←  Khoa Học Huyền Bí

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Truyện ngắn huyền bí - hiendde

hiendde's Photo hiendde 05/07/2012

UỐNG BIA NGẮM MA TẠI QUÁN AILEN-KELLS IRISH PUB

Kells Irish Pub tại Seattle là một quán bar thú vị dành cho gia đình vào dịp cuối tuần, nhưng ít ai biết nó đã từng là nhà quàn, nơi đưa tiễn những linh hồn tận số về thế giới bên kia. Đúng vậy, chính xác trước kia nơi này từng là một nhà xác được xây dựng dùng cho mục đích để xử lý những xác những nạn nhân do thiên tai lũ lụt, các bệnh nhân của bệnh bạch hầu, dịch hạch và các trường hợp chết do tai nạn khai thác mỏ, bạo lực vào đầu những năm 1900.

Chủ quán rượu này nói rằng một phần quá khứ đen tối đó đã ám lấy quán của họ cho đến bây giờ, dường như nhiều người tò mò đến quán rượu này không chỉ để uống bia mà còn hy vọng được một lần thấy ma. Bartenders, các khách hàng quen và các tay thợ săn ma tất cả đều cho rằng họ đã nhìn thấy những hồn ma ở quán rượu vào ban đêm. Không thể giải thích các sự kiện đã xảy ra, ông chủ quán rượu chỉ có thể nói rằng có lẽ do một thế lực siêu nhiên ở thế giới khác gây ra.

Gương vỡ tan, thạch cao rơi khỏi tường như và những tấm kính trượt xuống sàn nhà một cách bí ẩn. Những câu chuyện kỳ lạ được thêu dệt theo những phiên bản khác nhau đã giúp quán rượu trở thành nơi tụ tập của đám thợ săn ma ở Seattle trong nhiều năm. Vào ngày Các vị Thánh năm 2005, Karen McAleese nói rằng cô nhìn thấy một cái gì đó không thể giải thích được đi ngang qua nhà bếp của quán rượu do anh trai cô sở hữu.

- Hắn là trông như một người đàn ông cao lớn, một phần màu đen, bên trong một cái áo khoác.

Cô đã nói với với tờ Seattle Times.

- Hắn có bàn tay rất mỏng. hắn đi đến cuối quán rượu mờ dần và biến mất.

McAleese tin rằng những linh hồn đó cùng với những bóng ma khác được phát hiện trong tòa nhà này từ bao năm qua là một trong hàng ngàn, có khi hàng triệu người chết khi nơi này còn có tên là là ER Butterworth và Mortuary Sons. Tòa nhà Butterworth, được xây dựng vào năm 1903, là công trình xây dựng đầu tiên của Seattle với mục đích hoạt động như một nhà xác để xử lý các xác chết chồng chất trong thành phố.

Bệnh dịch, vệ sinh kém, tai nạn khai thác mỏ và bạo lực từ các băng nhóm tội phạm tranh dành lãnh địa trong những ngày thành phố còn non trẻ đã khiến xác chết không được xử lý chồng chất khắp nơi. Butterworth ra đời và là nơi xử lý, sắp xếp tang lễ cho tất cả các tầng lớp từ người tị nạn lao động dưới đáy xã hội cho đến những nhân vật giàu có thời bấy giờ. Ở Seattle được xây dựng để làm nhà xác phục vụ các nạn nhân bệnh dịch, thiên tai, bạo lực xã hội. Trong số các thi thể được chuyển đến đây, theo truyền thuyết, hầu như tất cả bọn họ đều là bệnh nhân của bác sĩ Linda Hazard, người phụ nữ này tin rằng có thể chữa trị các bệnh nan y bằng cách bỏ đói nạn nhân. Bà gần như cấm các bệnh nhân của mình được ăn uống ngoài vài thìa súp mỏng và thường xuyên rửa ruột.

Năm 2010, Ghost Adventures, một kênh truyền hình du lịch đã cử một đoàn các nhà làm phim cùng các nhà điều tra huyền bí đến quán rượu Kells, trong nổ lực xác nhận các báo cáo về việc nhìn thấy ma ở đây. Trong chuyến đi của họ, đoàn làm phim tuyên bố họ đã chụp được một bức ảnh cho thấy một bóng ma xuất hiện dưới dạng một đứa trẻ, đang ngồi trên các bậc thang dẫn lên tầng chính của quán rượu. Họ cũng cho biết đã từng nghe tiếng bước chân ở phía trên họ lúc tòa nhà vắng khách cùng với những âm thanh thì thào của những kẻ bị tra tấn.

ST
Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 05/07/2012

CHUYỆN LẠ CÓ THẬT CHỈ KỂ TRONG NGÀY HALLOWEEN: SỢI XÍCH ĐỊNH MỆNH

Năm 1938, có một câu chuyện về một con ma sát thủ, gây xôn xao dư luận tại miền đông Kentucky. Mặc dù không ai chứng minh được sự liên quan những vụ việc với ma quỷ, nhưng những người ở đây đều cho rằng chính con ma sát thủ, gây ra năm cái chết rất giống nhau và không giải thích được.

Vào tháng sáu năm đó, một người đàn ông có tên Carl Pruitt trở về nhà sau công việc làm ban đêm và anh ta phát hiện thấy người vợ yêu dấu của mình đang trong tay của một người đàn ông khác. Gã nhân tình đã nhanh chân trốn thoát bằng cách nhảy ra khỏi cửa sổ để lại cô vợ của Pruitt đang sợ hãi. Quá tức giận, Pruitt đã xiết cổ vợ mình bằng một sợi xích. Nhưng ngay sau đó, vì hối hận hành động cuồng dại của mình, anh ta đã tự sát. Anh được chôn cất không cùng nghĩa trang với người vợ của mình.

Pruitt được chôn cất không cùng nghĩa trang với người vợ của mình. Một vài tuần sau khi anh ta được chôn cất, một vài người đến nghĩa trang bắt đầu nhận thấy những vết có hình thù như mắt xích xuất hiện trên bia mộ Pruitt. Những vết hình mắt xích kỳ lạ này được giải thích rằng do sự đổi màu bất thường của đá, theo thời gian, những vết lan hình mắt xích trên bia đá gắn kết với nhau thành hình dạng một cây thánh giá. Đến lúc đó, nó bổng dưng không còn biến dạng nữa. Một số người dân địa phương cho rằng có lẽ chuyện kỳ lạ tại ngôi mộ có lẽ có một thế lực siêu nhiên nào đó gây ra, và yêu cầu gỡ bỏ và phá hủy ngôi mộ khỏi nghĩa trang, tuy nhiên các quan chức địa phương chế giễu và không quan tâm đến chuyện này.

Sau hơn một tháng kể từ khi dấu vết cây thánh giá xuất hiện trên bia mộ của Pruitt, một nhóm các cậu bé đạp xe ngang qua nghĩa trang vào một buổi chiều. Trong số đó, có một cậu bé tên là James Collins, đã quyết định ném một viên đá vào bia mộ nguyền rủa của Pruitt, hành động của cậu bé chỉ đơn giản để chứng minh mình không sợ hãi trước chúng bạn và cậu không tin vào các câu chuyện ma quái. Dù có lý do thế nào, thì tấm bia mộ của Pruitte cũng đã lổ chổ do các mảnh vỡ, hậu quả do vụ ném đá của cậu trai trẻ.

Khi cậu bắt đầu về nhà, chiếc xe đạp của Collins bổng dưng tăng tốc độ, đến mức cậu không còn có thể kiểm soát. Nó lạc ra ra khỏi đường và đụng vào một cái cây. Sau đó có một vài chuyện kinh hãi mà người ta không giải thích được, chiếc xích bánh xe văng ra và quấn cổ của cậu bé, xiết chết cậu ngay lập tức. Tin đồn nhanh chóng lan truyền khắp nơi, chuyện lạ kỳ là sau khi kiểm tra bia mộ của Pruitte, người ta không hề thấy bất cứ dấu vết nào của cuộc ném đá vào chiều hôm đó. Tất cả các cậu bé đi cùng James Collin ngày hôm đó đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện và lo sợ ma trả thù.

Mẹ James Collins vô cùng đau khổ sau cái chết của con trai bà. Chưa đầy một tháng sau khi tai nạn, bà đã đi ra nghĩa trang và đập vỡ bia mộ của Pruitt với một cái rìu nhỏ. Bà đã đập và và ném chúng cho đến khi nó vỡ tan ra hàng chục mảnh. Ngày hôm sau, bà mang quần áo ra treo trên dây phơi đồ. Trùng hợp kỳ lạ là sợi dây phơi quần áo nhà Collins lại làm bằng chuỗi sợi với các mắt xích nhỏ, thay vì dây thừng hoặc các loại dây thông thường. Thế rồi, một lần nữa, chẳng ai hiểu vì sao bà bổng dưng bị trượt ngã và vướng vào sợi xích treo quần áo. Bà đã cố gắng thoát ra và gỡ sợi dây xích quấn ngang cổ, tuy nhiên các nổ lực đều thất bại, bà đã bị xiết cổ đến chết từ sợi dây xích phơi quần áo tại nhà. Các đồn đại nói rằng sau khi bà qua đời, ngôi mộ Pruitt hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu nào bị phá hoại!

Không cần phải nói, tin tức này sau đó lan truyền khắp nơi gây ra nỗi kinh hoàng tại địa phương lúc bấy giờ. Thế nhưng, một thời gian ngắn sau đó, một nông dân địa phương cùng ba thành viên trong gia đình khi đang đánh cỗ xe ngựa ngang qua nghĩa trang, cũng như Collins, người nông dân này tuyên bố ông không có gì phải sợ ma quỷ và bắn vài phát súng vào bia mộ của Pruitt bằng khẩu súng lục ổ quay của mình. Một miếng đá văng ra và ngay lập tức những con ngựa kéo chiếc xe chạy điên cuồng. Vó ngựa khua càng lúc càng nhanh và cỗ xe hoàn toàn mất kiểm soát. Các thành viên trong gia đình của ông ta đều nhảy khỏi xe an toàn, nhưng riêng người nông dân bi kẹt vào dây cương trên cổ xe điên cuồng cho đến đoạn cua trên con đường, người nông dân đã bi ném bật ra khỏi ghế về phía trước. Cổ ông ta bị vướng vào dây kéo xe và những con ngựa đã làm sợi dây xiết cổ ông ta đến chết. Một lần nữa, bia mộ Pruitt đã gây kinh hoàng cho những người tin rằng có ma quỷ.

Các cư dân địa phương bấy giờ đã bị thuyết phục hoàn toàn về câu chuyện ngôi mộ bị nguyền rủa. Để đối phó với dư luận không hay, hội đồng địa phương đã yêu cầu hai sĩ quan cảnh sát và đề nghị họ đến nghĩa trang để điều tra sự việc. Khi hai viên cảnh sát đến nghĩa trang, một trong số họ bắt đầu cười cợt về những câu chuyện hoang đường và chế giễu câu chuyện ma và lời nguyền. Có vẻ không quan tâm, họ chụp một vài tấm ảnh bia đá và sau đó vội vã rời nghĩa trang để đi gặp những nhân chứng xung quanh các sự kiện.

Ngay khi rời đi, viên sĩ quan nhìn vào gương chiếu hậu của xe, anh ta nhìn thấy một ánh sáng kỳ lạ phát ra từ hướng của ngôi mộ Pruitt. Lúc đầu, anh ta cho rằng nó chỉ là phản chiếu ánh sáng từ đèn chiếu hậu của chiếc xe, nhưng sau đó nó bắt đầu tiến lại gần chiếc xe hơn. Giật mình, anh ta nhấn ga cho xe chạy nhanh hơn, nhưng ánh sáng kỳ lạ đó vẫn theo sau. Viên cảnh sát đi cùng yêu cầu anh ta đi chậm lại, nhưng ánh sáng đó vẫn phía sau qua kính chiếu hậu của xe càng làm viên cảnh sát hốt hoảng.

Ngay sau đó, chiếc xe bị trượt ra khỏi đường vào hai cột ven đường. Trước đó nó bị lộn rất nhiều vòng. Viên sĩ quan đi cùng bị văng ra khỏi chiếc xe và chỉ bị thương nhẹ. Anh ta bò đến chiếc xe bẹp dúm để trợ giúp đồng nghiệp. Tuy nhiên, anh phát hiện ra rằng người bạn lái xe đã chết … nhưng điều đặc biệt kỳ lạ là anh cảnh sát này đã bị chết trước khi chiếc xe va chạm và hư hỏng nặng. Khi chiếc xe đã đâm vào giữa hai cây cột, sợi xích treo giữa hai cây cột đã phá tan kính chắn gió của chiếc xe và đã quấn quanh cổ viên cảnh sát lái xe với lực cực mạnh và gần như cắt đứt đầu anh ta!

Sau cái chết này, người dân địa phương bắt đầu tránh xa nghĩa trang hoàn toàn. Chỉ có một người đàn ông, tên là Arthur Lewis, dám đi đến đó. Ông ta muốn tìm hiểu và chứng minh những câu chuyện về tấm bia mộ nguyền rủa là những điều hoang đường và mê tín dị đoan. Một buổi tối, sau khi nói ý định này với vợ, ông đã đi đến nghĩa trang với búa và và một cái đục trên tay và bắt đầu phá huy tấm bia ngôi mộ. Những âm thanh của búa và đá bị đập vỡ có thể được nghe thấy từ những người sống gần nghĩa trang … và họ cũng nghe thấy tiếng hét ghê rợn trong đêm đó.

Một nhóm người đàn ông địa phương quyết định dùng đèn lồng đến nghĩa trang để xem xét. Khi đến nơi, họ tìm thấy Lewis đã chết với sợi xích được sử dụng để khóa cổng nghĩa trang quấn ngang cổ. Có lẽ có điều gì đó đã làm Athur quá sợ hãi khiến anh ta bỏ chạy và quên mất sợi xích vắt ngang tại cổng, khiến anh ta vướng vào. Kỳ lạ hơn, mặc dù cả mười lăm người đều đã nghe những âm thanh phá vỡ bia mộ của Pruitt, nhưng thực tế tại hiện trường họ không thấy bất cứ dấu vết phá vỡ nào.

Sau cái chết cuối cùng, những hài cốt trong nghĩa trang đã được di dời và chôn cất tại các địa điểm khác. Mọi người dần dần di chuyển người thân của họ đến nơi khác và khu mộ nhỏ của Pruitt bị lãng quên. Do Pruitt không còn ai thân thuộc trong gia đình để chăm sóc ngôi mộ của ông, nên nó đã bị phủ đầy cỏ dại. Năm 1958, khu mộ này đã bị phá hủy bởi một hoạt động khai thác mỏ. Năm cái chết kỳ lạ cùng các sợi xích sẽ không bao giờ có lời giải thích.

Troy Taylor’s book Beyond The Grave

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 06/07/2012

NHỮNG CHUYÊN GIA DÀO MỘ VÀ SỰ TRẢ GIÁ RÙNG RỢN

Theo ông Trần Văn Ngoang, những người tham gia đào phá mộ Hán đều gặp họa, không chết chóc thì cũng bệnh tật, tai nạn, hoặc mất sạch tài sản. Như đã nói ở kỳ trước, anh Lê Văn Tuyến, tức Tuyến “còi”, trong quá trình đào phá mộ gạch thời Hán trên núi Phượng Hoàng, làng Mỹ Cụ, Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng, đã phát hiện một số kho báu nằm sâu trong lòng núi hàng chục mét, dưới cả những ngôi mộ Hán.

Lần ấy, trong quá trình đào hầm từ sườn núi, anh Tuyến đã phát hiện một lớp đất lộn xộn, không giống như đất nguyên bản. Núi Phượng Hoàng có bề mặt là đất pha đá sỏi gan trâu rất cứng, nhưng hết lớp đất này, ở độ sâu khoảng 5-6m, thì đến lớp đá tảng, với những phiến đá xếp chéo đè lên nhau rất đều. Nhìn lớp đất lộn xộn, đá không xếp theo hàng lối, anh Tuyến biết ngay dấu hiệu tác động của con người, dù lòng đất đã ổn định hàng ngàn năm nay.

Kỳ công dùng búa chim bổ từng nhát, moi từng viên đá, móc từng nắm đất, đến độ sâu 20m vào lòng núi, anh Tuyến phát hiện một căn hầm hình chữ Chi kỳ lạ. Trải hàng ngàn năm, lớp bụi rụng xuống khiến nóc hầm chỉ còn cao chừng nữa mét. Tuy nhiên, nóc hầm vẫn rất vững chãi bởi những phiến đá cứng bám chặt vào đất. Cào lớp bụi phủ tự nhiên, cả một kho báu lộ ra. Hàng ngàn món cổ vật to nhỏ xếp chồng lên nhau, chất ngập từ đáy lên đến lưng chừng hầm. Toàn bộ kho cổ vật đã bị bụi đất phủ kín.

Trong hầm có đủ các thứ, từ tượng hình người, ngựa, quái thú, đến bát đĩa, cốc chén, chĩnh gốm, đặc biệt là những món đồ chế tác bằng ngọc, vòng ngọc, những cục ngọc tự nhiên như cục đá. Thậm chí còn có cả những chiếc trống đồng nhỏ, thạp đồng. Đặc biệt quý là những chiếc bát dát vàng, những chiếc dao găm, kiếm nạm vàng ròng. Thứ nhiều nhất thu được từ những căn hầm sâu trong lòng núi này là tiền cổ. Những hũ, chum bằng gốm, đất nung chứa ngập tiền xu. Những đồng tiền này đã hoen gỉ, đóng thành cục, nên không đổ ra được.

Nghi bên trong chứa vàng, nên anh đã đập vỡ hàng loạt chĩnh gốm. Tiền cổ thì không tiêu được, trong khi những chiếc chĩnh giờ có giá cả trăm triệu đồng. Nghĩ đến việc đập phá hàng loạt chĩnh cổ mà tiếc đứt ruột. Số tiền cổ anh Tuyến thu được phải tính bằng hàng tạ, nhưng anh tặng hết mấy bà đồng nát, bởi chẳng tiêu được, lại không có chỗ cất giữ. Dân làng đến xin, anh đều hào phóng cho cả nắm. Giờ khắp làng Mỹ Cụ, nhà nào cũng có vài đồng tiền cổ giữ chơi. Anh Tuyến chỉ giữ lại một số đồng làm kỷ niệm.

Tôi đã chuyển một số đồng tiền cổ cho nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành và ông Hoành đã đọc được một số đồng. Phần lớn những đồng tiền cổ anh Tuyến giữ trong nhà có từ trước hoặc đầu Công nguyên. Ngày đó, anh Tuyến chẳng chịu làm ăn gì, lại vay mượn khá nhiều phục vụ cho việc đào mồ cuốc mả, nên đào được thứ gì anh bán tống bán tháo, bán rẻ như đồng nát. Vậy nên, dù bán cả kho đồ cổ mà thu được lượng tiền không nhiều. Những chiếc trống đồng hơn 2.000 năm tuổi mà anh bán với giá chỉ vài triệu đồng. Những đồ ngọc cũng bán rẻ như đá.

Ở Mỹ Cụ, anh Tuyến chính là người đầu tiên phát hiện ra những hầm chứa kho báu nằm sâu trong lòng núi. Đó cũng là lý do vì sao anh Tuyến đào chi chít đường hầm xuyên ngang xẻ dọc quả đồi dưới chân núi Phượng Hoàng. Theo anh Tuyến, có hai lý giải về những kho báu như những căn hầm trong lòng núi. Giả thuyết thứ nhất là người xưa đào hầm vào lòng núi để giấu của và giả thuyết thứ hai là người xưa chia của cho người ở cõi âm ty. Trước khi gặp anh Tuyến, tôi đã nghe người dân làng Mỹ Cụ kể chuyện anh Tuyến bị thánh thần nổi giận cướp mất cánh tay, song tôi vẫn hỏi anh lý do vì sao lại dừng công cuộc đào bới tìm kiếm kho báu. Anh Tuyến giơ cánh tay trái co quắp cho tôi xem và bảo:

- Cậu xem tay chân thế này thì đào bới gì được nữa.

Cuối năm 2010, vừa đào trúng một ngôi mộ Hán, thu được tương đối đồ cổ, trong đó có giá nhất là những lá lúa bằng vàng ròng, thì anh gặp nạn. Hôm đó, khi anh đang phóng xe máy ở quốc lộ, chuẩn bị rẽ vào làng, thì chiếc container đã đâm vào anh. Cú đâm khá mạnh, khiến xe máy nát bét, Tuyến “còi” văng xa mấy mét. Tuy giữ được mạng sống, nhưng cánh tay trái bị gẫy vụn. Suốt hơn năm qua, anh Tuyến đã phẫu thuật vài lần ở Hà Nội, đóng đinh chi chít, tốn kém hàng trăm triệu, song cánh tay của anh mỗi ngày lại teo đi, trở nên vô dụng. Nhiều khả năng cánh tay này bị liệt vĩnh viễn. Người dân Mỹ Cụ tin rằng, anh Tuyến đã phải trả giá đắt vì dám xâm phạm mồ mả người xưa.

Không chỉ anh Tuyến, mà hầu hết các chuyên gia đào mồ cuốc mả đều gặp chuyện chẳng lành sau nhiều năm phá mộ săn đồ cổ. Hồi năm ngoái, đúng lúc anh H. trúng hầm mộ chứa đầy báu vật ở núi Hổ Phục, chưa kịp vui mừng vì trúng quả, thì bố anh đột ngột qua đời ở tuổi sáu mươi. Bố anh H. hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có bệnh tật gì, nhưng đột nhiên lăn ra chết. Người dân Mỹ cụ đồn rằng, vụ trúng đậm hầm mộ ở núi Hổ Phục đã mang về cho anh H. cả tỷ bạc. Tuy nhiên, giờ anh H. cũng đã trắng tay. Có tiền, anh H. lao vào cờ bạc, nên nhanh chóng sạch bách. Giờ anh bỏ làng đi đâu chả rõ. Anh cũng dừng sự nghiệp đào mồ cuốc mả từ đó đến nay.

Rồi anh Lê Văn B. ba mươi bốn tuổi, một nhân vật đào mồ cuốc mả sừng sỏ ở làng Mỹ Cụ, từng trúng nhiều hầm mộ, thu được cả kho cổ vật, thậm chí nhiều món bằng vàng ròng, cũng gặp tai họa kỳ lạ. Lần trúng kho báu lớn nhất vào năm 2009, anh B. đột nhiên phát điên, bỏ nhà đi lang thang. Gia đình đã đưa anh B. vào Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng điều trị một thời gian. Lúc anh B. tỉnh táo, trở về nhà, thì bố đẻ anh đột ngột qua đời mà không rõ mắc bệnh gì. Cũng từ đó anh B. giã từ sự nghiệp khoét núi tìm mộ.

Bi thảm và ky kỳ nhất là trường hợp anh Trần Văn M. Anh này sinh ra ở làng Mỹ Cụ, nhưng chục năm trước vợ chồng con cái dắt nhau về xã Gia Minh sinh sống, cách làng hơn 5km. Mấy năm trước, thấy đám thanh niên cùng trang lứa đua nhau khoét núi đào mộ tìm kho báu, anh cũng vác mai vác xẻng đi đào. Anh M. cũng trúng một hầm mộ Hán bằng gạch và thu được vô số cổ vật giá trị. Trúng kho báu, anh M. phất lên trông thấy. Không ai rõ anh kiếm được bao nhiêu tiền từ ngôi mộ cổ, nhưng từ một anh nông dân nghèo khó phải bỏ xứ ra đi, anh M. có tiền xây nhà cửa khang trang, sắm sanh nhiều vật dụng đắt tiền.

Người dân kể rằng, ngôi nhà anh nông dân nghèo này mới dựng lên không thể dưới tiền tỷ. Giàu có rồi, anh tổ chức một bữa tiệc lớn, mời họ hàng đến nhà nhậu nhẹt. Anh mổ cả lợn, rượu bia uống xả láng, linh đình như đám cưới. Đau đớn thay, sau bữa nhậu vài hôm, anh tự dưng lăn ra chết, chẳng rõ nguyên nhân là gì. Sau cái chết của anh M. rồi vụ tai nạn nặng nề của anh Tuyến, không ai dám xâm phạm những ngôi mộ Hán trong ba quả núi làng Mỹ Cụ nữa. Vả lại, thời gian này, chùa Linh Sơn quản lý chặt núi Phượng Hoàng, rồi chính quyền địa phương cấm xâm phạm núi Rùa, nên cũng không ai được phép vác cuốc xẻng vào đào bới nữa, mặc dù trong lòng những quả núi này vẫn còn rất nhiều mộ Hán và những kho báu cổ.

Phạm Ngọc Dương

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 07/07/2012

CHUYỆN LẠ TRONG NGÔI CHÙA CỦA NGƯỜI MƯỜNG MẠN

Dưới ngọn núi Chùa xã Lạc Thịnh, Yên Thủy, Hòa Bình vốn thần bí được "trấn yểm" bởi một ngôi chùa cổ kính đang lưu truyền những câu chuyện lạ kỳ. Người ta coi đó là ngôi chùa thiêng nhất của người Mường mạn Hòa Bình. Ngôi chùa cổ kính ấy có tên rất lạ, chùa Tác Đức, theo giải thích của người dân địa phương thì đó là nơi "tích lại đức hạnh theo dòng nước chảy". Sở dĩ như vậy, vì từ trên núi Chùa có một suối nước trong mát quanh năm chảy xuống phía dưới, không lúc nào ngưng.

Ngôi chùa có từ bao giờ thì không ai được biết. Người ta chỉ nhớ câu chuyện về hai anh em sống gần khu vực đó lên núi Chùa xẻ gỗ làm nhà, nhưng cây gỗ cứ mắc vào đá núi không thể nâng lên được. Hai anh em liền quỳ xuống chân núi mà khấn thần Phật phù hộ. Nếu nâng được cây gỗ lên họ sẽ lao gỗ xuống núi. Cây gỗ dừng chỗ nào họ sẽ xây chùa để cảm tạ Phật. Cây gỗ lao xuống lưng chừng núi thì dừng hẳn. Anh em họ xuống dưới, lạ kỳ thay khi phát hiện cạnh cây gỗ là một tảng đá hình tượng Phật. Hai anh em quỳ sụp xuống mà lạy, sau đó dựng một ngôi nhà nhỏ ngay tại tảng đá đó để thờ. Nhiều người thấy thiêng thì đến khấn vái xin lộc.

Hiện tảng đá hình tượng Phật vẫn còn. Nhưng từ tảng đá ấy, một đống mối đùn lên khá cao. Người dân liền chọn đống mối để xây gian chính điện cho chùa Tác Đức. Hằng ngày, người trông coi chùa đều phải dọn một phần đất từ đống mối ấy đùn ra ngoài. Người xã Lạc Thịnh nói riêng và huyện Yên Thủy nói chung vẫn còn lưu truyền những câu chuyện lạ lùng, thậm chí không khỏi rùng rợn về sự linh thiêng của chùa Tác Đức.

Khoảng năm 1985, có hai anh em ruột người Thanh Hóa lên Yên Thủy mở lò rèn dao búa. Người anh tên Lân, người em tên Quỳ, họ chung nhau lò rèn lại gặp thời nên khá phát đạt. Một hôm, ông Quỳ về quê Thanh Hóa thăm gia đình, khi lên thấy một số lượng dao đã rèn ra bị thất thoát. Ông Quỳ cho rằng, anh trai đã gian dối đem đi bán lấy tiền ăn chơi. Nhưng ông Lân lại chối đây đẩy nói là mình trong sạch. Cuối cùng họ đưa nhau lên chùa Tác Đức để thề, nếu ai gian dối sẽ phải chết ngay lập tức. Chẳng ngờ khi thề xong về tới nhà, cũng là lúc ông Lân trút hơi thở cuối cùng. Cái chết của ông Lân khiến nhiều người bàng hoàng, có người bảo ông Lân dại vì Tác Đức là ngôi chùa thiêng, không phải chốn để đùa cợt "lừa người dối Phật".

Theo thông tin tìm hiểu được, thi hài ông Lân được chôn ngay tại phố Sấu của Yên Thủy và mới được con cháu làm lễ sang cát để đưa về Thanh Hóa. Hôm chúng tôi có mặt tại chùa Tác Đức, nhóm bà Nguyễn Thị Tám quê Kim Sơn, Ninh Bình cũng có mặt tại đó để làm lễ cầu may đầu năm. Bà Tám cho hay:

- Năm nào tôi cũng đến chùa Tác Đức dâng lễ. Chùa thiêng, cầu gì được nấy.

Cháu của bà Tám là chị Nguyễn Thị Hồng lấy chồng đã mười hai năm, thuốc thang khắp nơi mà vẫn không có một mụn con. Năm ngoái chị lên chùa Tác Đức khấn xin, sau đó đã sinh được một bé trai bụ bẫm. Năm nay, dù đứa bé còn nhỏ nhưng chị vẫn lặn lội tận Kim Sơn lên tạ Phật. Theo tìm hiểu của chúng tôi, số nhiều những câu chuyện thiêng tại chùa Tác Đức có liên quan đến thề thốt hoặc chuyện xin con hiếm muộn. Có lẽ vậy nên người ta hay gọi đó là "chùa thề" hoặc "chùa xin con".

Khu vực xã Lạc Thịnh vốn từ xưa đã nảy sinh tệ nạn trộm cắp, nhưng khu vực chùa Tác Đức thì không bao giờ bị đạo tặc hỏi thăm. Không phải chùa không có đồ quý, nhưng theo người dân "trộm cũng phải sợ uy của chùa". Ngay bên trong gian chính điện của chùa Tác Đức còn pho tượng Phật cổ khá lớn làm bằng đồng đen quý giá. Bức tượng ấy cũng đã tại vị ở chùa mấy trăm năm nay mà không kẻ gian nào dám lấy đi, dù chùa không lúc nào đóng cửa cài then.

Bà Bùi Thị Cậy hiện đang chịu trách nhiệm trông coi và hương khói tại chùa Tác Đức cho biết, gia đình bà đã năm đời làm sãi tại ngôi chùa thiêng này. Chùa của người Mường Hòa Bình khác biệt hẳn với các nơi, từ kiến trúc, thờ tự đến chức sắc quản lý. Chùa Tác Đức được mệnh danh là "chùa không sư", vì từ khi hình thành tới giờ, khấn bái Thần, Phật đều do một tay thầy cúng đảm nhiệm. Gia đình bà Cậy thuộc diện hưởng lộc Thánh, lại có căn quả nên cứ cha truyền con nối sống trong chùa.

Ông cụ thân sinh của bà Cậy cũng là thầy cúng có tiếng của người Mường. Ngay từ khi còn nhỏ, bà thường theo cha đi lễ cúng khắp nơi nên những bài kinh, bài cúng và cung cách hành lễ bà đều thuộc làu. Bà Cậy cho biết:

- Nhiều người ở địa phương thấy chùa lắm lộc đã tranh làm sãi nhưng không ai làm được, làm sãi phải có căn quả thì mới xong.

Nói rồi bà bảo, chùa Tác Đức là nơi trấn yểm cho núi Chùa. Chùa không chỉ thờ Phật, mà còn thờ "cô, cậu", thờ hổ rừng. Nên khách thập phương còn mang cả trứng và thịt sống vào dâng lễ.

- Không phải tôi tiếp tay cho mê tín nhưng thực sự, nhiều người thành tâm lên chùa xin gì được nấy. Hằng năm, họ đều gặp tôi, hỏi thăm mới biết những sự dữ, lành mà họ đã gặp ứng với điềm báo gieo quẻ ở chùa, bà Cậy cho hay.

Theo bà Cậy, dịp đầu năm có lịch hằng năm là ngày "Cơm Đe" (ngày mừng Rượu cái của người Mường xã Lạc Thịnh) thì khách đổ về đông vô kể.

- Tác Đức là một cổ tự nổi tiếng, được nhân dân sùng kính với những câu chuyện linh thiêng. Có chuyện tôi được chứng kiến, có câu chuyện thì để kiểm chứng không phải đơn giản. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về mặt tín ngưỡng tôn giáo, chúng tôi vẫn phải đảm bảo không để xảy ra nạn mê tín dị đoan. Đồng thời, luôn tôn trọng và tạo điều kiện để khách thập phương được thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng. Ông Dương Văn Biên (Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Thịnh).

Trần Hòa
Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 07/07/2012

CHUYỆN LY KỲ ĂN THỊT RÙA THẦN PHẢI ĐỀN MẠNG

Khoảng hai tháng trở lại đây, tại thôn La Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội có thông tin về câu chuyện kỳ bí "chín người ăn thịt rùa thần, cứ bốn mươi chín ngày lại chết một người" đang khiến người dân nơi đây hoang mang, lo lắng.

Chuyện xảy ra bắt nguồn từ cái ao làng mà nhiều người cho là linh thiêng. Chuyện kể rằng cách đây mấy chục năm, người ta phá ngôi chùa của làng, rồi một người tên Toán đem pho tượng Phật làm bằng đồng đen chôn sâu dưới ao này. Từ đó, thỉnh thoảng người dân lại thấy có một con rùa to khoảng tám kg, đầu có mào đỏ, đôi mắt tinh nhanh nổi lên. Người dân kháo nhau con rùa chính là hiện thân của thần thánh, nên cá tôm trong ao từ ngày ấy cũng lớn nhanh như thổi.

Nhưng mỗi lần tát ao bắt cá, không ai nhìn thấy con rùa, mặc dù sau đó vẫn thấy nó nổi lên. Bởi vậy, con rùa được tôn kính nơi đây. Nhiều người gặp chuyện chẳng lành đều ra ao khấn rùa thần để may mắn. Do đó, không ai dám nghĩ tới chuyện bắt về nuôi, chứ đừng nói là ăn thịt. Thế nhưng, anh Hoàng Văn Cần, sinh năm 1971, thôn La Xuyên, xã Vạn Thắng là một ngoại lệ, không tin vào những điều mê tín dị đoan, anh mang súng ra ao làng, rình rùa thần nổi lên rồi bắn. Không những thế, anh còn nhờ cụ Hoàng Văn Hòe, tám mươi tám tuổi, cắt tiết và mổ rùa thần, rồi rủ thêm bảy người "điếc không sợ súng" khác cùng ăn thịt "con vật được dân làng tôn kính.

Anh Hoàng Văn Tiến, sinh năm 1979, một trong chín người ăn thịt rùa hôm đó kể lại:

- Phải khó khăn lắm cụ Hòe mới cắt được tiết rùa thần vì rùa thần không chịu thò đầu ra. Phải đun tới nồi nước thứ bảy đổ vào rùa thần thì nó mới chịu chết. Chính tôi là người đun nước mổ rùa.

Sau khi cắt tiết, xẻ thịt, làm mai, rửa sạch, rùa thần được đem nấu chuối đậu, vừa ngon, vừa lạ miệng nên mọi người sì sụp chén hết. Cuộc sống diễn ra bình thường với chín con người ăn thịt rùa thần, cho đến khi anh Hoàng Văn Cần chết không rõ nguyên nhân. Nghe hàng xóm của anh Cần kể lại, vài ngày trước khi chết, trông anh Cần xanh xao, da xám đi, móng tay móng chân hơi quặp lại, dáng đi khom khom, lưng hơi cong, đầu hơi rụt, giống như dáng con rùa. Đặc biệt, thỉnh thoảng nước dãi của anh lại chảy nhìn rất kinh!

Trước những biểu hiện bất thường trước khi qua đời và cái chết lạ của anh Cần, khiến cho dân làng nơi đây vô cùng lo lắng. Một số người trong dòng họ anh Cần quyết định đi xem bói. Thầy bói khẳng định cái chết của anh Cần là do ăn thịt rùa thần, con vật linh thiêng nên bị các thánh thần trừng phạt; anh Cần chết sau khi ăn thịt thần thánh được bốn mươi chín ngày. Không những thế, tất cả tám người còn lại, cứ bốn mươi chín ngày sau sẽ có người chết, lần lượt không thoát khỏi án của tử thần, chết trước hay sau tùy theo mức độ với rùa thần nặng hay nhẹ, ăn nhiều hay ăn ít.

Lời của bà thầy bói nhanh chóng được những người đi xem truyền tai, rồi lan ra cả làng và các xã lân cận. Sự việc nhanh chóng trở thành tâm điểm để bàn luận. Những gia đình có người thân ăn thịt rùa thần như gia đình anh Hoàng Văn Tiến vô cùng hoang mang, lo sợ. Có người không tin lời thầy bói thì cho rằng nhảm nhí, những người tin thì khiếp sợ, tốn không biết bao nhiêu tiền của mua vàng mã, lễ lạt để mang tới chỗ thầy bói cúng với mong muốn được thần linh giảm án và xá tội.

Sự việc bắt đầu ly kỳ, thần bí bởi cái chết của cụ Hoàng Văn Hòe đúng bốn mươi chín ngày sau khi anh Hoàng Văn Cần ra đi. Đó như là một minh chứng chắc như đinh đóng cột không gì cãi nổi lời của bà thầy bói. Người nhà cụ Hòe kể lại:

- Sau khi anh Cần mất, sức khỏe cụ đột nhiên yếu đi, lại gần cụ có mùi rất tanh, gia đình phải mua rất nhiều sâm cho cụ uống nhưng cũng không đỡ. Cụ cứ lù rù, cổ rụt lại. Trước khi chết, cụ Hòe bảo con cháu đổ nước sôi vào người cụ, khi chết cụ co lại giống dáng con rùa.

Dân làng cho biết, tuy đã tám mươi tám tuổi nhưng cụ Hòe vẫn rất minh mẫn, không bị bệnh tật gì cho đến sau khi anh Cần mất, sức khỏe cụ mới giảm sút nhanh chóng. Rõ ràng, cái chết của hai người đàn ông này rất bí hiểm. Sau cái chết của anh Cần và cụ Hòe, cộng với niềm tin vào con vật linh thiêng bấy lâu nay, người dân thôn La Xuyên càng tin vào lời thầy bói. Họ cho rằng, người bắt rùa thần là anh Cần, tội nặng nhất nên phải chết đầu tiên, tội nặng tiếp theo là người mổ rùa thần là cụ Hòe đã ra đi.

Vậy, ai là người nấu rùa thần sẽ là người thứ ba phải chết? Hiện nay, câu chuyện này thực sự đang gây sốc cho những gia đình có người thân liên quan tới việc ăn thịt rùa thần.

Bảo Lâm
Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 07/07/2012

HỘI CHỨNG KỲ LẠ. NHÌN THẤY KIẾP TRƯỚC CỦA MÌNH

Khi thấy chính mình đang ngồi trong chiếc ghế kế bên, người phụ nữ bảy mươi lăm tuổi bất giác mĩm cười thú vị. Phiên bản thứ hai của bà ngồi yên, mặc một chiếc váy mà bà thường mặc thời mười bảy tuổi, nhoẻn miệng với “chủ nhân”. Hình ảnh kéo dài nhiều giây đồng hồ. Sáu giờ sau, bà được đưa vào bịnh viện, vì một cơn đột quỵ trầm trọng.

Một người cơ khí ba mươi bốn tuổi, lại thấy cuộc gặp gở vị khách câm lặng của anh chẳng hay ho gì chút nào. khi phát hiện ra hình ảnh của mình, hai đầu gối của anh mềm nhũn ra, chân run lẩy bẩy. Phiên bản thứ hai của anh đứng sừng sững ngay trước mặt, ngay tại nơi làm việc, vác trên vai một hộp đựng đồ nghề và nhìn anh trừng trừng. Người ta lập tức đưa anh vào bịnh viện ngay khi nghe kể về ảo ảnh đó. Khám nghiệm của bác sĩ cho thấy, anh thợ này có sức khỏe hoàn hảo. Suốt về sau, bịnh án mỏng của anh cũng chỉ có một điểm đáng chú ý rằng một ngày nọ, anh lại nhìn thấy hình ảnh của chính mình.

Hiện tưởng ảo ảnh về chính bản thân mình, còn gọi là ảnh gương. "Phiên Bản” của các nhân chứng thường ngồi trong những góc bàn trống, hoặc xuất hiện dưới dạng ảnh treo trên tường, hay nhìn trân trối vào “Phiên bản thứ nhứt” từ một nhóm người đông đúc trên quảng trường, hay kỳ lạ hơn, lủng lẳng vắt vẻo trên một cột đèn đường nào đó! Ngành tâm lý học cho đến nay đã ghi nhận chính thức bảy mươi trường hợp gặp gỡ ảnh gương như vậy. Nhưng các chuyên gia cho rằng số lượng thật sự lớn hơn gấp nhiều lần, bởi ai gặp những hiện tượng "nhân đôi” đó thường sợ người xung quanh cho là họ mắc bịnh điên và giấu kỹ tâm sự của mình.

Các chuyên gia hoàn toàn không nghi ngờ sự tồn tại của hiện tượng ảnh gương kỳ lạ. Nhà tâm lý học, Bernd Frank, người đã chữa bịnh suốt mười bảy năm cho bảy người có mắc triệu chứng ảnh gương, nói:

- Bộ não của chúng ta thỉnh thoảng cũng có những bước nhảy bất ngờ và đột ngột mà chúng ta chưa rõ tại sao?

Tháng 12-2000, tạp chí chuyên ngành Medical Tribune cảnh báo: không nên coi chuyện gương là nhỏ, ví dụ người nào từng nhìn thấy bản thân mình bị chết và treo lủng lẳng trên một cành cây rất dễ sa vào con đường tự tử. Điều khiến mọi người kinh ngạc qua lời mô tả của nhân chứng, là họ cảm nhận về phiên bản thứ hai của chính mình rất chi tiết và sống động. Mặc dù luôn ý thức được về nét siêu thực của ”vị khách”, “chủ nhà” vẫn tin rằng họ có một mối quan hệ bí hiểm với nhân vật ảo kia, một số người còn cảm nhận ảnh gương rỏ ràng hơn chính bản thân mình. Sau này, họ thường nhớ lại rằng cơ thể họ tại những giây phút gặp gở kinh hãi thường trống rỗng, lạnh lùng như đã kiệt máu, trong khi chính nhân vật kia mới chứa đựng toàn bộ sự sống của cả hai.

Trên toàn thế giới, nhóm hoạt động tích cực nhất về hiện tượng này là các nhà nghiên cứu Anh. họ đã xem xét, nghiên cứu, thí nghiệm với hiện tượng kỳ bí này và đăng kết luận trên tạp chí Bristish Journal of Medical Psychology:

- Nhân vật thứ hai xuất hiện hết sức đột ngột. Chỉ trong một số ít trường hợp, nhân chứng trước đó một chút cảm giác là có người đứng cạnh hoặc ở phía sau lưng mình.

- Ảnh gương thường xuất hiện trong như màu xám với những đường nét tương đối nhòa. Nhưng không ít trường hợp, chúng hiện lên rất rõ ràng như những bức tường tranh màu sống động. Không nhân chứng nào có thể nhớ rằng “người kia” có bóng hay không?

- Thường thì phiên bản thứ hai câm lặng và chỉ nhìn phiên bản thứ nhất trân trối. Trong một số trường hợp, chúng chuyển động, như hình ảnh soi gương của nhân chứng, hành động hoặc biểu lộ những cử chỉ tương tự như nhân chứng, trong những tình huống bất ngờ, đòi hỏi phản xạ bản năng.

- Ảnh gương thường xuất hiện ngoài tầm tay với và sẽ biến mất khi nhân chứng tìm cách sờ tới hoặc đến gần chúng.

- Đại đa số ảnh gương xuất hiện lúc hoàng hôn hay lúc sớm mai. Một số trường hợp chỉ xuất hiện một hoặc hai lần trong cả cuộc đời. Một số người khác lại gặp tới năm, sáu lần trong khoảng thời gian kéo dài. Một nạn nhân có khối u trong vực hypophyse của não kể rằng anh đã phải chung sống với ảnh gương suốt bảy năm trời. Người sốt phân ban nhiều khi cũng có cảm giác như một cơ thể thứ hai đang nằm cạnh mình trên giường. Những ai bị liệt nữa người thỉnh thoảng cũng kể về hiện tượng đó... Nhà văn người Pháp Guy de Maupassant đã bị ảnh hưởng hành hạ suốt thời gian ông phải nằm bẹp trên giường.

Theo các nhà chuyên gia, nguyên nhân gây ra hiện tượng ảo ảnh này thường là các căn bịnh như tâm thần phân liệt, trầm cảm, thác loạn...đặc biệt là những cơn đột quỵ hoặc căn bịnh ung thư tại khu vục hyphophyse của não. Nhà tâm lý người Mỹ GheoKrizek của bịnh viện St, Eliszabeth tại Washington vừa thông báo rằng, những tai nạn gây ảnh hưởng trầm trọng đến bán cầu não phải, thường cũng có khả năng thổi lên những hình ảnh kỳ quái đó. Một trong những bịnh nhân của ông được đưa vào bịnh viện, sau một tai nạn giao thông với triệu chứng chảy máu trong bán cầu nảo phải. Vài năm sau, anh quay lại gặp Krizek vì đã gặp ảnh gương của anh ngay giữa phố, thậm chí đã nói chuyện với ”người đó” trong suốt mười lăm phút.

Ảnh gương xuất hiện nhiều nhất ở nhóm người mắc chứng bịnh đau nữa đầu. Một nữ bịnh nhân bốn mươi hai tuổi kể rằng, thỉnh thoảng lại thấy một thân hình nữa của mình nằm bên cạnh. Trong những lúc như vậy, chị cảm thấy rất rõ ràng, nó ấm áp và mọi đường nét đều y hệt thân hình “thứ nhứt” của chị. Tài liệu ngành y ghi lại rằng cả những người mắc bịnh động kinh cũng thường phải chiêm ngưỡng bản thân mình kiểu ấy.

Tác giả của tội ác và trừng phạt, nhà văn Nga Dostoievski đã viết một cuốn tiểu thuyết, có tựa đề "Bản thứ hai" và trong những tác phẩm khác, thường các nhân vật chính của ông cũng luôn nhìn thấy gương bí hiểm, những bóng người xám xịt, không màu, đối mặt với nạn nhân trong ánh sáng mờ ảo của hoàng hôn hoặc sớm mai. các chuyên gia phỏng đoán rằng nhà văn đã miêu tả những bức tranh xuất phát từ tâm hồn ông, thúc ép và hành hạ bản thân ông, người ta đồn rằng Dostoivki mắc chứng động kinh

Trong kho ảo ảnh của những người mắc bịnh đau nữa đầu hoặc bịnh động kinh, thường xuất hiện sau những quầng sáng rực rở, thì ở những ngưởi khỏe mạnh, chúng xuất hiện bất ngờ, không hề báo trước. Nỗi căng thẳng gay gắt về tình cảm những sợ hãi hoặc những tình huống kiệt sức, thường đã đủ cho ảnh gương bước vào thế giới chúng ta.

Bác sĩ Dirk Arenz của bịnh viện Thần kinh Andernach (Đức) giải thích:

- khi những giác quan mệt mỏi vì làm việc quá sức, hiện thực bên ngoài sẽ nhạt nhòa đi, những hình ảnh chỉ huy nội tại trên, nắm quyền chỉ huy và...lao ra ngoài.

Tới lúc đó theo Bác sĩ Erick casten của Đại học Tổng hợp Magdeburg, trung tâm não bộ lưu trữ hình ảnh của chính bản thân bịnh nhân, trong tình trạng quá mệt mỏi sẽ tiếp tục được kích hoạt và làm nẩy sinh hiệu ứng nhân đôi ảo. Việc trung tâm não bộ đóng một vai trò nhất định trong việc xuất hiện ảnh gương, cũng đã được chứng minh qua số phận ngược chiều của những bịnh nhân Alzheimer. Theo thời gian, trung tâm não của họ ngày càng bị phá hủy. Hậu quả là nạn nhân một ngày kia sẽ đứng trước gương và tự hỏi, kẻ lạ mặt nào đang nhìn ta trong gương kia? Hiện thời, nhà tâm lý học Bernd Frank thừa nhận:

- Chúng ta chỉ có thể lắng nghe, an ủi và cảm thông với họ.

Bùi Quang Nhuận
Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 07/07/2012

THẾ GIỚI BÙA NGẢI CỦA NGƯỜI LÀO, PHÁP SƯ TÂY PHƯƠNG PHẢI KÍNH NỂ

Theo lời chuyên nghề dùng ngải thì đa số pháp sư lào thường có ngón nghè làm cho pháp sư tây phương phải kính nể, Chẳng hạn như, chỉ cần ghé miệng thổi nhẹ một cái, cây đinh mười phân đóng lút vô cột nhà phải bay ra ngoài. Hoặc sản phụ sanh khó, thầy pháp thổi nhẹ là sanh ra dễ dàng. Người dân Lào vốn hiền hòa chất phác, nhưng khi thù ai thì lại hung ác vô cùng, họ không ngần ngại nhờ các pháp sư để trả hận. Và chỉ cần biết tên và hướng nhà của địch thủ là cũng đủ để thầy pháp điều khiển âm binh tìm ngay đến người đó.

Có những pháp sư vì muốn chứng tỏ cho thân chủ thấy khả năng của mình đã biểu diễn những đương chưởng lực thất đãm kinh hồn của mình. Ông thầy pháp sẽ bắt thân chủ đi mua nải chuối về treo tại một góc nhà. Rồi pháp sư đốt nhang, khấn vái thần linh. Đoạn cầm dao chém lia lịa vào không khí, mắt nhìn đăm đăm vào nải chuói. Nải chuối nhìn bề ngoài chẳng thấy gì khác lạ. Nhưng nếu lột từng trái thì bên trong đã nát bấy,

Sau đó pháp sư mới hỏi thân chủ cần nhờ cậy việc gì? Nếu là đàn bà chồng có vợ bé bỏ bê gia đình, thì phàp sư sẽ cho một lá bùa đem về chờ đêm tối dán ngay trước cửa nhà, thì chỉ nữa tiếng đồng hồ sau, gia cảnh bên ấy sẽ xào xáo, đánh nhau tét trán vỡ đầu. Và người chồng sẽ cuốn gói về với vợ nhà. Nếu muốn báo thù, trả hận, thì cũng có nhiều cách. Cho địch thủ bịnh hoạn, ốm mòn và chết lần, thì pháp sư sẽ sai âm binh đem đá cuội, xương cá, tóc rối, đến nhét vô bụng. Nguy hại nhất là ngải da trâu, khi đã lọt vào dạ dày rồi, nó sẽ lớn dần làm cho nạn nhân đau buốt, đi đứng không được, mà nằm ngồi cũng khó khăn

Kẻ bị thư các món trên vô bụng, khi hay biết có thể nhờ bất cứ pháp sư lấy ra dùm. Đồ nghề lấy các thứ này ra rất giản dị. Một thau nước lạnh, vài chục lá trầu, một xị rượu đế và nhang đèn. Trước khi đem ra dùng, các lá trầu phải được rửa sạch, rồi xếp thành từng bó nhỏ, đàn ông thì bảy lá, đàn bà thì chín lá. Bệnh nhân cởi trần và nằm yên cho pháp sư làm lễ. Đèn nhang đốt lên và được hơ đốt khắp mình mẫy. Pháp sư hớp lấy ngụm rượu rồi phun lên người thân chủ. Từng xấp trầu được pháp sư dùng quét lên người nạn nhân. Nơi nào có ngải, nơi đó lá trầu sẽ bị hút lại. Pháp sư sẽ niệm chú và giật mạnh tay. Người bệnh cảm thấy đau nhói, ruột gan như đứt từng khúc.

Mỗi lần như vậy, lá trầu lại được bỏ vô thau nước lạnh. Số ngải sẽ lần lượt được lấy ra. Cho đến khi không còn cảm giác đau đớn khi lá trầu phớt qua mình mẫy. Công việc gỡ ngãi này, ít nhất phải làm ba lần mới dứt được, Và mỗi lần lấy xong, pháp sư phải niệm chú để số ngải sót lại sẽ không sinh sôi nẩy nở. Các lá trầu sẽ được vớt ra khỏi nước, để lộ dưới đáy một lớp cặn đen li ti. Nhưng nếu pháp sư phù phép đổ một chút rượu vào, thì số cặn bã sẽ vùng vẫy, rồi lớn dần thành các xương cá hay các lớp da trâu, lớn bằng hai đốt ngón tay.

Nguy hiểm nhất là loại ngải xương gà. Tất cả các pháp sư đều có sẵn một mớ xương gà phơi khô bỏ trong cái túi nhỏ thường đeo bên mình. Khi nào thân chủ đòi hỏi thanh toán địch thủ bằng phương pháp mau lẹ nhất, thì pháp sư mới trịnh trọng lấy ra khúc xương, nâng lên ngang mặt niệm chú, đoạn nêu tên chỉ hướng nhà cho âm binh đem cái xương gà đi phóng ngay tim đối thủ. Niệm chú xong, pháp sư vung chiếc chân gà lên không trung, đôi chân xếp bằng ngồi theo tư thế tọa thiền, cặp mắt nhắm nghiền lại.

Người Lào bảo rằng đó là lúc pháp sư xuất hồn điều khiển âm binh? Chỉ khoảng năm phút sau, pháp sư sẽ mở mắt để báo cáo cùng thân chủ kết quả của cuộc thanh toán. Điểm chính xác nhất theo báo cáo của pháp sư là, địch thủ đã bị xương gà đâm vào tim và đang giãy chết. Người bị ngãi xương gà đau nhói nơi lồng ngực, hai tay ôm chặt lấy chỗ đau mà lăn lộn thở dốc. Nếu là người ngoại quốc, không tin ngải nghệ, nhờ người chở vào nhà thương chữa trị, thì chỉ vài tiếng sau thì chết, mình mẩy bầm tím.

Còn nếu là người dân bản xứ, nhất là các người sống vùng tại cao nguyên, hay trong các làng mạc xa xôi hẻo lánh, thì khi xẩy ra chuyện ấy, họ sẽ tìm mời ngay pháp sư chuyên tháo bùa gỡ ngải. Những ông thầy này thì làng nào cũng có năm, bẩy người, nên khi hữu sự là chỉ độ mười phút sau là họ đã có mặt tại nhà nạn nhân. Nghệ thuật tháo gỡ ngải xương gà thật giản dị. Chỉ cần đốt ba cây nhang vái tổ xong, pháp sư sẽ dùng ngón tay ấn mạnh vào lồng ngực và từ từ rút khúc xương gà ra ngoài.

Và nếu có lời yêu cầu của nạn nhân, pháp sư sẽ phù phép cho chiếc xương gà quái ác chạy thẳng đến chỗ kẻ chủ mưu (dĩ nhiên không phải là thầy pháp) và cắm ngay vào giữa tim kẻ chủ mưu. Và cái lối gậy ông đập lưng ông, trong thế giới siêu hình thật là ghê gớm... Kẻ nào âm mưu hại người sẽ lãnh lấy những hậu quả khó lường. Cũng may là trong lịch sử bùa ngải của người Lào chưa hề xảy ra cuộc trả thù nào như vậy. Nhờ người dân lào biết phục thiện và luôn bao dung khi mình vừa được thoát nạn. Và đó cũng là điều tương phản với tánh nết.

Tuy nhiên, có khi vì tự ái vặt, hay muốn giữ sự tín cẩn của thân chủ, chính các pháp sư đã nhúng tay vào việc thanh toán lẫn nhau. Họ sẽ dùng tất cả sở trường, sở đoản của mình để hạ đối thủ. Những cuộc thư hùng như vậy, dĩ nhiên là phải có kẻ thắng người thua. Mà kẻ thắng có vinh dự gì ngoài việc hưởng một số tiền nhỏ, không đáng bao nhiêu, còn kẻ thua thì thân bại danh liệt. Một pháp sư chiến thắng trong cuộc đọ sức như vậy sẽ bị đồng nghiệp coi như kẻ thù. Chóng chầy rồi thì cũng bị những kẻ cao tay ấn hơn ám hại. Đó là qui luật chung của giới pháp sư Lào và cũng vì vậy mà số pháp sư không mấy gia tăng, bằng không thì vài chục năm nữa, hai phần ba dân số Lào sẽ trở thành thầy pháp cả.

Điểm đáng chú ý, là các Việt kiều sinh sống tại xứ Lào ít khi bị thư ếm, mặc dù người dân bản xứ rất ít có thiện cảm với người Việt Nam. Người Lào có mặc cảm bị người Việt lấn lướt trên mọi bình diện. Vì thế ngạn ngữ mới có câu "Má cắp meo, Keo cắp Lao" nghĩa là người Việt và Lào như chó với mèo. Sở dĩ các Việt kiều không bị bỏ bùa là nhờ người Lào có thành kiến, người Việt thường ăn thịt chó. Mà loại thịt này theo họ thì thiếu vệ sinh nên bùa ngãi không thể hãm hại được. Riêng người dân bản xứ, nếu muốn để phòng việc bị bỏ ngải thì sẽ nhờ các pháp sư vô kim, hay ban phát cho loại bùa hộ thân.

VNP
Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 10/07/2012

Cả làng bị quả báo nhãn tiền vì đập phá đình chùa ?

Quãng đường dài chưa đầy 1km người ta đã đếm đến hơn 30 trường hợp bị điên, còn những người phụ nữ góa bụa thì kể mãi mà chẳng hết. Ở nơi ấy đang tồn tại lời đồn về xứ sở “sát đàn ông”. Tất cả đều bắt nguồn từ chuyện đập phá đình chùa, tượng Phật trong quá khứ, đang là nỗi ám ảnh người dân ở xóm Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Nhóm PV Đường dây nóng 0988811123 đã về địa phương để tìm hiểu sự thật.

Từ chuyện xúc phạm thánh thần…

Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, trước đây Phú Lạc cũng có phong trào bài trừ mê tín dị đoan, tuy nhiên việc thực hiện đã có sự "quá tay", khiến cả những công trình, kiến trúc không thuộc "mê tín dị đoan" vẫn bị phá hủy. Người làng kể lại, có một ngôi chùa cổ nằm trên quả đồi hoang đã bị phá, tượng Phật, thánh thời ấy được người ta sử dụng làm bù nhìn canh ngô hay vứt xuống sông hồ, ao rãnh. Một ngôi đình nằm ngay giữa làng cũng bị phá. Những chiếc cột to bằng cả chiếc vành xe chắc nịch hai người ôm không xuể được đục chạm bằng gỗ mít cũng bị cắt xẻ ra làm ghế ngồi. Chùa ấy hiện nay vẫn trơ lại nền, thuộc khu 7 xã Phú Lạc, cách Tây Tiến chưa đầy cây số.

Những ngôi đình, chùa, miếu thật vững vàng cổ kính, rêu phong xưa, là "hồn vía" của làng, đã không còn. Thế rồi từ những năm sau đó, Tây Tiến liên tiếp phải gánh họa lớn. Những câu chuyện tâm linh có thật hay không, hoặc chỉ do người dân thêu dệt nên thì không ai rõ nhưng có một sự thật là hiện có đến vài chục phụ nữ sống cảnh đơn độc hoặc mẹ góa con côi ở Phú Lạc. Cả xóm nhỏ nằm san sát trên con đường làng lạnh lẽo ấy chiều về chỉ bảng lảng vài bóng đàn bà và mấy người tâm thần đi dần vào bóng tối cô quạnh, nhìn mà thấy buồn. Bây giờ Tây Tiến đã xây lại đình chùa bằng công nghệ bê tông cốt thép và sơn nó bằng những loại sơn ngoại đắt tiền. Nền đình cổ xưa nay đã trở thành những nhà cao tầng. Nhưng bấy nhiêu thứ dường như vẫn chưa đủ để xóa đi cái buồn sâu thẳm của Tây Tiến.

Nhiều năm qua, những người phụ nữ độc thân ở đây đặt ra câu hỏi tại sao họ lại phải sống cuộc sống như vậy. Hầu hết những người lớn tuổi kể câu chuyện đập phá đình chùa của làng ra làm nguyên nhân để lý giải cho số kiếp đau buồn của con cháu. Đã nhiều thế hệ người dân của xã Phú Lạc đón thầy phong thủy từ tận miền Nam ra để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kì bí này nhưng đến tận bây giờ câu trả lời vẫn còn để ngỏ.

Đến chuyện về ngôi làng "sát đàn ông"

Đến đầu xã Phú Lạc rẽ vào con đường dài thượt nhếch nhác, nham nhở rồi đi tiếp khoảng 1km là đến xóm "rùng rợn". Người ta gọi là xóm rùng rợn từ bao đời nay vì nơi này nổi tiếng với những câu chuyện như: Cả nhà đều điên, bốn mẹ con đều góa bụa… Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy "ra đi" rất kỳ lạ. Họ không chỉ chết do ung thư, tai nạn, đột tử, tai biến mạch máu não mà có khi đang ăn dưa hấu cũng mắc nghẹn mà chết. Khi nghe mọi người kể câu chuyện trên chúng tôi bán tín bán nghi, muốn "mục sở thị" mới tin. Nhiều nhà có năm người thì điên bốn, có gia đình cả ba bốn mẹ con góa bụa, họ dọn về ở chung một nhà thế là thành ngôi nhà góa chồng.

Đến đây tôi mới thấy được tận cùng nỗi đau chẳng kém gì những lời đồn thổi. Tôi tìm đến nhà ông Lê Xuân Phiên, người mà dân làng vẫn quen gọi là lão già đau khổ vì ba người con điên đã gây cho lão bao tang tóc, ông bất mãn đến mức phải nhờ hàng xóm đến nhà đóng cũi để nhốt con mình trong 7 năm qua. Chắc lão Phiên cũng khổ tâm lắm nhưng không làm vậy thì không ổn. Khi chưa bị cùm nhốt, nó đã dùng cuốc bổ vào đầu ông và nhiều lần làm cho ông chết hụt, người con khác của ông thì dùng chày giã gạo đập nát đầu đứa con dâu hiền dịu đang là lao động chính của gia đình. Làm chuyện động trời ấy xong nó vào nhà ngồi rít thuốc lào như không có chuyện gì xảy ra. Ông Phiên không chết thay cho con dâu được thì phải sống. Căn nhà lão Phiên ở bây giờ đẹp lắm, đó là tiền nhà báo xin được để xây cho ông căn nhà trước đã bị thằng con trai thứ ba mắc tâm thần nổi cơn điên lừa cả nhà đi vắng kì cạch dỡ đem bán dần cho chủ lò gạch làm củi đun. Nó bán để lấy tiền ra chợ mua thịt và thuốc lá hút phì phèo.

Chúng tôi hỏi ông Phiên về những người đàn bà góa trong xóm, ông cười xòa: "Úi trời! Hỏi tôi già rồi đầu óc lẩm cẩm kể trước quên sau, xóm này người góa nhiều lắm, hay để tôi đêm về nằm nghĩ đã rồi thống kê ra giấy, mai anh quay lại lấy được không?".

Tò mò về cái xóm chết gần hết đàn ông ấy, chúng tôi nhờ ông Phiên đưa đến nhà ai đó cao tuổi một chút nhưng lão lại chỉ đường cho tôi đến nhà một người đàn bà bị mù. Chúng tôi thắc mắc, sao lại cho người mù làm "công tác thống kê"? Ông Phiên kéo xoẹt chiếc áo đã cáu bẩn bạc màu lẩm bẩm gì đó rồi đứng dậy nói "Các anh cứ đi theo tôi".

Nhà chị Đức có năm người, trong đó bốn người bị mù. Ngoài chị Đức còn có hai người anh trai trên tuổi cũng không nhìn được mặt trời và mẹ đẻ ra chị Đức cũng bị mù đã vài chục năm. Căn nhà lá đơn sơ ấy chỉ có ông Lê Văn Vít đã gần 80 nhưng vẫn là lao động chính. Chị Đức biết nhiều chuyện làng chuyện xóm vì đôi mắt ngầu đục như cùi nhãn ấy chỉ nhìn vào một bầu trời riêng mịt mù tăm tối nhưng trí tuệ chị lại rất "sáng". Có ai đó nói rỉ tai chuyện gì là nhớ ngay, khả năng tổng hợp thông tin của người đàn bà mù này rất tốt. Chị Đức bắt đầu kể vanh vách như thể người hướng dẫn viên thực thụ. Như lời chị giới thiệu, khu 3, khu 4 là nơi nhiều người góa nhất, khu này gọi là khu Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Chị Đức còn hỏi rõ chúng tôi xem hỏi tên những gia đình có phụ nữ lấy chồng sau đó chồng chết hay cả những người không lấy chồng. Người phụ nữ ngồi lẩm bẩm: "Nhiều, nhiều thật, có những nhà còn ba bốn thế hệ góa bụa sống nuôi nhau”. Khu Tây Tiến nằm rải rác trên con đường nhầy nhụa dẫn vào trung tâm hành chính xã, phía tay trái đường vào là con ngòi lấp dở đang gồng mình chảy vì sỉ than và gạch vụn đang đổ tràn lan từ mấy lò gạch to uỵch cạnh đó. Sông ngòi chết, người bên sông cũng chết làm cho cảnh vật nơi đây không thể buồn hơn.

Kế bên dòng nước ngầu đục hắt hiu là cánh đồng hoang nẻ toác, trên cánh đồng có bóng vài người phụ nữ thong thả làm thay phần việc của đàn ông. Đồng hoang và dòng nước "chết" phần nào cũng thể hiện được sự khổ đau và nghèo đói của người dân nơi đây. Họ chỉ tập trung ở dọc bên phải con đường vào UBND xã nên việc thống kê phụ nữ góa bụa của chị Đức rành mạch hơn. Chị bắt đầu tính từ đầu thôn Tây Tiến: Bà Ngô Thị Đào, bà Nguyễn Thị Thịnh, chị Lê Thị Phương, bà Đinh Thị Trọng, bà Lê Thị Thu… Chị cứ kể, nhà báo cứ ghi nhưng ghi mãi vẫn không sao liệt kê một cách tỉ mỉ về số người phụ nữ góa bụa của Tây Tiến. Chị đột ngột dừng lại hỏi: "Ơ! Hình như chưa có tôi trong số đó nhỉ, tôi cũng không có chồng mà, chị bỗng dưng cười, nụ cười ấy có gì đó buồn lắm. Năm nay đã ngoài 40 nhưng chị chẳng đi đâu, chị muốn lấy chồng nhưng chẳng ai lấy, khối người khiếm thị kém sắc hơn mà họ vẫn lấy chồng, sinh con, họ vẫn được làm mẹ nhưng khốn nỗi chị lại sinh ra ở khu có những người đàn ông "rủ nhau" chết nên chẳng ai dám "rước". Vì sao đàn ông trong làng lại "rủ nhau ra đi" kỳ lạ như thế? Việc này liên quan gì đến việc phá đình chùa khi xưa và lời đồn đại những người đàn ông của làng phải hứng chịu cơn nổi giận của thánh thần?

Quả báo rùng rợn dành cho những người tiên phong đập phá đình chùa


Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông Ngân kể: "Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Những người phụ nữ góa bụa thì phải thống kê bằng giấy nếu không khó mà kể hết. Chắc đi tận cùng đất nước không ở đâu đặc biệt như nơi đây. Câu chuyện đang trở nên thường nhật ở xóm Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ…

Những ngôi nhà toàn người góa bụa, tật nguyền

Khi nghe mọi người kể câu chuyện trên chúng tôi bán tín bán nghi, có "thực mục sở thị" mới tin. Nhiều nhà có năm người thì điên bốn, có gia đình cả ba bốn mẹ con góa bụa, họ dọn về ở chung một nhà thế là thành ngôi nhà góa chồng. Càng hiếu kì hơn khi người ta chỉ chúng tôi đến một gia đình có năm người thì bốn người bị mù. Đó là nhà ông Đoàn Văn Vít, nhà ông mù gần hết nên chẳng đi đâu, bốn tấm thân mù suốt ngày chỉ ngồi nhà ngong ngóng với nhau.

Để thống kê một cách có hệ thống và mô tả về nỗi khổ của những con người khốn cùng nơi đây quả thật rất khó. Hai khu hành chính nằm kế sát nhau, bán kính chưa đầy 1km mà số lượng người tâm thần và phụ nữ đơn côi có tới gần trăm người. Nếu đem con số đó chia đều cho nóc nhà trong khu vực thì ở đây trăm phần trăm số nhà có người điên và phụ nữ góa. Trong quá trình viết phóng sự này, chúng tôi chỉ cần cuốc bộ hoặc vén rào sang nhà bên cạnh là sẽ gặp người tâm thần và phụ nữ góa. Số người tâm thần điên loạn trong xóm rất đông, có những người điên nặng như anh Lê Văn Tuấn, Lê Văn Nga, Lê Văn Nghĩa cùng bị "nhốt" chung một nhà thì đã từng giết vợ, đốt nhà, đâm cả trưởng công an xã. Nhẹ nhất như chị Lê Thị Đông đã gần 50 tuổi nhưng chỉ biết lang thang ngoài đường "nhặt lá, đá cóng bơ".

Chúng tôi tìm đến nhà bà Đào Thị Cam, một trong số nhà có tới ba bốn mẹ con góa bụa dọn về sống chung với nhau. Vì hoàn cảnh chiến tranh nên mẹ đẻ ra bà Cam côi cút chồng, sau đó lại đến chồng bà Cam cũng mất khi bà vừa chớm tới độ mặn mà. Oái oăm thay, em trai bà cũng bị chết vì chứng suy thận cấp, em dâu bà Cam là Lê Thị Phương khi đó mới 27 tuổi, thấy mẹ và chị gái chồng sống đơn thân nên không nỡ đi bước nữa, một mặt vì thương mẹ và chị, nhưng hơn ai hết chị luôn nhận thức rằng mình sinh sống ở xóm "sát" chồng. Dù có nhan sắc, việc đi thêm bước nữa đâu khó nhưng có đi chuyến đò nữa thì cũng…

Người ta thường nói, những người đàn bà thông minh thường phải gánh thay công việc của chồng... Đã mấy chục năm qua trong căn nhà bà Cam lạnh tanh không có bóng dáng của người đàn ông, ba người phụ nữ ngày nào giờ có người tuổi đã xế chiều, người tóc điểm bạc, có người nhìn vẫn nhuận sắc. Ai cũng thắc mắc sao lại có ba mẹ con góa bụa không chịu đi bước nữa? Người ta đâu biết ở trong xóm đàn bà góa ấy có mấy người được hưởng cái "diễm phúc" giản đơn, đời thường, sống chung với chồng qua độ 60 tuổi. Vậy nên bao người đàn ông nhỡ nhàng quá lứa hay đứt gánh giữa đường cũng đến đây với mong muốn tìm được người phụ nữ để cậy nhờ nương tựa nhưng khi vào quán trà đá nghe người ta kể chuyện chết chóc và điên loạn ở đây là họ… một đi không trở lại. Nhà bà Cam là một minh chứng, mẹ bà là bà Hoàng Thị En ngày ấy nhan sắc là vậy, nhưng chồng bà nghe theo tiếng gọi của quê hương, ông ra trận rồi hi sinh vậy là Tây Tiến lại mất đi một người đàn ông.

Khi em trai bà Cam lấy vợ, cuộc sống đang ấm áp vậy mà đầu năm 1993 cơn thịnh nộ của tử thần lại nổi lên và cướp đi mạng sống của anh, chị Nguyễn Thị Phương (em dâu bà Cam) ở vậy. Ba mẹ con chung sống để tìm cái hạnh phúc nhỏ nhoi trong niềm bất hạnh lớn lao của những người góa bụa.

Nhà bà Mai Thị Đậu thì lạ lắm, bà là vợ 2 của ông N.T.B. Đời bà bất hạnh nên phải đi bước nữa, cảnh "con ông, con tôi, con chúng ta" khiến gia đình bà có tới gần chục người con. Chồng bà suốt ngày nhậu nhẹt, bà Đậu phải một mình lo cho 9 đứa con, ấy vậy mà chồng bà trong phút chốc đã ra đi, để lại mình bà lo cho 9 đứa con. Mấy người con, đứa tâm thần, đứa liệt giường, đứa góa bụa. Sau khi ông chết, bà cũng sức tàn lực kiệt rồi trong một lần tai nạn, từ người phụ nữ nhanh nhẹn hoạt bát bà trở thành người tàn phế suốt đời.

Tang chồng chưa xong, nấm mồ chưa kịp xanh cỏ, bát hương cắm chưa đầy chân nhang thì con trai bà là Nguyễn Văn Hạ cũng bị lưỡi hái tử thần cướp đi sau đó chưa đầy năm trời. Lê Thị Thu là vợ anh Hạ chết lặng như không muốn tin vào sự thật, nhưng rồi sau đó chị tự động viên mình vượt qua bởi mệnh trời không thể cưỡng vì chị đang ở giữa thôn Tây Tiến, thôn góa chồng từ bao đời nay. Nhà chị lúc này có ba người đàn bà độc thân vì ngoài bà Đậu và chị Thu còn một người phụ nữ ngẩn ngơ tên là Lê Thị Đông, đã trên dưới 50 tuổi. Có lẽ chẳng ai dám lấy chị, bởi chị đang sống ở xóm "âm thịnh dương suy" và bị tâm thần. Nhà chị Thu không có đàn ông, xóm cũng ít đàn ông, nhà chẳng mấy khi có khách, nên chúng tôi nhận được sự đón tiếp chu đáo lắm. Nhà chị chỉ có nước sôi, ấm chén lâu không có người dùng nên cáu lại có vị lợm lợm. Hồi Tết họ có mua bao thuốc lá về gọi là cho có lệ nhưng để lâu chẳng ai hút nay đem ra mời khách thuốc đã mốc, tôi vẫn cầm điếu thuốc chị mời cho có lệ.

Câu chuyện đang "xôm" bỗng dừng lại ở đoạn chị Thu kể về gia đình mình. Sau khi chồng chết, đứa con lại bị tật nguyền. Con gái chị rất xinh, nhưng cô gái lại có đôi chân cà kheo, đôi tay co quắp. Nói về gia đình chị thì thật là sầu đau, mẹ chị thì bán thân bất toại, đứa em thì suốt ngày chỉ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Từ ngày chị Thu mất chồng, phận gái chị phải đứng ra gánh vác mọi việc trong gia đình như chiếc cột chống lại định mệnh. Bốn phận đàn bà sống tựa vào nhau đến nỗi lâu dần thành quen.

Sự báo ứng?

Có một điều đáng lưu tâm, những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến, xã Phú Lạc hầu hết diễn ra trong khoảng thời gian trước và sau thập niên 90. Đàn ông Tây Tiến chết thảm khốc. Người ta kể rằng ở xóm Tây Tiến đám ma, chay lúc đó chủ yếu người già, phụ nữ và trẻ em. Đàn ông thời ấy chết vì rất nhiều lý do nhưng họ đều chết trẻ. Rất nhiều người dân ở Tây Tiến gặp cảnh: "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai" nên đã đi tìm thầy cúng về để làm lễ giải mong được cầu an nhưng vẫn không ăn thua. Các thầy xem cho họ đều nói ở làng có nhiều ngôi đình chùa lớn và rất thiêng không tôn tạo mà lại phá bỏ nên bây giờ bị báo ứng.

Nhiều người cao tuổi trong làng thừa nhận, quả thật trước năm 1990, Phú Lạc có phong trào bài trừ mê tín dị đoan một cách cực đoan, một ngôi đình nằm ngay giữa làng bị phá một cách tang thương. Những câu chuyện tâm linh có thật hay không, hoặc chỉ do người dân thêu dệt nên thì không ai rõ nhưng rõ ràng, chuyện vài chục phụ nữ sống cảnh đơn độc hoặc mẹ góa con côi ở Phú Lạc là hoàn toàn có thật. Cả xóm nhỏ nằm san sát trên con đường làng lạnh lẽo, chiều về chỉ bảng lảng vài bóng đàn bà và mấy người tâm thần dật dờ đi dần vào bóng tối cô quạnh, nhìn mà thấy buồn. Những ngôi đình, chùa, miếu thật vững vàng cổ kính, rêu phong, như "mảnh hồn làng" giờ đã không còn. Người ta xây dựng lại bằng công nghệ bê tông cốt thép và sơn nó bằng những loại sơn ngoại đắt tiền. Nền đình cổ xưa, nay đã trở thành những nhà cao tầng. Bấy nhiêu thứ là nhiều nhưng chưa đủ để xóa đi cái buồn sâu thẳm của Tây Tiến…

Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước.

"Làng tôi có nhiều chuyện lạ. Góa chồng, điên loạn, tật nguyền và đặc biệt chết chóc ở đây cũng kỳ dị bởi số người chết trẻ rất nhiều. Tôi là cán bộ lâu năm, đến giờ vẫn không ngớt nghĩ về điều này". Ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc chia sẻ với PV.

Quả báo nhãn tiền

Như đã phản ánh về ngôi làng bí ẩn có rất nhiều phụ nữ góa chồng, chúng tôi đã gặp ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc và nhiều bậc cao niên ở đây, tất cả họ đều khẳng định hiện tượng trên là có thật và đưa ra nhiều lý giải mang tính cá nhân. Trong số những ý kiến đó, số đông người đều đưa ra quan điểm mang hơi hướng tâm linh.

Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước. Ông đã chết vì chứng suy thận cấp. Điều đáng lưu tâm là hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh "sống dở chết dở". Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì li biệt. Nhìn cảnh tượng đó không ai là không thương cảm. Những câu chuyện đau thương kia chỉ phần nào được hé mở khi tôi được sự chia sẻ của ông Tuyết và nhiều cao niên bô lão trong làng. Trong đó có ông Lê Kim Ngân là người cao tuổi nhất xã. Ông Ngân năm nay đã 95 tuổi nhưng đầu óc còn tinh thông, dáng vẻ quắc thước. Ông kể một cách tường tận về lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi đình chùa vang bóng một thời ở nơi "đất dữ" này. Ông Ngân là con nhà dòng dõi ở xã Phú Lạc nên khi nghĩ đến việc tôn tạo lại những ngôi chùa, mái đình người ta đều phải tìm đến ông và coi ông như một kho sử sống.
Khi được hỏi về những ngôi đình, chùa ở Phú Lạc ông không trả lời mà đi vào gian nhà trong lấy ra một tệp tài liệu đã nhầu nát. Do đây là tài liệu cổ được in bằng chữ Hán nên chỉ ông là người duy nhất trong làng dịch được. Theo ông Ngân, ở Phú Lạc có ba ngôi đình chùa đều nằm trên địa bàn thôn Tây Tiến. Ngôi chùa nằm ngay ở bên phải trái con đường vào xã trên một quả đồi cao và rộng nhất làng. Còn hai ngôi đình khác nằm cách UBND xã không xa. Tất cả đình chùa đều nổi tiếng là rất thiêng.

Nay khi tuổi đã xế chiều, nhìn lại những mất mát mà chình bà con, thậm chí con cháu mình đang phải gánh chịu ông Ngân càng thấy được giá trị của lịch sử. Ông kể lại: "Trước đây, xã tôi có một ngôi chùa nằm trên quả đồi cao thuộc khu 3, một ngôi miếu ở khu 4 và ngôi đình cổ vững chãi giữa làng hiện nay thuộc khu 7 cách xóm đàn bà góa không xa. Chùa nằm trên quả đồi cao nhất làng được xây dựng chạm trổ với những đường nét rất tinh xảo, cột chùa được làm bằng gỗ mít. Ngôi miếu thì được xây dựng uy nghiêm ven một dòng kênh. Miếu rất thiêng nên cứ ngày rằm, mùng một rất đông người vào hương lễ. Ngôi đình thì được xây dựng rộng lớn hơn. Đình rộng năm gian lát đá hoa, tường xây bằng đá ong oai phong cổ kính.

Thời ấy, phong trào tín ngưỡng của xã phát triển hầu như nhất nhì huyện, nhưng khi có phong trào bài trừ mê tín dị đoan thì việc "san phẳng" đình chùa ở Phú Lạc cũng đi tiên phong.

Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông kể: "Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Một câu chuyện khác được ông Trịnh Xuân Tuyết kể lại: "Thời đó, tôi đang là cán bộ nên nghe người dân nói về việc bị một người đàn ông tên Túc thường bê một pho tượng Phật đi đến nhà trong xóm để trêu. Ông thường bê một pho tượng đi đến dựng ở cửa nhà và gõ cửa, gọi gia chủ. Khi người ra mở cửa pho tượng ấy đổ ập vào nhà khiến người mở cửa hú hồn. Ông Túc chỉ làm vậy cho vui nhưng có lần người ra mở cửa là phụ nữ và họ đã ngất lịm. Việc trên chỉ là trêu đùa nhưng rất nguy hiểm. Tôi đang định gọi anh này ra Ủy ban xã để nhắc nhở nhưng chưa kịp làm thì anh ta hóa điên. Cũng từ đó vợ anh ta bỏ đi bặt tăm, được đứa con ở lại một mình vì lý do gì đó đã thắt cổ chết. Dần dần người ta cũng chẳng biết ông Túc điên đi đâu và sống chết thế nào", ông Tuyết thở dài.

"Dù thương dân nhưng tôi bất lực"

Ông Trịnh Xuân Tuyết, một người đã mấy chục năm làm cán bộ ở xã Phú Lạc. Sau hai khóa làm Chủ tịch UBND xã hiện được chuyển sang làm Bí thư nhưng trong lòng ông vẫn đau đáu một nỗi niềm là đi tìm lời giải cho những chuyện kỳ lạ của người dân đang điêu đứng bao năm qua. Đích thân ông Tuyết là người đã nhiều lần đề cập trong cuộc họp ở huyện, tỉnh về những chuyện ai oán ở Phú Lạc. Ông đã đi nhiều nơi, mời nhiều chuyên gia, những người có kinh nghiệm để giải bài toán này nhưng vẫn vô vọng. Ông kể: "Tôi chỉ tính xung quanh chùa Phú Lạc nay là chùa Cam Khổ đã có tới gần hai chục người chết trẻ, chết gấp. Ông Tuyết gọi đây là xóm chết nghịch, ông rất mong có một nhà ngoại cảm hay chuyên gia nghiên cứu về tâm linh về xã để tìm hiểu và lý giải hiện tượng trên nhằm cứu những người dân. Bản thân ông mấy chục năm công tác đã cống hiến rất nhiều cho địa phương nhưng nếu về hưu mà không giúp dân thoát khỏi những khổ đau ai oán thì như có tội với họ" - ông Tuyết bộc bạch.

Đã có lần ông đề nghị với phòng Tài nguyên - Môi trường về việc kiểm tra nguồn nước ở khu vực Tây Tiến, nhưng xét ra thì không phải. Những người đàn ông ở Tây Tiến chết vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau và họ chết vì những căn bệnh liên quan đến yếu tố môi trường rất ít. Ông Tuyết phân trần: "Nếu yếu tố môi trường chủ yếu chỉ liên quan đến các bệnh về hệ hô hấp và ung thư nhưng trong khu vực lại chủ yếu là mắc tâm thần, góa chồng, và chết trẻ. Ba hiện tượng trên diễn ra cùng một thời điểm, cùng thời gian và cùng một vị trí địa lý nên tôi thấy rất lạ".
Các thế hệ cán bộ sau này chắc hẳn không thể bàng quan trước những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến. Nếu không làm cán bộ chắc họ cũng không để ý đến chuyện xóm Tây Tiến có hơn trăm nóc nhà thì có tới gần trăm nóc có đàn bà phụ nữ không chồng, người tâm thần hoặc tật nguyền. Thêm vào đấy có tới vài chục người điên, người điên chỉ là cách gọi thông thường của người dân để chỉ những người mang biểu hiện của người tâm thần.

Nhiều người dân xã Phú Lạc chẳng ngần ngại khi liên hệ việc phá đình chùa của làng với những cái chết kì lạ của những người đàn ông trong xã đặc biệt là ở xóm Tây Tiến. Quả thật, nếu đem mốc thời gian diễn ra việc phá đình chùa ở Phú Lạc với mốc thời gian Phú Lạc có nhiều người bị chết có cái gì đó rất trùng hợp về thời gian và không gian. Những lời luận bàn được coi là "miệng dân gáo giếng" về những hệ lụy khi san phẳng đình chùa ở Phú Lạc đang gây hoang mang cho người dân nơi đây. Các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng vào cuộc để có một lý giải khoa học, thuyết phục nhằm mang lại sự an tâm cho người dân nơi đây.

Đức Thuận

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 10/07/2012

Cả làng bị quả báo nhãn tiền vì đập phá đình chùa ?

Quãng đường dài chưa đầy 1km người ta đã đếm đến hơn 30 trường hợp bị điên, còn những người phụ nữ góa bụa thì kể mãi mà chẳng hết. Ở nơi ấy đang tồn tại lời đồn về xứ sở “sát đàn ông”. Tất cả đều bắt nguồn từ chuyện đập phá đình chùa, tượng Phật trong quá khứ, đang là nỗi ám ảnh người dân ở xóm Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Nhóm PV Đường dây nóng 0988811123 đã về địa phương để tìm hiểu sự thật.

Từ chuyện xúc phạm thánh thần…

Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, trước đây Phú Lạc cũng có phong trào bài trừ mê tín dị đoan, tuy nhiên việc thực hiện đã có sự "quá tay", khiến cả những công trình, kiến trúc không thuộc "mê tín dị đoan" vẫn bị phá hủy. Người làng kể lại, có một ngôi chùa cổ nằm trên quả đồi hoang đã bị phá, tượng Phật, thánh thời ấy được người ta sử dụng làm bù nhìn canh ngô hay vứt xuống sông hồ, ao rãnh. Một ngôi đình nằm ngay giữa làng cũng bị phá. Những chiếc cột to bằng cả chiếc vành xe chắc nịch hai người ôm không xuể được đục chạm bằng gỗ mít cũng bị cắt xẻ ra làm ghế ngồi. Chùa ấy hiện nay vẫn trơ lại nền, thuộc khu 7 xã Phú Lạc, cách Tây Tiến chưa đầy cây số.

Những ngôi đình, chùa, miếu thật vững vàng cổ kính, rêu phong xưa, là "hồn vía" của làng, đã không còn. Thế rồi từ những năm sau đó, Tây Tiến liên tiếp phải gánh họa lớn. Những câu chuyện tâm linh có thật hay không, hoặc chỉ do người dân thêu dệt nên thì không ai rõ nhưng có một sự thật là hiện có đến vài chục phụ nữ sống cảnh đơn độc hoặc mẹ góa con côi ở Phú Lạc. Cả xóm nhỏ nằm san sát trên con đường làng lạnh lẽo ấy chiều về chỉ bảng lảng vài bóng đàn bà và mấy người tâm thần đi dần vào bóng tối cô quạnh, nhìn mà thấy buồn. Bây giờ Tây Tiến đã xây lại đình chùa bằng công nghệ bê tông cốt thép và sơn nó bằng những loại sơn ngoại đắt tiền. Nền đình cổ xưa nay đã trở thành những nhà cao tầng. Nhưng bấy nhiêu thứ dường như vẫn chưa đủ để xóa đi cái buồn sâu thẳm của Tây Tiến.

Nhiều năm qua, những người phụ nữ độc thân ở đây đặt ra câu hỏi tại sao họ lại phải sống cuộc sống như vậy. Hầu hết những người lớn tuổi kể câu chuyện đập phá đình chùa của làng ra làm nguyên nhân để lý giải cho số kiếp đau buồn của con cháu. Đã nhiều thế hệ người dân của xã Phú Lạc đón thầy phong thủy từ tận miền Nam ra để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kì bí này nhưng đến tận bây giờ câu trả lời vẫn còn để ngỏ.

Đến chuyện về ngôi làng "sát đàn ông"

Đến đầu xã Phú Lạc rẽ vào con đường dài thượt nhếch nhác, nham nhở rồi đi tiếp khoảng 1km là đến xóm "rùng rợn". Người ta gọi là xóm rùng rợn từ bao đời nay vì nơi này nổi tiếng với những câu chuyện như: Cả nhà đều điên, bốn mẹ con đều góa bụa… Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy "ra đi" rất kỳ lạ. Họ không chỉ chết do ung thư, tai nạn, đột tử, tai biến mạch máu não mà có khi đang ăn dưa hấu cũng mắc nghẹn mà chết. Khi nghe mọi người kể câu chuyện trên chúng tôi bán tín bán nghi, muốn "mục sở thị" mới tin. Nhiều nhà có năm người thì điên bốn, có gia đình cả ba bốn mẹ con góa bụa, họ dọn về ở chung một nhà thế là thành ngôi nhà góa chồng.

Đến đây tôi mới thấy được tận cùng nỗi đau chẳng kém gì những lời đồn thổi. Tôi tìm đến nhà ông Lê Xuân Phiên, người mà dân làng vẫn quen gọi là lão già đau khổ vì ba người con điên đã gây cho lão bao tang tóc, ông bất mãn đến mức phải nhờ hàng xóm đến nhà đóng cũi để nhốt con mình trong 7 năm qua. Chắc lão Phiên cũng khổ tâm lắm nhưng không làm vậy thì không ổn. Khi chưa bị cùm nhốt, nó đã dùng cuốc bổ vào đầu ông và nhiều lần làm cho ông chết hụt, người con khác của ông thì dùng chày giã gạo đập nát đầu đứa con dâu hiền dịu đang là lao động chính của gia đình. Làm chuyện động trời ấy xong nó vào nhà ngồi rít thuốc lào như không có chuyện gì xảy ra. Ông Phiên không chết thay cho con dâu được thì phải sống. Căn nhà lão Phiên ở bây giờ đẹp lắm, đó là tiền nhà báo xin được để xây cho ông căn nhà trước đã bị thằng con trai thứ ba mắc tâm thần nổi cơn điên lừa cả nhà đi vắng kì cạch dỡ đem bán dần cho chủ lò gạch làm củi đun. Nó bán để lấy tiền ra chợ mua thịt và thuốc lá hút phì phèo.

Chúng tôi hỏi ông Phiên về những người đàn bà góa trong xóm, ông cười xòa: "Úi trời! Hỏi tôi già rồi đầu óc lẩm cẩm kể trước quên sau, xóm này người góa nhiều lắm, hay để tôi đêm về nằm nghĩ đã rồi thống kê ra giấy, mai anh quay lại lấy được không?".

Tò mò về cái xóm chết gần hết đàn ông ấy, chúng tôi nhờ ông Phiên đưa đến nhà ai đó cao tuổi một chút nhưng lão lại chỉ đường cho tôi đến nhà một người đàn bà bị mù. Chúng tôi thắc mắc, sao lại cho người mù làm "công tác thống kê"? Ông Phiên kéo xoẹt chiếc áo đã cáu bẩn bạc màu lẩm bẩm gì đó rồi đứng dậy nói "Các anh cứ đi theo tôi".

Nhà chị Đức có năm người, trong đó bốn người bị mù. Ngoài chị Đức còn có hai người anh trai trên tuổi cũng không nhìn được mặt trời và mẹ đẻ ra chị Đức cũng bị mù đã vài chục năm. Căn nhà lá đơn sơ ấy chỉ có ông Lê Văn Vít đã gần 80 nhưng vẫn là lao động chính. Chị Đức biết nhiều chuyện làng chuyện xóm vì đôi mắt ngầu đục như cùi nhãn ấy chỉ nhìn vào một bầu trời riêng mịt mù tăm tối nhưng trí tuệ chị lại rất "sáng". Có ai đó nói rỉ tai chuyện gì là nhớ ngay, khả năng tổng hợp thông tin của người đàn bà mù này rất tốt. Chị Đức bắt đầu kể vanh vách như thể người hướng dẫn viên thực thụ. Như lời chị giới thiệu, khu 3, khu 4 là nơi nhiều người góa nhất, khu này gọi là khu Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Chị Đức còn hỏi rõ chúng tôi xem hỏi tên những gia đình có phụ nữ lấy chồng sau đó chồng chết hay cả những người không lấy chồng. Người phụ nữ ngồi lẩm bẩm: "Nhiều, nhiều thật, có những nhà còn ba bốn thế hệ góa bụa sống nuôi nhau”. Khu Tây Tiến nằm rải rác trên con đường nhầy nhụa dẫn vào trung tâm hành chính xã, phía tay trái đường vào là con ngòi lấp dở đang gồng mình chảy vì sỉ than và gạch vụn đang đổ tràn lan từ mấy lò gạch to uỵch cạnh đó. Sông ngòi chết, người bên sông cũng chết làm cho cảnh vật nơi đây không thể buồn hơn.

Kế bên dòng nước ngầu đục hắt hiu là cánh đồng hoang nẻ toác, trên cánh đồng có bóng vài người phụ nữ thong thả làm thay phần việc của đàn ông. Đồng hoang và dòng nước "chết" phần nào cũng thể hiện được sự khổ đau và nghèo đói của người dân nơi đây. Họ chỉ tập trung ở dọc bên phải con đường vào UBND xã nên việc thống kê phụ nữ góa bụa của chị Đức rành mạch hơn. Chị bắt đầu tính từ đầu thôn Tây Tiến: Bà Ngô Thị Đào, bà Nguyễn Thị Thịnh, chị Lê Thị Phương, bà Đinh Thị Trọng, bà Lê Thị Thu… Chị cứ kể, nhà báo cứ ghi nhưng ghi mãi vẫn không sao liệt kê một cách tỉ mỉ về số người phụ nữ góa bụa của Tây Tiến. Chị đột ngột dừng lại hỏi: "Ơ! Hình như chưa có tôi trong số đó nhỉ, tôi cũng không có chồng mà, chị bỗng dưng cười, nụ cười ấy có gì đó buồn lắm. Năm nay đã ngoài 40 nhưng chị chẳng đi đâu, chị muốn lấy chồng nhưng chẳng ai lấy, khối người khiếm thị kém sắc hơn mà họ vẫn lấy chồng, sinh con, họ vẫn được làm mẹ nhưng khốn nỗi chị lại sinh ra ở khu có những người đàn ông "rủ nhau" chết nên chẳng ai dám "rước". Vì sao đàn ông trong làng lại "rủ nhau ra đi" kỳ lạ như thế? Việc này liên quan gì đến việc phá đình chùa khi xưa và lời đồn đại những người đàn ông của làng phải hứng chịu cơn nổi giận của thánh thần?

Quả báo rùng rợn dành cho những người tiên phong đập phá đình chùa


Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông Ngân kể: "Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Những người phụ nữ góa bụa thì phải thống kê bằng giấy nếu không khó mà kể hết. Chắc đi tận cùng đất nước không ở đâu đặc biệt như nơi đây. Câu chuyện đang trở nên thường nhật ở xóm Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ…

Những ngôi nhà toàn người góa bụa, tật nguyền

Khi nghe mọi người kể câu chuyện trên chúng tôi bán tín bán nghi, có "thực mục sở thị" mới tin. Nhiều nhà có năm người thì điên bốn, có gia đình cả ba bốn mẹ con góa bụa, họ dọn về ở chung một nhà thế là thành ngôi nhà góa chồng. Càng hiếu kì hơn khi người ta chỉ chúng tôi đến một gia đình có năm người thì bốn người bị mù. Đó là nhà ông Đoàn Văn Vít, nhà ông mù gần hết nên chẳng đi đâu, bốn tấm thân mù suốt ngày chỉ ngồi nhà ngong ngóng với nhau.

Để thống kê một cách có hệ thống và mô tả về nỗi khổ của những con người khốn cùng nơi đây quả thật rất khó. Hai khu hành chính nằm kế sát nhau, bán kính chưa đầy 1km mà số lượng người tâm thần và phụ nữ đơn côi có tới gần trăm người. Nếu đem con số đó chia đều cho nóc nhà trong khu vực thì ở đây trăm phần trăm số nhà có người điên và phụ nữ góa. Trong quá trình viết phóng sự này, chúng tôi chỉ cần cuốc bộ hoặc vén rào sang nhà bên cạnh là sẽ gặp người tâm thần và phụ nữ góa. Số người tâm thần điên loạn trong xóm rất đông, có những người điên nặng như anh Lê Văn Tuấn, Lê Văn Nga, Lê Văn Nghĩa cùng bị "nhốt" chung một nhà thì đã từng giết vợ, đốt nhà, đâm cả trưởng công an xã. Nhẹ nhất như chị Lê Thị Đông đã gần 50 tuổi nhưng chỉ biết lang thang ngoài đường "nhặt lá, đá cóng bơ".

Chúng tôi tìm đến nhà bà Đào Thị Cam, một trong số nhà có tới ba bốn mẹ con góa bụa dọn về sống chung với nhau. Vì hoàn cảnh chiến tranh nên mẹ đẻ ra bà Cam côi cút chồng, sau đó lại đến chồng bà Cam cũng mất khi bà vừa chớm tới độ mặn mà. Oái oăm thay, em trai bà cũng bị chết vì chứng suy thận cấp, em dâu bà Cam là Lê Thị Phương khi đó mới 27 tuổi, thấy mẹ và chị gái chồng sống đơn thân nên không nỡ đi bước nữa, một mặt vì thương mẹ và chị, nhưng hơn ai hết chị luôn nhận thức rằng mình sinh sống ở xóm "sát" chồng. Dù có nhan sắc, việc đi thêm bước nữa đâu khó nhưng có đi chuyến đò nữa thì cũng…

Người ta thường nói, những người đàn bà thông minh thường phải gánh thay công việc của chồng... Đã mấy chục năm qua trong căn nhà bà Cam lạnh tanh không có bóng dáng của người đàn ông, ba người phụ nữ ngày nào giờ có người tuổi đã xế chiều, người tóc điểm bạc, có người nhìn vẫn nhuận sắc. Ai cũng thắc mắc sao lại có ba mẹ con góa bụa không chịu đi bước nữa? Người ta đâu biết ở trong xóm đàn bà góa ấy có mấy người được hưởng cái "diễm phúc" giản đơn, đời thường, sống chung với chồng qua độ 60 tuổi. Vậy nên bao người đàn ông nhỡ nhàng quá lứa hay đứt gánh giữa đường cũng đến đây với mong muốn tìm được người phụ nữ để cậy nhờ nương tựa nhưng khi vào quán trà đá nghe người ta kể chuyện chết chóc và điên loạn ở đây là họ… một đi không trở lại. Nhà bà Cam là một minh chứng, mẹ bà là bà Hoàng Thị En ngày ấy nhan sắc là vậy, nhưng chồng bà nghe theo tiếng gọi của quê hương, ông ra trận rồi hi sinh vậy là Tây Tiến lại mất đi một người đàn ông.

Khi em trai bà Cam lấy vợ, cuộc sống đang ấm áp vậy mà đầu năm 1993 cơn thịnh nộ của tử thần lại nổi lên và cướp đi mạng sống của anh, chị Nguyễn Thị Phương (em dâu bà Cam) ở vậy. Ba mẹ con chung sống để tìm cái hạnh phúc nhỏ nhoi trong niềm bất hạnh lớn lao của những người góa bụa.

Nhà bà Mai Thị Đậu thì lạ lắm, bà là vợ 2 của ông N.T.B. Đời bà bất hạnh nên phải đi bước nữa, cảnh "con ông, con tôi, con chúng ta" khiến gia đình bà có tới gần chục người con. Chồng bà suốt ngày nhậu nhẹt, bà Đậu phải một mình lo cho 9 đứa con, ấy vậy mà chồng bà trong phút chốc đã ra đi, để lại mình bà lo cho 9 đứa con. Mấy người con, đứa tâm thần, đứa liệt giường, đứa góa bụa. Sau khi ông chết, bà cũng sức tàn lực kiệt rồi trong một lần tai nạn, từ người phụ nữ nhanh nhẹn hoạt bát bà trở thành người tàn phế suốt đời.

Tang chồng chưa xong, nấm mồ chưa kịp xanh cỏ, bát hương cắm chưa đầy chân nhang thì con trai bà là Nguyễn Văn Hạ cũng bị lưỡi hái tử thần cướp đi sau đó chưa đầy năm trời. Lê Thị Thu là vợ anh Hạ chết lặng như không muốn tin vào sự thật, nhưng rồi sau đó chị tự động viên mình vượt qua bởi mệnh trời không thể cưỡng vì chị đang ở giữa thôn Tây Tiến, thôn góa chồng từ bao đời nay. Nhà chị lúc này có ba người đàn bà độc thân vì ngoài bà Đậu và chị Thu còn một người phụ nữ ngẩn ngơ tên là Lê Thị Đông, đã trên dưới 50 tuổi. Có lẽ chẳng ai dám lấy chị, bởi chị đang sống ở xóm "âm thịnh dương suy" và bị tâm thần. Nhà chị Thu không có đàn ông, xóm cũng ít đàn ông, nhà chẳng mấy khi có khách, nên chúng tôi nhận được sự đón tiếp chu đáo lắm. Nhà chị chỉ có nước sôi, ấm chén lâu không có người dùng nên cáu lại có vị lợm lợm. Hồi Tết họ có mua bao thuốc lá về gọi là cho có lệ nhưng để lâu chẳng ai hút nay đem ra mời khách thuốc đã mốc, tôi vẫn cầm điếu thuốc chị mời cho có lệ.

Câu chuyện đang "xôm" bỗng dừng lại ở đoạn chị Thu kể về gia đình mình. Sau khi chồng chết, đứa con lại bị tật nguyền. Con gái chị rất xinh, nhưng cô gái lại có đôi chân cà kheo, đôi tay co quắp. Nói về gia đình chị thì thật là sầu đau, mẹ chị thì bán thân bất toại, đứa em thì suốt ngày chỉ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Từ ngày chị Thu mất chồng, phận gái chị phải đứng ra gánh vác mọi việc trong gia đình như chiếc cột chống lại định mệnh. Bốn phận đàn bà sống tựa vào nhau đến nỗi lâu dần thành quen.

Sự báo ứng?

Có một điều đáng lưu tâm, những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến, xã Phú Lạc hầu hết diễn ra trong khoảng thời gian trước và sau thập niên 90. Đàn ông Tây Tiến chết thảm khốc. Người ta kể rằng ở xóm Tây Tiến đám ma, chay lúc đó chủ yếu người già, phụ nữ và trẻ em. Đàn ông thời ấy chết vì rất nhiều lý do nhưng họ đều chết trẻ. Rất nhiều người dân ở Tây Tiến gặp cảnh: "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai" nên đã đi tìm thầy cúng về để làm lễ giải mong được cầu an nhưng vẫn không ăn thua. Các thầy xem cho họ đều nói ở làng có nhiều ngôi đình chùa lớn và rất thiêng không tôn tạo mà lại phá bỏ nên bây giờ bị báo ứng.

Nhiều người cao tuổi trong làng thừa nhận, quả thật trước năm 1990, Phú Lạc có phong trào bài trừ mê tín dị đoan một cách cực đoan, một ngôi đình nằm ngay giữa làng bị phá một cách tang thương. Những câu chuyện tâm linh có thật hay không, hoặc chỉ do người dân thêu dệt nên thì không ai rõ nhưng rõ ràng, chuyện vài chục phụ nữ sống cảnh đơn độc hoặc mẹ góa con côi ở Phú Lạc là hoàn toàn có thật. Cả xóm nhỏ nằm san sát trên con đường làng lạnh lẽo, chiều về chỉ bảng lảng vài bóng đàn bà và mấy người tâm thần dật dờ đi dần vào bóng tối cô quạnh, nhìn mà thấy buồn. Những ngôi đình, chùa, miếu thật vững vàng cổ kính, rêu phong, như "mảnh hồn làng" giờ đã không còn. Người ta xây dựng lại bằng công nghệ bê tông cốt thép và sơn nó bằng những loại sơn ngoại đắt tiền. Nền đình cổ xưa, nay đã trở thành những nhà cao tầng. Bấy nhiêu thứ là nhiều nhưng chưa đủ để xóa đi cái buồn sâu thẳm của Tây Tiến…

Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước.

"Làng tôi có nhiều chuyện lạ. Góa chồng, điên loạn, tật nguyền và đặc biệt chết chóc ở đây cũng kỳ dị bởi số người chết trẻ rất nhiều. Tôi là cán bộ lâu năm, đến giờ vẫn không ngớt nghĩ về điều này". Ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc chia sẻ với PV.

Quả báo nhãn tiền

Như đã phản ánh về ngôi làng bí ẩn có rất nhiều phụ nữ góa chồng, chúng tôi đã gặp ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc và nhiều bậc cao niên ở đây, tất cả họ đều khẳng định hiện tượng trên là có thật và đưa ra nhiều lý giải mang tính cá nhân. Trong số những ý kiến đó, số đông người đều đưa ra quan điểm mang hơi hướng tâm linh.

Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước. Ông đã chết vì chứng suy thận cấp. Điều đáng lưu tâm là hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh "sống dở chết dở". Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì li biệt. Nhìn cảnh tượng đó không ai là không thương cảm. Những câu chuyện đau thương kia chỉ phần nào được hé mở khi tôi được sự chia sẻ của ông Tuyết và nhiều cao niên bô lão trong làng. Trong đó có ông Lê Kim Ngân là người cao tuổi nhất xã. Ông Ngân năm nay đã 95 tuổi nhưng đầu óc còn tinh thông, dáng vẻ quắc thước. Ông kể một cách tường tận về lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi đình chùa vang bóng một thời ở nơi "đất dữ" này. Ông Ngân là con nhà dòng dõi ở xã Phú Lạc nên khi nghĩ đến việc tôn tạo lại những ngôi chùa, mái đình người ta đều phải tìm đến ông và coi ông như một kho sử sống.
Khi được hỏi về những ngôi đình, chùa ở Phú Lạc ông không trả lời mà đi vào gian nhà trong lấy ra một tệp tài liệu đã nhầu nát. Do đây là tài liệu cổ được in bằng chữ Hán nên chỉ ông là người duy nhất trong làng dịch được. Theo ông Ngân, ở Phú Lạc có ba ngôi đình chùa đều nằm trên địa bàn thôn Tây Tiến. Ngôi chùa nằm ngay ở bên phải trái con đường vào xã trên một quả đồi cao và rộng nhất làng. Còn hai ngôi đình khác nằm cách UBND xã không xa. Tất cả đình chùa đều nổi tiếng là rất thiêng.

Nay khi tuổi đã xế chiều, nhìn lại những mất mát mà chình bà con, thậm chí con cháu mình đang phải gánh chịu ông Ngân càng thấy được giá trị của lịch sử. Ông kể lại: "Trước đây, xã tôi có một ngôi chùa nằm trên quả đồi cao thuộc khu 3, một ngôi miếu ở khu 4 và ngôi đình cổ vững chãi giữa làng hiện nay thuộc khu 7 cách xóm đàn bà góa không xa. Chùa nằm trên quả đồi cao nhất làng được xây dựng chạm trổ với những đường nét rất tinh xảo, cột chùa được làm bằng gỗ mít. Ngôi miếu thì được xây dựng uy nghiêm ven một dòng kênh. Miếu rất thiêng nên cứ ngày rằm, mùng một rất đông người vào hương lễ. Ngôi đình thì được xây dựng rộng lớn hơn. Đình rộng năm gian lát đá hoa, tường xây bằng đá ong oai phong cổ kính.

Thời ấy, phong trào tín ngưỡng của xã phát triển hầu như nhất nhì huyện, nhưng khi có phong trào bài trừ mê tín dị đoan thì việc "san phẳng" đình chùa ở Phú Lạc cũng đi tiên phong.

Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông kể: "Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Một câu chuyện khác được ông Trịnh Xuân Tuyết kể lại: "Thời đó, tôi đang là cán bộ nên nghe người dân nói về việc bị một người đàn ông tên Túc thường bê một pho tượng Phật đi đến nhà trong xóm để trêu. Ông thường bê một pho tượng đi đến dựng ở cửa nhà và gõ cửa, gọi gia chủ. Khi người ra mở cửa pho tượng ấy đổ ập vào nhà khiến người mở cửa hú hồn. Ông Túc chỉ làm vậy cho vui nhưng có lần người ra mở cửa là phụ nữ và họ đã ngất lịm. Việc trên chỉ là trêu đùa nhưng rất nguy hiểm. Tôi đang định gọi anh này ra Ủy ban xã để nhắc nhở nhưng chưa kịp làm thì anh ta hóa điên. Cũng từ đó vợ anh ta bỏ đi bặt tăm, được đứa con ở lại một mình vì lý do gì đó đã thắt cổ chết. Dần dần người ta cũng chẳng biết ông Túc điên đi đâu và sống chết thế nào", ông Tuyết thở dài.

"Dù thương dân nhưng tôi bất lực"

Ông Trịnh Xuân Tuyết, một người đã mấy chục năm làm cán bộ ở xã Phú Lạc. Sau hai khóa làm Chủ tịch UBND xã hiện được chuyển sang làm Bí thư nhưng trong lòng ông vẫn đau đáu một nỗi niềm là đi tìm lời giải cho những chuyện kỳ lạ của người dân đang điêu đứng bao năm qua. Đích thân ông Tuyết là người đã nhiều lần đề cập trong cuộc họp ở huyện, tỉnh về những chuyện ai oán ở Phú Lạc. Ông đã đi nhiều nơi, mời nhiều chuyên gia, những người có kinh nghiệm để giải bài toán này nhưng vẫn vô vọng. Ông kể: "Tôi chỉ tính xung quanh chùa Phú Lạc nay là chùa Cam Khổ đã có tới gần hai chục người chết trẻ, chết gấp. Ông Tuyết gọi đây là xóm chết nghịch, ông rất mong có một nhà ngoại cảm hay chuyên gia nghiên cứu về tâm linh về xã để tìm hiểu và lý giải hiện tượng trên nhằm cứu những người dân. Bản thân ông mấy chục năm công tác đã cống hiến rất nhiều cho địa phương nhưng nếu về hưu mà không giúp dân thoát khỏi những khổ đau ai oán thì như có tội với họ" - ông Tuyết bộc bạch.

Đã có lần ông đề nghị với phòng Tài nguyên - Môi trường về việc kiểm tra nguồn nước ở khu vực Tây Tiến, nhưng xét ra thì không phải. Những người đàn ông ở Tây Tiến chết vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau và họ chết vì những căn bệnh liên quan đến yếu tố môi trường rất ít. Ông Tuyết phân trần: "Nếu yếu tố môi trường chủ yếu chỉ liên quan đến các bệnh về hệ hô hấp và ung thư nhưng trong khu vực lại chủ yếu là mắc tâm thần, góa chồng, và chết trẻ. Ba hiện tượng trên diễn ra cùng một thời điểm, cùng thời gian và cùng một vị trí địa lý nên tôi thấy rất lạ".
Các thế hệ cán bộ sau này chắc hẳn không thể bàng quan trước những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến. Nếu không làm cán bộ chắc họ cũng không để ý đến chuyện xóm Tây Tiến có hơn trăm nóc nhà thì có tới gần trăm nóc có đàn bà phụ nữ không chồng, người tâm thần hoặc tật nguyền. Thêm vào đấy có tới vài chục người điên, người điên chỉ là cách gọi thông thường của người dân để chỉ những người mang biểu hiện của người tâm thần.

Nhiều người dân xã Phú Lạc chẳng ngần ngại khi liên hệ việc phá đình chùa của làng với những cái chết kì lạ của những người đàn ông trong xã đặc biệt là ở xóm Tây Tiến. Quả thật, nếu đem mốc thời gian diễn ra việc phá đình chùa ở Phú Lạc với mốc thời gian Phú Lạc có nhiều người bị chết có cái gì đó rất trùng hợp về thời gian và không gian. Những lời luận bàn được coi là "miệng dân gáo giếng" về những hệ lụy khi san phẳng đình chùa ở Phú Lạc đang gây hoang mang cho người dân nơi đây. Các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng vào cuộc để có một lý giải khoa học, thuyết phục nhằm mang lại sự an tâm cho người dân nơi đây.

Đức Thuận

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 10/07/2012

PHÚ THỌ: CẢ LÀNG BỊ QUẢ BÁO NHÃN TIỀN VÌ ĐẬP PHÁ ĐÌNH CHÙA?

Quãng đường dài chưa đầy một km người ta đã đếm đến hơn ba chục trường hợp bị điên, còn những người phụ nữ góa bụa thì kể mãi mà chẳng hết. Ở nơi ấy đang tồn tại lời đồn về xứ sở sát đàn ông. Tất cả đều bắt nguồn từ chuyện đập phá đình chùa, tượng Phật trong quá khứ, đang là nỗi ám ảnh người dân ở xóm Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Nhóm Phóng Viên đường dây nóng đã về địa phương để tìm hiểu sự thật.

Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, trước đây Phú Lạc cũng có phong trào bài trừ mê tín dị đoan, tuy nhiên việc thực hiện đã có sự quá tay, khiến cả những công trình, kiến trúc không thuộc mê tín dị đoan vẫn bị phá hủy. Người làng kể lại, có một ngôi chùa cổ nằm trên quả đồi hoang đã bị phá, tượng Phật, Thánh thời ấy được người ta sử dụng làm bù nhìn canh ngô hay vứt xuống sông hồ, ao rãnh. Một ngôi đình nằm ngay giữa làng cũng bị phá. Những chiếc cột to bằng cả chiếc vành xe chắc nịch hai người ôm không xuể, được đục chạm bằng gỗ mít cũng bị cắt xẻ ra làm ghế ngồi. Chùa ấy hiện nay vẫn trơ lại nền, thuộc khu bảy xã Phú Lạc, cách Tây Tiến chưa đầy cây số.

Những ngôi đình, chùa, miếu thật vững vàng cổ kính, rêu phong xưa, là hồn vía của làng, đã không còn. Thế rồi từ những năm sau đó, Tây Tiến liên tiếp phải gánh họa lớn. Những câu chuyện tâm linh có thật hay không, hoặc chỉ do người dân thêu dệt nên thì không ai rõ, nhưng có một sự thật là hiện có đến vài chục phụ nữ sống cảnh đơn độc hoặc mẹ góa con côi ở Phú Lạc. Cả xóm nhỏ nằm san sát trên con đường làng lạnh lẽo ấy, chiều về chỉ bảng lảng vài bóng đàn bà và mấy người tâm thần đi dần vào bóng tối cô quạnh, nhìn mà thấy buồn. Bây giờ Tây Tiến đã xây lại đình chùa bằng công nghệ bê tông cốt thép và sơn nó bằng những loại sơn ngoại đắt tiền. Nền đình cổ xưa nay đã trở thành những nhà cao tầng. Nhưng bấy nhiêu thứ dường như vẫn chưa đủ để xóa đi cái buồn sâu thẳm của Tây Tiến.

Nhiều năm qua, những người phụ nữ độc thân ở đây đặt ra câu hỏi tại sao họ lại phải sống cuộc sống như vậy. Hầu hết những người lớn tuổi kể câu chuyện đập phá đình chùa của làng ra làm nguyên nhân để lý giải cho số kiếp đau buồn của con cháu. Đã nhiều thế hệ người dân của xã Phú Lạc đón thầy phong thủy từ tận miền Nam ra để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kỳ bí này, nhưng đến tận bây giờ câu trả lời vẫn còn để ngỏ.

Đến đầu xã Phú Lạc rẽ vào con đường dài thượt nhếch nhác, nham nhở rồi đi tiếp khoảng một km là đến xóm rùng rợn. Người ta gọi là xóm rùng rợn từ bao đời nay vì nơi này nổi tiếng với những câu chuyện như: Cả nhà đều điên, bốn mẹ con đều góa bụa… Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy ra đi rất kỳ lạ. Họ không chỉ chết do ung thư, tai nạn, đột tử, tai biến mạch máu não mà có khi đang ăn dưa hấu cũng mắc nghẹn mà chết. Khi nghe mọi người kể câu chuyện trên chúng tôi bán tín bán nghi, muốn mục sở thị mới tin. Nhiều nhà có năm người thì điên bốn, có gia đình cả ba bốn mẹ con góa bụa, họ dọn về ở chung một nhà thế là thành ngôi nhà góa chồng.

Đến đây tôi mới thấy được tận cùng nỗi đau chẳng kém gì những lời đồn thổi. Tôi tìm đến nhà ông Lê Xuân Phiên, người mà dân làng vẫn quen gọi là lão già đau khổ vì ba người con điên đã gây cho lão bao tang tóc, ông bất mãn đến mức phải nhờ hàng xóm đến nhà đóng cũi để nhốt con mình trong bảy năm qua. Chắc lão Phiên cũng khổ tâm lắm nhưng không làm vậy thì không ổn. Khi chưa bị cùm nhốt, nó đã dùng cuốc bổ vào đầu ông và nhiều lần làm cho ông chết hụt, người con khác của ông thì dùng chày giã gạo đập nát đầu đứa con dâu hiền dịu đang là lao động chính của gia đình. Làm chuyện động trời ấy xong nó vào nhà ngồi rít thuốc lào như không có chuyện gì xảy ra.

Ông Phiên không chết thay cho con dâu được thì phải sống. Căn nhà lão Phiên ở bây giờ đẹp lắm, đó là tiền nhà báo xin được để xây cho ông căn nhà trước đã bị thằng con trai thứ ba mắc tâm thần, nổi cơn điên lừa cả nhà đi vắng kỳ cạch dỡ đem bán dần cho chủ lò gạch làm củi đun. Nó bán để lấy tiền ra chợ mua thịt và thuốc lá hút phì phèo. Chúng tôi hỏi ông Phiên về những người đàn bà góa trong xóm, ông cười xòa:

- Úi trời! Hỏi tôi già rồi đầu óc lẩm cẩm kể trước quên sau, xóm này người góa nhiều lắm, hay để tôi đêm về nằm nghĩ đã rồi thống kê ra giấy, mai anh quay lại lấy được không?

Tò mò về cái xóm chết gần hết đàn ông ấy, chúng tôi nhờ ông Phiên đưa đến nhà ai đó cao tuổi một chút, nhưng lão lại chỉ đường cho tôi đến nhà một người đàn bà bị mù. Chúng tôi thắc mắc, sao lại cho người mù làm công tác thống kê? Ông Phiên kéo xoẹt chiếc áo đã cáu bẩn bạc màu lẩm bẩm gì đó rồi đứng dậy nói:

- Các anh cứ đi theo tôi.

Nhà chị Đức có năm người, trong đó bốn người bị mù. Ngoài chị Đức còn có hai người anh trai trên tuổi cũng không nhìn được mặt trời, và mẹ đẻ ra chị Đức cũng bị mù đã vài chục năm. Căn nhà lá đơn sơ ấy chỉ có ông Lê Văn Vít đã gần tám mươi tuổi nhưng vẫn là lao động chính. Chị Đức biết nhiều chuyện làng chuyện xóm vì đôi mắt ngầu đục như cùi nhãn ấy chỉ nhìn vào một bầu trời riêng mịt mù tăm tối nhưng trí tuệ chị lại rất sáng. Có ai đó nói rỉ tai chuyện gì là nhớ ngay, khả năng tổng hợp thông tin của người đàn bà mù này rất tốt.

Chị Đức bắt đầu kể vanh vách như thể người hướng dẫn viên thực thụ. Như lời chị giới thiệu, khu ba, khu bốn là nơi nhiều người góa nhất, khu này gọi là khu Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Chị Đức còn hỏi rõ chúng tôi xem hỏi tên những gia đình có phụ nữ lấy chồng sau đó chồng chết hay cả những người không lấy chồng. Người phụ nữ ngồi lẩm bẩm:

- Nhiều, nhiều thật, có những nhà còn ba bốn thế hệ góa bụa sống nuôi nhau. Khu Tây Tiến nằm rải rác trên con đường nhầy nhụa dẫn vào trung tâm hành chính xã, phía tay trái đường vào là con ngòi lấp dở đang gồng mình chảy vì sỉ than và gạch vụn đang đổ tràn lan từ mấy lò gạch to uỵch cạnh đó. Sông ngòi chết, người bên sông cũng chết làm cho cảnh vật nơi đây không thể buồn hơn.

Kế bên dòng nước ngầu đục hắt hiu là cánh đồng hoang nẻ toác, trên cánh đồng có bóng vài người phụ nữ thong thả làm thay phần việc của đàn ông. Đồng hoang và dòng nước chết phần nào cũng thể hiện được sự khổ đau và nghèo đói của người dân nơi đây. Họ chỉ tập trung ở dọc bên phải con đường vào UBND xã nên việc thống kê phụ nữ góa bụa của chị Đức rành mạch hơn. Chị bắt đầu tính từ đầu thôn Tây Tiến: Bà Ngô Thị Đào, bà Nguyễn Thị Thịnh, chị Lê Thị Phương, bà Đinh Thị Trọng, bà Lê Thị Thu… Chị cứ kể, nhà báo cứ ghi nhưng ghi mãi vẫn không sao liệt kê một cách tỉ mỉ về số người phụ nữ góa bụa của Tây Tiến.

Chị đột ngột dừng lại hỏi:

- Ơ! Hình như chưa có tôi trong số đó nhỉ, tôi cũng không có chồng mà.

Chị bỗng dưng cười, nụ cười ấy có gì đó buồn lắm. Năm nay đã ngoài bón mươi nhưng chị chẳng đi đâu, chị muốn lấy chồng nhưng chẳng ai lấy, khối người khiếm thị kém sắc hơn mà họ vẫn lấy chồng, sinh con, họ vẫn được làm mẹ nhưng khốn nỗi chị lại sinh ra ở khu có những người đàn ông rủ nhau chết, nên chẳng ai dám rước. Vì sao đàn ông trong làng lại rủ nhau ra đi kỳ lạ như thế? Việc này liên quan gì đến việc phá đình chùa khi xưa, và lời đồn đại những người đàn ông của làng phải hứng chịu cơn nổi giận của thánh thần?

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 10/07/2012

Quả báo rùng rợn dành cho những người tiên phong đập phá đình chùa

Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông Ngân kể:

- Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Để thống kê một cách có hệ thống và mô tả về nỗi khổ của những con người khốn cùng nơi đây quả thật rất khó. Hai khu hành chính nằm kế sát nhau, bán kính chưa đầy một km mà số lượng người tâm thần và phụ nữ đơn côi có tới gần trăm người. Nếu đem con số đó chia đều cho nóc nhà trong khu vực thì ở đây trăm phần trăm số nhà có người điên và phụ nữ góa. Trong quá trình viết phóng sự này, chúng tôi chỉ cần cuốc bộ hoặc vén rào sang nhà bên cạnh là sẽ gặp người tâm thần và phụ nữ góa. Số người tâm thần điên loạn trong xóm rất đông, có những người điên nặng như anh Lê Văn Tuấn, Lê Văn Nga, Lê Văn Nghĩa cùng bị nhốt chung một nhà thì đã từng giết vợ, đốt nhà, đâm cả trưởng công an xã. Nhẹ nhất như chị Lê Thị Đông đã gần năm mươi tuổi nhưng chỉ biết lang thang ngoài đường nhặt lá, đá cóng bơ.

Chúng tôi tìm đến nhà bà Đào Thị Cam, một trong số nhà có tới ba bốn mẹ con góa bụa dọn về sống chung với nhau. Vì hoàn cảnh chiến tranh nên mẹ đẻ ra bà Cam côi cút chồng, sau đó lại đến chồng bà Cam cũng mất khi tuổi bà còn xuân. Oái oăm thay, em trai bà cũng bị chết vì chứng suy thận cấp, em dâu bà Cam là Lê Thị Phương khi đó mới hai mươi bảy tuổi, thấy mẹ và chị gái chồng sống đơn thân nên không nỡ đi bước nữa, một mặt vì thương mẹ và chị, nhưng hơn ai hết chị luôn nhận thức rằng mình sinh sống ở xóm sát chồng. Dù có nhan sắc, việc đi thêm bước nữa đâu khó nhưng có đi chuyến đò nữa thì cũng…

Người ta thường nói, những người đàn bà thông minh thường phải gánh thay công việc của chồng.Đã mấy chục năm qua trong căn nhà bà Cam lạnh tanh không có bóng dáng của người đàn ông, ba người phụ nữ ngày nào giờ có người tuổi đã xế chiều, người tóc điểm bạc, có người nhìn vẫn nhuận sắc. Ai cũng thắc mắc sao lại có ba mẹ con góa bụa không chịu đi bước nữa? Người ta đâu biết ở trong xóm đàn bà góa ấy có mấy người được hưởng cái diễm phúc giản đơn, đời thường, sống chung với chồng qua độ sáu mươi tuổi. Vậy nên bao người đàn ông nhỡ nhàng quá lứa hay đứt gánh giữa đường cũng đến đây với mong muốn tìm được người phụ nữ để cậy nhờ nương tựa, nhưng khi vào quán trà đá nghe người ta kể chuyện chết chóc và điên loạn ở đây là họ… một đi không trở lại.

Nhà bà Cam là một minh chứng, mẹ bà là bà Hoàng Thị En ngày ấy nhan sắc là vậy, nhưng chồng bà nghe theo tiếng gọi của quê hương, ông ra trận rồi hy sinh vậy là Tây Tiến lại mất đi một người đàn ông. Khi em trai bà Cam lấy vợ, cuộc sống đang yên lành vậy mà đầu năm 1993 cơn thịnh nộ của tử thần lại nổi lên và cướp đi mạng sống của anh, chị Nguyễn Thị Phương em dâu bà Cam ở vậy. Ba mẹ con chung sống để tìm cái hạnh phúc nhỏ nhoi trong niềm bất hạnh lớn lao của những người góa bụa.

Nhà bà Mai Thị Đậu thì lạ lắm, bà là vợ hai của ông N.T.B. Đời bà bất hạnh nên phải đi bước nữa, cảnh con ông, con tôi, con chúng ta khiến gia đình bà có tới gần chục người con. Chồng bà suốt ngày nhậu nhẹt, bà Đậu phải một mình lo cho chín đứa con, ấy vậy mà chồng bà trong phút chốc đã ra đi, để lại mình bà lo cho chín đứa con. Mấy người con, đứa tâm thần, đứa liệt giường, đứa góa bụa. Sau khi ông chết, bà cũng sức tàn lực kiệt rồi trong một lần tai nạn, từ người phụ nữ nhanh nhẹn hoạt bát bà trở thành người tàn phế suốt đời.

Tang chồng chưa xong, nấm mồ chưa kịp xanh cỏ, bát hương cắm chưa đầy chân nhang thì con trai bà là Nguyễn Văn Hạ cũng bị lưỡi hái tử thần cướp đi sau đó chưa đầy năm trời. Lê Thị Thu là vợ anh Hạ chết lặng như không muốn tin vào sự thật, nhưng rồi sau đó chị tự động viên mình vượt qua bởi mệnh trời không thể cưỡng vì chị đang ở giữa thôn Tây Tiến, thôn góa chồng từ bao đời nay. Nhà chị lúc này có ba người đàn bà độc thân vì ngoài bà Đậu và chị Thu còn một người phụ nữ ngẩn ngơ tên là Lê Thị Đông, đã trên dưới năm mươi tuổi. Có lẽ chẳng ai dám lấy chị, bởi chị đang sống ở xóm âm thịnh dương suy và bị tâm thần.

Nhà chị Thu không có đàn ông, xóm cũng ít đàn ông, nhà chẳng mấy khi có khách, nên chúng tôi nhận được sự đón tiếp chu đáo lắm. Nhà chị chỉ có nước sôi, ấm chén lâu không có người dùng nên cáu lại có vị lợm lợm. Hồi Tết họ có mua bao thuốc lá về gọi là cho có lệ nhưng để lâu chẳng ai hút nay đem ra mời khách thuốc đã mốc, tôi vẫn cầm điếu thuốc chị mời cho có lệ. Câu chuyện đang xôm bỗng dừng lại ở đoạn chị Thu kể về gia đình mình. Sau khi chồng chết, đứa con lại bị tật nguyền. Con gái chị rất xinh, nhưng cô gái lại có đôi chân cà kheo, đôi tay co quắp. Nói về gia đình chị thì thật là sầu đau, mẹ chị thì bán thân bất toại, đứa em thì suốt ngày chỉ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Từ ngày chị Thu mất chồng, phận gái chị phải đứng ra gánh vác mọi việc trong gia đình như chiếc cột chống lại định mệnh. Bốn phận đàn bà sống tựa vào nhau đến nỗi lâu dần thành quen.

Có một điều đáng lưu tâm, những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến, xã Phú Lạc hầu hết diễn ra trong khoảng thời gian trước và sau thập niên chín mươi. Đàn ông Tây Tiến chết thảm khốc. Người ta kể rằng ở xóm Tây Tiến đám ma, chay lúc đó chủ yếu người già, phụ nữ và trẻ em. Đàn ông thời ấy chết vì rất nhiều lý do nhưng họ đều chết trẻ. Rất nhiều người dân ở Tây Tiến gặp cảnh: "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai" nên đã đi tìm thầy cúng về để làm lễ giải mong được cầu an nhưng vẫn không ăn thua. Các thầy xem cho họ đều nói ở làng có nhiều ngôi đình chùa lớn và rất thiêng không tôn tạo mà lại phá bỏ nên bây giờ bị báo ứng.

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 10/07/2012

Quả báo nhãn tiền

Như đã phản ánh về ngôi làng bí ẩn có rất nhiều phụ nữ góa chồng, chúng tôi đã gặp ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc và nhiều bậc cao niên ở đây, tất cả họ đều khẳng định hiện tượng trên là có thật và đưa ra nhiều lý giải mang tính cá nhân. Trong số những ý kiến đó, số đông người đều đưa ra quan điểm mang hơi hướng tâm linh.

- Làng tôi có nhiều chuyện lạ. Góa chồng, điên loạn, tật nguyền và đặc biệt chết chóc ở đây cũng kỳ dị, bởi số người chết trẻ rất nhiều. Tôi là cán bộ lâu năm, đến giờ vẫn không ngớt nghĩ về điều này. Ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc chia sẻ với Phóng Viên.

Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về thời vang bóng của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước. Ông đã chết vì chứng suy thận cấp. Điều đáng lưu tâm là hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh sống dở chết dở. Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì ly biệt. Nhìn cảnh tượng đó không ai là không thương cảm.

Những câu chuyện đau thương kia chỉ phần nào được hé mở khi tôi được sự chia sẻ của ông Tuyết và nhiều cao niên bô lão trong làng. Trong đó có ông Lê Kim Ngân là người cao tuổi nhất xã. Ông Ngân năm nay đã chin mươi lăm tuổi nhưng đầu óc còn tinh thông, dáng vẻ quắc thước. Ông kể một cách tường tận về lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi đình chùa vang bóng một thời ở nơi "đất dữ" này. Ông Ngân là con nhà dòng dõi ở xã Phú Lạc nên khi nghĩ đến việc tôn tạo lại những ngôi chùa, mái đình người ta đều phải tìm đến ông và coi ông như một kho sử sống.

Khi được hỏi về những ngôi đình, chùa ở Phú Lạc ông không trả lời, mà đi vào gian nhà trong lấy ra một tệp tài liệu đã nhầu nát. Do đây là tài liệu cổ được in bằng chữ Hán nên chỉ ông là người duy nhất trong làng dịch được. Theo ông Ngân, ở Phú Lạc có ba ngôi đình chùa đều nằm trên địa bàn thôn Tây Tiến. Ngôi chùa nằm ngay ở bên phải trái con đường vào xã, trên một quả đồi cao và rộng nhất làng. Còn hai ngôi đình khác nằm cách UBND xã không xa. Tất cả đình chùa đều nổi tiếng là rất thiêng.

Nay khi tuổi đã xế chiều, nhìn lại những mất mát mà chình bà con, thậm chí con cháu mình đang phải gánh chịu, ông Ngân càng thấy được giá trị của lịch sử. Ông kể lại:

- Trước đây, xã tôi có một ngôi chùa nằm trên quả đồi cao thuộc khu ba, một ngôi miếu ở khu bốn và ngôi đình cổ vững chãi giữa làng hiện nay thuộc khu bảy cách xóm đàn bà góa không xa. Chùa nằm trên quả đồi cao nhất làng được xây dựng chạm trổ với những đường nét rất tinh xảo, cột chùa được làm bằng gỗ mít. Ngôi miếu thì được xây dựng uy nghiêm ven một dòng kênh. Miếu rất thiêng nên cứ ngày rằm, mùng một rất đông người vào hương lễ. Ngôi đình thì được xây dựng rộng lớn hơn. Đình rộng năm gian lát đá hoa, tường xây bằng đá ong oai phong cổ kính.

Thời ấy, phong trào tín ngưỡng của xã phát triển hầu như nhất nhì huyện, nhưng khi có phong trào bài trừ mê tín dị đoan thì việc san phẳng đình chùa ở Phú Lạc cũng đi tiên phong. Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông kể:

- Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Một câu chuyện khác được ông Trịnh Xuân Tuyết kể lại:

- Thời đó, tôi đang là cán bộ nên nghe người dân nói về việc bị một người đàn ông tên Túc, thường bê một pho tượng Phật đi đến nhà trong xóm để trêu. Ông thường bê một pho tượng đi đến dựng ở cửa nhà và gõ cửa, gọi gia chủ. Khi người ra mở cửa pho tượng ấy đổ ập vào nhà khiến người mở cửa hú hồn. Ông Túc chỉ làm vậy cho vui nhưng có lần người ra mở cửa là phụ nữ và họ đã ngất lịm. Việc trên chỉ là trêu đùa nhưng rất nguy hiểm. Tôi đang định gọi anh này ra Ủy ban xã để nhắc nhở nhưng chưa kịp làm thì anh ta hóa điên. Cũng từ đó vợ anh ta bỏ đi bặt tăm, được đứa con ở lại một mình vì lý do gì đó đã thắt cổ chết. Dần dần người ta cũng chẳng biết ông Túc điên đi đâu và sống chết thế nào.

Ông Tuyết thở dài.

- Dù thương dân nhưng tôi bất lực!

Ông Trịnh Xuân Tuyết, một người đã mấy chục năm làm cán bộ ở xã Phú Lạc. Sau hai khóa làm Chủ tịch UBND xã, hiện được chuyển sang làm Bí thư nhưng trong lòng ông vẫn đau đáu một nỗi niềm, là đi tìm lời giải cho những chuyện kỳ lạ của người dân đang điêu đứng bao năm qua. Đích thân ông Tuyết là người đã nhiều lần đề cập trong cuộc họp ở huyện, tỉnh về những chuyện ai oán ở Phú Lạc. Ông đã đi nhiều nơi, mời nhiều chuyên gia, những người có kinh nghiệm để giải bài toán này nhưng vẫn vô vọng. Ông kể:

- Tôi chỉ tính xung quanh chùa Phú Lạc nay là chùa Cam Khổ đã có tới gần hai chục người chết trẻ chết gấp.

Ông Tuyết gọi đây là xóm chết nghịch, ông rất mong có một nhà ngoại cảm hay chuyên gia nghiên cứu về tâm linh về xã, để tìm hiểu và lý giải hiện tượng trên nhằm cứu những người dân. Bản thân ông mấy chục năm công tác đã cống hiến rất nhiều cho địa phương, nhưng nếu về hưu mà không giúp dân thoát khỏi những khổ đau ai oán thì như có tội với họ, ông Tuyết bộc bạch. Đã có lần ông đề nghị với phòng Tài nguyên Môi trường về việc kiểm tra nguồn nước ở khu vực Tây Tiến, nhưng xét ra thì không phải. Những người đàn ông ở Tây Tiến chết vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau và họ chết vì những căn bệnh liên quan đến yếu tố môi trường rất ít. Ông Tuyết phân trần:

- Nếu yếu tố môi trường chủ yếu chỉ liên quan đến các bệnh về hệ hô hấp và ung thư, nhưng trong khu vực lại chủ yếu là mắc tâm thần, góa chồng và chết trẻ. Ba hiện tượng trên diễn ra cùng một thời điểm, cùng thời gian và cùng một vị trí địa lý nên tôi thấy rất lạ.

Các thế hệ cán bộ sau này chắc hẳn không thể bàng quan trước những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến. Nếu không làm cán bộ chắc họ cũng không để ý đến chuyện xóm Tây Tiến có hơn trăm nóc nhà, thì có tới gần trăm nóc có đàn bà phụ nữ không chồng, người tâm thần hoặc tật nguyền. Thêm vào đấy có tới vài chục người điên, người điên chỉ là cách gọi thông thường của người dân, để chỉ những người mang biểu hiện của người tâm thần.

Nhiều người dân xã Phú Lạc chẳng ngần ngại khi liên hệ việc phá đình chùa của làng với những cái chết kỳ lạ của những người đàn ông trong xã, đặc biệt là ở xóm Tây Tiến. Quả thật, nếu đem mốc thời gian diễn ra việc phá đình chùa ở Phú Lạc với mốc thời gian Phú Lạc có nhiều người bị chết, có cái gì đó rất trùng hợp về thời gian và không gian. Những lời luận bàn được coi là miệng dân gáo giếng, về những hệ lụy khi san phẳng đình chùa ở Phú Lạc đang gây hoang mang cho người dân nơi đây. Các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng vào cuộc để có một lý giải khoa học, thuyết phục nhằm mang lại sự an tâm cho người dân nơi đây.

Đức Thuận

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 15/07/2012

BÍ ẨN CÂY ĐA LINH THIÊNG BÊN SÔNG

Có rất nhiều câu chuyện trùng hợp khó lý giải, khiến nhiều người dân ở bản Cánh, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi đền Cây Đa bên dòng sông Nậm Mộ. Tiếp khách lạ, già Vi Văn Vân tám mươi hai tuổi, người trông coi ngôi đền Cây Đa hơn chục năm nay kể, cách đây ba năm, anh La Văn Phúc khi đó khoảng năm mươi tuổi. hiện giờ làm phó bản Cánh, đi rẫy về ngang qua đường bị vướng vào một cành cây đa, sẵn dao trong tay, anh ấy chặt đứt cành cây rồi đi về nhà bình thản như không có chuyện gì.

Đến buổi chiều cùng ngày, khi đang xay lúa thì vô tình anh ta bị máy nghiến nát ba ngón của bàn tay mà anh đã cầm dao chặt nhánh cây đa. Có thể đó chỉ là một tai nạn bình thường, chẳng liên quan gì đến việc anh Phúc chặt cành cây đa. Thế nhưng, với người dân bản Cánh, họ cho rằng vì chặt cành cây đa thiêng nên mới bị trừng phạt và lấy câu chuyện đó làm bài học dặn con cháu về sự linh thiêng của cây đa.

Rít điếu thuốc lào, già Vân tiếp tục một câu chuyện khác, năm 2008, cô Lữ Vân Đi, lúc đó mười sáu tuổi, nhà cũng ở bản Cánh, đi tắm ở sông Nậm Mộ, gần khu vực đền Cây Đa, không may bị xẩy chân xuống dòng nước sâu rồi chìm mất. Mọi người hô hoán đi tìm, cả bản cũng kéo ra sông nhưng không ai thấy cô gái. Sau gần ba giờ đồng hồ tìm kiếm nhưng không có kết quả, người nhà đã nhờ ông Vân làm lễ cầu khấn ở đền Cây Đa, thì khoảng ba chục phút sau, họ tìm được cháu gái nổi lên cách nơi bị trôi khoảng một cây số. Sau lần đó, cả bản làng lại thêm một lần tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi đền Cây Đa.

Cũng theo già Vân, còn có rất nhiều câu chuyện khó lý giải liên quan đến ngôi đền Cây Đa nên họ cho rằng đó là sự linh thiêng. Những câu chuyện đó, từ người già cho đến trẻ con đều biết.

- Tất cả những chuyện mà ta kể đều có thật, là một già làng ta không bao giờ nói dối, mất uy tín. Nhà báo không tin thì cứ đi hỏi cả bản này ai cũng biết, già Vân nói tiếp.

Để kiểm chứng thông tin, chúng tôi tiếp tục tìm đến cụ bà Vi Thị Nam bảy mươi tám tuổi, cách nhà già Vân chỉ hơn vài chục sải bước. Ngồi tiếp chuyện cụ Nam cũng kể được rất nhiều câu chuyện linh thiêng của ngôi đền, trùng khớp như những câu chuyện mà già Vân đã kể.

- Có kể cả ngày cũng không hết được những câu chuyện linh thiêng ở đền Cây Đa đâu. Dân bản ở đây tôn sùng nó lắm, cụ Nam tâm sự.

Theo nhiều người già ở bản Cánh kể, vào khoảng thế kỷ XVII, tại địa bàn thuộc bản Cánh ngày nay, có một thiếu nữ xinh đẹp nằm trên cây đa. Nàng xuất hiện là sáng rực cả một vùng đất. Tiếng lành đồn xa, nhiều nam nhi ở các vùng đất khác nhau tìm đến để mong có được nàng. Cuộc chiến tranh dành người đẹp xảy ra, lúc đó bỗng xuất hiện ông “Đức Thánh” đứng lên đánh đuổi, bảo vệ được nàng, bảo vệ dân bản. Sau khi đánh dẹp giặc, nhiều người dân đã đưa vàng bạc đến cảm tạ nhưng ông Đức Thánh không nhận mà chỉ yêu cầu khi nào ông chết hãy chôn ông tại gốc cây đa ở bản Cánh.

Thể theo nguyện vọng của ông Đức Thánh, sau khi ông chết, người dân bản đã chôn ông tại gốc cây Đa. Thời gian sau, người dân đã lập đền thờ ông. Vì vậy, người ta thường gọi ngôi đền đó là đền Cây Đa, hoặc đền Đức Thánh. Chiến tranh, và thời gian đã làm cho ngôi đền Cây Đa bị hư hỏng. Mới đây, vào tháng 2-2012, chính quyền xã Tà Cạ cùng với sự tự nguyện của người dân và sự hỗ trợ một số cơ quan đã phục dựng lại đền thờ nơi vùng đất cũ.

Cũng theo già Vân, tuy là ngôi đền nhỏ, lại ở địa bàn miền núi, tận biên giới Việt Lào, đường sá đi lại vô cùng khó khăn, thế nhưng vẫn có rất nhiều người từ các miền xa xôi đến thắp hương. Điều đặc biệt hơn, chính sự linh thiêng của ngôi đền Cây Đa mà nhiều đôi trai gái thương nhau để gửi niềm tin cho nhau, họ thường đến đó để thề nguyện, hứa hẹn. Không biết, sự thật thì đền Cây Đa linh thiêng đến đâu, nhưng với người dân ở bản Cánh thì họ luôn tôn kính, tin tưởng về sự linh thiêng ở ngôi đền đó.

Trần Văn

Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 15/07/2012

NHỮNG MÔN VU THUẬT

TÂM LINH HAY MA THUẬT?

Có nhiều hiện tượng hiện nay được mọi người cho đó là huyền bí, là văn hóa tâm linh như cầu Thần nhập xác, lên đồng hầu bóng, hồn cô bóng cậu, đấu âm quyền, thôi miên, nhân điện, bùa mê thuốc lú...Những hiện tượng nói trên đây, một phần xuất phát từ tín ngưỡng hay tập quán trong dân gian, một phần từ những môn phái, giáo phái, đa số xuất hiện từ đời nhà Minh đến đời nhà Thanh bên Trung Quốc, du nhập vào nước ta từ những năm Bắc thuộc đến giữa thế kỷ hai mươi mới hoàn toàn chấm dứt, và từ thời gian này trở đi chúng ta đã ít nghe nói đến những chuyện huyền bí, thần kỳ mới mẻ nào xuất hiện.

Những hiện tượng thần bí từ tín ngưỡng dân gian là những tục thờ cúng vượt ngoài khuôn khổ một tôn giáo. Ở nước ta có tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ còn gọi là đạo thờ Mẫu, tuy sắc thái mang tính độc lập, nhưng thực tế đạo Mẫu thuộc về tín ngưỡng thờ thần linh. Tín ngưỡng thờ Thần không chỉ có ở nước ta hay ở nhiều nước Á châu, mà nhiều nơi thế giới đều có, được giới nghiên cứu cho rằng nó được hình thành từ tín ngưỡng “sa man giáo” của người Hung Nô, Tây Tạng trước Công nguyên.

Theo đó trong tín ngưỡng thờ Thần, mọi người thờ cúng cho một hay nhiều vị thần linh được sùng bái tôn vinh nhất. Tuy nhiên lại không thuộc vào dạng tín ngưỡng đình miếu, vì các vị Thần được thờ cúng trong đình miếu không được nhân rộng, như thành hoàng làng Y, làng X, không được mọi người đưa đi phối tự mọi nơi, còn tín ngưỡng thờ Thần linh, Thánh Mẫu lại được mọi người thiết lập đền miếu trải dài từ Bắc xuống Nam.

Với sự phân biệt trên, các nhà nghiên cứu xã hội học cho đây là loại hình văn hóa tâm linh đang hiện diện trong đời sống tâm linh của mọi người, nhất là những người không theo một tôn giáo chính thông nào, hơn là văn hóa thần bí, dù tín ngưỡng này còn ẩn tàng những tập tục được mọi người xem là thần bí, với những tập quán đầy tính chất thần kỳ.

Như đã nói, các nhà nghiên cứu về văn hóa tâm linh, gọi tín ngưỡng thờ thần có thể là sa man giáo được biến thể, sau khi trải qua nhiều ngàn năm, là một loại hình tôn giáo bộc phát manh mún chưa được tập hợp, vì người theo Sa man giáo thờ từ thần linh hiển Thánh hiển Thần, cho đến các linh hồn người đã chết, cung cách thờ tự, cúng tế nhiều khi không theo một quy luật nhất định.

Những người Sa-man giáo nguyên thủy, trước đây họ nghĩ gì thờ nấy, không có không gian và thời gian nhất định; trong việc tế lễ thường tự dày vò thể xác với nhiều hình thức như cắt lưỡi, xuyên lình, đi qua than đỏ lửa hồng, nằm trên đinh, cho rắn, rết, ong, kiến độc cắn khắp thân thể, đánh roi cho rướm máu, lấy đao kiếm tự đâm vào người...cuối cùng vẫn vẹn toàn thân thể.

Cho đến bây giờ những hình thức sùng bái ấy vẫn còn tồn tại và hình thức không nhiều thay đổi, đôi khi còn phát sinh thêm những hình thức kỳ bí khác. Vì thế màu sắc thần bí trong đời sống tâm linh mỗi người, còn nhiều điều cần được khám phá. Chúng ta thử tìm hiểu những điều được cho là thần bí ấy, trong vài mẫu chuyện điển hình sau đây.
Trích dẫn

hiendde's Photo hiendde 15/07/2012

2. KHIÊU THẦN

Người sa-man giáo được nói ở phần trên đâ, được cho rằng phát xuất từ vùng cực Bắc của Trung Quốc, nơi có dân Tây Tạng và Hung Nô sinh sống đông đảo trước công nguyên, tập hợp thành tập thể, thành những bộ lạc du mục, có đời sống nhược tiểu, man khai.

Người Hung Nô sau này được gọi dân Mông Cổ, có những buổi cầu Thần nhập xác, không khác với tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ (thờ Mẫu) ở nước ta. Khi thừa nhận trong đời sống của họ đều có Thần, Thánh và ma quỷ ở chung quanh, tin rằng Thần, Thánh, ma quỷ có thể can thiệp vào mọi công việc, đem lại họa hay phúc cho mọi người.

Từ thời trung cổ, các bộ tộc Hung Nô thường cầu Thần cho được mùa sản xuất, khi đi đánh trận sẽ được thắng lớn hoặc để xua đuổi tà ma, hay khi chôn cất người chết, cầu được phúc được lộc, để chữa bệnh...

Theo cách của người Hung Nô, mỗi khi cầu Thần nhập xác, thầy phù thủy như người đồng cốt, thầy pháp, thầy cúng, thầy mo ở nước ta, dùng trống một đầu bịt da dê, trên đầu đội mũ, thân mặc đạo tràng lông thú, đi giày đã được các thần linh chứng minh.

Trên vai đính vô số vỏ sò, trước và sau lưng treo những cái gương đồng to nhỏ khác nhau, trong đó gương yểm tâm và hộ bối lớn nhất, tác dụng để soi thấy thần linh và ma quỷ hiện về trong những buổi đăng đàn.

Dân Hung Nô gồm những bộ lạc du mục, nên mỗi khi đăng đàn tế lễ, các thầy phù thủy tìm đến những bãi đất trống, đốt lên một đống lửa to vào lúc nữa đêm, vì trong đêm tối các vị thần linh hay các giống ma quỷ mới xuất hiện. Những người có bệnh, người muốn chiêu hồn nhập xác để bói quẻ, hay người hiếu kỳ ngồi quanh bên bãi đăng đàn.

Khi sự chuẩn bị đã xong, các phù thủy mới đăng đàn, tay cầm trống tay cầm dùi, ngồi xếp chân trên một vị trí trước cái tháp chỉ cao hơn mặt đất chừng một thước (đàn tràng), trên đó bày biện đầy những lễ vật như cừu nướng, dê nướng, cá nướng, những hình nhân được tết bằng rơm cùng những choé rượu đầy.

Thầy đưa mắt lim dim miệng ngáp liền mấy cái, rồi bắt đầu đánh trống. Tiếng trống càng lúc càng nhanh càng to, là lúc thần linh đã nhập vào xác, bấy giờ thầy phù thủy bắt đầu mở miệng nói lảm nhảm, thân hình cứ lảo đảo lắc lư, giống người đang nhập đồng ở nước ta.

Sau những cơn lảo đảo lắc lư, người bắt đầu run rẩy một hồi lâu, sau đó liền rùn người co vai và dần dần mất hết tri giác khi tay không còn đập trống nữa. Lúc đó thầy mới đứng lên nhảy múa, miệng bắt đầu nói những điều tiên tri cho mọi người cùng nghe. Tức những lời do thần linh vừa nhập xác phán truyền.

Những ai đau yếu bệnh hoạn được dìu đến trước vị thần linh vừa nhập, khai rõ bệnh tình xin thần chữa trị, tùy mỗi bệnh có một vị thần khác nhau nhập về để chữa trị, sau đó thần linh sẽ ngậm rượu phun vào mặt bệnh nhân, đốt bùa hòa tan trong rượu đưa cho bệnh nhân uống.

Có người bệnh phải có Thần X., Thần Y. trị, nhưng khi thầy phù thủy mời các vị này không giáng về, xem như bệnh nhân không chữa được nữa. Còn người bị ma quỷ nhập các thần dùng roi đánh vào thân thể để trục xuất bọn ma quỷ ra khỏi thân xác và linh hồn.

Có những quỷ dữ không chịu xuất, người ta thấy thầy phù thủy đang được thần linh mượn xác, dậm chân múa tay ra chiều giận dữ, nhảy nhót lung tung, tay giang ra rồi dồn hết sức đánh đông, chặn tây vào người bệnh, miệng niệm chú để chiến đấu với bọn âm binh. Có khi thần linh đánh nhau với bọn ma quỷ gần đến sáng mới trục được chúng ra khỏi người bệnh nhân.

Là lúc mọi người thấy người bệnh té nằm lăn bất tỉnh mới biết thần linh đã chiến thắng; còn nếu như thầy phù thủy bị té nằm bất tỉnh, tức con ma, con quỷ còn nhập trong xác người bệnh chưa chịu xuất, gia đình phải đưa bệnh nhân đến một bộ lạc khác nhờ thầy phù thủy cao tay ấn hơn xin trục chúng ra khỏi người.

Trên đây là buổi cầu Thần nhập xác mà người Hung Nô gọi là khiêu Thân. Một trong những hình thức trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc, khi trong tư duy còn tin có Thần, Thánh, ma quỷ đang ngự trị trong cuộc sống.

Ở Trung Quốc vào đời Quang Tự nhà Thanh, ai ai cũng biết tiếng Nghĩa Hòa Đoàn, một bang hội có nhiều pháp thuật, lấy bùa phép đem bán buôn và trị bệnh. Người của Nghĩa Hòa Đoàn tuyên truyền bằng các thuật “thăng không”, do các bé gái hay các thiếu nữ trong Hồng Đăng Chiếu biểu diễn, còn bọn con trai chỉ cỡ tuổi lên mười có trò “đấu âm quyền”, cũng là hình thức “cầu Thần nhập xác”.
Trích dẫn