

Sưu tầm về Dịch thuyết.
#91
Gửi vào 22/10/2011 - 12:30
Kẻ chẳng nói trong chẳng nói ngoài . Kẻ ấy là hiền nhân !
Ô hô ... !
Kẻ chẳng nói chẳng nói trong chẳng nói chẳng nói ngoài . Kẻ ấy là Thánh nhân !
Ô hô ... !
Hiền nhân và Thánh nhân đều là Thiện tri thức cả !
Giảng :
Từ ngoài vào trong là để lập giáo lý , cốt răn đời sau theo đó mà học tập .
Từ Trong ra ngoài là chỗ Thấy của người lập giáo lý , nhằm khuyến khích hậu học có đường lối trở về . (tức Khế hội )
Đạt Ma Kinh có câu :
Tịnh Cực Vô Trung Sinh Hữu
Kim Cang Tức Kiến Như Lai
Thuận là Nghịch
Nghịch là Thuận
Ô hô Kẻ Ô hô này là ai hử !
#92
Gửi vào 22/10/2011 - 19:20
thatsat, on 17/10/2011 - 09:42, said:
... Xin đưa một ví dụ về vùng trước tiền đề:
Tất cả mọi người trên vũ trụ này đều có cha mẹ, ngoại trừ Adam và Eva. Nói một cách hình ảnh, chính là Dương và Âm đầu tiên của vũ trụ này.
Hai do Một, tức Thiên chúa mà ra.
Điều này chỉ có thể tin chứ bất khả chứng minh, và bất khả tranh luận vì nếu coi âm dương là tiền đề thì nó là vùng trước tiền đề.
Tất cả mọi người trên vũ trụ này đều có cha mẹ,
Như vậy, đã có Cha Mẹ thì ắt phải có tính và tình. Đã tồn tại tính và tình có nghĩa là cái cụ thể, mà không phải cái bao quát, không phải cái trừu tượng, không phải cái ở ngoài hình tượng,
Hai do Một - tức Thiên chúa mà ra.
Như vậy, Ngài có trước tự nhiên. Có trước tự nhiên thì không bị quy luật tự nhiên chi phối. Không bị quy luật tự nhiên chi phối thì "bất khả ngôn thuyết". Đã là Bất khả ngôn thuyết, thì đương nhiên là Bất khả tư nghị.
#93
Gửi vào 22/10/2011 - 23:18
Đạo chẳng phải ngoài âm dương, ngoài âm dương chẳng phải đạo.
Danh là danh của tướng với Tướng là tướng của danh - Âm dương là danh hay là tướng ?
#94
Gửi vào 23/10/2011 - 16:02
Xác định đối tượng Tin : siêu hình hay hữu hình.
Ví dụ Niềm tin vào Siêu nhiên: Thượng đế, Chúa, Tiên, Thánh, Thần …chung quy ông Trời.
“Niềm Tin” là nguyên nhân hay kết quả ? Nếu Niềm Tin là kết quả thì,
Niềm tin, vì tin theo ông bà và không suy luận được gọi là Mê.
Niềm tin do tư biện, triết lý có được do duy tâm.
Niềm tin do dùng phương pháp khoa học, lý thuyết và thưc hành – có được do duy lý duy vật (xét cho cùng cũng là duy tâm).
Niềm tin do thực chứng, vì thấy biết như thật, gần như thật, do :
- Căn duyên gọi là đức tin.
- Học Đạo Tu hành nửa chừng hoặc đọc sách bắt chước Luyện tập thường nửa tin, nửa ngờ.
- Học Đạo Tu hành : pháp học và pháp hành. Những người học đã khó, Ngộ được lý càng khó hơn nhiều, mà người đắc đạo tính trên đầu ngón tay.
Người ngộ lý thì bình đẳng như một, kẻ đắc đạo Chứng nhưng không thể Minh ( bất khả thuyết, bất khả tư nghị, vì thuyết với tư nghị tức là nói viết với suy tư. Thuyết phải dựa vào tướng danh tức là thanh sắc gọi là ngoài; còn suy tư do tâm ý khởi sinh niệm danh tướng gọi là trong - cả hai đều gọi là mê vọng: ngoài thì mê theo khách trần, trong thì vọng tâm khởi). Niềm tin này do Tu và Hành… giả danh là Chứng Ngộ. Cái mà Lão Tử gọi là Huyền.
Vậy chúng ta đang ở đâu ?
Ví dụ Lập thuyết: nếu âm dương là đầu tiên của Vũ trụ! vậy khoảng giữa và cuối cùng của Vũ trụ là gì – là cái khác âm dương ?
Sửa bởi PhapVan: 23/10/2011 - 16:12
#95
Gửi vào 24/10/2011 - 12:42
Viết những lời này Khí tỏa ra của hai người ổn định , thần quang tốt , cố gắng duy trì tiếp xúc Mặt Trời nhiều sẽ tốt , Khí gió thổi từ Bắc vào Nam , Quẻ Ký tế . Riêng hôm này ( 24) Bấm quẻ ngày là Địa Phong Thăng ! Trời nắng tốt .
Ta chỉ nói với người chưa đến - chứ người đến rồi Ta không có nói !
#96
Gửi vào 24/10/2011 - 20:41
daicoviet, on 16/10/2011 - 22:05, said:
Trung Dung là sách luân lý học của phái Nho gia Tử Tư và Mạnh Tử. Từ đời nhà Hán, sách Trung Dung đã trở thành một thiên trong sách Lễ Ký. Đến đời Tống, học giả Chu Hy rút ra, chỉnh biên lại và chú giải, rồi hợp cùng sách Luận Ngữ, Đại Học, Mạnh Tử, trở thành bộ Tứ Thư. Từ đời Tống về sau, sách Trung Dung trở thành sách giáo khoa cơ bản, trong chương trình giáo dục của chế độ phong kiến Trung quốc.
Sách Trung Dung không quá ba nghìn chữ. Sau khi chỉnh lý xong, Chu Hy phân làm 33 chương để thuận tiện cho chú giải. Đến đời Thanh, học giả Trương Đại đặt tên cho từng chương mục.
Trong hội nghị của các nhà khoa học được trao giải Nô-ben hòa bình tổ chức tại Pa-ri, mọi người đã tuyên bố: "Nhân loại nếu muốn sinh tồn trong thế kỷ XXI, phải hướng về học thuyết chung sống hài hòa của Khổng Tử - người của hơn hai nghìn năm trăm năm về trước".
Trong lịch sử văn minh nhân loại, mỗi khái niệm hay một quan niệm được hình thành, mỗi một loại tư tưởng được kiến lập đúc kết nên, mỗi một nền văn hóa được xây dựng hình thành, đều trải qua quá trình tích lũy lịch sử lâu dài.
Những nhà hiền triết cổ đại, những bậc thánh nhân cổ Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, ... đều đề xướng tư tưởng Trung dung. Nguyên nhân sâu xa chính là vì đạo lý Trung Dung đã mang lại cho con người một lý tưởng sống chính đáng, một biện pháp, một cách giải quyết phù hợp thống nhất được hai cực đoan, làm cho cuộc sống giữa con người với con người hài hòa và vui vẻ, nhân loại nhờ đó mà không dẫn đến bị hủy diệt hay tan dã.
Trung Dung là một tư tưởng, giúp cho con người tìm được sự hoàn mỹ, hoàn hảo nhất ; không thiên lệch về bên nào ; hòa khí với mọi người nhưng không a dua hùa theo người ; không kéo bè kéo cánh ; hòa nhưng không đồng hóa ; hội nhập mà không hòa tan ; hòa mình vào quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. Trung dung không phải là thỏa hiệp, nhượng bộ, bảo thủ, lạc hậu, mà Trung Dung chính là một đức sáng, giúp cho con người tự hoàn thiện bản thân, hướng con người theo xu hướng đạt tới phẩm chất đạo đức ngày một tiến bộ
Cho nên, khi nghĩ đến Trung Dung, là phải nghĩ đến một sự sắp xếp tốt nhất trong một điều kiện, một không gian, một thời gian nhất định. Không thể cho rằng, vì bất lực nên phải dựa vào Trung Dung, hay Trung Dung là nhường nhịn "chín bỏ làm mười". Trung dung không những là quy phạm đạo đức, mà còn là phương pháp tư tưởng để quan sát thế giới, xử lý các vấn đề, thậm chí Trung dung trở thành thế giới quan của con người. Đặc biệt là trong Kinh Dịch - Dịch truyện
"Trung ư ! Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ.
Hòa ư ! Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ.
Trung hòa mà đạt đến tột cùng, thì mọi cái trong trời đất đều ở vị chí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở ".
Trung Dung đã trở thành phương pháp cơ bản để nhận thức thế giới, đồng thời Trung Dung cũng là chuẩn mực cơ bản để xử thế, thấm sâu vào tâm lý xã hội của con người phương Đông nói chung.
Tư tưởng Trung dung của Khổng Tử bao hàm nhân tố tư tưởng rất phong phú của phép biện chứng, đó là tôn trọng tính quy luật khách quan của mâu thuẫn, coi trọng sự liên kết dựa vào nhau để mà tồn tại của hai mặt đối lập trong cùng sự vật.
Theo Khổng Tử, mâu thuẫn hai bên đến một lúc nào đó sẽ xẩy ra bài xích lẫn nhau, để rồi đạt tới một sự cân bằng của mâu thuẫn, để mâu thuẫn lại được thống nhất. Đặc biệt khi luận chứng về làm thế nào, để đạt được sự cân bằng giữa hai bên, làm thế nào để duy trì sự cân bằng. Khổng Tử đã có những kiến giải rất có giá trị, làm phong phú sâu sắc thêm về những ý nghĩa bao hàm của phép biện chứng. Đây là một cống hiến to lớn của Khổng Tử trong lịch sử phát triển nhận thức của nhân loại.
Nội dung sách Trung Dung chia làm hai phần:
+ Phần thứ nhất là những giải thích của Khổng Tử về Trung Dung và con đường, biện pháp đạt đến Trung dung.
+ Phần thứ hai bao gồm những ý kiến mà Tử Tư đã kế thừa và phát triển tư tưởng Trung Dung của Khổng Tử, trong đó nội dung quan trọng nhất là "chí thành".
Sáng tạo lớn nhất của Khổng Tử, là sau chữ "trung" lại thêm chữ "dung", từ đó nâng quan niệm "trung hòa" lên tầm triết học.
Chữ "dung" có hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất là "dụng", là dùng, tức là nắm chắc hai đầu mút, hai cực đoan của hai mặt đối lập, tìm cho ra biện pháp phù hợp để giải quyết mọi mâu thuẫn trong xã hội ; làm gì ? ở đâu ? thì cũng luôn luôn áp dụng điều "trung"
- Nghĩa thứ hai là bình thường (thường hằng), có nghĩa là coi vận dụng đạo "trung" trở thành việc làm hằng ngày của mọi người.
Khổng Tử đã đưa ra khái niệm "trung dung", tư tưởng này là kế thừa và phát triển quan niệm tư tưởng "trung hòa" từ thời thượng cổ.
Tư tưởng Trung Dung không phải là tư tưởng "trung hòa", theo yêu cầu mà Khổng Tử đề ra khi xây dựng học thuyết, là phải tìm cho được biện pháp, đường lối phù hợp, không thái quá hoặc bất cập để thực thi đạo Trung Dung vào trong cuộc sống thực tiễn thường ngày.
Theo Khổng Tử, học lý thuyết chỉ khi nào chuyển hóa thành phương pháp, thành chuẩn mực ; cũng như từ học lý thuyết được vận dụng chuyển hóa thành nguyên tắc hoạt động phát sinh hiệu quả xã hội. Khổng Tử đã đặt ra những định lệ như: " Nói không được quá lời, làm không vượt quá nguyên tắc. Không chiếm hết công lao, không đùn đẩy sai lầm. Không nên thiên, không nên lệch về bên nào. Không được thái quá hay bất cập ". Đây là những nguyên tắc cơ bản để thực hiện đạo Trung Dung ; đây cũng là phương pháp cơ bản để đối xử với tự nhiên, đối xử trong xã hội ; nhằm mục đích khiến người ta đừng nên có lối suy nghĩ cực đoan, cũng như làm việc một cách cực đoan, đi từ cực đoan này sang cực đoan khác vậy.
Có thể nói, con đường thực thi đạo Trung Dung, chính là phải tìm cho được một thế cân bằng mới, để giải quyết thống nhất mâu thuẫn. Đây là tư tưởng Trung Dung vậy.
Học thuyết tư tưởng Trung Dung của Khổng Tử quy tụ vào sự "điều hòa lợi ích", hướng tới một xã hội không gặp phải những tổn thất nghiêm trọng về sức người, sức của, các triều đại kế tiếp nhau lấy cái hay, bỏ cái dở, tuần tự tiến lên.
Đây là điều mà Khổng Tử gọi là "nhân chính đức trị" vậy !
Sửa bởi HaUyen: 24/10/2011 - 20:45
Thanked by 1 Member:
|
|
#97
Gửi vào 25/10/2011 - 14:43
Thanh Tịnh của Thích Ca
Bình Đẳng của Di Đà
Dung Hòa được vậy thì Tốt !
Ấy là chỗ nghĩ của thế gian không đến được !
#98
Gửi vào 25/10/2011 - 16:38
PhapVan, on 22/10/2011 - 23:18, said:
Đạo chẳng phải ngoài âm dương, ngoài âm dương chẳng phải đạo.
Danh là danh của tướng với Tướng là tướng của danh - Âm dương là danh hay là tướng ?
Cõng Âm Bồng Dương - Danh Tướng đã lập
Chẳng Cõng chẳng Bồng - vạn vật hàm Nhất
#99
Gửi vào 26/10/2011 - 00:08
HaUyen, on 24/10/2011 - 20:41, said:
Sách Trung Dung không quá ba nghìn chữ. Sau khi chỉnh lý xong, Chu Hy phân làm 33 chương để thuận tiện cho chú giải. Đến đời Thanh, học giả Trương Đại đặt tên cho từng chương mục.
Trong hội nghị của các nhà khoa học được trao giải Nô-ben hòa bình tổ chức tại Pa-ri, mọi người đã tuyên bố: "Nhân loại nếu muốn sinh tồn trong thế kỷ XXI, phải hướng về học thuyết chung sống hài hòa của Khổng Tử - người của hơn hai nghìn năm trăm năm về trước".
Trong lịch sử văn minh nhân loại, mỗi khái niệm hay một quan niệm được hình thành, mỗi một loại tư tưởng được kiến lập đúc kết nên, mỗi một nền văn hóa được xây dựng hình thành, đều trải qua quá trình tích lũy lịch sử lâu dài.
Những nhà hiền triết cổ đại, những bậc thánh nhân cổ Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, ... đều đề xướng tư tưởng Trung dung. Nguyên nhân sâu xa chính là vì đạo lý Trung Dung đã mang lại cho con người một lý tưởng sống chính đáng, một biện pháp, một cách giải quyết phù hợp thống nhất được hai cực đoan, làm cho cuộc sống giữa con người với con người hài hòa và vui vẻ, nhân loại nhờ đó mà không dẫn đến bị hủy diệt hay tan dã.
Trung Dung là một tư tưởng, giúp cho con người tìm được sự hoàn mỹ, hoàn hảo nhất ; không thiên lệch về bên nào ; hòa khí với mọi người nhưng không a dua hùa theo người ; không kéo bè kéo cánh ; hòa nhưng không đồng hóa ; hội nhập mà không hòa tan ; hòa mình vào quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. Trung dung không phải là thỏa hiệp, nhượng bộ, bảo thủ, lạc hậu, mà Trung Dung chính là một đức sáng, giúp cho con người tự hoàn thiện bản thân, hướng con người theo xu hướng đạt tới phẩm chất đạo đức ngày một tiến bộ
Cho nên, khi nghĩ đến Trung Dung, là phải nghĩ đến một sự sắp xếp tốt nhất trong một điều kiện, một không gian, một thời gian nhất định. Không thể cho rằng, vì bất lực nên phải dựa vào Trung Dung, hay Trung Dung là nhường nhịn "chín bỏ làm mười". Trung dung không những là quy phạm đạo đức, mà còn là phương pháp tư tưởng để quan sát thế giới, xử lý các vấn đề, thậm chí Trung dung trở thành thế giới quan của con người. Đặc biệt là trong Kinh Dịch - Dịch truyện
"Trung ư ! Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ.
Hòa ư ! Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ.
Trung hòa mà đạt đến tột cùng, thì mọi cái trong trời đất đều ở vị chí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở ".
Trung Dung đã trở thành phương pháp cơ bản để nhận thức thế giới, đồng thời Trung Dung cũng là chuẩn mực cơ bản để xử thế, thấm sâu vào tâm lý xã hội của con người phương Đông nói chung.
Tư tưởng Trung dung của Khổng Tử bao hàm nhân tố tư tưởng rất phong phú của phép biện chứng, đó là tôn trọng tính quy luật khách quan của mâu thuẫn, coi trọng sự liên kết dựa vào nhau để mà tồn tại của hai mặt đối lập trong cùng sự vật.
Theo Khổng Tử, mâu thuẫn hai bên đến một lúc nào đó sẽ xẩy ra bài xích lẫn nhau, để rồi đạt tới một sự cân bằng của mâu thuẫn, để mâu thuẫn lại được thống nhất. Đặc biệt khi luận chứng về làm thế nào, để đạt được sự cân bằng giữa hai bên, làm thế nào để duy trì sự cân bằng. Khổng Tử đã có những kiến giải rất có giá trị, làm phong phú sâu sắc thêm về những ý nghĩa bao hàm của phép biện chứng. Đây là một cống hiến to lớn của Khổng Tử trong lịch sử phát triển nhận thức của nhân loại.
Nội dung sách Trung Dung chia làm hai phần:
+ Phần thứ nhất là những giải thích của Khổng Tử về Trung Dung và con đường, biện pháp đạt đến Trung dung.
+ Phần thứ hai bao gồm những ý kiến mà Tử Tư đã kế thừa và phát triển tư tưởng Trung Dung của Khổng Tử, trong đó nội dung quan trọng nhất là "chí thành".
Sáng tạo lớn nhất của Khổng Tử, là sau chữ "trung" lại thêm chữ "dung", từ đó nâng quan niệm "trung hòa" lên tầm triết học.
Chữ "dung" có hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất là "dụng", là dùng, tức là nắm chắc hai đầu mút, hai cực đoan của hai mặt đối lập, tìm cho ra biện pháp phù hợp để giải quyết mọi mâu thuẫn trong xã hội ; làm gì ? ở đâu ? thì cũng luôn luôn áp dụng điều "trung"
- Nghĩa thứ hai là bình thường (thường hằng), có nghĩa là coi vận dụng đạo "trung" trở thành việc làm hằng ngày của mọi người.
Khổng Tử đã đưa ra khái niệm "trung dung", tư tưởng này là kế thừa và phát triển quan niệm tư tưởng "trung hòa" từ thời thượng cổ.
Tư tưởng Trung Dung không phải là tư tưởng "trung hòa", theo yêu cầu mà Khổng Tử đề ra khi xây dựng học thuyết, là phải tìm cho được biện pháp, đường lối phù hợp, không thái quá hoặc bất cập để thực thi đạo Trung Dung vào trong cuộc sống thực tiễn thường ngày.
Theo Khổng Tử, học lý thuyết chỉ khi nào chuyển hóa thành phương pháp, thành chuẩn mực ; cũng như từ học lý thuyết được vận dụng chuyển hóa thành nguyên tắc hoạt động phát sinh hiệu quả xã hội. Khổng Tử đã đặt ra những định lệ như: " Nói không được quá lời, làm không vượt quá nguyên tắc. Không chiếm hết công lao, không đùn đẩy sai lầm. Không nên thiên, không nên lệch về bên nào. Không được thái quá hay bất cập ". Đây là những nguyên tắc cơ bản để thực hiện đạo Trung Dung ; đây cũng là phương pháp cơ bản để đối xử với tự nhiên, đối xử trong xã hội ; nhằm mục đích khiến người ta đừng nên có lối suy nghĩ cực đoan, cũng như làm việc một cách cực đoan, đi từ cực đoan này sang cực đoan khác vậy.
Có thể nói, con đường thực thi đạo Trung Dung, chính là phải tìm cho được một thế cân bằng mới, để giải quyết thống nhất mâu thuẫn. Đây là tư tưởng Trung Dung vậy.
Học thuyết tư tưởng Trung Dung của Khổng Tử quy tụ vào sự "điều hòa lợi ích", hướng tới một xã hội không gặp phải những tổn thất nghiêm trọng về sức người, sức của, các triều đại kế tiếp nhau lấy cái hay, bỏ cái dở, tuần tự tiến lên.
Đây là điều mà Khổng Tử gọi là "nhân chính đức trị" vậy !
"nhân chính đức trị"
Trung bao hàm Chính, để đạt được Trung thời Chính là điều tất yếu để đắc Trung. Đạo Trung Dung của ông Khổng sở dỉ bị xem là đạo ba phải, xu thời để thủ lợi hay cầu an là vì kẻ dùng nó chẳng Chính vậy. Kẻ chẳng Chính thời sao có thể nhìn thấy Tâm của Sự/Việc/ để đắc Trung ? Rốt cuộc Trung chẳng qua chỉ là loay hoay quanh quẩn trong sự chi phối của thái quá và bất cập thì làm sao có thể Thường?
"Bình Thường Tâm là Đạo" đó là ý nghĩa của chữ Dung (Dong): Thường. Tâm Thường là Tâm không nhiểm hay bị chi phối bởi ngoại cảnh làm thiên lệch. Để đạt được Bình Thường Tâm thì cần Thành. Tâm Thành là Tâm tinh khiết, thuần khiết tự nhiên. Tâm chưa chí Thành thì chưa thể Thường vậy .
Sửa bởi daicoviet: 26/10/2011 - 00:24
#101
Gửi vào 27/10/2011 - 18:34
Trích dẫn
Chữ Chính thật khó thay !
Trong Chu hành tức sự - Nguyễn Du [ 舟行即事 - 阮攸 ] sau khi đọc câu:
水 所 以 載 舟, 亦 所 以 覆 舟 (Thủy sở dĩ tái chu, diệc sở dĩ phúc chu)
Nước để mà đỡ thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Nguyễn Du nói:
天地扁舟浮以葉
Thiên địa biển chu phù dĩ diệp
Thuyền con chiếc lá giữa trời.
隨 機 應 變 德 居貞
Tùy cơ ứng biến đức cư trinh
Sửa bởi HaUyen: 27/10/2011 - 18:59
#102
Gửi vào 28/10/2011 - 05:16
PhapVan, on 27/10/2011 - 16:45, said:
Người đạt được chữ Trung thì là bậc Thánh.
Thành Nhân không phải dể nói gì đến bậc Thánh.
Đạo Trung Dung có mấy người đạt đạo nhưng không phải vì không ai đạt đạo mà bỏ đạo Trung Dung đi không dùng nó bởi đó là con đường tiến hóa mà nhân loại sẽ đi.
#103
Gửi vào 30/10/2011 - 05:44
Từ thường dùng trong Lời quẻ và Lời hào của Dịch, nghĩa của từ này là "chính", bao hàm cả ý "trinh chính kiên cố" (giữ vững trinh chính). Lời Thoán truyện quẻ Sư nói : "Trinh là chính vậy". Khổng Dĩnh Đạt, Lý Đỉnh Tộ khi giải thích Lời quẻ của quẻ Càn đều dẫn Tử Hạ truyện nói: "Trinh là chính vậy". Thiên Huấn Hỗ - Nhĩ nhã giải thích cũng giống như vậy.
Về "nhân sự", thì chữ Trinh có nghĩa là hành vi đúng đắn, tâm chí vững vàng, sự việc ắt sẽ hanh thông, mà dẫn tới thành công. Cho nên, Văn ngôn truyện quẻ Càn nói: "Trinh có nghĩa là công việc được làm". Song nếu phân tích cụ thể chữ Trinh xuất hiện trong Lời quẻ, Lời hào, thì ý nghĩa của chữ này còn chỉ Hào đó ở ngôi vị có "đắc chính" hay không mà hơi có sự khác biệt.
Khi hào Dương ở các ngôi Sơ - Tam - Ngũ, hào Âm ở các ngôi Nhị - Tứ - Thượng, thì đều đắc "chính vị", ý nghĩa của chữ Trinh sẽ là "tiếp tục giữ gìn đức trinh chính kiên cố".
Khi hào Dương ở các ngôi Nhị - Tứ - Thượng, hào Âm ở các ngôi Sơ - Tam - Ngũ, lúc này nếu Lời quẻ hay Lời hào nói Trinh, thì ý nghĩa của chữ Trinh sẽ là "cố gắng lấy đức trinh chính mà giữ mình".
Nghĩa thứ nhất như "Lợi cư trinh" của hào Sơ quẻ Truân, nghĩa thứ hai như trong "trinh cát" của hào Tứ quẻ Tụng. Các chỗ khác có thể căn cứ vào đây mà suy ra ý nghĩa khi luận giải Học dịch. Sự khác nhau rất nhỏ của hai loại ý nghĩa này, phải căn cứ vào Hào vị, Lời hào mà xác định cẩn thận. Tả truyện phần Lỗ Tương Công năm thứ 7 ghi lời Mục Tử: "Chính trực là chính, chính khúc là trực". Bất kể là khúc hay trực, thì đều quy phạm ở chính. Như vậy, quả thật là khế hợp với hai nghĩa trên của chữ Trinh. Dịch học của Ngu Phiên thời Tam quốc có thuyết "Chi chính", nhằm mục đích khiến các Hào "thất chính" đều "biến thành chính", về nghĩa lý có thể thông với nghĩa thứ hai của chữ Trinh.
TRINH HẠ KHỞI NGUYÊN
Lời Thoán truyện quẻ Càn, để giải thích nghĩa của các chữ Nguyên Hanh Lợi Trinh trong Lời quẻ. Các nhà Dịch học cho rằng, trong đó mượn 4 mùa xuân hạ thu đông để dụ ý chỉ diễn giải ý nghĩa của Nguyên Hanh Lợi Trinh. Thoán truyện giải thích nghĩa của chữ Trinh xong, cuối cùng lại dùng hai câu "thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh" (đứng đầu sinh ra các vật, muôn nước đều được an ninh), để quay trở lại thuyết minh thêm nữa về nghĩa của chữ Nguyên, giống như Đông hết Xuân sang, dương mới hồi lại, muôn vật thịnh vượng.
Xét về bốn đức Nguyên Hanh Lợi Trinh của quẻ Càn mà nói, đây là từ Trinh mà quay trở về Nguyên. Nhà Dịch học gọi ý nghĩa bao hàm ở trong ý này là "Trinh hạ khởi nguyên". Trùng dịch Chu dịch Phí thị học - Mã Kỳ Sưởng viết: "Trinh hạ khởi nguyên, muôn vật thế là nhờ đó bắt đầu". Chu dịch Thượng thị học - Thượng Bỉnh Hoà viết: "Trinh là gốc của Nguyên, Nguyên là thể hiện nổi bật của Trinh; đứng đầu sinh ra các vật, đó là nghĩa của Trinh hạ khởi Nguyên vậy". Lại nói "Trinh chẳng phải là tịch diệt vô vi, mà đó chính là thứ để xây nền móng của Nguyên Hanh. Cho nên đông hết xuân sang, Trinh lâu rồi thì Nguyên tới, đứng đầu sinh ra các vật đó là Nguyên vậy, dụ ý chỉ quay trở lại cái ban đầu".
TRINH CỐ TÚC DĨ CÁN SỰ
Lời Văn ngôn truyện của quẻ Càn, mục đích để suy luận diễn giải nghĩa của chữ Trinh trong Quái từ quẻ Càn, có nghĩa là: kiên trì, tiết tháo, ngay chính, vững vàng, thì có thể làm tốt công việc. Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ viết: "Trinh là căn bản của công việc để phối hợp với Trí, Trí chủ về mùa đông ẩn tàng, thuộc Thuỷ phương Bắc vậy". Chu dịch bản nghĩa - Chu Hi viết: "Trinh cố có nghĩa là "chính" đang tồn tại mà cố giữ lấy, đó gọi là biết mà chẳng đi vậy, cho nên đủ để làm căn bản của công việc". Xét, câu này là phát triển nghĩa căn bản của chữ Trinh mà Văn ngôn truyện đã giải thích.
"Cán" là thân cây, đây nghĩa như căn bản. Chu Hi nói: "Trinh là sự hoàn thành việc sinh ra các vật, nên về thời là mùa Đông, ứng với người thì là Trí, và là căn bản của các vật. Cán là thân cây, cành lá phải nương tựa vào đó thì mới đứng vững được".
Sửa bởi HaUyen: 30/10/2011 - 05:45
#104
Gửi vào 07/11/2011 - 01:30
#105
Gửi vào 07/11/2011 - 07:43
Một thời điểm then chốt, nó tạo ra ngưỡng giữa một pha này với một pha khác. Đó chính là mỗi một Hào, đều thể hiện sự manh nha trong các cơ hội tình huống. Nó cho phép con đường của sự điều chỉnh luôn luôn tự đổi mới. Do vậy, khả năng của nhận thức không bị giới hạn bởi các hiện tượng.
Thích hợp nhất để lý giải thời tinh vi này, sẽ là đối lập với thời kỳ hiệu quả, bằng sự tương phản với cái đã trở thành cụ thể, trở thành đối tượng xem xét đối với ta. Theo đó, đưa ra tới để lý giải thời điểm ngược lại này, và ở đó nó không còn trở thành cụ thể được nữa.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Tử Bình Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa (phần 2) |
Tử Bình | SongHongHa |
|
![]() |
|
![]() ![]() Những năm tháng tuổi trẻ |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tre |
|
![]()
|
|
![]() “Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa" (bản hoàn chỉnh) |
Tử Bình | SongHongHa |
|
![]() |
|
![]() Vì sao đại đa số những người có "Âm Dương lệch" đều giàu? |
Tử Bình | ThienKhoiBiNgan |
|
![]() |
|
![]() Nhật ký những giấc mơ |
Vài Dòng Tản Mạn... | gaido111 |
|
![]() |
|
![]() ![]() những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
![]() |
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












