Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#31 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 14/02/2014 - 17:20

Tôi vừa giải thích thêm phần dụng cửu : chữ kiến ( quần long vô thủ) là thấy ;rõ ràng nói về kẻ bên ngoài nhìn thấy , kẻ đó không phải là bầy rồng , vô thủ nên cả bầy từ rồng (hào dương) biến thành chư hầu (hào âm) .Dụng lục phê thẳng Lợi vĩnh trinh , rõ ràng nói về phe mình ( Chu / Chu Dịch).

Sửa bởi nguy: 14/02/2014 - 17:54


Thanked by 2 Members:

#32 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1418 thanks

Gửi vào 14/02/2014 - 17:36

- Phần thơ lấy theo sách tác giả Học Năng và Xuân Cang.
- Cái tổng hợp là tự suy diễn dựa trên phần dịch của anh. (vì phải có hình ảnh tảng đá...thì mới nảy ra ý đó)
- Phần biến quẻ là theo bác DinhVanTan.
nói chung, em đối chiếu để suy diễn thôi, mong là có ích.

Thanked by 3 Members:

#33 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 14/02/2014 - 18:03

Tôi đã thêm phần chú của pth vào quẻ Truân.

Thanked by 1 Member:

#34 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 15/02/2014 - 14:44

[dưới đây là thắc mắc riêng của QNB về chỗ "Dụng thoát chất cốc, dĩ vãng lận".
Chữ 說 phiên âm là thuyết (có bộ ngôn 言 là nói, trong bản Chu Dịch Đại Toàn của nhà Minh, tức nguyên gốc của Kinh Dịch Trọn Bộ mà cụ Ngô Tất Tố dịch, thì chữ này cũng viết giống như vậy. Bản của cụ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ cũng viết giống như vậy. Bản của cụ Sào Nam Phan Bội Châu thì không có phần chữ Hán nhưng phiên âm là "thoát"), QNB không hiểu sao đều được phiên âm là "thoát".
Tra khắp mọi từ điển thì QNB phát hiện rằng chữ này thông với chữ 脫 - thoát, nghĩa là cởi bỏ, thoát khỏi,...
Nhưng trong trường hợp, ta phiên âm chữ 說 là "thuyết" và lấy đúng nghĩa của từ này là thuyết giảng, giảng giải, nói về... thì lời hào Sơ Lục của quẻ Mông này sẽ là:
Buổi đầu dạy dỗ trẻ nên dùng hình phạt. Dùng việc giảng giải về gông cùm về hình phạt để răn đe, lấy cái chuyện trước đây từng có hối tiếc (dĩ vãng lận) để mà nhắc nhở.
Như vậy thì nó khá phù hợp với thực tế việc Chu Công nhiếp chính, đang răn dạy Thành Vương và nhắc đến hình phạt trong dĩ vãng từng thực hiện].

tôi trả lời : Cám ơn Bội nhiều , lời chú của Bội rất hay nhưng vì chuyện đi đầy là về sau (hào 4) còn ở đây hào 1: buổi ban sơ nên không hợp là nói về dĩ vãng . Có lẽ để ra hành lang trao đổi thì hơn.

Thanked by 1 Member:

#35 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 15/02/2014 - 14:58

ý Phù Suy :
Chào bác Nguy..... em nghĩ thế này ạ.

Hào 1 - 4, 2 -5, 3 - 6 thành một cặp có Ứng.... tuy đang bàn nghĩa Hào 1, nhưng lại phải dùng Hào 4 để dăn dạy. Vì các Hào tuy hiểu ý tứ của nhau, nhưng chỉ được phản ánh một cách '' nguyên nghĩa '' Hào mình đang ngồi mà thôi. Đại loại, dậy trẻ mà không chỉ ra cái tai hoạ.... cái khó khăn sẽ gặp sau này '' như hào 4 '' thì chúng không biết cái đúng sai. Chính vì Trẻ chưa biết đúng sai nên mới phải ngồi tại Hào 1 quẻ Mông, Hào này không được Chính lẫn Trung nên mới cần phải dùng Ngôn và Hình để dăn về cái khó sau này ạ.
Em mới đọc được vài Quẻ và chưa '' thâm nhập '' được cách Hiểu và muốn truyền đạt gì của học giả Phương Tây này dù đang tự phế tư duy cổ hủ của mình đi nếu có thể bác Nguy đăng giúp thêm một cơ số Quẻ khác đến phần Hạ Kinh - để em muốn có cái nhìn tổng quan trước ạ.



tôi trả lời:
Chào Phù Suy,
Tôi thì không thấy có ứng giữa hai hào 1/4 ở đây vì đều là âm chứ không 1 âm 1 dương. Vả lại Chu công bắt đầu giáo dục cháu thì không thể đem chuyện tương lai ra mà bảo được và lời quẻ có nói lỗi 2, 3 lần mới không bảo nữa (mà dụng hình phạt nặng ). Nhưng tôi có tiếc ý hay của QNB nên đề nghị để ra hành lang trao đổi .
Về cái ý của Javary thì chỉ ông ta mới trả lời bạn được , tôi chỉ có thể nói là ông ta dùng đến những khám phá về cổ sử, khảo cổ, ngữ văn và từ nguyên để giải theo ý mình . Nhưng theo tôi đôi khi ông ta chưa triệt để lắm hoặc không thuộc sử Tây Chu bằng tôi nên sơ sót hay không nhìn ra bối cảnh đằng sau .Còn tôi thì như đã nói ở lời nói đầu và sau đó trong chủ đề hành lang điều quan trọng là tìm lại tư tưởng nguyên thủy của Tây Chu trước khi hậu thế gán thêm ý tưởng của mình vào .Nên Chu Dịch nguyên thủy nên hiểu như cuốn sách nói về sách lược tiếp thế xử thế của họ, dĩ nhiên tiềm tàng ở trong là những quan niệm tâm linh và vũ trụ . Nhưng cái bị phủ mờ không phải là cái Hình nhi thượng vì hậu thế mang vào và phát triển mặt đó rất nhiều mà là cái hình nhi hạ vì khi che đi bối cảnh lịch sử người ta cũng vô tình làm mờ đi ý nghĩa thật sự chỗ này chỗ nọ của ý nghĩa Tây Chu muốn ghi lại .

Tôi đang tuần tự làm công việc diễn dịch nên phải vừa tóm dịch Javary :giảng ý nghĩa 1 quẻ ông ta dùng khoảng 70 dòng, 9, 10 trang để bàn hết cả quẻ tôi chỉ lấy , khi có, những ý mới mà tôi cho là hợp lý .Cho nên ý quẻ tôi chỉ để lại vài dòng , từ nguyên ông ta giảng tôi đôi khi mới viện ra , ý lời có khi tôi theo cổ không theo tân và tôi thêm vào cách hiểu riêng của tôi khi tôi không đồng ý với cả 2 bên .Cho nên còn phải xét cách đọc cổ qua Ngô tất Tố, Nguyễn Hiến lê và Học Năng. Như vậy mới gọi là soạn không phải là dịch và không xâm phạm bản quyền của người ta .Vì vậy tôi chưa thể nhảy sang phần sau được , rất may tôi có bàn qua quẻ Khốn với Pháp Vân trong chủ đề bs cát tường vứt xác phi tang ở phần nghiên cứu tử vi, bạn có thể tìm lại được.
Tôi nghĩ cách làm việc và ý diễn dịch lại chu Dịch của tôi như thế nào càng nói rõ sẽ càng có ích cho mọi người hiểu nên xin phép mang ra file public .

Sửa bởi nguy: 16/02/2014 - 16:05


Thanked by 5 Members:

#36 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 16/02/2014 - 00:08

Đây là link viết về quẻ Khốn (từ trang 5) :http://tuvilyso.org/forum/topic/18194-de-nhi-ky-an-ho-so-bac-si-cat-tuong/page__st__120

Riêng về lời nói khiêm của Phusuý về việc" tự phế tư duy cổ hủ " tôi nghĩ là không nên vì môn phái nào cũng có giá trị của nó , nho gia thời Hậu Tây Chu có công mang lại nhiều phát kiến vũ trụ quan hay duy lý học không lý gì phải bỏ . Riêng cách đọc lại Chu Dịch dưới ánh sáng khoa học và học thuật tân thời thì giá trị của nó nằm ở chỗ khác. Như đời sống con người của chúng ta vừa cần Khoa học vừa cần tâm linh tôn giáo , không lý gì cái này phải loại bỏ cái kia .

Sửa bởi nguy: 16/02/2014 - 00:16


Thanked by 3 Members:

#37 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1418 thanks

Gửi vào 16/02/2014 - 04:02

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Mông:
hào 1 : Phát mông lợi dụng hình nhân . dụng thoát chất cốc , dĩ vãng lận .
dịch : Buổi đầu để dạy trẻ nên dùng hình phạt . ( Nếu ) thả lỏng chân tay (sớm quá) thì sẽ gặp khó lận.

Hình nên hiểu chung là luật lệ trật tự chứ không chỉ thuần túy là hình phạt .

- Khi mới dạy trẻ (các cụ gọi là khai tâm) thì nên dùng luật lệ/hình phạt để tạo lập dần nề nếp (tương tự như tiên học lễ...), nhằm giúp trẻ thoát (dần) khỏi cái gông cùm mông muội -(cái sự mông muội chính là gông cùm của tâm trí trẻ)- đang bao bọc tâm trí, qua đó, khiến cho trẻ quen dần với nề nếp mới mà quên dần đi cái quá khứ đang được tự do, đang còn mông muội (dĩ vãng lận - quá khứ được cất dấu), để bắt đầu cho thời kì học hỏi (phát mông), Hoặc cũng có thể là: (Nếu ) thả lỏng chân tay (sớm quá) - hàm nghĩa buông lỏng kỉ luật, hay luật lệ/hình phạt quá khắt khe dễ khiến trẻ không thèm nghe (sinh nhờn) thì không dạy được nên hối tiếc.

hào 2 : Bao mông cát . Nạp phụ cát .Tử khắc gia.
dịch : Giáo dục trẻ thơ, tốt.(Đủ biết bổn phận để) lấy vợ, tốt.Người con trị vì ( được ) gia tộc .

Bao là bao bọc; gia tộc đây là hoàng tộc nhà Chu .Thành vương sau trở thành một ông vua tốt, biết lo trị vì, không bị che lấp hôn ám.

- Hào 2 dương, lại có hào 5 âm ứng hợp, trợ giúp (bề trên giúp bề dưới), đúng như ông Chu công giúp dạy bảo Thành vương. Dạy cho biết vai trò của Giáo dục trẻ thơ, tốt.(Đủ biết bổn phận để) lấy vợ, tốt, do vậy mà có thể làNgười con trị vì ( được ) gia tộc.( kiểu như dạy tề gia, rồi biết trị quốc vậy)

- Quẻ Mông miêu tả một quá trình nuôi dạy trẻ (hay người còn u mê) và có thể hàm chứa ý nghĩa về mối quan hệ giữa thày trò (ông Chu công và Thành vương). Hào 1 là thời phát mông cần phải tạo dựng nề nếp. Sau đó là hào 2 có sự bao mông, hàm nghĩa khi có được nề nếp rồi thì cần theo dõi, bao bọc, nuôi dưỡng cái nếp đấy để học hành. Hào 3 nhắc nhở rằng phải luôn trông chừng trẻ để có thể ngăn ngừa kịp thời những hành động vì nông nổi, ngây thơ khiến trẻ bỏ mất nề nếp (vời hình ảnh Thú nữ . Kiến kim phu , bất hữu cung) thì không có lợi cho việc học. Hào 4 có sự khốn mông (vị thế rất kém, không trợ lực, không thân cận), nhắc nhở rằng phải quan tâm đến trẻ, nhằm tránh cho trẻ khỏi bị khốn đốn trong mông muội, do không được chăm sóc, dạy bảo mà (người thầy) sẽ hối hận (chẳng hạn như hoàn cảnh của trẻ mồ côi). Khi qua được thời có thể khốn mông, thì sẽ được đồng mông -Trẻ thơ đã thuần , mở, với hàm nghĩa là đã tạo dựng được nề nếp cho trẻ, nên mở ra thời mới là thời của hào 6 (thời mạt của quẻ). Khi trẻ đã thuần thì kích mông , hàm nghĩa dùng phương pháp để giúp trẻ đánh tan u mê (một cách triệt để), bằng cách giúp trẻ kiểm soát, ngăn chặn được các thói quen xấu - tức là giúp trẻ phân biệt được sự đúng sai , vượt qua được sự mông muội, tạo ra giá trị mới cho trẻ (cũng là lúc thoát khỏi thời/quẻ mông muội). Quẻ này có châm ngôn là Quả Hạnh Dục Đức, là sự/quá trình giúp giữ nết, nuôi đức

Thanked by 3 Members:

#38 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 16/02/2014 - 16:26

Hay lắm bạn pth 77 ạ.Tôi xin lấy cả 3 ý.
Hào 1 tôi lấy cách 2 nhưng bỏ hoặc phạt hình quá khắt khe vì đó không phải là quan niệm của người xưa dù ta có cho là đúng .Phần tổng hợp tôi thêm chút ít ở chỗ hào 4.

Thanked by 2 Members:

#39 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1418 thanks

Gửi vào 17/02/2014 - 18:30

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Nhu:
Lời quẻ : Nhu, hữu phu .Quang hanh, trinh cát.Lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Thời nhu , (phải ) có lòng tin .Rồi cầu nguyện (hanh/ hưởng) sẽ mang lại ánh sáng , đoán tốt .Nên qua sông lớn


- Xin mượn hình ảnh người lữ khách qua vùng nước hiểm (qua sông lớn - sông Hồng chẳng hạn) để miêu tả quẻ này: Người lữ khách đi đường, thấy vùng nước lớn phía xa, nghĩ rằng có hiểm nguy phía trước nên phải chờ đợi để quan sát, để tìm cơ hội, cách thức đi qua. Thời hào 1 Chờ ở ruộng xa, còn chưa tới nơi nước hiểm Nên kiên nhẫn , không lỗi. Sang đến hào 2, đi được một quãng, phải Chờ ở bãi cát, vẫn còn an tâm. Tiến tới hào 3, phải Chờ nơi bùn lầy, tức chờ trong nguy hiểm rình rập, có thể gặp nơi bùn nhão mà lún, nên được coi như Tự vời giặc tới - tự đặt mình nơi ẩn chứa nguy hiểm. Sang thời hào 4, hàm nghĩa bắt đầu qua vùng nước hiểm, nên phải Chờ trong sự kinh sợ/ máu me, chờ để còn "dò đá qua sông", tìm nơi có thể để cất bước. Khi qua được hào 4, ra tới giữa sông, người lữ khách gặp doi đất/ mô đá nhô cao, họ tranh thủ An nhiên chờ , ăn uống nghỉ ngơi, dưỡng sức để còn tiếp tục chặng cuối, nên tốt. Sang thời hào 6 (thời mạt của quẻ), phải Chui vào động, với hàm nghĩa rằng anh ta chỉ còn phải qua nốt quãng nước tiềm ẩn nguy hiểm phía trước là tới bờ bên kia. Hào này khác biệt với 5 hào còn lại ở điểm: hào này buộc anh ta phải có hành động tiến vào (một cách rốt ráo), mà không được chờ đợi nữa, có vậy mới thoát qua được vùng nước hiểm để qua sông ( cũng là thoát khỏi thời chờ đợi của quẻ). Nhưng có may mắn là anh ta nhìn thấy phía bờ bên kia Có ba người khách đang thong thả tới, hàm nghĩa là anh ta có cơ hội được giúp đỡ nếu không may bị nguy hiểm ở đoạn cuối hành trình (bị cuốn trôi, bị chìm...chẳng hạn), nhưng anh ta phải tin tưởng rằng họ có thể giúp, nên nếu Cung kính họ, đoán sẽ tốt. (tại sao lại 3 người, có lẽ hàm nghĩa so sánh ẩn dụ về sự chắc chắn của cơ hội được giúp đỡ, kiểu như ông Khổng Tử nói "trong ba người ắt có người...") Châm ngôn của quẻ Nhu là 4 chữ Hữu Phu Quang Hanh, hàm nghĩa là có lòng thành thực/tin tưởng thì sẽ có sự hanh thông sáng láng.
ps: chờ ở đất > ở cát > ở bùn > ở nước.

Sửa bởi pth77: 17/02/2014 - 18:37


Thanked by 3 Members:

#40 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 668 thanks

Gửi vào 18/02/2014 - 09:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 17/02/2014 - 18:30, said:

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Nhu:
Lời quẻ : Nhu, hữu phu .Quang hanh, trinh cát.Lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Thời nhu , (phải ) có lòng tin .Rồi cầu nguyện (hanh/ hưởng) sẽ mang lại ánh sáng , đoán tốt .Nên qua sông lớn


- Xin mượn hình ảnh người lữ khách qua vùng nước hiểm (qua sông lớn - sông Hồng chẳng hạn) để miêu tả quẻ này: Người lữ khách đi đường, thấy vùng nước lớn phía xa, nghĩ rằng có hiểm nguy phía trước nên phải chờ đợi để quan sát, để tìm cơ hội, cách thức đi qua. Thời hào 1 Chờ ở ruộng xa, còn chưa tới nơi nước hiểm Nên kiên nhẫn , không lỗi. Sang đến hào 2, đi được một quãng, phải Chờ ở bãi cát, vẫn còn an tâm. Tiến tới hào 3, phải Chờ nơi bùn lầy, tức chờ trong nguy hiểm rình rập, có thể gặp nơi bùn nhão mà lún, nên được coi như Tự vời giặc tới - tự đặt mình nơi ẩn chứa nguy hiểm. Sang thời hào 4, hàm nghĩa bắt đầu qua vùng nước hiểm, nên phải Chờ trong sự kinh sợ/ máu me, chờ để còn "dò đá qua sông", tìm nơi có thể để cất bước. Khi qua được hào 4, ra tới giữa sông, người lữ khách gặp doi đất/ mô đá nhô cao, họ tranh thủ An nhiên chờ , ăn uống nghỉ ngơi, dưỡng sức để còn tiếp tục chặng cuối, nên tốt. Sang thời hào 6 (thời mạt của quẻ), phải Chui vào động, với hàm nghĩa rằng anh ta chỉ còn phải qua nốt quãng nước tiềm ẩn nguy hiểm phía trước là tới bờ bên kia. Hào này khác biệt với 5 hào còn lại ở điểm: hào này buộc anh ta phải có hành động tiến vào (một cách rốt ráo), mà không được chờ đợi nữa, có vậy mới thoát qua được vùng nước hiểm để qua sông ( cũng là thoát khỏi thời chờ đợi của quẻ). Nhưng có may mắn là anh ta nhìn thấy phía bờ bên kia Có ba người khách đang thong thả tới, hàm nghĩa là anh ta có cơ hội được giúp đỡ nếu không may bị nguy hiểm ở đoạn cuối hành trình (bị cuốn trôi, bị chìm...chẳng hạn), nhưng anh ta phải tin tưởng rằng họ có thể giúp, nên nếu Cung kính họ, đoán sẽ tốt. (tại sao lại 3 người, có lẽ hàm nghĩa so sánh ẩn dụ về sự chắc chắn của cơ hội được giúp đỡ, kiểu như ông Khổng Tử nói "trong ba người ắt có người...") Châm ngôn của quẻ Nhu là 4 chữ Hữu Phu Quang Hanh, hàm nghĩa là có lòng thành thực/tin tưởng thì sẽ có sự hanh thông sáng láng.
ps: chờ ở đất > ở cát > ở bùn > ở nước.
Có ba người: theo giải thích của Nguyễn Mạnh Bảo lẫn Nguyễn Duy Cần, lấy tượng từ 3 hào dương (sơ, nhị, tam cửu) của nội quái.

Thanked by 2 Members:

#41 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1418 thanks

Gửi vào 18/02/2014 - 11:09

T hiểu giản dị là có 3 người khách thong thả tới - Hữu bất tốc chi khách .Tam nhân lai , hàm nghĩa là trong 3 người đó sẽ có người giúp ta (xác suất cơ hội). Còn 3 người tới từ đâu, từ bờ bên kia hay từ phía sau (3 hào dương) đều là giả thuyết, cái nào hợp ta dùng thôi. Nhấn mạnh là thời cuối quẻ, không được chờ nữa, phải hành động dấn thân rốt ráo để vượt nốt quãng nước hiểm còn lại, bởi không lẽ lại ngồi chờ không đi qua (hào 6 khác 5 hào còn lại ở chữ Nhập, không phải Nhu nữa), nhưng là hành động mà có thể được trợ giúp nên tốt. (so sánh với việc anh ta vẫn phải đi nốt quãng nước hiểm còn lại, không có ai trợ giúp, thì nguy cơ không qua được bờ bên kia sẽ cao hơn khi không may gặp/có sự cố, liệu còn tốt như lời hào phê)

ps: chờ ở đất > chờ ở cát > chờ ở bùn > chờ ở nước > chờ ở nơi an nhiên > chui / tiến vào.

Sửa bởi pth77: 18/02/2014 - 11:17


Thanked by 2 Members:

#42 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 18/02/2014 - 15:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 17/02/2014 - 18:30, said:

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Nhu:
Lời quẻ : Nhu, hữu phu .Quang hanh, trinh cát.Lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Thời nhu , (phải ) có lòng tin .Rồi cầu nguyện (hanh/ hưởng) sẽ mang lại ánh sáng , đoán tốt .Nên qua sông lớn


- Xin mượn hình ảnh người lữ khách qua vùng nước hiểm (qua sông lớn - sông Hồng chẳng hạn) để miêu tả quẻ này: Người lữ khách đi đường, thấy vùng nước lớn phía xa, nghĩ rằng có hiểm nguy phía trước nên phải chờ đợi để quan sát, để tìm cơ hội, cách thức đi qua. Thời hào 1 Chờ ở ruộng xa, còn chưa tới nơi nước hiểm Nên kiên nhẫn , không lỗi. Sang đến hào 2, đi được một quãng, phải Chờ ở bãi cát, vẫn còn an tâm. Tiến tới hào 3, phải Chờ nơi bùn lầy, tức chờ trong nguy hiểm rình rập, có thể gặp nơi bùn nhão mà lún, nên được coi như Tự vời giặc tới - tự đặt mình nơi ẩn chứa nguy hiểm. Sang thời hào 4, hàm nghĩa bắt đầu qua vùng nước hiểm, nên phải Chờ trong sự kinh sợ/ máu me, chờ để còn "dò đá qua sông", tìm nơi có thể để cất bước. Khi qua được hào 4, ra tới giữa sông, người lữ khách gặp doi đất/ mô đá nhô cao, họ tranh thủ An nhiên chờ , ăn uống nghỉ ngơi, dưỡng sức để còn tiếp tục chặng cuối, nên tốt. Sang thời hào 6 (thời mạt của quẻ), phải Chui vào động, với hàm nghĩa rằng anh ta chỉ còn phải qua nốt quãng nước tiềm ẩn nguy hiểm phía trước là tới bờ bên kia. Hào này khác biệt với 5 hào còn lại ở điểm: hào này buộc anh ta phải có hành động tiến vào (một cách rốt ráo), mà không được chờ đợi nữa, có vậy mới thoát qua được vùng nước hiểm để qua sông ( cũng là thoát khỏi thời chờ đợi của quẻ). Nhưng có may mắn là anh ta nhìn thấy phía bờ bên kia Có ba người khách đang thong thả tới, hàm nghĩa là anh ta có cơ hội được giúp đỡ nếu không may bị nguy hiểm ở đoạn cuối hành trình (bị cuốn trôi, bị chìm...chẳng hạn), nhưng anh ta phải tin tưởng rằng họ có thể giúp, nên nếu Cung kính họ, đoán sẽ tốt. (tại sao lại 3 người, có lẽ hàm nghĩa so sánh ẩn dụ về sự chắc chắn của cơ hội được giúp đỡ, kiểu như ông Khổng Tử nói "trong ba người ắt có người...") Châm ngôn của quẻ Nhu là 4 chữ Hữu Phu Quang Hanh, hàm nghĩa là có lòng thành thực/tin tưởng thì sẽ có sự hanh thông sáng láng.
ps: chờ ở đất > ở cát > ở bùn > ở nước.

Hình ảnh pth đưa ra là từ câu khuyên lợi thiệp đại xuyên , nhưng mà đây là câu thuật ngữ xuất hiện đến hơn chục hay hai chục lần trong sách nên không phải là ý chính . Ý chính là biết chờ thời .Nên tôi không lấy được vì đang qua sông là đã không còn ở thời chờ . Nói chung các bạn muốn diễn dịch như thế nào tùy ý và đôi khi sẽ rất hay nhưng mà làm sách theo khoa học và cả sách bói để dự đoán thì phải tìm ra ý thật của người viết mới chính xác .Ý thật không phải dễ tìm thì mình phải có bằng cứ đưa ra để thuyết phục , dĩ nhiên đúng 100 % là không tưởng nhưng cũng nên tránh suy diễn mà không trung thành với văn bản .

còn các điều khác thì ngu ý là có 5 hào chờ sao lại bảo là 3 khách đến trễ (hay không có hẹn trước )

Thanked by 2 Members:

#43 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1418 thanks

Gửi vào 18/02/2014 - 17:32

Em bổ sung mấy ý nhỏ:
+ Lợi thiệp đại xuyên - Nên qua sông lớn là một tứ nhỏ, không phải là ý chính.
+ Trình Di giảng: Kiền cứng mạnh cần tiến lên, mà gặp chỗ Khảm hiểm chưa thể tiến được, cho nên nghĩa là chờ đợi.
+ chờ ở đất > chờ ở cát > chờ ở bùn > chờ ở nước > chờ ở nơi an nhiên > chui / tiến vào là diễn tiến chính của quẻ. Lưu ý là phải có sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác (sự di chuyển này tiến dần tới nơi nước hiểm), và sau một hành trình thì đứng lại chờ đợi để quan sát.
Ba ý trên là cảm hứng để viết phần diễn giải với hình ảnh người lữ khách qua vùng nước hiểm.

- Về hào 6:
+ Có ba người: theo giải thích của Nguyễn Mạnh Bảo lẫn Nguyễn Duy Cần, lấy tượng từ 3 hào dương (sơ, nhị, tam cửu) của nội quái là theo ý tứ cũ (nhưng do muốn nhấn mạnh vào hành vi Nhập thời hào 6 nên em đi sâu chi tiết đó) ,có thể hiểu là khi lữ khách ngồi chờ tại hào 5, thì gặp 3 khách đến trễ (hay không có hẹn trước ), từ phía đằng sau đi tới (ứng hợp với 3 hào dương quẻ nội). Như vậy, anh ta có may mắn là sẽ có bạn đồng hành ở chặng cuối qua vùng nước hiểm, và anh ta sẽ có cơ hội được giúp đỡ khi qua sông (xác suất cao) - Lợi thiệp đại xuyên. Nhưng vì là những khách lạ (hoặc cũng có thể là quen nhưng nay họ mới tới kịp), nên anh ta phải kính trọng họ/ giữ lễ/ làm thân thì mới có thể hi vọng nhận được sự giúp đỡ nếu gặp sự cố, nên tốt là vậy. (Đây là một tâm lý vi tế của người lữ khách đơn độc trên giang hồ)
+ 3 người là yếu tố bên ngoài, bổ sung thêm cơ hội an toàn cho lữ khách.
+ Một thí dụ minh hoạ khác: Một khách hành hương leo núi (lên Yên Tử chẳng hạn), sau 5 chặng độc hành, thì ngồi đợi (nơi hào 5), ăn uống, nghỉ ngơi dưỡng sức (để còn đi tiếp). Trong lúc đợi, anh ta gặp một đoàn 3 người mới leo đến nơi - 3 khách đến trễ (hay không có hẹn trước ), anh ta sẽ có thể vui mừng vì trong chặng cuối (lên chùa Đồng chẳng hạn) của hành trình, anh ta sẽ có bạn đồng hành để có thể chia sẻ khó khăn, nên tốt là vậy.

Sửa bởi pth77: 18/02/2014 - 17:36


Thanked by 3 Members:

#44 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1418 thanks

Gửi vào 19/02/2014 - 02:59

Em có mấy ý nhỏ về quẻ Tụng:
- Tụng có nghĩa tranh cãi, kiện tụng, nên ở đây có sự đối kháng giữa các bên có vị thế, thái độ, lí lẽ khác nhau. Tinh thần chung của quẻ không nằm ngoài điều này : Ở Chu Dịch nghĩa đầu mạnh hơn, quẻ dạy ta khi nào nên nói ( dương trung chính hào 5) , nên im (các quẻ khác đều bất chính ) .Nghĩa là đa phần (5/6 hào) đừng ham cãi vì mục đích không thể là ăn người mà là làm sáng tỏ và giữ được hòa khí để tiếp tục cộng tác với nhau .
Lời quẻ: Tụng , hữu phu trất dịch.Trung cát.Chung hung .Lợi kiến đại nhân. Bất lợi thiệp đại xuyên .
dịch : Bàn cãi, lòng tự ái tự tin làm che mờ/ quên sự cẩn trọng .Trung dung mở. Làm đến cùng đóng .Nên đi gặp người tài đức. Chẳng nên qua sông lớn (liều lĩnh )

- Nhận thấy các hào trong quẻ dường như có sự độc lập tương đối, không có mối quan hệ, liên kết mật thiết với nhau, thể hiện các thời khác nhau của quẻ. Các hào được đánh giá dựa trên vị thế của nó (sơ, trung, chính, thế - ứng, lân cận). Lời hào cũng thể hiện phần nào vị thế, thái độ, lí lẽ của người tham gia tranh tụng, đồng thời cũng thể hiện một mối nhân - quả trực tiếp giữa hành vi ứng xử được khuyên bởi lời hào với kết quả trực tiếp của hành vi này (kết quả có thể là lời răn, hoặc là một kết cục). Chẳng hạn hào 1: vị thế thấp, không đắc trung - chính, lí lẽ có chút điều tiếng, nên được khuyên là Đừng kéo dài kiện tụng, thì sẽ có kết quả Cuối cùng sẽ mở.

- Xin mượn một câu chuyện vui để minh hoạ:
Trong tranh tụng tại Toà án, ta nhận thấy có các bên như: Bị đơn; Nguyên đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người phán xét (quan toà/ trọng tài, công tố); và Người bào chữa (luật sư).
+ Hào 1 : như người bị đơn có vị thế thấp, bị điều tiếng (do bị kiện), nên Đừng kéo dài kiện tụng, thì may ra có kết cục Cuối cùng sẽ mở
+ Hào 2 & 4: như nguyên đơn hung hăng có vị thế khác nhau, có lí lẽ, thái độ khác nhau, được khuyên ứng xử khác nhau, nhưng kết cục có thể giống nhau Không thể cãi thắng
+ Hào 3: như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chỉ là người phải theo phép vua vậy (theo kiện bị động), nên giữ thái độ chẳng nên tự tôn , kiêu mãn, mà có thể nhận kết cục không hiện hữu / không thực tế
+ Hào 5: như quan toà/ trọng tài, công tố, là người có Đức hay vị đáng (trung chính) , nên đưa ra lý luận/phán xét của mình
+ Hào 6: như luật sư của các bên bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi liên quan. Trong tranh chấp ắt có người thắng, kẻ thua, hay hoà, nên dù thắng cãi, được thưởng thì hậu quả cũng xấu xa, vì đó là công việc của luật sư (thắng cho ai thì được họ thưởng, nhưng bên thua lại ghét)

- Câu chuyện khác: (dụng quẻ Tụng )
Những người tham gia Bàn cãi tại topic này hãy dẹp bỏ lòng tự ái tự tin có thể làm che mờ/ quên sự cẩn trọng của họ, trong tranh luận hãy giữ sự Trung dung để có thể mở lòng đón nhận các ý kiến khác. Đừng cố tranh cãi đến cùng để rồi "ai lại về nhà đấy" mà dẫn đến kết cục đóng lại tranh luận. Nếu có vấn đề còn chưa đồng thuận, hãy đi gặp người tài đức để tham vấn, chớ chẳng nên cố tranh cãi/ Chẳng nên qua sông lớn liều lĩnh mà sinh ra thành kiến, không có kết cục tốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 19/02/2014 - 03:05


Thanked by 4 Members:

#45 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3267 Bài viết:
  • 7709 thanks

Gửi vào 19/02/2014 - 03:50

Cám ơn ngụ ngôn dí dỏm của bạn pth

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Tôi nghĩ nhiều bạn trên forum này và cả nhiều forum khác nên đọc quẻ Tụng này trước khi tranh cãi!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |