←  Linh Tinh

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Liên đới lượng tử và thuyết vạn vật nhất thể



4 5 6

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 22/11/2015

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theviolet, on 22/11/2015 - 00:04, said:

Thú vị thật. Nhưng làm sao anh bảo vệ luận án với lối viết như vậy?
Tất nhiên, như tôi đã nói, là chỉ dừng lại ở cái ý cảnh.
Nói thế nào nhỉ, đại khái, có một hiện đối ngẫu xảy ra, mà ở bên kia rõ ràng phải có, mà tại sao tôi thấy nó biến mất. Tìm mãi không ra cấu trúc nào như thế, thì tự nhiên nghĩ ra cách làm mô phỏng.
Nhưng, như tôi đã nói, đấy là mầm đầu tiên của ý tưởng thôi. Còn khi ý tưởng nó develop thực sự, thì hiển nhiên sẽ hoàn toàn khác, và trở thành khoa học thuần túy, tất nhiên viết thuần túy tiếng anh.
Chứ với cái kiểu viết như bên văn hóa phương đông, kiểu ngơ ngơ như TVLS đưa ra hội đồng nước ngoài, thì #$%^&*()*&^%$# con lạy bố, bố chạy đi cho con.
Sửa bởi DoiXungGuong: 22/11/2015 - 00:12
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 22/11/2015

Một đường link thôi thì tôi nghĩ không ai phản đối.
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 22/11/2015

Có điều, đại khái thì đây không phải là nơi để nói chuyện. Chắc anh thuộc nhóm của anh Đức hoặc anh Việt?
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 22/11/2015

Anh làm về đối xứng gương thì hẳn là cũng rõ về phá vỡ đối xứng tự phát (Spontaneous symmetry breaking). Tôi không rõ lắm về cơ chế của hiện tượng này. Nhưng nó rất có thể là nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng của matter- antimatter (điều nhất định phải xảy ra trong giai đoạn sớm của vũ trụ). Anh có ý tưởng gì về cơ chế của hiện tượng này không?

Tôi không thuộc nhóm các anh đó. Tôi ư, "một con sói đơn độc", hài hước là như thế, nhưng tôi hay suy nghĩ một mình.

Theo tôi, Spontaneous symmetry breaking có thể chính là cái mà anh tìm không thấy ở phía bên kia của phép duality mà anh giải quyết trong luận án.
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 22/11/2015

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theviolet, on 22/11/2015 - 00:23, said:

Anh làm về đối xứng gương thì hẳn là cũng rõ về phá vỡ đối xứng tự phát (Spontaneous symmetry breaking). Tôi không rõ lắm về cơ chế của hiện tượng này. Nhưng nó rất có thể là nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng của matter- antimatter (điều nhất định phải xảy ra trong giai đoạn sớm của vũ trụ). Anh có ý tưởng gì về cơ chế của hiện tượng này không?
Không. Cá nhân tôi lại ít quan tâm tới kiểu đó.
Đại khái, theo tôi hiểu, lấy một hệ chấp nhận một nhóm đối xứng nào đó, thì sau quá trình lượng tử hóa, thì quantum space bị mất đối xứng đi. Có một số cách giải quyết, cách thứ 1 là deform trực tiếp cái đại số lie để trở thành quantum group. Tuy nhiên, nếu nhìn từ quan điểm lý thuyết siêu dây thì cái này không đủ mà yêu cầu một số kỹ thuật cao hơn.
Tôi quan tâm tới cơ sở của lý thuyết deformation và các suy rộng tương ứng. Ví dụ, phép tính nhân trên nền không gian không giao hoán là cái gì? Lý thuyết biến đổi Fourier trên các không gian không giao hoán ra sao. Liên hệ của lý thuyết biến đổi fourier không giao hoán và lý thuyết đối xứng gương.
Sửa bởi DoiXungGuong: 22/11/2015 - 00:36
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 22/11/2015

Tóm lại, nói theo kiểu tử vi cho dễ hiểu và đại chúng. Cho hai hạt cơ bản, chúng nó có thể nhập lại tạo ra hạt thứ 3, gọi là phép tính nhân.
Cho 2 sao, chúng nó có thể nhân với nhau, để tạo ra 1 cách cục.
Vậy, với 2 cung, ta có nhân với nhau để tạo ra cung thứ 3 hay không? Vì sao và cung đối ngẫu nhau. Cuối cùng, hóa ra lại là bài toán quan trọng trong tử vi đẩu số.

Ví dụ, tôi vẫn hay lên forum hỏi, Thái Tuế là sao hay cung?
Cãi nhau mệt phết, mà đã ngã ngũ đâu.
Sửa bởi DoiXungGuong: 22/11/2015 - 00:46
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 22/11/2015

Tôi hơi nghi ngờ ý tưởng cho là mất đối xứng là kết quả của lượng tử hoá. Là vì lỗi lượng tử là quá trình ngẫu nhiên tuân thủ phân bố đều hoặc phân bố chuẩn, mà bản thân các phân bố này là đối xứng. Lỗi lượng tử trong trường hợp này là quá trình ngẫu nhiên có kỳ vọng bằng 0.

"Tóm lại, nói theo kiểu tử vi cho dễ hiểu và đại chúng. Cho hai hạt cơ bản, chúng nó có thể nhập lại tạo ra hạt thứ 3, gọi là phép tính nhân.
Cho 2 sao, chúng nó có thể nhân với nhau, để tạo ra 1 cách cục.
Vậy, với 2 cung, ta có nhân với nhau để tạo ra cung thứ 3 hay không? Vì sao và cung đối ngẫu nhau. Cuối cùng, hóa ra lại là bài toán quan trọng trong tử vi đẩu số.

Ví dụ, tôi vẫn hay lên forum hỏi, Thái Tuế là sao hay cung?
Cãi nhau mệt phết, mà đã ngã ngũ đâu.
Sửa bởi DoiXungGuong: Hôm nay, 17:46"

Có vẻ anh đã thừa nhận tử vi có tính chất của đại số Lie, nhưng điều này chắc đã đúng?


Read more: http://tuvilyso.org/...5#ixzz3s9L1R97A
TuViLySo.Org
Sửa bởi Theviolet: 22/11/2015 - 00:54
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 22/11/2015

Với Giải Nobel, may mắn cũng góp phần đáng kể.

Hầu như mọi người đều coi khối lượng của một vật là chuyện đương nhiên phải có, nhưng Peter Higgs lại suy nghĩ khác. Ông cho rằng các hạt cơ bản vốn dĩ không có khối lượng, sở dĩ chúng có khối lượng là do một loại hạt bí ẩn khác truyền cho, giống như ai đó được tiêm vậy.

Ý tưởng về hạt bí ẩn mang khối lượng đến cho mọi vật xuất hiện khi Higgs nghiên cứu hiện tượng phá vỡ đối xứng trong vật lý, diễn ra trong những năm 60 của thế kỷ trước. Ý tưởng đó kỳ lạ đến nỗi bị Heigenberg phê là "không có đủ hiểu biết về vật lý". Vì ngay Heigenberg cũng tin rằng khối lượng là thứ đương nhiên phải có.

Nhưng qua thời gian, càng ngày người ta càng nhận thấy Higgs có lý và tiến hành truy tìm hạt mang khối lượng đến cho mọi vật. Người ta đã dành sẵn một chỗ trong mô hình chuẩn cho hạt này.

Việc truy tìm khó đến nỗi người ta gọi đó là "hạt của Chúa". Mãi đến năm 2012, tức sau hơn 40 năm, hạt của chúa mới được tìm ra trong máy gia tốc hạt LHC của Tổ chức nguyên tử châu Âu. Kết quả là giải Nobel 2013 cho Peter Higgs và một số người khác.

Hạt của Chúa chính là hạt cuối cùng lấp đầy mô hình chuẩn, hiện được gọi là hạt Higgs. Hạt Higgs là sản phẩm của trường Higgs, thứ được tin là lấp đầy không gian.

Khi nói về công trình của mình, Peter Higgs thừa nhận đã rất may mắn khi có được ý tưởng kỳ lạ đó. Ông không có nhiều công trình, nhưng một trong số chúng đã khiến ông đoạt giải Nobel.



Trích dẫn


4 5 6