Jump to content







Advertisements




Quả Lão Tinh Tông - có những gì liên quan tới Tử Vi

Quả Lão Tinh Tông Trương Quả Lão Quả Lão và Tử Vi

193 replies to this topic

#46

INDOCHINE



 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3178 Bài viết:
  • 27454 thanks

 

Gửi vào 05/03/2014 - 15:33

Điều rất phấn khích là từ nay Tử vi VN chúng ta có rất nhiều anh em bà con xa gần để ..tham vấn , không còn sợ cô đơn nữa ,
tất cả những môn Quả lão , Vedic, Tử vi Tây phương .....đều có thể giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về thế giới của Tử vi ,
Các bạn sẽ có rất nhiều thứ phải nhét vào đầu , hè hè ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#47

xuongkhuc



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 393 Bài viết:
  • 1029 thanks

 

Gửi vào 05/03/2014 - 16:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

INDOCHINE, on 05/03/2014 - 15:15, said:

Anh XK nói :

Ở đây khởi cung Thìn nằm giữa sao Giác (Spica), trùng với sao Chitra của Chiêm tinh vệ đà, vậy tức là sử dụng Lahiri ayanamsa để an sao.

Nếu dùng sao Spica ( ta thường đọc là Giốc , vì liên quan đến ngũ âm , Cung ,thương , giốc , chuỷ , vũ . , Giốc thuộc Mộc Đông phương , )
là khởi đầu của Thìn cung ( biên giới Thìn -Tỵ , ) thì Anti-Spica phải là điểm khởi đầu của Tuất cung .
Như vậy Tuất cung được khởi từ 0 độ ( tại giới tuyến của Tuất -Hợi ) cho nên gọi là Thiên môn ( vì mặt trời lăn ở Tây phương , mà Tuất là tận cùng của phương Tây , nơi tiếp giáp với bỉển ( Hợi = đại hải thuỷ ) , mặt trời cũng lặn ở hôrizon là mặt biển , do đó lấy Tuất cung làm Thiên môn ? ) .và như thế đối xứng là giới phận của Spica = Địa hộ .
Điềm này cho thấy Tử vi cũng thuộc hệ Sidereal Astrology , vì hệ này dùng Định tinh ( fixed stars ) để định cung phận .


Ngoài ra gán Nhị thập bát tú chặt chẽ với vị trí cung triền là sử dụng độ số của Sidereal rồi, trong sách QLTT tiếng Việt ghi một bảng độ số tra sao lại dùng Tropical là ko đúng đắn lắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tuy là cùng Hệ thống Sidereal Astro. nhưng hệ này vẫn bị chia ra nhiều hệ phái nhỏ , vì thế trong số tác giả Trung quốc nghiên cú về QLTT có vài người
vẫn bị ảnh hưởng của Tropical . cũng như ngoài Lahiri còn có Krishnamurti, Thirukanitham , Chitra Paksha ,v.v. và cũng thế, Tử vi Tây phương tuy thuộc hệ Tropical, nhưng bắt đầu khoảng thế kỷ 20 có 1 số nhỏ chiêm tinh gia TP cũng thích ứng dụng cung phận theo Sidereal .( Aries =
15 Ảpril - 15 May thay vì 21 Mar - 20 April ..)

Thực ra việc có nhiều loại Ayanamsa khác nhau là do nhiều Chiêm tinh gia thích lập độ số bừa bãi. Điều quan trọng của Vòng thú hằng tinh là phải lấy một định tinh nào đó làm mốc dịch theo tuế động, rồi sau đó lập số rất đơn giản, vì thời nay quan trắc Thiên văn quá tốt rồi. Xưa người Ấn phải dùng Surya Siddhanta vì chưa có kính thiên văn, dựa theo Mặt trời để trắc cục. Chứ bây giờ dùng Drik Siddhanta, quan trắc viễn vọng rồi, tính từng giây một ấy chứ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Về vấn đề Ayanamsa như đã nói trên, một số chiêm tinh gia rất bừa bãi (có thể cái tôi thích độc lập), đặt bừa bãi điểm khởi cung triền mà chả trùng với sao nào hết như BV Raman hay Fagan. Ngoài ra qua ứng dụng thì thấy mấy ayanamsa kể trên ko đem lại kết quả đúng trong xem Đại vận (Dasa), phổ biến như Vimttosari dasa chẳng hạn.

Ayanamsa được chính phủ Ấn khuyến nghị và được dùng ở Bắc Ấn tên đầy đủ là Chitrapaksha Lahiri ayanamsa. Lấy sao Spica nằm giữa cung phận sao Chitra (1 trong 27 Nakshatras-nhị thập thất tú) và là 0 độ cung Tula (Thiên bình).

Sửa bởi xuongkhuc: 05/03/2014 - 16:07


#48

xuongkhuc



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 393 Bài viết:
  • 1029 thanks

 

Gửi vào 05/03/2014 - 16:51

......

Diễn đàn nên năng cấp phương pháp vẽ bảng vào cmt, Đang định vẽ thử cái lá số theo QLTT up lên nhìn xem sao mà ko được

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi xuongkhuc: 05/03/2014 - 16:52


Thanked by 1 Member:

#49

Phuongkongfa



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

 

Gửi vào 05/03/2014 - 19:45

Thân gửi chú Quách,
Chú nhớ lão Ma cà rồng dụ chú lắc bầu cua cá cọp lột hết tiền của chú mà chú còn nhớ lão ấy, thế bây giờ có muốn lắc bầu cua cá cọp với anh không ?
Anh có 2 tụ Thìn và Tuất, trong đó :

Thìn = Thiên la ???
Thìn = Địa hộ ???

Tuất = Địa võng ???
Tuất = Thiên môn ???

Chú đánh tụ nào ???? ( Anh chấp chú dùng phép quay lưng lại cô kích hư, một gái mà địch 10 chồng luôn )
( Quy định sòng bầu cua cá cọp : CÀNG ĐƠN GIẢN CÀNG TỐT )

Thanked by 1 Member:

#50

Quách Ngọc Bội



 

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

 

Gửi vào 05/03/2014 - 20:23

Hiii... wả này em đặt cả 2 tụ luôn.
Gọi Tuất = Thiên Môn, Thìn = Địa Hộ (trong sách Wả Lão Tinh Tông này gọi Thân = Địa Hộ) cũng được, vì người ta căn cứ vào wái vị của wẻ Càn ở Hậu Thiên Bát Wái.

Còn gọi Thìn = Thiên La, Tuất = Địa võng, thì là chơi theo tượng của Thiên Văn Lịch Pháp. Em cũng từng nói sơ wa ở đây rồi ạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 05/11/2012 - 13:30, said:



Chẳng cần phải phức tạp hóa làm gì.
Chính Nguyệt nghĩa là Tháng Giêng. Đó là thuật ngữ của lịch pháp đưa vào sử dụng trong Tử Vi.
Khi tìm hiểu thêm về bản chất hoặc nếu ai muốn phức tạp hóa thì mới nên nghiên cứu lý do gì mà người ta lấy các Tháng Giêng (chính nguyệt) khác nhau để khởi an sao này sao kia, đó là 1 trong những đường tìm về nguồn gốc tinh đẩu.

Ví dụ:
- Đẩu bính kiến dần chính nguyệt khởi
Sổ chí sinh nguyệt khởi thời thần
Tý thời sổ đáo sinh thời chí
Nghịch hồi an mệnh thuận an thân.

Là khẩu quyết an Mệnh-Thân, coi cung Dần là tháng giêng (chính nguyệt).
Vì sao trường hợp này lấy cung Dần làm tháng giêng thì mới cần phải tìm hiểu cặn kẽ.

- Tả Phụ chính nguyệt khởi vu thìn... Hữu bật chính nguyệt khởi vu tuất...
Là khẩu quyết an Tả, Hữu, coi cung Thìn là tháng giêng của Tả Phụ, coi cung Tuất là tháng giêng của Hữu Bật.
Vì sao trường hợp này lấy cung Thìn, Tuất làm tháng giêng thì mới cần phải tìm hiểu cặn kẽ.

- Thiên Hình tòng dậu khởi chính nguyệt... Thiên Diêu sửu cung khởi chính nguyệt...
Là khẩu quyết an Hình, Diêu, coi Dậu là tháng giêng của Hình, coi Sửu là tháng giêng của Diêu.
Vì sao trường hợp này lấy cung Dậu, Sửu làm tháng giêng thì mới cần phải tìm hiểu cặn kẽ.

- Chính thất nguyệt tại dần, nhị bát nguyệt ư Tý... là cách an Âm Sát với tháng giêng và tháng bảy tại Dần, tháng hai và tháng tám tại Tý,...

- Chính nhị nguyệt thân, tam tứ tuất... là cách an Giải Thần với tháng giêng và tháng hai tại Thân, tháng ba tháng tư tại cung Tuất,...

...

Lấy ví dụ về Tả Phụ, Hữu Bật ở Thìn Tuất (ngay cả như Văn Khúc, Văn Xương,... an theo giờ cũng có thể nhìn góc độ khác theo tháng vì Mệnh được an theo tháng - giờ)

- Thìn là nơi biểu hiện của ngày Đông chí, mặt trời tới giờ Thìn mà vẫn "chưa mọc hết" tức là ở vị trí thấp nhất với đường chân trời so với các ngày khác trong năm. Hiện tượng đó được hình dung như mặt trời bị vướng vào cái lưới nên đặt tên là Thiên La cho cung Thìn, đặt vào đó 1 "sao" gọi là Thiên La, tượng là cái lưới, chặn, vướng mắc, khó khăn,...
- Tuất là nơi biểu hiện của ngày Hạ chí, mặt trời tới giờ Tuất mà vẫn "chưa lặn hết" tức là ở vị trí cao nhất với đường chân trời so với các ngày khác trong năm. Hiện tượng đó được hình dung như là mặt đất bị võng xuống nên giờ ấy mặt trời vẫn chưa lặn hết, nên đặt tên Địa Võng cho cung Tuất, đặt ở đó 1 sao Địa Võng, tượng là cái hố, cái bẫy, đất sụt, khó khăn,...

Từ đó sẽ thấy, Thiên La và Địa Võng cũng giống nhiều sao khác trong Tử Vi chẳng phải ngôi sao, tinh đẩu gì cả, nó là Phi Tinh (giả tinh, sao quy ước, sao tưởng tượng). Nó cho thấy môn Tử Vi có nguồn gốc với bước chuyển từ thuật Chiêm Tinh (ngũ tinh chiêm, thất chính tứ dư) sang thuật Chiêm Phi Tinh (chiêm nghiệm, xem bói bằng sao quy ước, với các môn như Thập Bát Phi Tinh, Tử Bình, Tử Vi).
Từ đó cũng thấy vì sao có cách nặn ra tượng này tượng kia cho các "sao".

Trên thực tế thì ngày Đông Chí luôn luôn rơi vào tháng Tý (tháng Một - tháng 11 âm lịch), điều này cho ta biết gì, đó là ngay trên 12 cung đã thể hiện rõ thể - dụng, sự kiện - biểu hiện, không gian - thời gian, âm - dương,...

Chính nguyệt của Tả Phụ, Tý thời của Văn Khúc tại cung Thìn ở trong số, thì trên thực tế là tháng Tý (tháng Một) chứa ngày Đông Chí. Sự kiện ở Tý nhưng biểu hiện ở Thìn, sự kiện theo tháng (nguyệt) là âm còn biểu hiện theo giờ (nhật) là dương, các yếu tố khác cũng tương tự.


Còn về Thái Tuế trong Tử Vi, đó cũng là sao quy ước luôn, chứ chẳng phải sao Mộc (Jupiter) .
Thái Tuế là Tuế Âm là ảnh của sao Mộc (Jupiter - Tuế Dương).
Chu kỳ sao Mộc - Tuế Dương là 12 năm nhưng trên thực tế nó đi nghịch. Năm Dần thì Tuế Dương ở cung Sửu (nhiếp đề cách), năm Mão thì Tuế Dương ở cung Tý.... Tiền nhân lấy sao quy ước là Tuế Âm - Thái Tuế có chiều chuyển thuận đối ảnh với Tuế Dương cho dễ nhớ và thuận lợi các phép tính toán thiên văn, lịch toán sau này. Năm Dần thì Tuế Âm - Thái Tuế ở cung Dần, năm Mão thì Tuế Âm - Thái Tuế ở cung Mão,...


#51

Phuongkongfa



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

 

Gửi vào 05/03/2014 - 21:41

Ha ha ha ... lần này chú bị sập bẫy của anh rồi !!!
1/ chú còn chưa rõ : Vì sao trường hợp này lấy cung Dần làm tháng giêng ???
2/ Không đọc rõ : Quy định sòng bầu cua cá cọp : CÀNG ĐƠN GIẢN CÀNG TỐT
Mai anh sẽ trả lời THẬT ĐƠN GIẢN cho chú .
Thân

Thanked by 1 Member:

#52

Phuongkongfa



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 09:04

PHẦN I : Tuất = Thiên môn / Thìn = Địa hộ
Điểm mấu chốt là TƯ THẾ CỦA NGƯỜI QUAN SÁT mà ta đã bỏ qua không chú ý tới, dẫn đến các tên gọi khác nhau, mâu thuẩn với nhau : Tử vi gọi Tuất là Địa võng, TCTD gọi Tuất là Thiên môn.
Trong bài Thái dương hành độ câu đấu tiên là "Lập xuân Hư nhất khởi," đã ngầm nói lên TƯ THẾ CỦA NGƯỜI QUAN SÁT; để thấy được sao HƯ người quan sát phải quay mặt nhìn về phương Bắc - DIỆN BẮC, vì "Nữ nhị, Hư, Nguy đồng tại TÝ."

Trong bài Thái dương hành độ điểm khởi đầu tại TÝ , lần lượt chiều của mặt trời di chuyển là TÝ / HƯ, NGUY -> hợi / THẤT, BÍCH -> Tuất / KHUÊ, LÂU -> Dậu -> Thân -> ..... -> Sửu.
Khi mặt trời tiến đến vị trí sao KHUÊ thì đó là BẮT ĐẦU tuần trăng thứ 3 - phối với TỊCH QUÁI là quẻ THÁI (Chú 1), 15 ngày sau mặt trời tiến đến vị trí sao LÂU - phối với TỊCH QUÁI là quẻ ĐẠI TRÁNG: Hào cửu Tứ : Hiện long tại điền, đức phổ thí dã / Rồng hiện ra tại ruộng, đức lan rộng vậy; do đó tại cung tinh thứ TUẤT còn gọi là THIÊN MÔN.

Chú 1 : Tại sao gọi là tuần trăng thứ 3 mà không gọi là tháng 3 ? Là vì ta đang khảo sát theo hệ lịch pháp đời Ngũ Đế, theo hệ lịch pháp này thì tháng 1 khởi từ cung tinh thứ TÝ. còn tên gọi là tháng 3 như cách hiểu hiện nay là tháng THÌN đó là vì theo hệ lịch pháp tháng 1 khởi từ cung tinh thứ DẦN / Lập xuân. Do đó tuần trăng thứ 3 phối với Tịch quái là quẻ Thái chứ không phải quẻ QUẢI.

Phép tính: Lập xuân Hư nhất khởi đến Thanh minh Khuê cửu hạ mặt trời đã đi được 90 ngày. Mặt trăng một ngày đi 13 độ : 13 X 90 = 1170 độ.
đem 1170 độ chia cho 360 độ ( 1 vòng chu thiên ) = 3,25 ==> mặt trăng ở gần giáp biên giửa Hợi và Tuất
thêm 15 ngày nữa mặt trời tiến đế vị trí sao Lâu vị trí chính giữa cung Tuất, trong khi đó mặt trăng tiến thêm : 13 X 15 = 195 độ chia cho 360 độ = 0,54 ==> mặt trăng tiến từ biên Hợi và Tuất vào giữa cung Tuất.

( còn tiếp )

Sửa bởi Phuongkongfa: 06/03/2014 - 09:05


#53

Vô Danh Thiên Địa



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 09:42

Tui nhớ lão cà rồng V có cà khia qua cái môn hộ giửa Kỳ Môn và Hoàng Đế Nội Kinh .
Mặt trăng 1 ngày đi 13 độ so vo*í trái đất, dùng câu đem 1170 độ chia cho 360 độ ( 1 vòng chu thiên ) sẽ làm bối rối người đọc , 1 vòng trái đất thì rõ nghĩa hơn .
Phuongkongfa có phải HT ở ĐHKH Saigon ?

Thanked by 3 Members:

#54

Phuongkongfa



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 09:50

Muốn biết thì phải nhập sòng bầu cua cá cọp, muốn nhập sòng bầu cua thì phải có tiền

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


đặt tiền tụ nào đi rồi tui mới lắc bầu cua được.

Sửa bởi Phuongkongfa: 06/03/2014 - 09:51


Thanked by 1 Member:

#55

Vô Danh Thiên Địa



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 10:01

Đặc thiếu, thua thì kiếm lão V đòi .

Thanked by 1 Member:

#56

Phuongkongfa



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 10:07

Tôi cũng đã suy nghĩ cẩn thận khi viết nhằm tránh nhầm lẫn và gây thêm rắc rối.
Dùng từ vòng chu thiên là vì thực chất nó là vòng Hoàng đạo / Quỹ đạo của mặt trời quay quanh trái đất. và 28 sao đó nằm lân cận, 2 bên đường Hoàng đạo.
Và các cung chia trên đường Hoàng đạo có tên gọi riêng của nó : Huyền hiêu, Trâu tử, Giáng lâu ... nhưng xét trong bối cảnh và văn mạch của chủ đề này
đưa thêm các danh từ chuyên môn đó vào sẽ gây thêm rối, cho nên tôi nương theo văn mạch của chủ đề mà gọi các cung đó là CUNG TINH THỨ tý ,CUNG TINH THỨ hợi .... nhằm tránh bị nhầm với cung địa bàn tý, cung địa bàn hợi.
Thân.

Thanked by 4 Members:

#57

Quách Ngọc Bội



 

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29154 thanks
  • LocationThảo Nguyên

 

Gửi vào 06/03/2014 - 11:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phuongkongfa, on 06/03/2014 - 09:04, said:

PHẦN I : Tuất = Thiên môn / Thìn = Địa hộ
Điểm mấu chốt là TƯ THẾ CỦA NGƯỜI QUAN SÁT mà ta đã bỏ qua không chú ý tới, dẫn đến các tên gọi khác nhau, mâu thuẩn với nhau : Tử vi gọi Tuất là Địa võng, TCTD gọi Tuất là Thiên môn.
Trong bài Thái dương hành độ câu đấu tiên là "Lập xuân Hư nhất khởi," đã ngầm nói lên TƯ THẾ CỦA NGƯỜI QUAN SÁT; để thấy được sao HƯ người quan sát phải quay mặt nhìn về phương Bắc - DIỆN BẮC, vì "Nữ nhị, Hư, Nguy đồng tại TÝ."

Trong bài Thái dương hành độ điểm khởi đầu tại TÝ , lần lượt chiều của mặt trời di chuyển là TÝ / HƯ, NGUY -> hợi / THẤT, BÍCH -> Tuất / KHUÊ, LÂU -> Dậu -> Thân -> ..... -> Sửu.
Khi mặt trời tiến đến vị trí sao KHUÊ thì đó là BẮT ĐẦU tuần trăng thứ 3 - phối với TỊCH QUÁI là quẻ THÁI (Chú 1), 15 ngày sau mặt trời tiến đến vị trí sao LÂU - phối với TỊCH QUÁI là quẻ ĐẠI TRÁNG: Hào cửu Tứ : Hiện long tại điền, đức phổ thí dã / Rồng hiện ra tại ruộng, đức lan rộng vậy; do đó tại cung tinh thứ TUẤT còn gọi là THIÊN MÔN.

Chú 1 : Tại sao gọi là tuần trăng thứ 3 mà không gọi là tháng 3 ? Là vì ta đang khảo sát theo hệ lịch pháp đời Ngũ Đế, theo hệ lịch pháp này thì tháng 1 khởi từ cung tinh thứ TÝ. còn tên gọi là tháng 3 như cách hiểu hiện nay là tháng THÌN đó là vì theo hệ lịch pháp tháng 1 khởi từ cung tinh thứ DẦN / Lập xuân. Do đó tuần trăng thứ 3 phối với Tịch quái là quẻ Thái chứ không phải quẻ QUẢI.

Phép tính: Lập xuân Hư nhất khởi đến Thanh minh Khuê cửu hạ mặt trời đã đi được 90 ngày. Mặt trăng một ngày đi 13 độ : 13 X 90 = 1170 độ.
đem 1170 độ chia cho 360 độ ( 1 vòng chu thiên ) = 3,25 ==> mặt trăng ở gần giáp biên giửa Hợi và Tuất
thêm 15 ngày nữa mặt trời tiến đế vị trí sao Lâu vị trí chính giữa cung Tuất, trong khi đó mặt trăng tiến thêm : 13 X 15 = 195 độ chia cho 360 độ = 0,54 ==> mặt trăng tiến từ biên Hợi và Tuất vào giữa cung Tuất.

( còn tiếp )

Hay quá!

Nhưng em còn thắc mắc đấy, thua lỡ mất tiền thì phải théc mé chớ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Lập Xuân, Hư nhất khởi" (Thái Dương hành độ)

"Hư, Nguy, đồng tại Tý" (Độ số sở tại)

"Chính nguyệt chi Tiết, khởi ư Nguy" (Thái Âm hành độ)

Thì => Trăng bắt đầu khởi từ Tý, và "đem 1170 độ chia cho 360 độ = 3,25", tức là Mặt Trăng đi được "3 vòng + 1/4 vòng". Con số 1/4 vòng cho biết "nó đi được 3 cung", từ Tý -> Hợi -> Tuất.
Vậy thì nó phải nằm ở trong cung Tuất gần gianh giới với cung Dậu rồi chứ, sao lại "mặt trăng ở gần giáp biên giửa Hợi và Tuất" nhỉ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 06/03/2014 - 10:01, said:

Đặc thiếu, thua thì kiếm lão V đòi .
Haha, lão Đại cũng định chơi kiểu cờ bạc Cỏ Giả đây mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#58

Vô Danh Thiên Địa



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 11:22

Cờ bạc Cỏ Giả đại sư phụ phải nói là mấy ông Meo ngã đó lão Quách . Chu*a ai đạt đến nghệ thuật dụng Lục trong kinh tế tài chính như mấy ổng .

Thanked by 1 Member:

#59

Phuongkongfa



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 12:02

[ "đem 1170 độ chia cho 360 độ = 3,25", tức là Mặt Trăng đi được "3 vòng + 1/4 vòng". Con số 1/4 vòng cho biết "nó đi được 3 cung", từ Tý -> Hợi -> Tuất.
Vậy thì nó phải nằm ở trong cung Tuất gần gianh giới với cung Dậu rồi chứ, sao lại "mặt trăng ở gần giáp biên giửa Hợi và Tuất" nhỉ. ]


90 ngày, trăng đi được 1170 độ --> 3,25 vòng chu thiên
90 ngày + 15 ngày = 105 ngày X 13 = 1365 độ --> 3,79 vòng chu thiên

3 vòng thì nằm ngay tại biên Hợi Tuất, 3,25 là tiến ra xa biên Hợi Tuất một chút, 3,79 tiến xa biên Hợi Tuất hơn một chút nữa.

rõ ràng vị trí trăng ngày 90 phải gần biên Hợi Tuất hơn là ngày 105.
Trăng ngày thứ 105 gần biên Tuất - Dậu hơn trăng ngày 90.

Sửa bởi Phuongkongfa: 06/03/2014 - 12:09


Thanked by 2 Members:

#60

Phuongkongfa



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

 

Gửi vào 06/03/2014 - 12:14

Chú quên rằng ước số của độ là phút và giây nên 0,25 không thể luận là = 1/4 được.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |