Jump to content






Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#361

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 27/06/2015 - 11:31

Thông tin bổ sung:

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU KINH DỊCH NGÀY NAY

PHẠM VĂN THẮM

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Kinh Dịch là một trước tác kinh điển cổ xưa của dân tộc Trung Hoa có ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hóa ở Trung Quốc và các nước ở trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Việc nghiên cứu Kinh Dịch đã trở thành một bộ môn chuyên ngành, gọi là Dịch học. Dịch học đã trải qua 2 nghìn năm lịch sử, hình thành ra nhiều học phái, đến nay vẫn phát triển. Ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với nền triết học, tôn giáo, khoa học, văn học nghệ thuật, đời sống chính trị của Trung Quốc là sâu sắc. Để góp phần tìm hiểu tác phẩm này, chúng tôi trình bầy một số xu hướng nghiên cứu về tác phẩm này như sau:
1- Một số vấn đề đã và đang được nghiên cứu trong Kinh Dịch
1.1- Niên đại tác phẩm Chu Dịch
Chu Dịch do Dịch kinhDịch truyện hợp thành. Về niên đại của tác phẩm này, Tư Mã Thiên trong Khổng Tử thế gia sách Sử ký cho rằng Kinh Dịch do Khổng tử sáng tác, ảnh hưởng rất sâu rộng. Đến Âu Dương Tu (1007-1072) viết Dịch đồng tử vấn đã nghi ngờ Hệ từ không phải Khổng Tử viết ra thì các nhà nghiên cứu đã rất chú ý tới niên đại của Chu Dịch. Qua các tài liệu khảo cổ mới phát hiện được và sự cố gắng khảo cứu, các học giả đại thể nhất trí cho rằng Dịch kinh ra đời vào khoảng đầu thời Tây Chu (Thế kỷ XI. TCN - 771 TCN). Dịch truyện ra đời khoảng thời Chiến quốc (403.TCN - 221 TCN). Nội dung hai tác phẩm này có sự khác biệt, nhưng giữa chúng có mối liên hệ, đó là truyện giải thích kinh. Từ Dịch kinh đến Dịch truyện có quá trình hơn 700 năm, từ đây các nhà nghiên cứu có thể nhận thấy tiến trình phát triển tư tưởng của người Trung Quốc thời Tiên Tần.
1.2- Mối quan hệ giữa Dịch kinh và Dịch truyện
1.2.1- Dịch kinh
Dịch kinh là sách bói có 64 quẻ. Mỗi quẻ có hào âm và hào dương hợp thành. Hào âm được ký hiệu bằng một nét đứt (- -), hào dương được ký hiệu bằng một nét liền (一 ). Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc ra đời của hào âm và hào dương. Nhưng xét trên phương diện sự vật mang tính chất đối lập và sự biến hóa tụ hợp sắp xếp giữa chúng thì thấy những ký hiệu này được dùng để thể hiện sự khái quát các loại hiện tượng xẩy ra trong giới tự nhiên và xã hội loài người. Người xưa đã khái quát tự nhiên thành 8 loại là Trời, Đất, Sấm, Núi, Lửa, Nước, Đầm, Gió và đặt tên cho mỗi loại là Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Ly, Khảm, Đoài, Tốn.
Dịch kinh là sách bói mang đậm sắc thái duy tâm. Nhưng trong một số hào người ta cũng nhận thấy có hạt nhân của phép biện chứng thời nguyên thủy ví dụ :
- Quẻ Sư, hào sơ lục có câu: 師出以律 , 否臧 , 凶 = sư xuất dĩ luật phẫu tàng, hung (Quân đội hành động có kỷ luật, nếu không sẽ nhận thất bại). Đây là sự tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại trong chiến tranh, được ghi lại dưới hình thức tư duy trìu tượng. Các quẻ Thái với quẻ Bĩ, quẻ Tổn với quẻ Ích, quẻ Ký Tế với quẻ Vị Tế được coi là các quẻ trái ngược nhau. Điều này chứng tỏ Kinh Dịch coi quan hệ mâu thuẫn là quan hệ tồn tại phổ biến khách quan, không mất đi qui phạm trong phương pháp tư duy biện chứng nguyên thủy. Quẻ Thái, hào cửu Tam có câu: 無平不陂 , 無往不復 = vô bình bất ba, vô vãng bất phục. Điều này chứng tỏ khái niệm đối lập bằng với không bằng; vãng, phục (bước đi, trở lại) liên hệ với nhau, là tính tất nhiên của sự chuyển hóa tương hỗ ấy. Quẻ Càn, hào cửu tam có câu: 君子終日乾乾,夕惕若無咎。勵無咎 = Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược vô cữu, lệ vô cữu. Câu này chỉ người quân tử hàng ngày phấn đấu chăm chỉ công tác, tối về lại suy ngẫm răn giới, tuy ở vào hoàn cảnh nguy khốn thì cũng không lo lắng gì. Điều này nói lên con người cần phát huy tính năng động có cách nghĩ chuyển nguy làm an...
1.2.2- Dịch truyện.
Dịch truyện có 7 loại 10 thiên gồm:
- Thoán thượng hạ
- Tượng thượng hạ
- Văn ngôn
- Hệ từ thượng hạ
- Thuyết quái
- Tự quái
- Tạp quái.
Người Hán gọi đây là thập dực (10 cánh). Dực mang nghĩa phụ giúp.
So với Dịch kinh thì đặc điểm của Dịch truyện là triết lý hóa sách bói thời cổ đại. Khuynh hướng giải thích Dịch bắt đầu từ thời kỳ Xuân Thu. Đến thời Chiến Quốc, theo sự hình thành và phát triển các thuyết của Chư Tử thì các thuyết của Âm dương gia, quan niệm về luân lý của Nho gia, Thiên đạo quan của Đạo gia đang lưu hành ở đời lúc bấy giờ trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc giải thích Dịch. Dịch truyện có 2 loại ngôn từ, một là ngôn từ bói toán, hai là ngôn từ triết học. Về ngôn từ bói toán, sách Trang Tử, thiên thiên hạ nói về âm dương trong Chu Dịch. 一陰一陽之謂道 , 繼之者善也 , 成之者性也。仁者見之謂之仁 , 智者見之謂之智 , 百姓日用而不知 , 君子知道鮮矣 = nhất âm nhất dương chi vị đạo. kế chi giả thiện dã, thành chi giả tính dã. Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí. Bách tính nhật dụng nhi bất tri. Quân tử tri đạo tiển hĩ.
Mệnh đề 一陰一陽 là nói trong âm có dương, trong dương có âm, âm có thể biến thành dương, dương có thể biến thành âm.. Đó là qui luật phàm người nào kế thừa được qui luật này là hoàn thiện. Ai có đầy đủ nhất âm nhất dương 一陰一陽 là bản tính hoàn thiện. Nói chung người ta ít ai thấy được 2 mặt âm dương; hoặc thấy nhân mà không thấy trí; hoặc thấy trí mà không thấy nhân. Mỗi người lấy cái điều mình biết để nói về cái tồn tại. Người hiểu được qui luật nhất âm nhất dương 一陰一陽 không nhiều.
Về đại thể âm dương trong Dịch truyện có 3 phương diện:
1- Đem nguyên lý cơ bản trong Chu Dịch khái quát thành nhất âm nhất dương:
- Nói về nét quẻ, 2 số kỳ ngẫu (奇偶二數), âm dương nhị hào (陰陽二爻), càn khôn lưỡng quẻ (乾坤兩卦) đều là nhất âm nhất dương.
- Nói về 6 quẻ thì có Chấn, Khảm, Cấn (震, 坎, 艮) là quẻ dương, Tốn, Ly, Đoài (巽, 离, 兌) là quẻ âm. 2 loại quẻ này đối lập nhau tạo nên nhất âm nhất dương.
- Nói về 64 quẻ thì do 32 quẻ đối lập tạo nên cũng là nhất âm nhất dương.
- Trong một quẻ cũng có cương nhu, trên dưới, qua lại cũng là nhất âm nhất dương.
2- Đem tính chất của sự vật và qui luật biến hóa của nó để qui vào nhất âm nhất dương. Nói về việc giải thích phép bói cỏ thi khi đơn cử sự việc trong hệ từ thì hàm nghĩa âm dương của rất rộng bao gồm cả hiện tượng tự nhiên đến cuộc sống của nhân loại.
- Hàm nghĩa của dương bao gồm: 天, 日, 暑, 畫, 剛, 進, 健, 明, 辟, 伸, 貴, 男, 君, 君子.
- Hàm nghĩa của âm bao gồm: 地, 月, 寒, 夜, 柔, 順, 幽, 退, 闔, 屈, 賤, 女, 民, 小人。
Quan hệ giữa chúng là đối lập, nhưng có thể biến thông với nhau như nhật nguyệt đổi nhau, hành động khi khuất khi hiện. Loại biến hóa này là nhất âm nhất dương.
3- Nhất âm nhất dương chi vị đạo (一陰一陽之謂道) là thừa nhận sự vật đều có lưỡng trùng tính, là đại biểu cho lưỡng điểm luận trong triết học cổ đại. Mệnh đề nhất âm nhất dương chi vị đạo (一陰一陽之謂道) có nguồn gốc từ Tây Chu, từ việc luận bàn sự vật cụ thể, như sự biến hóa của 2 khí ấm, lạnh trong thiên văn học, sự đầy vơi của mặt trời mặt trăng, sự lộ diện hay ẩn nấp trong binh pháp đã được trìu tượng thêm một bước để trình bầy bề ngoài phạm trù mang tính chất đối lập, đồng thời chỉ rõ giữa chúng có mối quan hệ chuyển hóa tương hỗ nhau tồn tại. Dịch truyện coi nhất âm nhất dương là qui luật biến hóa và bản tính của sự vật., đó là một cống hiến lớn trong nền triết học cổ đại Trung Quốc.
Dịch truyện coi tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể. Nhất âm nhất dương chi vị đạo (一陰一陽之謂道) sử dụng thích hợp với giới tự nhiên và xã hội. Đây là một nguyên tắc bao trùm. Nếu tách ra mà nói thì lập thiên chi đạo là âm và dương; lập địa chi đạo là cương và nhu; lập nhân chi đạo là nhân và nghĩa.
Về ngôn từ triết học trong Dịch truyện.
Dịch truyện nêu lên một hệ thống tư tưởng triết học về nhân đạo, địa đạo, thiên đạo (易之為書也 , 廣大必備 , 有天道焉, 有地道焉, 有人道焉。兼三才而兩之 , 故六。六者非它也 , 三才之道也 = Dịch chi vi thưdã quảng đại tất bị, hữu thiên đạo yên, hữu địa đạo yên, hữu nhân đạo yên, kiêm tam tài nhi lưỡng chi, cố lục. Lục giả phi tha dã (系辭下 = hệ từ hạ).
Xét về nội dung, hệ thống này thể hiện một giai đoạn phát triển mới trong hoạt động nhận thức của con người ở thời đại Chiến quốc. Không giống với bói toán trong Dịch kinh, Dịch truyện tự giác coi nhân đạo, địa đạo, thiên đạo là đối tượng nghiên cứu của mình, muốn dựng lên một hệ thống hoàn bị, rộng lớn bao gồm muôn vàn hiện tượng bao la, tiến hành phân loại thành các mặt đối lập để khái quát về mặt triết học. Thiên địa nhân gọi là tam tài, là cơ sở quan trọng nhất trong vũ trụ, cũng là khái niệm thường dùng trong văn hóa Trung Quốc. Tam tài là âm dương đối lập nhau, hai ba là sáu kiêm tam tài nhi lưỡng chi 兼三才而兩之。 Phản ánh trên hình tượng quẻ là 6 nét một quẻ. Cơ sở kết cấu này không chỉ giống Dịch kinh, có mối liên quan mật thiết đến mê tín bói toán, mà còn là kết quả dựa trên việc quan sát đối với thế giới khách quan. Trong tự quái 序卦 có câu: 有天地 , 然后萬物生焉。盈天地之間維萬物 = hữu thiên địa, nhiên hậu hữu vạn vật sinh yên. Doanh thiên địa chi gian duy vạn vật. Đây là hạt nhân duy vật trong Dịch truyện.
Qua Dịch truyện người ta thấy được trật tự văn hóa dương tôn âm ty cũng như cách nhìn nhận về bậc Thánh nhân. Thánh nhân phải là người nắm chắc Dịch lý (lý lẽ của Dịch).
Như vậy, mối quan giữa Dịch kinhDịch truyệntruyện giải thích kinh.
1.2.3- Về chú giải từ ngữ trong Chu Dịch
Vấn đề chú giải từ ngữ trong Chu Dịch là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm. Ví dụ lời quẻ Càn: 元亨利貞 = nguyên hanh lợi trinh. Theo cách chú giải của Chu Hy 元大也 = nguyên đại dã; 亨通也 = hanh thông dã; 利宜也 = lợi nghi dã; 貞正固也 trinh chính cố dã. Chữ貞 theo truyền thống chú giải là chính, cứng rắn. Gần đây do phát hiện hàng loạt văn giáp cốt, người ta được biết 貞者占也 = trinh giả chiêm dã (trinh nghĩa là xem bói). Mệnh đề 元亨利貞 = nguyên hanh lợi trinh được các nhà nghiên cứu Trần Cổ Ứng và Triệu Kiến Vĩ chú: 元亨謂大順 , 大吉. Nguyên hanh nghĩa là đại thuận đại cát. 利貞 lợi trinh là xem bói [ thì ] có lợi.
2- Các xu hướng nghiên cứu Chu Dịch ngày nay
Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, giới học thuật rất quan tâm tới việc nghiên cứu Chu Dịch. Có nhiều lý do để lý giải vấn đề này. Việc nghiên cứu Chu Dịch hiện đang tập trung vào 6 lĩnh vực sau:
1- Khảo cổ Dịch: sử dụng tài liệu mới khai quật được về Chu Dịch để tiến hành nghiên cứu ngọn nguồn của Chu Dịch
2- Khoa học Dịch: từ góc độ khoa học tự nhiên đi sâu tìm hiểu các nhân tố tự nhiên mà hệ thống phù hiệu ẩn chứa trong các hào của quẻ
3- Truyền thống Dịch: theo phương pháp và tư duy Dịch học về nghĩa lý (Tống Nho), tượng số (Hán Nho) tiến hành chú thích, lý giải cách đọc, ở một trình độ nhất định đi tổng hợp, tổng kết thành quả học thuật của các nhà nghiên cứu Chu Dịch trong lịch sử.
4- Lịch sử Dịch: ở góc độ lịch sử, tiếp tục truyền thống của người xưa đã nói lục kinh đều là sử để nghiên cứu sự thực lịch sử hoặc ảnh sạ có quan hệ tới lịch sử mà trong Chu Dịch đã ghi chép.
5- Dự trắc Dịch: theo lời bói trong Chu Dịch cùng với tư tưởng về số mệnh mà người đời sau đã phát triển đưa vào thực tiễn việc tính quẻ.
6- Văn hóa Dịch: tiến hành phân tích giảng giải về mặt lý luận của khoa học văn hóa nhân loại. Qui nạp lời bói ban đầu trong Chu Dịch vào phạm vi bói toán, từ đó đi tìm cội nguồn của văn hóa Trung Hoa, cội nguồn của thuật bói.

Tài liệu tham khảo
1- 諸子百家。朱義祿編著。同濟大學出版社。 2001。
2- 周易今注今釋。商務印書館。北京。 2007。
3- Kinh Dịch. Ngữ văn Hán Nôm, Nxb. KHXH, H. 2002./.
(Thông báo Hán Nôm học 2009, tr.896-903)


Và:


MÃ CHỮ 元亨利貞(NGUYÊN HANH LỢI TRINH) TRONG
QUẺ CÀN CỦA KINH DỊCH

PHẠM VĂN THẮM

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Như chúng ta đã biết Kinh Dịch có 64 quẻ. Đầu tiên là quẻ Càn. Lời mở đầu của quả Càn có mệnh đề: 元亨利貞 (nguyên hanh lợi trinh).
Về mặt chữ trong mệnh đề này, hiện có 2 cách chú giải, thứ nhất là căn cứ vào mặt chữ, các chú giải đã chú:
元者生物之始 (nguyên là sự khởi đầu của vạn vật sinh thành)
亨者生物之通 (hanh là sự thông đạt của vạn vật sinh thành)
利者生物之遂 ( lợi là sự thỏa mãn của vạn vật sinh thành)
貞者生物之成 (trinh là sự phát triển của vạn vật sinh thành)
Trong Thoán truyện chú:
元者大也 (nguyên là to lớn)
利者順也 (hanh là thuận)
Trong Dịch truyện chú:
貞者正也 (trinh là chính)
Gần đây các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng căn cứ vào bản Kinh Dịch mới phát hiện được ở gò mã Vương thì chữ trinh貞được chí là chiêm 占 (貞者占也 = trinh giả chiêm dã), cho nên mã chữ 利貞 được giải nghĩa là xem bói thì có lợi.
Mệnh đề 元亨利貞 được vận dụng trong đời sống xã hội và tự nhiên như thế nào ? Chúng ta biết rằng Chu Dịch gồm Dịch kinh Dịch truyện hợp thành. Dịch kinh ra đời trên nền tảng tích lũy sự ghi chép về bói toán rất phong phú từ thời Ân đến đầu thời Tây Chu. Nên ngôn từ trong Dịch kinh là ngôn từ bói toán. Dịch truyện là phần triết lý hóa sách bói thời cổ đại. Khuynh hướng giải thích Dịch là bắt đầu từ thời Xuân Thu. Đến thời Chiến Quốc, theo sự hình thành và phát triển các thuyết của Chư tử thì xuất hiện lấy Dịch truyện làm đại biểu cho tác phẩm giải thích Dịch. Các thuyết của Âm dương gia, quan niệm về luân lý của Nho gia, thiên đạo quan của Đạo gia đang lưu hành ở đời lúc bấy giờ trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc giải thích DịchDịch kinh là nói về chiêm phệ (bói bằng cỏ thi), Dịch truyện có 2 loại ngôn từ, một là ngôn từ chiêm phệ, hai là ngôn từ triết học. Có 7 loại thiên gồm - Thoán thượng hạ; - Tượng thượng hạ; - Văn ngôn; - Hệ từ thượng hạ; - Tự quái; - Thuyết quái; - Tạp quái. Người Hán gọi đây là thập dực (10 cánh). Dực mang nghĩa phụ giúp. Mối quan hệ giữa KinhTruyện về mặt hình thức là mối liên hệ truyện giải thích kinh.
Đề nói rõ mệnh đề 元亨利貞, trong thoán truyện ghi: “乾道變化, 各正性命, 保合太和, 乃利貞 - càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh = đạo trời do khí lớn của trời quyết định, mối loại sinh thành theo đúng bản tính của nó, duy trì và giữ vững sự hòa hợp, như vậy khiến vạn vật sinh thành theo đúng bản năng của nó).
Theo văn ngôn (文言 ) “元者善之長也, 亨者嘉之會也, 利者義之和也, 貞者事之幹也 . 君子體仁足以長人, 嘉會足以合禮, 利物足以和義, 貞固足以幹事 .君子行此四德者, 故曰乾元亨利貞”.
Theo Chu Tử (Chu Hy) 元亨利貞謂之四德 . 元者生物之始, 亨者生物之通, 利者生物之遂, 貞者生物之成 .
Theo cách giải thích của Chu Hy thì 元大也, 亨通也, 利宜也, 貞正固也 . Ông ví 元亨利貞 như các loài cốc có thể nuôi sống người. Cây bắt đầu có mầm là 元, mầm nẩy thành mạ là 亨, mạ phát triển thuận là 利, cây trưởng thành là貞.
梅藥所生為元, 開花為亨, 結子為利, 成熱為貞 . ( )
元亨利貞 còn được dẫn dụ trong đời sống của con người. Theo Chu Hy 聖人在下亦在上 .元亨利貞不必在上方.如此如孔子出類拔萃, 便是首出次物, 著書 ; 立言,澤及後. 便是萬國咸寧. ( )
Ngày nay, các nhà nghiên cứu Kinh Dịch cho rằng (乾道變化, 各正性命, 保合太和, 乃利貞 . 首出庶物, 萬國咸寧 ) (đạo trời do khí lớn của trời quyết định, mỗi loài sinh thành theo đúng bản tính của nó, phải duy trì trật tự quy định trời cao đất thấp, dương tôn âm tỳ… khiến vạn vật sinh thành theo đúng bản năng của nó). Từ đây ta có thể nhận thấy mệnh đề 元亨利貞 luôn được khai thác ở các cấp độ khác nhau và các hướng khác nhau. Điều này làm cho việc nghiên cứu Kinh Dịch là vô cùng tận./.
(Thông báo Hán Nôm hoc, 2010, tr.348-350)

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(từ khoá: Chu Dịch)

Thanked by 3 Members:

#362

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 27/06/2015 - 16:11

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU
TƯ DUY TƯỢNG SỐ TRONG CHU DỊCH

LÊ VĂN QUÁN


1. Hình thức tư duy của Chu Dịch
Hình thức tư duy của Chu Dịch là dung hợp cả ba loại hình thức tư duy: trực quan, hình tượng và lô - gích.
Tư duy trực quan của Chu Dịch là căn cứ vào lời hào, quẻ ở Dịch kinh đã ghi chép lại kinh nghiệm sinh hoạt của người xưa, đề xuất thể nghiệm cá nhân mà không phải là lý lẽ và nguyên tắc chung. Thể nghiệm này đã trở thành khuôn mẫu cho người đời sau phán định sự vật và suy đoán tương lai. Ưu điểm quan trọng của tư duy trực quan của Chu Dịch là rất coi trọng kinh nghiệm mà không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, “hình nhi hạ” và “hình nhi thượng” trực tiếp hợp làm một. Chu Dịch là một hệ thống nhận thức suy đoán xấu, tốt, do năng lực nhận thức của con người lúc bấy giờ có giới hạn, cho nên mang tính thần bí. Do đó, biểu hiện thành một loại tư duy trực giác, được ý quên tượng, siêu lý tính, có tính ngẫu nhiên phi lô - gích, tính đốn ngộ được ý ngoài tượng, tính linh cảm sâu sắc của trực giác.

Tư duy hình tượng của Chu Dịch là lấy tượng quẻ, tượng hào làm tư duy môi giới. Tượng quẻ là nguồn phóng xạ tư duy của Chu Dịch và nói chung tư duy hình tượng thì lấy tượng vật làm nguồn phóng xạ của tư duy. Người xưa sáng tác Chu Dịch thông qua tượng quẻ để dự đoán, phán định sự vật, điều này là mầm mống của tư duy hình tượng. Dịch truyện tổng hợp và phát triển rộng ý nghĩa tượng trưng của tượng bát quái (tám quẻ), đề xuất ý nghĩa tượng trưng về quan hệ lẫn nhau của bát quái, và lấy ý nghĩa tượng trưng đó giải thích 64 quẻ, cho nên ở tượng hào thường chứa đựng những ý nghĩa tiềm ẩn. Tư duy hình tượng Chu Dịch thông qua hệ thống phù hiệu hào quẻ để miêu tả thế giới và nhận thức thế giới.

Tư duy lô - gích của Chu Dịch là tuân theo nguyên tắc lô- gích phân loại, và suy ra tư duy hình thức hóa. Nó khác với tư duy lô - gích hình thức phương Tây. Nó dùng khái niệm phù hiệu tượng quẻ và văn tự lời hào, quẻ để suy lý phán đoán tổng hợp đối tượng, lấy “tốt, xấu, hối hận, đáng tiếc, mất hết”… của khách, chủ, đan xen nhau làm hình thức phán đoán cơ bản.

Tượng quẻ là mô hình tiên nghiệm của lô - gích Chu Dịch. Tượng của tượng quẻ lại khác với tượng trừu tượng, cái sau đã mất phạm trù khái niệm tượng cụ thể, và cái trước là nguồn gốc tượng của muôn vật, muôn việc, lại chứa đựng tượng vật, tượng việc, đã trải qua chỉnh đốn sắp xếp. Về hình thức tư duy đặc biệt này có thể gọi là “Tư duy tượng số”.

2. Tư duy tượng số lấy tượng số làm mô hình tư duy
Mô hình tượng số có thể phân làm ba cấp: cấp thứ nhất, là mô hình quẻ hào; cấp thứ hai, là mô hình Hà đồ Lạc thư (bao gồm ngũ hành); cấp thứ ba, là mô hình Thái cực đồ (hình Thái cực). Ba cấp mô hình có quan hệ cùng chất nhưng khác nhau về kết cấu, có thể chuyển đổi cho nhau, thông thương với nhau. Mô hình Hà Lạc và mô hình Thái cực đồ có thể được coi là giải thích tường tận và phát huy mô hình quẻ hào. Mô hình quẻ hào là mô hình đầu tiên của tư duy tượng số.

Phù hiệu căn bản nhất của mô hình quẻ hào là hào âm (– –), và hào dương ( – ), tổ hợp ba lần của hào âm và hào dương cấu tạo thành bát quái (23 = 8). Tổ hợp sáu lần hào âm và hào dương sẽ cấu tạo thành 64 quẻ (26 = 64). Sáu mươi tư quẻ cũng có thể được coi là cấu tạo thành bởi lũy thừa 2 của bát quái (82 = 64). Sáu mươi tư quẻ là mô hình cơ sở của Chu Dịch (trong sách Chu Dịch chứa phù hiệu bát quái). Mô hình này chẳng những bao hàm phù hiệu tượng quẻ của 64 quẻ, mà còn bao hàm thứ tự sắp xếp của nó. Lời hào, lời quẻ, và Dịch truyện có thể coi là văn tự giải thích hoặc phát triển tỉ mỉ nội hàm của mô hình này.

Hai quẻ đầu của 64 quẻ là Kiền và Khôn, là nguyên thủy của trời, đất, vũ trụ sinh mệnh, nó là cha mẹ của bầy quẻ, không chỉ có tác dụng quyết định trong vũ trụ muôn vật, mà còn là nguyên nhân tính căn bản của muôn vật vận động biến đổi.

Kiền, Khôn - âm dương đã có ý nghĩa sinh thành luận, cũng có ý nghĩa kết cấu luận, là điểm cơ bản của tư duy tượng số. Ngoài ra, có thể coi 62 quẻ là giao hợp và triển khai của hai quẻ Kiền, Khôn. Nói một cách khác, tức là cứ hai quẻ đơn làm thành một quẻ kép, quẻ sau đối lập với quẻ trước, phản ánh tư tưởng của sự vật chuyển hóa theo mặt phản diện của nó, cũng phản ánh quan hệ nhân quả liên tục trong 64 quẻ. Sáu mươi tư quẻ phân ra kinh thượng, kinh hạ: kinh thượng có 30 quẻ, kinh hạ có 34 quẻ. Kinh thượng nặng về hiện tượng tự nhiên, kinh hạ nặng về hiện tượng thiên văn. Hai kinh thượng hạ lại có thể phân ra nhiều giai đoạn tượng trưng quá trình âm dương tiêu trưởng, thứ tự sự vật biến đổi.
Hai quẻ cuối cùng của 64 quẻ là Ký Tế và Vị Tế, biểu thị rõ muôn vật muôn việc kết thúc của một kỳ và bắt đầu của một chu kỳ. Tuy nhiên đối với thứ tự 64 quẻ có phân đoạn khác nhau và nhận thức khác nhau, nhưng nên coi là một chỉnh thể. Sáu mươi tư quẻ là một hệ thống phù hiệu hoàn chỉnh của qui luật vũ trụ sinh mệnh biến đổi, cũng là mô hình phù hiệu lý tưởng.

3. Phương pháp tư duy tượng số
Phương pháp tư duy tượng số có thể phân chia thành ba loại: phép lập tượng, phép vận số, phép mô hình.
3.1. Phép lập tượng
Phép lập tượng là chỉ phương pháp tư duy trong quá trình tư duy lấy tượng làm công cụ, hiểu và bắt chước khách thể, có người gọi là phương pháp “duy tượng” hoặc phương pháp “ý tượng”. Phương pháp lập tượng là phương pháp quan trọng nhất của Chu Dịch, thậm chí ở Dịch truyện, Hệ từ hạ nói: “Dịch giả tượng dã, tượng dã giả tượng dã” - (Dịch là hình tượng, hình tượng là phỏng theo).

Tượng mà phép lập tượng dựa vào là phù hiệu tượng quẻ, tượng quẻ có thể tượng trưng, mô phỏng vũ trụ muôn vật, muôn việc. Nếu như phân chia về mặt tổng thể, thì tượng mà tượng quẻ đã lấy có thể chia thành hai loại: tượng thực và tượng hư. Tượng thật là chỉ thực tại tượng vật có hình. Tượng hư là chỉ nghĩa tượng, lý tượng không có thực thể, trừu tượng. Lời hào, lời quẻ, tên quẻ của Dịch kinh có thể là lần thứ nhất gợi ý lý giải về phép lập tượng của tượng quẻ. Cái điều Dịch truyện gọi là “quan tượng chế khí” - (xem tượng chế tác đồ dùng) và “quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ, động tắc quan kỳ biến nhi ngoạn kỳ chiêm”- (xem tượng mà ngẫm nghĩ đến lời văn, khi hoạt động thì xem sự biến hóa của việc mà ngẫm nghĩ đến lời đoán). Điều này nói rõ lấy tượng không chỉ có thể gợi ý mọi người phát minh sáng tạo, mà còn có thể suy đoán sự vật và phát triển xu hướng, mở rộng nguyên tắc xử sự làm người. Dịch truyện cho rằng tượng quẻ thể hiện rõ hình thái, vị trí, tính chất, công năng, văn lý của trời đất tự nhiên, thông qua phép lập tượng có thể hiểu, nhận thức những đặc trưng này của trời đất tự nhiên.
Chu Dịch - Thuyết quái tổng kết và mở rộng ý nghĩa tượng của bát quái. Như quẻ Kiền tượng trưng trời, cha, vua, vàng, ngọc, kiện (vững mạnh), hàn…. Quẻ Khôn tượng trưng đất, mẹ, cái búa, vải, bò, thuận, quân (= đều)… Trong đó kiện, hàn của Kiền, thuận, quân của Khôn là tượng nghĩa lý, là tượng thuộc tính của Kiền, Khôn, là tượng hư; ngoài ra đều là tượng thực.

Phương pháp Dịch học mô phỏng tượng là lấy tượng hào, tượng quẻ và Dịch đồ làm nguồn phóng xạ, lấy ấn tượng muôn vật ở trong trí não con người làm môi giới trung gian, đối chiếu tượng hào với ấn tượng, thông qua ấn tượng khiến cho tượng hào, tượng quẻ cùng liên hệ với tượng của vũ trụ muôn vật. Loại lập tượng này chẳng những chỉ là mô tả cụ thể tượng thực, chẳng những chỉ là so sánh kết cấu hình tượng bên ngoài, mà còn là điều quan trọng, xuất phát từ công năng, thuộc tính. Phàm là công năng, thuộc tính giống nhau, mặc dù kết cấu, hình thái tượng vật khác nhau, nhưng cũng có thể quy thuộc vào cùng loại, nạp vào cùng một tượng quẻ.

3.2. Phép vận số
Phương pháp tư duy vận số của Chu Dịch là chỉ phương pháp lấy số làm môi giới, nhận thức, suy đoán hoặc dự đoán sự vật và phát triển biến đổi. Số của Dịch học chủ yếu gồm có:

a/ Số trời đất: trời 1, đất 2; trời 3, đất 4; trời 5, đất 6; trời 7, đất 8; trời 9, đất 10. Số trời có 5, số đất có 5. Số trời tổng hòa là 25, số đất tổng hòa là 30, số trời đất tổng cộng là 55.

b/ Số đại diễn: số đại diễn là 50, rút ra “một” là thái cực, chia hai tượng trời đất hai nghi; treo một tượng người (hợp với trời đất gọi là tam tài), kẹp bốn để tượng bốn mùa, dành số lẻ để tượng nhuận. Số thẻ của Kiền là 216, số thẻ của Khôn là 144, cộng là 360, đó là số ngày của một năm. Trải qua bốn lần tráo trộn mà thành biến đổi, mười tám lần biến đổi mà thành quẻ.

c/ Số hào: sau khi kẹp cỏ thi, bốn lần tráo trộn, ba lần biến đổi sẽ được con số là: 6, 7, 8, 9; 6 là thái âm, 8 là thiếu âm, 7 là thiếu dương, 9 là thái dương. Lấy 9, 6 đại biểu hào dương và hào âm. Lấy sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng lần lượt đại biểu vị trí sáu hào. Một quẻ có sáu hào ghi là: sơ lục (hào thứ 1, âm), lục nhị (hào thứ 2, âm), lục tam (hào thứ 3, âm), lục tứ (hào thứ 4, âm), lục ngũ (hào thứ 5, âm), thượng lục (hào thứ 6, âm); sơ cửu (hào thứ 1, dương), cửu nhị (hào thứ 2, dương), cửu tam (hào thứ 3, dương), cửu tứ (hào thứ 4, dương), cửu ngũ (hào thứ 5, dương), thượng cửu (hào thứ 6, dương).

d/ Số quẻ: chia số thứ tự của 64 quẻ và số thứ tự của bát quái, theo cách chia thông dụng thì Kiền là số 1, đến quẻ Vị Tế là số 64; số thứ tự của bát quái không có trong Chu Dịch. Đời Bắc Tống, Thiệu Ung xây dựng số của Tiên thiên bát quái: Kiền số 1, Đoài số 2, Ly số 3, Chấn số 4, Tốn số 5, Khảm số 6, Cấn số 7, Khôn số 8. Số của Hậu thiên bát quái: Ly số 9, Khảm số 1, Chấn số 3, Đoài số 7, Khôn số 2, Tốn số 4, Kiền số 6, Cấn số 8, số 5 ở giữa; còn có số của Tiên thiên lục thập tứ quái.

e/ Số Hà Lạc: theo quan điểm của Chu Hy, … Lạc Thư cấu tạo bởi 9 số: đầu đội 9, chân đạp 1; bên trái 3, bên phải 7; 2, 4 là vai; 6, 8 là chân; số 5 ở giữa. Hà đồ cấu tạo bởi 10 số: 1, 6 ở phía Bắc; 2, 7 ở phía Nam; 8, 3 ở phía Đông; 4, 9 ở phía Tây; 5, 10 ở giữa.

Chu Dịch, tượng và số gắn chặt với nhau không thể chia tách. Có người cho rằng “tượng” thiên về định tính, “số” thiên về định tinh (sao), nhưng xét về bản chất, số trong phép vận số của Chu Dịch quyết không phải thuần túy biểu thị số lượng, mà mang rất nhiều đặc trưng của tượng, tức là càng thiên về định tính.
Như số lẻ là số trời, là dương; số chẵn là số đất, là âm. ở trong số đại diễn, số 1 là thái cực, số 2 là lưỡng nghi, số 4 là bốn mùa, số 9, 6 là thái dương, thái âm. Số hào biểu thị vị trí và tính chất của hào. Số quẻ không chỉ đại biểu thứ tự của quẻ, mà còn đại biểu vị trí, thuộc tính của quẻ. Số Hà Lạc càng có nhiều tính chất và công năng của ngũ hành.
Sự thống nhất tượng và số, là đặc điểm tư duy của tượng số. Số giống như tượng, có thể phân ra số hư và số thực, lần lượt đại biểu ý nghĩa trừu tượng (cùng loại với tượng) và ý nghĩa chỉ thực.

3.3. Phép mô hình
Phép mô hình là chỉ phương hướng lấy tượng số làm mô hình để tiến hành tư duy, và mô phỏng, nhận thức thế giới khách thể. Phương pháp mô hình có quan hệ mật thiết với phép lập tượng, phép vận số, mô hình là dựa vào lý luận của lập tượng, vận số. Lập tượng, vận số là sự vận dụng đối với mô hình, vì vậy, không nên xếp phép mô hình ngang hàng với phép lập tượng, phép vận số. Phép mô hình tượng số với phép vận số, lập tượng trọng điểm nặng nhẹ cũng có chỗ khác nhau, nếu nói cái trước nặng về phân loại và hình thức hóa tượng số, thì cái sau thiên về loại suy và lắp vào một cách gượng ép.

Đặc biệt ở Chu Dịch nhấn mạnh phương pháp phân loại, theo đặc điểm tính chất khác nhau phân chia muôn vật, muôn việc thành “loại” khác nhau. Chu Dịch dùng phương pháp phân loại “phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (Hệ từ thượng) – (Các loại tụ lại thành phương, các vật chia ra từng bầy), vũ trụ muôn vật vô cùng vô tận được phân chia thành nhiều loại có giới hạn, “loại” đã trở thành cái dây nối thông thương những sự vật liên quan với nhau. Chỉ cần sự vật có tính chất, tính năng, công dụng, hình tượng, kết cấu tương đồng, gần nhau hoặc gần giống nhau đều có thể quy thành cùng loại.

Chu Dịch phân loại tượng số chủ yếu có mấy loại dưới đây:
a) Lưỡng nghi - phân loại âm dương. Trong phân loại tượng số, điều này rất quan trọng, cũng là điều rất cơ bản, Thiệu Ung, Chu Hy, gọi nó là phép “một biến thành hai”, “một phân thành hai”. Hào âm và hào dương bắt nguồn ở tượng quẻ, là cơ sở của 64 quẻ; hai nghi âm dương là cơ sở của vũ trụ muôn vật. Không chỉ muôn vật muôn việc có thể phân thành hai loại âm dương, mà sự vật đồng nhất cũng có thể phân thành hai mặt âm dương.

b/ Phân loại bát quái
Vũ trụ muôn vật chia thành tám loại: Kiền (trời), Khôn (đất), Khảm (nước), Ly (lửa), Chấn (sấm), Tốn (gió), Cấn (núi), Đoài (đầm). Theo cách nói của Thuyết quái truyện, thì thuộc tính của tám loại này lần lượt sẽ là: kiện, thuận, hãm, lệ, động, nhập, chỉ, duyệt, cũng tức là nói, nếu như một thuộc tính nào có đủ ở trong đó, thì có thể qui vào một loại quẻ đối ứng.

c) Phân loại 64 quẻ
Đó là cách phân loại hệ thống của Chu Dịch. Chu Dịch, tuy có thể coi 64 quẻ là mở rộng của bát quái, nhưng công dụng của bát quái và 64 quẻ nặng nhẹ có khác nhau: bát quái nặng về phân loại trạng thái tĩnh của sự vật. 64 quẻ nặng về phân loại trạng thái động của sự vật, vận động biến đổi và mối liên hệ hữu cơ giữa loại và loại của 64 quẻ.

d) Phân loại ngũ hành
Nói một cách nghiêm túc, Chu Dịch không nói đến ngũ hành, sách nói sớm nhất đến ngũ hành là “Thượng Thư, thiên Hồng phạm”, nhưng bắt đầu từ Tây Hán, phái tượng số đã kết hợp bái quái với ngũ hành, học thuyết Hà Lạc trong Dịch học đời sau, tức là phân loại ngũ hành, như trong Hà đồ, 1, 6 là thủy; 2, 7 là hỏa; 3, 8 là mộc; 4, 9 là kim; 5, 10 là thổ; 1, 2, 3, 4, 5 là số sinh của ngũ hành; 6, 7, 8, 9, 10 là số thành của ngũ hành. Phân loại ngũ hành đều không mâu thuẫn với phân loại của lưỡng nghi. Ngũ hành có thể coi là cặp âm dương đối lập (nước và lửa, mộc và kim), thổ ở trong đó chỉ có tác dụng điều chế, nó không chiếm giữ bốn phương, không chiếm giữ bốn mùa, trái lại thống lĩnh bốn phương, thống lĩnh bốn mùa. Việc phân loại ngũ hành đã thúc đẩy mối liên hệ giữa âm dương bát quái với nhau, khiến cho âm dương bát quái hình thành một hệ thống hữu cơ sinh khắc chế hóa.

Phân loại là sự bắt đầu của phương pháp tư duy mô hình của Chu Dịch, các mô hình Dịch học, tượng số xây dựng lên trên cơ sở phân loại. ở trên đã trình bầy khái quát mô hình phân loại đầu tiên (nguyên thủy) của tư duy tượng số, ngoài cái đó ra còn có mô hình ngũ hành, mô hình can chi, mô hình Hà Lạc, mô hình Thái cực. Chúng là công thức hoặc phép tắc tương đối ổn định từng bước hình thành trong quá trình tư duy. Công thức, phép tắc này phổ biến thích hợp với bất cứ sự vật nào, và không phải chỉ vẻn vẹn giới hạn ở một nội dung, sự vật cụ thể nào.

Đặc trưng tư duy tượng số có thể khái quát như sau:
1/ Quan niệm tuần hoàn biến dịch.
Hai chữ “Chu” “Dịch” có thể giải thích là “vòng tròn tuần hoàn” và “biến hóa, vận động”, có thể coi Chu Dịch là trước tác chuyên bàn luận về qui luật vũ trụ muôn vật tuần hoàn biến dịch. Trong hệ thống đầu tiên của hào, quẻ, tượng số, phù hiệu bậc 1 của hào dương và hào âm (21 = 2) là tuần hoàn chuyển đổi lẫn nhau, hào dương “cửu” chuyển hóa thành hào âm “lục”, chuyển đổi ngược lại cũng như vậy. Phù hiệu bậc 2 của tứ tượng (22 = 4) là thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm cũng chuyển đổi cho nhau. Bát quái phù hiệu bậc 3 (23 = 8) và mỗi một quẻ trong 64 quẻ thì phù hiệu bậc cao nhất (26 = 64) đều là vận động tuần hoàn, bất cứ một quẻ nào đều có thể biến thành một quẻ khác: ở trong một nhóm hai quẻ, hai quẻ trước sau (trên dưới) đều có thể biến đổi cho nhau thông qua hai phương thức “phục” (= trở lại) và “biến”. Bất cứ một quẻ nào đều có thể thông qua phương thức hào biến sẽ biến thành 63 quẻ khác. Từ đó hình thành chỉnh thể đại tuần hoàn của 64 quẻ. Xét từ Tự quái (thứ tự quẻ) của 64 quẻ ở Chu Dịch, đầu tiên là hai quẻ Kiền, Khôn, cuối cùng là hai quẻ Ký Tế, Vị Tế; tức là chứa đựng vũ trụ biến dịch, một chu kỳ bắt đầu từ Kiền Khôn âm dương đến Ký Tế, Vị Tế kết thúc. “Ký Tế” là kết thúc một chu kỳ trên; Vị Tế là bắt đầu một chu kỳ dưới. Như vậy, hết một vòng lại bắt đầu trở lại (phục), tuần hoàn không ngừng. Hệ thống văn tự Chu Dịch giải thích phù hiệu quẻ, hào rõ ràng là đã đề cập đến quan điểm vòng tròn biến dịch, như lời hào 3, dương, quẻ Thái viết: “Vô bình bất bí, vô vãng bất phục” - (Không có cái gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại”. Lời quẻ Phục nói: “Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục”- (Trở đi trở lại cái đạo của mình, bảy ngày trở lại). Dịch truyện nhấn mạnh phản phục (trở đi trở lại): “nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi thông” (Hệ từ thượng)- (Một lần đóng một lần mở gọi là biến, đi lại chẳng cùng gọi là thông), “Nguyên thủy phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết” (Hệ từ thượng) – (Suy nguyên từ trước, trở lại về sau, cho nên biết cái thuyết sống chết.) Trước tiên, tượng quẻ, hào, lời quẻ, lời hào đề xuất quan niệm tuần hoàn biến dịch, sau đó, Đạo gia, Nho gia đều tuân theo quan niệm tư duy đó, và trở thành quan niệm chung. Nói về quan niệm tuần hoàn biến dịch đối với cả thế giới quan niệm vũ trụ bao la rộng lớn cơ bản là hợp lý. Cả vũ trụ tồn tại vĩnh hằng đại tuần hoàn, và các vật thể cũng tồn tại tạm thời tiểu tuần hoàn. Tuần hoàn này cơ sở là đối lập chuyển hóa của âm dương, tượng số đang bao hàm tư tưởng tiến bộ biến đổi không ngừng. Nhưng Chu Dịch quá nhấn mạnh tuần hoàn, coi thường phát triển sáng tạo, coi tuần hoàn thành hình thức duy nhất của vận động và không thấy hình thức khác (như hình thức trực tuyến, hình thức phi thăng giáng…), thiếu quan điểm lịch sử phát triển tiến hóa. ở mức độ nào đó làm chỗ dựa cho giai cấp thống trị duy trì trật tự xã hội phong kiến (như tính vĩnh hằng của tam cương, ngũ thường; trọng nam khinh nữ v.v...)

2/ Quan niệm chỉnh thể hài hòa
Chu Dịch, quẻ, hào, là một chỉnh thể; bát quái, 64 quẻ là hệ thống thông tin. Bát quái là tổ hợp chỉ có ba hào âm dương, 64 quẻ là tổ hợp có sáu hào của âm và dương. Vị trí sáu hào của quẻ, hai hào trên là đạo trời, hai hào giữa là đạo người, hai hào dưới là đạo đất. Đạo tam tài trời, đất, người dung hòa thành một khối. Mô hình phù hiệu quẻ, hào là sự vật thể hiện mô thức vận động, mô hình chữ số của phép bói là sự vật tiềm ẩn ở mô thức vận động. Đối với sự suy diễn trời đất, phát triển thời gian, qui luật vũ trụ âm dương biến đổi là bắt chước chỉnh thể. Đối với sự vận động biến hóa, phân loại, sinh thành của muôn vật, muôn việc là miêu tả hệ thống. Mô thức 64 quẻ lấy quan hệ “sáu hào” “sáu ngôi” làm cơ sở, lấy thời, vị, trung, tỷ, ứng, thừa, v.v… làm nguyên tắc và tiêu chuẩn, cung cấp cho mọi người một phương pháp tư duy từ thời gian, không gian, điều kiện, quan hệ phương vị… đến nhận thức sự vật.
Đạo Dịch: “nhất âm nhất dương” – (một âm một dương) đã nói rõ con người và tự nhiên có tính đối lập, cũng nói rõ có tính hài hòa, tính thống nhất. “Cương nhu tương thôi, nhi sinh biến hóa” – (cứng mềm đun đẩy nhau mà sinh biến đổi) biểu thị chuyển đổi lẫn nhau, dựa vào nhau cùng tồn tại của mặt đối lập. Đối lập và hài hòa lẫn nhau, cảm ứng và giao lưu của con người và tự nhiên, chủ thể và khách thể được Chu Dịch thống nhất hữu cơ lại, trở thành tư duy cơ bản của Chu Dịch, mở ra đặc trưng tư duy chỉnh thể của văn hóa Trung Hoa “Thiên nhân hợp nhất” - (trời người hợp làm một).
Chu Dịch, Thái cực là khái niệm cao nhất của âm dương chỉnh thể đối lập, hài hòa cũng là chắt lọc lý tính của tư duy tượng số.

3/ Quan niệm động thái công năng
Mô hình tượng số Dịch học là mô hình động thái, công năng, bất cứ là phương pháp lập tượng hay là phương pháp vận số đều là lấy tính nhất trí của công năng, động thái làm điều kiện. Chỉ cần công năng tương đồng, thuộc tính tương đồng, mặc dù kết cấu khác nhau, hình thái khác nhau cũng có thể qui thành cùng loại. Tư duy tượng số trọng động thái, trọng công năng, tất nhiên là dẫn đến nhẹ kết cấu, nhẹ trạng thái tĩnh.

4/ Quan niệm ý tượng trực giác
Tượng quẻ của Chu Dịch là một loại ý tượng, có chứa đựng sự tưởng tượng chủ quan và ý niệm chủ quan, là kết hợp tri giác hình tượng và ý thức chủ quan. Đã có ý nghĩa thông báo tượng thực của hình tượng, lại chứa đựng nội hàm tượng hư trừu tượng. Tượng quẻ có hai tác dụng: một là mô phỏng, một nữa là tượng trưng. Về sự mô phỏng muôn việc muôn vật chỉ là một thủ đoạn, mục đích là cần dùng phù hiệu tượng quẻ để tượng trưng triết lý, phép tắc trừu tượng.

Tư duy ý tượng là phương pháp cơ bản của Trung Quốc cổ đại nhận thức vũ trụ. Thời kỳ Tiên Tần Chiến Quốc, thiên văn, lịch pháp, khí tượng thường thường gán ghép vào với tình hình chính trị, nhân sự tốt, xấu, lâu lâu lại trở thành thuật số học lưu hành rộng rãi trong dân gian. Cho đến “Tiên thiên bát quái đồ”, “Hậu thiên bát quái đồ”, “Hà đồ Lạc thư”, “Thái cực đồ” v.v… là mô hình đại biểu vũ trụ luận, bản thể luận, kết cấu luận của Trung Quốc.
Tư duy trực giác của Chu Dịch là xây dựng trên cơ sở loại suy từng cặp tượng quẻ. Do quá nhấn mạnh tư duy trực giác, chỉ chú ý cảm giác chỉnh thể, từ đó lướt qua thực chứng và phân tích, khiến cho trình độ khoa học truyền thống Trung Quốc không cao, nhận thức về sự vật thường là mơ hồ, sơ sài và lòng thòng. Nhưng xét từ chính diện, nó đã rèn luyện năng lực tư biện và năng lực nhận thức của người Trung Quốc, có đủ trí tuệ nắm vững vũ trụ sinh mệnh. Về mặt chỉnh thể động thái, luôn luôn giàu sức tưởng tượng và sức sáng tạo, tạo thành tính cảm nhận, tính huyền tưởng, tính nhảy vọt trong tính cách dân tộc. Tư duy tượng số Dịch học ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa phương Đông nói chung, và văn hóa Trung Hoa nói riêng, nó vô cùng phức tạp, sau này còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu. ở đây, mới chỉ là bước đầu giới thiệu để chúng ta cùng suy ngẫm.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ngành Hán Nôm, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi viết bài này, hy vọng ngành Hán Nôm phát triển, không thể theo con đường quen thuộc lâu nay chúng ta đã học và giảng dạy Hán Nôm. Đến lúc, học và dạy Hán Nôm không chỉ dừng lại ở dịch các văn bản Hán và phiên âm, chú thích các văn bản Nôm. Chúng ta cần phải tiến xa hơn nữa, gắn liền Hán Nôm với ngữ văn Hán Nôm. Vì ngành Hán Nôm phát triển, chính là khiến cho người nước ngoài thấy được sự đóng góp riêng của Việt Nam vào văn hóa thế giới. Thế giới muốn biết về văn hóa Việt Nam không thể không thông qua ngữ văn Hán Nôm. Thế giới đã bước vào khoa học, ta nên theo xu hướng nghiên cứu Hán học của thế giới. Một người dù giỏi chữ Hán, chữ Nôm đến đâu mà không hiểu khoa học thế giới, nhất là bước đi của Hán học thế giới thì khó lòng đổi mới văn hóa theo hướng chung của thế giới. Như học Chu Dịch mà chỉ biết dịch nghĩa, dịch văn bản thì chưa đủ, mà còn phải hiểu văn hóa Trung Hoa. Vì Chu Dịch là đầu nguồn của văn hóa Trung Hoa, Nho gia tôn là quyển đầu của sáu kinh, Đạo gia nói là một trong Tam huyền. Chu Dịch và Dịch học thể hiện bộ mặt văn hóa Trung Hoa. Nó khai sáng phương thức tư duy có khác với phương Tây. Phương thức tư duy và tập quán tư duy có tác dụng lâu dài, phổ biến trong hành vi văn hóa dân tộc, là định thế tư duy của xã hội bầy người nhất định hình thành trong quá trình tiếp thu phản ánh, gia công thông tin ngoài giới. Mỗi một dân tộc đều có thiên hướng tư duy trọn vẹn của bản thân mình, từ đó hình thành loại hình tư duy dân tộc đặc biệt. Sự khác nhau của phương thức tư duy có thể dùng để nói rõ sự khác biệt của văn hóa dân tộc và sự khác nhau của xã hội dân tộc. Phương thức tư duy là bản chất lắng sâu của hiện tượng văn hóa loài người, có tác dụng chi phối hành vi văn hóa loài người, và đại biểu đặc trưng tố chất tâm lý văn hóa của một dân tộc.

Phương thức tư duy tượng số của Chu Dịch là điều đầu tiên và đại biểu phương thức tư duy Trung Hoa, đã quyết định quan niệm giá trị, phương thức hành vi, ý thức thẩm mỹ, phong tục tập quán đặc biệt của dân tộc Trung Hoa. Nó không chỉ thẩm thấu vào tố chất tâm lý dân tộc, mà còn thẩm thấu đến thao tác bề mặt thực dụng của tính bề ngoài. Nó không chỉ ảnh hưởng đến triết học mà cả đến khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên v.v…
Vì thế, chúng ta tìm hiểu tư duy tượng số của Chu Dịch, chính là bổ sung, nâng cao trình độ Hán Nôm của chúng ta càng thêm vững chắc, đồng thời hội nhập với trào lưu nghiên cứu Dịch học trên thế giới.

L.V.Q


theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#363

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 27/06/2015 - 17:26

CHU DỊCH
VỚI VẤN ĐỀ LUÂN LÝ ĐẠO ĐỨC

LÊ VĂN QUÁN


Đạo đức là những nguyên lý, quy tắc chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với xã hội và cộng đồng. Nó là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh sự tồn tại xã hội. Nội dung đạo đức quyết định bởi điều kiện lịch sử xã hội, sự tồn tại của xã hội. Nó không thể thoát ly điều kiện lịch sử nhất định của xã hội mà tồn tại độc lập. Quan điểm niềm tin đạo đức và cảm tình đạo đức khác nhau đã tạo thành ý thức đạo đức khác nhau. Quan niệm đạo đức lại được biểu hiện bằng những nguyên tắc đạo đức và những quy phạm hành vi nhất định. Trong xã hội giai cấp, hành vi con người và đặc biệt là những quy phạm hành vi được coi là hạt nhân của đạo đức. Nó biểu hiện vì quan hệ của con người với xã hội và mối quan hệ giai cấp nhất định. Quan hệ đó là sản phẩm của quan hệ kinh tế xã hội nhất định, quyết định bởi cơ sở kinh tế xã hội và phục vụ xã hội. Ăng - ghen nói: “Mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi oích của giai cấp thống trị hoặc là khi giai cấp bị trị trở nên khá mạnh nó biểu hiện cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”(1).
Điều này tức là nói, nguyên tắc đạo đức trìu tượng siêu lịch sử, siêu thế giới là điều không thể tồn tại. Khi xã hội loài người tiến vào xã hội nô lệ chế độ tư hữu thì sẽ nảy sinh vấn đề thái độ và quan hệ cá nhân đối với đất nước, đối với tập đoàn và cả đối với của cải, quyền lực chính trị... Do đó, cũng nảy sinh những quan niệm đạo đức, quy phạm hành vi phải, trái, tốt, xấu thích ứng với yêu cầu ở chế độ nô lệ.

Kinh Dịch cũng đã phản ánh mầm mống quan niệm đạo đức và những quy phạm về hành vi thích ứng với chế độ nô lệ. Trong chế độ nô lệ, đánh giết, mua bán nô lệ không bị coi là trái với quy định hành vi đạo đức. Kinh Dịch đã cung cấp cho chúng ta tình hình mua bán nô lệ ở cuối đời Ân đầu đời Chu, không bị coi là trái đạo đức:

“Lữ tức thứ, hoài kỳ tử, đắc đồng bộc, trinh”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Lữ, cửu nhị)
(Khách đến quán trọ, giữ được của cải, tiền bạc, được đầy tớ, tốt (chính bền).) (Quẻ Lữ, hào 2, dương)

“Lữ phàn kỳ thứ, táng kỳ đồng bộc, trinh lệ”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Lữ, cửu tam)
(Khách đốt quán trọ, mất đầy tớ, dù chính đáng cũng nguy hiểm)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(quẻ Lữ, hào 3, dương)

Với con mắt chủ nô lệ thì việc được (mua) nô lệ là tốt, là phù hợp với hành vi đạo đức. Và nô lệ chạy trốn tức là biểu thị nô lệ phản kháng, là nguy hiểm, là không phù hợp với hành vi đạo đức.
Trong chế độ nô lệ, chiến tranh cướp đoạt được coi là phù hợp với hành vi đạo đức. Mục đích của cuộc chiến tranh này là, cướp đoạt đất đai, của cải và nô lệ. Dưới con mắt của giai cấp chủ nô lệ thì chiến tranh cướp đoạt chẳng những không bị dư luận xã hội lên án, mà còn được coi là hành vi quang vinh và dũng cảm. Kinh Dịch đã ghi lại:

“Hữu phù luyên như, vô cữu”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Trung phu, cửu ngũ)
(Bắt được tù binh trói lại, không có lỗi).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Trung phu, hào 5, dương)

“Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạm, vô bất lợi.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Khiêm, lục ngũ)
(Không giàu, cho nên thu phục nước láng giềng, lợi dụng lấn đánh, không gì là không có lợi).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Khiêm, hào 5, dương)

Đạo đức chủ nô lệ yêu cầu, trong chiến tranh cướp đoạt, giành được của cải và nô lệ càng nhiều, chẳng những được coi là trung thành với nhà nước chế độ nô lệ, mà còn được coi là một đạo đức tốt đẹp, dũng cảm.

Ở chế độ nô lệ, coi thường phụ nữ và giữ trinh tiết được coi là quy phạm hợp đạo đức. Trong xã hội đẳng cấp của chế độ nô lệ, phụ nữ bị coi thường. Chế độ một vợ một chồng chỉ là sự trói buộc người phụ nữ, còn nam giới thực tế lại không có sự ràng buộc ấy. Chẳng hạn, người con gái lấy chồng, không sinh đẻ, chẳng những bị xã hội coi khinh mà có lý do để người chồng ruồng bỏ:

“Đắc thiếp, dĩ kỳ tử, vô cữu”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Đỉnh, sơ lục)
(Gặp được nàng hầu, để sinh con với mình, không có lỗi).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Đỉnh, hào 1, âm).

Vì vợ không có con mà người chồng ly hôn hoặc lấy vợ lẽ, đều coi là hành vi hợp đạo đức. Ở chế độ nô lệ tư hữu, điều đó có liên quan đến việc kế thừa tài sản. Nhưng trên cơ sở chế độ tư hữu, chế độ một vợ một chồng chỉ đối với phụ nữ. Thông dâm đã từng coi là hành vi xấu cũng chỉ đối với phụ nữ. Phụ nữ phá hoại trinh tiết phải đền bằng sinh mạng hoặc bị bán làm nô lệ. Tình hình đó, ở Kinh Dịch cũng phản ánh:

“Hằng kỳ đức, trinh, phụ nhân cát, phu tử hung”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Hằng, lục ngũ)
(Giữ được lâu dài đức của mình, bền và chính, đàn bà tốt, đàn ông xấu)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Hằng, hào 5, âm)

“Phu chinh bất phục, phụ dựng bất dục, hung”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Tiệm, cửu tam)
(Chồng đi xa (ra trận) không về, vợ có mang không nuôi, xấu.)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Tiệm, hào 3, dương).

Lời hào thứ 5, âm, quẻ Hằng nói, người phụ nữ cần giữ trinh tiết thì được coi là hành vi tốt đẹp. Trái lại, nếu như người phụ nữ không giữ được trinh tiết thì sẽ bị khiển trách và bị coi thường. Lời hào thứ 3, dương, quẻ Tiệm nói, chồng đi chiến trận chưa trở về, vợ ở nhà lại có mang, Kinh Dịch coi điều này là xấu. Nhưng con trai không cần phải “chung thủy” với vợ mình, không tuân theo chế độ một vợ một chồng, cho nên con trai giữ trinh tiết lại coi là hành vi xấu. (lời hào thứ 5, âm, quẻ Hằng).

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, và có tác dụng duy trì trật tự xã hội và lợi ích công cộng. Cái lợi ích công cộng mà ở đây đề cập đến, không phải là lợi ích chung của giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị mà là lợi ích của nhà nước thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhưng để điều chỉnh quy phạm đạo đức trong quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và tập thể xã hội, thì nó lập lờ trong quan hệ lợi ích nhà nước. Nó không phải thực hiện bằng sức mạnh cuỡng chế của pháp luật nhà nước, nhưng nó đối với hành vi của con người lại có tác dụng trói buộc rất lớn. Ở Kinh Dịch đã ghi lại những quy phạm hành vi và quan niệm đạo đức để duy trì trật tự xã hội và lợi ích công cộng lúc bầy giờ.

Thứ nhất là, đức “Khiêm” được tác giả Kinh Dịch cho là đạo đức đẹp:

“Khiêm, hanh, quân tử hữu chung”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Khiêm, quái từ)
(Quẻ Khiêm, hanh thông, người quân tử (giữ trọn vẹn tới cùng)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Khiêm, khiêm, quân tử dụng thiệp đại xuyên, cát".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Khiêm, sơ lục)
(Khiêm nhường, nhún nhường, người quân tử dùng đức ấy để qua sông lớn, tốt).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Khiêm, hào 1, âm)

Thứ hai là, “tiết” cũng được tác giả Kinh Dịch cho là đức tốt đẹp. Chẳng hạn:

“An tiết, hanh”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Tiết, lục tứ)
(Yên với sự tiết kiệm, hanh thông).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Tiết, hào 4, âm)

“Cam tiết, cát, vãng hữu thượng”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Tiết, cửu ngũ)
(Vui với tiết chế, tốt, cứ thế mà đi thì được khen)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Tiết, hào 5, dương)

Ở đây, thái độ của tác giả Kinh Dịch rất rõ ràng. Tác giả ca ngợi đức khiêm, ca ngợi sự tiết kiệm là những đạo đức tốt đẹp. Đặc biệt tác giả Kinh Dịch khuyên răn mọi người :

“Bất tiết nhược, tắc ta nhược, vô cữu”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Tiết, cửu tam)
(Không tiết kiệm mà than vãn, không đổ lỗi cho ai được)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Tiết, hào 3, dương)

Đạo đức quý trọng tiết kiệm, hiển nhiên là phản ánh sự tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ. Bọn thống trị chủ nô lệ đời Thương răn dạy giai cấp chủ nô lệ không nên xa xỉ hoang dâm. Vua ban hành lệnh quý trọng tiết kiệm:
“Trẫm bất kiên hiếu hóa, cảm cung sinh sinh cúc nhân, mưu nhân chi bảo cư, tự, khâm”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Thượng thư - Bàn Canh hạ)
(Ta không dùng những người chỉ ham tiền của. Hi mà kính cẩn, có lòng vì dân, lo cho dân được an cư, thì ta kén dùng và khâm phục.)
Bọn thống trị coi tiết kiệm là hành vi mẫu mực của đạo đức, là phương pháp quan trọng duy trì sự thống trị lâu dài:
“Thận nãi kiệm đức, duy trì Vĩnh đổ”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Thượng Thư, Thái giáp thượng)
(Cẩn thận giữ lấy đức kiệm, nghĩ đến việc lâu dài về sau).

Thứ ba là đức “kính” cũng được tác giả Kinh Dịch coi là đạo đức tốt đẹp. Kinh Dịch đã ghi:

“Hữu bất tốc chi khách tam nhân lai, kính chi, chung cát.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Nhu, thượng lục)
(Có ba người khách thủng thẳng tới, kính trọng họ thì sau tốt lành.)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Nhu, hào 6, âm)

“Lý thác nhiên, kính chi, vô cữu”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Ly, sơ cữu)
(Xéo bừa bãi, kính trọng họ thì không có lỗi).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

( Quẻ Ly, hào 1, dương)

Tư tưởng Kinh Dịch quí trọng “đức” có liên hệ với tư tưởng “kính đức bảo dân” (kính trọng đức, bảo hộ dân) ở đầu đời Chu. Chu Tông xuất phát từ lợi ích quí tộc chủ nô lệ của nhà Chu, cho nên ông nói, nhà Thương bị diệt vong, nhà Chu hưng thịnh đều là do mệnh trời, chỉ có “bảo hưởng vu dân” (giúp dân no ấm) thì mới có “hưởng thiên chi mệnh” (tọa hưởng mệnh trời)(2)

Vì nhà Thương không “kính đức bảo dân”, cho nên trời trao mệnh cho nhà Chu thống trị thiên hạ. Chu Tông coi “mệnh trời”là chủ tề chi phối tất cả.

Nếu nói Kinh dịch đã phán ánh tư tưởng đạo đức của giai cấp chủ nô lệ chiếm địa vị thống trị trong xã hội nô lệ, thì dịch truyện phản ánh tư tưởng đạo đức của giai cấp địa chủ từ thời kỳ chế độ nô lệ chuyển biến sang chế độ phong kiến. Đương nhiên, tư tưởng luân lí đạo đức phong kiến vẫn là kế thừa và phát triển luân lý đạo đức xã hội nô lệ.

Tác giả Dịch truyện đã tiếp nhận quan niệm đạo đức trong quan hệ kinh tế đương thời. Do đó, họ đề xuất phạm trù đạo đức với nội dung: trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhân, khiêm v.v... làm quy phạm đạo đức của giai cấp địa chủ phong kiến. “Trung” là chỉ quy phạm hành vi quan hệ giữa giai cấp bị thống trị là dân đối với giai cấp thống trị tối cao là vua. và cũng chỉ là quy phạm hành vi quan hệ trong nội bộ giai cấp thống trị bề tôi với vua. Tác giả Dịch truyện nói:

“Bất cập kỳ quân, thần bất khả quá dã”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Tiểu quá, lục nhị, tượng truyện)
(Không được gặp vua, là vì bầy tôi không thể quá (phận) bề tôi)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Tiểu quá, hào 2, âm, lời tượng)

“Quân bất mật tắc thất thần, thần thất mật tắc thất thân, cơ sự bất mật tắc hại thành. Thị cố quân tử thận mật nhi bất xuất dã”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Hệ từ thượng)
(Vua không kín thì mất bề tôi, bề tôi không kín (miệng) thì thiệt thân mình, mưu cơ không giữ kín thì tai hại nảy sinh. Cho nên người quân tử cẩn mật và không tiết lộ).

Đó là nói, mục đích của người quân tử tu dưỡng đạo đức cần phải vua ra vua, bề tôi ra bề tôi. Bề tôi tôi phải trung với vua; vua đối với bề tôi phải kín miệng, nếu không thì mất bề tôi. Bề tôi phải trung với vua, đó là yêu cầu cơ bản của xã hội phong kiến đối với bề tôi và dân chúng, cũng là quy phạm vi của bề tôi và dân, nếu không thực hiện được điều đó là hành vi vô đạo đức.

Đạo “hiếu”, là chỉ quy phạm hành vi trong quan hệ con cái với cha mẹ. Tác giả Dịch truyện nói:

“Vương cách hữu miếu, chí hiếu hưởng dã”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Tụy quái, Thoán truyện)
(Vua đến nhà miếu, để dâng lễ là rất hiếu)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Quẻ Tụy, lời Thoán)

Con cái chẳng những phải “hiếu” với cha mẹ mình mà từ đó suy ra còn phải "hiếu" với tổ tiên mình. Trong xã hội phong kiến, gia đình, gia tộc là đơn vị cơ bản trong sản xuất và chính trị xã hội. Trong gia đình thực hiện “hiếu” tức là tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha, không chống đối người tổ chức sản xuất và phân phối trong gia đình. Nếu trong gia đình thực hiện “hiếu” thì sẽ không xúc phạm cấp trên, không làm loạn. Đó là hợp với quy phạm hành vi đạo đức ở thời phong kiến.

Đức “Tiết” là chỉ quy phạm hành vi trong quan hệ vợ với chồng. Dịch truyện chép:

“Lão phụ sĩ phu, diệc khả xú dã”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Đại quá, cửu ngũ, tượng truyện)
(Bà già lấy chồng trai tráng, cũng có thể là xấu)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Đại quá, hào 5, dương, lời tượng).

Dịch cho đó là điều xấu, xét về mặt dư luận là không hợp đạo đức. Vì theo tác giả Dịch truyện, người phụ nữ trọn đời chỉ có một chồng. Khi chồng còn sống, mặc dù bị bạc đãi, nhưng người vợ vẫn không bỏ đi lấy chồng khác. Khi chồng chết người vợ vẫn không tái giá. Nếu người vợ không thực hiện được điều đó, tức là trái với đạo đức, bị dư luận xã hội lên án. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết không đi lấy chồng khác, như vậy được gọi là “trinh tiết”, “thủ tiết”. Đó là sợi dây phong kiến trói buộc người phụ nữ.

Đạo “nghĩa”, chỉ là hành vi trong mối quan hệ người với người. Dịch truyện nói:

“Quân tử vu hành, nghĩa bất thực dã”,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Minh Di, sơ cửu, tượng truyện)
(Người quân tử (biết thời cơ) thì bỏ đi ngay, là theo điều nghĩa mà không ăn (lộc)).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Minh Di, hào 1, dương, lợi tượng)
Đạo “nghĩa” cũng tức là một hành vi đạo đức trong mối quan hệ xử lý giữa con người với nhau. Cho nên Dịch truyện nói:

“Hòa thuận ư đạo đức nhi lý ư nghĩa”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Thuyết quái truyện)
(Hòa thuận ở đạo đức và xử lý ở điều nghĩa).

Trung, hiếu, tiết, nghĩa là hạt nhân của đạo đức phong kiến. Nhưng theo quan niệm của tác giả Dịch truyện, quan hệ đạo đức “nhân”, “nghĩa” cần phải kết hợp với điều lợi “Lợi” tức là “công lợi”.
Theo tác giả Dịch truyện, quan hệ đạo đức “nhân”, “nghĩa” và “lợi” là:

“Lợi giả nghĩa chi hòa dã. Trinh giả sự chi cán dã. Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ cán sự, quân tử hành thử tứ đức giả, cố viết kiền, nguyên, hanh, lợi, trinh”. (Kiền, văn ngôn).
(Lợi là điều nghĩa hòa thuận. Trinh là gốc của sự việc. Quân tử thể theo điều nhân đủ để cầm đầu người ta, tập hợp tốt để để hợp với lễ, làm lợi cho người ta đủ để hòa hợp điều nghĩa, kiên trinh vững vàng đủ để chủ trì các việc. Đấng quân tử thực hành bốn đức tính ấy, cho nên gọi là: Kiền, nguyên, hanh, lợi, trinh).

Nghĩa của bốn từ: nguyên, hanh, lợi, trinh nói trong quẻ Kiền, Văn ngôn hoàn toàn khác với nghĩa gốc của nguyên, hanh, lợi, trinh trong Kinh Dịch . Văn ngôn coi nguyên, hanh, lợi, trinh là bốn loại quy phạm đạo đức mà người quân tử đã thực hiện, đó hoàn toàn là một giải thích mới xuất hiện ở Dịch truyện. Nó coi lợi là công lợi của giai cấp địa chủ, cầu mong “lợi vật”, lại đem “lợi vật” gắn với “hòa nghĩa” và coi đó là thể hiện “hòa nghĩa”.

Dịch truyện cũng đề cập đề đức “khiêm”. Dịch truyện cho rằng:

“Khiêm khiêm, quân tử, ty dĩ tự mạc dã” (Khiêm, sơ lục, tượng truyện).
(Khiêm tốn, khiêm tốn, bậc quân tử lấy sự thấp nhường để tự nuôi mình)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Khiêm, hào 1, âm, lời tượng)

Theo Dịch truyện, khiêm tốn chẳng những là đạo đức đẹp mà còn là điều tồn tại phổ biến trong trời đất. Khiêm tốn chẳng những là đạo trời đạo đất, mà còn là đạo người , đạo quỷ thần. Điều mà người ta nói đến “ích khiêm” (thêm vào khiêm), “lưu khiêm” (trôi vào chỗ khiêm), “phúc khiêm” (làm phúc cho khiên), “hiếu khiêm” (yêu thích khiêm), có nghĩa khiêm là điều tốt lành và coi tự mãn là điều tổn hại. Do đó, tác giả Dịch truyện gắn liền đức khiêm tốn với củng cố địa vị thống trị. Họ cho rằng có công lao mà khiêm tốn có thể khiến cho muôn dân phục tòng thống trị.

Đạo đức có tiêu chuẩn khách quan. Điều đó có lợi cho xã hội tiến bộ và xã hội phát triển, đạo đức tiến bộ hay không là do thực tiễn xã hội kiểm nghiệm. Bất cứ một loại đạo đức nào cũng đều quyết định bởi cơ sở kinh tế xã hội nhất định. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tư tưởng luân lý đạo đức Kinh Dịch cũng không vượt khỏi giới hạn đó. Nó chẳng những là duy tâm mà còn mang tính tôn giáo. Nó từ trong hình thức tôn giáo thần học mở rộng ra đạo đức, và hòng thoát khỏi hình thức tôn giáo thần học trở về xã hội hiện thực.

Dịch truyện ra đời sau Kinh Dịch khoảng 5, 6 thế kỷ, cho nên nó thường nói đến lý tưởng đạo đức của người quân tử, trên thực tế là trìu tượng nhân cách lý tưởng của giai cấp địa chủ mới nổi dậy. Nhưng lý tưởng đạo đức và quy phạm hành vi đạo đức mà bọn thống trị biểu hiện lại tách rời cuộc sống hiện thực. Bọn chúng bề ngoài nói đạo đức “nhân nghĩa” nhưng trong hành động luôn luôn làm khác. Đó là biểu hiện tính dối trá lý tưởng đạo đức của giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột.

Hà Nội ngày 8- 1- 1997

CHÚ THÍCH

(1) C. Mác, F. Ăng - ghen tuyển tập, tập 5, tr.136, Nxb. Sự thật, H. 1983.
(2) Thượng Thư, Đa phương./

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



( trang này cũng có bài giới thiệu cuốn Từ điển Chu Dịch:
...Theo Phàm lệ, bộ Từ điển này gồm hơn 4600 mục từ được chia thành 7 loại:
1- Thường thức Dịch học (kiến thức chung về Dịch học): 243 mục từ;
2- Dịch phái, Dịch lệ (trường phái, thể lệ Dịch học): 344 mục từ;
3- Kinh truyện yếu ngữ (gồm tên quẻ, tên hào, tên thiên Thập dực, từ ngữ quan trọng trong kinh truyện, là bộ phận chủ yếu của bộ từ điển này). Thượng kinh 1268 mục từ. Hạ kinh 1313 mục từ (cộng 2581 mục từ); Hệ từ truyện 90 mục từ. Thuyết quái truyện: 28 mục từ, Tự quái truyện: 64 mục từ, Tạp quái truyện: 37 mục từ;
4- Dịch từ diễn dụng (những từ có nguồn gốc, có xuất xứ từ Chu Dịch giúp làm sáng tỏ ảnh hưởng của Chu Dịch đối với Hán ngữ học): 175 mục từ;
5- Trị Dịch danh gia (các nhà nghiên cứu về Dịch học): 401 nhà;
6- Dịch học yếu tịch (những tác phẩm Dịch học): 578 tên sách;
7- Biệt loại tham lệ (những nội dung về mối quan hệ giữa Dịch học với các ngành khoa học khác, và những nội dung chưa đưa vào 6 loại trên): 81 mục từ(1)...)

Thanked by 1 Member:

#364

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 27/06/2015 - 17:48

NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC CỦA CHU DỊCH ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO

PHAN VĂN CÁC


I. VÀI NÉT VỀ CHU DỊCH
Chu Dịch, thường gọi là Kinh Dịch, là một bộ sách cổ của Trung Quốc đã được Nho gia coi là sách kinh điển, xếp vào trong Ngũ kinh.
1. Như mọi người đều biết, Chu Dịch gồm 2 phần lớn: Kinh và Truyện. Kinh gồm 64 quẻ, mỗi quẻ 6 hào, cộng 384 hào, nếu coi điều “dụng cửu” quẻ Kiền và điều “dụng lục” quẻ Khôn như là hào thì có thể nói là 386 hào. Toàn bộ lời quẻ và lời hào (quái hào từ) gồm 450 điều (64+386).
Nhìn chung có thể nói lời Kinh của Chu Dịch là một bộ sách bói (phệ thư: phệ là bói bằng cỏ thi) sản sinh từ ý thức mê tín của cổ nhân trên cơ sở quan niệm “thiên địa vạn vật nhất thể” và “thiên nhân tương ứng”.
Truyện có tất cả 7 loại là Soán, Tượng, Văn ngôn, Hệ từ, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái, trong đó Soán, Tượng và Hệ từ mỗi loại lại chia ra làm 2 thiên Thượng, Hạ. Vì thế Dịch truyện có tất cả 10 thiên, xưa gọi là thập mục.
Theo sự khảo chứng của nhiều học giả, ngày nay có thể khẳng định rằng, Dịch kinh cũng như Dịch truyện đều chắc chắn không phải do tay một người viết ra.
Dịch truyện giải thích Kinh Văn, quả có những phần chính xác song cũng có rất nhiều chỗ không phù hợp với nguyên ý của Kinh văn, có lúc là hiểu sai, có lúc là gán ghép cho Kinh văn, cũng có lúc là xuyên tạc Kinh văn nhằm phát huy quan điểm triết học của mình.
Trên góc độ sử học, Chu Dịch có giá trị khá cao. Những hiện tượng xã hội ghi chép khá nhiều mặt, trong đó, về tình hình kinh tế như Nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn... về chế độ xã hội như phong hầu kiến quốc, giai cấp, gia tộc, hôn nhân... về đời sống con người như ăn uống, y phục, cung thất, khí mãnh... về các hoạt động xã hội như tế tự, chinh phạt, thú vệ, tố tụng... về ý thức tư tưởng như quan niệm đạo đức, quan điểm chính trị... tuy chỉ là những mẩu ghi chép vụn vặt, rời rạc, chắp nhặt không hoàn chỉnh không có hệ thống, nhưng trong hoàn cảnh sử liệu thời Ân - Chu còn hiếm hoi thì Chu Dịch đã trở thành một nguồn tư liệu trọng yếu về xã hội thượng cổ, được các nhà sử học đánh giá cao. Chẳng hạn như Quách Mạt Nhược có luận văn nghiên cứu “Sinh hoạt xã hội thời đại của Chu Dịch” (Chu Dịch thời đại đích xã hội sinh hoạt) đăng trong Trung quốc cổ đại tư tưởng sử (Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh, 1973) cũng sử dụng nhiều tư liệu của Dịch Kinh.
Xét trên góc độ văn học, Chu Dịch cũng có giá trị lớn. Nội dung của nó tương đối phong phú mà thủ pháp nghệ thuật cũng có những đặc trưng đáng coi trọng. Các đặc trưng nổi bật nhất là:

(1) Câu cú có vần điệu, gần với ca dao, Thí dụ như lời hào cửu nhị, quẻ Đại quá: “Khô dương sinh đề, lão phu đắc kỳ nữ thê” (cây dương khô đâm rễ,lão già được cô vợ trẻ) hay lời hào Cửu ngữ cũng quẻ ấy: “Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kỳ sĩ phu” (cây dương khô ra hoa, bà già được anh chồng trẻ). Những lời hào này có khác gì những mẩu ca dao ngắn gọn và trong sáng.
Hay như lời hào sơ cửu quẻ Minh đi: “Minh đi vu phi thùy kỳ dực, Quân tử vu hành, tam nhật bất thực” (Chim trĩ bay, cánh nó buông rũ, Người quân tử đi đường, ba ngày chẳng được ăn), lời hào cửu nhị quẻ Trung phu: Minh hạc tại âm, kỳ tử họa chi, Ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhị mị chi (chim hạc hót lên nơi bóng râm, lũ con nó họa theo. Ta có chén rượu quí, ta với người cùng uống vui) trong đó đực vần với thực, hoạ vần với mị cũng là những bài thơ xinh xắn, thú vị.

(2) Giàu thủ pháp tượng trưng, tức là lấy một sự vật cụ thể để tượng trưng cho sự cát hung, điều thủ xả cái đắc thất của người ta.
Thí dụ như lời hào sơ lục quẻ Khôn lấy câu Lý sương kiên băng chí (giẫm lên sương [biết rằng] lớp băng giá dày sẽ đến) để tượng trưng công việc của người ta cứ dần mà thành.
Lời quẻ Tiểu súc và lời hào lục ngữ quẻ Tiểu quá đều viết Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao (mây dày không mưa, từ ngoại thành phía tây); lời hào lục tam quẻ viết Diếu năng thị, bí năng lí, lí hổ vĩ, điệt nhân hung (chột hay dòm, thọt hay đi, giẫm đuôi cọp, cắn chết người, dữ) tượng trưng người không có tài năng mà đương chức trọng, đến nỗi đâm đầu vào hiểm cảnh, rước phải vạ lớn): lời hào cửu nhị quẻ Tính viết Tỉnh cốc xạ phụ, ung tệ lậu (Bắn con cá giết trong hốc giếng, vỡ mất vò) tượng trưng cho việc người ta hành động không thích nghi với hoàn cảnh khách quan, nên đã chuốc lấy tổn thất.
Thủ pháp biểu hiện tượng trưng này tăng thêm tính cụ thể và tính hình tượng của tác phẩm, đã thể hiện trí tuệ và kỹ xảo của tác giả, có phần giống với thủ pháp nghệ thuật “Hứng” trong Kinh Thi.
Hai đặc trưng nghệ thuật đó khi thì quyện vào nhau chặt chẽ, khi thì tách ra rạch ròi, song đều đáng cho ta thưởng thức.

2. Chu Dịch (Kinh và Truyện) đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và sáng tác của sĩ phu Việt Nam.
Đòn dông nhà nào ở nông thôn mà lại không khắc 5 chữ Càn nguyên hanh lợi trinh mặc dù chủ nhà có thể không hiểu gì về nó, và cũng không cần biết rằng đó là lời quẻ Càn (Kiền), quẻ đầu tiên trong 64 quẻ của Chu Dịch.
Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập hơn mười lần nhắc đến tác phẩm này:
Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch (bài 20)
Tỏ tường phiến sách con Chu Dịch... (bài 79)
Song mai hoa điểm quyển Hi Kinh... (bài 107)
Nha tiêm tiếng động yên Chu Dịch (bài 119)
Thư trai vắng vẻ cảnh ngày trường
Một quyển Hi Kinh một triện hương (bài 125)
Chặt vàng chẳng chữ câu Hi Dịch (bài 178)
(Chu Dịch còn được gọi là Hi Kinh, hoặc Hi Dịch là vì tương truyền Phục Hi là tác giả đầu tiên của bộ sách kinh điển ấy).
Trong Thư lại dụ Vương Thông (Quân trung từ mệnh tập) ông viết “Dư thường khán Dịch Kinh tam bách bát thập tứ hào” (Tôi từng xem ba trăm tám mươi tư hào Kinh Dịch)... Và đoạn cuối Bình Ngô đại cáo viết: “Kiền khôn kí bĩ nhi phục thái, Nhật nguyệt kí hối nhi phục minh (Kiền Khôn bĩ mà lại thái, Nhật nguyệt mờ mà lại trong) thi Kiền, Khôn, Bĩ, Thái đều bắt nguồn từ các tên quẻ nổi tiếng của Chu Dịch.

Nguyễn Bỉnh Khiêm có lẽ là nhà thơ Việt Nam nói nhiều nhất đến Chu Dịch. Bài thất ngôn Độc Chu Dịch hữu cảm nói lên lòng ngượng mộ và sùng kính của nhà thơ đối với tác phẩm này. Ngoài ra, hầu như ở bài Ngụ hứng hay Hữu cảm nào ông cũng xa gần đề cập đến các khái niệm của Dịch lý như “cơ ngẫu” (lẻ và chẵn), “Doanh hư” (đầy và rỗng), “âm dương”, “tiêu trưởng” (hao mòn và lớn lên), hoặc trực tiếp dùng các tên quẻ, các mệnh đề của quái hào từ để diễn đạt tư tưởng mình. Như 4 câu cuối bài Trung Tân ngụ hứng viết:
Tửu sử thi cuồng tùy phóng dật,
Khảm lưu Cấn chỉ kiến hành tàng.
Sinh sinh dục thức thiên cơ diệu,
Nhận thủ hàn mai nghiệm nhất dương.
(Rượu khiến tứ thơ ngông cuồng cứ tùy ý mà buông thả không câu thúc; Khảm thì chảy, Cấn thì dừng, xem đó mà rõ lẽ hành hay tàng. Muốn biết cơ trời huyền diệu muôn vật cứ sinh sôi mãi mãi, hãy xem hoa mai nở trong tháng rét sẽ nghiệm thấy một khí dương lại sinh ra, một mùa xuân sắp trở lại vậy...).

Ngô Thì Nhậm, một nhà tri thức chân chính cuối thế kỷ XVIII đã thức thời theo Quang Trung Nguyễn Huệ phụng sự phong trào khởi nghĩa Tây Sơn cũng nhiều lần dẫn dụng Chu Dịch. Trong bài Họa thân phúc công (Họa thơ ông chú ruột), ông viết Trung phu tự tín bất cô thân (Giữ đạo “trung phu” tự tin là không bị cô độc). “Trung phu” là tên quẻ thứ 61 trong Chu Dịch, được Ngô Thì Nhậm mượn để họa thơ chú là Ngô Thì Đạo nhằm giãi bày rằng về mặt đạo lý đi với nhà Tây Sơn là đúng với đạo trời và không trái với giáo huấn của thánh hiền. Ở bài Khâm vãn Đan Dương lăng (kính viếng lăng Đan Dương), ông viết: “Khôn đạo vô tha lợi trực phương” (Đạo quẻ Khôn không có gì khác hơn là lợi ở “thẳng” “vuông”) chính là mượn lời hào từ quẻ Khôn “Trực, phương, đại, bất tập, vô bất lợi” (Thẳng, vuông, lớn, không tập, không có gì không lợi). Ở bài Nhàn thuật (nói ý mình lúc rảnh rỗi), ông viết Thân thế ưu ngu vấn, diệp thi (nỗi lo âu của thân thế chỉ biết bói cổ thi). Ở bài Bệnh thuật (thuật lại khi ốm) ông viết Súc hữu Lý thời tu dưỡng chính Tổn phùng Ích xứ tiện hồi xuân (lúc quẻ Súc gặp quẻ Lý thì nên nuôi đạo chính, khi quẻ Tổn gặp quẻ Ích thì xuân liền trở về). Bốn quẻ Đại Súc, Lý, Tổn và Ích đều nói về sự thích ứng điều hòa giữa “Bĩ và Thái”.

Tác giả Truyện Kiều ít nói đến Chu Dịch hơn, nhưng trong bài Đông A sơn lội hành ông viết: Giản vụ sinh nghi ẩn báo. Khê vân vô sự lẫn tòng long (lớp mù ở khe bốc lên thích hợp cho con báo ẩn nấp, đám mây trên suối lơ lửng không muốn bay theo rồng) thì tòng long lấy chữ trong Hệ từ của Chu Dịch: Vân tòng long, phong tòng hổ, ý nói mọi vật đều theo các loại hợp với tính của nó.
Sở dĩ Chu Dịch được các cụ coi trọng như vậy chính vì tuy là một cuốn sách bói có nhiều thành phần mê tín nhưng trong lời văn nhiều đoạn chứa đựng những chân lý mà ngày nay chúng ta biết đó là những mầm mống của chủ nghĩa duy vật thô sơ và phép biện chứng mộc mạc. Vả lại Chu Dịch là cuốn cổ thư duy nhất trình bày có hệ thống vũ trụ quan của người xưa với quan niệm “âm dương tiêu trưởng” như là sự chuyển hoá của các mặt đối lập trong mâu thuẫn rất cần thiết và bổ ích cho các nhà tư tưởng Việt Nam ngày xưa.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC CỦA CHU DỊCH ĐÃ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC

Phải nói ngay rằng trong khoa học, nhất là khoa học xã hội nói chung không thể coi một thành tựu nghiên cứu ở một thời điểm nào đó là kết luận cuối cùng. Nói vấn đề đã giải quyết được chỉ là nói trên một mức độ tương đối mà thôi. Huống chi đối với Chu Dịch (đặc biệt là phần kinh) một tác phẩm chứa đầy những điều bí hiểm, đã có một lịch sử trên 30 thế kỷ và đến nay chỉ tính những tên tuổi tiêu biểu có thành tựu riêng ở Trung Quốc đã có trên 50 bộ sách của các nhà khảo cứu công phu về nó. Từ Vương Bật đời Ngụy, Hàn Khang Bá đời Tấn, Lục Đức Minh, Lý Đỉnh Tộ đời Đường. Trình Di, Chu Hi, Lã Tổ Khiêm đời Tống, Ngô Trung đời Nguyên... qua các nhà khảo chứng đời Thanh, thời Trung Hoa Dân quốc cho đến ngày nay(1). Ý kiến nối tiếp nhau cũng nhiều mà phê phán bác bỏ nhau cũng lắm.

Tuy nhiên đến nay có thể nêu một số kết luận đã được đông đảo giới nghiên cứu thừa nhận.

1. Xác định niên đại thành sách và tác giả:
Chu Dịch (phần kinh) đại để hoàn thành vào buổi đầu nhà Chu (khoảng thế kỷ XI - X trước CN). Trước đó hẳn đã có những ghi chép rời rạc vụn vặt của các phệ nhân: người bói cỏ thi).
Tác phẩm hẳn không phải do một người làm ra và cũng không phải làm ra vào một lúc nào.

2. Giải thích ý nghĩa của tên sách:
Khác với cách giải thích của Hệ từ thượng truyện nói sinh sinh chi vị dịch (sinh sôi nảy nở mãi gọi là Dịch, tức giải thích Dịch là biến đổi), hay cách giải thích của Trịnh Huyền trong Dịch tán Dịch luận cho rằng: Dịch nhất danh nhi hàm tam nghĩa; Dị giản nhất dã; biến dịch nhị dã; bất dịch tam dã (một chữ tên Dịch mà chứa ba nghĩa: Dị giản là một; biến dịch là hai; bất dịch là ba), sau này Khổng Dĩnh Đạt dẫn lại trong lời tựa cuốn Chu dịch chính nghĩa(2). Ngày nay người ta chứng minh được rằng chữ dịch 易? là chữ giả tá cận âm của chữ hịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

: Hịch là chức quan trông nom việc bói cỏ thi, cũng như vu. Người đầu tiên nêu ra kiến giải này là Chu Tuấn Thanh, một học giả đời Thanh, trong Thuyết văn thông huấn đinh thanh Nhà nghiên cứu cận đại là Cao Hanh tán thành ý kiến của Chu cho rằng Tam dịch chi dịch độc nhược hịch (chữ dịch trong Tam dịch đọc như hịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) và bổ sung rằng Dịch lúc đầu là tên chức quan sau chuyển làm tên sách: “Phệ quan gọi là Dịch (hịch) sách của phệ quan cũng gọi là Dịch, cũng giống như Sử quan gọi là sử, sách của sử quan cũng gọi là sử(3).

3. Giải thích ý nghĩa của chữ hào 爻 .
Khác với cách giải thích của Hệ từ nói rằng “hào giả ngôn hồ biến giả dã; Hào dã giả hiệu thử giả dã: hào dã giả, hiệu thiên hạ chi động dã” (Hào là nói về sự biến đổi: hào là bắt chước điều đó vậy: hào là bắt chước sự biến động của thiên hạ), cũng khác với Thuyết văn nói rằng Hào, giao dã, tượng Dịch lục hào đầu gian dã “Hào là giao, chữ tượng hình, biểu thị sáu hào của Chu Dịch giao nhau). Các nhà khảo chứng đã giải thích hào là chữ giả tá cho dao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tức dao, cổ tự viết dao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, mà Dao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đồ ca, tòng ngôn, nhục thanh (Thuyết văn Dao là lời ca không có nhạc, bộ “ngôn” chỉ ý nghĩa, bộ “nhục” chỉ âm đọc). Vì lời hào của “phệ thư” (sách bói cỏ thi) cũng như lời triệu (triệu từ) 兆? trong “bốc thư” (sách bói mu rùa) phần nhiều là những câu ngắn có vần, tựa như ca dao, cho nên gọi là “dao” tức “hào”.

4. Giải thích nguồn gốc các tên quẻ.
Khác với Tự quái trình bày thứ tự 64 quẻ một cách gượng gạo gán ghép vu vơ, vấn đề nguồn gốc các tên quẻ ngày nay được xử lý như sau:
Cổ nhân viết sách nói chung không đặt tiêu đề cho các thiên (bất danh thiên). Tên các thiên thường đều do người đời sau đặt thêm vào. Thượng thư như vậy. Thi Kinh cũng như vậy.
Cũng như vậy, đối với Chu Dịch, phệ từ có trước, tên quẻ có sau. Thoạt đầu chỉ có 64 hình quẻ (quái hình) để phân biệt và chúng có 64 tên quẻ để gọi. Căn cứ vào phệ từ mà đặt tên quẻ, đó là công việc của người đời sau vậy.

Qua ý nghĩa của 64 quẻ, có thể phân chúng làm 7 loại:

1) Rút một chữ chủ yếu thường gặp trong phệ từ để làm tên quẻ (47/64 quẻ đặt theo lối này, gồm Kiền, Truân, Mông, Nhu, Tụng, Sử, Tỉ, Lý, Bĩ, Khiêm, Dự, Tùy, Cổ, Lâm, Quán, Bỉ, Bắc, Phục, Di, Khảm, Li, Hàm, Hằng, Đôn, Tấn, Khuê, Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tụy, Thăng, Khôn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn, Cấn, Tiệm, Phong, Lữ, Tốn, Đoài, Hoán, Tiết).

2) Rút 2 chữ chủ yếu thường gặp trong phệ từ để làm tên quẻ: Đồng nhân, Vô vọng, Minh di, Qui muộn 4 quẻ.

3) Rút một chữ trong phệ từ và thêm một chữ ngoài: 3 quẻ Phệ hạp (thêm hạp), Đại tráng (thêm đại), Tiểu quá (thêm tiểu).

4) Lấy sự vật nội dung trong phệ từ làm tên quẻ. Đó là trường hợp quẻ Đại súc, lời quẻ nói đến mã (ngựa), ngưu (bò), thỉ (lợn) là các đại gia súc (tuy nhiên quẻ tiểu súc thì trong lời quẻ lời hào không có nội dung tiểu gia súc, vì thế nguồn gốc của cái tên quẻ ấy đến nay chưa giải thích được).

5) Lấy sự vật nội dung trong phệ từ và 2 chữ chủ yếu thường gặp trong đó làm tên quẻ: 2 quẻ Gia nhân Vị tế.

6) Lấy sự vật trong nội dung phệ từ và một chữ chủ yếu thường gặp, ngoài ra thêm vào một chữ nữa: 2 quẻ Đại quá Ký tế.

7) Tên quẻ không dính dáng gì tới phệ từ, chưa rõ nguồn gốc: có 5/64 quẻ là Khôn, Tiểu súc, Thái, Đại hữu Trung phu.

5. Hiệu đính văn bản,
1) Khôi phục các tên quẻ như Li, Bĩ, Đồng nhân, Cấn, bị thiếu trong văn bản thường lưu hành.
2) Biện luận về những chữ ngờ là thừa hoặc thiếu trong văn bản.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CỤ THỂ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC TRONG CHU DỊCH

Dưới đây, căn cứ vào tình hình xử lý một số vấn đề cụ thể có ý nghĩa văn bản học mà các học giả Trung Quốc đã kiến nghị thử nêu lên một số kinh nghiệm có tính chất phương pháp luận.

1. Xác định niên đại thành sách và tác giả
Đây vốn là một vấn đề khá hóc búa.

a- Lời Hệ từ truyện hạ có đoạn: Dịch chi hưng dã, kỳ vu trung cổ hồ? Tái Dịch giả kì hữu ưu hoạn hồ (Dịch ra đời vào thời trung cổ chăng ? Người làm Dịch có nỗi lo âu chăng ? Người làm Dịch có nỗi lo âu chăng?).Lại có đoạn: Dịch chi hưng dã kỳ đương Ân chi mạt thế, Chu chi thịnh đức đa? Đương văn vương dữ Trụ chi sự đa? (Dịch ra đời khoảng cuối đời Ân, lúc đức nhà Chu thịnh vào khoảng thời vua Văn Vương với vua Trụ chăng ?).
Qua đó có thể thấy rằng niên đại ra đời của Chu Dịch, ngay người thời Văn Chu cũng không thể nói chắc, mà chỉ đặt nghi vấn có lẽ làm vào buổi giao thời Ân Chu mà thôi.
Trong “Bài tựa tự viết lấy của Thái sử công” đầu sách Sử ký, Tư Mã Thiên viết Tây Bá câu Dữu lí, diễn Chu Dịch tức là cho rằng lời quẻ lời hào của Chu Dịch là do Văn vương làm ra. Ban Cố trong Hán thư, Nghệ văn chí, nói rằng Văn Vương trùng Dịch lục hào, tác thượng hạ thiên, cũng giống như Tư Mã Thiên.
Sau đó Mã Dũng, Lục Tích nói Văn Vượng soạn lời quẻ, Chu Công soạn lời hào (theo lời dẫn của Khổng Đĩnh Đạt trong Tựa Chu Dịch chính nghĩa).
Cả hai thuyết này đều chưa từng thấy chứng cứ trong tác phẩm Tiên Tần, nên rõ ràng là khó tin.
Quách Mạt Nhược cho rằng tác giả Chu Dịch là Hãn tố Tử Cung người nước Sở, Tử Cung đã sử dụng nhiều tư liệu, đặc biệt là nhiều dao từ thời Ân Chu mà làm ra quái hào từ của Chu Dịch.

b- Trên đây có thể nói đều thuộc loại ngoại chứng. Quan trọng hơn là các nội chứng, các nội chứng tìm thấy ngay trong lời quẻ lời hào của Chu Dịch.Thí dụ như trong Chu Dịch, tác thấy có nhiều chữ gắn với khái niệm đối lập:
cát/hung
phúc/họa
đại/tiểu
xuất/nhập
vãng/lai
tiến/thoái
thượng/hạ
đắc/táng
sinh/tử
ngoại/nội
thái/bĩ
ích/tổn
âm/dương
tiêu/trưởng
doanh/hư
Điều đó nói lên rằng cả thế giới đầy rẫy những mâu thuẫn biến hóa. Những mệnh đề như tiểu vãng đại lai, đại vãng tiểu lai hay vồ bình bất bi, vô vãng bất phục... càng nói lên điều đó.
Tư tưởng “mâu thuẫn biến hóa” đã phát sinh trong khoảng giao thời Ân Chu.

Mặt khác, trong quái hào từ của Chu Dịch, có ghi nhiều câu chuyện lịch sử(4). Cố Hiệt Cương liệt kê 5 chuyện:

1. Vương Hợi tán ngưu dương vu Hữu Dịch ghi trong hào Lục ngũ quẻ Đại tráng và hào thượng cửu quẻ Lữ, kể chuyện tiên vương nhà Ân là Hợi, ở trọ đất Hữu Dịch,vua nước Hữu Dịch là Miên Thần giết Vương Hợi mà cướp đoạt bò dê của Hợi.
2. Cao Tông phạt Quỉ phương ghi trong hào cửu tam quẻ Kí tế và hào cửu tứ quẻ Vị tế, kể chuyện vủa Cao Tông nhà Ân đánh nước Quỉ phương, người nước Chu tên là Chấn giúp Cao Tông trong 3 năm chiến thắng được Quỉ phương.
3. Đế Ất Qui muội ghi trong hào lục ngũ quẻ Thái và hào lục ngũ quẻ Qui muội, kể chuyện vua Đế Ất nhà Ân gả thiếu nữ cho Chu Văn vương,
4. Cơ Tử chi Minh di ghi trong hào lục ngũ quẻ Minh di, kể chuyện ông Cơ Tử.
5. Khang hầu dạng tích mã phiên thứ trong quẻ Tấn kể chuyện Chu Khang Thúc Phong đánh thắng kẻ địch dâng ngựa cho Chu Vương.

Cố Hiệt Cương lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác cả 5 câu chuyện ấy đều có cơ sở trong lịch sử. Cách nghiên cứu của họ Cố đã mở ra một phương hướng mới trong lịch sử nghiên cứu của Chu Dịch.

c- Quá trình hình thành văn bản Chu Dịch được hình dung như sau:
Chu Dịch (phần Kinh) có lẽ khôg phải do một người nào làm ra và cũng không phải làm ra một lúc. Trong văn bản phần nhiều là ghi chép lại việc bói cỏ thi (phệ). Thời cổ đại, bốc và phệ đều có “biên bản”. Đại để lúc bấy giờ hễ có ai sắp làm một việc gì đó, thì Bốc nhân sẽ bói cho, rồi gặp một hiện tượng nào đó mới luận đoán điềm lành, điềm gở, đến khi việc đã làm xong, lành gở đã có ứng nghiệm. Bốc nhân hoặc Sử quan mới chép lại tóm tắt công việc đã bói, do đó mà có biên bản việc bói (bốc sư chi ký lục). Cũng như vậy, Phệ nhân bói cho, gặp quẻ X, hào X, luận đoán lành dữ, đến sau khi việc đã xong, (hưu cữu sở nhiệm), Phệ nhân (hoặc Sử quan) mới ghi lại việc đã bói.
Giáp cốt bốc từ ở vùng di chỉ nhà Ân chính là những biên bản ghi việc bói của triều Ân (trong đó có những lời do Ân vương tự bói).
Ở đây, có thể gặp “thuật ngữ” hệ tệ 系 幣 . Theo Thuyết văn thì 幣 tệ, Bạch dã 帛 也 . Hệ tệ tức là buộc treo mảnh lụa ghi chép lại việc bói, tựa như ngày nay ta dùng fiche để đánh dấu, nếu là bốc (bói mai rùa) thì phải buộc vào mai rùa (hệ vu qui), còn nếu là phệ (bói cỏ thi) thì phải buộc vào cái thẻ làm bằng cỏ thi (hệ vu thi). Khi Bốc nhân bói thì phải đem việc mình muốn bói mà khấn với rùa gọi là mệnh qui; Phệ nhân thì phải khấn với cỏ thi gọi là mệnh thi. Bốc nhân đem lời mệnh qui xếp đặt theo triệu tương, còn Phệ nhân thì đem lời mệnh thi sắp xếp theo hào quẻ, công việc này gọi là tỉ kì mệnh (tỉ là sắp xếp).
Phệ nhân chọn những điều bói trúng đặc biệt (kỳ trúng) hoặc những điều trúng nhiều (lũ trúng) chép lại dưới các quẻ các hào để sau này rút kinh nghiệm. Cứ thế tích lũy nhiều lần mà làm nên một phần các hào từ của Chu Dịch.
Về điều này ta cũng có thể tìm thấy nội chứng ngay trong lời quẻ lời hào của Chu Dịch. Thí dụ như trong lời quẻ Tỉ có câu: Cát, nguyên phệ nguyên vĩnh trinh vô cữu, bất ninh phương lai hậu phu, hung(5). Hai chữ nguyên phệ cho thấy đây là ghi chép lời phệ trước kia đã đoán. Trong lời quẻ này, cát là lời phệ sau (phục phệ), còn nguyên vĩnh trinh... hung là lời phệ trước kia (nguyên phệ).
Qua đó có thể thấy phần Kinh của Chu Dịch phần nhiều là lời ghi chép việc bói. Trong đó cố nhiên cũng có phần sáng tác của người soạn. Tức là người đã đem các lời ghi chép của Phệ nhân ra mà bổ sung đính chính, rồi xem thêm những quan sát của mình, những kinh nghiệm sống cùng những quan điểm triết lý của bản thân đưa cả vào trong sách.
Tóm lại phần kinh của Chu Dịch hẳn không phải do một người làm ra, và cũng không phải làm ra một lúc. Căn cứ vào những mẩu chuyện lịch sử muộn nhất được ghi lại trong đó là vào đời Văn vương, Vũ Vương (Văn Vũ chi thế) như ở hào thượng lục quẻ Tùy, hào lục tam quẻ Khôn, hào cửu ngũ quẻ Cấn, hào lục ngũ quẻ Minh di, ở lời quẻ Tấn..., đều ghi những câu chuyện thời Ân mạt Chu sơ, cũng có cả những việc sau thời Vũ Vương một chút, có thể chứng minh rằng sách được hoàn thành vào khoảng đầu nhà Chu. Soạn giả cuối cùng là ai thì khó lòng biết được. Tương truyền rằng Văn Vương làm quái từ, Chu Công làm hào từ, thì tuy không có bằng chứng gì song cũng không có mâu thuẫn gì với nội dung của sách. Có thể là Văn Vương và Chu Công cũng đã góp phần vào việc bổ sung, hiệu đính công trình “sáng tạo tập thể” ấy.

2. Hiệu đính văn bản: người ta đã đề ra được hàng chục ý kiến có giá trị về việc thêm bớt, sửa chữa những lời hào quẻ. Ở dây chỉ nêu một trường hợp làm thí dụ.

Đó là trường hợp lời hào lục nhị quẻ Khôn. Trong các bản lưu hành, lời ấy như sau:
Lục nhị: Trực phương đại, bất tập, vô bất lợi. Các nhà khảo cứu ngờ rằng chữ đại là thừa. Có 3 bằng chứng như sau:

(1) Căn cứ vào lời các hào Khác của quẻ này thì thấy
li sương (hào sơ lục)
trực phương (hào lục nhị)
hàm chương (hào lục tam)
quát năng (hào lục tứ)
hoàng thường (hào lục ngũ)
long chiếu vu dã, kỳ huyết huyền hoàng
(hào thượng lục)
tất cả làm thành một bài thơ nhỏ, văn rất chỉnh. Thêm vào một chữ đại thì phá vỡ tất cả.

(2) Căn cứ vào phần truyện của Chu Dịch, thì thấy lời tượng truyện nói như sau Lục nhị chi động, trực dĩ phương dã. Bất tập vô bất lợi, địa đạo quan dã. Có thể thấy rằng tác giả của Tượng truyện đã căn cứ vào một bản không có chữ đại. Chữ đại đã được chép thêm vào sau thời điểm ra đời của Tượng truyện.

(3) Cũng ở phần truyện, lời Văn ngôn nói: Trực kì chính dã. Phương, kì nghĩa dã. Quân tử kính dĩ trực nội, nghĩa dĩ phương ngoại, kính nghĩa lập nhi đức bất cô.
Rõ ràng là chỉ giải thích 2 chữ trực phương, mà không giải thích chữ đại. Vậy là tác giả lời Văn ngôn truyện cũng đã căn cứ vào bản kinh không có chữ đại.
Vậy tại sao đã có chữ “đại” chép thừa như vậy? Lỗi (Faute) trong sao chép vốn là một nội dung quan trọng của văn bản học. Nguyên nhân xuất hiện các lỗi trong các văn bản còn cần được nghiên cứu cụ thể và tỉ năng dẫn tới việc chép thừa chữ đại này như sau:
Trong cổ văn chữ phương viết 方? còn chữ đại viết 大 ? hình chữ rất giống nhau, có thể là vì sơ suất chép trùng lặp có nhầm lẫn chút ít mà trực phương thành ra trực phương đại chăng?
Chữ Hán có hơn ba ngàn năm lịch sử(6). Văn bản học Trung Quốc phát triển rất sớm và có nhiều thành tựu. Nhiều kinh nghiệm kể cả thành công và thất bại đều có giá trị tham khảo rất tốt cho ngành văn học Hán Nôm của chúng ta.

P.V.C

CHÚ THÍCH

(1) Văn Nhất Đa: Chu Dịch nghĩa chứng loại toản; Lý Kình Trì: Chu Dịch hiệu thích.
(2) Cụ Phan Bội Châu cũng phỏng theo Tống Nho mà giải thích 3 nghĩa của chữ Dịch là bất dịch, giao dịch và biến dịch (Chu Dịch của Sào Nam Phan Bội Châu, tựa của Minh viên Huỳnh Thúc Kháng).
(3) Song Dương Cao Hanh: Chu Dịch cổ kinh kim chú, Trung Hoa xuất bản.
(4) Cố Hiệt Cương: Chu Dịch quái hào từ trung chi cố sự.
(5) Theo Cao Hanh thì sau chữ nguyên có sót chữ hanh.
(6) Văn giáp cốt gồm các lời bói và mẫu ghi chép sự việc thời Bàn Canh - Đế Tân (1324 - 1066 TCN) và kim văn trên đồ đồng thời Ân và thời Chu có thể coi là dấu tích xưa nhất của chữ Hán.
theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 27/06/2015 - 18:11


Thanked by 4 Members:

#365

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 04/07/2015 - 02:56

Về loài Rồng

Rồng, chữ hán là Long, chữ Phạn là Nâga, là một loài sinh vật thuộc thế giới vô hình, và cũng là một loài trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng)

Theo thần thoại, rồng có hình dạng rất lạ kỳ: đầu rồng giống như đầu đà, sừng giống như sừng nai, cổ giống như cổ rắn, bụng giống như bụng con giao (giao long-thuồng luồng), mắt giống mắt thỏ, tai giống tai bò, chân giống chân cọp, móng giống móng chim ưng, vảy rồng giống như vảy cá ly.
Rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: “Long thường tại định, vô hữu bất định thì.” Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.
Có rất nhiều loại rồng, được phân ra tùy theo màu sắc, tùy theo hình dáng đầu rồng hoặc tùy theo phận sự của nó:
I. Phân loại theo màu sắc: Có 5 loại:
• Rồng trắng: Bạch long, toàn thân màu trắng
• Rồng vàng: Huỳnh long, toàn thân màu vàng,
• Rồng xanh: Thanh long, toàn thân màu xanh sậm,
• Rồng đỏ: Xích long, toàn thân màu đỏ,
• Rồng đen: Hắc long, toàn thân màu đen.
II. Phân chia theo hình dáng: 3 loại:
• Rồng trẻ, đầu không có sừng, gọi là Ly long.
• Rồng sống được 500 năm thì mọc sừng, gọi là Cù Long.
• Rồng sống được 1000 năm trở lên thì có sừng dài và mọc thêm cánh, gọi là Ứng long.
III. Phân chia theo nhiệm vụ: có 4 loại:
• Thủ Thiên cung long: Rồng ở cõi Trời, gìn giữ Thiên cung.
• Hành võ long: Rồng làm mưa (Hành là làm, võ hay vũ là mưa). Rồng nầy có hai hạng:
o Thiện long thì làm cho mưa thuận gió hòa.
o Ác long thì làm cho mưa to, gây lũ lụt,
• Địa long: Rồng ở dưới đất sâu, làm hầm khoét hang, làm thành sông, hồ, biển.
• Phục tạng long: Rồng giữ gìn kho tàng của vua Chuyển Luân Thánh vương và các nhà phước đức lớn.
■ Tương truyền, rồng ở đáy biển, có lầu đài cung điện, có tổ chức vua, quan, quân lính. Rồng làm vua gọi là Long vương, cung điện của Long vương là Long cung, các quan của vua rồng là loài cá lớn, quân lính là các loài cá nhỏ.

Theo Truyện Phong Thần và Tây Du Ký, có Tứ Hải Long vương là 4 vị Long vương ở bốn biển:
• Đông Hải Long vương: ở biển Đông tên Ngao Quảng.
• Nam Hải Long vương: ở biển Nam tên Ngao Thuận.
• Tây Hải Long vương: ở biển Tây tên Ngao Khâm.
• Bắc Hải Long vương: ở biển Bắc tên Ngao Nhuận.

■ Cũng trong truyện Tây Du, con Bạch mã (ngựa trắng) mà Tam Tạng cỡi đi Tây phương thỉnh kinh là do một con tiểu long (rồng nhỏ) biến thành. Con tiểu long nầy vốn là Thái tử con của Bắc Hải Long vương Ngao Nhuận, phạm tội nặng, bị bắt treo lên chờ xử trảm. May nhờ Đức Quan Âm Bồ Tát đi ngang, tiểu long van xin cứu mạng. Đức Quan Âm Bồ Tát thương tình, tâu xin Thượng Đế tha chết cho tiểu long để sau nầy bắt tiểu long biến thành bạch mã, đỡ gót cho Tam Tạng thỉnh kinh. Nhờ công lao chuộc tội nầy, sau khi thỉnh kinh xong, bạch mã được biến trở lại thành rồng, trở về Long cung.

■ Long Nữ là con gái của Đệ tam Thái Tử của Nam Hải Long vương Ngao Thuận, ngày kia hóa thành con cá dạo chơi nơi mé biển, bị một ông chài bắt được, đem ra chợ bán. Đức Quan Âm Bồ Tát biết được, sai Thiện Tài đồng tử hóa ra một người thường, đi đến chợ mua con cá ấy, rồi đem xuống biển Nam thả xuống.
Nam Hải Long vương nhớ ơn Bồ Tát cứu tử cháu nội gái của mình, nên dạy Long Nữ đem cục ngọc Dạ Minh Châu đến dâng tặng Bồ Tát để Bồ Tát đọc sách ban đêm không cần đèn.
Long Nữ đến dâng ngọc xong, lòng hết sức cảm phục Bồ Tát nên xin qui y và được Bồ Tát thâu làm đệ tử .
Từ ấy, Thiện Tài đồng tử và Long Nữ luôn luôn theo bên cạnh để phụng sự Bồ Tát.

Chín đứa con của rồng

Rồng có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền … Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn).

1. Tỳ mẹ

2. TyNhai

3. Trào Phong

4. Lưu Bang

5. Toan Nghê

6. Bá Hạ

7. Bệ Ngạn

8. Phụ Tí

9. Vy Cốt

Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau:

Bị Hí là con trưởng của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá…

Li Vãn là con thứ hai của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Còn có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…

Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.
Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
Công Phúc là con thứ sáu của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Còn có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.
Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:
Tù Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí…
Trào Phong: Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn).
Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.
Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ – Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).
Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế).
Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông”.
Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động đá tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy


Tích khác

Rồng Trung Hoa là biểu tượng cho sự thông minh, mạnh mẽ và may mắn ở nền văn hóa của họ. Khác với rồng phương Tây, chúng thường được xem là nhân từ và tử tế. Có 1 thời gian dài rồng là biểu tượng trong nền văn học dân gian và hội họa ở Trung Quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua biểu tượng con rồng, nhiều người Trung Quốc thấy rằng con vật thiêng đó tượng trưng cho điều họ khát khao,mong muốn. Trên thực tế, người ta vẫn kháo với nhau rằng người Trung Hoa vốn là “Hậu duệ của loài rồng”. Rồng được gìn giữ bằng sự tôn sùng và kính trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Không tốt lành gì khi làm vấy bẩn loài rồng của họ! Và rồng cũng xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ Trung Hoa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rồng Trung Quốc điều khiển được mưa, sông, hồ và biển. Chúng còn có thể canh giữ các linh hồn ác, bảo vệ dân lành, ban phước cho mọi người. Rồng được gọi là Lung hay Long ở Trung Hoa.

Rồng thường bay giữa mây trời. Hầu hết các bức họa Trung Hoa đều vẽ Rồng đang nô đùa với viên Hỏa Long Ngọc. Theo truyền thuyết, đó là viên ngọc ban cho Rồng sức mạnh và cho phép chúng có thể lên Thiên Đường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


“Truyền thuyết về cá chép” (The Legend of the Carp) nói rằng cá chép có thể nhảy qua Ngọa Long Môn để trở thành Rồng. Người ta cố sức xác định chính xác vị trí của cánh cổng đó, nhưng không ai tìm được. Một vài thác nước lớn được tin rằng đó là vị trí của Ngọa Long Môn. Truyền thuyết này là 1 biểu tượng của sự tiến triển và nỗ lực cần thiết để vượt qua trở ngại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT

Rồng Trung Hoa có một thân hình uốn lượn (giống rắn), 4 chân và không có cánh. Tương truyền rằng, Rồng là sự kết hợp giữa các loài vật khác nhau: Thân rắn, gạc(giống cái sừng) hươu, vuốt đại bàng,chân hổ, vảy cá chép và đôi mắt yêu tinh. Rồng có khoảng 117 cái vây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chúng thường có 4 ngón chân. Theo biểu tượng truyền thống của hoàng đế, Rồng có 5 ngón. Ở Nhật, rồng chỉ có 3 ngón chân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


PHÂN LOẠI
Rồng Trung Quốc được phân thành 9 loại như sau:
1/Thiên Long (TianLong), là loài kéo vật kéo xe cho các vị thần trên thiên đình và bảo vệ cung điện của họ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2/Thần Long (Shenlong) , loài rồng điều khiển mưa và gió

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


3/Phục Tàng Long(Fucanglong), rồng canh giữ châu báu dưới lòng đất, kể cả của người và tự nhiên. Tương truyền rằng hiện tượng núi lửa là do chúng bay lên khỏi mặt đất để về trời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4/Địa Long(Dilong), rồng được giao nhiệm vụ cai quản các con sông và suối. Theo ý của 1 số người, chúng là Thần Long cái, chỉ bay lên khi giao phối với con đực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


5/Ứng Long(YingLong), là loại rồng xưa nhất, và cũng là loài duy nhất có cánh trong tất cả các loại rồng phương Đông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

6/Cầu Long, được xem là con rồng hùng mạnh nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

7/Bàn Long, là con rồng nước, tương truyền rằng nó sống trong 1 cái hồ ở phía Đông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


8/Hoàng Long, đã từng nổi lên từ sông Luo và giới thiệu cho vị hoàng đế nổi danh Fu Hsi với cách thức viết. Họ nổi tiếng về kiến thức hàn lâm cao siêu.
Long Vương, 4 vị thần cai quản 4 đại dương, gồm Đông Hải Ngao Quảng; Nam Hải Ngao Khâm; Tây Hải Ngao Nhuận; Bắc Hải Ngao Thuận. Cho dù mang dáng dấp của Rồng, nhưng chúng còn có khả năng biến thành người.
Chúng sống trong các lâu đài pha lê, được canh giữ bởi Tôm quản lý bởi Cua

Truyền thuyết về Rồng

Rồng, với ý nhĩa đặc biệt, đã thâm nhập vào khắp lĩnh vực văn hoá cổ truyền của Trung Quốc, và đã trở thành biểu tượng tinh thần mạnh mẽ cho người Trung Quốc. Có thực sự là Rồng có tồn tại? Hay chúng chỉ đơn giản được tưởng tượng trong thế giới tinh thần, hay nó thực sự thiện hữu vật chất? Nó vẫn là một điều huyền bí đối với chúng ta hôm nay. Tôi rất ngạc nhiên vì có thể tìm thấy trong những cuốn sách lịch sử nhiều bản ghi chép chứng kiến về sự tồn tại của những con rồng, và điều đó đã thúc đẩy tôi nghiên cứu xem Rồng có thực sự tồn tại.

Ngũ Long và những vị Thần Màu Xanh.
“Tạp Ký về Huyện Nghĩa (Ye)” từ Triều đại Nhà Thanh viết như sau: Vào năm 1503 sau Công Nguyên (Triều Minh, năm thứ 16 đời Hồng Di), năm con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý (3 dặm) phía bắc huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một thời gian lâu ở trên cao, chúng hạ xuống mặt đất, và không thể bay lên lại được nữa. Mây kéo đến đầy trời và mặt biển bị khuấy tung lên. Một vị thần trong trang phục màu xanh từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay lên. Bấy giờ, một vị thần màu xanh khác xuất hiện, và những con rồng vây quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây đen lớn xuất hiện. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, hai vị thần và 5 con rồng đã bay đi.
Những con Rồng trắng và những vị Thần Màu Tía
“Ký sự về Thiên triều Gia Tĩnh, Phần Những Hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy” cũng có một câu chuyện tương tự về huyện Nghĩa. Vào tháng 10 năm 1588 sau Công Nguyên, một con rồng trắng đã nổi lên trên Hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ. Chứng kiến của Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho vương triều, đã nhìn thấy một vị thần với trang phục màu tía và một cái mũ bằng vàng, đứng trên cao chừng 30m, giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Ở đó xuất hiện một quả cầu ánh sáng lớn như một cái đấu (một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc) ở bên dưới cái đầu của con rồng.
Bạch Long trên Sông Hoàng Phố:
“Ký sự về Thiên triều Tống Giang, Phần những Hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy” đã ghi chép một chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công Nguyên, một con rồng trắng tương tự như con rồng xuất hiện trên Hồ Bình đã được nhìn thấy trên Sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị thần đứng trên đầu con rồng.
Rồng ở Lâu Đài Văn Minh:
“Ký sự về Hậu Hán Triều, Phần Ngũ tố” trích dẫn sau này của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương ? Phần Hiện tượng Kỳ lạ” , đã chép rằng một con rồng trông thấy trên hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của Vương Triều Đông hán, đã xây dựng thủ đô của mình gần huyện Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam ngày nay; Cung điện Văn Minh có thể là nơi ông cư ngụ. Vào ngày 1 tháng 7 năm 178 sau Công Nguyên, một vật đen khổng lồ rớt từ trời xuống vườn đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 m, và lướt đi nhanh chóng, phát ra những ánh sáng màu sắc. vật thể có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải.
“Biên sử của Triều đại nhà Nguyên ? Ký sự về Ngũ Tố” viết rằng có một con rồng xuất hiện gần Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, Tỉnh Sơn Đông vào tháng 8 năm 1190. Không may, sự xuất hiện của nó đã không được ghi chép. Con rồng có thể mang một tảng đã lớn nặng 0,5 tấn bay lên không trung.
Vào năm thứ 24 của Cát An thuộc triều Đông Hán, một con rồng vàng xuất hiện trên Sông Trì Thuỷ của huyện Vũ Dương, và nằm ở đó trong suốt 9 ngày và cuối cùng thì rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng.
Vào tháng 4, năm thứ nhất của Vĩnh Hà, Triều Đông Tấn (345 Sau Công Nguyên), hai con rồng, một con màu trắng và một con màu đen, xuất hiện ở Long Sơn. Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đem các quan trong triều đến một ngọn núi và tổ chức một lễ tế cách xa chỗ 2 con rồng 200 dặm.
Những cuốn sách lịch sử địa phương từ Triều Minh và Triều Thanh cũng có những dấu hiệu của những con rồng. Theo “Ký sự về Thiên triều Lâm An,” năm thứ 4 Chongzhen (1631 AD), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên Hồ Kỳ Long, đông nam huyện Shiping, tỉnh Yunan, Ghi chép đã viết: “râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét.” Rồng có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở Long Sơn (Núi Rồng) và Hồ Kỳ Long (Hồ Rồng kỳ lạ), điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này.
“Ký sự Bổ sung của Triều đại Nhà Đường” đã ghi chép rằng một ngày trong năm cuối của Xiantong, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của tỉnh Tongcheng, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30m, trong đó 15m là đuôi. Cái đuôi hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một cái vảy màu đỏ che phủ.
“Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng một ngày trong năm cuối của Thành Hoá, Minh Triều, một con rồng rơi xuống trên bãi biển của Huyện Tân Thuỷ, Tỉnh Giang Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh tới chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.
Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ Hồ Thái Bạch vào năm thứ 32 của Thiếu Hưng thuộc Triều đại Nam Tống (1162 sau Công Nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Tay của nó mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó có thể bốc mùi từ xa hàng dặm. Những người địa phương phát hiện ra nó với một mớ rối bù. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế bên cạnh nó. Tuy nhiên, sau một đêm giông bão sấm sét, con rồng đã biến mất. Chỉ có một cái mương để lại nơi nó đã nằm.
“Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm thứ 19 của Đạo Quang (1839 Sau Công Nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu con Sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm mệt lử, ruồi bọ vây quanh.Người dân địa phương làm một cái mái che cho nó để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. 3 ngày sau, sau một đêm trời dông bão, con rồng đã bay đi.
Vào tháng 8 năm 1994, hàng trăm người từ Làng Chenjiayuanzi, Huyện Phù Du, phía bắc của con sông Tùng Hoà Giang vây quanh một con rồng đen nàm bên cạnh con sông. Yen Dianyuan, Một người chứng kiến vẫn còn sống, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thàn lằn khổng lồ. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với 7 hoặc 8 cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một bộ. Bốn cái chân của nó đi để dấu sâu trên cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó. Yen Dianyuan vẫn rất băn khoăn tại sao con vật khổng lồ ấy lại trông rất giống với con rồng được vẽ trong tranh.
Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được nhận biết đã rớt từ trời xuống một nơi gần phía nam Tỉnh Hà Nam. Những người tò mò đã đi bộ một quãng dài để đến xem. Theo sự miêu tả của những người chứng kiến, con rồng trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng được ghi chép trong lịch sử rớt xuống từ trời.
Một con rồng xuất hiện vào ngày 31 tháng 8 năm 2000.
Các nhà khoa học đã dành vô số thời giờ và năng lượng để khám phá vũ trụ này to lớn và huyền bí đến mức nào, và họ đã đạt được không nhiều ngoại trừ những giả định và giả thuyết. Họ đã làm việc cả ngày cả đêm, vậy mà họ vẫn bò lết trong cái khung của những lý thuyết bị giới hạn của họ. Nhằm để giải thoát khỏi những điều “mê tín” huyền hoặc khi thảo luận về “sự thật của vũ trụ,” tôi muốn giới thiệu với các bạn một hiện tượng vô hình và huyền bí, nhưng tồn tại khách quan và phản ánh trong không gian vật lý của chúng ta.
Thời tiết trên hầu hết các vùng của Trung Quốc năm nay rất nóng và khô với nhiệt độ lên đến 40 độ C (104 độ F), và đã dẫn đến cái chết của nhiều cây cối và đồng cỏ. Mùa màng không có màu xanh ở những nông trang rộng lớn. Chúng ta thường thấy những vụ mùa bội thu khi mùa thu đến. Nhưng năm 2000 đã không như vậy. Nhiều dòng sông khô cạn, gây ra hậu quả thiếu nước uống và lan tràn dịch bệnh. Đó chính xác đúng như những gì mà Sư Phụ Lý Hồng Chí đã nói trong một bài thơ, “người vô đức, thiên tai nhân hoạ; đất vô đức, vạn vật điêu tàn”.
Người ta đã lo lắng rằng mùa hè sẽ thiếu mưa, và mùa thu sẽ thừa nước. Vào ngày 4 tháng 8, một trận mưa như trút nước xuống Ngôi làng Hắc Sơn Tử (Heishanzi), và ngôi làng được bao phủ bởi một lớp hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời đáp xuống và cuộn dọc theo trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ nằm im trong nhà và đóng cửa lại. Có một chàng trai trẻ dũng cảm đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Anh ta đi xuyên qua và chẳng tìm thấy gì ngoài những đám mây dày đang cuồn cuộn. Anh ta tiếp tục đi, và chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng. Đột nhiên anh ta sững sờ vì nhìn thấy cảnh tượng hai con rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh ta sững sờ và không thể tin vào những gì mình thấy. Anh ta dụi mắt mình bằng lưng bàn tay và véo vào cánh tay mình. Tay anh ta cảm thấy đau, vậy anh ta biết đó không phải là giấc mơ.
Chàng trai trẻ tiến đến gần hơn để xem cho rõ hai con rồng. Anh ta đã thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của 2 con rồng giống hệt với những con rồng trong những bức tranh truyền thống ngoại trừ những cái râu của nó ngắn hơn. Anh ta xoay mình và chạy biến về làng hết sức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng rơi từ trời xuống!” Cả làng đi ra ngoài để xem rồng. Tin tức lan rộng nhanh chóng khắp vùng. Cảnh sát, cán bộ chính quyền, chuyên gia, giáo sư đại học đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử. Nhiều người chụp được đám đông vây quanh 2 con rồng. Rồi các chuyên gia và giáo sư Đại học bắt đầu nói dông dài về các loại lý thuyết về hiện tượng, nhưng người ta không thể hiểu một từ nào về những gì họ nói. Sau đó, cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người bảo vệ hai con rồng.
Một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất từ những đôi mắt chăm nhú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ cũng thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất. Lúc đó, một lão nông già trên 70 tuổi nói: “Tôi đã nghe những điều tương tự thế này đã xẩy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã kêu một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con rồng. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, rồi họ phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng con rồng. Kết quả là, con rồng đã sống đến hôm nay.
Vũ Tống (Wusong) là một thành phố bên cạnh sườn Tây của dãy núi Trường Bạch, Đông Nam Tỉnh Cát Lâm; nó được gọi là “thành phố của Nhân Sâm”. Vào 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9, năm 2000, một con rồng đã xuất hiện trên bầu trời của thành phố, và mọi người có thể nhìn thấy nó. Vào ngày đó, vì trời trở nên tối vào buổi chiều, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ bầu trời phía đông bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và sặc sở sắc màu. Nhiều người đã nhìn thấy ánh sáng đó và nhiều người cảm thấy như phép màu sắp xảy ra. Nó chắc chắn là – một con rồng đã lộ ra. Vào lúc đầu, cái đầu được nhìn thấy, nhưng chưa có đuôi. Cuối cùng, miệng, râu, chân, vảy đã được thấy rõ ràng. Con rồng phát ra ánh sáng chói, và nó uốn mình lên, rồi duỗi mình ra, rồi cuộn mình lại, rồi uốn mình về phía trước. Nó mở cái miệng ra, rồi đóng lại. Mọi người thất kinh và tắt tiếng trước cảnh tượng. Một vài người vẫn có thể lẩm bẩm “cuối cùng thì cũng có rồng thực”. Con rồng hiện hình cho thấy khoảng 20 phút. Hầu hết mọi người trong thành phố đều thấy nó, một vài người chứng kiến sự việc từ đầu tới cuối. Ánh sáng cuối cùng thì mờ dần và đỏ thẫm và con rồng từ từ biến mất.? Khoảng 8 giờ, một người bạn của tôi ở Vũ Tống đã gọi điện cho tôi và kể về chi tiết sự việc xuất hiện và biến mất của con rồng, và trên đây là những gì mà tôi đã chép xuống.
Sự xuất hiện của những con rồng trên trái đất đã gợi mở cho con người một cơ hội để suy ngẫm về mục đích của cuộc sống. Chúng ta không nên dính mắc vào cuộc sống ở không gian này, và chúng ta nên mở rộng tầm nhìn để tìm kiếm sự thật.

Còn đây là hình chụp rồng từ cao nguyên Tây Tạng, hình này chụp từ trên máy bay:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nguồn: Tâm Linh Học



Thanked by 3 Members:

#366

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 09/07/2015 - 15:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản dựng tham khảo:
hình 1: bóng nắng dựng lúc 12h ngày 22/6/2015 ( nhưng chưa xác định rõ hướng chiếu sáng vì chưa thạo)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 09/07/2015 - 15:50


Thanked by 3 Members:

#367

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 09/07/2015 - 19:00

Một số nhận xét nhỏ bổ sung:
i/ Về khía cạnh thiên văn:
* Từ những tài liệu thiên văn mà QNB đã giới thiệu, có thể thấy vai trò của Hà đồ với Thất chính, và phải chăng Hà đồ là mô hình cổ của Thái dương hệ?

* Mở rộng thêm, phải chăng Hà đồ cũng có thể coi là một "toàn ảnh" giản đơn của một Vũ trụ cổ?
+ trích:...Toàn ảnh ( holography) là gì?
Như chúng ta biết trong quang học có phương pháp ghi một vật thể 3 chiều bằng một ảnh 2 chiều (hologram). Kỹ thuật này gọi là holography (phương pháp toàn ảnh).Chữ holography có gốc từ tiếng Hy Lạp (whole, toàn thể) + graphe (writing, ghi ảnh).Đây là một phương pháp chụp ảnh hiện đại. Holography được phát minh năm 1948 bởi nhà vật lý người Hung Dennis Gabor (1900-1079), nhờ thành tích này ông được nhận giải Nobel năm 1971.
Hologram là một ảnh 2D (2 chiều), song khi được nhìn dưới những điều kiện chiếu sáng nhất định thì tạo nên một hình ảnh 3D (3 chiều) trọn vẹn. Mọi thông tin mô tả vật thể 3D đều được mã hoá trên mặt biên 2D. Như vậy chúng ta có hai thực tại 2D và 3D tương đương với nhau về mặt thông tin...
( xem thêm: http://tuvilyso.org/...ay/page__st__90)

ii/ Về khía cạnh số (học):
* Giả sử phân tích Hà đồ như hình vẽ dựng ở mes#366, tức là gồm 5 trục theo 5 phương, ta có các số trên các trục đều biểu diễn một cấp số cộng với công sai là 5:
+ dãy 1: 1, 6, 11, 16, 21...
+ dãy 2: 2, 7, 12, 17, 22...
+ dãy 3: 3, 8, 13, 18, 23...
+ dãy 4: 4, 9, 14, 19, 24...
+ dãy 5: 5, 10, 15, 20, 25...

* Nhìn ở khía cạnh "tính tuần hoàn" thì có thể thấy:
+ " tính tuần hoàn" thể hiện theo đường xoáy ốc, với biên độ mở rộng dần đều theo các mốc số của các dãy số (có tính cấp số cộng) trên, và dường như điều này cũng chia sẻ một sự tương đồng với quan điểm vũ trụ dãn nở dần đều chăng?
+ " tính tuần hoàn" cũng có thể biểu đạt theo các tầng lớp, khi vòng xoáy có thể lặp lại bắt đầu sau mỗi "hai lớp", cụ thể lặp lại khi vòng xoáy bắt đầu chuyển sang mốc có giá trị 11 trở đi, đến mốc 21 lại lặp lại... Tính lặp lại này ngược với tính dãn nở đều, vì biên độ không thay đổi.

* Các biểu trưng chấm đen - trắng, tính chất số học của Hà đồ có liên hệ gì không với các bàn tính gạt tay cổ, khi dường như chúng có chung ít nhất hai đặc điểm trên? Và tính chất cấp số cộng công sai là 5 có liên hệ gì với một "hệ đếm cổ", chẳng hạn hệ Ngũ phân?
* Mở rộng thêm thì có thể coi rằng số "6" của sáu hào quẻ kép là có liên hệ từ một hệ đếm Lục phân cổ?
(xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

iii/ Về BTHL:
+ Năm xác định theo chu kì trái đất quay quanh Mặt trời
+ Tháng xác định theo chu kì Mặt trăng quay quanh Trái đất
+ Ngày xác định theo chu kì trái đất tự quay quanh nó
+ Giờ: theo lối cổ được xác định theo bóng nắng ban ngày. Vậy ban đêm xác định ra sao?

* trong BTHL, yếu tố giờ dùng xác định Nguyên đường, cho thấy vai trò quan trọng của nó vì Nguyên đường ví như Mệnh vậy. Tuy nhiên, yếu tố giờ cũng được phân định qua yếu tố Âm - Dương (giờ ÂD; giờ khí ÂD), có phải là cho thấy vai trò của xác định giờ theo Mặt trời (ban ngày), và Mặt trăng (ban đêm)?

* BTHL cũng cho thấy vai trò của Can - Chi trong định số Âm - Dương, tuy nhiên, có một quan điểm khác về Can - Chi ở đây (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), có lẽ là do từ "chi" được hiểu như "cành" ? ( QNB giúp lý giải được không)

* BTHL cho thấy sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố Âm - Dương tới Mệnh, phải chăng có liên quan tới quan điểm cho rằng "con người là một tiểu vũ trụ"? Thử một cách chứng minh mệnh đề này:
- xét quan hệ tam tài Thiên, Địa, Nhân ta có:
+ trong cặp Trời - Nhân, ta thấy Trời là/ chứa Thái Dương, do vậy Nhân sẽ là/ chứa thiếu dương/ thiếu âm (1)
+ trong cặp Địa - Nhân, ta thấy Địa là/ chứa Thái Âm, do vậy Nhân sẽ là/ chứa thiếu âm/ thiếu dương(2)
+ từ (1) & (2) suy ra Nhân là/ chứa cả thiếu âm và thiếu dương. Mặt khác, đại vũ trụ là/ chứa Thái dương và Thái âm, nên Nhân có thể coi là tiểu vũ trụ.

* BTHL cũng cho thấy vai trò của Hậu thiên Bát quái, nên nếu Hậu thiên có vấn đề về tính chính xác thì BTHL cũng thay đổi theo?

Thanked by 3 Members:

#368

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 16/07/2015 - 18:14

Xin tiếp tục các ý kiến:
i/
- Về mặt trực quan, ta có thể cảm nhận/ quan sát chu kì 1 ngày rõ ràng hơn chu kì 1 giờ, 1 tháng hay 1 năm: quan sát 1 ngày qua sự biến chuyển ngày - đêm, nhưng cảm nhận/ quan sát chu kì 1 giờ/ 1 tháng/ 1 năm là rất khó khăn nếu không có các công cụ đo - đếm. N-T-N-G có thể được coi là các chu kì khác nhau trên trục thời gian tuyến tính (chưa xác định được mốc đầu và cũng không xác định được mốc cuối) và các chu kì này hoàn toàn gắn liền với Thái dương hệ và có mốc quan sát "đặt" ở Trái đất.

- theo BTHL, Lịch tiết khí có đặc điểm: 1 năm có 24 tiết khí, mỗi tiết khí dài 15 ngày, chia làm 3 Nguyên - mỗi nguyên 5 ngày (Nguyên cũng được mở rộng thành chu kì năm, với 1 Nguyên=60 năm, có thượng - trung - hạ nguyên, tổng số 180 năm). Như vậy, 1 năm theo tiết khí có 360 ngày, lấy mốc Giữa Đông làm đầu năm. (số 15 này có liên quan gì với Lạc thư không?)

- Về mệnh lý, thời điểm Một người - một tiểu vũ trụ - được sinh ra đánh dấu bằng "mốc" có 4 yếu tố/ chu kì N-T-N-G (hay bát tự). Mặt khác, theo quan điểm Tam tài thì Nhân có tương tác vời Thiên - Địa (hay nói cách khác tiểu vũ trụ chịu tương tác của Đại vũ trụ), như vậy, có thể coi 4 yếu tố trên là một "toạ độ" của tiểu vũ trụ trong Đại vũ trụ được không? và trong 4 toạ độ này thì đâu là toạ độ không gian, đâu là toạ độ thời gian? (xét hệ toạ độ không - thời gian 4 chiều với 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian). Và cũng bởi chính Thuyết tam tài nên "mốc" chỉ sử dụng 4 yếu tố/ chu kì này, mà không phải là số khác? Và yếu tố "ngày" là biểu thị thời gian, còn 3 yếu tố còn lại là biểu thị không gian?(do "ngày" có thể được quan sát trực quan ngay tại "mốc" (đặt tại) Trái đất, còn "N-T-G" được quan sát, đo đếm từ "mốc" Trái đất, thông qua sự thay đổi "vị trí" trong không gian Đại vũ trụ của Mặt trời, Mặt trăng và bóng đổ của chúng)

- Theo các nhận xét tại #367, thì có thể giả thiết Hà đồ là mô hình toán học hoá của các tính toán/ quan sát thiên văn về Thất chính/ Thái dương hệ cổ chăng?

- Ngoài ý nghĩa về toán học, thiên văn học, thì còn có các giá trị "ẩn" nào khác của Đồ - Thư không? Hay nói cách khác, Đồ - Thư thoả mãn các điều kiện gì khiến "nó" trở thành "nghiệm duy nhất" được sử dụng? (thí dụ: ta chỉ cần lật phải, trái, hay xoay 90/ 180 độ là đã có các đồ - thư khác vẫn thoả mãn điều kiện toán học)

- Có thể tìm thêm được gì từ cuốn sách Lịch sử toàn thế giới về Chữ số (Histoire Universelle dé Chiffres). Xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ii/ Về BTHL:
- Việc thiết lập lá số BTHL hoàn toàn nằm trong hệ (i) của Chu Dịch, không liên quan tới (ii), cho thấy thêm tính "thiếu ổn định" của (i).

- Từ các bảng Tính giờ theo ngày; Tính tháng theo năm cho thấy tính phụ thuộc của yếu tố giờ đối với ngày và tháng đối với năm, trong đó Ngày và Năm được xác định "chỉ bởi" yếu tố Can. Nhưng mặt khác, cách xác định Nguyên đường lại cho thấy tính "quyết định" của yếu tố Giờ.

- Bên cạnh đó, việc chia Giờ khí Â/D, giờ Â/D cũng cho thấy vai trò của yếu tố "Khí" , vai trò phù hợp với 6 hào trong xác định Nguyên đường - tức Mệnh, và cũng cho thấy vai trò của thuyết Âm Duong.

- Nếu coi A(i,m)B(i,m), trong đó (i=1 đến8; m=1-3) là biểu đạt một quẻ thì ta có 64 quẻ Tiên thiên, có 48 quẻ Hậu thiên (tuỳ vị trí Nguyên đường ở quẻ nội hay ngoại), cùng với 03 biến quẻ bất đồng, tổ hợp này tạo nên các "cách cục" điển hình trong lá số BTHL.(số lượng quẻ Hậu thiên ít hơn QTT, thí dụ Hậu thiên sẽ không có quẻ thuần Càn, thuần Khôn...)

- Về mặt lịch sử, Đồ - Thư xuất hiện sau Chu Dịch, Thuyết Âm Dương, nhưng nhiều yếu tố của BTHL được thiết lập thông qua việc "phối" Đồ - Thư với Can Chi và Bát quái, cho những kết quả nhất quán:
+ Nếu lập một bảng Can - Chi với các số phối từ Đồ - Thư, ta có một bảng mà tổng số của các tuần Giáp tý- dần -thìn- ngọ-thân- tuất đều là 126.
+ TNK xác định qua phối Lạc thư với Can và Quẻ, có lẽ áp dụng thuyết Nạp giáp, do vậy mà nếu Mệnh được Nạp giáp thì cũng đương nhiên có TNK.
+ ĐNK xác định qua phối Lạc thư với Chi, khuyết tại can Quý, phối theo nguyên tắc 12 Chi chạy đủ một vòng (thuận chiều kim đồng hồ) Lạc thư ,bắt đầu từ 1-8-8-3-4-4-9-2-2-7-6-6.
+ Việc phối Lạc thư với thập can cho thấy cứ mỗi 5 Can (dương/âm) có 2 can phối số lẻ/dương, 3 can phối số chẵn/âm. Cách này sẽ khiến trong trị số Âm - Dương sẽ không xảy ra trường hợp có giá trị bằng 0 đối với Bát tự thuần âm hay thuần dương.

Thanked by 3 Members:

#369

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 17/07/2015 - 18:03

Xin tiếp tục các ý kiến:
i/ Xin phép đính chính mấy điểm sai (in đậm) trong đoạn sau, mong mọi người bỏ quá cho:
- Nếu coi A(i,m)B(i,m), trong đó (i=1 đến8; m=1-3) là biểu đạt một quẻ thì ta có 64 quẻ Tiên thiên, có 48 quẻ Hậu thiên (tuỳ vị trí Nguyên đường ở quẻ nội hay ngoại), cùng với 03 biến quẻ bất đồng, tổ hợp này tạo nên các "cách cục" điển hình trong lá số BTHL.(số lượng quẻ Hậu thiên ít hơn QTT, thí dụ Hậu thiên sẽ không có quẻ thuần Càn, thuần Khôn...)

- 1 quẻ A(i) khi cho Nguyên đường (i) =1->6 thì sẽ tạo ra 06 tổ hợp quẻ TT-HT. Như vậy, 64 quẻ TT sẽ tạo ra 64x6= 384 tổ hợp quẻ TT-HT (bằng tổng số lượng hào), tạm coi là các "cách cục" điển hình trong BTHL (tương tự 144 cách cục chính tinh của TV). Hậu thiên sẽ có các cặp như Phục (nđ-h1) - Khôn và Cấu (nđ-h1) - Kiền..(không rõ trong các tổ hợp này có cặp bị trùng không? Cách tốt nhất có lẽ lập bảng thống kê)

ii/
- Về mặt hình ảnh, Đồ - Thư có một vài đặc điểm chung như: có số 5 ở giữa, có chung các chấm đen - trắng; có điểm khác như Lạc thư bỏ số 10, các số không đi thành cặp. Ở khía cạnh này có thể cho thấy một sự gần gũi về nguồn gốc của Đồ - Thư?

- Hà đồ khi phát triển đến chuỗi số từ 11 ->20... thì nếu ta bớt 10 từ các số này thì sẽ được Hà đồ nguyên bản, điều này cho thấy tính chu kì/ tuần hoàn của Hà đồ sau mỗi 10 "đơn vị" chăng? Mặt khác, Lạc thư bỏ đi 10, phải chăng không đề cập tới tính chu kì/ tuần hoàn, mà muốn nhấn tới một sự cụ thể? Lạc thư còn thêm đặc điểm như: các cặp số đối xứng qua 5 có tổng là 10; một nửa 5-6-7-2-9 có "khoảng cách" là 1-2-3-4 và nửa còn lại thì cũng như vậy 5-4-3-8-1 cũng có "khoảng cách" là 1-2-3-4.(hai nửa này cũng tạo thành một vòng xoáy)

- Ở một khí cạnh khác, 10 Can được dùng để chỉ/ gọi 1 ngày, và một Tuần thì có 10 ngày (tức 10 Can) - tương tự như ngày nay ta gọi 1 ngày là thứ Hai, Ba...và ngay trong hệ (ii) của Chu dịch cũng có cách gọi ngày theo Can như ngày Canh, Giáp... Có mới liên hệ nào giữa 10 Can với chu kì 10 đơn vị?

- Trở lại 4 yếu tố N-T-N-G, thì 3 yếu tố đầu gắn với 3 thực thể tồn tại rõ ràng trong thái dương hệ là Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất, là các chu kì tuần hoàn có liên quan đến chuyển động của các thực thể này, còn yếu tố cuối cùng thì không liên quan trực tiếp. Phải chăng trong hệ toạ độ không - thời gian, yếu tố giờ mới là yếu tố thuộc trục Thời gian, còn lại là các yếu tố không gian? Không gian hiện thực vốn có 3 chiều và cụ thể, nên khi gắn 3 yếu tố đầu với các thực thể trong Thái dương hệ thì nó đã mang sẵn tính không gian, và yếu tố giờ chỉ là một "chu kì ảo ảnh", một hệ quả kéo theo của không gian. Ta thấy rằng, một người sinh ra là ở trên Trái đất, là gắn với một không gian cụ thể trong mối tương quan với Trời - Trăng, gắn với một thời điểm (có tính quyết định) trên một trục "ảo ảnh", và dường như chỉ có anh ta mới cảm nhận được "ảo ảnh" này qua các công cụ đo đếm cụ thể, và nếu Một người khác sinh ra ở thời điểm khác thì cũng sẽ có chung không gian sinh tồn là Trái đất. Phải chăng đây là "triết lý ẩn" cho Mệnh lý, hay tính "vô thường" cho mỗi một tiểu vũ trụ?

iii/ Về BTHL:
- Có lẽ do chỉ khác nhau về thời điểm Giờ nên BTHL có tính "cá nhân" rất cao, vì có cùng chung không gian tương tác chăng? Đó cũng là lí do cho phép "tận nhân lực", và cũng kiến giải cho quan điểm "Dịch không phân biệt tiểu nhân, quân tử"?

- Nguyên đường được "quyết định" bởi yếu tố Giờ, nó xác định "Vị" (vị trí, vị thế) của Mệnh trong chuỗi chu kì 6 hào của quẻ Tiên thiên. Khi Dịch biến, hào Nguyên đường - Mệnh cũng sẽ được chuyển dịch theo tiến trình "một chiều" này, và đó cũng chính là các "Thời" của Mệnh. "Vị" của Nguyên đường sẽ ảnh hưởng tới "vận trình" của Mệnh, thí dụ như: Nđ hào 2 thì vận trình là 2-3-4-5-6-1-5-6-1-2-3-4; Nđ hào 3 thì vận trình là 3-4-5-6-1-2-6-1-2-3-4-5...Kết hợp vận trình này với tính cát hung của hào sẽ cho một cách nhìn, một "xu hướng/ xu thế" của Thời, qua đó sẽ tác động tới Mệnh.

- Các Bảng 21 hào đáng vịBảng 14 hào không đáng vị cũng cho thêm một góc nhìn về "Vị" của Nguyên đường - Mệnh có tính "tiên đề".( từ bảng này có lẽ chỉ suy ngược lại được yếu tố giờ nên chưa đủ dữ liệu so sánh, giả thử so sánh với Tử vi cùng một giờ vậy, xem có điểm tương đồng không...)

ps: nếu QNB đưa BTHL vào lớp Tử vi của diễn đàn thì sẽ có thêm các kết quả có tính nghiệm lí cá nhân của các bạn học viên,hii, dụng "song kiếm"?

Thanked by 4 Members:

#370

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 22/07/2015 - 13:25

Xin tiếp tục các ý kiến:
i/ Nhận xét thêm về 4 yếu tố N-T-N-G:
- là khởi đầu cho sự xuất hiện của một người/ một tiểu vũ trụ, và cũng từ đó,các môn dự đoán thiết lập được quỹ đạo/ vận trình tương đối của cá nhân/ tiểu vũ trụ này.

- là yếu tố được quan tâm, xem xét "đặc biệt kĩ lưỡng" trong suốt vận trình/ quỹ đạo của tiểu vũ trụ/ cá nhân, cho dù chu kì/ đại hạn là khác nhau trong mỗi môn dự đoán, hay nói cách khác đó là một mẫu số chung.

- có thể coi là yếu tố xác định các biến cố/ điểm hạn trên suốt vận trình/ quỹ đạo của cá nhân/ tiểu vũ trụ và ngược lại, chuỗi các biến cố/ điểm hạn này sẽ định hình rõ nét cho vận trình/ quỹ đạo đó? Có thể coi các biến cố là các điểm đặc biệt của vận trình: đó có thể là điểm hạn mang giá trị đặc biệt riêng, cũng có thể là điểm giao thoa của một hay nhiều quỹ đạo cá nhân khác (thể hiện các tương tác giữa yếu tố Nhân - Nhân), hoặc cũng là điểm tương tác với đại vũ trụ (thể hiện mối tương tác giữa yếu tố Nhân với Thiên, Địa). Nếu nhìn ở khía cạnh tương tác này thì có thể thấy: các cá nhân/ tiểu vũ trụ là rất nhiều trong hệ toạ độ không - thời gian, do vậy xác suất tương tác giữa chúng là rất cao và là chính yếu, nhưng về mặt định tính/ định lượng thì là các tương tác đồng cấp độ. Ngoài ra, chúng còn chịu ảnh hưởng tương tác của đại vũ trụ, chính là không gian tồn tại của chúng, và cấp độ tương tác này có lẽ chênh lệch rất lớn. Theo đó, phải chăng hoạ - phúc là gây ra bởi các tương tác đồng cấp là chính yếu và có xác suất cao; và hoạ - phúc bởi các tương tác khác cấp độ có xác suất thấp hơn, nhưng lại có mức độ bao phủ và mạnh hơn rất nhiều về cường độ?

- nhìn dưới góc độ các điểm hạn thì có thể thấy rõ thêm vai trò đặc biệt của yếu tố Giờ chăng? Các điểm hạn (thường) có xu hướng được xác định chính xác tới yếu tố Giờ, nên đương nhiên yếu tố này đóng một vai trò quan trọng cho sự chính xác của các điểm hạn. Mặt khác, yếu tố này cũng có một "biên độ" nhỏ ( thí dụ như: giờ Tý đến Sửu là một khoảng/ biên độ...), nên phải chăng nó cũng cho phép một "mức độ dao động" của điểm hạn quanh quỹ đạo/ vận trình, và chính "mức độ dao động" này có thể đem lại một xác suất nào đó để biến điểm hạn thành điểm có "giá trị riêng", hay điểm tương tác giữa các quỹ đạo? (thí dụ: trên thực tế, thường thấy các điểm hạn Giờ như giờ động thổ, ăn hỏi...)

ii/ Về BTHL:
- Lịch tiết khí là nói về thời tiết và khí hậu đặc trưng trong 1 năm? Để định tính (các tiết khí, tiết lệnh) và định lượng (các thời điểm chuyển tiết khí, tiết lệnh, hay chu kì của chúng) cần một sự quan sát thực tế đủ lâu để rút ra quy luật. Về mặt định tính, có lẽ cần một sự "cảm" khá tinh tế để nhận biết được sự chuyển đổi giữa các tiết khí, đặc biệt là khi các đặc trưng của chúng chưa thực sự trở nên rõ nét. Phải chăng, khi kết hợp thuyết Âm Dương với lịch tiết khí, người ta đã đưa ra một khái niệm "Khí" (có thuộc tính âm - dương) là yếu tố có vai trò quan trọng trong các tương tác sau này; hay nói nôm na đó là dòng năng lượng có hai đặc tính?

- Đồ hình Quẻ Nguyệt lệnh và số Âm Dương tiêu trưởng có thể cho thấy:
+ là một biến thể khác của 12 tịch quái và ÂD tiêu trưởng ? (hay đó là nền tảng cho 12 tịch quái vì các Nguyệt lệnh là có xuất xứ từ các tiết lệnh)
+ là sự biến chuyển về Tượng của cặp quẻ Kiền - Khôn theo thời gian, với sự biến đổi luân phiên/ tuần tự của hào dương - âm. Sự biến chuyển này khi gắn với yếu tố "Khí" sẽ quy nạp thành các yếu tố Tháng Âm Dương lệnh và Giờ khí Âm Dương, là các yếu tố có vai trò "quyết định" trong xác định hào Nguyên đường.( từ Tháng - Giờ Tý đến Tị là biến chuyển hào dương quẻ Kiền; và từ Ngọ đến Hợi là biến chuyển của hào âm quẻ Khôn)
+ thể hiện vai trò trong các mục 4, 6, 10 của tổ hợp 10 tiểu chuẩn định thể cách của Mệnh.

- Nhận xét thêm về 10 tiêu chuẩn:
+ yếu tố 1 và 3 có liên quan tới hệ (ii) của Chu dịch.
+ 2 & 5: nêu lên "Vị" (vị trí, vị thế) nói chung của hào Nguyên đường.
+ 4 & 6: nêu lên vai trò của Nguyệt lệnh và trị số Âm Dương, bao gồm định tính và định lượng.
+ 7 & 9: nêu lên vai trò tương tác của quy luật Ngũ hành.
+ 8 & 10: nêu lên các trường hợp riêng của hào Nguyên đường và quẻ. Trong đó, yếu tố (10) cũng ẩn chứa một sự ứng dụng của 12 quẻ Nguyệt lệnh nhưng có xét đến ý nghĩa chính yếu của quẻ và vai trò về "Tượng" của hào có ý nghĩa là "hào chủ quẻ". Mặt khác, yếu tố này có lẽ nhằm tìm kiếm một "thủ lĩnh", nhưng là ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của thủ lĩnh này.

- BTHL dường như là một ứng dụng mang đầy đủ các quy luật của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Dịch lý!!! Một ứng dụng đầy tính "cá nhân", cho phép cá nhân tự đối mặt với chính vận trình/ quỹ đạo cuộc đời mình, có thể can đảm thử nghiệm/ trải nghiệm, nhưng dường như ứng dụng này lại ít được quan tâm sâu sắc!!!

Thanked by 3 Members:

#371

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 25/07/2015 - 18:11

Thông tin tham khảo: LDCT các số từ 17 đến 23
- chữ Thời:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- cách xem:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- vận dụng BTHL trong chọn nghề:
+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


+

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#372

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 09/09/2015 - 17:41

Thông tin bổ sung:

- một liên hệ giữa vua Cao Tông (h3&h4 của 2 quẻ Vị Tế &Kí Tế) với truyền thuyết Thánh Dóng: (trích)
...Tư duy biện chứng hơn phải kể đến tác giả Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc người Việt người Mường. Tạ Đức cho rằng Thánh Gióng là hình ảnh của thần chiến tranh Xuy Vưu. Cuộc chiến chống giặc Ân là sự đụng độ của nước Quỷ Phương với Ân Cao Tông. Nước Quỷ Phương được cho là nước Xích Quỷ của người Việt cổ, được giải thích là nghĩa đen là “Quỷ đỏ” vì… Xuy Vưu ở một số nơi bên Hàn quốc được thờ với áo màu đỏ…
Quan điểm của Tạ Đức đúng ở chỗ cho rằng Thánh Gióng là một nhân vật lịch sử có thật trong trận chiến với nhà Ân. Có điều truyền thuyết cho biết Thánh Gióng đã đánh thắng giặc Ân, vua Ân chết trận ở Trâu Sơn, vua Hùng thứ sáu sau đó lên ngôi còn duy trì quốc gia dài dài… Cuộc chinh phạt nước Quỷ Phương của Ân Cao Tông có phần thắng thuộc về nhà Ân, chứ không phải thuộc về nước Quỷ Phương.
Tạ Chí Đại Trường đã nhận xét có lý rằng chuyện Thánh Gióng thắng giặc Ân là chỉ nhà Chu, vì Chu thiên tử mới là triều đại đã đánh đổ nhà Ân. Đây không phải sự sao chép hay học đòi, “tự sướng” của người Việt, mà là lịch sử thật sự. Chính Hùng Vương Vũ Ninh đã đánh thắng Ân Trụ Vương chứ chẳng phải ai khác...

xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- có thể tiếp cận thêm với quẻ Tiểu Súc qua cụm từ "thao quang dưỡng hối - dấu mình chờ thời"?
- có thể tiếp cận thêm với quẻ Nhu trên cơ sở quy trình "...Khai, Thị, Ngộ, Nhập chính là bốn bước dẫn đến việc thấu nhập vào bản chất các sự vật và hiện tượng của thiên nhiên, và sự thấu nhận này quyết không thể thực hiện được bằng thứ giác quan kém thành thục và nhạy bén – cũng như sự chứng ngộ chân lý trong thiên nhiên không thể nào đạt được bằng một cuộc sống giả dối nói một đằng làm một nẻo – có ý đồ hay nhưng chẳng có tay có tài thể hiện." (trích theo quan điểm của một hoạ sĩ)?
- có thể tiếp cận thêm với quẻ Cấn qua câu chuyện Lục Vương gia "dạy" con rể Lưu gù cách đi đứng cho ra dáng quan to trong phim "Tể tướng Lưu gù"

Thanked by 3 Members:

#373

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 12/09/2015 - 18:27

Thông tin bổ sung:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


...Những huyền thoại của dân tộc từ thủa Hùng Vương dựng nước như Lạc Long – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, Trọng Thủy – Mỵ Châu,… cho tới những truyền thuyết của những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Lý Công Uẩn… được trình bày, khám phá từ góc độ văn hóa lịch sử. Cuốn sách còn dành nhiều trang phân tích nguồn gốc và sự hình thành của Đạo Mẫu Tứ phủ, Đạo Giáo và bàn luận về một số sự kiện trong Đạo Phật, Đạo Nho ở Việt Nam...
xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba.
Hồ Trung Tú

...

Tóm tắt vấn đề như sau (Xin chỉ nêu tên tác giả mà không dẫn nguồn vì sẽ rất dài, ai quan tâm có thể dễ dàng truy tìm qua vài từ khóa tìm kiếm trên mạng):

- Quan điểm chính thống của giới sử học hiện này thì người Việt là người bản địa, chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn và phát triển xuyên suốt từ đó đến nay trên địa bàn nước Việt Nam nay, đã nhận nhiều tác động từ bên ngoài, đã có nhiều biến đổi, đã tập hợp thêm nhiều nhóm dân tộc khác vào cộng đồng nói tiếng Việt, và đã trở thành một khối thống nhất không thể tách rời, với một lịch sử đã được nghiên cứu hầu như đã đầy đủ và rõ nét.

Tuy vậy, sự mạnh mẽ và quan phương của quan điểm này vẫn không ngăn nhiều người nêu ra những câu hỏi nghi hoặc về cội nguồn nếu không thể kết nối được nó với dân tộc anh em nào khác nữa, xa hơn về trước. Tại sao các dân tộc, Thái, Mường, Tày, Nùng, Hơ Mông, Mèo, Dao.... đều tìm thấy người anh em của họ ở ngoài biên giới của bất kể nước nào trong khu vực, cớ sao người Việt lại không tìm thấy anh em nào của mình ở trên các nước khác ? Liệu đó có phải là hệ quả của một sự hình thành cộng đồng Việt rất muộn, tức Việt mới, do tổng hợp từ nhiều nguồn dân tộc khác nhau, và điều này xảy ra trong giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc hoặc thậm chí muộn hơn nữa, thế kỷ 13, 14 ? (Các nhóm người Việt, gọi là người Kinh, ở Quảng Đông Quảng Tây Trung Quốc nay đều là những di dân Việt vào các thế kỷ gần đây).

- Từ giữa thế kỷ 20 về trước, dựa trên các tư liệu huyền sử như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Triệu Đà, An Dương Vương và nhất là 18 đời vua Hùng, nhiều tác giả cho rằng người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc, gốc từ các tộc người Hán di cư về châu thổ sông Hồng và tạo nên tộc người Việt như ta thấy trong sử liệu chính thức. Đại diện cho quan điểm này là nhà nghiên cứu Linh mục Nguyễn Phương, GS Đào Duy Anh...

- Gần với quan niệm này thì cho rằng người Việt nay là cùng trong nhóm cộng đồng Bách Việt vốn phát triển khá rực rỡ ở phía Nam sông Dương Tử Trung Quốc. Người Hán khi tiến vào Hoa Hạ đã tiếp thu rồi nâng cao rất nhiều từ nền văn minh này. Trong thời nhà Đường nhiều nhóm người Việt (thuocj Bách Việt) đã hoàn toàn nhập vào với văn hoá Hán và trở thành một phần của nước Trung Hoa 1,4 tỉ dân hiện nay. Riêng nhóm Việt ở Phú Thọ - Mê Linh tuy cũng bị 1.000 năm cai trị của các triều đại Trung Hoa nhưng vì một lý do nào đó vẫn giữ được ý thức dân tộc và đến Ngô Quyền thì giành được độc lập, giữ được nền độc lập đó cho đến tận nay. Và có thể nói cộng đồng Việt thuộc An Nam là đại diện xuất sắc và điển hình nhất của cộng đồng Bách Việt này. Đại diện cho quan điểm này là Lê Mạnh Thát, Hà Văn Thùy, Nguyễn Đức Tố Lưu...

- Tác giả Phan Duy Kha và các bạn hữu thì nêu ra cội nguồn người Việt nào đó ở về phía nam, vùng núi khu bốn cũ, từ Vinh đến Hà Tĩnh, đã tiến ra vùng Việt trì Phú Thọ để tạo nên văn hóa Đông Sơn rồi sau đó trở lại nâng cao và sát nhập vùng khu bốn vào Việt (hậu).

- Bình Nguyên Lộc một mình vạch ra một hướng tiếp cận khác, ông đưa ra nhiều bằng chứng và quan trọng nhất là với vốn từ vựng đang có thì người Việt phải có nguồn gốc từ Mã Lai Đa Đảo, tức cộng đồng các tộc người hiện đang sống ở các nước như Malaisia, Indonesia, Philippines, Nam Thái Lan, và dĩ nhiên, Việt Nam. Chỉ vì tiếp thu một phần ngôn ngữ văn hoá của người Hán trong ngàn năm Bắc thuộc mà người Việt đã trở thành xa cách với cội nguồn Mã Lai của mình. Quan điểm của Bình Nguyên Lộc mặc dù đã được giới nghiên cứu chỉ ra nhiều thiếu sót thế nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ về lý do vốn từ vựng to lớn có nguồn gốc Mã Lai trong vốn từ của người Việt (Việc cùng nguồn gốc ngữ hệ Nam Á không trả lời được hết các ví dụ BNL nêu ra).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ý kiến bán đầu của GS Liam Kelley trên trang Facebook của ông

- Gần đây, GS Liam Kelley đại học Hawaii, Hoa Kỳ, đã xới lại vấn đề nghi ngờ cội nguồn phương Bắc, và cả cội nguồn bản địa (với những vua Hùng, An Dương Vương, thậm chí cả Bà Trưng) của người Việt, cũng không thiên về cội nguồn Mã Lai như Bình Nguyên Lộc. Người Việt là ai thì Liam Kelley chưa nêu câu trả lời, nhưng ông đang chứng minh ngày càng rõ nét, rằng những thứ mà ta tự hào và tin rằng nó vốn của người Việt từ lâu nay thì thật ra đều là của người Thái, như các truyền thuyết về vua Hùng, trống đồng, bà Trưng, rất nhiều chuyện cổ như Sơn Tinh Thủy Tinh, Kinh Dương Vương, trầu cau... Vài ví dụ: Người Thái ở phía Nam Trung Quốc vẫn đang dùng trống đồng và cái khèn nhạc cụ, thứ có trên trống đồng, trong khi người Việt thì hoàn toàn không còn biết đến hai loại nhạc cụ này từ rất lâu rồi. Người Việt là người Thái quên gốc gác hay thực sự là một dân cư khác đến chiếm lĩnh vùng đất này? Hay sự hình thành do tổng hòa văn hoá và ngôn ngữ của các cư dân cùng chung sống ở châu thổ sông Hồng ?...

xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#374

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 05/10/2015 - 12:06

Thông tin bổ sung:
Các đồ hình hoán vị Âm - Dương (tiểu/đại):

1, 2, 63, 64 hexagrams do not form a circle, but make a cross.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hexagonal symbol of 1st hexagram.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hexagonal symbol of 2nd hexagram.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hexagonal symbol of 63rd and 64th hexagrams.


The first circle.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
7, 8, 15, 16, 23, 24 hexagrams.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
9, 10, 13, 14, 43, 44 hexagrams.


The second circle.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
17, 18, 21, 22, 47, 48, 53, 54, 55, 56, 59, 60 hexagrams.


The third circle.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
3, 4, 35, 36, 39, 40 hexagrams.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
5, 6, 37, 38, 49, 50 hexagrams.


The fourth circle.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
19, 20, 45, 46, 27, 62 hexagrams.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
25, 26, 33, 34, 28, 61 hexagrams.


The fifth circle.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
29, 51, 52 hexagrams.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
30, 57, 58 hexagrams.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hexagonal symbol of
11, 12, 31, 32, 41, 42 hexagrams.

xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#375

pth77



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

 

Gửi vào 08/10/2015 - 15:06

Xin bổ sung một vài ý nhỏ:
*Nhận xét:
- khi phối hợp các đồ hình hoán vị Âm/Dương của hệ (i) với các ngữ nghĩa tương ứng của hệ (ii), dường như ta không rút ra được các đặc điểm chung/tính quy luật, điều này có cho thấy thêm rằng Chu Dịch ưu tiên hơn về tính đối xứng/đối nghịch của các cặp quẻ chăng, đặc biệt là về ngữ nghĩa của hệ (ii)?
- khi phối hợp các đồ hình hoán vị Âm/Dương của hệ (i) với các ngữ nghĩa tương ứng của hệ (ii), dường như ta không thấy rõ sự thoả mãn về giá trị của dụng cửu-dụng lục (với tư cách là hoán vị toàn bộ 6 hào). Điều này liệu có giúp củng cố cho một giả thuyết nào đó về dụng cửu-dụng lục không?
- đồ hình này bổ sung thêm góc nhìn cho hệ (i), và kết hợp với hệ (ii) sẽ giúp hiểu rõ thêm về Dịch giao (với ý nghĩa là một trao đổi), Dịch đối, Dịch phản, cũng như biến dịch?

**Nhận xét:
- có thể tiếp cận thêm với cặp quẻ Ký Tế/ Vị Tế ở khía cạnh về sự khôn ngoan của trí tuệ khi sử dụng hình ảnh con cáo, tương tự như hào 2 quẻ Giải?
- có thể tiếp cận thêm với cặp quẻ Ký Tế/ Vị Tế ở khía cạnh ý chí/tinh thần trong mối tương quan về chính/phụ; chủ động/bị động; quá khứ/vị lai; thái quá/bất cập?
- hành động ở quẻ Vị Tế dường như "chậm hơn một nhịp/1 hào" so với quẻ Ký Tế; hoặc sự khác nhau về vai trò giữa vua Cao Tông với tướng Chấn...có thể giúp phân biệt chăng?
- có một sự tương đồng về "cấu trúc ngữ nghĩa" của các hào (1)/(2-3-4-5)/(6) giữa quẻ Phệ Hạp với quẻ Ký Tế? (và có thể mở rộng thêm với một số các quẻ khác)
- clip "cáo qua sông": liệu có cho thấy sự thận trọng trọng cách tiếp cận, dò dẫm các bước nhỏ/tiểu hanh; hay cách bơi tương tự loài chó, nên ướt đầu có thể đồng nghĩa với chìm/hoặc kiệt sức?
- clip khác: (nhận diện hình ảnh ở phút 1:26)

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |