Jump to content

Advertisements




Bàn về miếu vượng đắc hãm


680 replies to this topic

#406 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4760 thanks

Gửi vào 10/01/2012 - 21:33

AnKhoa said:

Tham Lang cư Ngọ từ trước tới nay sách Việt đều coi là hãm địa, hung tinh mà hãm địa xấu lắm
Nhưng khi đọc tài liệu ông VDC và một số tài liệu khác, thì Tham Lang tại Ngọ là cách "Mộc Hỏa thông minh", cũng tốt đó chứ

Không biết cách "mộc hỏa thông minh" là cách cục tồn tại bấy lâu nay trong Tử Vi, hay là lai tạp từ Phong Thủy, Tử Bình (thương quan tiết tú). Nghe qua có vẻ chuyên về ngũ hành, chứ trong Phú Tử Vi thì chưa từng nghe.
-------------------------------


hoa1618021989 said:

Thấy mọi người khen Tam Hóa quá, rốt cuộc Tam Hóa có sức mạnh đến đâu?
-Chế phục sát tinh
-Chế phục chính tinh hãm

- Người ta nhìn vào Hóa là xem thành tựu (Khoa thì sách nói là đệ nhất giải thần)
- Không phải chế phục chính tinh hãm, mà Hóa là ra từ chính tinh, nó cũng gần như hóa khí của chính tinh đó vậy.

Sửa bởi NgoaLong: 10/01/2012 - 21:58


#407 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 10/01/2012 - 21:49

Hóa là hóa ra.

Phá quân hóa lộc là phá lung tung 1 hồi hóa ra lại có tiền.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#408 DIMATTEO

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 277 thanks

Gửi vào 10/01/2012 - 22:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phá hóa Lộc cũng tương tự như câu nói của người xưa " Tan rồi hợp-Hợp rồi lại tan". Khai phá đến mức độ rồi cũng sẽ đạt được thành tựu.

Thanked by 2 Members:

#409 HoaKyLan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 14 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 11:55

Giả thuyết của cháu :

Mộc sinh Hỏa

Hỏa sinh Kim

Kim sinh Thủy

Thủy sinh Mộc

Thổ bình hòa làm vật chứa, trung gian

- Từ đó giải ra tam hợp :

Dần Ngọ Tuất : Dương Mộc sinh dương hỏa ,dương thổ trung gian. Ví dụ : Cây khô mọc trên đất cho lửa cháy ( Phải có chất xúc tác )

Tỵ Dậu Sửu : Âm hỏa sinh âm kim, âm thổ trung gian. Ví dụ : Núi lửa làm các chất hóa học hoạt động sinh ra khoáng chất trong lòng đất.

Thân Tý Thìn : Dương kim sinh dương thủy, dương thổ trung gian. Ví dụ : Kim loại tan chảy ( phải có lửa đủ nhiệt ) làm tăng lượng nước ( bỏ qua lý tính ). Thực hơn thì băng tan chảy ( tự nhiên có ) làm nước nhiều, thổ làm vật chứa.

Hợi Mão Mùi : Âm thủy sinh âm mộc, âm thổ làm trung gian. Ví dụ : Nước ngầm cung cấp nước cho rễ cây trong lòng đất.

- Ra nhị hợp :

Cung Dần sinh cho cung Tị, Tị sinh cho cung Thân, Thân sinh cho cung Hợi, Hợi sinh cho cung Dần, đấy là vòng sinh thuận 1 chiều.

Ngược lại Hỏa khắc Mộc, Mộc khắc Thủy, Thủy khắc Kim, Kim lại khắc Hỏa ( Do lửa cháy gỗ rụi, gỗ hút hết nước, nước làm kim loại gỉ, kim loại làm lửa mất nhiệt ), gọi là vòng khắc thuận 1 chiều.

- Ra xung chiếu :

Các cung xung chiếu luôn khắc 2 chiều. Ví dụ : Mộc Kim, Hỏa Thủy, cái nào mạnh hơn cái đấy thắng.

Xung chiếu thì thổ bình hòa.

Với cảm nhận của các cụ ngày xưa thì không thể không biết đến gió và không khí.

Tử vi không thấy nói đến.

Chỉ để lại câu ( hình như thế nếu cháu nhớ không nhầm ) Nhật nguyệt chiếu hư vô là nhật nguyệt cùng chiếu cung vô chính diệu có thiên hư.

Trộm nghĩ nếu vô chính diệu là không khí, thì không khí (hư ) hỏng có thể là hư không lắm chứ

Một vài quan điểm hơi khác khác 1 tí. Mong mọi người bình luận

Nếu xét miếu vượng bình hòa thì một vài trường hợp như :

Không kiếp nằm cung dần do mộc sinh hỏa đên đắc địa, nằm cung thân do hỏa sinh kim nên đắc địa.

Không kiếp nằm cung tị do đồng hành nên miếu, còn cung hợi thì ( hơi khiên cưỡng ) ý là kiểu cùng tắc biến thường rất mạnh, như nước ngầm mà gặp hỏa thì thành nước khoáng, nóng và ấm tốt cho sức khỏe ( Nhật giỏi về tử vi và có nhiều mạch khoáng ), thêm nữa nếu xét hợi là âm thủy trong gỗ, vì không kiếp là 2 hành hỏa mạnh, gỗ ẩm đốt hết nước bốc hơi thì cháy được sinh lại cho hỏa, nên miếu chăng.

Xét các sao : Xin mọi người tranh luận. Âm dương cháu nghĩ là có tác động

Tử vi nếu cho cả âm lẫn dương.

Nằm ngọ thì là vua ngồi ngai báu,nên Miếu

Do hành thổ là bình hòa nên cung đơn lẻ còn lại của tử vi chỉ còn cung Tý, là phế đế nên bình hòa do thổ không sinh không khắc

Còn lại là tử vi đều đi cùng sao khác.

Tử vi thất sát nằm cung tị hợi, do hỏa sinh kim và kim sinh thủy ,thất sát miếu nên tử vi miếu

Tử vi thiên tướng nằm thìn tuất,do thổ bình hỏa thủy nên thiên tướng bình hòa, nên cả hai cùng vượng chăng ?

Tử vi tham lang, do mộc khắc thủy và kim khắc mộc nên tham lang hãm, nên tử vi bình hòa

Tử phủ dần thân, do cả hai cùng bình hòa với cung mộc nhưng tử vi với thiên phủ đồng hành nên cùng miếu. Ví dụ : Nhiều đất thì cây dễ phát triển, nhiều đất thì có chỗ chứa kim loại.Đại loại đất càng nhiều càng có lợi, nếu không tính đến trục quay hay kích cỡ của trái đất để đủ điều kiện tạo nên sự sống.

Tử phá sửu mùi, do bản cung thổ là bình hòa, nhưng tử vi với phá quân bình hòa, phá quân 2 lần bình hòa đắc địa, tử vi 1 bình hòa 1 đồng hành nên đắc địa.

Các sao khác chưa kịp nghiệm lý

Lại thấy có tọa thủ, tam hợp, xung chiếu, nhị hợp sinh thuận, lục hại ( gồm cả nhị hợp khắc thuận ). Còn 2 cung cách cung tọa thủ 1 cung không thấy nói. 12 cung địa chi mà tác dụng với nhau có 10 cung tất cả tính từ cung tọa thủ. Phải chăng do sự chênh lệch giữa 10 can với 12 chi ?? Cái này thì cháu chưa kịp nghiệm lý

Trên đây là một vài quan điểm của cháu. Mong được nghe ý kiến.

Thanked by 3 Members:

#410 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 12:05

???????????????????? Hỏa sinh kim

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#411 DIMATTEO

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 277 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 12:41

Hay đó! Nhưng mà đọc xong có vẻ thấy mình hơi bị "Say" !

Định thần lại cái rồi đọc tiếp,,.

Thanked by 1 Member:

#412 HoaKyLan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 14 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 13:35

Thêm câu đoạn tử phá sửu mùi :
Nhưng vì 2 lần thổ nhiều đất nên thủy vượng, nên phá quân vượng.

12 cung địa chi có đến 4 hành thổ, các hành khác có 2 thôi. Nên thổ nhiều hơn để giữ thế cân bằng, nói cách khác thổ nhiều hơn thì các hành khác có lợi

Chỉ là giả thuyết

Thanked by 1 Member:

#413 HoaKyLan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 14 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 13:45

Xét thêm về thế đứng nhị hợp giáp liền kề của trục Sửu Mùi
Trục sửu mùi là trục được hưởng hầu hết cách giáp đặc biệt và mạnh nhất. Như nhật nguyệt, tả hữu, long phượng, quang quý, xương khúc
Và cũng là trục các trung tinh đồng cung.
Vậy nên nó phải có ý nghĩa quan trọng. Ta lấy trục sửu mùi làm tâm.
Cung Mùi. Do giáp cung Ngọ và cung Thân. Một là dương hỏa sinh cho dương kim, phải có thổ là trung gian. Ở đây là âm thổ. Lửa đốt kim loại chảy về đất, kim loại thành âm kim. Hoặc nói kim ở đây là nước ở thể rắn, thì băng tan thành nước chảy vào đất thành mạch ngầm tốt cho mộc, mộc sinh lại cho hỏa. Một vòng chế hóa ngũ hành khép kín. Nói cách khác thổ luôn luôn được động. Thổ có lợi. Nên cung Mùi được hưởng cách nhị hợp đặc biệt.
Cung Sửu. Do giáp cung Tý và cung Dần. Đương nhiên dương thủy sinh cho dương mộc. Thổ cũng có lợi. ( Trừ một số trường hợp đặc biệt như bèo trôi nước nổi, trường hợp đó thủy quá vượng nên mộc nương theo thủy mà trôi thì không biết gò kiểu gì )

Thanked by 3 Members:

#414 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3224 Bài viết:
  • 27576 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 14:21

Có 1 đại ca hỏi : vậy Tham cư Ngọ thì sao anh ,

Thanked by 2 Members:

#415 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3224 Bài viết:
  • 27576 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 15:06

Có bạn hỏi về thế THAM CƯ NGỌ VỊ , tiện đây tui cũng xin khai diễn sơ bộ về thế này :

Tham cư Ngọ khác với Tý ở chỗ là nay Tham đã dừng bước giang hồ , vì 1 chút Thủy còn lại đã được Ngọ cung đóng vai trò 1 lò sưởi sưởi ấm ( Thủy đa vô Thổ thì thường phiêu bồng ) , Tham cư Ngọ vì mộc phải sinh Hỏa nên bị thệ khí nhưng vẫn thuộc hàng Thứ cát vì là Tinh sinh Cung , vì là Khô mộc nên Tham cư Ngọ đóng vai trò Hữu dụng ! ( Mộc ướt dễ bị biến thành củi mục được xem là vô dụng ) , về Số Tham tại Ngọ cung lâm Lâm quan , tại Ngọ Tham có Tượng là Quyền Tướng nhập Thành ( có khi gọi là Kiêu binh lộng hành ) , có nghĩa là Thượng tướng đang nắm quyền lệnh trong tay . Xét về Số , Tượng và Nghĩa cả 3 trong Trường hợp này đều Tốt , nên ai đó phê Tham cư Ngọ là Vượng địa là rất đúng !

Tại sao các Cụ tiền bối đặt cho Thế trận này là Kiêu binh nhập Thành ?? tái xét toàn đồ ta thấy Tham có tay Tả là Sát ( chủ về giết chóc , sát hại ) , tay Hữu là Phá ( công phá, phá hoại ) , bản thân Tham cư Ngọ địa tự nhiên hình thành cách Tham - Linh !! , thật hay chăng ? ( lý do là Linh thuộc âm Hỏa tức là Đinh , mà Ngọ có Chi tàng Đinh - Kỷ , cho nên chẳng hóa ra đã hình thành Tham - Linh cách ? mà Tham - Linh cũng có nghĩa là Tương Tướng chi tài , tức là Tướng tài , Tướng tài thì hiển nhiên là cần công phá và giết chóc ) , phối hợp các ý này lại câu Quyền Tướng nhập Thành ( Ngọ = Kinh thành ) không sai là bao . Nhưng mấy ông Tướng này tại sao và nhập Thành làm gì ? Chúng ta hãy xem lúc này Vua Tử vi đang trong cơn Hãm địa ( Tử vi thuộc Thổ , cư Tý Thủy hương tức là Hãm ) , Vua bị 1 lực lượng nào đó ép phải rời bỏ Kinh thành và nay thì đám Kiêu binh đã lui được địch và chờ rướt Vua về . ,,

Thanked by 7 Members:

#416 HoaKyLan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 14 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 15:17

Tôi nghĩ là bất cứ cái gì cũng phải có cung làm mốc, nói cách khác là cái gốc. Có điểm đầu điểm cuối, cái gốc cái ngọn, cái đỉnh cao, cái lụi tàn và cái đặc biệt. Tham lang hành thủy nằm cung Hỏa bị khắc. Tham lang có tính dâm, tham vọng, nằm Ngọ môn là giữa thanh thiên bạch nhật bị người ta nhìn thấy hết thì chắc hẳn không được đẹp. Các cụ bảo rằng tử vi nằm ngọ là vua ngồi ngai báu. Tôi nghĩ rằng không thể để cho người lãnh đạo tham lam, dục vọng quá nhiều ngồi ở chỗ tối cao được. Âm dương luôn luôn đối lập bù trừ cho nhau, nên có tử vi hoàn hào ( tương đối ) phải có tham lang bù trừ lại, tất nhiên cái xấu nó cũng chỉ tương đối vì còn các sao khác.
Tôi lại nghĩ thêm. Các cụ nói trong âm có dương, trong dương có âm. Ví như âm là tĩnh, là hồn, là cái chết. Dương là động, là xác, là sự sống. Như dương mộc ngọn, âm mộc là rễ. Phần ngọn thì vỏ là dương, lõi lại là âm. Cứ thế tính thì trong âm có dương trong dương có âm. Âm dương bù trừ cho nhau tạo nên sự sống. Vậy thì đã có tử vi miếu cung ngọ rồi thì ko cần đến tham lang luôn luôn trực chiếu tử vi miếu tại ngọ nữa, nói cách khác tham lang phải hãm. Ở đây ta hiểu cung Ngọ là một cung đặc biệt theo một nghĩa nào đó.

Thanked by 2 Members:

#417 HoaKyLan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 14 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 15:25

Thêm nữa là bộ sát phá tham là bộ nổi loạn thay cũ đổi mới, bộ tử phủ vũ tướng là bộ chính thống, đế tượng. Ý tôi nói là tử vi ra đời trong lúc con người trong các triều đại phong kiến. Ngôi vua có tính cha truyền con nối. Mỗi một lần thay đổi triều đại tức là tranh quyền đoạt vị, dù là triều đại mới là tốt hay xấu thì lòng dân khó yên tâm. Thế mới có câu an cư lạc nghiệp. Người ta thích sự ổn định, không thích sự thay đổi. Ngày xưa có những hủ tục lạc hậu và bảo thủ. Thế nên mới coi không kiếp là rất xấu, không trọng sự sáng tạo, ưa sự ổn định. Ưa cái thanh tịnh của đạo giáo. Thế Tham Lang nằm cung Ngọ theo con mắt các cụ là có tham vọng cướp ngôi, thay đổi triều đại, vì dân thì cũng gây động lớn ( chiến tranh, loạn lạc ....), vì mình thì càng không chính đáng.

Thanked by 2 Members:

#418 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 15:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HoaKyLan, on 11/01/2012 - 15:25, said:

Thêm nữa là bộ sát phá tham là bộ nổi loạn thay cũ đổi mới, bộ tử phủ vũ tướng là bộ chính thống, đế tượng. Ý tôi nói là tử vi ra đời trong lúc con người trong các triều đại phong kiến. Ngôi vua có tính cha truyền con nối. Mỗi một lần thay đổi triều đại tức là tranh quyền đoạt vị, dù là triều đại mới là tốt hay xấu thì lòng dân khó yên tâm. Thế mới có câu an cư lạc nghiệp. Người ta thích sự ổn định, không thích sự thay đổi. Ngày xưa có những hủ tục lạc hậu và bảo thủ. Thế nên mới coi không kiếp là rất xấu, không trọng sự sáng tạo, ưa sự ổn định. Ưa cái thanh tịnh của đạo giáo. Thế Tham Lang nằm cung Ngọ theo con mắt các cụ là có tham vọng cướp ngôi, thay đổi triều đại, vì dân thì cũng gây động lớn ( chiến tranh, loạn lạc ....), vì mình thì càng không chính đáng.

Lập luận dựa vào quan điểm ngày xưa để đưa ra kết luận.
Nhưng, chúng ta đang không còn sống ở thời ngày xưa

Lịch sử chứng minh, có những triều đại thối nát thì cần phải lật đổ và thay thế.
Mọi sự thay đổi và thay thế đều phải có hy sinh và mất mát
Nhưng hy sinh và mất mát nhỏ để vươn tới cái lớn và tốt đẹp hơn

Việt Nam đến lúc phải thay đổi, nếu mà cứ "thích bảo thủ, an định" có khi chết cả lũ.

Vậy, xưa - nay, phải suy nghĩ thế nào ?

Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 11/01/2012 - 15:37


Thanked by 2 Members:

#419 HoaKyLan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 14 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 16:02

Theo tôi thì sự bảo thủ làm cản trở sự phát triển. Nhất là về nhận thức cần sự thay đổi to lớn. Nó giống như viên đá giữa đường, xe gây tai nạn nằm ngang lối. Nó càng lớn thì càng khó giải quyết. Khi đã bắt đầu vào giải quyết nó, hầu như khó tránh sự hy sinh mất mát tổn thương. Bậy viên đá thì đòn bẩy phải đủ cững, lực phải đủ mạnh. Kéo cái xe thì dây phải chắc, lực cũng phải mạnh. Cái nào mạnh hơn cái đấy thắng. Nhưng mà tổn thương chắc chắn phải có. Không thể có cái sự việc xảy ra mà toàn vẹn cho toàn bộ được. Vậy có chăng giảm cái sự tổn thương đó xuống. Tham lang hãm, thì còn có các sao khác bù trừ vào. Một sự thay đổi về nhân sự, một người mới vào làm, mà lại ở trong hoàn cảnh nhạy cảm ( sự tranh chấp, đổi mới ) tránh sao được lời ra tiếng vào, dù là cho bức tranh toàn cảnh chung thì cung gây sóng gió ít nhiều cho xã hội. Nếu có nhiều sao tốt, sự thay đổi đó được bàn luận tích cực, mục đích tốt, thì sẽ thoát được cái tham vọng do bản thân hoặc do ngoại cảnh lồng vào. Nhìn vào hành động, vì sự sống là chuyển động. Lá số chỉ là tĩnh

Thanked by 2 Members:

#420 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15465 thanks

Gửi vào 11/01/2012 - 16:11

Tình cờ lật lại sách Tử Vi tinh điển cụ Vũ Tài Lục, có đoạn chúng ta đang bàn, tôi trích để tham khảo quan điểm của cụ.

Tham Lang đắc địa nơi mộ cung Thìn Tuất Sửu Mùi (tôi nghĩ, chữ đắc địa đây là nói chung chung cho vị thế tốt). Ở vượng địa Tý Ngọ Mão Dậu không hay bằng mộ địa. Có giả thuyết khác cho rằng Tham Lang vốn hóa khí đào hoa, mà Tý Ngọ Mão Dậu lại là đất Đào Hoa thì quá mức mà thành không hay. Tham Đào như vậy dễ dâm loạn. Giả thuyết như trên hới quá.

Tuy nhiên, có 1 điểm cần xem xét :

- Tham Kình tại Tý là cách "Phiếm thủy đào hoa"
- Tham Kình cư Ngọ, [được thêm Tham hóa Lộc] là thiên cách "Mã đầu đới tiễn", chủ tay nắm quân quyền

Có lẽ bởi Tham Lang là hành Mộc nhưng căn Thủy, nên tại Tý, Thủy vượng quá làm Mộc trôi nổi, tại Ngọ, Mộc Hỏa thông nhau, phát sáng đắc dụng.

Tham khảo

1、贪狼在子,丙戊庚年及寅申年生人下局,左右昌曲加会,横发横破。申子辰年生人,终身不能有为。火星、铃星同宫,加吉,戊己年生人,将相之材。擎羊同宫,为屠宰,从事低贱的职业,若加会左右昌曲,会做老闆,一生必遭大破败,并难东山再起。擎羊同宫或会擎羊陀罗,并会桃花诸曜,为泛水桃花,主淫欲至极,因
色亡身。

Tham Lang ở Tý, Người sinh năm Bính Mậu Canh và Dần Thân thì hạ cách, Tả Hữu Xương Khúc hội chiếu thì hoạnh phát hoạnh phá. Người sinh năm Thân Tý Thìn, cả đời không có thành tựu. Hỏa Linh đồng cung, hội cát tinh, người sinh năm Mậu Kỷ, là bậc tướng quân. Kình Dương đồng cung, làm nghề giết mổ, làm những công việc thấp hèn, nếu như hội Tả Hữu Xương Khúc thì có thể làm ông chủ, một đời tất gặp thất bại phá sản lớn, cũng khó mà đứng dậy. Kình Dương đồng cung hoặc hội Kình Dương Đà La, cũng hội Đào Hoa chư diệu, là phiếm thủy đào hoa, chủ dâm dục cùng cực, vì sắc mà diệt thân.

2、贪狼在午,木火通明,主人聪明有为,丁己年生人福厚,庚年及寅申年生人,终身不能有为。丙戊年生人,擎羊同宫反吉,为"马头带箭"格,富且贵。宜武职、经商,且主人会远走他乡,在外创业。女命逢之主淫贱,多因暗昧之财起家。

Tham Lang tại Ngọ, Mộc Hỏa sáng rực rỡ, chỉ người thông minh có thành tựu, người sinh năm Đinh Kỷ phúc dày, người sinh năm Canh và Dần Thân cả đời không có thành tựu. Người sinh năm Bính Mậu, Kình Dương đồng cung lại tốt, là cách “mã đầu đới tiễn”, phú quý. Thích hợp võ nghiệp, kinh doanh, cũng chủ người rời xa quê hương, lập nghiệp bên ngoài. Nữ mệnh nếu gặp các trên thì chủ dâm tiện, đa phần dùng tiền mờ ám để xây dựng nhà cửa.


Thân!

Sửa bởi AnKhoa: 11/01/2012 - 16:21


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


  • Google

Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |