Mong mọi người tiếp tục bình luận về quan điểm Vũ trụ, Tôn giáo, Con người, Linh hồn, Thiên đàng - Địa ngục....trong Two Side hoặc chia sẻ quan điểm của mình về một trong các vấn đề để mọi người cùng học hỏi. Chân thành cảm ơn
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
CON NGƯỜI
Về phần giới thiệu 2 bản thể của con người – 1. Thể thuộc về Zezro – linh hồn (bao gồm ý thức…) 2. Thể thuộc về vật chất (thể xác), tôi có nhấn mạnh con người khác với các sinh vật khác ở thể 1. Vì thể 2 cũng chỉ phát triển để phù hợp và nuôi dưỡng thể 1. Sự sống là đặc tính cơ bản của mọi sinh vật. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của thể 1 so với các sinh vật khác giúp con người càng chủ động hơn trong việc bảo về sự tồn tại của mình là sự sống mà các sinh vật khác không có được sự chủ động đó.
Đặc quyền chủ động đó là cơ sở hình thành nên xã hội loài người, hình thành nên mọi hoạt động, tâm sinh lý của con người. Và tất cả đều xoay quanh cái gốc là sự sống. Con người làm tất cả để bảo vệ sự sống và để con người được sống tốt hơn, cuộc sống được thỏa mãn các nhu cầu từ thấp đến cao. Mở rộng hơn, là con người bất chấp các sinh vật khác để mình có được hạnh phúc. Đó là nguồn gốc tất yếu của THAM. Riêng còn 1 cứu cánh là đối với con người với nhau. Cần nhìn lại điều này!!!
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
THAM không chỉ đặt riêng cho Con Người nhưng THAM gắn với Con Người có khác biệt rất lớn so với THAM gắn với các sinh vật khác thông qua đặc quyền chủ động và sự phát triển cao của thể thuộc về Zezro.
Con người có 2 trạng thái mong muốn để đạt đến: 1. Mong muốn có thêm những gì đã có (thêm thời gian sống, thêm áo quần, tiền bạc…). 2. Mong muốn có những gì chưa có (có thể gọi là ước muốn). Hai trạng thái này bản thân nó đều có động cơ tốt và xấu. Nếu thay thế THAM bằng ƯỚC MUỐN thì chỉ thỏa điều thứ 2. Đa phần con người hiểu THAM ở 1 góc độ thuộc điều 1 và theo hướng tiêu cực. Nhưng THAM VỌNG thì có tiêu cực?, và lại thuộc điều 2.
Mặt khác, tất cả những gì con người mong muốn đạt được đều nhằm phục vụ và làm thỏa mãn cho chính con người. Nên có 1 chút ý nghĩa tiêu cực nào đó trong động cơ so với vạn vật khác. Nên tôi càng củng cố thêm lý do để chọn chữ THAM.
Do phát xuất từ một gốc chung, nên sự đan xen giữa cái tốt và xấu trong một con người là điều tất yếu, có điều đa phần nghiên về chiều hướng nào?
Một ví dụ kinh điển cho thấy:
Một người được gọi là ác đến mấy nhưng khi nhìn thấy một đứa bé đang chơi đùa, vô tình đi gần tới miệng giếng và sắp rơi xuống thì ít nhất người đó cũng la to một tiếng cảnh báo hoặc lại ngăn đứa bé lại nếu anh ta không bị tâm thần (
Tâm thần là một trạng thái mà con người mất đi quyền kiểm soát bản thân, thông qua việc rối loạn về lý trí và dẫn đến rối loạn về hành vi) – tức không còn là 1 con người đúng nghĩa. Đó là một hành động ngẫu nhiên xuất phát từ trong tiềm thức và vô tình trỗi dậy khi gặp phải hoàn cảnh.
Từ xưa người ta đã tranh cãi với nhau: “ Con người sinh ra bản chất ban đầu thiện hay ác?”
Để trả lời câu hỏi đó thì ta chỉ cần phân tích sâu và rõ nguyên nhân xuất phát của thiện và ác trong một chữ “THAM”.
Con người sinh ra đã có lòng thiện và ác trong một chữ “THAM”.
Con người xuất phát lòng ác ngay khi ai đó xâm phạm đến nhu cầu cơ bản nhất của bản thân chính là sự sống, tồn tại. Tất cả những hành động xâm phạm và ảnh hưởng đến những yếu tố tác động đến sự sống, tồn tại của con người đều bị ngăn chặn bằng mọi giá, mọi hình thức và hậu quả dù như thế nào đi nữa. (Hoàn toàn có thể sinh ra cái ác mới).
Và những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sống?
Trực tiếp: lương thực, nước uống, không khí…
Gián tiếp: quần áo, nhà ở, tiền bạc…
Do có quá nhiều cái cần được bảo vệ, phòng ngừa…không biết đâu là giới hạn dẫn đến lòng tham vô giới hạn của con người.
Việc nảy sinh cái ác theo lẽ tự nhiên cũng từ đó được hình thành theo cấp số nhân.
Con người phát sinh lòng thiện một cách tự nhiên nhất ở bất kỳ ai là trong một điều kiện dễ dàng nhất, chỉ cần 1 cánh tay mà không tốn và bỏ ra bất cứ hơi sức nào hoặc nó không đáng kể để thực hiện điều đó. Tức mình có thực hiện hay không thì cũng giống nhau. Ai cũng thực hiện (loại trừ trường hợp tâm thần) vì theo một lẽ thường tình bản thân mình tham sống và người khác cũng vậy. Và điều đó xem như là một sự đồng cảm nếu không có quyền thỏa mãn nào khác can thiệp vào trong một tích tắc thời gian, không có chỗ trống để dành cho suy nghĩ thấu đáo.
Trong trường hợp phản ứng cứu đứa bé ở trên và có thể hơn nữa là có thể chạy lại ôm đứa bé bởi vì không có bất cứ sự nguy hiểm nào gây ra cho mình từ một đứa bé để phải đưa mình vào trạng thái phòng thủ.
Phân tích chữ “THAM” dù động cơ tốt hay xấu thì cũng sinh ra mong muốn, và nếu kết quả được như mong muốn thì sinh ra vui, hạnh phúc; còn nếu kết quả không như mong muốn thì sinh ra buồn hoặc tệ hại hơn là đau khổ.
Do đó, hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn đều xuất phát từ một chữ “THAM”.
Trong rất rất nhiều cái mong muốn của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao thì không phải cái nào cũng đạt kết quả như kỳ vọng.
Đau khổ phát sinh là điều tất yếu trong cuộc sống, càng hi vọng nhiều thì càng thất vọng nhiều và đau khổ nhiều. Địa ngục không đâu khác, chính là khởi nguồn từ một chữ “THAM”.
Về con người, Phật giáo có nội dung chính đề cập trong ba chữ THAM, SÂN, SI, được xem là cội nguồn của mọi tội lỗi, tức cũng đều hiểu nghĩa theo chiều hướng xấu (hẹp), chứ không phải hiểu theo nghĩa rộng như phân tích ở trên.
Nhưng thực chất, chỉ trong một chữ “THAM” vì SÂN và SI cũng xuất phát từ “THAM”.
“THAM” dẫn đến mong muốn, kỳ vọng, nếu đạt được hoặc tiến triển theo ý muốn thì “TÂM” bị lôi cuốn theo dẫn đến “SI” (Si mê). Còn nếu không đạt được theo mong muốn thì sinh ra “SÂN” (Sân hận).
Từ si mê này dẫn đến si mê khác và có một kết quả cuối cùng nào đó không như mong muốn thì cũng lại sinh ra sân hận.
Trong Two Side, còn 1 kết quả nữa so với lý thuyết Phật giáo chính là Hạnh phúc. Và Tối ưu hóa hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này, hay nói cách khác: Lúc này, con người đạt được tối ưu trạng thái ở thiên đàng. Và tối ưu thời gian sống không phải là mục tiêu quan trọng nhất như nhiều người lầm tưởng vì sống lâu chưa chắc đã có nhiều hạnh phúc.
Vậy, con người làm thế nào để tối ưu hạnh phúc đạt được?
Con người “THAM” và có 2 động cơ tốt – xấu để dẫn đến “Thiện” và “Ác”
Thiện tức lấy hạnh phúc
chính đáng của người khác làm hạnh phúc của bản thân tức trong xã hội những người Thiện thì hạnh phúc chính đáng của người này sẽ là hạnh phúc của người khác. Như vậy, hạnh phúc sẽ nhân lên rất nhiều lần. Còn khi có người nào đau khổ thì sự quan tâm và chia sẻ lẫn nhau giúp cho sự đau khổ giảm đi nhiều lần.
Ác là bất chấp người khác để bản thân có được hạnh phúc tức trong xã hội những người Ác thì hạnh phúc của 1 người chỉ duy nhất chính bản thân người đó được hưởng, và có thể hạnh phúc của người này được đánh đổi bởi sự đau khổ của người khác. Tương đồng với đau khổ của 1 người họ sẽ lãnh trọn vẹn do không có sự chia sẻ. Về tổng thể, trong thế giới những người Ác gần như hạnh phúc đạt được là rất ít, họ dẫm đạp lên nhau để giành lấy hạnh phúc về mình và chỉ có 1 số ít giành được như vậy phần còn lại đa phần sẽ đón nhận sự đau khổ. Và nó nảy sinh mối nguy hiểm lớn trong xã hội này là lòng hận thù. Lòng hận thù làm cho mọi con người trong xã hội này đều có lúc bị kéo xuống và đón nhận sự đau khổ nhiều khi là tột cùng. Còn hạnh phúc họ đón nhận được chỉ là tức thời, thoáng qua.
Nếu một xã hội tạo điều kiện cho cái Ác phát triển và hoành hành thì nó sẽ dần đồng hóa hết cái Thiện, nó ăn mòn và phát triển dần > trước sau xã hội cũng trở thành xã hội với cái Ác chiếm ưu thế. Người Thiện bị đồng hóa vì những lý do sau:
1.Thay đổi từ gốc do tư tưởng bị áp đặt từ nhỏ. 2.Ảnh hưởng và thay đổi do môi trường sống, nếu người Thiện muốn không bị ảnh hưởng và bảo vệ bản thân mình trước người Ác thì chỉ có cách hoặc là phải Ác hoặc là chấp nhận buôn xuôi theo số phận và trông chờ vào may mắn hoặc là xa lánh tất cả, xa rời xã hội loài người. Chỉ còn 1 số ít người sử dụng trí tuệ vượt trội của mình có được để giành quyền chủ động và áp đặt mọi thứ theo cách sống của mình. Nhưng đó chỉ là 1 bộ phận rất rất nhỏ trong xã hội loài người.
THAM chính là nền tảng cơ bản của con người, từ THAM mà sinh ra mọi tâm lý, mọi hành vi, từ đó sinh ra các kết quả và hình thành xã hội loài người.
Con người tự đặt ra cho mình 1 chu kỳ tồn tại được gọi là sự sống, trong khi chu kỳ sự sống cũng trải qua rất nhiều sự thay đổi về trạng thái. Và những trạng thái đó có sự tương đồng nhất định. Những yếu tố chính để con người quyết định đó là chu kỳ của sự sống bao gồm: nhận thức về thế giới, về chính mình, nhận biết trong tư duy về sự tồn tại của mình và nhận biết được đặc quyền chủ động.
Nó như 1 bộ phim được quy định bởi các quy luật trong 1 hệ thống xuyên suốt và riêng biệt. Khoảng thời gian ngay – trước khi sinh ra và ngay-sau khi chết đi cho thấy sự thay đổi quá lớn về các trạng thái mà khi đó, những bộ phim mới được mở ra, nó vượt ra ngoài sự chủ động trong ý thức con người và nó lại tuân theo những quy luật riêng trong 1 hệ thống khác.
Đó là cơ sở để con người nhìn nhận sự tồn tại của chính mình và làm mọi cách bảo vệ nó > THAM.
Con người tồn tại ở đây được hiểu là tồn tại của 1 hệ quy chiếu mà trong đó ý thức có vai trò chủ động xuyên suốt.
Ta có 1 mô hình chuẩn về hệ quy chiếu thuộc về sự sống con người. Và những gì nằm ngoài hệ quy chiếu đó – những khoảng thời gian mà ý thức không còn đóng vai trò chủ động nữa (X) thì đó không phải là sự sống của 1 con người. Do đó:
1.Trong quá trình sống, con người có những khoảng thời gian rơi vào (X) tùy thời gian dài hay ngắn. Nên thời gian sống thực sự của mỗi người rất khác nhau. Và có những người đang sống nhưng có trạng thái (X) chiếm ưu thế.
2.Trước khi sinh ra và sau khi chết đi thì cũng được đưa vào (X).
THIÊN ĐÀNG - ĐỊA NGỤC
Thiên đàng và địa ngục tồn tại bất kỳ nơi đâu có ý thức con người nói riêng hay bất kỳ sinh vật nào trong vũ trụ có ý thức nói chung. Vì đó chính là nơi con người đặt vào 1 trạng thái của ý thức gọi là hạnh phúc hoặc khổ đau. Hay nói cách khác, thiên đàng hay địa ngục nằm trong chính con mỗi con người và do ý thức con người quyết định trạng thái đạt được. Do đó, tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm thiên đàng – địa ngục là nơi (không gian) riêng biệt, tồn tại khách quan với ý thức con người.
1. Khi con người còn sống “THAM” là nguồn gốc của mọi thứ nên hệ quả hạnh phúc hay đau khổ là tất yếu và đó cũng chính là thiên đàng hay địa ngục.
Tối ưu hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này hay nói cách khác: lúc này, con người đạt được tối ưu trạng thái ở thiên đàng. Và tối ưu thời gian sống không phải là mục tiêu quan trọng nhất như nhiều người lầm tưởng vì sống lâu chưa chắc đã có nhiều hạnh phúc.
2. Khi con người chết đi, linh hồn (thể thuộc năng lượng – Zezro) vẫn tồn tại và ý thức thì tồn tại lâu hơn cả (tôi đã trình bày, giải thích) cho đến khi chuyển đổi trạng thái hoàn toàn – cấu thành nên những cấu trúc ý thức mới, trạng thái năng lượng – Zezro mới hoặc cả vật chất…
Trong khoảng thời gian tồn tại của ý thức (có thể là dài – tính bền tùy thuộc vào sự phát triển về thể năng lượng của mỗi người – theo sơ đồ phân bố tính bền của Zezro và Vật chất) trước khi chuyển đổi trạng thái hoàn toàn nếu linh hồn vẫn “tham chấp” (mượn ngôn ngữ của Phật giáo), có thể hiểu là trạng thái “quán tính” – dư âm hoặc cố ý hồi tưởng, níu kéo gốc “THAM” khi còn sống (thực ra nếu con người chết đi thì bản chất “THAM” đã biến mất, vì “tham sống” là cái gốc để nuôi dưỡng “THAM” nhưng vì con người sống quá lâu với cái gốc đó nên có rất nhiều linh hồn sau khi chết vẫn ngộ nhận dẫn đến hư tưởng). Đó chính là địa ngục lớn nhất của con người sau khi chết.
Như tôi đã trình bày về trạng thái X – trạng thái mà ý thức không còn đóng vai trò chủ động trong việc kiểm soát thể xác. Thì ở trạng thái sau khi chết linh hồn “tham chấp” > mong muốn, kỳ vọng nhưng không thể kiểm soát được việc thực hiện nó thông qua hành động, hay nói cách khác là không thể can thiệp > Kết quả không đạt là chủ yếu > đau khổ là chủ yếu > Địa ngục thực sự.
Sửa bởi doquangsang: 19/04/2014 - 08:42