Sửa bởi Ngu Yên: 20/03/2014 - 15:32
Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#166
Gửi vào 20/03/2014 - 15:31
Thanked by 1 Member:
|
|
#167
Gửi vào 20/03/2014 - 15:40
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương.
Theo anh Triệu Đà là tổ hay là giặc của VN hiện nay ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#168
Gửi vào 20/03/2014 - 16:07
renaissance, on 20/03/2014 - 15:40, said:
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương.
Theo anh Triệu Đà là tổ hay là giặc của VN hiện nay ?
Còn bên kia biên giới TQ họ cũng nhiều máu mủ với người VN nhưng mà khi nào thành được một Liên hiệp Đông Nam Á / Đông Bắc Á như Liên Âu rồi thì ta sẽ đến cái Hòa, cái Đồng. Còn ngày nay cá lớn hiếp cá bé thì không thể bàn đến cái Đồng khi người lạ không để ý gì đến cái Hòa .
TB Triệu Đà là cả hai vì ông ta đã theo Nam tục (theo góc độ văn hóa) và dĩ nhiên người Tần thời ấy sang đất nước này lập nghiệp và ở lại thì phải là 1 trong những người tổ của người VN hiện đại (góc độ nhân chủng ) . Nói chung vấn đề bạn đặt ra nó không quan trọng nếu ta hiểu một quốc gia nó là 1 tập họp của đa chủng tộc , đa văn hóa và sự ngẫu nhiên của Lịch Sử .
Sửa bởi Ngu Yên: 20/03/2014 - 18:11
Thanked by 2 Members:
|
|
#169
Gửi vào 20/03/2014 - 18:05
- Lịch sử các nền văn minh thế giới - tác giả : Arnold Toynbee. Cuốn này có đề cập tới 03 nền văn minh, có phân biệt cơ bản (Ấn, Trung, Đông nam Á) là có sự tồn tại liên tục từ quá khứ tới hiện tại. (Không tính Ai Cập vì bị đứt gãy giữa cổ và đương đại, còn các nền văn minh khác thì đã bị mất)
- Cuốn mới : Nguồn gốc Người Việt - Người Mường của Tạ Đức.
Về nội dung, chủ đề chính của cuốn sách là nguồn gốc của hai nền văn hóa Đá Mới Phùng Nguyên và Đồng Thau Đông Sơn; sự hình thành của các nước Xích Quỉ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (những nước được coi là của tổ tiên người Việt), từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc người Việt-người Mường, hai tộc người vốn khác nhau từ gần 4000 năm qua.(cuốn này chưa đọc)
MỤC LỤC
Lời đầu sách
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu
Các Chương chính
Chương 1. Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên - các giả thuyết đã có
Giả thuyết của Hà Văn Tấn - Giả thuyết của Trần Quốc Vượng - Giả thuyết của Charles Higham - Giả thuyết của Peter Bellwood.
Chương 2. Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên - từ một nghiên cứu so sánh
Bôn tứ giác và rìu bôn có vai - Bôn tứ giác cỡ nhỏ và lối sống săn bắt hái lượm - Bôn đá ngọc - Bàn đập vải vỏ cây - Dọi xe sợi - Sự vắng mặt của đỉnh - Chạc gốm - Thố - Bát bồng - Bình, nồi, bát - Ấm hình chim - Đất trắng miết mặt gốm - Gốm đen miết láng - Hoa văn in khắc chữ S - Nha chương - Phù hiệu đá - Trang sức hình dấu phẩy và hình rìu Việt - Khuyên tai bốn mấu - đĩa bích - Vòng có mặt cắt chữ T - Dùi, đục - Vòng tay hình ống có gờ nổi - Qua - Tục làm mộ có bậc - Tục để đầu người chết hướng Đông/Đông Nam - Tục chôn người chết ngay tại nơi cư trú - Tục nhổ răng.
Chương 3. Nguồn gốc người Phùng Nguyên - một giả thuyết mới
Nhân chủng người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di - Ngôn ngữ người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di Chương - Tên tự gọi của người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di - Người Đản - Tổ tiên người Phùng Nguyên và người Khok Phanom Di là người Đản cổ - Vì sao họ đến Việt Nam? - Họ đến như thế nào?
Chương 4. Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt
Hình khắc trên thạp Đại Văn Khẩu - Hình vẽ trên thạp Diêm Thôn - Liên hệ cội nguồn Diêm Thôn - Lương Chử - Nguồn gốc hai chữ Lạc Việt - Nguồn gốc bốn dạng chữ Lạc và chữ Hồng - Chữ Việt trong văn giáp cốt Thương - Chữ Việt trong kim văn Thương - Chữ Việt trên kiếm đồng vua Việt - Các dạng chữ Việt trong thư tịch - Sự biến đổi về âm của từ Việt - Sự biến đổi về nghĩa của từ Việt
Chương 5. Nước Xích Quỷ
Nước Xích Quỷ trong truyền thuyết và sử sách Việt Nam - Các nước Quỷ trong văn giáp cốt Thương - Nước Việt có kinh đô ở Bàn Long Thành, Hồ Bắc - Nước Việt có kinh đô ở Ngô Thành, Giang Tây - Nước Việt có kinh đô ở Ninh Hương, Hồ Nam - Các nước Việt ở Bắc Dương Tử - Bản chất của nước Xích Quỷ - Tên gọi Xích Quỷ - Tên gọi thực của nước Xích Quỷ.
Chương 6. Nước Việt Thường
Nước Việt Thường trong sử sách xưa và nay - Nước Việt Chương ở Giang Tây - Nước Việt Thường ở Hồ Nam - Sự bành trướng của Sở - Sự phát tán của người Việt Thường
Chương 7. Nước Văn Lang
Nước Văn Lang trong truyền thuyết và sử sách - Nguồn gốc người La - Lịch sử nước La - Liên hệ cội nguồn La - Văn Lang - Sự ra đời của nước Văn Lang - Tên gọi Văn Lang - Nước Việt thời Thương ở Lão Ngưu Pha - Nguồn gốc người Việt ở Lão Ngưu Pha - Quan hệ cội nguồn Việt Lão Ngưu Pha và Lạc Việt Diêm Thôn - Nước Việt thời Thương = Nước La thời Chu - Liên hệ cội nguồn La - Ư Việt.
Chương 8. Nước Âu Lạc
Vấn đề nguồn gốc Thục Phán - Nguyên mẫu thành Cổ Loa - Nguồn gốc hoàng tộc Khai Minh của Thục Phán - Từ gốc của tên gọi Cổ Loa? Liên hệ Khả Lạc - Cổ Loa - Tên gọi An Dương Vương và Âu Lạc
Chương 9. Nước Nam Việt
Nước Nam Việt ra đời thế nào? Triệu Đà là ai?
Chương 10. Nguồn gốc người Đông Sơn - văn hóa Đông Sơn - các giả thuyết đã có
Giả thuyết của Anrousseau - Giả thuyết của Goloubew - Giả thuyết của Heine-Geldern - Giả thuyết của Madrolle - Giả thuyết của Karlgren - Giả thuyết của Đào Duy Anh - Giả thuyết của Porée Maspéro - Giả thuyết của Bình Nguyên Lộc - Giả thuyết của Hán Văn Phùng.
Chương 11. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Hồ Nam - Quảng Tây
Trống đồng - Chiêng đồng - Rìu hình hia - Hoa văn săn hươu - Chuông sừng dê - Ký hiệu trên qua đồng - Tranh vẽ trên vách đá - Dao găm cán hình người
Chương 12. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Ư Việt
Trống đồng - Thạp đồng - Qua đồng - Mô típ người - chim - Mô típ cò trắng - chim lạc - Nhà hình chim - Thuyền biển - Thuyền đồng - Thuyền chim và thuyền rồng - Nhà sàn hình thuyền - Nhà sàn mái hồi tròn - Mộ thuyền - Mộ gò - Tiếng Ư Việt = Tiếng Lạc Việt = Tiếng Nam Á - Tên tộc người - tên nước: Ư Việt = Lạc Việt - Lạc Câu Tiễn = Lạc vương - Đông Âu và Tây Âu - Wu = Vua - Câu = Cổ = Kẻ - Đại Việt - Biểu tượng bông lau - Quy Sơn - Kim Quy - Nhất Dạ Trạch - Kiếm Long Tuyền - Hồ Hoàn Kiếm - Hồ Tây - Kim Ngưu
Chương 13. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Thục - Dạ Lang
Dao găm cán hình người - Kiếm Đông Sơn kiểu Dạ Lang gốc Ba - Thục - Vòng khảm ngọc - Nồi quai tròn có tượng chim - Nồi hình trống - Tấm đồng với mô típ ếch - Khóa thắt lưng với mô típ ba ba - Tục che mặt úp đầu người chết - Tượng hổ - Mô típ sừng trâu - Mô típ cây vũ trụ - Mô típ mặt trời -chim lạc - Tục tết tóc đuôi sam - Tục quấn tóc - đóng khăn - Tục búi tóc - đội mũ hình chùy hay hình nón - Họ Cao - Vàng vó - Người Dạ Lang ở Nam Cửu Chân - Qua đồng và tượng tê tê đồng Long Giao - Các yếu tố Thục trong văn hóa Mường
Chương 14. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Điền
Tục búi tóc sau gáy - Tục búi tóc đỉnh đầu - Tục tết tóc đuôi sam - Mũ Bàn Hồ - Hội thề trống đồng - Vai trò của phụ nữ - Đèn hình người - Lưỡi cuốc hình tim - Qua cán ngắn - Tục thờ vật tổ khỉ - Di dân Điền ở Việt Nam.
Chương 15. Liên hệ cội nguồn Đông Sơn - Nam Việt
Thạp Đông Sơn - Đỉnh Việt - Qua có hình người - dê - Ấn Triệu Văn Đế - Các di vật ở mộ Việt Khê và Kiệt Thượng - Di dân Nam Việt.
Chương 16. Nguồn gốc người Đông Sơn - văn hóa Đông Sơn - Một giả thuyết mới
Cuộc di tản của người La - Lạc Việt - Cuộc di tản của người Ư Việt - Lạc Việt - Cuộc di tản của người Thục - Cuộc di tản của người Nam Việt, Điền, Dạ Lang.
Chương 17. Nguồn gốc người Mường
Giả thuyết của Cuisinier - Giả thuyết của Bình Nguyên Lộc - Giả thuyết của Nguyễn Lương Bích - Giả thuyết của K. Taylor - Một giả thuyết mới
Các Phụ lục
Phụ lục 1A: Thiên di - Bản địa
Thuyết truyền bá - thiên di - Thuyết bản địa - Sự cố truyền thông với Marc Oxenham - Nguồn gốc của Thần Nông - Thuyết Rời Châu Phi - Quan hệ biện chứng di dân - dân bản địa - Quan hệ biện chứng truyền bá - tiếp thu - đổi mới - sáng tạo - Mặc cảm nguồn gốc phương Bắc
Phụ lục 1B: Huyền thoại Bản Chiềng
Huyền thoại - Sự thật
Phụ lục 1C: Quê hương của tiếng Việt-Mường
Giả thuyết của Nguyễn Tài Cẩn - Giả thuyết của Ferlus - Giả thuyết của Chamberlain
Phụ lục 1D: Từ Thái-Kađai hay từ Nam Á?
Các từ: gạo, cày, cuốc, ngan, tre, bánh, sông, noi, chiềng.
Phụ lục 1Đ: Thanh-Nghệ: Trung tâm hội tụ và phát tán Việt-Mường
Các địa danh gốc Mân - Mon ở Thanh Hóa - Con đường biển Phúc Kiến - Quảng Đông - Cửu Chân - Các nhóm Việt - Mường gốc Lê ở Thanh - Nghệ
Phụ lục 2A: Các văn hóa Đá Mới vùng trung lưu Dương Tử
Văn hóa Đại Khê - Văn hóa Khuất Gia Lĩnh - Văn hóa Thạch Gia Hà - Người Đại Khê, Khuất Gia Lĩnh, Thạch Gia Hà là ai?
Phụ lục 2B: Các văn hóa Đá Mới vùng hạ lưu Dương Tử
Văn hóa Hà Mẫu Độ - Người Hà Mẫu Độ là ai? - Văn hóa Lương Chử - Người Lương Chử là ai? - Văn hóa Lương Chử vì sao biến mất? - Người Lương Chử đi đâu?
Phụ lục 2C: Văn hóa Đá Mới vùng hạ lưu Hoàng Hà
Văn hóa Đại Văn Khẩu - Người Đại Văn Khẩu là ai? - Văn hóa Long Sơn
Phụ lục 2D: Nguồn gốc bánh chưng - bánh giầy
Nguồn gốc hai từ chưng - giầy trong tiếng Việt - Hai từ Tông - Bích trong tiếng Hoa - Nguồn gốc bánh chưng - bánh giầy
Phụ lục 3A: Tiếng Nam Á ở Trung Quốc xưa
Nghiên cứu của Norman - Mei - Nghiên cứu của Pulleyblank - Nghiên cứu của Schuessler - Nghiên cứu của Mcraw
Phụ lục 3B: Di dân Phúc Kiến - Quảng Đông thời lịch sử
Di dân Phúc Kiến - Quảng Đông ở Việt Nam - Di dân Phúc Kiến - Quảng Đông ở Đài Loan và ĐNA - Phúc Kiến - Quảng Đông hai trung tâm di dân
Phụ lục 3C: Nguồn gốc 9 vị vua và chúa trong lịch sử Việt Nam
Nguồn gốc Mai Hắc Đế - Nguồn gốc Phùng Hưng - Nguồn gốc Đinh Bộ Lĩnh - Nguồn gốc Lý Công Uẩn - Nguồn gốc nhà Trần - Nguồn gốc Lê Lợi - Nguồn gốc Nguyễn Kim - Nguồn gốc Trịnh Kiểm - Nguồn gốc Mạc Đăng Dung
Phụ lục 4A: Rìu Việt - Nha Chương
Rìu Việt - Nha Chương
Phụ lục 4B: Họ Từ Người
Từ chỉ người trở thành tên tự gọi tộc người - Từ chỉ người thành từ chỉ nhà, làng, đất, nước... - Tên tộc người thành tên nước - Tên tộc người thành tên sông - Tên tộc người thành tên dòng họ
Phụ lục 4C: Quan hệ cội nguồn Lava - Lạc Việt
Bằng chứng ngôn ngữ - Bằng chứng khảo cổ - Bằng chứng dân tộc học - sử học
Phụ lục 4D: Nguồn gốc người Chăm
Các giả thuyết đã có - Một giả thuyết mới
Phụ lục 5A: Nguồn gốc nghề đúc đồng ở Trung Quốc
Văn hóa Mã Gia Diêu - văn hóa Đồng Thau sớm nhất Trung Quốc - Người Tam Miêu - một chủ nhân chính của văn hóa Mã Gia Diêu.
Phụ lục 5B: Văn hóa Bách Việt ở vùng Nam Dương Tử thời Thương
Đồ sành - sứ nguyên thủy - Lò rồng - khuôn gốm - Đỉnh hổ - đỉnh chim - Nông cụ đồng - Chữ Ngô Thành - Mộ gò Tân Can - Não bạt Ninh Hương - Đỉnh vuông bốn mặt người và rìu Việt - Các bình rượu hình động vật - trống đồng Sùng Dương
Phụ lục 5C: Trống đồng nước Xích Quỷ
Trống đồng nước Xích Quỷ - các mô típ và biểu tượng - Sự ra đời của trống đồng ở nước Xích Quỷ - Trống đồng Bách Việt thời Chu - Trống đồng nước Xích Quỷ và trống đồng Đông Sơn.
Phụ lục 5D: Thánh Gióng - Thần Trống đồng nước Xích Quỷ
Truyền thuyết Thánh Gióng - những cách lý giải đã có - Tên gọi Gióng - những cách lý giải đã có - Thánh Gióng - một phân tích biểu tượng - Từ nguyên của Gióng - Truyền thuyết Thánh Gióng - một cách lý giải mới.
Phụ lục 5Đ: Văn hóa Tam Tinh Đôi
Các di vật đặc sắc Tam Tinh Đôi - Người Tam Tinh Đôi là ai?
Phụ lục 6A: Hai nước Ngô - Việt
Lịch sử nước Ngô - Lịch sử nước Việt - Văn hóa Ngô - Việt - một số thành tựu tiêu biểu
Phụ lục 6B: Nước Sở
Vua Sở - Tiếng Sở - Người Sở - Văn hóa Sở - vua Hán - hồn Sở - Đạo Mẫu Sở và đạo Mẫu Việt.
Phụ lục 6C: Nước Điền
Nguồn gốc vua Điền - nước Điền - Khác biệt Điền - Đông Sơn - Vai trò của người Scyth
Phụ lục 6D: Nước Dạ Lang
Người Dạ Lang - Nước Dạ Lang - Đất Dạ Lang - Văn hóa Dạ Lang
Phụ lục 7A: Họ Hùng - Họ Mỵ
Phụ lục 7B: Hồ Động Đình trong truyền thuyết Việt
Phụ lục 8: Liên hệ cội nguồn Lô Lô - Lạc Việt
Tên gọi Lô Lô và lịch sử người Lô Lô - Văn hóa trống đồng của người Lô Lô - Tục thờ vật tổ hổ của người Lô Lô
Phụ lục 11: Dân tị nạn Tống thời Trần
Người Tống đã mất nước thế nào? - Dân Tống di tản gồm những ai?
Phụ lục 16A: Di dân Lạc Việt ở vùng lục địa ĐNA
Di dân Lạc Việt ở Lào - Di dân Lạc Việt ở Thái Lan - Các tộc ít người gốc Lạc Việt khác
Phụ lục 16B: Di dân Lạc Việt ở vùng hải đảo ĐNA
Người Dayak ở Borneo - Người Toraja ở Sulavesi - Người Java ở Java
Lời cuối sách
Nhận xét
Sách báo tham khảo
Chỉ dẫn
ps: Em cần tìm các đầu mối để liên kết
Sửa bởi pth77: 20/03/2014 - 18:07
Thanked by 4 Members:
|
|
#170
Gửi vào 21/03/2014 - 03:37
Thanked by 2 Members:
|
|
#171
Gửi vào 21/03/2014 - 10:33
Về tác giả:
Tạ Đức: Được đào tạo về ngành dân tộc học tại khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội từ 1976 đến 1980, được hành nghề tại Viện Dân tộc học - Ủy ban Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) từ 1980 đến 1989, được tu nghiệp tại nước Đức từ 1989 đến 1990, đặc biệt được độc lập nghiên cứu tại Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á từ 1999.
Thanked by 4 Members:
|
|
#172
Gửi vào 21/03/2014 - 15:14
Phệ nghĩa là cắn, còn có nghĩa là xử lý, thôn tính, xâm chiếm, Hạp là ngậm miệng lại , còn có nghĩa là cắn, ăn/ uống, nói / bàn chuyện (cả 2 dều có bộ khẩu).Quẻ có 2 hào dương ở tận trên và tận dưới thêm 1 hào dương khác ở giữa nên được xem là tượng hình cái miệng cắn vật ngăn trở.Có 2 loại hình được dùng : các hào có chữ phệ chỉ việc hình quan xét xử, các hào có chữ diệt chỉ việc thụ hình.Riêng Javary thì cho là những hào có chữ diệt còn có nghĩa phán xét sai lầm do không đi, không " thấy " , không nghe của hình quan / phạm nhân .Ông ta dẫn các hào 38/3 và 47/5 để cho rằng hình phạt xẻo mũi phải được chỉ bằng một chữ tỵ khác (có bộ đao) và hình phạt xẻo tai không có trong hình luật Tây Chu.
Phệ hạp trong lời quẻ có bảo " dụng ngục " nên đây là quẻ tụng hình _ khác với quẻ 6 Tụng chỉ là cãi lý _ và xét xử nơi công môn .
Lời quẻ : Phệ hạp, hanh .Lợi dụng ngục .
dịch : Cắn hợp , thông.Nên dùng hình ngục (để sửa trị).
Hào 1 : Lý giảo , diệt chỉ.Vô cửu.
dịch : Mang cùm ở chân mà đi .Không lỗi. Mang cùm ở chân, tội nhẹ, chịu thương tích chút ít, nhưng biết ngừng (sửa đổi), thì vô cữu.
Diệt chỉ là mất ngón cái , nghĩa bóng là đi lại khó khăn.Ở hào sơ lỗi còn nhẹ , ngừng ngat thì còn sửa được .
Với Hào 1 thì QNB còn có một cách hiểu 履 校 滅 趾 (lý giáo diệt chỉ) = Khảo nghiệm, tra xét kỹ càng cho hết mọi vết tích.
(như thế thì mới không lỗi).
Vì chữ Lý 履 ngoài nghĩa là "mang" còn có nghĩa là "khảo nghiệm, xem xét" và theo nghĩa này nó hàm chứa một quá trình vận động của sự khảo xét vì chữ lý còn có nghĩa là "đi", "trải qua",...
Chữ Giáo 校 xưa nay vẫn được giảng là "cái cùm chân" nhưng nó còn có nghĩa là "tra xét".
Diệt còn có nghĩa là trừ cho tận hết
Chỉ còn có nghĩa là dấu vết, tung tích.
Hào 2 : Phệ phu, diệt tỵ.Vô cữu.
dịch : Cắn da (khô ròn) , mất mũi.Không lỗi. Hào 2, đắc trung, đắc chính, âm cư âm vị, nên xử phạt gây thương tổn, nhưng vô cửu. (Trái với hào 3, ngộ độc).
Cắn da thì việc phán xử còn đơn giản.Mất mũi có thể là mất mặt ? Học Năng cho rằng phạt người thì khó tránh làm thương tổn người.
Chữ Phu 膚 còn có nghĩa là 4 ngón tay xếp lại thành 1 vốc, cho nên Phệ Phu có lẽ là cái hình thức tra tấn bằng cách dùng kẹp ngón tay(xem hình bên dưới).
Hào 3 : Phệ tích nhục, ngộ độc.Tiểu lận, vô cửu.
dịch : Cắn miếng thịt có xương, trúng độc. Khó chịu một chút, không lỗi. So với hào 2, hào 3, dùng hình nặng hơn (phệ tích nhục), lại không chính, nên xấu hơn (ngộ độc).
Hình quan gặp khó, chắc có sai lầm ( tượng bị trúng thực )nhưng sửa kịp .
Phệ tích nhục, có thể là hình thức dùng đồ có mũi nhọn gí, ép, đâm vào thịt vào người.
Hào 4 : Phệ can tỷ, đắc kim thỉ.Lợi gian trinh, cát.
dịch : Cắn miếng thịt khô có xương.Được mũi tên đồng.Điềm khó khăn được lợi.Mở.
Hào chủ quẻ, gặp việc khó , xét đoán mọi mặt, khéo tìm ra sự thật nên được ban mũi tên đồng.Hào duy nhất quẻ được phê cát . Bậc đại thần (hào 4, kề hào lục ngũ), dù việc khó nhưng được ban kim thỉ, cát. Nguyễn Duy Cần nhận xét, đây là hào tốt nhất trong quẻ này.
Phệ can chỉ, có thể là hình thức bắt ép kẻ bị phạt đem phơi nắng cho còn da bọc xương.
Hào 5 : Phệ can nhục , đắc hoàng kim.Trinh lệ, vô cữu.
dịch : Cắn miếng thịt khô có tẩm, được ( đồ vật ) bằng đồng màu vàng.Điềm nguy (nhưng ) không lỗi.
" Thịt có tẩm " là mọi việc đã được xem xét kỹ càng, ở đây hào 5 vị cao (được đồ đồng màu vàng) chỉ còn ra phán quyết sao cho công minh .Nhưng mà điềm nguy vì dễ gây ra thù oán , nhưng hãy mạnh dạn (vô cữu ).
Phệ can nhục, có thể gần nghĩa với Phệ can chỉ ở hào 4.
Hào 6 : Hà giảo, diệt nhĩ.Hung.
dịch : Đội gông, mất tai .Đóng .
Lỗi lớn bị phạt nặng.Cuối quẻ rồi không sửa được nữa. Hình phạt nặng (nhẹ bị cùm chân, nặng đeo gông -> diệt nhĩ, có lẽ từ tượng đeo gông mà ra).
Thanked by 4 Members:
|
|
#173
Gửi vào 21/03/2014 - 15:38
Thanked by 2 Members:
|
|
#174
Gửi vào 22/03/2014 - 11:53
- Tên quẻ thể hiện rõ nội dung "bàn chuyện xử lí" của quẻ, có lẽ không liên quan gì tới cách gọi tên theo quẻ đơn.
- Quẻ sử dụng các hình ảnh về sự ăn, cách ăn, có lẽ dựa trên cách thức ăn chủ yếu của dân du mục - ăn sữa và thịt (chủ yếu là dê, cừu, bò, ngựa) là chính, đặc biệt là thịt để khô, để cả xương (dân Mông Cổ, Kazac... vẫn giữ cách ăn uống này. Một so sánh khác là cách ăn của người dân tộc trong món thịt "Trâu gác bếp", nhưng trâu có lẽ ít có ở dân du mục) - không dùng cách ăn thịt sống / chín để minh hoạ. Hình ảnh được sử dụng có lẽ cho thấy nguồn gốc của lời Dịch là từ dân gốc du mục chăng?
- Quẻ có lẽ hàm nghĩa về việc ứng xử của người có trách nhiệm trong việc xem xét, phán xử, áp dụng hình phạt đối với các vụ việc tranh chấp - tương tự như tố tụng (hình sự) ngày nay.
- Các lời phê Vô cữu hàm nghĩa rằng việc xét xử cần "đúng người đúng tội, tránh oan sai" là chính, chủ yếu, là điều kiện cần và đủ khi xét xử. Và việc xét xử không phải là việc có tính chất "hay ho gì" (so sánh với "vô phúc đáo tụng đình") nên chỉ phê như vậy ,mà không phê cát.
- Hào 1 : Lý giảo , diệt chỉ.Vô cửu.
dịch : Mang cùm ở chân mà đi .Không lỗi.
Mang cùm ở chân thì sẽ không nhìn thấy ngón chân - mất ngón chân cái -đồng thời đi lại sẽ khó khăn, chậm chạp. Hình ảnh có lẽ hàm nghĩa rằng khi mới bước vào vụ việc xét xử, cần xem xét nội dung một cách thận trọng, từ tốn - Khảo nghiệm, tra xét kỹ càng cho hết mọi vết tích. Làm được như vậy thì không lỗi.
- Hào 2 : Phệ phu, diệt tỵ.Vô cữu.
dịch : Cắn da (khô ròn) , mất mũi.Không lỗi.
Cắn miếng da thì không nhìn thấy mũi đâu cả (bị miếng da che mất). Hình ảnh hàm nghĩa bắt đầu đi vào ( bên ngoài ) vụ việc, cần lưu ý xem xét để có thể "ngửi thấy" - tránh việc do mất mũi mà không "ngửi được"- các điểm quan trọng của vụ việc. Làm được như vậy thì không lỗi.
- Hào 3 : Phệ tích nhục, ngộ độc.Tiểu lận, vô cửu.
dịch : Cắn miếng thịt có xương, trúng độc. Khó chịu một chút, không lỗi.
Cắn miếng thịt có xương : đã bắt đầu đi sâu vào bên trong vụ việc- ứng xử nên như cắn miếng thịt có xương- nghĩa là cần lựa cho khéo để tìm hiểu. Nhưng có lẽ - không may cắn phải miếng thịt bị mốc chẳng hạn, nên bị ngộ độc thức ăn - gặp những vấn đề khó trong vụ việc, bị sai hướng tìm hiểu / hoặc bị vướng mắc đâu đó nên Khó chịu một chút, không lỗi.
- Hào 4 : Phệ can tỷ, đắc kim thỉ.Lợi gian trinh, cát.
dịch : Cắn miếng thịt khô có xương.Được mũi tên đồng.Điềm khó khăn được lợi.Mở.
Tương tự như hào 3, nhưng nay đã tìm ra manh mối, hướng đi - Được mũi tên đồng- do vậy mà Điềm khó khăn được lợi.Mở
- Hào 5 : Phệ can nhục , đắc hoàng kim.Trinh lệ, vô cữu.
dịch : Cắn miếng thịt khô có tẩm, được ( đồ vật ) bằng đồng màu vàng.Điềm nguy (nhưng ) không lỗi.
" Thịt có tẩm " là mọi việc đã được xem xét kỹ càng, ở đây hào 5 vị cao (được đồ đồng màu vàng) chỉ còn ra phán quyết sao cho công minh .Nhưng mà điềm nguy vì dễ gây ra thù oán , nhưng hãy mạnh dạn (vô cữu )
Đã xác định được các vấn đề, do vậy mà có thể phán xét được
- Hào 6 : Hà giảo, diệt nhĩ.Hung.
dịch : Đội gông, mất tai .Đóng .
Đội gông thì tai bị che mất. Hình ảnh hàm nghĩa răng nếu tự mình có thành kiến - đội gông - thì sẽ không thể nghe được các lời trình bày hữu lí, nên không thể tiếp cận được đúng nội dung vụ việc, do vậy mà phê Đóng - một lời cảnh báo sâu sắc chăng?
Sửa bởi pth77: 22/03/2014 - 12:19
Thanked by 3 Members:
|
|
#175
Gửi vào 22/03/2014 - 13:48
Như vậy bạn có khuynh hướng gần với javary, ông này hiều các hào 1,2 ,6 vừa theo nghĩa người bị phạt vừa theo nghĩa người xét xử có sai lầm, thiếu sót .Để tôi suy nghĩ xem cách nào đưa thêm góp ý của bạn vào diễn giảng (hào 1,2 và có thể 6).
Riêng về gốc du mục của nhà Chu : đây là việc có được bàn cãi qua . Gộp lại thì ý kiến chính là nhà Chu có ông tổ là Hậu Tắc , tượng cho lúa mạch (tắc, và sau này tượng cho chữ xã tắc) , chỉ sự trồng trọt nên không phải du mục .Tuy nhiên họ sống ở Thiểm Tây là vùng nhiều rợ du mục (sau này là Hung nô) nên chịu ảnh hưởng . Sau nữa Chu được xem là phải lo phần cung cấp sinh vật cho Ân để làm tế Sinh ( Bò, cừu, dê) nên chắc phải biết về chăn nuôi .
Thanked by 2 Members:
|
|
#176
Gửi vào 22/03/2014 - 14:37
- Hội Viên
-
- 267 Bài Viết:
- 1010 thanks
Gửi vào Hôm qua, 13:38
Nói về cái vụ bí mật với bí quyết! Càng ôm nhiều, càng mệt mình, trừ phi là cái nồi cơm thì phải ráng mà giữ, còn không thì buông xả hết cho rồi.
Trong nghề của tôi có có bí quyết làm cứng và tăng độ bền vật liệu là quan trọng nhất, biết cái này là kiếm cơm ăn hoài không hết. Nhưng để giữ bí quyết đó, nó chỉ có 4 loại hóa chất thôi, nhưng tôi chế thêm thành 15 loại tất cả, rồi phải chế thiết bị chuyên dụng để lọc bớt và làm bốc hơi 1 số loại trong đó, đến khâu cuối cùng thì chỉ còn hỗn hợp của 4 chất kia hòa tan trong dung môi và muối kết tủa. Nếu để sót muối này pha vô qui trình sản xuất thì vật liệu cứng, bền nhưng không đẹp vì dính tạp chất.
Đi 1 vòng phức tạp hóa vấn đề lên để quay lại từ đầu!
Công việc bí mật của tôi chỉ đơn giản là đóng cửa phòng thí nghiệm lại, dùng vải mịn lọc bỏ kết tủa vài lần! Chỉ có vậy mà phải bay từ nước ngoài về! Lính tráng không biết gì tưởng là sếp phải làm việc gì đó ghê gớm, nhưng ai biết chỉ đơn giản là lọc kết tủa! Mà lính tráng ở khâu này thì dùng toàn mù chữ, ngu lâu dốt bền khó đào tạo. Nên nhiều lúc tức muốn chết luôn mà phải chịu vì chính mình bày vẽ ra 1 quy trình phức tạp mà!
Nếu không vì nồi cơm thì ôm làm quái gì, mệt muốn chết luôn! Tôi cũng muốn đi chơi cho khỏe, đâu có muốn đang ở đảo Bali nghỉ ngơi ngoạn cảnh thì phải bay cái vù về nhà để "lọc kết tủa", 1 công việc vô duyên nhất!
Cho nên, từ tôi, tôi suy ra bí quyết thật ra là cái đơn giản nhất nhưng không ai ngờ tới, mọi người thường bám theo cái phức tạp rối rắm rồi bị nhốt trong đó không có lối thoát. Tại vì sự thật nó quá đơn giản, dễ mò ra quá cho nên phải phức tạp hóa nó. Cho nên, cái gì mà càng có vẻ phức tạp thì bản chất là đơn giản nhất, đơn giản đến không ngờ.
Hầy! 15 loại hóa chất, mỗi loại bạn cho nó 1 hàm lượng với nồng độ và thứ tự pha! Mà toàn miệng nói tay làm, có thánh cũng chẳng nhớ nỗi cái nào là cái nào! Có lần tôi chỉ lính mình làm thử, làm xong lần đó nó quên sạch chất A hàm lượng bao nhiêu ml, chất C pha trước A hay sau A! Chỉ lo nhớ ba cái hàm lượng, nồng độ, tỉ lệ và thứ tự tào lao đó thì có căng mắt ra mà nhìn cũng chẳng để ý được cái yếu quyết của người ta nằm ở đâu!
Sửa bởi goodluckgoodbye: Hôm qua, 13
Bị nhốt trong mê hồn trận vì mình biết nhiều quá, lại sùng bái cái mình quý đó quá nên bị cột chân trong đó mà không biết .Cho nên ngay các học giả TQ đã dựa vào khoa học rồi, đã biết là Chu Dịch là được viết vào đời Chu rồi mà vẫn không đi hết ý đó để tìm ra chân diện mục hoặc có ông Cao Hanh thì lại phủ nhận hết cả cho nên cách đọc của ông ấy phải sửa hết các ý, các chữ (bằng cách đổ cho đồng âm dị nghĩa ) nhưng không đi theo khảo sát bình thường mà lại dựng lại lịch sử thời ấy theo quan điểm Duy vật biện chứng nên hóa ra lại tạo nên một cái nhìn lệch lạc kiểu mới !
Thanked by 4 Members:
|
|
#177
Gửi vào 22/03/2014 - 14:40
- Quẻ có lẽ hàm nghĩa về việc ứng xử của người có trách nhiệm trong việc xem xét, phán xử, áp dụng hình phạt đối với các vụ việc tranh chấp - tương tự như tố tụng (hình sự) ngày nay : quẻ có thể mang tính đa nghĩa. Nghĩa chủ đạo (bề mặt) có lẽ là ứng xử của người có trách nhiệm trong việc xem xét, phán xử. Nghĩa khác (bên dưới) có thể là việc áp dụng hình phạt, hình thức tra tấn trong việc xem xét, phán xử nhằm trừng trị hay để tìm ra sự thật. Các hình phạt có thể là cùm chân, cắt mũi, xẻo tai. Các hình thức tra khảo có thể là dùng đồ có mũi nhọn gí, ép, đâm vào thịt vào người, đem phơi nắng cho còn da bọc xương.
- Đặt trong bối cảnh mối liên hệ giữa các quẻ với nhau thì có lẽ nghĩa bề mặt tương đối logic chăng? Em sẽ viết bổ sung sau.
- Các hình ảnh được sử dụng để so sánh - cách ăn thịt khô - có tính khá đặc trưng của dân du mục, em chỉ thử mở rộng phân tích chút vì có sự nghi hoặc, vì tại hào 4 quẻ Đại Súc thì lại dùng hình ảnh "con nghé", khá đặc trưng cho sức kéo của trồng lúa (lúa nước và có thể lúa mạch).
- Các hình ảnh được sử dụng để so sánh có cấu trúc: làm (cắn) cái này thì mất / được cái kia, có tính ẩn dụ. đa nghĩa, tuy nhiên logic nhân - quả trực tiếp (nguyên nhân đó là trực tiếp gây ra kết quả)có lẽ chưa chặt chẽ lắm. Chẳng hạn: Cắn da (khô ròn) , mất mũi - cắn da thì có liên quan gì tới mũi mà lại có thể mất mũi được...
Thanked by 3 Members:
|
|
#178
Gửi vào 24/03/2014 - 12:26
- Thời Tuỳ : một giai đoạn mới - nguyên hanh lợi trinh - Quan gia có quyết định di dời nhằm tránh địch quấy nhiễu. Trải bao khó khăn, cuối cùng cũng lập được nước ở chân núi Kỳ. Nước mới thành lập, còn nhiều việc khó khăn, đổ nát, nên thời Cổ cần có sự gánh vác nhiệm vụ rất quan trọng là cáng đáng, duy trì, gây dựng..."gia tài" - sự đổ nát/ "quốc gia non trẻ" của cha mẹ để lại - nhanh chóng xây dựng, ổn định đất nước mới.
- Xây dựng đất nước nhờ vào việc cầu / mời người hiền tài tới cộng tác, giúp đỡ - thời Lâm, nguyên hanh lợi trinh - thời kì xây dựng quốc gia trên vùng đất mới. Sau đó là bổ nhiệm dựa trên khả năng (thời Quan / Quán) - năng lực quan sát - của họ. Rồi đồng thời cần xây dựng luật lệ (thời Phệ Hạp), văn hoá (thời Bí) ...
- Thượng Kinh có lẽ miêu tả lịch sử hình thành quốc gia, phương thức xây dựng, tổ chức và quản lý xã hội nhà Chu chăng? Thuở Trời Đất (Kiền - Khôn) tạo cơn gió bụi...cho tới khi Thuỷ Hoả ( Khảm - Ly) xoay vần, mà biến thiên dữ dội...?
Thanked by 3 Members:
|
|
#179
Gửi vào 27/03/2014 - 17:24
- Bác là rơi rụng, bóc lột, gọt bỏ, hình ảnh chính của quẻ bác là cái giường nhắc đến nơi dùng để ngơi nghỉ và có thể nơi con người chết đi để sang cõi khác: cái giường là vật trong nhà, rất gần với con người, là nơi yên ổn cho con người nghỉ ngơi. Quẻ miêu tả sự rơi rụng / gãy của cái giường - Cái giường có thể bằng gỗ, tre..hoặc kim loại - là nơi nghỉ ngơi yên ổn của con người. Nguyên nhân gãy rụng của cái giường có thể từ bên trong (do mối mọt, do han rỉ), hoặc do tác động bên ngoài (do cưa, chặt, bẻ...)
- Hào 1 : Bác sàng dĩ túc.Miệt.Trinh hung.
dịch : Gẫy chân giường. Mê sảng. Điềm đóng.
Giường bị gãy chân, nhưng người ngủ trên đó không nhận ra do bị mê sảng (trạng thái ngủ không sâu, mê man, có thể nói nhảm).
- Hào 2 : Bác sàng dĩ biện. Miệt.Trinh hung.
dịch : Gẫy thành giường. Mê sảng. Điềm đóng.
Giường đã bị gãy đến thành rồi, nhưng người vẫn ngủ Mê sảng, vẫn không nhận ra trạng thái đó.
- Hào 3 : Bác chi. Vô cữu.
dịch : Rơi rụng đấy. Không lỗi.
Hậu quả xảy ra cho cái giường - nó sẽ Rơi rụng đấy, là kết quả tất yếu khi đã bị gãy chân, thành giường.
- Hào 4 : Bác sàng dĩ phu. Hung.
dịch : Sự hỏng hại đến tận da thịt. Xấu.
Giường bị hỏng hết cả bộ khung, chỉ còn lại ván ( nơi tiếp xúc với da thịt người nằm ngủ), không còn ra cái giường nữa. Hào 3 & 4 là hậu quả tất yếu của tình trạng xảy ra tại hào 1 & 2.( mối quan hệ nhân - quả trực tiếp)
- Hào 5 & 6: là cách ứng xử đối với tình huống xảy ra trước đó. (tại các hào 1, 2, 3, 4)
- Quẻ có lẽ hàm chứa tính đa nghĩa: rơi rụng và "bóc lột, tước đoạt"
+ Nghĩa bề mặt: Quẻ nói đến sự ứng xử đối với tài sản thiết yếu - công quỹ - và người được giao trọng trách cần tỉnh táo để nhận ra sự rơi rụng dần của công quỹ và hậu quả của việc đó (có thể do lãng phí, do bị bòn rút...). Quẻ cũng đưa ra cách ứng xử đối với công quỹ tại hào 5 & 6: chia sẻ lợi ích cho người theo hầu Xâu cá một đàn. Lấy đó mà sủng ái cung nhân. Và người được giao trọng trách - hào 6 chủ quẻ - nếu không tham lam- Quả lớn không ăn - thì có thể được trọng thưởng (Quân tử được xe ), còn nếu tham lam thì có thể bị truy phạt, bị mất nghiệp (tiểu nhân đổ nhà)
+ Nghĩa bên dưới : việc "bóc lột, tước đoạt" - ngày xưa việc đánh thuế tính theo người đàn ông, mỗi người một thuế suất gọi là "nhất sàng", ông nào chưa có vợ thì được giảm một nửa gọi là "bán sàng".
Sửa bởi pth77: 27/03/2014 - 17:37
Thanked by 3 Members:
|
|
#180
Gửi vào 27/03/2014 - 19:30
- Có lẽ có sự tương tự giữa quẻ Bác và Phệ Hạp: Đều sử dụng hình ảnh so sánh có tính ẩn dụ ,hàm chứa nghĩa bề mặt và nghĩa ẩn dấu của quẻ, đề cập tới hai mặt của sự việc có mối quan hệ trực tiếp với nhau, cách ứng xử với việc đó.
+ Phệ Hạp: mối quan hệ trong việc xét xử (tố tụng), bao gồm việc xét xử và áp dụng hình phạt.
+ Bác: mối quan hệ trong việc ứng xử với công quỹ, bao gồm việc tạo lập và sử dụng.
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCTMời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
||
Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
||
Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
|
|
Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Huyền Thoại Cụ 'Nguyễn Đức Cần' |
Khoa Học Huyền Bí | OTacCot |
|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |