Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#46 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 19/02/2014 - 10:29

Từ các ý của bạn pth77, mình có thêm vài lời bổ sung (chủ yếu cho dễ hiểu),

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 19/02/2014 - 02:59, said:

- Xin mượn một câu chuyện vui để minh hoạ:
Trong tranh tụng tại Toà án, ta nhận thấy có các bên như: Bị đơn; Nguyên đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người phán xét (quan toà/ trọng tài, công tố); và Người bào chữa (luật sư).
+ Hào 1 : như người bị đơn có vị thế thấp (hào sơ), bị điều tiếng (do bị kiện), nên Đừng kéo dài kiện tụng, thì may ra có kết cục Cuối cùng sẽ mở
+ Hào 2 & 4: như nguyên đơn hung hăng có vị thế khác nhau, có lí lẽ, thái độ khác nhau, được khuyên ứng xử khác nhau, nhưng kết cục có thể giống nhau Không thể cãi thắng. Hào 2, đắc trung, không đắc chính, lại gặp phải hào Cửu Ngũ, nên vị thế không thể bằng. Hào 4, kề cận Chí tôn, lời người xưa ví như Công Khanh, nên phải có cách ứng xử phù hợp.
+ Hào 3: như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chỉ là người phải theo phép vua vậy (theo kiện bị động), nên giữ thái độ chẳng nên tự tôn , kiêu mãn, mà có thể nhận kết cục không hiện hữu / không thực tế. Hào 3, âm nhu lại ở cuối thời, nên ở thế bị động.
+ Hào 5: như quan toà/ trọng tài, công tố, là người có Đức hay vị đáng (trung chính), nên đưa ra lý luận/phán xét của mình.Khởi tượng từ hung hiểm/ám của quẻ Khảm sau khi qua Tranh Tụng, thể hiện được Công Lý.
+ Hào 6: như luật sư của các bên bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi liên quan. Trong tranh chấp ắt có người thắng, kẻ thua, hay hoà, nên dù thắng cãi, được thưởng thì hậu quả cũng xấu xa, vì đó là công việc của luật sư (thắng cho ai thì được họ thưởng, nhưng bên thua lại ghét)

- Câu chuyện khác: (dụng quẻ Tụng )
Những người tham gia Bàn cãi tại topic này hãy dẹp bỏ lòng tự ái tự tin có thể làm che mờ/ quên sự cẩn trọng của họ, trong tranh luận hãy giữ sự Trung dung để có thể mở lòng đón nhận các ý kiến khác. Đừng cố tranh cãi đến cùng để rồi "ai lại về nhà đấy" mà dẫn đến kết cục đóng lại tranh luận. Nếu có vấn đề còn chưa đồng thuận, hãy đi gặp người tài đức để tham vấn, chớ chẳng nên cố tranh cãi/ Chẳng nên qua sông lớn liều lĩnh mà sinh ra thành kiến, không có kết cục tốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vài hàng bổ sung, rất mong được điểm chỉ.

Thanked by 3 Members:

#47 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 19/02/2014 - 13:04

Tôi lấy thêm phần đóng góp của coluong70 nhé về hào 2 &4.Hào 5 bạn giảng có lý nhưng vì khảo cổ chứng minh rằng các đơn quái 3 vạch xuất hiện sau nguyên thủy nên tôi tránh dùng để giải thích .

Sửa bởi nguy: 19/02/2014 - 13:08


Thanked by 4 Members:

#48 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 19/02/2014 - 13:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 17/02/2014 - 18:30, said:

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Nhu:
Lời quẻ : Nhu, hữu phu .Quang hanh, trinh cát.Lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Thời nhu , (phải ) có lòng tin .Rồi cầu nguyện (hanh/ hưởng) sẽ mang lại ánh sáng , đoán tốt .Nên qua sông lớn


- Xin mượn hình ảnh người lữ khách qua vùng nước hiểm (qua sông lớn - sông Hồng chẳng hạn) để miêu tả quẻ này: Người lữ khách đi đường, thấy vùng nước lớn phía xa, nghĩ rằng có hiểm nguy phía trước nên phải chờ đợi để quan sát, để tìm cơ hội, cách thức đi qua. Thời hào 1 Chờ ở ruộng xa, còn chưa tới nơi nước hiểm Nên kiên nhẫn , không lỗi. Sang đến hào 2, đi được một quãng, phải Chờ ở bãi cát, vẫn còn an tâm. Tiến tới hào 3, phải Chờ nơi bùn lầy, tức chờ trong nguy hiểm rình rập, có thể gặp nơi bùn nhão mà lún, nên được coi như Tự vời giặc tới - tự đặt mình nơi ẩn chứa nguy hiểm. Sang thời hào 4, hàm nghĩa bắt đầu qua vùng nước hiểm, nên phải Chờ trong sự kinh sợ/ máu me, chờ để còn "dò đá qua sông", tìm nơi có thể để cất bước. Khi qua được hào 4, ra tới giữa sông, người lữ khách gặp doi đất/ mô đá nhô cao, họ tranh thủ An nhiên chờ , ăn uống nghỉ ngơi, dưỡng sức để còn tiếp tục chặng cuối, nên tốt. Sang thời hào 6 (thời mạt của quẻ), phải Chui vào động, với hàm nghĩa rằng anh ta chỉ còn phải qua nốt quãng nước tiềm ẩn nguy hiểm phía trước là tới bờ bên kia. Hào này khác biệt với 5 hào còn lại ở điểm: hào này buộc anh ta phải có hành động tiến vào (một cách rốt ráo), mà không được chờ đợi nữa, có vậy mới thoát qua được vùng nước hiểm để qua sông ( cũng là thoát khỏi thời chờ đợi của quẻ). Nhưng có may mắn là anh ta nhìn thấy phía bờ bên kia Có ba người khách đang thong thả tới, hàm nghĩa là anh ta có cơ hội được giúp đỡ nếu không may bị nguy hiểm ở đoạn cuối hành trình (bị cuốn trôi, bị chìm...chẳng hạn), nhưng anh ta phải tin tưởng rằng họ có thể giúp, nên nếu Cung kính họ, đoán sẽ tốt. (tại sao lại 3 người, có lẽ hàm nghĩa so sánh ẩn dụ về sự chắc chắn của cơ hội được giúp đỡ, kiểu như ông Khổng Tử nói "trong ba người ắt có người...") Châm ngôn của quẻ Nhu là 4 chữ Hữu Phu Quang Hanh, hàm nghĩa là có lòng thành thực/tin tưởng thì sẽ có sự hanh thông sáng láng.
ps: chờ ở đất > ở cát > ở bùn > ở nước.

Javary khi tổng hợp quẻ này có cái nhìn sau đây mà tôi lược qua vì thấy không cần thiết cho việc trở lại cách hiểu nguyên thủy nhưng rất bổ ích theo thiển nghĩ cho người tu đạo :
quẻ nhu nói về tâm trạng khi chờ đợi nên như cái cảm xúc dần dần tăng triển dần dà "vào bên trong ": lúc đầu bực bội một chút ờ hào 1 rồi mạnh hơn ở hào 2 , hào 3 đến hào 4 thì tối đa đến mức độ khủng hoảng thì ngộ ra được nên sang hào 5 thì trở về an nhiên tự tại, đến hào 6 thì quên mất luôn rồi . nhưng bất ngờ cơ hội lại đến thì nên xét kỹ (kính).

Thanked by 5 Members:

#49 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 19/02/2014 - 18:36

Hà, quẻ này có sự diễn tiến liên tiếp giữa các hào, ông Javary nhìn hay thật.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngồi hào 5, mới đầu cảm giác như tù giam lỏng ý, nhưng nếu chuyển hoá (về tâm lí) được sang giữ đạo lâu năm (giữ tâm trạng bình thản), thì thấy nhẹ nhõm. (nghiệm lí)

Sửa bởi pth77: 19/02/2014 - 19:05


Thanked by 3 Members:

#50 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 20/02/2014 - 02:25

Trích dẫn

Theo QNBội thì có thể giải thích theo cách chiết tự như sau:
Chữ Sư gồm có chữ Súy và một chữ Nhất .
Chữ Súy nghĩa là vị thống lãnh, chỉ huy, tướng soái,... trong chữ Súy này gồm bên phải là chữ Cân có nghĩa là khăn, vải vóc, lá cờ... và bên trái là chữ Phụ có nghĩa là gò đất, tường lũy đắp bằng đất,...
Ở trên chữ Cân trong chữ Súy mà lại thêm chữ Nhất thì thành ra chữ Sư hàm ý là một người đứng đầu cờ soái thống lãnh ba quân, chiếm giữ thành lũy. Lá cờ Soái dựng uy quyền duy nhất (theo Javary).

QNB chú thêm chỗ này:

Nguyên là tác giả Javary có giải nghĩa chữ Sư theo lối chiết tự, nhưng cách dẫn dắt của ông ấy không dẫn dắt rõ đến ý nghĩa nhấn mạnh đến Súy Kỳ (lá cờ Soái) nên QNB chú thích lại.
Bộ Cân ấy, sau này chúng ta có thể gặp lại trong quẻ Bí, những ai đã học qua Mai Hoa thì chắc là còn nhớ chuyện Thiệu Khang Tiết đoán anh chàng có sắc mặt vui, lấy lời hào 5 của quẻ Bí để đoán ra việc anh này đội khăn đi cưới vợ,...

Thanked by 2 Members:

#51 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 20/02/2014 - 02:43

Em hỏi ngoài lề chút: nếu khảo cổ chứng minh rằng các đơn quái 3 vạch xuất hiện sau nguyên thủy thì có ảnh hưởng gì tới cách gọi tên quẻ không?

Thanked by 2 Members:

#52 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 20/02/2014 - 04:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 20/02/2014 - 02:43, said:

Em hỏi ngoài lề chút: nếu khảo cổ chứng minh rằng các đơn quái 3 vạch xuất hiện sau nguyên thủy thì có ảnh hưởng gì tới cách gọi tên quẻ không?

Đây là 1 vấn đề gây tranh cãi lớn từ khi khám phá ra bản Mã vương Đôi (thời đầu Tây hán) có 1 số lục quái có tên khác .Một số có lẽ chỉ là đồng âm mà chính tả chưa qui định hoàn toàn nên chữ này dùng cho chữ kia nhưng có một số rõ ràng khác .Trong 8 thuần quái thì Khôn viết là Xuyên (con sông ) và Ly thành La (lưới ).
Nhân tiện tôi xin nói về các chứng cớ của khảo cổ: họ không tìm ra bản nào hay sách nào nói về quẻ 3 vạch xưa hơn Tây hán ,có bản thời đó mà không có và quan trọng nhất là họ đã đọc được một số quẻ được tạc trên đồ đồng đời Tây Chu và xa hơn trên xương cốt (Tây chu ).Và luôn luôn chỉ có quẻ lục quái chứ không có tam quái được tìm thấy .Lần đầu tiên 1 nhà khảo cổ đã đọc ra các quẻ đó là năm 1978 , người đó tên là Zhang Zhenglang., ông ta công bố khám phá của mình tại Trường xuân (đại học Cát Lâm).

Sửa bởi nguy: 20/02/2014 - 04:47


Thanked by 3 Members:

#53 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 00:55

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Sư:
- Quẻ nói về việc quân sự, các hào miêu tả các thời kì của việc quân sự, có mối liên hệ diễn tiến. Trong 6 hào, có duy nhất hào 2 dương, đắc trung, thường được coi là hào chủ quẻ.

hào 1 : Sư xuất dĩ luật.Phủ tàng hung.
dịch : Ra quân phải có kỷ luật / theo điệu nhạc lệnh . Nghĩ đến tiền của , xấu.

Phủ viết như bĩ (bế tắc) nhưng phải hiểu là " có hay không ? ".

- Hào 1 là thời mới tập hợp quân đội, nên rất cần phải có quân kỉ nghiêm minh làm nền tảng/làm gốc. Nếu mới ra quân, mà quân chỉ Nghĩ đến tiền của/ chiến lợi phẩm, là những thứ chỉ có được khi thắng trận, mà không nghĩ tới phải có kỷ luật / theo điệu nhạc lệnh, tức bỏ gốc lấy ngọn, nên xấu.

hào 2 : Tại sư trung, cát, vô cữu.Vương tam tích Mệnh .
dịch : Trong quân, trung dung / chọn trúng , mở, không lỗi. Vua ba lần ban quyền mệnh cho .

Trong Chu Dịch , vua hiếm khi xuất hiện ngoài hào 5 : thời chiến nên vua thân chinh giao quyền chỉ huy cho vị soái .

- Hào 2, thời quân đã tập hợp đủ, cần phải chọn tướng soái cầm đầu. Hào này dương cương, đắc trung, làm chủ quẻ, nên cũng được coi như vị soái. Mặt khác, hào này lại được hào 5 - hào Vua yểm trợ,coi trọng, thuận âm - dương, nên cũng xứng đáng vị tướng soái. Vua ba lần ban quyền mệnh cho , tại sao vậy? Thiết nghĩ :
+ Ba lần: hàm nghĩa sự trang trọng trong sự đối đãi của Vua với tướng soái cầm quân (khi xưa thường hay đăng đàn bái tướng, nhận cờ mao tiết việt Vua ban)
+ Ba lần : Hàm nghĩa hào 5 lùi/bước xuống ba bậc, tỏ lòng trân trọng hào 2.
+ Ba lần: số Tam tài/số nhiều, tính xác suất chắc chắn. (tại sao không phải là 2,4,5...?)

hào 3 : Sư hoặc dư thi, hung .
dịch : Ra quân do dự (thì chỉ ) mang xác chết mà về, đóng.
Javary hiểu là ra quân thua một trận (chứ chưa thua toàn cuộc) Xấu (nhưng chớ nản vì còn hào 4 đến 6).

- Hào 3, thời đạo quân mới trải qua một/vài trận đánh, có thể còn chưa thiện chiến. Đánh trận tất yếu cần quyết đoán, nếu do dự (thì chỉ ) mang xác chết mà về, nên không có lợi.Hào này cũng không có trợ lực thuận âm dương từ hào 6, có thể hàm nghĩa đạo quân phải chiến đấu độc lập.

hào 4: Sư tả thứ, vô cữu.
dịch : Quân binh lui về đóng bên trái, không lỗi.

Thời chiến khác thời bình, bên trái là bên khinh (của phó tướng) nên tượng cho lùi binh, nghỉ ngơi Xem Đạo dức kinh chương 31 : bên võ soái bên hữu, thời bình bên văn tả thừa tướng cao hơn hữu thừa tướng.)

- Hào 4, thời quân đã thiện chiến, phải biết tiến lui tuỳ theo tình huống chiến trường, nên không lỗi.

hào 5 : Điền hữu cầm. Lợi chấp ngôn , vô cữu. Trưởng tử xuất sư, đệ tử dư thi, trinh hung.
dịch : Trong ruộng có chim . Nên chấp hành lệnh trên , không lỗi.Con lớn ra quân, con nhỏ (mà ra thì chỉ) mang thây (mà về), điềm xấu .

Chim muông tượng cho giặc cướp.Quyền bính rõ ràng, công tác phân theo khả năng chứ còn mạnh ai nấy làm , dưới không phục tùng trên thì thua toàn cuộc (hào 5 rồi).

- Hào 5, thời đạo quân đã tiến đánh tới thành/đất giặc - Trong ruộng có chim - nơi ngồi của hào Vua, âm nhu, coi như chủ tướng giặc vậy (trong mối tương quan với hào 2 dương cương, là tướng soái công thành). Khi đánh thành/đất quan trọng của giặc/nơi có chủ soái giặc, hàm nghĩa đánh trận quyết định cho cục diện chiến trường, nên cần phải dùng lực lượng lớn quân tinh nhuệ, thiện chiến - Con lớn ra quân, còn nếu không nhận định đúng tình hình, chỉ dùng lực lượng nhỏ, kém thiện chiến - con nhỏ - (thì chỉ) mang thây (mà về), nên xấu.

hào 6: Đại quân hữu Mệnh, khai quốc thừa gia. Tiểu nhân vật dụng.
dịch : Đại quân được Mệnh trời, mở nước nối nghiệp nhà. Tiểu nhân đừng làm theo.

- Hào 6, thời thắng trận huy hoàng, nên mở nước nối nghiệp nhà. Đại quân có chính nghĩa/Đại quân được Mệnh trời, nên đánh được giặc, điều mà quân bất nghĩa không có được/Tiểu nhân đừng làm theo.

Quẻ là một quá trình:
Hào 1(hào sơ): ra quân > hào 2: xuất tướng > hào 3: đánh vài trận đầu > hào 4: quân đã thiện chiến, biết tiến lui > hào 5: đánh tới đất giặc, trận quyết định > hào 6: thắng trận, công thành danh toại.

Thanked by 4 Members:

#54 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 10:51

Nếu tham khảo thêm truyện "Phong thần" thì có thể thấy rõ thêm tình huống của quẻ Sư.( Hào 5 - Vũ vương, hào 2- Khương Thượng)

Thanked by 2 Members:

#55 Tâm Thiện

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 5383 Bài viết:
  • 18887 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 11:04

Qua Chu Dịch, các Bậc Cổ Nhân đã dùng THUẬT NGỮ có khác với ngày nay, nhưng mục đích chính vẫn là trình bày về các số hạng nhị phân trong kinh dịch với sự biến thiên 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64 ... Để rồi các thế hệ ngày nay đem áp dụng TOÁN NHỊ PHÂN vào MÁY ĐIỆN TOÁN (Computer). Vì vậy, chúng ta đọc chu dịch nên chăng cần có những nhận xét dựa trên cơ sở KHOA HỌC và theo tinh thần DỊCH HỌC PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CÓ LUẬN LÝ.

Sửa bởi tamthien: 21/02/2014 - 11:09


Thanked by 5 Members:

#56 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 21/02/2014 - 11:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 20/02/2014 - 02:43, said:

Em hỏi ngoài lề chút: nếu khảo cổ chứng minh rằng các đơn quái 3 vạch xuất hiện sau nguyên thủy thì có ảnh hưởng gì tới cách gọi tên quẻ không?

Trên thực tế thì không có ảnh hưởng gì với tên gọi của các quẻ kép cả. Bởi vì ở các quẻ kép hầu hết đều dùng các từ Thiên, Địa, Lôi, Phong, Thủy, Hỏa, Sơn, Trạch để gọi. Duy chỉ có 8 quẻ kép ở dạng thuần quái thì có thể phân vân thời xưa người ta gọi tên như thế nào.
Nhưng xét về mặt ngôn ngữ thì có thể từ cổ xưa, các tên gọi của đơn quái có vẻ chẳng liên quan gì đến tên gọi của quái kép. Đây cũng là một trong những lý do mà nhiều nhà dịch học, sử học nghi ngờ về nguồn gốc của Kinh Dịch không phải được phát minh ở Trung Hoa. Tất nhiên nghi ngờ vẫn chỉ là nghi ngờ vì các bằng chứng khảo cổ chưa có nơi nào có thể đưa ra minh chứng để đủ sức đánh bại các bằng chứng mà người Tàu đang sở hữu.

Về mặt ngôn ngữ, ví dụ như từ Cấn 艮 của quái Cấn: Không có nghĩa nào liên quan đến núi, gò đất gì cả. Các nghĩa khi đóng vai trò danh từ ở 1, 2, 3, đều có thể là nghĩa mới sau này xuất hiện khi lấy nghĩa từ quái đơn Cấn mà bổ xung vào.

Thanked by 4 Members:

#57 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 12:08

Anh tamthien:
- Các tác giả hiện nay đã viết quẻ Dịch dưới dạng nhị phân. Thí dụ: quẻ Sư: 010000 ...
- Em chỉ viết được (giới hạn) cảm nghĩ với lời quẻ - hào thôi, không có khả năng phát triển sâu hơn. (chủ yếu để dụng trong BTHL)

Cảm ơn QNB nhiều.

Sửa bởi pth77: 21/02/2014 - 12:14


Thanked by 4 Members:

#58 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 14:41

Các bạn có biết rằng ông Zhang Zhelang đã đọc ra các quẻ như thế nào không , Vì trước ông ta thì chưa ai đọc ra .Đó là vì các quẻ thới xưa được viết dưới dạng CON SỐ .Nhưng mà không phải chỉ có 6 và 9 mà thôi (trong Chu Dịch các hào âm gọi là lục và hào dương gọi là củu), mà là có 1,5,6,7,8,9..đặc biệt là số 1 và số 6 rất nhiều lần hơn các số kia . Giả thuyết là họ gom các số 2, 4 vào với 6 và 3, vào với 1. Cuối cùng người ta tìm ra 1 thẻ tre trong một cổ mộ xưa vào khoảng -165 trước CN trong đó chỉ còn 1 và 6.Các bạn xem các số này vẽ ra thì giống cái gì nhé : _ và ^ , trông có giống hào dương và hào âm không ?

Sửa bởi nguy: 21/02/2014 - 16:06


Thanked by 3 Members:

#59 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 14:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 21/02/2014 - 11:29, said:

Trên thực tế thì không có ảnh hưởng gì với tên gọi của các quẻ kép cả. Bởi vì ở các quẻ kép hầu hết đều dùng các từ Thiên, Địa, Lôi, Phong, Thủy, Hỏa, Sơn, Trạch để gọi. Duy chỉ có 8 quẻ kép ở dạng thuần quái thì có thể phân vân thời xưa người ta gọi tên như thế nào.
Nhưng xét về mặt ngôn ngữ thì có thể từ cổ xưa, các tên gọi của đơn quái có vẻ chẳng liên quan gì đến tên gọi của quái kép. Đây cũng là một trong những lý do mà nhiều nhà dịch học, sử học nghi ngờ về nguồn gốc của Kinh Dịch không phải được phát minh ở Trung Hoa. Tất nhiên nghi ngờ vẫn chỉ là nghi ngờ vì các bằng chứng khảo cổ chưa có nơi nào có thể đưa ra minh chứng để đủ sức đánh bại các bằng chứng mà người Tàu đang sở hữu.

Về mặt ngôn ngữ, ví dụ như từ Cấn 艮 của quái Cấn: Không có nghĩa nào liên quan đến núi, gò đất gì cả. Các nghĩa khi đóng vai trò danh từ ở 1, 2, 3, đều có thể là nghĩa mới sau này xuất hiện khi lấy nghĩa từ quái đơn Cấn mà bổ xung vào.

Xưa người ta bảo rằng đình chỉ, ngăn giới, bền vững, sừng sững là thuộc tính của núi .

Sửa bởi nguy: 21/02/2014 - 16:06


Thanked by 1 Member:

#60 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3289 Bài viết:
  • 7739 thanks

Gửi vào 21/02/2014 - 16:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 21/02/2014 - 10:51, said:

Nếu tham khảo thêm truyện "Phong thần" thì có thể thấy rõ thêm tình huống của quẻ Sư.( Hào 5 - Vũ vương, hào 2- Khương Thượng)
Hào 6 mới là Vũ vương, hào 5 là tướng ra trận tiền , hào 2 là quân sư Khương tử Nha/ Thượng còn gọi là Lã (công ) Vọng .
Còn hào 3 thực sự tôi không biết chọn giải hoặc là "do dự" đúng hơn hay giảng là " có lẽ " đúng hơn . QNB và các bạn khác nghĩ sao ?

Sửa bởi nguy: 21/02/2014 - 16:56


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

17 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 17 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |