Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch
#151
Gửi vào 15/03/2014 - 15:52
Hào 2 : Hệ tiểu tử, thất trượng phu .
dịch : Ràng buộc với đứa trẻ, (bỏ / nên bỏ/ nên) mất người kinh nghiệm .
Hào 3 : Hệ trượng phu , thất tiểu tử.Tùy hữu cầu đắc.Lợi cư trinh .
dịch : Ràng buộc với người kinh nghiệm, (bỏ / nên bỏ / nên) mất đứa trẻ .Theo (vì) cầu được( lợi ). Điềm nên ở yên .
- Bổ sung vậy được không anh? Nhấn mạnh sự lựa chọn theo cái này thì/nên bỏ mất cái kia.
Thanked by 4 Members:
|
|
#152
Gửi vào 15/03/2014 - 21:15
Thanked by 2 Members:
|
|
#153
Gửi vào 17/03/2014 - 12:45
- Có lẽ quẻ miêu tả các giai đoạn - thái độ, trạng thái tâm lí, sự lựa chọn có tính cá nhân của người được giao nhiệm vụ cáng đáng - trong việc thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là cáng đáng, duy trì, gây dựng..."gia tài" - sự đổ nát của cha mẹ để lại:
+ Hào 1: khi nhận nhiệm vụ từ người đi trước (cha, anh), nhưng lại chỉ ở vai trò nhiếp chính - rất tế nhị trong chính trị,vì người được chọn làm thủ lĩnh là cháu, còn nhỏ, nếu không cẩn thận dễ bị gièm về việc soán đoạt - nên Nguy, cuối cùng sẽ mở.
+ Hào 2: tại sao lại có gia tài của mẹ, gia tài của mẹ có gì mà lại phê không thể lâu dài? Gia tài của cha là sự nghiệp, là người kế tục ? Còn của mẹ, có lẽ cũng là những người con (những người khác không được chọn kế tục), những sự yêu thương, những lời căn dặn, do vậy mà rất tình cảm, khó xử, nên không thể lâu dài - không nên để lâu, cần làm nhanh chóng? hay không thể tồn tại lâu dài? Hoặc cũng có thể là bước đường từ hào 2 đến hào 5 cần làm nhanh, không thể làm lâu dài? Hoặc có thể chỉ là những việc phụ, nhỏ, nên nếu làm thì cũng không thể lâu dài?
+ Hào 3&4: những trạng thái xấu
+ Hào 5: Là đã làm được ổn định, theo mong muốn, thành công nên Được tiếng khen
+ Hào 6: làm thành rồi thì chọn cách lui về, tránh hậu hoạ, nên không còn màng chính sự, chỉ lo vun trồng cái đức của mình .(một sự lựa chọn khôn ngoan)
- Có thể quẻ này nói về cuộc đời tận tụy của Chu công Đán và Vì hào 6 này có thể hiểu là xưng ta nên hậu thế dựa vào đó mà cho Chu công Đán là người viết lời các hào chăng ? Trong gia tài của cha, có thể còn là một sự nghiệp dang dở - như Chu Dịch - mà người con cũng cần hoàn thiện cho xong. ( các sự kiện, biến cố trong Dịch cho thấy có những điều xảy ra sau khi Văn Vương - người sáng tạo Dịch -đã mất, nên chắc ông không phải là người viết về những sự kiện, biến cố đó chăng? )
- Trước ngày giáp 3 ngày, sau ngày giáp 3 ngày : (con số 3 - tam tài, xác suất) ngày "giáp" này nếu là trong thập can thì chứng tỏ hệ Can - Chi đã xuất hiện thời Văn Vương / hoặc có thể sau đó ? Nếu không , thì có lẽ ngày "giáp" có thể là một dấu mốc, một thời điểm để làm việc (gì đó), và có sai số là cộng - trừ ba ngày?
Sửa bởi pth77: 17/03/2014 - 12:56
Thanked by 2 Members:
|
|
#154
Gửi vào 17/03/2014 - 13:16
Dĩ nhiên là Văn vương đã chết từ lâu vì sinh tiền ông đâu có được phong vương. Ngay cả Chu công cũng chưa chắc là người chấp bút vì ai lại tự xưng mình là Công .
Hệ thống can chi đã có từ thời nhà Thương ít ra : các vua Thương đếu có đế hiệu có 1 chữ can , thí dụ : Thành Thang là Đại Ất , rồi các ông vua nổi tiếng như Võ Đinh, Bàn Canh hay các vua cùng thời của Tây Chu : Thái Đinh, Đế ất, Đế tân .
Thanked by 3 Members:
|
|
#155
Gửi vào 18/03/2014 - 14:02
Thanked by 2 Members:
|
|
#156
Gửi vào 18/03/2014 - 15:35
Ngu Yên, on 18/03/2014 - 14:02, said:
Thanked by 3 Members:
|
|
#157
Gửi vào 18/03/2014 - 15:37
"Hào 2 : Đại xa dĩ tãi, Hữu du vãng.Vô cữu .
dịch : Xe lớn để chở, có chỗ đến .Không lỗi.
Xem ở phần thuật ngữ hữu du vãng và vô cữu.Hào này có khả năng làm được việc, đi đến đích .Có học giả cho là tượng xe chở lúa vào mùa gặt." Nguyễn Mạnh Bảo chú, do Kiền, tượng tròn, nên hào 2, trung như một trục của cỗ xe lớn.
Thanked by 3 Members:
|
|
#158
Gửi vào 19/03/2014 - 15:57
Lời quẻ: Quan, quán nhi bất tiến , hữu phu ngung nhược.
dịch: Làm gương.Rửa tay/ rót rượu mà không (cần ) dâng lễ .Lòng chí thành nên người dưới ngửa lên xem.
Đây là dịch theo cổ điển , ngày nay nhiều học giả TQ cho phải hiểu là : rót rượu lễ mà không dâng đồ cúng, bị quỷ thần phạt nặng. Javary cho " hữu phu ngung nhược " là gây được lòng thành kính khi mặc vào bộ đồ tế lễ trịnh trọng. Nguyễn Duy Cần luận giải, do lòng chí thành, chỉ cần thái độ cũng tạo nên lòng tin/kính của người dưới (4 hào âm).
Hào 1 : Đồng quan .Tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.
dịch : Cái nhìn (ngây thơ ) của trẻ con. Tiểu nhân thì không lỗi gì (chứ ) quân tử mà như vậy thì lận đận/ xấu hổ. Hào sơ, còn mông muội, nên tiểu nhân không lỗi, chứ bậc quân tử nếu không "tự tri" (xem thêm đạo đức kinh - vô kỷ, vô công, vô danh -> phát triển ý này ở hào 5) thì xấu hổ/lận.
Hào 2 : Khuy quan.Lợi nữ trinh.
dịch : Dòm lén.Đoán nữ thì lợi .
Cái nhìn ở đây cục bộ .Thời xưa con gái, đàn bà chỉ biết chăm chú việc nhà nên ở hào này thì được cho là có lợi.
hào 3 : Quán ngã sinh.Tiến thoái.
dịch : Xét cách sống của mình. Có tiến, có thoái.
Bắt đầu biết xét lại nhưng còn có điều ngờ nên khi thì tiến bộ, lúc lại thối lui .
Hào 4 : Quan quốc chi quang .Lợi dụng tân vu vương .
dịch : Nhìn cái sáng của đất nước. Nhân khi làm khách của vua (mà xem xét).
Có cơ hội mở rộng tầm mắt .Hào này viết vương chứ không phải đế vậy quốc ở đây là Chu .
Hào 5 : Quán ngã sinh .Quân tử vô cữu.
dịch : Xét lại cách sống của mình .Người quân tử (như thế mới ) không lỗi.
Hào 6 : Quán kỳ sinh .Quân tử vô cữu .
dịch : Xem xét cuộc đời .Người quân tử (như thế mới ) không lỗi.
Hai hào dương trên cao là 2 cái nhìn của người quân tử: một nội soi, một ngoại chiêm mới là đầy đủ .
Thanked by 4 Members:
|
|
#159
Gửi vào 19/03/2014 - 18:02
- Quẻ Lâm có lẽ hàm nghĩa cách thức hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Sửa bởi pth77: 19/03/2014 - 18:04
Thanked by 4 Members:
|
|
#160
Gửi vào 20/03/2014 - 11:42
- Nội dung:
+ Cuộc đời (tiểu sử) của một cá nhân (Kiều), và xã hội đương thời, phạm vi bao quát, chủ yếu về đời sống xã hội, văn hoá.
+ Các sự kiện, biến cố trong lịch sử một dân tộc (Chu), phạm vi có lẽ chủ yếu về lịch sử, các phương thức chính trị, các kinh nghiệm, bài học xử thế.
- Thủ pháp:
+ Dùng thể thơ lục bát (thể thơ có nhiều trong ca dao truyền thống), các điển tích cổ, các phương pháp so sánh ẩn dụ, thậm xưng, trực tiếp...phản ánh rõ văn hoá, đời sống dân tộc (tộc trồng lúa nước - văn minh lúa nước, làng xã).
+ Dùng hình tượng quẻ - hào (có lẽ dựa nhiều trên hình thức bói cổ đại), cũng sử dụng các phương pháp so sánh trực tiếp, ẩn dụ, thậm xưng...phản ánh khá rõ một khía cạnh văn hoá, sinh hoạt đời sống dân tộc (tộc du mục - văn minh du mục, bộ lạc).
- Tính chiêm đoán:
+ Kiều: dựa trên tâm linh, lòng thành kính ( thắp hương khấn, mở sách, xem nội dung...)
+ Dịch (dùng trong BTHL): có phương pháp cụ thể, chặt chẽ (lập quẻ, xem nội dung...)
Sửa bởi pth77: 20/03/2014 - 11:43
Thanked by 3 Members:
|
|
#161
Gửi vào 20/03/2014 - 13:09
Nhưng thật ra chúng ta có những truyền thuyết về họ Hồng Bàng từ đời nhà Trần đáng lẽ có thể biến thành Kinh sách nếu thay vì dừng ở câu chuyện dựng nước chúng ta đi xa hơn về mặt tâm linh hay học thuyết độc đáo . Tiếc rằng phần " cao " hơn ấy lại đi vay mượn bắc quốc nên ta không lớn riêng lên được . Thế kỷ XX đã có nhiều người muốn tạo dựng điều đó như linh mục Kim Định hay trước nữa ông Nguyễn Ngọc / Hữu Thanh (tự Lý đông A ) nhưng khổ thay các ông chỉ là muốn giành gia tài của TQ về VN ( điều này không hoàn toàn sai vì một phần truyền thuyết TQ là của các dân tộc vùng Dương tử giang ) chứ không làm được gì mới lạ riêng tây cho VN nên về lâu dài sẽ thất bại mà thôi .Tôi không là nhà tư tưởng học nên không có khả năng lập thuyết nhưng nếu các ông dựa trên các hiểu biết mới về văn minh Trống Đồng chẳng hạn kèm theo những hiểu biết mới về truyền thuyết (hình như gsTtrần hữu Vượng / tên ông tôi chỉ chắc họ và tên Vượng / có viết nhiều về điều này ) mà phát triển được những điều hay , mới đối với cả Thế giới thì VN ta cũng sẽ có Kinh sách biểu hiện gốc văn hóa đấy thôi .
Trường hợp truyện Kiều thì là 1 áng văn chương kiệt xuất hiếm hoi , nhưng vì cốt truyện mượn của TQ nên nó bắt buộc dừng lại ở đấy, không thể giúp các tư tưởng gia lấy làm nền được .
Sửa bởi Ngu Yên: 20/03/2014 - 13:10
Thanked by 1 Member:
|
|
#162
Gửi vào 20/03/2014 - 13:33
Ngu Yên, on 20/03/2014 - 13:09, said:
Nhưng thật ra chúng ta có những truyền thuyết về họ Hồng Bàng từ đời nhà Trần đáng lẽ có thể biến thành Kinh sách nếu thay vì dừng ở câu chuyện dựng nước chúng ta đi xa hơn về mặt tâm linh hay học thuyết độc đáo . Tiếc rằng phần " cao " hơn ấy lại đi vay mượn bắc quốc nên ta không lớn riêng lên được . Thế kỷ XX đã có nhiều người muốn tạo dựng điều đó như linh mục Kim Định hay trước nữa ông Nguyễn Ngọc / Hữu Thanh (tự Lý đông A ) nhưng khổ thay các ông chỉ là muốn giành gia tài của TQ về VN ( điều này không hoàn toàn sai vì một phần truyền thuyết TQ là của các dân tộc vùng Dương tử giang ) chứ không làm được gì mới lạ riêng tây cho VN nên về lâu dài sẽ thất bại mà thôi .Tôi không là nhà tư tưởng học nên không có khả năng lập thuyết nhưng nếu các ông dựa trên các hiểu biết mới về văn minh Trống Đồng chẳng hạn kèm theo những hiểu biết mới về truyền thuyết (hình như gsTtrần hữu Vượng / tên ông tôi chỉ chắc họ và tên Vượng / có viết nhiều về điều này ) mà phát triển được những điều hay , mới đối với cả Thế giới thì VN ta cũng sẽ có Kinh sách biểu hiện gốc văn hóa đấy thôi .
Trường hợp truyện Kiều thì là 1 áng văn chương kiệt xuất hiếm hoi , nhưng vì cốt truyện mượn của TQ nên nó bắt buộc dừng lại ở đấy, không thể giúp các tư tưởng gia lấy làm nền được .
Chắc anh muốn nói đến cố GS. Trần Quốc Vượng, 1 trụ trong tứ trụ sử gia Lâm Lê Tấn Vượng.
Thanked by 3 Members:
|
|
#163
Gửi vào 20/03/2014 - 13:46
Còn về Hồng Bàng thì thế này: có đứa con không muốn nhận bố vì mâu thuẫn với anh em. Nó nặn ra cục đất rồi dặn con cháu: ông của các con đây. Con cháu thi nhau lạy. Khói hương nghi ngút.
#164
Gửi vào 20/03/2014 - 14:00
Sửa bởi Ngu Yên: 20/03/2014 - 14:01
#165
Gửi vào 20/03/2014 - 15:24
Nhưng lưu ý tôi pháo kích dữ lắm đấy.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCTMời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
||
Số Điện Thoại VÀ Vận Mệnh |
Linh Tinh | minhgiac |
|
||
Đối thoại với thượng đế |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
|
|
Phỏng vấn Steven Van Zandt: Huyền thoại Rock & Roll VÀ Chiến binh Công lý & Bình đẳng |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
HUYỀN THOẠI CÁ "THẦY CHÙA" TRÊN DÒNG CỬU LONG |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Huyền Thoại Cụ 'Nguyễn Đức Cần' |
Khoa Học Huyền Bí | OTacCot |
|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |