Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1816 replies to this topic

#1201 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/03/2021 - 20:05

Xôn xao vụ việc chồng bắt vợ trả tiền ăn hàng tháng mới chịu ly hôn

04/03/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chị P.T.T.H. (31 tuổi, quê xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương, Thái Bình) bị chồng đòi lại tiền ăn, tiền đi khám sinh sản... mới được thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Từ đêm qua 3/3, mạng xã hội tại Thái Bình xôn xao câu chuyện khó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về vụ việc người vợ trẻ P.T.T.H. “bóc phốt” anh chồng Đ.N.H. (32 tuổi, ngụ xã Quốc Tuấn, H.Kiến Xương, Thái Bình) đòi lại tiền ăn, tiền khám chữa bệnh mới cho mang theo đồ đạc cá nhân khi hai người chia tay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài đăng "bóc phốt" người chồng của chị H.. (Ảnh: FB)

Cụ thể, chị H. chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng chị kết hôn với anh Đ.V.H. cách đây hơn một năm. Chỉ sau một thời gian ngắn chung sống, hai vợ chồng chị đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn không thể hóa giải. Cuối cùng, chị chọn cách ra đi.
Chị H. chia sẻ trên trang cá nhân: "Đi lấy chồng không có tiền bạc của cải mang về nhà chồng. Kết hôn với chồng được 1 năm, vì mâu thuẫn không thể tiếp tục chung sống nên mình chọn cách ra đi.
Nhưng ra đi vẫn chưa phải được giải thoát, anh chồng bắt mình phải trả tiền ăn hàng ngày của mình cho anh ta thì mới cho vợ mang đồ dùng cá nhân của mình đi. (bình quân mỗi tháng 1 triệu đồng, khi ra đi mình phải trả 12 triệu đồng ).

Và rất nhiều những khoản tiền khác. Mình chấp nhận điều kiện của anh, cũng trả đủ số tiền mà anh đưa ra, sau đó mới được lấy đồ mang đi".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Biên bản bàn giao" liệt kê các khoản tiền đã trả hết, được cho là được lập, ký kết giữa chị H. và người chồng.

Cụ thể, ngoài số tiền 12 tiệu đồng phục vụ nhu cầu ăn uống trong 14 tháng chung sống, chị H. còn bị chồng đòi lại 12 triệu đồng khám bệnh và nộp học phí; 13 triệu 300 nghìn đồng tiền mừng cưới; 1 chỉ vàng cưới mẹ chồng tặng.
Tổng cộng số tiền chị phải trả cho chồng là 42 triệu 600 nghìn đồng nếu muốn mang theo giấy tờ tùy thân như sổ bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, bằng đại học... và đồ dùng cá nhân đi khỏi nhà sau khi ly hôn.
Kèm theo nội dung đăng tải, chị đã đưa ra một số hình ảnh chứng minh câu chuyện của mình là “có thật 100”. Trong đó đáng chú ý nhất là ảnh chụp 1 “biên bản bàn giao” viết tay, có đầy đủ chữ ký được cho là của người chồng (bên nhận) và chữ ký của người vợ (bên giao) trước sự làm chứng được cho là của đại diện ban thôn, chi hội phụ nữ thôn, công an viên xã phụ trách thôn.
Chưa rõ đây có phải toàn bộ sự việc hay không và người chồng trong câu chuyện cũng chưa lên tiếng nhưng trường hợp của chị H. sau khi đưa lên mạng xã hội Facebook đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng với hàng ngàn lượt quan tâm, bình luận và chia sẻ.
Được biết, trao đổi với Thanh Niên trưa 4/3, đại diện lãnh đạo hội Phụ nữ xã Quốc Tuấn (huyện Kiến Xương, Thái Bình) cho biết: “Theo thông tin chúng tôi nắm được thì vợ chồng anh chị H. chưa chính thức ly hôn. Hôm hai vợ chồng họ xảy ra mâu thuẫn, xô xát, đại diện Chi hội Phụ nữ thôn cũng đã xuống để khuyên can, hoà giải. Còn việc thoả thuận về vấn đề tài sản, tiền bạc như thế nào là chuyện nội bộ của gia đình họ, chúng tôi không tiện tham gia”.

Việt Hương (T/h)


---------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hơn 500 công chức, viên chức, trong đó có phó giám đốc sở phải thi lại

TIN CŨ: 17/12/2020
Hơn 500 công chức, viên chức được tuyển dụng đặc cách và tuyển dụng theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Hà Tĩnh sẽ buộc phải thi tuyển lại. Trong số này, cán bộ hiện đang giữ chức vụ cao nhất là phó giám đốc sở.

Ngày 17-12, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết UBND tỉnh này đã ban hành kế hoạch tuyển dụng lại công chức, viên chức do có sai phạm trong tuyển dụng.

Mục đích là tuyển dụng lại công chức, viên chức thuộc diện phải thi tuyển nhưng chưa thi tuyển theo kết luận số 71 của Ban Bí thư và hướng dẫn số 2965 của Bộ Nội vụ.

Bà Phan Thị Tố Hoa - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh - cho biết qua rà soát lại toàn bộ các sở, ban, ngành cùng 13 huyện, thị, thành phố, Hà Tĩnh hiện có 308 công chức và 199 viên chức phải thi lại. Trong số này, cán bộ hiện đang giữ chức vụ cao nhất là phó giám đốc sở.

Bà Hoa lý giải trước đây Hà Tĩnh ban hành các chính sách thu hút nhân tài nên các tiêu chí về tuyển dụng công chức thấp hơn các tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ.

Một số quyết định và nghị quyết về tuyển dụng cán bộ của Hà Tĩnh mang tính đặc thù, không phù hợp với quy định của Bộ Nội vụ tại thời điểm đó.

"Ngoài ra, có giai đoạn Hà Tĩnh còn đặc cách viên chức lên công chức mà không cần phải qua kỳ thi sát hạch", bà Hoa nói.


Sở Nội vụ Hà Tĩnh đang tiếp tục rà soát số lượng cán bộ phải thi lại công chức, viên chức.

Sau khi hoàn thành xong kỳ thi tuyển, cán bộ nào không đạt thì sẽ bị thu hồi quyết định tuyển dụng.

Theo kế hoạch này, người dự tuyển lại là công chức, viên chức đang công tác tại khối cơ quan nhà nước thuộc diện phải thi tuyển nhưng chưa thi tuyển, và được tuyển dụng từ ngày 2-12-1998 đến ngày 28-12-2017.

Điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển lại phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có bản nhận xét 5 năm gần nhất, đánh giá hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức, uy tín tốt.

Việc thi tuyển công chức, viên chức được thực hiện theo 2 vòng và phải hoàn thành trước ngày 31-12.



Thanked by 1 Member:

#1202 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/03/2021 - 20:15

Trung Quốc sẽ thua khi 'chèn ép' Đài Loan bằng quả dứa?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chiến thuật cứng rắn của Đài Loan (Trung Quốc) với Bắc Kinh trong "cuộc chiến quả dứa" đạt được nhiều thành công bước đầu, khi đơn đặt hàng nông sản này liên tục đến với hòn đảo.
Đài Loan trở thành nền kinh tế mới nhất phải chịu chính sách chèn ép thương mại từ phía Trung Quốc, sau những nước trong khu vực như Hàn Quốc, Philippines và Australia.
Tuy nhiên, phản ứng cứng rắn từ chính quyền nhà lãnh đạo Thái Anh Văn cùng sự giúp sức của các bạn hàng quốc tế là dấu hiệu cho thấy sự răn đe của Bắc Kinh sẽ khó gây thiệt hại lớn cho Đài Loan.
Sức ép chính trị sau đòn đánh kinh tế

Sự việc bắt đầu từ khi cơ quan Hải quan Trung Quốc công bố lệnh cấm nhập khẩu với quả dứa của Đài Loan hôm 26/2. Lý do mà nhà chức trách Trung Quốc đưa ra là phát hiện "sinh vật có hại" trong sản phẩm từ Đài Loan, có nguy cơ đe dọa nền nông nghiệp của đại lục.
Dứa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền nông nghiệp Đài Loan, chiếm 40% giá trị hoa quả xuất khẩu, theo báo Guardian.
90% sản lượng dứa xuất khẩu của Đài Loan được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Năm 2020, báo Guardian trích dữ liệu của Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan cho biết hơn 41.600 tấn dứa được hòn đảo này xuất khẩu sang đại lục.
Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu lưu ý thời điểm Bắc Kinh công bố lệnh cấm vào đúng dịp cao điểm thu hoạch dứa ở Đài Loan, theo báo South China Morning Post.
Phản ứng trước lệnh cấm bất ngờ từ Trung Quốc, Đài Loan khẳng định sản phẩm dứa của mình an toàn, cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng hoa quả làm công cụ để chèn ép hòn đảo.
"Sau rượu vang Australia, Trung Quốc giờ tấn công dứa của Đài Loan. Nhưng điều đó sẽ không cản bước chúng ta. Dù là sinh tố, bánh hay những lát cắt tươi, dứa của chúng ta luôn thơm ngon số một. Hãy ủng hộ người nông dân và thưởng thức hoa quả tươi ngon của Đài Loan", bà Thái Anh Văn viết trên Twitter.
Bà Thái cáo buộc Trung Quốc một lần nữa áp dụng thực tiễn thương mại bất bình đẳng, như cách Bắc Kinh từng làm với rượu vang từ Australia, bất chấp 99,79% số dứa từ Đài Loan nhập khẩu vào đại lục vượt qua khâu kiểm dịch.
Chính quyền của bà Thái Anh Văn khẳng định Bắc Kinh có một quyết định "đơn phương" và hoàn toàn "không thể chấp nhận được". Đài Loan kêu gọi người dân và các bạn hàng quốc tế ăn "những quả dứa tự do" (ý nói thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc) để hỗ trợ ngành sản xuất dứa của hòn đảo.
Trong khi đó, Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc khẳng định lệnh cấm đối với quả dứa từ Đài Loan "hoàn toàn có lý và cần thiết", nhằm ngăn chặn dịch bệnh từ cây trồng bên ngoài xâm nhập đại lục, theo Reuters.
Nhà chức trách Bắc Kinh tuyên bố đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của bà Thái Anh Văn "không có ý chí cũng như năng lực để giải quyết các vấn đề thực tế", và đảng này chỉ có thể "vu khống đại lục" nhằm trốn tránh trách nhiệm.
'Dứa Đài Loan mạnh hơn tiêm kích'

Ngay sau khi lệnh cấm dứa nhập khẩu được Trung Quốc đưa ra, chiến dịch "quả dứa tự do" được ông Ngô Chiêu Tiếp, lãnh đạo cơ quan đối ngoại Đài Loan, phát động trên Twitter hôm 26/2.
Cùng ngày, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn cũng đăng đàn trên Twitter kêu gọi người dân tăng cường mua dứa do hòn đảo này tự sản xuất.
Cấp phó của bà Thái, ông Lại Thanh Đức, thì tuyên bố trên Twitter rằng "quả dứa Đài Loan còn mạnh mẽ hơn máy bay tiêm kích" và "sức ép địa chính trị cũng không làm mất đi vị ngon của dứa".
Đài Loan tuyên bố lập tức hỗ trợ 36 triệu USD cho nông dân trồng dứa, và cam kết gia tăng sản lượng xuất khẩu dứa thêm 30.000 tấn thông qua tìm kiếm thêm thị trường mới, cùng với đó là "đẩy mạnh hoạt động thương mại" với Mỹ, Nhật Bản, Singapore và các đối tác khác, theo báo Guardian.
Bà Thái cũng phát động chiến dịch có tên "thử thách quả dứa" trên các nền tảng mạng xã hội, nhằm kêu gọi người dân Đài Loan mua thêm hoa quả, và khẳng định với báo giới rằng chiến lược hiện nay sẽ mang lại hiệu quả.
Chiến thuật hiệu quả?

Hôm 2/3, Chủ tịch Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan Chen Chi-chung thông báo đến 12h cùng ngày, hòn đảo nhận được đơn đặt hàng lên tới 41.687 tấn dứa từ các doanh nghiệp, các nền tảng thương mại điện tử cũng như khách hàng cá nhân, theo Taiwan News.
Con số trên vượt quá sản lượng dứa xuất khẩu hàng năm của Đài Loan đến thị trường Trung Quốc.
Trong số này, hơn 180 công ty đặt hàng tổng cộng hơn 7.000 tấn dứa quả, 19 công ty đặt hàng 15.000 tấn dứa đã qua chế biến. 14 cửa hàng đồ uống cũng đặt 4.500 tấn, trong khi các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và khách hàng cá nhân đặt 10.000 tấn dứa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng nước ngoài đặt mua 5.000 tấn dứa, theo dữ liệu của Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan.
Ông Chen cho biết trong bối cảnh bị Trung Quốc ngưng nhập khẩu, Đài Loan sẽ tiếp tục phát triển các thị trường mới như Singapore, Malaysia và Australia. Bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu dứa của Đài Loan đến các nước ở phía nam đã tăng 110 lần trong năm 2020, theo Taiwan News.
Chiến dịch "quả dứa tự do" của Đài Loan cũng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các đối tác phương Tây.
Cơ quan đại diện Mỹ và Canada ở Đài Loan hôm 2/3 đồng loạt lên tiếng ca ngợi chất lượng quả dứa của hòn đảo.
Văn phòng Thương mại Canada tại Đài Bắc đăng trên trang Facebook chính thức hình ảnh Trưởng văn phòng Jordan Reeves cùng các cộng sự đang ăn pizza dứa. "Ở Văn phòng Thương mại Canada, chúng tôi thích pizza dứa, đặc biệt là dứa từ Đài Loan", bài đăng cho biết.
Viện Văn hóa Mỹ tại Đài Loan đăng tải bức hình Giám đốc Brent Christensen cùng 3 quả dứa trên bàn làm việc. "Các bạn mua dứa chưa? Chúng tôi đã mua rồi đây", tài khoản Facebook của Viện Văn hóa Mỹ tại Đài Loan viết.
Trong khi đó, Hiệp hội Trao đổi thương mại Nhật Bản - Đài Loan đăng trên Facebook hình ảnh Đại diện Izumi Hiroyasu và các cộng sự ăn dứa gửi đến từ quận Quan Miếu, thành phố Đài Nam.
Theo Radio Taiwan International, Nhật Bản đặt mua 5.000 tấn dứa từ Đài Loan sau lệnh cấm của Trung Quốc.
Viết trên tài khoản Twitter hôm 3/3, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn gửi lời cảm ơn bằng tiếng Nhật tới người dân đất nước mặt trời mọc.
"Cảm ơn toàn thể người dân Nhật Bản đã ủng hộ dứa Đài Loan. Khi đến Đài Loan, các bạn hầu như đều mua bánh dứa, nhưng dứa Đài Loan ngon nhất khi ăn tươi. Hãy thưởng thức dứa bằng những cách khác nhé", tài khoản của bà Thái viết.
Trả lời phóng viên tại trụ sở đảng DPP, bà Thái Anh Văn khẳng định Đài Loan không gục ngã trước sức ép của Trung Quốc, và sẽ biến cuộc khủng hoảng hiện nay thành cơ hội.
"Bước ngoặt sẽ đến từ khủng hoảng. Khi đối mặt với mỗi thách thức, Đài Loan sẽ sở nên mạnh mẽ hơn", bà Thái Anh Văn nói, bên cạnh là các sản phẩm dứa từ 4 khu vực sản xuất chủ lực ở phía nam hòn đảo.
4/3/2021
-----------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tỉ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden giảm


Thứ Năm, 04/03/2021 14:18 |

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thăm dò dư luận do Đại học Monmouth công bố ngày 3/3 cho thấy, tỉ lệ cử tri Mỹ ủng hộ ông Biden là 51% tính trên toàn quốc. Tỉ lệ không hài lòng với ông chủ Nhà Trắng là 42%.
Đây được coi là sự sụt giảm đáng kể về uy tín của Tổng thống Biden. Trước đó, thăm dò cũng do Đại học Monmouth thực hiện ngay sau khi ông lên nắm quyền cho thấy tỉ lệ tín nhiệm và bất tín nhiệm tương ứng là 54% và 30%.
Tỉ lệ cử tri không đưa ra quan điểm về khả năng điều hành của Tổng thống Joe Biden giảm từ 16% xuống 8%, mức giảm này chủ yếu được chuyển sang tỉ lệ người số người không hài lòng với ông Biden.
Riêng với cử tri độc lập, ông Biden chỉ có được ủng hộ ở mức 43%, trong khi tỉ lệ phản đối là 48%. Trong tháng 1/2021, tỉ lệ này lần lượt là 47% và 30%. Quốc hội cũng khiến người dân Mỹ mất kiên nhẫn. Tỉ lệ cử tri Mỹ không hài lòng với hoạt động của giới nghị sĩ hiện là 29%, cao hơn nhiều so với mức 16% hồi tháng 1.

Thăm dò dư luận cũng cho thấy, tỉ lệ người dân ủng hộ việc Quốc hội thông qua gói cứu trợ quy mô 1.900 tỉ USD là 62%. Trong đó, 68% cho rằng dự thảo luật về gói chi tiêu này nên giữ điều khoản cấp séc trị giá 1.400 USD cho đa số người dân Mỹ.
53% số người được hỏi ủng hộ nâng mức thù lao lao động tối thiểu lên 15 USD/giờ. Tỉ lệ phản đối là 45%. Giới lãnh đạo đảng Dân chủ đang hối thúc thông qua quy định nâng mức thu nhập tối thiểu này, nhưng ít có khả năng Thượng viện Mỹ phê chuẩn sửa đổi này.
Hoài Thanh/Báo Tin tức (NYTimes)
----------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không phải Bhutan, Việt Nam chính là quốc gia hạnh phúc nhất châu Á



Việt An
04/03/2021 09:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





TGVN. Theo bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc (HPI) do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh công bố mới đây, Việt Nam đã vượt qua Bhutan để trở thành nước có chỉ số hạnh phúc thứ 5 thế giới và số 2 châu Á Thái Bình Dương.

Thống kê cho thấy nước có chỉ số HPI cao nhất là Costa Rica (44,7), xếp thứ nhất trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nằm trong top 5 lần lượt là Mexico (40,7), Columbia (40,7), Vanuatu (40,6), Việt Nam (40,3).
Bhutan, đất nước luôn được mệnh danh là hạnh phúc nhất thế giới lại chỉ khiêm tốn đứng ở vị trí số 56 trong bảng xếp hạng. Với vài triệu dân sống yên ả thanh bình, khung cảnh thiên nhiên kiều diễm dưới chân nóc nhà thế giới Hymalaya, Bhutan từng được vinh danh là “Vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”.Theo đánh giá của NEF, Việt Nam là một quốc gia có Dấu chân sinh thái thấp cũng như GDP bình quân đầu người kém hơn những nền kinh tế trong khu vực như Hong Kong. Tuy vậy Việt Nam lại đánh bại các nền kinh tế khác về chỉ số hạnh phúc.

Đặc biệt, Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia duy nhất thuộc top 10 bảng xếp hạng có chỉ số Dấu chân sinh thái vừa đủ để môi trường có thể tái sinh kịp với nhu cầu khai thác của con người.
Báo cáo của NEF nêu rõ, chỉ số thịnh vượng của Việt Nam thấp hơn những quốc gia trong top 10 nước hạnh phúc nhất thế giới nhưng nó lại vẫn cao hơn các nền kinh tế như Hong Kong. Điều này là một bất ngờ khi nền kinh tế Việt Nam kém phát triển hơn cũng như có chỉ số Dấu chân sinh thái chỉ bằng 1/5 so với Hong Kong (Trung Quốc), qua đó cho thấy tốc độ khai thác tài nguyên chậm hơn.
Ngoài ra, tuổi thọ của người dân Việt Nam cũng được đánh giá cải thiện rõ rệt, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được chính phủ khống chế tốt. Minh chứng rõ nét là cả Việt Nam lẫn Gambia đều có GDP bình quân đầu người bằng nhau nhưng người Việt lại sống thọ hơn bình quân 17 năm so với Gambia.

Thanked by 1 Member:

#1203 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/03/2021 - 21:35

Chính phủ Trung Quốc muốn xây cao tốc, giúp Đài Loan 'thoát nghèo'

04/03/2021 10:52 GMT+7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ý tưởng nối Trung Quốc đại lục và Đài Loan để giúp hòn đảo này 'thoát nghèo' ngay lập tức trở thành đề tài bàn tán và chế giễu trên mạng xã hội Đài Loan. Nếu được hiện thực hóa, việc đi bằng đường bộ từ Bắc Kinh tới Đài Bắc chỉ mất 10 tiếng.

Ý tưởng được đưa ra trong "Định hướng kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông toàn diện quốc gia" của Chính phủ Trung Quốc. Văn bản này được công bố hồi cuối tháng trước, song chỉ mới được truyền thông Đài Loan tìm thấy và công bố ngày 3-3 vì có một nội dung liên quan đến vùng lãnh thổ này.
Theo đó, trong vòng 15 năm, Trung Quốc sẽ nâng tổng chiều dài hệ thống đường cao tốc của nước này lên 700.000km. Đến năm 2035, Bắc Kinh sẽ hoàn tất một tuyến đường cao tốc vượt eo biển Đài Loan, nối thành phố Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và Đài Bắc.
Một khi hoàn thành, ý tưởng có phần giống với đường hầm eo biển Manche nối Anh và Pháp này sẽ giúp kéo giảm thời gian đi đường bộ từ Bắc Kinh tới Đài Bắc xuống còn 10 tiếng.
Theo Taiwan News, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã thể hiện sự nghiêm túc và bác bỏ dự án này là một "bánh vẽ", tức chỉ vẽ ra trên giấy nhưng chẳng bao giờ làm.
Tạp chí Người Quan Sát có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) dẫn lời một loạt chuyên gia nhấn mạnh Bắc Kinh không nói đùa, và sẽ quyết tâm hoàn thành dự án. Thời Báo Hoàn Cầu của chính quyền Trung Quốc kế đó cho biết "một số người ở Đài Loan đã hoan nghênh dự án, vì tin rằng nó sẽ giúp người dân Đài Loan thoát nghèo".

"Cứ mơ tiếp đi. Trong mơ mấy ông sẽ có được mọi thứ", một cư dân mạng Đài Loan chế giễu kế hoạch của Bắc Kinh. Ông Wang Ting Yu, một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ tiến bộ đang cầm quyền ở Đài Loan, cảnh báo đây là "một cú lừa" của Trung Quốc.
Theo vị này, người dân Đài Loan nên đọc các bản tin về dự án "như đọc tiểu thuyết viễn tưởng", và cho rằng hệ thống giao thông trên đảo còn tốt hơn ở đại lục. Cũng theo ông Wang, "bánh vẽ" cao tốc nối Đài Loan không mới, và đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh điều chỉnh vài lần.
Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bắc Kinh đã gia tăng sức ép lên Đài Bắc kể từ năm 2016 bằng các cuộc tập trận gần đảo Đài Loan, và vận động các nước cắt đứt quan hệ với Đài Bắc.
Chính quyền Trung Quốc để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để thu hồi đảo Đài Loan, sau vài lần kêu gọi Đài Bắc về với đại lục. Kế hoạch phát triển đường cao tốc nối Đài Loan và đại lục khiến một số người kém lạc quan tin rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị tái thống nhất Đài Bắc.
Bảo Duy

--------------------
P'S: hhaaahahaa

Thanked by 1 Member:

#1204 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5913 thanks

Gửi vào 05/03/2021 - 07:23

Nay vào VnExpress, mục Pháp luật, thấy có độc giả tên Thanh Linh cần tư vấn một việc mà ở đây chắc nhiều người quan tâm. Đọc chơi :-)

Xem bói, phán sai có bị xử lý hình sự không?

(VnExpress > Pháp luật > Tư vấn)
Cha tôi làm thầy bói, xem tử vi hơn 10 năm nay, được nhiều người biết đến nhưng chỉ xem giúp, hành nghề vì đam mê chứ không thu tiền, ai muốn cho bao nhiêu thì cho.

Mấy hôm trước, sau khi thắp hương, xem tử vi cho một người thì ông này nói cha tôi "phán bừa, lừa đảo", dọa sẽ yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hình sự. Việc cha tôi hành nghề như vậy có vi phạm pháp luật như người khách nói không? (Thanh Linh).

Luật sư tư vấn

Việc xem bói không nhằm trục lợi, không gây hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thì không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu cha của bạn bị cơ quan chức năng chứng minh được là lợi dụng việc bói toán để trục lợi bất chính, thực hiện hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến tài sản, uy tín, sức khỏe hoặc tính mạng của người khác thì đã vi phạm pháp luật. Tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ bị xử lý bởi các chế tài khác nhau.

Điểm a khoản 2, khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trang... để trục lợi có thể bị xử phạt 3-5 triệu đồng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Ngoài ra, tại Điều 320 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan. Theo đó, người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án tội này và chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm thì bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, và xử lý hình xử là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Luật sư Võ Đan Mạch

Công ty Luật TNHH MTV Ta Pha

Thanked by 3 Members:

#1205 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/03/2021 - 19:30

Khám với giáo sư tại Bệnh viện Bạch Mai: 550.000đ/lượt, giường theo yêu cầu 3,3 triệu

04/03/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt vào loại lớn nhất nước, vừa thông báo giá khám bệnh mới. Theo đó, mức khám theo yêu cầu với giáo sư là 550.000 đồng/lượt, với phó giáo sư là 450.000 đồng, tiến sĩ là 300.000 đồng.

Theo mức giá mới mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội) công bố hôm nay 4-3 và sẽ áp dụng từ 1-4, giá khám bệnh theo yêu cầu mới bao gồm: khám với giáo sư 550.000 đồng/lượt, phó giáo sư 450.000 đồng/lượt, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 là 350.000 đồng /lượt, khám với thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 là 250.000 đồng/lượt.
Về chi phí giường bệnh, bao gồm chi phí gói chăm sóc toàn diện với các mức: loại 1 (1 người/phòng): 2,3 triệu đồng/người/ngày; giường loại 2 (2 người/phòng): 1,8 triệu đồng/người/ngày; giường loại 3 (3-4 người/phòng): 1.390.000 đồng/người/ngày.
Riêng giường chăm sóc toàn diện loại đặc biệt (phòng 2 người nhưng 1 người bệnh đề nghị sử dụng hết cả phòng): 3,3 triệu đồng/người/ngày. Người bệnh có bảo hiểm y tế sẽ chi trả phần chênh lệch giữa giá bảo hiểm chi trả và giá theo yêu cầu, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo yêu cầu.

Mức giá mới này cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mức giá hiện hành, riêng giường chăm sóc toàn diện như kể trên giá tương đương một số bệnh viện tư ở Hà Nội. Bộ Y tế hiện cũng chưa có quy định về giá dịch vụ y tế theo yêu cầu, do còn nhiều tranh cãi xung quanh việc mức giá nào là hợp lý.
Bệnh viện Bạch Mai là 1 trong 2 bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam được Chính phủ cho phép tự chủ toàn diện (cùng với Bệnh viện K), việc quyết định mức giá, nhân sự, đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện do hội đồng quản lý bệnh viện thảo luận và ra nghị quyết để áp dụng.
----------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ kêu khổ chuyện nhân sự, lương bổng với Bí thư Hà Nội

03/03/2021 15:01 GMT+7

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ bày tỏ: “Văn nghệ sĩ phải sống được bằng nghề, đừng để khổ quá, vất vả quá”.
Tại cuộc làm việc của Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ với Sở VH&TT sáng nay (3/3), NSND Nguyễn Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội chia sẻ những khó khăn để được lãnh đạo TP thấu hiểu văn nghệ sĩ hơn.
Ông Hiếu cho biết, hiện nay biên chế dành cho các nghệ sĩ, diễn viên trẻ không có, buộc Nhà hát phải ký hợp đồng dẫn đến khó khăn trong chi trả lương. Hai tháng đầu năm đơn vị chỉ trả được lương trong biên chế, còn lương hợp đồng thì không có.
NSND Trung Hiếu mong muốn Thành uỷ, UBND TP sớm phê duyệt đề án vị trí việc làm để Nhà hát có cơ sở tuyển thêm biên chế cho đội ngũ nghệ sĩ, bớt hợp đồng ngắn hạn thì mọi người đỡ vất vả.
Ông đề nghị sớm ban hành định mức trang thiết bị để Nhà hát có cơ sở vật chất, ô tô, xe tải, xe chở văn nghệ sĩ. Theo ông, muốn tự chủ được thì phải có các trang thiết bị, tài sản, cũng giống như “ra ở riêng” vậy.
“Sinh lão bệnh tử, ốm đau phải đến bệnh viện, con cái phải đi học là những thứ bắt buộc. Nhưng đưa người dân đến với sâu khấu không phải bắt buộc mà là tự nguyện.
Để văn hoá tự chủ là câu chuyện cực kỳ khó, làm sao Thành uỷ và các lãnh đạo thấu hiểu tình cảm của văn nghệ sĩ, để có cơ chế đặc thù cho anh em”, NSND Trung Hiếu bày tỏ.
Ông Hiếu cũng cho hay, số lượng các diễn viên trong biên chế đa phần đều trên 40 và dưới 60 tuổi, không thể đóng vai chính được.
“Đóng vai chính phải trẻ đẹp, là những diễn viên showbiz, tất cả số lượng diễn viên ấy đều không nằm trong biên chế vì hết chỉ tiêu, muốn tuyển phải có cơ chế nhất định để anh em được phát triển”, ông Hiếu nêu ý kiến.
Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho rằng, cuộc làm việc hôm nay là dịp để các văn nghệ sĩ có tiếng nói, được tháo gỡ những vướng mắc vì “theo lộ trình và cách như này thì anh em làm nghệ thuật vất vả quá”.
NSƯT Huỳnh Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long thì chia sẻ, 10 năm nay Nhà hát chưa có xe ô tô nào. Ông mong Bí thư và các cơ quan liên ngành rà soát lại rạp nào của TP đang có sẵn mà sử dụng không hiệu quả thì đơn vị xin tiếp nhận.
“Để Hà Nội có tâm điểm văn hoá hội tụ, Nhà hát sẽ diễn thường xuyên hàng tuần, thậm chí mời những gì tinh hoa nhất của các tỉnh về diễn”, ông Minh nói.
Ông nêu việc hiện nay khách quốc tế và địa phương muốn đến xem nhưng không có điểm diễn thường xuyên, trong khi đơn vị có rất nhiều chất liệu nhưng không thể diễn được vì đi thuê rạp mất 200 triệu/đêm, điều này vô cùng khó khăn.
“Tôi trình bày rất nhiều nhưng đến giờ này vẫn chưa có hy vọng nào, mong Bí thư ủng hộ anh em có chỗ để biểu diễn, chứ bây giờ đi thuê, đi nhờ thì không chịu nổi”, NSƯT Tấn Minh than thở và mong Bí thư Hà Nội chỉ đạo các sở ban ngành có khảo sát thực tế ngay bây giờ.
Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cũng cho hay, đầu năm đơn vị chưa trả được lương cho nhân sự hợp đồng ngắn hạn, cơ chế vấp rất nhiều, mỗi năm một kiểu. Mỗi khoá diễn viên ra chỉ tuyển được 1-2 người, nếu không được thanh toán lương thường xuyên thì mấy chục người của các đơn vị cộng lại rời khỏi Hà Nội sẽ rất nguy hiểm, không có người làm việc.
“Đấy là những tinh hoa, chúng tôi chọn rất kỹ. Tôi chấm thi tốt nghiệp của một trường mà 3 năm liền không chọn được 1 người nào, lựa chọn nhân sự về Hà Nội không hề dễ dàng”, ông Minh bày tỏ.
Ông tiếp tục mong Bí thư Hà Nội chỉ đạo sớm để tháo gỡ cho văn nghệ sĩ, nếu không những nhân sự đó sẽ không được hưởng bất cứ chế độ nào của Nhà hát.
Văn nghệ sĩ phải sống được bằng nghề
Lắng nghe các ý kiến, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ thừa nhận việc TP chưa quan tâm đến nghệ thuật, an cư mới lạc nghiệp được, thể chế chính sách chưa tương xứng. Đồng thời chưa quan tâm đúng mức hoàn thiện thể chế chính sách cho công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.
“Xe của đoàn nghệ thuật đa năng lắm, vừa là phương tiện vận chuyển, vừa là chỗ để thay đồ, không có thì cực khổ lắm”, Bí thư Hà Nội chia sẻ với những khó khăn mà các nghệ sĩ đang gặp phải.
Ông đề nghị cần có định hướng, giải pháp lớn khắc phục tình trạng này, đưa văn hoá, thể dục thể thao, con người phát triển toàn diện, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng với sự phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô.
Cần đào tạo, tuyển dụng được những người có tài năng; quan tâm, có chính sách kịp thời cho các đơn vị tự chủ, hỗ trợ khó khăn trong điều kiện Covid-19, không để giảm thu nhập so với trước đây.
Cho rằng “đội bóng phải có sân, nghệ thuật phải có nhà hát”, Bí thư Hà Nội đồng tình đề xuất hỗ trợ về trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị âm thanh, xe phục vụ biểu diễn lưu động… xứng tầm với nhà hát của TP. Các nghệ sĩ diễn viên có thể sống được bằng nghề khi các nhà hát chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính.
Ông Vương Đình Huệ giao Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo tập trung giải quyết ngay những kiến nghị của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở VH&TT. Trong đó, bằng các nguồn vốn, sớm đầu tư xây dựng rạp mới phục vụ công tác biểu diễn cho Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội (nhà hát chưa có rạp biểu diễn) và xem xét, bố trí rạp biểu diễn cho Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long.
“Nguyên tắc Nhà hát phải có nhà hát. Không có thì lo quá”, Bí thư Hà Nội lưu ý.
Ông bày tỏ thêm: “Văn nghệ sĩ phải sống được bằng nghề, đừng để khổ quá, vất vả quá, đây cũng là trách nhiệm của Thành uỷ và hệ thống chính trị”.

Thanked by 1 Member:

#1206 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/03/2021 - 19:40

Vũ khí' đất hiếm của Trung Quốc đối mặt rủi ro vì chính biến Myanmar

05/03/2021 08:28 GMT+7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trung Quốc hiện phụ thuộc vào nguồn cung một số loại đất hiếm của Myanmar. Chính biến ở Myanmar đã phơi bày rủi ro lớn này của Bắc Kinh.
Theo Nikkei Asian Review, Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cuộc chính biến của Myanmar đã phơi bày rủi ro của Bắc Kinh khi phụ thuộc vào quốc gia láng giềng tại Đông Nam Á.
Trung Quốc sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn nhất toàn cầu. Đây là thành phần không thể thiếu trong sản xuất nhiều loại sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, xe điện, hệ thống phòng thủ tên lửa...
Tuy nhiên, đất nước 1,4 tỷ dân cũng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ và Myanmar.
Phụ thuộc nguồn cung từ Myanmar
Theo báo cáo hàng năm mới nhất của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc đã sản xuất 140.000 tấn oxit đất hiếm trong năm 2020, tương đương 60% sản lượng toàn cầu. Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc khoảng 44 triệu tấn, gấp đôi Việt Nam, quốc gia xếp thứ hai.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia nhập khẩu quặng và tinh quặng đất hiếm lớn nhất. Đối với các nguyên tố đất hiếm "nặng" (bao gồm những nguyên tố từ gađolini đến luteti và yttri), Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu từ Myanmar hơn 50% nguồn cung trong nước.
Cuộc chính biến tại Myanmar ngay lập tức nhắc nhở Trung Quốc về sự cố hồi tháng 11/2018. Đó là thời điểm chính quyền Myanmar thông báo với Bắc Kinh về lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm.
Giới quan sát tin rằng nguyên do của lệnh cấm là hoạt động khai thác trái phép từ phía Trung Quốc. Nhiều người đã vượt biên giới để khai thác khoáng sản kể từ năm 2016.
Việc khai thác tài nguyên ồ ạt khiến Myanmar lo ngại về sự hủy hoại đối với môi trường và các vấn đề liên quan đến quyền khai thác trên lãnh thổ nước này.
Lệnh cấm năm 2018 sau đó đã được dỡ bỏ. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Ma Jinlong đến từ Zheshang Securities, cuộc chính biến ở Myanmar có thể dẫn đến sự không chắc chắn về nguồn cung đất hiếm.
Tính đến nay, Myanmar và các nhà nhập khẩu Trung Quốc vẫn chưa báo cáo về bất cứ sự gián đoạn sản xuất đáng kể nào. "Tuy nhiên, trong những năm qua, Myanmar đã trở thành nhà cung cấp tinh quặng đất hiếm chính của Trung Quốc. Viễn cảnh nguồn cung bị gián đoạn có thể đẩy giá lên cao", Nikkei Asian Review dẫn lời ông Ryan Castilloux, Giám đốc điều hành của Adamas Intelligence, cảnh báo.
Giá của các loại đất hiếm tăng vọt do nguồn cung hạn chế và nhu cầu mạnh mẽ tại Trung Quốc. Hoạt động đầu cơ, tích trữ liên quan đến binh biến ở Myanmar càng đẩy giá lên cao.


Từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, terbium oxit đã tăng giá 95%, trong khi neodymium và dysprosium oxit tăng lần lượt 87% và 65% cùng thời kỳ, theo Reuters.
Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất đất hiếm Trung Quốc cũng leo dốc mạnh. Sau cuộc binh biến tại Myanmar, cổ phiếu của Công ty Công nghệ cao Đất hiếm Phương Bắc (niêm yết tại Thượng Hải) đã tăng giá 34% hôm 3/3.
Rủi ro bị phơi bày

Khi đất hiếm tăng sức nóng, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và Bộ Tài nguyên Trung Quốc đã công bố một thông tư chung vào ngày 19/2. Theo đó, hạn ngạch đất hiếm trong nước sẽ được mở rộng lên 84.000 tấn vào nửa đầu năm 2021.
Hạn ngạch sẽ được phân bổ cho sáu tập đoàn khai thác quốc doanh, bao gồm Công ty Công nghệ cao Đất hiếm Phương Bắc. "Việc gia tăng hạn ngạch là rất cần thiết để thúc đẩy thị trường đất hiếm chật hẹp", ông Castilloux nhận xét.
Trớ trêu thay, Trung Quốc lại run rẩy trước viễn cảnh gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Myanmar - Nhà báo Kenji Kawase
Nguyên nhân là sự gia tăng về nhu cầu đối với terbi, dysprosi và neodymium. Chúng là những thành phần không thể thiếu để chế tạo xe điện, máy phát sức gió và nhiều máy móc khác.
Theo Nikkei Asian Review, trên hết, sự phụ thuộc ngày càng lớn vào các nguồn cung nước ngoài - chủ yếu là Mỹ và Myanmar - là vấn đề đáng báo động đối với Bắc Kinh. "Trong khi căng thẳng với Washington ngày càng leo thang, tình hình ở Myanmar đã phơi bày rõ rủi ro của sự phụ thuộc này", ông Castilloux nhấn mạnh.
Trong một cuộc họp báo hôm 3/2, một phóng viên Nhật Bản đặt câu hỏi cho ông Xiao Yaqing - Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc - về ý định hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi, ông Xiao Yaqing nhấn mạnh rằng: "Sự phân công lao động quốc tế dựa trên chuỗi cung ứng công nghiệp và toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng lớn".
Hồi năm 1992, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Trung Đông có dầu, Trung Quốc có đất hiếm". Ông nhấn mạnh rằng "sự vượt trội của đất hiếm của đất nước chúng ta chắc chắn sẽ đến lúc phát huy".
Nhiều năm sau khi ông qua đời, Bắc Kinh quyết định cắt giảm mạnh xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản do xung đột ngoại giao. Vào thời điểm đó, lệnh hạn chế đẩy chính quyền và doanh nghiệp Nhật Bản rơi vào tình trạng hỗn loạn.
"Sau một thập kỷ, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và nhà sản xuất công nghệ lớn trên toàn cầu. Trớ trêu thay, nước này lại run rẩy trước viễn cảnh gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Myanmar", nhà báo Kenji Kawase của Nikkei Asian Review bình luận.
(Theo Zing)
---------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TIN CŨ:

Sóc Trăng: Phó bí thư tỉnh không biết ai tài trợ 5 tỉ đồng xây nhà thờ họ của mình

03/01/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ông Huỳnh Văn Sum - Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, nói rằng không biết ai là người tài trợ 5 tỉ đồng để gia đình xây dựng Huỳnh phủ đường. Còn anh trai ông Sum là ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, không biết tên thật của Út Trọc, người ủng hộ bạc tỉ để xây phủ thờ.
Huỳnh phủ đường nằm ven hương lộ 13, thuộc tuyến đường liên xã từ quốc lộ 1A ở Đại Hải đến Ba Trinh, xã Trinh Phú (H.Kế Sách). Phủ đường này được xây dựng khá nguy nga, trên phần đất gia đình của ông Huỳnh Văn Sum - Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng. Ông Sum có người anh trai là Huỳnh Minh Chắc - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang. Con trai ông Chắc là Huỳnh Thanh Phong - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang.
Gần đây, thông tin nhà thờ họ Huỳnh phủ Đường ở xã Ba Trinh, H.Kế Sách có tấm bảng ghi nội dung “Đinh Ngọc Út - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) ủng hộ 5 tỉ đồng” khiến dư luận xôn xao. Cuối tháng 12.2019, PV đã đến nơi, và ghi nhận hình ảnh tấm biển này vẫn còn giữ nguyên, nằm ở vị trí khá trang trọng.
Trước đây, cuối tháng 4.2017, phủ đường này khánh thành, báo chí đã phản ánh việc nhiều xe công đến dự tiệc. Tuy nhiên, dư luận quan tâm đến mối quan hệ của ông Chắc và người ủng hộ tiền như thế nào mà phủ đường thờ song thân của gia đình lại được ủng hộ tiền tỉ?
Theo tìm hiểu, Út Trọc hay Út Bộ trưởng tên thật là Đinh Ngọc Hệ - cựu thượng tá quân đội, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn. Trước đó, tháng 11.2018, Đinh Ngọc Hệ bị tuyên án 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 2 năm tù về tội “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức”; tổng hợp hình phạt là 12 năm tù.
Ngày 2.1, qua điện thoại, ông Huỳnh Văn Sum - Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng phủ nhận có mối quan hệ với Út Trọc và cho biết không quen với người này. “Có thể người là bạn bè với anh Bảy Chắc, anh của tôi. Có gì các anh hỏi ông ấy”, ông Sum nói.
Hồi tháng 6.2019, ông Sum cũng từng khẳng định mình không hề được đại gia Trịnh Sướng (người bị bắt về tội làm xăng giả) tài trợ đi du lịch Nhật Bản cùng đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng. Ông cho rằng, mình tự bỏ tiền túi đi, còn bức ảnh chụp chung với Trịnh Sướng tại Nhật là do... tình cờ...
PV liên hệ qua điện thoại với ông Huỳnh Minh Chắc - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, thì ông Chắc thừa nhận có nhận 5 tỉ đồng từ ông Út ủng hộ. Tuy nhiên, khi hỏi có phải là ông Đinh Ngọc Hệ còn gọi là Út Trọc hay không thì ông Chắc nói không nhớ rõ, chỉ biết là tên Út - Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng).

5 tỉ đồng của ông Út ủng hộ, ông Chắc đầu tư toàn bộ vào Huỳnh phủ đường này với tổng tiện tích hơn 200 m2. Ông Chắc cho biết, tấm bảng ghi dòng chữ Đinh Ngọc Út - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) ủng hộ 5 tỉ đồng là do ông làm và đặt trong khuôn viên phủ thờ như lời cảm ơn đối với người tài trợ. Do nghe mọi người gọi là Út nên ông mới để là Đinh Ngọc Út chứ không biết Hệ là ai.
Nói thêm về Huỳnh phủ đường, ông Chắc cho biết ông có nguyện vọng xây dựng một cái gì đó để làm kỷ niệm cho quê hương. “Lúc đó nó (Út Trọc - PV) mới nói, tôi còn tại chức thì nó không cho. Nhưng khi nào tôi về hưu thì ủng hộ cho tôi làm cái gì đó để lại kỷ niệm. Tôi quyết định làm 1 cái nhà thờ họ để tổ tiên và 13 anh hùng liệt sĩ hy sinh tại vùng đó. Việc này hồi đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vô kiểm tra rồi và không có vấn đề gì hết”, ông Chắc nói.


Nhóm PV / motthegioi.vn

Thanked by 1 Member:

#1207 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/03/2021 - 20:39

Mong Tổng bí thư nhiều sức khỏe để vững tay chèo lái' Cử tri Hà Nội mong Tổng bí thư, Chủ tịch nước NPT có nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến, đóng góp công sức, trí tuệ cho đất nước.
Sáng 3/3, các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) tiếp xúc cử tri 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước NPT; trung tướng Trần Việt Khoa (Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học Viện Quốc phòng) và bà Trần Thị Phương Hoa (Bí thư Quận ủy Cầu Giấy).
Chủ tịch MTTQ quận Tây Hồ thông báo với cử tri Tổng bí thư, Chủ tịch nước NPT do bận công tác nên không thể tham dự.
Cử tri Nguyễn Quyết Thắng (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm) ghi nhận thành công của Đại hội Đảng XIII. Theo ông, kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao độ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đảng viên.
Thay mặt cử tri, ông Thắng bày tỏ mong muốn Tổng bí thư, Chủ tịch nước NPT có nhiều sức khỏe để cống hiến, đóng góp công sức, trí tuệ phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng nhiều hơn nữa, vững tay chèo lái, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam tiến lên.
Ông Thắng đồng thời mong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới sẽ chọn được người xứng tầm, có năng lực để thành đại biểu có tâm, có tài.
Cử tri Nguyễn Văn Điệp (phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) cho biết hàng triệu người đã rất quan tâm và theo dõi Đại hội XIII của Đảng. Việc Tổng bí thư tái cử phản ánh nguyện vọng của nhân dân và cán bộ đảng viên, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trong khi đó, cử tri Chử Bá Điệp (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) nhắc lại thực tế 2 nhiệm kỳ qua có một số thành viên Chính phủ tham nhũng, gây thất thoát ngân sách Nhà nước như các ông Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn...
Do đó, cử tri mong Chính phủ nhiệm kỳ mới mạnh tay loại bỏ cán bộ sai phạm, tăng cường thanh tra các dự án thua lỗ kéo dài.
“Mong Chính phủ mới chỉ đạo, có cách làm sáng tạo, có chính sách mới tập trung cho tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ do ảnh hưởng của dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ thủ tục phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp”, cử tri chia sẻ.
Trao đổi với cử tri, đại biểu Quốc hội, trung tướng Trần Việt Khoa thông tin tới đây Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII sẽ diễn ra, sau đó là kỳ họp Quốc hội. Ông cho rằng điều quan trọng nhất là làm sao để luật thực sự đi vào cuộc sống.
“Như thế sẽ không thế lực thù địch nào có thể nói đại biểu Quốc hội chỉ ‘ấn nút, giơ tay’, còn luật không đi vào cuộc sống”, ông Khoa nhấn mạnh.
Dẫn chứng câu chuyện từ Luật Đặc khu khi có nhiều ý kiến cho rằng chưa phù hợp, Quốc hội đã dừng ngay, ông Khoa lý giải điều đó cho thấy Đảng, Quốc hội luôn vì dân, cái gì có lợi cho dân thì làm, có hại cho dân thì kiên quyết tránh.
Ghi nhận ý kiến cử tri kỳ vọng về bầu cử đại biểu khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ông Khoa lưu ý công tác hiệp thương giới thiệu và lựa chọn phải làm sao để bầu được những đại biểu xứng tầm, gần dân, sát dân, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân.

Thông báo về chương trình hành động của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trong nhiệm kỳ qua, đại biểu Trần Thị Phương Hoa cho biết các đại biểu đã thực hiện tốt vai trò, tham gia đủ 10 kỳ họp Quốc hội và hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, xử lý khiếu nại tố cáo của công dân.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP đã phân công đại biểu đi tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử khác để nắm tâm tư nguyện vọng của nhân dân để kiến nghị với Quốc hội; tiếp thu và có 558 ý kiến gửi tới Quốc hội và các bộ, ngành.
Trong vấn đề tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, các đại biểu thực hiện nghiêm túc. Giai đoạn 2016-2021, Đoàn đại biểu TP đã tiếp 2.620 lượt công dân, 116 đoàn đông người. Tổ đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp nhận 3.752 đơn, 4.584 đơn ngoài chương trình tiếp công dân được gửi qua đường bưu điện. Trong số đơn được chuyển đã có 3.040 đơn giải quyết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Dậy sóng' clip cô giáo cổ vũ học sinh lớp 9 uống bia

06/03/2021
Sau khi xem clip ghi cảnh nhiều học sinh lớp 9 ở xã Ngư Lộc (H.Hậu Lộc, Thanh Hóa) hô hào uống bia, còn cô giáo quay clip đăng tải lên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cộng đồng mạng đã

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Giáo viên không ngăn cản, còn uống bia cùng học sinh lớp 9

Ngày 6.3, ông Vũ Huy Hà, Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc (H.Hậu Lộc, Thanh Hóa), xác nhận vụ việc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Trường THCS Ngư Lộc, là đúng sự thật.

Ông Hà cho biết thêm, nhóm học sinh uống bia là học sinh lớp 9A6, Trường THCS Ngư Lộc, còn giáo viên uống bia cùng học sinh và quay clip đăng tải lên mạng xã hội là cô giáo Nguyễn Thị Xuyến, chủ nhiệm lớp 9A6.
Đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội facebook dài hơn 7 phút, ghi cảnh khoảng 20 học sinh (cả nam và nữ) lớp 9A6 ngồi trong nhà ăn uống, nói chuyện. Trong clip thấy rõ nhiều học sinh nam nâng lon bia, hoặc cốc bia cùng hô hào nhau uống.

Đáng chú ý, cô Nguyễn Thị Xuyến còn dùng điện thoại quay lại cảnh học sinh ăn uống, và cùng uống bia với học sinh mà không có hành động can ngăn.
Trong quá trình uống bia, một nam sinh còn nói cô giáo Xuyến: “Quay vào em này, quay vào em này”. Nam sinh này còn hô to: “Anh em ơi, 1, 2, 3 zô” nhiều lần, rồi cùng nhóm bạn uống bia rất rôm rả.
Khi một nam sinh có ý định mời cô giáo Nguyễn Thị Xuyến uống bia, cô giáo này còn nói: "Bay mua được mấy lon bia uống thấm vào đâu, phải mua cả két”. Sau đó, cô giáo Xuyến cùng nâng cốc uống bia với nhóm nam sinh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc nhóm học sinh lớp 9 cùng uống bia với cô giáo chủ nhiệm xảy ra vào chiều ngày 21.2, tại phòng ở của cô giáo Nguyễn Thị Xuyến, ở khu tập thể Trường THCS Ngư Lộc.



Xử lý nghiêm vi phạm của giáo viên

Clip sau khi được cô giáo Nguyễn Thị Xuyến đăng tải trên mạng xã hội, Hội phụ huynh Trường THCS Ngư Lộc đã có đơn gửi các đơn vị chức năng đề nghị làm rõ vụ việc, vì cho rằng hành động của cô giáo Nguyễn Thị Xuyến là vi phạm, không tốt cho học sinh.
Tiếp nhận đơn, UBND xã Ngư Lộc đã đề nghị Công an xã Ngư Lộc vào cuộc xác minh, làm rõ để xử lý vi phạm. Tiếp đó, Công an H.Hậu Lộc cũng đã chỉ đạo Công an xã Ngư Lộc xác minh, làm rõ.

“Chúng tôi đã hỗ trợ lực lượng và chỉ đạo Công an xã Ngư Lộc xác minh vụ việc. Bước đầu xác định việc giáo Xuyến để cho học sinh uống bia mà không ngăn cản, còn cùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, rồi quay clip đăng tải lên mạng xã hội là đúng sự thật. Kết luận cũng đã sắp hoàn thành, và sẽ có kiến nghị với chính quyền để xử lý nghiêm vi phạm của cô giáo Nguyễn Thị Xuyến", một lãnh đạo Công an H.Hậu Lộc cho hay.
Trao đổi với Thanh Niên, bà Vũ Thị Hà, Phó chủ tịch UBND H.Hậu Lộc (Thanh Hóa), cho biết đang phối hợp với đơn vị công an để xác minh, kết luận vụ việc. “Khi có kết luận chính thức, chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, căn cứ vào quy định của pháp luật để xử lý nghiêm vi phạm chứ không thể bỏ qua, hay nương nhẹ với hành vi như thế được", bà Hà nói.
Trước đó, cuối năm 2020, cô giáo Nguyễn Thị Xuyến từng bị UBND H.Hậu Lộc quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách do có vi phạm trong quá trình công tác. Cũng vào cuối năm 2020, Công an tỉnh Thanh Hóa quyết định phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với cô giáo Nguyễn Thị Xuyến vì hành vi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, xúc phạm danh dự người khác. Tuy nhiên, cả 2 quyết định của các đơn vị trên đều đang bị cô giáo Nguyễn Thị Xuyến khiếu nại.

Sửa bởi tuphuongsg: 06/03/2021 - 20:39


Thanked by 1 Member:

#1208 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/03/2021 - 20:53

Ngoại trưởng Singapore: 'Cầm súng bắn người dân nước mình là đỉnh cao nỗi ô nhục quốc gia'

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


05/03/2021
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan ngày 5-3 nói việc quân đội một nước cầm súng chĩa vào người dân nước mình là 'đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia'. Ông kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar tìm các giải pháp hòa bình để giải quyết bất ổn.

Các phát ngôn được ông Balakrishnan đưa ra trước Quốc hội Singapore ngày 5-3. Mặc dù không đề cập cụ thể nước nào, theo Hãng tin Reuters, ngoại trưởng Singapore đang ám chỉ chính quyền quân sự

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
"Chúng tôi ghê tởm với các hành động chống lại thường dân của các lực lượng an ninh", ông Balakrishnan nhấn mạnh và mô tả đây là "đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia". Ngoại trưởng Singapore cũng tỏ ý đứng về phía nhân dân Myanmar, kêu gọi chính quyền quân sự tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết bất ổn.
Tuy nhiên, ông Balakrishnan cho rằng những áp lực và tác động từ bên ngoài sẽ không thay đổi được tình hình ở Myanmar.
"Chìa khóa giải quyết vấn đề nằm ngay trong Myanmar. Nếu nhìn lại 70 năm qua, thẳng thắn mà nói quân đội Myanmar không quan tâm tới các lệnh trừng phạt kinh tế hay những điều nhục nhã liên quan đạo đức", ngoại trưởng Singapore lập luận sau khi cho rằng các tuyên bố lên án vi phạm nhân quyền và luật quốc tế vẫn rất cần thiết.
Theo Reuters, chỉ tính riêng trong tuần đầu tiên của tháng 3 đã có gần 40 người biểu tình thiệt mạng vì các cuộc giải tán mạnh tay của cảnh sát. Dưới sự hỗ trợ của quân đội, cảnh sát Myanmar đã sử dụng đạn thật và hơi cay, lựu đạn gây choáng nhắm vào đám đông biểu tình.

Một đoạn clip ngắn đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội Twitter ở Myanmar cho thấy cảnh sát và quân đội nhắm vào cả những người đang ở trong nhà. Điều này làm dấy lên lo ngại số người thiệt mạng có thể cao hơn những gì các hãng thông tấn đưa tin.
Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Myanmar trong năm ngoái, nhiều hơn cả Trung Quốc, theo tạp chí Nikkei Asia. Một phát ngôn của ông Balakrishnan hồi tháng trước đã dẫn tới phong trào tẩy chay hàng hóa Singapore tại Myanmar.
Theo đài Channel News Asia, ngoại trưởng Singapore khi đó cho rằng nên tách bạch chuyện chính trị và kinh doanh, ám chỉ những căng thẳng chính trị ở Myanmar có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp Singapore. Các phát ngôn của ông Balakrishnan đã chọc giận người Myanmar, dẫn tới những lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm và công ty Singapore trên mạng xã hội.
Cô gái mặc áo "Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi" bị bắn chết
Hàng trăm người đã xuống đường đưa tiễn Kyal Sin, cô gái mặc chiếc áo "Everything will be OK" (Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi) bị bắn chết trong cuộc biểu tình ở Mandalay ngày 2-3. Hình ảnh cô gái 19 tuổi nằm rạp xuống đường khi cảnh sát nổ súng giải tán đã lan tỏa và tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ.
"Chúng tôi giận dữ với hành vi vô nhân tính của bọn họ nhưng cũng rất đau buồn vào thời điểm này", một người tham gia đưa tang ngày 4-3 tâm sự với Reuters.
Kyal Sin dường như đã biết rõ hậu quả khi xuống đường phản đối quân đội, theo Reuters. Cô đăng lên mạng thông tin nhóm máu, số điện thoại của người thân kèm yêu cầu nếu chẳng may cô chết, hãy để những gì cô để lại được cống hiến cho khoa học.
----------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người đeo sừng lần đầu kể chuyện xảy ra trong Điện Capitol
Lần đầu lên tiếng sau khi được cả thế giới biết đến, người đeo sừng bên trong Điện Capitol tiết lộ những gì đã xảy ra khi nhóm của mình xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ.
"Hành động của tôi không hề tấn công đất nước. Điều đó hoàn toàn không chính xác", Jacob Chansley - người đeo sừng bên trong Điện Capitol - trả lời chương trình "CBS This Morning" của đài CBS.
Chansley cho biết đã hát một bài ca khi đi vào phòng họp của Thượng viện. Người đàn ông gọi đó là "căn phòng thiêng liêng", và rằng bài hát của mình đã mang đến "rung động tích cực" cho căn phòng.
"Tôi ngăn mọi người ăn cắp và phá hoại căn phòng thiêng liêng đó. Tôi cũng ngăn họ ăn cắp bánh muffin từ phòng ăn. Và tôi cũng cầu nguyện khi ở trong phòng Thượng viện, bởi ý định của tôi là mang Chúa trở lại với Thượng viện", Chansley nói.
"Nhưng Jake này, về mặt luật pháp, anh không được phép ở bên trong nơi mà anh gọi là căn phòng thiêng liêng đó", phóng viên của CBS nói với Chansley.
"Đó là điều tôi rất hối tiếc rằng mình đã làm, tôi tin là mình được phép đi vào khi nhìn thấy sĩ quan cảnh sát vẫy tay", Chansley nói.
Trong lời khai với cảnh sát, Chansley nói mình đến Washington D.C. hôm 6/1 cùng một nhóm "người yêu nước" từ Arizona, theo lời hiệu triệu của cựu Tổng thống Trump. Trả lời CBS, người đàn ông khẳng định bản thân là một người yêu nước.
"Tôi tự coi bản thân là một người yêu đất nước, tin vào hiến pháp, tin vào sự thật và các nguyên tắc lập quốc, tin vào Chúa", Chansley nói.
Sau vụ nổi loạn ngày 6/1, Chansley đã chủ động gọi điện cho FBI thừa nhận mình là một trong những người đã xông vào Điện Capitol. Người đàn ông bị bắt không lâu sau đó.
Chansley hiện đối mặt phiên tòa với bản án 20 năm tù dành cho tội danh nổi loại.

Thanked by 1 Member:

#1209 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4855 thanks

Gửi vào 06/03/2021 - 21:06

bạn cháu là người myanmar đã bị gđ tống sang anh ngay lập tức , gđ nó gồm bme nó , bà nó và các cô nó đều ở lại myanmar

nó đã chia sẻ 1 bài như thế này


Two heart touching poems, in English by a friend Winsome May and in Myanmar by "စိမ်းနုဝါ" ဖအောင်ဝဲ from Nyunt's wall.

Tribute to Gen Z

The flowers of our youth
are being cut down in their prime
by swaths of machine gun bullets.
Today, more flowers
in the prime of their lives
have left us.
A shot in the head
Aimed unerringly
Brought up today’s total to 61.

Daily they leave
the comfort of their homes
their loving parents
To show their longing
For freedom and peace.
On their arms, they ink
their blood type
their emergency contact number
and a message “love you Mom”.
Prepared to face
whatever fate may bring
Knowing they may never return
to the loving arms of their family.

They tell the soldiers,
“Elder brothers, we bear no arms
We do you no harm
We just want our land free
To live in peace and harmony”.
Their words fall
on deaf ears -
followed by the sound of a gunshot

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 06/03/2021 - 21:07


Thanked by 1 Member:

#1210 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/03/2021 - 19:26

Nữ công nhân tố bị tổ trưởng hất xô hoá chất lên đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- 06/03/2021 21:41 Ý YÊN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chị Nguyễn Thị Hương, công nhân vận hành máy nhuộm của Công ty TNHH Tai Ryong Việt Nam phản ánh rằng bị tổ trưởng tổ Nhuộm hất xô hoá chất lên đầu. Sự việc xảy ra vào khoảng 20h30 phút ngày 5/3/2021 tại xưởng nhuộm của công ty, thuộc KCN Thuỵ Vân, Việt Trì, Phú Thọ.

Thuật lại sự việc với PV Cuộc sống an toàn, chị Hương cho biết tối ngày 5/3 chị làm ca 2 (từ 7h tối đến 7h sáng). Khi vào ca, chị được nhận bàn giao của ca trước là số máy 24.
“Khi tôi đang vận hành máy nhuộm thì chị Nguyễn Thị Thu Hà – Tổ trưởng tổ Nhuộm hét lớn: Hương, máy 24 làm gì đấy? Tôi trả lời là rửa để bóc ra nhưng chị Tổ trưởng quát mắng và đuổi tôi về. Tôi không đồng ý và tiếp tục công việc của mình. Sau đó, lúc tôi đang pha hoá chất để vận hành máy nhuộm thì chị Hà giật cái xô nước hoá chất đó và hất vào đầu tôi, ướt hết đầu và người” – chị Hương kể lại.
Sau khi bị hất hoá chất lên cơ thể, chị Hương có triệu chứng cay mắt và đắng miệng, được đưa lên phòng y tế của công ty để rửa mắt, mũi, miệng. Tuy nhiên, vì sốc và mệt mỏi, cay mắt nên chị Hương không thể tiếp tục công việc. Đến 23h, chị được quản lý đồng ý cho về nhà nghỉ ngơi.
Anh Nguyễn Chí Cường, công nhân chứng kiến sự việc cho biết: “Tôi làm ở cuối tổ Nhuộm, vừa vớt hàng, đẩy hàng ra ngoài, quay về vị trí thì thấy Tổ trưởng với chị Hương đang cãi nhau, cũng không biết nguyên nhân. Nhưng trong lúc chị Hương cầm xô hoá chất để định cho vào máy vận hành thì chị Tổ trưởng tới giằng cái xô ấy lại, hất vào mặt chị Hương, ướt từ đầu đến chân. Một chị đứng gần đó cũng bị ướt lây”.
Trao đổi với PV chiều 6/3, ông Lê Hoàng, Quản lý – phiên dịch của Công ty TNHH Tai Ryong Việt Nam khẳng định có xảy ra sự việc mâu thuẫn giữa Tổ trưởng tổ Nhuộm và chị Hương – công nhân vận hành máy nhuộm và hiện công ty đang tiến hành xem xét, làm rõ. Ông Hoàng cho hay, “trong lúc chị Hương định đổ xô hoá chất vào máy thì chị Hà giằng lại. Trong quá trình giẳng co đó thì hoá chất tạt tất cả vào 3 người, gồm chị Hà, chị Hương và chị Chung”.
Hiện tại, chị Hương được gia đình đưa đi điều trị ở khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Lâm Thao.
BS Triệu Kim Cội - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Thao cho biết: “Hoá chất tác động vào vùng đầu và mặt khiến bệnh nhân có tổn thương, nhưng không nguy hiểm lắm. Hiện tại da mặt bệnh nhân có hiện tượng hơi đỏ, thị lực bình thường tuy nhiên mắt có khó chịu. Vì mới bị nên chúng tôi cần tiếp tục theo dõi trong một hai ngày tới”.
---------------------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hai người mặc quần áo bảo vệ Cty Thép Hòa Phát đánh lái xe phải nhập viện?

Cập nhật: 22:03 | 06/03/2021


Anh Phan Văn Ân lái xe container vào Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương để lấy hàng nhưng đã bị 2 người mặc quần áo bảo vệ của công ty này hành hung phải nhập viện điều trị với nhiều vết khâu ở đầu và môi.
Ngày 6-3, trao đổi với PV, anh Phan Văn Ân, SN 1990, ở Ba Vì, Hà Nội cho biết, vào khoảng hơn 13g30 ngày 5-3, anh lái xe container vào Cty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, có địa chỉ tại xã Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để lấy hàng.
Theo đó, vào thời điểm trên, anh Ân điều khiển xe container vào Cty, qua khu vực cân rồi vào cửa lấy hàng. Lúc điều khiển xe vào cửa lấy hàng thấy đông xe nên anh Ân đã điều khiển xe đi đường tắt mà mọi lần anh vẫn đi vào lấy hàng.
Có 2 người mặc quần áo bảo vệ gọi anh xuống xe. Anh Ân vừa bước xuống, chưa kịp nói gì thì 2 người này đánh anh túi bụi, dùng đồ cứng giống như bộ đàm, dùi cui đánh vào đầu, mặt, đá vào ngực anh. Sự việc chỉ dừng lại khi có nhiều anh em lái xe ở gần đó ra can ngăn. Anh Ân khẳng định, anh và 2 bảo vệ không có mâu thuẫn, xung đột hay cãi vã.
“Sau khi bị đánh, tôi đã lên Công an thị xã Kinh Môn để trình báo sự việc. Tối 5-3, có một cán bộ Công an thị xã Kinh Môn đã đến gặp lấy lời khai, điều tra sự việc”, anh Ân nói.
Theo anh Ân, hiện tại anh đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Kinh Môn. Anh bị đá vào ngực khiến giờ vẫn còn tức ngực, anh bị khâu 3 mũi ở đầu, môi phải khâu 6-7 mũi vì rách dài.
Liên quan đến sự việc trên, một lãnh đạo Công an thị xã Kinh Môn, Hải Dương cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn trình báo của bị hại và giao cho Đội hình sự Công an thị xã Kinh Môn phối hợp với Công an xã Hiệp Sơn để xác minh làm rõ.

-------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



22 nghìn ha rừng bị "xóa sổ": Khi lực lượng bảo vệ rừng không thấy, không biết!


Đặng Trung Kiên Thứ tư, ngày 03/03/2021 10:35 AM (GMT+7)

Ngoài việc buông lỏng, làm ngơ trước nạn phá rừng, lực lượng bảo vệ rừng còn ém luôn tình trạng mất rừng từ năm này sang năm khác để... trốn trách nhiệm. Những tiêu cực, vô trách nhiệm trong lực lượng này chính là “thủ phạm” khiến hàng chục nghìn ha rừng của Tây Nguyên bị “xóa sổ”.

Công an tỉnh Đắk Lắk đang điều tra, làm rõ hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của lãnh đạo, cán bộ 4 công ty lâm nghiệp (đều thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk và đều quản lý rừng ở huyện Ea Súp).
Hậu quả nghiêm trọng mà những lãnh đạo, cán bộ này gây ra là để hơn 22.000 ha rừng tự nhiên bị xóa sổ hoàn toàn (trong đó Công ty lâm nghiệp Cư M’lan để hơn 10.500 ha rừng bị tàn phá, Công ty lâm nghiệp Rừng Xanh hơn 2.270ha…), thiệt hại về tài nguyên gỗ, giá trị môi trường rừng, gây dư luận xấu.
Hậu quả còn ở chỗ, như Sở Tài nguyên – Môi trường Đắk Lắk thừa nhận, là phần lớn diện tích rừng bị lấn chiếm hiện nay rất khó thu hồi để trồng lại rừng, do người lấn chiếm đã sử dụng ổn định từ trước năm 2015. Việc thu hồi dễ tạo ra "điểm nóng" phức tạp. Và nếu muốn thu hồi thì nhà nước phải mất thêm tiền, hàng chục tỷ đồng và có thể nhiều hơn (để hỗ trợ hoặc tái định cư, tái định canh cho những người đang chiếm giữ trái phép đất rừng).
22.000 ha rừng bị tàn phá là con số quá khủng khiếp. Đó là bạt ngàn những quả đồi bị "cạo trọc", đốt cháy, liên tục từ năm này sang năm khác. Cùng đó là tình trạng mua bán đất rừng nhộn nhịp, công khai. Vậy mà lực lượng bảo vệ rừng vẫn "không nghe, không thấy, không biết". Ngoài việc buông lỏng, làm ngơ trước nạn phá rừng, các công ty lâm nghiệp còn giấu nhẹm việc mất rừng để… trốn trách nhiệm. Vì vậy cơ quan có thẩm quyền không kịp thời nắm được thực trạng phá rừng để có chỉ đạo, biện pháp xử lý.
Nếu chẳng may việc phá rừng bị vỡ lở, các công ty lâm nghiệp sẽ bao biện bằng nhiều lý do thật "khách quan" như diện tích rừng quá lớn, lực lượng mỏng, trang bị yếu, quyền hạn chưa đủ mạnh... Rồi áp lực về dân di cư tự do, áp lực về lợi nhuận quá lớn từ gỗ rừng, đất rừng. Rồi cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập… nên không giữ được rừng. Nhưng thực tế, chưa thấy ông giám đốc nào từ chức vì những điều đó cả, dù "chẳng ai ép làm".
Ngay trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, Công an huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sỹ mật phục bắt quả tang 6 lâm tặc đang dùng 5 con trâu kéo gỗ pơ mu quý hiếm ra khỏi rừng thuộc lâm phần Công ty lâm nghiệp Krông Bông. Trong khi đó, công ty lâm nghiệp này không hề phát hiện, dù vẫn bố trí lực lượng bảo vệ rừng dịp Tết.
Nạn phá rừng khủng khiếp tại các công ty lâm nghiệp ở Đắk Lắk còn đang dần hé lộ trong một câu chuyện khác. Đó là thực hiện Đề án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết 30 – QN/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ, các công lâm nghiệp ở Đắk Lắk dự kiến sẽ giao về cho huyện, xã khoảng 34.000 ha rừng.
Nhưng trên thực tế diện tích này không còn rừng, hoặc chỉ còn lại manh mún, xen kẽ, bởi phần lớn đã bị lấn chiếm. Nghĩa là chỗ nào còn nhiều rừng, nhiều gỗ thì công ty lâm nghiệp tiếp tục nhận quản lý. Chỗ nào rừng bị phá hết, đất bị lấn chiếm thì họ chuyển giao cho huyện, xã.
Đại diện Công an tỉnh Đắk Lắk nói việc mất 22.000 ha rừng tại 4 công ty nghiệp này diễn ra từ năm 2006 – 2016, thiệt hại vô cùng nghiêm trọng nhưng đến nay không ai bị xử lý, chưa ai chịu trách nhiệm.
Điều khiến dư luận bức xúc là không chỉ công ty lâm nghiệp bảo vệ rừng, mà có cả lực lượng kiểm lâm hùng hậu từ tỉnh đến huyện, mỗi xã đều có kiểm lâm "nằm vùng", ban lâm nghiệp… Vậy mà hàng chục nghìn ha rừng vẫn bị xóa sổ không thương tiếc, "con voi" chui lọt… cả hệ thống.

Thanked by 1 Member:

#1211 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/03/2021 - 19:38

Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam

06/03/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng kết "Đối thoại 2045" lần đầu tiên được tổ chức, Thủ tướng bày tỏ, qua phát biểu của các doanh nghiệp, trí thức, cho thấy khát khao cháy bỏng về một Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045.

Thủ tướng cho rằng, có 5 vấn đề được nêu ra. Đó là con người và công nghệ, trong đó có vấn đề chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa của quốc gia.
Thứ hai là cần quan tâm đổi mới thể chế, đây là bà đỡ cho doanh nghiệp và đất nước, trong đó nhấn mạnh quyền con người, quyền công dân.
Thứ ba, trao cơ hội phát triển cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giải phóng nguồn lực cho doanh nghiệp, người dân, các thành phần kinh tế như FDI, hợp tác xã, hộ cá thể… trong đó kinh tế tư nhân là một trong những thành phần quan trọng. Cần phải có kết nối, phát triển hạ tầng cho doanh nghiệp, nhất là tạo điều kiện về đất đai.
Thứ tư là nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ phát triển, đi liền với khởi nghiệp sáng tạo. Đi liền với đó là bảo vệ môi trường sống, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Và cuối cùng là bảo vệ văn hóa Việt Nam, nếu mất văn hóa là mất tất cả.
"Chúng ta thống nhất, doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, trụ cột càng lớn thì dân càng giàu, nước càng mạnh và sự tự cường càng lớn", Thủ tướng phát biểu.
Trong thời đại ngày nay mục tiêu của doanh nghiệp nếu vẫn được định nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận thì sẽ lạc hậu; mục tiêu của doanh nghiệp không thể chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông mà phải sáng tạo giá trị cho xã hội, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước.
Thủ tướng bày tỏ đặc biệt ấn tượng với những khẩu hiệu của doanh nghiệp, thể hiện một sứ mệnh hay giá trị mà doanh nghiệp muốn đóng góp cho xã hội, chẳng hạn như "Phát triển cùng đất nước" của Thaco, "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người" của Vingroup, "Cho cuộc sống bừng sáng" của Novaland, "Thật sự thiên nhiên" của TH True Milk, "Vươn cao Việt Nam" của Vinamilk, "Hãy nói theo cách của Bạn" của Viettel...
Thủ tướng tin rằng cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh đồng nghĩa với một Việt Nam lớn mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Không biến các cơ chế hỗ trợ kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm".
Gửi lời khuyên đến các doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, các doanh nghiệp yêu Tổ quốc, đoàn kết, không nản chí, năng động, quyết đoán, có niềm tin vì không có niềm tin là tự mình chối bỏ thành quả của mình.
Theo Thủ tướng, "Đối thoại 2045" có ý nghĩa quan trọng. Đây sẽ là một diễn đàn đối thoại thường niên giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ trí thức nhằm thúc đẩy các nỗ lực cải cách bền bỉ, liên tục, xuyên suốt, nhất quán nhằm sớm hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045.
Đối thoại 2045 thể hiện sự kết tinh tinh thần yêu nước của người dân, doanh nghiệp, trí thức trước sự phát triển của đất nước; một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, vượt khó khăn, thách thức đưa đất nước ngày một phát triển, mang lại đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đối thoại là cơ hội không chỉ tạo dựng tinh thần đoàn kết và niềm tin, mà còn cả bản lĩnh, trí tuệ, lòng yêu nước, yêu lao động, yêu sáng tạo.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành và địa phương chú trọng một số nhiệm vụ. Trước hết, cần thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động của cả hệ thống chính trị trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển doanh nghiệp theo tinh thần các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, nhất là sớm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII mới đây của Đảng.
Tiếp tục thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các Bộ trưởng, cam kết bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô và minh bạch hóa chính sách; các bộ, ngành và địa phương phải mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội tham gia của doanh nghiệp; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
Bảo đảm thực thi chính sách minh bạch, hiệu quả; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân; không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức.
Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề đã nêu ra.
Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, nhất là các trường đại học, các trường dạy nghề. Vai trò của đội ngũ trí thức đi liền với doanh nhân trong thời kỳ hội nhập và thúc đẩy chuyển đổi phát triển đất nước là vô cùng quan trọng.
Thủ tướng nêu rõ, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, chúng ta đã hoàn thành "mục tiêu kép" trong năm 2020, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao.
"Cùng với những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta không thể không nói đến vai trò rất lớn của đội ngũ trí thức, những nhà phân tích kinh tế, các chuyên gia với những phản biện xã hội tâm huyết, trên tinh thần xây dựng, làm cho những giá trị được thức tỉnh, được bảo vệ và được tạo ra", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng kêu gọi hãy chung tay làm cho Việt Nam trở nên thành công hơn nữa, nơi mà trí thức, tài năng nào cũng có cơ hội được cống hiến, phụng sự; có nhiều doanh nghiệp vươn lên trở thành tập đoàn toàn cầu. Việt Nam 2045 là bức tranh đẹp mà tất cả chúng ta và các thế hệ tương lai có cơ hội đặt nét vẽ của mình lên đó. Đây là điều tất cả chúng ta cùng mong muốn.
---------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sẽ cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú

06/03/2021 -
Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị xác định nơi thường trú, tạm trú, tình trạng khai báo tạm vắng, nơi ở hiện tại của cá nhân, hộ gia đình và có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày cấp.

Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú được thực hiện dưới hình thức trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, qua đường bưu chính hoặc cổng dịch vụ công.
Người yêu cầu đăng ký cư trú có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký cư trú nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Việc thông báo về kết quả đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, xác nhận thông tin về cư trú được thực hiện dưới hình thức văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp (qua đường bưu chính), tin nhắn điện tử hoặc cổng dịch vụ công.
Điều chỉnh, cập nhật thông tin cư trú trong 1 ngày làm việc
Dự thảo hướng dẫn: Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan đăng ký cư trú và được cập nhật thông tin về nơi thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Việc cập nhật thông tin nơi thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
Nội dung đăng ký thường trú gồm thông tin của người đăng ký thường trú đã được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Trường hợp người đăng ký thường trú chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi đăng ký thường trú phải thực hiện thu thập, cập nhật thông tin dân cư theo quy định của pháp luật. Nếu đã có thông tin thể hiện mối quan hệ nhân thân của người yêu cầu đăng ký thường trú quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú với chủ hộ, thành viên hộ gia đình thì không phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú.
Trong 2 cơ sở dữ liệu đã có thông tin thể hiện người yêu cầu đăng ký thường trú là người cao tuổi hoặc người chưa thành niên theo quy định của pháp luật thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người chưa thành niên.
Bộ Công an nêu rõ, trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do lỗi của cơ quan đăng ký cư trú thì trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký cư trú phải có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật, bổ sung thông tin cho phù hợp với hồ sơ đề nghị đăng ký thường trú.
Thẩm quyền đăng ký thường trú là Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Sẽ cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú
Giấy xác nhận thông tin về cư trú được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký cư trú. Giấy xác nhận này có giá trị xác định nơi thường trú, nơi tạm trú, tình trạng khai báo tạm vắng, nơi ở hiện tại của cá nhân hoặc hộ gia đình và có giá trị trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp.
Công dân có yêu cầu cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú, trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.
Cơ quan đăng ký cư trú đề nghị người yêu cầu cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú xuất trình một trong các giấy tờ, tài liệu thể hiện thông tin số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 1 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú phải cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
Trường hợp thông tin về cư trú của cá nhân hoặc hộ gia đình trong Giấy xác nhận thông tin về cư trú chưa được cập nhật khi có thay đổi thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân đến cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân thường trú, tạm trú để làm thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quy định.
----------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công trình y tế 235 tỉ đồng lún, nứt

- 07/03/2021
Khánh thành ngày 20.9.2020, đến nay đã 6 tháng, nhưng Trung tâm y tế H.Mang Thít (Vĩnh Long) vẫn chưa thể đi vào hoạt động.
Khánh thành đã 6 tháng nhưng còn nhếch nhác

Trung tâm y tế H.Mang Thít tại khóm 4, TT.Cái Nhum, H.Mang Thít. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư - xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Vĩnh Long (BQL) làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 235 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng gần 125 tỉ đồng, chi phí thiết bị trên 39,5 tỉ đồng... Công trình có kết cấu 1 trệt, 2 lầu, quy mô 100 giường bệnh, diện tích 21.500 m², gồm các hạng mục như khối đa khoa; khối dinh dưỡng, dịch vụ tổng hợp; khối chống nhiễm khuẩn; khối truyền nhiễm... cùng với

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đồng bộ đáp ứng yêu cầu khám và điều trị của bệnh viện đa khoa.

Công trình đã được khánh thành ngày 20.9.2020. Đây cũng là một trong những công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020 - 2025) vừa qua. Tuy nhiên, nhiều người dân xung quanh thắc mắc không hiểu vì sao công trình khánh thành gần nửa năm mà chưa đi vào hoạt động. Một người dân địa phương nói: “Tôi thấy trung tâm y tế huyện xây dựng quy mô. Lúc khánh thành hoành tráng lắm và có nhiều lãnh đạo tỉnh đến dự. Thế nhưng từ khi khánh thành đến nay gần nửa năm mà không thấy hoạt động. Nghe đâu gặp một số vấn đề về chất lượng công trình nên mới vậy”.
Ngày 4.3, chúng tôi vào trong khuôn viên Trung tâm y tế H.Mang Thít. Phía ngoài cổng chính được đóng kín, cửa hông mở, có một vài xe máy đậu phía trong. Khi chúng tôi đi vào chụp ảnh cũng không có ai hỏi gì, phía sau có một số người đang làm việc. Theo ghi nhận, một số hạng mục của công trình này bị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nứt nẻ, vết nứt dài và khá rộng, phía trong nhếch nhác, hầu như chưa có trang thiết bị y tế nào. Nhiều đồ đạc, thiết bị vẫn niêm phong chưa sử dụng.

Chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Tấn Đồng, Giám đốc Trung tâm y tế H.Mang Thít, để tìm hiểu nguyên nhân. Ông Đồng cho biết đến thời điểm này công trình vẫn chưa được bàn giao cho trung tâm. Tương tự, ông Nguyễn Văn Diên, Chủ tịch UBND H.Mang Thít, cho biết công trình được xây dựng theo kiểu “chìa khóa trao tay” nên không thể nói được, đề nghị PV liên hệ chủ đầu tư.
Sáng 5.3, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc BQL, thừa nhận công trình này đang xảy ra tình trạng lún nền nhưng không nghiêng, nhất là ở khối nhà tiểu phẫu, nhà dinh dưỡng, nhà ăn, nhà xe... do trước đó những nơi này đóng cừ tràm nên xảy ra tình trạng lún đều, không nứt. Còn các khối nhà như hành chính, khu điều trị... thì đóng bằng cọc bê tông, sâu khoảng 32 m nên không xảy ra tình trạng trên.

“Hiện UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng chủ trì và sở này cũng đã mời Viện Khoa học

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

xây dựng (Bộ Xây dựng) vào để kiểm tra nguyên nhân sụt lún, trong nay mai sẽ có kết quả. Tuy nhiên, bước đầu Sở Xây dựng đã xác định lỗi do thiết kế cho nên xảy ra tình trạng lún, công trình có mua bảo hiểm nên đơn vị chủ đầu tư sẽ xử lý và không phát sinh gì thêm chi phí. Khi có kết luận sẽ gửi thông tin đến báo chí”, ông Sơn thông tin.
Ông Sơn còn cho biết thêm hiện hệ thống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Trung tâm y tế H.Mang Thít đang thi công, dự kiến sẽ hoàn thiện và bàn giao ngày 30.4.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Những vết nứt, lún ngay lối lên sảnh chính

ẢNH: XUÂN PHÚC



Thanked by 1 Member:

#1212 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/03/2021 - 19:37

Vì Nga và Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc khó trừng phạt quân đội Myanmar

04/03/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cả Nga và Trung Quốc không lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, vì xem đây 'chuyện nội bộ' của Myanmar. Đằng sau đó là quan hệ đang sâu đậm giữa quân đội Myanmar với Nga và tình thế khó xử của Trung Quốc.

Nhiều quốc gia phương Tây đã lên án cuộc đảo chính quân sự hôm 1-2 ở Myanmar. Chẳng hạn, tuyên bố từ các ngoại trưởng nhóm nước G7 "lên án cuộc đảo chính ở Myanmar" và kêu gọi "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người bị bắt tùy tiện, gồm cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint".
Một số nước phương Tây như Mỹ còn dùng các biện pháp trừng phạt để can thiệp. Tuy nhiên, khoảng 1 tháng qua, Nga và Trung Quốc - 2 trong số 5 thành viên thường trực vốn có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) - vẫn không lên án.
Hồi tháng 2, Bắc Kinh và Matxcơva cũng chặn Hội đồng Bảo an LHQ lên án vụ đảo chính ở Myanmar. Hãng tin Reuters ngày 4-3 dẫn đánh giá của các nhà ngoại giao cho rằng trong câu chuyện Myanmar, bất kỳ hành động nào vượt xa tuyên bố ở Hội đồng Bảo an LHQ đều khó xảy ra.
Vậy tại sao Nga và Trung Quốc không lên án cuộc đảo chính quân sự trên?
Nga - "người bạn trung thành"
Về mặt chính thức, ông Stepan Kuzmenkov, thành viên phái đoàn Nga tại LHQ, nói rằng việc giải quyết những bất đồng giữa các lực lượng chính trị Myanmar "hoàn toàn là chuyện nội bộ của quốc gia có chủ quyền này", theo Hãng tin Tass.
Tuy nhiên, theo tạp chí Nikkei Asia, những đoàn xe quân sự xuất hiện trên truyền hình vào những giờ đầu của cuộc đảo chính hôm 1-2 đã tiết lộ mối quan hệ đang sâu đậm giữa Myanmar và Nga.
Nhiều xe bọc thép hạng nhẹ xuất hiện trên đường phố Myanmar được sản xuất ở Nga. Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết những chiếc xe này nằm trong danh sách hàng nhập khẩu đang dài thêm, giúp thắt chặt quan hệ giữa quân đội Myanmar và Nga.
Một tuần trước cuộc đảo chính trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thăm Myanmar để chốt một thỏa thuận về cung cấp các hệ thống tên lửa đất đối không Pantsir-S1, máy bay giám sát không người lái Orlan-10E và thiết bị radar.
"Giống như một người bạn trung thành, Nga luôn ủng hộ Myanmar trong những lúc khó khăn, đặc biệt trong 4 năm qua" - truyền thông Nga dẫn lời thống tướng Min Aung Hlaing phát biểu trong chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Nga.
Nga cũng ký một thỏa thuận an toàn bay với thống tướng Min Aung Hlaing - người được cho là đã thăm Nga 6 lần trong thập niên qua. Vài ngày sau vụ đảo chính trên, Myanmar trở thành quốc gia thứ 21 phê duyệt sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 của Nga có tên Sputnik V.
Theo các nhà ngoại giao, cá nhân thống tướng Min Aung Hlaing hiện nay có nhiều hoài nghi về Trung Quốc, và ông muốn tăng cường quan hệ với Nga để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc. "Chỉ Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới đặt ra mối đe dọa cho sự sống còn của Myanmar" - Nikkei Asia dẫn đánh giá của một nhà ngoại giao châu Á.
Trung Quốc trong thế khó xử
Phó giáo sư Enze Han tại Đại học Hong Kong bình luận trên báo Washington Post rằngTrung Quốc đang trong thế khó xử.

Có lẽ phát biểu của đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Trần Hải (Chen Hai) trên truyền thông địa phương giúp nói lên phần nào điều này: Trung Quốc duy trì "quan hệ hữu nghị" với cả quân đội và chính quyền dân sự Myanmar.
Việc Trung Quốc từ chối lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar khiến công chúng ở Myanmar giận dữ.
Người biểu tình Myanmar đã tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon (hiện nhiều nước có đại sứ quán tại cố đô Yangon thay vì thủ đô Naypyidaw), và cáo buộc Trung Quốc "đồng lõa" với cuộc đảo chính quân sự hôm 1-2. Không rõ Trung Quốc có liên quan trực tiếp hay gián tiếp hay không, nhưng Bắc Kinh nói rằng cáo buộc như vậy là "hoàn toàn vô lý".
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc lên án cuộc đảo chính quân sự sẽ đi ngược với chính sách không can thiệp mà Bắc Kinh tuyên bố.
Đặc biệt, việc khiến quân đội Myanmar nổi giận sẽ làm tổn hại tới các lợi ích kinh tế và chiến lược hiện có của Trung Quốc ở Myanmar. Trong số này, Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar để tìm một con đường thay thế giúp tiếp cận vịnh Bengal.
Theo Washington Post, Bắc Kinh từng ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar. Tuy nhiên, sau năm 2010 khi chính quyền quân sự trao trả lại quyền lực, chính các cựu lãnh đạo quân đội Myanmar đã "quay lưng" với Trung Quốc và hướng sang Mỹ.
Đối với Bắc Kinh, điều này khiến các lãnh đạo quân đội Myanmar trở nên không đáng tin cậy so với chính phủ của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) - lên nắm quyền năm 2015.
Tại một cuộc họp không chính thức về tình hình Myanmar của Đại hội đồng LHQ hôm 26-2, đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân (Zhang Jun) đã nói về lập trường của Trung Quốc: "Những gì diễn ra ở Myanmar, về bản chất, là chuyện nội bộ của Myanmar".
Ông Trương cũng thận trọng không đề cập gì tới cách giải quyết tình hình ở Myanmar, trái ngược các nước Phương Tây.
Cây bút Shannon Tiezzi của tạp chí The Diplomat chỉ ra: "Quan điểm của Trung Quốc chính là: Miễn là tình hình được giải quyết một cách hòa bình, họ không quan tâm nhiều tới kết quả - dù quay lại thời kỳ quân đội cầm quyền hay cứu nền dân chủ không hoàn thiện của Myanmar".
Ngày 3-3, trong một phát ngôn đáng chú ý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã kêu gọi Trung Quốc dùng sức ảnh hưởng với quân đội Myanmar "theo cách mang tính xây dựng", thúc đẩy lợi ích của người dân Myanmar.
Hiện nay, khó giải mã những gì Trung Quốc lên kế hoạch thực hiện liên quan tình hình Myanmar. Tuy nhiên, theo phó giáo sư Enze Han, nếu cuộc khủng hoảng Myanmar biến thành một cuộc đối đầu giữa các nước lớn, có thể Trung Quốc sẽ ủng hộ các tướng quân đội Myanmar.
---------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hồng Kông có thêm người chết sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của Trung Quốc

08/03/2021
Tại Hồng Kông, lại có thêm 1 người tử vong và và tính đến nay đã có 18 người nhập viện sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của Sinovac (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).
Tờ South China Morning Post hôm nay 8.3 dẫn nguồn tin từ cơ quan y tế Hồng Kông cho biết vừa có thêm 1 cụ ông 71 tuổi vừa qua đời sau khi nhập viện vào hôm qua. Trước đó, cụ ông này được tiêm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Sinovac vào ngày 3.3, đến ngày 7.3 thì có biểu hiện bất ổn về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nên phải nhập viện. Cơ quan y tế của Hồng Kông đang điều tra nguyên nhân qua đời của cụ ông này.
Trước đó, cũng tại Hồng Kông, có 1 người đàn ông 63 tuổi và 1 người phụ nữ 55 tuổi đã tử vong sau khi tiêm vắc xin của Sinovac. Đến nay, nguyên nhân tử vong của người đàn ông 63 tuổi được cho là không liên quan việc chích vắc xin. Trong khi đó, hội đồng chuyên môn của nhà chức trách Hồng Kông chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân tử vong của người phụ nữ 55 tuổi.
Ngoài ra, cũng theo tờ South China Morning Post, đến nay đã có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

do các vấn đề về sức khỏe sau khi tiêm vắc xin của Sinovac. Trong đó, một số ca bệnh ở mức nguy kịch.
Như vậy, trong 10 ngày qua, Hồng Kông đã có 5 sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin của Sinovac. Ngoài 3 trường hợp tử vong trên, còn 2 trường hợp đang được chăm sóc đặc biệt do tình trạng sức khỏe ở mức nguy kịch.
Bắt đầu tiêm chủng từ ngày 22.2, Hồng Kông đến nay đã có 91.800 người được chích vắc xin của Sinovac và 1.200 người được chích vắc xin của Pfizer/BioNTech để ngừa Covid-19.
Theo giới chức Hồng Kông, con số 18 người nhập viện chỉ tương đương với tỷ lệ 0,0019% trong tổng số người tiêm vắc xin gặp vấn đề về sức khỏe sau khi tiêm. Vì thế, giới chức chính quyền Hồng Kông khẳng định sẽ vẫn tiếp tục đẩy nhanh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Đặc khu này đã thống kê có khoảng 3,7 triệu người cần ưu tiên tiêm chủng.
Đến nay, Hồng Kông có khoảng 11.100 ca nhiễm Covid-19 và 202 ca trong số này đã tử vong.

Thanked by 2 Members:

#1213 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/03/2021 - 20:35

Tiếp viên đánh phi công gãy răng trên máy bay Trung Quốc

08/03/21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hãng hàng không Trung Quốc Donghai Airlines đã đình chỉ công tác của một phi công và nam tiếp viên của hãng này sau vụ đánh nhau trên máy bay.
Sự cố xảy ra trên chuyến bay số hiệu DZ62907 của hãng hàng không Donghai Airlines từ thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô tới thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, South China Morning Post ngày 8/3 đưa tin.
Khi phi công chuyến bay sử dụng nhà vệ sinh ở khoang hạng nhất, một hành khách gõ cửa bởi cũng có nhu cầu sử dụng. Phi công yêu cầu hành khách trở về chỗ trong lúc chờ đến lượt, tuy nhiên bị người này phớt lờ.
Lúc rời khỏi nhà vệ sinh và nhìn thấy hành khách vẫn đứng đợi ở cửa, phi công đã trách mắng nam tiếp viên phụ trách khoang hạng nhất vì "không làm tròn chức trách gây ảnh hưởng tới an toàn chuyến bay".
Tranh cãi giữa phi công và tiếp viên sau đó vượt tầm kiểm soát và trở thành màn ẩu đả ngay trên máy bay.
Vụ ẩu đả khiến nam tiếp viên bị thương ở tay, trong khi viên phi công mất một chiếc răng.
Hôm 7/3, sau khi thông tin vụ xô xát giữa phi công và tiếp viên bị phát tán trên mạng xã hội, Donghai Airlines ra thông báo cho biết đã đình chỉ công việc của hai người này.
Hãng hàng không cho biết đang tiến hành "nâng cấp tổng thể an toàn" của các chuyên bay sau sự cố.
Vụ ẩu đả giữa phi công và tiếp viên không phải lần đầu tiên hãng Donghai Airlines gặp bê bối liên quan đến an toàn bay.
Tháng 7/2018, một phi công của hãng này bị phát hiện đã hai lần cho vợ của mình vào khoang lái. Viên phi công mua vé cho vợ bay từ Nam Thông đến Trịnh Châu, nhưng sau đó để vợ mình ngồi trong khoang lái trong hành trình tới Bắc Kinh.
Tháng 8/2018, một phi công khác họ Yang đã lái máy bay của hãng này từ Thâm Quyến tới Vô Tích dù trước đó chiếc máy bay chưa hoàn tất các bước chuẩn bị an toàn. Sau vụ việc, hãng Donghai Airlines đã bị nhà chức trách cảnh cáo.
Duy Anh

Thanked by 1 Member:

#1214 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/03/2021 - 20:15

12 bang khởi kiện Tổng thống Biden Các tiểu bang khởi kiện việc Tổng thống Biden ban hành một sắc lệnh hành pháp về thiết lập chi phí áp dụng với khí nhà kính phát thải ra môi trường.
Vụ kiện được gửi tới Tòa án tiểu bang Missouri hôm 8/3, The Hill đưa tin. Mục tiêu khởi kiện của các tiểu bang là sắc lệnh hành pháp Tổng thống Joe Biden ban hành hồi tháng 1, trong đó chỉ đạo các quan chức xây dựng "chi phí xã hội của khí nhà kính".
Tuyên bố từ văn phòng Tổng chưởng lý tiểu bang Missouri Eric Schmitt cho biết ông Schmitt là người dẫn đầu liên minh các tổng chưởng lý Cộng hòa đang khởi kiện chính quyền của Tổng thống Biden.
Các tiểu bang khác tham gia vụ kiện gồm Arkansas, Arizona, Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Ohio, Oklahoma, South Carolina, Tennessee và Utah.
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Biden chỉ đạo một nhóm quan chức thuộc các cơ quan chính phủ xây dựng chi phí xã hội đối với việc phát thải khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide.
Bên nguyên đơn cho rằng xác lập "chi phí xã hội" cho khí nhà kính là một nhiệm vụ mang tính ước lượng và mù mờ, dựa trên ước đoán những biến số không thể lường trước như người nhập cư, xung đột quốc tế và thảm họa toàn cầu trong tương lai.
"Thiết lập những giá trị như vậy rõ ràng là hành động lập pháp thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc hội", tài liệu được gửi tới tòa án cho biết.
Chi phí xã hội được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền Tổng thống Biden xác định ưu điểm và nhược điểm của tác động mà quy định pháp luật về phát thải khí nhà kính mang lại.
Dưới thời cựu Tổng thống Obama, chi phí xã hội của phát thải carbon là 50 USD/tấn. Trong khi đó, con số này dưới thời cựu Tổng thống Trump là 7 USD.
Hiện nay, chi phí cho phát thải carbon dioxide là 51 USD/tấn.
Các tiểu bang cho rằng việc áp dụng chi phí xã hội hiện nay gây tác động pháp lý và thực tế rất lớn tới quy định pháp luật của các tiểu bang và hoạt động kinh tế cũng như đời sống của người dân.
"Theo sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Biden không có thẩm quyền ban hành, những con người chăm chỉ đã sống và lao động suốt nhiều thế hệ ở Missouri sẽ bị bỏ lại trong cát bụi", Tổng chưởng lý Schmitt nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


---------------------------------------------------------------------------------------------=

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thủ tướng Thái phun dung dịch sát khuẩn vào mặt phóng viên Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chanocha đã dùng bình chứa dung dịch sát khuẩn phun vào mặt các phóng viên sau khi nhận được một câu hỏi về cải tổ chính phủ.
Vụ việc xảy ra ngày 9/3 trong cuộc họp báo thường kỳ tại tòa nhà trụ sở chính phủ Thái Lan ở thủ đô Bangkok, AP đưa tin.
Trước đó, Thủ tướng Prayuth Chanocha đã trả lời một loạt câu hỏi của phóng viên. Tuy nhiên, khi nhận được câu hỏi về khả năng cải tổ nội các, ông Prayuth đã bực tức nói các phóng viên nên quan tâm tới việc của mình.
Thủ tướng Prayuth sau đó lấy ra một bình chứa dung dịch sát khuẩn và xịt về phía các phóng viên ngồi hàng ghế đầu tiên trước khi bỏ đi.
Nhà lãnh đạo Thái Lan từ lâu đã nổi tiếng với tính khí nóng nảy và thường có những hành động không thể đoán trước.
Trong quá khứ, ông Prayuth từng có lần chạm vào tai của một phóng viên khi trả lời báo giới. Một lần khác, Thủ tướng Prayuth ném vỏ chuối về phía những người quay phim.
Năm 2018, sau khi tham dự một sự kiện, ông Prayuth từ chối trả lời câu hỏi của truyền thông. Thay vào đó, vị thủ tướng chỉ vào một tấm bìa in hình của mình có kích thước bằng người thật và nói "đi mà hỏi gã này" trước khi bỏ đi.
Ông Prayuth Chanocha nắm quyền từ năm 2014 sau vụ binh biến lật đổ chính quyền dân sự. Trong năm 2020, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở Thái Lan yêu cầu Thủ tướng Prayuth từ chức và cải tổ hoàng gia.
Mới đây, Thủ tướng Prayuth đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội Thái Lan. Mặc dù vậy, chính phủ của ông Prayuth vẫn đang đối mặt sức ép từ phe ủng hộ dân chủ đối lập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thủ tướng Prayuth phun dung dịch sát khuẩn về phía các phóng viên. Ảnh: AP.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàn Quốc chi hơn 1 tỷ USD để Mỹ tiếp tục đóng quân Chính phủ Hàn Quốc đồng ý tăng mức san sẻ chi phí đồn trú của 28.500 quân Mỹ tại nước này thêm 13,9%. Đây là mức tăng lớn nhất trong gần hai thập niên qua.
Theo Reuters, đóng góp từ chính phủ nước này cho viêc đồn trú của quân đội Mỹ trong năm 2021 sẽ tăng 13,9%, đạt khoảng 1,03 tỷ USD. Cựu Tổng thống Donald Trump từng yêu cầu Seoul trả đến 5 tỷ USD hoặc đối diện nguy cơ quân Mỹ rút khỏi bán đảo Triều Tiên.
"Thỏa thuận này đã giải quyết lỗ hổng kéo dài gần 1 năm 3 tháng qua", Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết. "Thỏa thuận tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh, và nhu cầu duy trình hiện diện ổn định của Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK)".
Thỏa thuận Các biện pháp Đặc biệt được hai nước ký kết có hiệu lực trong vòng 6 năm. Cam kết này thay thế cho thỏa thuận đã hết hiệu lực vào năm 2019, trong đó Hàn Quốc đóng góp khoảng 920 triệu USD/năm cho kinh phí đồn trú của quân đội Mỹ.
Lần gần nhất mức đóng góp của Hàn Quốc tăng vọt là vào năm 2003, cao hơn năm 2002 đến 17%, theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Theo thỏa thuận mới, mức đóng góp trong giai đoạn 2022-2025 sẽ tăng song song với mức tăng ngân sách quốc phòng thường niên của Hàn Quốc.
Phía Seoul đánh giá việc ngân sách quốc phòng năm nay tăng 5,4% là một mức "hợp lý và phù hợp tiêu chuẩn", phản ánh đúng năng lực tài chính và an ninh quốc gia. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định sẽ khẩn trương trình thỏa thuận cho quốc hội thông qua.

---------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phát biểu của Phó chủ tịch Quân ủy Trung Quốc gây rúng động giới truyền thông phương Tây

09/03/2021 Thu Thủy
Một Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, cách đây vài ngày khi tham dự kì họp Quốc hội phát biểu về quan hệ Trung - Mỹ đã sử dụng thuật ngữ nhạy cảm, đang gây xôn xao giới truyền thông phương Tây.
Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 9/3, vào lúc quan hệ Trung – Mỹ đang ngày càng trở nên căng thẳng và Trung Quốc đang tăng ngân sách quốc phòng để hiện đại hóa quân đội, tướng Hứa Kì Lượng (Xu Qiliang), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc đã trích dẫn một thuật ngữ nhạy cảm khi phát biểu trước Quốc hội. Phát biểu liên quan của ông lập tức khơi dậy sự chú ý của giới truyền thông phương Tây.
Theo báo Daily Mail của Anh ngày 8/3, Thượng tướng Hứa Kì Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng c.... s.. Trung Quốc, khi tham dự kì họp Quốc hội và Chính Hiệp cách đây vài ngày đã nói rằng: “Sau thời kì cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nắm quyền và đại dịch COVID-19, quan hệ Trung - Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng, hai bên khó thoát khỏi ‘chiếc bẫy Thucydides’ (Thucydides Trap). Trung Quốc cần phải tăng ngân sách quốc phòng để thực hiện hiện đại hóa quân đội và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa hai nước”.
Tin cho biết, các quan chức Trung Quốc trước đây hiếm khi nói đến thuật ngữ “Bẫy Thucydides” một cách công khai như thế. Bình luận như thế của ông Hứa Kì Lượng vào thời điểm này có thể gây nên lo ngại về quan hệ Trung - Mỹ dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách ngoại giao cách đây vài ngày, ông Joe Biden đã gọi Bắc Kinh là “đối thủ cạnh tranh lớn nhất” của Washington, và Mỹ về cơ bản sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn của chính quyền Donald Trump.
Hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 9/3 khi đưa tin về phát biểu của Hứa Kì Lượng, cho biết bài phát biểu của Hứa Kì Lượng đã diễn ra vào thứ Sáu tuần trước (5/3), nhưng nội dung liên quan nay mới được công bố. Phát ngôn của ông Hứa, bao gồm đoạn nhắc tới “Bẫy Thucydides”, được đưa vào thông cáo báo chí chính thức gửi cho các phóng viên đã đăng ký.
Bloomberg bình luận rằng tuyên bố của ông Hứa Kì Lượng đã thừa nhận một cách bất thường nguy cơ xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trang tin Hồng Kông South China Morning Post bình luận phát ngôn của ông Hứa làm dấy lên lo ngại về mối quan hệ Mỹ - Trung sắp sửa bước vào giai đoạn căng thẳng mới.
Ngày 5/3, tướng Hứa Kì Lượng đã nói: “Đối mặt với ‘chiếc bẫy Thucydides’ và nhiễu loạn ở biên giới, quân đội cần phải tăng cường nỗ lực để nâng cao khả năng của mình”.
Bloomberg cho rằng “nhiễu loạn biên giới” mà Hứa Kì Lượng đề cập có thể ám chỉ đến cuộc xung đột gây chết người giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 2020, cũng như tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) cũng là một Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng c.... s.. Trung Quốc, đã nói trong một dịp khác: “Kìm hãm và chống kìm hãm sẽ là điệu chính trong quan hệ song phương Trung - Mỹ”.



Bloomberg chỉ ra rằng, những lời lẽ này thể hiện sự thừa nhận hiếm hoi của Trung Quốc rằng trong thời ông Trump nắm quyền, tranh chấp Trung-Mỹ không ngừng leo thang, từ thương mại đến Đài Loan và các khía cạnh khác, nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã luôn làm nhẹ bớt nguy cơ Trung Quốc và Mỹ rơi vào “bẫy Thucydides”. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào năm 2015, ông đã tuyên bố rằng những xung đột như vậy là không thể không tránh khỏi miễn là các nước tránh đưa ra những đánh giá sai lầm về mặt chiến lược.
Năm 2021, ngân sách chi tiêu quốc phòng trong ngân sách tài khóa quốc gia của Trung Quốc là 1.379,544 tỷ Nhân dân tệ, tăng 6,8% so với ngân sách năm 2020 đã thực hiện. Con số này cao hơn mức tăng 6,6% của năm 2020.
Ngày 7 tháng 3, ông Ngô Khiêm (Wu Qian), người phát ngôn của phái đoàn Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang tại Kỳ họp thứ tư của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 13, nói trong một cuộc gặp gỡ giới truyền thông rằng, hiện nay, an ninh quốc tế phải đối mặt với sự bất ổn và không chắc chắn càng nổi bật hơn và an ninh quốc gia của Trung Quốc đang phải đối mặt những nguy cơ và thách thức của Trung Quốc không thể bỏ qua, khi thế giới không hòa bình thì quốc phòng cần phải vững mạnh.
Ông Ngô Khiêm chỉ ra rằng “quân đội Trung Quốc luôn là lực lượng trung thành để bảo vệ hòa bình thế giới. Việc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng không chỉ là nhu cầu duy trì an ninh của chính bản thân mình mà còn là nhu cầu duy trì hòa bình thế giới. Việc Trung Quốc tiếp tục duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng vừa phải và ổn định là điều chính đáng, hợp lý và không thể bàn cãi”.
“Bẫy Thucydides” được đặt tên theo người đã đúc kết nó, sử gia Hi Lạp thời cổ đại Thucydides. Khi quan sát cuộc xung đột giữa thành Sparta và thành Athens vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Thucydides cho rằng chiến tranh giữa một cường quốc cũ và một cường quốc mới nổi là điều khó tránh khỏi.
Mối quan hệ Mỹ - Trung hiện nay cũng được nhiều người so sánh như mối quan hệ Sparta - Athens khi xưa. Mặc dù đôi lúc tự nhận còn kém xa Mỹ trong một số lĩnh vực, nhưng Trung Quốc đã tiến rất nhanh trong việc bắt kịp và thậm chí vượt mặt Mỹ ở một số lĩnh vực.
Thượng tướng Không quân Hứa Kỳ Lượng sinh năm 1950, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa 18, 19 là người chỉ đứng sau ông Tập Cận Bình trong Quân ủy trung ương Trung Quốc và được coi là người tâm phúc của ông Tập Cận Bình, nắm quyền chỉ huy quân đội Trung Quốc.

Sửa bởi tuphuongsg: 10/03/2021 - 20:15


Thanked by 1 Member:

#1215 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/03/2021 - 20:29

Kỳ lạ: Bị tai nạn chết gần nhà, công an mang xác chôn ngay trong đêm

Thứ Tư, ngày 10/03/2021 10:00 AM (GMT+7)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bị tai nạn giao thông chết gần nhà, thi thể nạn nhân được chính quyền và công an vội mang chôn cất ngay trong đêm tại nghĩa trang thôn mà gia đình không hề hay biết.

Nạn nhận là ông Lê Văn D. (SN 1963), trú tại thôn Quang Trung, xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Vụ tai nạn xảy ra vào đêm 6/3, trên QL1A, đoạn qua xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa.
Chiều 9/3, ông Lê Văn Hùng (SN 1957 – anh trai nạn nhân) cho biết, gia đình và người dân địa phương rất ngờ, khó hiểu khi lực lượng công an và chính quyền địa phương vội mang thi thể nạn nhân chôn cất ngay trong đêm, mà không thông báo với gia đình. Đến lúc này, họ chưa nhận được bất kỳ lời giải thích nào từ chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.
Theo ông Hùng, tối 6/3, em trai ông ra khỏi nhà tới các gia đình trong thôn chơi. Đến khuya không thấy ông D. về nên mọi người đi tìm nhưng không thấy. Sáng hôm sau, vợ và con tiếp tục đi tìm nhưng tung tích ông D. vẫn “bặt vô âm tín".
15h ngày 7/3, gia đình ông Hùng nghe thông tin đêm qua có một người đàn ông bị tai nạn (va chạm với xe đầu kéo) và đã được chôn cất trong nghĩa trang của thôn. Do không thấy ông D. về nhà, tìm kiếm không có kết quả, gia đình đã tới công an xã hỏi thăm, xin cho xem hình ảnh chụp nạn nhân bị tai nạn. Xem hình ảnh xong, gia đình nạn nhân tá hỏa, người được công an và chính quyền chôn cất ngay trong đêm tại nghĩa trang thôn Quang Trung chính là ông D.
Cũng theo ông Hùng, thông tin gia đình nắm được, vụ tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian từ 21 – 22h ngày 6/3, trên tuyến đường tránh QL1A, đoạn qua xã Hoằng Đồng (cách nhà nạn nhân khoảng 1km). Đến khoảng 4 -5h sáng hôm sau (ngay trong đêm), thi thể ông D. đã được công an và chính quyền địa phương đem tới chôn cất tại nghĩa trang của thôn Quang Trung, mà gia đình không hề hay biết.
Bà Nguyễn Thị Tình (SN 1968 – vợ ông D.) cho biết, bà và gia đình rất khó hiểu vì sao chồng mình bị tại nạn ngay gần nhà, nhưng mọi người trong gia đình không ai hay biết. Chính quyền địa phương và công an cũng không hề thông báo tìm thân nhân của người gặp nạn mà vội vang chôn cất ngay trong đêm (!?).
Tới sáng 9/3, hệ thống loa phát thanh của xã Hoằng Đồng mới phát thông báo tìm tung tích người gặp nạn chính là ông D., trong khi ông này đã được chôn cất cách đó 3 ngày.
Cũng theo bà Tình và mọi người trong gia đình, dù bị tai nạn tử vong, nhưng khuôn mặt chồng mình không biến dạng, khi xem qua hình ảnh mọi người trong nhà đều dễ dàng nhận ra ông D.
Ông Nguyễn Hữu Phương – Chủ tịch UBND xã Hoằng Đồng xác nhận, việc ông Lê Văn D. bị tai nạn giao thông tử vong và được chôn cất ngay trong đêm 6/3 tại nghĩa trang thôn Quang Trung là đúng thực tế.
Theo ông Phương, khoảng 00h ngày 7/3, ông này nhận được tin có một người đàn ông tử vong sau vụ va chạm với xe đầu kéo trên QL1A, đoạn qua địa bàn xã.
“Khoảng 00h đêm, các anh em công an xã điện nói công an huyện muốn gặp anh. Họ báo cáo tôi có một cái việc chôn cất người đề nghị xã chỉ địa điểm và thanh toán tiền chôn cất người chết vì tai nạn giao thông, sau họ sẽ làm hồ sơ hoàn lại. Khoảng 5h, gần sáng thì chôn cất. Đến bây giờ (PV – chiều 9/3) tôi cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo gì từ công an xã. Xã không chủ trì và quyết định việc chôn cất mà do Đội Cảnh sát điều tra tổng hợp Công an huyện Hoằng Hóa” – ông Phương cho hay.
Ông Nguyễn Hữu Phương đề nghị PV gặp Trung úy Nguyễn Dương Tùng – Phó trưởng Công an xã Hoằng Đồng (người trực tiếp phối hợp tham gia giải quyết vụ việc) để được cung cấp thông tin.
Trung úy Tùng cho hay, bản thân ông và Công an xã Hoằng Đồng chỉ tham gia bảo vệ hiện trường, phối hợp điều tra vụ việc nên không có thẩm quyền trả lời báo chí và đề nghị PV liên hệ Công an huyện Hoằng Hóa.
PV tiếp tục gọi điện cho Trung tá Lê Văn Phong – Trưởng Công an huyện Hoằng Hóa để tìm hiểu thông tin đầy đủ, khách quan đến vụ việc trên.
Khi nghe PV giới thiếu họ và tên, đơn vị công tác và nội dung cần trao đổi thì Trung tá Phong nói "đang đi công tác" và tắt máy.
Sáng 10/3, Đại tá Khương Duy Oanh - Phó Giám đốc (thủ trưởng Cơ quan CSĐT) Công an

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

xác nhận, thông tin gia đình nạn nhân D. phản ánh, ông này bị tai nạn tử vong, được công an chôn cất trong đêm là đúng thực tế.
"Anh em đã làm đúng quy trình. Vụ tai nạn xong, không xác định được tung tích nạn nhân, anh em đã khám nghiệm, lấy mẫu ADN, không xác định được người nhà nên ra lệnh chính quyền chôn cất. Hai ngày sau gia đình người ta đến nhận dạng các mẫu vật đó là đúng rồi. Nếu không chôn, đóng hòm để đó thì vi phạm về luật vệ sinh, ô nhiễm môi trường" - Đại tá Oanh nói.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người tố cáo sai phạm dự án tỉ USD bị phân công làm viên chức văn phòng

10/03/2021
Thay vì phục chức cho

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã phân công ông Bình làm viên chức văn phòng.
Trao đổi với Thanh Niên ngày 10.3, ông Lương Xuân Bình, nguyên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(MRB), cho biết vừa nhận được quyết định của lãnh đạo MRB phân công ông làm viên chức văn phòng - Tổ trưởng Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý chất lượng ISO thuộc Văn phòng MRB.
Theo ông Bình, đây là quyết định về nhân sự trái pháp luật, đồng thời trái với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ trước đó nên ông đã từ chối nhận quyết định.
"Tôi nghĩ rằng lãnh đạo MRB phải khôi phục lại vị trí công tác và các khoản thu nhập chính đáng của tôi", ông Bình nói và cho hay, với vị trí Phó ban Quản lý đường sắt đô thị, thu nhập của ông trước đây gồm phụ cấp gần 20 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều năm qua, do không được bổ nhiệm lại chức danh phó ban, ông chỉ nhận lương tháng khoảng 7 triệu đồng.
Được biết, cùng với việc từ chối nhận quyết định phân công nêu trên, ngày 1.3, ông Lương Xuân Bình đã có văn bản kiến nghị lãnh đạo MRB thực hiện việc bảo vệ người tố cáo đúng theo quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ và UBND TP.Hà Nội. Trong đó, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ; khôi phục vị trí công tác, vị trí làm việc, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp từ việc làm cho người được bảo vệ; xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập; phân biệt đối xử.
Năm 2017, ông Bình khi đang làm Phó trưởng ban MRB đã có tố cáo nhiều sai phạm xảy ra tại dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội, do MRB làm chủ đầu tư. Sau nhiều lần giải quyết không dứt điểm, vụ việc của ông Bình được đưa lên Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo để làm rõ.
Hồi cuối năm 2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra số 2234 cho biết nhiều tố cáo của ông Bình là có cơ sở và đã có văn bản yêu cầu UBND TP.Hà Nội thực hiện ngay nhiều biện pháp nhằm tránh nguy cơ thất lớn cho ngân sách nhà nước.
Trù dập, loại bỏ người tố cáo

Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ phát hiện trong năm 2019, MRB đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-ĐSĐT-VP về việc thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức đối với ông Lương Xuân Bình có dấu hiệu vi phạm pháp luật; từ năm 2019 - 2020 tiếp tục ban hành nhiều quyết định, văn bản thông báo về việc thi hành kỷ luật đối với ông Bình.

Qua làm việc với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Trưởng ban MRB thừa nhận đã xếp ông Bình vào diện dôi dư với ý định áp dụng quy định về giảm biên chế, để loại ông Bình ra khỏi biên chế làm việc của MRB.
Thanh tra Chính phủ nhận định đây là hành vi có dấu hiệu trù dập diễn ra sau khi Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra. Diễn biến vụ việc diễn ra sau thanh tra là không phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thân nhân người có công với đất nước, vì ông Lương Xuân Bình là con của liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng (1935 - 1972), là nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh thuộc Tổng cục Chính trị quân đội. Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng đã được truy tặng các giải thưởng cao quý nhất như Giải thưởng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và Giải thưởng Nhà nước về văn học

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Từ đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội xác minh làm rõ các dấu hiệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho ông Lương Xuân Bình, gồm: chỉ đạo MRB tạm đình chỉ ngay hiệu lực thi hành các quyết định, văn bản đã nêu ở trên, phục hồi đúng vị trí việc làm của ông Bình; xem xét chi trả đầy đủ các khoản lương, thưởng và thu nhập cho ông Bình, đảm bảo thu nhập, đời sống kinh tế của ông Bình và gia đình.
Đồng thời, yêu cầu MRB chấm dứt, không được phép có bất cứ hành vi trù dập, kỳ thị, phân biệt, đối xử bất công đối với ông Lương Xuân Bình; đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đánh giá lại việc không bổ nhiệm lại ông Bình làm Phó trưởng ban MRB chỉ vì chưa đủ phiếu tín nhiệm, do tại thời điểm đó pháp luật của nhà nước quy định kết quả lấy phiếu chỉ là để tham khảo; phải xem xét lại quá trình công tác để bố trí lại vị trí công tác cho ông Bình có tính kế thừa và phù hợp.
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu Trưởng ban MRB tổ chức công khai xin lỗi đối với ông Lương Xuân Bình về hành vi mang tính trù dập như nêu trên.
Trong một diễn biến khác, ngày 2.3, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện ngay các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ để có cơ sở báo cáo tới Thủ tướng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 10/03/2021 - 20:31


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |