Jump to content

Advertisements




Bàn về miếu vượng đắc hãm


680 replies to this topic

#376 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 09/01/2012 - 15:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/01/2012 - 22:22, said:

Miếu hãm là kết quả của Dịch lý trên địa bàn tử vi. Một áp dụng của miếu hãm là "cùng tắc biến", "phản vi kỳ cách", Toàn Không Cách cũng chỉ là cùng tắc biến, được viết to đùng trong toàn thư nhưng không ai để ý.

Hiện nay, tôi đã chán ngán cảnh khua đao đẫm máu trên diễn đàn nên chỉ góp ý vậy. Vậy diễn giải dài dòng xin khất khi khác.
Xin a Thất Sát nói rõ 3 vấn đề này giúp em.

Thanked by 1 Member:

#377 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 09/01/2012 - 18:51

Gabriel.Julian said:

Xin a Thất Sát nói rõ 3 vấn đề này giúp em.

Bạn có dùng ngũ hành hay tứ hóa để luận tử vi không ?

Thanked by 2 Members:

#378 Muathuvang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 45 Bài viết:
  • 51 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 19:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 08/01/2012 - 22:45, said:

Chào ankhoa.
Mặc dù những vấn đề mà ankhoa đặt ra trong chủ đề này, vốn là ước mơ, và cũng là bài toán lớn của tử vi từ khi mà người ta lờ mờ nhận ra có một cái gì đó rất khoa học của môn học này. Có lẽ cũng đã gần một thế kỷ, bao nhiêu tử vi gia, hay những nhà khoa học có lòng với tử vi, với huyền học đã bỏ công sức để giải quyết nó, nhằm tìm ra lời giải đáp thỏa mãn của các đòi hỏi có tính khoa học. Nhưng như đã thấy, càng đào sâu, càng khoa học hóa, thì người ta lại thấy càng buồn cười, càng thấy nhảm nhí. Đáng thương ở chỗ là chính các học giả ước mơ khoa học hóa tử vi lại không thể nào biết rằng mình đã sai, mà lại là sai từ gốc. Từ những ví dụ như người ta muốn toán học hóa tử vi, đã sử dụng đến những công cụ toán học hiện đại, cho đến những phương pháp khoa học hóa đụng chạm tới cả lý âm dương. ... Càng đọc, càng thấy không khoa học và sự hiểu biết về bản chất của tử vi thật ấu trĩ.
Quay trở lại vấn đề, thực ra vấn đề này rất đơn giản, một khi ta hiểu được dịch lý. Nhưng muốn hiểu dịch lý, thì lại không đơn giản. Dó đó mà nếu nhìn và suy luận theo thường lý, hay theo khoa học tây phương thì nó trở nên khó hiểu và vô cùng phức tạp. Phức tạp không phải là ở chỗ khó hiểu, mà là ở chỗ diễn giải thế nào cũng thấy không hợp lý, và càng muốn hợp lý bao nhiêu thì lại càng trở nên mơ hồ bấy nhiêu. Thực ra trong msg 236 tôi đã nêu rõ một nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra trong chủ đề này. Nó vốn đơn giản, và do đó nếu ta có thể hiểu rằng xây dựng bảng tử vi một cách cơ bản thì thực tế cũng có thể chỉ là công sức của một người mà thôi, cũng tựa như việc từ tử bình phát minh ra môn bát tự vậy. Chứ không ohair như nhiều người lầm tưởng đó như là cái gì đó ghê gớm, công sức của bao đời, của bao học giả hay thánh nhân gì gì đó. Sau này, người đời thêm thắt vào cho nó đầy đủ, thì cũng khác gì đâu với bao thành tựu khác của nhân loại. Nguyên tắc đó tôi trích lại nguyên văn như sau:

Ta ứng dụng kết quả này nhé.
Tượng của hai khí này là mặt trời, mặt trăng. anh sáng của mặt trời và mặt trăng, chúng ta dễ dàng biết được. Tại ngọ, mặt trời ở vị trí cao nhất của bầu trời, ánh nắng chói chang, là thời gian có cường độ lớn nhất trong ngày. sang tới mùi, thì mặt trời mặt trăng cùng hiện trên bầu trời, ánh nắng tắt dần, tới giờ thân thì ánh nắng tuy vẫn còn, nhưng đã suy giảm nhiều so với giờ ngọ, tối hơn so với giờ mùi. tới giờ dậu, ánh nắng đã dần tắt. Cứ xét tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ thấy độ sáng của thái dương thay đổi theo giờ trong một ngày đêm 12 canh giờ. Nếu chia độ sáng này thành 4 cấp, gọi là miếu, vượng, đắc và hãm thì sau khi cân nhắc và so sánh giữa chúng với nhau, sẽ cho thấy thái dương mão thìn ở cấp vượng, tị ngọ ở cấp miếu, mùi thân ở cấp đắc, dậu tuất hợi tý ở cấp hãm địa, sửu dần ở cấp đắc địa. Cách phân phối này đứng ở góc độ định lượng thì có thể lý rằng không chính xác, nhưng đứng ở góc độ định tính, phân biệt một cách tương đối theo cấp độ thì rõ ràng là có sự thích ứng với tượng của mặt trời, khí của nó luân chuyển một cách hợp lý. Do đó, việc phân 4 cấp từ miếu tới hãm, vốn đã mang tính định tính, tương đối, thì việc lấy lý đòi hỏi sự phân định định lượng là không thích hợp. Cách phân định tương đối và có tính định tính này không chỉ ứng với trường hợp hai sao nhật nguyệt, mà nó đúng với toàn bộ các tinh đẩu có mặt trong bảng tử vi, không nhữung thế, trên quan điểm dịch lý học, nó là một phép phân định có tính xuyên suốt.
Mặt trời đã vậy, thì mặt trăng cũng tương ứng. Nên nhớ là tương ứng chứ không đối ứng. Phép tương ứng cho xác định, như tại thìn thì nhật vượng, nhưng nguyệt tại tuất lại miếu, chứ không phải vượng, nhật tại ngọ là miếu nhưng nguyệt tại tý lại chỉ vượng mà thôi.
Với ý nghĩa vận khí cuat mặt trời mặt trăng, ta cungx xét thấy được sự vận hành, thịnh suy của khí. Như tại sử thì nhật đắc khí, đang thịnh. Còn tại mùi, tuy đắc nhưng đang suy. Vào số tất có sự khác nhau khi mệnh tại sửu với mùi. Nếu ăn vào nhật, thì tại sửu tất sẽ có hậu, càng về hậu vận càng phong túc, có danh giá, còn tại mùi thì càng về hậu càng suy bại. Nhưng không có nghĩa là suy bại tới tuyệt , mà chỉ là trong ý nghĩa tương đối với tiền vận mà thôi.
Lấy ví dụ đối với nhật - nguyệt cho dễ hình dung, bởi khí của tinh đẩu là khái niệm rất trừu tượng, khó hiểu trong huyền học, lấy tượng của nó lại càng khó nắm bắt hơn. Cho nên, như về nguyên tắc, sợi chỉ xuyên suốt, có tính học thuật - và khoa học hay không cũng là ở chỗ này, khi ta nhìn thấy tính tương đối trong khoa học tây phương, tất sẽ thấy sự tương đồng - thì đối với các tinh đẩu khác cũng vậy, ta phải thấy cho được cái khí của nó, sau đó mới lấy tượng, Được tượng sẽ có số là vậy.
Qua đó cũng cho thấy, các tinh đẩu trong tử vi, mường tượng như là sự vận hành có liên hệ tới các vì sao trên bầu trời, thảo nào mà nhiều người, kể cả nhiều nhà nghiên cứu cũng cứ ngộ nhận rằng chúng liên hệ tới thiên văn, các sao trên bầu trời. Rồi tìm không ra, đô tại vì là thất truyền. Có thất truyền gì đâu !!
Bài toán tử vi là bài toán nhỏ. Quá nhỏ so với giá trị của triết đông, dịch lý, đến dịch kinh. Giả được thì sử dụng tử vi một cách thích thú. Chứ còn bảo nó được giải để mà cho đó là phát kiến vĩ đại, nào là thánh thần gì đó. nên chăng ?
Các bài tôi viết, hễ mang tinh thần học thuật, đều có tính thống nhất, hệ thống. An khoa đọc và ngẫm nghĩ, tất sẽ có thu hoạch. Hy vọng An khoa đọc sẽ tới được chỗ mà những gì như nguyên lý toàn không, tứ hóa bốn mùa thật, ... là nhảm nhí.
Thân ái.


Lúc mới tiếp cận Tử vi, tôi cũng rất quan tâm đến ví trí miếu hãm của tinh đẩu. Tôi luôn đặt câu hỏi ví như tại sao Tử vi đóng ở cung này thì vượng địa nằm tại vị trí kia lại bình hòa… rồi tìm cách lý giải lần lượt từng sao… và mới chỉ mấy sao thôi, tôi đã lạc vào mê hồn trận không tìm ra lối thoát !?

Hôm nay đọc bài viết của bác Vuivui thấy lý thú, tôi mong bác dành thời gian trả lời câu hỏi của AnKhoa : “Miếu vượng đắc hãm hình thành từ đâu ? Tại sao Tử Vi lại miếu tại Ngọ, bình tại Tý ?” để chúng tôi có dịp thấu triệt hơn !

Riêng về Thái âm Thái dương, tôi suy nghĩ rằng người xưa định vị trí sáng tối Nhật Nguyệt bằng sự quan sát, bằng kiến thức Thiên Văn. Thái Dương tỏa ánh sáng vào ban ngày, Thái âm tỏa ánh sáng vào ban đêm… và cũng từ đấy tôi bắt đầu quan sát độ sáng tối của mặt trời, mặt trăng vào từng thời điểm trong ngày và từng mùa trong năm.
Tôi mới nhận thấy và tự thắc mắc tại sao người xưa qui định từ giờ Dần đến hết giờ mùi là ban ngày và từ giờ Thân đến hết giờ Sửu là ban đêm ? Âm Dương đắc ở Sửu mùi, Thái Dương ở Thân hãm, ở Dần lại miếu ? Ngược lại Thái âm hãm ở Dần, miếu ở Thân ?

Thực tế tôi quan sát thì sao ? Từ 1->3 giờ chiều mùa hè cũng như mùa đông trời vẫn sáng bình thường, nếu rơi vào mùa hè nắng vẫn chói chang ? Từ 3->5 giờ chiều ánh mặt trời bắt đầu dần tắt, về mùa đông 5h chiều trời đã tối, về mùa hè (kể cả mùa đông những hôm trời nắng, tôi đã quan sát) 5h chiều ánh nắng mắt trời vẫn còn ! Từ 1->3 giờ sáng đông hay hè gì trời cũng đang chìm trong bóng tối, vào những đêm trắng sáng, ánh trăng còn vằng vặc thao thức. Từ 3-> 5h trời bắt đầu sáng dần… nhưng con người vẫn nồng say trong giấc ngủ ?

Vậy tại sao người xưa lại cho rằng Sửu Mùi Nhật Nguyệt (đắc địa) tranh huy ? Vào giờ Mùi mặt trời vẫn sáng thế kìa mà ? Nhật phải vượng và Nguyệt phải hãm chứ ? còn sinh vào giờ Thân phải tùy mùa ví như mùa hè thì Nhật đắc mà mùa đông thì Nhật hãm ? Ngược lại giờ Sửu mịt mùng trong màn đêm đâu thấy ánh sáng mặt trời để được gọi là đắc địa ?....???

Đại khái… những suy nghĩ, nhưng câu hỏi luẩn quẩn xoay quanh tôi là vậy… và tôi thấy sự định vị miếu vượng đắc hãm Nhật Nguyệt của người xưa quá ư là tương đối…

Rất mong các bạn chia sẻ !

Thanked by 1 Member:

#379 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 20:47

Chào anh Muathuvang, Minh An xin phép chia sẻ vài dòng.

Để trả lời câu hỏi của anh, nếu chúng ta coi Thái Âm và Thái Dương là mặt trăng, mặt trời vừa đúng lại vừa không đúng.

Người xưa, dùng tượng diễn lý. Chẳng hạn khi ta nói "Cứng như đá", thì bản thân danh từ "đá" không đủ hình dung hết được phạm vi diễn đạt của từ "cứng". Nhưng đá là tượng, để diễn lý là "cứng".

Cần phải hiểu như thế trước.

Người xưa mượn tượng mặt trăng và mặt trời để diễn lý Âm Dương. Vậy tại sao bắt đầu từ Sửu chứ không phải bắt đầu từ Dần hay Mão, mà rõ ràng khi đó trời mới sáng. Cũng tương tự, tại sao lại từ Mùi, chứ chẳng phải Dậu hay Thân?

Chúng ta quay ngược lại Dịch lý, cụ thể hơn là về 12 địa chi.
Thấy rằng, Mộc chủ sinh, Kim chủ diệt, thủy chủ trí, hỏa chủ đạo. Thổ là trạng thái đạt thành, hàm chứa và cân bằng.

Tại Sửu, là thổ, mộ của Kim. Kim đã đạt thành 1 vòng, từ Tỵ đến Dậu rồi về Sửu. Nói cách khác, chu trình Diệt đã hoàn thành, bắt đầu cũng từ Sửu, chu trình Sinh khởi động. Đến Dần là dương mộc, khí Sinh, cũng đại biểu cho tràng sinh của Hỏa, chủ đạo.

Nói cách khác, Sửu là ranh giới phân chia, trước Sửu là âm khí thinh, là quá trình diệt. Sau Sửu là dương khí khởi, là sinh.

Cũng như thế với Mùi.

Và buộc phải lấy tứ mộ là ranh giới phân chia, bởi Thổ là trạng thái đạt thành, hàm chứa và cân bằng của các hành. Nói thổ là hành cũng chưa chính xác hoàn toàn, Thổ là trạng thái cân bằng động.

Hi vọng chia sẻ của Minh An có thể thay câu trả lời.

Hi vọng với việc trả lời những câu hỏi rất cơ bản, chúng ta sẽ hiểu hơn về tư tưởng của người xưa, thông qua đó sáng rõ Tử Vi.

Chẳng hạn Thổ Thủy tương khắc, tại sao chung 1 tam hợp
Tại sao Tỵ thuộc hỏa , lại là đất tràng sinh của Kim.

Nếu chỉ hiểu ngũ hành như 1 công thức, cái A sinh cái B, khắc cái C. Và lấy hình tượng kim là kim loại, thủy là nước, thì vô tình quy chụp tư duy người xưa theo kiểu sách Triết học Mac nói " một tư duy duy vật đơn giản và sơ khởi, còn nhiều ngây thơ".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Minh An: 09/01/2012 - 20:51


Thanked by 1 Member:

#380 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 21:02

Có 1 quyển sách Minh An đọc có viết " khi mới học đạo, nhìn sông núi vẫn là sông núi. Học đạo rồi, nhìn sông núi không còn là sông núi. Đạt đạo rồi, nhìn sông núi lại là sông núi".

Sông núi là tượng, tượng ấy chứ lý của vạn vật, của trời đất.

Cũng như lấy hình tượng xã hội phong kiến với vua tôi, văn võ, sĩ nông công thương để làm tượng vậy.

Con người là mộc, trí là thủy, tâm là hỏa, hành vi là kim, cơ thể là thổ.

Ngày này dùng trí để suy, người xưa dùng tâm để cảm. Sự khác biệt là ở đấy.

Thanked by 1 Member:

#381 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 21:11

Hãy thử lật lại 1 câu hỏi vô cùng thực tế :

Tham Lang tại Ngọ là vượng địa hay hãm địa ? Hay, lực của Tham Lang tại Ngọ là mạnh hay yếu ?

Suy cho cùng, mọi lý thuyết cao siêu thì cuối cùng cũng phải quay về những thứ vô cùng nhỏ nhặt, đơn giản, và thực tế trong cuộc sống bình thường hàng ngày mà ta phải đối mặt. Chừng nào ta chưa giải quyết được, chừng đó nó vẫn còn đọng lại và trở thành một sự cản trở cho bước đi tiếp theo.

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 09/01/2012 - 21:19


#382 Muathuvang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 45 Bài viết:
  • 51 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 22:11

Cảm ơn sự chia sẻ quí báu của Minh An !

#383 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 22:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 09/01/2012 - 18:51, said:

Bạn có dùng ngũ hành hay tứ hóa để luận tử vi không ?
Hỏi như vậy là chưa có kinh nghiệm trận mạc, chẳng ai thổ lộ tông phái của mình cả. Nhưng khi xuất chiêu thì lộ tông lộ phái nhận ra huynh ra đệ.
Nhưng cũng chưa chắc.
Hỏa diệm đao của Cưu Ma Trí vốn là một tuyệt kỹ công phu của Tiêu Dao phái, khi vận kình phát công phong thái thật thanh thoát
như Niêm hoa vi tiếu là một trong 72 tuyệt kỹ công phu của phái Thiếu Lâm. Nhưng khi Cưu Ma Trí đụng độ với nhà sư áo xám quét rác
trong Tàng kinh các trên núi Thiếu Lâm thì quần hùng mới nhận ra rằng 2 công phu này khác nhau một trời một vực. Vì Tiêu dao phái tu luyện
theo phái thần tiên mong cầu trường sinh bất tử, tuy ý thoát tục nhưng trong lòng vẫn còn mong cầu. Còn Niêm hoa vi tiếu là công phu của Phật môn
vốn dĩ ý là thoát khỏi vòng sanh tử. Cho nên bề ngoài nhìn thì giống từa tựa như nhau, nhưng ý thì khác nhau một trời một vực.

#384 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 22:13

@MuaThuVang:

Mặt trời, mặt trăng mang tính tượng trưng thôi. Tại 2 cung Sửu Mùi, Nhật Nguyệt đồng cung, gọi là Nhật Nguyệt tranh huy. Nếu là giờ Sửu (1-3 giờ sáng) và Mùi (1-3 giờ chiều) làm gì có chuyện mặt trời, mặt trăng giành ánh sáng. Cảnh tượng tranh huy của mặt trời, mặt trăng thuộc vào lúc bình minh và hoàng hôn, tức khoảng cuối giờ Dần, đầu giờ Mão và cuối giờ Thân, đầu giờ Dậu chứ sao lại giữa đêm khuya và nửa trưa.

Thanked by 1 Member:

#385 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 22:16

Tham lang ái ngộ Hỏa-Linh,
Tham Linh tịnh thủ tướng tướng chi danh
Tham Hỏa tương phùng anh hùng cái thế.
Tham lang + Hỏa hay Linh, cho dù hạ cách (trường hợp hạng bét nhất là Tham hãm địa) cũng phát phú, giầu.
Trong khi Thiên Cơ lại rất kỵ gập Hỏa/Linh. Tại sao vậy ?
Tham lang có hành là Thủy ĐỚI Mộc. Trong khi Thiên cơ có hành thuần Mộc.
Tham lang tại Tý là Phiếm thủy đào hoa, còn tại Ngọ không hề. Tại sao vậy ???

Thiên cơ xuất hiện ĐẦU TIÊN trong chu kỳ thứ hai trong bảng Tứ hóa, chu kỳ Ất. Còn Tham lang xuất hiện ĐẦU TIÊN trong chu kỳ thứ 5, chu kỳ Kỷ.
Và .....

Thanked by 1 Member:

#386 Phù Suy

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 3445 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 22:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 09/01/2012 - 22:13, said:

@MuaThuVang:

Mặt trời, mặt trăng mang tính tượng trưng thôi. Tại 2 cung Sửu Mùi, Nhật Nguyệt đồng cung, gọi là Nhật Nguyệt tranh huy. Nếu là giờ Sửu (1-3 giờ sáng) và Mùi (1-3 giờ chiều) làm gì có chuyện mặt trời, mặt trăng giành ánh sáng. Cảnh tượng tranh huy của mặt trời, mặt trăng thuộc vào lúc bình minh và hoàng hôn, tức khoảng cuối giờ Dần, đầu giờ Mão và cuối giờ Thân, đầu giờ Dậu chứ sao lại giữa đêm khuya và nửa trưa.
Anh Ngọa Long giải thích trường hợp này em thấy hợp lý.- Còn nếu giải thích theo nửa Dịch Lý, nửa Tượng như msg thì không Ổn....

Nhiều khi cứ nghĩ đơn giản đi tí lại Hay có khi lại Thông vấn đề.

Phù Suy.

Thanked by 1 Member:

#387 Muathuvang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 45 Bài viết:
  • 51 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 22:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 09/01/2012 - 22:13, said:

@MuaThuVang:

Mặt trời, mặt trăng mang tính tượng trưng thôi. Tại 2 cung Sửu Mùi, Nhật Nguyệt đồng cung, gọi là Nhật Nguyệt tranh huy. Nếu là giờ Sửu (1-3 giờ sáng) và Mùi (1-3 giờ chiều) làm gì có chuyện mặt trời, mặt trăng giành ánh sáng. Cảnh tượng tranh huy của mặt trời, mặt trăng thuộc vào lúc bình minh và hoàng hôn, tức khoảng cuối giờ Dần, đầu giờ Mão và cuối giờ Thân, đầu giờ Dậu chứ sao lại giữa đêm khuya và nửa trưa.

Thì mình đưa ra một giả thuyết như vậy... bởi mình cảm thấy chưa thỏa đáng khi cho rằng Thái dương ở Mùi là đắc địa (tức anh sáng mờ nhạt)...
hihihi đọc bài của NgoaLong tự dưng thấy mình ngố quá nhỉ....

Cảm ơn bạn !

#388 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 09/01/2012 - 23:03

Tóm lại tôi không hiểu bàn về những quan sát địa bàn làm gì ? Khi không biết nguồn gốc cũng như bản chất tinh đẩu. Nhật Nguyệt là tượng của mặt trời mặt trăng cũng chưa chắc sai. Vào địa bàn phải thay đổi để phù hợp với địa bàn. Vì chưa có sách nói cung tí phải là giờ tí, vậy biết đâu cung mùi của địa bàn ứng với giờ dậu ngoài đời nên mặt trời lặn. Có thể lắm chứ. Cho dù không phải thì ai biết ? Từ Nhật Nguyệt quáng quàng suy ra 12 chính tinh còn lại thì càng ẩu.

Cho nên bàn luận kiểu quan sát nửa vời "đi thẳng rẽ phải" này rốt cục chẳng đi đến đâu. Phí công vô ích. Một là thiết lập bài toán từ đầu, hai là ra ngoài kia tán phét thắt chặt quan hệ với anh em. Toàn thư bày cách luận theo ngũ hành thì không thấy ai đào sâu, chưa gì đã bỏ cuộc.

Mới thấy MVĐH có hai ý nghĩa: một là dùng để định độ số, hai là dùng để kiểm chứng lý thuyết.

Nếu tôi áp dụng pp X vào và giải quyết được bài toán MVĐH thì tôi có thể tin rằng pp X khả năng rất lớn là pp tử vi đúng.

Thanked by 3 Members:

#389 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 23:18

AnKhoa said:

Hãy thử lật lại 1 câu hỏi vô cùng thực tế :

Tham Lang tại Ngọ là vượng địa hay hãm địa ? Hay, lực của Tham Lang tại Ngọ là mạnh hay yếu ?

Suy cho cùng, mọi lý thuyết cao siêu thì cuối cùng cũng phải quay về những thứ vô cùng nhỏ nhặt, đơn giản, và thực tế trong cuộc sống bình thường hàng ngày mà ta phải đối mặt. Chừng nào ta chưa giải quyết được, chừng đó nó vẫn còn đọng lại và trở thành một sự cản trở cho bước đi tiếp theo.

Thử xét xem Thất Sát tại Thìn Tuất đắc hãm ra sao, Phá Quân tại Dần Thân thế nào. Qua đó có thể cho thấy Tham Lang tại Tí Ngọ khó mà vượng được.

Còn đôi khi qua sách vở thấy Tham tại Tí Ngọ cũng được đề cao, lực cũng mạnh, và vài lá số cũng khá thành công, có thể là do hợp lực, được trợ lực, nhất là lực của Hóa. Chẳng hạn như câu:

- Thiên Đồng Tham Dương cư Ngọ vị Bính Mậu (có sách dịch là Bính Thìn, có sách lại nói là Bính Tuất, NL thấy không hợp lẽ lắm, nghĩ phải là Bính Mậu mới đúng. Chữ Mậu với Tuất hơi giống nhau, có lẽ người xưa nhìn nhầm. Còn nói riêng về Đồng Âm thì có câu dính tới Quan Vũ là Đồng Nguyệt Giải Kình cư Ngọ, Giải luôn đồng cung với Phượng Các, cư Ngọ thì tuổi Thìn có lẽ là 1 chuyện khác nữa) trấn trọng biên cương

- Tham Lang Hợi Tí hạnh phùng Quyền Vượng biến hư thành thực, ư Giáp Kỷ tuế phú danh viên mãn

Câu đầu thì Đồng tuổi Bính hóa Lộc, tuổi Mậu thì Nguyệt (đồng cung với Thiên Đồng) hóa Quyền; còn Tham tuổi Mậu thì hóa Lộc. Câu sau thì Tham tại Tí Hợi tuổi Kỷ có Tham hóa Quyền.

Sửa bởi NgoaLong: 09/01/2012 - 23:33


#390 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 09/01/2012 - 23:21

Tôi nói :

Trích dẫn

Tượng của hai khí này là mặt trời, mặt trăng
chứ không nói tượng trưng của hai khí, cũng như không nói mặt trời và mặt trăng chỉ có tính tượng trưng !!! Ngọa Long nên lưu ý từ ngữ được dùng cho chính xác. Bởi vì như cách nói và cách hiểu của ngọa long, dễ dẫn đến cho rằng, vì chỉ là tượng trưng, nên sự vận hành của tinh đẩu là ảo, và tượng của khí sẽ chỉ có tính chất tượng trưng, nên sẽ rất khó xác định tính lý !!! Nên nhớ, cần chính danh, vì sai một ly đi một dặm. Khổng Tử nói không sai là vậy !
Cần dùng từ cho chính xác thì mới có thể hiểu chính xác được. Đến như ngọa long mà còn có thể dùng sai từ thì không lạ khi thấy hầu hết mọi người, không ai hiểu gì cả.
Thân ái.

Sửa bởi vuivui: 09/01/2012 - 23:23







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


  • Google

Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |