Jump to content

Advertisements




Quan điểm mới về Vũ trụ - Tôn giáo - Con người


91 replies to this topic

#1 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 11:58

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè trên diễn đàn đã quan tâm thảo luận, phản biện và góp ý. Từ đó giúp tôi nảy sinh thêm các ý tưởng và thấy được những thiếu xót trong nội dung để tôi có thể hoàn thiện tác phẩm này. Với sự hỗ trợ đó của cộng đồng, tôi xin chia sẻ toàn bộ tác phẩm cho những ai quan tâm.

Link tác phẩm trọn bộ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Như Albert Einstein đã từng nói: "Học thuyết là thứ mà không ai tin vào, trừ người tạo ra nó. Thí nghiệm là thứ mà ai cũng tin vào, trừ người tạo ra nó."

Những gì quá mới mẻ và xa lạ thường khó được mọi người chấp nhận ngay, nhất là các lý thuyết thuộc về triết học với tính trừu tượng vốn có. Nhưng tôi vẫn xây dựng ngôi nhà của mình bằng niềm đam mê bất tận và hi vọng truyền được phần nào niềm đam mê đó đến mọi người.

Vì đây là cuốn sách free cho cộng đồng nên tôi mạo muội đưa vào phần thảo luận với mọi người (nhưng chỉ ghi là đọc giả thôi, không ghi tên - vẫn giữ nguyên nội dung vì tôn trọng sự thật). Nếu bạn nào cảm thấy không thích thì cứ nói, tôi sẽ loại bỏ ngay. Vì tôi nghĩ cuốn sách này không chỉ là công sức của riêng tôi mà cũng là của chính các bạn đã dành thời gian đóng góp.

Do đây là tác phẩm đầu tay và tôi nhận thấy còn thiếu một người thầy dẫn dắt thật sự nên việc trình bày không tránh những sai xót, nhất là về phần nội dung.

Qua đây, tôi cũng mong nhận được những phản hồi, góp ý tiếp theo từ mọi người để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn tác phẩm trong phiên bản sau.

Xin chân thành cảm ơn!


Đỗ Quang Sang

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

MỤC LỤC SÁCH

+ LỜI NÓI ĐẦU (3)
+ KHÁI NIỆM CẦN CHÚ Ý TRONG TWO SIDE (5)
+ GIỚI THIỆU NỘI DUNG (6)
+ VŨ TRỤ (10)
- Vận động (19)
- Không – Thời gian (22)
- Sơ đồ phân bố tính bền của Zezro và Vật chất (25)
+ TÔN GIÁO (26)
+ CON NGƯỜI (31)
- Thiên đàng và Địa ngục (36)
- Linh hồn (37)
- Vai trò và ý nghĩa của Con người trong vũ trụ (40)
- Con người đang làm gì? (43)
+ CHIA SẺ NGOÀI (45)
+ THẢO LUẬN VÀ PHẢN BIỆN (53)


_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

KHÁI NIỆM CẦN CHÚ Ý TRONG TWO SIDE

- Thực thể là trạng thái có thực đã và đang tồn tại.

- Vũ trụ là thực thể đang tồn tại được cấu thành bởi Zezro và Vật Chất.

- Vật chất là thực thể đang tồn tại có khối lượng.

- Khối lượng là đại lượng mà con người dùng để lượng hóa Vật chất và là sự biểu hiện của Vật chất đối với con người.

- Zezro là thực thể đang tồn tại không khối lượng nói chính xác hơn là chưa và sẽ có khối lượng ở một trạng thái khác do vận động quyết định, lúc này trạng thái của nó không còn là Zezro nữa mà chính là Vật chất.

- Năng lượng là đại lượng mà con người dùng để lượng hóa Zezro và là sự biểu hiện của Zezro đối với con người.

- Thể cơ bản là thực thể không thể phân chia, tách rời.

- Hệ thống nhỏ là thực thể bao gồm các thể cơ bản và có sự thống nhất trong một tương tác tổng thể ứng với một hệ quy chiếu xác định.

- Hệ thống lớn là thực thể bao gồm các hệ thống nhỏ và có sự thống nhất trong một tương tác tổng thể ứng với một hệ quy chiếu xác định.

- Đối tượng là thực thể tồn tại bất kỳ bao gồm: Thể cơ bản, Hệ thống nhỏ và Hệ thống lớn.

- Vận động của một đối tượng là trạng thái di chuyển của đối tượng đó bao gồm các thuộc tính về vận tốc (tốc độ và hướng) + quỹ đạo di chuyển (tương tác tổng thể).

- Thay đổi của một hệ thống là sự lựa chọn thay thế (của con người/tự nhiên) một/nhiều đối tượng trong một hệ thống hoặc tác động (của con người/tự nhiên) làm sai khác trạng thái vận động của một/nhiều đối tượng trong một hệ thống > sinh ra trạng thái vận động mới của hệ thống đó hoặc có thể dẫn đến hình thành hệ thống mới hoàn toàn.

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Hai vấn đề lớn nhất, bao trùm tất cả mà con người thường xuyên nghĩ đến nhưng chưa có câu trả lời thống nhất là:

1. Bản chất của vũ trụ?
Nếu giải mã được vấn đề này thì con người sẽ trả lời được hàng loạt câu hỏi lớn khác:
Vũ trụ sinh ra từ đâu? Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn?
Có mối liên hệ thống nhất nào giữa khoa học, tôn giáo?
Có sự thống nhất nào ngay trong chính nội tại của khoa học giữa khoa học vi mô (khoa học thực nghiệm) và khoa học vĩ mô (triết học)?
Có sự thống nhất nào ngay trong nội tại của các tôn giáo? Từ đó, các tôn giáo hiện tại có thể thống nhất về một hệ tư tưởng gốc?
Việc kết nối tất cả mấu chốt quan trọng nhất của vũ trụ tạo thành một hệ thống tư tưởng xuyên suốt như một “bổ đề” ở cấp độ vĩ mô và cao nhất.

2. Bản chất của con người?
Nếu trả lời được câu hỏi này, ta cũng sẽ giải thích được hàng loạt vấn đề về con người (tâm lý, hành vi, hạnh phúc và khổ đau, linh hồn – thể xác)? sự hình thành xã hội loài người? vai trò và vị trí của con người trong thế giới, trong vũ trụ?
Two Side sẽ giải quyết tuần tự toàn bộ những vấn đề tôi đã đặt ra ở trên.

Two Side là tư tưởng triết học (khoa học vĩ mô) bao gồm các nền tảng chính sau:

- Đưa ra khái niệm mới về Zezro và Vật chất với biểu hiện và được con người lượng hóa thông qua Năng lượng – Zezro và Khối lượng – Vật chất, đưa 2 đối tượng trong 1 này là cơ sở cấu thành nên toàn bộ vũ trụ.

- Bác bỏ sự tồn tại của "Không tuyệt đối - Trống rỗng" và đưa Zezro thay thế vào vị trí đó.

- Zezro và vũ trụ là 1 bản thể duy nhất - vô hạn.

- Lý giải về không - thời gian trong mô hình.

- Zezro sinh ra toàn bộ các trạng thái trong vũ trụ và cột mốc quan trọng nhất chính là 1 phần Zezro chuyển hóa sang Vật chất hay nói cách khác Năng lượng chuyển hóa thành Khối lượng.

- Vận động quyết định đến sự hình thành các trạng thái của Zezro - Vật chất trong vũ trụ.

- Khẳng định thuyết về Big Bang và các thuyết khác lý giải sự hình thành - phát triển của vật chất chỉ lý giải được 1/2 về sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Thông qua đó, cho thấy con người đang nghiên cứu và đưa ra những học thuyết chỉ phù hợp với phạm vi vũ trụ nhỏ (hình thành sau Big Bang và nghiên về trạng thái vật chất) và trong vũ trụ lớn - vô hạn chứa vô số vũ trụ nhỏ như vậy.

- Liên kết các vấn đề lớn tưởng chừng như đối lập: Triết học (khoa học vĩ mô) với Khoa học thực nghiệm (khoa học vi mô), Tôn giáo với vs Khoa học, Tôn giáo với Tôn giáo, Tâm linh với Khoa học.

- Bản chất con người và linh hồn…

Mọi người hãy nhìn bức tranh Two Side 1 cách tổng thể nhất sẽ thấy được nét đẹp của nó và ý nghĩa thực sự. Nếu ai đó chỉ nhìn ở 1 khía cạnh (có thể chính là những hiện tượng, vấn đề được đưa vào kiểm chứng) thì sẽ không thấy được những cái mới lạ và càng khó hình dung.

Nhưng điều cơ bản mà mọi người dễ nhận thấy nhất chính là khi ta đưa những vấn đề tưởng chừng như đã cũ vào mô hình Two Side, nó vẫn không mất đi giá trị đúng đắn của từng vấn đề riêng lẻ và điểm đặc biệt nhất chính là những vấn đề tưởng chừng như đối lập khi đứng riêng này nó lại phù hợp và có mối tương quan kỳ lạ trong mô hình Two Side mà các lý thuyết khác không có được.

Two Side là mô hình mang tính định hướng với nhiều quy luật cơ bản được đưa ra chứ không phải đi vào chi tiết từng vấn đề (theo chiều rộng và không theo chiều sâu). Nhưng dựa vào những quy luật cơ bản đó, chúng ta có thể đưa ra những mô hình dự báo và ứng dụng vào những hệ qui chiếu đơn lẻ để giải thích gốc rễ các hiện tượng, vấn đề. Hoặc mở ra 1 hướng nghiên cứu mới với những nền tảng tư duy mới về các vấn đề trong vũ trụ.

Two Side không chấp nhận đưa vào các thuyết khác (thuộc về lý giải bản chất) vì chưa biết đúng hay sai như thế nào? Nhưng trước tiên, chúng ta nhận thấy rất rõ kết quả từ các thuyết đó: 1. Chỉ đúng trong 1 phạm vi nhất định. 2. Không thể giải quyết được tổng quát các vấn đề lớn trong vũ trụ và dẫn đến bế tắc.

Nhưng những thuyết này đều có 1 giá trị nhất định tùy phạm vi và cấp độ mà chúng lý giải phù hợp với loại quy luật (trang 12).

Niềm tin của con người có 2 hướng:
1.Tin vào những gì đã biết > Khoa học. 2.Tin vào những gì chưa biết > Tôn giáo.
Nhưng rồi 1 ngày nào đó, khoa học lại cho con người biết được nhiều hơn...nhiều hơn...và rồi con người nhận thấy sự tương đồng kỳ lạ ở những triết lý ẩn chứa về vũ trụ của các tôn giáo
> Có 1 sợi dây liên kết nào đó trong vũ trụ giữa tất cả vấn đề tưởng chừng như rời rạc và mâu thuẫn. Vậy phải mất bao lâu để Khoa học biết nhiều đến thế nếu Tôn giáo vẫn đứng nguyên kiêu ngạo và tự cho mình là bí ẩn, bất khả tri?

Để thúc đẩy tiến trình thống nhất đó, Tôn giáo phải quy nạp về các gốc rễ cuối cùng, phải đưa gần mọi thứ hơn đến sự hợp lý. Tôn giáo và Khoa học phải tự tiến về cùng 1 hướng nhìn là vũ trụ, giải quyết các vấn đề của Vũ trụ. Khi đó niềm tin sẽ khác đi hoàn toàn, tin vào những gì đã biết (đã được chứng minh) và tin vào những gì chưa biết nhưng có cơ sở thực sự chứ không phải bằng niềm tin mù quáng, mặc định - không được xét và chạm đến.

Nếu có những cách hiểu Khoa học từ Tôn giáo hoặc ngược lại thì sẽ thống nhất được các tư tưởng chung và nhiều bí ẩn mà con người chưa lý giải được sẽ được làm sáng tỏ.

Mâu thuẫn giữa Khoa học – Tôn giáo hoặc giữa các Tôn giáo có thực sự tốt cho thế giới này?

Vũ trụ này đa diện và đủ chỗ để mỗi người nhìn ngắm nó theo cách của mình. Cách thức nhìn ngắm của tôi là tạo sợi dây liên kết các vấn đề lớn đang hoàn toàn tách biệt hoặc mâu thuẫn để đi đến một sự thống nhất chung. Và kết quả không đưa con người theo hướng xấu đi trong tư duy và hành động - có thể nói là tốt hơn.

Sửa bởi doquangsang: 12/04/2014 - 12:11
xoá link


Thanked by 4 Members:

#2 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4070 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 17:49

nếu bạn là một người tôn giáo bạn sẽ hiểu có những thứ xảy đến với bạn mà bạn chẳng thể chia sẻ nó cho số đông được.từ bao lâu nay khoa học và tôn giáo vẫn thế,nhà khoa học viết về khoa học và nhà tôn giáo viết về tôn giáo.có lẽ phạm vi rất rộng sẽ rất hay nếu bạn vừa là một người nghiên cứu khoa học và vừa là một người tôn giáo.
chúc bạn thành công nhé !

Thanked by 3 Members:

#3 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 18:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NguaQuaDoc, on 12/04/2014 - 17:49, said:

nếu bạn là một người tôn giáo bạn sẽ hiểu có những thứ xảy đến với bạn mà bạn chẳng thể chia sẻ nó cho số đông được.từ bao lâu nay khoa học và tôn giáo vẫn thế,nhà khoa học viết về khoa học và nhà tôn giáo viết về tôn giáo.có lẽ phạm vi rất rộng sẽ rất hay nếu bạn vừa là một người nghiên cứu khoa học và vừa là một người tôn giáo.
chúc bạn thành công nhé !

Cảm ơn NguaQuaDoc về lời chúc. S chỉ mong thành công trong việc giữ 1 nụ cười là đủ rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi doquangsang: 12/04/2014 - 18:18


Thanked by 2 Members:

#4 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 11:06

Chào anh Doquangsang,

Có ba vấn đề suy nghĩ

Thứ nhất

1. khái niệm Tánh Không (theo quan điểm nào, khoa học hay tôn giáo, mỗi tôn giáo lại có quan niệm riêng về tánh không hay chủ quan tự ấn định ?)
2. Khái niệm Zezro (theo quan điểm nào, khoa học hay tôn giáo hay chủ quan tự ấn định ?)
2. So sánh sự giống và khác nhau của hai khái niệm trên - phạm vi ứng dụng.

Thứ hai

1. Bản chất của Ki tô giáo
2. Bản chất của Phật giáo
3. Bản chất của Ấn giáo

Thứ ba

Khoa học và Tôn giáo

Khi tôi đọc sách của anh thấy giải quyết khái niệm Tánh-không và Zezro có liên quan đến bản chất của Ki tô giáo và Phật giáo và có thể thảo luận đi từ bản chất Ki tô giáo trước cũng được .

Vài dòng suy nghĩ

Chúc anh vững bước !

Sửa bởi PhapVan: 13/04/2014 - 11:07


Thanked by 4 Members:

#5 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 12:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 13/04/2014 - 11:06, said:

Chào anh Doquangsang,

Có ba vấn đề suy nghĩ

Thứ nhất

1. khái niệm Tánh Không (theo quan điểm nào, khoa học hay tôn giáo, mỗi tôn giáo lại có quan niệm riêng về tánh không hay chủ quan tự ấn định ?)
2. Khái niệm Zezro (theo quan điểm nào, khoa học hay tôn giáo hay chủ quan tự ấn định ?)
2. So sánh sự giống và khác nhau của hai khái niệm trên - phạm vi ứng dụng.

Thứ hai

1. Bản chất của Ki tô giáo
2. Bản chất của Phật giáo
3. Bản chất của Ấn giáo

Thứ ba

Khoa học và Tôn giáo

Khi tôi đọc sách của anh thấy giải quyết khái niệm Tánh-không và Zezro có liên quan đến bản chất của Ki tô giáo và Phật giáo và có thể thảo luận đi từ bản chất Ki tô giáo trước cũng được .

Vài dòng suy nghĩ

Chúc anh vững bước !

Chào anh PhapVan,

S vẫn còn nhỏ tuổi, vẫn xin được gọi anh PhapVan cho đúng lễ.

Tất cả dư duy trong Two Side đều do suy nghĩ độc lập mang lại, sau đó mới đối chiếu với những gì đã có. Nếu anh thấy có đối chiếu nào chưa phù hợp thì anh cứ chỉ ra giúp.

1. Two Side cũng đã là 1 khái niệm hoàn toàn mới, nếu áp vào những khuôn khổ đã có thì nó sai về chính tả của tiếng Anh. Nhưng Hai hoặc nhiều trạng thái chỉ trong 1 đối tượng duy nhất (chỉ có 1) thì sao là Two Sides được? Và cũng không có từ nào phù hợp hơn nên xem như đó là 1 từ ngữ mới do S tự đặt ra cho khái niệm này.
Và tương tự Zezro cũng vậy, vì ý nghĩa của nó hoàn toàn khác với Zero hiện tại. Anh có thể xem trong sách. Cũng là 1 từ ngữ mới do S tự đặt ra cho khái niệm mới này.

Về "Không tính" theo suy nghĩ thông thường (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Có thể trong Phật học sẽ có sự mở rộng hơn - nhưng ý nghĩa khi đối chiếu với Zezro (S đã nêu trong sách thì cảm nhận của anh có sự tương đồng? Trong biểu đồ phần Tôn giáo, chủ đề Phật giáo?)

Trong Two Side, S hiểu "Không tính" theo cách riêng của mình và có sự hài hòa chung trong biểu đồ và sự lý giải.
Nếu cách hiểu đó có sự phù hợp với những gì mà Phật học nghiên cứu sâu thì thật tuyệt vời. Còn sự khác nhau có thể xảy ra khi ta so sánh với cách suy nghĩ thông thường của số đông. Vì bản chất "không tính" chưa được xác định rõ mà chủ yếu mang ý nghĩa trừu tượng, "cảm" theo từng mức độ tư duy.

Còn đối với S thì "không tính" và Zezro mới là 1, không có sự khác biệt nào cả. Phạm vi ứng dụng thì rất rộng, nó giúp đưa Tôn giáo và Khoa học tiến lại gần nhau hơn trong cùng 1 cách nhìn về vũ trụ. Nó giải thích được nguồn gốc của Vũ trụ phù hợp cả về Tôn giáo lẫn Khoa học.

2. Cách thức phân tích các Tôn giáo trong Two Side là quy nạp về gốc rễ cuối cùng, tức không có hạt nhân đó thì sẽ không có Tôn giáo đó. Và S chỉ phân tích sâu vào hạt nhân đó - khoảnh khắc nhìn thấy được sự tương đồng kỳ diệu làm S phải ngỡ ngàng.

- Hạt nhân của Kito Giáo là Thiên Chúa 3 Ngôi - Chú Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - tuy 3 ngôi nhưng một và chỉ 1 Thiên Chúa duy nhất. Và hạt nhân này cũng là khái niệm trừu tượng nhất, mà hầu hết những người Kito Giáo đến những Linh mục, Mục sư, nhà thần học...cũng phải đau đầu để giải thích sao cho dễ hiểu, đúng đắn và phù hợp nhất với nhận thức hiện tại của con người. (S cũng là con của Thiên Chúa và S cũng không giấu điều này).
- Hạt nhân của Phật giáo là "Không tính" - "Tánh không" - khái niệm trung tâm và cũng là trừu tượng nhất.
- Các hạt nhân của Tôn giáo khác anh có thể xem phần Tôn giáo trong Two Side sẽ thấy rõ quan điểm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu có gì sai hoặc không hợp lý anh cứ đưa ra, và đó là điều vui mừng lớn nhất của S, vì S muốn mỗi ngày hoàn thiện nó hơn, cái gì không phù hợp với chân lý cứ mạnh dạng bác bỏ chứ S cũng không vì mục đích bảo vệ bằng được cái gì cả. S suy nghĩ về Two Side trong nhiều năm và đã vứt bỏ hết cái Tôi của mình vào đây để hòa chung với mọi người rồi.

Quan điểm của S rất rõ ràng: Thượng đế chính là Vũ trụ và Phật giáo cũng hướng dẫn con người cách thức tu hành, tư duy sao cho giác ngộ được chân lý của vũ trụ. Vậy thì các Tôn giáo có gì khác ở đây? Một hướng đi lên từ con người (Phật Giáo) và một hướng (có phần xa vời) là đi xuống từ Vũ trụ. Và S tuy là một người Kito Giáo nhưng phải công nhận Phật Giáo gần con người hơn.

Con người - không biết > Thượng đế

Con người - sợ hãi > Thượng đế

Vậy con người không biết cái gì? Sợ hãi cái gì? Đó chính là những bí ẩn trong vũ trụ mà con người đang tìm kiếm câu trả lời.

Con người chỉ sáng tạo ra vỏ bọc ngôn ngữ và đặc tên là "Thượng đế, Chúa..." Nhưng có ai hiểu được bản chất là gì?

3. Vấn đề này sẽ dễ trao đổi hơn khi anh đọc những dòng chia sẻ bên trên và em sẽ trao đổi tiếp với những vấn đề mới được khai phá. Cảm ơn anh đã dành thời gian trao đổi! Trân trọng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi doquangsang: 13/04/2014 - 12:52


#6 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 15:50

Chào anh Doquangsang,

Tôi nghĩ có lẽ cần làm sáng tỏ Nguyên nhân đầu tiên, ví dụ thông qua danh xưng:

1. Ki tô giáo là Thiên Chúa (Đức Chúa Trời)

2. Phật giáo là Như Lai (Đức Như Lai hoặc Phật)

3. Ấn giáo là Phạm Thiên

4. Zezro

Cả ba đều có học thuyết sáng tạo ra thế giới : vật chất và tinh thần ? con người và vị trí con người trong mỗi học thuyết. Sự giống nhau ở Nguyên nhân đầu tiên.

Vấn đề thì rộng, thu hẹp lại dần để dễ trao đổi

Vài dòng chia sẻ

Sửa bởi PhapVan: 13/04/2014 - 15:55


#7 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3795 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 16:23

Không biết Doquangsang trẻ hay già ? Ở vn hay ở nước ngoài ?
Tôi hỏi vậy để có thể lượng định khả năng thẩm thấu các tư tưởng về triết học, chứ không có ý gì khác. Vì trong tranh luận khoa học, không nói tới hai chữ vai vế. chỉ nói chuyện đúng hay sai thôi.
Nếu còn trẻ quá, thì với tư duy như thế này sẽ có xu hướng cực đoan. Như thế, có thảo luận, cũng không có ý nghĩa mấy.
Nếu đã có tuổi, mà còn tư duy như thế này, thi có nghĩa là lượng kiến thức còn ít quá, phiến diện, khả năng thẩm thấu về gốc rễ, cơ bản là kém. Rất khó tiếp thu các kiến thức sâu hơn, khó có khả năng nhìn được bản chất của vấn đề ở tầm mức sâu. Nên trao đổi là rất khó.
Nếu chỉ ở vn, thì không trách được, kiến thức quá hẹp, và nhận thức quá phiến diện. Hiểu bản chất sự việc quá nông.
Nếu ở nước ngoài, thì nên đọc thêm nhiều, cọ sát với nhiều học thuyết, triết thuyết hơn nữa mới có thể đi sâu vào lĩnh vực này được.
Nói tóm lại, sai từ gốc sai đi. Sai cả về phương pháp luận.
Vì đây là vấn đề khoa học, lại có tham vọng viết thành sách, nên mong rằng, những lời trên không làm cho DQS tự ái.

#8 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 17:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 13/04/2014 - 15:50, said:

Chào anh Doquangsang,

Tôi nghĩ có lẽ cần làm sáng tỏ Nguyên nhân đầu tiên, ví dụ thông qua danh xưng:

1. Ki tô giáo là Thiên Chúa (Đức Chúa Trời)

2. Phật giáo là Như Lai (Đức Như Lai hoặc Phật)

3. Ấn giáo là Phạm Thiên

4. Zezro

Cả ba đều có học thuyết sáng tạo ra thế giới : vật chất và tinh thần ? con người và vị trí con người trong mỗi học thuyết. Sự giống nhau ở Nguyên nhân đầu tiên.

Vấn đề thì rộng, thu hẹp lại dần để dễ trao đổi

Vài dòng chia sẻ

Chào anh PhapVan,

Kito Giáo nói đúng hơn là Những Tôn giáo tôn thờ chúa Jesu (Chúa Kito và Chúa Jesus là 1)

Còn về Thiên Chúa (tương đồng với Thượng Đế) nói chung thì có nhiều Tôn giáo cùng 1 hướng nhìn này (Hồi Giáo, Do Thái giáo...)

Chúng ta đang bàn 2 vấn đề danh xưng (tên gọi) và bản chất (con đường)

Như chính câu hỏi bản chất Thiên Chúa là gì? Có ai dám khẳng định có thể trả lời chính xác?

Còn về những vấn đề rất rất rộng lớn này, S cũng đã nói rõ ở trên:

"Vũ trụ này đa diện và đủ chỗ để mỗi người nhìn ngắm nó theo cách của mình. Cách thức nhìn ngắm của tôi là tạo sợi dây liên kết các vấn đề lớn đang hoàn toàn tách biệt hoặc mâu thuẫn để đi đến một sự thống nhất chung. Và kết quả không đưa con người theo hướng xấu đi trong tư duy và hành động - có thể nói là tốt hơn. "

Và Two Side là một quan điểm, một hướng nhìn của S về các vấn đề rời rạc, và S thấy nó hợp lý để giải quyết những vấn đề bế tắc trong sự ham muốn học hỏi của mình, chứ S không hề nói đây là chân lý và áp đặt nó là chuẩn. Ai cảm thấy hữu lý ở ý tưởng nào thì đón nhận cái đó. Nếu ai không có cùng hướng tư duy thì cũng mỉm cười

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Còn nếu ai thấy bất hợp lý thì cứ chỉ ra, S sẽ luôn lắng nghe và rất rất cảm ơn về điều đó. Chân lý luôn là chân lý, không ai có thể thay đổi được! S chỉ là người tích lũy lại trong những phút lóe sáng như ai đó trao tặng + chia sẻ và trao đổi để đóng góp thêm 1 cách nhìn về các vấn đề lớn mà thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 13/04/2014 - 16:23, said:

Không biết Doquangsang trẻ hay già ? Ở vn hay ở nước ngoài ?
Tôi hỏi vậy để có thể lượng định khả năng thẩm thấu các tư tưởng về triết học, chứ không có ý gì khác. Vì trong tranh luận khoa học, không nói tới hai chữ vai vế. chỉ nói chuyện đúng hay sai thôi.
Nếu còn trẻ quá, thì với tư duy như thế này sẽ có xu hướng cực đoan. Như thế, có thảo luận, cũng không có ý nghĩa mấy.
Nếu đã có tuổi, mà còn tư duy như thế này, thi có nghĩa là lượng kiến thức còn ít quá, phiến diện, khả năng thẩm thấu về gốc rễ, cơ bản là kém. Rất khó tiếp thu các kiến thức sâu hơn, khó có khả năng nhìn được bản chất của vấn đề ở tầm mức sâu. Nên trao đổi là rất khó.
Nếu chỉ ở vn, thì không trách được, kiến thức quá hẹp, và nhận thức quá phiến diện. Hiểu bản chất sự việc quá nông.
Nếu ở nước ngoài, thì nên đọc thêm nhiều, cọ sát với nhiều học thuyết, triết thuyết hơn nữa mới có thể đi sâu vào lĩnh vực này được.
Nói tóm lại, sai từ gốc sai đi. Sai cả về phương pháp luận.
Vì đây là vấn đề khoa học, lại có tham vọng viết thành sách, nên mong rằng, những lời trên không làm cho DQS tự ái.

S cũng không hề buồn khi nghe những lời bạn nói. Vì những lời thế này S cũng đã quá quen từ khi đưa quan điểm này đến cộng đồng. Thời gian đầu nó còn khốc liệt hơn rất nhiều, vừa là các vấn đề quá lớn, nhạy cảm + người viết là ai? + chưa hoàn chỉnh như bây giờ. Nhưng S cũng nói thật với bạn là không ngờ sức sống Two Side lại mãnh liệt như vậy + vẫn chưa ai phản bác thuyết phục > lượng đá ném giảm dần và đến không còn viên nào như bây giờ + lượng ủng hộ lại tăng lên. S cũng thèm muốn cái cảm giác có một người thầy thực sự chỉ điểm và cho thấy những sai lầm có cơ sở, chứ không phải chụp mũ, cảm giác.

Đến lúc bạn phải tự chịu trách nhiệm về những lời nói của mình, và S cho phép bạn có quyền được phán xét S (dù nguyên tắc này với nhiều người sẽ vi phạm) nhưng xin đưa ra các cơ sở thuyết phục:

1. "Tư duy như thế này sẽ có xu hướng cực đoan"..."tư duy như thế này, thi có nghĩa là lượng kiến thức còn ít quá, phiến diện, khả năng thẩm thấu về gốc rễ, cơ bản là kém. Rất khó tiếp thu các kiến thức sâu hơn, khó có khả năng nhìn được bản chất của vấn đề ở tầm mức sâu"...."kiến thức quá hẹp, và nhận thức quá phiến diện. Hiểu bản chất sự việc quá nông."

Cơ sở?

2. "Nói tóm lại, sai từ gốc sai đi. Sai cả về phương pháp luận." Xin chỉ ra giúp!

Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm chủ đề

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi doquangsang: 13/04/2014 - 17:07


Thanked by 2 Members:

#9 OngTanDepTrai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 73 Bài viết:
  • 67 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 17:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 13/04/2014 - 15:50, said:

Chào anh Doquangsang,

Tôi nghĩ có lẽ cần làm sáng tỏ Nguyên nhân đầu tiên, ví dụ thông qua danh xưng:

1. Ki tô giáo là Thiên Chúa (Đức Chúa Trời)

2. Phật giáo là Như Lai (Đức Như Lai hoặc Phật)

3. Ấn giáo là Phạm Thiên

4. Zezro

Cả ba đều có học thuyết sáng tạo ra thế giới : vật chất và tinh thần ? con người và vị trí con người trong mỗi học thuyết. Sự giống nhau ở Nguyên nhân đầu tiên.

Vấn đề thì rộng, thu hẹp lại dần để dễ trao đổi

Vài dòng chia sẻ

thế đạo giáo và nội đạo thì sao hả bác

Thanked by 1 Member:

#10 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 17:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

OngTanDepTrai, on 13/04/2014 - 17:12, said:

thế đạo giáo và nội đạo thì sao hả bác

Ở đây tôi viết ra trong phạm vi nội dung sách của anh DoquangSang

Thanked by 1 Member:

#11 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3795 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 18:20

Trích dẫn

S cũng không hề buồn khi nghe những lời bạn nói. Vì những lời thế này S cũng đã quá quen từ khi đưa quan điểm này đến cộng đồng. Thời gian đầu nó còn khốc liệt hơn rất nhiều, vừa là các vấn đề quá lớn, nhạy cảm + người viết là ai? + chưa hoàn chỉnh như bây giờ. Nhưng S cũng nói thật với bạn là không ngờ sức sống Two Side lại mãnh liệt như vậy + vẫn chưa ai phản bác thuyết phục > lượng đá ném giảm dần và đến không còn viên nào như bây giờ + lượng ủng hộ lại tăng lên. S cũng thèm muốn cái cảm giác có một người thầy thực sự chỉ điểm và cho thấy những sai lầm có cơ sở, chứ không phải chụp mũ, cảm giác.
DQS (xin được viết tắc cho nhanh) có lẽ hơi vội vàng mà không hiểu được nội dung tôi muốn truyền tải. Lại nghĩ rằng đó đơn thuần chỉ là lời phê phán.
Nhưng cái sự (thực lòng ?) muốn được chỉ điểm thì còn cần phải được chứng thực. Bởi như tôi đã nói, nếu còn trẻ, do cực đoan, sẽ khó tranh luận. Nếu có tuổi, thì tư duy quá nông, khó hiểu được thêm sâu. Nhưng thôi, cũng cố gắng thử xem.
Ngay từ đầu sách, DQS đã lôi cặp phạm trù Vật chất – Ý thức ra để luận !
DQS viết trong sách

Trích dẫn

Triết học Marx-Lenin (1 điển hình) đã lựa chọn 2 đối tượng độc lập và không
tương xứng là Vật chất - Ý thức để bao trùm toàn bộ vũ trụ này. Và lý thuyết này
đang bế tắc do sự sai lầm đó với việc loay hoay Vật chất - Ý thức cái nào có trước?
Cái nào quyết định cái nào? Và càng lún sâu sự đối lập giữa Duy Tâm - Duy Vật,
Tôn giáo - Khoa học...
Tư tưởng này cần được bác bỏ để con người có thể mở ra 1 cách nhìn khác đúng
đắn, toàn diện hơn và quan trọng là lý giải được các câu hỏi lớn, vấn đề lớn đang
bế tắc.
Tại sao lại cần được bác bỏ ? Phải chăng là do không trả lời được vật chất – ý thức cái nào có trước sau, cái nào quyết cái nào ? Và càng lún sâu vào sự đối lập ?
Nếu chỉ vì như thế mà phải bác bỏ, thì thật sự là DQS không hiểu gì về triết. Thật vậy, đối ập và thống nhất là hai mặt của một vấn đề. Cái này tồn tại trên cơ sở của sự tồn tại và phát triển của cái kia. Sao có thể vì đối lập mà bác bỏ nó ? Và khi bác bỏ, liệu cái sự thống nhất có thể tồn tại ?
Cái có trước và sau cũng vậy, trước sau là hai mặt của nhân – quả. Sao có thể vì không nói được về nó một cách tuyệt đối mà đòi bỏ nó đi. Mà vốn,, làm gì có cái sự tuyệt đối, vật chất hay ý thức phải có một cái có trước, một cái có sau. Như vậy, không thể bác bỏ. Huống chi, ngay cả cái việc, dù là có cái có trước và có cái có sau, cũng là đương nhiên không bỏ được – theo tinh thần của DQS !
Vì thế, luận điểm đòi bác bỏ nó, để mà đi tìm sự ủng hộ cho một cặp phạm trù mới là một sự vô duyên ! Cái cặp Zezro – Vật chất ấy, rõ là vô duyên !
Việc định nghĩa Zezro – Vật chất cũng rất mơ hồ, chẳng có bằng chứng gì cả. Như Zezro là thực thể không khối lượng ? Cái gì mà không khối lượng ? Năng lượng chăng ? Nếu vậy thì E = mc2 để làm gì ? Phô tôn nghỉ chăng ? Làm sao mà đóng cặp được với Vật chất có khối lượng ? Chuyển hóa từ nghỉ sang động chăng ?
Những cắc cớ đó, buộc DQS phải mở rộng vô giới hạn khái niệm mới Zezro, như thế sẽ rất mơ hồ, không đúng với tinh thần khoa học tây phương. Và quan trọng nhất là không thể làm rõ được sự chuyển hóa giữa Zezro và vật chất có khối lượng theo hai chiều ! Trong khi, vật chất, không có gì phải mở rộng khái niệm cả. Nhưng vốn, vật chất với ý thức là một cặp như vợ với chồng vậy, nay vì chồng bị vu phạm tội, mà bắt vật chất (vợ) phải thay chồng mới. Nhưng thực chất chồng mới này, cũng chưa rõ nó là cái giống gì nữa !!!!
Sau đó, DQS phát triển

Trích dẫn

Nếu ai đó đặt câu hỏi: Vậy Zezro sinh ra từ đâu?
Tôi lại dùng 1 phương pháp chứng minh phản chứng để cho mọi người dễ hình
dung: Theo mọi người, "không -trống rỗng" sinh ra từ đâu?
Tại sao những ai công nhận về sự tồn tại của “không - trống rỗng” đều không nghi
ngờ gì về nguồn gốc của nó? Tức mặc định nó là khởi điểm và tự bản thân nó đã
tồn tại? Và thật vô lý và phản lại mọi quy luật tự nhiên, tri thức mà con người có
được khi ta chấp nhận hoặc mặc định cho từ "không - trống rỗng" có thể sinh ra
mọi thứ.
Tôi thấy giả thuyết này thật là sai lầm và ai cũng thấy được sự vô lý đó nhưng do
con người không có cách lý giải nào tốt hơn về cái gốc của vũ trụ nên đành chấp
nhận.
Vốn thì đã có một cái gì đó đã là khởi đầu rồi, và đặt tên cho nó là như thế, thì tại sao lại còn hỏi nó sinh ra từ đâu để mà dùng lý phản tự nhiên ?
Cái gọi là gốc khởi điểm, vốn được thừa nhận, chứ tự nhiên có phản cái lý này đâu. Tự nhiên cũng chấp nhận, con thì phải có cha với mẹ, cha mẹ phải từ ông bà mà ra, và cứ thế tiếp nối. Chẳng có cái lý tự nhiên nào bắt phải có một khởi đầu, mà cái khởi đầu là do như một tiên đề xuất phát. Ta phải cho rằng nó như thế, để tránh cái vô tận mà ta cảm thấy là vô lý. Thế thôi.
Cho nên, nếu đã mặc nhiên cho Zezro là khởi điểm, thì nó sẽ là khởi điểm. Cái quan trọng là sau đó, người ta nói gì về nó, nó được biểu hiện ra sao, biến hóa thế nào cho ra đàn con cháu như vũ trụ hiện nay.
Mà như thế, xin hỏi, Thiện – Ác „chui” vào đâu ở chốn Zezro ? Trong cặp Zezro – Vật chất. Thiện với ác ở chốn nào ? Nếu chỉ ở Zezro thì sao không ở vật chất ? Và ngược lại ? Nếu ở cả hai, thì phân định ra sao ?

Trích dẫn

Tính "không" và tính "có" trong vũ trụ
Chỉ tồn tại "không tạm thời" tức "không" ở trạng thái chờ, "chưa", có thể gọi là
tính "không tương đối". Một sự vật - hiện tượng nào đó nhất thời không tồn tại
thật ra nó chỉ thay đổi trạng thái biểu hiện theo từng thời điểm khác nhau thôi chứ
không hề biến mất mãi mãi. Chỉ có 1 "không bất biến" là cho chính nó - tức không
tồn tại tính "không tuyệt đối" - "không vĩnh viễn" - "trống rỗng".
Như vậy, theo quan điểm trong Two Side, tính "có" là khởi đầu cho tất cả và chỉ
khác nhau là về các trạng thái của mọi sự vật - hiện tượng trong vũ trụ biểu hiện
như thế nào mà thôi. Chưa (và sẽ) xuất hiện trạng thái bất kỳ, không có nghĩa là
không (bao giờ) xuất hiện trạng thái bất kỳ hay sự vật - hiện tượng bất kỳ. Như
vậy, tính "không tương đối" và tính "có" chính là 1 trong những quy luật cơ bản
của vũ trụ. Ta đang xét ở mức độ tổng quát nhất tương ứng với tất cả các hệ thống
và hệ quy chiếu trong vũ trụ.
Xin hỏi, cặp Zezro – Vật chất là khởi điểm. Vậy thì Không – Thời gian là thế nào ?làm sao còn có thế còn có tạm thời với không ở trạng thái Chờ, hay Chưa nữa ? Lô gic gì lạ vậy ????
Sơ như thế thôi, sợ dài quá. Rồi thì chuyện con ga và quả trứng nữa. Đúng là DQS chả hiểu gì cả nên mới có cái kiểu chứng minh phản chứng nông nổi như thế !!!

Thanked by 4 Members:

#12 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 18:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

doquangsang, on 13/04/2014 - 17:05, said:

Chào anh PhapVan,

Kito Giáo nói đúng hơn là Những Tôn giáo tôn thờ chúa Jesu (Chúa Kito và Chúa Jesus là 1)

Còn về Thiên Chúa (tương đồng với Thượng Đế) nói chung thì có nhiều Tôn giáo cùng 1 hướng nhìn này (Hồi Giáo, Do Thái giáo...)

Chúng ta đang bàn 2 vấn đề danh xưng (tên gọi) và bản chất (con đường)

Như chính câu hỏi bản chất Thiên Chúa là gì? Có ai dám khẳng định có thể trả lời chính xác?

Còn về những vấn đề rất rất rộng lớn này, S cũng đã nói rõ ở trên:

"Vũ trụ này đa diện và đủ chỗ để mỗi người nhìn ngắm nó theo cách của mình. Cách thức nhìn ngắm của tôi là tạo sợi dây liên kết các vấn đề lớn đang hoàn toàn tách biệt hoặc mâu thuẫn để đi đến một sự thống nhất chung. Và kết quả không đưa con người theo hướng xấu đi trong tư duy và hành động - có thể nói là tốt hơn. "

Và Two Side là một quan điểm, một hướng nhìn của S về các vấn đề rời rạc, và S thấy nó hợp lý để giải quyết những vấn đề bế tắc trong sự ham muốn học hỏi của mình, chứ S không hề nói đây là chân lý và áp đặt nó là chuẩn. Ai cảm thấy hữu lý ở ý tưởng nào thì đón nhận cái đó. Nếu ai không có cùng hướng tư duy thì cũng mỉm cười

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Còn nếu ai thấy bất hợp lý thì cứ chỉ ra, S sẽ luôn lắng nghe và rất rất cảm ơn về điều đó. Chân lý luôn là chân lý, không ai có thể thay đổi được! S chỉ là người tích lũy lại trong những phút lóe sáng như ai đó trao tặng + chia sẻ và trao đổi để đóng góp thêm 1 cách nhìn về các vấn đề lớn mà thôi.
...

Anh Doquangsang cũng đã viết :

"Kitô giáo
Nền tảng của Kitô giáo là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ba người là khác biệt, nhưng là một thiên nhiên một Thiên Chúa"

Theo kinh thánh thì danh xưng "Thiên Chúa" là Nguyên nhân đầu tiên, là Đấng sáng tạo ra vạn vật.

Tìm hiểu bản chất Thiên Chúa không thể không tìm hiểu chúa Jesu như là nhân vật lịch sử, mà đã là nhân vật lịch sử thì là con người và bản tính con người với tinh thần nhập thế - hiểu được con người với tinh thần nhập thế sẽ biết phần nào về Thiên Chúa.

Tìm hiểu bản chất Như Lai không thể không tìm hiểu Phật Thích Ca như là nhân vật lịch sử (tương tư như trên).

Thực sự không thể hiểu được bản chất Thiên Chúa hoặc Như Lai nếu không Tự Nội chứng pháp môn mỗi Đạo. Do vậy diễn thuyết ra giấy chỉ có thể Hội Ý được đã là tạm thôi.

Vì thế tìm hiểu và cùng hướng về Nguyên nhân đầu tiên là khởi đầu của thảo luận

Vài dòng chia sẻ

Thanked by 2 Members:

#13 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 22:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 13/04/2014 - 18:20, said:

DQS (xin được viết tắc cho nhanh) có lẽ hơi vội vàng mà không hiểu được nội dung tôi muốn truyền tải. Lại nghĩ rằng đó đơn thuần chỉ là lời phê phán.
Nhưng cái sự (thực lòng ?) muốn được chỉ điểm thì còn cần phải được chứng thực. Bởi như tôi đã nói, nếu còn trẻ, do cực đoan, sẽ khó tranh luận. Nếu có tuổi, thì tư duy quá nông, khó hiểu được thêm sâu. Nhưng thôi, cũng cố gắng thử xem.
Ngay từ đầu sách, DQS đã lôi cặp phạm trù Vật chất – Ý thức ra để luận !
DQS viết trong sách

Tại sao lại cần được bác bỏ ? Phải chăng là do không trả lời được vật chất – ý thức cái nào có trước sau, cái nào quyết cái nào ? Và càng lún sâu vào sự đối lập ?
Nếu chỉ vì như thế mà phải bác bỏ, thì thật sự là DQS không hiểu gì về triết. Thật vậy, đối ập và thống nhất là hai mặt của một vấn đề. Cái này tồn tại trên cơ sở của sự tồn tại và phát triển của cái kia. Sao có thể vì đối lập mà bác bỏ nó ? Và khi bác bỏ, liệu cái sự thống nhất có thể tồn tại ?
Cái có trước và sau cũng vậy, trước sau là hai mặt của nhân – quả. Sao có thể vì không nói được về nó một cách tuyệt đối mà đòi bỏ nó đi. Mà vốn,, làm gì có cái sự tuyệt đối, vật chất hay ý thức phải có một cái có trước, một cái có sau. Như vậy, không thể bác bỏ. Huống chi, ngay cả cái việc, dù là có cái có trước và có cái có sau, cũng là đương nhiên không bỏ được – theo tinh thần của DQS !
Vì thế, luận điểm đòi bác bỏ nó, để mà đi tìm sự ủng hộ cho một cặp phạm trù mới là một sự vô duyên ! Cái cặp Zezro – Vật chất ấy, rõ là vô duyên !
Việc định nghĩa Zezro – Vật chất cũng rất mơ hồ, chẳng có bằng chứng gì cả. Như Zezro là thực thể không khối lượng ? Cái gì mà không khối lượng ? Năng lượng chăng ? Nếu vậy thì E = mc2 để làm gì ? Phô tôn nghỉ chăng ? Làm sao mà đóng cặp được với Vật chất có khối lượng ? Chuyển hóa từ nghỉ sang động chăng ?
Những cắc cớ đó, buộc DQS phải mở rộng vô giới hạn khái niệm mới Zezro, như thế sẽ rất mơ hồ, không đúng với tinh thần khoa học tây phương. Và quan trọng nhất là không thể làm rõ được sự chuyển hóa giữa Zezro và vật chất có khối lượng theo hai chiều ! Trong khi, vật chất, không có gì phải mở rộng khái niệm cả. Nhưng vốn, vật chất với ý thức là một cặp như vợ với chồng vậy, nay vì chồng bị vu phạm tội, mà bắt vật chất (vợ) phải thay chồng mới. Nhưng thực chất chồng mới này, cũng chưa rõ nó là cái giống gì nữa !!!!
Sau đó, DQS phát triển

Vốn thì đã có một cái gì đó đã là khởi đầu rồi, và đặt tên cho nó là như thế, thì tại sao lại còn hỏi nó sinh ra từ đâu để mà dùng lý phản tự nhiên ?
Cái gọi là gốc khởi điểm, vốn được thừa nhận, chứ tự nhiên có phản cái lý này đâu. Tự nhiên cũng chấp nhận, con thì phải có cha với mẹ, cha mẹ phải từ ông bà mà ra, và cứ thế tiếp nối. Chẳng có cái lý tự nhiên nào bắt phải có một khởi đầu, mà cái khởi đầu là do như một tiên đề xuất phát. Ta phải cho rằng nó như thế, để tránh cái vô tận mà ta cảm thấy là vô lý. Thế thôi.
Cho nên, nếu đã mặc nhiên cho Zezro là khởi điểm, thì nó sẽ là khởi điểm. Cái quan trọng là sau đó, người ta nói gì về nó, nó được biểu hiện ra sao, biến hóa thế nào cho ra đàn con cháu như vũ trụ hiện nay.
Mà như thế, xin hỏi, Thiện – Ác „chui” vào đâu ở chốn Zezro ? Trong cặp Zezro – Vật chất. Thiện với ác ở chốn nào ? Nếu chỉ ở Zezro thì sao không ở vật chất ? Và ngược lại ? Nếu ở cả hai, thì phân định ra sao ?

Xin hỏi, cặp Zezro – Vật chất là khởi điểm. Vậy thì Không – Thời gian là thế nào ?làm sao còn có thế còn có tạm thời với không ở trạng thái Chờ, hay Chưa nữa ? Lô gic gì lạ vậy ????
Sơ như thế thôi, sợ dài quá. Rồi thì chuyện con ga và quả trứng nữa. Đúng là DQS chả hiểu gì cả nên mới có cái kiểu chứng minh phản chứng nông nổi như thế !!!

Xin lỗi bạn giờ tôi mới ngồi máy được. Và trước tiên tôi cũng xin cảm ơn bạn đã đọc tác phẩm. Nhưng qua những gì bạn viết, tôi cũng khẳng định bạn không hiểu gì hết về Two Side. Bạn nên xem lại trong quá trình cảm nhận hời hợt sau vài giờ đọc cưỡi ngựa xem hoa của mình đã vội phát biểu thiếu kiểm soát như thế! Và bạn đang áp đặt những suy nghĩ đó vào tôi. Đến bây giờ thì tôi sẽ tước cái quyền phán xét nơi bạn vì bạn chưa đủ điều đó!

Tôi sẽ lý giải lần lượt những vấn đề bạn nêu ra như sau:

Phương pháp luận đề:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trước khi đi vào nội dung chính tôi xin phép được nói sơ qua 2 phương pháp để giải quyết vấn đề: 1. Trực tiếp 2. Luận đề - tức nếu chứng minh được vấn đề đưa ra bất hợp lý (đề sai) thì không cần phải giải quyết nó (Như vậy đã đạt). Nếu cao hơn thì đưa lại vấn đề hợp lý hơn và giải quyết chúng.


A. Cặp phạm trù vật chất - ý thức tôi bác bỏ vì những lý do sau:

- a) VẬT CHẤT (Vật chất có khối lượng, năng lượng, linh hồn, ý thức, các hạt không khối lượng...) vs Ý THỨC (Trong đó VẬT CHẤT + Ý THỨC = VŨ TRỤ, nếu không bằng thì ngoài Vũ trụ là gì?) . b ) Vật chất và ý thức có mối quan hệ chuyển đổi qua lại (vậy mới có vấn đề đặt ra là cái nào sinh ra cái nào? Cái nào quyết định cái nào?) Vậy cơ chế chuyển đổi đó là gì?

Mọi người nhìn qua hệ tư tưởng theo cặp phạm trù Vật chất - Ý thức sẽ thấy sự chênh lệch rõ rệt và đặt con người là trung tâm của Vũ trụ. Tức con người = All phần còn lại. Như vậy có tương xứng? Cân bằng? (Nên nhớ đây là cặp phạm trù nhân quả).

- Cặp phạm trù này đang bế tắc và luẩn quẩn. Bạn có sự chứng minh tuyệt đối nào ở đây cho cái nào quyết định cái nào? Và từ đó đưa ra được sự thuyết phục về nguồn gốc của vũ trụ. Nếu nó đang bế tắc thì tôi có quyền xét lại nó. Bế tắc do chúng ta chưa đạt tới hay do nó có sự bất hợp lý nào ở đây?

Riêng sự bế tắc của mô hình Vật chất - Ý thức thôi là tôi đã có thể đưa ra 1 mô hình khác để kiểm nghiệm rồi. Nếu mô hình mới giải quyết được vấn đề tức là nó tốt hơn! Ok?

B. Riêng cặp phạm trù Zezro và Vật chất bạn đã không hiểu gì về nó và phát biểu rất lung tung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Zezro là thực thể đang tồn tại không khối lượng. “Không” ở đây được hiểu là chưa khối lượng thì sát nghĩa hơn. Tức nó đang ở trạng thái chờ và sẽ có khối lượng ở 1 trạng thái khác do vận động quyết định, lúc này trạng thái của nó không còn là Zezro nữa mà chính là vật chất.

Zezro là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều trạng thái khác nhau: Hạt không khối lượng, trạng thái nền trong không gian, ý thức, linh hồn...(Riêng tôi phỏng đoán, Zezro chiếm trên 99% thực thể của vũ trụ và thực chất Zezro với vũ trụ cũng là 1 bản thể duy nhất - vô hạn mà thôi. Sự xuất hiện và phát triển của Vật chất cũng trong lòng Zezro/Vũ trụ).

"Nếu ai đó đặt câu hỏi: Vậy Zezro sinh ra từ đâu?
Tôi lại dùng 1 phương pháp chứng minh phản chứng để cho mọi người dễ hình dung: Theo mọi người, “không -trống rỗng” sinh ra từ đâu?
Tại sao những ai công nhận về sự tồn tại của “không – trống rỗng” đều không nghi ngờ gì về nguồn gốc của nó? Tức mặc định nó là khởi điểm và tự bản thân nó đã tồn tại? Và thật vô lý và phản lại mọi quy luật tự nhiên, tri thức mà con người có được khi ta chấp nhận hoặc mặc định cho từ “không – trống rỗng” có thể sinh ra mọi thứ.

Tôi thấy giả thuyết này thật là sai lầm và ai cũng thấy được sự vô lý đó nhưng do con người không có cách lý giải nào tốt hơn về cái gốc của vũ trụ nên đành chấp nhận.
Và “không – trống rỗng” như 1 sự bí ẩn, hay tương tự như 1 tôn giáo theo chiều hướng duy tâm nào đó.
Nhưng trong lý thuyết Two Side này, tôi đã bác bỏ hoàn toàn sự tồn tại của “không – trống rỗng”, và cũng thật hợp lý đã “không – trống rỗng” thì không thể tồn tại. Tôi đưa ” tính không” đó tiến thêm 1 bước nữa và đặt ngang bằng với Zezro > Không còn nghi ngờ gì nữa, khi các tính chất của “Zezro” cũng tương đồng với “tính không” mà con người đang mặc định, và chấp nhận nó như là 1 tiền đề – nền tảng bao trùm toàn bộ vũ trụ này."


Vậy theo bạn "Không - Trống rỗng" sinh ra từ đâu? Có phải những ai công nhận về sự tồn tại của “không – trống rỗng” đều không nghi ngờ gì về nguồn gốc của nó? Tức mặc định nó là khởi điểm và tự bản thân nó đã tồn tại?

C. "Không - Thời gian" bạn có thể đọc lại trong tác phẩm. Và "Không - Thời gian" là thuộc tính của "Zezro - Vật chất". Hai thứ hoàn toàn khác nhau, đối tượng và thuộc tính. Giống như quả mít và vị ngọt vậy.

Ban đầu tôi chỉ nghĩ bạn tin hay không tin mà thôi. Bây giờ tôi lại nghĩ thêm là bạn hiểu hay không hiểu nữa! Có gì phi lý ở đây thì bạn cứ phản bác. Không cần phán xét này nọ, mọi người ở đây sẽ thấy điều đó. Tôi và bạn cũng không thể trốn tránh ở đâu cả. Và khi tôi quyết định đưa quan điểm nhạy cảm này đến cộng đồng thì đã không sợ điều đó rồi.

Cả con gà - quả trứng nữa. Nếu không đồng ý thì bạn cứ phản bác. Và tôi cũng thấy thật trùng hợp khi đưa chủ đề này lên Youtube + trên 6 diễn đàn (Tinhte, Vatlyvietnam, Thienvanvietnam, uhm, hocmai, tuvilyso...) đều nhận được những phản hồi đầu tiên giống như bạn. Nhưng sau đó kết quả như thế nào thì bạn cứ search Google sẽ thấy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi doquangsang: 13/04/2014 - 22:50


Thanked by 2 Members:

#14 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 23:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 13/04/2014 - 18:39, said:

Anh Doquangsang cũng đã viết :

"Kitô giáo
Nền tảng của Kitô giáo là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ba người là khác biệt, nhưng là một thiên nhiên một Thiên Chúa"

Theo kinh thánh thì danh xưng "Thiên Chúa" là Nguyên nhân đầu tiên, là Đấng sáng tạo ra vạn vật.

Tìm hiểu bản chất Thiên Chúa không thể không tìm hiểu chúa Jesu như là nhân vật lịch sử, mà đã là nhân vật lịch sử thì là con người và bản tính con người với tinh thần nhập thế - hiểu được con người với tinh thần nhập thế sẽ biết phần nào về Thiên Chúa.

Tìm hiểu bản chất Như Lai không thể không tìm hiểu Phật Thích Ca như là nhân vật lịch sử (tương tư như trên).

Thực sự không thể hiểu được bản chất Thiên Chúa hoặc Như Lai nếu không Tự Nội chứng pháp môn mỗi Đạo. Do vậy diễn thuyết ra giấy chỉ có thể Hội Ý được đã là tạm thôi.

Vì thế tìm hiểu và cùng hướng về Nguyên nhân đầu tiên là khởi đầu của thảo luận

Vài dòng chia sẻ

Cảm ơn anh PhapVan, có thể cách nhìn của S vào 1 vấn đề có phần khác mọi người. S đưa ra một cách nhìn thống nhất để phù hợp trong Two Side, và đó cũng chỉ là 1 cách nhìn riêng để lý giải các vấn đề đang bế tắc. Nhưng cách nhìn của S có gì sai xin anh chỉ giáo? Hay vấn đề còn lại là tin hay không tin?

Còn Kito Giáo tại sao có Chúa 3 Ngôi? Nếu chỉ là Thiên Chúa thì Do Thái Giáo là đủ. (Vấn đề này lượt sử qua Kinh cựu ước sẽ rất rõ), cả Đạo Hồi cũng vậy. Riêng cách nhìn về Thiên Chúa trong Two Side S đã nêu rõ.

Nhưng 3 Ngôi lại cũng là một và chỉ một Thiên Chúa!

Như Lai là như thế nào? Thánh nhân/Trạng thái đến bậc giác ngộ cao nhất - Phật? Vậy giác ngộ cái gì?

"Vì thế tìm hiểu và cùng hướng về Nguyên nhân đầu tiên là khởi đầu của thảo luận"

Thân ái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi doquangsang: 13/04/2014 - 23:04


Thanked by 1 Member:

#15 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 13/04/2014 - 23:33

Xin lỗi sao S không chỉnh sửa được nội dung trên?

" a) VẬT CHẤT (Vật chất có khối lượng, năng lượng, linh hồn, ý thức , các hạt không khối lượng...) vs Ý THỨC (Trong đó VẬT CHẤT + Ý THỨC = VŨ TRỤ, nếu không bằng thì ngoài Vũ trụ là gì?) . b ) Vật chất và ý thức có mối quan hệ chuyển đổi qua lại (vậy mới có vấn đề đặt ra là cái nào sinh ra cái nào? Cái nào quyết định cái nào?) Vậy cơ chế chuyển đổi đó là gì?"

Xin lỗi mọi người !

Sửa bởi doquangsang: 13/04/2014 - 23:34







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |