Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#181 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 28/03/2014 - 04:28

@pth77
Cách chú thêm của bạn làm sáng tỏ thêm vấn đề, tôi xin lấy thêm vào .Duy hào 3 lại được phê vô cửu khác với 3 hào 1,2,4 thì bạn có cách giải thích nào không ,

@Các bác, các bạn thuộc ngành Y xin cho hỏi bệnh nằm liệt giường đến thối da thịt , tiếng Pháp gọi là escarre , tiếng Việt gọi là gì ?

Thanked by 4 Members:

#182 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 28/03/2014 - 05:45

Em bổ sung chút:
Hào 3: phê vô cữu có lẽ
+ Vì đó là trạng thái kết quả tự nhiên - bị rơi rụng - sẽ xảy ra cho cái giường đã bị hỏng bộ khung chính -hỏng chân, thành giường - và điều này xảy ra khi người nằm trên đó không nhận thức được do họ bị lâm vào trạng thái mê sảng (trạng thái gây ra sự mất tỉnh táo trong nhận thức logic), khiến họ vô ý/vô tình (không hẳn là lỗi cố ý) không biết được tình huống đang xảy ra (nguyên nhân do chủ quan, hoặc cũng có thể là khách quan - do bị che dấu bởi người khác chẳng hạn...)
+ Mặt khác, có thể còn thêm vào là hào 3 được sự trợ ứng thuận âm - dương từ hào chủ quẻ nên tình trạng được giảm đi so với các hào khác.
- Thử tham khảo một chút về vấn đề tương tự (tình trạng hào 5&6) để so sánh: (theo tác giả Hoàng Tuấn Phổ khi phân tích về Bộ luật Hồng Đức)
Ví dụ : Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép việc đời Lê Thái tông : “Có bảy tên can tội tái phạm ăn trộm, đều còn ít tuổi, hình quan chiếu luật đáng xử trảm. Bọn đại tư đồ Lê Sát thấy giết người nhiều quá, trong lòng ngần ngại. Vua đem việc ấy hỏi thừa chỉ Nguyễn Trãi, Trãi trả lời: “Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa, cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người sợ không phải việc đức tốt. Kinh Thư có câu: “Yên chỗ lòng nên dừng của ngươi” (An nhữ chỉ). Sách Truyện có câu: “Giết chỗ nên dừng rồi sau lòng mới định” (Tri chỉ nhi hậu hữu định). Thần xin thuật lại nghĩa chữ “chỉ” để bệ hạ nghe: chỉ nghĩa là yên chỗ đáng dừng, như trong cung là chỗ bệ hạ yên dừng, hoặc khi ngự ra chỗ khác thì không thể ở yên mãi được, lại phải trở về trong cung, thì mới yên chỗ dừng, tuy có khi ra oai giận dữ, nhưng không thể lâu được. Xin bệ hạ lưu tâm câu nói của thần”. Bấy giờ các ông Lê Sát, Lê Ngân nói: “Ông có nhân nghĩa, có thể cảm hoá kẻ ác thành người thiện, hãy giao những kẻ ăn trộm ấy nhờ ông cảm hoá cho”. Bèn bảo Nguyễn Trãi nhận những tù nhân ít tuổi ấy. Nguyễn Trãi nói: “Những kẻ ấy là hạng trẻ con ương ngạnh, ranh mãnh, pháp luật của triều đình còn không thể trừng giới được, huống chi bọn chúng tôi ít đức, cảm hoá thế nào được”. Lâu sau phán chém hai tên, còn 5 tên xử lưu”...

... Đầu đời Lê (Thái tổ, Thái tông, Nhân tông), tội tham ô, hối lộ xử rất nặng. Lê Thái tổ định luật: “Tội nhân nhận hối lộ 1 quan tiền phải xử án chém”. Năm 1435 đời Thái tông, chuyển vận sứ huyện Thuỷ Đường là Nguyễn Liêm nhận lễ đút lót của người ta hai tấm lụa, bị khép tội chết. Con của Liêm nhận chết thay cha, triều đình không cho. Vấn đề ở đây là tại sao Lê Thái tổ bản chất nhân hậu lại định ra hình phạt quá nặng? Là vì sau 20 năm đất nước bị chiến tranh tàn phá, nhân dân ly tán, kho tàng rỗng không, giá trị 1 quan tiền là lớn lắm. Lê Thái tổ còn định luật đánh bạc, chặt bàn tay 5 phân, đánh cờ, chặt bàn tay 2 phân, kẻ vô cớ họp nhau uống rượu, phạt 100 trượng, kẻ dung túng tội giảm một bậc.

Bấy giờ bọn du thủ du thực, bọn vô nghệ nghiệp, bọn có tiền bạc ăn không ngồi rồi khá đông. Họ đã không làm gì lợi cho nước còn gây hại cho dân. Bởi thế năm 1427, khi Xương Giang, Cổ Lộng, Chí Linh còn chưa giải phóng, Tây Đô, Đông Quan còn trong tay giặc và 20 vạn quân Minh sắp tràn qua biên giới, vị lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn đã ban lệnh: “Cho dân lưu tán được về nguyên quán cày cấy, kẻ nào không có ruộng nương đều cho cho được đi buôn bán, kẻ nào bỏ nghề nghiệp sẽ bị trị tội nặng...” Đã ban lệnh mà không tuân theo thì phải định luật. Lệnh đã nói trị tội nặng thì luật phải trị tội nặng. Nếu không, không thể nghiêm phép nước. Công-tôn Tử Sản, chính trị gia nổi tiếng đời Xuân Thu Trung Quốc nói: “Làm chính trị phải rộng rãi để đi đến nghiêm ngặt, phải nghiêm ngặt để đi đến rộng rãi” (Khoan dĩ tế mãnh, mãnh dĩ tế khoan). Riêng trong hình luật, Lê Thái tổ đã chứng tỏ ông là một chính trị gia giỏi, biết lúc cần pháp trị thì không thể đức trị.

Lê Thánh tông rất ghét tham ô, hối lộ. Nhưng triều đại Lê Thánh tông, đất nước đã khác xa triều đại Lê Thái tổ, hình luật tất phải đổi khác. Theo đà phát triển của đất nước, tham ô hối lộ cũng phát triển và biến hoá khó lường. Có lẽ vì thế, luật Hồng Đức không đặt riêng một chương hay mục về tham ô hối lộ. Nó nằm rải ở các chương mục, bởi mọi nơi, mọi việc đều có thể nảy sinh tham ô hối lộ. Các hành vi vợ con quan chức nhận đồ tặng biếu, bản thân quan chức yêu sách tiền bạc hay nhận của đút lót, đều thuộc tội danh tham ô, hối lộ, tuỳ tội nặng nhẹ, trừng trị theo 5 bậc: biếm, bãi, đồ, lưu, tử. Ví dụ: vợ con, người nhà quan chức mượn cớ mua bán để quấy nhiễu nhân dân, nhận đồ tặng biếu thì xử biếm bãi, tức hạ bớt tư cách, kèm theo đánh bằng gậy và bãi chức làm dân thường. Quan lại yêu sách hối lộ thì xử đồ (tù đầy), lưu (phát vãng) hay tử (tử hình). (hết trích)

Sửa bởi pth77: 28/03/2014 - 05:48


Thanked by 4 Members:

#183 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 28/03/2014 - 12:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 28/03/2014 - 04:28, said:

@Các bác, các bạn thuộc ngành Y xin cho hỏi bệnh nằm liệt giường đến thối da thịt , tiếng Pháp gọi là escarre , tiếng Việt gọi là gì ?

Tiếng Việt gọi là:
- Mô mạc chết.
- Mảng mô hoại tử.
- Loét điểm tỳ (cái này là do nguyên nhân nằm lâu, tỳ đè lên mảng mô gây ra chết thối rữa ở mảng/điểm đó).

-------------------------------

Liên quan tới góc độ Sử Thi của Chu Dịch.

QNB đang nghĩ đến khả năng mỗi hào được viết cho mỗi ngày trong 1 năm.
64 quẻ x 6 hào = 384 hào

Con số này tương ứng với số ngày trong năm tương ứng với Nguyệt Lịch, tức Âm Lịch (không phải là Âm Dương Lịch), vì chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Địa Cầu = 29.5 ngày.
29.5 ngày x 12 tuần trăng = 354 ngày
=> với năm nhuận sẽ có 354 + 30 = 384 ngày.

Thanked by 5 Members:

#184 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 28/03/2014 - 13:03

- Theo ý của QNB có thể suy diễn tiếp rằng một quẻ có thể được biểu diễn dạng kí hiệu số một cách tuần tự (liệu có phù hợp với những hình khảo cổ thu được không?), thí dụ:
+ Kiền : hào sơ : 1.1(hoặc 1/1...); hào nhị : 1.2....
+ Khôn: hào sơ: 2.1; hào nhị: 2.2...
- Việc hình thành có lẽ chịu ảnh hưởng của lịch pháp (vì liên quan năm nhuận âm lịch), cách bói trước đó, hay quy luật đặc biệt...? Có tác giả cho rằng người Việt cổ có "chuyển giao công nghệ" làm lịch cho người phương Bắc thông qua hình vẽ trên mai rùa.
- T cũng có vài nhận xét về việc này: chẳng hạn tại sao lại chỉ dùng 6 hào (tối ưu, mà không phải các con số khác)...sẽ viết thêm sau (tránh đi lan man chút)

Thanked by 4 Members:

#185 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 28/03/2014 - 16:53

QNB chưa nghĩ đến việc suy diễn như trên (đó là 1 ý tưởng hay) mà QNB đang nghĩ rằng, phải chăng lời Hào được chép theo trình tự như:

Khi họ ghi lại sự kiện Sử Thi, họ chọn cái ngày tương ứng với ngày được khắc trên Lịch (*) rồi ghi lại bên dưới của quẻ đó (**).

( * ) = cái dạng Lịch đó từa tựa như Lịch được khắc trên thẻ tre của người Việt Cổ (hiện nay người Mường vẫn còn giữ được).
http://tuvilyso.org/...cua-nguoi-viet/


( ** ) = phương thức ghi tựa như Bạch Thư Chu Dịch (Mã Vương Đôi)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#186 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 28/03/2014 - 17:55

- Chu Dịch có hai con số mà nếu ta muốn tìm về nguồn gốc hình thành thì có lẽ phải có giả thuyết để thoả mãn cả hai con số này:
+ Quẻ chỉ có 6 hào
+ Có 64 quẻ (tương ứng là 384 hào)
- Có lẽ 64 quẻ là phái sinh sau khi định hình 1 quẻ là 6 hào (tối ưu, mà không phải các con số khác)
- T cũng có những nhận xét liên quan tới hai con số trên, nhưng e nếu viết lúc này thì có thể lại bàn về nó mà quên việc chính chăng, nên muốn để lui lại thêm chút.
- Thí dụ như về con số 6 hào, ta có thể liên hệ với vài nhận xét sau:
+ số 6 = 1/2 của 12 : là số lượng các con giáp (lấy chi Ngọ là điểm chuyển tiếp)
+ Tính đối xứng của một cặp quẻ qua trục nằm ngang, mỗi cặp có thể ẩn chứa âm - dương và số lượng hào tương ứng là 12 (vd :cặp Kiền - Khôn; Truân - Mông...)
+ Các hào của cặp quẻ sẽ được sắp xếp tuần tự theo 12 chi đó là đủ, và có thể đánh dấu như QNB đặt giả thiết (tuy nhiên, cách đánh dấu phải được thực hiện vào một năm nhuận nào đó thì mới phù hợp. Thêm nữa, vì khắc trên đồ đồng không thể nhanh được, nên có thể tiến độ là 01 hào/ ngày)

Sửa bởi pth77: 28/03/2014 - 18:11


Thanked by 4 Members:

#187 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 30/03/2014 - 10:16

Quẻ Phục có lẽ cũng thể hiện hai trạng thái (hai nghĩa): Đi và Về

Thanked by 4 Members:

#188 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 01/04/2014 - 11:41

Xin lỗi, theo sách của tôi thì đối với quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, Vọng có nghĩa "càn bậy", chứ không phải là nghĩa "trông mong". Xin hỏi có quý bạn nào làm ơn cho biết quẻ Thiên Lôi Vô Vọng về mặt chữ Trung Quốc viết như thế nào hay không? Tôi xin cảm ơn.

Thanked by 3 Members:

#189 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29155 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 01/04/2014 - 12:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 01/04/2014 - 11:41, said:

Xin lỗi, theo sách của tôi thì đối với quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, Vọng có nghĩa "càn bậy", chứ không phải là nghĩa "trông mong". Xin hỏi có quý bạn nào làm ơn cho biết quẻ Thiên Lôi Vô Vọng về mặt chữ Trung Quốc viết như thế nào hay không? Tôi xin cảm ơn.

Cách viết: 天 雷 無 妄 - Thiên Lôi Vô Vọng

PMK tham khảo thêm ở sách Kinh Dịch Trọn Bộ (Ngô Tất Tố, vốn được dịch từ Chu Dịch Đại Toàn của Hồ Quảng, Âu Kim Tư thời Minh) và sách Dịch Kinh Đại Toàn (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Vọng 妄 (bộ Nữ 女)
Xét 4 nghĩa trên đều có thể quy về 1 nghĩa là: mơ tưởng cái cao xa, cái mà không ước chừng được, ngoài dự liệu, vượt quá khả năng trông đợi,...
Cho nên, phân chia ra thì gọi là tùy tiện, xằng bậy, không chính đáng, ảo (không thực),...

Bởi vậy mà nói, Vô Vọng là Vô kỳ vọng như Tư Mã Thiên, hay nói Vô Vọng là Vô dục vọng như nhiều nhà Dịch học vẫn dùng đều hợp lý.

QNB lấy nghĩa cho Vô Vọng = không tính toán trước, chẳng biết đâu mà lần,...

Điều này cũng được thấy rõ trong các lời của từng hào và được nhiều nhà nghiên cứu mô tả
"Vô vọng" bằng câu "không cầu mà được, không ước mà thành, không muốn cũng vẫn bị".

Sửa bởi QuachNgocBoi: 01/04/2014 - 13:02


Thanked by 4 Members:

#190 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3387 Bài viết:
  • 7869 thanks

Gửi vào 01/04/2014 - 15:17

Cuốn Kinh Dịch & cấu hình từ tưởng TQ của Dương Ngọc Dũng & Lê Anh Minh nxbKhoa Học xã hội 1998 chép trang 229 : Tư Mã Thiên chép là vô vọng và Quách Dương chú là " không có kỳ vọng mà vẫn được vậy" , Lục Đức Minh dẫn Mã Dung, Trịnh Huyền, Vương Túc (toàn là cự nho thời Hán ) giải nghĩa vô vọng là không có hy vọng .
Chữ vọng được ghi khác với các bản sau này , khác với chữ vọng của QNB chép (bộ nữ) mà có chữ nhật và bộ vương ở dưới thêm 1 chữ ? cao bên trái.
Trong cuốn của Ngô tất Tố có dẫn Chu Hi , ông này dẫn Sử ký của TM Thiên và có in chữ vọng đó ở dạng hán tự .

Thanked by 3 Members:

#191 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 01/04/2014 - 17:42

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Vô Vọng:
- Quẻ có lẽ cũng hàm chứa hai nghĩa :ngẫu nhiên (hào 1,2,3) và (có thể) là tất nhiên ( có thể /có khả năng - hào 4,5,6)
- Lời quẻ : Vô vọng. Nguyên hanh lợi trinh.Kỳ phỉ chính, hữu sảnh .Bất lợi hữu du vãng.
dịch : Ngẫu nhiên. Mở lớn hanh thông, lợi chính bền. Nếu chẳng đúng , tai họa ! Không nên có chỗ đi.

Lời quẻ cũng thể hiện rằng nếu (một sự việc) ngẫu nhiên, thì có thể (xác suất cao) là Mở lớn hanh thông, lợi chính bền ( một thời kì mới mà có thể hành động, mặc dù chưa thể xác định rõ ràng, nhưng có thể biết là giai đoạn tốt để làm). Còn nếu trong trường hợp xấu chút (xác suất thấp) Nếu chẳng đúng thì tai họa ! Do vậy cần Không nên có chỗ đi / không nên hành động.
- Hào 1: thời mở đầu cho sự việc/ hành động, làm mà như không làm (không câu nệ phương thức, hay kết quả) thì có thể Mở/ có thể có chỗ đi.
- Hào 2: phúc lợi bất ngờ (có thể là kết quả của hào 1, hoặc cũng có thể là ngẫu nhiên)
- Hào 3: Vô vọng chi tai. Hoặc hệ chi ngưu, hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
dịch : Tai ương bất kỳ. Giả dụ như buộc con trâu , có kẻ qua đường lấy mất gây họa cho người làng.
Cũng có thể dịch là:
Tai vạ chả biết đâu mà lần. Có kẻ buộc trâu. Người đi đường thì được. Người làng thì gặp tai vạ.

Hoạ cũng có thể tới ngẫu nhiên, khi Có kẻ buộc trâu (không rõ là ai), nên nếu người đi đường kéo trâu đi thì hoàn toàn có thể hợp pháp vì con trâu đó có thể của họ, hoặc họ cố ý lấy đi (hành vi xấu) nhưng người làng cũng không thể can thiệp (vì không phải của họ). Ngược lại, nếu người làng mà đòi lấy (vì tham lam) thì khó có thể được do những người khác trong làng dị nghị, vì họ biết rằng trâu đó có nguồn gốc thế nào (chắc chắn không phải của người nào trong làng).
- Các hào 1, 2, 3 có lẽ miêu tả trạng thái ngẫu nhiên của quẻ ("không cầu mà được, không ước mà thành, không muốn cũng vẫn bị".), hoặc tương tự hoạ phúc vô thường. Nhưng sang đến thời hào khác thì trạng thái quẻ có lẽ đã chuyển sang miêu tả về một/ những khả năng có thể, không còn là ngẫu nhiên nữa.
- Hào 4: là trạng thái Điềm có khả năng, không còn ngẫu nhiên nữa.
- Hào 5: hành động đã có thể được hoạch định trước, nên nếu không may - Bệnh đột nhiên - gặp tình huống xấu thì cũng tự nhiên qua được - chẳng thuốc men đã khỏi
- Hào 6: một cảnh báo rằng nếu hành động mà Không tính trước, cứ cho rằng sẽ ngẫu nhiên/ tự nhiên được thì hậu quả sẽ xấu - Làm vậy sẽ gặp tai ách. Không lợi đâu.

Sửa bởi pth77: 01/04/2014 - 17:46


Thanked by 2 Members:

#192 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 01/04/2014 - 19:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 01/04/2014 - 12:46, said:

Cách viết: 天 雷 無 妄 - Thiên Lôi Vô Vọng

PMK tham khảo thêm ở sách Kinh Dịch Trọn Bộ (Ngô Tất Tố, vốn được dịch từ Chu Dịch Đại Toàn của Hồ Quảng, Âu Kim Tư thời Minh) và sách Dịch Kinh Đại Toàn (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Vọng 妄 (bộ Nữ 女)
Xét 4 nghĩa trên đều có thể quy về 1 nghĩa là: mơ tưởng cái cao xa, cái mà không ước chừng được, ngoài dự liệu, vượt quá khả năng trông đợi,...
Cho nên, phân chia ra thì gọi là tùy tiện, xằng bậy, không chính đáng, ảo (không thực),...

Bởi vậy mà nói, Vô Vọng là Vô kỳ vọng như Tư Mã Thiên, hay nói Vô Vọng là Vô dục vọng như nhiều nhà Dịch học vẫn dùng đều hợp lý.

QNB lấy nghĩa cho Vô Vọng = không tính toán trước, chẳng biết đâu mà lần,...

Điều này cũng được thấy rõ trong các lời của từng hào và được nhiều nhà nghiên cứu mô tả
"Vô vọng" bằng câu "không cầu mà được, không ước mà thành, không muốn cũng vẫn bị".

Cảm ơn anh.

Nhưng theo từ điển Thiều Chửu thì có hai chữ "vọng" đọc giống nhau nhưng viết khác nhau và nghĩa khác nhau.

vọng : có nghĩa là càn bậy

vọng : có nghĩa là ước mong

Như vậy, Vọng trong Thiên Lôi Vô Vọng chính là 妄 vọng : có nghĩa là càn bậy, chứ không phải là 望 vọng : có nghĩa là ước mong

Chúng ta phải căn cứ vào mặt chữ Hán mới chắc nghĩa được vì tiếng Hán đọc giống nhau nhiều lắm.

Kỳ lạ là hầu hết mọi người đều hiểu Vọng trong Thiên Lôi Vô Vọng với nghĩa là ước mong.

Nếu Vô Vọng có nghĩa là không có hy vọng gì thì nghe có vẻ tuyệt vọng quá, lúc đó quẻ Thiên Lôi Vô Vọng sẽ thành quẻ Thiên Lôi Tuyệt Vọng.

Sẵn đang nói về nghĩa chữ, nói ngoài lề sang Tử vi một tí. Về cách Thanh long + Lưu hà, người thì cho rằng Lưu hà tượng là sông, người thì bảo là ráng chiều cơ.

Thực ra, chỉ cần đưa mặt chữ tiếng Hán của Lưu Hà ra thì sẽ biết liền là sông hay ráng chiều, khỏi cãi nhau vô căn cứ.

Sửa bởi PMK: 01/04/2014 - 19:14


Thanked by 2 Members:

#193 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 05:29

Xem phụ chú trang 483 quyển thượng Chu Dịch của Cu. Phan Bôi Châu . Hai chữ khác nghĩa nhưng cùng kết quả . Không kỳ vọng thời sẽ chẳng càn vọng . Đó là con đường của Tu Tâm .

Thanked by 4 Members:

#194 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 06:18

@pth77
Nên dùng chữ Tự nhiên thay vì ngẫu nhiên.

Thanked by 2 Members:

#195 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 02/04/2014 - 11:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 02/04/2014 - 05:29, said:

Xem phụ chú trang 483 quyển thượng Chu Dịch của Cu. Phan Bôi Châu . Hai chữ khác nghĩa nhưng cùng kết quả . Không kỳ vọng thời sẽ chẳng càn vọng . Đó là con đường của Tu Tâm .

Nhớ ngày xưa, tại topic của chị longtaithien, PMK có tranh luận với bác daicoviet về từ Vô Tâm. Lúc đó đang tranh luận mà cứ bị các bạn khác ào vào nói rằng PMK thế lọ thế chai, làm mất hết cả hứng tranh luận.

Vô Tâm hoàn toàn khác với Hư Tâm.

Không có tâm, hoàn toàn khác với tâm rỗng. Chúng hoàn toàn khác nhau về bản chất, dù rằng biểu hiện ra bên ngoài "có vẻ giống nhau".

Về quẻ Thiên Lôi Vô Vọng. Trình Di giảng: Sấm chạy dưới Trời, âm dương giao hòa, sâu non còn náu phải kinh, mầm non mới nhú phải động, muôn vật đều phát sinh, vật nào nhằm đúng tính mệnh của vật ấy, không có sai càn, ấy là các vật được phú cho tính Không Càn (Vô Vọng).

Phan Bội Châu nói rõ thêm, coi quẻ này, việc gì chính đạo, chính lý thì cứ làm, không trông vào cái kỳ vọng của bản thân vốn tâm đắc.

Tóm lại, nếu căn cứ vào kỳ vọng của bản thân mà làm => không phải là vô vọng

Nếu cứ việc gì chính đạo, chính lý thì làm => vô vọng.

Như vậy, nếu gieo được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng thì không phải có nghĩa không nên làm gì, đừng hy vọng gì, mà có nghĩa là cần phải hành động theo chính đạo, chính lý chứ đừng hành động vì kỳ vọng ham muốn của bản thân.

Rõ ràng kết quả khác nhau xa.

Dĩ nhiên, đó là ý kiến của cá nhân tôi.

Sửa bởi PMK: 02/04/2014 - 11:35


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |