Jump to content

Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#751 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:06

Bấy giờ, vua Lý Nhân Tông không có con trai nối dõi nên rất lo buồn, một viên quan ở Thanh Hóa dâng sớ về tâu rằng:

- Tại vùng ven biển của xứ có một đứa trẻ kỳ lạ khác thường, mới lên ba tuổi mà nói nhiều điều vượt trội, tự xưng là thần đồng và cho mình là con vua, người người cho là linh dị mới gọi tên hiệu Giác Hoàng.

Vua liền sai người đi dò xét, thấy đúng như lời tâu mới đưa đứa trẻ kia về kinh đô cho ở tại chùa Báo Thiên. Thấy nó mặt mũi khôi ngô, thông minh xuất chúng, vua rất yêu mến, muốn lập làm Thái tử. Cả triều đình đều can gián:

- Đứa trẻ này thông minh linh dị phải để nó thác sinh vào cung cấm mới nối ngôi Hoàng đế được.

ua nghe theo sai lập đàn làm lễ tế cúng trong bảy ngày bảy đêm, cầu phép thác sinh hoàng tử. Từ Đạo Hạnh khi ấy đoán biết đứa trẻ kia là Đại Diệu thác sinh, mới bảo người chị:

- Đứa bé đó là một tên sát nhân thác sinh muốn lên làm vua, ta phải ra tay ngăn trừ để tránh hậu hoạ cho nước nhà.

Nói rồi liền làm một đạo bùa cùng mấy hạt châu đã làm phép đưa cho chị và dặn giả làm người đến xem lễ rồi tìm cách dán lá bùa vào một chỗ trong đàn tế và rắc hạt châu quanh đó. Đến ngày làm lễ thứ ba, khi các đạo sĩ đang cúng tế thì Giác Hoàng bỗng thấy như bị lửa đốt rồi la lên rằng:

- Khắp mọi nơi đều thấy toàn lưới sắt bao vây cả, ta chẳng còn lối nào mà thác sinh được vào cung vua?

Không lâu sau Giác Hoàng bị bệnh ngày một nguy kịch rồi chết. Vua Lý Nhân Tông cho tra xét, biết sư Từ Đạo Hạnh đã làm phép yểm liền sai bắt giam rồi cho gọi các quan đại thần vào cung cùng bàn nghị định tội. Lúc ấy em vua là Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Đạo Hạnh thấy vậy mới nói:

- Nếu Ngài có lòng cứu cho tôi được khỏi tội thì tôi sẽ thác sinh vào cung để trả ơn.

Sùng Hiền Hầu không có con, nghe thế liền nhận lời ngay. Tới khi bàn việc trị tội Từ Đạo Hạnh, các quan đều nói:

- Bệ hạ chưa có hoàng tử nên cầu cho Giác Hoàng được thác sinh vào cung mà Từ Lộ lại dám làm phép để ngăn trở thì đáng phải tội chết.

Sùng Hiền Hầu thì tâu bàn theo hướng khác:

- Nếu Giác Hoàng quả là bậc linh dị thì sao Từ Lộ (tức Từ Đạo Hạnh) làm phép lại không có phép gì để giải cứu được, có phải là Giác Hoàng còn kém tài Từ Lộ xa không? Thần trộm nghĩ bệ hạ nên tha tội cho Từ Lộ để bắt Lộ phải thác sinh vào cung thì tốt hơn.

Vua ngẫm nghĩ cho là phải, ra lệnh tha cho, Từ Đạo Hạnh đến gặp Sùng Hiền Hầu tạ ơn cứu mạng và dặn rằng:

- Nếu phu nhân có thai, khi sắp lâm bồn thì Ngài hãy báo ngay cho tôi biết.



Thanked by 1 Member:

#752 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:09

Mấy tháng sau, vợ Sùng Hiền Hầu là Đỗ phu nhân có thai, đến khi lâm bồn, đau bụng quằn quại mấy ngày chưa sinh được, ông vội sai người đến núi Phật Tích báo tin. Từ Đạo Hạnh liền tắm rửa sạch sẽ rồi vào trong ghềnh núi thoát xác lại mà chết, đồng thời khi ấy Đỗ phu nhân trở dạ sinh một con trai.

Sùng Hiền Hầu và mọi người trong gia đình đều vô cùng mừng rỡ mới đặt tên là Lý Dương Hoán. Điều kỳ lạ là đứa trẻ mỗi ngày một khác, chưa học hành gì mà đầu óc đã sáng láng, càng lớn càng đẹp người và có nhiều tài lạ. Khi được ba tuổi thì Lý Nhân Tông đưa vào cung nuôi dạy và nhận làm con nuôi, rồi cho lập làm Hoàng thái tử.

Tháng 12 năm Đinh Mùi 1127 Lý Nhân Tông mất, Hoàng Thái tử (tức là hậu thân của Từ Lộ thác sinh) nối ngôi, trở thành vua Lý Thần Tông. Năm Lý Thần Tông hai mươi mốt tuổi, bỗng nhiên mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, trên người mọc lông, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn, gầm gừ, gào thét, tiếng kêu đau đớn như tiếng cọp gầm rú, nghe rất là kinh khiếp, đáng sợ.

Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua vào đó rồi cho người đi tìm các danh y trong nước về kinh chữa bệnh cho vua, đến kể hàng ngàn hàng vạn nhưng đều chịu khoanh tay, bất lực. Khi ấy có đứa bé hát rằng:

- Nước có Lý Thần Tông,

Triều đình muôn việc thông.

Muốn chữa bệnh thiên hạ,

Cần được Nguyễn Minh Không.


#753 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:11

Câu hát đó được truyền vào cung, người trong hoàng tộc cùng các đại thần bàn bạc rồi sai quân lính đi dò la tin tức khắp nơi thì biết còn có những câu hát khác.

Tập tầm vông!

Có ông Nguyễn Minh Không

Chữa cho vua khỏi hoá

Tập tầm vá!

Muốn chữa vua khỏi hoá

Phải đón Nguyễn Minh Không.

Lại có câu rằng:

Nam bắc hữu đông tây

Hải để trực tiềm long

Nan y thiên tư bệnh

Tu đãi Nguyễn Minh Không.

Nghĩa là:

Nam bắc có tây đông

Đáy bể ẩn có rồng

Vua mắc bệnh khó chữa

Hãy đợi Nguyễn Minh Không.

Triều đình cho rằng đây là điềm báo có người sẽ chữa khỏi bệnh cho vua, bèn sai quan chỉ huy đi đón nhà sư Nguyễn Minh Không. Khi quan quân đến am, nhà sư cười bảo:

- Đến mời bần tăng, chắc không ngoài việc cứu cọp đó ư?

Quan chỉ huy kinh ngạc hỏi:

- Thật kỳ lạ! Sao đại sư sớm biết trước được vậy?

Sư nói:

- Ta đã biết việc này trước ba mươi năm.


#754 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:16

Khi về đến kinh đô, Nguyễn Minh Không được dẫn vào cung, lúc ấy đang có mặt đông đủ các danh y của triều đình và các phủ, trấn; thấy một nhà sư dáng vẻ quê mùa, họ liền tỏ thái độ khinh khỉnh, biểu lộ ra cả nét mặt và không thèm đáp lại câu chào của ông.

Nguyễn Minh Không bèn lấy một chiếc đinh lớn dài hơn năm tấc đóng vào cột điện, nói lớn rằng:

- Vị nào nhổ được đinh này hãy nói chuyện chữa bệnh.

Nói như vậy hai ba lần, không có ai dám nhổ, nhà sư bèn lấy hai ngón tay trái mà nhổ, đinh bật phăng ra, mọi người đều lấy làm kinh phục. Khi vào chỗ vua nằm, ông nói với các đại thần:

- Các ngài hãy cho mang đem vạc dầu lại đây, trong đó để một trăm cây kim và nấu cho sôi rồi đưa cũi vua lại gần. Ngoài ra mang cho tôi thêm một cành hoè.

Sau đó nhà sư nhìn vua rồi nói lớn:

- Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?

Vua nghe thế đang gầm gừ bỗng nhiên run lên cầm cập, Nguyễn Minh Không liền dùng tay khoắng vào vạc dầu sôi bốn lần, lấy trăm cây kim găm vào thân vua và nói tiếp:

- Quý là trời.

Vừa nói vừa cầm cành hoè nhúng vào dầu sôi, rảy đều khắp mình nhà vua. Lạ thay, chỉ trong nháy mắt lông lá trên người Lý Thần Tông tự nhiên rụng hết, chẳng còn tiếng gầm gừ, cũng không còn run sợ như lúc trước. Nét mặt nhà vui tươi tỉnh dần lên, giọng nói cũng trở lại bình thường, thân thể hoàn phục như cũ.

Sau đó, để thưởng công, Lý Thần Tông phong cho Minh Không làm quốc sư, lại ban trăm cân vàng và trăm khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa. Sau khi khỏi bệnh, Lý Thần Tông làm vua đến ngày 26 tháng 9 Mậu Ngọ 1138 vua qua đời ở điện Vĩnh Quang, ở ngôi mười năm, thọ hai mươi hai tuổi.



Thanked by 1 Member:

#755 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:20

Kiếp sau của vua đầu thai thành một người ăn mày khổ sở, người ăn mày đó già yếu mà chết, lại đầu thai thành vua Lê Thần Tông. Trong sách Tang thương ngẫu lục có viết rằng:

"Vua Kính Tông hồi tiên triều (triều Lê), ở ngôi lâu năm mà chưa sinh hoàng nam để lập làm Thái tử, thường cầu khấn trời đất, quỷ thần mãi. Rồi hoàng hậu Trịnh thị có mang, ngày lên giường cữ mãi chưa sinh được, lòng vua lo lắng. Chợt vua chiêm bao thấy có người bảo:

- Hoàng tử còn ở chợ Báo Thiên, hậu cung đã sinh mau sao được!

Tỉnh dậy vua sai nội giám thử ra chợ ấy dò xem. Bấy giờ vừa tang tảng sáng, chợ vắng tanh chưa có ai. Nội giám chỉ thấy dưới gầm phản hàng thịt có lão ăn mày, tóc bạc phơ, tuổi chừng tám mươi mốt, tám mươi hai, đang ngắc ngoải chờ chết. Nội giám vội chạy về tâu. Vua lại sai ra hỏi xem. Đến sáng thì lão ăn mày chết. Giữa lúc ấy trong cung, hoàng hậu sinh hoàng tử.

Hoàng tử lớn lên nối ngôi, tức Thần Tông. Khi ở ngôi, lấy ngày sinh làm tiết Thọ Dương, hàng năm đến ngày ấy, nhà chức trách dựng hành tại chợ Báo Thiên; bộ Lễ sắm xe giá tán quạt, đến hành tại rước hai cây thiên tuế, vạn tuế làm bằng trúc về cung; các quan ở tòa Kinh diên lại rước hai cây ấy đi quanh giường ngự ba vòng, chúc Hoàng đế sống lâu muôn tuổi.

Lễ cử hành xong, vua ngự ở điện Vạn Thọ, nhận lễ chầu mừng, ban yến ở sân điện. Các triều vua sau cũng theo như thế, gọi là lễ Khánh Thọ bảo thần. Vua sinh được bốn con là: Chân Tông, Huyền Tông, Gia Tông, Hy Tông, đều nối ngôi thiên tử, phúc thọ vào bậc nhất đời Trung Hưng.

Khoảng năm Vĩnh Hựu 1735-1740, vua Ý Tông thường chế hạc gỗ và lực sĩ Chiêm Thành (người phỗng) dâng cúng trước tượng thờ vua Lý Thần Tông tại chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích (núi Thầy), vì tương truyền hậu thân của Lý Thần Tông tức là vua Thần Tông triều Lê."

Xét thuyết tiền thân, hậu thân là xuất tự kinh điển nhà Phật, người quân tử chẳng hề nói đến. Quả là có chuyện ấy thật thì tiền thân vua Lý Thần Tông là thầy tu Từ Đạo Hạnh, hậu thân là lão già ở chợ Báo Thiên, lại hậu thân là vua Thần Tông triều Lê. Một ông sư, một lão ăn mày, tái sinh vào bậc đế vương, khiến người đời không thể hiểu nổi.

Lê Thái Dũng

Thanked by 1 Member:

#756 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:28

LẠ LÙNG LÝ THÁNH TÔNG PHONG THẦN CHO KHÚC GỖ

Phong một khúc gỗ làm thần quả là chuyện kỳ lạ ít ai hay trong số nhiều câu chuyện và giai thoại thú vị về hoàng đế Lý Thánh Tông.

Lý Thánh Tông tên húy là Lý Nhật Tôn, lên ngôi ngày 01 tháng 10 năm Giáp Ngọ 1054, làm vua đến ngày Canh Dần, tháng Giêng năm Nhâm Tý 1072 thì qua đời tại điện Hội Tiên, ở ngôi mười tám năm, thọ bốn mươi chín tuổi. Sử sách đánh giá ông là một trong những vị vua giỏi của triều Lý, đã để lại nhiều dấu ấn trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa và nông nghiệp, được sử sách đánh giá là vị vua:

“khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về người xa, yên ủi người gần, đặt khoa Bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, có thể gọi là bậc vua tốt” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Xung quanh cuộc đời của Lý Thánh Tông có nhiều câu chuyện lạ. Theo chính sử năm Kỷ Dậu 1069, vua thân chinh cùng Thái uý Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, chính trong chuyến đi này đã xảy ra hai câu chuyện huyền ảo trên sông biển mà dã sử truyền tụng lại.




#757 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:31

Tương truyền, khi đoàn binh thuyền của Lý Thánh Tông đến cửa biển Thần Phù, nay thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thì gặp gió to sóng dữ, không đi được. Khi đó vua lên bờ thì thấy một toà miếu cổ bên sông cầu đảo, hỏi chuyện dân chúng thì được biết miếu thờ một đạo sĩ có phép thuật cao cường, thời trước giúp vua Hùng vượt biển nên được khi mất, vua Hùng cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là “Áp Lãng Chân Nhân” (người dẹp yên được sóng dữ).

Lý Thánh Tông liền vào đền cầu đảo xin giúp. Đêm đó thần báo mộng cho vua rằng:

- Nhà vua có phúc lớn, tôi xin giữ gìn an toàn. Ngày mai hãy cho tiến quân, chớ có lo sợ.

Đêm hôm ấy gió bắt đầu lặng, đến sáng vua cho đoàn thuyền nhổ neo, ra đến ngoài khơi xa thì thấy những đợt sóng cao như núi, ai ai cũng kinh sợ nhưng thuyền bè vẫn êm ả như không. Quan quân nhìn thấy một vị đạo sĩ người hạc tóc tiên đang đi trên mặt nước, lúc ở phía trước, lúc ở phía sau, đi đến đâu sóng yên đến đó.

Khi thắng trận trở về, nhớ ơn thần phù trợ, vua Lý Thánh Tông ban chiếu phong thêm mỹ tự cho thần tám chữ là:

“Thị uy, Phục viễn, thần công, đại vương”.

Tiến sâu hơn nữa, đoàn quân đến được cửa Hàn thì lại gặp mưa lớn, sóng mạnh như muốn nhấn chìm đoàn chiến thuyền. Nhà vua lo lắng suy tính, mệt quá gục xuống bàn thiếp đi. Trong lúc mơ màng, vua thấy một người con gái dung nhan vô cùng xinh đẹp, đoan trang đến trước mặt mình nói:

- Thiếp là thần ở nước Nam, thác sinh vào cây ở chốn mây nước này đã lâu. Nay gặp được bệ hạ nên rất lấy làm thỏa nguyện, biết Người đi đánh giặc, vậy xin theo phù giúp tới ngày chiến thắng sẽ lại đến bái yết.

Nói xong thì biến mất. Nhà vua giật mình tỉnh dậy, kể lại cho quần thần nghe về giấc mộng của mình, có nhà sư hiệu là Huệ Lâm bước ra nói:

- Vị thần đó nói thác sinh vào cây ở nơi mây nước, vậy xin bệ hạ cho người tìm quanh các đám cây, bụi cỏ ven sông này, biết đâu lại tìm được.

Quân lính được cử đi tìm khắp trên bờ, dưới bãi sông, sau thấy một khúc gỗ rất giống hình một người con gái bèn mang về tâu trình. Vua nhìn thì thấy hao hao dáng người gặp trong mộng bèn phong hiệu là Hậu Thổ phu nhân rồi cho đặt khúc gỗ lên bàn thờ trong thuyền rồng.

Từ ấy sóng yên, biển lặng, đoàn thuyền đi nhẹ vun vút trên mặt nước. Trong trận chiến đánh giặc, như được phù giúp, quân nhà Lý tinh thần hăng hái, phá trận công thành thu được thắng lợi lớn. Trên đường dẫn quân trở về, khi đến bến sông cũ, Lý Thánh Tông sai dừng lại định cho lập đền thờ thần bên bờ sông.




Thanked by 1 Member:

#758 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:34

Bỗng nhiên lại thấy sóng cuộn, gió nổi ầm ầm. Nhà sư Huệ Lâm liền tâu:

- Có lẽ thần không thuận việc này, theo bần tăng thì bệ hạ nên rước khúc gỗ về Thăng Long dựng đền thờ ở trong kinh thành.

Vua nghe vậy bèn nói:

- Thần có công phù trợ đại quân, nay ta sẽ theo lời của đại sư.

Nhà vua vừa dứt lời thì lập tức mây đen tan biến, sóng gió lặng yên. Ai lấy đều cho đó là điềm lạ. Khi về tới kinh đô, vua liền sai người chọn đất dựng đền thờ thần ở làng Yên Lãng và phong làm Hậu Thổ nguyên quân; dân gian thường gọi là bà Cây.

Ngôi đền rất linh ứng, cầu khấn rất ứng nghiệm. Đến đời Lý Anh Tông, trời làm hạn hán, dân bị mất mùa, vua bèn lập đàn ở Nam Giao để tế trời, cầu thần làm chủ đàn, thần liền báo mộng cho nhà vua biết rằng có thần Câu Mang, là quân bản bộ của thần chuyên lo việc làm mưa.

Vua Lý Anh Tông rất vui mừng liền sắc phong thần Câu Mang coi về mùa xuân, được xếp hàng ở bậc dưới Hậu Thổ nguyên quân, từ đó về sau phàm lễ mùa xuân rồi, phải đem con trâu bằng đất để ở dưới đền thờ; tục lệ ấy vẫn còn truyền mãi đến sau này.

Hiện nay tại Hà Nội, nơi thờ chính Hậu Thổ nguyên quân là đình Ứng Thiên ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa; đình còn gọi là đình Hậu Thổ, đình Nhà Bà. Còn trong tín ngưỡng dân gian, ở một số bài văn khấn, đều có nhắc đến danh hiệu Hậu Thổ nguyên quân như văn khấn lễ hồi hoàn địa mạch.

Như vậy vị thần này chính là thần Đất, sách Báo Cực chép rằng: Nguyên Quân tức là Nam Quốc Chủ Đại Địa Thần, hàng năm vào ngày 18 tháng 10 âm lịch có lễ cúng vì ngày này được coi là ngày hoá của Thánh Mẫu Địa. Trải qua các đời, thần đều được gia phong và được công nhận là vị thần có công với dân. Một đôi câu đối còn lưu ở đình đã nói lên điều này:

Sơn mộc thê thần, y phục đạm trang kinh đế mộng

Hải môn hiển ứng, phong đào tinh thiếp hộ vương sư.

Nghĩa là:

Gỗ rừng, tạc tượng thần trang điểm áo quần như trong mộng

Cửa biển hiển thánh, dẹp yên sóng gió giúp thuận vua.

Phong một khúc gỗ làm thần quả là một chuyện kỳ lạ ít ai hay trong số nhiều câu chuyện và giai thoại về hoàng đế Lý Thánh Tông, người được ca ngợi là “bậc vua hiền nối đức” (Việt giám thông khảo tổng luận).

Lê Thái Dũng

Thanked by 1 Member:

#759 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:43

NHỮNG CHUYỆN LẠ LÙNG VỀ GIẾNG MA HÀ TĨNH

Giếng cổ ma quái này được nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Hà Tĩnh, tình cờ phát hiện cách đây ít lâu sau một chuyến khảo sát khu di tích ở xóm Hữu Quyền, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên. Theo người dân địa phương thì giếng mà nhóm nghiên cứu phát hiện ẩn chứa rất nhiều hiện tượng lạ lùng, khó lý giải...

Giếng ma ở xóm Hữu Quyền có tên gọi là giếng Chòm. Từ trước đến nay, ở làng Hữu Quyền có 3 chiếc giếng cổ, đó là giếng Chòm, giếng Đá và giếng Thềm. Ba giếng này tạo thành một hình tam giác án ngữ ba góc của làng, cả ba đều có kiểu cấu trúc như nhau là hình vuông, sâu khoảng ba, bốn mét, rộng hai mét, xung quanh được ốp những phiến gỗ quí, qua nhiều thế kỷ mà vẫn cứng như đá, đen như than. Tuy nhiên, giếng Thềm và giếng Đá không thấy khắc những ký tự lạ trên gỗ như ở giếng Chòm.

Theo bà Bùi Thị Tứ, ở làng Hữu Quyền thì giếng Chòm ẩn chứa rất nhiều điều kỳ quái. Mấy năm về trước, đêm nào giếng cũng phát ra tiếng động lạ giống như người múc nước. Quá lạ lùng, nhiều người đã rình mò xem có người nào múc nước đêm khuya hay không, thế nhưng không phát hiện được người nào, trong khi tiếng kẽo kẹt múc nước thì vẫn cứ đều đều phát ra khiến nhiều người run sợ. Đặc biệt, tiếng kêu này chỉ phát ra vào ban đêm, còn ban ngày thì yên ắng.

Ông Trần Hữu Minh, Phó thôn Hữu Quyền cho biết:

- Trước đây, gia đình tôi có bà o chết đuối tại giếng Chòm, lúc đó bà ấy đi cắt cỏ trâu hay làm đồng gì đó rồi qua giếng rửa chân, nhưng không rõ làm sao mà lại bị rơi thẳng xuống giếng rồi chết ở đó. Sau đó dân làng phải thắp hương, làm lễ cúng thì mới vớt được xác bà o lên đem đi chôn cất. Cũng có người cho rằng chuyện này là do ma làm, nhưng chúng tôi thì không tin lắm.

Dẫn chúng tôi đến giếng Chòm, ông Trần Hữu Đạt, Trưởng thôn Hữu Quyền trầm trồ rằng:

- Vào mùa khô, người dân bốn xã là Cẩm Quang, Cẩm Quan, Cẩm Huy và Cẩm Tiến đổ xô đến đây để múc nước uống. Mặc dù vậy nhưng nước trong giếng chưa bao giờ cạn, bởi dưới đáy có một mạch nước rất lớn lúc nào cũng tuôn trào. Tuy nhiên, nước dâng lên đến thành giếng thì mạch nước ngừng chảy vì thế mà nước không bao giờ tràn được ra ngoài.



Thanked by 1 Member:

#760 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 05:45

- Một điều lạ khác là trong khi tất cả các giếng xung quanh đều bị nhiễm phèn, sắt vàng khè thì nước giếng Chòm vẫn trong vắt, ngọt lịm... Theo tôi được biết thì ở Cẩm Xuyên, ngoài giếng Chòm ra còn có giếng Vàng cách đây vài cây số cũng có hiện tượng lạ lùng tương tự giếng Chòm.

Khi được hỏi về lịch sử của giếng Chòm, người dân làng Hữu Quyền từ già tới trẻ không ai biết, chỉ có điều cứ đời này qua đời khác, các thế hệ con dân trong làng vẫn bảo ban con cháu là sống chết gì vẫn phải bảo vệ cho được giếng Chòm.
Ông Trần Hữu Minh cho biết:

- Ở làng có thông lệ là vào tháng sáu âm lịch hằng năm, dân làng phải tổ chức tát giếng để cầu mong cuộc sống an lành, mùa màng bội thu giống như mạch nước không ngừng tuôn chảy dưới đáy giếng. Việc tát giếng là thông lệ, thế nhưng trước khi tát giếng không cần làm lễ cúng hay thắp hương gì cả, thông lệ của làng thì cứ thế mà triển khai.

Trước đây, việc tát giếng do đoàn thanh niên trong làng đứng ra đảm nhiệm, thanh niên sẽ đứng thành hai hàng quanh giếng thay nhau múc nước, khi nước rút bớt đi thì phải xuống kỳ cọ, lau chùi những phiến gỗ cho sạch và vớt những thứ rác rưởi, bùn đất bao trùm mạch nước dưới đáy giếng.

Ông Minh trầm trồ:

- Tát giếng nào thì không biết nhưng đụng đến giếng Chòm thì vất vả lắm chú ơi, đoàn thanh niên thay nhau múc nước bở hơi tai mới theo kịp tốc độ phun nước của mạch dưới giếng, có thời điểm, làng huy động tới 3 máy hút nước cỡ lớn mới đánh vật được với cái giếng kỳ lạ này và thời gian hút nước nhằm vào mùa khô cũng là nhằm vào lúc lưu lượng nước trong mạch phun ra giảm đi thì mới thau giếng thành công.

Trước những hiện tượng kỳ lạ ở giếng Chòm, chúng tôi đã tìm đến Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh để tìm lời giải. Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng cho biết:

- Đây là giếng rất quý hiếm, thuộc thời kỳ Chăm Pa cách đây hàng trăm năm. Ngay sau khi phát hiện, Bảo tàng tỉnh đã lập hồ sơ đề nghị công nhận Di tích Lịch sử cần được bảo vệ.

Quách Trần


Thanked by 1 Member:

#761 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 06:01

CHUYỆN LY KỲ CHỈ CÓ Ở NƠI THÁNH MẪU GIÁNG TRẦN

Thượng nguồn sông Hương, đoạn chảy qua địa phận xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, Huế có một ngôi điện tên là Hòn Chén, còn có tên là điện Huệ Nam, một trong những thánh địa của đạo Mẫu.

Điện Hòn Chén được cho là nơi Thánh mẫu Thiên y A Na giáng trần, hoá thân thành người mẹ xứ sở trong tâm thức người Việt. Và chung quanh ngôi điện này có vô số giai thoại ly kỳ theo kiểu chẳng nơi nào có được.

Năm nào cũng vậy, hoặc là những ngày “vía cha”, hoặc là “vía mẹ”, tôi lại hoà mình vào dòng người tấp nập dong thuyền ngược phía thượng nguồn sông Hương. Cũng chỉ những dịp này, con sông Hương lờ lững mới được dậy sóng bởi tiếng trống kèn giòn giã, cờ xí rợp trời từ những con thuyền hoa khoác áo ngũ sắc, nối đuôi nhau tưởng như dài bất tận.

Thuyền hoa cũng nói lên được nhiều điều. Giàu thì thuyền lớn, trang hoàng lộng lẫy, kèn trống chát tai, nghèo thì đơn giản hơn một chút, và nghèo nữa như thuyền của tôi thì không kèn, không trống, lặng lẽ theo họ như chiếc bóng. Nhưng hình như không có ai vì thế mà buồn, bởi đi lễ hội, đến với Mẹ đôi khi chỉ cần tấm lòng thành là đủ, chị Liên, một trong những chủ thuyền của tôi tâm sự.

Đứng dưới chân núi Ngọc Trản, tục truyền rằng nơi đây một năm hai lần đức Thánh mẫu Thiên y A Na giáng trần, để ban phước lành cho chúng sinh, tôi ngỡ như mình bước lạc vào một thế giới khác. Hàng chục thuyền nhỏ, thuyền to san sát như như miền Tây họp chợ. Vì không đặt chỗ trước, nên thuyền chúng tôi buộc phải neo ở gần bền phà Tuần, cách điện khoảng 300m.


#762 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 06:03

Dưới thuyền, trong và ngoài điện phạm vi mấy kilômét vuông, hàng ngàn người chen chúc nhau đứng, ngồi, hành lễ... Hương khói ngút trời. Lẫn trong đám đông, tôi thấy cả những ông tây, bà đầm cười nói hớn hở.

Chị Nguyễn Thị Hoa, bốn mươi bảy tuổi, tiểu thương bán cá ở chợ Hội An, Quảng Nam, giới thiệu với tôi chị là “con” của đức mẹ Thiên y A Na. Chị cùng với hai chục người khác cơm đùm gạo bới ra Huế trước đó một hôm để chuẩn bị mọi việc. Chị nói:

- Dù đi như thế này tốn bạc triệu, nhưng gần mười năm nay, năm mô tui cũng một năm hai lần ra hầu mẹ để mẹ ban phúc, tạo phước.

Chị Dương Thị Quế, ba mươi hai tuổi, đến từ Quảng Bình lại khác, chị xưng là... lính thánh, tức những người được quyền hầu đồng (lên đồng). Chị kể:

- Để làm được lính thánh thì phải có người giới thiệu với chủ am, rồi dâng lễ vật. Tốn kém lắm, nhưng lại vui, và quan trọng nhất là gia đình được bình yên, mình luôn thanh thản.

Lễ hội điện Huệ Nam thường kéo dài đến ba ngày với rất nhiều nghi lễ phức tạp. Tôi chỉ nói đến phần hầu đồng, bởi để hướng tới những điều tốt lành trong cuộc sống, người Chăm xưa và sau đó là người Việt đã coi những buổi hầu đồng, rước bóng như là sự tìm về với cội nguồn của tâm linh, sự thăng hoa của tôn giáo phồn thực để tìm sự an ủi, vỗ về ở một thế giới khác. Có đến đây mới thấy sức mạnh, niềm tin của còn người vào thế giới thần linh thật lớn lao.

Những “lính thánh” ở điện Hòn Chén thuộc mọi đối tượng và mọi tầng lớp trong xã hội: Từ phụ nữ đến đàn ông, từ trẻ nhỏ đến người già, từ những người buôn bán đến những người nông dân cực khổ, thậm chí là cả tầng lớp trí thức. Họ đến đây với nhiều tâm trạng khác nhau, có người thì muốn cầu cho được bình an, sức khoẻ; có người mong được giàu có, sung túc; người mong được thuận hoà mọi bề, con cái thành đạt…

Hơn bao giờ hết, đây cũng là cơ hội để họ được giải toả mọi ẩn ức trong cuộc sống, là nơi để họ được thể hiện bản thân mình. Trong trang phục ngũ sắc, tượng trưng cho kim, mộc, thổ, thuỷ, hoả, một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn như chị Quế ở Quảng Bình bỗng chốc hoá thân thành một bà tiên, ông hoàng đầy uy nghi, phi phàm. Đấy cũng là cách để con người tiếp cận với thần thánh, giúp họ làm những việc, thực hiện những ước mơ, khao khát đã bị đánh cắp trong cuộc sống đời thường.


Thanked by 1 Member:

#763 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 06:05

Đêm ở chân núi Ngọc Trản âm dương nhạt nhoà, như thật, như mơ. Tôi chợt nhớ cách đây mấy năm, một cô sinh viên trường nhạc còn rất trẻ tên là Alent, đến từ nước Mỹ, nhưng nói tiếng Việt như người Việt, khi tận mắt chứng kiến một buổi hầu đồng đã thốt lên đầy bất ngờ rằng, có quá nhiều sự tương đồng giữa âm nhạc, điệu nhảy của một buổi hầu đồng với nhạc rock của người phương Tây.

Và Alent đã mất gần sáu tháng ở Huế cho việc tìm hiểu sự tương đồng này nhưng không thu được kết quả như ý muốn.

Tôi kể chuyện, một nhà nghiên cứu về hầu đồng ở Huế lý giải, mấu chốt của sự khác biệt là âm nhạc của một buổi hầu đồng rộn rã, tiết tấu nhanh, nhưng lời ca lại khắc khoải, ai oán. Ông bảo:

- Không phải ai sôi động, ai nhảy cũng vui. Đó là những phút giây lênh đênh của phận người. Những lúc ấy, người hầu đồng bộc lộ sư đau khổ đến tột cùng và cũng tìm thấy sự giải thoát, niềm đam mê đến tột cùng.

Vua Đồng Khánh hạ mình xưng thần ở điện Hòn Chén như thế nào?

Năm 1885, sau khi lên ngôi thay Vua Hàm Nghi, Vua Đồng Khánh đã cho tu sửa lại điện Hòn Chén và… xưng thần dưới trướng của Thiên y A Na. Đây là một sự kiện chưa bao giờ có trong trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, bởi lâu nay, chỉ có vua - người đứng trên bách thần để phong thần chứ chưa hề có ai đi “hạ mình” để xưng thần. Và việc “hạ mình” này gắn liền với một giai đoạn bi thương của đất nước…

Đây là thời kỳ thực dân Pháp lấy lý do triều đình nhà Nguyễn sát hại những giáo sĩ và giáo dân, đã mang quân vào xâm chiếm nước ta nhằm thực hiện mưu đồ chính là chiếm đất, chiếm dân, mở rộng thị trường, khai thác tài nguyên, xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế của triều đình nhà Nguyễn. Hành động xâm lược của thực dân Pháp đã làm phá vỡ ý thức hệ Nho giáo của triều đình Nguyễn, một lần nữa đẩy đất nước ta vào những bi kịch xã hội hết sức nặng nề, đời sống của dân chúng trở nên khốn cùng hơn bao giờ hết.

Thanked by 1 Member:

#764 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 06:07

Tình hình này, ở một mức độ nào đó cũng đã tạo điều kiện cho đạo Giáo phát triển và tục thờ Mẫu từ đó cũng được xem là cứu cánh tốt nhất cho không chỉ là một số hoàng thân quốc thích mà còn là tầng lớp quan lại, binh sĩ và kể cả người dân lao động nghèo khó. Tất cả đều trong tâm trạng cần được che chở, cứu rỗi và con người tìm đến Mẫu lúc này để gửi gắm niềm tin của mình trước sự nguy hiểm bấp bênh giữa cuộc sống và cái chết, giữa cái được và cái mất…

Đứng trước những bi kịch của triều đại và bản thân, nhà vua gần như đã gửi gắm linh hồn của mình cho Mẫu. Trước đó, từ năm 1883 đến năm 1885, khi còn là hoàng tử, vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử triều Nguyễn, Vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là Vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên điện Hòn Chén cầu đảo và hỏi Thánh mẫu Thiên y A Na xem mình có làm vua được không?

Theo nhiều tài liệu thì Thiên y A Na đã cho hoàng tử biết ngày đăng quang và cũng cho biết ông chỉ ở ngôi được 3 năm rồi mất. Quả nhiên lời tiên đoán của nữ thần trên điện Hòn Chén thật đúng, bởi vậy sau khi lên ngôi vào năm 1886, Vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ khí tự để thờ và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam điện để tỏ lòng biết ơn Thánh mẫu. Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam.



Thanked by 1 Member:

#765 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2013 - 06:12

Sự kiện này đã được ghi lại trong Đại Nam thực lục: Vua khi còn ẩn náu thường chơi xem núi ở đây. Mỗi khi đến cầu khẩn, phần nhiều có ứng nghiệm. Đến nay vua phê bảo rằng:

"Đền Ngọc Trản thực là núi Tiên Nữ, linh sơn sáng đẹp muôn đời, trông rõ là hình thế như con sư tử uống nước sông, quả là nơi chân cảnh thần tiên. Đền ấy nhờ được linh khí đắc nhất, cứu người độ đời, giúp cho phúc lợi hàng muôn, giúp dân giữ nước. Vậy cho đổi đền ấy làm điện Huệ Nam để biểu hiện ơn nước một phần trong muôn phần”.

Từ đó Vua Đồng Khánh rất tin tưởng về sự linh ứng của nữ thần điện Hòn Chén; gặp việc gì khó xử ông thường đến đây để cầu đảo và dường như việc gì cũng được như ý nên Vua Đồng Khánh đã phê rằng:

“Điện Hòn Chén là một đền linh diệu thiên cổ, thế núi trông thật giống hình con sư tử uống nước dưới sông, quả là chân cảnh thần tiên, cứu đời, giúp người nhiều lắm”.

Tháng 6, 7 năm 1886 tại Huế không có một giọt mưa, vua bèn sai các quan ở Phủ Thừa Thiên lập đàn cầu đảo khắp các đền trong kinh thành nhưng trời vẫn không mưa, đến khi lên cầu đảo tại đền Hòn Chén, chỉ trong một buổi sáng thôi mà trời đổ mưa tầm tã, ai cũng cho là linh ứng. Cũng chính vì sự linh ứng ấy mà Vua Đồng Khánh rất lo sợ trước lời tiên đoán của nữ thần. Và rồi không cãi được mệnh trời, năm 1888, ông thọ bệnh, đau liên tục, các ngự y bó tay, đến năm 1889 thì ông mất, đúng sau ba năm ngồi trên ngai vàng.

Đặc biệt, từ một người đứng trên bách thần để phong thần, Vua Đồng Khánh đã hoà nhập mình vào với thế giới thiêng liêng, đồng hoá giữa con người thật với thần linh, khi tự nguyện biến mình thành một trong thất thánh ở điện Huệ Nam. Không những thế, vai vế của ông cũng chỉ là em út trong bảy vị đó.

Đây là một việc làm mà xưa nay chưa xảy ra đối với các vua chúa của Việt Nam. Cùng với việc phong thánh cho mình, Đồng Khánh đã sắc phong thượng đẳng thần cho Thánh mẫu Thiên y A Na, và trung đẳng thần cho những vị khác. Di ảnh Vua Đồng Khánh cũng được thờ tại điện kể từ ngày xưng thần cho đến bây giờ.

Khi còn là hoàng tử, vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử triều Nguyễn, Vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là Vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên điện Hòn Chén cầu đảo và hỏi Thánh mẫu Thiên y A Na xem mình có làm vua được không? Theo nhiều tài liệu thì Thiên y A Na đã cho hoàng tử biết ngày đăng quang và cũng cho biết ông chỉ ở ngôi được ba năm rồi mất. Thật kinh ngạc, lời tiên đoán hoàn toàn đúng.

LĐĐS

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

12 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 12 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |