Jump to content

Advertisements




Sưu tầm về Dịch thuyết.


119 replies to this topic

#31 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 08:10

Xin lỗi - Bài viết bị hỏng

Sửa bởi HaUyen: 10/06/2011 - 08:12


#32 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 10/06/2011 - 21:37

 daicoviet, on 09/06/2011 - 04:03, said:

Có thể phân Ý thức làm hai phần, phần nổi thì định kiến đã có tức là Lý của Sự/Vật đã định. Ví như khi nói Cam thời trong ý thức đã có cái gọi là Cam là gì rồi, tức là cái Lý của Cam nó đã có và đã thành định kiến để phân biệt Sự/Vật mà gọi nó là Cam rồi. Phần chìm của Ý thức thì chưa có định kiến, cái Lý của Sự/Vật chưa có, khi đó Ý thức dựa vào ở Tượng để thấu cái Lý của Sự/Vật và qua sự kết tập phần chìm Ý thức trở thành phần nổi để thành định kiến tức cái gọi là Cam .
Khi gặp một "vật" mà không biết nó là gì thì không thể biết âm dương ngũ hành của nó mặc dù âm dương ngũ hành của nó vốn có hằng có và tự có. Đối tượng của khoa học ngày nay chính là các "vật" này.

#33 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 10/06/2011 - 22:17

[/quote][quote name='DiakyTai']
ThâtSat viết:

Thất Sát Thân: Lại cho thêm vui, tôi góp ý với riêng Thất Sát - Càn và Khôn - Dụng Càn: hữu Dụng của Dương: Nhất tĩnh chi vi phục: Tâm đặng phục - Nhất động chi vi cấu, Tâm đặng khởi sinh !!! Dụng Khôn: hữu Dụng của Âm - Nhất tĩnh chi vi cấu, Tâm đặng hợp "gặp" - Nhất động chi vi phục, Tâm đặng quy !

Góp ý: Phục và Cấu là hai quái tượng chuyển tiếp, kết hợp từ Càn đến Khôn - đó là 2 quái thứ 32 và 33 mốc dấu chuyển tiếp giao thoa giữa Càn và Khôn !!!
[/quote]

[quote name='DiakyTai']

Giả Thử như Thất Sát viết, Dịch là toàn vũ trụ - Vũ Trụ được hiểu là thời gian và không gian - vậy thì Thời Gian với Không Gian Có hay Không ? Vũ Trụ Quan - quan niệm về thời gian và không gian - Vậy thì, muốn giải thích quan niệm ấy thì trước nhất thời gian và không gian cần phải được định tính - vì có định tính mới rõ quan niệm (cho là đã thông lý) để có thể dùng đó để có thể giải thích được[/quote]
Vũ Trụ được hiểu là không và thời khi chiết tự, còn bài trên ý nói Vũ Trụ là toàn bộ. Vì Vũ Trụ là toàn bộ thì không thời là một cách chia, âm dương là một cách chia, vật chất ý thức là một cách chia. Cho nên không cần định tính Không và Thời, vì ở đây không xét khía cạnh Không Thời.
Hơn nữa, không thể định nghĩa định tính cái gì mình chưa rõ nên không thể định nghĩa thời gian như trước đây bác Daicoviet đề xuất. Vì đến nay, có ai rõ thời gian có tuần hoàn hay không đâu.
Nếu cố định nghĩa cái chưa biết, vô tình đã giam nó vào cái biết của ta, làm nó không còn là nó, nên không có ý nghĩa khảo sát các bước tiếp theo.
[quote name='DiakyTai'] - thì Ta (nhân) phải đặt ra cái Thời Gian tính bằng quả lắc đồng hồ ...hihihi, một giờ, 1 phút 2 giây .v.v.,Bằng tứ thời, Xuân Hạ Thu Đông, chia tính thành 24 tiết khí, cho rõ tính khí ảnh hưởng qua Ngũ Hành cùng với niên, nguyệt nhật thể hiện cùng với Thiên Can và Địa Chi cho rõ tính chất tao tác bởi âm dương và ngũ Hành - Đồng Thời, cũng đặt ra, tứ phương hợp cùng thành tám hướng, thể hiện bằng 8 quái tượng - Đông Tây Nam Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc Tây Nam cùng với Trời Đất Nước Lửa, Sấm Chớp, Gió, Đầm Trạch và Núi Non !!! Tất cả đều thể hiện bằng hình, tượng, vật dùng để giải thích quan niệm ấy ...[/quote]
Muốn cụ thể hóa và khảo sát thì phải đặt tượng, khi đặt tượng là Dịch đã không còn là Dịch. Dịch của việc đặt tượng là Dịch Tương Đối, dùng để mô tả Dịch Tuyệt Đối. Muốn khảo sát thì phải đặt ra hệ tiên đề, và các hệ quả không thể chính xác hơn hệ tiên đề đã đặt. Nói chung, Dịch Tương Đối là một môn Toán, có hệ tiên đề là Tượng, có diễn giải là Lý, có kết quả là Số. Đã là Toán thì không thể không rõ ràng, còn mơ hồ khó hiểu thì chắc chắn chưa đạt Lý.
[quote name='DiakyTai'] Mặc dù, Đạo Lý trời đất sẵn có, Lý Dịch sẵn có - Đồng ý !!! nhưng chẳng thể bảo "ngộ", bảo "thấy" mà thấu triệt - cho dù, có thấu triệt, thì chỉ Ta tự Biết, tự hiểu, tự ngộ ...tự giác ... mà có được thế thì đã không nói, không giải thích, không truyền tải ... "Đạo Bất Khả Ngôn" ... nhưng đã nói, tức là muốn truyền tải quan niệm, tri thức, ý thức, kiến thức trong sự "quán thông" ấy, nói cho có vẻ là ...sự "ngộ đạo lý" - thì mục đích không ngoài là truyền giảng đến người thụ nhận sự thấu hiểu của sự giải thích đó ...thì không thể không dùng tượng để, gợi ý, (đến với người ta muốn giải thích), người học hỏi thu nhận được ý rồi, thì Ta dùng lời mà giải lý ...giải lý xong, tất mong họ hiểu ..Khi họ hiểu rồi thì mới bỏ lời, bỏ tượng, bỏ ý, thì kết quả của sự giải thích đã truyền đạt mà người thu nhận tất đã cảm nhận và thông ngộ cái lý thường hằng sẵn có mà ta đã muốn trình bày, hay giải thích!!! Còn nói tới tâm tới thức ...thì vô cùng vô tận ... giải lý bằng tâm thức, bằng tri thức ... không nói, không tượng, không hình, không vật ...thì ...khó có ai hiểu nổi ...nếu ai ai cũng hiểu được ...thì tất cả đều đã "ngộ đạo" cả ... Còn có ai, hỏi với han, để mà giải với thích ....? Người xưa, cũng phải lấy cái "Thân Ta" so với Trời Đất mới ngộ, Lấy Thân Mình làm chuẩn cho với vạn vật - gần thì bảo gần - xa thì nói xa - Ngẩn mặt trông lên cao, thấy trời mà lập ra quẻ Càn làm biểu tượng, nhìn xuống thấp, mà lập thành Quẻ Khôn dùng làm biểu tượng, thấy sông ngòi, sấm, chớp, gió, núi, ...v.v.v cũng thế, cũng chỉ để giải lý - Tất cả cũng là Hình, là Tượng" dùng để giải thích ...gần xa, nội ngoại, chủ khách, suy vượng, biến hóa trong sự chuyển vận ... .v.v. Vì thế, không thể chỉ giải thích "đạo bất khả ngôn" ...phải ngộ, phải cao siêu mới hiểu nổi âm dương, ngũ hành ...chứ khổng thể nói khó giải thích ...và đòi hỏi người cần có đủ hoặc "phải đủ trình độ mới "thấu hiểu" ...!!! Cứ kiểu Ngộ, với Tri, với Thức ... miết ... thì ... người hỏi muôn đời lơ tơ mơ ..trong cái mù mờ ... Rồi lại tưởng đã "thông", đã "ngộ", đà thấu triệt- rồi cứ thế tranh biện, tranh cãi biết bao giờ ngừng dứt ???

Vài hàng trình bày, chúc vui !

Địa Kỳ Tài
[/quote]

Dịch Tương Đối có thể biết có thể học, có thể cảm. Còn Dịch Tuyệt Đối thì không. Phần trên bác nói là Dịch Tương Đối. Còn phần thatsat nói trên là Dịch Tuyệt Đối. Mọi phức tạp bắt nguồn từ việc người ta cố dùng Dịch Tương Đối để lý giải sự tuyệt đối của vũ trụ, lý giải sự ngộ đạo. Tập số Tự Nhiên sao có thể mô tả tập số Phức. Âm Dương là hệ nhị nguyên, Ngũ Hành là hệ cơ số 5, Bát quái là hệ cơ số 8. Tất cả các hệ đều có tiên đề giới hạn và không thể mô tả toàn bộ vũ trụ. Tức là có những vật không phải âm cũng chẳng phải dương, không thuộc hành nào trong ngũ hành, không thuộc mô tả của Bát Quái và Dịch Tương Đối, nhưng vẫn phải nằm trong Dịch Tuyệt Đối.

Hệ quả là mọi diễn giải Dịch Tương Đối còn lờ mờ chưa rõ ràng đều có vấn đề. Hoặc là không thể diễn giải, còn đã diễn giải đều có thể làm cho rõ ràng.

Nên mới có Lời Tuyệt Đối là lời không thể nói. Đạo khả Đạo phi thường Đạo.

#34 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 10/06/2011 - 22:27

daicoviet said:

Anh Địa thân, nếu để trả lời câu "."hạt cát, viên sỏi, que củi, vỏ cam ...có phải là ngũ hành không ?" thì tôi sẽ phải tìm hiểu xem ý ngừoi hỏi câu này muốn ám chỉ điều gì vì câu này có thể diển giải theo nhiều ý khác nhau và nếu không đúng ý người hỏi thì câu giải thích của mình sẽ cũng không thoả mản người hỏi.
Câu hỏi này là câu hỏi có tính thiền, tức là lửng lơ lơ lửng. Thường thì đặt câu hỏi để kiểm chứng học thuyết hoặc có tác dụng tìm hiểu thêm sự vật hiện tượng. Nhưng câu hỏi trên không biết bạn ý kiểm chứng học thuyết nào, và tìm hiểu sự vật hiện tượng nào ? Vì ngũ hành chỉ có tính tương đối. Xét TRONG vỏ cam thì phần cứng nhất là kim các phần còn lại chia nhau 4 hành còn lại, còn TOÀN BỘ vỏ cam là hành gì thì không có câu trả lời, vì 5 hành cùng xuất hiện vận chuyển và biến mất, không có hành nào một mình độc lập trên hệ quy chiếu. Nếu vỏ cam là mộc thì cái gì là kim thủy hỏa thổ, nhưng đã lấy toàn vỏ cam làm mộc rồi thì kim thủy hỏa thổ ngồi vào đâu ?
Tóm lại là 1 câu hỏi tu từ, câu hỏi thiền.

#35 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1507 thanks

Gửi vào 11/06/2011 - 01:26

 HaUyen, on 10/06/2011 - 08:09, said:

Chào anh ĐiakyTai

Câu hỏi được nêu ra, không phải là Tôi có ý không trả lời, vì rằng Tôi đang trong tình trạng níu kéo thêm thời gian, để lựa chọn bắt đầu từ đâu mà trả lời. Cũng theo với Dịch, đó là "đối" tượng đưa ra câu hỏi, mình chưa hiểu gì về "đối" tượng, thì khi giao lưu nên chăng mà chọn giải pháp bình dị và đơn giản để có được tiếng nói chung.

Sau đó, bạn Tinhyeuvoboben có đưa ra thêm lời đề nghị, nhưng rồi không hiểu tại sao lại không thấy bài viết đó nữa !

Bạn Tinhyeuvoboben viết: hạt cát => que củi => viên sỏi => vỏ cam = (A)

Khi viết: hạt cát => viên sỏi => que củi => vỏ cam = (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xét về bề mặt chữ viết, theo thứ tự, thì cách viết (A) có cách thức trả lời khác, cách (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có cách thức trả lời khác

Cách (A) ... có phải ngũ hành không ? Đây nói "hạt cát" với "que củi" - "hạt cát" thì nhiều, "que củi" thì ít - nhiều thắng ít - cũng được hiểu là ngũ hành. "Hạt cát" thì nhỏ, "que củi" thì lớn - nhỏ thì ở dưới lớn thì ở trên - nhỏ tiếp nối lớn, mùa Hạ tiếp nối mùa Xuân, mùa Đông tiếp nối mùa Thu - đây là trạng thái "tiếp nối" (thông). Hạt cát thì kết tinh (lý sương), que củi thì "vật dụng" (tiềm long), tới đây thì lại phản tư - cái ở ngoài hình tượng dẫn tới ý khởi, thì câu hỏi ...có phải ngũ hành không? được trả lời rằng "có" hoặc "không". Tại sao vậy ?


Xin lỗi, Bs đến khám bệnh rồi, tôi viết tiếp sau.

Kính anh HaUyen,

Anh có bệnh, cần tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi, ở đây không có gì quan trong đâu anh, anh đừng bận tâm, chỉ là sự cùng nhau bàn luận cho vui qua ngày ... chứ sức khỏe là trên hết - còn "ba cái chuyện" này ...bàn mãi ...tới "sáng" cũng chẳng bao giờ hết, và cũng chẳng có được đoạn kết ...vì đã kéo dài hơn 4 ngàn năm rồi ...hihihi - Cầu chúc anh luôn may mắn, và chóng khỏe - Có những lúc nào rảnh, rỗi thì anh em lại "tán chuyện" làm vui tiếp anh nhé ! Những bài anh trích đăng trong này, đọc cũng thú vị nhiều !!!

Không biết tuổi tác anh ra sao - Nhưng nghe nói anh đã tới tuổi thất thập cổ lai hy - Nếu đúng vậy, thì xin phép anh cho Địa này gọi bằng anh, trong cách xưng hô cho thân mật anh nhé, và nếu Địa này có viết gì sai quấy thì mong anh châm chước cho !

Chúc vui và bình an !

Thân,

Địa Kỳ Tài

#36 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 11/06/2011 - 05:51

Bạn Tinhyeuvoboben viết: hạt cát => que củi => viên sỏi => vỏ cam = (A)

Khi viết: hạt cát => viên sỏi => que củi => vỏ cam = (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xét về bề mặt chữ viết, theo thứ tự, thì cách viết (A) có cách thức trả lời khác, cách (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có cách thức trả lời khác
--------------

Theo diển dịch của Tinhyeuvoboben thì có đến 4! = 4x3x2x1 = 24 cách biến đặc tên là A, B, C, ...Z

Sửa bởi daicoviet: 11/06/2011 - 05:56


#37 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 11/06/2011 - 05:52

.

Sửa bởi daicoviet: 11/06/2011 - 05:54


#38 Thienkyquy

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 300 Bài viết:
  • 617 thanks

Gửi vào 15/06/2011 - 05:34

 thatsat, on 10/06/2011 - 01:34, said:

"thấy" "nhìn" "nghe" "cảm" "biết" hay bất cứ động từ nào của Tâm đều như nhau, vì:

Nếu vũ trụ toàn bộ là "vật" cứ lặng lẽ trôi, các hiện tượng xảy ra tự nhiên. Và có một "tâm" đứng ngoài vũ trụ để "biết" vũ trụ đó thì vũ trụ có thể biết bằng tâm.

Nhưng mấu chốt ở chỗ vũ trụ đã bao hàm cả tâm rồi, không có tâm nào có thể đứng ngoài vũ trụ. Một niệm khởi, niệm đó vẫn trong vũ trụ. Một ý lóe lên ý đó vẫn trong vũ trụ. Điểm này thường bị bỏ qua, nhiều người mặc định vũ trụ là vũ trụ vật chất. Nhưng vũ trụ là toàn vẹn nên phải chứa cả "tâm" "ý" và "niệm". Tự nhiên thì có, khách quan thì không. Khái niệm "khách quan" không tồn tại vì không có tâm nào có thể đứng ngoài vũ trụ. Khái niệm vật và tâm cũng chỉ là phân chia tương đối. Vật chất và ý thức không tách rời cùng biến hóa, vật có thể thành tâm và ngược lại tâm có thể thành vật.

Mới đọc đoạn này người không biết thì có lẽ cho rằng nó có lý, nhưng nếu nói về Tâm của Thất Sát và tôi thì may ra gần đúng. Còn nói với những vị thấu rõ Tâm này thì nó trật lất và xa vài ngàn năm ánh sáng lận.

Tuy nói không cùng nhưng tóm lại có thể nói với cái Tâm nhỏ hẹp thì thấy Vũ Trụ này lớn lắm, song cái Vũ Trụ vĩ đại của Thất Sát so với Tam Thiên Đại Thiên Thế giới thì nó giống như hạt cát trong sa mạt vậy đó Thất Sát à. (Vũ Trụ nằm trong Không Thời Gian 3 chiều, và xuyên suốt Hiện Tiền Quá Khứ Vị Lai). Vậy mà Tâm còn trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế giới nữa, thì thử hỏi cái "hạt cát" Vũ Trụ của Thất Sát nói tới có thấm vào đâu so với Tâm này. Nên nói rõ lại là: "Tâm này trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (Không Thời gian 3 chiều), nó có thể biến hiện ra tất cả sơn hà đại địa trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này", chứ không phải "Vũ Trụ bao hàm Tâm này"!

Thiên Kỷ Quý

#39 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 15/06/2011 - 12:09

 Thienkyquy, on 15/06/2011 - 05:34, said:

Mới đọc đoạn này người không biết thì có lẽ cho rằng nó có lý, nhưng nếu nói về Tâm của Thất Sát và tôi thì may ra gần đúng. Còn nói với những vị thấu rõ Tâm này thì nó trật lất và xa vài ngàn năm ánh sáng lận.

Đọc đoạn này thì phải hiểu ý ngầm nói là TKQ đã thấu rõ Tâm này rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



==========

Tuy nói không cùng nhưng tóm lại có thể nói với cái Tâm nhỏ hẹp thì thấy Vũ Trụ này lớn lắm, song cái Vũ Trụ vĩ đại của Thất Sát so với Tam Thiên Đại Thiên Thế giới thì nó giống như hạt cát trong sa mạt vậy đó Thất Sát à. (Vũ Trụ nằm trong Không Thời Gian 3 chiều, và xuyên suốt Hiện Tiền Quá Khứ Vị Lai). Vậy mà Tâm còn trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế giới nữa, thì thử hỏi cái "hạt cát" Vũ Trụ của Thất Sát nói tới có thấm vào đâu so với Tâm này. Nên nói rõ lại là: "Tâm này trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (Không Thời gian 3 chiều), nó có thể biến hiện ra tất cả sơn hà đại địa trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này", chứ không phải "Vũ Trụ bao hàm Tâm này"!

Thiên Kỷ Quý

"Nó có thể biến hiện ra tất cả sơn hà đại địa trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này" còn lúc nó không biến hiện thì nó là cái gì?

#40 Thienkyquy

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 300 Bài viết:
  • 617 thanks

Gửi vào 15/06/2011 - 12:41

 daicoviet, on 15/06/2011 - 12:09, said:

Mới đọc đoạn này người không biết thì có lẽ cho rằng nó có lý, nhưng nếu nói về Tâm của Thất Sát và tôi thì may ra gần đúng. Còn nói với những vị thấu rõ Tâm này thì nó trật lất và xa vài ngàn năm ánh sáng lận.

Đọc đoạn này thì phải hiểu ý ngầm nói là TKQ đã thấu rõ Tâm này rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Còn hiểu ngầm tức là con dùng Tâm Suy Lường, Ý Thức, Nhị Biên.

 daicoviet, on 15/06/2011 - 12:09, said:

"Nó có thể biến hiện ra tất cả sơn hà đại địa trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này" còn lúc nó không biến hiện thì nó là cái gì?

Với cái Tâm như đã nói ở trên thì dù có nói nó là cái gì cũng không thể hiểu nổi. Và nếu bảo hiểu nổi thì cũng chỉ hiểu mặt chữ mà thôi hehehe.

Còn nói tức biết chưa hiểu! Nếu thật sự đã hiểu rồi thì ngay đây nên ngậm miệng lại!

Vô Sự, Vô Sự! Chớ nên lý sự!

Bài của cụ Hạ Uyên rất hay tự dưng bị làm mất hứng.

#41 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 15/06/2011 - 13:23

 Thienkyquy, on 15/06/2011 - 12:41, said:

Còn hiểu ngầm tức là con dùng Tâm Suy Lường, Ý Thức, Nhị Biên.

Độc giả (người đọc) thì như cái gương thu nhận những gì người viết bày ra dù là bày ra trong thế che đậy (ngầm). Thế thì Nhị biên từ người đọc hay người viết?

Viết "ngầm hiểu" là viết cho lịch sự chớ viết thẳng ruột ngựa thì mệnh đề đầu người viết làm ra vẻ khiêm nhường để mệnh đề sau khoe mình là kẻ đã thấu đạt tâm. Hihi

====================

Với cái Tâm như đã nói ở trên thì dù có nói nó là cái gì cũng không thể hiểu nổi. Và nếu bảo hiểu nổi thì cũng chỉ hiểu mặt chữ mà thôi hehehe.

Còn nói tức biết chưa hiểu! Nếu thật sự đã hiểu rồi thì ngay đây nên ngậm miệng lại!

Vô Sự, Vô Sự! Chớ nên lý sự!

Bài của cụ Hạ Uyên rất hay tự dưng bị làm mất hứng.

Tâm có thể hiểu à ? Hèn gì TKQ chỉ biết ngâm miêng.

Ai làm mất hứng ? TKQ cho những người viết đóng góp suy tư của mình trong mục này làm mất hứng? Ắt TKQ giỏi quá nên cho ý đóng góp của mọi người là tầm thường làm mất hứng ? Vậy TKQ đúng là thiên tài , thần đồng Thiên Kỳ Quái Hihi.

Sửa bởi daicoviet: 15/06/2011 - 13:38


#42 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 15/06/2011 - 13:44

 Thienkyquy, on 15/06/2011 - 05:34, said:

Mới đọc đoạn này người không biết thì có lẽ cho rằng nó có lý, nhưng nếu nói về Tâm của Thất Sát và tôi thì may ra gần đúng. Còn nói với những vị thấu rõ Tâm này thì nó trật lất và xa vài ngàn năm ánh sáng lận.

Tuy nói không cùng nhưng tóm lại có thể nói với cái Tâm nhỏ hẹp thì thấy Vũ Trụ này lớn lắm, song cái Vũ Trụ vĩ đại của Thất Sát so với Tam Thiên Đại Thiên Thế giới thì nó giống như hạt cát trong sa mạt vậy đó Thất Sát à. (Vũ Trụ nằm trong Không Thời Gian 3 chiều, và xuyên suốt Hiện Tiền Quá Khứ Vị Lai). Vậy mà Tâm còn trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế giới nữa, thì thử hỏi cái "hạt cát" Vũ Trụ của Thất Sát nói tới có thấm vào đâu so với Tâm này. Nên nói rõ lại là: "Tâm này trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (Không Thời gian 3 chiều), nó có thể biến hiện ra tất cả sơn hà đại địa trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này", chứ không phải "Vũ Trụ bao hàm Tâm này"!

Thiên Kỷ Quý

Ngoài Tâm không có vũ trụ, ngoài vũ trụ cũng chẳng có tâm. Tâm và vũ trụ chẳng phải hai mà so đo cái này trùm cái kia, cái kia bao cái này. Hihi

Sửa bởi daicoviet: 15/06/2011 - 13:48


#43 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 06/10/2011 - 23:59

Bài Tây Minh của Trương Hoành Cừ tức Trương Tái là một áng văn quan trọng của Đạo học gia. Bài này, vốn là đoạn văn đầu của thiên Càn Xưng trong Chính Mông.

Trương Tái chép đoạn đầu thiên này vào vách tường phía Tây nơi thư phòng, ông đặt tên là Đính Ngoan, rồi chép đoạn cuối của thiên này vào vách tường phía Đông, ông đặt tên là Biếm Ngu. Trình Di thấy thế, đổi Đính Ngoan thành Tây Minh, và đổi Biếm ngu thành Đông Minh. Về sau, Chu Hi tách bài Tây Minh này ra thành một bài độc lập và chú giải nó. Bài Tây Minh của Trương Tái và Thái Cực Đồ Thuyết của Chu Liêm Khê là hai áng văn bất hủ của Tống Nho. Bài Tây Minh như sau:

Càn là cha, Khôn là mẹ; tấm thân nhỏ nhoi của ta tương hợp với trời đất mà đứng ở giữa. Cho nên cái Khí lấp đầy trời đất là thân thể của ta. Cái thống lĩnh trời đất là bản tính của ta. Người dân là đồng bào của ta. Vạn vật là bạn bè của ta. Nhà vua là con cả của cha mẹ ta (tức trời đất). Quan đại thần là người quản lý việc nhà của con cả. Hãy tôn trọng bậc trưởng thượng, vì họ là bậc trưởng thượng (của trời) đáng cho mình tôn trọng.; hãy thương xót kẻ mồ côi yếu đuối, vì chúng là trẻ thơ ấu (của trời) đáng cho mình thương. Thánh nhân hợp nhất với đức (của trời). Hiền nhân là bậc ưu tú (của trời). Trong thiên hạ những kẻ già yếu, tàn tật, không anh em, già không con, già không vợ, già không chồng, đều là anh em của ta, họ chật vật khốn khổ mà không biết than thở cùng ai. (Kẻ khá giả) Tùy thời mà bao bọc những kẻ đáng thương ấy, đó là thể hiện lòng tôn kính (cha trời mẹ đất). (Kẻ khốn đốn) vui với mệnh trời, không lo buồn tủi phận, đó là thể hiện lòng chí hiếu (với cha trời mẹ đất). Làm trái lệnh cha mẹ là phẩm hạnh của đứa con ngỗ nghịch. Kẻ làm hại điều nhân gọi là tặc. Kẻ gây ác là hạng bất tài. Ai giữ được nguyên hình sắc như thủa ban đầu mới là giống hệt cha trời mẹ đất. Ai hiểu được sự biến hóa của sự vật tức là nối được sự nghiệp của cha trời. Ai nghiên cứu đến tận cùng cái thần diệu của sự vật, là nối được chí lớn của cha trời. Cẩn thận khi ở một mình, dù ở chỗ̃ khuất vắng mà không làm điều hổ thẹn với lương tâm, đó là một hiếu tử không làm nhục cha trời. Luôn gìn giữ tâm và nuôi dưỡng tính, đó là hiếu tử không biếng lười của cha trời. Ghét riệu (vì riệu làm loạn tâm tính), đó là sự quan tâm ông Vũ đến cong lao dưỡng dục của cha trời mẹ đất. Nuôi dưỡng anh tài là ban ân đức cho đồng loại (thể hiện đạo hiếu) của Dĩnh Khảo Thúc (đối với cha trời mẹ đất). Tận tâm chí hiếu để cha mẹ vui lòng, đó là công của Thuấn. Không chạy chốn (số mệnh) mà chỉ đợi bị giết, đó là Thân Sinh cung kính (thiên mệnh). Giữ gìn toàn vẹn thân thể do cha mẹ sinh ra cho đến lúc chết, đó là Tăng Sâm. Một mực vâng lời cha, đó là Bá Kỳ. (Cha trời mẹ đất cho ta) phú quý hạnh phúc, là làm dày dạn cuộc sống của ta; cho ta nghèo hèn lo buồn, tức là cho ngọc quý để ta mài giũa vậy. Khi còn sống ta cứ thuận theo trời mà hành sự; khi ta chết, ta cảm thấy thanh thản an bình.

Thanked by 1 Member:

#44 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 07/10/2011 - 06:23

Nho gia cuối thời Chiến Quốc đều chịu ảnh hưởng của Đạo gia. Trong số Nho gia thời đó, Tuân Tử là một bậc đại sư, tuy chịu ảnh hưởng của Đạo gia, đạt được chủ nghĩa tự nhiên của Đạo gia. Như chữ thiên theo Khổng Tử là ông Trời, tức đấng chủ tể vũ trụ. Theo Mạnh Tử thì chữ thiên này là số mệnh hay vận mệnh. Còn theo Tuân Tử thì chữ thiên này là cõi tự nhiên.

Giải Tế - Tuân Tử viết: "Cho nên từ phương diện thực dụng mà nói, Đạo rốt cuộc là Lợi [...] Từ phương diện ngôn từ mà nói, Đạo rốt cuộc là luận biện. Từ phương diện trời mà nói, Đạo rốt cuộc là nguyên nhân. Các thứ ấy chỉ nói lên một góc của Đạo. Đạo có bản thể thường hằng nhưng (ứng dụng) thì luôn biến đổi. Biết một góc thì không đủ gọi là biết. Kẻ thiên kiến thì chỉ thấy một góc của Đạo chưa thể xem là biết được. Nhưng hắn tự cho mình biết hết, còn tô điểm vẽ vời cho cái biết của mình, thế là bên trong thì loạn bên ngoài thì gạt người, trên che lấp dưới, dưới bưng bít trên, đó là cái họa của che lấp
(Cố do dụng vị chi, đạo tận lợi hĩ. [...] Do từ vị chi, đạo tận luận hĩ
. Do thiên vị chi, đạo tận nhân hĩ. Thử sổ cụ giả, giai đạo chi nhất ngung dã. Phù đạo giả, thể thường nhi tận biến, nhất ngung bất túc dĩ cử chi. Khúc tri chi nhân, quan ư đạo chi nhất ngung, nhi vị chi năng thức dã, cố dĩ vi túc sức chi, nội dĩ tự loạn, ngoại dĩ hoặc nhân, thượng dĩ tế hạ, hạ dĩ tế thượng, thử tế tắc chi họa dã).

Đối với những học thuyết của các nhà thời đó, Tuân Tử cũng có nhận thức rõ ràng và phê bình xác đáng!

Thiên luận - Tuân Tử nói: "Lão Tử có thấy chỗ co mà không thấy chỗ duỗi. Mặc Tử có thấy chỗ bằng nhau mà không thấy chỗ khác nhau" (Lão Tử hữu kiến ư khuất, vô kiến ư tín. Mặc Tử hữu kiến ư tề, vô kiến ư kỵ).

Giải Tế - Tuân Tử nói: "Mặc Tử bị dụng che lấp nên không biết văn" (Mặc Tử tế ư dụng nhi bất chi văn).

Ông lại nói: "Huệ Tử bị lời nói che lấp nên không biết cái thực. Trang Tử bị trời che lấp nên không biết người (Huệ Tử tế ư từ nhi bất tri thực. Trang Tử tế ư thiên nhi bất tri nhân).

Thanked by 1 Member:

#45 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 07/10/2011 - 10:54

 HaUyen, on 07/10/2011 - 06:23, said:

Nho gia cuối thời Chiến Quốc đều chịu ảnh hưởng của Đạo gia. Trong số Nho gia thời đó, Tuân Tử là một bậc đại sư, tuy chịu ảnh hưởng của Đạo gia, đạt được chủ nghĩa tự nhiên của Đạo gia. Như chữ thiên theo Khổng Tử là ông Trời, tức đấng chủ tể vũ trụ. Theo Mạnh Tử thì chữ thiên này là số mệnh hay vận mệnh. Còn theo Tuân Tử thì chữ thiên này là cõi tự nhiên.

Giải Tế - Tuân Tử viết: "Cho nên từ phương diện thực dụng mà nói, Đạo rốt cuộc là Lợi [...] Từ phương diện ngôn từ mà nói, Đạo rốt cuộc là luận biện. Từ phương diện trời mà nói, Đạo rốt cuộc là nguyên nhân. Các thứ ấy chỉ nói lên một góc của Đạo. Đạo có bản thể thường hằng nhưng (ứng dụng) thì luôn biến đổi. Biết một góc thì không đủ gọi là biết. Kẻ thiên kiến thì chỉ thấy một góc của Đạo chưa thể xem là biết được. Nhưng hắn tự cho mình biết hết, còn tô điểm vẽ vời cho cái biết của mình, thế là bên trong thì loạn bên ngoài thì gạt người, trên che lấp dưới, dưới bưng bít trên, đó là cái họa của che lấp
(Cố do dụng vị chi, đạo tận lợi hĩ. [...] Do từ vị chi, đạo tận luận hĩ
. Do thiên vị chi, đạo tận nhân hĩ. Thử sổ cụ giả, giai đạo chi nhất ngung dã. Phù đạo giả, thể thường nhi tận biến, nhất ngung bất túc dĩ cử chi. Khúc tri chi nhân, quan ư đạo chi nhất ngung, nhi vị chi năng thức dã, cố dĩ vi túc sức chi, nội dĩ tự loạn, ngoại dĩ hoặc nhân, thượng dĩ tế hạ, hạ dĩ tế thượng, thử tế tắc chi họa dã).

Đối với những học thuyết của các nhà thời đó, Tuân Tử cũng có nhận thức rõ ràng và phê bình xác đáng!

Thiên luận - Tuân Tử nói: "Lão Tử có thấy chỗ co mà không thấy chỗ duỗi. Mặc Tử có thấy chỗ bằng nhau mà không thấy chỗ khác nhau" (Lão Tử hữu kiến ư khuất, vô kiến ư tín. Mặc Tử hữu kiến ư tề, vô kiến ư kỵ).

Giải Tế - Tuân Tử nói: "Mặc Tử bị dụng che lấp nên không biết văn" (Mặc Tử tế ư dụng nhi bất chi văn).

Ông lại nói: "Huệ Tử bị lời nói che lấp nên không biết cái thực. Trang Tử bị trời che lấp nên không biết người (Huệ Tử tế ư từ nhi bất tri thực. Trang Tử tế ư thiên nhi bất tri nhân).

Đại sư Tuân Tử nòng cốt vẫn là Nho gia, chịu ảnh hưởng lớn từ Khổng Tử. Thời ông có thể nói là loạn, nên dân chúng tìm niềm tin vào đồng cốt và cúng tế. Tư tưởng Nho gia và nghề nghiệp làm Quan Cai trị của ông ảnh hưởng chủ đạo ở sách ông viết. Do vậy Tuân Tử cũng “Thiên Kiến” trong phê bình Lão học và âm dương gia…(có thể thiên kiến cả về đẳng cấp xã hội). Còn Đạo và thấy của Tuân Tử là cái thấy của nhà cai trị và Thầy dậy người đi cai trị.

Quan niệm Đạo đức của Tuân Tử ngược với Mạnh Tử và cho con người bản tính vốn ác, quan điểm này có thể cũng xuất phát từ quan điểm Cai trị, hoặc hoàn cảnh thời ông sống hỗn loạn, cái ác nhiều . Do vậy, Tuân Tử phản kích kịch liệt Mạnh Tử và các Đạo gia, Âm dương gia.

Ông lại có quan niệm kỳ quặc về Thánh nhân, Thánh nhân là phải cố hết sức tự cầu cho có nhiều phúc và chiếm nhiều tài nguyên, chỉ biết súc tích tài vật và lợi dụng trời đất - phải chăng quan điểm này có ảnh hưởng hậu duệ sau này..??

Vì tư tưởng Nho gia cố hữu và là nhà Cai trị vậy, nên có thể nhận định Tuân Tử không thâm nhập được vào Lão Trang học và học phái Âm dương gia. Tuy Tuân Tử có nhắc đến Tự Nhiên nhưng là Tự Nhiên theo đại sư Tuân Tử.
(Tham khảo Lịch Sử Triết Học Trung Quốc – Tg Phùng Hữu Loan ; NXB Khoa Học xã Hội)

Sửa bởi PhapVan: 07/10/2011 - 11:11







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |