Em có vài ý nhỏ:
Hào 2: Trực phương, đại bất tập .Vô bất lợi.
dịch : Thẳng đến (bốn) phương (phương nghĩa đầu là vuông). lớn mà không cần tập. Chẳng gì không lợi.
Sức âm nhu bây giờ hiện hữu lan tỏa khắp nơi rộng rãi mà dễ dàng như không toan tính (bất tập).Chữ lớn ở đây có nghĩa sẵn sàng rộng mở chờ đón nhận khí Dương mà sinh sôi nảy nở . Hào này qui mô lớn nhưng cần phải không cong queo (trực) và rộng rãi thì mới được chân thành tâm phục.
- Dịch: (Cứ) theo phương / đường thẳng, (mà) không cần toan tính gì lớn. Chẳng gì không lợi.
Theo đó có lẽ phù hợp với hào 1 vì hào 1 là thời âm sinh,còn mịt mờ khó biết nên đi cần thận trọng, còn hào 2 đáng vị (đắc trung - chính) nên cứ thẳng tiến mà không lo.
Hào 3 : Hàm chương khả trinh . Hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung..
dịch: Văn vẻ ngậm chứa, điềm chứa (nhiều) khả năng.Giả dụ như ra giúp vua thì đừng làm hoàn thành (chỉ cho riêng mình) thì mới (có hậu) / được chót .
Khi giúp người mà biết nhũn, không áp đặt, tỏa sáng quá thì mới dễ được tin dùng , không bị nghi kỵ .
- Bổ sung vậy được không anh, theo ý là giúp người thì không nên vị kỉ, sẽ có hậu (kết quả tốt)
Hào 6: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.
dịch : Rồng đánh nhau ngoài xa, máu chúng (chảy) đen vàng.
Cuối âm lại có tượng dương (rồng) , ở xa chỉ âm nhu đã cực có lẽ không còn hiệu quả.Huyền hoàng bây giờ có nghĩa bóng là Trời Đất.Tôi cho là sách muốn nói đến chiến tranh Ân/ Chu : Chu giúp Ân như chư hầu nhưng Ân vô đạo mà không nghe lời khuyên thì chỉ còn cách phản lại. Ngoài ra trận thư hùng giữa hai nhà diễn ra ở Mục dã , có lẽ chính là dã trong lời quẻ .Ý này chưa thấy ở sách nào.
Hào này không có lời phê , vậy người ở hào này phải suy xét cẩn thận để quyết định đúng/ sai .
- Nếu theo nghĩa bóng, thì ta có hình ảnh : rồng đánh nhau ngoài xa, (nên thấy) trời đất có màu huyết kì dị. Nghĩa là hình ảnh hàm chứa những tai hoạ xa xôi đang/có thể chờ sẵn. Do vậy, hào này không có lời phê, chỉ mang ý nghĩa là điềm báo về tai hoạ ẩn chứa, nên
người ở hào này phải suy xét cẩn thận để quyết định đúng/ sai .
- Về dụng cửu - dụng lục: có lẽ ?
+ Do chuyển cả 6 hào, nên hàm chứa sự chuyển đổi âm dương. (Kiền -> Khôn, và ngược lại)
+ Dụng cửu cần vượt hẳn lên trên không ngừng nghỉ để có thể thành thủ lĩnh vì quẻ Kiền/Càn có châm ngôn là "Tự cường bất tức" (tự mạnh lên không ngừng). Do vậy, khi thành thủ lĩnh bầy rồng thì được lợi mọi mặt.
+ Dụng lục thì lấy nhu thắng cương, thuận như dòng nước nên có lợi lâu dài.
+ Hai quẻ này cặp hào thế-ứng đều vô dụng (theo ý âm - dương không trợ lực, không thuận), nên để dụng được cần nỗ lực (cá nhân) rất lớn vì hào không có trợ giúp.
- Về Tây nam / Đông bắc (em chép theo sách cũ):
+ Đông Bắc : hướng khí Dương bắt đầu tiến. Quẻ khuyên ta nên hành động mau, nên tiến, nên đương đầu với khó khăn.
+ Tây Nam: hướng khí Dương bắt đầu suy. Quẻ khuyên ta nên dừng lại, nên thoái lui, không nên tiến cũng không nên đương đầu.
Có sử dụng thêm ý này được không anh?
Sửa bởi pth77: 13/02/2014 - 11:20