

Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#781
Gửi vào 26/10/2013 - 01:27
Để phần nào giải mã những bí ẩn của cây thị, chúng tôi hỏi địa chỉ của gia đình đã từng sở hữu mảnh vườn có cây thị trên, thì được biết, khi thành phố bồi thường để giải phóng mặt bằng, gia đình đó đã chuyển sang một vùng khác định cư.
Cụ Hoàng Xuân Thâm tám mươi tuổi, một người dân ngụ phường Hòa Lạc, là một trong số it người biết chuyện kể lại, cây thị vốn của một gia đình hàng xóm nhà bố mẹ vợ ông. Khi khu đất trên là khu dân cư, cụ thấy chủ nhân hay thắp hương bên gốc cây, nhưng chưa khi nào thấy người chủ hái quả hay chặt cành.
Cụ Nguyễn Thị Bẩu tám mươi mốt tuổi, người ngày trước từng ở gần khu vực cho biết, trước đây khi vùng này chưa được quy hoạch, cây thị mọc trong vườn của một gia đình người Hoa Kiều. Lúc đó, cây sai trĩu trịt quả và to một cách lạ thường, có thể lớn như quả bưởi, tròn xoe thơm lừng cả xóm. Sau khi những người Hoa Kiều này rời đi, thì một gia đình người Việt Nam đến ở. Bất thường xảy ra kể từ khi đến ở, người trong nhà ấy chẳng ai khỏe khoắn bình thường.
- Họ cứ suốt ngày ốm đau, có người bị dị tật. Bà mẹ già có một cái bướu rất to ở cổ, miệng thì méo xệch; cô cháu gái thì đôi chân dị dạng. Nhất là ông bố suốt ngày ho như muốn nổ phổi. Họ đã thuốc thang chạy chữa rất lâu, còn lập cả bát hương trên cây thị, nhưng những căn bệnh ấy đã không thuyên giảm mà còn gây hoang mang, sợ hãi cho cả làng. Bà lão thuật lại.
- Không hiểu những căn bệnh kỳ quái đó có phải do họ sống chung với cây thị lạ nên bị, hay đó chỉ là số đen đủi nên mắc bệnh? Chẳng ai dám động đến cây thị dù hàng năm nó vẫn đơm hoa kết trái và cho rất nhiều quả. Cụ trầm tư nhớ lại.
Không một người dân địa phương nào biết cây thị có từ lúc nào. Riêng cụ Khâm thì nhớ lại một vài chuyện lạ liên quan đến cái cây khẳng khiu, chẳng hiểu chứa điều thần bí gì mà quanh nó, có những chuyện khó có thể giải thích. Ông cụ cho biết, những năm kháng chiến chống Pháp, ngày ấy Móng Cái còn có tên huyện Hải Ninh và bọn giặc trời đánh không có chuyện gì xấu xa là không làm, từ cướp của, giết người dân vô tội cho đến xâm hại con gái nhà lành. Rồi nghe người dân kháo nhau về cây thị linh thiêng mọc ở bên kia sông, chúng cười khẩy khinh bỉ, cho rằng đó chỉ là lời đồn đại của những kẻ nhát gan, yếu bóng vía.
Để ra oai, một tên quan Tây đã trèo lên bẻ cành thị, rồi phóng uế ngay dưới gốc cây. Sáng ngày hôm sau, bọn lính giặc nháo nhác vì không thấy tên quan Tây đó đâu nữa. Chúng hò nhau đi tìm, lục tung từng con phố, từng nhà dân nhưng dấu vết đồng bọn vẫn biệt tăm. Vài ngày sau đó, xác tên giặc được tìm thấy ở bờ sông cách cây thị một quãng đường.
- Không ai rõ tên giặc chết vì du kích ta trừ khử, hay hắn mất mạng vì nguyên nhân nào. Chỉ biết là đêm hôm đó, gió cứ rít lên từng cơn dài trên ngọn cây thị. Từ đó, quân Pháp cấm bọn lính bén mảng đến gần cây thị. Ông cụ thuật lại.
Chuyện xưa thì ít người chứng kiến, nên dù sao cũng có hơi hướng truyền thuyết. Nhưng câu chuyện cách đây khoảng hai năm, thì người dân sống xung quanh cây thị thì ai ai cũng quả quyết, Đừng có dại mà trêu vào cây thị. Cuối năm 2009. Một tốp thanh niên địa phương kế bên đi qua, nghe người dân kể và để chứng tỏ bản lĩnh, liền dừng xe trèo lên cây thị hái quả, rồi ra chơi ở bãi biển Trà Cổ cách đó không xa. Ngay đêm đó, những tai ương liên tiếp xảy ra với họ, người thì bị đánh, bị cướp; người thì bỗng dưng lăn đùng ra ốm sốt vật vã.
Tra hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện, vài ngày sau người thân của các thanh niên vội vã đội mâm lớn mâm bé, ra thắp hương nghi ngút bên gốc cây, còn mời cả thầy cúng cao tay về cúng giải hạn. Nào là ngựa giấy, thuyền giấy, tiền vàng âm phủ và đồ vàng mã khác cứ cháy ngùn ngụt.
- Những tưởng cúng khấn xong thì sẽ được bình an. Ai ngờ chính người thanh niên bị đánh và cướp xe ấy chưa đầy hai tháng sau mất mạng vì gặp tai nạn giao thông. Một người dân thuật lại. Cũng không ai kiểm chứng được việc nhóm thanh niên bị cây trả thù hay đó chỉ là những tai nạn rủi ro có thể gặp trong cuộc sống, nhưng từ đó cây cổ thụ ngày càng nổi tiếng hơn, ai ai cũng tránh xa.
Người ta cũng lấy làm lạ về sức sống diệu kỳ của cây: Toàn bộ gốc cây mục ruỗng, chỉ còn trơ phần vỏ dày khoảng nửa gang tay, bốn cành lớn thì đã gãy do nắng mưa dầu dãi, do gió bão quật đổ. Vào mùa rụng lá, cây như một cây chết với bốn cánh tay khẳng khiu vươn lên nền trời ở độ cao khoảng tám mét. Vậy mà đến mùa ra lá, cây chế” này lại bật ra những mầm xanh li ti, những cành non lại đâm trồi nảy lộc như chứng tỏ sức sống bất diệt.
Không ai rõ cây có hồn hay không, nhưng câu chuyện máy móc cứ đến gần cây là chết lặng, thì có lẽ rất cần các nhà khoa học kiểm chứng, để du khách ngang qua khỏi phải đặt câu hỏi ngạc nhiên: Vì sao hàng chục năm qua, cây vẫn ngang nhiên án ngữ như trêu ngươi con người giữa trung tâm thành phố?.
Nguyễn Hường
Cụ Hoàng Xuân Thâm tám mươi tuổi, một người dân ngụ phường Hòa Lạc, là một trong số it người biết chuyện kể lại, cây thị vốn của một gia đình hàng xóm nhà bố mẹ vợ ông. Khi khu đất trên là khu dân cư, cụ thấy chủ nhân hay thắp hương bên gốc cây, nhưng chưa khi nào thấy người chủ hái quả hay chặt cành.
Cụ Nguyễn Thị Bẩu tám mươi mốt tuổi, người ngày trước từng ở gần khu vực cho biết, trước đây khi vùng này chưa được quy hoạch, cây thị mọc trong vườn của một gia đình người Hoa Kiều. Lúc đó, cây sai trĩu trịt quả và to một cách lạ thường, có thể lớn như quả bưởi, tròn xoe thơm lừng cả xóm. Sau khi những người Hoa Kiều này rời đi, thì một gia đình người Việt Nam đến ở. Bất thường xảy ra kể từ khi đến ở, người trong nhà ấy chẳng ai khỏe khoắn bình thường.
- Họ cứ suốt ngày ốm đau, có người bị dị tật. Bà mẹ già có một cái bướu rất to ở cổ, miệng thì méo xệch; cô cháu gái thì đôi chân dị dạng. Nhất là ông bố suốt ngày ho như muốn nổ phổi. Họ đã thuốc thang chạy chữa rất lâu, còn lập cả bát hương trên cây thị, nhưng những căn bệnh ấy đã không thuyên giảm mà còn gây hoang mang, sợ hãi cho cả làng. Bà lão thuật lại.
- Không hiểu những căn bệnh kỳ quái đó có phải do họ sống chung với cây thị lạ nên bị, hay đó chỉ là số đen đủi nên mắc bệnh? Chẳng ai dám động đến cây thị dù hàng năm nó vẫn đơm hoa kết trái và cho rất nhiều quả. Cụ trầm tư nhớ lại.
Không một người dân địa phương nào biết cây thị có từ lúc nào. Riêng cụ Khâm thì nhớ lại một vài chuyện lạ liên quan đến cái cây khẳng khiu, chẳng hiểu chứa điều thần bí gì mà quanh nó, có những chuyện khó có thể giải thích. Ông cụ cho biết, những năm kháng chiến chống Pháp, ngày ấy Móng Cái còn có tên huyện Hải Ninh và bọn giặc trời đánh không có chuyện gì xấu xa là không làm, từ cướp của, giết người dân vô tội cho đến xâm hại con gái nhà lành. Rồi nghe người dân kháo nhau về cây thị linh thiêng mọc ở bên kia sông, chúng cười khẩy khinh bỉ, cho rằng đó chỉ là lời đồn đại của những kẻ nhát gan, yếu bóng vía.
Để ra oai, một tên quan Tây đã trèo lên bẻ cành thị, rồi phóng uế ngay dưới gốc cây. Sáng ngày hôm sau, bọn lính giặc nháo nhác vì không thấy tên quan Tây đó đâu nữa. Chúng hò nhau đi tìm, lục tung từng con phố, từng nhà dân nhưng dấu vết đồng bọn vẫn biệt tăm. Vài ngày sau đó, xác tên giặc được tìm thấy ở bờ sông cách cây thị một quãng đường.
- Không ai rõ tên giặc chết vì du kích ta trừ khử, hay hắn mất mạng vì nguyên nhân nào. Chỉ biết là đêm hôm đó, gió cứ rít lên từng cơn dài trên ngọn cây thị. Từ đó, quân Pháp cấm bọn lính bén mảng đến gần cây thị. Ông cụ thuật lại.
Chuyện xưa thì ít người chứng kiến, nên dù sao cũng có hơi hướng truyền thuyết. Nhưng câu chuyện cách đây khoảng hai năm, thì người dân sống xung quanh cây thị thì ai ai cũng quả quyết, Đừng có dại mà trêu vào cây thị. Cuối năm 2009. Một tốp thanh niên địa phương kế bên đi qua, nghe người dân kể và để chứng tỏ bản lĩnh, liền dừng xe trèo lên cây thị hái quả, rồi ra chơi ở bãi biển Trà Cổ cách đó không xa. Ngay đêm đó, những tai ương liên tiếp xảy ra với họ, người thì bị đánh, bị cướp; người thì bỗng dưng lăn đùng ra ốm sốt vật vã.
Tra hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện, vài ngày sau người thân của các thanh niên vội vã đội mâm lớn mâm bé, ra thắp hương nghi ngút bên gốc cây, còn mời cả thầy cúng cao tay về cúng giải hạn. Nào là ngựa giấy, thuyền giấy, tiền vàng âm phủ và đồ vàng mã khác cứ cháy ngùn ngụt.
- Những tưởng cúng khấn xong thì sẽ được bình an. Ai ngờ chính người thanh niên bị đánh và cướp xe ấy chưa đầy hai tháng sau mất mạng vì gặp tai nạn giao thông. Một người dân thuật lại. Cũng không ai kiểm chứng được việc nhóm thanh niên bị cây trả thù hay đó chỉ là những tai nạn rủi ro có thể gặp trong cuộc sống, nhưng từ đó cây cổ thụ ngày càng nổi tiếng hơn, ai ai cũng tránh xa.
Người ta cũng lấy làm lạ về sức sống diệu kỳ của cây: Toàn bộ gốc cây mục ruỗng, chỉ còn trơ phần vỏ dày khoảng nửa gang tay, bốn cành lớn thì đã gãy do nắng mưa dầu dãi, do gió bão quật đổ. Vào mùa rụng lá, cây như một cây chết với bốn cánh tay khẳng khiu vươn lên nền trời ở độ cao khoảng tám mét. Vậy mà đến mùa ra lá, cây chế” này lại bật ra những mầm xanh li ti, những cành non lại đâm trồi nảy lộc như chứng tỏ sức sống bất diệt.
Không ai rõ cây có hồn hay không, nhưng câu chuyện máy móc cứ đến gần cây là chết lặng, thì có lẽ rất cần các nhà khoa học kiểm chứng, để du khách ngang qua khỏi phải đặt câu hỏi ngạc nhiên: Vì sao hàng chục năm qua, cây vẫn ngang nhiên án ngữ như trêu ngươi con người giữa trung tâm thành phố?.
Nguyễn Hường
Thanked by 2 Members:
|
|
#782
Gửi vào 26/10/2013 - 02:18
THÁNH VẬT TỨC KHẮC VÌ PHÁ THÁP CỔ TRỘM CẮP TƯỢNG PHẬT
Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng Phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm...
Trên thượng nguồn dòng Nậm Nơn, xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An, có một ngọn tháp cổ sừng sững tự thuở nào không ai biết nó có từ đâu. Ngọn tháp này nằm đầu nguồn dòng Nậm Nơn chảy từ Lào sang, để đến được đó bắt buộc phải qua được con sông này. Được sự giúp đỡ của Bộ đội biên phòng đồn Mỹ Lý, chúng tôi cưỡi sóng ngược dòng Nậm Nơn khoảng mười km, mới đặt chân đến bản Yên Hòa, một bản của xã Mỹ Lý giáp tỉnh Xiêng Khoảng (nước bạn Lào).
Lênh đênh trên chiếc ghe, bóng dáng của ngọn tháp cổ đã xuất hiện xa xa. Bản Yên Hòa bình yên như chính cái tên của mình, sát với bản là dòng nước trong xanh, lặng lẽ. Đi quanh bản, gặp những cụ già cao niên nhất bản để hỏi nguồn gốc của ngọn tháp cổ này, được xây dựng từ bao giờ, các già cũng đều lắc đầu biết rằng, từ khi sinh ra biết nhìn mọi vật đã thấy ngọn tháp này mọc lên ở đấy, còn nó được xây dựng tự lúc nào khi hỏi cha mẹ, ông bà cũng đều nói như thế.
Chậm rãi, già Lô Văn Minh kể:
- Khi sinh ra già đã thấy tháp cổ mọc lên chỗ nớ rồi, lớn lên già hỏi ông nội thì được ông già cũng trả lời, ông lớn lên cũng đã thấy tháp mọc lên ở đó rồi. Nên không ai biết là tháp có từ bao giờ, do ai dựng lên hay thờ ai, cúng ai.
Dưới nắng chiều, mặt trời núp sau ngôi đền lóe lên sáng rực rỡ, trên bốn bức tường tháp cổ có nhiều hoa văn, thân tháp gắn phù điêu, tượng Phật, La Hán… Tất cả đều đã bị rêu phong phủ mờ hoặc cây dại che khuất. Nhiều bức tượng đã bị con người và thiên nhiên tác động làm cho sứt mẻ, đứt gãy, hoa văn đã bị mất hoặc khuyết đi rất nhiều. Hiện trạng tháp cũng đang xuống cấp, nhiều lỗ thủng như vết bạn bắn, nhiều chỗ gạch đã rơi xuống chân đền được mọi người gom lại, vết bị con vật bới đào, vết bị ai đó đục khoét.
Tuy rằng, xuất xứ và lai lịch của tháp cổ có từ bao giờ thì không ai biết, thế nhưng vẫn có những điều bí ẩn mà người dân bản gọi là lời nguyền chưa giải đáp. Theo lời ông Lô Văn Thắng, trưởng Công an xã Mỹ Lý, ngày trước tháp còn nguyên vẹn ngày lễ, tết bà con khắp các bản làng lũ lượt kéo nhau về thắp hương xin lộc, cầu an, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa...
Những đêm hội đuốc sáng rực cả một khúc sông, hát hò, tổ chức các trò chơi dân gian rộn ràng cả một góc rừng. Đốt lửa nhảy múa xung quanh tháp đến sáng đêm. Sau một sự cố, ngôi tháp cổ này đã rơi vào quên lãng. Những lễ hội không còn được dân bản tổ chức nữa, bà con trong bản cũng không tổ chức cúng tế, cầu khấn như trước đây.
Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng Phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm...
Trên thượng nguồn dòng Nậm Nơn, xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An, có một ngọn tháp cổ sừng sững tự thuở nào không ai biết nó có từ đâu. Ngọn tháp này nằm đầu nguồn dòng Nậm Nơn chảy từ Lào sang, để đến được đó bắt buộc phải qua được con sông này. Được sự giúp đỡ của Bộ đội biên phòng đồn Mỹ Lý, chúng tôi cưỡi sóng ngược dòng Nậm Nơn khoảng mười km, mới đặt chân đến bản Yên Hòa, một bản của xã Mỹ Lý giáp tỉnh Xiêng Khoảng (nước bạn Lào).
Lênh đênh trên chiếc ghe, bóng dáng của ngọn tháp cổ đã xuất hiện xa xa. Bản Yên Hòa bình yên như chính cái tên của mình, sát với bản là dòng nước trong xanh, lặng lẽ. Đi quanh bản, gặp những cụ già cao niên nhất bản để hỏi nguồn gốc của ngọn tháp cổ này, được xây dựng từ bao giờ, các già cũng đều lắc đầu biết rằng, từ khi sinh ra biết nhìn mọi vật đã thấy ngọn tháp này mọc lên ở đấy, còn nó được xây dựng tự lúc nào khi hỏi cha mẹ, ông bà cũng đều nói như thế.
Chậm rãi, già Lô Văn Minh kể:
- Khi sinh ra già đã thấy tháp cổ mọc lên chỗ nớ rồi, lớn lên già hỏi ông nội thì được ông già cũng trả lời, ông lớn lên cũng đã thấy tháp mọc lên ở đó rồi. Nên không ai biết là tháp có từ bao giờ, do ai dựng lên hay thờ ai, cúng ai.
Dưới nắng chiều, mặt trời núp sau ngôi đền lóe lên sáng rực rỡ, trên bốn bức tường tháp cổ có nhiều hoa văn, thân tháp gắn phù điêu, tượng Phật, La Hán… Tất cả đều đã bị rêu phong phủ mờ hoặc cây dại che khuất. Nhiều bức tượng đã bị con người và thiên nhiên tác động làm cho sứt mẻ, đứt gãy, hoa văn đã bị mất hoặc khuyết đi rất nhiều. Hiện trạng tháp cũng đang xuống cấp, nhiều lỗ thủng như vết bạn bắn, nhiều chỗ gạch đã rơi xuống chân đền được mọi người gom lại, vết bị con vật bới đào, vết bị ai đó đục khoét.
Tuy rằng, xuất xứ và lai lịch của tháp cổ có từ bao giờ thì không ai biết, thế nhưng vẫn có những điều bí ẩn mà người dân bản gọi là lời nguyền chưa giải đáp. Theo lời ông Lô Văn Thắng, trưởng Công an xã Mỹ Lý, ngày trước tháp còn nguyên vẹn ngày lễ, tết bà con khắp các bản làng lũ lượt kéo nhau về thắp hương xin lộc, cầu an, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa...
Những đêm hội đuốc sáng rực cả một khúc sông, hát hò, tổ chức các trò chơi dân gian rộn ràng cả một góc rừng. Đốt lửa nhảy múa xung quanh tháp đến sáng đêm. Sau một sự cố, ngôi tháp cổ này đã rơi vào quên lãng. Những lễ hội không còn được dân bản tổ chức nữa, bà con trong bản cũng không tổ chức cúng tế, cầu khấn như trước đây.
#783
Gửi vào 26/10/2013 - 02:25
Sự cố đó, theo lời kể của già Lô Văn Minh, trước đây, trên đỉnh tháp có một “mắt ngọc” vào hằng đêm cứ khi màn đêm buông xuống lại phát quang sáng như “mắt thần” rực đỏ giữa rừng núi. Ánh sáng hào quang người ta có thể lấy đó làm hướng chỉ dẫn hay là kim chỉ nam cho những người lạc đường hay làm định vị khi đi đánh cá trên sông Nâm Nơn về đêm.
- Khoảng vào năm 1981, một người sống trong bản thấy “mắt ngọc” trên đỉnh tháp phát sáng ban đêm liền vác súng lên đạn ngắm và bắn vỡ mất “mắt ngọc”. Thế nhưng, nghe đâu chẳng bao lâu chính người bắn vỡ “mắt ngọc” đó bị mù đi mất một con mắt”, trong gia đình cũng lục đục vợ đòi ly dị. Một người cho biết.
Ngôi tháp từ đó không ai dám đến gần. Ngày trước, dưới chân tháp, đêm đến trai gái tụ tập để múa hát, nhiều mối tình bén duyên từ dưới chân tháp. Theo lời kể của già Lô Thanh Ngọc tám mươi bảy tuổi:
- Sau khi “mắt ngọc” bị bắn rơi, tháp ít được mọi người chú ý hơn. Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng Phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm.
Tương truyền rằng, quanh ngọn tháp có sáu bức tượng, là tượng trưng có sáu vị thần linh ban phước lành cho dân bản, sáu thần là những vị thần hoàng làng của bản được mọi người tin yêu và thờ cúng. Sau khi chết, họ được đúc thành các bức tượng quanh tháp để bảo vệ sự bình yên cho dân bản, trước sự tàn phá của thiên nhiên, sự xâm chiếm bờ cõi của giặc ngoại xâm… cũng như bảo vệ cho mùa màng tốt tươi, tránh nguy hiểm từ những con thú giữ tấn công.
Sau một thời gian, có năm thanh niên ở bản khác biết trong tượng có đúc đồng đen, nên nảy sinh ý định cướp của quý đi bán, nhưng mọi chuyện không như ý muốn. Mọi người bảo đấy là sự trừng phạt của các vị thần linh vì đã đụng đến sự linh thiêng nơi mọi người tôn kính đã dâng lên cho họ.
Sau cái chết của năm thanh niên lạ mặt, một cục đồng đen còn sót lại trong một bức tượng, dù đã được nhiều người đồn đại về sự linh thiêng của tháp nhưng một người đàn ông trong bản vẫn không tin vào điều đó. Đêm đến, khi dân bản đã đi ngủ cho buổi lên nương sáng sớm mai thì người đàn ông này đã lén lút đến tháp và đục phá bức tượng lấy đi cục đồng định đưa đi bán lấy tiền tiêu.
Chưa đầy năm ngày sau, gia đình gặp chuyện chẳng lành, vợ chồng lục đục đòi ly dị, con cái đau ốm khám không ra bệnh gì. Lúc đó người đàn ông đó mới mang cục đồng đen quay lại tháp trả và làm lễ cầu khấn xin tha tội, mất một ngày một đêm rồi bỏ đi biệt xứ từ đó đến nay không dám quay lại.
Dù những câu chuyện được người dân truyền miệng nhau hết đời này qua đời khác là những câu chuyện đồn đại, khó có thật, nhưng nhiều người vẫn e ngại về tháp cổ. Đã từ lâu dân bản không còn thờ tự hay làm lễ cúng bái nhiều như trước nữa vì cho rằng “mắt ngọc” bị bắn vỡ, tượng đồng bị ăn cắp mất nên các thành hoàng làng giận dữ không còn bảo vệ dân bản. Ngọn tháp mất thiêng ngày càng hoang vắng.
Ngô Toàn
- Khoảng vào năm 1981, một người sống trong bản thấy “mắt ngọc” trên đỉnh tháp phát sáng ban đêm liền vác súng lên đạn ngắm và bắn vỡ mất “mắt ngọc”. Thế nhưng, nghe đâu chẳng bao lâu chính người bắn vỡ “mắt ngọc” đó bị mù đi mất một con mắt”, trong gia đình cũng lục đục vợ đòi ly dị. Một người cho biết.
Ngôi tháp từ đó không ai dám đến gần. Ngày trước, dưới chân tháp, đêm đến trai gái tụ tập để múa hát, nhiều mối tình bén duyên từ dưới chân tháp. Theo lời kể của già Lô Thanh Ngọc tám mươi bảy tuổi:
- Sau khi “mắt ngọc” bị bắn rơi, tháp ít được mọi người chú ý hơn. Một số thanh niên trong bản thấy xung quanh tháp có nhiều tượng Phật, lợi dụng đêm tối đến lấy đi bán. Nhưng tất cả những người đó sau này đều có kết cục không tốt, người thì chết đuối, người thì bị điên, người thì gia đình không êm ấm.
Tương truyền rằng, quanh ngọn tháp có sáu bức tượng, là tượng trưng có sáu vị thần linh ban phước lành cho dân bản, sáu thần là những vị thần hoàng làng của bản được mọi người tin yêu và thờ cúng. Sau khi chết, họ được đúc thành các bức tượng quanh tháp để bảo vệ sự bình yên cho dân bản, trước sự tàn phá của thiên nhiên, sự xâm chiếm bờ cõi của giặc ngoại xâm… cũng như bảo vệ cho mùa màng tốt tươi, tránh nguy hiểm từ những con thú giữ tấn công.
Sau một thời gian, có năm thanh niên ở bản khác biết trong tượng có đúc đồng đen, nên nảy sinh ý định cướp của quý đi bán, nhưng mọi chuyện không như ý muốn. Mọi người bảo đấy là sự trừng phạt của các vị thần linh vì đã đụng đến sự linh thiêng nơi mọi người tôn kính đã dâng lên cho họ.
Sau cái chết của năm thanh niên lạ mặt, một cục đồng đen còn sót lại trong một bức tượng, dù đã được nhiều người đồn đại về sự linh thiêng của tháp nhưng một người đàn ông trong bản vẫn không tin vào điều đó. Đêm đến, khi dân bản đã đi ngủ cho buổi lên nương sáng sớm mai thì người đàn ông này đã lén lút đến tháp và đục phá bức tượng lấy đi cục đồng định đưa đi bán lấy tiền tiêu.
Chưa đầy năm ngày sau, gia đình gặp chuyện chẳng lành, vợ chồng lục đục đòi ly dị, con cái đau ốm khám không ra bệnh gì. Lúc đó người đàn ông đó mới mang cục đồng đen quay lại tháp trả và làm lễ cầu khấn xin tha tội, mất một ngày một đêm rồi bỏ đi biệt xứ từ đó đến nay không dám quay lại.
Dù những câu chuyện được người dân truyền miệng nhau hết đời này qua đời khác là những câu chuyện đồn đại, khó có thật, nhưng nhiều người vẫn e ngại về tháp cổ. Đã từ lâu dân bản không còn thờ tự hay làm lễ cúng bái nhiều như trước nữa vì cho rằng “mắt ngọc” bị bắn vỡ, tượng đồng bị ăn cắp mất nên các thành hoàng làng giận dữ không còn bảo vệ dân bản. Ngọn tháp mất thiêng ngày càng hoang vắng.
Ngô Toàn
Thanked by 2 Members:
|
|
#784
Gửi vào 27/10/2013 - 22:54
LY KỲ DỊCH VỤ CÂU CÁ ÂM PHỦ Ở NGHĨA TRANG
Đêm xuống, trong không gian u tịch của cõi âm, giữa những ngôi mộ lổn nhổn, vẫn xuất hiện cần thủ buông cần ngồi câu cá như những bóng ma!
Người Sài Gòn mê câu cá vì nó gắn với mảnh đất sông nước, nhiều kênh rạch này. Lựa thủy triều, những con cá lớn cứ thế ào ào bơi vào mấy con kênh trung tâm thành phố, cũng vì thế mà thú câu cá tự nhiên của người Sài Gòn ngày càng rầm rộ. Nhưng không như nhiều người chọn cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, hay xuôi về đến bến Bạch Đằng, để bắt cần, thả dây… nhiều người lại chọn địa điểm có phần kỳ quặc là nghĩa trang Bình Hưng Hòa để làm nơi túc trực hôm khuya.
Mỗi ngày, có đến cả trăm lượt người tụ họp quanh chiếc ao nhỏ này, người câu, người chờ, người lặng lẽ hóng mát… khi xung quanh là hàng ngàn ngôi mộ. Nhiều cần thủ mê cảm giác… rợn người, thường gọi ao câu nằm ngay trong địa phận nghĩa trang Bình Hưng Hòa, Quận Tân Bình, Thành Phố Sài Gòn là ao âm phủ. Mỗi ngày, từ hai giờ chiều đến chín giờ tối, nhiều người lại rủ nhau đến đây câu.
Dân quanh vùng và giới cần thủ, thường gọi nơi đây với cái tên nghe có phần kỳ bí, đủ khiến người yếu tim lạnh sống lưng: “câu cá cõi âm”. Với diện tích khoảng 300m2, mặt tiền nằm trên đường Bình Long, ao câu này vốn là một vũng trũng dùng để trữ nước sau mưa cho cả vùng nghĩa trang rộng lớn.
Trước đây, nghĩa trang Bình Hưng Hòa có đến hai cái hồ lớn. Một cái nằm chính giữa ngay trung tâm nghĩa trang đã bị rút hết nước, cỏ mọc um tùm, còn cái hồ này thì chỉ bị rút bớt nước. Cứ mùa mưa đến, mưa lớn, nước từ nghĩa trang lại róc rách chảy về lênh láng. Chớp thời cơ, những chủ cần bắt đầu dựng lều, che dù, mắc võng đón cần thủ từ khắp nơi đến tìm thú vui thư giãn. Giá 30.000 đồng một giờ câu, cứ thế mà dần dần thu tiền của thiên hạ.
Ông Tư sáu tuổi, chủ kinh doanh, một trong những người đã có sáng kiến mở ra dịch vụ câu cá cõi âm từ vài năm nay. Ông bảo, sống ở gần đây, thấy mỗi khi mưa xuống, hồ được hứng nước từ trên các ngôi mộ đổ về. Thấy hồ bỏ trống, nên ông đã nghĩ ra cách mua cá về thả, rồi mở dịch vụ thuê cần và câu cá. Để phục vụ các cần thủ, ngoài ông Tư ra thì có vài hàng quán cũng mọc lên, bán những thứ đồ uống đơn giản như: cà phê, nước ngọt…
Hầu hết những người đến đây câu cá vì tò mò hoặc tìm cảm giác lạ, muốn đến câu thử một lần cho biết. Họ có thể là những người sống quanh đó, hoặc cũng có khi vượt cả chục cây số chỉ đến đây thả câu, ngắm cần. Hồ rộng nên vị trí câu cũng thoải mái, một số lựa chỗ sạch sẽ, thoáng mát tránh xa khu mồ mả, số khác thì chọn nơi rác rưởi, dơ bẩn vì họ nghĩ những nơi đó cá hay tập trung tìm mồi.
Cứ thế, giữa hàng nghìn ngôi mộ lớn nhỏ, bên cạnh là đống rác lớn bốc mùi, đôi khi một làn gió nhẹ thổi ngược cũng khiến cả không gian hôi thối khó thở. Thế nhưng, các cần thủ vẫn bình thản chờ cá đớp mồi. Xung quanh hồ, còn có rất nhiều người đứng xem, chỉ có một điều lạ là dường như những người này chỉ đi một mình, không ai quen ai. Mỗi người mỗi nét mặt, mỗi suy nghĩ trầm ngâm nhìn xuống mặt nước phẳng lặng.
Đêm xuống, trong không gian u tịch của cõi âm, giữa những ngôi mộ lổn nhổn, vài bóng người vẫn vật vờ bên cần câu. Như thể đang chờ đợi một điều gì đó mơ hồ từ thế giới xa xăm.
Đêm xuống, trong không gian u tịch của cõi âm, giữa những ngôi mộ lổn nhổn, vẫn xuất hiện cần thủ buông cần ngồi câu cá như những bóng ma!
Người Sài Gòn mê câu cá vì nó gắn với mảnh đất sông nước, nhiều kênh rạch này. Lựa thủy triều, những con cá lớn cứ thế ào ào bơi vào mấy con kênh trung tâm thành phố, cũng vì thế mà thú câu cá tự nhiên của người Sài Gòn ngày càng rầm rộ. Nhưng không như nhiều người chọn cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, hay xuôi về đến bến Bạch Đằng, để bắt cần, thả dây… nhiều người lại chọn địa điểm có phần kỳ quặc là nghĩa trang Bình Hưng Hòa để làm nơi túc trực hôm khuya.
Mỗi ngày, có đến cả trăm lượt người tụ họp quanh chiếc ao nhỏ này, người câu, người chờ, người lặng lẽ hóng mát… khi xung quanh là hàng ngàn ngôi mộ. Nhiều cần thủ mê cảm giác… rợn người, thường gọi ao câu nằm ngay trong địa phận nghĩa trang Bình Hưng Hòa, Quận Tân Bình, Thành Phố Sài Gòn là ao âm phủ. Mỗi ngày, từ hai giờ chiều đến chín giờ tối, nhiều người lại rủ nhau đến đây câu.
Dân quanh vùng và giới cần thủ, thường gọi nơi đây với cái tên nghe có phần kỳ bí, đủ khiến người yếu tim lạnh sống lưng: “câu cá cõi âm”. Với diện tích khoảng 300m2, mặt tiền nằm trên đường Bình Long, ao câu này vốn là một vũng trũng dùng để trữ nước sau mưa cho cả vùng nghĩa trang rộng lớn.
Trước đây, nghĩa trang Bình Hưng Hòa có đến hai cái hồ lớn. Một cái nằm chính giữa ngay trung tâm nghĩa trang đã bị rút hết nước, cỏ mọc um tùm, còn cái hồ này thì chỉ bị rút bớt nước. Cứ mùa mưa đến, mưa lớn, nước từ nghĩa trang lại róc rách chảy về lênh láng. Chớp thời cơ, những chủ cần bắt đầu dựng lều, che dù, mắc võng đón cần thủ từ khắp nơi đến tìm thú vui thư giãn. Giá 30.000 đồng một giờ câu, cứ thế mà dần dần thu tiền của thiên hạ.
Ông Tư sáu tuổi, chủ kinh doanh, một trong những người đã có sáng kiến mở ra dịch vụ câu cá cõi âm từ vài năm nay. Ông bảo, sống ở gần đây, thấy mỗi khi mưa xuống, hồ được hứng nước từ trên các ngôi mộ đổ về. Thấy hồ bỏ trống, nên ông đã nghĩ ra cách mua cá về thả, rồi mở dịch vụ thuê cần và câu cá. Để phục vụ các cần thủ, ngoài ông Tư ra thì có vài hàng quán cũng mọc lên, bán những thứ đồ uống đơn giản như: cà phê, nước ngọt…
Hầu hết những người đến đây câu cá vì tò mò hoặc tìm cảm giác lạ, muốn đến câu thử một lần cho biết. Họ có thể là những người sống quanh đó, hoặc cũng có khi vượt cả chục cây số chỉ đến đây thả câu, ngắm cần. Hồ rộng nên vị trí câu cũng thoải mái, một số lựa chỗ sạch sẽ, thoáng mát tránh xa khu mồ mả, số khác thì chọn nơi rác rưởi, dơ bẩn vì họ nghĩ những nơi đó cá hay tập trung tìm mồi.
Cứ thế, giữa hàng nghìn ngôi mộ lớn nhỏ, bên cạnh là đống rác lớn bốc mùi, đôi khi một làn gió nhẹ thổi ngược cũng khiến cả không gian hôi thối khó thở. Thế nhưng, các cần thủ vẫn bình thản chờ cá đớp mồi. Xung quanh hồ, còn có rất nhiều người đứng xem, chỉ có một điều lạ là dường như những người này chỉ đi một mình, không ai quen ai. Mỗi người mỗi nét mặt, mỗi suy nghĩ trầm ngâm nhìn xuống mặt nước phẳng lặng.
Đêm xuống, trong không gian u tịch của cõi âm, giữa những ngôi mộ lổn nhổn, vài bóng người vẫn vật vờ bên cần câu. Như thể đang chờ đợi một điều gì đó mơ hồ từ thế giới xa xăm.
Thanked by 1 Member:
|
|
#785
Gửi vào 27/10/2013 - 22:58
Lân la hỏi chuyện vài cần thủ để hiểu rõ thực hư, nguyên do họ chọn nơi nghĩa địa u linh này làm nơi thả cần, anh Lê Hữu Đạt, một vị khách thường xuyên của dịch vụ câu cá cõi âm cho hay:
- Thì quanh vùng đâu có con sông nào sạch sẽ để câu đâu, không ra nghĩa địa thì đi đâu bây giờ.
Vừa nói anh vừa quăng câu ra mãi phía giữa hồ. Anh bảo:
- Cần thủ ở đây hầu hết là dân không chuyên, chỉ dùng lưỡi câu đơn chứ không cầu kì. Nhiều nơi khác, họ dùng lưỡi chùm, lưỡi dĩa, lưỡi lục… chẳng khác gì chích điện là mấy. Hồi đầu, thấy tôi bảo đi câu ngoài nghĩa địa, nhiều bạn trẻ còn đùa: Có khi nào thấy cá bay bay chứ không phải bơi bơi không? Nghĩ cũng hơi ghê. Nói thế chứ nhiều người sợ không dám thả cần chứ không nói đến chuyện ngồi câu.
Có lẽ, vì hồ nằm ngay cạnh nơi cõi âm vốn nổi tiếng với nhiều câu chuyện siêu linh, kỳ bí, cho nên nhiều người cũng coi đó là lý do để đến đây tìm cảm giác lạ hoặc để… thư giãn, giảm căng thẳng.
- Có nhiều người vì buồn chán chuyện gì đó cũng đến đây câu cá giải sầu, có đêm còn không chịu về mà đi thẳng vào nghĩa trang ngủ một giấc cho đến sáng. Còn việc mấy người câu cá cứ thẫn thờ ôm cần cả buồi chiều mà chẳng giật câu lần nào thì nhiều lắm. Có bận, một anh uống vài lon bia rồi bắt đầu ngà ngà say, bước đi lảo đảo chới với như có ai muốn đẩy họ xuống nước. May mà có mấy anh câu cùng tóm lại. Chị Hương, bán nước giải khát quanh bờ hồ, cho hay.
- Thì quanh vùng đâu có con sông nào sạch sẽ để câu đâu, không ra nghĩa địa thì đi đâu bây giờ.
Vừa nói anh vừa quăng câu ra mãi phía giữa hồ. Anh bảo:
- Cần thủ ở đây hầu hết là dân không chuyên, chỉ dùng lưỡi câu đơn chứ không cầu kì. Nhiều nơi khác, họ dùng lưỡi chùm, lưỡi dĩa, lưỡi lục… chẳng khác gì chích điện là mấy. Hồi đầu, thấy tôi bảo đi câu ngoài nghĩa địa, nhiều bạn trẻ còn đùa: Có khi nào thấy cá bay bay chứ không phải bơi bơi không? Nghĩ cũng hơi ghê. Nói thế chứ nhiều người sợ không dám thả cần chứ không nói đến chuyện ngồi câu.
Có lẽ, vì hồ nằm ngay cạnh nơi cõi âm vốn nổi tiếng với nhiều câu chuyện siêu linh, kỳ bí, cho nên nhiều người cũng coi đó là lý do để đến đây tìm cảm giác lạ hoặc để… thư giãn, giảm căng thẳng.
- Có nhiều người vì buồn chán chuyện gì đó cũng đến đây câu cá giải sầu, có đêm còn không chịu về mà đi thẳng vào nghĩa trang ngủ một giấc cho đến sáng. Còn việc mấy người câu cá cứ thẫn thờ ôm cần cả buồi chiều mà chẳng giật câu lần nào thì nhiều lắm. Có bận, một anh uống vài lon bia rồi bắt đầu ngà ngà say, bước đi lảo đảo chới với như có ai muốn đẩy họ xuống nước. May mà có mấy anh câu cùng tóm lại. Chị Hương, bán nước giải khát quanh bờ hồ, cho hay.
Thanked by 1 Member:
|
|
#786
Gửi vào 27/10/2013 - 23:09
Theo những người dân sống quanh đó, đã có rất nhiều vụ trẻ em bị trượt chân mà chết đuối thương tâm dưới ao này. Ao Bình Hưng Hòa vốn rộng, lại khá sâu, nhiều khoảng bờ là đất thịt trơn trượt nhưng tuyệt nhiên không hề có hàng rào bảo vệ. Duy chỉ có một tấm biển nhỏ xíu cỡ bằng gang tay cảnh báo cấm trẻ em xuống hồ.
Nếu như ở các con sông, nhiều người đi câu để kiếm cơm mong có vài con cá để ăn, để bán. Nhưng với câu cá cõi âm thì chỉ để cho vui, cho thư giãn chứ tuyệt nhiên không ai dám mang về chứ đừng nói đến chuyện ăn. Anh Đạt cho biết thêm, câu cho vui thôi chứ không ăn, cũng chẳng mang về hay đem cho hàng xóm mình cũng ngại. Cho rồi, người ta ăn xong vui miệng hỏi cá câu ở đâu, mình bảo câu trong nghĩa trang chắc họ hận mình luôn quá.
- Thường thì cá câu được, anh và một số cần thủ mang qua bán cho chủ câu với giá khoảng 20.000đ/kg rồi họ làm gì thì làm.
Đang nói, bỗng nhiên cần động, nhanh như chớp, anh Đạt giật xóc con cá đang ngáp ngáp dưới lòng hồ rồi kéo lên. Con cá nhỏ nhảy tưng hửng trên nền đất vì trót tham miếng mồi giả, sau một hồi giật lưỡi thì chết hẳn. Anh quay sang nói tiếp chuyện:
- Nói thế chứ, cá sống trong nước mồ, nước mả, có cho tiền cũng không dám ăn.
Ra là thế, người ta tìm đến Bình Hưng Hòa câu vì chẳng còn chỗ nào để câu nữa. Nhưng đi câu mà chẳng lấy cá, ấy vậy mà ngày ngày, xung quanh hồ lúc nào cũng có khoảng chục cần thủ trực chiến. Người vào, kẻ ra hiếm khi vắng khách.
Anh Đạt kể tiếp:
- Hồ câu ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng lạ như chính vị trí và dịch vụ câu cá ở đó. Mùa mưa thì nước lên rất cao, mùa khô thì không một giọt nước. Cá ở hồ câu hầu hết không phải là tự nhiên mà do các chủ câu tự thả xuống, lâu ngày tự sinh sôi rồi số lượng nhiều dần. Chủ yếu là loại cá tra, cá chim hay cá trê. Nhất là giống cá trê, lì lợm, lặng lẽ thường sống mãi dưới tầng đáy. Ai may mắn lắm mới câu được trê, con lớn cũng đến một ký.
Nói mới nhớ năm 2011 rộ lên thông tin cá trê khổng lồ thích sống trong mộ người chết. Thậm chí còn có gia đình để mộ chôn lâu năm, khi bốc mộ phát hiện khoảng chục con cá trê sống chui rúc trong đó, con nào con đấy to bằng cả bắp tay, nặng kg rưởi đến hai kg. Nghĩ đến đó thôi cũng khiến tôi sởn gai ốc.
Anh Bảy, một cần thủ đến từ Quận Tân Phú cho biết:
- Cuối tuần rảnh rỗi, thỉnh thoảng tôi cũng sang đây câu. Đi một mình thôi chứ chẳng mang đâu có rủ được vợ đi cùng, vì bả sợ, sợ ma, sợ người... sợ đủ thứ. Chứ riêng tôi thấy bình thường.
Thấy vậy, anh Phong, một cần thủ ngồi cạnh cũng tần ngần nói thêm:
- Ở chỗ này, mỗi người mỗi nghề, nhưng đến đây thì đều như nhau hết.
Khu nhà chứa xác vô thừa nhận nằm cô quạnh mãi phía trong cùng của lò thiêu Bình Hưng Hòa. Tại đây, có những tình huống đau xót đến đắng lòng, lại có những chuyện hãi hùng khiến người nghe lạnh gáy.
Được mệnh danh là nghĩa trang lớn nhất Sài Thành, ngày ngày cõi âm Bình Hưng Hòa, vẫn khó nhọc chứng kiến cảnh chen chúc mưu sinh của người trần. Vô số các con đường lớn nhỏ xuyên qua nghĩa trang, bởi Bình Hưng Hòa đã trở thành một khu dân cư đông đúc, với 300.000 người sinh sống quanh đó. Giữa lổn nhổn những mộ, người nằm, kẻ ngủ, số khách bán gà, chó, mũ bảo hiểm, kính mát đủ cả trong khi những đứa trẻ vô tư chơi đùa bên mộ. Họ vẫn lầm lũi kiếm từng đồng bạc lẻ nơi đất chết.
An Nhàn – Phi Yến
Nếu như ở các con sông, nhiều người đi câu để kiếm cơm mong có vài con cá để ăn, để bán. Nhưng với câu cá cõi âm thì chỉ để cho vui, cho thư giãn chứ tuyệt nhiên không ai dám mang về chứ đừng nói đến chuyện ăn. Anh Đạt cho biết thêm, câu cho vui thôi chứ không ăn, cũng chẳng mang về hay đem cho hàng xóm mình cũng ngại. Cho rồi, người ta ăn xong vui miệng hỏi cá câu ở đâu, mình bảo câu trong nghĩa trang chắc họ hận mình luôn quá.
- Thường thì cá câu được, anh và một số cần thủ mang qua bán cho chủ câu với giá khoảng 20.000đ/kg rồi họ làm gì thì làm.
Đang nói, bỗng nhiên cần động, nhanh như chớp, anh Đạt giật xóc con cá đang ngáp ngáp dưới lòng hồ rồi kéo lên. Con cá nhỏ nhảy tưng hửng trên nền đất vì trót tham miếng mồi giả, sau một hồi giật lưỡi thì chết hẳn. Anh quay sang nói tiếp chuyện:
- Nói thế chứ, cá sống trong nước mồ, nước mả, có cho tiền cũng không dám ăn.
Ra là thế, người ta tìm đến Bình Hưng Hòa câu vì chẳng còn chỗ nào để câu nữa. Nhưng đi câu mà chẳng lấy cá, ấy vậy mà ngày ngày, xung quanh hồ lúc nào cũng có khoảng chục cần thủ trực chiến. Người vào, kẻ ra hiếm khi vắng khách.
Anh Đạt kể tiếp:
- Hồ câu ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng lạ như chính vị trí và dịch vụ câu cá ở đó. Mùa mưa thì nước lên rất cao, mùa khô thì không một giọt nước. Cá ở hồ câu hầu hết không phải là tự nhiên mà do các chủ câu tự thả xuống, lâu ngày tự sinh sôi rồi số lượng nhiều dần. Chủ yếu là loại cá tra, cá chim hay cá trê. Nhất là giống cá trê, lì lợm, lặng lẽ thường sống mãi dưới tầng đáy. Ai may mắn lắm mới câu được trê, con lớn cũng đến một ký.
Nói mới nhớ năm 2011 rộ lên thông tin cá trê khổng lồ thích sống trong mộ người chết. Thậm chí còn có gia đình để mộ chôn lâu năm, khi bốc mộ phát hiện khoảng chục con cá trê sống chui rúc trong đó, con nào con đấy to bằng cả bắp tay, nặng kg rưởi đến hai kg. Nghĩ đến đó thôi cũng khiến tôi sởn gai ốc.
Anh Bảy, một cần thủ đến từ Quận Tân Phú cho biết:
- Cuối tuần rảnh rỗi, thỉnh thoảng tôi cũng sang đây câu. Đi một mình thôi chứ chẳng mang đâu có rủ được vợ đi cùng, vì bả sợ, sợ ma, sợ người... sợ đủ thứ. Chứ riêng tôi thấy bình thường.
Thấy vậy, anh Phong, một cần thủ ngồi cạnh cũng tần ngần nói thêm:
- Ở chỗ này, mỗi người mỗi nghề, nhưng đến đây thì đều như nhau hết.
Khu nhà chứa xác vô thừa nhận nằm cô quạnh mãi phía trong cùng của lò thiêu Bình Hưng Hòa. Tại đây, có những tình huống đau xót đến đắng lòng, lại có những chuyện hãi hùng khiến người nghe lạnh gáy.
Được mệnh danh là nghĩa trang lớn nhất Sài Thành, ngày ngày cõi âm Bình Hưng Hòa, vẫn khó nhọc chứng kiến cảnh chen chúc mưu sinh của người trần. Vô số các con đường lớn nhỏ xuyên qua nghĩa trang, bởi Bình Hưng Hòa đã trở thành một khu dân cư đông đúc, với 300.000 người sinh sống quanh đó. Giữa lổn nhổn những mộ, người nằm, kẻ ngủ, số khách bán gà, chó, mũ bảo hiểm, kính mát đủ cả trong khi những đứa trẻ vô tư chơi đùa bên mộ. Họ vẫn lầm lũi kiếm từng đồng bạc lẻ nơi đất chết.
An Nhàn – Phi Yến
Thanked by 1 Member:
|
|
#787
Gửi vào 27/10/2013 - 23:45
BẰNG CHỨNG RÙNG RỢN VỀ SỰ TỒN TẠI CUẢ MA SÓI
Hàng chục nhân chứng ở Mỹ báo với nhà chức trách rằng, họ đã nhìn thấy một con sói kỳ lạ, đứng thẳng trên hai chân giống như loài người...
Ma sói thường là nam giới và nổi thú tính giết người vào mỗi dịp trăng tròn. Nó đã trở thành chủ đề được công chúng quan tâm rộng rãi và các nhà làm phim lấy cảm hứng làm thành những tác phẩm điện ảnh kinh điển kể từ năm 1941. Khi đó, bộ phim “The Wolf Man” lần đầu tiên được công chiếu tại các rạp đã thu hút số lượng lớn khán giả.
Từ những truyền thuyết ly kỳ...
Khái niệm về một người đàn ông có khả năng (hay bị lời nguyền phù phép) biến thành một con vật dữ tợn và luôn luôn đói khát đã trở thành nỗi khiếp sợ đối với nhiều người trong suốt những năm 1940. Vào thời đó, người ta hoàn toàn tin tưởng ma sói thực sự tồn tại và nó có lịch sử ra đời từ nhiều thế kỷ trước.
Cụ thể, vào khoảng hai ngàn năm trước khi Chúa Jesu ra đời, một văn bản của người Sumer được viết bằng hình nêm (ngày nay gọi là Epic của Gilgamesh) có nhắc đến tính cách giống ma sói của người dân thời đó. Đây là một trong những câu chuyện cổ xưa nhất từng được con người phát hiện có đề cập đến ma sói hoặc có thể là nhân vật do họ tưởng tượng ra.
Vào thời Trung cổ ở châu Âu, người dân thường truyền tai nhau tin đồn về ma sói sống trà trộn với con người. Nó di chuyển liên tục ở nhiều vùng nông thôn. Đặc biệt là ở Estonia, người ta phát hiện và xét xử ba chục người được cho là phù thủy đồng thời bị kết tội là ma sói.
Hàng chục nhân chứng ở Mỹ báo với nhà chức trách rằng, họ đã nhìn thấy một con sói kỳ lạ, đứng thẳng trên hai chân giống như loài người...
Ma sói thường là nam giới và nổi thú tính giết người vào mỗi dịp trăng tròn. Nó đã trở thành chủ đề được công chúng quan tâm rộng rãi và các nhà làm phim lấy cảm hứng làm thành những tác phẩm điện ảnh kinh điển kể từ năm 1941. Khi đó, bộ phim “The Wolf Man” lần đầu tiên được công chiếu tại các rạp đã thu hút số lượng lớn khán giả.
Từ những truyền thuyết ly kỳ...
Khái niệm về một người đàn ông có khả năng (hay bị lời nguyền phù phép) biến thành một con vật dữ tợn và luôn luôn đói khát đã trở thành nỗi khiếp sợ đối với nhiều người trong suốt những năm 1940. Vào thời đó, người ta hoàn toàn tin tưởng ma sói thực sự tồn tại và nó có lịch sử ra đời từ nhiều thế kỷ trước.
Cụ thể, vào khoảng hai ngàn năm trước khi Chúa Jesu ra đời, một văn bản của người Sumer được viết bằng hình nêm (ngày nay gọi là Epic của Gilgamesh) có nhắc đến tính cách giống ma sói của người dân thời đó. Đây là một trong những câu chuyện cổ xưa nhất từng được con người phát hiện có đề cập đến ma sói hoặc có thể là nhân vật do họ tưởng tượng ra.
Vào thời Trung cổ ở châu Âu, người dân thường truyền tai nhau tin đồn về ma sói sống trà trộn với con người. Nó di chuyển liên tục ở nhiều vùng nông thôn. Đặc biệt là ở Estonia, người ta phát hiện và xét xử ba chục người được cho là phù thủy đồng thời bị kết tội là ma sói.
Thanked by 1 Member:
|
|
#788
Gửi vào 27/10/2013 - 23:49
Thêm vào đó, khi một thanh niên mười tám tuổi, được điều tra xem liệu anh ta có phải là một con ma sói hay không, thì người này thẳng thắn thừa nhận đúng như vậy. Người thanh niên hoặc có trí tưởng tượng hoang đường hoặc thực sự là ma sói, đã trình bày với các thành viên của tòa án chi tiết các cuộc săn mồi của mình, khi biến thành quái vật mỗi lần trăng tròn xuất hiện.
Mọi người đã rất sốc trước những thông tin mà chàng trẻ tuổi đưa ra và hỏi lại rằng, có phải bản thân đã tưởng tượng ra nhân vật đó hay không. Nhưng anh ta vẫn một mực khẳng định điều mình nói hoàn toàn là sự thật. Người này tiếp tục gieo rắc hoang mang cho mọi người, khi tiết lộ về con sói đã cắn vào chân mình cũng như thuật lại câu chuyện ly kỳ, về một người đàn ông mặc đồ đen đã phù phép biến anh thành ma sói. Lời thú nhận đáng sợ của người thanh niên là bằng chứng về trường hợp ma sói nổi tiếng, đi vào lịch sử nhân loại.
Ngay cả trước khi diễn ra các phiên tòa xét xử phù thủy và ma sói thời Trung Cổ, người Hy Lạp cổ đại và những tài liệu khác, cũng nhắc đến câu chuyện những người đàn ông bí ẩn, hay các vị thần đã biến con người thành ma sói như thế nào.
Một trong những người Hy Lạp cổ đại là vua Lycaon, đã có cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên với một người đặc biệt. Vị vua quyền quý này tin rằng, người lạ đó sở hữu tấm thân bất tử. Vì vậy, ông quyết định kiểm tra dị nhân bằng cách mang thịt người mời khách ăn. Nhưng không may cho đức vua Lycaon bởi vị khách lạ chính là thần sao Mộc.
Vị thần này vô cùng phật lòng về hành động mờ ám của nhà vua, và đã trừng phạt ông bằng cách biến vị vua này thành chó sói. Chính vì vậy, cụm từ Lycanthrope hay Lycanthropy được người dân thời đó sử dụng (bắt nguồn từ tên của hoàng đế Lycaon) đều có nghĩa là chó sói.
Ngoài ra, một số người trên thế giới còn tin tưởng vào những truyền thuyết nói rằng, con người có thể “nhập thân” vào cơ thể của các loài động vật. Ở Mỹ, một số người được cho là có khả năng thay đổi con người cả về thể chất lẫn tinh thần và nhập vào cơ thể động vật. Nó được thực hiện thông qua khả năng tâm linh. Vào thời đó, người dân tôn kính nó và coi nó như những con vật thiêng liêng, trái ngược với nỗi sợ hãi của các nước khác.
Trong khi đó, người Trung Quốc cổ đại tin rằng, động vật có khả năng "biến hình" để giống hình dáng của con người. Điều này trái ngược với niềm tin, truyền thuyết ở nhiều quốc gia khác trong cùng thời điểm. Người Trung Quốc tin 3 loài động vật có khả năng biến thành con người là cáo, gấu, rồng. Chúng thường sống ở những ngọn núi của nước này.
Ở châu Phi, một số nhân chứng tận mắt chứng kiến người biến thành cá sấu khổng lồ và thậm chí cả linh cẩu đi khắp các ngôi làng. Người mèo cũng được cho là một trong những sản phẩm từ phép thuật của phù thủy. Họ cho rằng, phù thủy có thể biến người thành những con mèo. Tuy nhiên, truyền thuyết này ít phổ biến hơn so với truyền thuyết về ma sói.
Mọi người đã rất sốc trước những thông tin mà chàng trẻ tuổi đưa ra và hỏi lại rằng, có phải bản thân đã tưởng tượng ra nhân vật đó hay không. Nhưng anh ta vẫn một mực khẳng định điều mình nói hoàn toàn là sự thật. Người này tiếp tục gieo rắc hoang mang cho mọi người, khi tiết lộ về con sói đã cắn vào chân mình cũng như thuật lại câu chuyện ly kỳ, về một người đàn ông mặc đồ đen đã phù phép biến anh thành ma sói. Lời thú nhận đáng sợ của người thanh niên là bằng chứng về trường hợp ma sói nổi tiếng, đi vào lịch sử nhân loại.
Ngay cả trước khi diễn ra các phiên tòa xét xử phù thủy và ma sói thời Trung Cổ, người Hy Lạp cổ đại và những tài liệu khác, cũng nhắc đến câu chuyện những người đàn ông bí ẩn, hay các vị thần đã biến con người thành ma sói như thế nào.
Một trong những người Hy Lạp cổ đại là vua Lycaon, đã có cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên với một người đặc biệt. Vị vua quyền quý này tin rằng, người lạ đó sở hữu tấm thân bất tử. Vì vậy, ông quyết định kiểm tra dị nhân bằng cách mang thịt người mời khách ăn. Nhưng không may cho đức vua Lycaon bởi vị khách lạ chính là thần sao Mộc.
Vị thần này vô cùng phật lòng về hành động mờ ám của nhà vua, và đã trừng phạt ông bằng cách biến vị vua này thành chó sói. Chính vì vậy, cụm từ Lycanthrope hay Lycanthropy được người dân thời đó sử dụng (bắt nguồn từ tên của hoàng đế Lycaon) đều có nghĩa là chó sói.
Ngoài ra, một số người trên thế giới còn tin tưởng vào những truyền thuyết nói rằng, con người có thể “nhập thân” vào cơ thể của các loài động vật. Ở Mỹ, một số người được cho là có khả năng thay đổi con người cả về thể chất lẫn tinh thần và nhập vào cơ thể động vật. Nó được thực hiện thông qua khả năng tâm linh. Vào thời đó, người dân tôn kính nó và coi nó như những con vật thiêng liêng, trái ngược với nỗi sợ hãi của các nước khác.
Trong khi đó, người Trung Quốc cổ đại tin rằng, động vật có khả năng "biến hình" để giống hình dáng của con người. Điều này trái ngược với niềm tin, truyền thuyết ở nhiều quốc gia khác trong cùng thời điểm. Người Trung Quốc tin 3 loài động vật có khả năng biến thành con người là cáo, gấu, rồng. Chúng thường sống ở những ngọn núi của nước này.
Ở châu Phi, một số nhân chứng tận mắt chứng kiến người biến thành cá sấu khổng lồ và thậm chí cả linh cẩu đi khắp các ngôi làng. Người mèo cũng được cho là một trong những sản phẩm từ phép thuật của phù thủy. Họ cho rằng, phù thủy có thể biến người thành những con mèo. Tuy nhiên, truyền thuyết này ít phổ biến hơn so với truyền thuyết về ma sói.
Thanked by 1 Member:
|
|
#789
Gửi vào 27/10/2013 - 23:50
Một trong những thông tin gần đây nhất khiến con người càng tin vào sự tồn tại của ma sói là: Tại thị trấn Elkhorn ở miền Nam nước Mỹ, hàng chục nhân chứng báo cáo với giới chức trách rằng đã nhìn thấy một con sói đứng thẳng trên hai chân giống như loài người. Sinh vật bí ẩn đó cao từ 1,5 - 2,4 mét.
Một cô gái tuổi teen tuyên bố đã nhìn thấy một con ma sói đáng sợ khi tham gia bữa tiệc ngoài trời với bạn bè vào buổi đêm. Nhiều người dân địa phương cáo buộc sinh vật đó là ma sói và kể từ đó truyền thuyết, lời đồn về loài quái vật huyền bí này ngày càng được lan truyền.
Một câu chuyện đáng sợ khác kể về trường hợp ma chó Michigan cũng khiến con người liên tưởng tới loài ma sói Wisconsin vì giữa chúng có điểm tương đồng. Truyền thuyết về sinh vật đáng sợ này bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1930. Khi đó, người đàn ông có tên Robert Fortney đang câu cá trên bờ sông thì bỗng nghe thấy tiếng của những con chó hoang trong rừng. Chúng tiến dần đến chỗ ông. Vì vậy, ông đã rút súng ra và cảnh báo sẽ nổ súng nhằm xua đuổi chúng đi chỗ khác.
Hầu hết bọn chúng đều bỏ chạy, duy chỉ còn lại một con không hề biết sợ là gì. Ông rất ngạc nhiên khi nhìn thấy con vật đó cao từ 3 - 4,5 m và đứng thẳng bằng hai chân. Ông còn cho biết thêm, nó có đôi mắt màu xanh và mỉm cười với ông...
Trải qua các thời kỳ, con người luôn tìm ra cách tiêu diệt những con quái vật. Trong thời hiện đại, nhân vật chính là ma sói trong những bộ phim kinh dị thường bị tiêu diệt bởi một viên đạn làm bằng bạc găm vào đầu. Nhiều người dân châu Âu thời Trung cổ tin rằng, cách duy nhất để giết ma sói là thiêu hay chặt đầu chúng. Phương pháp thiêu ma sói có nguồn gốc từ cách hành hình tương tự đối với phù thủy. Thời đó, những mụ phù thủy bị hỏa thiêu cũng bị cho là ma sói.
Một số người còn đưa ra lời khuyên nên mang theo súng hay những thanh gươm sắc nhọn để có thể đương đầu và giết chết những con quái vật này nếu chẳng may "đụng độ" chúng khi đi bộ trong các khu rừng.
Kiến thức
Một cô gái tuổi teen tuyên bố đã nhìn thấy một con ma sói đáng sợ khi tham gia bữa tiệc ngoài trời với bạn bè vào buổi đêm. Nhiều người dân địa phương cáo buộc sinh vật đó là ma sói và kể từ đó truyền thuyết, lời đồn về loài quái vật huyền bí này ngày càng được lan truyền.
Một câu chuyện đáng sợ khác kể về trường hợp ma chó Michigan cũng khiến con người liên tưởng tới loài ma sói Wisconsin vì giữa chúng có điểm tương đồng. Truyền thuyết về sinh vật đáng sợ này bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1930. Khi đó, người đàn ông có tên Robert Fortney đang câu cá trên bờ sông thì bỗng nghe thấy tiếng của những con chó hoang trong rừng. Chúng tiến dần đến chỗ ông. Vì vậy, ông đã rút súng ra và cảnh báo sẽ nổ súng nhằm xua đuổi chúng đi chỗ khác.
Hầu hết bọn chúng đều bỏ chạy, duy chỉ còn lại một con không hề biết sợ là gì. Ông rất ngạc nhiên khi nhìn thấy con vật đó cao từ 3 - 4,5 m và đứng thẳng bằng hai chân. Ông còn cho biết thêm, nó có đôi mắt màu xanh và mỉm cười với ông...
Trải qua các thời kỳ, con người luôn tìm ra cách tiêu diệt những con quái vật. Trong thời hiện đại, nhân vật chính là ma sói trong những bộ phim kinh dị thường bị tiêu diệt bởi một viên đạn làm bằng bạc găm vào đầu. Nhiều người dân châu Âu thời Trung cổ tin rằng, cách duy nhất để giết ma sói là thiêu hay chặt đầu chúng. Phương pháp thiêu ma sói có nguồn gốc từ cách hành hình tương tự đối với phù thủy. Thời đó, những mụ phù thủy bị hỏa thiêu cũng bị cho là ma sói.
Một số người còn đưa ra lời khuyên nên mang theo súng hay những thanh gươm sắc nhọn để có thể đương đầu và giết chết những con quái vật này nếu chẳng may "đụng độ" chúng khi đi bộ trong các khu rừng.
Kiến thức
Thanked by 1 Member:
|
|
#790
Gửi vào 28/10/2013 - 05:35
CHUYỆN SỞN GAI ỐC VỀ BỨC TƯỢNG GỖ KỲ BÍ PHÙ TRỢ NGHỆ SĨ HOÀI LINH
- Bức tượng linh thiêng lắm. Nhiều anh em làm liveshow, muốn suôn sẻ, đông khán giả đến xem, hay nài nỉ tui cho thỉnh bức tượng này đến sân khấu, bái lạy. Hoài Linh kể.
Năm 2009, NSND Phùng Há mất. Danh hài Hoài Linh đã túc trực suốt đêm bên linh cữu nữ nghệ sĩ tiền bối của ngành nghệ thuật cải lương, trước đêm đưa bà về cát bụi. Đêm đó, trước bàn thờ đặt di ảnh NSND Phùng Há, danh hài Hoài Linh đã vào vai ông Hội đồng Thăng, còn NSND Bạch Tuyết vào vai cô Lựu, tái hiện lại một trích đoạn vở cải lương Đời cô Lựu. Lúc sinh thời, NSND Phùng Há đã nổi tiếng với vai cô Lựu trong vở cải lương kinh điển này của cố soạn giả Trần Hữu Trang.
Cũng xin nói thêm: Ít ai biết, có một chi tiết trong vở tuồng, soạn giả Trần Hữu Trang đã lấy một phần nhỏ cuộc đời éo le của NSND Phùng Há: Khi NSND cùng má của mình mang tro cốt của cha về Hạt Sơn, Trung Quốc, gia đình bên nội của bà, sợ má bà tái giá, đã không cho hai má con của bà trở về Việt Nam.
Để có tiền làm lộ phí cho bà và má trốn về Việt Nam, người chị thứ Tư của bà là Trương Liên Hảo, đã giấu người chồng hào phú, mang nữ trang thật đi bán, tráo nữ trang giả vào thay thế. Sau này bị chồng phát hiện, người chị của bà bị chồng hành hạ, rất đau khổ. Trong vở tuồng Đời cô Lựu, chi tiết này thể hiện ở màn Kim Anh tráo nữ trang giả, lấy nữ trang thật đi cầm cố, lấy tiền đưa cho mẹ của mình là cô Lựu….
Chọn trích đoạn trong vở tuồng Đời cô Lựu để dâng linh hồn NSND Phùng Há, cả NSND Bạch Tuyết và danh hài Hoài Linh đều được khán giả vỗ tay khen ngợi. Sau màn diễn, NSND Bạch Tuyết vì quá xúc động, đã ngất xỉu. Đêm khuya, chương trình văn nghệ tan, tiếng gõ mõ tụng kinh ngừng tắt. Mọi người ai cũng mỏi mệt. Ngồi bên bàn nước, nghi ngút khói hương tỏa ra từ bàn thờ NSND Phùng Há, danh hài Hoài Linh đã nghiêm trang kể cho mọi người nghe nhiều chuyện kỳ bí của bức tượng tổ nghiệp, mà anh thờ từ khi mới bước chân vào nghề.
Bình thường, Hoài Linh kể chuyện rất dí dỏm, nhưng hôm nay anh không hề gây cười cho mọi người, ngược lại ai nấy đều nổi gai ốc.
- Tôi có thờ một bức tượng bằng gỗ ở bên Mỹ. Linh thiêng lắm. Anh em nghệ sĩ đều biết những chuyện kỳ bí của bức tượng này. Hoài Linh mở đầu câu chuyện.
Đôi mắt không chớp, Hoài Linh tiếp tục câu chuyện:
- Mỗi khi làm liveshow, tui đều thỉnh bức tượng này đến sân khấu, khói hương, dâng hoa quả, heo quay đàng hoàng. Lần nào cũng vậy, tui đều được Tổ đãi, liveshow thuận lợi, khán giả mua vé coi đông nghìn nghịt. Chính vì bức tượng linh thiêng, khi tổ chức show, nhiều anh em nghệ sĩ thân thiết hay nài nỉ tui cho rước bức tượng đến sân khấu vài ngày, mong được phù hộ. Anh em đều được thỏa nguyện. Hoài Linh nói.
Nhấp một ngụm nước trà, gương mặt Hoài Linh bỗng trở nên bí hiểm. Anh kể tiếp:
- Năm 2005, cơn bão lịch sử Katrina đổ bộ tháng 8.2005 làm 1.800 người thiệt mạng và cuốn theo hàng tỷ USD của nước Mỹ. Lúc đó, tui đang ở Việt Nam. Bỗng nhiên tui thấy xây xẩm mặt mày. Một bên vai đau nhức quá, như có ai đó bị mạnh kéo xuống. Tui không hiểu chuyện gì đang xảy ra...
Mọi người hồi hộp, chờ đợi Hoài Linh tiếp tục câu chuyện, vì không hiểu sao anh xen vào những tình tiết không liên quan gì đến bức tượng linh thiêng, mà anh nói từ nãy đến giờ. Hoài Linh nhìn mọi người, nói:
- Từ từ, tui kể cho nghe. Tui kể câu chuyện mà cũng nổi gai ốc, lạnh sống lưng nè. Thấy mình đang khỏe mạnh, tự dưng bị chuyện lạ như vậy, tui mới gọi về Mỹ cho đứa em. Tui nói với nó: Mày coi lại cái bàn thờ Tổ coi có chuyện gì hay không?. Hoài Linh kể.
Dừng lại giây lát, Hoài Linh tiếp tục câu chuyện:
- Lúc đó, bang Florida đang bị động đất nhẹ. Đứa em của tui vô xem lại bàn thờ Tổ thì thấy bức tượng đang bị ngã nghiêng sang một bên, đúng bên trái. Nó chắp tay lạy tạ lỗi, dựng bức tượng lại vị trí ban đầu. Kỳ lạ là ngay sau đó, ở Việt Nam, vai trái của tui cũng hết đau. Hiện tượng bị xây xẩm mặt mày của tui cũng hết tức khắc, không cần uống viên thuốc nào. Nhiều lần về Việt Nam làm liveshow, tui cũng thỉnh bức tượng về để mong được ngài phù trợ. Hoài Linh chia sẻ thêm.
Đó là câu chuyện mà phóng viên đã từng nghe chính danh hài Hoài Linh kể, có sự chứng kiến của nhiều người, đặc biệt là người bạn rất thân của anh, ca sĩ Nguyên Lộc. Không biết thực hư thế nào, nhưng qua cách kể chuyện của anh, mọi người đều tin đó là sự thật. Sau khi kể xong câu chuyện, Hoài Linh đã xin một chiếc áo dài lúc sinh thời NSND Phùng Há thường hay mặc. Danh hài nói:
- Mang chiếc áo dài này về, chắc sẽ có nhiều may mắn. Vong linh của NSND Phùng Há sẽ cho tui may mắn trong nghề nghiệp.
Hàng năm, vào dịp giỗ Tổ ngành sân khấu 12.8.Âm lịch, danh hài Hoài Linh vận áo dài, khăn đóng trang trọng, chủ trì lể cúng Tổ tại sân khấu Nụ cười mới. Lễ giỗ Tổ thường được Hoài Linh tổ chức rất lớn, là địa điểm chiêm bái, khấn nguyện của nhiều nghệ sĩ. Hoài Linh từng nói:
- Tổ nghiệp ban cho mình một cái nghề để cống hiến, được khán giả yêu mến, phải biết mang ơn Tổ. Đó là một đạo lý mà người nghệ sĩ phải biết.
Soha
- Bức tượng linh thiêng lắm. Nhiều anh em làm liveshow, muốn suôn sẻ, đông khán giả đến xem, hay nài nỉ tui cho thỉnh bức tượng này đến sân khấu, bái lạy. Hoài Linh kể.
Năm 2009, NSND Phùng Há mất. Danh hài Hoài Linh đã túc trực suốt đêm bên linh cữu nữ nghệ sĩ tiền bối của ngành nghệ thuật cải lương, trước đêm đưa bà về cát bụi. Đêm đó, trước bàn thờ đặt di ảnh NSND Phùng Há, danh hài Hoài Linh đã vào vai ông Hội đồng Thăng, còn NSND Bạch Tuyết vào vai cô Lựu, tái hiện lại một trích đoạn vở cải lương Đời cô Lựu. Lúc sinh thời, NSND Phùng Há đã nổi tiếng với vai cô Lựu trong vở cải lương kinh điển này của cố soạn giả Trần Hữu Trang.
Cũng xin nói thêm: Ít ai biết, có một chi tiết trong vở tuồng, soạn giả Trần Hữu Trang đã lấy một phần nhỏ cuộc đời éo le của NSND Phùng Há: Khi NSND cùng má của mình mang tro cốt của cha về Hạt Sơn, Trung Quốc, gia đình bên nội của bà, sợ má bà tái giá, đã không cho hai má con của bà trở về Việt Nam.
Để có tiền làm lộ phí cho bà và má trốn về Việt Nam, người chị thứ Tư của bà là Trương Liên Hảo, đã giấu người chồng hào phú, mang nữ trang thật đi bán, tráo nữ trang giả vào thay thế. Sau này bị chồng phát hiện, người chị của bà bị chồng hành hạ, rất đau khổ. Trong vở tuồng Đời cô Lựu, chi tiết này thể hiện ở màn Kim Anh tráo nữ trang giả, lấy nữ trang thật đi cầm cố, lấy tiền đưa cho mẹ của mình là cô Lựu….
Chọn trích đoạn trong vở tuồng Đời cô Lựu để dâng linh hồn NSND Phùng Há, cả NSND Bạch Tuyết và danh hài Hoài Linh đều được khán giả vỗ tay khen ngợi. Sau màn diễn, NSND Bạch Tuyết vì quá xúc động, đã ngất xỉu. Đêm khuya, chương trình văn nghệ tan, tiếng gõ mõ tụng kinh ngừng tắt. Mọi người ai cũng mỏi mệt. Ngồi bên bàn nước, nghi ngút khói hương tỏa ra từ bàn thờ NSND Phùng Há, danh hài Hoài Linh đã nghiêm trang kể cho mọi người nghe nhiều chuyện kỳ bí của bức tượng tổ nghiệp, mà anh thờ từ khi mới bước chân vào nghề.
Bình thường, Hoài Linh kể chuyện rất dí dỏm, nhưng hôm nay anh không hề gây cười cho mọi người, ngược lại ai nấy đều nổi gai ốc.
- Tôi có thờ một bức tượng bằng gỗ ở bên Mỹ. Linh thiêng lắm. Anh em nghệ sĩ đều biết những chuyện kỳ bí của bức tượng này. Hoài Linh mở đầu câu chuyện.
Đôi mắt không chớp, Hoài Linh tiếp tục câu chuyện:
- Mỗi khi làm liveshow, tui đều thỉnh bức tượng này đến sân khấu, khói hương, dâng hoa quả, heo quay đàng hoàng. Lần nào cũng vậy, tui đều được Tổ đãi, liveshow thuận lợi, khán giả mua vé coi đông nghìn nghịt. Chính vì bức tượng linh thiêng, khi tổ chức show, nhiều anh em nghệ sĩ thân thiết hay nài nỉ tui cho rước bức tượng đến sân khấu vài ngày, mong được phù hộ. Anh em đều được thỏa nguyện. Hoài Linh nói.
Nhấp một ngụm nước trà, gương mặt Hoài Linh bỗng trở nên bí hiểm. Anh kể tiếp:
- Năm 2005, cơn bão lịch sử Katrina đổ bộ tháng 8.2005 làm 1.800 người thiệt mạng và cuốn theo hàng tỷ USD của nước Mỹ. Lúc đó, tui đang ở Việt Nam. Bỗng nhiên tui thấy xây xẩm mặt mày. Một bên vai đau nhức quá, như có ai đó bị mạnh kéo xuống. Tui không hiểu chuyện gì đang xảy ra...
Mọi người hồi hộp, chờ đợi Hoài Linh tiếp tục câu chuyện, vì không hiểu sao anh xen vào những tình tiết không liên quan gì đến bức tượng linh thiêng, mà anh nói từ nãy đến giờ. Hoài Linh nhìn mọi người, nói:
- Từ từ, tui kể cho nghe. Tui kể câu chuyện mà cũng nổi gai ốc, lạnh sống lưng nè. Thấy mình đang khỏe mạnh, tự dưng bị chuyện lạ như vậy, tui mới gọi về Mỹ cho đứa em. Tui nói với nó: Mày coi lại cái bàn thờ Tổ coi có chuyện gì hay không?. Hoài Linh kể.
Dừng lại giây lát, Hoài Linh tiếp tục câu chuyện:
- Lúc đó, bang Florida đang bị động đất nhẹ. Đứa em của tui vô xem lại bàn thờ Tổ thì thấy bức tượng đang bị ngã nghiêng sang một bên, đúng bên trái. Nó chắp tay lạy tạ lỗi, dựng bức tượng lại vị trí ban đầu. Kỳ lạ là ngay sau đó, ở Việt Nam, vai trái của tui cũng hết đau. Hiện tượng bị xây xẩm mặt mày của tui cũng hết tức khắc, không cần uống viên thuốc nào. Nhiều lần về Việt Nam làm liveshow, tui cũng thỉnh bức tượng về để mong được ngài phù trợ. Hoài Linh chia sẻ thêm.
Đó là câu chuyện mà phóng viên đã từng nghe chính danh hài Hoài Linh kể, có sự chứng kiến của nhiều người, đặc biệt là người bạn rất thân của anh, ca sĩ Nguyên Lộc. Không biết thực hư thế nào, nhưng qua cách kể chuyện của anh, mọi người đều tin đó là sự thật. Sau khi kể xong câu chuyện, Hoài Linh đã xin một chiếc áo dài lúc sinh thời NSND Phùng Há thường hay mặc. Danh hài nói:
- Mang chiếc áo dài này về, chắc sẽ có nhiều may mắn. Vong linh của NSND Phùng Há sẽ cho tui may mắn trong nghề nghiệp.
Hàng năm, vào dịp giỗ Tổ ngành sân khấu 12.8.Âm lịch, danh hài Hoài Linh vận áo dài, khăn đóng trang trọng, chủ trì lể cúng Tổ tại sân khấu Nụ cười mới. Lễ giỗ Tổ thường được Hoài Linh tổ chức rất lớn, là địa điểm chiêm bái, khấn nguyện của nhiều nghệ sĩ. Hoài Linh từng nói:
- Tổ nghiệp ban cho mình một cái nghề để cống hiến, được khán giả yêu mến, phải biết mang ơn Tổ. Đó là một đạo lý mà người nghệ sĩ phải biết.
Soha
Thanked by 4 Members:
|
|
#791
Gửi vào 31/10/2013 - 22:00
KỲ QUÁI NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HỒN MA TRÊN DÃY HYMALAYA
Vừa đến trước cửa hàng tạp hóa nhỏ trong làng Bemni ở độ cao 2.700 m trên đỉnh Himalaya của Ấn Độ, cậu con trai nhỏ bốn tuổi của nhà nghiên cứu nhân chủng học Jane Dyson, tên là Fin đột nhiên thét lên và bật khóc. Cậu bé bị hoảng sợ vì thấy con chó Tây Tạng to lớn của chủ cửa hàng chồm lên và sủa hàng tràng inh ỏi.
Trong khi Jane cố dỗ cậu con trai, nhân viên cửa hàng vội vã chạy vào trong nhà và nhanh chóng trở ra với một cụ bà rất già. Cụ bà đi thẳng tới chỗ Finn, rắc một ít tro trong tay lên đầu cậu bé. Sau đó, cụ bà bắt đầu niệm chú bằng một giọng trầm và nhỏ rồi thổi mạnh một hơi vào đầu của cậu bé. Những hành động kỳ quặc và thần bí của cụ bà là để nhằm trừ tà, đánh đuổi ma quỷ ra khỏi cơ thể Finn vì cụ cho rằng, cậu bé khóc thét lên là do bị ám.
Cậu bé Finn bị làm cho chết khiếp và bắt đầu nín khóc. Nhân viên cửa hàng tạp hóa nhìn bà Jane và lẳng lặng gật đầu ra vẻ, nghi lễ trừ tà đã hoàn tất và tất cả lại tốt đẹp. Ma ám (ma nhập) là chuyện không có gì xa lạ ở làng Bemni vì nó xảy ra như cơm bữa hàng ngày. Bất cứ điều gì có vẻ bất thường ở đây đều được quy cho là do bị ma ám. Một cậu bé nô đùa quá trớn hoặc một thiếu niên đột nhiên ủ rũ khác thường cũng bị cho là do ma nhập.
Theo đó, các bậc cha mẹ sẽ mời một thầy tu Hindu hoặc một cao niên trong làng tới để xua đuổi hồn ma ra khỏi cơ thể của con cái mình. Ngoài ra, bất cứ ai đó đi vào rừng sớm mà tối mịt chưa thấy trở về, gia đình sẽ lập tức nghĩ đến tình huống xấu rằng, họ có thể đã chạm trán với hồn ma.
Những điều đó phản ánh thực tế, trong tâm trí dân làng Bemni luôn nơm nớp nỗi lo sợ về chuyện bị ma nhập. Họ tin rằng, linh hồn của quỹ dữ hoặc hồn ma có thể mang bệnh tật đến hoặc giết chết họ. Tuy nhiên, người làng Bemni cũng tin rằng, ma quỷ chỉ ám và nhập vào những người hay lo lắng hoặc yếu bóng vía. Do đó, họ cho rằng, đối tượng dễ bị ma làm hại nhất là trẻ con và những người trẻ tuổi.
Vừa đến trước cửa hàng tạp hóa nhỏ trong làng Bemni ở độ cao 2.700 m trên đỉnh Himalaya của Ấn Độ, cậu con trai nhỏ bốn tuổi của nhà nghiên cứu nhân chủng học Jane Dyson, tên là Fin đột nhiên thét lên và bật khóc. Cậu bé bị hoảng sợ vì thấy con chó Tây Tạng to lớn của chủ cửa hàng chồm lên và sủa hàng tràng inh ỏi.
Trong khi Jane cố dỗ cậu con trai, nhân viên cửa hàng vội vã chạy vào trong nhà và nhanh chóng trở ra với một cụ bà rất già. Cụ bà đi thẳng tới chỗ Finn, rắc một ít tro trong tay lên đầu cậu bé. Sau đó, cụ bà bắt đầu niệm chú bằng một giọng trầm và nhỏ rồi thổi mạnh một hơi vào đầu của cậu bé. Những hành động kỳ quặc và thần bí của cụ bà là để nhằm trừ tà, đánh đuổi ma quỷ ra khỏi cơ thể Finn vì cụ cho rằng, cậu bé khóc thét lên là do bị ám.
Cậu bé Finn bị làm cho chết khiếp và bắt đầu nín khóc. Nhân viên cửa hàng tạp hóa nhìn bà Jane và lẳng lặng gật đầu ra vẻ, nghi lễ trừ tà đã hoàn tất và tất cả lại tốt đẹp. Ma ám (ma nhập) là chuyện không có gì xa lạ ở làng Bemni vì nó xảy ra như cơm bữa hàng ngày. Bất cứ điều gì có vẻ bất thường ở đây đều được quy cho là do bị ma ám. Một cậu bé nô đùa quá trớn hoặc một thiếu niên đột nhiên ủ rũ khác thường cũng bị cho là do ma nhập.
Theo đó, các bậc cha mẹ sẽ mời một thầy tu Hindu hoặc một cao niên trong làng tới để xua đuổi hồn ma ra khỏi cơ thể của con cái mình. Ngoài ra, bất cứ ai đó đi vào rừng sớm mà tối mịt chưa thấy trở về, gia đình sẽ lập tức nghĩ đến tình huống xấu rằng, họ có thể đã chạm trán với hồn ma.
Những điều đó phản ánh thực tế, trong tâm trí dân làng Bemni luôn nơm nớp nỗi lo sợ về chuyện bị ma nhập. Họ tin rằng, linh hồn của quỹ dữ hoặc hồn ma có thể mang bệnh tật đến hoặc giết chết họ. Tuy nhiên, người làng Bemni cũng tin rằng, ma quỷ chỉ ám và nhập vào những người hay lo lắng hoặc yếu bóng vía. Do đó, họ cho rằng, đối tượng dễ bị ma làm hại nhất là trẻ con và những người trẻ tuổi.
#792
Gửi vào 31/10/2013 - 22:05
Mohan Singh, một người dân trong làng vẫn toát mồ hôi khi kể lại câu chuyện rùng rợn, sẽ ám ảnh ông tới chết về một lần gặp ma trong rừng cách đây bốn năm. Singh cho biết, khi ông đang đốn gỗ trong rừng thì một người lạ mặt tiến đến và cất giọng ma quái hỏi ông:
- Sao ngươi dám chặt cây?
Người lạ mặt vừa dứt lời thì trời đất bỗng nhiên tối sầm lại. Người lạ mặt túm chặt lấy người tiều phu với bàn tay có khả năng xuyên qua cơ thể ông. Tóc của con ma dài tới thắt lưng của Singh và dày bằng cánh tay trẻ con. Con ma thậm chí còn liên tục biến đổi kích thước, lúc là một người khổng lồ cao tới gần ba mét, lúc lại hóa thân thành một con gà để dọa người tiều phu. Singh cho biết, ông phải cố vật lộn với con ma để cứu tính mạng mình và cuối cùng may mắn thoát được. Con ma biến mất vào trong rừng, còn Singh vội vã trở về nhà với cơn sốt cao.
- Tôi bị con ma đó ám.
Người tiều phu cho biết. Singh chỉ dứt sốt sau khi giết thịt một con lợn để nhờ một thầy tu Hindu làm lễ cúng trừ tà. Ông Singh cho biết, những cuộc trạm chán rùng rợn với ma quỷ không phải chuyện hiếm gặp ở trong làng. Hàng xóm của người tiều phu còn từng gặp một con cáo có đầu người. Trong khi đó, nhiều người làng khẳng định từng tận mắt chứng kiến những con rắn làm nhiệm vụ canh các hũ vàng.
Tuy nhiên, trong những dịp đặc biệt như đám cưới hoặc nghi lễ tôn giáo, người làng lại làm lễ để cầu ma nhập vào người. Những hồn ma của tổ tiên trong gia đình, dòng tộc, được cầu để nhập vào một người đang sống để con cháu xin ý kiến về các sự kiện quan trọng như, ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ cho một cô con gái trong nhà.
Người bị ma nhập có thể gào khóc, rung lắc bất kiểm soát, hoặc vung tay vung chân loạn xạ và đấm thình thịch vào ngực. Văn hóa làng xem những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường, không có bất cứ điều gì phải bận tâm hoặc lo lắng. Sau đó, người bị ma nhập nhanh chóng được khôi phục về trạng thái bình thường.
Niềm tin về ma quỷ ở làng Bemni mạnh đến mức những người trẻ có học thức trong làng thừa nhận họ cũng có niềm tin đó.
- Tôi không cho rằng tôi sẽ gặp ma nhưng tôi đã được tận mắt thấy những việc mà chúng gây ra. Một thiếu nữ trẻ làng Bemni cho biết.
Bạch Dương
- Sao ngươi dám chặt cây?
Người lạ mặt vừa dứt lời thì trời đất bỗng nhiên tối sầm lại. Người lạ mặt túm chặt lấy người tiều phu với bàn tay có khả năng xuyên qua cơ thể ông. Tóc của con ma dài tới thắt lưng của Singh và dày bằng cánh tay trẻ con. Con ma thậm chí còn liên tục biến đổi kích thước, lúc là một người khổng lồ cao tới gần ba mét, lúc lại hóa thân thành một con gà để dọa người tiều phu. Singh cho biết, ông phải cố vật lộn với con ma để cứu tính mạng mình và cuối cùng may mắn thoát được. Con ma biến mất vào trong rừng, còn Singh vội vã trở về nhà với cơn sốt cao.
- Tôi bị con ma đó ám.
Người tiều phu cho biết. Singh chỉ dứt sốt sau khi giết thịt một con lợn để nhờ một thầy tu Hindu làm lễ cúng trừ tà. Ông Singh cho biết, những cuộc trạm chán rùng rợn với ma quỷ không phải chuyện hiếm gặp ở trong làng. Hàng xóm của người tiều phu còn từng gặp một con cáo có đầu người. Trong khi đó, nhiều người làng khẳng định từng tận mắt chứng kiến những con rắn làm nhiệm vụ canh các hũ vàng.
Tuy nhiên, trong những dịp đặc biệt như đám cưới hoặc nghi lễ tôn giáo, người làng lại làm lễ để cầu ma nhập vào người. Những hồn ma của tổ tiên trong gia đình, dòng tộc, được cầu để nhập vào một người đang sống để con cháu xin ý kiến về các sự kiện quan trọng như, ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ cho một cô con gái trong nhà.
Người bị ma nhập có thể gào khóc, rung lắc bất kiểm soát, hoặc vung tay vung chân loạn xạ và đấm thình thịch vào ngực. Văn hóa làng xem những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường, không có bất cứ điều gì phải bận tâm hoặc lo lắng. Sau đó, người bị ma nhập nhanh chóng được khôi phục về trạng thái bình thường.
Niềm tin về ma quỷ ở làng Bemni mạnh đến mức những người trẻ có học thức trong làng thừa nhận họ cũng có niềm tin đó.
- Tôi không cho rằng tôi sẽ gặp ma nhưng tôi đã được tận mắt thấy những việc mà chúng gây ra. Một thiếu nữ trẻ làng Bemni cho biết.
Bạch Dương
Thanked by 1 Member:
|
|
#793
Gửi vào 02/11/2013 - 06:44
NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM NỔI TIẾNG CUẢ NGA
Hiện nay, vẫn có không ít nhà khoa học phủ nhận một cách xổ toẹt những hiện tượng ngoại cảm kỳ lạ bằng một cái mũ dị đoan và huyền bí. Vì những hiện tượng ngoại cảm này thật muôn màu muôn vẻ, không thể nghiên cứu bằng một môn khoa học riêng biệt, cho nên người ta đành xếp chúng một môn khoa học gọi là cận tâm lý học. Những nhà ngoại cảm Nga dưới đây hiện đang còn sống, đều đang làm những việc có ích cho xã hội: nhiều người chữa bệnh bằng nhân điện, làm công tác khoa học, biểu diễn, tìm mộ hoặc làm những dịch vụ tâm linh...
Juna Davitashvili
Juna Davitashvili vốn là người Gruzia nhưng hiện đang sống tại Matxcơva. Bà là người có nhân điện rất mạnh, khi bà đưa đôi bàn tay lên trước những nụ hoa hồng thì chúng liền từ từ nở xòe ra. Đặc biệt, bà có thể nhìn thấy vầng hào quang trên đầu và ở cơ thể người khác mà các nhà khoa học gọi là phổ sinh học và những máy móc rất nhạy cũng chỉ chụp được lờ mờ. Căn cứ vào sắc quang phổ sinh học này sáng hay mờ, sẫm hay có vết, bà chẩn đoán được chỗ đau của người bệnh và chữa bệnh bằng đôi tay thần diệu của mình. Hồi trẻ, bà từng được mời đến chữa bệnh cho Stalin, Tổng Bí thư Brejnev.
Cách đây khoảng trên chục năm, bà chữa khỏi bệnh cho nữ hoàng Anh và được phong tặng danh hiệu Huân tước Hiệp sĩ, bà từng được mời chữa bệnh cho Giáo hoàng J. Paul II và được đích thân giáo hoàng gắn huân chương Đại thập tự thánh Paolo dành cho những hiệp sĩ vì hòa bình và chính nghĩa. Suốt nhiều năm chữa bệnh bằng phương pháp “xoa bóp không tiếp xúc” (phương pháp của bà Juna đã trở thành một phương pháp phi truyền thống được Tây y thừa nhận là có hiệu quả), bà đã cứu được khá nhiều người khỏi những bệnh hiểm nghèo, được nhận nhiều giải thưởng và chức hàm khác.
Nhưng Juna có hạnh phúc không? Theo những người ở gần bà cho biết, ngoài thời gian chữa bệnh ra, bà còn say mê hội họa. Những bức tranh bà vẽ rất đẹp nhưng đều mang một màu sắc thần bí. Còn căn cứ vào cuốn hồi ký do bà viết gần đây (Sự lựa chọn) thì Juna luôn day dứt đau khổ vì sự tồn tại của mình đã phải trả giá bằng sự ra đi của cha mẹ, chị gái và em trai.
- Tôi biết sự tồn tại của tôi chắc chắn sẽ gây ra cái chết của chị tôi trước, sau đó là em trai tôi rồi cha tôi và mẹ tôi. Khổ nhất là tôi được biết trước những điều không may này, nhưng không thể nào tránh được, tuy tôi rất muốn được chết thay họ...
Có lẽ sự say mê, miệt mài chữa bệnh cứu người của bà cũng nhằm làm vợi bớt nỗi khổ cho bản thân.
Hiện nay, vẫn có không ít nhà khoa học phủ nhận một cách xổ toẹt những hiện tượng ngoại cảm kỳ lạ bằng một cái mũ dị đoan và huyền bí. Vì những hiện tượng ngoại cảm này thật muôn màu muôn vẻ, không thể nghiên cứu bằng một môn khoa học riêng biệt, cho nên người ta đành xếp chúng một môn khoa học gọi là cận tâm lý học. Những nhà ngoại cảm Nga dưới đây hiện đang còn sống, đều đang làm những việc có ích cho xã hội: nhiều người chữa bệnh bằng nhân điện, làm công tác khoa học, biểu diễn, tìm mộ hoặc làm những dịch vụ tâm linh...
Juna Davitashvili
Juna Davitashvili vốn là người Gruzia nhưng hiện đang sống tại Matxcơva. Bà là người có nhân điện rất mạnh, khi bà đưa đôi bàn tay lên trước những nụ hoa hồng thì chúng liền từ từ nở xòe ra. Đặc biệt, bà có thể nhìn thấy vầng hào quang trên đầu và ở cơ thể người khác mà các nhà khoa học gọi là phổ sinh học và những máy móc rất nhạy cũng chỉ chụp được lờ mờ. Căn cứ vào sắc quang phổ sinh học này sáng hay mờ, sẫm hay có vết, bà chẩn đoán được chỗ đau của người bệnh và chữa bệnh bằng đôi tay thần diệu của mình. Hồi trẻ, bà từng được mời đến chữa bệnh cho Stalin, Tổng Bí thư Brejnev.
Cách đây khoảng trên chục năm, bà chữa khỏi bệnh cho nữ hoàng Anh và được phong tặng danh hiệu Huân tước Hiệp sĩ, bà từng được mời chữa bệnh cho Giáo hoàng J. Paul II và được đích thân giáo hoàng gắn huân chương Đại thập tự thánh Paolo dành cho những hiệp sĩ vì hòa bình và chính nghĩa. Suốt nhiều năm chữa bệnh bằng phương pháp “xoa bóp không tiếp xúc” (phương pháp của bà Juna đã trở thành một phương pháp phi truyền thống được Tây y thừa nhận là có hiệu quả), bà đã cứu được khá nhiều người khỏi những bệnh hiểm nghèo, được nhận nhiều giải thưởng và chức hàm khác.
Nhưng Juna có hạnh phúc không? Theo những người ở gần bà cho biết, ngoài thời gian chữa bệnh ra, bà còn say mê hội họa. Những bức tranh bà vẽ rất đẹp nhưng đều mang một màu sắc thần bí. Còn căn cứ vào cuốn hồi ký do bà viết gần đây (Sự lựa chọn) thì Juna luôn day dứt đau khổ vì sự tồn tại của mình đã phải trả giá bằng sự ra đi của cha mẹ, chị gái và em trai.
- Tôi biết sự tồn tại của tôi chắc chắn sẽ gây ra cái chết của chị tôi trước, sau đó là em trai tôi rồi cha tôi và mẹ tôi. Khổ nhất là tôi được biết trước những điều không may này, nhưng không thể nào tránh được, tuy tôi rất muốn được chết thay họ...
Có lẽ sự say mê, miệt mài chữa bệnh cứu người của bà cũng nhằm làm vợi bớt nỗi khổ cho bản thân.
Thanked by 1 Member:
|
|
#794
Gửi vào 02/11/2013 - 06:47
Valentina Petrovna
Valentina Petrovna sống ở Leningrad, nay là Saint-Pétersbourg. Bà là một cán bộ bình thường và sống với cô con gái đã lớn. Bỗng dưng sau một thời gian bị nhức đầu kinh khủng, tự nhiên bà thấy mắt mình nhìn suốt được con bà và mọi người khác như nhìn các tượng người bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm: thấy rõ tim phổi và các cơ quan nội tạng, máu chảy trong hệ thống tuần hoàn, những dây thần kinh chằng chịt...
Bà kinh hãi mà không dám nói với ai điều đó, sợ người ta cho mình là bị bệnh thần kinh. Mãi rồi bà cũng quen đi và không cho đó là một khả năng dị thường nữa. Song, bà vẫn cảm thấy cơ thể có những biến đổi, dường như các trung tâm năng lượng được mở ra, các cơ quan xúc giác, thính giác, nhất là thị giác cứ được tăng lên mãi làm bà phát sợ: bà nhìn thấy những quả đạn pháo chưa nổ dưới gốc cây, lòng đường của thành phố thân yêu, nhìn thấy những viên sỏi trong túi mật làm con gái mình đau đớn và sắp phải vào bệnh viện để mổ lấy ra, không thì nó sẽ chết.
Một hôm, bà thử dùng tay để lên trên bụng con gái, tác động vào những viên ỏi quái ác kia, bà bỗng thấy chúng chuyển động như bị một lực vô hình nào đó đập vỡ ra. Thử đi thử lại một số lần, bà đã “nghiền” được những viên sỏi kia vỡ vụn và tiêu đi đằng nào mất. Kết quả là con bà hết đau đớn và khi đi khám lại thì bác sĩ bảo không phải mổ nữa. Trường hợp anh thanh niên con bà hàng xóm tự dưng bị lên một cái u trên lưng, cái u cứ to dần gây đau đớn vô cùng, bà sang chơi, thấy thế cũng thử lấy tay đặt lên trên chỗ cái u và xoa đi xoa lại.
Anh thanh niên kia cảm thấy nóng nhưng dễ chịu hơn, sau một vài lần được bà chữa cho như vậy, cái u xẹp hẳn không còn dấu vết gì nữa. Thế là bà đã phát hiện ra cách dùng khả năng của mình để chữa bệnh và bà đã chữa cho rất nhiều người, kể cả ông bác sĩ trước đây định mổ cho con gái bà. Vì có quá nhiều người mách nhau đến xin bà chữa bệnh nên bà không còn đủ thời gian để đi làm bình thường nữa. Chính quyền biết vậy nên đã đề nghị sở y tế thành phố có một khoản trợ cấp thường xuyên đủ cho bà sinh sống.
Bà Valentina say mê chữa bệnh nhưng nhất định không lấy tiền thù lao của ai. Bà linh cảm thấy rằng, nếu bà cầm tiền của thiên hạ thì những khả năng trời cho này sẽ mất đi. Dù sao thì chữa bệnh được cho nhiều người cũng là một sự an ủi, bà quên những câu hỏi day dứt: “Tại sao ta lại mắc phải khả năng kỳ lạ nhìn suốt nghe tinh tường như vậy, biết làm sao đây để trở lại bình thường như bao người khác?”.
Valentina Petrovna sống ở Leningrad, nay là Saint-Pétersbourg. Bà là một cán bộ bình thường và sống với cô con gái đã lớn. Bỗng dưng sau một thời gian bị nhức đầu kinh khủng, tự nhiên bà thấy mắt mình nhìn suốt được con bà và mọi người khác như nhìn các tượng người bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm: thấy rõ tim phổi và các cơ quan nội tạng, máu chảy trong hệ thống tuần hoàn, những dây thần kinh chằng chịt...
Bà kinh hãi mà không dám nói với ai điều đó, sợ người ta cho mình là bị bệnh thần kinh. Mãi rồi bà cũng quen đi và không cho đó là một khả năng dị thường nữa. Song, bà vẫn cảm thấy cơ thể có những biến đổi, dường như các trung tâm năng lượng được mở ra, các cơ quan xúc giác, thính giác, nhất là thị giác cứ được tăng lên mãi làm bà phát sợ: bà nhìn thấy những quả đạn pháo chưa nổ dưới gốc cây, lòng đường của thành phố thân yêu, nhìn thấy những viên sỏi trong túi mật làm con gái mình đau đớn và sắp phải vào bệnh viện để mổ lấy ra, không thì nó sẽ chết.
Một hôm, bà thử dùng tay để lên trên bụng con gái, tác động vào những viên ỏi quái ác kia, bà bỗng thấy chúng chuyển động như bị một lực vô hình nào đó đập vỡ ra. Thử đi thử lại một số lần, bà đã “nghiền” được những viên sỏi kia vỡ vụn và tiêu đi đằng nào mất. Kết quả là con bà hết đau đớn và khi đi khám lại thì bác sĩ bảo không phải mổ nữa. Trường hợp anh thanh niên con bà hàng xóm tự dưng bị lên một cái u trên lưng, cái u cứ to dần gây đau đớn vô cùng, bà sang chơi, thấy thế cũng thử lấy tay đặt lên trên chỗ cái u và xoa đi xoa lại.
Anh thanh niên kia cảm thấy nóng nhưng dễ chịu hơn, sau một vài lần được bà chữa cho như vậy, cái u xẹp hẳn không còn dấu vết gì nữa. Thế là bà đã phát hiện ra cách dùng khả năng của mình để chữa bệnh và bà đã chữa cho rất nhiều người, kể cả ông bác sĩ trước đây định mổ cho con gái bà. Vì có quá nhiều người mách nhau đến xin bà chữa bệnh nên bà không còn đủ thời gian để đi làm bình thường nữa. Chính quyền biết vậy nên đã đề nghị sở y tế thành phố có một khoản trợ cấp thường xuyên đủ cho bà sinh sống.
Bà Valentina say mê chữa bệnh nhưng nhất định không lấy tiền thù lao của ai. Bà linh cảm thấy rằng, nếu bà cầm tiền của thiên hạ thì những khả năng trời cho này sẽ mất đi. Dù sao thì chữa bệnh được cho nhiều người cũng là một sự an ủi, bà quên những câu hỏi day dứt: “Tại sao ta lại mắc phải khả năng kỳ lạ nhìn suốt nghe tinh tường như vậy, biết làm sao đây để trở lại bình thường như bao người khác?”.
Thanked by 1 Member:
|
|
#795
Gửi vào 02/11/2013 - 06:49
Valery Strusov
Trường hợp của Valery Strusov mới thật khó giải thích và nhuốm màu thần bí hơn. Anh là họa sĩ của Xưởng phim hoạt hình Matxcơva. Trước đây, do sự lôi kéo của các cô bạn gái mê tín, anh thường tham gia vào các buổi chơi gọi hồn cho vui.
Họ thường dùng một mảnh gỗ (nghe nói là một mảnh quan tài) gọt thành hình trái tim, được sơn đỏ cẩn thận. Mọi người đặt tay lên trái tim đó để cùng nói chuyện với linh hồn những người quen đã chết. Tự quả tim bằng gỗ này di động và viết nên những lời đối thoại rất vui và kỳ lạ.
Nhưng đến một hôm đang chơi trò này, Valery bỗng nghe thấy trong đầu những tiếng nói sẽ sàng nhưng khoan thai mạch lạc, nhắc anh những điều về hồn người đang nói chuyện. Không dùng mảnh gỗ hình trái tim nữa, anh trực tiếp trả lời mọi người và đã làm cho một cô bạn rất sửng sốt về những điều thầm kín nhất của hồn, mà chỉ cô ta là em gái người đã chết mới biết được.
Từ đó, Valery luôn luôn bị lôi kéo đi làm liên lạc với thế giới bên kia thông qua ông thầy vẫn thường xuyên nhắc bảo trong đầu anh. Valery đã làm được nhiều việc có ích chứ không phải trò đùa gọi hồn như trước kia nữa. Ví dụ, cơ quan điều tra hình sự đã nhờ anh mà khám phá được một số vụ án hình sự, trong đó nạn nhân bị giết hại nên không còn ai làm chứng để truy tìm được thủ phạm.
Bản thân anh không thể nào giải thích được cho những điều tra viên biết được “ông thầy” đã nhắc bảo anh kia là ai. Anh cũng không cảm thấy sung sướng vì khả năng này, anh bị mất quá nhiều thời gian để vẽ, anh luôn day dứt vì cứ nghĩ nhỡ mình nói sai, nói oan cho ai đó thì sao?
H.Phan
Trường hợp của Valery Strusov mới thật khó giải thích và nhuốm màu thần bí hơn. Anh là họa sĩ của Xưởng phim hoạt hình Matxcơva. Trước đây, do sự lôi kéo của các cô bạn gái mê tín, anh thường tham gia vào các buổi chơi gọi hồn cho vui.
Họ thường dùng một mảnh gỗ (nghe nói là một mảnh quan tài) gọt thành hình trái tim, được sơn đỏ cẩn thận. Mọi người đặt tay lên trái tim đó để cùng nói chuyện với linh hồn những người quen đã chết. Tự quả tim bằng gỗ này di động và viết nên những lời đối thoại rất vui và kỳ lạ.
Nhưng đến một hôm đang chơi trò này, Valery bỗng nghe thấy trong đầu những tiếng nói sẽ sàng nhưng khoan thai mạch lạc, nhắc anh những điều về hồn người đang nói chuyện. Không dùng mảnh gỗ hình trái tim nữa, anh trực tiếp trả lời mọi người và đã làm cho một cô bạn rất sửng sốt về những điều thầm kín nhất của hồn, mà chỉ cô ta là em gái người đã chết mới biết được.
Từ đó, Valery luôn luôn bị lôi kéo đi làm liên lạc với thế giới bên kia thông qua ông thầy vẫn thường xuyên nhắc bảo trong đầu anh. Valery đã làm được nhiều việc có ích chứ không phải trò đùa gọi hồn như trước kia nữa. Ví dụ, cơ quan điều tra hình sự đã nhờ anh mà khám phá được một số vụ án hình sự, trong đó nạn nhân bị giết hại nên không còn ai làm chứng để truy tìm được thủ phạm.
Bản thân anh không thể nào giải thích được cho những điều tra viên biết được “ông thầy” đã nhắc bảo anh kia là ai. Anh cũng không cảm thấy sung sướng vì khả năng này, anh bị mất quá nhiều thời gian để vẽ, anh luôn day dứt vì cứ nghĩ nhỡ mình nói sai, nói oan cho ai đó thì sao?
H.Phan
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌC![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
![]() |
|
![]() ![]() những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
![]() |
|
![]() Trưởng c.an huyện du lịch ven biển |
Tử Vi | Kimthuy20212054 |
|
![]() |
|
![]() Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() ![]() Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












