Jump to content







Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#766

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/10/2013 - 06:39

PHONG TỤC NGHI LỄ CUẢ NGƯỜI DÂN ĐI BIỂN

Một chút phong tục, nghi lễ của người dân đi biển, kể từ Quảng Trị mà vào miền Nam. Sau Tết Âm lịch là những dân bạn biển bắt đầu vào nghề. Nhưng trước đó họ đã chuẩn bị đồ nghề của họ một cách kỹ càng. Vá lưới, lật đít ghe mà sơn sơn phết phết...xem lại dàn đồ câu, lưỡi móc có bén hay không...

Khi Tết đến, lúc đó là vừa hết mùa Đông, nhưng biển vẫn còn gào thét ầm âm nơi xa. Ba ngày Tết trôi qua, không hẹn mà nên mọi ngư dân từ sông Gianh, Quảng Trị, cho đến Rạch Giá, Kiên Giang đều mong đến ngày làm một buổi lễ long trọng hơn lễ Tết nữa. Người ta gọi là lễ Cúng Ông, hay nôm na hơn là lễ hát Án.

Họ hát bội trên sân đình thờ Ông. Ông đây là Nam Hải Đại Tướng Quân, nghĩa là Cá Voi lớn. Nhiều người ngoại quốc, tuy hiểu lờ mờ về buổi lễ này nhưng khi chứng kiến sự thành tâm của ngư dân với một loài cá lớn hơn Voi, mình mẩy đen bóng lưỡng, con mắt thật nhỏ nhưng hiền hòa khác xa mắt cá mập lừ đừ sát nhân. Còn trong khi đó cũng cùng mang danh biển Thái Bình, nước Nhật họ lại săn cá Voi làm thực phẩm thuộc loại cao cấp nhất trong loại cá cho thịt ngon.

Hát chầu Ông, hay hát Án là một nghi lễ đặc biệt cho ngư dân thuộc miền Nam Trung Phần, diễn ra trên sân đình hay lăng thờ Ông. Lễ thường diễn vào tháng hai hoặc tháng ba âm lịch. Hát cúng Ông (hay hát Án) gồm cả hát lễ và đóng tuồng tích nếu phường hộ ngư dân nào khá giả, còn nếu nghèo thì chỉ hát lễ mà thôi. Nhiều gánh hát thường đi xe ngựa, xe thồ hay cả chiếc xe đò nhỏ đến những nơi mà ngư dân phường ngư nghiệp đặt mối từ năm trước.

Một buổi lễ hội mà du khách phương xa khi đến dự, đời đời không bao giờ quên được. Trên xuân đình Xương Huân, duyên hải Nha Trang, hàng trăm người chen chút ngồi xếp bằng, chồm hổm có gió Lào thổi từ núi ra, nóng rát cả mặt. Họ đang say mê xem đoàn hát diễn tuồng tích kéo dài từ ba ngày qua, từ sáng, đến trưa, rồi sẩm tối. Mệt thì nghỉ, ăn cơm hay ăn chút cháo cá, rồi ra sân đình xem tiếp ít khi phường này mời được hai đoàn hát đến trình diễn.

Ngư dân tuyệt đối không bao giờ đụng đến chiếc ghe hay chiếc thuyền mà ra khơi, nếu không tham dự lễ cúng đình. Ghe lớn thì lễ hậu, có khi do cả một giòng họ khấn trả lễ. Rồi một đình trưỡng tụ tập tiền lễ này mà mướn đoàn hát làm lễ.

Có khi, trường hợp đặc biệt... Ông lụy, thì cả làng đều phải tiếp người con trưởng mà hành lễ. Người con trưởng, có nghiã là một ngư dân nào đó thấy Ông lụy trước hết nghèo ba năm, vì phải cư tang không làm việc. Sau đó Ông trả lại gấp bội phần, đánh chỗ nào thì trúng cá chỗ đó, toàn là cá ngon, đắt tiền.

Từ bãi biển Đại Lãnh đến Cam Ranh, Khánh Hòa, đã có đến năm mươi lăng thờ Ông. Đi càng xuống phương Nam thì có khá nhiều lăng. Lăng của Ông thường là ba gian. Giữa thờ Ông, bên trái thờ Thiên Y Thánh Mẫu, bên phải thờ bà Vạn Lạch...Phía sau lăng là nơi mộ táng xương Ngài.



Thanked by 1 Member:

#767

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/10/2013 - 06:45

Ngày trước, thời Pháp nền kinh tế làm ăn dễ dàng, thuyền ghe ra khơi là có cá, không ai dùng mìn nổ, hay thuốc độc đánh cá, nên chỗ nào cũng có cá. Có làng cúng lễ suốt bảy ngày bảy đêm liên tiếp, hàng quán ăn mọc lên khắp nơi, xe đò xe kéo nhộn nhịp.

Ngày chánh lễ cúng Ông, thường do bô lão chọn xem lịch, đôi khi còn xin âm dương, nhưng thường thường chọn giờ nước lên gọi là nước trào. Thoạt tiên, cả làng ăn mặc tề chỉnh làm lễ rước sắc phong của vua ban từ miếu về đến lăng, làm lễ xong thì rước sắc từ lăng trở về miếu, nơi này có ông từ trông coi miếu ngày đêm.

Lương tiền có khi từ vua xuất quỹ làng mà trả, có khi làng mới chưa được vào sổ bộ của triều đình, nên dân làng dóng nhau trả lương cho ông từ giữ miếu. Làng mới lập làm gì có sắc phong, thôi đành mượn làng kế vậy. Mượn thì phải trả lễ, nói nôm na là trả tiền thuê bằng sắc vậy. Nếu làng kế bên giận thì rất khó mượn cho kỳ sau, đành làm lễ trơn vậy thôi.

Có nhiều làng ở xa đường xá, nghĩa là ngăn sông cách núi thì bầu đoàn thê tử phải gồng gánh đến trình diễn buổi lễ, người phải khiêng trống, chiêng, giáo mác, người khiêng rương đựng áo quần sặc sở, phấn son. Người khiêng gồng gánh nồi cơm, ô nước... Hát đình rất cực khổ.

Nhiều nơi đình không ra đình, chùa không ra chùa, chỉ có nóc mà ngói bị gió bão từ khơi thổi mất một khúc, phải giăng màn, ngăn một phần trước cho diễn viên đang múa hát, đàng sau thì đào đang thoa son điểm phấn thì cơn gió mạnh thổi giựt mất tấm màn lòi ra đào đang đứng sượng trân ngó khán giả, còn khán giả thì cười ngặt nghẽo... có khi gió thổi tốc cả cát biển vào miệng đang hả họng mà hát cho xong một khúc hát ân tình.

Diễn viên thì đủ mọi hạng người, có người làm nông dân, làm rẫy, bị thất bất sang bang, nghe rủ cần đào hát ăn cơm miễn phí thì đồng ý liền. Nhưng đi liền chừng hai năm, thì bị tổ nhập nghiệp không cách chi bỏ nghề được hết rồi có chồng, có con cũng dẫn theo đoàn hát luôn.



#768

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/10/2013 - 06:49

Nhưng khi hát trên một sân đình, có tuồng tích hẳn hoi trước báo oán hậu đoàn viên có khi được một sự linh thiêng huyền bí nào đó nhập về hát như say ngũ, thì lúc đó dân làng cũng bị hớp hồn luôn, ngó trân trân, chính họ cũng bị ảnh hưởng bởi bầu không khí huyền hoặc.

Nhiều điều không thể giảng theo khoa học được, như có lần giữa biển khơi, vào trưa nắng gắt, chân trời không có một chút mây mù gì báo điềm hết, mà bỗng nhiên thiên hôn địa ám, bàn tay xòe ra cũng không thấy được, tất cả đen nghịt, bầu trời không có và biển cả cũng không có luôn, ghe xuồng tự nhiên được lực vô hình nào đó kéo chạy phăng phăng.

Trái tim mọi người như vỡ tung ra, không thở được, phổi bị ép cực mạnh bởi một sức mạnh khôn tả. Niệm Phật, niệm Chúa... vô ích. Rồi sau đó bỗng nhiên bầu trời sáng chói chang về trưa ngọ như cũ thì lưới cá nhiều, trĩu nặng vô cùng.

Thuyền công vội vào khoang lấy một loại cũi dầu, đốt cho khói bốc lên cao, đó là kêu những ghe gần đó đến ăn hàng tiếp, trên khơi sóng nước, ghe xuồng tấp nập. Mọi người la hét vui cười, cá về... cá về... cám ơn Ông cho, cám ơn Ông cho... lần sau tụi con xin cúng lớn cho Ông...

Lời hứa luôn luôn được tôn trọng, vì ngư dân họ đã gặp những giây phút kỳ bí ấy rồi, họ không dám giỡn mặt với biển cả ngàn trùng. Núi có Sơn Thần, Biển có Long Vương, vào nghiệp thì phải theo luật pháp của chư vị mới được, không một ai được sai trái.

Đạt Luận

#769

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/10/2013 - 08:01

CÂY TRÂM MA CỔ THỤ BÊN MIẾU THIÊNG GÂY KHIẾP SỢ

Đã hơn ba trăm năm, người dân quanh vùng vẫn truyền miệng nhau những câu chuyện kỳ bí về cây trâm bảo vệ miếu thiêng. Ngoài vẻ ngoài xum xuê, tán lá che rợp góc miếu, cây trâm ma cổ thụ nhiều năm tuổi thuộc xã Đức Hòa Hạ luôn ám ảnh người dân địa phương.

Nỗi sợ linh thiêng xen lẫn kỳ quái khiến không một ai đủ can đảm bước ngang qua khu vực của cây vào đêm tối, ban ngày đi qua phải bỏ nón cúi chào, những ai cố ý hạ sát cây đều bất ngờ gặp tai họa…

Về xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, chúng tôi vô tình nghe người dân trong vùng kể cho nhau nghe những câu chuyện ly kỳ dai dẳng bấy lâu nay, về cây trâm miễu hay còn gọi cây trâm ma. Nhiều người dân Đức Hòa khi nghe nhắc đến cây trâm ma, ai nấy đều nể sợ một cách bất thường.

Dưới sự hướng dẫn của người dân trong vùng, chúng tôi có cơ hội mục kích cây trâm ma, nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Cây trâm có gốc khá lớn chia nhiều gốc phụ bao quanh gốc chính tạo thành một khối khổng lồ mười người ôm không xuể. Những gốc trâm này vươn lên trời xanh, chia thành nhiều nhánh đan xen nhau, cành lá um tùm, che mát cả một khoảng đất rộng.

Sau khi dò hỏi nhiều bậc lão niên sống gần cây trâm ma ở xã Đức Hòa Hạ, chúng tôi ước chừng cây hơn 300 năm tuổi. Tuy nhiên, người dân nơi đây cũng không thể xác định được một cách cụ thể, chính xác, có người còn cho rằng cây đã sống gần ngàn năm. Từ hồi nhỏ xíu, họ đã nghe ông bà, cha mẹ kể về nó với những câu chuyện đầy bí ẩn. Người nắm giữ nhiều bí mật cũng như những câu chuyện bí hiểm về cây đã qua đời gần hết.

Cây trâm cổ thụ tỏa bóng mát rộng đến gần 400m2 nhưng tuyệt nhiên không người dân nào dám đến đây nghỉ trưa khi đi làm ruộng. Anh Nguyễn Văn Dân ba mươi tám tuổi, ngụ xã Đức Hòa Hạ, người hơn nửa đời sinh sống gần cây trâm linh thiêng khẳng định:

- Tôi không biết cây này đã bao nhiêu tuổi. Từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy nó to lớn sừng sững như bây giờ. Vì nó gắn với nhiều điều linh thiêng, nên ngay từ nhỏ tôi được dặn nếu không có việc gì thì không nên đến gần cây. Theo phỏng đoán của tôi dựa vào độ lớn của thân, gốc cây thì ít nhất cây này cũng hơnba trăm năm tuổi.

Anh Dân cho biết thêm:

- Tôi nghe ông bà xưa kể lại, trước đây, khu vực này chỉ có rừng rậm, người dân ra sức khai hoang đất đai, triệt phá cây cối nhưng không hiểu cây trâm vẫn sừng sững ở đó. Có lẽ, những miếu thờ được lập nên từ những khai hoang không thành công, người xưa nghĩ đã xúc phạm thần thánh đang trú ngụ ở cây trâm cổ thụ.

Việc các miếu thờ xuất hiện cũng còn nhiều nguyên nhân khác. Nhiều người cho rằng, gốc cây cổ thụ với những hang, hốc tối đen tạo nên bởi nhiều thân cây con bọc xung quanh thân trâm lớn là nơi trú ngụ của thần thổ địa. Thế nên, dù cây cổ thụ vươn lên giữa đồng trống bất chấp gió bão, nhưng chưa một lần gãy rụng khiến cây càng thêm bí ẩn.

Một trong những cách lý giải khác cho sự xuất hiện miếu thờ dưới gốc cây nhằm thờ cúng những vong linh không nơi trú ngụ. Người dân nơi đây cho rằng, gốc cây tập trung rất nhiều linh hồn người đã khuất không mồ mả, không hương khói.

Thanked by 2 Members:

#770

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/10/2013 - 08:04

Ông Đỗ Văn Đệ sáu mươi chín tuổi, ngụ ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, bí thư chi bộ, thành viên Hội cựu chiến binh xã Đức Hòa Hạ thông tin:

- Cái miếu lớn nhất mới được tôn tạo lại gần đây. Miếu này thờ Bà Chúa Sứ và vong linh của những người lính ngã xuống trên đất này. Cây này, miếu này thiêng lắm, trước đây ai cũng nể sợ. Thời còn chiến tranh, cây cối còn nhiều nhưng không có cây nào trong ấp này to và cổ thụ như vậy. Vùng này cũng trong tầm pháo giặc nhưng không hề bị một vết trầy xước nào do bom đạn nên càng thiêng hơn.

Tuy nhiên, những câu chuyện thần bí xung quanh cây trâm cổ thụ biến nó trở thành địa điểm đáng sợ và ám ảnh người dân bắt đầu từ những năm kháng Pháp. Bậc cao niên trong vùng như ông Bảy Nên, hơn chục năm trông coi miếu dưới gốc cây luôn dành cho nơi đây lòng thành kính đặc biệt. Ông Bảy Nên nhớ từ rất lâu đã nghe ông bà kể về cây này.

Người xưa rất tin và cho rằng cây rất linh thiêng. Họ giải thích rằng, cây tồn tại hàng ngàn năm, trải qua biết bao biến cố, gắn bó với biết bao thăng trầm của mảnh đất này nên nó tụ hội, kết tinh, tập trung linh khí của dân làng nơi đây nên thiêng liêng như một vị thần.

Hơn thế, trong những câu chuyện kể của người xưa, màu sắc thần bí, huyễn hoặc luôn bao trùm bóng cây trâm miễu khiến nó càng ma quái hơn. Ông Bùi Văn Sáu bảy mươi chín tuổi, ngụ ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ cho biết:

- Sự to lớn một cách kỳ lạ của gốc cây cũng như tán lá của nó làm con người trở nên nhỏ bé, choáng ngợp. Vào ban đêm, đứng dưới thân cây lại càng đáng sợ. Không chỉ phát ra những thanh âm đầy ma quái, nơi gốc cây cũng xuất hiện những ánh sáng kỳ lạ khiến người chứng kiến phải nổi da gà. Dần dà, người ta tin rằng cây trâm là nhà của các vong hồn lang bạt, không có chỗ nương tựa.



Thanked by 2 Members:

#771

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/10/2013 - 08:08

Những năm kháng Pháp, câu chuyện kỳ bí về cây trâm ma một lần nữa được khẳng định, lan truyền và có phần thực tế hơn. Các bậc cao niên và cựu chiến binh trong vùng cho biết:

- Những năm kháng chiến chống Pháp có vô số chiến sĩ ngã xuống dưới gốc cây này. Số người chết nhiều đến nỗi người ta phải lập miếu thờ xem như bát nhang chung cho những người ngã xuống ở đây. Nhiều người tin rằng linh hồn các chiến sĩ bám víu vào cây rất linh. Trước đây, ban ngày, khi đi ngang qua cây, các cụ đều ngả mũ, cung kính chào.

Người Pháp nhiều lần tìm cách triệt hạ cây trâm nhưng đều phải hoảng sợ và bỏ cuộc trong vô vọng. Ông Sáu kể:

- Người Pháp vốn không tin vào sự thiêng liêng của cây trâm, hơn nữa thấy người dân nơi đây luôn tỏ ra cung kính, khép nép mỗi khi ngang qua gốc cây nên tìm mọi cách đốn hạ nó. Đầu tiên, chúng thuê người chặt hạ những cây con bọc quanh thân cây chính. Tuy nhiên, không ai dám nhận. Người nhận tiền, định ngày đốn hạ thì bị bệnh tật liên miên, người héo hon, vàng võ. Cứ thế, không ai dám phạm cây trâm ma.

Tuy nhiên, giặc vẫn quyết đốn hạ cây thiêng cho bằng được. Sau nhiều lần thuyết phục, hăm dọa người dân bất thành, chúng quyết dùng xe tăng húc đổ cây thiêng. Ông Bảy Nên, người nhiều năm trông coi miếu thờ dưới gốc cây kể:

- Trải qua biết bao bão bùng, mưa nắng mà cây trâm ma không hề suy chuyển. Hơn nữa, cây rất to, nằm trong tầm đạn, pháo của giặc nhưng không mảy may thương tổn, bình yên một cách kỳ lạ. Người Pháp muốn chứng minh sức mạnh khoa học vượt qua cả điều thiêng liêng, nên lái xe tăng nhằm thẳng miếu thiêng và thân cây húc tới. Tuy nhiên, khi bánh răng xe tăng vừa lăn lên những chiếc rễ cổ thụ oằn lên trên mặt đất, chiếc xe bỗng khựng lại. Không ai hiểu vì cớ sự gì nhưng khi mở nắp hầm xe, người trong đó đều hộc máu mà chết. Từ đó, chúng không bao giờ dám bén mảng tới gần cây trâm nữa.

Đến hôm nay, nỗi ám ảnh về một cây trâm ma có sức mạnh thần bí, vẫn tồn tại trong tâm trí của nhiều người sống trong ấp. Nhiều người vẫn tin vào sự thiêng liêng của nơi từng đẩy lùi ý định xoá bỏ những điều thiêng liêng, của người dân nơi đây.

Hà Nguyễn - Ngọc Lài


Thanked by 2 Members:

#772

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/10/2013 - 05:36

NHỮNG LỜI TIÊN TRI CHÍNH XÁC 99,99% CUẢ CÁC THIỀN SƯ VIỆT

Thông qua những câu sấm truyền, nhiều thiền sư Việt Nam đã tiên đoán chính xác những sự kiện diễn ra sau hàng thế kỷ.

Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước

Thiền sư Định Không ? - 808, xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại rằng ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai.

Lời sấm truyền linh ứng sau hai trăm năm của ông, về sự ra đời của nhà Lý vẫn còn được lưu lại đến nay, nội dung như sau:

Pháp khí xuất hiện

Thập khẩu đồng chung

Tính Lý hưng long

Tam phẩm thành công

Dịch ra tiếng Việt:

Hiện ra pháp khí

Mười khẩu chuông đồng

Họ Lý hưng long

Ba phẩm thành công.

Trước khi qua đời, sư truyền lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò như sau:

- Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn.

Hơn sáu mươi năm sau, lời của ông đã linh ứng. Nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không. Một thế kỷ sau đó Đinh Tiên Hoàng 924 – 979, chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt.

Sau này, sự chấm dứt của triều Đinh 968 – 980, cũng ứng với một lời sấm không rõ tác giả, xuất hiện vào năm 974:

Đỗ Thích giết hai Đinh

Nhà Lê sinh thánh minh.

Sáu năm sau, trong bữa tiệc tối, nhân lúc vua quan say rượu, hoạn quan Đỗ Thích đã giết vua và người con cả Đinh Liễn. Sau đó Lê Hoàn nắm quyền kiểm soát triều đình và trở thành hoàng đế, mở ra thời Tiền Lê. Dưới thời của ông đất nước được thịnh trị và giành chiến thắng vẻ vang trước cuộc xâm lược của nước Tống.

Thiền sư La Quý tiên đoán sự ra đời của Nhà Lý

Thiền sư La Quý 852 – 936 là người họ Đinh, cũng được lịch sử ghi nhận với khả năng tiên tri của mình. Tương truyền, trước khi qua đời ông đã trồng cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Diên Uẩn và để lại những bài kệ:

Đại sơn long đầu khỉ

Cù vĩ ẩn châu minh

Thập bát tử định thiền

Miên thọ hiện long hình

Thổ kê thử nguyệt nội

ịnh kiên nhật xuất thanh.

Dịch là:

Đại sơn đầu rồng ngửng

Đuôi cù ẩn Châu minh

Thập bát tử định thành

Bông gạo hiện long hình

Thỏ gà trong tháng chuột

Nhất định thấy trời lên.

Do những từ “thập bát tử” ở câu số ba là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau:

Đầu rồng hiện ở núi lớn

Đuôi rồng giấu sự thịnh vượng

Họ Lý nhất định thành

Khi cây gạo hiện hình rồng

Chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột

Chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh.

Điều này ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009.

Thanked by 1 Member:

#773

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/10/2013 - 05:40

Tài tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh

Thiền sư Vạn Hạnh 938 – 1025, là người họ Nguyễn, quê ở châu Cổ Pháp Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay. Ông là vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra nhà Lý đồng thời cũng là một nhà tiên tri.

Câu chuyện nổi tiếng nhất về khả năng tiên tri của thiền sư Vạn Hạnh gắn liền với cây gạo do thiền sư La Quý trồng ở làng Diên Uẩn. Theo Đại Việt Sử Ký, vào năm 1009, cây gạo này đã bị sét đánh và hiện lên những dòng chữ như sau:

Thọ căn diễu diễu

Mộc biểu thanh thanh

Hoa đào mộc lạc

Thập bát tử thành

Đông a nhập địa

Dị mộc tái sanh

Chấn cung kiến nhật

Đoài cung ẩn tinh

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái bình.

Dịch là:

Gốc cây thăm thẳm

Ngọn cây xanh xanh

Cây hoa đào rụng

Mười tám hạt thành

Cành đông xuống đất

Cành khác lại sanh

Đông mặt trời mọc

Tây sao ẩn hình

Sáu bảy năm nữa

Thiên hạ thái bình.

Sư Vạn Hạnh đã giải đoán rằng, trong câu “Thọ căn diễu diễu” chữ “căn” là gốc, gốc là vua, chữ “diễu” đồng âm với chữ yểu, nghĩa là nhà vua Lê Long Đĩnh sẽ chết yểu.

Trong câu “Mộc biểu thanh thanh” chữ “biểu” là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ “thanh” đồng âm với chữ thịnh, nghĩa là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền.

Ở câu ba, chữ “hoa đào” ghép lại thành chữ “lê”, tức là nhà Lê sẽ sụp đổ. Ở câu bốn, ba chữ “thập bát tử” ghép lại là chữ Lý, tức là nhà Lý sẽ lên ngôi.

Trong câu “Đông a nhập địa”, chữ “đông” và chữ “a” ghép thành chữ Trần, nói về sự kế tiếp của nhà Trần sau nhà Lý. Câu “Dị mộc tái sanh” nghĩa là một họ Lê khác, Lê Lợi và nhà Hậu Lê sẽ lại nổi lên…

Qua lời sấm này, thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán chính xác những diễn biến lịch sử của dân tộc trong khoảng năm thế kỷ, từ thời Tiền Lê đến thời Hậu Lê.

Việc cây gạo bị sét đánh và hiện ra lời sấm cũng đã được thiền sư La Quý tiên đoán trước đó với câu "Miên thọ hiện long hình" (Bông gạo hiện long hình), câu thứ tư trong bài kệ năm 936 của ông.

Kiến thức

Thanked by 1 Member:

#774

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/10/2013 - 06:18

BÍ ẨN LÀNG CHÀI ĐƯỢC YỂM BUÀ

Làng chài Hải Giang, xã Nhơn Hải, Thành Phố Quy Nhơn, có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã.

Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh Sơn, nơi thờ pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi. Pho tượng có hình dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao 0,82 m, ngang 0,46 m. Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác cao 60 cm, rộng 45 cm, có mười hai dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai đọc được.

Theo ông Trương Long tám mươi mốt tuổi, ở Hải Giang, người được giao giữ chìa khóa trông coi chùa Linh Sơn, tượng Phật Lồi lộ ra từ lòng đất khi một người dân Hải Giang cày ruộng canh tác và cả làng cùng nhau lập đền để thờ. Sau nhiều lần di chuyển lên cao dần, vị trí đặt tượng ngày nay cách địa điểm phát hiện pho tượng khoảng ba trăm mét. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ đó, nay đã hơn hai trăm năm. Chùa ngày càng được mở rộng dần, người ta hiến tặng các tượng Phật, bồ tát để thờ chung với pho tượng cổ.

Ông Trương Long kể: Năm 1945, khi quân Nhật chuẩn bị rút về nước, viên sĩ quan chỉ huy quân Nhật tại Quy Nhơn dẫn một toán lính sang chùa Linh Sơn để khiêng pho tượng đi. Nhưng bọn chúng có cố đến đâu, huy động hết sức lực cũng không khiêng được pho tượng nên đành phải bỏ đi.

- Do ông hiển linh, muốn ở lại với dân làng Hải Giang nên không ai có thể dời ông đi nơi khác được. Những đối tượng trong làng bị người dân nghi ngờ có tham gia vụ trộm tượng, lần lượt nhận cái chết bất đắc kỳ tử rất thê thảm, sau đó một thời gian. Ông Long kể lại câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.

Đến năm 1999, tại Hải Giang xuất hiện vài người lạ đến phối hợp cùng một số người trong làng săn tìm đồ cổ, đồ đồng đen... Một đêm, họ phá khóa gian thờ chính điện, định khiêng tượng Phật Lồi đem đi bán, nhưng mới khiêng tượng được vài mét bỗng dưng không tài nào di chuyển được nữa. Bọn trộm dùng búa đập đứt đầu tượng Phật Lồi thì phát hiện tượng làm bằng đá xanh chứ không phải đồng đen nên bỏ đi. Sáng hôm sau, thấy tượng nằm lăn lóc bên hông chùa nên người dân khiêng vào chánh điện, dùng xi măng gắn đầu tượng lại.

Ở phía bắc làng Hải Giang, trên một khối đá nhô ra biển gần hang Bà Dăng có Hòn Đá Chữ giống hệt một tấm bia đá lớn. Hòn Đá Chữ được ngăn thành hai phần riêng biệt, một bên khắc ba hàng chữ Chăm, bên còn lại khắc 4 hàng chữ Chăm. Những dòng chữ này đã bị đục xóa hoặc bị xi măng trám lên rất mờ, càng khó nhận diện.

Có người cho rằng những dòng chữ trên vách núi chỉ dẫn đến kho báu trong hang Bà Dăng nên vào trong hang đào xới. Theo ông Trương Long, các đời trước truyền lại rằng những dòng chữ trên vách núi và trên lưng tượng Phật Lồi có mối quan hệ với nhau, đều là bùa yểm. Pho tượng được phát hiện phía nam của làng, còn các dòng chữ ở phía bắc làng nên có thể là người Chăm dùng nó để trấn yểm, bảo vệ làng Hải Giang.

Người dân Hải Giang cho rằng vùng đất mình đang sinh sống trước kia là khu vực lưu trú của người Chăm. Gần mép biển và trên ngọn núi xung quanh làng Hải Giang có dấu tích của một tường thành cổ được cho là của người Chăm xây dựng nên. Tại các khu vực như Gò Thịnh, Gò Luôn, Ụ Đầm Bé, Gò Giếng Hời... mỗi khi đào đất lên canh tác có rất nhiều gạch Chăm, bình hũ sành... Những khu vực này mùa mưa thì giữ nước dẫn đến sình lầy, mùa nắng thì khô cằn không thể canh tác được do lớp đất canh tác rất mỏng, phía bên dưới là lớp gạch của người Chăm cổ.

Chân núi dưới chùa Phật Lồi có hai ngôi mộ cổ, khoảng hơn trăm tuổi, có bia bằng chữ Hán, do dân vạn chài từ nơi khác mang đến chôn. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, hai ngôi mộ này không còn ai đến hương khói.

- Hai ngôi mộ này đã chiếm mất long mạch của Hải Giang, nên người dân trong làng làm ăn không phất lên được. Hiện hai ngôi mộ này bị đục phá, bởi ai đó muốn lấy lại long mạch cho làng Hải Giang, hoặc cũng có thể là bọn ăn trộm đồ cổ gây ra. Ông Trương Long nói.

Thanh niên

#775

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/10/2013 - 06:59

LUỒNG ĐỘC KHÍ VÀ TRẬN ĐỒ THỨC GỌI TÊN NGƯỜI TRONG MỘ

Tiếp cận được âm phần của ngôi mộ, ông Truật dùng đòn bẩy đục thủng một lỗ, thì bất ngờ có một luồng khí đen tuôn ra, xộc thẳng vào mặt, khiến ông bất tỉnh tại chỗ.

Nhưng sau lần bất cẩn đó, ông Truật khám phá ra nhiều điều. Phía sau khối hợp chất kiên cố và bề thế kia lại là tấm áo quan sơ sài, không giống với thân thế một hoàng tử con của vị vua quyền thế như ông nghĩ. Và đó là động lực để nhà khảo cổ lão thành đi tìm ngọn nguồn bí ẩn.

Sau lần cùng ông Nguyễn Văn Công, Bảo tàng Cách mạng TPHCM, phát hiện ra ngôi cổ mộ, 208 Hoàng Văn Thụ, Phường tám, Quận Phú Nhuận, với hàng chữ "Đông cung lăng", ông Truật đinh ninh sẽ trở lại khai quật nhanh nhất, khi có kinh phí.

Tuy nhiên, một thời gian sau trở lại thăm mộ thì điều đau đớn đã xảy ra, tấm bia quý bằng cẩm thạch, manh mối cuối cùng để tìm danh tính người trong mộ đã bị bọn trộm cổ vật đào nhổ đi mất. Và như thế, việc chứng minh người dưới mộ là Hoàng tử Đông cung Nguyễn Phúc Cảnh như ông lờ mờ đoán định từ trước đến nay trở nên khó khăn vạn lần.

Những năm sau đó, phần vì công việc, phần lại thiếu kinh phí nên câu chuyện về "Đông cung lăng" của ông Truật đành tạm gác lại. Nhưng vào tháng 10.1992 một sự kiện vô tình đã đánh thức ký ức của ông, trong khi chờ đợi bàn tay của nhà khảo cổ thì ngôi mộ bị một đơn vị xây dựng ủi phá để giải phóng mặt bằng. Được tin báo, ông tức tốc chạy tới thì hỡi ôi, đám công nhân tay cuốc, tay búa, người cưa cây, kẻ lái máy xúc…phá, ủi gần như tan tành kiến trúc dương phần của ngôi mộ.

Trước cảnh đau lòng đó, ông Truật chỉ còn cách cấp báo lên Viện KHXH-NV để nhờ can thiệp. Lúc này Viện mới xin ý kiến của UBND TPHCM và cử ông Truật lên kế hoạch tổ chức khai quật gấp, nhằm cứu vãn trước khi mộ bị phá hỏng hoàn toàn.

Nhưng trong cái rủi có cái may, khi kiểm tra thì kiến trúc âm phần của ngôi mộ vẫn còn nguyên, như thế vẫn còn hi vọng để ông nghiên cứu. Một kíp cộng sự, cùng trang thiết bị cần thiết như: Bộ phận họa đồ, phong thủy, chuyên viên giải mã, bác sỹ giải phẫu, cấp cứu... do kíp trưởng khai quật là ông Đỗ Đình Truật bắt tay ngay vào cuộc.

Khi kíp khảo cổ của ông Truật bóc hết dương phần ngôi mộ thì âm phần lộ dần, đó là khối hợp chất hình hộp khá bề thế rộng 2,2m, dài 2,8m, vững chãi. Thế nhưng, khi ông cho toán công nhân dùng búa, thậm chí máy xúc ủi, đục thì khối hợp chất không hề hấn. Hơn nửa ngày trôi qua, công việc vẫn không hề tiến triển.

#776

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/10/2013 - 07:04

Ông Truật phân tích:

- Mộ cổ Nam bộ thường được đúc bằng hỗn hợp giữa cát và mật ong trộn đều theo tỷ lệ nhất định, hàng trăm năm không hư hỏng và thấm nước. Điều đáng nói là loại hợp chất này khi bị tác dụng, lực không tỏa đối tâm như ở đá nên rất khó phá, muốn phá phải dùng mẹo. Kinh nghiệm cho thấy, dù bền nhưng phần đấy của mộ hợp chất thường có độ ẩm cao hơn nên độ liên kết thấp hơn. Phải tìm ra điểm yếu đó mới có thể phá được hoàn toàn khối hợp chất, tiếp cận được phần áo quan bên trong.

Gần tròn một ngày kíp thợ đánh vật với khối hợp chất, nhưng vẫn không bóc được một ly nào. Cho đến lúc trời bóng xế thì bất ngờ một tay thợ từ dưới hào mộ hét lên vui mừng: "Đã tiếp cận được áo quan rồi. Mọi người nhìn chiếc đòn bẩy cắm sâu vào bên trong khối hợp chất mừng rỡ.

Lúc này, nhiệm vụ còn lại là của nhà khảo cổ. Ông Truật thận trọng bước xuống đắn đo quan sát, bàn tay cầm chiếc đòn bẩy cẩn trọng từ từ rút nhẹ ra. Nhưng khi tuốt được hoàn toàn chiếc đòn sắt thì bất ngờ có một luồng khí độc đen ngòm, to như vạt chiếu, mùi hắc phun mạnh từ trong mộ dội thẳng vào mặt, làm ông bất tỉnh tại chỗ.

Cảnh tượng đó làm kíp khai quật và dân chúng hiếu kỳ một phen hú hồn, mặt ai nấy tái mét chạy toán loạn không dám bén mảng tới gần. Nhiều người cho rằng âm khí thoát ra, quỷ ma trong mộ hiện hình. Duy chỉ còn lại vị bác sỹ lão thành là giáo sư Phan Bảo Khánh, lúc đó là Trưởng khoa giải phẫu đại học Y dược TPHCM đứng lại. Bác sĩ Khánh bình tĩnh gọi người kéo ông Truật từ dưới hào lên, tiêm tức tốc hai mũi thuốc. Mười lăm phút sau thì ông Truật tỉnh.

Vị bác sỹ cho rằng ông Truật bị trúng luồng khí độc tích tụ hàng trăm năm, do hợp chất bịt kín không lối thoát, chỉ cần dưỡng sức thì sẽ trở lại bình thường. Nhìn mặt trời lùi về đằng Tây, kíp thợ tạm dừng, cử bảo vệ ở lại canh gác hiện trường, dự tính ngày hôm sau trưởng đoàn khai quật khỏe lại sẽ tiếp tục làm việc.

Đời làm khảo cổ, khai quật vô số mộ cổ hợp chất, nhưng có lẽ đây là ngôi mộ lạ lùng nhất mà ông Truật gặp. Trong đó việc bị khí độc hạ gục ngay bên miệng hố là lần đầu tiên ông gặp phải. Ông Truật bảo, ngôi mộ mà ông đang khai quật lượng khí tích tụ rất lớn và mạnh. Điều này cho thấy có gì đó bất thường ở đây. Độc khí lớn là do các chất dùng để ướp xác như vôi bột và một số chất độc mạnh dùng khử vi khuẩn trong quan tài sinh ra.



#777

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/10/2013 - 07:05

Ngày hôm sau công việc lại tiếp tục, nhưng để phòng bất trắc, lần này ông Truật dùng gà để thăm dò. Nếu cho gà vào bên trong, lôi ra còn khỏe, có nghĩa độc khí đã bay hẳn và ngược lại. Đích thân ông Truật dùng búa đập rỗng một lỗ to, rồi buộc dây vào chân một con gà trống, đẩy vào. Tiếp đến là thêm một con mái và một con gà con. Khoảng năm phút sau ông lần lượt kéo ra thì thấy chúng vẫn khỏe bình thường.

Như vậy có thể thấy độc khí đã thoát hết, công việc lại tiếp tục. Khi đám thợ cạy hết được toàn bộ khối hợp chất 10m3 ra thì lộ một bộ áo quan dài 1,8m, rộng 0,8m, cao 0,9m. Ông Truật nhận thấy nó nhỏ một cách bất thường so với kiến trúc đồ sộ của ngôi mộ.

Và nếu như thế, nó không hề khác bộ áo quan của hạng thường dân. Bao nhiêu giả định chủ nhân là một vị Hoàng tử Đông cung bắt đầu bị lung lay. Trong cái màu vàng vọt của buổi chiều muộn, khuôn mặt nhà khảo cổ đăm chiêu, bộ râu bạc trắng im phăng phắc. Cần có hướng tiếp cận mới, ông Truật phải dùng Kinh dịch lấy thông tin, mong sao có chút manh mối về người trong mộ.

Xin nói thêm, việc dùng Kinh dịch để giải mã bí ẩn về danh tính người trong mộ được ông Truật áp dụng từ trước đến nay rất nhiều. Ông là nhà khoa học khá am hiểu Kinh dịch và vận dụng nó một cách hiệu quả trong ngành khảo cổ. Ông phân tích:

- Ngày tôi và giáo sư Trần Văn Giáp công tác ở bên Trung Quốc, cụ Giáp có khuyên, nếu muốn theo ngành khảo cổ thì nên học bằng được Kinh dịch, vì đó là tàng thư cổ huyền diệu, là ngọn nguồn tinh hoa của triết học phương Đông. Trong đó một hạt bụi không nằm ngoài quy luật của Bát quái trong Kinh dịch.

Trở lại vấn đề ngôi mộ, ông Truật dùng bốn bó nhang lớn cắm ở bốn góc mộ, đó là "tín hiệu để liên lạc với cõi âm". Sau khi ngồi "thiền" để thu khí trong mộ và khí của ông hòa nhập, cuối cùng một đồ thức đã lập xong. Bằng kiến thức vốn có về Kinh dịch, ông Truật đọc ngay được đồ thức là "Thủy Thiên Nhu".

Sách Kinh dịch có nói, Thủy Thiên Nhu là sự nhu thuận, có nghĩa là còn non, còn trẻ, đang trong thời kỳ phải chăm sóc, cũng có nghĩa là nhu nhược, hèn yếu cần phải chờ đợi rồi sẽ hiện rõ. Ý nói, người trong mộ là một người còn non trẻ, chết non, thân phận nhu nhược.... Vô số nghi vấn dậy lên trong đầu nhà khảo cổ lão thành. Mọi người không hiểu ông Truật đang làm gì, nhưng ông gần như biết rõ thân phận của người nằm trong mộ là ai?

#778

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/10/2013 - 07:06

Được xem là người duy nhất dùng Kinh dịch giải mã bí ẩn trong mộ

Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật cho rằng, Kinh dịch không phải là cái gì đó xa lạ, mà thực sự là khoa học, nếu biết vận dụng. Một trong những điều huyền bí của Kinh dịch là có thể dùng nó để làm kim chỉ nam cho một sự việc, sự vật, vấn đề...trong tương lai mà chúng ta chưa nắm bắt được. Nó theo nguyên tắc "hữu vật, hữu khí", tức có vật ắt có khí.

Nếu ta nắm được cái khí ấy thì sẽ biết được mộ phần của vật chất đó thông qua một công thức ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Các khí này giúp ta xây dựng một đồ thức của Chu dịch mà dân gian gọi là "dịch quẻ".

Cuộc đời làm khảo cổ ông Truật đã dùng nó rất thành công. Ông được xem là người duy nhất dùng Kinh dịch để giải mã những bí ẩn mộ và thu được hiệu quả hơn cả mong đợi.

Kỳ Anh

Thanked by 1 Member:

#779

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 23/10/2013 - 08:49

KỲ BÍ THẦN RẮN HỘ PHÁP NAGAR PHUN LỬA TRÊN DÒNG MEKONG ĐỂ CHÀO MỪNG MUÀ CHAY KẾT THÚC

Người dân hai bên bờ sông Mekong nói rằng, hiện tượng này có lâu lắm rồi, những quả cầu lửa phun lên từ dòng sông là do Thần rắn huyền thoại Nagar, phun lửa lên bầu trời để chào mừng mùa chay kết thúc.

Được nghe nhiều câu chuyện về những "quả cầu lửa" từ dưới mặt nước sông Mekong phụt lên đúng ngày 15 tháng 11 Phật lịch của Lào, ngày mùa chay ở Lào kết thúc, nhưng hôm nay chúng tôi mới có dịp chứng kiến.

Hòa cùng người Lào, chúng tôi có mặt tại Pakngum, cách thủ đô Vientiane khoảng sáu chục km, để chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên dòng Mekong. Tại Pakngum, các nhà sư, khách du lịch nước ngoài đã ngồi chật kín một đoạn bờ sông dài khoảng hai km, để chờ đợi những quả cầu lửa xuất hiện từ dòng sông.

Đúng như những gì lan truyền, khoảng bảy giờ tối, giờ bắt đầu có những “cầu lửa” lác đác ở phía xa. Cầu lửa” phụt từ dòng sông lên khá nhanh, hòa vào trong ánh sáng của đèn trời tạo nên một quầng sáng khá huyền ảo. Người dân hai bên bờ sông Mekong nói rằng, hiện tượng này có lâu lắm rồi, những quả cầu lửa phun lên từ dòng sông là do Thần rắn huyền thoại Nagar, phun lửa lên bầu trời để chào mừng mùa chay kết thúc.

Đối với người Lào, Thần rắn Nagar được coi là biểu tượng của sự linh thiêng. Vào mùa khô hạn, dân không có nước cày cấy, Thần Nagar thường nổi lên giữa dòng Mekong phun nước gọi trời mưa, đúng dịp Tết Lào. Khi mùa mưa kết thúc, Thần rắn Nagar phụt lửa chào mừng.

Còn một số nhà nghiên cứu thì cho rằng hiện tượng nói trên có thể do sự tiếp xúc của hơi khí tự nhiên, thoát ra từ lòng nước với ánh sáng trăng sáng nhất trong năm.

Hoàng Chương - Vientiane

Thanked by 2 Members:

#780

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 26/10/2013 - 01:17

CÂY THỊ KỲ LẠ Ở QUẢNG NINH

Mọi máy ủi, máy xúc cứ đến gần định triệt hạ cây thị, thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng...

Nhiều năm nay, du khách đi qua khu vực trung tâm thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, đều không khỏi tò mò đặt câu hỏi vì sao trước Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao thành phố, lại có một cây thị lù lù án ngữ. Lạ một điều là khu vực trước đây đầy bóng cây xanh, nhưng kể từ khi quy hoạch thì chỉ duy nhất cây thị này là không ai dám đụng đến, nay nằm chơ vơ giữa bãi đất trống thênh thang.

Câu chuyện bắt đầu từ hơn mười năm trước đây, ngày ấy khu vực còn xum xuê những cây cổ thụ tựa như một cánh rừng. Ông Lê Việt Cường, Phó Giám đốc trung tâm cho biết, tại khu đất định xây dựng nhiều công trình lớn này, máy móc ầm ào san bằng mọi chướng ngại vật, mọi cây cổ thụ đều đã được di dời, nhưng riêng cây thị thì có vấn đề.

Máy ủi, máy xúc cứ đến gần định triệt hạ cây, thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng. Chuyện lạ này lặp đi lặp lại nhiều lần, đến khi cả khu vực đã hóa thành bãi đất trống thì riêng cây thị vẫn kiên cường bám trụ. Bỏ phương án dùng máy móc di dời cây, người ta thuê nhân công chặt gốc, nhưng có cho vàng cũng không ai dám làm. Cuộc chiến giữa cây và máy tiếp tục giằng co, cơ quan chức năng tiếp tục nhiều lần điều máy móc đến thì những chuyện lạ nêu trên cứ lặp lại.

- Chỉ riêng trong năm 2011, chúng tôi đã ba lần định di dời cây, một lần đầu năm, hai lần giữa năm nhưng lần nào cũng thế, cứ tiến đến gần cây là tự dưng máy… sinh bệnh. Ông Cường nói.

Ông Bùi Bá Quảng, Giám đốc Trung tâm xác nhận sự việc:

- Một số cây cổ thụ lớn hơn cây thị rất nhiều đã được di dời đi nơi khác, nhưng riêng cây thị thì bất di bất dịch. Người ta tuân thủ nguyên tắc có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nên đã thắp hương xin cây nhiều lần, nhưng thần cây có lẽ không chấp nhận. Lúc đầu chúng tôi cho rằng xe hỏng là do máy móc hoặc có vấn đề từ người lái xe. Chúng thôi đã khắc phục bằng cách thay xe nhiều lần, đổi lái xe liên tục, vậy mà xe vẫn không sao đến gần được. Nếu có đến gần thì bỗng nhiên chết máy, nhưng khi đưa xe đến khu vực khác làm việc thì lại nổ ầm ầm bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Vẫn lời ông Quảng, theo lời vị giám đốc này, thậm chí còn có lần xe đứt hẳn xích, khiến người ta phải thay toàn bộ xích mới cho xe. Có lần người lái xe hoa mắt, khi đến gần cây bỗng nhiên rời vô lăng nhảy xuống đất ra về. Có người lái xe sau khi không tấn công được cây, thì hoảng sợ nhất quyết xin chuyển công trình.

- Vậy tương lai của cây thị sẽ ra sao?

- Chúng tôi đành thống nhất giữ nguyên cây thị ở vị trí đó. Ông Giám đốc trả lời.



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |