

Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#391
Gửi vào 14/01/2016 - 12:42
- quẻ nói về ánh sáng/ trí tuệ hay hàm ý về "người hiền" bị thương tổn/ lo lắng- ở cả thế bị động và chủ động- do không nhận được sự tin tưởng trong mối quan hệ với người trên, nên phải lánh đi.
- quẻ có lẽ được chia thành các cặp 1&2, 3&4, 5&6; trong đó 1&2 nói về trạng thái/ điều kiện (có tính bị động) của minh di (ánh sáng/ trí tuệ hay "người hiền"); 3&4 nói về cách thức ứng xử (có tính chủ động) với minh di; 5&6 là hệ quả/ kết quả của quá trình. Cụ thể:
- hào 1: đang ở điều kiện bình thường thì (bắt đầu) phát sinh sự cố- như chim đang bay thì bị thương, rũ cánh (do sợ hãi) nên không bay tiếp được. Sự cố này tạo ra "cảm nhận" lo lắng, nên "người hiền" cần/ phải tránh đi ngay- thậm chí kể cả trong hoàn cảnh Người quân tử trên đường đi (lánh ) ba ngày không có ăn- thì tốt- Có chỗ để đi. Chủ nhân có lời tiếng có thể là lời trấn an, phủ dụ, hoặc cũng là lời để truy tìm. (hào này có lẽ là mượn chuyện về Vi Tử)
- hào 2: điều kiện thương tổn nặng hơn, rõ ràng hơn (so với hào 1), khó tự mình khắc phục- như con chim bị thương ở đùi, không thể đứng hay bay được- nên cần người cứu giúp. Cứu bằng cách chở đi trốn, hoặc cũng có thể bằng lễ vật để chuộc.
- hào 3: có lẽ nói về cách thức triệt hạ (một cách gián tiếp) ánh sáng/ trí tuệ hay "người hiền" bằng việc đẩy đi xa- tuần tiễu phương Nam- nhân đó mà kiếm cớ/ bắt lỗi để gây hại. Cách này có thể giúp bắt được kẻ cầm đầu, nhưng không nhanh được vì phải chờ biến cố- chim bị thương.
- hào 4: có lẽ nói về cách thức triệt hạ (một cách trực tiếp) ánh sáng/ trí tuệ hay "người hiền" bằng việc mổ bụng moi tim, nhằm tạo ra sự sợ hãi tột độ. (hào này có lẽ là mượn chuyện về Tỷ Can)
- hào 5: có lẽ là cách ứng xử (một cách chủ động)- che sự sáng suốt (sách lược để tránh họa thời Minh Di)- sau khi đã chứng kiến sự thật đối với những "người hiền" khác; cũng chính là kết quả/ hệ quả- sách lược để tránh họa thời Minh Di- rút ra từ quá trình của 4 hào trước đó. (hào này có lẽ là mượn chuyện về Cơ Tử)
- hào 6: kết quả/ hệ quả (cũng là thời mạt) của việc ánh sáng/ trí tuệ hay "người hiền" bị thương tổn/ lo lắng, bị triệt hạ, dẫn tới trước hết là (bầu trời/ môi trường chính trị) trở nên tối tăm không chút ánh sáng, sau đó là "địa vị tối cao" sẽ bị sụp đổ do không còn nhận được sự trợ giúp sáng suốt- một kết cục thảm cho việc ứng xử không đúng với ánh sáng/ trí tuệ hay"người hiền". (hào này ám chỉ đế Trụ .Sống bạo chết bạo)
ps: hào 4 có thể thay đổi một chút được không anh:
- Hào 4 : Nhập vu tả phúc , hoạch minh di chi tâm vu xuất môn đình.
dịch : Mổ vào từ bụng trái, lấy trái tim của ánh sáng bị che khi đi ra khỏi cửa lớn.
bỏ chữ "khi" thành
- dịch : Mổ vào từ bụng trái, lấy trái tim của ánh sáng bị che, (và) đi ra khỏi cửa lớn.
Thanked by 2 Members:
|
|
#392
Gửi vào 14/01/2016 - 16:03
Thanked by 3 Members:
|
|
#393
Gửi vào 15/01/2016 - 00:51
- hào 4 có lẽ giữ nguyên (em hơi vội) và ta có thể thấy thêm một tình huống khác từ hào này: đó có thể là sự chủ động tự sát/ tự huỷ diệt của ánh sáng/ trí tuệ hay "người hiền" bằng cách tự mổ bụng moi tim khi đi ra khỏi cửa lớn- Mổ vào từ bụng trái: diễn tả hành động của một người thuận tay phải, tự mổ bụng mình từ bên trái- một hành động triệt hạ cực đoan, nhằm bày tỏ thái độ phản kháng quyết liệt.
- theo đó, hào 3 có thể là tình huống ánh sáng/ trí tuệ hay "người hiền" được giao nhiệm vụ đi đánh trận- đi tuần tiễu phương Nam- và quá trình này sẽ có thể diễn ra lâu dài nên Đoán chẳng thể nhanh, mặc dù có thể lập được công- Bắt được đầu sỏ lớn. Hào này phải chăng là trường hợp thái sư Văn Trọng (nhân vật trong Phong thần) được cử đi đánh trận?
- như vậy, quẻ này thể hiện các trạng thái tổn thương/ xa rời khác nhau của ánh sáng/ trí tuệ hay "người hiền", trong đó người thì phải lánh đi trốn (h1); người thì bị thương đến mức phải có người cứu (h2); người thì phải rời đi xa, lâu mới trở lại (h3); người thì bị/ hoặc tự triệt hạ (h4); người thì phải tự dấu mình (h5). Tất cả đều xa rời "địa vị tối cao" nên đã tạo ra trạng thái tối tăm không chút ánh sáng của hào 6, kéo theo đó là sự sụp đổ.
* về quẻ Tuỵ:
- Lưu Bị có lẽ là trường hợp có thể minh hoạ cho quẻ Tuỵ ở một vài khía cạnh:
+ Tụy là đám đông tụ họp chung quanh đấng thiên vương ( thủ lĩnh đóng cà hai vai trò vua / nhân quyền và thiên tử / thần quyền ), là người có bổn phận và nhiệm vụ kết tụ mọi người lại thành một nhóm người , một bộ lạc, làng xã, đất nước: Lưu Bị có xuất thân dòng dõi đế vương, tự cho mình có lý tưởng/ bổn phận khôi phục lại nhà Hán
+ Để mọi người hiểu rằng sự quần tụ là cái gì vượt qua cái cá nhân , cũng như nếu không có chất keo nào gắn liền tất cả với nhau thì nhóm sẽ tan rã: Lưu Bị có hai chất keo có thể kết dính là dòng dõi vương gia và danh tiếng nhân đức
+ Hợp tụ tế lễ.Nhà vua cúng ở tông miếu , (tổ tiên ) về chứng giám .Nên gặp bậc tài đức.Hanh thông, điềm lợi.Dùng thú lớn mà tế, mở.Nên có chỗ đi: Lưu Bị bắt đầu sự nghiệp "tụ"/ thủ lĩnh tinh thần qua cuộc kết nghĩa đào viên đánh quân Khăn vàng.
- em đồng ý và cũng đã viết là Phải chăng "những giọt nước mắt" của Văn Vương, Vũ Vương trong quẻ Tuỵ dường như là "đỉnh cao" của một "thủ pháp công tâm"- thu phục lòng người, được các thủ lĩnh vận dụng nhuần nhuyễn, hàm chứa cả tình cảm lẫn nghệ thuật?
- có "những giọt nước mắt" của tình cảm như Tào Tháo khóc Điển Vi, Quách Gia; có nước mắt của sự cay đắng như Chu Du khóc than "trời sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng"; có nước mắt của cả tình cảm và có thể cả nghệ thuật như Khổng Minh khóc thương tiếc Chu Du; có nước mắt giả vờ của Tư Mã Ý khi lừa Tào Sảng...có thể là những minh hoạ đa dạng cho một "thủ pháp công tâm"
- khi đặt quẻ Tuỵ trong bối cảnh với một số quẻ cũng nói về sự kết nối đông người như quẻ Tỷ, Đồng Nhân, có thể thấy rõ hơn sự cần thiết của một "thủ lĩnh tinh thần" của quẻ Tuỵ, để kết nối/ "tụ" một nhóm người, từ ít đến nhiều, ngày càng cố kết chặt chẽ hơn; khác với quẻ Tỷ là sự nhóm họp của các tập hợp/ lực lượng đã có sẵn, sau đó mới "bầu" ra thủ lĩnh, và có tính cố kết kém hơn; hay khác với sự kết nối nhiều người mà có sự bình đẳng, không cần thủ lĩnh của quẻ Đồng Nhân.
Thanked by 3 Members:
|
|
#394
Gửi vào 22/01/2016 - 12:18
(trích)
...Tháo nói:
- Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay, lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì lẩn núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hoá, cũng như là người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời, Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng thời nay, hẳn là biết cả, xin thử nói cho nghe.
...(hết trích)
- đoạn trích dẫn từ hồi 21 của truyện Tam Quốc diễn nghĩa- Tào Tháo uống rượu luận anh hùng...- có thể là một gợi ý thú vị cho việc tiếp cận thêm với cặp quẻ Kiền- Khôn. (một hướng đồng thuận với giả thuyết về dụng cửu, dụng lục của bản dịch)
ps: xin phép được đính chính thông tin sai tại mes#390: Lưu Bị nhờ Trịnh Huyền gửi thư cho Viên Thiệu để cầu giúp, chứ không phải Lã Bố, vì hai họ Trịnh, Viên là thông gia ba đời với nhau.
Thanked by 1 Member:
|
|
#395
Gửi vào 23/01/2016 - 12:39
- lợi thiệp đại xuyên: có ý nghĩa như phần thuật ngữ của bản dịch, và có thể nhấn mạnh tới tính tự chủ/ tự quyết của chủ thể
- lợi kiến đại nhân: có thể nhấn mạnh tới việc chủ thể cần/ nên gặp gỡ bậc đại nhân- người (ngoài cuộc) sáng suốt- để tham vấn trước khi (có) hành động (tiếp theo). Nó là lời khuyên cho hoàn cảnh còn có một sự do dự/ chưa chắc chắn (về tâm lý) của chủ thể, nhưng (có thể) là một khả năng để ngỏ- vì còn tình huống chủ thể (cố ý, mặc dù là cần thiết) không đi gặp đại nhân.
i/ "lợi kiến đại nhân" được sử dụng trong các quẻ:
a- Kiền (h2,h5); Tụng (lời quẻ); Kiển (lời quẻ, h6); Tuỵ (lời quẻ); Tốn (lời quẻ)
b- riêng quẻ Thăng (lời quẻ) có khác chút là dùng "dụng kiến đại nhân". (khác ở chữ dụng và chữ lợi)
c- nhận xét: cách sử dụng trong trường hợp (a) cho thấy tính chất chi phối, tác động của hoàn cảnh/ tình huống quẻ dẫn tới sự do dự/ chưa chắc chắn (về tâm lý) của chủ thể, do vậy mà khuyên "lợi kiến đại nhân"
+ quẻ Kiền: quan sát sự khác nhau trong biểu hiện của con rồng, thấy được vị thế/ thời thế khác nhau.(h2&h5)
+ quẻ Tụng: thời/ hoàn cảnh còn đang tranh tụng/ tranh luận chưa ngã ngũ, cần có sự phán xét.
+ quẻ Kiển: thời/ hoàn cảnh có sự khó khăn, dao động, nhọc nhằn
+ quẻ Tuỵ: thời/ hoàn cảnh tụ họp cần có chiến lược, chính sách
+ quẻ Tốn: thời/ hoàn cảnh nhu thuận, nhún nhường nên cũng cần có chiến lược, chính sách
+ quẻ Thăng: dùng chữ "dụng", có lẽ nhấn mạnh hơn vào sự quyết đoán của hành động, vì là thời/ hoàn cảnh đang có vị thế tiến lên/ đi lên thuận lợi, do vậy mà nên nương theo mà "dụng" ngay.
ii/ "lợi thiệp đại xuyên" được sử dụng trong các quẻ:
a- Nhu (lời quẻ); Đồng Nhân (lời quẻ); Cổ (lời quẻ); Đại Súc (lời quẻ); Di (h6); Ích (lời quẻ); Hoán (lời quẻ); Trung Phu (lời quẻ); Vị Tế (h3)
b- Tụng (lời quẻ) dùng "bất lợi thiệp đại xuyên"
c- Khiêm (h1) dùng "dụng thiệp đại xuyên"
d- Di (h5) dùng "bất khả thiệp đại xuyên"
e- nhận xét:
+ cách sử dụng trong (a) cho thấy tính (cần phải) tự chủ/ tự quyết của chủ thể (quyết định có tính cá nhân, do các thúc đẩy/ thôi thúc của thời/ hoàn cảnh của quẻ). Lời khuyên này (có lẽ) có giá trị cho toàn quẻ khi nó nằm ở lời quẻ, và (chỉ) có giá trị cho từng hào chứa nó. Chẳng hạn như: hào 6 quẻ Di, là thời mạt, nhưng nhờ Do di, lệ cát, (có giá trị tốt); hoặc hào 3 quẻ Vị Tế- hào 3 thường là hào có giá trị xấu- khi chưa xong, mà buông bỏ thì hỏng việc, nên hào khuyên vẫn nên tiếp tục (vì mới là thời hào 3, chưa đi hết toàn bộ 6 hào)
+ quẻ Tụng: việc sử dụng cả hai cụm từ trên trong lời quẻ cho thấy rõ tính chất của thời/ hoàn cảnh còn đang tranh tụng/ tranh luận chưa ngã ngũ, cần có sự phán xét sáng suốt từ bên ngoài, không nên tự quyết (mà dẫn đến "ai lại về nhà nấy")
+ quẻ Khiêm (h1): khác ở chữ "dụng", cho thấy việc sử dụng ngay thời/ hoàn cảnh của hào- khiêm khiêm- làm "bàn đạp" cho hành động.
+ quẻ Di (h5): khác ở chữ "bất khả", vì là sự nuôi đã trái lẽ thường, do vậy mà không nên cố chấp, bảo thủ nữa.
ps: từ cách tiếp cận này, cộng thêm với cách tiếp cận về biểu tượng con Rồng (như mes#394), có thể bổ sung cách hiểu về cặp quẻ Kiền- Khôn chăng?
Thanked by 2 Members:
|
|
#396
Gửi vào 23/01/2016 - 17:17
* Lưu ý các thông tin (có tính giả thiết):
- Theo các nhà khảo cứu khoa học ngày nay thì không còn nghi ngờ gì nữa, các quẻ và lời trong kinh Dịch xuất hiện sớm nhất vào đời Thành Vương, vua thứ hai nhà Tây Chu, khoảng 11 thế kỷ trước Công Nguyên, và do người trong hoàng tộc viết ra (truyền thống cho lời Quẻ là của Văn Vương, lời Hào là của Chu Công). Chúng có trước các lời Truyện (lời bàn), được áng chừng xuất hiện thời Xuân Thu, Chiến Quốc và đầu Tây Hán.
- nhà Chu lập thuyết Mệnh Trời
- Chu Dịch (dưới góc nhìn "hình nhi hạ") là một túi khôn của nhà Chu về phương diện chính trị, văn hoá
- Trời hun đúc mọi vật làm cho sinh khí nảy nở. Khí dương (trong quẻ Càn) lấy con rồng làm biểu tượng để diễn tả cho sức mạnh, SỐNG, ĐỘNG ; một khi đã sinh nở thì tràn lan khắp vũ trụ
- chữ "dụng" (trong dụng lục- dụng cửu): vận dụng một cách linh hoạt, biến hoá và đầy đủ. ( là vì thời/ hoàn cảnh của quẻ, hào khác nhau và do yêu cầu biến đủ cả 6 hào)
- biểu tượng con Rồng chỉ được sử dụng duy nhất trong hai quẻ Kiền - Khôn (đặc biệt chỉ duy nhất ở hào 6 quẻ Khôn)
** tiếp cận có tính giả thuyết (dưới góc nhìn hình nhi hạ):
- con Rồng (biểu tượng đã có sẵn được lấy sử dụng trong Chu dịch):
+ biểu tượng cho Vương quyền/ Triều đại hay Người anh hùng/ thủ lĩnh đứng đầu một lực lượng (được/ có thể được giao gánh vác Mệnh trời)
+ là linh vật (có thể) được gắn với hệ thống Can Chi hay là biểu tượng của Vương quyền/ triều đại trước thời nhà Chu, có tính điềm báo/ dự báo.
- cặp quẻ Kiền - Khôn có giá trị như hai bài học lịch sử (do người trong hoàng tộc viết ra, đúc kết lại kinh nghiệm lịch sử), có tính khái quát/ quy nạp, đề cập tới hai đối tượng chính yếu là Vương quyền/ Triều đại hay Người anh hùng/ thủ lĩnh đứng đầu một lực lượng và Người quân tử (với tư cách tham mưu cho thủ lĩnh).
*** Nhận xét:
i/ Về quẻ Kiền:
- dưới góc nhìn hình nhi hạ, người quan sát tiếp cận với biểu tượng con Rồng trong quẻ với hai ý nghĩa: biểu tượng cho Vương quyền/ Triều đại hay Người anh hùng/ thủ lĩnh đứng đầu một lực lượng và là linh vật có tính điềm báo, thì có thể nhận thấy:
- thời Kiền mở đầu lớn, tế hanh thông; lợi chính bền (là thời mở ra một trang sử mới)
- hào 1: Tiềm long vật dụng
+ Rồng còn ẩn náu, là điềm báo chưa xuất hiện thủ lĩnh
+ Rồng còn ẩn náu là lực lượng còn mỏng, chưa nên xuất hiện, chưa nên sử dụng
- hào 2: Hiện long tại điền.Lợi kiến đại nhân
+ Rồng hiện ra ở đồng, là điềm báo cho việc xuất hiện thủ lĩnh, và là thời mới xuất hiện nên người thủ lĩnh cần/ nên gặp đại nhân để tìm kiếm trợ giúp (chiến lược)
+ Rồng hiện ra ở đồng: lực lượng lớn mạnh hơn và đã có thể đưa ra (để sử dụng). Nên đi gặp đại nhân
- hào 3: Quân tử chung nhật càn càn. Tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu
+ hào không thấy sử dụng biểu tượng Rồng, lại phê nguy. Hào này hàm ý về một áp lực/ mối nguy đến từ bên ngoài, thường xuyên, khiến cho thủ lĩnh phải luôn luôn phòng bị cả ngày lẫn đêm để có thể bảo toàn lực lượng, do vậy mà phê không lỗi.
+ hào cũng có thể hàm ý về một sự lo lắng, cẩn trọng từ bên trong/ nội tâm của người thủ lĩnh, khi nhận thấy những mối nguy có thể gây ra tác động thiệt hại. Ứng xử này có thể là việc vận dụng sự trợ giúp của đại nhân sau thời kì tham vấn từ hào 2, do sự cẩn trọng luôn luôn mà phê không lỗi chăng.
- hào 4: hoặc dược tại uyên, vô cữu
+ hào không trực tiếp thể hiện hình ảnh biểu tượng Rồng, có thể hàm ý rằng lực lượng mặc dù đã bị dồn ép xuống vị thế rất thấp- dưới vực sâu- nhưng vẫn bảo toàn và đã hoá giải được mối nguy có từ hào 3, nay vào thời có thể "phản công".
+ hào cũng có thể hàm ý về việc thủ lĩnh lại có thể vươn lên sau khi đã bị áp lực đẩy xuống sâu.
- hào 5: Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân
+ Rồng bay trên trời, là điềm báo cho việc thủ lĩnh đã đạt tới vị thế tối cao, có môi trường để thoả chí vẫy vùng. Mặc dù vậy, hào vẫn khuyên nên tham vấn đại nhân.
+ Rồng bay trên trời: lực lượng đã lớn mạnh, đủ vị thế để tung hoành ngang dọc.
- hào 6: Kháng long hữu hối
+ đạt được vị trí cao rồi mà lại giữ thái độ kiên mãn thì ắt sẽ có hối hận, đó như một quy luật, hoặc một bài học
+ cũng có thể hàm ý rằng việc đối kháng/ đi ngược lại các điềm báo, hay các hoàn cảnh có tính quy luật thì sẽ phạm sai lầm, do vậy mà hối hận
- dụng cửu: (6 hào dương cùng biến sang âm) : Kiến quần long vô thủ, cát .
+ Cát ở đây là cho nhà Chu có cơ hội đoạt nghiệp.
+ Thấy bầy rồng, không con nào cầm đầu hàm ý về một điềm báo, một ước vọng của thủ lĩnh, nhờ cả quá trình thấu hiểu và vận dụng (dụng cửu) một cách linh hoạt, đầy đủ cả 6 thời kì của quẻ mà đã đạt được ước vọng là giành được vương quyền, mở ra một triều đại mới, gánh vác Mệnh trời và được đứng chung trong lịch sử như các triều đại trước đó và sau này. (các con rồng có vị thế ngang nhau- không có con cầm đầu- biểu tượng cho các vương quyền/ triều đại khác nhau)
ii/ Về quẻ Khôn:
- dưới góc nhìn hình nhi hạ, người quan sát tiếp cận với quẻ qua chủ thể chính yếu của quẻ là Người quân tử (với tư cách tham mưu cho thủ lĩnh):
- Lời quẻ : Khôn, nguyên hanh, lợi tẩn mã chi trinh .Quân tử hữu du vãng .Tiên mê hậu đắc chủ, lợi. Tây nam đắc bằng , đông bắc táng bằng . An, trinh cát.
+ lời quẻ dùng hình ảnh ngựa cái, biểu tượng cho sự nhu thuận, bền bỉ và đem lại giá trị mới (có sự sinh nở)
+ lời quẻ cũng bàn tới người quân tử có mục đích đi tìm minh chủ- Quân tử hữu du vãng- và có thể tìm được, cho dù Tiên mê hậu đắc chủ.
+ Thời Khôn thì không nên khởi xướng mà nên thuận theo thời và tìm chúa vì tài của Khôn là tài khuếch trương , nên tụ lại cùng làm việc chớ nên làm thủ lãnh độc đoán .An ở đây là yên cái Tâm hơn là yên thân .
- hào 1: Lý sương, kiên băng chí.
+ một quy luật tất yếu
+ hàm ý rằng người quân tử trong Thời Khôn thì không nên khởi xướng mà nên thuận theo thời và tìm chúa vì tài của Khôn là tài khuếch trương , nên tụ lại cùng làm việc chớ nên làm thủ lãnh độc đoán
- hào 2: Trực phương, đại bất tập .Vô bất lợi.
+ khi đã nắm được quy luật thì có thể mở rộng không gian hoạt động tới khắp bốn phương, nhưng cần phải không cong queo (trực) và rộng rãi thì mới được chân thành tâm phục.
- hào 3: Hàm chương khả trinh . Hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung
+ người quân tử đã rèn luyện (qua thời hào 1&2), có đầy đủ khả năng để ra giúp vua. Và nếu được ra giúp vua thì cũng cần biết nhũn, không áp đặt, tỏa sáng quá thì mới dễ được tin dùng , không bị nghi kỵ
- hào 4: Quát nang, vô cữu, vô dự.
+ hàm ý về thời không/ chưa được trọng dụng thì có thể đóng túi (khôn) lại, không giúp thêm ai nữa.
- hào 5: Hoàng thường, nguyên cát
+ Nói đạo làm vua/ làm chủ nên vô vi, khiêm hạ, biết nghe
+ có thể là đã tìm được minh chủ.
- hào 6: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng
+ sự xung đột dữ dội với lực lượng (đối địch) khác, có tổn thất. Đây có thể là điều tiếp diễn tất yếu của quá trình trước, khi người quân tử đã tích tụ đủ tài năng, đã tìm được minh chủ, và giúp cho lực lượng của mình cạnh tranh với lực lượng khác.
+ đó có thể là trận chiến có tính quyết định cho việc xác lập địa vị mới của nhà Chu (vì là thời mạt)
dụng lục: ( 6 hào âm biến cả thành 6 hào dương): Lợi vĩnh trinh
+ nhờ cả quá trình thấu hiểu và vận dụng (dụng lục) một cách linh hoạt, đầy đủ cả 6 thời kì của quẻ mà đã đạt được ước vọng là giành được vương quyền, mở ra một triều đại mới, gánh vác Mệnh trời và được đứng chung trong lịch sử như các triều đại trước đó và sau này- Lợi vĩnh trinh.
- kết hợp của hai quẻ, ta có bài học lịch sử là:
+ dụng cửu + dụng lục: Kiến quần long vô thủ, cát, Lợi vĩnh trinh: nhờ cả quá trình thấu hiểu và vận dụng một cách linh hoạt, đầy đủ cả 6 thời kì của quẻ mà đã đạt được ước vọng là giành được vương quyền, mở ra một triều đại mới, gánh vác Mệnh trời và được đứng chung trong lịch sử như các triều đại trước đó và sau này.
Sửa bởi pth77: 23/01/2016 - 17:24
Thanked by 1 Member:
|
|
#397
Gửi vào 26/01/2016 - 18:34
- Sử thi thường mở đầu với các cảm xúc về sự hình thành vũ trụ, trời đất, nhưng cũng có khi là mở đầu bởi các bài học lịch sử có tính khái quát cho một thời đại mới. Người trong hoàng tộc đã viết ra những bài học này (Kiền & Khôn), hàm ý về việc nhà Chu đã đạt được ước vọng là giành được vương quyền, mở ra một triều đại mới, gánh vác Mệnh trời và được đứng chung trong lịch sử như các triều đại trước đó và sau này.
- Ngược dòng lịch sử, thời kì ban đầu của bộ tộc còn vô vàn nỗi khó khăn, Truân chuyên, còn nhiều sự Mông muội, non nớt về thực lực, đường hướng. Khi đó, họ phải nhẫn nại chờ đợi, mềm mỏng ,Nhu thuận trong gian khó, may mắn được gặp khách đến thăm (h6), cùng với chủ nhà tranh Tụng với nhau về con đường phát triển sắp tới của bộ tộc. Họ thảo luận về hai khả năng chiến lược cho sự phát triển là sử dụng chiến tranh (Sư) hay nhóm họp, liên kết đồng minh (Tỷ). Trong khoảng thời gian đầy khó khăn này (thật không may là thủ lĩnh (Văn Vương) của họ bị cầm giữ), họ vẫn phải kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu (Tiểu Súc) và vẫn quyết định bước đi mạnh mẽ, bất chấp các trở ngại (Lý)
- Giải pháp đưa ra là một quyết định di cư để tìm vùng đất mới, một cuộc di cư của nhiều bộ tộc đồng hành nhằm tìm kiếm lợi ích lớn lao hơn, chấp nhận hi sinh các lợi ích trước mắt (Thái.Tiểu vãng đại lai). Khi đã sang vùng đất mới, họ căn cứ vào việc nhổ cỏ tranh cả cụm, phân loại chúng .Đoán (định được là vùng đất) tốt, nên họ cầu nguyện, cảm ơn trên và là lúc bắt đầu của sự phân chia đất đai để sinh sống. Sự phân chia lúc đầu bế tắc sau vui mừng (h6), là do trong dòng người di cư có các tộc khác nhau (cùng theo từ thời Thái), nên dễ có khó khăn, xung đột. Khi đã phân chia đất đai xong, thì giữa các bộ tộc đã đồng tâm, hoà hợp được với nhau (Đồng Nhân), và khi trong ngoài ổn định rồi thì tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước - Xe lớn để chở - nhằm xây dựng quốc gia, lãnh thổ. Nên Đại Hữu cũng hàm nghĩa xây dựng thể chế, bộ máy nhà nước - guồng máy (đại ) có khả năng biến hư thành thực, tiềm tàng thành hiện hữu - với hiền thần (như Chu công), với thủ lĩnh chí thành (Vua -hào 5), có lòng tin cảm tới Trời, nên cũng được Trời giúp mà thành công - Phải cả thiên nhiên giúp đỡ mới đạt được đại hữu.
- Nhà nước đã hình thành, họ đã đạt được danh tiếng (Khiêm) và sử dụng nó để cai trị. Thời Dự là lúc lập chính sách cho quốc gia- Lợi kiến hầu cũng có nghĩa là phải lập ra chính sách, kế hoạch tiến độ chứ không chỉ làm theo một phút hưng phấn mà không chuẩn bị. Khí thế hưng phấn như mưa bão, như triều dâng cuốn trôi những vật cản khó khăn ngày thường- để có nền tảng bước sang một trang mới của lịch sử, Tuỳ thuận theo thời trên vùng đất mới. (Tuỳ là thời của nguyên hanh lợi trinh)
- Cổ là thời (Thành vương & Chu công) kế thừa, gánh vác cơ nghiệp của cha ông để ổn định và phát triển, hình thành nên tầng lớp/ chính sách cai trị mới, có mối quan hệ tương tác phân biệt trên dưới (Lâm -nguyên hanh lợi trinh và Quan). Lúc này, tầng lớp cai trị thực thi/ xây dựng các chính sách về pháp luật (Phệ Hạp), về văn hoá (Bí), về thuế (Bác) và phục hưng quân đội (Phục), làm cơ sở thượng tầng để chuyển sang thời cai trị thuận theo tự nhiên, không tuỳ tiện, không càn bậy (Vô Vọng). Sau khi đã hình thành cơ sở thượng tầng, họ thực thi các chính sách về kinh tế, dựa trên nền tảng chăn nuôi (Đại Súc), phương thức làm kinh tế (Di), và tìm kiếm những chính sách/ người làm trụ cột gánh vác (Đại Quá).
- Từ thời Khảm đến thời Ích là các trạng thái/ chiến thuật mà họ phải trải qua trong mối quan hệ tương tác trong nội bộ hay với thế lực khác (có tính đối lập giữa Chu và Ân), chẳng hạn như: rèn luyện (quân đội) trong thời Khảm; phát triển tín ngưỡng (Ly); nhạy bén (Hàm); ổn định bền vững (Hằng); khi thì thoái lui (Độn); khi thì cương mãnh (Đại Tráng); thái độ với hiền thần như tin tưởng phong tước (Tấn) hay tổn thất (Minh Di); cố kết gia tộc (Gia Nhân) hay tách rẽ (Khuê); lúc thì khó khăn, dao động (Kiển); lúc thì phải buông bỏ (Giải).
- Những trạng thái/ chiến thuật đó có thể tạo ra Tổn thất hay Ích lợi, nó làm cơ sở cho quyết định (Quải) khởi binh để tranh chấp (với Ân). Khi đã quyết định chiến tranh thì họ đi gặp gỡ mọi người (Cấu), qua sự gặp gỡ, họ điều chỉnh bớt sự mạnh mẽ của thời Quải, tiến hành tụ tập, nhóm họp (Tuỵ) tạo thêm vị thế thuận lợi để tiến lên (Thăng- rất có thể chính là thời mà phía Tây Chu đã khởi binh, hành quân tiến về phía Ân Khư rồi).
- Tự Khốn tới Tiểu Quá có thể là các trạng thái, sự việc, biến cố, hay chiến thuật đấu tranh trong cuộc chiến với thế lực khác (Ân):
+ Khốn là lúc bị vây hãm, nhưng rồi lại gặp an (Tỉnh). Cách (nguyên hanh lợi trinh) là đến được thời điểm có tính quyết định (ngày Tỵ) cho sự thay đổi/ cuộc chiến để đạt được sự bền vững (Đỉnh- cửu đỉnh nhà Chu); thực hiện điều này bằng các chiến thuật như động (Chấn) hay tĩnh (Cấn); thong thả, tuần tự (Tiệm) hay bước nhỏ/ mỹ nhân kế (Qui Muội)...
+ Nhưng cũng có thể là sau khi Cách Mệnh, đạt được vị thế (Đỉnh) rồi thì các thời sau là các phương thức/ chiến thuật ứng xử có tính nội trị/ đối nội, trong đó: Chấn là dấu hiệu chuyển động cho cái mới; Cấn là thiết lập tầng lớp cai trị "y phục xứng kỳ đức"; Tiệm và Qui Muội là ổn định gia đình; Phong là "lập đô thịnh vượng" hay vẫn chọn cách di chuyển (du mục) truyền thống (Lữ); Tốn là thuận tòng hay Đoái là đàm phán; Hoán là phá huỷ làm lại từ đầu hay Tiết tháo, mềm dẻo; ứng xử bao dung như Trung Phu hay cẩn trọng như Tiểu Quá.
- Tất cả 60 quá trình/ thời kì đó là những sự việc cần phải trải qua với nhiều nỗ lực, để đạt được Ký Tế hay Vị Tế.
Sửa bởi pth77: 26/01/2016 - 18:41
Thanked by 3 Members:
|
|
#398
Gửi vào 28/01/2016 - 01:41
- hào 1&2: (tình huống/ điều kiện, hoàn cảnh) xuất thế + hào 3&4: (thể hiện) bản lĩnh (ứng xử với hoàn cảnh) + hào 5&6: (vận dụng) tài năng.
Thanked by 2 Members:
|
|
#399
Gửi vào 01/02/2016 - 01:13
Trong lịch sử Trung Quốc, từ xưa vốn tồn tại một vấn đề rất nhạy cảm: đó là mối quan hệ giữa trung ương với địa phương. Về hình thức, mối quan hệ này, nhìn chung, có thể chia làm hai loại chế độ: phong bang kiến quốc và quận huyện. Rất nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã thực hiện
chế độ phong bang kiến quốc, như các triều đại đời Chu, Tây Hán, Tây Tấn, đời Minh đều đã sử dụng hình thức cai trị này. Đưa những người thân thích đến các vùng đất làm chư hầu, cách làm này có lợi cho việc bảo vệ sự thống trị của gia tộc, nhưng chế độ này cũng dễ dàng dẫn đến những nguy cơ, loạn bảy nước thời Tây Hán, loạn bát vương đời Tây Tấn, dịch Tĩnh Nan triều Minh là những thí dụ điển hình về mầm hoạ này. Chế độ phân phong này, sớm nhất đã được thực hiện với quy mô nhất định từ triều Chu.
Phân phong chư hầu
Sau khi diệt Thương, Chu từ một tiểu bang biến thành một nước lớn. Để củng cố và mở rộng sự thống trị của vương triều Chu, tăng cường quản lý với những vùng đất mới chinh phục, mua chuộc các vùng đất vốn là các bang quốc, từ sớm, triều Chu đã thực hiện việc phân phong. Chế độ phân phong là cho các con em, thân thích, công thần, đời sau của các thánh hiền đời trước của Chu vương đưa đến một vùng đất nhất định, được nhận một số đất đai và dân số nhất định để xây dựng nước phong. Những nước phong này chính là chư hầu, chư hầu khi được phong sẽ tiến hành nghi thức nhận sách phong, Thiên tử nhà Chu ban sách mệnh cho chư hầu, tuyên bố phạm vi cương vực, số lượng đất đai, đưa số dân ở những khu vực này ban cho chư hầu, đồng thời còn ban cho họ các quan lại phụ thuộc, nô lệ, lễ khí và nghi trượng, …Trong phạm vi đất phong của mình, các chư hầu xây dựng cơ cấu chính quyền, thiết lập quân đội và nhà tù, nhưng quy mô lớn nhỏ và địa vị đều có những giới hạn nhất định. Đối với vương triều Chu, các chư hầu cũng có những nghĩa vụ nhất định, như định kỳ triều kiến, cống nạp lễ vật, điều quân theo yêu cầu khi Chu vương chinh phạt, khi vương triều có những hoạt động tế lễ lớn, các chư hầu phải có sự hỗ trợ.
Đầu triều Chu, đã có hai lần phân phong của Chu Vũ Vương và Chu Công. Sau khi diệt Thương, Vũ Vương đã bắt đầu phân phong, Vũ Vương đã phân phong cho các nước: đời sau của Thần Nông phong là Tiêu, đời sau của Hoàng Đế phong là Chúc, đời sau của Nghiêu phong là Kế, đời sau của Thuấn phong là Trần, đời sau của Đại Vũ phong là Kỷ, Sư Thượng phụ là Tề, Chu Công là Lỗ, Thiệu Công là Yên, Thúc Tiên là Quản, Thúc Độ là Thái, đồng thời phong con của Thương Trụ Vũ Canh là Ân. Những người này đều là đời sau của các tiên hiền thánh nhân đời trước hoặc công thần, anh em của Chu và đời sau của Ân Thương. Sau cuộc đông chinh dẹp loạn thắng lợi, Chu Công tăng cường sự khống chế với vùng đất cũ của triều Ân, xây dựng một kinh đô khác ở Lạc Âp (nay là Lạc Dương, Hà Nam), coi đó là trung tâm chính trị, quân sự của tầng lớp thống trị ở phía đông, dời bộ phận dân Ân về đây, cử quân sĩ tám sư giám sát (một sư là hai nghìn năm trăm quân). Từ đó, Tây Chu có hai kinh đô: thủ đô Cảo Kinh còn gọi là Tây Đô hoặc Tông Chu, một kinh đô khác là Lạc Âp tức Đông Đô hoặc Thành Chu. Thời Chu, Chu Công lại tiến thêm một bước trong xây dựng chế độ phong kiến để các chư hầu bảo vệ vương thất của vua Chu. Rút bài học từ sau cuộc phản loạn của Vũ Canh, sau cuộc đông chinh, tuy phong cho con tông thất của Ân là Tống, nhưng lại phong cho Khang Thúc là em của Vũ Vương ở vùng đất gần đó với mục đích bảo vệ. Lại phong cho con của Thiệu Công, em Vũ Vương là Yên, phong em của Thành Vương là Đường (sau gọi là nước Tấn), phong cho con của Chu Công là Lỗ, phong cho Khương Thượng là Tề. Về sau ở lưu vực sông Trường Giang, đất phía tây cũng phong quốc như Ngô, Sở, Tần, …
Qua hai lần phân phong đầu đời Chu đã hình thành cục diện vùng đất Vương Kỳ làm trung tâm, bên ngoài bảo vệ cho vương thất nhà Chu là các chư hầu. Vương Kỳ là khu vực trung tâm của tầng lớp thống trị nhà Chu, thời Vũ Vương đã có kế hoạch xây dựng kinh đô của nhà Chu ở vùng đất giữa Lạc Thuỷ và Y Thuỷ, nhưng chưa kịp thực hiện thì nhà Chu đã mất. Sau khi Chu Công đông chinh, tiếp tục kế hoạch của Vũ Vương tu sửa Lạc Âp (nay là phía đông thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), đưa dân của Ân đến đây để tăng cường việc giám sát. Gần khu vực thành Kiến Vương (nay là thành phố Lạc Dương), cho tám sư quân đội đóng giữ, coi Đông Đô là nơi triều hội các chư hầu ở phía đông. Như vậy, phía tây từ Kỳ Dương, đông đến Phố Điền, gọi là các vùng Vị, Kinh, Hà, Lạc, đô thành là Vương Kỳ của Chu. Bình nguyên Quan Trung ở phía tây, lấy Cảo Kinh làm trung tâm, là nơi mà người Chu nổi lên, gọi là Tông Chu. Vùng đất ở Hà Lạc phía đông, lấy vương thành Đông Đô làm trung tâm để bảo vệ Tông Chu và đề phòng các trấn quan trọng phía đông, gọi là Thành Chu. Đông Tây nối thành một khối, dài hơn nghìn dặm, lực lượng chính trị, kinh tế, quân sự ở Vương Kỳ đều được tăng cường hùng mạnh, trở thành nền tảng để khống chế toàn quốc. Bên ngoài của Vương Kỳ triều Chu có Hầu phục, Hầu Phục chính là các vùng đất các chư hầu được chia, bên ngoài Hầu phục là một số cựu quốc có quan hệ xa hoặc một số bộ lạc dân tộc thiểu số.
Trong nhiều các chư hầu để bảo vệ cho Trung Nguyên, đặc biệt quan trọng ở phương đông là Tề, Lỗ, phương bắc là Tấn, Yên.
Lỗ là nước phong của Chu Công Đán. Về cương vực, bắc đến dưới Tần Sơn, đông đến Quy Mông, phía nam bao gồm các núi Phù, Dịch. Các nước nhỏ yếu ở gần đều là phụ thuộc của nó. Đây vốn là đất cũ của Thiếu Hạo, nơi cư trú của các bộ lạc Yểm, Thương. Sau khi diệt Thương, Võ Vương đã đem vùng đất này phân phong cho Chu Công. Chu Công từ đó giúp đỡ cai quản khi Thành Vương chưa thể vươn tới vùng đất phong này. Sau khi Võ Vương chết Hoài Di và Từ Nhung ở đây cùng phản loạn, Chu Công đông chinh, bình định được cuộc phản loạn này, ổn định được tình hình, lập tức cho con là Bá Cầm đến vùng đất phong để trấn giữ, cho nó “đại khải nhĩ vũ, Vi Chu thất phụ”, cũng chính là để củng cố và mở rộng thế lực của mình, làm cho vương triều Chu càng mạnh lên. Đồng thời, phân cho con sáu tộc của người Ân, tức là Từ thị, Thượng thị, Tiêu thị, Trường Chước thị, Vĩ Chước thị cùng với một số lớn lễ khí và nghi trượng. Nước Lỗ trở thành chư hầu quan trọng của vương triều Chu ở phương đông, lãnh đạo các bộ lạc Hoài Di ở khu vực này thần phục nhà Chu.
Tề là đất phong của Sư Thượng Phụ. Sư Thượng Phụ tức Khương Thượng, một đại công thần của Chu Võ Vương, có công lao lớn trong sự hưng khởi của vương triều Chu. Chu Võ Vương phong cho ông đất Doanh Khâu (nay là bắc Lâm Truy tỉnh Sơn Đông), quốc hiệu là Tề. Đây là đất cũ của dân
Bồ Cô, cũng là thế lực lớn chống lại nhà Chu. Võ Vương cho Sư Thượng Phụ trấn dụ dân Bồ Cô, đất phong phía đông đến Hải Tân, tây đến Hoàng Hà, nam đến Mục Lăng (nay là bắc Nghi Thuỷ tỉnh Sơn Đông), bắc đến Vô Đệ (nay là Vô Đệ Sơn Đông). Đó cũng là lực lượng khống chế phía đông của nhà Chu, đồng thời vua Chu cũng giao cho ông ta quyền đánh dẹp các hầu bá chống lại vương thất.
Vệ là đất phong của Khang Thúc. Khang Thúc là em cùng mẹ của Võ Vương, chú của Thành Vương. Đây vốn là đất cũ của Ân. Sau khi Võ Vương bình định dẹp cuộc phản loạn của Võ Canh, Quản Thúc, Thái Thúc đã phong cho Khang Thúc ở đây. Cương vực của nó là lấy Triều Ca (nay là bắc huyện Cấp tỉnh Hà Nam) làm trung tâm, nam là Võ Phụ (nay là nơi tiếp giáp Hà Nam và Hà Bắc), bắc là Phố Điền (nay là tây Trung Mưu, tỉnh Hà Nam). Khang Thúc còn được phong dân của 7 bộ tộc người Ân Thương, đó là Đào thị, Thi thị, Phồn thị, Kỳ thị, Phàn thị, Cơ thị, Chung Quỳ thị, cùng rất nhiều bảo khí và nghi trượng. Từ đó, nước Vệ là đất cũ của người Ân, cho nên Chu Công rất coi trọng, đặc biệt đã viết “Khang cáo”, “Tử cáo”, “Tửu cáo” để dặn dò Khang Thúc, cho ông ta kiêm dụng chế độ Thương Chu. Khang Thúc tôn trọng sự lãnh đạo của Chu Công, rất nhanh chóng tiêu diệt được các thế lực Ân Di đối lập thu phục được lòng người. Trong rất nhiều các nước phong, đất của nước Vệ bên ngoài Trung Nguyên, lại tiếp giáp Vương Kỳ, lãnh thổ cũng rất rộng, là nước phong có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vua Chu. Sau khi nắm quyền, Thành Vương đã tín nhiệm giao cho Khang Thúc làm Tư khấu của nhà Chu, nắm quyền lực trừng phạt, Vệ hầu còn được nắm quyền chỉ huy 8 sư của Thành Chu.
Tấn là đất phong của thúc Ngu, em của Thành Vương. Đó là khu vực nay thuộc tỉnh Sơn Tây, từ xưa vốn là nơi cư trú của bộ lạc Quần Địch, họ thường xuyên nổi loạn, từ thời triều Thương phải thường xuyên động binh. Sau khi Võ Vương chết, Đường quốc ở đây thừa cơ phản loạn. Để tăng cường phòng ngự với Quần Địch, Thành Vương phong cho em là Thúc Ngu đất Đường (nay là Kỳ Thành Sơn Tây), quốc hiệu là Đường, đến đời con của Thúc Ngu đổi tên nước là Tấn. Đây vốn là đất cũ của triều Hạ, Thúc Ngu còn được nhận dân chín tộc vốn là người Hạ, cho nên nước Tấn phải thực hành chính sách chú ý đến tập quán của người Nhung Địch.
Yên là đất phong của Thiệu Công Chích. Nó là phên dậu của vương triều Chu ở vùng đông bắc, đây là vùng đất rất quan trọng, nó có thể khống chế các bộ lạc Nhung Địch ở nam bắc Yên Sơn và và vùng Liêu Tây, có thể ảnh hưởng đến khu vực giữa Bạch Sơn và Hắc Thuỷ. Ngoài ra, ở phía nam, ở vùng thượng du Hoài Thuỷ còn có Tưởng, Tư (nay là huyện Tư tỉnh Hà Nam), nước cùng họ, ở Đường, lưu vực sông Bạch Hà có Thân, Lữ nước họ Khương, ở vùng giữa Hoài Thuỷ và Hán Thuỷ có Hán Dương Chư Cơ, trong đó Tuỳ (nay là huyện Tuỳ, tỉnh Hồ Bắc) là nước lớn nhất. Ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang, trước Văn Vương đã có nước Ngô do con cả của Cổ Công Trực Phụ là Thái Bá và con thứ là Trọng Ung thiết lập ở ven Thái Hồ.
xem thêm:
Thanked by 1 Member:
|
|
#400
Gửi vào 01/02/2016 - 01:59
...Theo thống kê của các học giả, trong phần hào từ của “Chu dịch” cũng có đến hơn bảy mươi bài ca dao giản đơn, còn có một số bài miêu tả trực tiếp cảnh ca máu, như “Trung phù. Lục tam”: “đắc địch, hoặc cổ, hoặc bãi, hoặc khấp hoặc ca”...
...Từ các tài liệu đó cùng với việc tham khảo các tài liệu nhân loại học thế giới,, có thể thấy tính chất tráng quan và uy mãnh của múa nhạc trước thời Tây Chu, chúng không triền miên, dài dòng như múa nhạc của đời sau, lấy mua vui làm mục đích, rất ít mang màu sắc chính trị, luân lý.. Nó gắn liền với chiến tranh và lễ nghi, gắn bó chặt chẽ với sự sùng bái tô tem thời nguyên thuỷ.. Nó là phương thức biểu đạt tình cảm của con người, lại là con đường để giao lưu với trời đất quỷ thần. Vào thời đó, “dân thần tạp cư” (người và thần ở lẫn lộn), người gắn liền với thần, hoặc nói con người muốn được sự giúp đỡ của thần cần phải thông qua hình thức lễ nghi để tiếp cận. Lễ nghi có nghi thức quan trọng nhất là múa nhạc, vì chỉ có múa nhạc mới có thể đưa con người vào trạng thái phi lý tính , rũ bỏ những tạp niệm để đạt tới ý nghĩa chân chính người và thần hợp nhất. Có như vậy vì múa nhạc thời ấy đều mang âm hưởng lay động trời đất. Âm hưởng ấy thể hiện người xưa vừa sợ hãi vừa gần gũi với thần linh, đồng thời cũng là biểu hiện của khí chất anh hùng của họ...
xem thêm:
ps: đoạn trên có thể là gợi ý cho việc tiếp cận thêm với quẻ Ly/La?
- liên quan đến hào 6:
...Chu Vũ Vương diệt Thương, nhưng giữ dân lại không coi họ là tù binh chiến tranh dr đem giết. Thời Chu Công chấp chính, “ra lệnh cho vi tử bắt đầu thay thế nhà Ân, điều hành xã tắc, viết “Vi tử chi mệnh”...
xem thêm:
Sửa bởi pth77: 01/02/2016 - 02:22
Thanked by 1 Member:
|
|
#401
Gửi vào 01/02/2016 - 02:35
- một liên hệ giữa vua Cao Tông (h3&h4 của 2 quẻ Vị Tế &Kí Tế) với nước Quỷ phương:
...Phương quốc đời Thương là một khái niệm rất phức tạp. Tuy trong bốc từ đều gọi là “Phương” , như Thổ phương, Tỉnh phương, Triệu phương, Ba phương, Quỷ phương, Đại phương , ấn phương , Cang phương, Hộ phương, Nguy phương, Mạnh phương, Lâm phương, Mã phương, Cát phương, Long phương, Hổ phương, Đan phương, Tỉnh phương, Quy phương, … nhưng quan hệ với triều Thương của các phương quốc này có khác nhau. Có thể chia làm hai loại. Một loại là đối tượng vương triều Thương chinh phục, có nghĩa vụ cống nạp với triều Thương; một loại khác là các phương quốc chưa chịu hàng phục...
xem thêm:
Thanked by 1 Member:
|
|
#402
Gửi vào 02/02/2016 - 00:31
- Tôn tửu (h4 Khảm)- Trong một cuộc khai quật mộ cổ Phu Hao ( Phụ Hảo ) tại Hà nam, Trung quốc . Rất nhiều báu vật từ thời Thương Chu được phát hiện . Trong hai trăm món đồ đồng có đôi tôn rượu hình con cú rất độc đáo , tinh sảo , nó đã trở thành báu vật văn hóa Trung hoa ( Hình 1 )
theo: (st)
- thông tin:
...lịch sử khảo cổ, mộ lớn thời Thương đã được khai quật nhiều, nhưng quy mô và di vật phát hiện được nhiều như trong mộ thời Thương ở Tân Cán thì hiếm. Ngoài các lăng vua chúa ở Ân Khư ra, các nhà khảo cổ còn đào được mộ lớn ở Tô Phụ Đồn, Ích Đô, tỉnh Sơn Đông, v..v. , . nhưng đáng tiếc là mười mộ thì chín mộ trống không, các nhà khảo cổ chỉ có thể thông qua những hiện vật còn lại để tưởng tượng sự giàu sang vốn có. Ngôi mộ thực sự được bảo tồn hoàn hảo có thể so sánh được với mộ thời Thương ở Tân Cán cũng chỉ có mộ Phụ Hảo ở Ân Khư. Nếu nói là giống mộ Phụ Hảo ở Ân Khư thì hố tế lễ ở gò Tam Tinh, Quảng Hán tỉnh Tứ Xuyên và hàng loạt đồ đồng thau của nó đã làm cho giới khoa học xôn xao một thời, vậy việc phát hiện mộ lớn thời Thương ở Tân Cán, Giang Tây, cũng khiến người ta phải khâm phục ở thời Thương, văn hóa đồng thau ở khu vực Trung Nguyên đã bước vào thời kỳ phồn thịnh đỉnh cao, đã phát triển thành một điển hình tiêu biểu của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng nền văn hóa của cùng thời kỳ này, ở vùng xung quanh hồ Phồn Dương đang ở trình độ như thế nào, diện mạo, đặc trưng, con đường phát triển của nền văn hóa đồng thau ở đây ra sao? Nền văn minh đồng thau ở xung quanh nó có mối quan hệ thế nào? Vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều...
xem thêm:
Sửa bởi pth77: 02/02/2016 - 00:42
Thanked by 2 Members:
|
|
#403
Gửi vào 15/02/2016 - 16:11
...“Khoan dung” có thể là từ chính xác nhất. Nó hoàn toàn có thể truyền đạt được ý nghĩa của các lí tưởng và giá trị từng ngự trị trên bầu trời suốt mấy thế kỉ qua và chỉ gần đây mới ngả dần về phía chân trời để rồi biến mất hẳn cùng với sự xuất hiện của nhà nước toàn trị...
trích từ tác phẩm " Đường về nô lệ" của F.A.Hayek, dịch giả: Phạm Nguyên Trường- chương I: con đường bị chối bỏ.
- đoạn trích phía trên có thể là một gợi ý thú vị (bổ sung) cho việc tiếp cận thêm với quẻ Ly/La dưới góc nhìn về các giá trị có tính tư tưởng/ tinh thần (mà tín ngưỡng là một phần quan trọng trong thời kỳ cổ đại xa xưa), và có thể xem xét ở cả khía cạnh "nguyên tắc đối lập" với giá trị có tính thực tiễn/ thực tế của quẻ Khảm chăng? (“Khoan dung” dường như cũng là tư tưởng chủ đạo của hào 6 quẻ Ly/La; và ở khía cạnh khác, sự biến đổi ánh sáng trên bầu trời có thể là ẩn dụ cho sự thăng hoa hay suy tàn của hệ giá trị tư tưởng/ tinh thần cốt lõi)
- xem thêm:
Sửa bởi pth77: 15/02/2016 - 16:15
Thanked by 2 Members:
|
|
#404
Gửi vào 21/02/2016 - 03:10
* quẻ Sư:
- cổ đại là trường hợp Lưu Bang phong tướng cho Hàn Tín, có thể minh hoạ cho quẻ ở một vài khía cạnh như: đăng đàn bái tướng (h2), đánh trận quyết định (sau nhiều trận thua) với Hạng Vũ để giành thắng lợi (h5), sau đó lập nên nhà Hán (h6)
- hoặc cận đại là trường hợp H-C-M phong tướng cho Võ Nguyên Giáp, đánh trận Điện Biên Phủ quyết định, để sau đó tiếp quản thủ đô.
* quẻ Tiểu Súc:
- là trường hợp của Văn Vương bị giam ở Dữu Lý.
- là Nguyễn Trãi khi bị giam lỏng ở Đông Quan, chịu mất mát về gia cảnh và thân thể- cha bị bắt, bản thân bị giam- mà vẫn kiên nhẫn sửa soạn tương lai trong sự mất mát của hiện hữu bằng cách viết Bình Ngô sách, để rồi sau đó cùng với Trần Nguyên Hãn về với Lê Lợi.
- họ là người quân tử, chịu cảnh mất mát hiện hữu, những vẫn Chở đức cao- viết sách lược cho dân tộc- và khi đến thời điểm thuận lợi thì họ được tự do. (đó phải chăng cũng là lí do mà nếu là phụ nữ trong hoàn cảnh này thì nguy?)
* quẻ Minh Di:
- Mao Trạch Đông với Cách mạng văn hoá có thể là một minh hoạ thú vị cho quẻ này, một ứng xử tuy phù hợp với quẻ, nhưng dường như không phù hợp với bài học được rút ra từ quẻ trong cách ứng xử với trí tuệ/ người hiền.
- Mao Trạch Đông, với một quan điểm nổi tiếng (được cho là của ông) "trí thức là...", trong CMVH đã đưa hàng loạt trí thức về nông thôn- Ánh sáng bị che .Điềm (chịu ) gian khổ (mới) lợi; h1- đã "biếm" chức Đặng Tiểu Bình (h2); đã sử dụng "bè lũ bốn tên" (h3); đã triệt hạ Lưu Thiếu Kỳ (h4); đã khiến Chu Ân Lai phải "ẩn mình", kiên nhẫn để điều hoà tình hình(h5). CMVH do vậy đã tạo ra một thời kì Tối tăm không chút ánh sáng trong lịch sử Trung Quốc.
* quẻ Tuỵ:
- Lưu Bị có lẽ là trường hợp có thể minh hoạ cho quẻ Tuỵ ở một vài khía cạnh:
+ Tụy là đám đông tụ họp chung quanh đấng thiên vương ( thủ lĩnh đóng cà hai vai trò vua / nhân quyền và thiên tử / thần quyền ), là người có bổn phận và nhiệm vụ kết tụ mọi người lại thành một nhóm người , một bộ lạc, làng xã, đất nước: Lưu Bị có xuất thân dòng dõi đế vương, tự cho mình có lý tưởng/ bổn phận khôi phục lại nhà Hán
+ Để mọi người hiểu rằng sự quần tụ là cái gì vượt qua cái cá nhân , cũng như nếu không có chất keo nào gắn liền tất cả với nhau thì nhóm sẽ tan rã: Lưu Bị có hai chất keo có thể kết dính là dòng dõi vương gia và danh tiếng nhân đức
+ Hợp tụ tế lễ.Nhà vua cúng ở tông miếu , (tổ tiên ) về chứng giám .Nên gặp bậc tài đức.Hanh thông, điềm lợi.Dùng thú lớn mà tế, mở.Nên có chỗ đi: Lưu Bị bắt đầu sự nghiệp "tụ"/ thủ lĩnh tinh thần qua cuộc kết nghĩa đào viên đánh quân Khăn vàng.
* quẻ Cấn:
- là trường hợp của Lưu Dung, ông bị gù lưng, nên khi làm tể tướng, ông bị chê có dáng dấp không phù hợp với địa vị, do vậy đã được ông bố vợ Bát Vương gia "dạy" cách đi đứng. Bản thân Lưu Dung đã là một người có tài năng, có tu dưỡng, nên khi được giao chức vụ quan trọng thì được "dạy" về tác phong để "y phục xứng ký đức"- Rất có khả năng quẻ này chép lại sự kiện dạy về nghi thức tác phong nghiêm trang trong triều đình, trong hoàng cung
- Cấn phải chăng là sự kết hợp của cả hai điều là tu dưỡng và tác phong, để có được những người có năng lực "trọng hậu"- sâu và rộng- và do vậy có thể được giao gánh vác chức vụ, trọng trách.
* quẻ Trung Phu:
- là trường hợp Nelson Mandela khi chống lại nạn phân biệt chủng tộc, xoá bỏ nó, và sau đó đã ứng xử rất "khoan dung" với những người cầm quyền trước đó- những người khác màu da và là kẻ thù (khác biệt sâu sắc)- tạo ra cho Nam Phi một bầu không khí có sự đồng lòng, đồng tâm, hòa thuận, thông cảm với mọi sự việc, mọi người ở một thời điểm.
- là việc Thánh Gandi trong cuộc đấu tranh bất bạo động với người Anh để giành chính quyền, một sự mở rộng "hư tâm" để đấu tranh, cảm hoá kẻ thù.
- hoặc có thể là trường hợp Võ Văn Kiệt đã mở rộng "hư tâm" để hợp tác với "nhóm thứ sáu"- nhóm trí thức của VNCH- trong việc xây dựng nhiều chính sách quan trọng của quốc gia thời đổi mới.
...
** nhận xét:
- những thí dụ trên đã có thể góp phần minh hoạ cho (ít nhất) một giá trị có tính thực tiễn của Chu Dịch chăng, một giá trị về văn hoá, chính trị- dưới góc nhìn hình nhi hạ.
- qua những thí dụ đó, dường như ta có thể nhận thấy Chu Dịch hướng tới một nền chính trị Vương Đạo trên thực tiễn chăng? (và trên thực tế, phải chăng Chu Dịch cũng có thể cũng được giảng dạy cho tầng lớp quý tộc- học tại quan phủ- như trong sdd của Cao Xuân Huy?)
- theo đó, thông qua một nền chính trị Vương Đạo, Chu Dịch đã "phóng chiếu" các giá trị của nó vào không- thời gian, bởi các giá trị này được thực thi qua những Người Quân tử/ Thủ lĩnh chính trị, những người có thể tạo ra lịch sử, hay tham gia vào guồng quay của "bánh xe lịch sử" chăng?
- qua những thí dụ đó, dường như ta có thể nhận thấy thêm về một "Chu trình Dịch chuyển" có tính tuần hoàn, dù không lặp lại giống nhau, của lịch sử chăng?
- qua những thí dụ đó, dường như ta có thể nhận thấy thêm về sự "khác nhau" trong việc thực thi các giá trị của Chu Dịch trên thực tiễn chăng, khi cảm nhận nó qua vai trò của người thực thi (quân tử hay tiểu nhân), qua địa vị của người thực thi (thủ lĩnh hay người thường)... (những cảm nhận này có thể cũng giúp ích khi vận dụng BTHL, một ứng dụng "chỉ" có giá trị qua các hành động/ hoạt động thực tiễn)
ps: các thí dụ trên thuần tuý nhằm góp phần minh hoạ cho Chu Dịch, không dính dáng gì đến chính trị, chính em, rất mong là nó không bị hiểu trệch đi, gây ảnh hưởng nhạy cảm, làm khó dễ cho admin !!!!!!
Thanked by 2 Members:
|
|
#405
Gửi vào 24/02/2016 - 13:36
Theo truyền thuyết, anh hùng trị thuỷ chính là Vũ. Các tài liệu đều không nghi ngờ gì điều này mà còn xxem Vũ là nhân vật lịch sử có thật. Đầu thế kỷ này, Cố Hiệt Hương đưa ra nghi ngờ và cho rằng Vũ chẳng qua “chỉ là một con rắn”, cụ thể là con thằn lằn, về sau lại cho rằng đó là một con rồng. (“Cổ Sử Biện” chương III, Nxb Cổ tịch, Thượng Hải, 1982, trang 155). Thực ra, hai cách nói anưng này lại tự mâu thuẫn với nhau. Cả hai đều nói là “một con trùng có chân”. Vài năm gần đây, ông Vương Vũ Tín lại cho rằng Vũ là “một con rắn giàu sức sống”. (Vương Vũ Tín, “Bàn về ảnh hưởng lịch sử trong truyền thuyết về Tắc Vũ từ khi Tắc Vũ trong “Sử ký” bị mai một, dẫn từ Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1989).
Nói Vũ là một loại côn trùng, điều này rất khó được người Trung Quốc chấp nhận. Khi Cố Hiệt Hương nêu ra thuyết trên đã gặp phải sự chê cười của giới học thuật. Nhưng thuyết của họ Cố và họ Vương lại không phải không có căn cứ.
Chữ “Vũ” trong kim văn “Thúc hướng đỉnh”, “Vũ đỉnh”, “Tần Công Quỹ” đều có hình một con trùng. Hứa Thận nói rõ hơn và khẳng định trong cuốn “Thuyết văn” rằng: “Vũ, trùng dã”. Trên thực tế nói Vũ là một con trùng, thực ra là một cách nói ẩn dụ đặc biệt của người xưa. ý nghĩa rằng Vũ là tượng trưng cho nam quyền . Theo nghiên cứu của Triệu Quốc Hoa, thằn lằn là con vật người xưa rất sùng bái, nó tượng trưng cho sự sùng bái giống đực ( Triệu Quốc Hoa “Luận về sùng bái phồn thực” Nxb KHXH Trung Quốc , 1980, trang 128) vừa là sùng bái giới tính, vừa là sùng bái nam quyền.
Về điểm này, chúng ta cũng có thể tìm thấy chứng cứ trong truyền thuyết về Tắc. Cuốn “Sơn hải kinh”. Hải nội kinh” có viết: “Nạn Hồng thuỷ lụt lội khắp thiên hạ, Tắc không chờ lệnh của Đế mà tự ý lấp đất để ngăn hồng thuỷ. Đế liền ra lệnh cho Chúc Dung giết chết Tắc ở Vũ Giao. Tắc lại đầu thai trở lại biến thành Vũ.” Vũ là con của Tắc nhưng Tắc làm sao lại có thể đẻ ra Vũ từ trong bụng của mình được? Khuất Nguyên trong bài thơ “Thiên vấn” đã nêu ra câu hỏi sau: “Bá Tắc sinh ra Vũ từ trong bụng, vậy đã biénhoá thế nào đây?” Thực ra Tắc trong truyền thuyết của người xưa không phải là giống đực mà là giống cái. Cuốn “Thuyết văn” viết: “Tắc ngư giới” (Tắc là bài cá). Cuốn “Thập di ký” cũng viết: “Tắc từ khi bị chết chìm ở Vũ Uyên biến thành cá đen,lúc nổi lên thường ngồi trên lưng con cá lân, cưỡi trếnóng Hoàng Tu, người trông thấy gọi là hà tinh. Với người Trung Quốc cổ đại, cá luôn là ẩn dụ dùng để chỉ người phụ nữ. Học giả Văn Nhất Đa mấy chục năm trước đây đã viết cuốn “Thuyết ngư”, phân tích về điều này một cách rất có hệ thống. Ông cho rằng tất cả mọi chỗ có nhắc đến cá trong “Kinh Thi” đều có hàm nghĩa là giao phối, đều tượng trưng cho hành vi tình ái giữa nam và nữ. Quẻ “Dịch” tương quẻ Khôn ở dưới và Cấn ở trên được giải thích rằng: “Quẻ Bác Khôn dưới Cấn trên, ngũ âm nhất dương, chúng âm ở dưới nâng nhấc dương ở trên tựa như xâu cá vậy. Cuốn “Lục ngữ” viết: “Loài cá rất được người yêu quý vì đem lại cho họ nhiều lợi ích”. Lý Đỉnh Tộ đời Đường trực tiếp giải thích rằng: “Cá là âm vật”. Cuốn “Hậu Hán thư. Hoàng hậu kỷ” có chép một đoạn về lời của Lương Hoàng hậu như sau: “Dương lấy bố thí rộng rãi làmđức, âm lấy bất chuyên làm nghĩa. Âm dương nhiều lần kết hợp với nhau để sinh sản. Phúc do đó mà thịnh. Do bệ hạ lúc nào cũng muốn chuyện mây mưa thứ tự như xâu cá nên xin miễn tội cho kẻ tiểu thấp có những lời này”. ở đây toàn nói chuyện gối chăn nam nữ. Cuốn “Hán hậu thư. Dương Chấn liệt truyện” cũng viết: “Cát dụng bản chi ân, thận quán ngư chi thứ.” Lý Hiền đời Đường giải thích rằng: “Vua ngự lãm các cung nhân, thứ tự như xâu cá vậy”. Học giả trên đã giải thích ngắn gọn, tỉ mỉ thật đã rõ ràng.
Sửa bởi Ngu Yên: 24/02/2016 - 13:37
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() BÁO ĐỘNG ĐỎ: Suy Thoái Đang Nuốt Chửng Nước Mỹ? Sự Sụp Đổ Kỷ Lục Của Niềm Tin Người Dân! |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCT![]() Mời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
![]() |
|
![]() ![]() Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
![]() |
|
![]() Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












