Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#376
Gửi vào 10/10/2015 - 18:21
*Nhận xét:
- khi xét mối tương quan giữa hào âm/dương (tiểu/đại) với lời hào ở khía cạnh cát/hung, lợi/hại thì dường như ít thể hiện một tính quy luật? thí dụ: các quẻ có các hào dương/âm liên tiếp thì giá trị cát/hung, lợi/hại ít phụ thuộc vào biểu tượng hào, mà dường như chỉ tuân theo tính tuần tự/liên tiếp của vị trí hào, chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ giá trị của toàn quẻ, tuỳ theo diễn biến quẻ, chẳng hạn như ở cặp quẻ Trung Phu/Tiểu Quá; Thái/Bĩ; Phục/Bác...
- nhìn nhận từ khía cạnh trên, thì có thể loại trừ giả thiết về dụng cửu/dụng lục khi cho rằng giá trị của dụng cửu/dụng lục là phổ biến cho toàn bộ các hào của Chu Dich? Theo đó, có thể khẳng định giả thiết về giá trị của dụng cửu/dụng lục là chỉ trong phạm vi hai quẻ Kiền/Khôn?
- nếu các khía cạnh trên là khả dĩ chấp nhận được, thì có chút lỏng lẻo giữa hệ (i) và (ii) của Chu Dịch trong sự tương quan cát/hung, lợi/hại (bên cạnh sự ưu tiên về tính đối xứng/đối nghịch của các cặp quẻ), và điều này có thể bắt nguồn từ (giả thiết về) sự "vay mượn" hệ (i)?
- các điều trên có lẽ cũng giúp củng cố thêm giá trị của nguyên tắc "ưu tiên về tính đối xứng/đối nghịch" của Chu Dịch- thể hiện sự nhất quán cả ở cặp "dẫn xuất" tiểu/đại (Âm/Dương) lẫn cả ở biểu tượng quẻ trong hệ (i), và ngữ nghĩa của quẻ trong hệ (ii)- là chính yếu
**Nhận xét:
(trích từ sách (ebook): "Tư tưởng Phương Đông-gợi những điểm nhìn tham chiếu" của Cao Xuân Huy)
- Nhà Tây Chu bước sâu vào chế độ nô lệ với những đặc điểm:
1) Thổ địa là sở hữu của quý tộc, thị tộc
2) Tôn giáo là công cụ thống trị của quý tộc, thị tộc
3) Chính trị, tôn giáo (lễ), đạo đức là một, do đó về phương diện tư tưởng thì "học tại quan phủ" (học tại trường quan); chỉ có văn hoá quý tộc mà không có tự học dân gian (tr375-sdd, hết trích)
- nhà Chu lập thuyết Mệnh Trời
- Chu Dịch (dưới góc nhìn "hình nhi hạ") là một túi khôn của nhà Chu về phương diện chính trị, văn hoá
*** Nhận xét:
- từ một vài ý tứ trên, liệu có thể thiết lập thêm một giả thiết về dụng cửu/dụng lục?
+ dụng cửu: là (nhà Chu) được Thiên thời (quẻ Kiền), ứng với điềm thấy bầy rồng, một ý niệm (có tính huyền thoại) mở đầu cho việc gánh vác Mệnh Trời (việc tương tự: Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long cũng với một điềm lành)
+ dụng lục: là (nhà Chu) được Địa lợi (quẻ Khôn), một ý niệm về sự bền vững muôn đời của Mệnh Trời
- Vậy còn Nhân hoà? phải chăng chính Chu Dịch là giá trị sẽ tạo ra Nhân hoà, với tư cách là một "túi khôn" được "học tại quan phủ" (học tại trường quan), chỉ dành cho quý tộc cầm quyền?
ps: (xem tr377-sdd) cũng có thể củng cố thêm giả thuyết về ý nghĩa của quẻ Ly/La: một sự bám víu (có tính tín ngưỡng) về mặt tinh thần, biểu hiện bằng một nghi lễ cầu khấn
Thanked by 2 Members:
|
|
#377
Gửi vào 13/10/2015 - 12:21
*Nhận xét:
- giả thiết trên có lẽ đã bỏ thêm một phiếu thuận cho giả thuyết của bản dịch?
- trở lại với hai quẻ Kiền & Khôn, ta quan tâm thêm tới các yếu tố như chữ "dụng" trong dụng cửu-dụng lục; biến cả 6 hào; chữ "rồng":
+ chữ "dụng": trước khi "dụng", có lẽ người ta cần một sự quan sát, suy ngẫm cẩn trọng, sau đó mới "dụng"/hành động. Phải chăng, chữ "dụng" này nên mở rộng cách hiểu- ngoài nghĩa căn bản- là sự biến chuyển/biến đổi, gắn với sự chuyển hoá (hoàn toàn) của 6 cặp tiểu/đại?
+ biến cả 6 hào: là sự biến chuyển/biến đổi, sự chuyển hoá (hoàn toàn) của 6 cặp tiểu/đại? Và chính nhờ sự biến chuyển này mà nó sẽ tạo ra các giá trị của dụng cửu- dụng lục? (Hay nói cách khác, nó sẽ được xem xét dưới góc nhìn về dịch giao, với ý nghĩa như là một trao đổi)
+ chữ "rồng": ta biết rằng biểu tượng con Rồng chỉ được sử dụng duy nhất ở hai quẻ Kiền & Khôn, hai quẻ mở đầu cho Chu Dịch, và điều này là có chủ ý đặc biệt? Bên cạnh biểu tượng về sức mạnh huyền thoại, phải chăng nó còn mang một biểu tượng có ý nghĩa thực tế hơn- gắn liền với hai quẻ Kiền&Khôn- là biểu tượng quyền lực tối cao cho địa vị của Người/lực lượng được gánh vác Mệnh Trời?
**Nhận xét:
- ta thử xem xét sự "biến cả 6 hào" dưới góc nhìn về dịch giao, với ý nghĩa như là một trao đổi và chuyển hoá:
i/ dụng cửu:
+ Hào 1 : Tiềm long vật dụng- Rồng còn ẩn náu (dưới sông), chớ dùng chuyển hoá sang Lý sương, kiên băng chí- Đi trên sương giá, băng cứng ( sẽ) đến thì hàm ý rằng lực lượng/sức mạnh đã có/hay còn chưa đủ, đang ở thời (sơ) nên ẩn dấu, nhưng cần hiểu rằng nó sẽ được sử dụng hữu hiệu trong tương lai như là một quy luật.
+ Hào 2 : Hiện long tại điền.Lợi kiến đại nhân- Rồng hiện ra ở đồng. Nên đi gặp đại nhân chuyển hoá sang Trực phương, đại bất tập .Vô bất lợi- Thẳng đến (bốn) phương (phương nghĩa đầu là vuông). lớn mà không cần tập. Chẳng gì không lợi thì hàm ý rằng đến thời lực lượng/sức mạnh đã có thể xuất hiện, và nó sẽ có được một không gian rộng lớn để hoạt động một cách thuận lợi.
+ Hào 3: Quân tử chung nhật càn càn. Tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu- Quân tử cả ngày cương quyết, cứng rắn, đến đêm lo âu cẩn thận. nguy, không lỗi chuyển hoá sang Hàm chương khả trinh . Hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung- Văn vẻ ngậm chứa, điềm chứa (nhiều) khả năng.Giả dụ như ra giúp vua thì đừng làm hoàn thành (riêng theo ý mình ) thì mới được chót (có hậu) thì hàm ý rằng khi người quân tử có được sự cẩn trọng, sáng suốt thì có thể ra giúp sức cho lực lượng/sức mạnh chính trị, và chính sự cẩn trọng này sẽ giúp họ có được vô thành hữu chung.
+ Hào 4: hoặc dược tại uyên, vô cữu- Có thể bay lên từ vực thẳm, không lỗi chuyển hoá sang Quát nang, vô cữu, vô dự- Đóng túi . Không chê, không khen thì hàm ý rằng khi ở thời còn có sự nghi hoặc, lưỡng lự thì hãy "ém"/quát nang lực lượng/sức mạnh lại, chưa làm vội thì không ảnh hưởng gì- Không chê, không khen.
+ Hào 5 : Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân- Rồng bay trên trời .Nên đi gặp đại nhân chuyển hoá sang Hoàng thường, nguyên cát- Xiêm vàng, tốt lớn thì hàm ý rằng đã đến thời có thể sử dụng tối đa lực lượng/sức mạnh để có thể dành được Xiêm vàng- địa vị tối cao- nên tốt lớn.
+ Hào 6: Kháng long hữu hối- Rồng kiêu mãn. Có hối chuyển hoá sang Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng- Rồng đánh nhau ngoài xa, máu chúng (chảy) đen vàng thì hàm ý rằng đến thời mạt, lực lượng/sức mạnh có thể đạt tới cực điểm, nên nếu kiêu mãn thì rất có thể phải đối mặt với những cuộc chiến được gây ra bởi những lực lượng/sức mạnh khác, dẫn đến tổn thất.
+ Dụng cửu (6 hào dương cùng biến sang âm) : Kiến quần long vô thủ, cát- Thấy bầy rồng, không con nào cầm đầu , mở hàm ý rằng nếu/khi quan sát, suy ngẫm và thực thi được đầy đủ cả sáu thời kì của quẻ thì có thể xây dựng được một lực lượng/sức mạnh đủ để độc lập, ngang bằng với các lực lượng/sức mạnh khác, và nhờ vậy mà có thể mở ra khả năng tranh chấp để vươn lên (gánh vác Mệnh Trời)- Nhưng ý riêng là nên hiểu Bầy rồng mất đầu, như nhà Ân vì đế Trụ tàn bạo mà mất cơ nghiệp nếu ta so sánh với quẻ khôn và lời Dụng Lục.Cát ở đây là cho nhà Chu có cơ hội đoạt nghiệp vì vậy mới " thấy " bầy rồng không đầu mà cát
ii/ dụng lục: (có lẽ nên hiểu dưới góc độ đã có một lực lượng/sức mạnh- quẻ thứ 2)
+ Hào 1 : Lý sương, kiên băng chí- Đi trên sương giá, băng cứng ( sẽ) đến chuyển hoá sang Tiềm long vật dụng- Rồng còn ẩn náu (dưới sông), chớ dùng thì hàm ý rằng ở thời sơ, quy luật là nên ẩn dấu đi lực lượng/sức mạnh của mình.
+ Hào 2 : Trực phương, đại bất tập .Vô bất lợi- Thẳng đến (bốn) phương (phương nghĩa đầu là vuông). lớn mà không cần tập. Chẳng gì không lợi chuyển hoá sang Hiện long tại điền.Lợi kiến đại nhân- Rồng hiện ra ở đồng. Nên đi gặp đại nhân thì hàm ý rằng đã đến thời có được không gian/lãnh thổ để có thể phô trương/sử dụng lượng/sức mạnh của mình, nên sẽ có thuận lợi khi tham vấn đại nhân để có thể xây dựng chiến lược.
+ Hào 3: Hàm chương khả trinh . Hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung- Văn vẻ ngậm chứa, điềm chứa (nhiều) khả năng.Giả dụ như ra giúp vua thì đừng làm hoàn thành (riêng theo ý mình ) thì mới được chót (có hậu) chuyển hoá sang Quân tử chung nhật càn càn. Tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu- Quân tử cả ngày cương quyết, cứng rắn, đến đêm lo âu cẩn thận. nguy, không lỗi thì hàm ý rằng người quân tử đã (xuất lộ) ra giúp vua, muốn vô thành hữu chung thì nên luôn cẩn trọng, sáng suốt.
+ Hào 4: Quát nang, vô cữu, vô dự- Đóng túi . Không chê, không khen chuyển hoá sang hoặc dược tại uyên, vô cữu- Có thể bay lên từ vực thẳm, không lỗi thì hàm ý rằng ở thời nên "ém"/quát nang lực lượng/sức mạnh lại, thì việc có sử dụng hay không cũng không ảnh hưởng gì- không lỗi.
+ Hào 5 : Hoàng thường, nguyên cát- Xiêm vàng, tốt lớn chuyển hoá sang Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân- Rồng bay trên trời .Nên đi gặp đại nhân thì hàm ý rằng ở thời đã có địa vị cao, lực lượng/sức mạnh đã vững vàng thì có thể sử dụng, và nên tham vấn đại nhân để có thể xây dựng chiến lược.
+ Hào 6: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng- Rồng đánh nhau ngoài xa, máu chúng (chảy) đen vàng chuyển hoá sang Kháng long hữu hối- Rồng kiêu mãn. Có hối thì hàm ý rằng ở thời mạt, lực lượng/sức mạnh có thể đã phải tham chiến nhiều, có thể tổn thất cũng như mạnh thêm, nhưng dù gì thì cũng nên duy trì ổn định, không nên kiêu mãn, kẻo Có hối.
+ Dụng lục ( 6 hào âm biến cả thành 6 hào dương):Lợi vĩnh trinh- Điềm lợi muôn đời hàm ý rằng nếu/khi quan sát, suy ngẫm và thực thi được đầy đủ cả sáu thời kì của quẻ thì có thể duy trì, ổn định được địa vị, lực lượng/sức mạnh một cách bền vững tới muôn đời- Phải chăng ý là Chu từ chư hầu nhờ nhu khôn gặp cơ hội mà biến thành vương triều vạn đại ?
ps: có sự tương đồng giữa Hoàng thường, nguyên cát (h5) với Hoàng ly, nguyên cát (h2- Ly/La)
Sửa bởi pth77: 13/10/2015 - 12:27
Thanked by 2 Members:
|
|
#378
Gửi vào 23/10/2015 - 18:25
*Nhận xét:
- trở lại với hai quẻ Kiền & Khôn, ta quan tâm thêm tới chữ "cửu- lục" trong dụng cửu-dụng lục ở một vài khía cạnh:
i/ "cửu- lục" được xem như không đồng nhất với khái niệm chỉ các hào đại- tiểu (hay Dương- Âm): trong trường hợp này, dụng cửu- dụng lục được xem như là thuật ngữ chỉ (duy nhất) sự biến "đồng thời" cả 6 hào trong hai quẻ và sẽ mang tới các giá trị tương ứng như mô tả trong hai quẻ? (trường hợp này có thể được khảo sát thêm như ở các mes#376,377)
ii/ "cửu- lục" được xem như đồng nhất với khái niệm chỉ các hào đại- tiểu (hay Dương- Âm), trong trường hợp này, ta thử mở rộng các khảo sát cho một vài trường hợp sau:
a/ dụng cửu- dụng lục: được khảo sát thêm như ở mes#377, với ý nghĩa là quá trình/ sự biến "đồng thời" cả sáu hào, có thể dưới quan điểm như một quá trình chuyển hoá/ trao đổi hay là sự biến dịch.
b/ dụng cửu- dụng lục: được khảo sát thêm với ý nghĩa như là một quá trình biến đổi (tuần tự) từng hào riêng lẻ của mỗi quẻ. Và câu hỏi đặt ra là quá trình này liệu có mang lại các giá trị tương ứng như mô tả trong hai quẻ không?
+ sự biến đổi/ chuyển hoá (tuần tự) từng hào tiểu/ Âm của quẻ Khôn sang hào đại/ Dương, quá trình này tạo thành 6 quẻ (3 cặp quẻ đối nhau) là Sư- Tỷ, Khiêm- Dự, Bác- Phục. Và dường như có một sự ngẫu nhiên là quá trình này tạo ra quẻ mới với hào được biến dường như thoả mãn tiêu chuẩn của dụng lục- lợi vĩnh trinh- khi xem xét dưới khía cạnh cát/ hung, lợi/ hại?
+ ngược lại, sự biến đổi/ chuyển hoá (tuần tự) từng hào đại/ Dương của quẻ Kiền sang hào tiểu/ Âm, quá trình này tạo thành 6 quẻ (3 cặp quẻ đối nhau) là Tiểu Súc- Lý, Đồng Nhân- Đại Hữu, Quải- Cấu. Trường hợp này dường như cũng chia sẻ một sự ngẫu nhiên tương tự khi các quẻ mới với hào được biến cũng có thể thoả mãn tiêu chuẩn của dụng cửu- mở- khi xem xét dưới khía cạnh cát/ hung, lợi/ hại? (có lẽ chỉ có trường hợp hào 4 quẻ Quải là còn cần thảo luận?)
c/ dụng cửu- dụng lục: được khảo sát thêm với ý nghĩa như là một quá trình biến đổi (tuần tự) không phải từng hào riêng lẻ của mỗi quẻ (biến hai hào, ba hào hay bốn hào một lúc). Và câu hỏi đặt ra tương tự là quá trình này liệu có mang lại các giá trị tương ứng như mô tả trong hai quẻ không?
** Nhận xét:
- dường như tiêu chuẩn 10 (trong 10 thể cách) của BTHL cũng chia sẻ cùng một giá trị tương ứng với giá trị của dụng cửu- dụng lục?
- phải chăng dụng cửu- dụng lục còn có hàm ý như là một bài học lịch sử trong vận dụng, xây dựng sức mạnh/ lực lượng?
- phải chăng dụng cửu- dụng lục còn có hàm ý về lý dịch biến, dịch giao, bên cạnh lý dịch đối/ dịch phản như thể hiện qua các cặp quẻ?
- khảo sát việc biến đổi/ chuyển hoá không đồng thời cả 6 hào có được xem như là ngoại lệ cho dụng cửu- dụng lục không? (đặc biệt là trường hợp biến 1 hào riêng rẽ)
- hệ (i) của Chu Dịch có lẽ sẽ còn đưa tới nhiều hoài nghi khác?
Thanked by 2 Members:
|
|
#379
Gửi vào 24/10/2015 - 17:16
* Nhận xét:
- trở lại với hai quẻ Kiền & Khôn, ta quan tâm thêm tới chữ "biến cả 6 hào" trong dụng cửu-dụng lục ở một vài khía cạnh:
i/ biến cả 6 hào: là sự/ quá trình biến đổi/ chuyển hoá "đồng thời" và" cùng lúc" cả 6 hào giữa hai quẻ, nghĩa là cả 6 hào đại/ Dương của quẻ Kiền biến đổi/ chuyển hoá "đồng thời" sang 6 hào tiểu/ Âm, và "cùng lúc" đó cũng diễn ra quá trình tương tự ngược lại từ quẻ Khôn.
ii/ biến cả 6 hào: là sự/ quá trình biến đổi/ chuyển hoá "đồng thời" và" không cùng lúc" cả 6 hào giữa hai quẻ, nghĩa là cả 6 hào đại/ Dương của quẻ Kiền biến đổi/ chuyển hoá "đồng thời" sang 6 hào tiểu/ Âm, và "không cùng lúc" đó cũng diễn ra quá trình tương tự ngược lại từ quẻ Khôn. Hay nói cách khác, đó là hai sự việc độc lập và diễn ra không cùng thời điểm.
iii/ biến cả 6 hào: cũng có thể xem xét thêm dưới khía cạnh là sự/ quá trình biến đổi/ chuyển hoá "không đồng thời" cả 6 hào, và vào những thời điểm "cùng lúc" hay "không cùng lúc".
* Nhận xét:
- giá trị của sự/ quá trình "biến cả 6 hào" được thể hiện thông qua hai "khái niệm" dụng cửu- dụng lục. Hay nói cách khác, dụng cửu- dụng lục thể hiện giá trị của nó thông qua cả hai khía cạnh là sự "biến cả 6 hào" lẫn kết quả- mở và Lợi vĩnh trinh- của sự "biến cả 6 hào" này. (giá trị thể hiện ở cả quá trình thực thi lẫn kết quả của nó)
- sự/ quá trình "biến cả 6 hào", dù chủ động hay ngẫu nhiên, khi xem xét dưới khía cạnh "không đồng thời" thì nó dường như vô tình tạo thành các đồ hình hoán vị của các quẻ như mô tả ở mes#374. Hay nói cách khác, nó có thể tham gia vào sự hình thành hệ (i) của Chu Dịch, nhưng có thể không có ưu tiên trong việc hình thành "thứ tự" hiện có.
* Nhận xét:
- phải chăng, dụng cửu là quá trình- chủ động hay ngẫu nhiên/ tự nhiên- nhằm biến đổi, chuyển hoá (một cách tích cực) dòng khí lực Dương mạnh mẽ, sống động để có thể thu nhận, sử dụng, hay điều chỉnh trên thực tế, đó có thể là sự "co hẹp" lại, hay sự phân chia, hoặc là sự tiêu mòn dần cho thành nhỏ của dòng khí lực Dương? nhờ vậy mới có thể mở ra khả năng sử dụng, hay cạnh tranh? (đại --> tiểu)
- ngược lại, phải chăng dụng lục cũng là quá trình- chủ động hay ngẫu nhiên/ tự nhiên- nhằm biến đổi, chuyển hoá (một cách tích cực) các năng lực thực tế, theo cách thu nhận, tích luỹ, hợp lại, hay tăng trưởng dần dần, biến nó từ quy mô nhỏ thành lớn? nhờ vậy mới tạo ra trên thực tế một năng lực đủ lớn, và có thể sử dụng bền vững- lợi vĩnh trinh? (tiểu --> đại)
- phải chăng, dụng cửu- dụng lục cũng còn hàm ý về các quy luật (vận hành) của Âm Dương?
Thanked by 2 Members:
|
|
#380
Gửi vào 27/10/2015 - 14:38
"Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng"
(trích)...
Cách đây hơn 2.400 năm, sử gia thành Athens Thucydides nhận xét: “Nếu sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ này lan truyền ở Sparta thì việc dẫn đến chiến tranh là không thể tránh khỏi”. Thucydides đã chỉ ra những động lực chủ yếu: một bên thể hiện ham muốn khẳng định sức mạnh và luôn cảm thấy tầm vóc quan trọng trong vị thế mới của mình; trong khi bên kia là nỗi sợ bị giành mất quyền lực và sự quyết tâm bảo vệ vị trí đang có.
Trong trường hợp Thucydides ghi nhận vào thế kỷ thứ năm TCN, Athens, trong nửa thế kỷ, bắt đầu trỗi dậy dữ dội với sự bùng nổ triết học, sử học, kiến trúc, mô hình chính trị dân chủ và sức mạnh hải quân. Điều đó khiến Sparta, trong suốt cả thế kỷ là sức mạnh vô địch trên bán đảo Peloponnese, cảm thấy bất an. Thucydides cũng nói đến chiến lược xây dựng đồng minh của hai bên vào thời điểm đó. Cuối cùng, khi xung đột xảy ra giữa đồng minh hai bên (Corinth và Corcyra), Sparta cảm thấy cần thiết phải bảo vệ Corinth; khiến Athens cũng xuất binh che chở đồng minh mình. Thế là cuộc chiến Peloponnese nổ ra. Khi nó kết thúc vào 30 năm sau, Sparta chiến thắng. Cả hai bên đều tổn thất nặng nề…(hết trích)
Sửa bởi pth77: 27/10/2015 - 14:42
#381
Gửi vào 28/10/2015 - 18:10
- Vai trò của "mũi tên" dưới thời Chu, có liên quan trong quẻ Phệ Hạp:
...Việc kiện tụng, trước hết phải nộp bó tên, tiền thế chân để tránh những vụ kiện cáo điêu ngoa, trừng phạt thì trước răn dạy rồi sau mới xử phạt, và phải được quan Đại phu và người dân trong vùng đồng ý...
- xem thêm:
- Bách gia chư tử:
Thanked by 3 Members:
|
|
#382
Gửi vào 05/11/2015 - 17:52
- Vai trò của thuế " làm xâu "dưới thời Chu, có liên quan trong quẻ Bác:
...Ba cách đánh thuế ấy đều đánh trên lúa, ngoài ra lại còn thu thuế " làm xâu " [tức lực dịch].
...
Mỗi Khâu phải nộp ngựa trâu 1 con, bò 3 con. Mỗi Điện phải nộp 4 ngựa trâu, binh xa 1 chiếc, trâu 12 con, giáp sĩ 3 người, bộ tốt 72 người và lính khuân vác 25 người.
Dưới thời nhà Châu gọi việc binh là xâu thuế cũng vì việc thu góp ấy...
- có thể tiếp cận thêm với quẻ Khốn qua cụm từ: phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di
- bên cạnh cấu trúc sử dụng tên quẻ trong lời hào,có thể mở rộng thêm các khảo sát về cấu trúc ngữ nghĩa của lời hào dựa trên khía cạnh về tính ưu tiên đối xứng/ đối nghịch của Chu Dịch, thể hiện qua tính chủ động/ bị động, cát/ hung (mở/ đóng)...
Thanked by 2 Members:
|
|
#383
Gửi vào 06/11/2015 - 14:49
* một số dữ liệu có tính giả thiết:
- sự tương đồng giữa Hoàng thường, nguyên cát (h5) với Hoàng ly, nguyên cát (h2- Ly/La): là (02) cấu trúc được sử dụng duy nhất trong Chu Dịch; và "hoàng" thường quan niệm là "màu vàng chỉ/ gắn với Vua". (tương tự như biểu tượng "Rồng" chỉ được sử dụng ở 2 quẻ Kiền/ Khôn)
- theo một số sách nghiên cứu có:
+ Quan Thái bá, tức Xuân quan, trông nom về việc tế lễ, hoà trên dưới, thời xưa rất chú trọng về tôn giáo cho nên phải cử một đại thần để lo riêng về việc ấy- (theo sdd Bách gia chư tử)
+ hai quan chức Chúc, Tông (trong số 4 quan chức văn hoá Chúc; Tông; Bốc; Sư) phụ trách việc giao tế (giao tiếp với thần và tế lễ tổ tiên)- (theo sách (ebook): "Tư tưởng Phương Đông-gợi những điểm nhìn tham chiếu" của Cao Xuân Huy-tr377)
+ Chim được coi là vật hiến tế quan trọng của nhà Chu- (theo sdd Nguồn gốc người Việt người Mường của Tạ Đức)- đồng thời La còn có nghĩa là lưới bắt chim.
- Ly có nghĩa là xa rời, lại có nghĩa là bám víu, lệ thuộc đối nghịch/ đối xứng (như là một nguyên tắc ưu tiên của Chu Dịch) với Tập là tập quen, khảm là hiểm trở, hố sâu, vực thẳm- tập luyện trong nguy hiểm để biết cách ứng phó.
* một số hệ quả:
- tên quẻ Ly/ La có sự gắn liền/ liên quan tới một hoạt động quan trọng của nhà Chu là giao tế với thần và tổ tiên, với vật tế chính yếu là Chim.
- Hoàng ly có thể hiểu (một cách tích cực) là vật của/ gắn với Vua, có tính tôn quý. Theo đó, hoàng ly có thể là một loài chim cụ thể/ hoặc cũng có thể là một loài chim nhân tạo, nó là vật tôn quý của/ gắn với nhà Vua, và một cách (tương đối) nhất quán với bối cảnh quẻ, bối cảnh lịch sử, thì Hoàng ly phải/ nên được sử dụng trong một nghi lễ giao tế (vì là vật có tính tôn quý nên ắt hẳn nó sẽ ít được chủ động sử dụng vào một mục đích tầm thường nào đó). Ta tạm thời loại trừ ý nghĩa là ánh sáng vàng, vì trong bối cảnh quẻ, ý nghĩa tốt lớn của nó có lẽ chỉ phù hợp với hào 1 khi cho rằng có ai đó đang đi rón rén một cách cẩn trọng trong hang tối, và nhìn thấy ánh sáng ở lối ra; nhưng nhìn tổng thể bối cảnh quẻ thì có lẽ nó vẫn mang một tính chất ít liên quan/ hay lạc lõng với nghĩa chính của quẻ cũng như các hào còn lại.
- Ly có nghĩa là xa rời, xa rời cái/ điều gì? phải chăng là xa rời thực tế khi đặt trong bối cảnh với quẻ Tập Khảm? Tập Khảm là tập quen với hiểm trở, muốn tập quen thì phải bám/ theo sát thực tế hiểm trở đó, do vậy, Ly có thể hiểu là xa rời thực tế khắc nghiệt đó không?
- Ly lại có nghĩa là bám víu, lệ thuộc, bám víu, lệ thuộc cái/ điều gì? bám víu, lệ thuộc vốn thường mang ý nghĩa tiêu cực hơn là tích cực, vậy phải chăng Chu dịch lại đề cập tới một nội dung có tính tiêu cực? có lẽ đó không phải là quan điểm chính yếu của Chu dịch (tương tự như khi Chu dịch không đề cập tới tiểu hữu, tiểu tráng)! Phải chăng, khi đặt ý nghĩa này trong bối cảnh quẻ, bối cảnh lịch sử và mối quan hệ với quẻ Tập Khảm, ta nên/ phải quan tâm hơn về ý nghĩa tích cực của sự bám víu, lệ thuộc trong quẻ Ly/ La: đó là sự bám víu, lệ thuộc có ý nghĩa tín ngưỡng/ tinh thần? Đó là sự bám víu vào một lễ vật tôn quý, là vào nghi lễ giao tế với thần và tổ tiên, và là sự đối nghịch với ý nghĩa tập quen với thực tế của quẻ Khảm, tất cả nhằm để đạt được một giá trị tinh thần bền vững- Bám chặt.Chính bền lợi, hanh thông.Nuôi bò cái, mở.
* về cấu trúc quẻ:
- hào 1,2,3 của cả hai quẻ đều miêu tả một diễn biến/ hành động cụ thể trên thực tế/ có tính hướng ngoại, nhưng có lẽ khác nhau về địa điểm diễn ra:
+ hào 1,2,3 của quẻ Ly/ La tạo ra một hình ảnh về sự trang trọng, nghiêm cẩn và u uẩn
+ hào 1,2,3 của quẻ Tập Khảm lại tạo ra một bối cảnh có phần dữ dội, hiểm nguy và biến động
- hào 4,5 của hai quẻ đều miêu tả một diễn biến tinh thần/ nội tâm:
+ hào 4 quẻ Ly/ La tạo ra một diễn biến về nội tâm có tính chất rất đột ngột, dữ dội, dồn nén, đứt quãng, dường như thể hiện một trạng thái ùa về của kí ức đau thương, một kí ức đủ để cộng hưởng cho cảm xúc dồn nén của con người.
+ hào 4 quẻ Tập Khảm lại tạo ra một trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh sau cả quá trình gian nan của 3 hào trước
+ hào 5 quẻ Ly/ La là sự tiếp nối nội tâm của hào 4, khi cảm xúc đã nén xuống, kí ức đau thương được thay bằng sự cảm thông đầy nước mắt.
+ hào 5 quẻ Tập Khảm cũng là sự tiếp nối trạng thái nghỉ ngơi của nội tâm từ hào 4, đã tạo ra một trạng thái (hoàn toàn) tự chủ, bình tâm
- hào 6 của cả hai quẻ đều diễn tả một giá trị (có thể) đạt được sau cả quá trình của 5 hào trước:
+ hào 6 quẻ Ly/ La là giá trị thắng lợi của tinh thần, của tín ngưỡng, tạo ra một niềm tin vào sự chiến thắng.
+ hào 6 quẻ Tập Khảm ngược lại là giá trị có tính mất mát của tinh thần, thực tế , nó tạo ra một sự giam hãm, thiếu tin tưởng.
- hai quẻ dường như đã chia sẻ một sự tương đồng về cấu trúc các hào 1,2,3- 4,5- 6, nhưng cũng đồng thời miêu tả một sự đối xứng/ đối nghịch (một nguyên tắc ưu tiên của Chu dịch) trong ngữ nghĩa của các hào, cũng như của quẻ.
** nhận xét:
- về mặt hình thức, dường như quẻ Ly/La đã biểu hiện khá đầy đủ cho một nghi lễ giao tế khi xem xét trong mối tương quan với các dữ liệu giả thiết, mặc dù quẻ có thể còn chứa đựng các giá trị ẩn dụ khác nhau.
- cặp quẻ cũng chia sẻ (có vẻ như ngẫu nhiên chăng) một ý nghĩa về tính đối xứng/đối nghịch và mối liên hệ tương quan khá chặt chẽ về ngữ nghĩa, cũng như biểu tượng quẻ (có tính hoán vị) giữa chúng.
- ba cặp quẻ Kiền- Khôn, Ly/La- Tập Khảm, Ký Tế- Vị Tế dường như cùng chia sẻ một vài điểm tương đồng về biểu tượng (có tính hoán vị) của quẻ, về tính đối xứng/ đối nghịch và mối liên liên hệ tương quan khá chặt chẽ về ngữ nghĩa, điều này là ngẫu nhiên?
- phải chăng hai ý niệm về ưu tiên tính đối xứng/ đối nghịch và khả năng biến "dịch" (thay đổi và chuyển hoá) cộng với biểu tượng (cũng mang tính đối xứng/ đối nghịch) hào tiểu/ đại (Âm/ Dương) là những ý niệm có tính nguyên tắc trong việc hình thành Chu Dịch?
- theo đó, lý biến "dịch" có phải được thể hiện/ gắn trực tiếp qua quá trình dụng cửu- dụng lục không khi xem xét vai trò/ giá trị của sự "biến cả 6 hào"?
- ngoài ra, có sự liên hệ nào giữa biểu hiện hình thức của quẻ Ly/La với ý nghĩa (truyền thống) của quẻ Ly bao gồm: Văn minh- Mỹ lệ- Lễ nghĩa?
Sửa bởi pth77: 06/11/2015 - 14:55
Thanked by 2 Members:
|
|
#384
Gửi vào 07/11/2015 - 22:00
- khi quan tâm tới ý nghĩa là ánh sáng vàng, thì các hào 1,2,3 có thể còn tạo ra một bối cảnh về một sự kiện nào đó có liên quan tới yếu tố thời gian, một sự kiện mà có thể diễn ra trong ít nhất một ngày, từ mờ sáng (khiến phải đi rón rén) tới khi mặt trời xế bóng. Vậy sự kiện đó có thể là gì khi đặt trong bối cảnh quẻ? Và mở rộng hơn khi đặt trong bối cảnh lịch sử, cũng như trong mối liên hệ với quẻ Tập Khảm?
- vai trò của chữ "Dịch" trong Chu Dịch được đặt ở đâu cho toàn bộ văn bản này, khi mà hầu hết nó không xuất hiện trong ngữ nghĩa của 64 quẻ, ngoại trừ hai ngoại lệ là dụng cửu- dụng lục (ở khía cạnh biến cả 6 hào)? phải chăng về mặt văn bản học thì dụng cửu- dụng lục còn đề cập tới chữ này? Hay đó là một ẩn nghĩa ngoài văn bản?
Sửa bởi pth77: 07/11/2015 - 22:02
Thanked by 2 Members:
|
|
#385
Gửi vào 07/12/2015 - 13:33
Hữu vân chu chỉ chu đại, 《 chu hĩ bổn nghĩa 》 khai thiên tức vân: "Chu, đại danh dã." Dã hữu vân chu nãi "Chu phổ" chi ý. Trịnh huyền viết: "《 chu dịch 》 giả, ngôn 《 dịch 》 đạo chu phổ, vô sở bất bị." Hoàn hữu nhân nhận vi, chu nãi"Chu kì, chu hoàn" . Cổ hữu tam dịch, trừ chu dịch ngoại, hoàn hữu"Liên sơn" , "Quy tàng" , đãn quân phi triêu đại danh, đích danh. Do thử khả thôi tri, chu diệc phi triêu đại danh, đích danh, nhi thị chu hoàn, chu nhi phục thủy chi nghĩa."Dịch" tự chi nghĩa vưu đa, hữu vân nhân tích dịch thập nhị thì năng biến sắc, cố tá vi"Biến dịch" chi"Dịch" ; hựu hữu vân"Bất dịch" ; hữu vân"Dịch giả, kì đức dã hữu vân dịch tượng nhật nguyệt, tức nhật tự hòa nguyệt tự tương hợp, tượng âm dương dã. Kim nhân đa dĩ biến dịch chi thuyết vi chính.
Bởi vậy khả suy ra, chu cũng không phải triều đại danh, địa danh, mà là chu hoàn, vòng đi vòng lại chi nghĩa!
Một cách hiểu khác về Chu Dịch?
Thanked by 4 Members:
|
|
#386
Gửi vào 07/12/2015 - 13:40
Thanked by 3 Members:
|
|
#387
Gửi vào 07/12/2015 - 14:53
coluong70, on 07/12/2015 - 13:33, said:
Hữu vân chu chỉ chu đại, 《 chu hĩ bổn nghĩa 》 khai thiên tức vân: "Chu, đại danh dã." Dã hữu vân chu nãi "Chu phổ" chi ý. Trịnh huyền viết: "《 chu dịch 》 giả, ngôn 《 dịch 》 đạo chu phổ, vô sở bất bị." Hoàn hữu nhân nhận vi, chu nãi"Chu kì, chu hoàn" . Cổ hữu tam dịch, trừ chu dịch ngoại, hoàn hữu"Liên sơn" , "Quy tàng" , đãn quân phi triêu đại danh, đích danh. Do thử khả thôi tri, chu diệc phi triêu đại danh, đích danh, nhi thị chu hoàn, chu nhi phục thủy chi nghĩa."Dịch" tự chi nghĩa vưu đa, hữu vân nhân tích dịch thập nhị thì năng biến sắc, cố tá vi"Biến dịch" chi"Dịch" ; hựu hữu vân"Bất dịch" ; hữu vân"Dịch giả, kì đức dã hữu vân dịch tượng nhật nguyệt, tức nhật tự hòa nguyệt tự tương hợp, tượng âm dương dã. Kim nhân đa dĩ biến dịch chi thuyết vi chính.
Tạm dịch cho mọi người cùng theo dõi:
Có ý kiến cho rằng "Chu" là chỉ thời đại nhà Chu, như ở phần lời nói đầu của "Chu Hĩ Bản Nghĩa" (*) có nói: "Chu, tên của triều đại vậy". Cũng có ý kiến cho rằng Chu chính là cái hàm ý của "chu phổ" (phổ biến bao quát rộng khắp nơi). Trịnh Huyền (tức Trịnh Khang Thành) viết: "[Chu Dịch] ấy, nói đến cái đạo "Dịch" phổ quát rộng khắp, chẳng chỗ nào là không có". Còn có người thì cho rằng, Chu chính là "chu kỳ, vòng tuần hoàn". Từ những cái ấy có thể suy ra, Chu cũng chẳng phải tên của triều đại, hay tên của địa danh, mà chính là mang hàm nghĩa của vòng tuần hoàn, vòng quay lại điểm khởi thủy ban đầu. Cái nghĩa của chữ "Dịch" có rất nhiều, có ý kiến nói rằng vì thấy con Tích Dịch (thằn lằn biến sắc, kỳ nhông) đổi màu cho nên mới mượn làm "Dịch (thay đổi)" của "Biến Dịch"; lại có ý kiến nói "Bất Dịch"; có ý kiến nói "Dịch ấy, cái nội dung của nó cũng nói tượng biến đổi của Nhật Nguyệt, tức là sự tương hợp của chữ Nhật và chữ Nguyệt, là tượng của Âm Dương vậy. Người ngày nay đa phần đều lấy thuyết Biến Dịch làm chính.
Chú thích (*): 《周矣本义》 "Chu Hĩ Bản Nghĩa" dịch đúng nguyên câu chữ là "Nghĩa gốc của Chu vậy". Nhưng mà QNB chưa từng biết đến cuốn này nên không dám tự tiện sửa. Chỉ biết là có cuốn "Chu Dịch Bản Nghĩa" / "Chu Hi Bản Nghĩa" 朱熹本義 của Chu Hi là nhà Lý học, khai sáng Vũ Trụ Luận của Tống Nho.
Bình luận: Đoạn anh coluong70 bôi đậm là ý kiến riêng (mang tính chủ quan) của tác giả viết đoạn văn trên. Ông ấy chỉ trích dẫn một số ý kiến khác để làm bằng cứ cho suy đoán của mình. Việc ông ấy trích dẫn 1 câu của Trịnh Huyền cũng không thể đại diện cho tư tưởng của Trịnh Huyền hoàn toàn phủ nhận chữ Chu có ý nghĩa chỉ về thời đại nhà Chu, đó có thể chỉ là 1 ý trong câu cảm thán khi Trịnh Huyền suy ngẫm về cái đạo của Chu Dịch.
P.S: anh coluong70, em vẫn chưa có thì giờ xem với tìm kiếm về cuốn BTHL mà anh nói, thật ngại quá, mong anh thông cảm!
Thanked by 3 Members:
|
|
#388
Gửi vào 07/12/2015 - 17:57
#389
Gửi vào 08/01/2016 - 14:11
- một bài viết minh hoạ thêm cho "những giọt nước mắt" của Văn Vương, Vũ Vương trong quẻ Tuỵ (bài viết mang tính thời sự và có lẽ cũng phảng phất về một chu kì/ chu trình có tính tuần hoàn/ biến đổi ?):
...
Phương pháp luận khoa học của Ngài Newton gói gọn trong chỉ một câu rất triết học: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đem ra kiểm chứng thực tế khách quan. Đó là con đường nhận thức chân lý khách quan"
...
Tất cả những nguyên lý của tự nhiên và xã hội xoay quanh chỉ 5Ws. Dịch lý cũng vậy, là nguyên lý của sự chuyển dịch chứ không có gì phức tạp
...
xem thêm:
Thanked by 1 Member:
|
|
#390
Gửi vào 11/01/2016 - 15:48
- Phải chăng "những giọt nước mắt" của Văn Vương, Vũ Vương trong quẻ Tuỵ dường như là "đỉnh cao" của một "thủ pháp công tâm"- thu phục lòng người, được các thủ lĩnh vận dụng nhuần nhuyễn, hàm chứa cả tình cảm lẫn nghệ thuật? Và ở một khía cạnh khác, do hỗ quẻ của Tuỵ là Tiệm nên cũng cho thấy một xu hướng cần có sự tiếp cận dần dần, từ từ, thong thả, từ thấp đến cao trong nghệ thuật thu phục nhân tâm của quẻ Tuỵ chăng? (mưa dầm thấm lâu và cũng ứng với tính chất "tụ" về mặt tinh thần của quẻ Tuỵ)
- Trong Tam quốc chí, có lẽ không phải vô cớ mà tác giả đã "đặt" Lưu Bị vào nhiều tình huống (quan trọng) khiến ông phải rơi "những giọt nước mắt" như vậy! Ta lưu ý tới một tình huống "khá đặc trưng" là khi Lưu Bị muốn nhờ Lã Bố giúp ở Tân Dã, đã cầu tới Trịnh Huyền- từng là thầy dạy của Lưu Bị và cũng là cha vợ của Lã Bố- viết thư cho Lã Bố nhờ giúp. Đồng thời, Kinh Châu cũng là nơi tập trung ít nhất một hệ phái về Dịch học, mà Trịnh Huyền, Lưu Biểu... là một vài đại diện xuất sắc.
Sửa bởi pth77: 11/01/2016 - 15:58
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCTMời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
||
Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
||
Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
|
|
Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Huyền Thoại Cụ 'Nguyễn Đức Cần' |
Khoa Học Huyền Bí | OTacCot |
|
10 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |