

ĐỌC BÁO DÙM BẠN
Viết bởi tuphuongsg, 25/07/16 21:41
1816 replies to this topic
#1231
Gửi vào 20/03/2021 - 20:23
Nhà khoa học hàng đầu NATO làm gián điệp cho Trung Quốc
20/03/2021
Estonia vừa tuyên án 3 năm tù đối với một nhà khoa học hàng hải làm việc tại viện nghiên cứu của NATO vì làm gián điệp cho .
Theo AFP, phiên xét xử kín nhà khoa học Tarmo Kouts (57 tuổi) diễn ra gần đây và mới được truyền thông đưa tin ngày 19.3. Ông Kouts bị tòa án tại thủ đô Tallinn của tuyên án 3 năm tù và tịch thu 17.000 euro vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc.
Ông Kouts là chuyên gia hàng đầu Estonia về hải dương học, làm việc tại Đại học Kỹ thuật Tallinn. Theo cáo trạng, ông Kouts là thành viên của ủy ban khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ngầm (chuyên nghiên cứu tàu ngầm, tàu chiến) của NATO tại Ý từ năm 2006. Ông Kouts cũng làm việc cho ủy ban khoa học thuộc Bộ Quốc phòng Estonia, chuyên giám sát các dự án nghiên cứu và phát triển quân sự.
Theo tờ The Daily Beast, ông Kouts chấp nhận làm việc cho Cục tình báo thuộc Bộ tham mưu liên hợp của Quân ủy trung ương Trung Quốc từ năm 2018. Nhân viên hoạt động dưới vỏ bọc của một viện nghiên cứu. Một người nữa làm việc cùng ông Kouts và cả hai bị bắt vào tháng 9.2020.
Ông Kouts được cho là có quyền tiếp cận thông tin mật của nhưng chưa chuyển tài liệu quân sự mật nào vào thời điểm bị bắt giữ. Phó giám đốc Cục an ninh nội địa Estonia Aleksander Toots nói rằng ông Kouts đã bị sa ngã bởi những điểm yếu cố hữu của con người là tiền bạc và danh vọng.
Ông Kouts đã nhận tiền mặt từ những nhân viên tình báo Trung Quốc và được cho đi đến nhiều nước châu Á, ở khách sạn hạng sang và ăn uống tại các nhà hàng đạt chuẩn sao Michelin. Ông Kouts nhận tội làm cho nước ngoài chống lại nhà nước Estonia.
Trong báo cáo hằng năm công bố hồi tháng 2, Cục tình báo nước ngoài Estonia nhắc đến như là mối đe dọa đang gia tăng, đồng thời cảnh báo các hoạt động của Bắc Kinh thông qua các viện nghiên cứu. Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực hàng hải, cho rằng Trung Quốc muốn trở thành lãnh đạo toàn cầu về mảng này.
Ông Tarmo Kouts, nhà khoa học bị kết án vì làm gián điệp cho Trung Quốc
Ảnh chụp màn hình The Daily Beast
----------------------------------------------
Nóng: Doanh trại quân đội Myanmar bị tấn công, 26 người tử thương
19/03/2021 -
Sau khi đảo chính quân sự nổ ra ở Myanmar, tình hình ngày càng trở nên rối ren phức tạp. Sau khi nhiều công ty Trung Quốc bị cướp bóc và đốt phá, ngày 18/3, một doanh trại quân đội đã bị tấn công.
Theo trang tin Hồng Kông Ifeng ngày 19/3 dẫn nguồn báo chí Myanmar, sáng ngày 18/3 rằng một doanh trại quân đội nằm tại cây số 39 của đường cao tốc Yangon - Naypyitaw ở Myanmar đã bị những người của một tổ chức không rõ danh tính tấn công bằng lựu đạn từ một chiếc mini bus, khiến 17 người chết và 9 người bị thương. Cũng có nguồn tin khác cho rằng vũ khí mà những kẻ tấn công sử dụng là loại ống phóng hỏa tiễn vác vai.
Được biết trước đó quân đội Miến Điện đã thiết lập một trạm kiểm soát ở Cây số 39 đường cao tốc để kiểm tra phương tiện và nhân sự qua lại. Sau khi vụ việc xảy ra, quân đội đã đóng cửa tất cả các lối ra của 115 dặm đường cao tốc và truy tìm chiếc xe liên quan. Đồng thời, quân đội Myanmar cũng ra thông báo sẽ đóng cửa tuyến đường cao tốc Yangon - Naypyitaw 20 giờ từ khi xảy ra vụ tấn công đến 4 giờ sáng ngày hôm sau (19/3).
Liên quan đến vụ tấn công này, quân đội Myanmar vẫn chưa đưa ra bất cứ thông báo gì.
Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (quân đội) Myanmar đã cáo buộc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - đảng cầm quyền của Myanmar, đã gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội Myanmar vào ngày 8/11/2020 và do đó đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự vào sáng ngày 1/2/2021.
Vài giờ sau cuộc đảo chính, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm trên lãnh thổ Myanmar và tuyên bố quyền lực đã được chuyển giao cho Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Myanmar Min Aung Lai. Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền đã bị bắt.
Ngoài ra, theo báo chí địa phương, hôm thứ Tư (17/3), những người biểu tình Myanmar đã đụng độ với lực lượng an ninh, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng. Theo Irrawaddy News, trong số những người thiệt mạng bao gồm một người biểu tình bị bắn vào đầu ở thị trấn Hlaing, Yangon.
Có một đoạn video cho thấy những người biểu tình đã ném bom cháy vào các rào chắn ở Hlaing, đồng thời có những tiếng nổ lớn được nghe thấy. Quần áo của một người biểu tình bốc cháy khi anh ta ném một quả bom xăng. Người này đã được những người biểu tình khác chăm sóc và cuối cùng ngọn lửa trên lưng anh ta đã được dập tắt bằng bằng bình cứu hỏa.
Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị cho biết kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền vào ngày 1/2, ít nhất 217 người đã thiệt mạng và hơn 2.000 người bị bắt.
Theo các báo, chính quyền quân sự Miến Điện đã đưa ra thêmcác cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi nhằm bảo vệ cuộc đảo chính của họ hôm 1/2 và đảm bảo rằng bà tiếp tục bị giam cầm.
Chính quyền quân sự đã cáo buộc bà Aung San Suu Kyi vi phạm luật chống tham nhũng, theo tin của đài truyền hình chính phủ MRTV, bà Aung San Suu Kyi sẽ phải đối mặt với mức án tù 15 năm. Đây là sự bổ sung bên cạnh 4 cáo buộc khác đối với bà mà chính quyền quân sự trước đó đã đệ trình lên tòa án ở thủ đô Naypyitaw.
Đài MRTV đã phát một video clip về ông Maung Weik, Chủ tịch của Công ty xây dựng Say Paing. Ông này nói từ năm 2018 đến tháng 4 năm 2020, ông ta đã 4 lần mang tới nhà ở của bà Aung San Suu Kyi đưa hối lộ 550.000 USD để có thể thuận lợi hoàn thành dự án của mình. Ông ta nói không có nhân chứng nào.
Các nhà chức trách đã ngăn không cho bà Aung San Suu Kyi gặp nhóm luật sư của mình. Nhóm luật sư đã phủ nhận thân chủ của họ có hành vi sai trái và cho rằng tất cả các cáo buộc đều là mang tính chính trị. Phiên tòa điều trần của bà Aung San Suu Kyi dự kiến ban đầu diễn ra vào ngày 15/3 đã bị hoãn lại vì tòa án không có mạng Internet do nhà chức trách cắt liên lạc để ngăn chặn các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Chính quyền quân sự Myanmar cáo buộc bà Aung San Suu Kyi sử dụng một phần số tiền quyên góp cho Quỹ Khin Kyi cho cá nhân, cho thuê đất thuộc sở hữu nhà nước để làm trụ sở quỹ và mua đất cho một trung tâm dạy nghề ở Naypyitaw với giá thấp hơn giá trị thị trường. Trước đó, bà Aung San Suu Kyi đã bị truy tố vì vi phạm luật xuất nhập khẩu, luật quản lý thiên tai, luật viễn thông và luật hình sự thời thuộc địa.
20/03/2021
Estonia vừa tuyên án 3 năm tù đối với một nhà khoa học hàng hải làm việc tại viện nghiên cứu của NATO vì làm gián điệp cho .
Theo AFP, phiên xét xử kín nhà khoa học Tarmo Kouts (57 tuổi) diễn ra gần đây và mới được truyền thông đưa tin ngày 19.3. Ông Kouts bị tòa án tại thủ đô Tallinn của tuyên án 3 năm tù và tịch thu 17.000 euro vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc.
Ông Kouts là chuyên gia hàng đầu Estonia về hải dương học, làm việc tại Đại học Kỹ thuật Tallinn. Theo cáo trạng, ông Kouts là thành viên của ủy ban khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ngầm (chuyên nghiên cứu tàu ngầm, tàu chiến) của NATO tại Ý từ năm 2006. Ông Kouts cũng làm việc cho ủy ban khoa học thuộc Bộ Quốc phòng Estonia, chuyên giám sát các dự án nghiên cứu và phát triển quân sự.
Theo tờ The Daily Beast, ông Kouts chấp nhận làm việc cho Cục tình báo thuộc Bộ tham mưu liên hợp của Quân ủy trung ương Trung Quốc từ năm 2018. Nhân viên hoạt động dưới vỏ bọc của một viện nghiên cứu. Một người nữa làm việc cùng ông Kouts và cả hai bị bắt vào tháng 9.2020.
Ông Kouts được cho là có quyền tiếp cận thông tin mật của nhưng chưa chuyển tài liệu quân sự mật nào vào thời điểm bị bắt giữ. Phó giám đốc Cục an ninh nội địa Estonia Aleksander Toots nói rằng ông Kouts đã bị sa ngã bởi những điểm yếu cố hữu của con người là tiền bạc và danh vọng.
Ông Kouts đã nhận tiền mặt từ những nhân viên tình báo Trung Quốc và được cho đi đến nhiều nước châu Á, ở khách sạn hạng sang và ăn uống tại các nhà hàng đạt chuẩn sao Michelin. Ông Kouts nhận tội làm cho nước ngoài chống lại nhà nước Estonia.
Trong báo cáo hằng năm công bố hồi tháng 2, Cục tình báo nước ngoài Estonia nhắc đến như là mối đe dọa đang gia tăng, đồng thời cảnh báo các hoạt động của Bắc Kinh thông qua các viện nghiên cứu. Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực hàng hải, cho rằng Trung Quốc muốn trở thành lãnh đạo toàn cầu về mảng này.
Ông Tarmo Kouts, nhà khoa học bị kết án vì làm gián điệp cho Trung Quốc
Ảnh chụp màn hình The Daily Beast
----------------------------------------------
Nóng: Doanh trại quân đội Myanmar bị tấn công, 26 người tử thương
19/03/2021 -
Sau khi đảo chính quân sự nổ ra ở Myanmar, tình hình ngày càng trở nên rối ren phức tạp. Sau khi nhiều công ty Trung Quốc bị cướp bóc và đốt phá, ngày 18/3, một doanh trại quân đội đã bị tấn công.
Theo trang tin Hồng Kông Ifeng ngày 19/3 dẫn nguồn báo chí Myanmar, sáng ngày 18/3 rằng một doanh trại quân đội nằm tại cây số 39 của đường cao tốc Yangon - Naypyitaw ở Myanmar đã bị những người của một tổ chức không rõ danh tính tấn công bằng lựu đạn từ một chiếc mini bus, khiến 17 người chết và 9 người bị thương. Cũng có nguồn tin khác cho rằng vũ khí mà những kẻ tấn công sử dụng là loại ống phóng hỏa tiễn vác vai.
Được biết trước đó quân đội Miến Điện đã thiết lập một trạm kiểm soát ở Cây số 39 đường cao tốc để kiểm tra phương tiện và nhân sự qua lại. Sau khi vụ việc xảy ra, quân đội đã đóng cửa tất cả các lối ra của 115 dặm đường cao tốc và truy tìm chiếc xe liên quan. Đồng thời, quân đội Myanmar cũng ra thông báo sẽ đóng cửa tuyến đường cao tốc Yangon - Naypyitaw 20 giờ từ khi xảy ra vụ tấn công đến 4 giờ sáng ngày hôm sau (19/3).
Liên quan đến vụ tấn công này, quân đội Myanmar vẫn chưa đưa ra bất cứ thông báo gì.
Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (quân đội) Myanmar đã cáo buộc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - đảng cầm quyền của Myanmar, đã gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội Myanmar vào ngày 8/11/2020 và do đó đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự vào sáng ngày 1/2/2021.
Vài giờ sau cuộc đảo chính, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm trên lãnh thổ Myanmar và tuyên bố quyền lực đã được chuyển giao cho Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Myanmar Min Aung Lai. Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền đã bị bắt.
Ngoài ra, theo báo chí địa phương, hôm thứ Tư (17/3), những người biểu tình Myanmar đã đụng độ với lực lượng an ninh, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng. Theo Irrawaddy News, trong số những người thiệt mạng bao gồm một người biểu tình bị bắn vào đầu ở thị trấn Hlaing, Yangon.
Có một đoạn video cho thấy những người biểu tình đã ném bom cháy vào các rào chắn ở Hlaing, đồng thời có những tiếng nổ lớn được nghe thấy. Quần áo của một người biểu tình bốc cháy khi anh ta ném một quả bom xăng. Người này đã được những người biểu tình khác chăm sóc và cuối cùng ngọn lửa trên lưng anh ta đã được dập tắt bằng bằng bình cứu hỏa.
Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị cho biết kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền vào ngày 1/2, ít nhất 217 người đã thiệt mạng và hơn 2.000 người bị bắt.
Theo các báo, chính quyền quân sự Miến Điện đã đưa ra thêmcác cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi nhằm bảo vệ cuộc đảo chính của họ hôm 1/2 và đảm bảo rằng bà tiếp tục bị giam cầm.
Chính quyền quân sự đã cáo buộc bà Aung San Suu Kyi vi phạm luật chống tham nhũng, theo tin của đài truyền hình chính phủ MRTV, bà Aung San Suu Kyi sẽ phải đối mặt với mức án tù 15 năm. Đây là sự bổ sung bên cạnh 4 cáo buộc khác đối với bà mà chính quyền quân sự trước đó đã đệ trình lên tòa án ở thủ đô Naypyitaw.
Đài MRTV đã phát một video clip về ông Maung Weik, Chủ tịch của Công ty xây dựng Say Paing. Ông này nói từ năm 2018 đến tháng 4 năm 2020, ông ta đã 4 lần mang tới nhà ở của bà Aung San Suu Kyi đưa hối lộ 550.000 USD để có thể thuận lợi hoàn thành dự án của mình. Ông ta nói không có nhân chứng nào.
Các nhà chức trách đã ngăn không cho bà Aung San Suu Kyi gặp nhóm luật sư của mình. Nhóm luật sư đã phủ nhận thân chủ của họ có hành vi sai trái và cho rằng tất cả các cáo buộc đều là mang tính chính trị. Phiên tòa điều trần của bà Aung San Suu Kyi dự kiến ban đầu diễn ra vào ngày 15/3 đã bị hoãn lại vì tòa án không có mạng Internet do nhà chức trách cắt liên lạc để ngăn chặn các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Chính quyền quân sự Myanmar cáo buộc bà Aung San Suu Kyi sử dụng một phần số tiền quyên góp cho Quỹ Khin Kyi cho cá nhân, cho thuê đất thuộc sở hữu nhà nước để làm trụ sở quỹ và mua đất cho một trung tâm dạy nghề ở Naypyitaw với giá thấp hơn giá trị thị trường. Trước đó, bà Aung San Suu Kyi đã bị truy tố vì vi phạm luật xuất nhập khẩu, luật quản lý thiên tai, luật viễn thông và luật hình sự thời thuộc địa.
Thanked by 2 Members:
|
|
#1232
Gửi vào 21/03/2021 - 20:17
giáo viên dạy lái xe ở Thái Bình đánh người sau va chạm trên đường
21/03/2021
Ông Tô Chí Dũng (59 tuổi, Trường Trung cấp nghề GTVT Thái Bình) cùng 4-5 học viên bị tố cáo điều khiển xe biển xanh tập lái của nhà trường tông vào xe máy, đập phá ô tô và hành hung người đi đường.
Từ đêm qua, 20.3, tại tỉnh Thái Bình xôn xao chia sẻ thông tin vụ việc ông Tô Chí Dũng (59 tuổi, giảng viên Trường Trung cấp nghề GT-VT Thái Bình) cùng học viên chuyên dụng của nhà trường mang BS màu xanh 17B - 0698 đã có hành vi gây gổ, đánh võng, đánh nhau với nhóm thanh niên tại H.Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) vào tối cùng ngày.
Theo đó, tài khoản Facebook “Bùi Hải” đăng tải bài viết trên trang cá nhân với nội dung: “Nhờ cơ quan chức năng làm rõ vụ việc. Thầy tự xưng là người nhà làm ở Bộ Công an tên Dũng uống rượu gây tai nạn trên đường rồi đâm người bỏ chạy… sau đó đe doạ đánh người và đập phá xe… Sau khi uống rượu gây tai nạn xong tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Thầy giáo tự xưng là người nhà làm ở Bộ Công an đã cùng 5 đối tượng xuống xe đe doạ người nhà nạn nhân bị tai nạn và đánh đập. Thậm chí còn đe doạ tại trụ sở công an là sẽ giết hết nếu bước chân ra khỏi trụ sở công an…”.
Cùng với nội dung đăng tải nói trên, tài khoản “Bùi Hải” còn đăng tải kèm một loạt clip, hình ảnh ghi nhận lại vụ việc. Sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, nội dung bài đăng nói trên được một số hội, nhóm tại tỉnh Thái Bình chia sẻ lại gây xôn xao, bức xúc trong dư luận.
Sáng nay, 21.3, PV Thanh Niên đã liên hệ với anh Bùi Xuân Hải (26 tuổi, ở khu Cộng Hoà, TT.Thanh Nê, H.Kiến Xương, là chủ nhân của tài khoản Facebook "Bùi Hải" đã đăng nội dung thông tin trên) để tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện.
Anh Hải cho biết: “Khoảng 20 giờ tối qua, tôi và một số người bạn điều khiển xe ô tô cá nhân BS 17A - 093.73 đi đám cưới ở dưới TT.Kiến Xương về. Khi đi đến địa phận xã Bình Minh đoạn gần cầu Ngái thì chúng tôi gặp xe tập lái biển xanh 17B - 0698 đi phía trước cùng chiều lạng lách, đánh võng khiến chúng tôi không thể vượt lên trước. Sau đó chúng tôi lựa đoạn đường rộng vượt lên được, có quay lại nhìn lái xe của xe tập lái và nói mấy câu bức xúc”.
Tiếp đó, theo anh Hải, anh và nhóm bạn tiếp tục điều khiển xe của mình di chuyển thêm vài km, sau đó rẽ vào đổ xăng tại cây xăng Hoà Bình (thuộc địa phận xã Hoà Bình, H.Kiến Xương, Thái Bình).
“Tưởng mọi việc đã xong, tôi đang ngồi trong xe ở ghế lái để bơm xăng thì chú Dũng và 4 học viên trên xe tập lái đuổi kịp đến, xuống xe lao vào đánh tôi luôn. Chính tay chú Dũng đánh vào mặt tôi, những người khác đập gương, biển số xe tôi. Nhân viên đổ xăng còn không hiểu chuyện gì, hô hoán báo có cướp”, anh Hải nói.
Chưa dừng lại ở đó, do quá hốt hoảng vì bị đánh bất ngờ vào mặt, anh Hải vội điều khiển xe ô tô của mình chạy khỏi cây xăng, tiếp tục đi theo hướng về TP.Thái Bình để thoát thân, đồng thời gọi người ứng cứu.
“Khi chạy lên đến đoạn cụm công nghiệp xã Vũ Ninh thì bạn tôi dùng xe máy chặn đầu chiếc xe biển xanh tập lái lại để nói chuyện cho rõ. Bất ngờ người lái xe tập lái biển xanh rồ ga, đâm thẳng vào xe máy của bạn tôi cuốn vào gầm, may mắn bạn tôi nhảy ra khỏi xe kịp. Chỉ khi người dân kéo đến đông, công an xã Vũ Ninh ra thì những người trên xe tập lái mới dừng lại, về trụ sở công an làm việc”, vẫn lời anh Hải.
Theo nội dung clip được ghi lại tại trụ sở Công an xã Vũ Ninh (H.Kiến Xương, Thái Bình), khi nhóm thanh niên có ý phân trần: “giá chú là dân xã hội cơ, đằng này chú lại là thầy giáo” thì ông Dũng liên tục chỉ tay nói: “xã hội hôm nay thì chắc chắn là đ*** một loạt chết hết với t*o rồi”; “một loạt đè chết hết cơ đ***”…
Trong sáng 21.3, trao đổi với Thanh Niên, ông Phan Hải Nam, Hiệu trưởng (Sở GT-VT Thái Bình), xác nhận ông Tô Chí Dũng là cán bộ, giảng viên của nhà trường. Xe tập lái gắn biển kiểm soát màu xanh 17B - 0698 cũng là xe của . “Hiện công an đang điều tra, làm rõ, khi có thông tin chính thức chúng tôi sẽ trả lời sau”, ông Nam nói.
Thượng tá Lê Đức Cường, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thái Bình, cho biết khi nhận được tin báo về vụ việc, cán bộ thuộc Phòng CSGT đã xuống hiện trường xác minh, ghi nhận tình hình ban đầu. Sau khi thấy rằng vụ việc không có dấu hiệu mà đơn thuần là xô xát, mâu thuẫn giữa hai nhóm người, Phòng CSGT đã bàn giao hiện trường, người và phương tiện liên quan lại cho Công an H.Kiến Xương chỉ đạo Công an xã Vũ Ninh tiến hành điều tra, làm rõ.
Ông Tô Chí Dũng tại trụ sở Công an xã Vũ Ninh (H.Kiến Xương, Thái Bình)
-------------------------------------
Chặt 'nhầm' cây lâu năm của rừng phòng hộ di sản Mỹ Sơn đem bán?
21/03/2021
Dọn cây ngã đổ do bão tàn phá rồi chặt 'nhầm' luôn cây lâu năm trong đem bán khiến người dân Quảng Nam bức xúc.
Hàng chục cây lâu năm bị đốn hạ
Thời gian gần đây, người dân xã Duy Phú (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) bày tỏ sự bức xúc trước việc Ban Quản lý (gọi tắt BQL) chặt hạ nhiều cây lâu năm trong rừng phòng hộ cảnh quan ở khu bảo vệ cảnh quan di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú) đem bán, khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Sự việc ngay sau đó được người dân địa phương phát giác, trình báo cơ quan chức năng. Tuy nhiên, mãi đến tháng 3.2021, UBND H.Duy Xuyên mới chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam vào cuộc xác minh.
Ông N.T.B (62 tuổi, ở xã Duy Phú) cho hay trước đây khu vực cây bị đốn hạ do người dân trồng từ năm 1994, thuộc dự án PAM 4304 (rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của Chương trình Lương thực ) nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nông dân nghèo trồng rừng trên đất trống đồi trọc, giải quyết nhu cầu chất đốt, gỗ gia dụng và nâng cao năng lực phòng hộ của rừng, chống xói mòn, bảo vệ đất và cải thiện môi trường sinh thái. Sau đó, khu vực này được chuyển thành cảnh quan Khu Mỹ Sơn nên bị cấm khai thác, chặt hạ. “Khi quy hoạch thành rừng phòng hộ, người dân chúng tôi chấp hành và không khai thác đối với cây mình trồng lên. Tuy nhiên, sau đợt bão số 9 năm ngoái, BQL lại tự ý đốn hạ cây ở rừng phòng hộ, đem bán khiến chúng tôi không hiểu nổi”, ông B. nói.
Theo tìm hiểu của PV , tháng 12.2020, BQL ký hợp đồng mua bán tài sản với một hộ dân, tài sản bán là hơn 100 cây keo tai tượng bị ngã đổ do bão số 9, ven đường từ bãi đỗ xe nhà đôi đến tháp H, với giá bán hơn 180 triệu đồng, thời gian khai thác trong tháng 1.2021. “Trong đó có hàng chục cây lâu năm của rừng phòng hộ di sản Mỹ Sơn bị đốn hạ”, một lãnh đạo của BQL xác nhận.
“Sai sót đáng tiếc” (?)
Ông Phan Hộ, Giám đốc BQL, cho biết bão số 9 đã khiến khoảng 130 cây lớn nhỏ ở hai bên đường dẫn vào khu di tích Mỹ Sơn bị ngã đổ, ảnh hưởng đến lối đi, công trình kiến trúc. Để khắc phục nhanh, trả lại lối đi nguyên trạng cảnh quan tham quan, BQL thống nhất giao trách nhiệm cho công đoàn cơ quan tổ chức thu dọn các cây ngã đổ mà trước đây công đoàn trồng dọc hai bên đường đi tạo bóng mát, tận dụng kinh phí thu được trả nhân công và tổ chức phát động trồng thay thế bằng các loại cây bản địa, tuổi thọ lâu năm.
Theo ông Hộ, trong quá trình thu dọn, do chỉ chú tâm vào chuyện làm sao khắc phục nhanh hậu quả bão lũ, vì vậy so với các quy định về rừng thì ban chưa có báo cáo, xin phép đầy đủ, dẫn đến sai sót, đây là điều đáng tiếc. “Về mặt bản chất, chúng tôi không có tổ chức khai thác và cũng không có ý đồ chặt rừng để bán cây. Trong quá trình thu dọn, người mua đã chặt nhầm luôn cây ngã đổ trong rừng trồng của dân khiến họ bức xúc”, ông Hộ nói thêm.Trong khi đó, một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho rằng việc , dù với mục đích nào cũng phải làm phương án và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thu dọn cây khi chưa được phép là trái quy định. Đơn vị đã vào cuộc làm rõ và sẽ mời BQL làm việc.
Nhiều cây lâu năm ở rừng phòng hộ di sản Mỹ Sơn bị “chặt nhầm”
ẢNH: NAM THỊNH
21/03/2021
Ông Tô Chí Dũng (59 tuổi, Trường Trung cấp nghề GTVT Thái Bình) cùng 4-5 học viên bị tố cáo điều khiển xe biển xanh tập lái của nhà trường tông vào xe máy, đập phá ô tô và hành hung người đi đường.
Từ đêm qua, 20.3, tại tỉnh Thái Bình xôn xao chia sẻ thông tin vụ việc ông Tô Chí Dũng (59 tuổi, giảng viên Trường Trung cấp nghề GT-VT Thái Bình) cùng học viên chuyên dụng của nhà trường mang BS màu xanh 17B - 0698 đã có hành vi gây gổ, đánh võng, đánh nhau với nhóm thanh niên tại H.Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) vào tối cùng ngày.
Theo đó, tài khoản Facebook “Bùi Hải” đăng tải bài viết trên trang cá nhân với nội dung: “Nhờ cơ quan chức năng làm rõ vụ việc. Thầy tự xưng là người nhà làm ở Bộ Công an tên Dũng uống rượu gây tai nạn trên đường rồi đâm người bỏ chạy… sau đó đe doạ đánh người và đập phá xe… Sau khi uống rượu gây tai nạn xong tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Thầy giáo tự xưng là người nhà làm ở Bộ Công an đã cùng 5 đối tượng xuống xe đe doạ người nhà nạn nhân bị tai nạn và đánh đập. Thậm chí còn đe doạ tại trụ sở công an là sẽ giết hết nếu bước chân ra khỏi trụ sở công an…”.
Cùng với nội dung đăng tải nói trên, tài khoản “Bùi Hải” còn đăng tải kèm một loạt clip, hình ảnh ghi nhận lại vụ việc. Sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, nội dung bài đăng nói trên được một số hội, nhóm tại tỉnh Thái Bình chia sẻ lại gây xôn xao, bức xúc trong dư luận.
Sáng nay, 21.3, PV Thanh Niên đã liên hệ với anh Bùi Xuân Hải (26 tuổi, ở khu Cộng Hoà, TT.Thanh Nê, H.Kiến Xương, là chủ nhân của tài khoản Facebook "Bùi Hải" đã đăng nội dung thông tin trên) để tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện.
Anh Hải cho biết: “Khoảng 20 giờ tối qua, tôi và một số người bạn điều khiển xe ô tô cá nhân BS 17A - 093.73 đi đám cưới ở dưới TT.Kiến Xương về. Khi đi đến địa phận xã Bình Minh đoạn gần cầu Ngái thì chúng tôi gặp xe tập lái biển xanh 17B - 0698 đi phía trước cùng chiều lạng lách, đánh võng khiến chúng tôi không thể vượt lên trước. Sau đó chúng tôi lựa đoạn đường rộng vượt lên được, có quay lại nhìn lái xe của xe tập lái và nói mấy câu bức xúc”.
Tiếp đó, theo anh Hải, anh và nhóm bạn tiếp tục điều khiển xe của mình di chuyển thêm vài km, sau đó rẽ vào đổ xăng tại cây xăng Hoà Bình (thuộc địa phận xã Hoà Bình, H.Kiến Xương, Thái Bình).
“Tưởng mọi việc đã xong, tôi đang ngồi trong xe ở ghế lái để bơm xăng thì chú Dũng và 4 học viên trên xe tập lái đuổi kịp đến, xuống xe lao vào đánh tôi luôn. Chính tay chú Dũng đánh vào mặt tôi, những người khác đập gương, biển số xe tôi. Nhân viên đổ xăng còn không hiểu chuyện gì, hô hoán báo có cướp”, anh Hải nói.
Chưa dừng lại ở đó, do quá hốt hoảng vì bị đánh bất ngờ vào mặt, anh Hải vội điều khiển xe ô tô của mình chạy khỏi cây xăng, tiếp tục đi theo hướng về TP.Thái Bình để thoát thân, đồng thời gọi người ứng cứu.
“Khi chạy lên đến đoạn cụm công nghiệp xã Vũ Ninh thì bạn tôi dùng xe máy chặn đầu chiếc xe biển xanh tập lái lại để nói chuyện cho rõ. Bất ngờ người lái xe tập lái biển xanh rồ ga, đâm thẳng vào xe máy của bạn tôi cuốn vào gầm, may mắn bạn tôi nhảy ra khỏi xe kịp. Chỉ khi người dân kéo đến đông, công an xã Vũ Ninh ra thì những người trên xe tập lái mới dừng lại, về trụ sở công an làm việc”, vẫn lời anh Hải.
Theo nội dung clip được ghi lại tại trụ sở Công an xã Vũ Ninh (H.Kiến Xương, Thái Bình), khi nhóm thanh niên có ý phân trần: “giá chú là dân xã hội cơ, đằng này chú lại là thầy giáo” thì ông Dũng liên tục chỉ tay nói: “xã hội hôm nay thì chắc chắn là đ*** một loạt chết hết với t*o rồi”; “một loạt đè chết hết cơ đ***”…
Trong sáng 21.3, trao đổi với Thanh Niên, ông Phan Hải Nam, Hiệu trưởng (Sở GT-VT Thái Bình), xác nhận ông Tô Chí Dũng là cán bộ, giảng viên của nhà trường. Xe tập lái gắn biển kiểm soát màu xanh 17B - 0698 cũng là xe của . “Hiện công an đang điều tra, làm rõ, khi có thông tin chính thức chúng tôi sẽ trả lời sau”, ông Nam nói.
Thượng tá Lê Đức Cường, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thái Bình, cho biết khi nhận được tin báo về vụ việc, cán bộ thuộc Phòng CSGT đã xuống hiện trường xác minh, ghi nhận tình hình ban đầu. Sau khi thấy rằng vụ việc không có dấu hiệu mà đơn thuần là xô xát, mâu thuẫn giữa hai nhóm người, Phòng CSGT đã bàn giao hiện trường, người và phương tiện liên quan lại cho Công an H.Kiến Xương chỉ đạo Công an xã Vũ Ninh tiến hành điều tra, làm rõ.
Xe tập lái biển xanh 17B - 0698 do ông Dũng điều khiển chèn lên xe máy của bạn anh Hải
ẢNH CẮT TỪ CLIP
Ông Tô Chí Dũng tại trụ sở Công an xã Vũ Ninh (H.Kiến Xương, Thái Bình)
-------------------------------------
Chặt 'nhầm' cây lâu năm của rừng phòng hộ di sản Mỹ Sơn đem bán?
21/03/2021
Dọn cây ngã đổ do bão tàn phá rồi chặt 'nhầm' luôn cây lâu năm trong đem bán khiến người dân Quảng Nam bức xúc.
Hàng chục cây lâu năm bị đốn hạ
Thời gian gần đây, người dân xã Duy Phú (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) bày tỏ sự bức xúc trước việc Ban Quản lý (gọi tắt BQL) chặt hạ nhiều cây lâu năm trong rừng phòng hộ cảnh quan ở khu bảo vệ cảnh quan di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú) đem bán, khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Sự việc ngay sau đó được người dân địa phương phát giác, trình báo cơ quan chức năng. Tuy nhiên, mãi đến tháng 3.2021, UBND H.Duy Xuyên mới chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam vào cuộc xác minh.
Ông N.T.B (62 tuổi, ở xã Duy Phú) cho hay trước đây khu vực cây bị đốn hạ do người dân trồng từ năm 1994, thuộc dự án PAM 4304 (rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của Chương trình Lương thực ) nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nông dân nghèo trồng rừng trên đất trống đồi trọc, giải quyết nhu cầu chất đốt, gỗ gia dụng và nâng cao năng lực phòng hộ của rừng, chống xói mòn, bảo vệ đất và cải thiện môi trường sinh thái. Sau đó, khu vực này được chuyển thành cảnh quan Khu Mỹ Sơn nên bị cấm khai thác, chặt hạ. “Khi quy hoạch thành rừng phòng hộ, người dân chúng tôi chấp hành và không khai thác đối với cây mình trồng lên. Tuy nhiên, sau đợt bão số 9 năm ngoái, BQL lại tự ý đốn hạ cây ở rừng phòng hộ, đem bán khiến chúng tôi không hiểu nổi”, ông B. nói.
Theo tìm hiểu của PV , tháng 12.2020, BQL ký hợp đồng mua bán tài sản với một hộ dân, tài sản bán là hơn 100 cây keo tai tượng bị ngã đổ do bão số 9, ven đường từ bãi đỗ xe nhà đôi đến tháp H, với giá bán hơn 180 triệu đồng, thời gian khai thác trong tháng 1.2021. “Trong đó có hàng chục cây lâu năm của rừng phòng hộ di sản Mỹ Sơn bị đốn hạ”, một lãnh đạo của BQL xác nhận.
“Sai sót đáng tiếc” (?)
Ông Phan Hộ, Giám đốc BQL, cho biết bão số 9 đã khiến khoảng 130 cây lớn nhỏ ở hai bên đường dẫn vào khu di tích Mỹ Sơn bị ngã đổ, ảnh hưởng đến lối đi, công trình kiến trúc. Để khắc phục nhanh, trả lại lối đi nguyên trạng cảnh quan tham quan, BQL thống nhất giao trách nhiệm cho công đoàn cơ quan tổ chức thu dọn các cây ngã đổ mà trước đây công đoàn trồng dọc hai bên đường đi tạo bóng mát, tận dụng kinh phí thu được trả nhân công và tổ chức phát động trồng thay thế bằng các loại cây bản địa, tuổi thọ lâu năm.
Theo ông Hộ, trong quá trình thu dọn, do chỉ chú tâm vào chuyện làm sao khắc phục nhanh hậu quả bão lũ, vì vậy so với các quy định về rừng thì ban chưa có báo cáo, xin phép đầy đủ, dẫn đến sai sót, đây là điều đáng tiếc. “Về mặt bản chất, chúng tôi không có tổ chức khai thác và cũng không có ý đồ chặt rừng để bán cây. Trong quá trình thu dọn, người mua đã chặt nhầm luôn cây ngã đổ trong rừng trồng của dân khiến họ bức xúc”, ông Hộ nói thêm.Trong khi đó, một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho rằng việc , dù với mục đích nào cũng phải làm phương án và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thu dọn cây khi chưa được phép là trái quy định. Đơn vị đã vào cuộc làm rõ và sẽ mời BQL làm việc.
Nhiều cây lâu năm ở rừng phòng hộ di sản Mỹ Sơn bị “chặt nhầm”
ẢNH: NAM THỊNH
Thanked by 2 Members:
|
|
#1233
Gửi vào 21/03/2021 - 20:29
Lan đột biến nếu giao dịch, kinh doanh phải kê khai thuế, nộp thuế, Cục thuế tỉnh Sơn La ra văn bản gây xôn xao
PV Tây Bắc Chủ nhật, ngày 21/03/2021 15:24 PM (GMT+7)
Hoa lan đột biến đưa vào giao dịch, kinh doanh phải đăng ký, kê khai và nộp thuế-đó là nội dung công văn của Cục Thuế tỉnh Sơn La phát ra ngày 17/3/2020. Văn bản của Cục Thuế tỉnh Sơn La đã gây xôn xao trên các diễn đàn trồng hoa lan, nhất là trồng hoa lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng (lan giả hạc đột biến)....
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện những thương vụ giao dịch hoa phong lan đột biến gen có giá trị hàng tỷ đồng.
Với giá trị lớn như vậy, ngày 17/3/2021, Cục thuế tỉnh Sơn La đã yêu cầu tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hoa phong lan đột biến gen thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế.
Đầu tháng 1/2021, Báo điện tử DANVIET.VN đã có bài viết: "Sơn La: Xôn xao vụ chuyển nhượng lan đột biến Phi điệp Hồng Hạ Vân trị giá 5,5 tỷ đồng" phản ánh về 1 thương vụ giao dịch hoa lan đột biến Hồng Hạ Vân có 1 không 2 tại huyện Sông mã, tỉnh Sơn La. Vụ giao dịch hoa lan đột biến Hồng Hạ Vân trị giá 5,5 tỷ đồng đã khiến dân chơi lan xôn xao.
Hay mới đây là vụ giao dịch hoa lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Ngọc Sơn Cước giá 250 tỷ đồng của một chủ vườn lan đại gia ở Mạo Khê, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Vụ giao dịch lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Ngọc Sơn Cước giá 250 tỷ đồng gây rúng động cộng đồng mạng và xây xôn xao giới chơi lan đột biến, người trồng lan đột biến.
Trước những thương vụ giao dịch hoa lan đột biến có giá trị khủng như vậy, nhiều người dân đặt câu hỏi, nếu giao dịch này là thật, những người buôn bán này có phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế?
Ngày 17/3/2021, Cục thuế tỉnh Sơn La đã có Thông báo số 463/TB-CT về việc đăng ký, kê khai, nộp thuế. Thông báo nêu rõ: Trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Sơn La có các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoa phong lan đột biến gen có giá trị lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Cục Thuế tỉnh Sơn La, Chi cục Thuế khu vực các huyện, thành phố chưa nhận được hồ sơ đăng ký, kê khai và nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh hoa phong lan đột biến gen.
Để thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các chính sách thuế, chống thất thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh Sơn La yêu cầu các tổ chức, cá nhân có giao dịch, kinh doanh hoa phong lan đột biến gen thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với cơ quan Thuế.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế, qua kiểm tra, phát hiện có giao dịch, kinh doanh hoa Phong Lan đột biến gen sẽ truy thu và xử phạt theo pháp luật thuế hiện hành.
Mới đây, trong vụ giao dịch hoa lan phi điệp đột biến Ngọc Sơn Cước giá 250 tỷ đồng ở Mạo Khê, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đại diện Cục thuế của tỉnh này nói không thể thu thuế giao dịch lan đột biến. Giao dịch lan đột biến trị giá hàng ngàn tỷ đồng cũng không thu được đồng thuế nào.
Lan đột biến, nhất là lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng các loại khi giao dịch, kinh doanh sẽ phải kê khai, đăng ký, nộp thuế như thế nào? Thu thuế giao dịch lan đột biến căn cứ vào quy định pháp luật nào? Vì sao có địa phương nói là không thể thu được thuế giao dịch lan đột biến, có địa phương lại khẳng định là có thể thu được thuế từ giao dịch lan đột biến?...
----------------------------------------------------------
Long An khánh thành KCN Cầu cảng Phước Đông sau 14 năm triển khai
Hoài Thương - 16:26 21/03/2021
(VNF) - Ngày 21/3, dự án Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã được khánh thành và đưa vào hoạt động sau những ‘lùm xùm’ liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trong suốt một thời gian dài.
Khu Công nghiệp Cầu cảng Phước Đông nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy. Về đường bộ, có Đường tỉnh 826B đi qua dự án, kết nối Quốc lộ 50, TP.H.C.M và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Về đường thủy, khu vực này sở hữu chiều dài giáp sông Vàm Cỏ hơn 3km và cầu cảng trong tương lai.
Dự án cách sân bay Tân Sơn Nhất 42 km, cách Cảng Quốc tế Long An 23 km, Cảng Cát Lái 43 km, Cảng Cái Mép Thị Vải 74 km. Nơi đây có nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực dồi dào tại các tỉnh lân cận, nhân lực chất lượng cao từ TP H.C.M và các chuyên gia nước ngoài.
Khu công nghiệp này có tổng diện tích 128,8 ha, bao gồm 92,39 ha đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn và kho bãi. Hệ thống giao thông chính với 4 làn xe, rộng 22 m; hệ thống giao thông nội bộ với 2 làn xe, rộng 14 m, có hệ thống vỉa hè, cây xanh. Quy mô nhà xưởng xây sẵn cho thuê 280.000 m2, trang bị hệ thống điện mặt trời áp mái 32 MW.
Hệ thống cảng đã được quy hoạch trong hệ thống cảng biển Việt Nam với 3 cụm cầu cảng gồm 9 cảng nước sâu, đảm bảo cho tàu trọng tải 10.000-15.000DWT. Chủ đầu tư dự kiến phát triển cụm cảng đảm bảo tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT. Đây là cảng trung chuyển đi các khu vực kinh tế miền Tây năng động và quốc tế.
Với những lợi thế nổi bật, Khu Công nghiệp Cầu cảng Phước Đông được được kỳ vọng là một điểm sáng trong thu hút đầu tư tại tỉnh Long An.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng NXP yêu cầu địa phương phải luôn đồng hành, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thủ tướng đề nghị tỉnh tiếp tục chú trọng phát huy tiềm năng hiện có, xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi thế tập trung phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistic.
Đồng thời, tỉnh cần thực hiện hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với TP. H.C.M và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là trong đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối và bố trí không gian phát triển phù hợp, bảo đảm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Dự án Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông có chủ đầu tư là Công ty IMG Phước Đông, do ông Lê Tự Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Võ Đông Tùng làm Tổng Giám đốc.
Dự án được triển khai từ năm 2007. Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư đã thực hiện đền bù đạt 100%, giải phóng mặt bằng đạt 99,5%, đồng thời tiến hành san lấp mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu tái định cư...
Hàng nghìn tỷ đồng đã được đổ vào dự án, nhưng sau 13 năm triển khai, dự án vẫn chưa hoàn thành liên quan đến 0,5% diện tích mặt bằng đã được hỗ trợ, bồi thường xong, nhưng không được bàn giao cho thi công. Cho đến tháng 8/2020, mọi vướng mắc mới được tháo gỡ.
Hoài Thương
PV Tây Bắc Chủ nhật, ngày 21/03/2021 15:24 PM (GMT+7)
Hoa lan đột biến đưa vào giao dịch, kinh doanh phải đăng ký, kê khai và nộp thuế-đó là nội dung công văn của Cục Thuế tỉnh Sơn La phát ra ngày 17/3/2020. Văn bản của Cục Thuế tỉnh Sơn La đã gây xôn xao trên các diễn đàn trồng hoa lan, nhất là trồng hoa lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng (lan giả hạc đột biến)....
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện những thương vụ giao dịch hoa phong lan đột biến gen có giá trị hàng tỷ đồng.
Với giá trị lớn như vậy, ngày 17/3/2021, Cục thuế tỉnh Sơn La đã yêu cầu tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hoa phong lan đột biến gen thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế.
Đầu tháng 1/2021, Báo điện tử DANVIET.VN đã có bài viết: "Sơn La: Xôn xao vụ chuyển nhượng lan đột biến Phi điệp Hồng Hạ Vân trị giá 5,5 tỷ đồng" phản ánh về 1 thương vụ giao dịch hoa lan đột biến Hồng Hạ Vân có 1 không 2 tại huyện Sông mã, tỉnh Sơn La. Vụ giao dịch hoa lan đột biến Hồng Hạ Vân trị giá 5,5 tỷ đồng đã khiến dân chơi lan xôn xao.
Hay mới đây là vụ giao dịch hoa lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Ngọc Sơn Cước giá 250 tỷ đồng của một chủ vườn lan đại gia ở Mạo Khê, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Vụ giao dịch lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Ngọc Sơn Cước giá 250 tỷ đồng gây rúng động cộng đồng mạng và xây xôn xao giới chơi lan đột biến, người trồng lan đột biến.
Trước những thương vụ giao dịch hoa lan đột biến có giá trị khủng như vậy, nhiều người dân đặt câu hỏi, nếu giao dịch này là thật, những người buôn bán này có phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế?
Ngày 17/3/2021, Cục thuế tỉnh Sơn La đã có Thông báo số 463/TB-CT về việc đăng ký, kê khai, nộp thuế. Thông báo nêu rõ: Trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Sơn La có các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoa phong lan đột biến gen có giá trị lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Cục Thuế tỉnh Sơn La, Chi cục Thuế khu vực các huyện, thành phố chưa nhận được hồ sơ đăng ký, kê khai và nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh hoa phong lan đột biến gen.
Để thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các chính sách thuế, chống thất thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh Sơn La yêu cầu các tổ chức, cá nhân có giao dịch, kinh doanh hoa phong lan đột biến gen thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với cơ quan Thuế.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế, qua kiểm tra, phát hiện có giao dịch, kinh doanh hoa Phong Lan đột biến gen sẽ truy thu và xử phạt theo pháp luật thuế hiện hành.
Mới đây, trong vụ giao dịch hoa lan phi điệp đột biến Ngọc Sơn Cước giá 250 tỷ đồng ở Mạo Khê, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đại diện Cục thuế của tỉnh này nói không thể thu thuế giao dịch lan đột biến. Giao dịch lan đột biến trị giá hàng ngàn tỷ đồng cũng không thu được đồng thuế nào.
Lan đột biến, nhất là lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng các loại khi giao dịch, kinh doanh sẽ phải kê khai, đăng ký, nộp thuế như thế nào? Thu thuế giao dịch lan đột biến căn cứ vào quy định pháp luật nào? Vì sao có địa phương nói là không thể thu được thuế giao dịch lan đột biến, có địa phương lại khẳng định là có thể thu được thuế từ giao dịch lan đột biến?...
----------------------------------------------------------
Long An khánh thành KCN Cầu cảng Phước Đông sau 14 năm triển khai
Hoài Thương - 16:26 21/03/2021
(VNF) - Ngày 21/3, dự án Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã được khánh thành và đưa vào hoạt động sau những ‘lùm xùm’ liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trong suốt một thời gian dài.
Khu Công nghiệp Cầu cảng Phước Đông nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy. Về đường bộ, có Đường tỉnh 826B đi qua dự án, kết nối Quốc lộ 50, TP.H.C.M và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Về đường thủy, khu vực này sở hữu chiều dài giáp sông Vàm Cỏ hơn 3km và cầu cảng trong tương lai.
Dự án cách sân bay Tân Sơn Nhất 42 km, cách Cảng Quốc tế Long An 23 km, Cảng Cát Lái 43 km, Cảng Cái Mép Thị Vải 74 km. Nơi đây có nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực dồi dào tại các tỉnh lân cận, nhân lực chất lượng cao từ TP H.C.M và các chuyên gia nước ngoài.
Khu công nghiệp này có tổng diện tích 128,8 ha, bao gồm 92,39 ha đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn và kho bãi. Hệ thống giao thông chính với 4 làn xe, rộng 22 m; hệ thống giao thông nội bộ với 2 làn xe, rộng 14 m, có hệ thống vỉa hè, cây xanh. Quy mô nhà xưởng xây sẵn cho thuê 280.000 m2, trang bị hệ thống điện mặt trời áp mái 32 MW.
Hệ thống cảng đã được quy hoạch trong hệ thống cảng biển Việt Nam với 3 cụm cầu cảng gồm 9 cảng nước sâu, đảm bảo cho tàu trọng tải 10.000-15.000DWT. Chủ đầu tư dự kiến phát triển cụm cảng đảm bảo tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT. Đây là cảng trung chuyển đi các khu vực kinh tế miền Tây năng động và quốc tế.
Với những lợi thế nổi bật, Khu Công nghiệp Cầu cảng Phước Đông được được kỳ vọng là một điểm sáng trong thu hút đầu tư tại tỉnh Long An.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng NXP yêu cầu địa phương phải luôn đồng hành, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thủ tướng đề nghị tỉnh tiếp tục chú trọng phát huy tiềm năng hiện có, xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi thế tập trung phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistic.
Đồng thời, tỉnh cần thực hiện hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với TP. H.C.M và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là trong đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối và bố trí không gian phát triển phù hợp, bảo đảm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Dự án Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông có chủ đầu tư là Công ty IMG Phước Đông, do ông Lê Tự Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Võ Đông Tùng làm Tổng Giám đốc.
Dự án được triển khai từ năm 2007. Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư đã thực hiện đền bù đạt 100%, giải phóng mặt bằng đạt 99,5%, đồng thời tiến hành san lấp mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu tái định cư...
Hàng nghìn tỷ đồng đã được đổ vào dự án, nhưng sau 13 năm triển khai, dự án vẫn chưa hoàn thành liên quan đến 0,5% diện tích mặt bằng đã được hỗ trợ, bồi thường xong, nhưng không được bàn giao cho thi công. Cho đến tháng 8/2020, mọi vướng mắc mới được tháo gỡ.
Hoài Thương
Thanked by 2 Members:
|
|
#1234
Gửi vào 22/03/2021 - 20:24
Trung Quốc bổ nhiệm 2 lãnh đạo ngân hàng nhà nước sau khi vỡ nợ 10 tỉ trái phiếu
22/03/2021
Trung Quốc đã bổ nhiệm hai thành viên mới vào Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc đã vỡ nợ khoảng 10 tỉ USD trái phiếu trên cả thị trường tín dụng trong và ngoài nước.
Theo tuyên bố mới đây của chính quyền trung ương Trung Quốc, cố vấn cấp cao Chính phủ Trung Quốc, ông Cai Fang, và cựu phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện, ông Wang Yiming, sẽ tham gia ủy ban hoạch định chính sách của PBOC.
Cùng lúc, hai quan chức khác sẽ rời khỏi ủy ban này. Theo truyền thông Trung Quốc, sự thay đổi này tuân thủ quy định thay đổi thành viên của ủy ban trên sau 3 năm bổ nhiệm.
Giới quan sát nhận định sự thay đổi mới cho thấy PBOC đang chuẩn bị rút lại các gói kích thích đổ vào nền kinh tế Trung Quốc vì đại dịch COVID-19 từ năm ngoái. Nguyên nhân xuất phát từ việc một số quan chức lo ngại nợ và rủi ro bong bóng các loại tài sản có thể tăng cao.
Theo Hãng tin Bloomberg, trong năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc đã vỡ nợ khoảng 10 tỉ USD trái phiếu trên cả thị trường tín dụng trong và ngoài nước.
Bloomberg cho biết đây là mức vỡ nợ cao nhất từng được ghi nhận tại quốc gia này so với cùng kỳ các năm trước.
Trước đó, PBOC từng tuyên bố muốn cân bằng giữa việc hỗ trợ tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro tài chính. Thống đốc PBOC Dị Cương đã nhắc lại ý này hôm 21-3.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc vẫn sẽ để lại dư địa chính sách để bơm thanh khoản vào nền kinh tế, trong khi vẫn giữ tỉ lệ nợ ổn định, ông Dị Cương phát biểu tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc (CDF) vào ngày 21-3.
Theo ông, tỉ lệ ổn định trên “sẽ không chỉ cung cấp các khuyến khích tích cực cho những bên tham gia thị trường, mà còn giúp tạo ra một môi trường ít nguy cơ phát sinh rủi ro tài chính”.
Tại CDF, thống đốc PBOC cũng tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh hiện tại là không thay đổi mạnh tay trong chính sách kinh tế vĩ mô.
“Cân nhắc tới sự mất cân đối trong cấu trúc của việc hồi phục kinh tế, cũng như sự thật rằng khối doanh nghiệp nhỏ còn đối mặt với nhiều thách thức, chính sách vĩ mô sẽ duy trì cường độ cần thiết để hỗ trợ cho sự phục hồi này”, ông phát biểu.
Ông Dị Cương dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển ở mức tăng trưởng hằng năm vào khoảng 5-5,5% trong vòng 5 năm tới.
Tuy nhiên, ông cảnh báo việc đưa ra dự đoán chính xác là rất khó vì các yếu tố bất ổn lớn từ bên ngoài.
Ông Dị Cương hiện là phó chủ tịch của Trung tâm Trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE), một tổ chức tư vấn thuộc quản lý của Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc.
-------------------------------------------------------------
Quân nhân say xỉn đỗ ôtô giữa đường để ngủ, bị nhắc nhở còn xô xát với cảnh sát
22/03/2021
Công an quận Thanh Xuân xác định tài xế đỗ ôtô giữa ngã tư để ngủ, khi bị nhắc nhở còn xô xát với chiến sĩ Đội CSGT số 7 (Hà Nội) là một quân nhân.
Sáng 22-3, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đơn vị đang củng cố hồ sơ, làm rõ vụ tài xế ôtô có biểu hiện say xỉn, đỗ xe giữa đường để ngủ. Sau khi bị nhắc nhở, tài xế này xô xát với CSGT, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Danh tính tài xế này là L.M.H. (sinh năm 1973, ở Hà Nội, được xác định là cán bộ công tác trong ngành quân đội).
Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân sẽ xem xét, đánh giá toàn bộ hành vi của tài xế H.. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 21-3, một tài xế ôtô có uống rượu bia vẫn tham gia giao thông, tự xưng là quân nhân, không phối hợp làm việc với lực lượng chức năng.
Cụ thể, chiều cùng ngày, tổ công tác Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) được người đi đường báo tin có một ôtô đang đỗ, không chịu di chuyển tại ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển hướng Ngã Tư Sở.
Lúc này, tài xế nằm ngủ trong xe, có biểu hiện say xỉn.
Ngay sau đó, một chiến sĩ CSGT Đội CSGT số 7 đã có mặt tại hiện trường, yêu cầu tài xế di chuyển xe vào lề đường và xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Khi mở cửa ôtô bước xuống, tài xế trên đã lao vào xô xát với chiến sĩ CSGT, đồng thời tự xưng mình là quân nhân.
Trước sự việc trên, tổ công tác Đội CSGT số 7 đã đưa tài xế cùng ôtô về trụ sở Công an phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) để xác minh nhân thân, xử lý theo quy định.
Đến 19h ngày 21-3, lực lượng Công an quận Thanh Xuân vẫn chưa thể làm việc, đo nồng độ cồn vì tài xế này vẫn chưa tỉnh táo.
22/03/2021
Trung Quốc đã bổ nhiệm hai thành viên mới vào Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc đã vỡ nợ khoảng 10 tỉ USD trái phiếu trên cả thị trường tín dụng trong và ngoài nước.
Theo tuyên bố mới đây của chính quyền trung ương Trung Quốc, cố vấn cấp cao Chính phủ Trung Quốc, ông Cai Fang, và cựu phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện, ông Wang Yiming, sẽ tham gia ủy ban hoạch định chính sách của PBOC.
Cùng lúc, hai quan chức khác sẽ rời khỏi ủy ban này. Theo truyền thông Trung Quốc, sự thay đổi này tuân thủ quy định thay đổi thành viên của ủy ban trên sau 3 năm bổ nhiệm.
Giới quan sát nhận định sự thay đổi mới cho thấy PBOC đang chuẩn bị rút lại các gói kích thích đổ vào nền kinh tế Trung Quốc vì đại dịch COVID-19 từ năm ngoái. Nguyên nhân xuất phát từ việc một số quan chức lo ngại nợ và rủi ro bong bóng các loại tài sản có thể tăng cao.
Theo Hãng tin Bloomberg, trong năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc đã vỡ nợ khoảng 10 tỉ USD trái phiếu trên cả thị trường tín dụng trong và ngoài nước.
Bloomberg cho biết đây là mức vỡ nợ cao nhất từng được ghi nhận tại quốc gia này so với cùng kỳ các năm trước.
Trước đó, PBOC từng tuyên bố muốn cân bằng giữa việc hỗ trợ tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro tài chính. Thống đốc PBOC Dị Cương đã nhắc lại ý này hôm 21-3.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc vẫn sẽ để lại dư địa chính sách để bơm thanh khoản vào nền kinh tế, trong khi vẫn giữ tỉ lệ nợ ổn định, ông Dị Cương phát biểu tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc (CDF) vào ngày 21-3.
Theo ông, tỉ lệ ổn định trên “sẽ không chỉ cung cấp các khuyến khích tích cực cho những bên tham gia thị trường, mà còn giúp tạo ra một môi trường ít nguy cơ phát sinh rủi ro tài chính”.
Tại CDF, thống đốc PBOC cũng tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh hiện tại là không thay đổi mạnh tay trong chính sách kinh tế vĩ mô.
“Cân nhắc tới sự mất cân đối trong cấu trúc của việc hồi phục kinh tế, cũng như sự thật rằng khối doanh nghiệp nhỏ còn đối mặt với nhiều thách thức, chính sách vĩ mô sẽ duy trì cường độ cần thiết để hỗ trợ cho sự phục hồi này”, ông phát biểu.
Ông Dị Cương dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển ở mức tăng trưởng hằng năm vào khoảng 5-5,5% trong vòng 5 năm tới.
Tuy nhiên, ông cảnh báo việc đưa ra dự đoán chính xác là rất khó vì các yếu tố bất ổn lớn từ bên ngoài.
Ông Dị Cương hiện là phó chủ tịch của Trung tâm Trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE), một tổ chức tư vấn thuộc quản lý của Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc.
-------------------------------------------------------------
Quân nhân say xỉn đỗ ôtô giữa đường để ngủ, bị nhắc nhở còn xô xát với cảnh sát
22/03/2021
Công an quận Thanh Xuân xác định tài xế đỗ ôtô giữa ngã tư để ngủ, khi bị nhắc nhở còn xô xát với chiến sĩ Đội CSGT số 7 (Hà Nội) là một quân nhân.
Sáng 22-3, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đơn vị đang củng cố hồ sơ, làm rõ vụ tài xế ôtô có biểu hiện say xỉn, đỗ xe giữa đường để ngủ. Sau khi bị nhắc nhở, tài xế này xô xát với CSGT, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Danh tính tài xế này là L.M.H. (sinh năm 1973, ở Hà Nội, được xác định là cán bộ công tác trong ngành quân đội).
Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân sẽ xem xét, đánh giá toàn bộ hành vi của tài xế H.. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu hình sự sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 21-3, một tài xế ôtô có uống rượu bia vẫn tham gia giao thông, tự xưng là quân nhân, không phối hợp làm việc với lực lượng chức năng.
Cụ thể, chiều cùng ngày, tổ công tác Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) được người đi đường báo tin có một ôtô đang đỗ, không chịu di chuyển tại ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển hướng Ngã Tư Sở.
Lúc này, tài xế nằm ngủ trong xe, có biểu hiện say xỉn.
Ngay sau đó, một chiến sĩ CSGT Đội CSGT số 7 đã có mặt tại hiện trường, yêu cầu tài xế di chuyển xe vào lề đường và xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Khi mở cửa ôtô bước xuống, tài xế trên đã lao vào xô xát với chiến sĩ CSGT, đồng thời tự xưng mình là quân nhân.
Trước sự việc trên, tổ công tác Đội CSGT số 7 đã đưa tài xế cùng ôtô về trụ sở Công an phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) để xác minh nhân thân, xử lý theo quy định.
Đến 19h ngày 21-3, lực lượng Công an quận Thanh Xuân vẫn chưa thể làm việc, đo nồng độ cồn vì tài xế này vẫn chưa tỉnh táo.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1235
Gửi vào 22/03/2021 - 20:38
Bkav xuất khẩu Bphone sang châu Âu, dành riêng cho khách VIP sử dụng
22, Tháng 03, 2021
Bkav vừa xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu. Đơn hàng đặc biệt này đến từ một cường quốc về quân sự và máy sẽ được sử dụng cho các yếu nhân (nhân vật quan trọng), VIP.
Trên trang Facebook cá nhân tối 21/3, CEO Bkav - Nguyễn Tử Quảng thông báo lô điện thoại đầu tiên của Bkav Electronics đã được xuất khẩu sang châu Âu.
"Đơn hàng đặc biệt này đến từ một cường quốc về quân sự. Máy sẽ được sử dụng cho các Yếu nhân, VIP", ông Quảng viết.
Theo ông Quảng, hiện tại Bkav đang cùng với đối tác phát triển hệ điều hành bảo mật riêng cho lô sản phẩm vừa xuất khẩu này dựa trên dựa trên hệ điều hành BOS của hãng.
Trong bài chia sẻ, CEO Nguyễn Tử Quảng cũng tiết lộ về việc dừng bán 2 mẫu smartphone là Bphone B40 và Bphone B60 tại Việt Nam. Nguyên nhân được ông Quảng cho hay là do việc cập nhật chứng chỉ Google Play Protect (GPP) cho Bphone B40 và Bphone B60 chậm hơn so với dự kiến, dẫn tới thời điểm mở bán không còn phù hợp với thị trường.
Bên cạnh đó, ông Quảng cũng cho biết hãng nhận được đề nghị từ đối tác trong việc phát triển một phiên bản Bphone tích hợp các công cụ đảm bảo an ninh cao, dành cho các nhân vật quan trọng. Do đó, Bkav quyết định chuyển đổi công năng của 2 dòng máy B40 và B60 sang dòng máy chuyên dụng về an ninh.
Ông Quảng nhận định đây là một đơn hàng đặc biệt, mở ra một kênh mới triển vọng, phù hợp với năng lực của Bkav. Ông cũng bày tỏ hy vọng về việc một ngày không xa sẽ bắt gặp hình ảnh một nguyên thủ châu Âu sử dụng điện thoại đến từ Việt Nam.
Liên quan đến tai nghe không dây AirB, ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định vẫn sẽ ra mắt theo kế hoạch sắp tới.
Hồi tháng 1 ông Nguyễn Tử Quảng cho biết, team Audio của Bkav đã nghiên cứu thành công công nghệ Chống ồn chủ động Hybrid ANC, cho tai nghe không dây, sử dụng chipset của Qualcomm.
Theo CEO Bkav, công nghệ chống ồn này sẽ được trang bị cho tai nghe không dây AirB phiên bản cao cấp.
"Bkav sẽ là một trong những đơn vị đầu tiên trên thế giới, sản xuất tai nghe không dây cao cấp nhất sử dụng chipset của Qualcomm", ông Quảng chia sẻ.
Trước đó, khi ra mắt Bphone B86, ông Nguyễn Tử Quảng có nhắc đến AirB với dự định có mặt trên thị trường ngay sau đó. Tuy nhiên kế hoạch thay đổi, Bkav muốn phát triển hai phiên bản thường và cao cấp thay vì một phiên bản như dự định ban đầu.
"Quá trình nghiên cứu công nghệ Chống ồn chủ động Hybrid ANC cho phiên bản cao cấp gặp nhiều khó khăn, cũng là lý do tại sao AirB chưa có mặt trên thị trường như dự định ban đầu của chúng tôi", ông Quảng cho hay.
----------------------------------------------
Quảng Ngãi: Dự án trồng cây Sachi-hoàng hậu quả khô tan, tàn lụi cùng tiền tỷ ngân sách
Tới Phan Thứ hai, ngày 22/03/2021 10:40 AM (GMT+7)
Trái ngược với dự tính lợi ích kinh tế mang lại đẹp như “tranh vẽ” đã đưa ra trước đó, sau 2 năm triển khai hiện dự án trồng cây Sachi (Sacha Inchi)-nữ hoàng quả khô ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ đồng gần như tàn lụi, chết hoàn toàn.
Dự án trồng cây Sachi-nữ hoàng quả khô được chính quyền huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), giao cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ triển khai thực hiện từ đầu năm 2019.
Dự án thực hiện tại 3 xã Ba Tô, Ba Tiêu, Ba Động, có tổng diện tích hơn 11,6ha, với 14 hộ và 1 tổ chức tham gia.
Trong đó địa phương có diện tích trồng nhiều nhất là xã Ba Tiêu 5,75ha/6 hộ; xã Ba Tô 2,975ha/7 hộ và xã Ba Động 2,9ha/1 hộ và 1 tổ chức, tổng kinh phí đầu tư đã thực hiện trên 2,3 tỷ đồng, gồm ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1,63 tỷ đồng, còn lại là người dân tham gia dự án đóng góp.
Theo tính toán trong năm đầu thu hoạch, 1ha cây Sachi cho thu hoạch 1.000kg. Có giá bán thấp nhất 50.000 đồng/1kg, sẽ mang lại cho người trồng cây này số tiền 50 triệu đồng. Những năm tiếp theo, mức thu sẽ tăng cao hơn với lợi nhuận thu về khoảng 147 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên trái với giá trị kinh tế mang lại từ cây Sachi đẹp như "tranh vẽ", sau 2 năm triển khai hiện số diện tích Sachi đã trồng tại 3 xã ở huyện Ba Tơ rơi vào cảnh khô héo, tàn lụi và chết gần như toàn bộ.
Cụ thể qua thống kê số cây Sachi hiện còn sống chỉ 1.750 cây sống/11,625ha, chiếm tỷ lệ 4,51%.
Trong đó tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm thủy sản Trường An, ở xã Ba Động còn sống 1.250 cây/2,7ha, đạt tỷ lệ gần 14%; hộ Chu Minh Hùng, xã Ba Tiêu còn sống 500 cây/2,2ha, chiếm tỷ lệ 6,82%...
Trả lời về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đại diện UBND huyện Ba Tơ giải thích, tuy cây Sachi được đánh giá là loại cây dễ trồng, có nhiều khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương..
Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc cho thấy, cây Sachi rất mẫn cảm với sâu bệnh gây hại, đặc biệt một số loại nấm, dẫn đến không chỉ làm chết cây con, mà cả cây trưởng thành đã ra hoa và cho quả.
Bên cạnh đó điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn, lượng mưa ít dẫn đến nguồn nước tới không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cây sachi và hiệu quả cây trồng của dự án, không đạt với mục tiêu ban đầu đề ra (?).
Ngoài những nguyên nhân trên, có ý kiến cho rằng tuy là đơn vị được giao đảm nhận triển khai thực hiện dự án trồng sachi, nhưng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng cây sachi(?). Vì vậy khi cây sachi gặp bất lợi và dịch bệnh, đơn vị này chưa đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Một góc vườn trồng cây sachi-nữ hoàng quả khổ của dự án Sachi ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) chỉ còn lại trơ trọ hàng cọc (ảnh M.Quân).
Bộ Giáo dục xếp hạng đạo đức giáo viên: “Đạo đức không phải thứ có thể đong đếm“
Cập nhật lúc: 07:52 22/03/2021
22, Tháng 03, 2021
Bkav vừa xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu. Đơn hàng đặc biệt này đến từ một cường quốc về quân sự và máy sẽ được sử dụng cho các yếu nhân (nhân vật quan trọng), VIP.
Trên trang Facebook cá nhân tối 21/3, CEO Bkav - Nguyễn Tử Quảng thông báo lô điện thoại đầu tiên của Bkav Electronics đã được xuất khẩu sang châu Âu.
"Đơn hàng đặc biệt này đến từ một cường quốc về quân sự. Máy sẽ được sử dụng cho các Yếu nhân, VIP", ông Quảng viết.
Theo ông Quảng, hiện tại Bkav đang cùng với đối tác phát triển hệ điều hành bảo mật riêng cho lô sản phẩm vừa xuất khẩu này dựa trên dựa trên hệ điều hành BOS của hãng.
Trong bài chia sẻ, CEO Nguyễn Tử Quảng cũng tiết lộ về việc dừng bán 2 mẫu smartphone là Bphone B40 và Bphone B60 tại Việt Nam. Nguyên nhân được ông Quảng cho hay là do việc cập nhật chứng chỉ Google Play Protect (GPP) cho Bphone B40 và Bphone B60 chậm hơn so với dự kiến, dẫn tới thời điểm mở bán không còn phù hợp với thị trường.
Bên cạnh đó, ông Quảng cũng cho biết hãng nhận được đề nghị từ đối tác trong việc phát triển một phiên bản Bphone tích hợp các công cụ đảm bảo an ninh cao, dành cho các nhân vật quan trọng. Do đó, Bkav quyết định chuyển đổi công năng của 2 dòng máy B40 và B60 sang dòng máy chuyên dụng về an ninh.
Ông Quảng nhận định đây là một đơn hàng đặc biệt, mở ra một kênh mới triển vọng, phù hợp với năng lực của Bkav. Ông cũng bày tỏ hy vọng về việc một ngày không xa sẽ bắt gặp hình ảnh một nguyên thủ châu Âu sử dụng điện thoại đến từ Việt Nam.
Liên quan đến tai nghe không dây AirB, ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định vẫn sẽ ra mắt theo kế hoạch sắp tới.
Hồi tháng 1 ông Nguyễn Tử Quảng cho biết, team Audio của Bkav đã nghiên cứu thành công công nghệ Chống ồn chủ động Hybrid ANC, cho tai nghe không dây, sử dụng chipset của Qualcomm.
Theo CEO Bkav, công nghệ chống ồn này sẽ được trang bị cho tai nghe không dây AirB phiên bản cao cấp.
"Bkav sẽ là một trong những đơn vị đầu tiên trên thế giới, sản xuất tai nghe không dây cao cấp nhất sử dụng chipset của Qualcomm", ông Quảng chia sẻ.
Trước đó, khi ra mắt Bphone B86, ông Nguyễn Tử Quảng có nhắc đến AirB với dự định có mặt trên thị trường ngay sau đó. Tuy nhiên kế hoạch thay đổi, Bkav muốn phát triển hai phiên bản thường và cao cấp thay vì một phiên bản như dự định ban đầu.
"Quá trình nghiên cứu công nghệ Chống ồn chủ động Hybrid ANC cho phiên bản cao cấp gặp nhiều khó khăn, cũng là lý do tại sao AirB chưa có mặt trên thị trường như dự định ban đầu của chúng tôi", ông Quảng cho hay.
----------------------------------------------
Quảng Ngãi: Dự án trồng cây Sachi-hoàng hậu quả khô tan, tàn lụi cùng tiền tỷ ngân sách
Tới Phan Thứ hai, ngày 22/03/2021 10:40 AM (GMT+7)
Trái ngược với dự tính lợi ích kinh tế mang lại đẹp như “tranh vẽ” đã đưa ra trước đó, sau 2 năm triển khai hiện dự án trồng cây Sachi (Sacha Inchi)-nữ hoàng quả khô ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ đồng gần như tàn lụi, chết hoàn toàn.
Dự án trồng cây Sachi-nữ hoàng quả khô được chính quyền huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), giao cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ triển khai thực hiện từ đầu năm 2019.
Dự án thực hiện tại 3 xã Ba Tô, Ba Tiêu, Ba Động, có tổng diện tích hơn 11,6ha, với 14 hộ và 1 tổ chức tham gia.
Trong đó địa phương có diện tích trồng nhiều nhất là xã Ba Tiêu 5,75ha/6 hộ; xã Ba Tô 2,975ha/7 hộ và xã Ba Động 2,9ha/1 hộ và 1 tổ chức, tổng kinh phí đầu tư đã thực hiện trên 2,3 tỷ đồng, gồm ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1,63 tỷ đồng, còn lại là người dân tham gia dự án đóng góp.
Theo tính toán trong năm đầu thu hoạch, 1ha cây Sachi cho thu hoạch 1.000kg. Có giá bán thấp nhất 50.000 đồng/1kg, sẽ mang lại cho người trồng cây này số tiền 50 triệu đồng. Những năm tiếp theo, mức thu sẽ tăng cao hơn với lợi nhuận thu về khoảng 147 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên trái với giá trị kinh tế mang lại từ cây Sachi đẹp như "tranh vẽ", sau 2 năm triển khai hiện số diện tích Sachi đã trồng tại 3 xã ở huyện Ba Tơ rơi vào cảnh khô héo, tàn lụi và chết gần như toàn bộ.
Cụ thể qua thống kê số cây Sachi hiện còn sống chỉ 1.750 cây sống/11,625ha, chiếm tỷ lệ 4,51%.
Trong đó tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm thủy sản Trường An, ở xã Ba Động còn sống 1.250 cây/2,7ha, đạt tỷ lệ gần 14%; hộ Chu Minh Hùng, xã Ba Tiêu còn sống 500 cây/2,2ha, chiếm tỷ lệ 6,82%...
Trả lời về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đại diện UBND huyện Ba Tơ giải thích, tuy cây Sachi được đánh giá là loại cây dễ trồng, có nhiều khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương..
Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc cho thấy, cây Sachi rất mẫn cảm với sâu bệnh gây hại, đặc biệt một số loại nấm, dẫn đến không chỉ làm chết cây con, mà cả cây trưởng thành đã ra hoa và cho quả.
Bên cạnh đó điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn, lượng mưa ít dẫn đến nguồn nước tới không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cây sachi và hiệu quả cây trồng của dự án, không đạt với mục tiêu ban đầu đề ra (?).
Ngoài những nguyên nhân trên, có ý kiến cho rằng tuy là đơn vị được giao đảm nhận triển khai thực hiện dự án trồng sachi, nhưng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng cây sachi(?). Vì vậy khi cây sachi gặp bất lợi và dịch bệnh, đơn vị này chưa đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Một góc vườn trồng cây sachi-nữ hoàng quả khổ của dự án Sachi ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) chỉ còn lại trơ trọ hàng cọc (ảnh M.Quân).
Bộ Giáo dục xếp hạng đạo đức giáo viên: “Đạo đức không phải thứ có thể đong đếm“
Cập nhật lúc: 07:52 22/03/2021
Thanked by 1 Member:
|
|
#1236
Gửi vào 23/03/2021 - 00:19
Đường sắt Cát Linh / Hà đông . 100 năm cũng không lấy lại được vốn .
Đại diện chính quyền thành phố Hà Nội vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận chuyện Ban Quản lý Dự án đường sắt (BQL DAĐS) thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vốn là chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc… bàn giao từng phần dự án này (1).
Nói cách khác, thêm một lần nữa, chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc lại thất hứa: Không thể hoàn thành và bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đúng hạn cho phía thụ hưởng là Metro Hà Nội – doanh nghiệp thay mặt chính quyền thành phố Hà Nội vận hành – khai thác dự án!
Tuần trước, trước khi đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đưa ra tuyên bố vừa kể, tờ Lao Động từng bình luận: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nói thẳng khi nào chạy, không lôi thôi nữa! Sự gay gắt đó có lý do. Đó là đã có quá nhiều giấy mực và sự thất vọng về dự án giống như cục xương mắc giữa “cổ họng” thủ đô Hà Nội.
***
Giống như nhiều cơ quan truyền thông chính thức vốn được đặt dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, tờ Lao Động chỉ có thể chỉ trích và yêu cầu đến mức: Xin quý vị trả lời thẳng là ngày nào sẽ đưa dự án vào khai thác, đừng nói lôi thôi như đánh lừa thiên hạ nữa (2)!
Còn công chúng? Họ bày tỏ suy nghĩ rõ ràng và sòng phẳng hơn nhiều! Ví dụ ông Nguyễn Ngọc Chu. Tuy là một nhà khoa học làm việc tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam song giống như rất nhiều đồng bào của ông, ông Chu tự thấy không cần phải nhẫn nại và chịu đựng hơn nữa…
Sau khi liệt kê hàng loạt những vấn đề thuộc dạng lưu cữu của Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên trang facebook của ông: Đắt đỏ ngoại khả năng tưởng tượng (gần 892 triệu Mỹ kim, chi phí cho mỗi cây số đường sắt trong dự án này lên tới hơn 45 triệu Mỹ kim). Tạo ra nợ nần quá lớn (ngoài vốn đầu tư vay của Trung Quốc, mỗi năm còn phải trả cho Trung Quốc hơn 77 triệu Mỹ kim tiền lãi trong chín năm). Công trình quá cồng kềnh và lạc hậu (phải sử dụng hơn 680 người để vận hành, chưa tính nhân viên bảo vệ và vệ sinh cho các nhà ga). Tốc độ quá chậm (tàu di chuyển trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80 km/h đã là chậm nhưng vận tốc khai thác bình quân chỉ là 35 km/h, trong phạm vi 13 cây số mà thời gian di chuyển trung bình lên tới 20 phút). Không bao giờ hòa vốn (dựa trên các thông số về vốn đầu tư, nhân sự, lưu lượng hành khách – khả năng vận hành – giá vé, chi phí bảo dưỡng, ông Chu chứng minh… nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn). Không an toàn (những mắc mứu đã biết về thiết kế, thi công, giám sát, công nghệ, thiết bị,… cho thấy công trình không an toàn cho tính mạng của cả hành khách lẫn những người di chuyển bên dưới và dân cư sống gần công trình), đồng thời đối chiếu cách Nam Hàn xử lý viên chức tham nhũng thời Tổng thống Park Chung-hee: Bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là một đồng… - ông Chu đặt vấn đề: Theo bạn có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (3)?
Khoảng 12.000 người hoặc là thân hữu hoặc là người theo dõi trang facebook của ông Chu tán thành vấn đề ông nêu ra, chưa kể vấn đề đó còn được gần 8.000 người chia sẻ để nhiều người Việt khác cùng biết, cùng xem xét. Cứ ngẫm nghĩ kỹ về những vấn đề có liên quan đến Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông sẽ hiểu tại sao…
Tuy nhiên ý chí và nguyện vọng của nhân dân không song hành với… chủ trương và phương thức quản trị, điều hành quốc gia của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam. Dẫu các viên chức lãnh đạo những hệ thống này liên tục lặp đi, lặp lại cam kết rằng công cuộc phòng ngừa - chống tham nhũng sẽ không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ nhưng làm sao có thể xử lý những cá nhân liên quan tới Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông nói riêng và những dự án trời ơi đất hỡi khác nói chung khi năm 2014, mới là Tổng Bí thư, ông NPT đã chủ trương: Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược… Đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định (4). Mới đây, lúc tiếp tục là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước, ông Trọng phân bua: Phòng - chống tham nhũng không phải cốt là để trị ai, thù oán ai, mà hoàn toàn là nhân văn, nhân đạo. Ông Trọng trấn an đồng chí rằng việc xử lý, kể cả xử lý hình sự một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN chỉ là để… răn đe, giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa là chính, không phải cốt xử cho nhiều, xử cho nặng mới là nghiêm (5).
Vừa thề phòng - chống tham nhũng không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ, vừa công khai trấn an các đồng chí đồng đảng theo tư duy hết sức nhất quán và kiên định như thế thì ai bắn? Bắn ai? Quyết liệt tới mức bắn cả những kẻ chỉ chiếm đoạt một đồng của công thì chắc chắn không thể giữ được… sự ổn định chính trị - lối diễn đạt nhằm đồng hóa ổn định với tham vọng vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN! Đừng mơ dù đó là mong ước chính đáng và bình thường!
Đại diện chính quyền thành phố Hà Nội vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận chuyện Ban Quản lý Dự án đường sắt (BQL DAĐS) thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vốn là chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc… bàn giao từng phần dự án này (1).
Nói cách khác, thêm một lần nữa, chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc lại thất hứa: Không thể hoàn thành và bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đúng hạn cho phía thụ hưởng là Metro Hà Nội – doanh nghiệp thay mặt chính quyền thành phố Hà Nội vận hành – khai thác dự án!
Tuần trước, trước khi đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đưa ra tuyên bố vừa kể, tờ Lao Động từng bình luận: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nói thẳng khi nào chạy, không lôi thôi nữa! Sự gay gắt đó có lý do. Đó là đã có quá nhiều giấy mực và sự thất vọng về dự án giống như cục xương mắc giữa “cổ họng” thủ đô Hà Nội.
***
Giống như nhiều cơ quan truyền thông chính thức vốn được đặt dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, tờ Lao Động chỉ có thể chỉ trích và yêu cầu đến mức: Xin quý vị trả lời thẳng là ngày nào sẽ đưa dự án vào khai thác, đừng nói lôi thôi như đánh lừa thiên hạ nữa (2)!
Còn công chúng? Họ bày tỏ suy nghĩ rõ ràng và sòng phẳng hơn nhiều! Ví dụ ông Nguyễn Ngọc Chu. Tuy là một nhà khoa học làm việc tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam song giống như rất nhiều đồng bào của ông, ông Chu tự thấy không cần phải nhẫn nại và chịu đựng hơn nữa…
Sau khi liệt kê hàng loạt những vấn đề thuộc dạng lưu cữu của Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên trang facebook của ông: Đắt đỏ ngoại khả năng tưởng tượng (gần 892 triệu Mỹ kim, chi phí cho mỗi cây số đường sắt trong dự án này lên tới hơn 45 triệu Mỹ kim). Tạo ra nợ nần quá lớn (ngoài vốn đầu tư vay của Trung Quốc, mỗi năm còn phải trả cho Trung Quốc hơn 77 triệu Mỹ kim tiền lãi trong chín năm). Công trình quá cồng kềnh và lạc hậu (phải sử dụng hơn 680 người để vận hành, chưa tính nhân viên bảo vệ và vệ sinh cho các nhà ga). Tốc độ quá chậm (tàu di chuyển trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80 km/h đã là chậm nhưng vận tốc khai thác bình quân chỉ là 35 km/h, trong phạm vi 13 cây số mà thời gian di chuyển trung bình lên tới 20 phút). Không bao giờ hòa vốn (dựa trên các thông số về vốn đầu tư, nhân sự, lưu lượng hành khách – khả năng vận hành – giá vé, chi phí bảo dưỡng, ông Chu chứng minh… nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn). Không an toàn (những mắc mứu đã biết về thiết kế, thi công, giám sát, công nghệ, thiết bị,… cho thấy công trình không an toàn cho tính mạng của cả hành khách lẫn những người di chuyển bên dưới và dân cư sống gần công trình), đồng thời đối chiếu cách Nam Hàn xử lý viên chức tham nhũng thời Tổng thống Park Chung-hee: Bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là một đồng… - ông Chu đặt vấn đề: Theo bạn có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (3)?
Khoảng 12.000 người hoặc là thân hữu hoặc là người theo dõi trang facebook của ông Chu tán thành vấn đề ông nêu ra, chưa kể vấn đề đó còn được gần 8.000 người chia sẻ để nhiều người Việt khác cùng biết, cùng xem xét. Cứ ngẫm nghĩ kỹ về những vấn đề có liên quan đến Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông sẽ hiểu tại sao…
Tuy nhiên ý chí và nguyện vọng của nhân dân không song hành với… chủ trương và phương thức quản trị, điều hành quốc gia của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam. Dẫu các viên chức lãnh đạo những hệ thống này liên tục lặp đi, lặp lại cam kết rằng công cuộc phòng ngừa - chống tham nhũng sẽ không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ nhưng làm sao có thể xử lý những cá nhân liên quan tới Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông nói riêng và những dự án trời ơi đất hỡi khác nói chung khi năm 2014, mới là Tổng Bí thư, ông NPT đã chủ trương: Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược… Đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định (4). Mới đây, lúc tiếp tục là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước, ông Trọng phân bua: Phòng - chống tham nhũng không phải cốt là để trị ai, thù oán ai, mà hoàn toàn là nhân văn, nhân đạo. Ông Trọng trấn an đồng chí rằng việc xử lý, kể cả xử lý hình sự một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN chỉ là để… răn đe, giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa là chính, không phải cốt xử cho nhiều, xử cho nặng mới là nghiêm (5).
Vừa thề phòng - chống tham nhũng không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ, vừa công khai trấn an các đồng chí đồng đảng theo tư duy hết sức nhất quán và kiên định như thế thì ai bắn? Bắn ai? Quyết liệt tới mức bắn cả những kẻ chỉ chiếm đoạt một đồng của công thì chắc chắn không thể giữ được… sự ổn định chính trị - lối diễn đạt nhằm đồng hóa ổn định với tham vọng vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN! Đừng mơ dù đó là mong ước chính đáng và bình thường!
Thanked by 3 Members:
|
|
#1237
Gửi vào 23/03/2021 - 20:23
Tổng thư ký Quốc hội: 'Lần đầu ta bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước'
23/03/2021
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là lần đầu tiên chúng ta bầu đương kim làm Chủ tịch nước.
Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 14.
Thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 24.3, họp tập trung trong 12 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 8.4). Trong đó, Quốc hội dành khoảng 7 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.
“Tại kỳ họp này, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước, Quốc hội sẽ dành khoảng 7 ngày để xem xét, kiện toàn một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước”, ông Tuấn thông tin.
Theo ông Tuấn, sau Đại hội XIII của Đảng, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành T.Ư, cùng với đó, Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ mới với một số ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy viên T.Ư.
“Bộ Chính trị đã xem xét thận trọng cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước ngay sau Đại hội Đảng và thống nhất cao cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh một cách đồng bộ”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới việc kiện toàn nhân sự bộ máy Nhà nước tại kỳ họp cuối của khóa 14, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng khẳng định, "việc này không mới vì khóa 13 đã làm".
Sau Đại hội Đảng, một số đồng chí không còn trong T.Ư nữa nên phải kiện toàn. Vị trí nào được T.Ư giới thiệu thì phải vào vị trí ngay để triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng. Về luật pháp không có gì vướng cả. Quốc hội vẫn đủ 5 năm của nhiệm kỳ", ông Phúc thông tin.
Kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước
Liên quan tới việc Quốc hội dành tới 7 ngày làm công tác nhân sự, Tổng thư ký Quốc hội khẳng định đúng là thời gian dài nhưng đây là quy trình theo quy định, không thể bớt được vì trước mỗi quy trình bầu phải tiến hành quy trình miễn nhiệm.
Tổng thư ký Quốc hội cho biết trong kỳ họp Quốc hội cuối cùng của khóa 14, Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bộ trưởng và thành viên Chính phủ.
“Tổng số có khoảng 25 chức danh sẽ được kiện toàn”, ông Phúc thông tin.
Giải thích về thông tin , theo chương trình dự kiến, ông sau khi nhậm chức Chủ tịch nước sẽ trình miễn nhiệm Thủ tướng NXP (tức là chính ông Phúc); Tổng thư ký Quốc hội cho rằng đây chỉ là vấn đề kỹ thuật.
"Lần đầu tiên chúng ta bầu đương kim Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nước. Theo tuần tự của việc miễn nhiệm, phải có Chủ tịch nước để miễn nhiệm Thủ tướng", ông Phúc nói.
----------------------------------------------------
23/3/2021,
Đề xuất 4.800 tỷ đồng kéo điện ra Côn Đảo
Bà Rịa - Vũng TàuDự án kéo điện lưới ra huyện Côn Đảo với 18 km đường dây đi trên đất liền, biển cạn từ Sóc Trăng và 78 km cáp ngầm xuyên biển.
Thủ tướng NXP đã đồng ý chủ trương đầu tư và giao cho Bộ Công thương đề xuất phương án cụ thể về cấp điện cho huyện Côn Đảo, tại buổi làm việc với UBND Bà Rịa – Vũng Tàu, hôm 20/3.
Hiện nguồn điện bằng máy phát diesel ở Côn Đảo thiếu hụt so với nhu cầu thực tế. UBND Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng việc cấp điện cho đảo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai là cấp thiết. Địa phương kiến nghị Chính phủ xem bố trí vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bộ Công thương đã có nhiều cuộc cuộc làm việc cũng như khảo sát thực tế, chọn phương án cấp điện từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm là phù hợp nhất.
Theo dự án, điện sẽ được lấy từ trạm ở Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) kéo 3 km đường dây trên bờ, 15 km trên biển cạn và 78 km cáp ngầm, cùng với một trạm biến áp 110 kV... Tổng vốn dự kiến để thực hiện dự án là 4.800 tỷ đồng.
Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa biển, cách TP Vũng Tàu 185 km. Huyện đảo có diện tích tự nhiên khoảng 76 km2, dân số hiện tại 10.500 người, được xác định có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế - xã hội lẫn quốc phòng – an ninh quốc gia.
Theo quy hoạch, Côn Đảo được định hướng trở thành khu kinh tế, du lịch hiện đại, tầm cỡ khu vực và quốc tế. Dự báo đến năm 2020, đón 180.000 lượt khách, năm 2030 đón 300.000. Tuy nhiên năm 2019, Côn Đảo đã đón gần 400.000 lượt khách.
Trong khi đó, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Công thương phê duyệt năm 2016, nhu cầu điện dự báo cho huyện Côn Đảo đến năm 2025 là 21 MW, năm 2030 là 33,3 MW và đến năm 2035 là 46,4 MW. Tuy nhiên, nguồn điện cung cấp hiện nay ở Côn Đảo chỉ đạt 11,8 MW.
23/03/2021
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là lần đầu tiên chúng ta bầu đương kim làm Chủ tịch nước.
Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 14.
Thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 24.3, họp tập trung trong 12 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 8.4). Trong đó, Quốc hội dành khoảng 7 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.
“Tại kỳ họp này, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước, Quốc hội sẽ dành khoảng 7 ngày để xem xét, kiện toàn một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước”, ông Tuấn thông tin.
Theo ông Tuấn, sau Đại hội XIII của Đảng, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành T.Ư, cùng với đó, Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ mới với một số ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy viên T.Ư.
“Bộ Chính trị đã xem xét thận trọng cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước ngay sau Đại hội Đảng và thống nhất cao cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh một cách đồng bộ”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới việc kiện toàn nhân sự bộ máy Nhà nước tại kỳ họp cuối của khóa 14, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng khẳng định, "việc này không mới vì khóa 13 đã làm".
Sau Đại hội Đảng, một số đồng chí không còn trong T.Ư nữa nên phải kiện toàn. Vị trí nào được T.Ư giới thiệu thì phải vào vị trí ngay để triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng. Về luật pháp không có gì vướng cả. Quốc hội vẫn đủ 5 năm của nhiệm kỳ", ông Phúc thông tin.
Kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước
Liên quan tới việc Quốc hội dành tới 7 ngày làm công tác nhân sự, Tổng thư ký Quốc hội khẳng định đúng là thời gian dài nhưng đây là quy trình theo quy định, không thể bớt được vì trước mỗi quy trình bầu phải tiến hành quy trình miễn nhiệm.
Tổng thư ký Quốc hội cho biết trong kỳ họp Quốc hội cuối cùng của khóa 14, Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bộ trưởng và thành viên Chính phủ.
“Tổng số có khoảng 25 chức danh sẽ được kiện toàn”, ông Phúc thông tin.
Giải thích về thông tin , theo chương trình dự kiến, ông sau khi nhậm chức Chủ tịch nước sẽ trình miễn nhiệm Thủ tướng NXP (tức là chính ông Phúc); Tổng thư ký Quốc hội cho rằng đây chỉ là vấn đề kỹ thuật.
"Lần đầu tiên chúng ta bầu đương kim Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nước. Theo tuần tự của việc miễn nhiệm, phải có Chủ tịch nước để miễn nhiệm Thủ tướng", ông Phúc nói.
----------------------------------------------------
23/3/2021,
Đề xuất 4.800 tỷ đồng kéo điện ra Côn Đảo
Bà Rịa - Vũng TàuDự án kéo điện lưới ra huyện Côn Đảo với 18 km đường dây đi trên đất liền, biển cạn từ Sóc Trăng và 78 km cáp ngầm xuyên biển.
Thủ tướng NXP đã đồng ý chủ trương đầu tư và giao cho Bộ Công thương đề xuất phương án cụ thể về cấp điện cho huyện Côn Đảo, tại buổi làm việc với UBND Bà Rịa – Vũng Tàu, hôm 20/3.
Hiện nguồn điện bằng máy phát diesel ở Côn Đảo thiếu hụt so với nhu cầu thực tế. UBND Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng việc cấp điện cho đảo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai là cấp thiết. Địa phương kiến nghị Chính phủ xem bố trí vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bộ Công thương đã có nhiều cuộc cuộc làm việc cũng như khảo sát thực tế, chọn phương án cấp điện từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm là phù hợp nhất.
Theo dự án, điện sẽ được lấy từ trạm ở Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) kéo 3 km đường dây trên bờ, 15 km trên biển cạn và 78 km cáp ngầm, cùng với một trạm biến áp 110 kV... Tổng vốn dự kiến để thực hiện dự án là 4.800 tỷ đồng.
Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa biển, cách TP Vũng Tàu 185 km. Huyện đảo có diện tích tự nhiên khoảng 76 km2, dân số hiện tại 10.500 người, được xác định có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế - xã hội lẫn quốc phòng – an ninh quốc gia.
Theo quy hoạch, Côn Đảo được định hướng trở thành khu kinh tế, du lịch hiện đại, tầm cỡ khu vực và quốc tế. Dự báo đến năm 2020, đón 180.000 lượt khách, năm 2030 đón 300.000. Tuy nhiên năm 2019, Côn Đảo đã đón gần 400.000 lượt khách.
Trong khi đó, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Công thương phê duyệt năm 2016, nhu cầu điện dự báo cho huyện Côn Đảo đến năm 2025 là 21 MW, năm 2030 là 33,3 MW và đến năm 2035 là 46,4 MW. Tuy nhiên, nguồn điện cung cấp hiện nay ở Côn Đảo chỉ đạt 11,8 MW.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1238
Gửi vào 23/03/2021 - 20:37
Cuộc khủng hoảng trẻ nhập cư mà chính quyền Biden muốn giữ kín
2 liên quan
Nhiều tuần qua, chính quyền Tổng thống Joe Biden cố hạn chế thông tin về thực trạng của khoảng 15.000 trẻ nhập cư trái phép đến với dư luận Mỹ.
Việc thông tin về tình hình trẻ em nhập cư trái phép ở biên giới bị hạn chế làm nảy sinh nhiều chỉ trích nhắm vào chính quyền Biden. Phe chỉ trích gồm cả một số thành viên đảng Dân chủ. Ngày 22/3, AP công bố hình ảnh hiếm hoi chụp trong một khu trại tạm giữ trẻ em nhập cư trái phép tại thành phố Donna, bang Texas. Những hình ảnh do nghị sĩ đảng Dân chủ Henry Cuellar của Hạ viện tiểu bang Texas chụp lại.
Những hình ảnh do nghị sĩ Cuellar công bố cho thấy cơ sở tạm giữ ở Donna đang trong tình trạng quá tải. Trẻ em nằm chen chúc trong các khu lều được ngăn cách bằng các tấm bạt nhựa. Các em được phát khẩu trang nhưng không thể thực hiện giãn cách chống dịch, phải nằm trên sàn nhà. Theo AP, cơ sở tại Donna đang tạm giữ hàng nghìn trẻ em nhập cư trái phép không có cha mẹ. Một số luật sư khẳng định các em không được sinh hoạt ngoài trời suốt nhiều ngày, dù cơ sở Donna có sân chơi.
Giới chức Mỹ kiên quyết không gọi việc tạm giữ hơn 15.000 trẻ em nhập cư trái phép vào nước này, cùng điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở tạm giữ, là một khủng hoảng, theo AP. Họ cũng ngăn giới luật sư đến giám sát những trại tạm giữ các em. Một số cơ quan liên bang từ chối hoặc làm ngơ trước hàng chục yêu cầu tiếp cận của truyền thông. Dưới thời chính quyền Trump, giới truyền thông và các luật sư còn được tiếp cận các khu trại, dù hạn chế.
Khi công bố các bức ảnh, nghị sĩ Henry Cuellar cũng mong muốn dư luận hiểu hơn về các thách thức nghiêm trọng mà biên phòng Mỹ đang đối diện. Cơ quan chức năng bang Texas và liên bang đang phải chăm sóc cho quá nhiều trẻ em. Nhiều em phải ở trong trại khoảng một tuần trước khi hồ sơ được xử lý. Trong khi đó, thời hạn tạm giữ của Cơ quan Tuần tra Biên giới đối với trẻ vị thành niên chỉ là 3 ngày.
Làn sóng người di cư từ Trung Mỹ tiếp tục đổ về biên giới Mỹ - Mexico, sau khi nghe tin giới chức Mỹ cho phép các gia đình có trẻ nhỏ được nhập cư và xin tị nạn. Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn nhiều mơ hồ. Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas chỉ nói những gia đình "bị đe dọa nghiêm trọng" mới được trả tự do sau khi nhập cư trái phép để xin tị nạn, thay vì bị trục xuất ngay lập tức.
Theo AP, dù chính quyền Biden quy hoạch chính sách rất bài bản trong 50 ngày đầu nhiệm kỳ, quy mô làn sóng nhập cư trái phép đổ về biên giới phía nam vẫn khiến giới chức bất ngờ. Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng tập trung công kích chính quyền đương nhiệm vì vấn đề nhập cư.
Tổng thống Biden vẫn duy trì chính sách trục xuất hàng nghìn người nhập cư ở độ tuổi trưởng thành và các gia đình vượt biên. Tuy nhiên, ông không đồng ý trục xuất trẻ em nhập cư trái phép mà không có cha mẹ đi cùng. Trong hơn 50 ngày đầu của nhiệm kỳ, chính quyền Biden cũng giúp đoàn tụ hàng chục gia đình người nhập cư bị ly tán bởi chính sách "không khoan nhượng" dưới thời ông Trump.
"Những điều xảy ra dưới thời ông Trump là vô cùng kinh khủng. Nhưng những hình ảnh mới đây cho thấy rằng: Dù thiện chí cao đến mấy, và dù chính phủ Biden đang rất nỗ lực, đây vẫn là vấn đề vô cùng khó khăn", nghị sĩ Henry Cuellar nói. Ông kêu gọi Nhà Trắng hợp tác cùng chính phủ Mexico và các nước Trung Mỹ ngăn người dân rời bỏ quê hương đến Mỹ. Ảnh: AP.
Chính quyền liên bang đang tìm thêm địa điểm, để chuyển khoảng 5.000 trẻ em khỏi các cơ sở tạm giữ của Cơ quan Tuần tra Biên giới đến cơ sở do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ quản lý, vốn có điều kiện chăm sóc phù hợp hơn cho trẻ vị thành niên.
Một thách thức khác ở chỗ số trường hợp trẻ nhập cư trái phép được biên phòng Mỹ phát hiện và tạm giữ mỗi ngày vẫn cao hơn nhiều so với năng lực đáp ứng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.
Năng lực tiếp nhận của một số cơ sở đang được trưng dụng làm nơi tạm giữ trẻ nhập cư trái phép cũng sắp chạm hoặc vượt ngưỡng. Đơn cử là trung tâm hội nghị thành phố Dallas, được tạm quy hoạch làm nơi tạm giữ thiếu niên nhập cư, bị quá công suất. Trong ngày 22/3, cơ sở này nhận thêm 500 em, nâng tổng sĩ số lên 2.000 thiếu niên, trong khi năng lực tiếp nhận tối đa chỉ 2.300 người.
Thanh Danh
Ảnh: AP
------------------------------------------------------------
Ông Trump dự đoán bà Harris sẽ làm Tổng thống Mỹ thay ông Biden
- 23/03/2021
Cựu Tổng thống Trump cho rằng tinh thần của ông Biden có thể sẽ sa sút đến mức Phó tổng thống Harris phải thay thế.
Tờ New York Post ngày 23.3 dẫn lời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự báo Phó tổng thống sẽ có cơ hội .
Dự báo được đưa ra căn cứ trên việc ông cho rằng sức khỏe tinh thần của ông Biden có thể sẽ suy giảm xuống đến mức ông không hiểu những gì mình đang ký, sau sự việc ông chủ Nhà Trắng 3 lần bị vấp té trong lúc đi cầu thang lên chuyên cơ Không lực Một.
Sự việc xảy ra tại căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland khi ông Biden chuẩn bị đến thành phố Atlanta, bang Georgia vào ngày 19.3, và Nhà Trắng sau đó nói nguyên nhân do gió mạnh.
Ông Trump cho biết ông dự báo trước về sự việc như thế. “Khi tôi đi xuống, mà không có tay vịn. Tôi muốn nhích từng chút vì nếu không tôi sẽ ngã như ông Biden. Giờ đây việc ngã đó thật khủng khiếp và không chỉ một mà ”, ông kể.
Trả lời hãng truyền thông Newsmax, ông Trump tin rằng ông Biden có thể đang bị sa sút trí tuệ và lẫn lộn khi đọc các văn bản để ký.
“Điều đang xảy ra thật điên rồ và các bạn tự hỏi rằng liệu ông ấy có hiểu những gì mình đang ký không, vì điều này tệ hơn ông Bernie Sanders vào thời điểm tồi tệ nhất”, theo ông Trump.
Năm ngoái, khi vận động tranh cử, ông Trump từng đề cập đến sức khỏe tinh thần của ông Biden, và nói rằng phe Dân chủ muốn vận dụng Tu chính án thứ 25 để thay thế ông không lâu sau khi tham gia tranh cử cùng bà Harris. Tuy nhiên, trong phát biểu mới nhất, ông Trump .
2 liên quan
Nhiều tuần qua, chính quyền Tổng thống Joe Biden cố hạn chế thông tin về thực trạng của khoảng 15.000 trẻ nhập cư trái phép đến với dư luận Mỹ.
Việc thông tin về tình hình trẻ em nhập cư trái phép ở biên giới bị hạn chế làm nảy sinh nhiều chỉ trích nhắm vào chính quyền Biden. Phe chỉ trích gồm cả một số thành viên đảng Dân chủ. Ngày 22/3, AP công bố hình ảnh hiếm hoi chụp trong một khu trại tạm giữ trẻ em nhập cư trái phép tại thành phố Donna, bang Texas. Những hình ảnh do nghị sĩ đảng Dân chủ Henry Cuellar của Hạ viện tiểu bang Texas chụp lại.
Những hình ảnh do nghị sĩ Cuellar công bố cho thấy cơ sở tạm giữ ở Donna đang trong tình trạng quá tải. Trẻ em nằm chen chúc trong các khu lều được ngăn cách bằng các tấm bạt nhựa. Các em được phát khẩu trang nhưng không thể thực hiện giãn cách chống dịch, phải nằm trên sàn nhà. Theo AP, cơ sở tại Donna đang tạm giữ hàng nghìn trẻ em nhập cư trái phép không có cha mẹ. Một số luật sư khẳng định các em không được sinh hoạt ngoài trời suốt nhiều ngày, dù cơ sở Donna có sân chơi.
Giới chức Mỹ kiên quyết không gọi việc tạm giữ hơn 15.000 trẻ em nhập cư trái phép vào nước này, cùng điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở tạm giữ, là một khủng hoảng, theo AP. Họ cũng ngăn giới luật sư đến giám sát những trại tạm giữ các em. Một số cơ quan liên bang từ chối hoặc làm ngơ trước hàng chục yêu cầu tiếp cận của truyền thông. Dưới thời chính quyền Trump, giới truyền thông và các luật sư còn được tiếp cận các khu trại, dù hạn chế.
Khi công bố các bức ảnh, nghị sĩ Henry Cuellar cũng mong muốn dư luận hiểu hơn về các thách thức nghiêm trọng mà biên phòng Mỹ đang đối diện. Cơ quan chức năng bang Texas và liên bang đang phải chăm sóc cho quá nhiều trẻ em. Nhiều em phải ở trong trại khoảng một tuần trước khi hồ sơ được xử lý. Trong khi đó, thời hạn tạm giữ của Cơ quan Tuần tra Biên giới đối với trẻ vị thành niên chỉ là 3 ngày.
Làn sóng người di cư từ Trung Mỹ tiếp tục đổ về biên giới Mỹ - Mexico, sau khi nghe tin giới chức Mỹ cho phép các gia đình có trẻ nhỏ được nhập cư và xin tị nạn. Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn nhiều mơ hồ. Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas chỉ nói những gia đình "bị đe dọa nghiêm trọng" mới được trả tự do sau khi nhập cư trái phép để xin tị nạn, thay vì bị trục xuất ngay lập tức.
Theo AP, dù chính quyền Biden quy hoạch chính sách rất bài bản trong 50 ngày đầu nhiệm kỳ, quy mô làn sóng nhập cư trái phép đổ về biên giới phía nam vẫn khiến giới chức bất ngờ. Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng tập trung công kích chính quyền đương nhiệm vì vấn đề nhập cư.
Tổng thống Biden vẫn duy trì chính sách trục xuất hàng nghìn người nhập cư ở độ tuổi trưởng thành và các gia đình vượt biên. Tuy nhiên, ông không đồng ý trục xuất trẻ em nhập cư trái phép mà không có cha mẹ đi cùng. Trong hơn 50 ngày đầu của nhiệm kỳ, chính quyền Biden cũng giúp đoàn tụ hàng chục gia đình người nhập cư bị ly tán bởi chính sách "không khoan nhượng" dưới thời ông Trump.
"Những điều xảy ra dưới thời ông Trump là vô cùng kinh khủng. Nhưng những hình ảnh mới đây cho thấy rằng: Dù thiện chí cao đến mấy, và dù chính phủ Biden đang rất nỗ lực, đây vẫn là vấn đề vô cùng khó khăn", nghị sĩ Henry Cuellar nói. Ông kêu gọi Nhà Trắng hợp tác cùng chính phủ Mexico và các nước Trung Mỹ ngăn người dân rời bỏ quê hương đến Mỹ. Ảnh: AP.
Chính quyền liên bang đang tìm thêm địa điểm, để chuyển khoảng 5.000 trẻ em khỏi các cơ sở tạm giữ của Cơ quan Tuần tra Biên giới đến cơ sở do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ quản lý, vốn có điều kiện chăm sóc phù hợp hơn cho trẻ vị thành niên.
Một thách thức khác ở chỗ số trường hợp trẻ nhập cư trái phép được biên phòng Mỹ phát hiện và tạm giữ mỗi ngày vẫn cao hơn nhiều so với năng lực đáp ứng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.
Năng lực tiếp nhận của một số cơ sở đang được trưng dụng làm nơi tạm giữ trẻ nhập cư trái phép cũng sắp chạm hoặc vượt ngưỡng. Đơn cử là trung tâm hội nghị thành phố Dallas, được tạm quy hoạch làm nơi tạm giữ thiếu niên nhập cư, bị quá công suất. Trong ngày 22/3, cơ sở này nhận thêm 500 em, nâng tổng sĩ số lên 2.000 thiếu niên, trong khi năng lực tiếp nhận tối đa chỉ 2.300 người.
Thanh Danh
Ảnh: AP
------------------------------------------------------------
Ông Trump dự đoán bà Harris sẽ làm Tổng thống Mỹ thay ông Biden
- 23/03/2021
Cựu Tổng thống Trump cho rằng tinh thần của ông Biden có thể sẽ sa sút đến mức Phó tổng thống Harris phải thay thế.
Tờ New York Post ngày 23.3 dẫn lời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự báo Phó tổng thống sẽ có cơ hội .
Dự báo được đưa ra căn cứ trên việc ông cho rằng sức khỏe tinh thần của ông Biden có thể sẽ suy giảm xuống đến mức ông không hiểu những gì mình đang ký, sau sự việc ông chủ Nhà Trắng 3 lần bị vấp té trong lúc đi cầu thang lên chuyên cơ Không lực Một.
Sự việc xảy ra tại căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland khi ông Biden chuẩn bị đến thành phố Atlanta, bang Georgia vào ngày 19.3, và Nhà Trắng sau đó nói nguyên nhân do gió mạnh.
Ông Trump cho biết ông dự báo trước về sự việc như thế. “Khi tôi đi xuống, mà không có tay vịn. Tôi muốn nhích từng chút vì nếu không tôi sẽ ngã như ông Biden. Giờ đây việc ngã đó thật khủng khiếp và không chỉ một mà ”, ông kể.
Trả lời hãng truyền thông Newsmax, ông Trump tin rằng ông Biden có thể đang bị sa sút trí tuệ và lẫn lộn khi đọc các văn bản để ký.
“Điều đang xảy ra thật điên rồ và các bạn tự hỏi rằng liệu ông ấy có hiểu những gì mình đang ký không, vì điều này tệ hơn ông Bernie Sanders vào thời điểm tồi tệ nhất”, theo ông Trump.
Năm ngoái, khi vận động tranh cử, ông Trump từng đề cập đến sức khỏe tinh thần của ông Biden, và nói rằng phe Dân chủ muốn vận dụng Tu chính án thứ 25 để thay thế ông không lâu sau khi tham gia tranh cử cùng bà Harris. Tuy nhiên, trong phát biểu mới nhất, ông Trump .
Thanked by 1 Member:
|
|
#1239
Gửi vào 24/03/2021 - 17:35
Vụ này hay nè.
Ngài tỷ phú rất là tỉnh táo.
Elon Musk nói Mỹ lo lắng về TikTok là thừa
Musk cho rằng các công ty công nghệ sẽ không thể phát triển nếu hoạt động gián điệp, việc chính phủ Mỹ lo lắng TikTok đánh cắp dữ liệu là không cần thiết.
Một ngày sau khi Tesla bị quân đội Trung Quốc cáo buộc có liên quan đến hoạt động gián điệp, ngày 20/3, tỷ phú Elon Musk đã xuất hiện trong diễn đàn trực tuyến của nước này để chia sẻ góc nhìn của mình.
Khi nói đến chủ đề hợp tác khoa học - công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn, CEO Tesla cho rằng hai bên nên thiết lập sự tin cậy lẫn nhau. "Lo ngại về gián điệp công nghệ là vấn đề chung của nhiều quốc gia. Ví dụ chính phủ Mỹ muốn đóng cửa TikTok nhưng may mắn điều này đã không xảy ra. Nhiều người lo lắng TikTok có thể đánh cắp dữ liệu, nhưng đây là nỗi lo không cần thiết. Bởi vì nếu hoạt động gián điệp, doanh nghiệp sẽ thực sự phải chịu nhiều tác động tiêu cực", Musk nói.
Ông cũng tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào nếu nếu xe của Tesla được sử dụng cho mục đích do thám. "Chúng ta muốn tương lai sẽ thế nào nếu không thể tin tưởng nhau", CEO Tesla đặt câu hỏi.
Elon Musk xuất hiện trực tuyến trong một diễn đàn của Trung Quốc vào ngày 20/3.
Elon Musk xuất hiện trực tuyến trong một diễn đàn của Trung Quốc ngày 20/3. ẢNh: CGTV.
Ngoài chủ đề về an toàn dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng, Musk cũng đặc biệt quan tâm đến "những đột phá công nghệ có thể định hình thế giới trong tương lai". Tỷ phú gốc Nam Phi cho rằng ngày nay nói đến công nghệ, không thể không nhắc đến AI, robot, công nghệ lượng tử...
"Chúng tôi vừa trình diễn sức mạnh về giao thông đường hầm ở Las Vegas. Con người sẽ sống trên nhiều hành tinh. Trái đất đã 4,5 tỷ năm tuổi. Với tiến bộ của công nghệ, loài người đang có cơ hội ra khỏi trái đất, khám phá các hành tinh khác và duy trì sự sống liên tục trong tương lai", Musk nói.
Bàn về tương lai của AI, CEO Tesla cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là thách thức lớn mà xã hội loài người phải đối mặt trong tương lai. "Trí tuệ là điểm khác biệt lớn nhất giữa con người với giống loài khác. Tôi cho rằng việc quản lý AI và sự cộng sinh trong tương lai có thể là thách thức quan trọng nhất".
Mặc dù luôn giữ quan điểm cho rằng AI luôn tồn tại nhiều nguy cơ, Musk cũng thừa nhận bộ não con người có hạn, nên việc phát triển trí tuệ nhân tạo là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, ông luôn đề cao việc giám sát AI cũng như thành lập các bộ phận liên quan đến vấn đề đạo đức khi công nghệ này ngày một phổ biến.
Kim Cương tổng hợp
Mỹ vẫn để TikTok hoạt động
Elon Musk muốn phát triển 'AI đời thực'
Người Trung Quốc 'phát cuồng' với Elon Musk
Quảng cáo
Ý kiến (1)Quan tâm nhất | Mới nhất
Ăn miếng trả miếng. Thiệt thòi cho công ty bị làm vật tế thần, người dùng, các công ty cạnh tranh hưởng lợi.
MMoon Lê - 1h trước 3ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Ý kiến của bạn
Gửi
Tuấn Đoàn vănTuấn Đoàn văn
Elon Musk
TikTok
Số hóa
'Gắn thẻ' vào nội dung 18+ để chiếm Facebook
'Gắn thẻ' vào nội dung 18+ để chiếm FacebookNhiều người dùng Facebook bị "tag" vào bình luận với "nội dung 18+", nếu muốn xem phải đăng nhập. Tuy nhiên, nếu làm theo, người đó sẽ mất tài khoản.
2h trước Bảo mật
'Cơn sốt' Ethereum tại Việt Nam
'Cơn sốt' Ethereum tại Việt NamViệc mua bán dàn máy đào Ethereum diễn ra rầm rộ trong cộng đồng chơi tiền ảo, người mua sẵn sàng bỏ số tiền gấp 4 - 5 lần bình thường để sắm "trâu cày".
Công nghệ 10
OnePlus ra mắt smartwatch đầu tiên
OnePlus ra mắt smartwatch đầu tiênOnePlus Watch có thiết kế cổ điển, vỏ thép, mặt kính shaphire cùng thời lượng pin 2 tuần trong mức giá 159 USD.
1h trước Thiết bị
iPhone 13 lộ ảnh mặt kính
iPhone 13 lộ ảnh mặt kínhHình ảnh mặt kính trước được cho là của loạt iPhone 13 cho thấy bố cục phần "tai thỏ" có kích thước nhỏ hơn.
Thiết bị 29
Samsung Galaxy A52 đối đầu Oppo Reno5
Samsung Galaxy A52 đối đầu Oppo Reno5
Hai mẫu smartphone tầm trung đang đối đầu nhau trên thị trường đều nổi bật ở camera, cấu hình và được trang bị kết nối 5G.
Sản phẩm
Quảng cáo
Tin mới
Nữ cửa hàng trưởng bị điều tra chiếm đoạt 38 điện thoại
Nữ cửa hàng trưởng bị điều tra chiếm đoạt 38 điện thoại
ĐÀ NẴNGNguyễn Thị Thịnh, 33 tuổi, trong thời gian đứng đầu một cửa hàng điện thoại đã lấy đi nhiều sản phẩm, tổng trị giá hơn một tỷ đồng.
14’ trước Pháp luật
Khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19
Để thêm nguồn cung ứng vaccine Covid-19, Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với đối tác thế giới.
18’ trước Tin tức
Sà lan đứt neo đâm chìm 8 tàu cá
Sà lan đứt neo đâm chìm 8 tàu cá
QUẢNG NGÃISóng lớn làm một sà lan chở cần cẩu ở gần cảng Dung Quất trôi dạt vào bờ đâm va, làm chìm, hư hỏng 8 tàu cá.
20’ trước Thời sự
NSƯT Mạnh Cường chia sẻ bí quyết hồi phục khi bị tiểu đường
NSƯT Mạnh Cường chia sẻ bí quyết hồi phục khi bị tiểu đường
Quảng cáoBoniDiabet - USA
'Tốn khoảng 4.500 tỷ đồng nếu đổi thẻ bảo hiểm y tế gắn chip'
'Tốn khoảng 4.500 tỷ đồng nếu đổi thẻ bảo hiểm y tế gắn chip'
Nếu thay thẻ BHYT giấy bằng thẻ gắn chip sẽ tiêu tốn Ngân sách nhà nước khoảng 4.500 tỷ đồng, theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
22’ trước Thời sự
Hai Giám đốc Địa ốc Hưng Thịnh Phát bị khởi tố
Hai Giám đốc Địa ốc Hưng Thịnh Phát bị khởi tố
BÌNH THUẬNNguyễn Chí Thắng, Giám đốc Địa ốc Hưng Thịnh Phát chi nhánh Phan Thiết cùng nữ giám đốc chi nhánh tại TP H.C.M bị cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
27’ trước Pháp luật
Bị bắt vì trói mèo con trong màng bọc thực phẩm
Bị bắt vì trói mèo con trong màng bọc thực phẩm
HONG KONGMột phụ nữ 45 tuổi vướng lao lý khi trói con mèo trong màng bọc thực phẩm và chụp ảnh đăng lên mạng xã hội.
42’ trước Pháp luật
Cơ hội săn hàng giảm giá đến 50% tại Lazada ngày 27-29/3
Cơ hội săn hàng giảm giá đến 50% tại Lazada ngày 27-29/3
Quảng cáoLazada
FLC muốn phát hành gần 500 triệu cổ phiếu để tăng vốn
FLC dự kiến tăng vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng thông qua phát hành thêm gần 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
46’ trước Doanh nghiệp
Trung Quốc tố EU 'đạo đức giả'
Trung Quốc cáo buộc EU "đạo đức giả" sau khi hai bên triệu tập đại sứ của nhau trong tranh cãi liên quan người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
48’ trước Thế giới
Điều tra 'đạo sĩ' làm phép nâng ngực cho phụ nữ
Điều tra 'đạo sĩ' làm phép nâng ngực cho phụ nữ
TRUNG QUỐCMột người đàn ông tự xưng là "đạo sĩ" tuyên bố có thể sử dụng khả năng kiểm soát tâm trí để tăng kích thước vòng một của phụ nữ.
54’ trước Tin tức
Hạn hán đe dọa hiện tượng 'siêu nở hoa'
Hạn hán đe dọa hiện tượng 'siêu nở hoa'
Hiện tượng hoa nở rộ vào mùa xuân ở một số khu vực trên sa mạc California đang trở nên hiếm hơn do biến đổi khí hậu.
1h trước Tin tức
1
Ngài tỷ phú rất là tỉnh táo.
Elon Musk nói Mỹ lo lắng về TikTok là thừa
Musk cho rằng các công ty công nghệ sẽ không thể phát triển nếu hoạt động gián điệp, việc chính phủ Mỹ lo lắng TikTok đánh cắp dữ liệu là không cần thiết.
Một ngày sau khi Tesla bị quân đội Trung Quốc cáo buộc có liên quan đến hoạt động gián điệp, ngày 20/3, tỷ phú Elon Musk đã xuất hiện trong diễn đàn trực tuyến của nước này để chia sẻ góc nhìn của mình.
Khi nói đến chủ đề hợp tác khoa học - công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn, CEO Tesla cho rằng hai bên nên thiết lập sự tin cậy lẫn nhau. "Lo ngại về gián điệp công nghệ là vấn đề chung của nhiều quốc gia. Ví dụ chính phủ Mỹ muốn đóng cửa TikTok nhưng may mắn điều này đã không xảy ra. Nhiều người lo lắng TikTok có thể đánh cắp dữ liệu, nhưng đây là nỗi lo không cần thiết. Bởi vì nếu hoạt động gián điệp, doanh nghiệp sẽ thực sự phải chịu nhiều tác động tiêu cực", Musk nói.
Ông cũng tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào nếu nếu xe của Tesla được sử dụng cho mục đích do thám. "Chúng ta muốn tương lai sẽ thế nào nếu không thể tin tưởng nhau", CEO Tesla đặt câu hỏi.
Elon Musk xuất hiện trực tuyến trong một diễn đàn của Trung Quốc vào ngày 20/3.
Elon Musk xuất hiện trực tuyến trong một diễn đàn của Trung Quốc ngày 20/3. ẢNh: CGTV.
Ngoài chủ đề về an toàn dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng, Musk cũng đặc biệt quan tâm đến "những đột phá công nghệ có thể định hình thế giới trong tương lai". Tỷ phú gốc Nam Phi cho rằng ngày nay nói đến công nghệ, không thể không nhắc đến AI, robot, công nghệ lượng tử...
"Chúng tôi vừa trình diễn sức mạnh về giao thông đường hầm ở Las Vegas. Con người sẽ sống trên nhiều hành tinh. Trái đất đã 4,5 tỷ năm tuổi. Với tiến bộ của công nghệ, loài người đang có cơ hội ra khỏi trái đất, khám phá các hành tinh khác và duy trì sự sống liên tục trong tương lai", Musk nói.
Bàn về tương lai của AI, CEO Tesla cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là thách thức lớn mà xã hội loài người phải đối mặt trong tương lai. "Trí tuệ là điểm khác biệt lớn nhất giữa con người với giống loài khác. Tôi cho rằng việc quản lý AI và sự cộng sinh trong tương lai có thể là thách thức quan trọng nhất".
Mặc dù luôn giữ quan điểm cho rằng AI luôn tồn tại nhiều nguy cơ, Musk cũng thừa nhận bộ não con người có hạn, nên việc phát triển trí tuệ nhân tạo là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, ông luôn đề cao việc giám sát AI cũng như thành lập các bộ phận liên quan đến vấn đề đạo đức khi công nghệ này ngày một phổ biến.
Kim Cương tổng hợp
Mỹ vẫn để TikTok hoạt động
Elon Musk muốn phát triển 'AI đời thực'
Người Trung Quốc 'phát cuồng' với Elon Musk
Quảng cáo
Ý kiến (1)Quan tâm nhất | Mới nhất
Ăn miếng trả miếng. Thiệt thòi cho công ty bị làm vật tế thần, người dùng, các công ty cạnh tranh hưởng lợi.
MMoon Lê - 1h trước 3ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Ý kiến của bạn
Gửi
Tuấn Đoàn vănTuấn Đoàn văn
Elon Musk
TikTok
Số hóa
'Gắn thẻ' vào nội dung 18+ để chiếm Facebook
'Gắn thẻ' vào nội dung 18+ để chiếm FacebookNhiều người dùng Facebook bị "tag" vào bình luận với "nội dung 18+", nếu muốn xem phải đăng nhập. Tuy nhiên, nếu làm theo, người đó sẽ mất tài khoản.
2h trước Bảo mật
'Cơn sốt' Ethereum tại Việt Nam
'Cơn sốt' Ethereum tại Việt NamViệc mua bán dàn máy đào Ethereum diễn ra rầm rộ trong cộng đồng chơi tiền ảo, người mua sẵn sàng bỏ số tiền gấp 4 - 5 lần bình thường để sắm "trâu cày".
Công nghệ 10
OnePlus ra mắt smartwatch đầu tiên
OnePlus ra mắt smartwatch đầu tiênOnePlus Watch có thiết kế cổ điển, vỏ thép, mặt kính shaphire cùng thời lượng pin 2 tuần trong mức giá 159 USD.
1h trước Thiết bị
iPhone 13 lộ ảnh mặt kính
iPhone 13 lộ ảnh mặt kínhHình ảnh mặt kính trước được cho là của loạt iPhone 13 cho thấy bố cục phần "tai thỏ" có kích thước nhỏ hơn.
Thiết bị 29
Samsung Galaxy A52 đối đầu Oppo Reno5
Samsung Galaxy A52 đối đầu Oppo Reno5
Hai mẫu smartphone tầm trung đang đối đầu nhau trên thị trường đều nổi bật ở camera, cấu hình và được trang bị kết nối 5G.
Sản phẩm
Quảng cáo
Tin mới
Nữ cửa hàng trưởng bị điều tra chiếm đoạt 38 điện thoại
Nữ cửa hàng trưởng bị điều tra chiếm đoạt 38 điện thoại
ĐÀ NẴNGNguyễn Thị Thịnh, 33 tuổi, trong thời gian đứng đầu một cửa hàng điện thoại đã lấy đi nhiều sản phẩm, tổng trị giá hơn một tỷ đồng.
14’ trước Pháp luật
Khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19
Để thêm nguồn cung ứng vaccine Covid-19, Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với đối tác thế giới.
18’ trước Tin tức
Sà lan đứt neo đâm chìm 8 tàu cá
Sà lan đứt neo đâm chìm 8 tàu cá
QUẢNG NGÃISóng lớn làm một sà lan chở cần cẩu ở gần cảng Dung Quất trôi dạt vào bờ đâm va, làm chìm, hư hỏng 8 tàu cá.
20’ trước Thời sự
NSƯT Mạnh Cường chia sẻ bí quyết hồi phục khi bị tiểu đường
NSƯT Mạnh Cường chia sẻ bí quyết hồi phục khi bị tiểu đường
Quảng cáoBoniDiabet - USA
'Tốn khoảng 4.500 tỷ đồng nếu đổi thẻ bảo hiểm y tế gắn chip'
'Tốn khoảng 4.500 tỷ đồng nếu đổi thẻ bảo hiểm y tế gắn chip'
Nếu thay thẻ BHYT giấy bằng thẻ gắn chip sẽ tiêu tốn Ngân sách nhà nước khoảng 4.500 tỷ đồng, theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
22’ trước Thời sự
Hai Giám đốc Địa ốc Hưng Thịnh Phát bị khởi tố
Hai Giám đốc Địa ốc Hưng Thịnh Phát bị khởi tố
BÌNH THUẬNNguyễn Chí Thắng, Giám đốc Địa ốc Hưng Thịnh Phát chi nhánh Phan Thiết cùng nữ giám đốc chi nhánh tại TP H.C.M bị cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
27’ trước Pháp luật
Bị bắt vì trói mèo con trong màng bọc thực phẩm
Bị bắt vì trói mèo con trong màng bọc thực phẩm
HONG KONGMột phụ nữ 45 tuổi vướng lao lý khi trói con mèo trong màng bọc thực phẩm và chụp ảnh đăng lên mạng xã hội.
42’ trước Pháp luật
Cơ hội săn hàng giảm giá đến 50% tại Lazada ngày 27-29/3
Cơ hội săn hàng giảm giá đến 50% tại Lazada ngày 27-29/3
Quảng cáoLazada
FLC muốn phát hành gần 500 triệu cổ phiếu để tăng vốn
FLC dự kiến tăng vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng thông qua phát hành thêm gần 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
46’ trước Doanh nghiệp
Trung Quốc tố EU 'đạo đức giả'
Trung Quốc cáo buộc EU "đạo đức giả" sau khi hai bên triệu tập đại sứ của nhau trong tranh cãi liên quan người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
48’ trước Thế giới
Điều tra 'đạo sĩ' làm phép nâng ngực cho phụ nữ
Điều tra 'đạo sĩ' làm phép nâng ngực cho phụ nữ
TRUNG QUỐCMột người đàn ông tự xưng là "đạo sĩ" tuyên bố có thể sử dụng khả năng kiểm soát tâm trí để tăng kích thước vòng một của phụ nữ.
54’ trước Tin tức
Hạn hán đe dọa hiện tượng 'siêu nở hoa'
Hạn hán đe dọa hiện tượng 'siêu nở hoa'
Hiện tượng hoa nở rộ vào mùa xuân ở một số khu vực trên sa mạc California đang trở nên hiếm hơn do biến đổi khí hậu.
1h trước Tin tức
1
Thanked by 1 Member:
|
|
#1240
Gửi vào 24/03/2021 - 20:16
Chống tiêu cực, hai giáo viên ở Hà Nội kêu cứu vì bị cấp trên trù dập
16/03/2021 14:34
Sau khi công khai tố cáo, đấu tranh chống tiêu cực, một số giáo viên của trường Tiểu học Sài Sơn B, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã phải gửi đơn cầu cứu nhiều nơi vì bị trù dập, trả thù, thậm chí bị hành hung ngay trên bục giảng.
Theo nghiên cứu, tìm hiểu của Truyền hình Người đưa tin pháp luật: bà Nguyễn Thị Tuất ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội, hiện là giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn B. Sau khi tố cáo một số sai phạm trong phân công chuyên môn, thu chi tài chính, giáo viên này có biểu hiện bị trù dập từ chính lãnh đạo trực tiếp của mình. Chồng của bà Tuất là thầy giáo trường Tiểu học Sài Sơn B, cũng chung hoàn cảnh với vợ.
Theo tìm hiểu, cô giáo Nguyễn Thị Tuất có thâm niên gần 30 năm công tác tại trường Tiểu học Sài Sơn (sau tách ra thành Sài Sơn A và Sài Sơn , gắn bó và đào tạo nhiều thế hệ con em nhân dân địa phương.
Cô Tuất cho biết: “Tôi về công tác tại trường Tiểu học Sài Sơn từ năm 1991. Lúc đấy, trường chưa tách, rất nhiều phụ huynh tín nhiệm tôi và nhiều người lên ban giám hiệu xin để con em của họ được học lớp của tôi”.
Năm 2019, cô cùng chồng của mình là thầy giáo Phan Viết Nhân giảng dạy tại trường Tiểu học Sài Sơn B, phát hiện và tố cáo lãnh đạo nhà trường thu nhiều khoản phí vô lý. Vụ việc đã làm dư luận xôn xao và phụ huynh học sinh thì rất đồng tình với việc làm của vợ chồng cô Tuất.
Nhưng sau vụ việc trên, công tác giảng dạy của hai vợ chồng cô gặp nhiều khó khăn. Sức ép từ Ban giám hiệu (BGH) trường Tiểu học Sài Sơn B đã khiến cô không được đảm nhiệm vai trò giáo viên chủ nhiệm như trước đây. Thay vào đó, cô bị giao phó làm nhiều công việc không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên như: Lao động vệ sinh, trực thay bảo vệ, phòng chống dịch, giáo viên dự bị,... Thầy Nhân - chồng cô Tuất thì bị chuyển khối dạy thường xuyên.
Thầy Phan Viết Nhân, giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn B (chồng cô Tuất), chia sẻ: “Thực tế, 2 vợ chồng tôi đều là người dám nói ra những điều mà từ trước đến nay chưa ai dám nói về thu chi và chuyên môn giáo viên của nhà trường. Nhiều khoản thu của nhà trường không minh bạch với phụ huynh, nhà trường ra sai đề rất nhiều lần, có những năm đề thi phải hủy bỏ cho học sinh thi lại,... Chính vì vậy, vợ chồng tôi phải chịu áp lực từ nhà trường, tôi bị đẩy từ khối 5 xuống dạy khối 3, vợ tôi đẩy từ khối 2 lên dạy khối 4-5”.
Cô Tuất ngậm ngùi cho biết, năm học 2018 - 2019, lớp 2A do cô chủ nhiệm có 4 phụ huynh gửi đơn lên nhà trường yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm vì cho rằng cô Tuất vi phạm đạo đức, đối xử với anh em, hàng xóm không tốt. Dù sau đó, đa số phụ huynh lớp 2A đã có đơn đề nghị gửi BGH nhà trường cho cô tiếp tục dạy học, nhưng nhà trường vẫn chuyển cô Tuất sang chủ nhiệm lớp 2D.
Năm học 2019 - 2020, chấp hành theo sự phân công của BGH nhà trường, cô Tuất chủ nhiệm lớp 2D. Trong quá trình giảng dạy, BGH không cho cô Tuất dạy buổi 2, mặc dù gần 100% phụ huynh có đơn đề nghị cho cô được tiếp tục dạy học. Cuối năm học, các em học sinh lớp 2D đều tiến bộ, phụ huynh ghi nhận, nhưng vẫn bị hội đồng nhà trường xếp loại cô Tuất không hoàn thành nhiệm vụ nhằm mục đích để năm học sau không cho cô làm GVCN và buộc thôi việc. Năm học 2020 - 2021, cô Tuất bất ngờ được BGH nhà trường phân công đảm nhiệm dạy 2 môn Lịch sử và Địa lý của khối 4 và khối 5, môn học không phải là thế mạnh về chuyên môn của cô. Nhưng không lâu sau, lại xuất hiện nhiều đơn đề nghị không cho cô Tuất giảng dạy từ phụ huynh ở các lớp khối 5.
Lúc này, cô Tuất tiếp tục bị phân công làm các công việc khác như vệ sinh, trực công tác phòng dịch, làm giáo viên dự bị,... Điều này khiến cô Tuất vô cùng bức xúc và ấm ức. Bởi lẽ, từ một giáo viên gần 30 năm gắn bó với nghề “gõ đầu trẻ”, phụ trách các khối 1-2-3 tại trường Tiểu học Sài Sơn B cùng nhiều thành tích tốt trong công tác giảng dạy lại bất ngờ bị chuyển sang dạy cho các lớp khối 4 - 5 và phân công cô làm những công việc trái với chức năng nhiệm vụ của một nhà giáo sắp tuổi nghỉ hưu.
“Năm học 2019-2020, tôi đã phát hiện và chỉ cho ban giám hiệu nhà trường những khoản thu sai quy định, không được nhà nước cho phép như tiền điện, tiền vệ sinh… Vì phát hiện những lỗi sai đó mà ban giám hiệu nhà trường dồn tôi đến chân tường. Nhà trường chuyển tôi từ giáo viên chủ nhiệm khối 2 sang dạy khối 4-5. Được 1 thời gian thì bảo tôi do phụ huynh có đơn nên không cho tôi dạy học và bắt tôi làm vệ sinh thì tôi cũng đi, bắt tôi làm chống dịch, bắt tôi ngồi phòng chờ như bảo vệ tôi cũng làm, đến khi tôi làm hết việc thì bảo tôi nghỉ dạy. Tôi hỏi căn cứ đâu cho tôi nghỉ dạy, thì ban giám hiệu bảo tôi xuống hỏi phòng GD&ĐT, cấp trên cũng đồng ý như vậy rồi. Điều này khiến tôi bức xúc và buộc phải đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân”, cô Tuất bức xúc nói.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian cô giảng dạy các lớp ở khối 4-5, đã không ít lần cô bị các cháu học sinh khối 5 quấy rối, hành hung, bắn đạn giấy vào người.
Về việc này, cô Tuất cho hay: “Vào ngày 18/01/2021, Sở GD&ĐT có về trường kiểm tra về vấn đề thu chi này. Hai hôm sau tôi đi dạy, lên lớp học sinh các lớp khối 5 liên tục quậy phá, lấy thước, lấy dép dứ vào mặt tôi, tôi cũng không mắng, bảo các con không được làm thế. Đến tiết học lớp 5D, các cháu trùm áo đồng phục lên cướp đồ của tôi, lấy thước đánh tôi, dùng dây chun bắn giấy vào mắt tôi. Tôi đã nhiều lần báo cáo việc này các buổi họp hội đồng, họp tổ, báo cáo cả bằng văn bản nhưng hiệu trưởng bảo tôi không thấy báo cáo gì”.
Nghiêm trọng hơn, hiện cô Tuất đang bị cho nghỉ dạy ở nhà không lý do. Cô Tuất cho rằng, việc BGH nhà trường không cho cô lên lớp giảng dạy mà không hề có văn bản, quyết định nào của Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hà Nội hay Bộ Giáo dục là việc làm trái với quy định pháp luật. Hơn nữa, cô Tuất còn cảm thấy, đó là những hành vi trù dập, hãm hại đến danh dự và công tác giảng dạy của cả hai vợ chồng mình nhằm mục đích giải quyết tư thù cá nhân.
Thầy Phan Viết Nhân bức xúc: “Chuyển từ giáo viên chủ nhiệm sang dạy bộ môn Lịch sử và Địa lý không có văn bản nào, cho giáo viên nghỉ dạy cũng không có văn bản nào. Thế thử hỏi từ trước nay nhà trường điều hành theo pháp chế hay cá nhân?”.
Để làm rõ vấn đề mà cô Tuất bức xúc cầu cứu, Truyền hình Người đưa tin pháp luật tìm đến trường Tiểu học Sài Sơn B để tìm hiểu, ghi nhận thông tin.
Tuy nhiên, ngôi trường này luôn “cửa đóng then cài”. Cán bộ, nhân viên của trường có những biểu hiện vi phạm Luật Báo chí một cách nghiêm trọng như liên tục tìm cách ngăn cản PV tiếp cận... Dù trước đó, Thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã có công văn số 54/TTr, hướng dẫn PV làm việc trực tiếp với hiệu trưởng nhà trường.
Dư luận hoài nghi việc cô Tuất đang gặp phải những khó khăn trên là đòn trả thù có chủ đích khi đứng ra tố cáo tiêu cực của lãnh đạo nhà trường.
Nhưng Truyền hình Người đưa tin thì không muốn tin điều đó nên vẫn cố gắng liên hệ với BGH nhà trường bằng nhiều cách, cả trực tiếp và gián tiếp, cả nhắn tin và gọi điện dù những cuộc điện thoại đi chỉ nhận được những tiếng kêu tút tút vô nghĩa…
Gần 30 năm đứng lớp, cống hiến cho công tác “trồng người”, vợ chồng cô Nguyễn Thị Tuất và thầy Phan Viết Nhân luôn là giáo viên gương mẫu, đạt nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và thi đua. Riêng cô Tuất đã có 6 năm liên tục đạt Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở, từng đạt giải Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Thế nhưng, chỉ vì dám đứng lên đấu tranh, vạch trần những dấu hiệu sai phạm, tiêu cực của nhà trường, nay lại có nguy cơ phải... ra khỏi ngành.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước NPT - người đang giương cao ngọn cờ phòng chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại hội nghị về xây dựng Đảng rằng: “Chúng ta phải có dũng khí, dám thẳng thắn bảo vệ cái đúng, kiên quyết can ngăn những việc làm không đúng, chống cho được tệ bè phái, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ và cũng không để bị lợi ích nào cám dỗ, không để bị chi phối bởi quan hệ cá nhân, thân quen không trong sáng. Kiên quyết chống tham nhũng trong công tác cán bộ”.
---------------------------------------------
Cần 3 đến 5 năm nữa mới có giải pháp tổng thể cho tình trạng bụi mịn
Thứ 4, 24/03/2021 | 18:00
GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng để có thể đưa ra giải pháp tổng thể cho tình trạng bụi mịn hiện nay, Việt Nam cần ít nhất từ 3 đến 5 năm nữa.
Suốt những năm qua, liên tục phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động. Có những thời điểm, tỉ lệ bụi mịn ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP. lến rất cao. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do khói bụi từ các phương tiện giao thông, các hoạt động đốt rơm rạ của người dân hay khói bụi từ khu công nghiệp, công trình, nhà máy...
Điều ảnh anh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Vì vậy, giải pháp để làm giảm tình trạng bụi mịn ở những thành phố lớn được người dân vô cùng quan tâm. Tại buổi tọa đàm Kinh tế Môi trường – Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam diễn ra vào sáng 24/3 tại , các chuyên gia đã có những chia sẻ về việc làm thế nào để phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
Tại buổi tọa đàm, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban nghiên cứu khoa học Môi trường Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã khẳng định, với kích thước rất nhỏ, bụi mịn gây ra rất nhiều loại bệnh.
"WTO khuyến cáo bụi mịn gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe. Với kích thước rất nhỏ, bụi mịn gây ra rất nhiều loại bệnh. Hiện nay tỉ lệ bụi mịn đang ở mức rất cao. Trong đó, bụi mịn chia thành sơ cấp và bụi mịn thứ cấp. Nguồn gốc phát sinh bụi mịn từ xe máy, công trình xây dựng...", GS.TS Hoàng Xuân Cơ chia sẻ.
GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho biết, vẫn chưa thể tìm ra giải pháp nào thực sự hoàn chỉnh cho vấn đề bụi mịn. Ông cho rằng, cần phải có một quãng thời gian khá lâu thì chúng ta mới có thể đưa ra được giải pháp tổng thể nhất: "Tôi cho rằng, phải mất ít nhất khoảng 3 -5 năm nữa mới có giải pháp tổng thể cho tình trạng hiện nay".
Ngoài vấn đề trên, nhiều vấn đề khác cũng được các chuyên gia đưa ra thảo luận ở tọa đàm. TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng bộ môn Luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội cho biết, Việt Nam sẽ sớm hình thành nền kinh tế tuần hoàn: "Nền kinh tế xanh có rất nhiều định nghĩa khác nhau, như PGS.TS Trương Mạnh Tiến nói hướng đến một nền kinh tế không rác thải. Để hướng đến một nền kinh tế xanh các nước thường qua một bước trung gian là kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc sử dụng nguyên liệu càng ít càng tốt".
"Về pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường 1993 đã nhắc đến nhưng mãi đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đưa vào tại điều 142. Tại Việt Nam sắp tới, luật mới có hiệu lực theo khoản 1, điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ở Đức, khoảng 1996 – 2000 vấn đề này đã được vào luật, và rất cụ thể. Giữa 2 nền kinh tế Việt Nam ở Đức rất khác nhau. Trong tương lai, khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được đưa vào thì 5 – 10 năm tới sẽ tạo ra hình hài về nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam", TS Nguyễn Văn Phương cho biết thêm.
16/03/2021 14:34
Sau khi công khai tố cáo, đấu tranh chống tiêu cực, một số giáo viên của trường Tiểu học Sài Sơn B, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã phải gửi đơn cầu cứu nhiều nơi vì bị trù dập, trả thù, thậm chí bị hành hung ngay trên bục giảng.
Theo nghiên cứu, tìm hiểu của Truyền hình Người đưa tin pháp luật: bà Nguyễn Thị Tuất ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội, hiện là giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn B. Sau khi tố cáo một số sai phạm trong phân công chuyên môn, thu chi tài chính, giáo viên này có biểu hiện bị trù dập từ chính lãnh đạo trực tiếp của mình. Chồng của bà Tuất là thầy giáo trường Tiểu học Sài Sơn B, cũng chung hoàn cảnh với vợ.
Theo tìm hiểu, cô giáo Nguyễn Thị Tuất có thâm niên gần 30 năm công tác tại trường Tiểu học Sài Sơn (sau tách ra thành Sài Sơn A và Sài Sơn , gắn bó và đào tạo nhiều thế hệ con em nhân dân địa phương.
Cô Tuất cho biết: “Tôi về công tác tại trường Tiểu học Sài Sơn từ năm 1991. Lúc đấy, trường chưa tách, rất nhiều phụ huynh tín nhiệm tôi và nhiều người lên ban giám hiệu xin để con em của họ được học lớp của tôi”.
Năm 2019, cô cùng chồng của mình là thầy giáo Phan Viết Nhân giảng dạy tại trường Tiểu học Sài Sơn B, phát hiện và tố cáo lãnh đạo nhà trường thu nhiều khoản phí vô lý. Vụ việc đã làm dư luận xôn xao và phụ huynh học sinh thì rất đồng tình với việc làm của vợ chồng cô Tuất.
Nhưng sau vụ việc trên, công tác giảng dạy của hai vợ chồng cô gặp nhiều khó khăn. Sức ép từ Ban giám hiệu (BGH) trường Tiểu học Sài Sơn B đã khiến cô không được đảm nhiệm vai trò giáo viên chủ nhiệm như trước đây. Thay vào đó, cô bị giao phó làm nhiều công việc không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên như: Lao động vệ sinh, trực thay bảo vệ, phòng chống dịch, giáo viên dự bị,... Thầy Nhân - chồng cô Tuất thì bị chuyển khối dạy thường xuyên.
Thầy Phan Viết Nhân, giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn B (chồng cô Tuất), chia sẻ: “Thực tế, 2 vợ chồng tôi đều là người dám nói ra những điều mà từ trước đến nay chưa ai dám nói về thu chi và chuyên môn giáo viên của nhà trường. Nhiều khoản thu của nhà trường không minh bạch với phụ huynh, nhà trường ra sai đề rất nhiều lần, có những năm đề thi phải hủy bỏ cho học sinh thi lại,... Chính vì vậy, vợ chồng tôi phải chịu áp lực từ nhà trường, tôi bị đẩy từ khối 5 xuống dạy khối 3, vợ tôi đẩy từ khối 2 lên dạy khối 4-5”.
Cô Tuất ngậm ngùi cho biết, năm học 2018 - 2019, lớp 2A do cô chủ nhiệm có 4 phụ huynh gửi đơn lên nhà trường yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm vì cho rằng cô Tuất vi phạm đạo đức, đối xử với anh em, hàng xóm không tốt. Dù sau đó, đa số phụ huynh lớp 2A đã có đơn đề nghị gửi BGH nhà trường cho cô tiếp tục dạy học, nhưng nhà trường vẫn chuyển cô Tuất sang chủ nhiệm lớp 2D.
Năm học 2019 - 2020, chấp hành theo sự phân công của BGH nhà trường, cô Tuất chủ nhiệm lớp 2D. Trong quá trình giảng dạy, BGH không cho cô Tuất dạy buổi 2, mặc dù gần 100% phụ huynh có đơn đề nghị cho cô được tiếp tục dạy học. Cuối năm học, các em học sinh lớp 2D đều tiến bộ, phụ huynh ghi nhận, nhưng vẫn bị hội đồng nhà trường xếp loại cô Tuất không hoàn thành nhiệm vụ nhằm mục đích để năm học sau không cho cô làm GVCN và buộc thôi việc. Năm học 2020 - 2021, cô Tuất bất ngờ được BGH nhà trường phân công đảm nhiệm dạy 2 môn Lịch sử và Địa lý của khối 4 và khối 5, môn học không phải là thế mạnh về chuyên môn của cô. Nhưng không lâu sau, lại xuất hiện nhiều đơn đề nghị không cho cô Tuất giảng dạy từ phụ huynh ở các lớp khối 5.
Lúc này, cô Tuất tiếp tục bị phân công làm các công việc khác như vệ sinh, trực công tác phòng dịch, làm giáo viên dự bị,... Điều này khiến cô Tuất vô cùng bức xúc và ấm ức. Bởi lẽ, từ một giáo viên gần 30 năm gắn bó với nghề “gõ đầu trẻ”, phụ trách các khối 1-2-3 tại trường Tiểu học Sài Sơn B cùng nhiều thành tích tốt trong công tác giảng dạy lại bất ngờ bị chuyển sang dạy cho các lớp khối 4 - 5 và phân công cô làm những công việc trái với chức năng nhiệm vụ của một nhà giáo sắp tuổi nghỉ hưu.
“Năm học 2019-2020, tôi đã phát hiện và chỉ cho ban giám hiệu nhà trường những khoản thu sai quy định, không được nhà nước cho phép như tiền điện, tiền vệ sinh… Vì phát hiện những lỗi sai đó mà ban giám hiệu nhà trường dồn tôi đến chân tường. Nhà trường chuyển tôi từ giáo viên chủ nhiệm khối 2 sang dạy khối 4-5. Được 1 thời gian thì bảo tôi do phụ huynh có đơn nên không cho tôi dạy học và bắt tôi làm vệ sinh thì tôi cũng đi, bắt tôi làm chống dịch, bắt tôi ngồi phòng chờ như bảo vệ tôi cũng làm, đến khi tôi làm hết việc thì bảo tôi nghỉ dạy. Tôi hỏi căn cứ đâu cho tôi nghỉ dạy, thì ban giám hiệu bảo tôi xuống hỏi phòng GD&ĐT, cấp trên cũng đồng ý như vậy rồi. Điều này khiến tôi bức xúc và buộc phải đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân”, cô Tuất bức xúc nói.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian cô giảng dạy các lớp ở khối 4-5, đã không ít lần cô bị các cháu học sinh khối 5 quấy rối, hành hung, bắn đạn giấy vào người.
Về việc này, cô Tuất cho hay: “Vào ngày 18/01/2021, Sở GD&ĐT có về trường kiểm tra về vấn đề thu chi này. Hai hôm sau tôi đi dạy, lên lớp học sinh các lớp khối 5 liên tục quậy phá, lấy thước, lấy dép dứ vào mặt tôi, tôi cũng không mắng, bảo các con không được làm thế. Đến tiết học lớp 5D, các cháu trùm áo đồng phục lên cướp đồ của tôi, lấy thước đánh tôi, dùng dây chun bắn giấy vào mắt tôi. Tôi đã nhiều lần báo cáo việc này các buổi họp hội đồng, họp tổ, báo cáo cả bằng văn bản nhưng hiệu trưởng bảo tôi không thấy báo cáo gì”.
Nghiêm trọng hơn, hiện cô Tuất đang bị cho nghỉ dạy ở nhà không lý do. Cô Tuất cho rằng, việc BGH nhà trường không cho cô lên lớp giảng dạy mà không hề có văn bản, quyết định nào của Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hà Nội hay Bộ Giáo dục là việc làm trái với quy định pháp luật. Hơn nữa, cô Tuất còn cảm thấy, đó là những hành vi trù dập, hãm hại đến danh dự và công tác giảng dạy của cả hai vợ chồng mình nhằm mục đích giải quyết tư thù cá nhân.
Thầy Phan Viết Nhân bức xúc: “Chuyển từ giáo viên chủ nhiệm sang dạy bộ môn Lịch sử và Địa lý không có văn bản nào, cho giáo viên nghỉ dạy cũng không có văn bản nào. Thế thử hỏi từ trước nay nhà trường điều hành theo pháp chế hay cá nhân?”.
Để làm rõ vấn đề mà cô Tuất bức xúc cầu cứu, Truyền hình Người đưa tin pháp luật tìm đến trường Tiểu học Sài Sơn B để tìm hiểu, ghi nhận thông tin.
Tuy nhiên, ngôi trường này luôn “cửa đóng then cài”. Cán bộ, nhân viên của trường có những biểu hiện vi phạm Luật Báo chí một cách nghiêm trọng như liên tục tìm cách ngăn cản PV tiếp cận... Dù trước đó, Thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã có công văn số 54/TTr, hướng dẫn PV làm việc trực tiếp với hiệu trưởng nhà trường.
Dư luận hoài nghi việc cô Tuất đang gặp phải những khó khăn trên là đòn trả thù có chủ đích khi đứng ra tố cáo tiêu cực của lãnh đạo nhà trường.
Nhưng Truyền hình Người đưa tin thì không muốn tin điều đó nên vẫn cố gắng liên hệ với BGH nhà trường bằng nhiều cách, cả trực tiếp và gián tiếp, cả nhắn tin và gọi điện dù những cuộc điện thoại đi chỉ nhận được những tiếng kêu tút tút vô nghĩa…
Gần 30 năm đứng lớp, cống hiến cho công tác “trồng người”, vợ chồng cô Nguyễn Thị Tuất và thầy Phan Viết Nhân luôn là giáo viên gương mẫu, đạt nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và thi đua. Riêng cô Tuất đã có 6 năm liên tục đạt Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở, từng đạt giải Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Thế nhưng, chỉ vì dám đứng lên đấu tranh, vạch trần những dấu hiệu sai phạm, tiêu cực của nhà trường, nay lại có nguy cơ phải... ra khỏi ngành.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước NPT - người đang giương cao ngọn cờ phòng chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại hội nghị về xây dựng Đảng rằng: “Chúng ta phải có dũng khí, dám thẳng thắn bảo vệ cái đúng, kiên quyết can ngăn những việc làm không đúng, chống cho được tệ bè phái, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ và cũng không để bị lợi ích nào cám dỗ, không để bị chi phối bởi quan hệ cá nhân, thân quen không trong sáng. Kiên quyết chống tham nhũng trong công tác cán bộ”.
---------------------------------------------
Cần 3 đến 5 năm nữa mới có giải pháp tổng thể cho tình trạng bụi mịn
Thứ 4, 24/03/2021 | 18:00
GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng để có thể đưa ra giải pháp tổng thể cho tình trạng bụi mịn hiện nay, Việt Nam cần ít nhất từ 3 đến 5 năm nữa.
Suốt những năm qua, liên tục phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động. Có những thời điểm, tỉ lệ bụi mịn ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP. lến rất cao. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do khói bụi từ các phương tiện giao thông, các hoạt động đốt rơm rạ của người dân hay khói bụi từ khu công nghiệp, công trình, nhà máy...
Điều ảnh anh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Vì vậy, giải pháp để làm giảm tình trạng bụi mịn ở những thành phố lớn được người dân vô cùng quan tâm. Tại buổi tọa đàm Kinh tế Môi trường – Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam diễn ra vào sáng 24/3 tại , các chuyên gia đã có những chia sẻ về việc làm thế nào để phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
Tại buổi tọa đàm, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban nghiên cứu khoa học Môi trường Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã khẳng định, với kích thước rất nhỏ, bụi mịn gây ra rất nhiều loại bệnh.
"WTO khuyến cáo bụi mịn gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe. Với kích thước rất nhỏ, bụi mịn gây ra rất nhiều loại bệnh. Hiện nay tỉ lệ bụi mịn đang ở mức rất cao. Trong đó, bụi mịn chia thành sơ cấp và bụi mịn thứ cấp. Nguồn gốc phát sinh bụi mịn từ xe máy, công trình xây dựng...", GS.TS Hoàng Xuân Cơ chia sẻ.
GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho biết, vẫn chưa thể tìm ra giải pháp nào thực sự hoàn chỉnh cho vấn đề bụi mịn. Ông cho rằng, cần phải có một quãng thời gian khá lâu thì chúng ta mới có thể đưa ra được giải pháp tổng thể nhất: "Tôi cho rằng, phải mất ít nhất khoảng 3 -5 năm nữa mới có giải pháp tổng thể cho tình trạng hiện nay".
Ngoài vấn đề trên, nhiều vấn đề khác cũng được các chuyên gia đưa ra thảo luận ở tọa đàm. TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng bộ môn Luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội cho biết, Việt Nam sẽ sớm hình thành nền kinh tế tuần hoàn: "Nền kinh tế xanh có rất nhiều định nghĩa khác nhau, như PGS.TS Trương Mạnh Tiến nói hướng đến một nền kinh tế không rác thải. Để hướng đến một nền kinh tế xanh các nước thường qua một bước trung gian là kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc sử dụng nguyên liệu càng ít càng tốt".
"Về pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường 1993 đã nhắc đến nhưng mãi đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đưa vào tại điều 142. Tại Việt Nam sắp tới, luật mới có hiệu lực theo khoản 1, điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ở Đức, khoảng 1996 – 2000 vấn đề này đã được vào luật, và rất cụ thể. Giữa 2 nền kinh tế Việt Nam ở Đức rất khác nhau. Trong tương lai, khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được đưa vào thì 5 – 10 năm tới sẽ tạo ra hình hài về nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam", TS Nguyễn Văn Phương cho biết thêm.
Đàm Linh-Thanh Huyền
Thanked by 1 Member:
|
|
#1241
Gửi vào 24/03/2021 - 20:39
Tai nạn hy hữu, 3 phi công chiến đấu Nga thiệt mạng vì bị phóng ra khi máy bay còn trên mặt đất
Thứ tư, ngày 24/03/2021
Một máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire của Nga hôm 23/3 đã gặp một tai nạn hy hữu tại căn cứ ở Kaluga, khiến 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Theo Hãng thông tấn TASS ngày 23/3, khi một máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đang tiến hành huấn luyện trên mặt đất tại căn cứ Shaikovka gần thành phố Kaluga, do phản ứng bất thường của hệ thống phóng, cả 4 thành viên phi hành đoàn đã bị phóng ra khỏi buồng lái khi máy bay còn đang ở mặt đất và rơi xuống sau khi được phóng tới độ cao mà dù chưa thể mở được. Ba người đã chết vì bị thương quá nặng, người còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện. Không có thêm thương vong của dân thường trong vụ tai nạn này.
Được biết, chiếc Tu-22M3 tại căn cứ Shaikovka ở Kaluga đang tiến hành huấn luyện. Một trong ba thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong vụ tai nạn là Trung đoàn trưởng, lúc đó ông đang ngồi trên ghế huấn luyện viên của chiếc máy bay ném bom. Để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã cử một nhóm điều tra tới căn cứ Kaluga để tiến hành điều tra.
Tu-22M3 Backfire là loại máy bay ném bom siêu thanh được phát triển từ thời Liên Xô, được thiết kế kiểu cánh biến đổi (cánh cụp cánh xòe) và có thể mang vũ khí hạt nhân để tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất. Quân đội Nga đã sử dụng loại máy bay ném bom này để tấn công lực lượng khủng bố ở Syria; nó cũng được sử dụng trong cuộc xung đột Nga - Gruzia hồi năm 2008 và 1 chiếc Tu-22M3 thuộc Trung đoàn hàng không 52 ném bom hạng nặng Lực lượng Cận vệ đã bị hỏa lực phòng không của Gruzia bắn hạ. Lần gần đây nhất loại máy bay này gặp nạn là vào tháng 1 năm 2019. Một chiếc Tu-22M3 bị rơi khi hạ cánh ở Murmansk Oblast, khiến 3 trong số 4 người trên máy bay thiệt mạng. Máy bay ném bom Tu-22M3 cũng thường tham dự lễ duyệt binh trong Ngày Chiến thắng Nga, đặc biệt là đội hình máy bay ném bom bay qua Quảng trường Đỏ, chủ yếu được cất cánh từ căn cứ Shaikovka.
Nga có kế hoạch nâng cấp khoảng 30 chiếc Tu-22 M3 thành phiên bản Tu-22 M3 M tại nhà máy Kazan trước năm 2021-2021, kéo dài tuổi thọ lên 40 năm, đồng thời hoàn thiện hàng loạt vũ khí tấn công cho loại máy bay này. Sự xuất hiện những máy bay ném bom như vậy về cơ bản có thể thay đổi cán cân lực lượng tại một khu vực.
Đây là một nguyên nhân khiến Mỹ lo ngại. Hải quân Mỹ hiện khó cải thiện hệ thống phòng thủ. Ít nhất là hiện tại, người Mỹ đã cảm thấy bất lực với Tu-22 M3 và các loại vũ khí mới của nó.
Trang tin Sohu (Trung Quốc) ngày 24/3 dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Hệ thống phóng dù cứu sinh đã có sự cố, độ cao của chiếc dù không đủ và 3 thành viên phi hành đoàn đã bị thiệt mạng".
Một nhóm chuyên gia đã được cử đến hiện trường gần Kaluga, cách thủ đô Moscow khoảng 190 km về phía Tây Nam để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Chuyên gia người Nga Alexander Drobishevsky cho rằng điều này trông không chỉ bất ngờ mà còn có chút kỳ lạ. Bộ Quốc phòng đã thông báo rất nhanh rằng "hệ thống phóng dù cứu sinh đã vô tình được kích hoạt trong quá trình chuẩn bị thường lệ cho chuyến bay trên mặt đất". Cũng có người nói rằng khi máy bay đang tăng tốc để rời khỏi mặt đất, một trường hợp khẩn cấp đã xảy ra trong quá trình cất cánh, nhưng sau đó nó đã được loại trừ.
Điều gì xảy ra tại sân bay quân sự Shaikovka ở Kaluga, nơi đóng quân của Trung đoàn ném bom hạng nặng cận vệ 52, gồm các máy bay Tu-95MS Bear và Tu-22 M3 Backfire.
Được biết trước đó, vào ngày 20/3, các máy bay của trung đoàn đã tham gia một cuộc diễn tập hàng không chiến lược. Các máy bay Tu-95MS Bear gần đây đã bay qua Thái Bình Dương khiến người Nhật tức giận. Rất có thể, chuyến bay buổi sáng của chiếc Tu-22 M3 là một phần của hoạt động này. Trên máy bay còn có Trung đoàn trưởng, Đại tá Bellos Yanuzawa (với tư cách là huấn luyện viên), điều này khẳng định tầm quan trọng của chuyến bay và đặc điểm của nhiệm vụ cần hoàn thành.
Trong giả thuyết thứ nhất - hệ thống phóng vô tình được kích hoạt. Trên máy bay Tu-22 M3 có một nút phóng cưỡng bức, trong trường hợp khẩn cấp, chỉ huy phi hành đoàn có thể cưỡng chế phóng tất cả mọi người lên trời bằng cách nhấn nút phóng bốn ghế cùng một lúc. Mỗi thành viên phi hành đoàn đều có nút phóng ghế của riêng mình. Trong trường hợp này, có vẻ như quyết định phóng tùy thuộc vào tình huống, hoặc do nhầm lẫn - đã được đưa ra bởi người chỉ huy là Đại tá Bellos. Kết quả là ba phi công thiệt mạng, nhưng một trong số họ đã sống sót.
Giả sử cơ trưởng vô tình nhấn nút. Ông ta bay với tư cách là một kiểm soát viên, rất có thể ngồi vào chiếc ghế phi công bên phải – phi công phụ. Máy bay đang chuẩn bị cất cánh, tức là động cơ tuabin đã khởi động, khi đó các phi công phải đeo tai nghe an toàn và thắt dây an toàn. Nếu họ không làm điều này, đó là một vi phạm rất nghiêm trọng. Họ là những người có kinh nghiệm phong phú và đã tham gia vào chiến dịch ở Syria, đó là một trải nghiệm cuộc sống dày dạn.
Nếu tình huống như thế xảy ra, mọi thứ đều có thể được giải thích. Những người bị bắt vẫn sống sót, còn những người khác bị ném lên không trung mà không có dù. Trong trường hợp này, họ thực sự không có cơ hội được cứu. Xin lưu ý một dòng khác trong báo cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Nga về thảm kịch này: "Do không đủ độ cao để mở dù, ba thành viên phi hành đoàn đã bị thương khi rơi xuống”. Nói cách khác, dù cứu sinh đã không hoạt động.
Chuyên gia hàng không quân sự Alexander Drobishevsky nói: "Hệ thống máy phóng Tu-22 M3 đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn, ngay cả khi được kích hoạt từ mặt đất". Ví dụ, những tình huống tương tự đã xảy ra trước đây với chiếc Su-24 trong máy bay ném bom ở mặt trận, phi công nhiều lần "tự phóng" khỏi mặt đất. Ở chiếc máy bay này, nhà thiết kế thậm chí còn phải cải tiến ghế phóng để nó "thông minh" hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi vô tình bị phóng khỏi mặt đất, phi công vẫn sống sót. Không quân Nga cũng nhận thấy rằng trình tự phóng phi công không được hoan nghênh này thường gặp vấn đề.
Hiện nay, chưa ai đưa ra kết luận về thảm kịch ở sân bay Shaikovka khiến 3 phi công máy bay ném bom chiến lược thiệt mạng. Nguyên nhân vụ tai nạn phải chờ ủy ban điều tra tai nạn máy bay công bố. Hộp đen đã được niêm phong và tất cả các bản ghi âm các cuộc trò chuyện đã được kiểm tra. Do đó, bất kỳ phiên bản nào cũng đều chỉ là phỏng đoán và giả thuyết. Chỉ sau khi báo cáo của ủy ban được công bố, nếu các kết quả điều tra được cho là phù hợp, mới có thể được biết các chi tiết.
Cũng có thể trong giai đoạn này của chuyến bay, một tình huống bất ngờ đã xảy ra. Những gì xảy ra trong thực tế chỉ là một phần của giả thuyết, bởi vì người chỉ huy đã quyết định phóng tất cả các thành viên phi hành đoàn. Có thể máy bay không còn ở vị trí nằm ngang, chiếc ghế không được đẩy lên trên mà bay sang một bên, và khi đó chiếc dù có thể sẽ không thể bung ra. Tất nhiên đây chỉ là những giả định. Chỉ người phi công sống sót mới có thể nói ra tình huống thật khi đó.
--------------------------------------------------------------------------------------
Điện mặt trời vỏ bọc trang trại: Trục lợi chính sách, ai chịu trách nhiệm?
24/03/2021
Địa phương buông lỏng sau cấp phép, phía điện lực chỉ cốt ký được hợp đồng... khiến chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời bị bóp méo.
Nhiều chủ đầu tư xin đất làm trang trại nhưng không hề làm trang trại. Địa phương sau khi cấp phép thì gần như buông, không kiểm tra hoặc kiểm tra thấy việc sử dụng đất không đúng mục đích cũng không có biện pháp xử lý. Trong khi đó, phía điện lực khi ký hợp đồng mua bán điện không cần biết trang trại nuôi con gì, trồng cây gì... Tất cả đã khiến cho chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời bị bóp méo, lợi dụng.
Trang trại không sản xuất, chính quyền “bó tay”
Tương tự như khu vực Tây Nguyên hay tỉnh Sơn La, hiện tỉnh Ninh Thuận có khoảng 200 dự án trang trại nông nghiệp làm điện mặt trời.
Trong đó, ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải có 6 trang trại, tổng diện tích trên 110.000m2. Theo một lãnh đạo xã Xuân Hải, tất cả 6 trang trại này đều đang bán điện cho công ty điện lực. Riêng các hoạt động về nông nghiệp, chăn nuôi theo mục đích sử dụng đất ban đầu thì “vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện”.
Tại xã Phước Trung (huyện Bác Ái) cũng có tới 5 trang trại nông nghiệp sản xuất điện mặt trời áp mái. Ông Đạo Văn Linh, Phó chủ tịch UBND xã cho biết, trong số này có 4 trang trại đang hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi theo kiểu “cho có”, chủ yếu là đầu tư làm điện mặt trời để bán.
“Khi cán bộ xã đi kiểm tra có phát hiện họ chưa thực hiện đúng như đăng ký. Các đợt kiểm tra sắp tới, nếu thấy các trang trại này không thực hiện mô hình trang trại, xã sẽ báo cáo huyện để xử lý”, ông Linh nói.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Hải, qua kiểm tra vào cuối năm 2020 thì có đến 70% trang trại chủ yếu hoạt động kinh doanh điện mặt trời áp mái. Đa số các trang trại đều nêu lý do để trì hoãn hoạt động của trang trại nông nghiệp đã đăng ký như “đang trong quá trình hoàn thiện” hoặc “đang tìm nguồn nước để thực hiện việc trồng cây, chăn nuôi”.
“Trong thời gian 1 năm, nếu phát hiện không thực hiện theo đúng hồ sơ đăng ký thì Phòng Nông nghiệp sẽ loại tên chủ đất ra khỏi danh sách đăng ký kinh tế trang trại và báo cáo cấp trên, các đơn vị liên quan để xử lý”, vị này cho biết.
Theo thống kê của Công ty Điện lực Ninh Thuận, đến đầu tháng 3/2021, số dự án nông nghiệp kết hợp làm mặt trời trên mái đã ký hợp đồng mua bán điện là 217, trong đó số dự án có công suất trên 200KW là 120 dự án.
EVN đã lường trước và báo cáo Bộ Công thương?
Trao đổi với Báo Giao thông về quy trình thủ tục, điều kiện xét duyệt để thực hiện đấu nối, mua điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà dưới hình thức trang trại nông nghiệp dưới 1MW, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cho biết, việc đấu nối thực hiện theo các văn bản hướng dẫn về đấu nối và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, dự án có công suất dưới 1MW không cần bổ sung quy hoạch, không cần có giấy chứng nhận điện lực hay phải thông qua chính quyền địa phương để xin cấp giấy phép xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
Chỉ đến khi chủ đầu tư có văn bản đề nghị cung cấp một điểm đấu nối và các đơn vị điện lực của EVN xét thấy khu vực đấu nối không ảnh hưởng đến trạm biến áp tại khu vực, đảm bảo về mặt kỹ thuật mới thỏa thuận đấu nối.
Lúc này, chủ đầu tư mới phải bổ sung xác nhận của UBND xã, huyện về khai báo xây dựng trang trại trong hồ sơ đăng ký thoả thuận đấu nối điện, hợp đồng mua bán điện để xác nhận giá mua bán điện theo quy định và cam kết tự chịu trách nhiệm về công trình xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định pháp luật.
Liên quan tới việc khai báo xây dựng trang trại như thế nào là đúng, đại diện EVN cho rằng, trong Quyết định 11 và 13 đều không có ràng buộc gì về việc vấn đề này và hướng dẫn như thế nào từ cấp xã, huyện hay tỉnh, thành phố.
Vị này cũng thừa nhận, thực trạng “lách” chính sách mà Báo Giao thông phản ánh cũng chính là điều EVN đã lường từ trước và đã có nhiều văn bản báo cáo lên Bộ Công thương. EVN cũng không có thẩm quyền để kiểm tra việc đó, vì EVN cũng chỉ là doanh nghiệp với chức năng nghiên cứu thẩm định đấu nối, mua điện, được ủy quyền của các cơ quan Nhà nước với mức giá và mẫu hợp đồng cố định.
Trong khi đó, điện lực các địa phương khi được hỏi cũng đều “đẩy” trách nhiệm về phía địa phương.
Ông Hà Văn Chương, Phó giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk cho biết: “Đối với quy trình đấu nối điện mặt trời mái nhà, cần phải tách bạch hai vấn đề, thứ nhất là không phải có trang trại (nuôi còn gì, trồng cây gì - PV) rồi mới cho làm.
Điện mặt trời mái nhà là làm những gì ở trên mái. Điện lực xuống thấy có mái nhà, khảo sát tính toán, nếu được thì thỏa thuận đấu nối. Việc cấp phép xây dựng, đất đai có chuyển đổi mục đích, có làm trang trại hay không là trách nhiệm của địa phương. Việc này thì điện lực không quan tâm vì không thuộc thẩm quyền”.
Ông Võ Ngọc Quý, Phó giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai cũng cho rằng, ngoài các hồ sơ, thủ tục, điều kiện quy định tại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, đấu nối điện, Điện lực Gia Lai không được phép đòi hỏi các điều kiện, thủ tục, giấy tờ nào khác không thuộc thẩm quyền của đơn vị, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Ông Hồ Thái Yên Kha, Phó giám đốc Công ty Điện lực Ninh Thuận cũng cho biết, việc các hộ đăng ký hoạt động trang trại thì chịu sự quản lý của địa phương.
Khi địa phương kiểm tra phát hiện việc nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết hoàn toàn có thể rút giấy phép hoạt động trang trại. Từ đó, ngành điện có cơ sở để chấm dứt hợp đồng mua điện.
“Tuy nhiên, đến nay chưa có trường hợp nào từ địa phương đề xuất ngành điện lực cắt điện vì vi phạm đăng ký sử dụng đất. Hiện đang xảy ra tình trạng thừa điện trên mạng lưới điện, trung bình mỗi ngày vẫn đang cắt khoảng 30-50% điện năng đấu nối vào mạng lưới điện do công ty quản lý”, ông Kha thông tin.
Với cách giải thích như trên từ phía ngành Điện lực, có thể thấy đang có sự dễ dãi trong việc ký hợp đồng mua bán điện đối với các dự án núp bóng vỏ bọc trang trại. Đây có lẽ chính là nguyên nhân hàng loạt các dự án điện mặt trời dưới 1MW ồ ạt được xây dựng thời gian qua.
Địa phương làm ngơ?
Có thể nói, nhiều chủ đầu tư sẽ không thể dễ dàng “vẽ” dự án trang trại nông nghiệp rồi núp bóng làm điện mặt trời bán cho Nhà nước với giá cao, nếu như không có sự “giúp sức” từ phía chính quyền địa phương.
Theo ông Trần Duy Trinh, Phó Tổng giám đốc điện lực Sơn La, chính sách mua điện áp mái là mua lại điện dư thừa của người dân, doanh nghiệp làm hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, mái xưởng, chứ không phải mua lại điện của doanh nghiệp dựng nhà xưởng, làm mái để sản xuất điện.
“Ngành điện có nhìn thấy những bất cập nhưng trong hướng dẫn của EVN thì nêu rõ là phải tạo mọi điều kiện cho các chủ đầu tư. Trong khi các điều kiện lại rất đơn giản”, ông Trinh nói.
Một trong những điều kiện “rất đơn giản” chính là dòng xác nhận của chủ tịch xã hoặc các cơ quan chuyên môn một cách chung chung như “ông A, bà B có số CMND, địa chỉ… đã và đang thực hiện làm trang trại”. Và ngành điện chỉ cần căn cứ vào đó, cùng với các điều kiện đi kèm đơn giản khác là ký hợp đồng.
Điển hình như trường hợp Công ty Anh Khoa (Sơn La), ngày 11/12/2020, Giám đốc công ty có đơn xin xác nhận gửi Phòng NN&PTNT huyện Sông Mã và nhanh chóng được cơ quan này đóng dấu xác nhận: “Hiện nay công ty đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm”.
Tuy nhiên khi trao đổi với PV, bà Cầm Thị Ngọc Yến, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Mã cho biết: “Đơn vị mới gửi hồ sơ tới Sở KH&ĐT xin lập chủ trương đầu tư trang trại, huyện mới dừng ở việc cho ý kiến, hồ sơ chưa phê duyệt”. Trước thông tin PV cung cấp là dự án đã bán điện, bà Yến khẳng định “sẽ giao các cơ quan chuyên môn của huyện để kiểm tra để xử lý theo quy định” (?)
Riêng tại huyện Mai Sơn, hiện đang có 12 công ty hoạt động theo mô hình trang trại có điện áp mái, nhiều nhất tỉnh Sơn La. Mặc dù đã liên hệ từ trước nhiều lần với lãnh đạo UBND huyện và các phòng ban chuyên môn nhưng khi PV đến làm việc thì lại nhận được sự đùn đẩy giữa các phòng của đơn vị này.
Ông Nguyễn Khắc Hào, Phòng NN&PTNT huyện cung cấp cho PV một bản danh sách các công ty mà theo ông, hiện các đơn vị này đều đã có các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo điều tra của PV, hoàn toàn không có đơn vị nào có dấu hiệu làm trang trại. Giải thích, ông Hào cho biết số liệu là “do xã xác nhận, từ tháng 11/2020 huyện chưa đi kiểm tra” (?).
Trong khi đó, phía lãnh đạo Điện lực Sơn La cho rằng, việc kiểm tra trang trại có hoạt động đúng hay không thì ngành điện không đủ thẩm quyền.
Để làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành liên quan đến các thủ tục cấp phép dự án trang trại, PV đã liên lạc với các Sở NN&PTNT, Sở Công thương tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, câu trả lời PV nhận được từ Sở NN&PTNT là “lãnh đạo bận họp chưa xếp được lịch”. Còn Sở Công thương cho rằng trách nhiệm liên quan ở đây là của điện lực tỉnh phải mua điện “theo đúng tinh thần là điện áp mái”.
Tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, PV được Chánh văn phòng UBND huyện giới thiệu làm việc với ông Nguyễn Duy Hoài, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện. Tuy nhiên, khi PV có mặt thì cấp dưới thông báo ông Hoài đi vắng. Sau đó, PV chủ động liên hệ với ông Hoài nhưng ông này không nghe máy.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch xã Ia Sao (huyện Ia Grai, Gia Lai) cho rằng: “Là chính quyền địa phương nhưng việc kiểm tra cũng khá ái ngại, vì đây là công trình điện nên doanh nghiệp khuyến cáo khi kiểm tra thì phải nói trước” (?).
Còn ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai khi được hỏi, cho biết Sở đã thành lập đoàn kiểm tra tình hình triển khai đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh, thời gian từ ngày 19/3 - 16/4 và sẽ có thông tin cụ thể sau.
Chủ tịch Sơn La yêu cầu làm rõ thông tin Báo Giao thông phản ánh
Ngày 22/3, UBND tỉnh Sơn La có Văn bản số 763/UBND-KT liên quan đến nội dung bài “Báo động làm điện mặt trời dưới vỏ bọc trang trại”, đăng trên Báo Giao thông ngày 22/3.
Văn bản nêu rõ, sau khi xem xét nội dung bài báo “Báo động làm điện mặt trời dưới vỏ bọc trang trại” trên Báo Giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Công ty Điện lực Sơn La, UBND các huyện, thành phố xác minh, báo cáo kết quả xác minh thông tin phản ánh các bất cập về phát triển điện mặt trời áp mái trang trại trong bài báo. Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/3/2021.
Sở TN&MT, Công ty Điện lực Sơn La, UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT báo cáo tình hình quản lý, phát triển điện mặt trời áp mái trang trại thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của ngành, đơn vị; gửi Báo cáo về Sở NN&PTNT để tổng hợp trước ngày 28/3/2021.
Tại tỉnh Sơn La, bên cạnh việc “vẽ” dự án trang trại trên giấy thì tất cả các dự án điện mặt trời áp mái đều giống nhau ở chỗ các đơn vị chủ động chia nhỏ một dự án cho nhiều công ty, sao cho công suất của mỗi công ty không quá 1 MW để dễ dàng được cấp phép và bán điện giá cao.
Điển hình là dự án trang trại của Công ty TNHH MTV Anh Khoa Tây Bắc thuộc bản Tiền Phong, xã Nà Ngựu, huyện Sông Mã. Cùng một thửa đất được lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái có tới 3 trạm biến áp, công suất khoảng 3MW được chia nhỏ cho 3 công ty, đều có quan hệ họ hàng với nhau.
Ông Trần Văn Kha, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nuôi trồng thủy hải sản Minh Kha thừa nhận, dự án chưa trồng trọt, chăn nuôi đã bán điện là sai và cho biết: “Diện tích đất làm điện đã được 3 công ty (Anh Minh SL; Anh Khoa Tây Bắc; Nuôi trồng thủy hải sản Minh Kha) mua lại với tổng diện tích hơn 3ha. Lỗi là tôi sai, hiện nay doanh nghiệp đã xin chủ trương làm dự án trang trại chăn nuôi bò, gà”.
Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Tuấn Dung Sơn La cho biết, không có trách nhiệm phải… giải thích việc trang trại hiện không có gì ngoài bán điện. Thay vào đó, vị này đưa ra quyết định của UBND tỉnh Sơn La chấp thuận cho đơn vị làm dự án nông nghiệp, cho phép đến quý V/2022 mới phải vận hành trang trại nuôi bò, gà (?!).
Bà Cầm Thị Hương, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ban cho biết, việc xác nhận trang trại phía đơn vị làm trực tiếp với UBND huyện. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, tờ khai kinh tế trang trại của Công ty Tuấn Dung được chính bà Hương xác nhận là “đúng sự thật”, để đơn vị này hoàn thiện hồ sơ ký hợp đồng bán điện cho Điện lực Sơn La.
Thủ tục cấp phép dự án trang trại thế nào?
Theo lãnh đạo Sở KH&ĐT một địa phương khu vực phía Bắc, một dự án trang trại nông nghiệp khi triển khai còn tùy thuộc vào dự án đã có trong quy hoạch hay chưa; đất thuộc loại gì, đã chuyển đổi mục đích sử dụng chưa… Nếu đủ các điều kiện thì việc cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ khoảng 2 tháng. Nếu chưa có trong quy hoạch thì phải đợi bổ sung quy hoạch.
Cơ bản tất cả dự án về mặt thủ tục, thời gian đều giống nhau. Nếu xin dự án làm điện mặt trời thì phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất sản xuất kinh doanh và tùy thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nếu chưa có quy hoạch thì phải bổ sung quy hoạch và phải phụ thuộc vào việc có được HĐND tỉnh đó có đồng ý hay không. Đồng thời phải nộp một khoản tiền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
“Thực sự dự án đang làm nông nghiệp mà kết hợp với điện áp mái thì rất tốt, nhưng nếu dự án lợi dụng để làm điện mặt trời mà mục tiêu chăn nuôi không thực hiện là chưa hợp lý, cần phải xem xét lại”, vị này nói.
Thứ tư, ngày 24/03/2021
Một máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire của Nga hôm 23/3 đã gặp một tai nạn hy hữu tại căn cứ ở Kaluga, khiến 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Theo Hãng thông tấn TASS ngày 23/3, khi một máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đang tiến hành huấn luyện trên mặt đất tại căn cứ Shaikovka gần thành phố Kaluga, do phản ứng bất thường của hệ thống phóng, cả 4 thành viên phi hành đoàn đã bị phóng ra khỏi buồng lái khi máy bay còn đang ở mặt đất và rơi xuống sau khi được phóng tới độ cao mà dù chưa thể mở được. Ba người đã chết vì bị thương quá nặng, người còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện. Không có thêm thương vong của dân thường trong vụ tai nạn này.
Được biết, chiếc Tu-22M3 tại căn cứ Shaikovka ở Kaluga đang tiến hành huấn luyện. Một trong ba thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong vụ tai nạn là Trung đoàn trưởng, lúc đó ông đang ngồi trên ghế huấn luyện viên của chiếc máy bay ném bom. Để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã cử một nhóm điều tra tới căn cứ Kaluga để tiến hành điều tra.
Tu-22M3 Backfire là loại máy bay ném bom siêu thanh được phát triển từ thời Liên Xô, được thiết kế kiểu cánh biến đổi (cánh cụp cánh xòe) và có thể mang vũ khí hạt nhân để tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất. Quân đội Nga đã sử dụng loại máy bay ném bom này để tấn công lực lượng khủng bố ở Syria; nó cũng được sử dụng trong cuộc xung đột Nga - Gruzia hồi năm 2008 và 1 chiếc Tu-22M3 thuộc Trung đoàn hàng không 52 ném bom hạng nặng Lực lượng Cận vệ đã bị hỏa lực phòng không của Gruzia bắn hạ. Lần gần đây nhất loại máy bay này gặp nạn là vào tháng 1 năm 2019. Một chiếc Tu-22M3 bị rơi khi hạ cánh ở Murmansk Oblast, khiến 3 trong số 4 người trên máy bay thiệt mạng. Máy bay ném bom Tu-22M3 cũng thường tham dự lễ duyệt binh trong Ngày Chiến thắng Nga, đặc biệt là đội hình máy bay ném bom bay qua Quảng trường Đỏ, chủ yếu được cất cánh từ căn cứ Shaikovka.
Nga có kế hoạch nâng cấp khoảng 30 chiếc Tu-22 M3 thành phiên bản Tu-22 M3 M tại nhà máy Kazan trước năm 2021-2021, kéo dài tuổi thọ lên 40 năm, đồng thời hoàn thiện hàng loạt vũ khí tấn công cho loại máy bay này. Sự xuất hiện những máy bay ném bom như vậy về cơ bản có thể thay đổi cán cân lực lượng tại một khu vực.
Đây là một nguyên nhân khiến Mỹ lo ngại. Hải quân Mỹ hiện khó cải thiện hệ thống phòng thủ. Ít nhất là hiện tại, người Mỹ đã cảm thấy bất lực với Tu-22 M3 và các loại vũ khí mới của nó.
Trang tin Sohu (Trung Quốc) ngày 24/3 dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Hệ thống phóng dù cứu sinh đã có sự cố, độ cao của chiếc dù không đủ và 3 thành viên phi hành đoàn đã bị thiệt mạng".
Một nhóm chuyên gia đã được cử đến hiện trường gần Kaluga, cách thủ đô Moscow khoảng 190 km về phía Tây Nam để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Chuyên gia người Nga Alexander Drobishevsky cho rằng điều này trông không chỉ bất ngờ mà còn có chút kỳ lạ. Bộ Quốc phòng đã thông báo rất nhanh rằng "hệ thống phóng dù cứu sinh đã vô tình được kích hoạt trong quá trình chuẩn bị thường lệ cho chuyến bay trên mặt đất". Cũng có người nói rằng khi máy bay đang tăng tốc để rời khỏi mặt đất, một trường hợp khẩn cấp đã xảy ra trong quá trình cất cánh, nhưng sau đó nó đã được loại trừ.
Điều gì xảy ra tại sân bay quân sự Shaikovka ở Kaluga, nơi đóng quân của Trung đoàn ném bom hạng nặng cận vệ 52, gồm các máy bay Tu-95MS Bear và Tu-22 M3 Backfire.
Được biết trước đó, vào ngày 20/3, các máy bay của trung đoàn đã tham gia một cuộc diễn tập hàng không chiến lược. Các máy bay Tu-95MS Bear gần đây đã bay qua Thái Bình Dương khiến người Nhật tức giận. Rất có thể, chuyến bay buổi sáng của chiếc Tu-22 M3 là một phần của hoạt động này. Trên máy bay còn có Trung đoàn trưởng, Đại tá Bellos Yanuzawa (với tư cách là huấn luyện viên), điều này khẳng định tầm quan trọng của chuyến bay và đặc điểm của nhiệm vụ cần hoàn thành.
Trong giả thuyết thứ nhất - hệ thống phóng vô tình được kích hoạt. Trên máy bay Tu-22 M3 có một nút phóng cưỡng bức, trong trường hợp khẩn cấp, chỉ huy phi hành đoàn có thể cưỡng chế phóng tất cả mọi người lên trời bằng cách nhấn nút phóng bốn ghế cùng một lúc. Mỗi thành viên phi hành đoàn đều có nút phóng ghế của riêng mình. Trong trường hợp này, có vẻ như quyết định phóng tùy thuộc vào tình huống, hoặc do nhầm lẫn - đã được đưa ra bởi người chỉ huy là Đại tá Bellos. Kết quả là ba phi công thiệt mạng, nhưng một trong số họ đã sống sót.
Giả sử cơ trưởng vô tình nhấn nút. Ông ta bay với tư cách là một kiểm soát viên, rất có thể ngồi vào chiếc ghế phi công bên phải – phi công phụ. Máy bay đang chuẩn bị cất cánh, tức là động cơ tuabin đã khởi động, khi đó các phi công phải đeo tai nghe an toàn và thắt dây an toàn. Nếu họ không làm điều này, đó là một vi phạm rất nghiêm trọng. Họ là những người có kinh nghiệm phong phú và đã tham gia vào chiến dịch ở Syria, đó là một trải nghiệm cuộc sống dày dạn.
Nếu tình huống như thế xảy ra, mọi thứ đều có thể được giải thích. Những người bị bắt vẫn sống sót, còn những người khác bị ném lên không trung mà không có dù. Trong trường hợp này, họ thực sự không có cơ hội được cứu. Xin lưu ý một dòng khác trong báo cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Nga về thảm kịch này: "Do không đủ độ cao để mở dù, ba thành viên phi hành đoàn đã bị thương khi rơi xuống”. Nói cách khác, dù cứu sinh đã không hoạt động.
Chuyên gia hàng không quân sự Alexander Drobishevsky nói: "Hệ thống máy phóng Tu-22 M3 đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn, ngay cả khi được kích hoạt từ mặt đất". Ví dụ, những tình huống tương tự đã xảy ra trước đây với chiếc Su-24 trong máy bay ném bom ở mặt trận, phi công nhiều lần "tự phóng" khỏi mặt đất. Ở chiếc máy bay này, nhà thiết kế thậm chí còn phải cải tiến ghế phóng để nó "thông minh" hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi vô tình bị phóng khỏi mặt đất, phi công vẫn sống sót. Không quân Nga cũng nhận thấy rằng trình tự phóng phi công không được hoan nghênh này thường gặp vấn đề.
Hiện nay, chưa ai đưa ra kết luận về thảm kịch ở sân bay Shaikovka khiến 3 phi công máy bay ném bom chiến lược thiệt mạng. Nguyên nhân vụ tai nạn phải chờ ủy ban điều tra tai nạn máy bay công bố. Hộp đen đã được niêm phong và tất cả các bản ghi âm các cuộc trò chuyện đã được kiểm tra. Do đó, bất kỳ phiên bản nào cũng đều chỉ là phỏng đoán và giả thuyết. Chỉ sau khi báo cáo của ủy ban được công bố, nếu các kết quả điều tra được cho là phù hợp, mới có thể được biết các chi tiết.
Cũng có thể trong giai đoạn này của chuyến bay, một tình huống bất ngờ đã xảy ra. Những gì xảy ra trong thực tế chỉ là một phần của giả thuyết, bởi vì người chỉ huy đã quyết định phóng tất cả các thành viên phi hành đoàn. Có thể máy bay không còn ở vị trí nằm ngang, chiếc ghế không được đẩy lên trên mà bay sang một bên, và khi đó chiếc dù có thể sẽ không thể bung ra. Tất nhiên đây chỉ là những giả định. Chỉ người phi công sống sót mới có thể nói ra tình huống thật khi đó.
--------------------------------------------------------------------------------------
Điện mặt trời vỏ bọc trang trại: Trục lợi chính sách, ai chịu trách nhiệm?
24/03/2021
Địa phương buông lỏng sau cấp phép, phía điện lực chỉ cốt ký được hợp đồng... khiến chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời bị bóp méo.
Nhiều chủ đầu tư xin đất làm trang trại nhưng không hề làm trang trại. Địa phương sau khi cấp phép thì gần như buông, không kiểm tra hoặc kiểm tra thấy việc sử dụng đất không đúng mục đích cũng không có biện pháp xử lý. Trong khi đó, phía điện lực khi ký hợp đồng mua bán điện không cần biết trang trại nuôi con gì, trồng cây gì... Tất cả đã khiến cho chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời bị bóp méo, lợi dụng.
Trang trại không sản xuất, chính quyền “bó tay”
Tương tự như khu vực Tây Nguyên hay tỉnh Sơn La, hiện tỉnh Ninh Thuận có khoảng 200 dự án trang trại nông nghiệp làm điện mặt trời.
Trong đó, ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải có 6 trang trại, tổng diện tích trên 110.000m2. Theo một lãnh đạo xã Xuân Hải, tất cả 6 trang trại này đều đang bán điện cho công ty điện lực. Riêng các hoạt động về nông nghiệp, chăn nuôi theo mục đích sử dụng đất ban đầu thì “vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện”.
Tại xã Phước Trung (huyện Bác Ái) cũng có tới 5 trang trại nông nghiệp sản xuất điện mặt trời áp mái. Ông Đạo Văn Linh, Phó chủ tịch UBND xã cho biết, trong số này có 4 trang trại đang hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi theo kiểu “cho có”, chủ yếu là đầu tư làm điện mặt trời để bán.
“Khi cán bộ xã đi kiểm tra có phát hiện họ chưa thực hiện đúng như đăng ký. Các đợt kiểm tra sắp tới, nếu thấy các trang trại này không thực hiện mô hình trang trại, xã sẽ báo cáo huyện để xử lý”, ông Linh nói.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Hải, qua kiểm tra vào cuối năm 2020 thì có đến 70% trang trại chủ yếu hoạt động kinh doanh điện mặt trời áp mái. Đa số các trang trại đều nêu lý do để trì hoãn hoạt động của trang trại nông nghiệp đã đăng ký như “đang trong quá trình hoàn thiện” hoặc “đang tìm nguồn nước để thực hiện việc trồng cây, chăn nuôi”.
“Trong thời gian 1 năm, nếu phát hiện không thực hiện theo đúng hồ sơ đăng ký thì Phòng Nông nghiệp sẽ loại tên chủ đất ra khỏi danh sách đăng ký kinh tế trang trại và báo cáo cấp trên, các đơn vị liên quan để xử lý”, vị này cho biết.
Theo thống kê của Công ty Điện lực Ninh Thuận, đến đầu tháng 3/2021, số dự án nông nghiệp kết hợp làm mặt trời trên mái đã ký hợp đồng mua bán điện là 217, trong đó số dự án có công suất trên 200KW là 120 dự án.
EVN đã lường trước và báo cáo Bộ Công thương?
Trao đổi với Báo Giao thông về quy trình thủ tục, điều kiện xét duyệt để thực hiện đấu nối, mua điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà dưới hình thức trang trại nông nghiệp dưới 1MW, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cho biết, việc đấu nối thực hiện theo các văn bản hướng dẫn về đấu nối và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, dự án có công suất dưới 1MW không cần bổ sung quy hoạch, không cần có giấy chứng nhận điện lực hay phải thông qua chính quyền địa phương để xin cấp giấy phép xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
Chỉ đến khi chủ đầu tư có văn bản đề nghị cung cấp một điểm đấu nối và các đơn vị điện lực của EVN xét thấy khu vực đấu nối không ảnh hưởng đến trạm biến áp tại khu vực, đảm bảo về mặt kỹ thuật mới thỏa thuận đấu nối.
Lúc này, chủ đầu tư mới phải bổ sung xác nhận của UBND xã, huyện về khai báo xây dựng trang trại trong hồ sơ đăng ký thoả thuận đấu nối điện, hợp đồng mua bán điện để xác nhận giá mua bán điện theo quy định và cam kết tự chịu trách nhiệm về công trình xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định pháp luật.
Liên quan tới việc khai báo xây dựng trang trại như thế nào là đúng, đại diện EVN cho rằng, trong Quyết định 11 và 13 đều không có ràng buộc gì về việc vấn đề này và hướng dẫn như thế nào từ cấp xã, huyện hay tỉnh, thành phố.
Vị này cũng thừa nhận, thực trạng “lách” chính sách mà Báo Giao thông phản ánh cũng chính là điều EVN đã lường từ trước và đã có nhiều văn bản báo cáo lên Bộ Công thương. EVN cũng không có thẩm quyền để kiểm tra việc đó, vì EVN cũng chỉ là doanh nghiệp với chức năng nghiên cứu thẩm định đấu nối, mua điện, được ủy quyền của các cơ quan Nhà nước với mức giá và mẫu hợp đồng cố định.
Trong khi đó, điện lực các địa phương khi được hỏi cũng đều “đẩy” trách nhiệm về phía địa phương.
Ông Hà Văn Chương, Phó giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk cho biết: “Đối với quy trình đấu nối điện mặt trời mái nhà, cần phải tách bạch hai vấn đề, thứ nhất là không phải có trang trại (nuôi còn gì, trồng cây gì - PV) rồi mới cho làm.
Điện mặt trời mái nhà là làm những gì ở trên mái. Điện lực xuống thấy có mái nhà, khảo sát tính toán, nếu được thì thỏa thuận đấu nối. Việc cấp phép xây dựng, đất đai có chuyển đổi mục đích, có làm trang trại hay không là trách nhiệm của địa phương. Việc này thì điện lực không quan tâm vì không thuộc thẩm quyền”.
Ông Võ Ngọc Quý, Phó giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai cũng cho rằng, ngoài các hồ sơ, thủ tục, điều kiện quy định tại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, đấu nối điện, Điện lực Gia Lai không được phép đòi hỏi các điều kiện, thủ tục, giấy tờ nào khác không thuộc thẩm quyền của đơn vị, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Ông Hồ Thái Yên Kha, Phó giám đốc Công ty Điện lực Ninh Thuận cũng cho biết, việc các hộ đăng ký hoạt động trang trại thì chịu sự quản lý của địa phương.
Khi địa phương kiểm tra phát hiện việc nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết hoàn toàn có thể rút giấy phép hoạt động trang trại. Từ đó, ngành điện có cơ sở để chấm dứt hợp đồng mua điện.
“Tuy nhiên, đến nay chưa có trường hợp nào từ địa phương đề xuất ngành điện lực cắt điện vì vi phạm đăng ký sử dụng đất. Hiện đang xảy ra tình trạng thừa điện trên mạng lưới điện, trung bình mỗi ngày vẫn đang cắt khoảng 30-50% điện năng đấu nối vào mạng lưới điện do công ty quản lý”, ông Kha thông tin.
Với cách giải thích như trên từ phía ngành Điện lực, có thể thấy đang có sự dễ dãi trong việc ký hợp đồng mua bán điện đối với các dự án núp bóng vỏ bọc trang trại. Đây có lẽ chính là nguyên nhân hàng loạt các dự án điện mặt trời dưới 1MW ồ ạt được xây dựng thời gian qua.
Địa phương làm ngơ?
Có thể nói, nhiều chủ đầu tư sẽ không thể dễ dàng “vẽ” dự án trang trại nông nghiệp rồi núp bóng làm điện mặt trời bán cho Nhà nước với giá cao, nếu như không có sự “giúp sức” từ phía chính quyền địa phương.
Theo ông Trần Duy Trinh, Phó Tổng giám đốc điện lực Sơn La, chính sách mua điện áp mái là mua lại điện dư thừa của người dân, doanh nghiệp làm hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, mái xưởng, chứ không phải mua lại điện của doanh nghiệp dựng nhà xưởng, làm mái để sản xuất điện.
“Ngành điện có nhìn thấy những bất cập nhưng trong hướng dẫn của EVN thì nêu rõ là phải tạo mọi điều kiện cho các chủ đầu tư. Trong khi các điều kiện lại rất đơn giản”, ông Trinh nói.
Một trong những điều kiện “rất đơn giản” chính là dòng xác nhận của chủ tịch xã hoặc các cơ quan chuyên môn một cách chung chung như “ông A, bà B có số CMND, địa chỉ… đã và đang thực hiện làm trang trại”. Và ngành điện chỉ cần căn cứ vào đó, cùng với các điều kiện đi kèm đơn giản khác là ký hợp đồng.
Điển hình như trường hợp Công ty Anh Khoa (Sơn La), ngày 11/12/2020, Giám đốc công ty có đơn xin xác nhận gửi Phòng NN&PTNT huyện Sông Mã và nhanh chóng được cơ quan này đóng dấu xác nhận: “Hiện nay công ty đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm”.
Tuy nhiên khi trao đổi với PV, bà Cầm Thị Ngọc Yến, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Mã cho biết: “Đơn vị mới gửi hồ sơ tới Sở KH&ĐT xin lập chủ trương đầu tư trang trại, huyện mới dừng ở việc cho ý kiến, hồ sơ chưa phê duyệt”. Trước thông tin PV cung cấp là dự án đã bán điện, bà Yến khẳng định “sẽ giao các cơ quan chuyên môn của huyện để kiểm tra để xử lý theo quy định” (?)
Riêng tại huyện Mai Sơn, hiện đang có 12 công ty hoạt động theo mô hình trang trại có điện áp mái, nhiều nhất tỉnh Sơn La. Mặc dù đã liên hệ từ trước nhiều lần với lãnh đạo UBND huyện và các phòng ban chuyên môn nhưng khi PV đến làm việc thì lại nhận được sự đùn đẩy giữa các phòng của đơn vị này.
Ông Nguyễn Khắc Hào, Phòng NN&PTNT huyện cung cấp cho PV một bản danh sách các công ty mà theo ông, hiện các đơn vị này đều đã có các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo điều tra của PV, hoàn toàn không có đơn vị nào có dấu hiệu làm trang trại. Giải thích, ông Hào cho biết số liệu là “do xã xác nhận, từ tháng 11/2020 huyện chưa đi kiểm tra” (?).
Trong khi đó, phía lãnh đạo Điện lực Sơn La cho rằng, việc kiểm tra trang trại có hoạt động đúng hay không thì ngành điện không đủ thẩm quyền.
Để làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành liên quan đến các thủ tục cấp phép dự án trang trại, PV đã liên lạc với các Sở NN&PTNT, Sở Công thương tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, câu trả lời PV nhận được từ Sở NN&PTNT là “lãnh đạo bận họp chưa xếp được lịch”. Còn Sở Công thương cho rằng trách nhiệm liên quan ở đây là của điện lực tỉnh phải mua điện “theo đúng tinh thần là điện áp mái”.
Tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, PV được Chánh văn phòng UBND huyện giới thiệu làm việc với ông Nguyễn Duy Hoài, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện. Tuy nhiên, khi PV có mặt thì cấp dưới thông báo ông Hoài đi vắng. Sau đó, PV chủ động liên hệ với ông Hoài nhưng ông này không nghe máy.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch xã Ia Sao (huyện Ia Grai, Gia Lai) cho rằng: “Là chính quyền địa phương nhưng việc kiểm tra cũng khá ái ngại, vì đây là công trình điện nên doanh nghiệp khuyến cáo khi kiểm tra thì phải nói trước” (?).
Còn ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai khi được hỏi, cho biết Sở đã thành lập đoàn kiểm tra tình hình triển khai đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh, thời gian từ ngày 19/3 - 16/4 và sẽ có thông tin cụ thể sau.
Chủ tịch Sơn La yêu cầu làm rõ thông tin Báo Giao thông phản ánh
Ngày 22/3, UBND tỉnh Sơn La có Văn bản số 763/UBND-KT liên quan đến nội dung bài “Báo động làm điện mặt trời dưới vỏ bọc trang trại”, đăng trên Báo Giao thông ngày 22/3.
Văn bản nêu rõ, sau khi xem xét nội dung bài báo “Báo động làm điện mặt trời dưới vỏ bọc trang trại” trên Báo Giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Công ty Điện lực Sơn La, UBND các huyện, thành phố xác minh, báo cáo kết quả xác minh thông tin phản ánh các bất cập về phát triển điện mặt trời áp mái trang trại trong bài báo. Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/3/2021.
Sở TN&MT, Công ty Điện lực Sơn La, UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT báo cáo tình hình quản lý, phát triển điện mặt trời áp mái trang trại thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của ngành, đơn vị; gửi Báo cáo về Sở NN&PTNT để tổng hợp trước ngày 28/3/2021.
M.Chuyên- A.Đức
Làm điện trước, chăn nuôi sauTại tỉnh Sơn La, bên cạnh việc “vẽ” dự án trang trại trên giấy thì tất cả các dự án điện mặt trời áp mái đều giống nhau ở chỗ các đơn vị chủ động chia nhỏ một dự án cho nhiều công ty, sao cho công suất của mỗi công ty không quá 1 MW để dễ dàng được cấp phép và bán điện giá cao.
Điển hình là dự án trang trại của Công ty TNHH MTV Anh Khoa Tây Bắc thuộc bản Tiền Phong, xã Nà Ngựu, huyện Sông Mã. Cùng một thửa đất được lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái có tới 3 trạm biến áp, công suất khoảng 3MW được chia nhỏ cho 3 công ty, đều có quan hệ họ hàng với nhau.
Ông Trần Văn Kha, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nuôi trồng thủy hải sản Minh Kha thừa nhận, dự án chưa trồng trọt, chăn nuôi đã bán điện là sai và cho biết: “Diện tích đất làm điện đã được 3 công ty (Anh Minh SL; Anh Khoa Tây Bắc; Nuôi trồng thủy hải sản Minh Kha) mua lại với tổng diện tích hơn 3ha. Lỗi là tôi sai, hiện nay doanh nghiệp đã xin chủ trương làm dự án trang trại chăn nuôi bò, gà”.
Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Tuấn Dung Sơn La cho biết, không có trách nhiệm phải… giải thích việc trang trại hiện không có gì ngoài bán điện. Thay vào đó, vị này đưa ra quyết định của UBND tỉnh Sơn La chấp thuận cho đơn vị làm dự án nông nghiệp, cho phép đến quý V/2022 mới phải vận hành trang trại nuôi bò, gà (?!).
Bà Cầm Thị Hương, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ban cho biết, việc xác nhận trang trại phía đơn vị làm trực tiếp với UBND huyện. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, tờ khai kinh tế trang trại của Công ty Tuấn Dung được chính bà Hương xác nhận là “đúng sự thật”, để đơn vị này hoàn thiện hồ sơ ký hợp đồng bán điện cho Điện lực Sơn La.
Thủ tục cấp phép dự án trang trại thế nào?
Theo lãnh đạo Sở KH&ĐT một địa phương khu vực phía Bắc, một dự án trang trại nông nghiệp khi triển khai còn tùy thuộc vào dự án đã có trong quy hoạch hay chưa; đất thuộc loại gì, đã chuyển đổi mục đích sử dụng chưa… Nếu đủ các điều kiện thì việc cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ khoảng 2 tháng. Nếu chưa có trong quy hoạch thì phải đợi bổ sung quy hoạch.
Cơ bản tất cả dự án về mặt thủ tục, thời gian đều giống nhau. Nếu xin dự án làm điện mặt trời thì phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất sản xuất kinh doanh và tùy thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nếu chưa có quy hoạch thì phải bổ sung quy hoạch và phải phụ thuộc vào việc có được HĐND tỉnh đó có đồng ý hay không. Đồng thời phải nộp một khoản tiền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
“Thực sự dự án đang làm nông nghiệp mà kết hợp với điện áp mái thì rất tốt, nhưng nếu dự án lợi dụng để làm điện mặt trời mà mục tiêu chăn nuôi không thực hiện là chưa hợp lý, cần phải xem xét lại”, vị này nói.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1242
Gửi vào 24/03/2021 - 21:28
Phim ảnh: Xóa sổ đủ rồi?
24/3/2021 8:05 GMT+7
TTCT - Việc HBO gỡ tác phẩm kinh điển Cuốn theo chiều gió khỏi kho phim hồi giữa năm 2020 đã tạo tiền lệ cho việc “xét lại” những tác phẩm nghệ thuật cũ, được cho là có màu sắc phân biệt chủng tộc xét theo tiêu chuẩn ngày nay. Ngay cả các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em cũng phải đối mặt với văn hóa xóa sổ.
Tháng 3-2021, không hẹn mà gặp, một đế chế giải trí dành cho trẻ em và một hệ thống truyền hình đã hoạt động gần 30 năm ở Mỹ cùng phản ứng với làn sóng “xét lại”, nhưng theo hai cách trái ngược nhau.
Disney: Từ nói lại cho rõ đến “rút phim”
Thách thức của đế chế hoạt hình Disney là làm sao để những tác phẩm xưa cũ từ giữa thế kỷ trước lẫn những bộ phim mới ra và sắp ra mắt đều phải cái đạo ngày nay.
Khi ra mắt nền tảng streaming Disney+ năm 2019, Disney đã thêm dòng cảnh báo vào trước một số phim như Dumbo (1941), Peter Pan (1953), The Aristocats (1970), Lady and the Tramp (1955) và The Jungle Book (1967), rằng nội dung của chúng có “các mô tả văn hóa đã lạc hậu”.
Tháng 10-2020, khi làn sóng văn hóa xóa sổ lên cao trào, Disney cập nhật lại dòng “miễn trừ trách nhiệm” đó: “Các hình ảnh khuôn mẫu (stereotype) trong phim là sai trái - ở thời điểm chúng được phát hành lẫn bây giờ. Thay vì xóa nội dung này, chúng tôi muốn ghi nhận tác động gây hại của nó, học từ nó và đối thoại để chúng ta có thể cùng nhau tạo ra một tương lai bao gồm hơn”.
Phần cảnh báo này dài 12 giây và người xem không thể bấm “bỏ qua”. Nhưng rốt cuộc, đến ngày 9-3 vừa qua, Disney cũng phải chọn phương án chẳng đặng đừng nhất: lột hết các phim trên trong tài khoản dành cho thiếu nhi (dưới 12 tuổi) trên Disney+. Trước đó, Disney cũng gỡ những phim này khỏi kho phim của dịch vụ thuê video qua mạng đối với tài khoản trẻ em từ cuối tháng 1.
Một ví dụ về nội dung tranh cãi, theo chính thông tin công khai trên trang chủ của Disney, là việc thổ dân da đỏ trong Peter Pan được mô tả theo khuôn mẫu, không phản ánh được cả bản chất đa dạng lẫn các truyền thống văn hóa của họ; phim cũng dùng những thuật ngữ mang tính phân biệt chủng tộc để chỉ những người Mỹ bản địa này.
Vừa loay hoay tìm cách “sửa chữa” quá khứ cho đúng đắn, Disney lại phải tìm cách để các bộ phim mới không sa vào vết xe đổ. Có thể thấy những cố gắng đó trong phim hoạt hình thứ 59 của hãng - Raya and the Last Dragon. Bộ phim có dàn nhân vật hầu như không có người da trắng; hai nàng công chúa trong phim cũng đánh đấm ra trò, thậm chí còn có nhiều ngụ ý khiến khán giả nhiệt tình ghép đôi. Đây cũng là phim hoạt hình Disney đầu tiên có diễn viên chuyển giới (Patti Harrison) góp giọng.
Eva Fürst, học giả đến từ Viện Sáng tạo xã hội và giáo dục (Bonn, Đức), cho rằng chỉ cần theo cách làm cũ - đưa thêm thông báo vào trước mỗi bộ phim, thay vì cực đoan đến mức gỡ các tác phẩm kinh điển ra khỏi kho phim. Theo Fürst, thay vì “giấu bén” các bộ phim có yếu tố gây tranh cãi, phần cảnh báo của Disney sẽ là cơ sở để phụ huynh dựa vào đó và giải thích cho con trẻ vì sao ngày xưa phim ảnh nói thế và điều đó là không đúng.
Một cách làm khác với phim “có vấn đề”
Giữa trào lưu “thức tỉnh” và sửa chữa quá khứ, Đài truyền hình Turner Classic Movies của Mỹ quyết định không tham gia “văn hóa xóa sổ” mà lên lịch chiếu cho 18 bộ phim kinh điển mà các nhà đài khác đã “cấm sóng”.
Những tác phẩm này, gồm Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió), Breakfast at Tiffany's (Bữa sáng ở Tiffany) sẽ được chiếu “đầy đủ và không biên tập cắt xén” trong chương trình “Reframed: Classic Films in the Rearview Mirror” (tạm dịch: Đóng khung lại: Phim cổ điển trong gương chiếu hậu) vào khung giờ vàng mỗi thứ năm trong suốt tháng 3, theo báo The Telegraph.
Thay vì kiểm duyệt hay dán nhãn cảnh báo, TCM sẽ có 5 host (người dẫn), thay nhau điều phối bàn tròn, thảo luận các vấn đề được cho là gây tranh cãi của mỗi tác phẩm, dựa trên bối cảnh lịch sử và hiện tại, trước khi vào phim.
Một trong các host khẳng định rằng các bộ phim trên chẳng việc gì phải “xấu hổ” về kịch bản hay câu chuyện của chúng, và bàn tròn TCM sẽ đề cập những chủ đề như cách thể hiện giới LGBT hay chủng tộc trong các tác phẩm đó - chẳng hạn như việc Henry Higgins xâm hại cả tinh thần lẫn thể xác Eliza Dolittle trong My Fair Lady (1964).
“Tất cả những bộ phim trong series này đều là các tác phẩm kinh điển, có điều khi xem lại chúng ngày nay nghĩa là xét chúng trong một bối cảnh văn hóa khác... Mục tiêu chưa bao giờ là kiểm duyệt, mà đơn giản là cung cấp bối cảnh lịch sử phong phú cho mỗi tác phẩm kinh điển” - TCM viết trong thông cáo chính thức.
Dave Karger, một host của TCM, nói thẳng “đã quá chán cứ phải thấy cụm từ “văn hóa xóa sổ” được dùng khắp nơi”. Thay vì cancel (xóa sổ), Karger cho rằng giải pháp nằm ở những chữ “c” khác - contextualizing (cung cấp bối cảnh) và conversation (đối thoại).
TCM kỳ vọng các đối thoại về “các vấn đề về chủng tộc, giới tính… hiển lộ ngày nay mà trước đây, khi những bộ phim được sản xuất, chúng ta không thấy” sẽ mang đến “góc nhìn thế kỷ 21 cho các bộ phim thế kỷ 20”.■
24/3/2021 8:05 GMT+7
TTCT - Việc HBO gỡ tác phẩm kinh điển Cuốn theo chiều gió khỏi kho phim hồi giữa năm 2020 đã tạo tiền lệ cho việc “xét lại” những tác phẩm nghệ thuật cũ, được cho là có màu sắc phân biệt chủng tộc xét theo tiêu chuẩn ngày nay. Ngay cả các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em cũng phải đối mặt với văn hóa xóa sổ.
Tháng 3-2021, không hẹn mà gặp, một đế chế giải trí dành cho trẻ em và một hệ thống truyền hình đã hoạt động gần 30 năm ở Mỹ cùng phản ứng với làn sóng “xét lại”, nhưng theo hai cách trái ngược nhau.
Disney: Từ nói lại cho rõ đến “rút phim”
Thách thức của đế chế hoạt hình Disney là làm sao để những tác phẩm xưa cũ từ giữa thế kỷ trước lẫn những bộ phim mới ra và sắp ra mắt đều phải cái đạo ngày nay.
Khi ra mắt nền tảng streaming Disney+ năm 2019, Disney đã thêm dòng cảnh báo vào trước một số phim như Dumbo (1941), Peter Pan (1953), The Aristocats (1970), Lady and the Tramp (1955) và The Jungle Book (1967), rằng nội dung của chúng có “các mô tả văn hóa đã lạc hậu”.
Tháng 10-2020, khi làn sóng văn hóa xóa sổ lên cao trào, Disney cập nhật lại dòng “miễn trừ trách nhiệm” đó: “Các hình ảnh khuôn mẫu (stereotype) trong phim là sai trái - ở thời điểm chúng được phát hành lẫn bây giờ. Thay vì xóa nội dung này, chúng tôi muốn ghi nhận tác động gây hại của nó, học từ nó và đối thoại để chúng ta có thể cùng nhau tạo ra một tương lai bao gồm hơn”.
Phần cảnh báo này dài 12 giây và người xem không thể bấm “bỏ qua”. Nhưng rốt cuộc, đến ngày 9-3 vừa qua, Disney cũng phải chọn phương án chẳng đặng đừng nhất: lột hết các phim trên trong tài khoản dành cho thiếu nhi (dưới 12 tuổi) trên Disney+. Trước đó, Disney cũng gỡ những phim này khỏi kho phim của dịch vụ thuê video qua mạng đối với tài khoản trẻ em từ cuối tháng 1.
Một ví dụ về nội dung tranh cãi, theo chính thông tin công khai trên trang chủ của Disney, là việc thổ dân da đỏ trong Peter Pan được mô tả theo khuôn mẫu, không phản ánh được cả bản chất đa dạng lẫn các truyền thống văn hóa của họ; phim cũng dùng những thuật ngữ mang tính phân biệt chủng tộc để chỉ những người Mỹ bản địa này.
Vừa loay hoay tìm cách “sửa chữa” quá khứ cho đúng đắn, Disney lại phải tìm cách để các bộ phim mới không sa vào vết xe đổ. Có thể thấy những cố gắng đó trong phim hoạt hình thứ 59 của hãng - Raya and the Last Dragon. Bộ phim có dàn nhân vật hầu như không có người da trắng; hai nàng công chúa trong phim cũng đánh đấm ra trò, thậm chí còn có nhiều ngụ ý khiến khán giả nhiệt tình ghép đôi. Đây cũng là phim hoạt hình Disney đầu tiên có diễn viên chuyển giới (Patti Harrison) góp giọng.
Eva Fürst, học giả đến từ Viện Sáng tạo xã hội và giáo dục (Bonn, Đức), cho rằng chỉ cần theo cách làm cũ - đưa thêm thông báo vào trước mỗi bộ phim, thay vì cực đoan đến mức gỡ các tác phẩm kinh điển ra khỏi kho phim. Theo Fürst, thay vì “giấu bén” các bộ phim có yếu tố gây tranh cãi, phần cảnh báo của Disney sẽ là cơ sở để phụ huynh dựa vào đó và giải thích cho con trẻ vì sao ngày xưa phim ảnh nói thế và điều đó là không đúng.
Một cách làm khác với phim “có vấn đề”
Giữa trào lưu “thức tỉnh” và sửa chữa quá khứ, Đài truyền hình Turner Classic Movies của Mỹ quyết định không tham gia “văn hóa xóa sổ” mà lên lịch chiếu cho 18 bộ phim kinh điển mà các nhà đài khác đã “cấm sóng”.
Những tác phẩm này, gồm Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió), Breakfast at Tiffany's (Bữa sáng ở Tiffany) sẽ được chiếu “đầy đủ và không biên tập cắt xén” trong chương trình “Reframed: Classic Films in the Rearview Mirror” (tạm dịch: Đóng khung lại: Phim cổ điển trong gương chiếu hậu) vào khung giờ vàng mỗi thứ năm trong suốt tháng 3, theo báo The Telegraph.
Thay vì kiểm duyệt hay dán nhãn cảnh báo, TCM sẽ có 5 host (người dẫn), thay nhau điều phối bàn tròn, thảo luận các vấn đề được cho là gây tranh cãi của mỗi tác phẩm, dựa trên bối cảnh lịch sử và hiện tại, trước khi vào phim.
Một trong các host khẳng định rằng các bộ phim trên chẳng việc gì phải “xấu hổ” về kịch bản hay câu chuyện của chúng, và bàn tròn TCM sẽ đề cập những chủ đề như cách thể hiện giới LGBT hay chủng tộc trong các tác phẩm đó - chẳng hạn như việc Henry Higgins xâm hại cả tinh thần lẫn thể xác Eliza Dolittle trong My Fair Lady (1964).
“Tất cả những bộ phim trong series này đều là các tác phẩm kinh điển, có điều khi xem lại chúng ngày nay nghĩa là xét chúng trong một bối cảnh văn hóa khác... Mục tiêu chưa bao giờ là kiểm duyệt, mà đơn giản là cung cấp bối cảnh lịch sử phong phú cho mỗi tác phẩm kinh điển” - TCM viết trong thông cáo chính thức.
Dave Karger, một host của TCM, nói thẳng “đã quá chán cứ phải thấy cụm từ “văn hóa xóa sổ” được dùng khắp nơi”. Thay vì cancel (xóa sổ), Karger cho rằng giải pháp nằm ở những chữ “c” khác - contextualizing (cung cấp bối cảnh) và conversation (đối thoại).
TCM kỳ vọng các đối thoại về “các vấn đề về chủng tộc, giới tính… hiển lộ ngày nay mà trước đây, khi những bộ phim được sản xuất, chúng ta không thấy” sẽ mang đến “góc nhìn thế kỷ 21 cho các bộ phim thế kỷ 20”.■
Thanked by 1 Member:
|
|
#1243
Gửi vào 24/03/2021 - 22:15
Thứ ba, 16/03/2021 09:46 (GMT+7)
Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, kiểm lâm lập biên bản xong thì mất gỗ
Trong lúc Hạt Kiểm lâm huyện và UBND xã Phìn Hồ làm thủ tục để vận chuyển về nơi tạm giữ thì toàn bộ số cây gỗ nghiến có tuổi đời hàng trăm năm bị các đối tượng tẩu tán mất.
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí về tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép ở xã Phìn Hồ (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), UBND tỉnh Lai Châu đã có Công văn số 27/UBND – KTN về việc kiểm tra, xác minh, xử lý. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu cũng có Công văn số 39/SNN – KL yêu cầu Chi cục Kiểm lâm Lai Châu báo cáo sự việc.
Liên quan đến sự việc trên, ông Đỗ Văn Bình, Phó Hạt trưởng Phụ trách Hạt Kiểm Lâm huyện Sìn Hồ cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ đã có Báo cáo số 06/BC – HKL xác minh thông tin về tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép ở xã Phìn Hồ.
Theo nội dung báo cáo, tình hình khai thác gỗ nghiến trái phép trên địa bàn xã Phìn Hồ diễn ra hết sức phức tạp, chủ yếu trên địa bàn các bản Seo Lèng 1, Seo Lèng 2 và bản Tà Ghênh. Có tổng cộng 7 cây gỗ nghiến bị chặt phá, trong đó có 2 cây (cây số 01 và 06) thuộc lô 18, khoảnh 2, tiểu khu 117; 5 cây (cây số 2,3,4,5,7) thuộc lô 34, khoảnh 11, tiểu khu 103. Các cây này được Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ phát hiện bị chặt phá và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian từ ngày 30/8/2020 đến ngày 12/12/2020.
Trong lúc các cơ quan chức năng lập hồ sơ vi phạm, làm thủ tục thuê người xẻ để vận chuyển tang vật về trụ sở cơ quan chức năng để tạm giữ thì 5 trong tổng số 7 cây gỗ nghiến bị các đối tượng lâm tặc xẻ trộm, đưa đi tiêu thụ trót lọt. Một cây được đưa về trụ sở UBND xã Phìn Hồ tạm giữ. Riêng cây số 7 vẫn còn nguyên, chưa bị chặt hạ, mới chỉ bị các đối tượng lâm tặc cắt một phần rễ.
Theo lý giải của Hạt kiểm lâm huyện Sìn Hồ về việc để các đối tượng lâm tặc xẻ trộm cây trong thời gian chờ Hạt kiểm lâm huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ thuê người xẻ do nhiều cây bị chặt hạ ở xa, không tập trung, điều kiện đi lại còn khó khăn.
Trong khi đó, theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ thì toàn bộ 7 cây gỗ nghiến có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm bị các đối tượng lâm tặc chặt phá đều do UBND xã Phìn Hồ quản lý, giao cho cộng đồng các bản Seo Lèng 1, Seo Lèng 2, Tà Ghênh quản lý, bảo vệ và hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)
Cũng theo báo cáo nói trên, khu vực rừng bị chặt phá nằm trong khu vực rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ quản lý. Hiện tại giao cho cộng đồng bản Seo Lèng 2 và Tà Ghênh quản lý và hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Tổng số tiền Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ chi trả cho bà con 2 bản hàng năm khoảng 1,2 tỉ đồng để quản lý bảo vệ 1.217,87 hecta rừng.
Về công tác tuần tra kiểm soát lâm sản: Trong thời gian từ ngày 1/8 – 31/12/2020 cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã Phìn Hồ đã tổ chức được 43 cuộc họp bàn với 2.278 lượt người tham gia; tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng được 92 lượt.
Trước đó, trả lời báo chí về tình trạng phá rừng trên địa bàn ông Đỗ Văn Bình, Phó hạt trưởng Phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ thừa nhận có sự việc khai thác trái phép gỗ nghiến tại đây nhưng lại đổ lỗi cho lực lượng mỏng nên dẫn đến tình trạng khai thác trái phép như vậy (!?)
“Hạt đã nắm bắt tình hình và đó là điểm nóng của huyện về tình trạng khai thác gỗ nghiến làm thớt. Người dân lợi dụng trời mưa đêm tối để khai thác, mỗi tối cắt khoảng độ 4 đến 5 cái. Về số lượng cây thì chỉ có 5 cây. Trạng thái rừng một số là rừng sản xuất và một số là rừng phòng hộ, khai thác chủ yếu làm thớt chứ không phải làm nhà, cứ nhỏ lẻ nên rất khó xử lý”, ông Bình nói.
Trái ngược với những lời thanh minh của ông Đỗ Văn Bình, khi thâm nhập thực tế hiện trường không chỉ bắt gặp hàng chục gốc gỗ nghiến với khối lượng lớn, phóng viên còn nghe tiếng cưa gầm rú giữa ban ngày của lâm tặc xẻ gỗ. Nhưng kiểm lâm lại cho rằng đối tượng chỉ lén lút khai thác vào ban đêm làm "vài ba cái thớt" nên rất khó xử lý? Nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan như thế nào?
Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lụt, cháy rừng… Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh. Mùa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng, trở thành mối đe hoạ nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà.
Theo báo cáo của Tổ chức FAO, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ, cháy rừng. Thống kê trong số hàng chục vụ cháy rừng gần đây, trong đó có những vụ gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Mùa A Vảng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người dân ở những địa bàn không được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là nhiều nơi ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên thay cho chi phí trồng rừng để người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nơi nào để xảy ra cháy rừng thì giảm trừ tiền hỗ trợ, khi đó người dân tự thấy việc tham gia phòng, chống cháy rừng là bảo vệ đời sống của họ.
Hàng loạt gốc cây gỗ nghiến trăm tuổi trên địa bàn xã Phìn Hồ, Sìn Hồ bị chặt phá.
Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, kiểm lâm lập biên bản xong thì mất gỗ
Trong lúc Hạt Kiểm lâm huyện và UBND xã Phìn Hồ làm thủ tục để vận chuyển về nơi tạm giữ thì toàn bộ số cây gỗ nghiến có tuổi đời hàng trăm năm bị các đối tượng tẩu tán mất.
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí về tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép ở xã Phìn Hồ (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), UBND tỉnh Lai Châu đã có Công văn số 27/UBND – KTN về việc kiểm tra, xác minh, xử lý. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu cũng có Công văn số 39/SNN – KL yêu cầu Chi cục Kiểm lâm Lai Châu báo cáo sự việc.
Liên quan đến sự việc trên, ông Đỗ Văn Bình, Phó Hạt trưởng Phụ trách Hạt Kiểm Lâm huyện Sìn Hồ cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ đã có Báo cáo số 06/BC – HKL xác minh thông tin về tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép ở xã Phìn Hồ.
Theo nội dung báo cáo, tình hình khai thác gỗ nghiến trái phép trên địa bàn xã Phìn Hồ diễn ra hết sức phức tạp, chủ yếu trên địa bàn các bản Seo Lèng 1, Seo Lèng 2 và bản Tà Ghênh. Có tổng cộng 7 cây gỗ nghiến bị chặt phá, trong đó có 2 cây (cây số 01 và 06) thuộc lô 18, khoảnh 2, tiểu khu 117; 5 cây (cây số 2,3,4,5,7) thuộc lô 34, khoảnh 11, tiểu khu 103. Các cây này được Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ phát hiện bị chặt phá và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian từ ngày 30/8/2020 đến ngày 12/12/2020.
Trong lúc các cơ quan chức năng lập hồ sơ vi phạm, làm thủ tục thuê người xẻ để vận chuyển tang vật về trụ sở cơ quan chức năng để tạm giữ thì 5 trong tổng số 7 cây gỗ nghiến bị các đối tượng lâm tặc xẻ trộm, đưa đi tiêu thụ trót lọt. Một cây được đưa về trụ sở UBND xã Phìn Hồ tạm giữ. Riêng cây số 7 vẫn còn nguyên, chưa bị chặt hạ, mới chỉ bị các đối tượng lâm tặc cắt một phần rễ.
Theo lý giải của Hạt kiểm lâm huyện Sìn Hồ về việc để các đối tượng lâm tặc xẻ trộm cây trong thời gian chờ Hạt kiểm lâm huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ thuê người xẻ do nhiều cây bị chặt hạ ở xa, không tập trung, điều kiện đi lại còn khó khăn.
Trong khi đó, theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ thì toàn bộ 7 cây gỗ nghiến có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm bị các đối tượng lâm tặc chặt phá đều do UBND xã Phìn Hồ quản lý, giao cho cộng đồng các bản Seo Lèng 1, Seo Lèng 2, Tà Ghênh quản lý, bảo vệ và hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)
Cũng theo báo cáo nói trên, khu vực rừng bị chặt phá nằm trong khu vực rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ quản lý. Hiện tại giao cho cộng đồng bản Seo Lèng 2 và Tà Ghênh quản lý và hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Tổng số tiền Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ chi trả cho bà con 2 bản hàng năm khoảng 1,2 tỉ đồng để quản lý bảo vệ 1.217,87 hecta rừng.
Về công tác tuần tra kiểm soát lâm sản: Trong thời gian từ ngày 1/8 – 31/12/2020 cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã Phìn Hồ đã tổ chức được 43 cuộc họp bàn với 2.278 lượt người tham gia; tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng được 92 lượt.
Trước đó, trả lời báo chí về tình trạng phá rừng trên địa bàn ông Đỗ Văn Bình, Phó hạt trưởng Phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ thừa nhận có sự việc khai thác trái phép gỗ nghiến tại đây nhưng lại đổ lỗi cho lực lượng mỏng nên dẫn đến tình trạng khai thác trái phép như vậy (!?)
“Hạt đã nắm bắt tình hình và đó là điểm nóng của huyện về tình trạng khai thác gỗ nghiến làm thớt. Người dân lợi dụng trời mưa đêm tối để khai thác, mỗi tối cắt khoảng độ 4 đến 5 cái. Về số lượng cây thì chỉ có 5 cây. Trạng thái rừng một số là rừng sản xuất và một số là rừng phòng hộ, khai thác chủ yếu làm thớt chứ không phải làm nhà, cứ nhỏ lẻ nên rất khó xử lý”, ông Bình nói.
Trái ngược với những lời thanh minh của ông Đỗ Văn Bình, khi thâm nhập thực tế hiện trường không chỉ bắt gặp hàng chục gốc gỗ nghiến với khối lượng lớn, phóng viên còn nghe tiếng cưa gầm rú giữa ban ngày của lâm tặc xẻ gỗ. Nhưng kiểm lâm lại cho rằng đối tượng chỉ lén lút khai thác vào ban đêm làm "vài ba cái thớt" nên rất khó xử lý? Nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan như thế nào?
Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lụt, cháy rừng… Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh. Mùa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng, trở thành mối đe hoạ nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà.
Theo báo cáo của Tổ chức FAO, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ, cháy rừng. Thống kê trong số hàng chục vụ cháy rừng gần đây, trong đó có những vụ gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Mùa A Vảng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người dân ở những địa bàn không được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là nhiều nơi ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên thay cho chi phí trồng rừng để người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nơi nào để xảy ra cháy rừng thì giảm trừ tiền hỗ trợ, khi đó người dân tự thấy việc tham gia phòng, chống cháy rừng là bảo vệ đời sống của họ.
Hà Cường
Hàng loạt gốc cây gỗ nghiến trăm tuổi trên địa bàn xã Phìn Hồ, Sìn Hồ bị chặt phá.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1244
Gửi vào 24/03/2021 - 22:31
có 1 quyển sách tên là chiến tranh tiền tệ của song hong bing , trong ấn bản đầu tiên năm 2009 tác giả đã đưa ra 3 dự đoán quan trọng và đến giờ 3 dự đoán đó đã thành sự thật , để trả lời câu hỏi " tại sao tiền tệ lại xung đột ? "
1, kinh tế âu mỹ sẽ rơi vào tình cảnh tiêu điều trường kỳ ít nhất là 10 năm , cho dù có nới lỏng chính sách về tiền tệ, hay kích thích chính sách tài chính đều vô hiệu
2, khi đó “lượng khí thải carbon” vẫn là một khái niệm tương đối xa lạ với xã hội trung quốc, sẽ phát huy tác dụng ngày càng quan trọng đối với kinh tế và xã hội, và sẽ bị tài chính hóa và tiền tệ hóa
3, loại tiền tệ chủ quyền sẽ từng bước bị loại tiền tệ khu vực thay thế, và cuối cùng sẽ tiến hóa hướng đến sự đơn nhất về tiền tệ trên thế giới
có 1 trích dẫn ntn trong mắt gia tộc rothschild không có chiến tranh và hòa bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có chết chóc và danh dự, họ xem thường những thứ mê hoặc đôi mắt của người đời này ,trong mắt họ chỉ có bàn đạp
1, kinh tế âu mỹ sẽ rơi vào tình cảnh tiêu điều trường kỳ ít nhất là 10 năm , cho dù có nới lỏng chính sách về tiền tệ, hay kích thích chính sách tài chính đều vô hiệu
2, khi đó “lượng khí thải carbon” vẫn là một khái niệm tương đối xa lạ với xã hội trung quốc, sẽ phát huy tác dụng ngày càng quan trọng đối với kinh tế và xã hội, và sẽ bị tài chính hóa và tiền tệ hóa
3, loại tiền tệ chủ quyền sẽ từng bước bị loại tiền tệ khu vực thay thế, và cuối cùng sẽ tiến hóa hướng đến sự đơn nhất về tiền tệ trên thế giới
có 1 trích dẫn ntn trong mắt gia tộc rothschild không có chiến tranh và hòa bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có chết chóc và danh dự, họ xem thường những thứ mê hoặc đôi mắt của người đời này ,trong mắt họ chỉ có bàn đạp
Sửa bởi T.AO: 24/03/2021 - 22:31
Thanked by 2 Members:
|
|
#1245
Gửi vào 25/03/2021 - 20:03
Hãng thời trang H&M tuyên bố không mua bông hay làm ăn với Tân Cương, Trung Quốc nổi giận
Thứ năm, ngày 25/03/2021
Hãng thời trang và mỹ phẩm H&M nổi tiếng của Thụy Điển tuyên bố tẩy chay bông sợi và không hợp tác làm ăn với Tân Cương do vấn đề nhân quyền đã gây nên làn sóng giận dữ ở Trung Quốc.
Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương (Dongfang), Trung Quốc bị cáo buộc cưỡng ép người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ Tân Cương làm việc. Nhà bán lẻ quần áo quy mô lớn của Thụy Điển H&M hôm thứ Tư (24/3) đã đưa ra một tuyên bố, nói rằng họ lo ngại về các cáo buộc, do đó không hợp tác với bất kỳ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào ở Tân Cương, cũng như không mua các sản phẩm hoặc nguyên liệu thô từ khu vực này, bao gồm cả bông.
Đây không phải là lần đầu tiên H&M ngừng hợp tác với các nhà cung cấp Trung Quốc đại lục về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Vào tháng 9 năm ngoái, H&M đã cáo buộc một nhà cung cấp sợi Trung Quốc bị tình nghi liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương và tuyên bố sẽ dần chấm dứt hợp tác.
Ngày 20/3 trên trang web chính thức của Tập đoàn H&M đăng tải một tuyên bố nói, Tập đoàn H&M chú ý tới các cáo buộc các dân tộc thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương phải chịu “lao động cưỡng bức” và “phân biệt tôn giáo”; vì vậy “Bông sợi mà các sản phẩm của chúng tôi cần sử dụng sẽ không còn được lấy từ đó nữa”. Sự việc ngay lập tức gây ra sự phẫn nộ từ các giới Trung Quốc.
Các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc ngay lập tức đưa ra một văn bản tố cáo rằng những lời buộc tội trên là “vô nghĩa, vi phạm nghiêm trọng công lý và lương tâm”, Tập đoàn H&M "ăn cơm Trung Quốc nhưng đập nồi Trung Quốc". Dân chúng Trung Quốc cũng đã phát động một cuộc tẩy chay và các nền tảng mua sắm trực tuyến như JD.com và Tmall đã loại bỏ các hàng hóa liên quan của H&M.
Một số diễn viên Trung Quốc đã tuyên bố chấm dứt quan hệ hợp tác với H&M. Một số lượng lớn cư dân mạng cũng để lại lời nhắn trên Weibo chính thức của H&M, chỉ trích đây là hành vi bôi nhọ và tung tin bịa đặt, thách thức HM "có giỏi hãy từ bỏ thị trường Trung Quốc”. H&M sau đó đã đóng comment.
H&M sau đó đã phản hồi rằng công ty luôn quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu theo nguyên tắc công khai và minh bạch, không đại diện cho bất kỳ lập trường chính trị nào, đồng thời tôn trọng người tiêu dùng Trung Quốc.
Về phía chính phủ Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Tư 24/3 rằng Mỹ và các đồng minh trong Liên minh tình báo “Ngũ Nhãn" (Five Eyes) gần đây đã sử dụng vấn đề nhân quyền Tân Cương như một cái cớ để trừng phạt các quan chức Trung Quốc, điều này khiến người ta nhớ đến "Liên quân 8 nước" khi xưa. Bà nhắc lại rằng “Trung Quốc không sợ các lệnh trừng phạt và hoan nghênh bất kỳ người nước ngoài không thiên kiến nào đến thăm Tân Cương trực tiếp. Các nước như Mỹ và Australia trước hết nên xem xét các vấn đề nhân quyền trong nước họ”.
Ngoài ra, Nghị viện châu Âu đã quyết định hủy bỏ cuộc họp xem xét của họ đối với Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc – EU (CAI). Bà Hoa Xuân Oánh nói Hiệp định này không phải là ân huệ của một bên nào, mà là hai bên (Trung Quốc và EU) cùng có lợi. Một số nước châu Âu đã triệu tập đại diện Đại sứ Trung Quốc để giao thiệp, đều là những cáo buộc vô lý.
Theo trang Nhà quan sát (Quancha) của Trung Quốc, ngay từ ngày 16/9/2020, Tập đoàn H&M cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự và tuyên bố vào thời điểm đó rằng họ sẽ đình chỉ "các giao dịch kinh doanh gián tiếp" với gã khổng lồ ngành kéo sợi Trung Quốc là Hoa Phù (Huafu) trong vòng 12 tháng.
Chiều 24/3, nhân viên phòng kinh doanh Thượng Hải của Công ty TNHH Thời trang Huafu nói, trước đó công ty này có kinh doanh sợi với H&M nhưng không tiện trả lời về việc hợp tác có bị gián đoạn hay không.
Tuy nhiên, nhân viên phòng văn hóa doanh nghiệp của Huafu Chiết Giang nói công ty “vốn không có mối quan hệ kinh doanh trực tiếp” với H&M và các giao dịch kinh doanh gián tiếp “không còn được mong đợi vì họ không còn hợp tác với chúng tôi”, còn về thời gian cụ thể việc hợp tác sẽ bị gián đoạn thì nhân viên không rõ.
Vào tối ngày 24/3, blogger @ Pinghaian là người đầu tiên chú ý đến vấn đề này, nói rằng: "H&M cấm mua bông ở Tân Cương và các nhà máy gia công. Điều này đúng là sự thật... Không có yêu cầu chính thức của nước nào khác, hoàn toàn là do một nhóm người trong công ty này đã chủ động kích động sự việc sau khi xem các báo cáo của 'các tổ chức xã hội dân sự và báo chí'. Điều này rất tốt. Là một thành viên cũ, tôi đã chủ động nói lời từ biệt và bye bye H&M”.
Tính đến 17h11 ngày 24/3, trang Weibo này đã có hơn 180.000 lượt thích và hơn 270.000 lượt đăng lại. Guancha phát hiện ra rằng trang web chính thức của Tập đoàn H&M đã cập nhật tuyên bố thẩm định (statement on due diligence) vào ngày 20/3, nói rằng tập đoàn quan tâm sâu sắc đến các báo cáo từ các tổ chức xã hội dân sự và tin tức của các cơ quan truyền thông về cáo buộc “lao động cưỡng bức” đối với người dân tộc thiểu số ở Tân Cương và “kỳ thị tôn giáo”.
Trong tuyên bố, H&M nói tập đoàn "chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng", "nếu phát hiện và xác minh sự hiện diện của lao động cưỡng bức trong các nhà cung cấp mà chúng tôi hợp tác, chúng tôi sẽ ngay lập tức chấm dứt quan hệ kinh doanh”.
H&M tuyên bố tập đoàn này “không hợp tác với bất kỳ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào ở Tân Cương, cũng như không mua sản phẩm từ khu vực này”, đồng thời cho biết họ đã tiến hành điều tra tất cả các nhà máy sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc mà họ hợp tác để đảm bảo rằng việc làm của người lao động phù hợp với các cam kết và quy định của Tập đoàn H&M.
Tuyên bố cho biết Tân Cương là khu vực trồng bông lớn nhất của Trung Quốc. Cho đến nay, “các nhà cung cấp của chúng tôi mua bông từ các trang trại liên quan đến Hiệp hội Bông tốt hơn (Better Cotton Initiative, BCI) ở khu vực này. BCI đã quyết định tạm ngừng cấp phép cho bông ở Tân Cương. Điều này có nghĩa là bông cần thiết cho các sản phẩm của chúng tôi sẽ không còn được lấy từ đó nữa”.
Ngoài ra, trong “Tuyên bố về các vấn đề Tân Cương” do Tập đoàn H&M đưa ra vào tháng 9/2020, tập đoàn này tuyên bố rằng họ có “giao dịch kinh doanh gián tiếp” với một nhà máy của China Huafu Fashion Co., Ltd. ở Thượng Ngu Chiết Giang.
"Mặc dù không có dấu hiệu cưỡng bức lao động ở nhà máy Thượng Ngu, nhưng chúng tôi đã quyết định đình chỉ các giao dịch kinh doanh gián tiếp với Huafu trong vòng 12 tháng tới cho đến khi chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các cáo buộc cưỡng bức lao động".
Sau khi tin tức được lan truyền, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong các cư dân mạng Trung Quốc. Vào ngày 24/3, trang Weibo của Trung ương Đoàn đã đăng nhiều bài đăng trên blog chỉ trích H&M: "Trong khi tung tin đồn tẩy chay bông Tân Cương, lại đồng thời muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Đừng mơ ước hão huyền!”. Trang này còn chế ap-phích chỉ trích H&M, yêu cầu họ “ngừng ngay việc phát tán các tin tức giả dối”.
-----------------------------------------------------------
"Cát tặc" lộng hành, Bình Phước vẫn xin đề nghị gia hạn giấy phép khai thác cát từ văn bản cam kết... suông
Hoàng Hưng - Thành Nguyên Thứ năm, ngày 25/03/2021 11:10 AM (GMT+7)
Trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng dè dặt trong việc gia hạn giấy phép khai thác cát, nhưng trong qua một số văn bản của UBND tỉnh Bình Phước gần đây, lại cho thấy động thái nỗ lực gia hạn giấy phép khai thác cát cho doanh nghiệp từng bị ví von đã bức tử thượng nguồn sông Đồng Nai.
Đề nghị gia hạn giấy phép từ văn bản cam kết… suông
Thế nhưng, qua một số văn bản của UBND tỉnh Bình Phước gần đây, lại cho thấy động thái nỗ lực gia hạn giấy phép khai thác cát cho doanh nghiệp - từng một thời bị báo chí ví von rằng, đã "bức tử" thượng nguồn sông Đồng Nai.
Ngày 11/1/2021,
Trong thời gian hoạt động , Công ty chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội dung chỉ đạo của UBND hai tỉnh và gây nhiều sạt lở bờ sông phía huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nhưng không hợp tác trong việc khắc phục, bồi thường cho người dân, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, an ninh – trật tự tại địa phương".
Thật vậy, UBND tỉnh Bình Phước đã thừa nhận: Việc Công ty Trường Phát khai thác cát gây sạt lở bờ sông, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Bình Phước xử phạt 70 triệu đồng vào tháng 11/2016.
Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp, nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, Công ty Trường Phát đã bị UBND tỉnh Bình Phước xử phạt trên 334, 4 triệu đồng vào tháng 9/2020.
Năm 2017 và 2018, Công ty Trường Phát đã nhiều lần bị người dân phản ánh "hoạt động gây sạt lở bờ sông". Việc phản ánh này là đúng. Công ty đã thỏa thuận đền bù cho người dân 2 bờ sông, tại những khu vực bị sạt lở, nhưng chưa kịp thời, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, an ninh – trật tự tại địa phương…
Nhưng, UBND tỉnh Bình Phước vẫn đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng "tạo điều kiện cho Công ty (tức Trường Phát - PV) tiếp tục hoạt động", "xem xét, chấp thuận việc gia hạn giấy phép khai thác cát cho Công ty Trường Phát". Do giấy phép khai thác cát của doanh nghiệp này đã hết hạn từ cuối năm 2018.
Cơ sở để UBND tỉnh Bình Phước sốt sắng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng đồng tình gia hạn giấy phép cho Công ty Trường Phát, là xuất phát từ một văn bản của Công ty Trường Phát gửi cho UBND tỉnh Bình Phước cuối tháng 12/2020.
Tại công văn này, "Công ty đã giải trình việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác khoáng sản, thống kê đầy đủ các khoản chi phí đã thỏa thuận, đền bù cho người dân 2 bên bờ sông, tại những khu vực bị sạt lở. Công ty cam kết chấp hành đúng các quy định của pháp luật về khoáng sản. Thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của 2 UBND tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng…".
Ông Phạm S - phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - thì có ý kiến: "Giấy phép khai thác cát tại lòng sông Đồng Nai, thuộc tỉnh Bình Phước của Công ty Trường Phát, là do UBND tỉnh Bình Phước cấp. Nên việc gia hạn giấy phép là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Bình Phước".
Nhưng, trước khi xem xét gia hạn, ông S đề nghị: "UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo, yêu cầu Công ty Trường Phát phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Khoáng sản, các quy định khác liên quan...
Đồng thời, phải được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, nhân dân xung quanh khu vực khai thác (bao gồm chính quyền và người dân địa phương khu vực giáp ranh), tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện". Tuy nhiên, cho đến lúc này, việc lấy ý kiến của chính quyền địa phương và người dân khu vực khai thác cát của Công ty Trường Phát, vẫn chưa thấy gì.
vẫn lộng hành
Trong khi đó, bà Trần Thị Cúc - Bí thư, Trưởng thôn 5, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng - khẳng định: "Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai vẫn lén lút diễn ra thời gian gần đây, chủ yếu vào đêm, rạng sáng. Hầu như các cuộc tiếp xúc cử tri, nhân dân đều kiến nghị về vấn đề này.
Tình trạng hút cát trái phép đã khiến vườn cây, khu đất đai của dân bị sạt lở, gây hư hại cây trồng, đất đai…"
Những đoàn xe tải chở cát nối đuôi nhau trên tuyến đường ĐT 753B (hay thường được gọi là đường Sao Bọng-Đăng Hà) đã không còn xa lạ với người dân 2 xã Đăng Hà và Thống Nhất (huyện Bù Đăng) những năm qua. Rất nhiều bãi tập kết cát lớn, nhỏ từ vài chục mét khối đến cả trăm; thậm chí cả ngàn mét khối. Hầu hết các bãi tập kết này đều là trái phép, luôn có các đối tượng cảnh giới.
Dọc 2 bên bờ sông Đồng Nai, còn rất nhiều dấu tích, đoạn tuyến bị sạt lở, hậu quả của tình trạng "cát tặc" hoành hành những năm qua. Anh Lục Văn Giang (ngụ thôn 5, xã Thống Nhất cho biết: "Do tình trạng khai thác cát nên khi trời mưa hay đến mùa mưa, nước dâng lên rồi rút ra là bờ lại bị sạt lở."
Anh Hà Đại Lộc, ở thôn 4, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng cho biết, năm 2015, anh chuyển đến xã Đăng Hà sinh sống thì dòng sông Đồng Nai vẫn đang còn nguyên sơ, đầy đủ cây cối, rất đẹp và mát mẻ. Tuy nhiên, càng ngày các tàu cát nối đuôi nhau tới khai thác cát khiến hai bên bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, bờ sông bị sạt lở, mở rộng ra hai bên hàng chục mét.
Liên quan đến tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai, thiếu tá Phan Công Lý - Trưởng Công an xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng - cho biết: Năm 2020, công an xã cùng phối hợp đội kinh tế, công an huyện bắt giữ, xử lý 4 tàu có hành vi khai thác trái phép khoáng sản.
Hiện nay, công an xã đi tuần tra 3 ngày/tuần. Địa hình ở khu vực này cũng rất phức tạp, đồi núi, có nhiều vực sâu. Công tác tuần tra trên dòng sông chưa có, chủ yếu tuần tra về an ninh trật tự và các hành vi khai thác gần bờ cũng như các hành vi khác của các tàu cát...
Ông Vũ Ngọc Đỉnh - Chủ tịch UBND xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng - cho biết: Huyện Bù Đăng vẫn thường xuyên duy trì các tổ kiểm tra, chỉ đạo các xã tăng cường công tác kiểm tra, quản lý.
Tuy nhiên, công tác xử lý tình trạng khai thác cát lậu gặp rất nhiều khó khăn, vì các đối tượng thường khai thác trộm từ nửa đêm đến rạng sáng. Thậm chí, khi bị lực lượng tuần tra phát hiện, các đối tượng nhanh chóng tránh sang địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng nên công tác truy bắt, xử lý rất khó khăn.
Trong khi vấn nạn "cát tặc" gây ra thảm họa sạt lở 2 bên bờ sông, hủy hoại môi trường, dẫn tới "bức tử" thượng nguồn sông Đồng Nai, vẫn chưa xử lý tận gốc. Nay, chỉ qua một văn bản cam kết suông từ doanh nghiệp đầy tai tiếng, gây hệ quả cho môi trường thượng nguồn sông Đồng Nai không kém gì "cát tặc".
UBND tỉnh Bình Phước lại nhiệt tình đề nghị gia hạn giấy phép khai thác cát cho doanh nghiệp này, khác nào tự tròng thêm vào cổ mình khó khăn, thách thức trong công tác xử lý "cát tặc", bảo vệ môi trường thượng nguồn sông Đồng Nai?
---------------------------------
Mương thoát nước hay "thoát" ngân sách ở Quảng Ninh: Chủ đầu tư sửa chữa phần nứt toác
Nguyễn Quý Thứ tư, ngày 24/03/2021 15:58 PM (GMT+7)
Sau phản ánh của Dân Việt, chủ đầu tư công trình mương thoát nước trị giá hơn 10 tỷ đồng đang triển khai ở thôn Tân Hải, xã Dương Huy, TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã vội vàng sửa chữa những phần kè móng bị nứt.
Trước đó, Dân Việt đã có bài phản ánh " ".
Theo đó, mới được xây dựng, nhưng dự án mương thoát nước thôn Tân Hải thuộc địa bàn xã Dương Huy, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, trị giá hơn 10 tỷ đồng, đã có nhiều chỗ nứt toác.
Đáng lưu ý, theo người dân xã Dương Huy cung cấp, loại đá để xây dựng mương thoát nước này chủ yếu được nhà thầu lấy từ bãi thải mỏ nằm ngay gần công trình, không giống thông báo ban đầu với người dân là dùng toàn bộ đá xanh làm vật liệu xây dựng.
Trong quá trình xây dựng, người dân phát hiện nhiều hạng mục thi công không đúng, đã đề nghị lập biên bản nhưng hiện trạng không thay đổi.
Khi PV Dân Việt có mặt tại hiện trường, ghi nhận nhiều đoạn kè, móng bị nứt toác, xuất hiện lỗ hổng rỗng ruột bên trong. Phần đáy mương đoạn có đoạn không. Đá xây dựng công trình được sử dụng 2 loại khác nhau, phần lớn là loại đá màu vàng có nguồn gốc từ bãi thải mỏ, còn lại là đá xanh.
Ngày 22/3, qua khảo sát hiện trường, PV Dân Việt ghi nhận một số đoạn nứt, vỡ đã được chủ đầu tư cho trát lại.
Tuy nhiên, theo người dân, việc sửa chữa này chỉ là "vá víu", không thể đảm bảo việc công trình không tiếp tục bị hư hỏng do việc thi công ẩu trước đó.
Phần đáy mương đã được nhà thầu bổ sung đổ bê tông thêm một số đoạn, tuy nhiên không đổ toàn tuyến như nguyện vọng của bà con các thôn Tân Hải, Thác Cát.
Để trả lời cho câu hỏi có hay không việc công trình mương thoát nước thôn Tân Hải bị "rút ruột", thi công ẩu, PV Dân Việt đã liên lạc với lãnh đạo TP.Cẩm Phả.
Theo lãnh đạo TP.Cẩm Phả, hiện tại cơ quan chuyên ngành đang kiểm tra hiện trường, sẽ có báo cáo trả lời cơ quan báo chí trong vài ngày tới.
Suốt dọc mương nước dài gần 2km, xuất hiện nhiều vết nứt lớn, tường kè bở vỡ.
Sửa bởi tuphuongsg: 25/03/2021 - 20:32
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
7 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












