan điểm bằng cách ký vào văn bản và kêu gọi ngừng bạo lực.
Một số công ty Trung Quốc ở Myanmar đã bị đốt phá. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, 32 nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc chịu thiệt hại vào cuối tuần qua. Những cuộc tấn công khiến công chúng ngày càng quan tâm đến các động thái của doanh nghiệp Trung Quốc.
Phụ thuộc vào đầu tư Trung Quốc
Hôm 16/3,
South China Morning Post dẫn một thông báo của Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc. Theo đó, cơ quan này đã ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước ở Myanmar sơ tán nhân viên liên quan tới những dự án đang bị tạm dừng.
Sau những cuộc tấn công đốt phá, kênh
CGTN thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc khẳng định "Trung Quốc sẽ không cho phép các lợi ích bị tổn thương vì những cuộc tấn công".
"Nếu các nhà chức trách không thể giải quyết và tình trạng hỗn loạn tiếp tục lan rộng, Trung Quốc có thể buộc phải hành động quyết liệt hơn để bảo vệ lợi ích", kênh này khẳng định.
Động thái của Trung Quốc gây ra phản ứng dữ dội. "Trung Quốc chỉ đưa ra những phát ngôn mạnh mẽ sau khi lợi ích của họ bị đe dọa", một doanh nhân Myanmar viết trên Twitter.
Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon. Các sản phẩm của Trung Quốc, nhất là của Huawei Technologies và ZTE (những công ty cung cấp công nghệ cho quân đội), bị người Myanmar tẩy chay.
Bất chấp những nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế kể từ năm 2011 và thu hút các đối tác quốc tế, Myanmar vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ Trung Quốc. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2020, Trung Quốc, bao gồm Hong Kong, là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất của Myanmar.
Chính quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã phê duyệt 2 tỷ USD FDI từ Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của bà, doanh nghiệp Trung Quốc và các đối tác chi phối hơn 90% trong hai cuộc đấu thầu năng lượng lớn tại Myanmar trong vòng hai năm qua.
Các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc đang hoạt động tại thị trường Myanmar bao gồm tập đoàn Citic, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Xây dựng Điện Trung Quốc (PowerChina).
Trung Quốc bắt đầu mở rộng hợp tác kinh tế với Myanmar kể từ năm 2011, khi quốc gia Đông Nam Á bắt đầu quá trình chuyển đổi dân chủ sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội. Trong 10 năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu và "chủ nợ" lớn nhất.
Các nhà quan sát cho rằng chuyến thăm cấp cao của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Myanmar hồi giữa tháng 1 là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng sâu sắc.
Ông Vương Nghị đã gặp bà Aung San Suu Kyi để ký các thỏa thuận song phương cho dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar.
Hành lang kinh tế này trải dài từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến bờ biển của Myanmar trên Vịnh Bengal. Đây là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. Thỏa thuận giữa Myanmar và Trung Quốc được định giá 100 tỷ USD, bao gồm 38 dự án cơ sở hạ tầng lớn đã lên kế hoạch.
Im hơi lặng tiếng
Các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc có thể vẫn tiếp tục ngay cả khi chế độ thay đổi. Trong khi đó, những tổ chức tài chính quốc tế và Nhật Bản đã tạm hoãn tham gia và đầu tư.
Vài tuần sau cuộc binh biến, một nhà máy do PowerChina tài trợ tại Kyaukphyu (thuộc bang Rakhine) đã được khởi công xây dựng.
Phòng Thương mại Doanh nghiệp Trung Quốc - nhóm doanh nghiệp nước ngoài quyền lực nhất ở Myanmar - đã cố gắng bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc. Hồi tháng 2, cơ quan này nhanh chóng đưa ra tuyên bố bác bỏ những cáo buộc cho rằng Trung Quốc cung cấp các kỹ thuật viên để xây dựng "tường lửa" Internet cho quân đội Myanmar.
Nhóm cũng từ chối lên tiếng kể từ đó.
Các công ty Trung Quốc cũng không bày tỏ lo ngại về cuộc binh biến như những công ty quốc tế khác. Theo
Nikkei Asian Review, một nhà phân tích Myanmar cho biết các công ty Trung Quốc không muốn thu hút sự chú ý vì văn hóa doanh nghiệp và chính trị.
"Các công ty Trung Quốc thực sự cho rằng cuộc đảo chính và khủng hoảng ở Myanmar là vấn đề nội bộ. Họ được khuyên nên tránh xa", nhà phân tích nói với
Nikkei Asia Review. "Doanh nhân Trung Quốc không quan tâm đến nhân quyền. Họ chỉ quan tâm tới sự phát triển kinh tế", ông nói thêm.
Trong số 216 công ty ký tuyên bố chung do Trung tâm Kinh doanh Trách nhiệm Myanmar (MCRB) đưa ra, có đến hơn 60 công ty quốc tế, bao gồm Coca-Cola, Total, H&M, Heineken, Maersk, Metro, Unilever và Telenor.
MCRB thậm chí phát hành tuyên bố chung bản tiếng Trung nhằm khuyến khích các công ty Trung Quốc và Đài Loan tham gia, nhưng đến nay vẫn vô ích.
"Với tư cách là nhà đầu tư, chúng tôi sống trong một 'không gian chung' với người dân Myanmar, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự. Ở đó, tất cả đều được hưởng lợi từ việc tôn trọng nhân quyền, dân chủ và những quyền tự do cơ bản - bao gồm tự do ngôn luận và lập hội - và quy định của luật pháp", tuyên bố chung viết.
Các bên tham gia kêu gọi "một giải pháp nhanh chóng cho tình hình hiện tại dựa trên đối thoại và hòa giải, phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar".
---------------------------
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Chuỗi nhà hàng Trung Quốc bị phanh phui nấu phế phẩm cho khách
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
18/03/2021, 13:53 GMT+7
Hai chuỗi nhà hàng cháo nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc đã xin lỗi sau vụ bê bối liên quan đến việc tái sử dụng thức ăn thừa và các hành vi mất vệ sinh khác.
Nhân viên bếp của chuỗi nhà hàng Man Ling - có hơn 1.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và rất được lòng nhiều thực khác, bao gồm cả người dẫn chương trình truyền hình Đài Loan Dee Hsu - đã bị bắt gặp đang dùng thức ăn thừa để nấu cháo và xử lý thức ăn mà không rửa tay, theo
South China Morning Post.
Một nhân viên được nhìn thấy gắp sườn heo ra khỏi nồi súp thừa để nấu cháo thịt và khoai mỡ cho những khách hàng khác, theo đoạn phim được phát sóng trên đài truyền hình địa phương.
“Đó đúng là đồ ăn còn thừa lại. Nấu lại là được rồi”, một nhân viên trả lời khi được hỏi rằng hành vi này có vấn đề về an toàn thực phẩm hay không. Người nhân viên khi đó không biết đã bị quay lén hành vi sai trái nói trên trong một phóng sự điều tra ngầm của phóng viên
Đài truyền hình Phúc Kiến. Camera cũng ghi hình được cảnh các nhân viên bếp xử lý thức ăn chín bằng tay bẩn. Cảnh này tái diễn nhiều lần.
Trong khi đó, chuỗi nhà hàng cháo nổi danh khác là Sanmi Congee - có hơn 1.100 cửa hàng trên toàn quốc - cũng bị điều tra và phơi bày việc thuê nhân viên không có giấy chứng nhận sức khỏe và các hành vi mất vệ sinh tương tự tại một trong những cửa hàng ở thành phố Phúc Châu.
Theo tuyên bố từ chuỗi nhà hàng Man Ling vào đầu tuần này, cửa tiệm nằm ở phía đông nam thành phố Phúc Châu đã đóng cửa sau khi cuộc điều tra bí mật của
Đài Truyền hình Phúc Kiến phanh phui một loạt các vấn đề về vệ sinh trong chương trình dành riêng cho Ngày Quyền của Người tiêu dùng.
Man Ling xin lỗi vì “làm khách hàng thất vọng” và cho biết họ đang kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả cửa hàng của mình. Cửa hàng tại Phúc Châu cũng bị loại khỏi các ứng dụng đặt đồ ăn.
Tiếp bước Man Ling, phía Sanmi cũng mở lời xin lỗi hôm 16/3, thừa nhận sự tồn tại của "các mối nguy hiểm về vệ sinh và an toàn thực phẩm". Chuỗi nhà hàng này cũng đã đóng cửa hàng bị phanh phui và xóa nó khỏi các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến.
Cả hai thương hiệu, thuộc sở hữu của hai công ty khác nhau có trụ sở tại Thượng Hải, phát triển mạnh trong những năm gần đây khi thực phẩm “lành mạnh” giá rẻ của họ trở nên phổ biến trong bối cảnh ngành giao hàng thực phẩm của Trung Quốc bùng nổ.
--------------------------------------
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Trung Quốc ‘nổi đóa’ vì nói không lại Mỹ tại phiên hội đàm 'nảy lửa'?
19/03/2021 - Khánh An
Đại diện
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
cho rằng phía Mỹ đã phát biểu khai mạc hội đàm Mỹ - Trung quá dài, còn phía Mỹ cho hay phiên hội đàm diễn ra “thực chất, nghiêm túc và trực tiếp”.
Hãng Reuters ngày 19.3 dẫn lời giới chức Trung Quốc chỉ trích rằng phía Mỹ đã vượt quá thời gian phát biểu khai mạc tại cuộc hội đàm giữa quan chức cấp cao hai nước ở thành phố Anchorage, bang Alaska (Mỹ), sau màn “
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
” giữa quan chức cấp cao song phương.
Cuộc hội đàm do Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan đại diện phía Mỹ, còn dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc là Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng c.... s.. Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị.
Phần phát biểu khai mạc của Ngoại trưởng Blinken bày tỏ
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
, bao gồm Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ và việc cưỡng ép kinh tế nhằm vào các đồng minh của Mỹ.
Tiếp đến, ông Dương đáp trả, chỉ trích cái mà ông gọi là nền dân chủ chật vật của Mỹ và sự ngược đãi người thiểu số.
Sau phần phát biểu, khi các phóng viên được mời rời khỏi phòng họp, ông Blinken nói các phóng viên “vui lòng chờ một chút”. “Với phần phát biểu mở rộng của các ngài, vui lòng cho phép tôi nói thêm vài ý của mình trước khi chúng ta bắt đầu làm việc”, ông nói.
Tiếp theo đó, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng nhiều nước hài lòng vì Mỹ đã trở lại, trong khi quan ngại về một số hành vi của Trung Quốc.
Đài CCTV dẫn lời các quan chức trong phái đoàn Trung Quốc cho biết Bắc Kinh “đến với sự chân thành”, và có sự chuẩn bị theo những thỏa thuận trước đó.
“Nhưng phía Mỹ, bên phát biểu trước, đã vi phạm nghiêm trọng thời gian dự định trong phát biểu khai mạc, đưa ra những sự công kích và cáo buộc vô lý về các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, và kích động tranh cãi. Đây không phải là cách đãi khách và vi phạm các giao thức ngoại giao”, theo một quan chức Trung Quốc.
Trong khi đó Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì bày tỏ mong muốn rằng cuộc hội đàm sẽ chân thành và thẳng thắn. Còn ông Vương Nghị cho rằng những khó khăn nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ - Trung lúc trước không nên tiếp diễn.
Về phía Mỹ, một quan chức cấp cao cho hay cuộc thảo luận giữa giới chức Mỹ và Trung Quốc diễn ra “thực chất, nghiêm túc và trực tiếp”.
Quan chức này cho biết rằng trong phiên hội đàm đầu tiên, phía Mỹ đã đưa ra thông tin về các
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
, và đã nghe những vấn đề tương tự từ phía Trung Quốc.
Sửa bởi tuphuongsg: 19/03/2021 - 21:11