Jump to content

Advertisements




Miên Man


162 replies to this topic

#91 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 16/04/2016 - 20:03

mỗi lần lập kế hoạch cho công việc, tôi thường suy nghỉ làm sao để bản kế hoạch khi đi vào thực hiện phải bám sát thực tế nhất. Việc này chẳng hề dễ dàng gì, vì trong kinh doanh thì luôn có rủi ro nhất định, cố gắng để nâng mục tiêu của kế hoạch lên thay vì hạ thấp xuống và cố gắng làm nhưng phải đảm bảo là biết "tự lượng sức mình". Bản kế hoạch thường có phương án A mà không có phương án B, phương án C dự phòng rủi ro. nhiều lúc sau khi làm xong nhìn lại thấy kết quả thật là khác xa so với kế hoạch, vượt kế hoạch cũng có mà không đạt kế hoạch cũng nhiều. ít khi nào thấy kết quả của mình làm giống như kế hoạch đề ra.

càng làm thì làm phát sinh nhiều vấn đề, nếu không lường trước được khó khăn thì cứ loay hoay cho giải pháp giải quyết vấn đề khó khăn cũng đủ để chiếm hết thời gian rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#92 phuongnha

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2016 - 20:52

Cháu trả lời cho bác Vdtt thay bác Gl nhé. Thường cty ở Việt Nam! Sẽ giữ sổ bảo hiểm của nhân viên. Đó cũng như là điều kiện ràng buộc. Khi họ nghỉ muốn lấy sổ thì cty mới đưa. Và. Lúc này công tu làm thủ tục chấm dứt bảo hiểm cho họ. Họ muốn làm bảo hiểm thất nghiệp thì phải có sổ bảo hiểm và quyết định thôi việc hay hợp đồng kết thúc việc làm mới làm đc thủ tục thất nghiệp bác ak. Còn nếu k có sổ, k có qđ thôi việc có dấu cty thì k làm đc gì. Còn nếu cty tạm dừng hđ, cháu nghỉ bác ấy cho nhân viên nghỉ một thời gian cho họ biết thế nào thôi, chứ k cần nộp giấy gì hết, lương là một phần chi phí nên lương thường hay ảo hay nói cách khác, các cty ở Việt Nam! Coi lương là công cụ để tăng chi phí, nên lườn thực trả với lương báo cáo thuế thường khác nhau. Còn nếu nghỉ thời gian đai hơn chỉ cần guở công văn lên bảo hiểm xin tạm đưng hoạt động vì kinh doanh khó khăn, thế là k phải nộp cho nhân viên trong khoảng thời gian đó

Thanked by 1 Member:

#93 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 17/04/2016 - 09:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phuongnha, on 16/04/2016 - 20:52, said:

Cháu trả lời cho bác Vdtt thay bác Gl nhé. Thường cty ở Việt Nam! Sẽ giữ sổ bảo hiểm của nhân viên. Đó cũng như là điều kiện ràng buộc. Khi họ nghỉ muốn lấy sổ thì cty mới đưa. Và. Lúc này công tu làm thủ tục chấm dứt bảo hiểm cho họ. Họ muốn làm bảo hiểm thất nghiệp thì phải có sổ bảo hiểm và quyết định thôi việc hay hợp đồng kết thúc việc làm mới làm đc thủ tục thất nghiệp bác ak. Còn nếu k có sổ, k có qđ thôi việc có dấu cty thì k làm đc gì. Còn nếu cty tạm dừng hđ, cháu nghỉ bác ấy cho nhân viên nghỉ một thời gian cho họ biết thế nào thôi, chứ k cần nộp giấy gì hết, lương là một phần chi phí nên lương thường hay ảo hay nói cách khác, các cty ở Việt Nam! Coi lương là công cụ để tăng chi phí, nên lườn thực trả với lương báo cáo thuế thường khác nhau. Còn nếu nghỉ thời gian đai hơn chỉ cần guở công văn lên bảo hiểm xin tạm đưng hoạt động vì kinh doanh khó khăn, thế là k phải nộp cho nhân viên trong khoảng thời gian đó
Cám ơn Phuongnha, theo như trên thì người làm việc khi tự động xin nghĩ việc vẩn có thể xin tiền thất nghiệp ở VN nếu công ty đồng ý cho họ nghĩ và trao sổ bảo hiểm cho họ?
Bên Mỹ người làm việc muốn ngưng làm là có quyền ngưng bất cứ lúc nào nhưng sẽ không xin được bảo hiểm thất nghiệp vì bảo hiểm thất nghiệp mặc dù gián tiếp là từ tiền đóng thuế cho chính phủ của người làm việc (tiền bảo hiểm thất nghiệp một nửa là từ chính phủ trả và một nửa là do công ty chi trả) nhưng nó chỉ áp dụng cho trường hợp họ bị công ty sa thải (lay off) vơí lý do chính đáng là công ty không còn việc làm hay công ty thua lổ không có khả năng giữ họ lại tiếp tục làm việc còn như nếu họ tự động muốn nghĩ hay bị đuổi (fire) vì lý do kỷ luật, trể nải , không có khả năng làm việc v.v...thì không xin bảo hiểm thất nghiệp được.
Khi hảng tạm đóng cửa thì trường hợp người làm việc la` nhân viên thực thụ (permernant employee) ăn lương năm (exempt employee) hay giơ` (non exempt) thì hảng phải tiếp tục trả tiền dù tạm đóng cửa nếu hảng không chọn giải pháp sa thải có tiền thất nghiệp (lay off). Còn nhân viên làm việc theo hợp đồng (contract employee) họ thuộc diện tự làm chủ (self employ) thì họ được trả lương theo số giờ (hay theo project) làm việc trong hợp đồng và họ không có bảo hiểm thất nghiệp.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 17/04/2016 - 09:56


Thanked by 3 Members:

#94 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 17/04/2016 - 12:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 16/04/2016 - 01:14, said:

Anh Goodluckgoodbuy,
Tôi mù tịt luật lao động của VN nên tò mò chút xíu, anh viết "Công ty không hoạt động nên không ai ký xác nhận thôi việc nên không lĩnh được Bảo Hiểm Thất Nghiệp..." theo bài trên thì họ tự động nộp đơn xin nghĩ việc vậy mà họ vẩn được lĩnh Bảo Hiểm Thất Nghiệp nếu công ty còn hoạt động?
Nếu công ty tạm ngưng hoạt động nhưng chưa khai phá sản ( tôi giả định VN có luật phá sản) thì trong thời gian tạm ngưng có phải trả lương cho nhân viên không ?

Anh VDTĐ

Nếu làm đúng thủ tục thì người lao động phải có quyết định thôi việc, được trả sổ bảo hiểm rồi được lãnh BHTN. Khi bị sa thải, với quyết định sa thải thì không được.

Còn với trường hợp tạm ngưng hoạt động thì phải có đăng ký với Sở Kế Hoạch Đầu Tư và không phải trả lương nữa.

Luật VN có đủ hết quy định nhưng vận dụng nhiêu khê và mất thời gian lắm. Trên thực tế tôi đóng cửa công ty trước rồi mới nói chuyện sau, tình trạng kéo dài nhiều tháng thì tôi sẽ thiệt hại nhiều hơn, nhưng trước mắt người bị thiệt hại là những người nộp đơn xin nghỉ việc, bị "treo" hồ sơ, tiến không được, lùi không xong.

VN cũng có luật phá sản nữa, nhưng vận dụng nhiêu khê lắm, trên thực tế thì không ai muốn 1 con nợ đi khai phá sản vì chủ nợ bị thiệt, nhà nước cũng thiệt, nó đã đi khai phá sản rồi thì còn gì nữa mà phát mãi. Và phát mãi cũng cực khổ lắm, nếu bên khai phá sản có cố vấn pháp lí giỏi thì muốn xử lý tài sản của họ cũng mất không dưới 5 năm.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 17/04/2016 - 12:47


#95 phuongnha

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 17/04/2016 - 23:05

Công nhận nể chú Gl thật. Viết một bài mà k có lỗi chính tả. Hôm trước cháu on bằng điện thoại, biết sai chính tả mà k sữa vì nghĩ người khác đọc cũng hiểu, với gõ từng từ qua điện thoại rất mất công, nhưng kỳ thực mà nói đọc đoạn viết mà sai chính tả rất khó chịu. Chú thì viết từ nào ra từ đấy, các bạn trẻ bi giờ k hay chú ý đến văn phong chữ viết, nhưng kỳ thực nó cũng rất quan trọng.

Thanked by 1 Member:

#96 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 18/04/2016 - 18:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phuongnha, on 17/04/2016 - 23:05, said:

Công nhận nể chú Gl thật. Viết một bài mà k có lỗi chính tả. Hôm trước cháu on bằng điện thoại, biết sai chính tả mà k sữa vì nghĩ người khác đọc cũng hiểu, với gõ từng từ qua điện thoại rất mất công, nhưng kỳ thực mà nói đọc đoạn viết mà sai chính tả rất khó chịu. Chú thì viết từ nào ra từ đấy, các bạn trẻ bi giờ k hay chú ý đến văn phong chữ viết, nhưng kỳ thực nó cũng rất quan trọng.

bởi vì giới trẻ bây giờ chat chít và chém gió quá nhiều, tay nhanh hơn não thành ra văn phong hỏng hết. đúng vậy hông ta?

Thanked by 1 Member:

#97 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 19/04/2016 - 23:15

Từ lúc lương tối thiểu 2016 và luật bảo hiểm xã hội mới được thực hiện, gánh nặng chi phí quá lớn, nên các doanh nghiệp thâm dụng lao động phải cải tiến quản trị, công nhân phản đối suốt ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chưa biết sau này ra sao?

VN thoát thai từ xã hội nông nghiệp, cái thiếu của VN là 1 văn hóa và tác phong công nghiệp để hiệu quả hơn. Mà cái này tự thân doanh nghiệp VN không có kinh nghiệm và cũng rất khó ép những anh nông dân mất đất chịu theo văn hóa nhà xưởng. Qua cọ xát với FDI thì dần dần họ ép cho thành nề nếp lao động và cái này mới là chất lượng lao động >> thương hiệu quốc gia.

Cái dở của mình là đã dạy tư bản là bóc lột, chủ tớ là đối kháng. Nên tâm lý người lao động lúc nào cũng nghĩ là chủ đang bóc lột mình, nghèo là đúng mà giàu là thất đức và cố gắng làm ít hưởng nhiều, đôi lúc đi xa hơn là đồng lõa ăn cắp vặt, ăn cắp thời gian. Và cái chuyện nếu công nhân lở lười biếng hay ăn cắp vặt thì dễ được thông cảm hơn là chủ quản lý chặc.

Cách nghĩ và sự đồng cảm này sẽ dung dưỡng 1 lực lượng lao động năng suất thấp, không có tác phong công nghiệp.

Và nhà đầu tư FDI cũng có nhiều lựa chọn để đến những nơi mà lao động dễ quản lý hơn VN.

Và những nhà tư bản VN cũng thấy mệt khi đầu tư vào sản xuất với việc nhức đầu quản lý lao động nên chuyển dòng tiền về dịch vụ, bất động sản, thương mại.

Và những nhà sản xuất nội địa như GLGB sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều lao động, dù muốn dù không cũng phải tự động hóa.

Bây giờ nếu đầu tư sản xuất thì nên tránh chọn ngành sử dụng nhiều lao động. Vì văn hóa lao động này quá là khó thay đổi. Khi cấp dưới của mình nghĩ rằng mình đang bóc lột họ, họ làm cho tốt hơn cũng chỉ để làm giàu cho giới chủ thì liệu có quản lý, định hướng, cải tiến gì được không?

Và lực lượng lao động thiếu kỹ năng sẽ càng này càng nhiều, kỹ năng kém thì cơ hội cải thiện thu nhập và cạnh tranh trong khu vực cũng thấp hơn.

Muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì tư tưởng của những người lao động (chủ, quản lý và công nhân) cũng phải từ mức trung bình trở lên.

Không ai cấm mình lấy việc nghèo khổ và "bị bóc lột" để ra trả giá. Nhưng nếu vịn vào nó làm lí do thì mãi mãi không thể thoát nghèo.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 19/04/2016 - 23:20


Thanked by 2 Members:

#98 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 20/04/2016 - 02:09

Khi nào mà người nghèo không còn oán hận người giàu mà cầu tiến học hỏi người giàu để vươn lên và khi nào mà người nghèo sau khi trở thành người giàu không trở nên kệch cởm coi thường những người nghèo khác thì xã hội sẽ có 1 tầng lớp trung lưu trong tương lai gần.

Khi nào mà người giàu biết xấu hổ vì sự làm giàu không sạch sẽ, biết tiết kiệm trân quý những đồng tiền mồ hôi và biết chia sẽ với tầng lớp nghèo khổ thì xã hội đó sẽ bền vững, thịnh vượng trong thời gian dài.

Nhìn cái sự giàu do ăn xổi, hành xử trọc phú khoe của ... để chọc tức bao người nghèo khác thì thật sự là tôi đổ mồ hôi hột.

Có lẻ mỗi người hành xử 1 kiểu, nhưng quý vị cần nhớ rằng mỗi món xa xỉ phẩm mà quý vị tung ra tuy tạo ra những cái nhìn ngưỡng mộ nhưng cũng sẽ tạo ra sự oán ghét khi mà cả đời người ta cũng không kiếm nổi số tiền để mua 1 cái đồng hồ hiệu quý vị đang đeo.

Hôm qua người ta trầm trồ ngưỡng mộ, nhưng nên nhớ rằng khi bạn ngã ngựa, chẳng ai trong số đó thương tiếc bạn đâu mà còn lấy làm đề tài đàm tếu.

Vậy thì hãy hành xử khôn ngoan và minh triết. Đừng quên chuyện Mạnh Thường Quân mua nghĩa. Thạch Sùng chết không người thương xót. Mạnh Thường Quân lâm nạn thì dân 1 ấp cưu mang.

Không có ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời. Đồng tiền mồ hôi mới ở lại với chủ nhân lâu nhất.

Tài năng tạo ra đồng tiền, nhưng phúc đức mới giữ được đồng tiền. Cho đến giờ này tôi nghiệm ra 1 điều kiếm tiền không khó, làm sao giữ được tiền mới quan trọng.

"Tử sinh do mệnh, phú quý tại thiên" không phải là chuyện hoang đường, người trẻ tranh thủ mọi cơ hội làm giàu, chỉ sợ chậm chân người khác giàu hơn mình. Ha ha ha, sau này nhìn lại cái khôn xưa chính là điều đại dại, mà thấy rằng đời chỉ là giấc mộng thôi! Để rồi có lúc nhìn lại "Phú quý tại thiên"... hà tất cưỡng cầu... Cả cuộc đời ta đã sống được gì cho chính bản thân ta?

"Đại phú do thiên, tiểu phú do cần", cứ cần cù chăm chỉ rồi cơ hội sẽ đến, cái gì vừa sức mình thì nắm bắt, cái gì ngoài sức mình thì đừng cố gắng nắm bắt theo kiểu đạt được mục tiêu bất chấp thủ đoạn, an vui hưởng từng phút giây của cuộc sống cho mình và cho người thân. Đôi khi, cuộc đời như vậy lại là ước mơ của những con người chỉ thành công có mỗi chữ "Tiền".

"Cố gắng" không phải là "bất chấp". Đôi khi sự hiểu sai lại dẫn đến tự tước hết tự do của chính mình!

Sửa bởi goodluckgoodbye: 20/04/2016 - 02:26


#99 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 20/04/2016 - 03:03

Có lẻ chỉ khi nào người giàu có trong một xã hội không phải do sự bất chính, tham nhũng, bè đảng mà là do khả năng của chính họ thì khi đó người nghèo mơí thấy những người giàu này đáng cho họ khâm phục và học hỏi và không ganh ghét người giàu. Người nghèo họ ghét người giàu vì những bất công xã hội nêu trên cho*' chẳng phải ghét người giàu chỉ vì họ giàu .

Thanked by 2 Members:

#100 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 20/04/2016 - 07:57

Muốn biết sự phân biệt đối xử giàu nghèo thế nào thì Hàn Quốc và Philippines là điển hình nhất.

Thanked by 2 Members:

#101 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 20/04/2016 - 08:07

Bác GLGB ơi, theo Hen hiểu thì khi một doanh nghiệp có công nhân đình công, chứng tỏ DN đó yếu kém về mọi mặt. Lúc đó phải tự hỏi, tại sao có những DN rơi vào tình trạng khủng hoảng, nợ lương nhân viên, mà nhân viên vẫn cố bám trụ. Đó là họ có niềm tin vào chủ DN, khi có niềm tin dù có khó khăn trước mắt họ cũng vẫn cố gắng chèo lái cùng DN vượt qua thác ghềnh. Không biết Hen hiểu như vậy có ngây thơ quá không?

Thanked by 2 Members:

#102 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 20/04/2016 - 20:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 20/04/2016 - 03:03, said:

Có lẻ chỉ khi nào người giàu có trong một xã hội không phải do sự bất chính, tham nhũng, bè đảng mà là do khả năng của chính họ thì khi đó người nghèo mơí thấy những người giàu này đáng cho họ khâm phục và học hỏi và không ganh ghét người giàu. Người nghèo họ ghét người giàu vì những bất công xã hội nêu trên cho*' chẳng phải ghét người giàu chỉ vì họ giàu .

người nghèo mà có tư duy đáng khâm phục và học hỏi thì cũng có thể sẽ trở thành người giàu, như vậy sau một thời gian đâu có người nghèo nữa, ít ra cũng gia nhập tầng lớp trung lưu rồi. cái chính bác VDTD đang đổ dồn vào hoàn cảnh tại Đảng CS thay vì...

Thanked by 2 Members:

#103 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 20/04/2016 - 22:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hennessy, on 20/04/2016 - 08:07, said:

Bác GLGB ơi, theo Hen hiểu thì khi một doanh nghiệp có công nhân đình công, chứng tỏ DN đó yếu kém về mọi mặt. Lúc đó phải tự hỏi, tại sao có những DN rơi vào tình trạng khủng hoảng, nợ lương nhân viên, mà nhân viên vẫn cố bám trụ. Đó là họ có niềm tin vào chủ DN, khi có niềm tin dù có khó khăn trước mắt họ cũng vẫn cố gắng chèo lái cùng DN vượt qua thác ghềnh. Không biết Hen hiểu như vậy có ngây thơ quá không?

Chào Hennessy

Đa số đình công xảy ra khi doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, đơn hàng nhiều, cần giao gấp. Thời điểm này công nhân dễ mang đơn hàng và doanh nghiệp ra làm con tin nhất. Còn lúc doanh nghiệp làm ăn thất bát thì ai cũng lẳng lặng vì việc ít mà được ăn lương, đình công lúc này là dại nhất, nên công nhân họ không ngu đình công lúc này đâu.

Lí do đưa ra thường là tăng ca nhiều, áp lực công việc... Nhưng thử cắt tăng ca của họ, để chuyển thành 3 ca mỗi ca 8 tiếng thì họ nghỉ sạch vì tiền ít hơn và càng phản đối dữ nữa.

Thông thường trong tập thể công nhân, chỉ có khoảng 10-20% là cứng đầu, quậy phá, lười biếng, hay sách động. Nhóm này hay cầm đầu sách động, muốn làm ít hưởng nhiều... muốn mượn lực lượng công nhân khác làm công cụ để yêu sách với chủ. Nếu yêu sách thành công thì họ bỏ rơi nhóm đa số công nhân mà quay ra thỏa hiệp với chủ. Còn đa số công nhân còn lại là hiền, chăm chỉ... họ thường bị ép buộc tham gia đình công. Trong nhóm này sẽ có 1 nhóm nhỏ nữa rất siêng năng, cầu tiến, thông thường họ ủng hộ chế độ làm nhiều hưởng nhiều, làm siêng được lên lương. Nhóm này thường bị nhóm 10% kia ghét.

Nếu chủ nhu nhược thì sẽ thỏa hiệp với nhóm 10-15% và dùng nhóm này để trấn áp đa số công nhân. Vì thỏa mãn 10-15% thì chi phí vẫn thấp hơn.

Còn tôi thì thường là sa thải thẳng 10-15% kia và lấy lương chia cho nhóm còn lại.

Không có doanh nghiệp nào muốn mất những người siêng năng, thật thà và được việc chỉ vì đồng lương, họ sẳng sàng tăng lương cho những người đó để giữ chân.

Còn những kẻ cầm đầu, sách động đa số là những kẻ làm biếng, vô kỷ luật, muốn làm ông nội, không đủ năng lực và phẩm chất để được thăng tiến như người ta nên mới bắt cóc "đơn hàng" làm con tin. Kinh nghiệm của tôi để diệt cho tiệt nọc: Không thỏa hiệp và sẳng sàng làm tới bến, dù là phải đền hợp đồng, đơn hàng. Lôi họ ra tòa bắt bồi thường thiệt hại luôn, dù biết rằng họ không thể bồi thường. Sau đó mới bỏ qua.

Những kẻ ương ngạnh, lưu manh khác sau này vào làm, nghe kể lại, họ tự biết câu trả lời ra sao mà không cần thiết phải thăm dò phản ứng của chủ nữa, không làm ăn, sách động gì được, chúng tự động xin nghỉ.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 20/04/2016 - 22:51


Thanked by 3 Members:

#104 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 20/04/2016 - 23:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 20/04/2016 - 22:40, said:


Đa số đình công xảy ra khi doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, đơn hàng nhiều, cần giao gấp. Thời điểm này công nhân dễ mang đơn hàng và doanh nghiệp ra làm con tin nhất. Còn lúc doanh nghiệp làm ăn thất bát thì ai cũng lẳng lặng vì việc ít mà được ăn lương, đình công lúc này là dại nhất, nên công nhân họ không ngu đình công lúc này đâu.


Đoạn này Hen thấy bác nói đúng.


Còn đoạn phía sau Hen thấy bác cứng nhắc và lạnh lùng quá, không có cách giải quyết nào khác sao?

Hẳn là trước khi manh nha nổi loạn, họ cũng đã từng lên tiếng than vãn và đề xuất mà không được đáp ứng. Nó là cả một quá trình tích luỹ những bất mãn và cam chịu. Khi thời cơ đến, họ đã hành động như vậy đấy.

Trong suy nghĩ của Hen, mấy người bác cho là ương ngạnh và cứng đầu đó lại là mấy người được việc hơn cả. Nếu họ không làm được việc, hay không nắm giữ những vị trí chủ chốt trong công việc, họ lấy gì để gây sức ép được... Và họ cảm thấy công sức mình bỏ ra chưa được trả công xứng đáng, cảm thấy bị DN bóc lột... vân, vân,...
Ngược lại, mấy người an phận lại là những người trì trệ và làm việc thụ động. Họ cảm thấy giữ đuợc việc làm là tốt rồi, còn đòi hỏi gì nữa.



Thanked by 1 Member:

#105 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 02:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hennessy, on 20/04/2016 - 23:49, said:

Đoạn này Hen thấy bác nói đúng.


Còn đoạn phía sau Hen thấy bác cứng nhắc và lạnh lùng quá, không có cách giải quyết nào khác sao?

Hẳn là trước khi manh nha nổi loạn, họ cũng đã từng lên tiếng than vãn và đề xuất mà không được đáp ứng. Nó là cả một quá trình tích luỹ những bất mãn và cam chịu. Khi thời cơ đến, họ đã hành động như vậy đấy.

Trong suy nghĩ của Hen, mấy người bác cho là ương ngạnh và cứng đầu đó lại là mấy người được việc hơn cả. Nếu họ không làm được việc, hay không nắm giữ những vị trí chủ chốt trong công việc, họ lấy gì để gây sức ép được... Và họ cảm thấy công sức mình bỏ ra chưa được trả công xứng đáng, cảm thấy bị DN bóc lột... vân, vân,...
Ngược lại, mấy người an phận lại là những người trì trệ và làm việc thụ động. Họ cảm thấy giữ đuợc việc làm là tốt rồi, còn đòi hỏi gì nữa.

Hen chưa có nhiều kinh nghiệm về những người vừa đáng thương mà cũng vừa đáng ghét.

Công nhân bây giờ khôn ranh lắm, chổ nào lương cao là dọt, đòi hỏi đủ chuyện, nên không có chuyện cam chịu ẩn nhẫn đâu. Hen chưa chứng kiến cảnh giờ ăn cơm nó ném nguyên dĩa cơm xuống đất chỉ vì người ta có rau, nó thiếu rau (do hết). Bảo vệ nào nghiêm, tuân thủ quy định chấm công, tác phong thì nó đòi đánh người ta... Trong dây chuyền sản xuất, vật tư nguyên liệu phải để đúng chổ, quản lý nhắc nhở thì nó ném cái rầm dằn mặt quản lý.

"Được việc" trong nhà máy là tuân thủ quy tắc, chấp hành hướng dẫn làm ra sản phẩm có chất lượng. Chứ không cần tài năng gì hơn, giỏi đến đâu mà chống đối, bất quy tắc làm ra sản phẩm kém chất lượng thì đều phân loại là dở.

Còn việc đột phá, phát minh, sáng kiến gì đó... là việc của quản lý. Làm 1 công nhân tốt thì sẽ có ngày làm 1 quản lý tốt. Khi nào làm quản lý rồi thì đột phá, sáng kiến gì đó... càng khuyến khích.

8 tiếng làm việc là làm việc, không có chuyện vừa làm vừa chơi, vừa làm vừa tán dóc, muốn nghỉ phải xin phép, không chấm công thì không tính lương. Những điều này không có gì gọi là khắc khe cả, nó là kỷ luật lao động, ở các xứ văn minh tiên tiến, mỗi ngày người ta chỉ làm 6 giờ nhưng thật sự là làm đúng 360 phút chứ không phải như VN mình, tiếng là làm 8 giờ, nhưng trừ hao hết mấy cái giờ tán dóc, đi qua đi lại.... thì thật sự là làm chưa đến 5 giờ 1 ngày.

Nhân viên ở công ty gốc của tôi không có như vậy, ai cũng tận tụy và có trách nhiệm. Những công nhân bất hảo mà quậy là đám lính trung thành nó dẹp từ trong trứng nước.

Còn quản lý cái công ty mới này cực quá! Nhưng không thể điều nhiều người của tôi sang được, điều qua đây hết thì công ty gốc của tôi bị lủng.

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |