Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
AnKhoa, on 07/01/2012 - 22:25, said:
Cám ơn chú vuivui đã chia sẻ.
Vậy cho AnKhoa hỏi: Miếu vượng đắc hãm hình thành từ đâu ? Tại sao Tử Vi lại miếu tại Ngọ, bình tại Tý ?
Mong chú hồi âm.
Thân !
Chào ankhoa.
Mặc dù những vấn đề mà ankhoa đặt ra trong chủ đề này, vốn là ước mơ, và cũng là bài toán lớn của tử vi từ khi mà người ta lờ mờ nhận ra có một cái gì đó rất khoa học của môn học này. Có lẽ cũng đã gần một thế kỷ, bao nhiêu tử vi gia, hay những nhà khoa học có lòng với tử vi, với huyền học đã bỏ công sức để giải quyết nó, nhằm tìm ra lời giải đáp thỏa mãn của các đòi hỏi có tính khoa học. Nhưng như đã thấy, càng đào sâu, càng khoa học hóa, thì người ta lại thấy càng buồn cười, càng thấy nhảm nhí. Đáng thương ở chỗ là chính các học giả ước mơ khoa học hóa tử vi lại không thể nào biết rằng mình đã sai, mà lại là sai từ gốc. Từ những ví dụ như người ta muốn toán học hóa tử vi, đã sử dụng đến những công cụ toán học hiện đại, cho đến những phương pháp khoa học hóa đụng chạm tới cả lý âm dương. ... Càng đọc, càng thấy không khoa học và sự hiểu biết về bản chất của tử vi thật ấu trĩ.
Quay trở lại vấn đề, thực ra vấn đề này rất đơn giản, một khi ta hiểu được dịch lý. Nhưng muốn hiểu dịch lý, thì lại không đơn giản. Dó đó mà nếu nhìn và suy luận theo thường lý, hay theo khoa học tây phương thì nó trở nên khó hiểu và vô cùng phức tạp. Phức tạp không phải là ở chỗ khó hiểu, mà là ở chỗ diễn giải thế nào cũng thấy không hợp lý, và càng muốn hợp lý bao nhiêu thì lại càng trở nên mơ hồ bấy nhiêu. Thực ra trong msg 236 tôi đã nêu rõ một nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra trong chủ đề này. Nó vốn đơn giản, và do đó nếu ta có thể hiểu rằng xây dựng bảng tử vi một cách cơ bản thì thực tế cũng có thể chỉ là công sức của một người mà thôi, cũng tựa như việc từ tử bình phát minh ra môn bát tự vậy. Chứ không ohair như nhiều người lầm tưởng đó như là cái gì đó ghê gớm, công sức của bao đời, của bao học giả hay thánh nhân gì gì đó. Sau này, người đời thêm thắt vào cho nó đầy đủ, thì cũng khác gì đâu với bao thành tựu khác của nhân loại. Nguyên tắc đó tôi trích lại nguyên văn như sau:
Trích dẫn
Thái dương - thái âm là tên sao ! Đặt cho hai khí của nhật - nguyệt. Hai khí này có tượng là mặt trời và mặt trăng. Theo sự vận hành của hai khí nhật - nguyệt mà định giá trị miếu vượng hay hãm địa. Từ đó lý tính của sao cũng được suy ra.
Còn tại sao luận cho người mà lại lấy hai khí của nhật - nguyệt vận vào ? thì phải học cái lý của khí, mà muốn học cái lý của khí, thì phải học dịch, phải diễn được dịch.
Ta ứng dụng kết quả này nhé.
Tượng của hai khí này là mặt trời, mặt trăng. anh sáng của mặt trời và mặt trăng, chúng ta dễ dàng biết được. Tại ngọ, mặt trời ở vị trí cao nhất của bầu trời, ánh nắng chói chang, là thời gian có cường độ lớn nhất trong ngày. sang tới mùi, thì mặt trời mặt trăng cùng hiện trên bầu trời, ánh nắng tắt dần, tới giờ thân thì ánh nắng tuy vẫn còn, nhưng đã suy giảm nhiều so với giờ ngọ, tối hơn so với giờ mùi. tới giờ dậu, ánh nắng đã dần tắt. Cứ xét tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ thấy độ sáng của thái dương thay đổi theo giờ trong một ngày đêm 12 canh giờ. Nếu chia độ sáng này thành 4 cấp, gọi là miếu, vượng, đắc và hãm thì sau khi cân nhắc và so sánh giữa chúng với nhau, sẽ cho thấy thái dương mão thìn ở cấp vượng, tị ngọ ở cấp miếu, mùi thân ở cấp đắc, dậu tuất hợi tý ở cấp hãm địa, sửu dần ở cấp đắc địa. Cách phân phối này đứng ở góc độ định lượng thì có thể lý rằng không chính xác, nhưng đứng ở góc độ định tính, phân biệt một cách tương đối theo cấp độ thì rõ ràng là có sự thích ứng với tượng của mặt trời, khí của nó luân chuyển một cách hợp lý. Do đó, việc phân 4 cấp từ miếu tới hãm, vốn đã mang tính định tính, tương đối, thì việc lấy lý đòi hỏi sự phân định định lượng là không thích hợp. Cách phân định tương đối và có tính định tính này không chỉ ứng với trường hợp hai sao nhật nguyệt, mà nó đúng với toàn bộ các tinh đẩu có mặt trong bảng tử vi, không nhữung thế, trên quan điểm dịch lý học, nó là một phép phân định có tính xuyên suốt.
Mặt trời đã vậy, thì mặt trăng cũng tương ứng. Nên nhớ là tương ứng chứ không đối ứng. Phép tương ứng cho xác định, như tại thìn thì nhật vượng, nhưng nguyệt tại tuất lại miếu, chứ không phải vượng, nhật tại ngọ là miếu nhưng nguyệt tại tý lại chỉ vượng mà thôi.
Với ý nghĩa vận khí cuat mặt trời mặt trăng, ta cungx xét thấy được sự vận hành, thịnh suy của khí. Như tại sử thì nhật đắc khí, đang thịnh. Còn tại mùi, tuy đắc nhưng đang suy. Vào số tất có sự khác nhau khi mệnh tại sửu với mùi. Nếu ăn vào nhật, thì tại sửu tất sẽ có hậu, càng về hậu vận càng phong túc, có danh giá, còn tại mùi thì càng về hậu càng suy bại. Nhưng không có nghĩa là suy bại tới tuyệt , mà chỉ là trong ý nghĩa tương đối với tiền vận mà thôi.
Lấy ví dụ đối với nhật - nguyệt cho dễ hình dung, bởi khí của tinh đẩu là khái niệm rất trừu tượng, khó hiểu trong huyền học, lấy tượng của nó lại càng khó nắm bắt hơn. Cho nên, như về nguyên tắc, sợi chỉ xuyên suốt, có tính học thuật - và khoa học hay không cũng là ở chỗ này, khi ta nhìn thấy tính tương đối trong khoa học tây phương, tất sẽ thấy sự tương đồng - thì đối với các tinh đẩu khác cũng vậy, ta phải thấy cho được cái khí của nó, sau đó mới lấy tượng, Được tượng sẽ có số là vậy.
Qua đó cũng cho thấy, các tinh đẩu trong tử vi, mường tượng như là sự vận hành có liên hệ tới các vì sao trên bầu trời, thảo nào mà nhiều người, kể cả nhiều nhà nghiên cứu cũng cứ ngộ nhận rằng chúng liên hệ tới thiên văn, các sao trên bầu trời. Rồi tìm không ra, đô tại vì là thất truyền. Có thất truyền gì đâu !!
Bài toán tử vi là bài toán nhỏ. Quá nhỏ so với giá trị của triết đông, dịch lý, đến dịch kinh. Giả được thì sử dụng tử vi một cách thích thú. Chứ còn bảo nó được giải để mà cho đó là phát kiến vĩ đại, nào là thánh thần gì đó. nên chăng ?
Các bài tôi viết, hễ mang tinh thần học thuật, đều có tính thống nhất, hệ thống. An khoa đọc và ngẫm nghĩ, tất sẽ có thu hoạch. Hy vọng An khoa đọc sẽ tới được chỗ mà những gì như nguyên lý toàn không, tứ hóa bốn mùa thật, ... là nhảm nhí.
Thân ái.