

Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#271
Gửi vào 28/04/2014 - 10:50
- Thí dụ như: hào 6 quẻ Tấn có sự khác biệt (về lời do khám phá mới) thì ta chỉ ghi vào bảng đó là hào 6 có khác, nếu cần thêm chi tiết thì ghi thêm chút cho rõ hơn sự khác thôi,ngắn gọn. Hay như hào 1 quẻ Độn...
Thanked by 4 Members:
|
|
#272
Gửi vào 28/04/2014 - 12:46
pth77, on 28/04/2014 - 10:50, said:
- Thí dụ như: hào 6 quẻ Tấn có sự khác biệt (về lời do khám phá mới) thì ta chỉ ghi vào bảng đó là hào 6 có khác, nếu cần thêm chi tiết thì ghi thêm chút cho rõ hơn sự khác thôi,ngắn gọn. Hay như hào 1 quẻ Độn...
Thanked by 5 Members:
|
|
#273
Gửi vào 28/04/2014 - 19:49
- Quẻ Minh Di có lẽ mượn hình ảnh bầy chim di cư để nói về việc "lánh nạn" của các bậc "trí tuệ" nhà Ân, từ vùng Đông Bắc về Chu (phương Tây - phía nam của vùng Đông Bắc).
Ps: Cái bảng tóm tắt điểm mới có lẽ giúp người đọc (nếu lần đầu tiếp cận) nhanh biết được các điểm khác biệt, do vậy họ có thể có sự tò mò tìm hiểu sâu hơn nên sẽ tìm đọc thêm các bản khác, chỉ giản dị vậy thôi. Tương tự như khi đọc bảng tóm tắt hào đáng vị vậy, biết hào nào như thế, nếu muốn thì sẽ tự tìm hiểu sâu hơn. (kiểu như một chỉ dẫn địa lí thôi - gọi là thông tin bổ sung, em nghĩ vậy, và khi đọc các lời hào / hoặc các dẫn giải khác họ sẽ biết thêm - đương nhiên vậy)
Sửa bởi pth77: 28/04/2014 - 19:57
Thanked by 4 Members:
|
|
#274
Gửi vào 29/04/2014 - 18:52
- Quẻ có lẽ hàm nghĩa:
+ Thời Ánh sáng bị che, nên phải dò dẫm đi/ sống trong bóng tối, do vậy cần sự chịu đựng để vượt qua/ hay chờ đến khi (trời) sáng lại - Điềm (chịu ) gian khổ (mới) lợi
+ Thời Trí tuệ bị tiêu diệt: trí tuệ của người hiền (có lẽ là Cơ Tử, Vi Tử, Tỉ Can) bị tiêu diệt/ bị dèm pha/ bị che lấp, không được coi trọng, sử dụng, do vậy mà có thể bị phế truất - Điềm khó khăn/nguy hiểm tới nhanh.
- Quẻ mượn hình ảnh con chim bị thương/ hay ánh sáng bị che, có thể hàm nghĩa:
+ Bầy chim (di cư) bay về phương Nam, có những con bị thương dọc đường (có thể là những con đầu đàn)
+ Con chim săn (đại bàng vàng) được thuần dưỡng để săn bắt bị thương khi theo chủ đi săn.
- Hào 1 : Minh di vu phi, thùy kỳ dực. Quân tử vu hành , tam nhật bất thực.Hữu du vãng .Chủ nhân hữu ngôn.
dịch : Chim đang bay thì bị thương , cánh nó rũ xuống. Người quân tử trên đường đi (lánh ) ba ngày không có ăn. Có chỗ để đi. Chủ nhân có lời tiếng.
Trí tuệ bị diệt bất ngờ/nhanh. Sự cung kính rớt xuống. Người quân tử ra đi, ba ngày chẳng ăn. Có chổ để đến. Người chủ (vua) có lời truy hỏi.
Hào sơ, bắt đầu thời Minh di bởi một việc không may Chim đang bay thì bị thương, nên cánh nó rũ xuống không bay tiếp được, tương tự như việc một Người quân tử trên đường đi (lánh ) ba ngày không có ăn, bị đói khát không đi tiếp được, nhưng hào khuyên nên bình tĩnh, tin tưởng.
Chủ nhân có lời tiếng:
+ chủ con chim phàn nàn vì nó bị thương
+ Vua Trụ nổi giận
- Hào 2 : Minh di, di vu tả cổ. Dụng chửng mã tráng. Cát.
dịch : Chim kêu rên, bị thương ở đùi trái. Cứu (người ) bằng ngựa khỏe. Mở.
Trí tuệ bị diệt, diệt cả phe phái ấy luôn. Cần cứu lấy con ngựa tốt. Mở.
Hào này tiếp nối hào sơ, cho thấy đã xác định được tình trạng thương tổn cụ thể của con chim (bị thương từ thời hào sơ), và nhận thấy nó kêu cầu cứu - Chim kêu rên, bị thương ở đùi trái. Tương tự như xác định được tình trạng cần cứu giúp của Người quân tử trên đường đi (lánh ), và tình trạng là có khả năng cứu được, do vậy nên mở
- Hào 3 : Minh di vu nam thú. Đắc kỳ đại thủ. Bất khả tật trinh.
dịch : Chim bị thương khi đi tuần tiễu phương Nam. Bắt được đầu sỏ lớn. Đoán chẳng thể nhanh.
Trí tuệ bị diệt như ở cuộc săn bắt phương Nam. Giết được đầu sỏ. Điềm bệnh tật không khỏi được.
Hào có hình ảnh Chim bị thương khi đi tuần tiễu phương Nam. Bắt được đầu sỏ lớn, có thể:
+ Trong bầy chim di cư về phương Nam, có con bị thương, và đó là đầu đàn, nên người ta Bắt được đầu sỏ lớn
+ Con chim săn mồi bắt được con thú trong cuộc săn bắt phương Nam - Bắt được đầu sỏ lớn, nhưng/ do vậy mà bị thương.
Đoán chẳng thể nhanh:
+ Con đầu đàn bị thương, bị bắt, do vậy đàn chim bị hỗn loạn, mất thủ lĩnh, mất phương hướng nên không bay nhanh được.
+ Chim săn con thú đầu sỏ lớn, nên cũng không thể nhanh được.
- Hào 4 : Nhập vu tả phúc , hoạch minh di chi tâm vu xuất môn đình.
dịch : Mổ vào từ bụng trái, lấy trái tim của ánh sáng bị che khi đi ra khỏi cửa lớn.
Hào có lẽ hàm nghĩa:
+ Mổ bụng con chim bị thương, lấy trái tim mang đi - đi ra khỏi cửa lớn.
+ Kể chuyện Tỷ Can
- Hào 5 : Cơ tử chi minh di. Lợi trinh.
dịch : Cơ tử (tự) che ánh sáng. Đoán nên .
Trí tuệ bị diệt là Cơ Tử. Điềm thuận lợi.
Hào có lẽ hàm nghĩa:
+ nói về Cơ Tử - Cơ Tử là/ làm như con chim bị thương - thương tổn khi chứng kiến những người hiền/ trí tuệ khác bị tiêu diệt.
+ sự thương tổn của bầy chim với con bị thương/ bị bắt (như "một con ngựa đau...")
Điềm thuận lợi : có thể do đã nhận thức được tình hình, nên có cách ứng xử phù hợp.
- Hào 6 : Bất minh hối. Sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa.
dịch : Tối tăm không chút ánh sáng. Lúc đầu thì lên tận (ngôi ) trời , sau thì phải nằm (trong lòng) đất.
Tối tăm không chút ánh sáng:
+ Thời Ánh sáng bị che
+ Thời Trí tuệ bị tiêu diệt
+ Mất phương hướng do chim đầu đàn bị bắt.
Lúc đầu thì lên tận (ngôi ) trời , sau thì phải nằm (trong lòng) đất:
+ ám chỉ đế Trụ .Sống bạo chết bạo.
+ trí tuệ khi đắc dụng và khi thất sủng
+ con chim khi sống thì bay tới trời, khi chết thì nằm trong đất
Quẻ này có lẽ cũng có tình trạng lo lắng/ thương tổn như quẻ Tấn:
+ quẻ Tấn là sự lo lắng của một người được giao trọng trách, nhưng chưa có được sự tin tưởng của mọi người (trên và dưới), nên phải khẳng định bằng hành động
+ quẻ Minh Di là sự thương tổn/ lo lắng do không còn nhận được sự tin tưởng của người trên, nên phải lánh đi
Thanked by 5 Members:
|
|
#275
Gửi vào 30/04/2014 - 03:47
Một điều thú vị bất ngờ là tôi đang đọc cuốn sách của Tạ Đức (nguồn gốc người Việt_ người Mường) và ông ta cho biết một nhóm người Đông Di / Điểu Di (trang 116)này có lẽ là (1 trong nhiều )tổ tiên của người Lạc Việt và họ thờ Chim - Mặt trời (chim và ánh sáng là 1/ chim có nơi là cò, có nơi là chim cốc / bồ nông, có nơi là én ...) , hình ảnh này có trên dĩa ngọc Bích ở Lương Chữ (khai quật năm 1936 gần Hàng châu / Chiết giang)
Thanked by 5 Members:
|
|
#276
Gửi vào 03/05/2014 - 18:44
Thanked by 3 Members:
|
|
Thanked by 3 Members:
|
|
#278
Gửi vào 03/05/2014 - 23:18
pth77, on 03/05/2014 - 22:33, said:
Mai post lại quẻ Kiển .
Cuốn sách bạn giới thiệu hay quá sá , Tạ Đức viết công phu và khoa học lắm.Dĩ nhiên vì thiếu chuyên môn nên cũng còn nghi ngờ 1, 2 phần nhưng tin 8,9 và hiện giờ chưa tìm được lỗi sai nào quan trọng (chi tiết vặt vãnh không kể) . Hình như chưa thấy 1 cuốn sách nào trong sáng mà lý luận tốt như vậy xb đầu tiên ở VN .
Thanked by 4 Members:
|
|
#279
Gửi vào 06/05/2014 - 18:13
- Bối cảnh có thể là câu chuyện người lữ khách đi tới vùng đô thị/ thành tập trung dân cư và gặp một số tiểu sự.
- Hào 1: người (lữ khách) bị mất ngựa, có thể do bất cẩn/ hoặc con ngựa tự xổng đi, không phải do ai đó lấy trộm, nên chớ đuổi, tự (nó ) quay về - nó có thể tự tìm về - kết quả không đến nỗi xấu. Do vậy, nếu Thấy kẻ xấu thì không nên nghi ngờ họ lấy trộm - không lỗi. Hào sơ, bị chia lìa với "người bạn đường - con ngựa", đơn độc nơi xa lạ, không nên "một mất mười ngờ", cứ bình thản - vô cữu.
- Hào 2: hàm nghĩa gặp riêng rẽ/ tách rẽ người có thể đủ thẩm quyền để giải quyết sự việc, nên tin tưởng
Gặp người chủ trong ngõ hẹp: gặp người chủ một cách chủ động/ hoặc bị động, nhưng là sự đối mặt kín đáo/ khó tránh được - bối cảnh ngõ hẹp.
- Hào 3: hình ảnh có thể hàm nghĩa (đang chịu/ ở trong) một trạng thái/ tâm trạng trì trệ, chưa có lối thoát, không rõ nguyên nhân ban đầu nhưng có thể (suy nghĩ về giải pháp nên) giải quyết được/ có thể thấy kết quả.
Thấy cái xe bị trì kéo, con bò bị lôi ngược lại. Một bọn bị trỗ mặt cạo đầu xèo mũi: xe nặng, con bò gắng sức mà không kéo đi được. Lại thêm một bọn người (tội phạm) bị hình phạt.
- Hào 4: đang cô đơn nhưng gặp được một người có thể kết bạn được. Nguy vì có thể/ xác suất gặp rủi ro khi (chỉ) đặt lòng tin vào một người đối tác (xa lạ). (so sánh thêm với hào 6 quẻ Nhu về xác suất được trợ giúp - tới ba người)
- Hào 5: hàm nghĩa có thể đã giải quyết được bất đồng, có lòng tin vào đối tác, do vậy mà tin tưởng tiến lên giải quyết sự việc - Quyết (lên ) từ đường (cùng ) ăn uống. Như thế mà tiến thì lỗi gì ? - không còn phải hối tiếc vì đã "đơn thương độc mã" đi giải quyết sự việc - Hối hận hết. Hào này mới chỉ giải quyết được ở tâm trạng/ niềm tin, còn cần thêm kết quả hành động thực tế.
- Hào 6: trạng thái/ tâm trạng cô đơn tới mức tuyệt vọng, nên cái nhìn bị sai lệch - Như thấy con heo đội bùn, một xe chở đầy quỷ. Nhưng may mắn có sự tỉnh ngộ sớm, nhìn đúng đối tác nên không phải tự vệ - Lúc đầu giương cung định bắn, sau lại bỏ cung xuống.Không phải giặc mà là người cầu hôn. Tâm trạng/ trạng thái cô đơn được cởi mở - Đi đường gặp được mưa nên mở. Hào này sự cô đơn ở mức cao (so với hào 4), có thể do kết quả không được như mong đợi từ hào 4, 5, khi đối tác không được như mong muốn dẫn tới có sự tuyệt vọng. Nhưng hào cuối quẻ, nay đã tìm được đúng đối tác (sau những chặng khó khăn), nên mở.
Sửa bởi pth77: 06/05/2014 - 18:16
Thanked by 3 Members:
|
|
#280
Gửi vào 06/05/2014 - 23:54
- Quẻ Kiển có thể còn là câu chuyện của những người (trung thần) tài giỏi, ở trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi muốn tìm kiếm đồng minh mạnh/ "phản Trụ đầu Châu", rất cần có sự gợi mở, chỉ giúp khách quan, sáng suốt của một người tài giỏi/ đại nhân bên ngoài.
Thanked by 3 Members:
|
|
#281
Gửi vào 08/05/2014 - 18:07
- Quẻ dùng nhiều hình ảnh vãng - lai, hàm nghĩa sự "dao động" xung quanh vị trí của một người (giữ một trọng trách). Vị trí này có thể bao gồm cả thời gian - không gian - vị thế, do vậy mà có sự khác nhau về cách lựa chọn, kết quả khi người này "dao động" quanh vị trí của mình (vị trí này có thể thay đổi)
- Quẻ nói về sự khó khăn, nhưng là sự khó khăn có tính chất nội tại (bản chất), gây ra do điều kiện bất lợi, không bình thường (què, thọt), do vậy mà sự khó khăn được nhân lên nhiều lần, khiến cho việc giải quyết khó có thể tự lực, mà cần thêm sự hỗ trợ, chỉ dẫn từ bên ngoài, thể hiện :
+ Hào 1, 3, 4: các lựa chọn khác nhau. (Lưu ý là sự lai - vãng ở các hào có thể đã có sự thay đổi thời - vị)
+ Hào 2: sự nỗ lực, cố gắng gánh vác, xoay trở hết mình
+ Hào 5: cần người trợ giúp vì khó khăn vượt quá sức
+ Hào 6: sự xoay trở đã tới hạn, nên nhờ sự trợ giúp để thoát hẳn khó khăn (hào cuối, nên thoát)
- So sánh với sự khó khăn của quẻ Truân hay Khảm, nhận thấy:
+ Truân là sự khó khăn ban đầu (vạn sự khởi đầu nan), gây ra bởi ngoại cảnh, mặc dù đã có sự chuẩn bị nhưng vẫn phải chờ đợi. Miếng mỡ ngon (thời truân chuyên ), nên muốn (ăn) được thì phải tính toán, không dễ dàng như "mỡ để miệng mèo"
+ Khảm là sự khó khăn, hiểm trở, đày nguy hiểm của ngoại cảnh, cần phải nỗ lực rèn luyện để vượt qua
+ Kiển là sự khó khăn nội tại, bản chất, gây ra do điều kiện bất lợi, không bình thường, nên mức độ khó khăn bị tăng thêm lên.
- So với quẻ Phục:
+ sự trở lại (đi & về) thể hiện một thái độ/ trạng thái tâm lí của một người khi trở lại (một vị trí trước đó)
+ Sự lai - vãng (tiến - lui; rời - đến) thể hiện một sự lựa chọn hành động của một người, "dao động" quanh một vị trí.
Sửa bởi pth77: 08/05/2014 - 18:08
Thanked by 3 Members:
|
|
#282
Gửi vào 09/05/2014 - 00:14
+ Kiển là sự "dao động", "lưỡng lự" xung quanh một vị trí giữa Tây Nam và Đông Bắc.
+ Giải là buông bỏ vị trí để chọn Tây Nam (chưa có điều kiện thì ở lại, đủ điều kiện thì làm/ đi nhanh về Tây Nam)
+ Ngoài nghĩa về khó khăn và từ bỏ khó khăn, có lẽ vẫn còn là câu chuyện về "phản Trụ đầu Châu". Kiển là còn đắn đo về địa vị/ thời vị, Giải là lựa chọn từ bỏ dứt khoát (khi có điều kiện)
Thanked by 3 Members:
|
|
#283
Gửi vào 09/05/2014 - 18:03
- Lời quẻ: Giải.Lợi Tây Nam.Vô sở vãng, kỳ lai phục, cát.Hữu sở vãng , túc cát.
dịch : Cởi bỏ.Lợi Tây Nam .Không có chỗ đi, lúc trở lạimo-".Có chỗ đi (thì/ thì nên) làm nhanh , mở.
Bổ sung vậy được không anh?
- Hào 2 : Điền hoạch tam hồ.Đắc hoàng thỉ.Trinh cát.
dịch : Đi săn bắt được ba con cáo .Được mũi tên vàng.Điềm tốt.
Đi săn bắt được ba con cáo: Cáo là loài được cho rằng rất tinh ranh, nên đi săn mà bắt được ba con cáo thì rất giỏi, nên được thưởng.
Mũi tên vàng: vật dụng cần thiết của người đi săn bằng cung - tên, nên có lẽ là phần thưởng có tính biểu tượng cao, đặc trưng.
Hào này có lẽ hàm nghĩa muốn từ bỏ (một vị thế quan trọng) thì phải có cách, có kĩ năng, quyết tâm, cẩn trọng. (như săn cáo vậy)
- Hào 3 : Phụ thả thừa, trí khấu chí.trinh lận.
dịch : Mang vác (tài vật ) mà cưỡi xe chỉ như vời giặc tới.Điềm lận đận.
Mang vác (tài vật ) mà cưỡi xe chỉ như vời giặc tới: Bỏ đi mà con "đèo bòng" thì vừa đi chậm, lại vừa làm mồi cho giặc cướp, nên lận đận
- Sự "dao động" hay "buông bỏ" của quẻ Kiển và quẻ Giải là đối với vị trí giữa Tây Nam và Đông Bắc ( Chu và Ân), cũng chính là ứng xử của một người với nhà Ân và nhà Chu vậy.
Thanked by 4 Members:
|
|
#284
Gửi vào 21/05/2014 - 18:12
- Chu Dịch do ai viết?
+ Một người tộc Chu ghi lại?
+ Một người tộc khác được giao nhiệm vụ viết theo ý nhà Chu?
...
- 64 quẻ 6 hào là đủ nhiều để có thể biểu đạt hết các việc cần viết lại? Tại sao lại dùng hệ thống đó mà không phải là hệ thống nào khác? phải chăng hệ thống đó đã có sẵn, được khẳng định giá trị và nhà Chu đã lấy để dùng? hay là do nhà Chu làm ra?
- 64 quẻ biểu đạt các thời/ trạng thái khác nhau, có thể độc lập tương đối với lời hào? (Nếu chỉ dùng lời quẻ thì có đủ hiểu hết ý nghĩa?)
- Lời hào sử dụng các hình ảnh/ biểu tượng, hành động, trạng thái, sự kiện lịch sử...để làm rõ các khía cạnh của quẻ, các cấp độ khác nhau, bao hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. (tính ẩn dụ có lẽ tương tự như tục ngữ?)
- Có những quẻ thể hiện một đặc trưng của văn hoá, hay sự kiện lịch sử của nhà Chu như:
+ quẻ Bí với hình ảnh con ngựa Hàn màu trắng
+ quẻ Đỉnh với hình ảnh về cái đỉnh (theo Tạ Đức, sách Nguồn gốc người Việt - người Mường ,đỉnh là vật phẩm không thấy có trong văn hoá Phùng Nguyên)
+ quẻ Tấn với sự việc của Khang hầu.
...
- Ở một khía cạnh khác có thể nhận thấy (một) tính đa dạng văn hoá (ngoài Chu) được biểu đạt trong lời hào:
+ Cặp quẻ Ích / Tổn với hình ảnh (bói) mười lần/ mười cặp mai rùa (thể hiện tính bất biến, chắc chắn của kết quả), tuy nhiên theo Tạ Đức, mu rùa dùng để bói Dịch là một đặc sản vùng hạ lưu Dương Tử (tr468 sách Nguồn gốc người Việt - người Mường).
+ Nước La :năm 1046 TCN, chu diệt Thương, ép người Việt từ Lão Ngưu Pha về Nghi Thành, Hồ Bắc. Trong sử sách, nước Việt thời Thương đó được ghi là nước La thời Chu...(phần Lời cuối sách - sách đã dẫn)
- Hoa văn khắc vạch chấm rải (tr22 sdd) có thể liên hệ với cách tạo hình của Hà Đồ - Lạc Thư (để vẽ một chấm trắng thì cần phải vẽ một vạch tròn, không tô. Vẽ chấm đen thì cần một vạch và có tô. Thêm vào là các vạch nối)
- Văn hoá Lương Chử là nơi có bằng chứng cho sự hình thành ý niệm về bát quái ở Trung Quốc (tr468 sdd)
- Một cách hiểu khác về quẻ LY / LA:
+ Quẻ là sự xa rời, hay bám víu, lệ thuộc (với lịch sử?)
+ Dường như phảng phất trong lời hào là một nỗi niềm bi tráng về sự thất bại của nứơc La (Việt) trước Chu, lời các hào từ 1 đến 5 thể hiện một nghi lễ (cúng tế) cho những mất mát của dân tộc, và hào 6 là miêu tả sự thắng trận của Chu, đồng thời là sự ứng xử với nước (La) thua cuộc là chẳng bắt hết bè lũ xấu, chỉ ép người Việt từ Lão Ngưu Pha về Nghi Thành, Hồ Bắc. (có một chuyện tương tự: bản nhạc Asturias, được chuyển soạn cho guitar bởi huyền thoại Segovia, nói về cuộc chiến, sự mất mát của dân tộc Mor -Google)
+ Xét cặp quẻ Kiền - Ly/ La: hình ảnh sử dụng là cặp Rồng - Chim (mặt trời), hai vật tổ của người Lương Chử, cội nguồn của hai biểu tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ (tr815 sdd). Vậy, có khả năng nào là Chu Dịch được viết bởi một người tộc La (Việt) theo ý nhà Chu, và sử dụng hệ thống tinh hoa có sẵn của tộc mình (hệ thống 64 quẻ của người La - Việt)
+ Hào 2: Hoàng ly.Nguyên cát .
dịch:Ánh sáng vàng / Chim vàng anh.Tốt lớn.
Đất được phân chia. Tốt lớn
Có thể dịch là : Chim Mặt trời. Tốt lớn. (nhìn thấy vật tổ thờ cúng của dân tộc nên tốt lớn vậy)
Sửa bởi pth77: 21/05/2014 - 18:17
Thanked by 4 Members:
|
|
#285
Gửi vào 22/05/2014 - 03:36
Tôi nghĩ 2 bằng chứng về sự xuất hiện có thể của thái cực và bát quái trong văn hóa Lương Chử là không thuyết phục , một là vì có quá ít và hai là những cái đó muốn nhìn thấy cái gì khác cũng được. Tuy nhiên nếu Chu Dịch tôi nghĩ là túi khôn của nhà Chu (sách xưa đều nói phép bói bằng mu rùa , xương bò xuất hiện dưới nhà Thương gọi là Bốc / lưu ý là nhà Thương có lần lượt 7 kinh đô ở vùng hạ lưu hay trung lưu Hoàng hà / nhưng nhà Chu đã dùng phép bói bằng cỏ thi / Phệ để thay thế ) thì những đóng góp của phần vũ trụ quan, bát quái và thái cực có thể là của các văn hóa Đông Di hay Bách Việt .Ta không có bằng chứng trực tiếp nhưng ta biết một số điều sau :
_ tam hoàng (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông ) có nguồn gốc văn hóa phương Nam theo các học giả tân thời.Phục Hy lại được xem là người đặt ra bát quái và kinh Dịch .
_ Các tác giả có khuynh hướng Đạo đều sống ở những vùng trước đây thuộc văn hóa Việt/ Di (Lão tử ở Sở, Trang tử ở Mông (Hà Nam) và Trâu Diễn (âm dương gia) ở Tề (Sơn Đông) .
_ Nhà Thương theo Tạ Đức có gốc văn hóa Đông Di (cha Thành Thang có tên của 1 loài chim).
Sửa bởi Ngu Yên: 22/05/2014 - 14:40
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() BÁO ĐỘNG ĐỎ: Suy Thoái Đang Nuốt Chửng Nước Mỹ? Sự Sụp Đổ Kỷ Lục Của Niềm Tin Người Dân! |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCT![]() Mời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
![]() |
|
![]() ![]() Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
![]() |
|
![]() Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












