-Con người vốn thường được đặt trong hai mối quan hệ : Trời, Đất, Người và Con người, Thiên nhiên, Xã hội. Trong quan hệ với Trời và Đất, con người chủ yếu nhận thức thông qua triết học, còn trong mối quan hệ với Thiên nhiên, Xã hội chủ yếu ứng xử bằng thích nghi. Người ta cho rằng bản chất xã hội của con người là tư hữu và quyền lực, vậy nên, con người cũng sử dụng các cách thức khác nhau để kìm hãm bản chất này như cái Đẹp, như diệt tham-sân-si... Cũng tương tự như cho rằng con người vốn ác hay vốn thiện vậy, cái thiện chỉ có thể tự lớn lên tới mức cái ác không làm gì được nhiều hoặc lớn tới mức chứa được cả cái ác, bởi trong đời thường, để bảo vệ được cái thiện đâu dễ dàng gì. Về nhân bản vô tính : F1 thì có thể giống F, nhưng ta chẳng thể biết được F1 sẽ chọn cách gì để nhân bản chính mình? dùng vô tính chăng, hay lại tự lấy vợ sinh con... rồi xác định quan hệ huyết thống giữa các đời F như thế nào...bất tử hay hỗn loạn đây?
- Em dẫn lại 1 đoạn trong "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp: Cha tôi gọi cô Lài đến bảo: " Cháu lấy chồng đi". Cô Lài oà khóc: "Cháu xấu xí lắm, chẳng ai lấy. Lại cả tin nữa". Cha tôi nghẹn ngào: "Con ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?" (hết trích). Cả tin, vốn thường mù quáng, nhưng luôn đem lại sức mạnh để sống. Vậy niềm tin, vốn thường kèm thêm lý trí, liệu có đủ dũng khí để sống?
- Giả sử thuyết Âm Dương hoàn thiện cũng nhằm tránh các tranh luận thôi, em chỉ e rằng đôi khi ta câu nệ vào thuyết quá, như tự đeo vòng kim cô cho mình vậy, mà bỏ qua trí tưởng tượng và sự sáng tạo, hai thứ giúp ích rất nhiều. Chẳng hạn như: Mẹ thì sinh ra con, nên mẹ sẽ lớn hơn con, bao chứa được con, nằm ngoài con. Từ lẽ ấy mà suy, thì cái gì sinh ra Động&Tĩnh sẽ nằm ngoài nó, và do vậy, Thái Cực sinh Lưỡng nghi thì Thái Cực phải nằm ngoài Lưỡng nghi, Thái Cực không Động, mà cũng không Tĩnh, Thái Cực bao trùm cả Động&Tĩnh.
- Có một câu chuyện : Một bậc thầy, vốn nhiều vinh quang và quyền lực nhờ tri thức của mình, thường chọn thủ pháp hỏi-đáp để mở mang thêm tri thức. Bậc thầy có thể hỏi thăm dò, nhằm xem trong các lời đáp có cái nào đáng để mình bỏ thời gian, tri thức để trao đổi hay không. Bậc thầy cũng có thể hỏi những điều mà mình còn chút vấn vương, nhằm xem trong các lời đáp có cái nào giúp mình thoả mãn để bổ sung tri thức hay không. Bậc thầy cũng còn dùng nhiều thủ pháp khác nữa... ( bởi vậy, có người bàn rằng đó là lẽ mà ông Khổng Tử nói "trong ba người ắt có người là thầy ta"). Vào một ngày đẹp trời, bậc thầy gặp chàng trai Vũ trụ. Đây là một anh chàng kỳ lạ, to lớn, bí ẩn, tràn đầy năng lượng, và đặc biệt anh ta không nói được. Bậc thầy thấy bối rối và xao xuyến, mọi thủ pháp hỏi-đáp đều không đem lại điều như ý, các câu hỏi cứ như rơi vào không gian tĩnh lặng, thậm chí chả có tiếng vang vọng. Đã vậy, anh chàng Vũ trụ còn rất ma mãnh, anh không trả lời nhưng lại hành động mạnh mẽ. Anh bày ra truớc bậc thầy một thế trận bao la, hùng vĩ như anh vốn đã, đang và sẽ làm tiếp, nhằm như trêu tức bậc thầy vậy. Bậc thầy thấy khó chịu. Nhưng, ô kìa, một tia sáng loé lên trong tâm trí bậc thầy, ông mỉm cười tinh quái và nói với chàng trai Vũ trụ : hãy đợi đấy !!!
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn