

Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#451
Gửi vào 29/05/2012 - 23:12
4. Ông Thần Phước Lễ
Năm đó, một đêm, Việt Minh tấn công đồn Tây. Việt Minh núp quanh quẩn đâu đó sau mấy nhà dân, bắn vô đồn Tây. Lính Tây bắn ào ra, bắn đại vô nhà dân. Thường thì Tây không chết, Việt Minh không chết, chỉ có nhà dân bị hư hại, thỉnh thoảng có người chui xuống hầm không kịp, trúng đạn bị thương...Đêm đó, núp dưới hầm nhiều người thấy rực sáng. Ban đầu ai cũng tưởng là "trái sáng", mà không phải vì ánh sáng này khác, nó là ánh lửa.
Ai cũng thầm nghĩ: chắc là ai trúng đạn lửa nên cháy. Nhìn hướng thì đúng là hướng đình. Không nghe la, thôi rồi, chắc là đình cháy. Thôi chết rồi, đúng rồi, đình cháy. Làm sao mà chữa, đêm hôm mà đi ra đường Tây nó bắn chết huống chi là bây giờ đang có bắn qua bắn lại, ai mà dám đi tiếp cứu. Ai cũng mong mau sáng để xem cớ sự. Sáng ra, dân đổ xô đi tới đình. Đúng: đêm qua, lợi dụng bắn nhau, Việt Minh cho người vô đốt đình. Đình cháy gần hết, rui mè cờ phướn bàn ghế áo mão sắc phong cháy rụi hết, chỉ còn trơ lại tường bằng đá và sân khấu bằng xi măng!
Sau đó, do vị trí của đình gần rừng sát, Việt Minh dễ về, Tây không cho sửa đình lại. Làng đành che đỡ phần thờ thần và làm lại một mão giả và đôi giày giả để thờ. Trong những năm sáu mươi, dưới thời Ngô Đình Diệm, bình yên, làng mới tính việc cho xây lại đình. Do sự hiểu biết sâu rộng, làng quyết định nhờ giáo sư Hồ Đắc Thăng đứng ra coi sóc việc xây cất. Ông đã nhờ người bạn là kiến trúc sư vẽ kiểu, xong rồi kêu "thầu". Người trúng thầu ở Sài Gòn. Ông này lảnh nhiều mối nên thỉnh thoảng mới ghé qua. Công việc do một người cai trông coi thợ làm.
Tối đến, thợ ngủ lại trong một cái nhà nhỏ, dựng tạm để cất xi măng, gạch sắt và để giữ chừng đồ đạc luôn. Đêm đó, nữa đêm, ai nấy đang say ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc bổng dưng các người thợ đều đột nhiên thức giấc. Năm sáu người thợ đều ngồi nhổm dậy, vì họ nghe có tiếng chân đi. Mà lạ lắm, tiếng bước đi chậm rải, đi từng bước từng bước, nghe bịch bịch như có ý dậm mạnh trên nền đất. Ai cũng nghe rõ ràng. Ăn trộm? Không thể được vì ăn trộm gì mà đi náo động như vậy, mà lại không vội vàng nhanh nhẩu.
Một người chồm đầu ra cửa để coi thử. Anh ta hoảng hồn, khều mấy người kia coi. Mọi người đều thấy: có một người, ăn mặc theo lối quan đời xưa, như thấy trong các sách sử, đầu có đội mão, chân mang đôi giày "hia" to, rộng. "Vị quan này", một tay để sau lưng, tay kia để trước ngực, đi đến từng cây cột, khom mình xuống nhìn từng chân cột, nhìn xong ở cột này rồi đi đến cột khác. Mấy người thợ, sợ quá, tay chân cứng đờ không biết phải làm sao. Nhìn lại thì "vị quan" kia biến đâu mất...
Cũng đêm đó, giáo sư Hồ Đắc Thăng đang ngủ trên giường thì trong giấc mơ, ông thấy một vị quan, áo mão cân đai, hiện ra đứng ở đầu giường, lay chân đánh thức ông. Ông mở choàng mắt ra, nhìn thấy vị quan. Vị quan nhìn ông với cặp mắt đây giận dữ, yên lặng nhìn một hồi lâu rồi vị quan mới chậm rãi nói:
- Nó xây cất nhà cho ta mà nó...
Vị quan nói gì nữa, giáo sư nghe không rõ, ông nheo mắt nhìn cho kỹ thì vị quan kia đã biến mất. Sực tỉnh lại thì giáo sư Thăng thấy rõ ràng là mình đang thức, đang tỉnh, mắt đang mở...
Và cũng đêm đó, tại Sài Gòn, nhà thầu khoán kia cũng trong giấc mơ đã thấy một vị quan xưa đánh thức mình. Vị quan nhìn ông, cặp mắt như rực lửa, không nói gì, nhìn một hồi rồi vị quan lấy tay chỉ thẳng vào ông. Sáng ngày, mặt trời đã lên cao, ai nấy trong nhà đã thức dậy mà sao ông thầu khoán vẫn còn ngủ mê. Vợ ông vào đánh thức ông dậy để lo đi làm. Kêu cách gì ông cũng không thức dậy, sờ tới người thì cảm thấy có một cái gì xa lạ, người ông như lạnh ngắt, đầu ông thì nóng ran, gương mặt thì có vẻ xanh xao như người...vợ ông không dám nghĩ tới!
Ngày hôm sau, giáo sư Hồ Đắc Thăng cho người đi Sài Gòn mời ông thầu khoán xuống, mới hay cớ sự là ông thầu khoán đang mê man. Sinh nghi, giáo sư vội đi đến đình, tới trước bàn thờ thần (còn đang để tạm trong một gian nhà nhỏ), ông đốt nhang khấn vái. Đêm đó ông lại nằm mơ thấy vị quan kia, vị quan cho biết rằng tên thầu khoán đã có gian lận trong việc xây cất đình! Giáo sư vội lạy vị quan để xin lỗi và hứa sẽ lo sữa đổi lại. Vị quan gật gù rồi biến mất.
Ông lại cho người đi Sài Gòn kêu người nhà của ông thầu khoán. Vợ ông thầu khoán vội vã lên đường đi Bà Rịa. Đến nơi, nghe theo lời của giáo sư Hồ Đắc Thăng, bà vợ đi ngay đến đình để tạ lỗi cho chồng. Sau đó bà trở về Sài Gòn, về đến nhà thì ông thầu khoán đã tỉnh lại, tính ra ông đã nằm mê man gần ba ngày. Nghe kể mọi chuyện, ông lên đường ngay lập tức đi Bà Rịa, đến cúng vái thần. Sau đó, ông đã cho hạ tất cả các cột đã dựng lên và cho làm lại tất cả. Và rồi đình đã được xây cất lại tốt đẹp, tốt đẹp hơn như giao kèo đã ký kết với nhà thầu...
Năm đó, một đêm, Việt Minh tấn công đồn Tây. Việt Minh núp quanh quẩn đâu đó sau mấy nhà dân, bắn vô đồn Tây. Lính Tây bắn ào ra, bắn đại vô nhà dân. Thường thì Tây không chết, Việt Minh không chết, chỉ có nhà dân bị hư hại, thỉnh thoảng có người chui xuống hầm không kịp, trúng đạn bị thương...Đêm đó, núp dưới hầm nhiều người thấy rực sáng. Ban đầu ai cũng tưởng là "trái sáng", mà không phải vì ánh sáng này khác, nó là ánh lửa.
Ai cũng thầm nghĩ: chắc là ai trúng đạn lửa nên cháy. Nhìn hướng thì đúng là hướng đình. Không nghe la, thôi rồi, chắc là đình cháy. Thôi chết rồi, đúng rồi, đình cháy. Làm sao mà chữa, đêm hôm mà đi ra đường Tây nó bắn chết huống chi là bây giờ đang có bắn qua bắn lại, ai mà dám đi tiếp cứu. Ai cũng mong mau sáng để xem cớ sự. Sáng ra, dân đổ xô đi tới đình. Đúng: đêm qua, lợi dụng bắn nhau, Việt Minh cho người vô đốt đình. Đình cháy gần hết, rui mè cờ phướn bàn ghế áo mão sắc phong cháy rụi hết, chỉ còn trơ lại tường bằng đá và sân khấu bằng xi măng!
Sau đó, do vị trí của đình gần rừng sát, Việt Minh dễ về, Tây không cho sửa đình lại. Làng đành che đỡ phần thờ thần và làm lại một mão giả và đôi giày giả để thờ. Trong những năm sáu mươi, dưới thời Ngô Đình Diệm, bình yên, làng mới tính việc cho xây lại đình. Do sự hiểu biết sâu rộng, làng quyết định nhờ giáo sư Hồ Đắc Thăng đứng ra coi sóc việc xây cất. Ông đã nhờ người bạn là kiến trúc sư vẽ kiểu, xong rồi kêu "thầu". Người trúng thầu ở Sài Gòn. Ông này lảnh nhiều mối nên thỉnh thoảng mới ghé qua. Công việc do một người cai trông coi thợ làm.
Tối đến, thợ ngủ lại trong một cái nhà nhỏ, dựng tạm để cất xi măng, gạch sắt và để giữ chừng đồ đạc luôn. Đêm đó, nữa đêm, ai nấy đang say ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc bổng dưng các người thợ đều đột nhiên thức giấc. Năm sáu người thợ đều ngồi nhổm dậy, vì họ nghe có tiếng chân đi. Mà lạ lắm, tiếng bước đi chậm rải, đi từng bước từng bước, nghe bịch bịch như có ý dậm mạnh trên nền đất. Ai cũng nghe rõ ràng. Ăn trộm? Không thể được vì ăn trộm gì mà đi náo động như vậy, mà lại không vội vàng nhanh nhẩu.
Một người chồm đầu ra cửa để coi thử. Anh ta hoảng hồn, khều mấy người kia coi. Mọi người đều thấy: có một người, ăn mặc theo lối quan đời xưa, như thấy trong các sách sử, đầu có đội mão, chân mang đôi giày "hia" to, rộng. "Vị quan này", một tay để sau lưng, tay kia để trước ngực, đi đến từng cây cột, khom mình xuống nhìn từng chân cột, nhìn xong ở cột này rồi đi đến cột khác. Mấy người thợ, sợ quá, tay chân cứng đờ không biết phải làm sao. Nhìn lại thì "vị quan" kia biến đâu mất...
Cũng đêm đó, giáo sư Hồ Đắc Thăng đang ngủ trên giường thì trong giấc mơ, ông thấy một vị quan, áo mão cân đai, hiện ra đứng ở đầu giường, lay chân đánh thức ông. Ông mở choàng mắt ra, nhìn thấy vị quan. Vị quan nhìn ông với cặp mắt đây giận dữ, yên lặng nhìn một hồi lâu rồi vị quan mới chậm rãi nói:
- Nó xây cất nhà cho ta mà nó...
Vị quan nói gì nữa, giáo sư nghe không rõ, ông nheo mắt nhìn cho kỹ thì vị quan kia đã biến mất. Sực tỉnh lại thì giáo sư Thăng thấy rõ ràng là mình đang thức, đang tỉnh, mắt đang mở...
Và cũng đêm đó, tại Sài Gòn, nhà thầu khoán kia cũng trong giấc mơ đã thấy một vị quan xưa đánh thức mình. Vị quan nhìn ông, cặp mắt như rực lửa, không nói gì, nhìn một hồi rồi vị quan lấy tay chỉ thẳng vào ông. Sáng ngày, mặt trời đã lên cao, ai nấy trong nhà đã thức dậy mà sao ông thầu khoán vẫn còn ngủ mê. Vợ ông vào đánh thức ông dậy để lo đi làm. Kêu cách gì ông cũng không thức dậy, sờ tới người thì cảm thấy có một cái gì xa lạ, người ông như lạnh ngắt, đầu ông thì nóng ran, gương mặt thì có vẻ xanh xao như người...vợ ông không dám nghĩ tới!
Ngày hôm sau, giáo sư Hồ Đắc Thăng cho người đi Sài Gòn mời ông thầu khoán xuống, mới hay cớ sự là ông thầu khoán đang mê man. Sinh nghi, giáo sư vội đi đến đình, tới trước bàn thờ thần (còn đang để tạm trong một gian nhà nhỏ), ông đốt nhang khấn vái. Đêm đó ông lại nằm mơ thấy vị quan kia, vị quan cho biết rằng tên thầu khoán đã có gian lận trong việc xây cất đình! Giáo sư vội lạy vị quan để xin lỗi và hứa sẽ lo sữa đổi lại. Vị quan gật gù rồi biến mất.
Ông lại cho người đi Sài Gòn kêu người nhà của ông thầu khoán. Vợ ông thầu khoán vội vã lên đường đi Bà Rịa. Đến nơi, nghe theo lời của giáo sư Hồ Đắc Thăng, bà vợ đi ngay đến đình để tạ lỗi cho chồng. Sau đó bà trở về Sài Gòn, về đến nhà thì ông thầu khoán đã tỉnh lại, tính ra ông đã nằm mê man gần ba ngày. Nghe kể mọi chuyện, ông lên đường ngay lập tức đi Bà Rịa, đến cúng vái thần. Sau đó, ông đã cho hạ tất cả các cột đã dựng lên và cho làm lại tất cả. Và rồi đình đã được xây cất lại tốt đẹp, tốt đẹp hơn như giao kèo đã ký kết với nhà thầu...
Thanked by 2 Members:
|
|
#452
Gửi vào 31/05/2012 - 08:43
5. Vị trí này xưa kia
Ngày nay, đứng trước cổng đình nhìn ra là chợ Bà Rịa. Ngày xưa, ngay vị trí của chợ này là một miếng đất rộng, không được bằng phẳng, nhìn ra xung quanh thì toàn là rừng sát. Mà rừng sát thì có cọp. Thuở xưa hoang vắng, cọp thỉnh thoảng về phá xóm làng. Hồi đó, cách đã khá lâu, năm đó, cọp về làng Phước Lễ. Đêm nào cũng có nhà bị cọp bắt mất đi heo, gà, rồi lần tới bò. Dân làng lo sợ quá mức.
Trời vừa ngả chiều là nhà nào nhà nấy lo cửa đóng then cài. Ai cũng lo làm chặt thêm cửa cho chắc chắn. Đêm nằm thao thức, đâu có dám ngủ yên. Nữa đêm mà nghe tiếng "cà ụm, cà ụm" là người nào người nấy nín thở hết. Bắt lần hồi hết heo bò rồi cọp bắt tới người! Đang đêm nghe nhà ai có tiếng la thất thanh thì biết là nhà đó có người bị cọp về bắt. Ai đâu dám tiếp cứu? Theo ngày tháng, số người bị cọp bắt lên đến gần ba chục người. Có người đã bỏ làng đi nơi khác để lánh nạn.
Cũng thời may, có gia đình có con bị cọp bắt ăn thịt, ngày nào cũng cúng vái con. Hôm đó, người con về nhập vào người anh, mới báo cho biết: "Ông" đi ngang qua làng, không ai tiếp đón mà còn dám ngăn chận, nên "ông" giận, "ông" bắt cho biết! Người con cũng cho biết là hiện giờ mình đang đi hầu ông, đông đảo người đi theo hầu "ông" lắm.
Cả nhà lạy lục nhờ con xin tha cho làng thì người con nói là muốn "ông" hết giận thì ngày...giờ...làng phải cúng cho "ông" một con bò tơ mộng, nhớ phải có tờ sớ tạ lỗi. Sáng ra, cha mẹ đem trình làng. Làng lo ngay lập tức. Lập tức cử người đi mua cho được con bò tơ mộng. Rồi làng cũng lo tìm thầy đồ (các ông thầy dạy chữ Nho) để nhờ viết lá sớ tạ lỗi.
Từ hôm người con về báo cho đến ngày làng dâng lễ vật, yên. Đêm đêm cọp không về bắt nữa, nhưng có mấy đêm sáng trăng, "ông" cũng có về chơi! Nhờ bẵng đi một dạo không xảy ra vụ bắt nữa, dân làng cũng bớt sợ, nên đêm đó tuy nghe tiếng "ông" gầm to, có người dạn dĩ đã dám đứng trong nhà nhìn lén ra, mới thấy: "ông" có có ba chân thôi, "ông" đi cà thọt, "ông" chậm rãi đi qua làng, xung quanh "ông" có đến bảy tám chục người đi theo hầu hai bên, trong số đó có nhiều người trong làng!
Đến ngày như "ông" hẹn, làng cho lập một lễ đài bằng cây ở miếng đất trống nhìn vào cổng đình. Trên lễ đài có một bàn thờ, cũng có nhang đèn, có bông hoa. Giữa bàn thờ có một tờ sớ viết bằng chữ Nho to tướng. Bên dưới lễ đài có trồng một cây trụ to, ở đó làng cho cột một con bò mộng, lễ vật "ông" đòi. Tới giờ, mặt trời đã lên cao, từ trong rừng sát "ông" về. "Ông" đi chậm chạp, thỉnh thoảng dừng lại quay đầu ngó bên nây bên kia, rồi tiếp tục đi.
Đến trước lễ đài, "ông" ngồi xuống, quay mặt về phía đình. Từ trong những nhà gần đó nhìn ra, người ta mới thấy rõ: "ông" có ba chân rưởi, chân sau bên trái bị cụt gần tới "gối". Ngồi một hồi khá lâu, "ông" chậm chạp leo lên lễ đài, "ông" đưa một "tay" nắm lấy tờ sớ rồi quay xuống chỗ con bò, "ông" gầm một tiếng to rồi đưa "tay" còn lại túm lấy con bò, xong "ông" phóng cà chọt cà chọt về phía rừng sát. Từ đó làng yên. Dân mới dám đi làm ruộng, làm rẫy hay làm rừng.
Nhưng rồi cũng liên tiếp mấy năm, cả một vùng lớn bị hạn, đồng cỏ không có, bò nuôi không được tốt. Năm đầu, làng đã phải cho người đi xa kiếm bò mua về để cúng "ông", ngặt năm đó, không làm sao tìm mua cho được một con bò cho vừa ý. Đến ngày, làng cũng phải lo cúng như hằng năm. Đến giờ, "ông" cũng về từ rừng sát, cũng lên lễ đài nhận tờ sớ, nhưng khi đi xuống chỗ con bò, "ông" gầm một tiếng rồi đưa tay bóp cổ chết con bò, "ông" không nhận, rồi "ông" dùng miệng xé rách tờ sớ, xong gầm giận thêm mấy tiếng rồi phóng nhanh về rừng sát.
Dân làng hoảng hồn, thì thật vậy, đêm đó, ông về bắt một hơi bốn người, rồi đêm sau thêm ba người, rồi cứ tiếp tục. Làng lại trở nên hoang vắng. Ai cũng ngại ra đường. Chợ búa vắng tanh. Trụ sở làng không ai lui tới, mấy ông làng thấp thỏm lo sợ đi tới làng làm việc.
Sáng hôm đó, hai thầy trò đến làng. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian này là hai thầy trò từ trên núi đi xuống làng. Thầy là một vị sư độ lục tuần nhưng trông người còn khỏe mạnh và tươi trẻ lắm. Trò là một chú tiểu độ mười lăm tuổi. Có năm, họ đi một thầy với ba hay bốn trò. Hai thầy trò mặc áo màu chàm, gánh mỗi người một gánh, trong đó có đựng thuốc được chế từ các loại cây cỏ trên núi.
Cứ mỗi lần đến làng, thầy trò bày thuốc ra bán, bán chưa hết, đến xin ngủ tạm ở nhà làng cho đến khi bán hết thuốc, thì thầy trò mới mua ít đồ dùng cần thiết rồi trở về núi. Mà lần nầy, chợ xá vắng tanh như thế nầy thì biết bán cho ai?! Sau khi biết qua cớ sự, hai thầy trò đi vô nhà làng để gặp các vị hương chức...
Nghe nhà sư nói sẽ giúp dân làng trừ con cọp này, các vị hương chức bán tin bán nghi, lại thêm nơm nớp lo sợ, vì có người dám nói phạm đến "ông". Nhưng rồi mấy ông cũng sai người thết đãi hai thầy trò nhà sư bữa cơm chay và lo dọn chỗ cho họ nghỉ đêm nay. Tối lại, sau bữa cơm chiều, hai thầy trò ngồi xếp bằng dưới đất tụng niệm. Xong đâu đó, chú tiểu nằm lăn ra ngủ, còn nhà sư thì vẫn còn ngồi tịnh cho tới khuya.
Sáng sớm, nhà sư đã thức dậy tụng niệm. Rồi hai thầy trò dùng bữa, xong lên đường. Theo sự chỉ dẫn của làng, hai thầy trò đi về hướng đình nơi mà mỗi lần về từ rừng sát, "ông" đều phải đi ngang qua đây. Hai thầy trò kẻ trước người sau, thầy đi trước, trò đi ở phía sau. Mỗi người đều có đem theo khúc cây mà họ dùng để gánh hàng từ trên núi xuống, vác trên vai.
Đến trước đình, hai thầy trò dừng chân nơi miếng đất trống phía trước đình. Đứng nhìn quanh một lúc, nhà sư ngồi xuống bãi cỏ, chấp tay trước ngực, tịnh, cây côn bọc sắt để bên cạnh. Chú tiểu cũng ngồi xuống phía sau, cây côn để nằm bên cạnh, cũng chấp tay trước ngực. Chú ngồi không yên, thỉnh thoảng chú quay lại phía sau như để canh chừng.
Hình như biết trước chuyện, đêm qua "ông" không về. Dân làng tránh được một đêm tang tóc. Mọi người ở trong nhà, đóng kín cửa theo dõi. Rồi không biết lát nữa đây "ông" có về không? Ai nấy im lặng, hồi hộp chờ. Nhìn ra nơi miếng đất trống, nhà sư vẫn ngồi bất động, chú tiểu vẫn ngồi phía sau, thỉnh thoảng quay qua quay lại. Rồi họ nhìn ra phía rừng sát, trông đợi.
Mặt trời đã lên cao. Bầu không gian đang im lặng bỗng bị phá vở. Mấy tiếng gầm vang lên từ phía rừng sát: "ông" về! Tới bìa rừng, đang phóng nhanh tự nhiên "ông" dừng lại, đứng nhìn về phía làng. Người ta chăm chú nhìn, nín thở, lo lắng. Chú tiểu hơi nhớm người như muốn đứng dậy, nhưng thấy nhà sư vẫn ngồi im, chú ngồi lại.
Từ phía bìa rừng, "ông" như đã thấy, hướng nhìn về phía hai thầy trò. Nhìn một lúc, "ông" chậm chạp đi về phía đình, đi được mấy thước lại đứng lại, tiếp tục nhìn. Nhìn một lúc lại đi, rồi lại dừng. Thân mình to lớn, lớn bằng con bò mộng, đi uốn éo, hơi giật giật vì chỉ đi có ba chân. Và khi mà khoảng cách giữa người và thú chỉ còn cách nhau khoảng hai mươi thước thì nhà sư đứng lên cầm lấy côn, thủ. Chú tiểu phía sau đứng lên nhanh hơn thầy mình, vội chụp côn, thủ.
Cọp tiến thêm về phía người. Khi còn cách nhau chừng mười thước, cọp dừng lại, ngồi xuống, đuôi vẫy qua vẫy lại, rồi ngó lơ đi chỗ khác như chẳng màng. Rồi quay mặt lại, cọp lấy tay cào cào dưới đất mấy cái, rồi đứng lên, đi đảo vòng về phía nhà sư. Thấy vậy nhà sư cũng đảo bộ, chuẩn bị, chú tiểu cũng di theo thầy để yểm trợ ở phía sau.
Cọp đảo qua phải, nhà sư đảo qua trái. Cọp đảo qua trái, nhà sư đảo qua phải. Cứ như vậy cho đến khi hai bên đối đầu, rồi cọp ra tay trước, nhào tới vớt một đòn tay phải. Nhà sư nhảy phóng qua trái của mình để tránh và vớt liền ngọn côn vào yết hầu cọp. Cọp liền đưa tay trái chụp côn, chú tiểu liền phóng lên, bổ ngọn côn xuống phá tay cọp cho vuột cây côn của thầy ra, nhân cơ hội nhà sư vội đâm gốc côn vào đầu cọp, rồi quay ngọn côn vẹt liền hai tay của cọp để nó không tiện tấn công trò mình.
Cứ như vậy trong thế liên hoàn tương trợ, hai thầy trò đã đấu với cọp hơn tiếng đồng hồ. Mô hôi đã thấm ướt áo hai thầy trò. Mồ hôi cũng đã rịn trán dân làng đang hồi hộp theo dõi. Nhờ bọc kín cho nhau, hai thầy trò chưa bị vết cào nào trong khi cọp đã lãnh nhiều đòn trí mạng của nhà sư và chú tiểu. Bị quần quá, cọp đã hơi lơi tay.
Nhận thấy rõ được điều đó và ý thức được việc không thể kéo dài cuộc đấu, lợi dụng lúc cọp lầm khi bị nhử bên trái, nhà sư vội phóng mình qua bên phải, sử dụng ngón tung bộ giáng côn, nhảy lên cao giáng xuống đầu cọp một đòn chí tử. Lãnh đòn, cọp rướn người. Nhà sư liền hạ bộ đâm thốc ngọn côn vào yết hầu cọp, cọp đưa tay đở ngọn côn, thì trong khi đó chú tiểu sử dụng tiếp ngọn tung bộ giáng côn nữa vào đầu cọp, cọp quay qua phải để nhìn và dự định phản đòn thì lúc đó nhà ssư đã ở bên trái cọp cũng tiếp tung bộ giáng côn.
Cọp quay qua trái không còn kịp tránh hay đở thì phía bên phải chú tiểu lại giáng đòn. Cọp không kịp quay qua trái thì đòn đến từ phiá phải do nhà sư nghe đánh bốp thật to: cọp ngả quỵ xuống, đầu bị bể, máu phun vọt ra. Như để chắc ý, chú tiểu lại đi luôn một hơi ngọn "liên tam đả", ba đòn liên tục giáng xuống đầu cọp. Cọp ngả lăn, ra, mắt mở trừng, bất động.
Thấy tai nạn đã qua, dân làng chạy ra để xem, và mừng nhà sư nhưng chưa dám tới gần. Họ vây quanh xa xa. Với con mắt tinh đời, nhà sư biết cọp đã chết nhưng vẫn cẩn thận, cầm cây côn chỉ vào đầu cọp rồi dùng đầu côn vạch lỗ tai, đếm, nhà sư giải thích:
- Con cọp này đã tới số rồi! Mà cũng may, nó mới giết có tám mươi bảy người, nếu chậm vài ngày, nó giết được một trăm người, nó thành tinh thì còn nguy hiểm hơn nữa.
Đó là chuyện đã xảy ra ở quê tôi, Bà Rịa, một tỉnh ở miền Nam nước Việt Nam, lâu lắm rồi.
Sưu Tầm
Ngày nay, đứng trước cổng đình nhìn ra là chợ Bà Rịa. Ngày xưa, ngay vị trí của chợ này là một miếng đất rộng, không được bằng phẳng, nhìn ra xung quanh thì toàn là rừng sát. Mà rừng sát thì có cọp. Thuở xưa hoang vắng, cọp thỉnh thoảng về phá xóm làng. Hồi đó, cách đã khá lâu, năm đó, cọp về làng Phước Lễ. Đêm nào cũng có nhà bị cọp bắt mất đi heo, gà, rồi lần tới bò. Dân làng lo sợ quá mức.
Trời vừa ngả chiều là nhà nào nhà nấy lo cửa đóng then cài. Ai cũng lo làm chặt thêm cửa cho chắc chắn. Đêm nằm thao thức, đâu có dám ngủ yên. Nữa đêm mà nghe tiếng "cà ụm, cà ụm" là người nào người nấy nín thở hết. Bắt lần hồi hết heo bò rồi cọp bắt tới người! Đang đêm nghe nhà ai có tiếng la thất thanh thì biết là nhà đó có người bị cọp về bắt. Ai đâu dám tiếp cứu? Theo ngày tháng, số người bị cọp bắt lên đến gần ba chục người. Có người đã bỏ làng đi nơi khác để lánh nạn.
Cũng thời may, có gia đình có con bị cọp bắt ăn thịt, ngày nào cũng cúng vái con. Hôm đó, người con về nhập vào người anh, mới báo cho biết: "Ông" đi ngang qua làng, không ai tiếp đón mà còn dám ngăn chận, nên "ông" giận, "ông" bắt cho biết! Người con cũng cho biết là hiện giờ mình đang đi hầu ông, đông đảo người đi theo hầu "ông" lắm.
Cả nhà lạy lục nhờ con xin tha cho làng thì người con nói là muốn "ông" hết giận thì ngày...giờ...làng phải cúng cho "ông" một con bò tơ mộng, nhớ phải có tờ sớ tạ lỗi. Sáng ra, cha mẹ đem trình làng. Làng lo ngay lập tức. Lập tức cử người đi mua cho được con bò tơ mộng. Rồi làng cũng lo tìm thầy đồ (các ông thầy dạy chữ Nho) để nhờ viết lá sớ tạ lỗi.
Từ hôm người con về báo cho đến ngày làng dâng lễ vật, yên. Đêm đêm cọp không về bắt nữa, nhưng có mấy đêm sáng trăng, "ông" cũng có về chơi! Nhờ bẵng đi một dạo không xảy ra vụ bắt nữa, dân làng cũng bớt sợ, nên đêm đó tuy nghe tiếng "ông" gầm to, có người dạn dĩ đã dám đứng trong nhà nhìn lén ra, mới thấy: "ông" có có ba chân thôi, "ông" đi cà thọt, "ông" chậm rãi đi qua làng, xung quanh "ông" có đến bảy tám chục người đi theo hầu hai bên, trong số đó có nhiều người trong làng!
Đến ngày như "ông" hẹn, làng cho lập một lễ đài bằng cây ở miếng đất trống nhìn vào cổng đình. Trên lễ đài có một bàn thờ, cũng có nhang đèn, có bông hoa. Giữa bàn thờ có một tờ sớ viết bằng chữ Nho to tướng. Bên dưới lễ đài có trồng một cây trụ to, ở đó làng cho cột một con bò mộng, lễ vật "ông" đòi. Tới giờ, mặt trời đã lên cao, từ trong rừng sát "ông" về. "Ông" đi chậm chạp, thỉnh thoảng dừng lại quay đầu ngó bên nây bên kia, rồi tiếp tục đi.
Đến trước lễ đài, "ông" ngồi xuống, quay mặt về phía đình. Từ trong những nhà gần đó nhìn ra, người ta mới thấy rõ: "ông" có ba chân rưởi, chân sau bên trái bị cụt gần tới "gối". Ngồi một hồi khá lâu, "ông" chậm chạp leo lên lễ đài, "ông" đưa một "tay" nắm lấy tờ sớ rồi quay xuống chỗ con bò, "ông" gầm một tiếng to rồi đưa "tay" còn lại túm lấy con bò, xong "ông" phóng cà chọt cà chọt về phía rừng sát. Từ đó làng yên. Dân mới dám đi làm ruộng, làm rẫy hay làm rừng.
Nhưng rồi cũng liên tiếp mấy năm, cả một vùng lớn bị hạn, đồng cỏ không có, bò nuôi không được tốt. Năm đầu, làng đã phải cho người đi xa kiếm bò mua về để cúng "ông", ngặt năm đó, không làm sao tìm mua cho được một con bò cho vừa ý. Đến ngày, làng cũng phải lo cúng như hằng năm. Đến giờ, "ông" cũng về từ rừng sát, cũng lên lễ đài nhận tờ sớ, nhưng khi đi xuống chỗ con bò, "ông" gầm một tiếng rồi đưa tay bóp cổ chết con bò, "ông" không nhận, rồi "ông" dùng miệng xé rách tờ sớ, xong gầm giận thêm mấy tiếng rồi phóng nhanh về rừng sát.
Dân làng hoảng hồn, thì thật vậy, đêm đó, ông về bắt một hơi bốn người, rồi đêm sau thêm ba người, rồi cứ tiếp tục. Làng lại trở nên hoang vắng. Ai cũng ngại ra đường. Chợ búa vắng tanh. Trụ sở làng không ai lui tới, mấy ông làng thấp thỏm lo sợ đi tới làng làm việc.
Sáng hôm đó, hai thầy trò đến làng. Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian này là hai thầy trò từ trên núi đi xuống làng. Thầy là một vị sư độ lục tuần nhưng trông người còn khỏe mạnh và tươi trẻ lắm. Trò là một chú tiểu độ mười lăm tuổi. Có năm, họ đi một thầy với ba hay bốn trò. Hai thầy trò mặc áo màu chàm, gánh mỗi người một gánh, trong đó có đựng thuốc được chế từ các loại cây cỏ trên núi.
Cứ mỗi lần đến làng, thầy trò bày thuốc ra bán, bán chưa hết, đến xin ngủ tạm ở nhà làng cho đến khi bán hết thuốc, thì thầy trò mới mua ít đồ dùng cần thiết rồi trở về núi. Mà lần nầy, chợ xá vắng tanh như thế nầy thì biết bán cho ai?! Sau khi biết qua cớ sự, hai thầy trò đi vô nhà làng để gặp các vị hương chức...
Nghe nhà sư nói sẽ giúp dân làng trừ con cọp này, các vị hương chức bán tin bán nghi, lại thêm nơm nớp lo sợ, vì có người dám nói phạm đến "ông". Nhưng rồi mấy ông cũng sai người thết đãi hai thầy trò nhà sư bữa cơm chay và lo dọn chỗ cho họ nghỉ đêm nay. Tối lại, sau bữa cơm chiều, hai thầy trò ngồi xếp bằng dưới đất tụng niệm. Xong đâu đó, chú tiểu nằm lăn ra ngủ, còn nhà sư thì vẫn còn ngồi tịnh cho tới khuya.
Sáng sớm, nhà sư đã thức dậy tụng niệm. Rồi hai thầy trò dùng bữa, xong lên đường. Theo sự chỉ dẫn của làng, hai thầy trò đi về hướng đình nơi mà mỗi lần về từ rừng sát, "ông" đều phải đi ngang qua đây. Hai thầy trò kẻ trước người sau, thầy đi trước, trò đi ở phía sau. Mỗi người đều có đem theo khúc cây mà họ dùng để gánh hàng từ trên núi xuống, vác trên vai.
Đến trước đình, hai thầy trò dừng chân nơi miếng đất trống phía trước đình. Đứng nhìn quanh một lúc, nhà sư ngồi xuống bãi cỏ, chấp tay trước ngực, tịnh, cây côn bọc sắt để bên cạnh. Chú tiểu cũng ngồi xuống phía sau, cây côn để nằm bên cạnh, cũng chấp tay trước ngực. Chú ngồi không yên, thỉnh thoảng chú quay lại phía sau như để canh chừng.
Hình như biết trước chuyện, đêm qua "ông" không về. Dân làng tránh được một đêm tang tóc. Mọi người ở trong nhà, đóng kín cửa theo dõi. Rồi không biết lát nữa đây "ông" có về không? Ai nấy im lặng, hồi hộp chờ. Nhìn ra nơi miếng đất trống, nhà sư vẫn ngồi bất động, chú tiểu vẫn ngồi phía sau, thỉnh thoảng quay qua quay lại. Rồi họ nhìn ra phía rừng sát, trông đợi.
Mặt trời đã lên cao. Bầu không gian đang im lặng bỗng bị phá vở. Mấy tiếng gầm vang lên từ phía rừng sát: "ông" về! Tới bìa rừng, đang phóng nhanh tự nhiên "ông" dừng lại, đứng nhìn về phía làng. Người ta chăm chú nhìn, nín thở, lo lắng. Chú tiểu hơi nhớm người như muốn đứng dậy, nhưng thấy nhà sư vẫn ngồi im, chú ngồi lại.
Từ phía bìa rừng, "ông" như đã thấy, hướng nhìn về phía hai thầy trò. Nhìn một lúc, "ông" chậm chạp đi về phía đình, đi được mấy thước lại đứng lại, tiếp tục nhìn. Nhìn một lúc lại đi, rồi lại dừng. Thân mình to lớn, lớn bằng con bò mộng, đi uốn éo, hơi giật giật vì chỉ đi có ba chân. Và khi mà khoảng cách giữa người và thú chỉ còn cách nhau khoảng hai mươi thước thì nhà sư đứng lên cầm lấy côn, thủ. Chú tiểu phía sau đứng lên nhanh hơn thầy mình, vội chụp côn, thủ.
Cọp tiến thêm về phía người. Khi còn cách nhau chừng mười thước, cọp dừng lại, ngồi xuống, đuôi vẫy qua vẫy lại, rồi ngó lơ đi chỗ khác như chẳng màng. Rồi quay mặt lại, cọp lấy tay cào cào dưới đất mấy cái, rồi đứng lên, đi đảo vòng về phía nhà sư. Thấy vậy nhà sư cũng đảo bộ, chuẩn bị, chú tiểu cũng di theo thầy để yểm trợ ở phía sau.
Cọp đảo qua phải, nhà sư đảo qua trái. Cọp đảo qua trái, nhà sư đảo qua phải. Cứ như vậy cho đến khi hai bên đối đầu, rồi cọp ra tay trước, nhào tới vớt một đòn tay phải. Nhà sư nhảy phóng qua trái của mình để tránh và vớt liền ngọn côn vào yết hầu cọp. Cọp liền đưa tay trái chụp côn, chú tiểu liền phóng lên, bổ ngọn côn xuống phá tay cọp cho vuột cây côn của thầy ra, nhân cơ hội nhà sư vội đâm gốc côn vào đầu cọp, rồi quay ngọn côn vẹt liền hai tay của cọp để nó không tiện tấn công trò mình.
Cứ như vậy trong thế liên hoàn tương trợ, hai thầy trò đã đấu với cọp hơn tiếng đồng hồ. Mô hôi đã thấm ướt áo hai thầy trò. Mồ hôi cũng đã rịn trán dân làng đang hồi hộp theo dõi. Nhờ bọc kín cho nhau, hai thầy trò chưa bị vết cào nào trong khi cọp đã lãnh nhiều đòn trí mạng của nhà sư và chú tiểu. Bị quần quá, cọp đã hơi lơi tay.
Nhận thấy rõ được điều đó và ý thức được việc không thể kéo dài cuộc đấu, lợi dụng lúc cọp lầm khi bị nhử bên trái, nhà sư vội phóng mình qua bên phải, sử dụng ngón tung bộ giáng côn, nhảy lên cao giáng xuống đầu cọp một đòn chí tử. Lãnh đòn, cọp rướn người. Nhà sư liền hạ bộ đâm thốc ngọn côn vào yết hầu cọp, cọp đưa tay đở ngọn côn, thì trong khi đó chú tiểu sử dụng tiếp ngọn tung bộ giáng côn nữa vào đầu cọp, cọp quay qua phải để nhìn và dự định phản đòn thì lúc đó nhà ssư đã ở bên trái cọp cũng tiếp tung bộ giáng côn.
Cọp quay qua trái không còn kịp tránh hay đở thì phía bên phải chú tiểu lại giáng đòn. Cọp không kịp quay qua trái thì đòn đến từ phiá phải do nhà sư nghe đánh bốp thật to: cọp ngả quỵ xuống, đầu bị bể, máu phun vọt ra. Như để chắc ý, chú tiểu lại đi luôn một hơi ngọn "liên tam đả", ba đòn liên tục giáng xuống đầu cọp. Cọp ngả lăn, ra, mắt mở trừng, bất động.
Thấy tai nạn đã qua, dân làng chạy ra để xem, và mừng nhà sư nhưng chưa dám tới gần. Họ vây quanh xa xa. Với con mắt tinh đời, nhà sư biết cọp đã chết nhưng vẫn cẩn thận, cầm cây côn chỉ vào đầu cọp rồi dùng đầu côn vạch lỗ tai, đếm, nhà sư giải thích:
- Con cọp này đã tới số rồi! Mà cũng may, nó mới giết có tám mươi bảy người, nếu chậm vài ngày, nó giết được một trăm người, nó thành tinh thì còn nguy hiểm hơn nữa.
Đó là chuyện đã xảy ra ở quê tôi, Bà Rịa, một tỉnh ở miền Nam nước Việt Nam, lâu lắm rồi.
Sưu Tầm
Thanked by 2 Members:
|
|
#453
Gửi vào 04/06/2012 - 09:49
BÍ ẨN NGÔI NHÀ CÓ MA TẠI BAN MÊ THUỘT
Ngày trước gia đình tôi ở Ban mê Thuột. Khi đi thuê nhà để mở quán nhậu và cũng để ở thì người chủ nhà cho biết, căn nhà nầy đã qua rất nhiều chủ, bởi ai vào đó ở một thời gian cũng nói là nhà có ma và dọn ra. Ba tôi không tin ma, chỉ cần giá nhà rẻ là được nên đã thuê căn nhà đó.
Vào ở được một thời gian thì má tôi có cảm giác trong nhà luôn như có ai đi qua lại, có lần thì nghe tiếng rổn rảng của tiền xu do bàn tay vô hình nào đó quăng ra ngoài sân, mấy lần chạy ra coi đều không thấy có gì hết. Người trong nhà thì nhiều lần thức dậy thấy mình ngủ ở dưới đất, leo lên giường ngủ lại cũng bị khiêng để nằm dưới đất. Má tôi lo sợ, còn ba tôi thì không tin, cho là má và chúng tôi tưởng tượng hay bày đặt chuyện, quán nhậu của ba tôi mở ra rất đắt khách.
Má tôi lo lắng nhà có ma không tốt lành nên đi coi bói. Thầy bói nói nhà có ma nên phải cúng kiến cho họ, họ mới để yên cho làm ăn. Nhưng trong hai tháng tới, phải cẩn thận trong nhà sẽ có người chết. Từ đó má tôi làm theo lời thầy bói, hằng ngày đều cúng kiếng, trong nhà được bình thường trở lại, không có những hiện tượng như trước. Và gần tới kỳ hạn hai tháng đó, má tôi bị bịnh nặng phải vào nhà thương. Chúng tôi đều lo thầy bói đã nói đúng, sợ là má tôi sẽ không qua khỏi.
Má vào nhà thương, còn ba thì lo cho cái quán. Ngày đó có một người khách, mặc đồ công an vào ăn. Người này đang ngồi ăn thì bổng có một người từ ngoài chạy vào bắn ông ngã lăn xuống đất. Lúc đó trong quán hỗn loạn, cảnh sát tới bắt ba của tôi về để điều tra, anh em chúng tôi đều bị khủng hoảng khi nhìn thấy xác chết nằm trong quán. Cũng may là ba tôi cũng được thả về sau đó, và má tôi cũng được bình phục ra viện. Má tôi vẫn lo cúng hằng ngày nhưng quán ăn bị ế và đi xuống luôn từ đó.
Sau năm 1975, chúng tôi dọn đi nơi khác. Người chủ mới vào căn nhà đó ở không bao lâu, thì chúng tôi nghe được tin họ cũng bỏ đi, vì trong nhà có hiện tượng ly nước tự đổ xuống bàn và nước từ từ biến mất như có ai hút hết, người ta còn thấy có những người áo trắng phất phơ qua lại trong nhà.
Sau đó gia đình tôi đi Mỹ sống, đời sống đối với tôi ở đâu cũng chật vật cực khổ, nhưng tôi không còn thấy hiện tượng huyền bí nào khác. Tôi tin có số mạng từ khi ông thầy bói coi cho má tôi nói trúng chuyện trong nhà có người chết, mà may người chết đó không phải là má tôi. Còn về bản thân tôi, qua Mỹ cũng có đi coi bói, hỏi chuyện tình duyên, thầy bói nói tôi sẽ lấy chồng nhỏ tuổi hơn tôi. Như vậy thì rất là lạ. Không ngờ vậy mà cũng đúng luôn.
HaTuAnh
Ngày trước gia đình tôi ở Ban mê Thuột. Khi đi thuê nhà để mở quán nhậu và cũng để ở thì người chủ nhà cho biết, căn nhà nầy đã qua rất nhiều chủ, bởi ai vào đó ở một thời gian cũng nói là nhà có ma và dọn ra. Ba tôi không tin ma, chỉ cần giá nhà rẻ là được nên đã thuê căn nhà đó.
Vào ở được một thời gian thì má tôi có cảm giác trong nhà luôn như có ai đi qua lại, có lần thì nghe tiếng rổn rảng của tiền xu do bàn tay vô hình nào đó quăng ra ngoài sân, mấy lần chạy ra coi đều không thấy có gì hết. Người trong nhà thì nhiều lần thức dậy thấy mình ngủ ở dưới đất, leo lên giường ngủ lại cũng bị khiêng để nằm dưới đất. Má tôi lo sợ, còn ba tôi thì không tin, cho là má và chúng tôi tưởng tượng hay bày đặt chuyện, quán nhậu của ba tôi mở ra rất đắt khách.
Má tôi lo lắng nhà có ma không tốt lành nên đi coi bói. Thầy bói nói nhà có ma nên phải cúng kiến cho họ, họ mới để yên cho làm ăn. Nhưng trong hai tháng tới, phải cẩn thận trong nhà sẽ có người chết. Từ đó má tôi làm theo lời thầy bói, hằng ngày đều cúng kiếng, trong nhà được bình thường trở lại, không có những hiện tượng như trước. Và gần tới kỳ hạn hai tháng đó, má tôi bị bịnh nặng phải vào nhà thương. Chúng tôi đều lo thầy bói đã nói đúng, sợ là má tôi sẽ không qua khỏi.
Má vào nhà thương, còn ba thì lo cho cái quán. Ngày đó có một người khách, mặc đồ công an vào ăn. Người này đang ngồi ăn thì bổng có một người từ ngoài chạy vào bắn ông ngã lăn xuống đất. Lúc đó trong quán hỗn loạn, cảnh sát tới bắt ba của tôi về để điều tra, anh em chúng tôi đều bị khủng hoảng khi nhìn thấy xác chết nằm trong quán. Cũng may là ba tôi cũng được thả về sau đó, và má tôi cũng được bình phục ra viện. Má tôi vẫn lo cúng hằng ngày nhưng quán ăn bị ế và đi xuống luôn từ đó.
Sau năm 1975, chúng tôi dọn đi nơi khác. Người chủ mới vào căn nhà đó ở không bao lâu, thì chúng tôi nghe được tin họ cũng bỏ đi, vì trong nhà có hiện tượng ly nước tự đổ xuống bàn và nước từ từ biến mất như có ai hút hết, người ta còn thấy có những người áo trắng phất phơ qua lại trong nhà.
Sau đó gia đình tôi đi Mỹ sống, đời sống đối với tôi ở đâu cũng chật vật cực khổ, nhưng tôi không còn thấy hiện tượng huyền bí nào khác. Tôi tin có số mạng từ khi ông thầy bói coi cho má tôi nói trúng chuyện trong nhà có người chết, mà may người chết đó không phải là má tôi. Còn về bản thân tôi, qua Mỹ cũng có đi coi bói, hỏi chuyện tình duyên, thầy bói nói tôi sẽ lấy chồng nhỏ tuổi hơn tôi. Như vậy thì rất là lạ. Không ngờ vậy mà cũng đúng luôn.
HaTuAnh
Thanked by 2 Members:
|
|
#454
Gửi vào 07/06/2012 - 21:38
BÓNG MA TU SĨ TRÊN BỜ SÔNG
Một nữ tu sĩ mặc trang phục từ thế kỷ mười chín, hiện ra trong bức ảnh của một nhiếp ảnh gia tại thành phố Galway, Ireland.
Jonathan Curran, một nhiếp ảnh gia tại Galway, chụp mười ba ảnh về đoạn kè Long Walk bên bờ sông Corrib, để ghép chúng thành bức ảnh toàn cảnh. Thời gian ngừng giữa mỗi ảnh chưa tới một phút. Một lát sau anh thấy một thứ bất thường trong một bức ảnh. Đó là hình bóng một phụ nữ lớn tuổi mặc trang phục tu sĩ từ thế kỷ mười chín trên kè. Curran vội vàng kiểm tra mười hai bức ảnh còn lại, song không thấy điều gì bất thường.
- Nữ tu sĩ ấy không xuất hiện trước hoặc sau khi tôi chụp bức ảnh và cũng không hiện ra trong bất kỳ bức ảnh nào khác. Có vẻ như bà chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất. Vài người bước trên đoạn kè Long Walk hôm đó, nhưng họ không biết sự hiện diện của nữ tu sĩ. Curran kể.
Curran gửi bức ảnh bất thường tới báo Galway Independent. Dư luận bàn tán sôi nổi sau khi bức ảnh được đăng. Nhiều người đoán bóng ma là kết quả của một hiện tượng quang học, song một số người khẳng định đó là bóng ma thật.
William Henry, một sử gia sống tại thành phố Galway, nói rằng trong nhiều thập kỷ qua, người dân thành phố đồn đại nhiều câu chuyện về một phụ nữ bí ẩn với trang phục thời trung cổ và xuất hiện ở nhiều nơi trong thành phố. Sử gia này công nhận bóng ma trong ảnh của Curran hiện ra rất rõ.
- Có vẻ như bà ta nhìn thẳng vào máy ảnh. Hành vi đó cho thấy bà ta nhận thức rõ về khung cảnh xung quanh. Henry bình luận.
Minh Long
Một nữ tu sĩ mặc trang phục từ thế kỷ mười chín, hiện ra trong bức ảnh của một nhiếp ảnh gia tại thành phố Galway, Ireland.
Jonathan Curran, một nhiếp ảnh gia tại Galway, chụp mười ba ảnh về đoạn kè Long Walk bên bờ sông Corrib, để ghép chúng thành bức ảnh toàn cảnh. Thời gian ngừng giữa mỗi ảnh chưa tới một phút. Một lát sau anh thấy một thứ bất thường trong một bức ảnh. Đó là hình bóng một phụ nữ lớn tuổi mặc trang phục tu sĩ từ thế kỷ mười chín trên kè. Curran vội vàng kiểm tra mười hai bức ảnh còn lại, song không thấy điều gì bất thường.
- Nữ tu sĩ ấy không xuất hiện trước hoặc sau khi tôi chụp bức ảnh và cũng không hiện ra trong bất kỳ bức ảnh nào khác. Có vẻ như bà chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất. Vài người bước trên đoạn kè Long Walk hôm đó, nhưng họ không biết sự hiện diện của nữ tu sĩ. Curran kể.
Curran gửi bức ảnh bất thường tới báo Galway Independent. Dư luận bàn tán sôi nổi sau khi bức ảnh được đăng. Nhiều người đoán bóng ma là kết quả của một hiện tượng quang học, song một số người khẳng định đó là bóng ma thật.
William Henry, một sử gia sống tại thành phố Galway, nói rằng trong nhiều thập kỷ qua, người dân thành phố đồn đại nhiều câu chuyện về một phụ nữ bí ẩn với trang phục thời trung cổ và xuất hiện ở nhiều nơi trong thành phố. Sử gia này công nhận bóng ma trong ảnh của Curran hiện ra rất rõ.
- Có vẻ như bà ta nhìn thẳng vào máy ảnh. Hành vi đó cho thấy bà ta nhận thức rõ về khung cảnh xung quanh. Henry bình luận.
Minh Long
Thanked by 2 Members:
|
|
#455
Gửi vào 08/06/2012 - 08:44
CẬU SÁU TÔI
Chuyện này tôi được nghe kể lại từ mẹ tôi, nhưng tôi dám đảm bảo chuyện có thật 100%, vì đệ tử nhà Phật không nói dối, không vọng ngữ.
Chuyện bắt đầu từ nhà ông bà ngoại tôi, ông bà có đến mười ba người con, trong đó mẹ tôi là con cả, mười ba nhưng lại mất đi hai người là cậu sáu và dì bảy của tôi. Không biết lý do vì sao mất tôi cũng chưa nghe ai trong nhà kể lại có do bệnh mà mất.
Một hôm bà ngoại của tôi nằm ngủ thì mơ thấy cậu về, cậu nói cậu đã đỗ trạng rồi xin bà ngoại mình mua cho cậu con ngựa trắng, vì trạng chỉ cưỡi ngựa trắng. Thế là khi tỉnh dậy bà ngoại tôi mau mau chạy đi mua con ngựa giấy màu trắng về đốt, nhưng khi vừa đem con ngựa về thì bị ông ngoại tôi phản đối, lấy cây đập gãy hết một chân con ngựa. Đến tối hôm đó thì đến lượt ông ngoại nằm mơ, cậu về cậu nói:
- Sao ba có con ngựa ba không cho con mà ba đập què chân nó đi.
Đến sáng thức dậy ông ngoại tôi lập tức đem con ngựa đi đốt, nhưng trong lòng vẫn cho là quỷ ma nên muốn âm thầm đi kiếm thầy về nhốt cậu vào hũ, hình như biết được ý định đó của ông ngoại tôi hay sao đó, mà chẳng thấy ông bà nằm mơ thấy cậu nữa.
Nhưng chuyện chưa kết thúc ở đó, mẹ tôi đã nhiều lần bị cậu nhập vào người, đây là câu chuyện của mẹ tôi, lúc đó mẹ tôi đã ba mươi mấy tuổi, còn ba tôi thì đi vượt biên nhưng không đến nước Mỹ xa hoa, mà lại bị vướng lại trên đảo ở gần malaysia hay indonesia gì đó. Mẹ tôi vốn mang bệnh hen suyễn từ nhỏ, bà nội tôi vì thương con dâu cứ mang bệnh hoạn lại vừa một mình nuôi tôi, nên một hôm bà nói với mẹ tôi:
- Mẹ biết có ông thầy này, ổng trị bệnh cho người ta hình như cho uống nước lã mà bệnh cũng thuyên giảm, nên con thử đi với mẹ một chuyến xem sao, có thể phước chủ may thầy con được khỏi bệnh, nhưng con nhớ là đến nơi thì nói đi trị bệnh nha, đừng có hỏi gì thêm mấy vụ kia nha kẻo thầy không chữa cho thì khổ.
- Dạ!
Mẹ tôi ngơ ngác không hiểu bà nội nói vụ kia là cái gì nhưng cũng đi theo bà nội đến gặp thầy, đến nơi lúc đó cũng đã thưa người rồi nên thầy cho mẹ tôi vào, vào đến nơi thầy mời mẹ và bà nội tôi ngồi xuống nói chuyện, thầy hỏi:
- Cô với bà đến đây chắc có việc gì cần đến tôi?
- Dạ con đi trị bệnh, con bị bệnh suyễn từ nhỏ đã uống rất nhiều thuốc cả tây lẫn đông y mà đến giờ vẫn chưa khỏi, nay con đến xin thầy giúp giùm con.
Thầy nhìn qua sắc mặt mẹ tôi xong thầy nói:
- Thôi được rồi, nay cô đến đây chắc cũng có lẽ là cái duyên của cô với tôi.
Rồi thầy đến thắp nhang cho tất cả các bàn thờ trong nhà, sau đó thầy đến chỗ mẹ tôi thầy bắt đầu trị bệnh:
- Giờ ai đang đi theo cô này, có gì muốn nói cứ lên đi tôi cho phép lên để nói đó.
Mẹ tôi chưng hửng luôn, tự nhiên đến trị bệnh mà thầy lại kêu ai lên nói chuyện với thầy là sao? Bỗng sau phút thầy dứt câu mời người nào đó lên nói chuyện, thì mẹ tôi cảm thấy có một lực gì đó áp vô người và rồi dường như có ai đó điều khiển thân thể mình chứ không phải là mình nữa, mặc dù thể xác làm gì mẹ đều biết nhưng không thể điều khiển được, để mặc cho người thầy mời lên giao tiếp với thầy:
- Ai đây? sao mà cứ đi theo bóp cổ bóp hầu người ta hoài vậy, tôi cho phép nói đó, có gì muốn nói thì nói đi.
Nhưng mẹ tôi lại chẳng nói được lời nào, mà chỉ khóc rất dữ dội, gần như là muốn đập bàn đập ghế nhà thầy. Chà tình hình có vẻ căng thẳng quá, trong đầu mẹ tôi cứ nghĩ, quái vậy trời? sao tự nhiên mình không điều khiển được chính mình nữa, mặc dù cái thân xác đó đang làm gì mẹ đều biết hết. Khóc lóc một hồi mẹ tôi ngưng khóc, lúc này thầy mới nói:
- Sao rồi bình tỉnh chưa? chưa nói chuyện được đúng không? để tôi khai khẩu cho nói.
Rồi thầy lấy nhang kêu mẹ tôi há miệng ra, thầy khai khẩu thầy vẽ cái gì đó cách không ở miệng mẹ tôi, sau đó thầy dạy đọc A, B, C giống như người ta dạy con nít tập đọc vậy, sau một hồi tập đọc, thầy bắt đầu ngồi xuống nói chuyện với mẹ tôi:
- Sao có gì uất ức, buồn phiền mà khóc lóc thảm thiết dữ vậy? nói thầy nghe coi thầy có giúp được gì cho không?
Vừa nghe thầy nói dứt câu thì mẹ tôi lại khóc òa lên nữa, vừa khóc vừa la lớn lên:
- Con về, ba con đòi kiếm thầy pháp bắt con bỏ vô hủ đó thầy.
Thầy mới chặc lưỡi:
- Con về con có quậy phá gì không mà ba con đòi bắt con bỏ hủ?
- Dạ không.
- Vậy ông ba đó ác quá rồi.
Vừa nghe thầy nói ba mình ác thì mẹ tôi nói:
- Thầy, xin thầy đừng chửi ba con, dù gì ổng cũng là ba của con.
- Ừ...ừ..
Kể đến đây tôi nhớ đến một đoạn thầy lấy nước lã trong ly và cây lược lại cho mẹ tôi chải đầu, mẹ tôi cầm cây lược bắt đầu lấy cây lược chải, thầy đưa kiếng cho nhìn thầy hỏi:
- Đẹp không con?
- Dạ không.
Vậy là mẹ tôi tiếp tục chải, thầy cứ đưa kiếng cho nhìn cho đến khi mẹ tôi kêu đẹp thì thôi, mặc dù trong tâm trí mẹ tôi thì nghĩ: "nhìn thấy ghê vậy mà đẹp gì trời". Rồi thầy đưa ba cái lọ đến, nghe mẹ kể không biết là dầu thơm hay gì đưa cho mẹ ngửi, cái lọ đầu thầy hỏi:
- Thơm không con?
- Dạ, không thơm.
Đến lọ thứ ba mẹ tôi mới nói thơm, rồi xức lên người nhưng lại xức với vẻ rất sốt sắng, xức lên đầu lên cổ, nghe kể xức dầu thơm mà cứ như tắm vậy, tươm tất hết rồi thầy mới hỏi:
- Sao con đi theo cô này vậy?
- Dạ thật sự con không muốn vào cái thân này đâu, cái thân này dơ lắm, tạp nhạp lắm. (Sau này nghe mẹ tôi kể lại là do ba tôi đi vượt biên, ở nhà vì quá nghèo khổ, ông bà ngoại thì không giúp gì, bên nhà nội thì quá nghèo nên mẹ tôi mới xin vào nhà hàng làm tiếp viên để kiếm tiền nuôi con, nên cậu tôi mới nói cái thân này dơ), nhưng vì chị đây có duyên với con nên con mới theo.
- Nhưng theo thôi con còn hành bệnh người ta làm gì tội nghiệp cho người ta?
- Cái đó là con trừng phạt để chỉ bỏ nghề ,chị này tới năm bốn mươi hai tuổi sẽ làm thầy để cứu nhân độ thế.
- Nhưng mà làm thầy để cứu nhân độ thế thì sẽ nghèo khổ lắm.
- không có nghèo đâu đừng có lo.
- Vậy giờ con lên đây có ước nguyện gì không nói cho thầy nghe coi thầy có giúp được gì không?
- Dạ con muốn cứu nhân độ thế.
- Ừ.
- Con muốn thầy cũng vậy, (trong đầu mẹ mình nghĩ: quái tự nhiên giờ chuyển qua thầy kêu thầy cứu nhân độ thế).
- Vậy thầy chỉ lấy tiền của người giàu thôi để cứu người nghèo có được không?
- Dạ được.
Xong rồi cậu tôi xuất đi, lúc này mẹ tôi có thể hoạt động bình thường lại như cũ, rồi thầy mới nói với mẹ và bà nội tôi rằng:
- Nó được Mẹ sai xuống để giúp đời, bà và cô đây nãy giờ cũng chứng kiến rồi thôi cứ về đi, rồi bệnh từ từ sẽ hết thôi.
Sau chuyến đi tới thầy chữa bệnh, mẹ tôi bỗng dưng có khả năng coi bói, mẹ tôi có thể coi đúng đến bảy, tám phần, nhưng muốn chính xác hơn thì mẹ khấn mời cậu về coi, và khi cậu về thì mẹ tôi xưng là " Trạng Sáu".
Nhưng ác cái mẹ tôi lại không thể tiếp tục nghề phục vụ trong nhà hàng nữa, vì khi ngồi tiếp khách thì lại kêu toàn những món ăn sang trọng lên. Khách hỏi ai kêu, tự mẹ tôi nhận là mẹ kêu rồi tự nhận trả tiền luôn, rồi ăn như là bị bỏ đói mấy năm vậy, ăn uống kiểu đó nên tiền lương chẳng thấm vào đâu, mẹ tôi mới bỏ nghề về mở tiệm bán cà phê cóc.
Sau ba, bốn năm sau thì ba tôi bị trục xuất từ đảo về Việt Nam, ba với mẹ tôi mới làm nghề lái heo để kiếm tiền, lúc đầu thì ngày lời hai, ba triệu, nhưng đến năm bốn mươi mốt tuổi, thì bên gia đình nội mới kêu thợ về sửa sang lại mộ phần cho ông bà nội tôi (lúc này bà nội tôi đã qua đời). Sau khi sửa sang mộ phần xong, tự nhiên nguyên gia đình bên nội tôi cả cha và mẹ tôi bỗng dưng làm ăn thua lỗ đến mức không ngờ, đến nổi mẹ tôi phải nợ đến bảy mươi tám triệu và phải trốn nợ đến Bình Điền, Bình chánh.
Ở đây mẹ tôi làm đủ thứ nghề: bán cháo, cà phê...nhưng mà hình như chẳng làm ăn được gì, một nồi cháo đem ra bán được đúng một tô, trong lúc ngồi bán rảnh rỗi, thấy chi bán bún ngồi kế bên kể hoàn cảnh bi đát không thua gì mình, nên mẹ tôi mới lấy bài ra coi cho chị đó một quẻ. Không ngờ ngày hôm sau, người ta ùn ùn kéo đến nhà mẹ năn nỉ xin coi bói, đi xe máy có, đi xe hơi có, xe đạp có, không những vậy hàng xóm kế bên nhà đi bộ qua cũng có.
Mẹ tôi mới nói với mọi người rằng"
- Tôi đâu có biết coi bói gì...nếu biết tôi coi cho tôi thì tôi đâu đến mức khổ như vậy.
Mà mọi người vẫn không chịu, cuối cùng từ từ đến chiều tối chỉ còn lại hai người nói sao cũng không chịu về, mẹ tôi đành cầm bài ra coi cho hai người đó, họ cho mẹ tôi người cho hai chục, người cho năm chục, vì nghèo khổ quá nên mẹ tôi cũng cầm đỡ để mua gạo sống đỡ qua ngày. Vậy là ngày hôm sau dòng người lại ùn ùn kéo đến nhà tôi y như hôm trước, nhưng lần này mẹ tôi không coi cho ai hết.
Trốn nợ được sáu tháng, mẹ tôi mới quay về nhà để điều đình nợ và rồi mở quán cà phê cóc để sống qua ngày và trả nợ, không làm thầy bà gì cả, đến mười năm sau mới dứt được nợ, nhưng khi thấy ai kể chuyện bi đát một chút là mẹ tôi lấy bài ra bói cho người đó, nhưng không lấy đồng nào đâu nhá, nếu cần thì vẫn xin cậu về bói được.
Thêm một câu chuyện nữa về cậu tôi: Đó là tết năm nay, khi mẹ tôi ngồi chơi ngoài sân với dì mười, vì con đường Phan Văn Khỏe gần chợ Kim Biên được người ta làm cái lề đường rất rộng, chiều chiều lấy ghế ra ngồi rất mát, đang ngồi bỗng dưng mẹ tôi đổi sắc mặt, đá nhẹ cái ghế không ai ngồi kế bên dì mười tôi cái "xoạt", dì mười tôi chưng hửng luôn:
- Gì vậy bà, tự nhiên đá ghế vậy?
Mẹ tôi mới nhìn qua dì mười tôi, hỏi lại:
- Biết ai đây không?
- Bà này ngộ, bà là bà hai chứ ai mà tự nhiên hỏi.
Cậu tôi mới cười một hơi rồi nói:
- Trạng nè, anh chị em giờ ai cũng khá giả không ai nhớ gì đến tôi hết, chẳng ai đốt gì cho tôi.
Đến đây thì dì tôi đã biết cậu về:
- Dạ anh sáu hả anh sáu, anh cần gì thì nói em mười đốt cho anh.
- Em nghèo gần chết thì để tiền mà xài?
- Dạ cần gì thì anh cứ nói để em đốt cho anh.
Cậu tôi mới ừ rồi nói tiếp:
- Qua tết từ chùa đến ngã tư có người chết.
- Ai chết vậy anh sáu?
- Để qua tết đi rồi biết giờ nói không có được thôi giờ đi chơi.
Vậy là cậu tôi xuất ra, mà đúng là qua tết có người chết thiệt, không ai xa lạ đó là dượng tư tôi đi công tác ngoài Hà Nội, hôm trước còn gọi điện về thăm vợ con thì ba giờ sáng hôm sau đột quỵ ra đi mà chẳng được nhìn mặt vợ con. Qua đám tang của dượng tư tôi, dì tư tôi mới nói với mẹ tôi:
- Bà đoán hay quá, đoán ngay thằng em rể của bà chồng tôi.
- Tao đâu có biết gì đâu, thằng sáu nó về nó nói chứ tao có biết cái gì mà mày trách.
hailove
Chuyện này tôi được nghe kể lại từ mẹ tôi, nhưng tôi dám đảm bảo chuyện có thật 100%, vì đệ tử nhà Phật không nói dối, không vọng ngữ.
Chuyện bắt đầu từ nhà ông bà ngoại tôi, ông bà có đến mười ba người con, trong đó mẹ tôi là con cả, mười ba nhưng lại mất đi hai người là cậu sáu và dì bảy của tôi. Không biết lý do vì sao mất tôi cũng chưa nghe ai trong nhà kể lại có do bệnh mà mất.
Một hôm bà ngoại của tôi nằm ngủ thì mơ thấy cậu về, cậu nói cậu đã đỗ trạng rồi xin bà ngoại mình mua cho cậu con ngựa trắng, vì trạng chỉ cưỡi ngựa trắng. Thế là khi tỉnh dậy bà ngoại tôi mau mau chạy đi mua con ngựa giấy màu trắng về đốt, nhưng khi vừa đem con ngựa về thì bị ông ngoại tôi phản đối, lấy cây đập gãy hết một chân con ngựa. Đến tối hôm đó thì đến lượt ông ngoại nằm mơ, cậu về cậu nói:
- Sao ba có con ngựa ba không cho con mà ba đập què chân nó đi.
Đến sáng thức dậy ông ngoại tôi lập tức đem con ngựa đi đốt, nhưng trong lòng vẫn cho là quỷ ma nên muốn âm thầm đi kiếm thầy về nhốt cậu vào hũ, hình như biết được ý định đó của ông ngoại tôi hay sao đó, mà chẳng thấy ông bà nằm mơ thấy cậu nữa.
Nhưng chuyện chưa kết thúc ở đó, mẹ tôi đã nhiều lần bị cậu nhập vào người, đây là câu chuyện của mẹ tôi, lúc đó mẹ tôi đã ba mươi mấy tuổi, còn ba tôi thì đi vượt biên nhưng không đến nước Mỹ xa hoa, mà lại bị vướng lại trên đảo ở gần malaysia hay indonesia gì đó. Mẹ tôi vốn mang bệnh hen suyễn từ nhỏ, bà nội tôi vì thương con dâu cứ mang bệnh hoạn lại vừa một mình nuôi tôi, nên một hôm bà nói với mẹ tôi:
- Mẹ biết có ông thầy này, ổng trị bệnh cho người ta hình như cho uống nước lã mà bệnh cũng thuyên giảm, nên con thử đi với mẹ một chuyến xem sao, có thể phước chủ may thầy con được khỏi bệnh, nhưng con nhớ là đến nơi thì nói đi trị bệnh nha, đừng có hỏi gì thêm mấy vụ kia nha kẻo thầy không chữa cho thì khổ.
- Dạ!
Mẹ tôi ngơ ngác không hiểu bà nội nói vụ kia là cái gì nhưng cũng đi theo bà nội đến gặp thầy, đến nơi lúc đó cũng đã thưa người rồi nên thầy cho mẹ tôi vào, vào đến nơi thầy mời mẹ và bà nội tôi ngồi xuống nói chuyện, thầy hỏi:
- Cô với bà đến đây chắc có việc gì cần đến tôi?
- Dạ con đi trị bệnh, con bị bệnh suyễn từ nhỏ đã uống rất nhiều thuốc cả tây lẫn đông y mà đến giờ vẫn chưa khỏi, nay con đến xin thầy giúp giùm con.
Thầy nhìn qua sắc mặt mẹ tôi xong thầy nói:
- Thôi được rồi, nay cô đến đây chắc cũng có lẽ là cái duyên của cô với tôi.
Rồi thầy đến thắp nhang cho tất cả các bàn thờ trong nhà, sau đó thầy đến chỗ mẹ tôi thầy bắt đầu trị bệnh:
- Giờ ai đang đi theo cô này, có gì muốn nói cứ lên đi tôi cho phép lên để nói đó.
Mẹ tôi chưng hửng luôn, tự nhiên đến trị bệnh mà thầy lại kêu ai lên nói chuyện với thầy là sao? Bỗng sau phút thầy dứt câu mời người nào đó lên nói chuyện, thì mẹ tôi cảm thấy có một lực gì đó áp vô người và rồi dường như có ai đó điều khiển thân thể mình chứ không phải là mình nữa, mặc dù thể xác làm gì mẹ đều biết nhưng không thể điều khiển được, để mặc cho người thầy mời lên giao tiếp với thầy:
- Ai đây? sao mà cứ đi theo bóp cổ bóp hầu người ta hoài vậy, tôi cho phép nói đó, có gì muốn nói thì nói đi.
Nhưng mẹ tôi lại chẳng nói được lời nào, mà chỉ khóc rất dữ dội, gần như là muốn đập bàn đập ghế nhà thầy. Chà tình hình có vẻ căng thẳng quá, trong đầu mẹ tôi cứ nghĩ, quái vậy trời? sao tự nhiên mình không điều khiển được chính mình nữa, mặc dù cái thân xác đó đang làm gì mẹ đều biết hết. Khóc lóc một hồi mẹ tôi ngưng khóc, lúc này thầy mới nói:
- Sao rồi bình tỉnh chưa? chưa nói chuyện được đúng không? để tôi khai khẩu cho nói.
Rồi thầy lấy nhang kêu mẹ tôi há miệng ra, thầy khai khẩu thầy vẽ cái gì đó cách không ở miệng mẹ tôi, sau đó thầy dạy đọc A, B, C giống như người ta dạy con nít tập đọc vậy, sau một hồi tập đọc, thầy bắt đầu ngồi xuống nói chuyện với mẹ tôi:
- Sao có gì uất ức, buồn phiền mà khóc lóc thảm thiết dữ vậy? nói thầy nghe coi thầy có giúp được gì cho không?
Vừa nghe thầy nói dứt câu thì mẹ tôi lại khóc òa lên nữa, vừa khóc vừa la lớn lên:
- Con về, ba con đòi kiếm thầy pháp bắt con bỏ vô hủ đó thầy.
Thầy mới chặc lưỡi:
- Con về con có quậy phá gì không mà ba con đòi bắt con bỏ hủ?
- Dạ không.
- Vậy ông ba đó ác quá rồi.
Vừa nghe thầy nói ba mình ác thì mẹ tôi nói:
- Thầy, xin thầy đừng chửi ba con, dù gì ổng cũng là ba của con.
- Ừ...ừ..
Kể đến đây tôi nhớ đến một đoạn thầy lấy nước lã trong ly và cây lược lại cho mẹ tôi chải đầu, mẹ tôi cầm cây lược bắt đầu lấy cây lược chải, thầy đưa kiếng cho nhìn thầy hỏi:
- Đẹp không con?
- Dạ không.
Vậy là mẹ tôi tiếp tục chải, thầy cứ đưa kiếng cho nhìn cho đến khi mẹ tôi kêu đẹp thì thôi, mặc dù trong tâm trí mẹ tôi thì nghĩ: "nhìn thấy ghê vậy mà đẹp gì trời". Rồi thầy đưa ba cái lọ đến, nghe mẹ kể không biết là dầu thơm hay gì đưa cho mẹ ngửi, cái lọ đầu thầy hỏi:
- Thơm không con?
- Dạ, không thơm.
Đến lọ thứ ba mẹ tôi mới nói thơm, rồi xức lên người nhưng lại xức với vẻ rất sốt sắng, xức lên đầu lên cổ, nghe kể xức dầu thơm mà cứ như tắm vậy, tươm tất hết rồi thầy mới hỏi:
- Sao con đi theo cô này vậy?
- Dạ thật sự con không muốn vào cái thân này đâu, cái thân này dơ lắm, tạp nhạp lắm. (Sau này nghe mẹ tôi kể lại là do ba tôi đi vượt biên, ở nhà vì quá nghèo khổ, ông bà ngoại thì không giúp gì, bên nhà nội thì quá nghèo nên mẹ tôi mới xin vào nhà hàng làm tiếp viên để kiếm tiền nuôi con, nên cậu tôi mới nói cái thân này dơ), nhưng vì chị đây có duyên với con nên con mới theo.
- Nhưng theo thôi con còn hành bệnh người ta làm gì tội nghiệp cho người ta?
- Cái đó là con trừng phạt để chỉ bỏ nghề ,chị này tới năm bốn mươi hai tuổi sẽ làm thầy để cứu nhân độ thế.
- Nhưng mà làm thầy để cứu nhân độ thế thì sẽ nghèo khổ lắm.
- không có nghèo đâu đừng có lo.
- Vậy giờ con lên đây có ước nguyện gì không nói cho thầy nghe coi thầy có giúp được gì không?
- Dạ con muốn cứu nhân độ thế.
- Ừ.
- Con muốn thầy cũng vậy, (trong đầu mẹ mình nghĩ: quái tự nhiên giờ chuyển qua thầy kêu thầy cứu nhân độ thế).
- Vậy thầy chỉ lấy tiền của người giàu thôi để cứu người nghèo có được không?
- Dạ được.
Xong rồi cậu tôi xuất đi, lúc này mẹ tôi có thể hoạt động bình thường lại như cũ, rồi thầy mới nói với mẹ và bà nội tôi rằng:
- Nó được Mẹ sai xuống để giúp đời, bà và cô đây nãy giờ cũng chứng kiến rồi thôi cứ về đi, rồi bệnh từ từ sẽ hết thôi.
Sau chuyến đi tới thầy chữa bệnh, mẹ tôi bỗng dưng có khả năng coi bói, mẹ tôi có thể coi đúng đến bảy, tám phần, nhưng muốn chính xác hơn thì mẹ khấn mời cậu về coi, và khi cậu về thì mẹ tôi xưng là " Trạng Sáu".
Nhưng ác cái mẹ tôi lại không thể tiếp tục nghề phục vụ trong nhà hàng nữa, vì khi ngồi tiếp khách thì lại kêu toàn những món ăn sang trọng lên. Khách hỏi ai kêu, tự mẹ tôi nhận là mẹ kêu rồi tự nhận trả tiền luôn, rồi ăn như là bị bỏ đói mấy năm vậy, ăn uống kiểu đó nên tiền lương chẳng thấm vào đâu, mẹ tôi mới bỏ nghề về mở tiệm bán cà phê cóc.
Sau ba, bốn năm sau thì ba tôi bị trục xuất từ đảo về Việt Nam, ba với mẹ tôi mới làm nghề lái heo để kiếm tiền, lúc đầu thì ngày lời hai, ba triệu, nhưng đến năm bốn mươi mốt tuổi, thì bên gia đình nội mới kêu thợ về sửa sang lại mộ phần cho ông bà nội tôi (lúc này bà nội tôi đã qua đời). Sau khi sửa sang mộ phần xong, tự nhiên nguyên gia đình bên nội tôi cả cha và mẹ tôi bỗng dưng làm ăn thua lỗ đến mức không ngờ, đến nổi mẹ tôi phải nợ đến bảy mươi tám triệu và phải trốn nợ đến Bình Điền, Bình chánh.
Ở đây mẹ tôi làm đủ thứ nghề: bán cháo, cà phê...nhưng mà hình như chẳng làm ăn được gì, một nồi cháo đem ra bán được đúng một tô, trong lúc ngồi bán rảnh rỗi, thấy chi bán bún ngồi kế bên kể hoàn cảnh bi đát không thua gì mình, nên mẹ tôi mới lấy bài ra coi cho chị đó một quẻ. Không ngờ ngày hôm sau, người ta ùn ùn kéo đến nhà mẹ năn nỉ xin coi bói, đi xe máy có, đi xe hơi có, xe đạp có, không những vậy hàng xóm kế bên nhà đi bộ qua cũng có.
Mẹ tôi mới nói với mọi người rằng"
- Tôi đâu có biết coi bói gì...nếu biết tôi coi cho tôi thì tôi đâu đến mức khổ như vậy.
Mà mọi người vẫn không chịu, cuối cùng từ từ đến chiều tối chỉ còn lại hai người nói sao cũng không chịu về, mẹ tôi đành cầm bài ra coi cho hai người đó, họ cho mẹ tôi người cho hai chục, người cho năm chục, vì nghèo khổ quá nên mẹ tôi cũng cầm đỡ để mua gạo sống đỡ qua ngày. Vậy là ngày hôm sau dòng người lại ùn ùn kéo đến nhà tôi y như hôm trước, nhưng lần này mẹ tôi không coi cho ai hết.
Trốn nợ được sáu tháng, mẹ tôi mới quay về nhà để điều đình nợ và rồi mở quán cà phê cóc để sống qua ngày và trả nợ, không làm thầy bà gì cả, đến mười năm sau mới dứt được nợ, nhưng khi thấy ai kể chuyện bi đát một chút là mẹ tôi lấy bài ra bói cho người đó, nhưng không lấy đồng nào đâu nhá, nếu cần thì vẫn xin cậu về bói được.
Thêm một câu chuyện nữa về cậu tôi: Đó là tết năm nay, khi mẹ tôi ngồi chơi ngoài sân với dì mười, vì con đường Phan Văn Khỏe gần chợ Kim Biên được người ta làm cái lề đường rất rộng, chiều chiều lấy ghế ra ngồi rất mát, đang ngồi bỗng dưng mẹ tôi đổi sắc mặt, đá nhẹ cái ghế không ai ngồi kế bên dì mười tôi cái "xoạt", dì mười tôi chưng hửng luôn:
- Gì vậy bà, tự nhiên đá ghế vậy?
Mẹ tôi mới nhìn qua dì mười tôi, hỏi lại:
- Biết ai đây không?
- Bà này ngộ, bà là bà hai chứ ai mà tự nhiên hỏi.
Cậu tôi mới cười một hơi rồi nói:
- Trạng nè, anh chị em giờ ai cũng khá giả không ai nhớ gì đến tôi hết, chẳng ai đốt gì cho tôi.
Đến đây thì dì tôi đã biết cậu về:
- Dạ anh sáu hả anh sáu, anh cần gì thì nói em mười đốt cho anh.
- Em nghèo gần chết thì để tiền mà xài?
- Dạ cần gì thì anh cứ nói để em đốt cho anh.
Cậu tôi mới ừ rồi nói tiếp:
- Qua tết từ chùa đến ngã tư có người chết.
- Ai chết vậy anh sáu?
- Để qua tết đi rồi biết giờ nói không có được thôi giờ đi chơi.
Vậy là cậu tôi xuất ra, mà đúng là qua tết có người chết thiệt, không ai xa lạ đó là dượng tư tôi đi công tác ngoài Hà Nội, hôm trước còn gọi điện về thăm vợ con thì ba giờ sáng hôm sau đột quỵ ra đi mà chẳng được nhìn mặt vợ con. Qua đám tang của dượng tư tôi, dì tư tôi mới nói với mẹ tôi:
- Bà đoán hay quá, đoán ngay thằng em rể của bà chồng tôi.
- Tao đâu có biết gì đâu, thằng sáu nó về nó nói chứ tao có biết cái gì mà mày trách.
hailove
Thanked by 3 Members:
|
|
#456
Gửi vào 22/06/2012 - 09:30
HỒN MA TRÊN NÚI CẤM
Thất Sơn là vùng núi linh thiêng và cũng đầy những chuyện huyền bí. Ngày trước trên núi có con Bạch Hổ đã thuần tánh, khi bị ông Đạo Điện trên Cấm Sơn thu phục, mà tu hành sám hối tội lỗi nó đã gây ra trên núi cấm này. Nhưng trước đó nữa, từ đời Bạch Hổ cha đến đời của nó, không biết bao nhiêu người đã chết oan uổng bởi móng vuốt của loài thú hoang dã này. Những oan hồn uổng tử này khi chết, theo thuyết nhà Phật, thì không được siêu thoát, nên cứ vất vưởng trên chốn trần gian mà người đời thường gọi là lũ ma xó, ma trành. Bọn ma này gặp gì quấy phá được đều không từ, do vì chúng bị uẩn ức khi chết bất đắc kỳ tử mà hồn không siêu thoát được.
Bạch Hổ con (sau này tạm gọi là Tiểu bạch Hổ) đã sống hơn mười mấy năm, già nua, bạc nhược. Nếu lũ ma trành mà mượn xác nó để hành động đẫm máu thì vô tình công tu hành của nó như dã tràng xe cát. Biết tình thế âm đang thịnh dương đang suy, nạn âm binh sẽ bùng phát, ông Đạo Điện rất đau đầu tính kế trừ ma diệt quỷ.
Một hôm ông đang ngồi tham thiền trong điện, một số người lạ mặt xuất hiện trước hang động, người nào người đó mặt hầm hầm, vai mang cung tên tay cầm chà gạt (rựa lưỡi dài) bén ngót, ánh thép sáng lấp lánh. Ông Đạo lên tiếng hỏi:
- Các ông đi tìm ai?
Một người trọ trẹ tiếng Việt, hẳn đó là người gốc bên Cao Miên mới sang, hắn hằn giọng nói to:
- Dớ, tụi này đi chém chết con cọp, nó giết chết bà con tui… nó đâu rồi?
Ông Đạo Điện từ tốn nói:
- Thôi các ông về đi, tôi sẽ trừng trị nó. Đừng làm náo động nơi chốn tu hành!
Nhưng bọn họ đâu dễ dàng nghe theo lời ông, họ sừng sộ lại ngay:
- Ông là chủ của nó thì ông phải chịu trách nhiệm. Nếu không giao được xác con cọp ra đây, thì tụi tui sẽ giết ông để trả thù cho bà con tụi tui đã chết dưới móng vuốt của nó.
Ông Đạo Điện không nói thêm, đứng nhìn bọn họ với sự bình tĩnh của một nhà tu. Thì ngay sau đó trong hang điện Tiểu Bạch Hổ vụt xuất hiện trước mắt mọi người. Ông Đạo biết chuyện chẳng lành sắp xảy đến. Đúng như vậy, bọn người Miên vừa thấy con Tiểu Bạch Hổ, chúng ào tới kẻ chém người buông tên độc vào mình Tiểu Bạch Hổ, con thú bị áp đảo nên không còn đường nào khác là tự vệ, nó bỗng trở thành con thú hung dữ của chốn rừng xanh, giơ cao móng vuốt vồ tới tấp đám người lạ mặt, có kẻ thác ngay bởi những cú tát của Tiểu Bạch Hổ vào đầu mạnh hơn búa bổ nên vỡ óc mà chết, kẻ thì gãy tay kẻ bị cào sướt từng mảng da, thịt đỏ hói những máu.
Thấy Tiểu Bạch Hổ con say máu, ông Đạo vội vã hét lên:
- Bạch Hổ dừng lại ngay!
Con cọp vừa nghe xong liền dừng ngay hành động trả đũa và đi tới bên ông, nó cũng bị thương rất nặng, con thú yếu hẳn đi, lê từng bước chân nặng nề run rẩy. Còn bọn người Miên, kẻ còn lành lặn nào chịu buông tha cho nó, bọn chúng tiếp tục nã tên độc vào con vật đáng thương. Bạch Hổ con vừa đến dưới chân chủ thì cũng vừa thở hơi cuối cùng. Mắt cọp vẫn mở trừng trừng vào bọn người khát máu không kém gì nó. Ông Đạo Điện quá bất ngờ với sự việc xảy ra, người và vật đều có kẻ chết, ông lẩm bẩm:
- Bọn cô hồn uổng tử đã xúi giục cả hai bên đi vào biển máu, khiến con vật hoàn lương trở về với tội ác mà lâu ngày nó đã từ bỏ. Ôi nạn tai, nạn tai!
Khi bọn người Miên thấy Tiểu Bạch Hổ đã chết, chúng mới chịu bỏ đi vác xác đồng bọn đã chết ra về. Còn lại ông Đạo Điện và xác Tiểu Bạch Hổ, ông đưa tay vuốt mắt nó cho khép lại và lấy ra chiếc hộp quẹt mà bật lửa đốt trụi cả hàng ria của cọp. Dù ông rất thương con Tiểu Bạch Hổ, nhưng quy luật rừng xanh buộc ông phải đốt hết hai hàng ria của nó như thế, vì nếu những sợi ria của cọp lọt vào tay bọn xấu thì nguy hại vô cùng, họ sẽ nuôi những sợi ria đó thành những con sâu đi hại người. Con sâu này khi bò đi, người vô tình đụng phải sẽ tức khắc bị trúng độc mà chết.
Ông biết, dù Tiểu Bạch Hổ đã chết nhưng bọn ma quỷ kia đâu đã dễ dàng buông tha cho nó, có thể bọn ma còn mượn hồn nó để nhập vào những con thú khác mà tiếp tục quấy nhiễu mọi người. Nhưng nay ông già yếu, và không muốn vướng vào bùa ngải nữa, bởi ông biết dùng những thứ bùa ngải đó là một sự phạm giới, dù không dùng để sát sanh nhưng đó là sự tham sân si trong lòng con người, như vậy là chưa diệt được tính vị kỷ và lòng tham, như trên núi này còn nhiều đạo sĩ tu luyện bùa ngải với mục đích bán buôn để có tiền hưởng thụ, họ đâu nghĩ đến hậu quả!
Thất Sơn là vùng núi linh thiêng và cũng đầy những chuyện huyền bí. Ngày trước trên núi có con Bạch Hổ đã thuần tánh, khi bị ông Đạo Điện trên Cấm Sơn thu phục, mà tu hành sám hối tội lỗi nó đã gây ra trên núi cấm này. Nhưng trước đó nữa, từ đời Bạch Hổ cha đến đời của nó, không biết bao nhiêu người đã chết oan uổng bởi móng vuốt của loài thú hoang dã này. Những oan hồn uổng tử này khi chết, theo thuyết nhà Phật, thì không được siêu thoát, nên cứ vất vưởng trên chốn trần gian mà người đời thường gọi là lũ ma xó, ma trành. Bọn ma này gặp gì quấy phá được đều không từ, do vì chúng bị uẩn ức khi chết bất đắc kỳ tử mà hồn không siêu thoát được.
Bạch Hổ con (sau này tạm gọi là Tiểu bạch Hổ) đã sống hơn mười mấy năm, già nua, bạc nhược. Nếu lũ ma trành mà mượn xác nó để hành động đẫm máu thì vô tình công tu hành của nó như dã tràng xe cát. Biết tình thế âm đang thịnh dương đang suy, nạn âm binh sẽ bùng phát, ông Đạo Điện rất đau đầu tính kế trừ ma diệt quỷ.
Một hôm ông đang ngồi tham thiền trong điện, một số người lạ mặt xuất hiện trước hang động, người nào người đó mặt hầm hầm, vai mang cung tên tay cầm chà gạt (rựa lưỡi dài) bén ngót, ánh thép sáng lấp lánh. Ông Đạo lên tiếng hỏi:
- Các ông đi tìm ai?
Một người trọ trẹ tiếng Việt, hẳn đó là người gốc bên Cao Miên mới sang, hắn hằn giọng nói to:
- Dớ, tụi này đi chém chết con cọp, nó giết chết bà con tui… nó đâu rồi?
Ông Đạo Điện từ tốn nói:
- Thôi các ông về đi, tôi sẽ trừng trị nó. Đừng làm náo động nơi chốn tu hành!
Nhưng bọn họ đâu dễ dàng nghe theo lời ông, họ sừng sộ lại ngay:
- Ông là chủ của nó thì ông phải chịu trách nhiệm. Nếu không giao được xác con cọp ra đây, thì tụi tui sẽ giết ông để trả thù cho bà con tụi tui đã chết dưới móng vuốt của nó.
Ông Đạo Điện không nói thêm, đứng nhìn bọn họ với sự bình tĩnh của một nhà tu. Thì ngay sau đó trong hang điện Tiểu Bạch Hổ vụt xuất hiện trước mắt mọi người. Ông Đạo biết chuyện chẳng lành sắp xảy đến. Đúng như vậy, bọn người Miên vừa thấy con Tiểu Bạch Hổ, chúng ào tới kẻ chém người buông tên độc vào mình Tiểu Bạch Hổ, con thú bị áp đảo nên không còn đường nào khác là tự vệ, nó bỗng trở thành con thú hung dữ của chốn rừng xanh, giơ cao móng vuốt vồ tới tấp đám người lạ mặt, có kẻ thác ngay bởi những cú tát của Tiểu Bạch Hổ vào đầu mạnh hơn búa bổ nên vỡ óc mà chết, kẻ thì gãy tay kẻ bị cào sướt từng mảng da, thịt đỏ hói những máu.
Thấy Tiểu Bạch Hổ con say máu, ông Đạo vội vã hét lên:
- Bạch Hổ dừng lại ngay!
Con cọp vừa nghe xong liền dừng ngay hành động trả đũa và đi tới bên ông, nó cũng bị thương rất nặng, con thú yếu hẳn đi, lê từng bước chân nặng nề run rẩy. Còn bọn người Miên, kẻ còn lành lặn nào chịu buông tha cho nó, bọn chúng tiếp tục nã tên độc vào con vật đáng thương. Bạch Hổ con vừa đến dưới chân chủ thì cũng vừa thở hơi cuối cùng. Mắt cọp vẫn mở trừng trừng vào bọn người khát máu không kém gì nó. Ông Đạo Điện quá bất ngờ với sự việc xảy ra, người và vật đều có kẻ chết, ông lẩm bẩm:
- Bọn cô hồn uổng tử đã xúi giục cả hai bên đi vào biển máu, khiến con vật hoàn lương trở về với tội ác mà lâu ngày nó đã từ bỏ. Ôi nạn tai, nạn tai!
Khi bọn người Miên thấy Tiểu Bạch Hổ đã chết, chúng mới chịu bỏ đi vác xác đồng bọn đã chết ra về. Còn lại ông Đạo Điện và xác Tiểu Bạch Hổ, ông đưa tay vuốt mắt nó cho khép lại và lấy ra chiếc hộp quẹt mà bật lửa đốt trụi cả hàng ria của cọp. Dù ông rất thương con Tiểu Bạch Hổ, nhưng quy luật rừng xanh buộc ông phải đốt hết hai hàng ria của nó như thế, vì nếu những sợi ria của cọp lọt vào tay bọn xấu thì nguy hại vô cùng, họ sẽ nuôi những sợi ria đó thành những con sâu đi hại người. Con sâu này khi bò đi, người vô tình đụng phải sẽ tức khắc bị trúng độc mà chết.
Ông biết, dù Tiểu Bạch Hổ đã chết nhưng bọn ma quỷ kia đâu đã dễ dàng buông tha cho nó, có thể bọn ma còn mượn hồn nó để nhập vào những con thú khác mà tiếp tục quấy nhiễu mọi người. Nhưng nay ông già yếu, và không muốn vướng vào bùa ngải nữa, bởi ông biết dùng những thứ bùa ngải đó là một sự phạm giới, dù không dùng để sát sanh nhưng đó là sự tham sân si trong lòng con người, như vậy là chưa diệt được tính vị kỷ và lòng tham, như trên núi này còn nhiều đạo sĩ tu luyện bùa ngải với mục đích bán buôn để có tiền hưởng thụ, họ đâu nghĩ đến hậu quả!
Thanked by 2 Members:
|
|
#457
Gửi vào 22/06/2012 - 09:41
Cho nên ông Đạo Điện chỉ muốn yên tĩnh tu hành, vì dùng bùa ngải cũng tựu trung vào mấy chữ Tham, Sân, Si, người tu hành như ông mà dùng là chưa đi đúng đường tu của Phật. Nhưng thời gian này lũ ma trành đang hưng thịnh, nếu ông không ra tay trừ khử thì rất tai hại. Vì lẽ đó ông Đạo Điện đã tìm một đệ tử mà truyền cho cách trấn ếm các hồn ma. Môn trấn ếm các hồn ma phải là người có đức hạnh tốt mới dám truyền dạy phó thác, còn dùng sai mục đích cứu nhân độ thế thì người sử dụng sẽ chuốc thảm họa mà thôi.
Sau thời gian dạy môn đồ cách dùng bùa ngải trấn ếm bọn ma trành, một hôm ông thắp nhang quỳ trước bàn thờ tổ mà lâm râm khấn:
- Hỡi hồn các người chết oan và Bạch Hổ hãy về sơn động này, tôi sẽ cúng quẩy cho ăn. Tôi không chủ trương hủy diệt hồn các người để bảo vệ cho hồn gia đình Bạch Hổ đâu. Các oan hồn hãy về đây, tôi sẽ sớm siêu thoát cho các người không còn vất vưởng nơi trần gian nữa.
Đó là cách ông Đạo Điện dụ các hồn ma về hết trong hang cho đệ tử của ông ra tay trừ ếm chúng. Qua ba ngày ba đêm ông khấn vái, ông Đạo đến bên người đệ tử tâm đắc, với gương mặt nghiêm trọng, ông nói:
- Ba ngày qua thầy đã luyện phép triệu hồn lũ ma và cả gia đình Bạch Hổ. Lẽ ra thầy cho con ra tay trừ các hồn ma như thầy đã truyền dạy. Nhưng sau ba ngày vừa tu luyện vừa tĩnh tâm, thầy suy nghĩ là nên dùng lý lẽ thu phục các oan hồn uổng tử ấy để lấy âm đức về sau, và khi họ phục tùng thì mình sẽ sử dụng họ vào việc có ích lợi hơn, đó cũng là cơ hội để họ tu tâm dưỡng tánh để có ngày còn được đầu thai kiếp khác. Vậy con sử dụng các hồn ma này đừng làm những điều tà mị, bất chánh mà phải gánh chịu hậu quả tai hại.
Ngừng một lát, ông nói tiếp:
- Sau này con gắng mà lo cơm canh, nhang đèn mỗi bữa trước bàn thờ các hồn ma uổng tử này và cả gia đình Bạch Hổ, con phải hứa hẹn hết lòng chăm sóc các vong linh này cho đến ngày cuối đời của con, nếu có người tiếp nối thì con truyền lại còn bằng không, con nên giải thoát cho họ vào chốn thiền môn.
Nói xong ông Đạo Điện dẫn người đệ tử vào nơi mà ông thu phục các hồn ma uổng tử và Bạch Hổ. Bàn vong đèn đuốc sáng choang, trầm quế tỏa mùi hương thơm ngát. Trên đó chiếc đầu lâu của Tiểu Bạch Hổ được đặt trong chiếc mâm đồng có trái cây đặt quanh, bên dưới lót vải đỏ, mặt đối diện là cặp nanh hổ dài cong rất ấn tượng. Bên mâm đồng là các bài vị của các hồn ma, tùy mỗi hồn mà ông Đạo Điện đã triệu về đây, ông đặt cho một pháp danh. Dẫn người đệ tử đến trước bàn vong, ông chỉ tay vào và truyền miệng:
- Tối nay con trải chiếu nằm ngủ tại đây. Chờ đêm xuống sẽ có nhiều chuyện lạ xảy ra quanh con. Nhưng con chẳng nên có biểu hiện gì về sự sợ hãi hay mừng vui vì những hiện tượng đó. Sáng thức dậy sớm, con gói hết những gì có trên bàn vong đây đem về am của con mà lập trang thờ. Nếu con theo đúng lời thầy dạy, gia đình Bạch Hổ và các phần vong linh sẽ giúp con toại ý, người đời gọi đó là nuôi nham, con muốn biết quá khứ vị lai của ai đó con nhờ chúng đi tìm hiểu dò la, nhưng con cũng đừng quá lạm dụng việc này mà hưởng lợi. Nuôi nham như chơi dao hai lưỡi vậy đó. Vì chúng có thể giúp con mà cũng có thể phản bội con, nếu quá lạm dụng sức tàn của chúng.
- Thôi, bây giờ thầy trò ta chia tay, ai ở đâu về đó, nếu có bất trắc gì thì mới tìm đến thầy mà thôi.
Đúng như lời ông Đạo Điện nói, tối hôm đó người đệ tử của ông đang ngủ bỗng thấy một bầy cọp trắng, cọp vàng xuất hiện, đuôi chúng ngoe nguẩy đi quanh chỗ nằm của y, rồi sau đó năm bảy người từ ngoài đi vào, nắm tay nhảy nhót trước bàn thờ vong, những người này nhìn đệ tử của ông Đạo ra điều hoan hỉ phục tùng, và đùa giỡn với gia đình Bạch Hổ. Người đệ tử của ông Đạo Điện nhớ lời thầy dạy, chỉ ngồi nhìn chúng vui đùa bên nhau, nét mặt nghiêm trang và miệng lâm râm tụng niệm. Đến sáng, người đệ tử tỉnh giấc vội vã thu dọn bàn thờ, đem chiếc đầu lâu Bạch Hổ, nanh cọp cùng mấy tấm bài vị trở về am của mình lập trang thờ.
Như đức tính của ông Đạo Điện, người đệ tử về sau này cũng chuyên cứu nhân độ thế, giúp đỡ mọi người khi họ hoạn nạn. Bùa ngải, nham độn chỉ là cứu cánh khi nhất thiết phải dùng, còn bằng không người đệ tử chỉ nhờ các vong linh hay Bạch Hổ ra tay trừ khử lũ âm binh quỷ dữ quậy phá. Dân chúng vùng Thất Sơn cho là con Tiểu Bạch Hổ đã đắc đạo thành thần, nên luôn luôn tôn kính và đặt tên nơi hang động trước đây Tiểu Bạch Hổ sống là Điện Ông Hổ.
Vùng Năm Non Bảy Núi từ đó yên tĩnh hẳn, là nơi tu đạo của các bậc tu sĩ, đạo sĩ chân chánh. Không ai còn nghe nói đến những chuyện hồn ma bóng quế hay thú dữ xuất hiện nữa. Nhưng những chuyện về sự linh thiêng của Thần Bạch Hổ, thì dân địa phương và người hành hương đều không quên cho đến tận ngày nay. Mọi người cho rằng, đến điện Ông Hổ mà cầu xin thật lòng thì được toại lòng như ý, còn đến chiêm bái cầu xin theo hiếu kỳ thì chẳng bao giờ được. Vì vậy ở điện Ông Hổ lúc nào nhang khói cũng nghi ngút, đông người vào ra.
Thiên Việt
Sau thời gian dạy môn đồ cách dùng bùa ngải trấn ếm bọn ma trành, một hôm ông thắp nhang quỳ trước bàn thờ tổ mà lâm râm khấn:
- Hỡi hồn các người chết oan và Bạch Hổ hãy về sơn động này, tôi sẽ cúng quẩy cho ăn. Tôi không chủ trương hủy diệt hồn các người để bảo vệ cho hồn gia đình Bạch Hổ đâu. Các oan hồn hãy về đây, tôi sẽ sớm siêu thoát cho các người không còn vất vưởng nơi trần gian nữa.
Đó là cách ông Đạo Điện dụ các hồn ma về hết trong hang cho đệ tử của ông ra tay trừ ếm chúng. Qua ba ngày ba đêm ông khấn vái, ông Đạo đến bên người đệ tử tâm đắc, với gương mặt nghiêm trọng, ông nói:
- Ba ngày qua thầy đã luyện phép triệu hồn lũ ma và cả gia đình Bạch Hổ. Lẽ ra thầy cho con ra tay trừ các hồn ma như thầy đã truyền dạy. Nhưng sau ba ngày vừa tu luyện vừa tĩnh tâm, thầy suy nghĩ là nên dùng lý lẽ thu phục các oan hồn uổng tử ấy để lấy âm đức về sau, và khi họ phục tùng thì mình sẽ sử dụng họ vào việc có ích lợi hơn, đó cũng là cơ hội để họ tu tâm dưỡng tánh để có ngày còn được đầu thai kiếp khác. Vậy con sử dụng các hồn ma này đừng làm những điều tà mị, bất chánh mà phải gánh chịu hậu quả tai hại.
Ngừng một lát, ông nói tiếp:
- Sau này con gắng mà lo cơm canh, nhang đèn mỗi bữa trước bàn thờ các hồn ma uổng tử này và cả gia đình Bạch Hổ, con phải hứa hẹn hết lòng chăm sóc các vong linh này cho đến ngày cuối đời của con, nếu có người tiếp nối thì con truyền lại còn bằng không, con nên giải thoát cho họ vào chốn thiền môn.
Nói xong ông Đạo Điện dẫn người đệ tử vào nơi mà ông thu phục các hồn ma uổng tử và Bạch Hổ. Bàn vong đèn đuốc sáng choang, trầm quế tỏa mùi hương thơm ngát. Trên đó chiếc đầu lâu của Tiểu Bạch Hổ được đặt trong chiếc mâm đồng có trái cây đặt quanh, bên dưới lót vải đỏ, mặt đối diện là cặp nanh hổ dài cong rất ấn tượng. Bên mâm đồng là các bài vị của các hồn ma, tùy mỗi hồn mà ông Đạo Điện đã triệu về đây, ông đặt cho một pháp danh. Dẫn người đệ tử đến trước bàn vong, ông chỉ tay vào và truyền miệng:
- Tối nay con trải chiếu nằm ngủ tại đây. Chờ đêm xuống sẽ có nhiều chuyện lạ xảy ra quanh con. Nhưng con chẳng nên có biểu hiện gì về sự sợ hãi hay mừng vui vì những hiện tượng đó. Sáng thức dậy sớm, con gói hết những gì có trên bàn vong đây đem về am của con mà lập trang thờ. Nếu con theo đúng lời thầy dạy, gia đình Bạch Hổ và các phần vong linh sẽ giúp con toại ý, người đời gọi đó là nuôi nham, con muốn biết quá khứ vị lai của ai đó con nhờ chúng đi tìm hiểu dò la, nhưng con cũng đừng quá lạm dụng việc này mà hưởng lợi. Nuôi nham như chơi dao hai lưỡi vậy đó. Vì chúng có thể giúp con mà cũng có thể phản bội con, nếu quá lạm dụng sức tàn của chúng.
- Thôi, bây giờ thầy trò ta chia tay, ai ở đâu về đó, nếu có bất trắc gì thì mới tìm đến thầy mà thôi.
Đúng như lời ông Đạo Điện nói, tối hôm đó người đệ tử của ông đang ngủ bỗng thấy một bầy cọp trắng, cọp vàng xuất hiện, đuôi chúng ngoe nguẩy đi quanh chỗ nằm của y, rồi sau đó năm bảy người từ ngoài đi vào, nắm tay nhảy nhót trước bàn thờ vong, những người này nhìn đệ tử của ông Đạo ra điều hoan hỉ phục tùng, và đùa giỡn với gia đình Bạch Hổ. Người đệ tử của ông Đạo Điện nhớ lời thầy dạy, chỉ ngồi nhìn chúng vui đùa bên nhau, nét mặt nghiêm trang và miệng lâm râm tụng niệm. Đến sáng, người đệ tử tỉnh giấc vội vã thu dọn bàn thờ, đem chiếc đầu lâu Bạch Hổ, nanh cọp cùng mấy tấm bài vị trở về am của mình lập trang thờ.
Như đức tính của ông Đạo Điện, người đệ tử về sau này cũng chuyên cứu nhân độ thế, giúp đỡ mọi người khi họ hoạn nạn. Bùa ngải, nham độn chỉ là cứu cánh khi nhất thiết phải dùng, còn bằng không người đệ tử chỉ nhờ các vong linh hay Bạch Hổ ra tay trừ khử lũ âm binh quỷ dữ quậy phá. Dân chúng vùng Thất Sơn cho là con Tiểu Bạch Hổ đã đắc đạo thành thần, nên luôn luôn tôn kính và đặt tên nơi hang động trước đây Tiểu Bạch Hổ sống là Điện Ông Hổ.
Vùng Năm Non Bảy Núi từ đó yên tĩnh hẳn, là nơi tu đạo của các bậc tu sĩ, đạo sĩ chân chánh. Không ai còn nghe nói đến những chuyện hồn ma bóng quế hay thú dữ xuất hiện nữa. Nhưng những chuyện về sự linh thiêng của Thần Bạch Hổ, thì dân địa phương và người hành hương đều không quên cho đến tận ngày nay. Mọi người cho rằng, đến điện Ông Hổ mà cầu xin thật lòng thì được toại lòng như ý, còn đến chiêm bái cầu xin theo hiếu kỳ thì chẳng bao giờ được. Vì vậy ở điện Ông Hổ lúc nào nhang khói cũng nghi ngút, đông người vào ra.
Thiên Việt
Thanked by 2 Members:
|
|
#458
Gửi vào 22/06/2012 - 21:45
BÍ ẨN NGÔI ĐỀN CỔ TRÊN ĐẢO HÒN DẤU
Ngôi đền cổ thờ Nam Hải Thần Vương nằm ngay sát mép biển, phía trên là rừng nguyên sinh bạt ngàn. Tương truyền thần đảo Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng, rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị Ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Có lẽ chính vì những lời đồn thiêng ấy mà đảo Hòn Dấu còn được vẹn nguyên cho đến ngày nay, sừng sững như mắt ngọc giữa biển trời mênh mông.
Cách Hà Nội hơn trăm km, bến Nghiêng lịch sử bên bờ biển thuộc quận Đồ Sơn, Thành Phố Hải Phòng chính là bến tàu đi ra đảo Hòn Dấu. Mất chừng hai mươi phút đi tàu thủy là đến đảo Hòn Dấu hoang sơ, đẹp như viên ngọc giữa muôn trùng sóng biển. Trong những cuộc chuyển dịch của thềm lục địa từ xa xưa, một phần dãy núi đã tách khỏi bán đảo Đồ Sơn trôi dần ra phía biển, trở thành đảo Hòn Dấu nguyên sinh ngày nay.
Theo phong thủy xưa thì đảo Hòn Dấu được cho là nơi đắc địa với hình thế chín con rồng cùng chầu mình về viên ngọc. Ngay nơi tàu cập đảo là ngôi đền cổ xưa nằm sát bên bờ biển, nép mình dưới những tán cây khổng lồ xanh mướt, thờ Nam Hải Thần Vương. Câu chuyện thiêng về vị thần đảo trải qua hàng thế kỷ, nay vẫn được người dân Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng, truyền cho con cháu hết đời này sang đời khác.
Ấy là câu chuyện từ triều đại nhà Trần, vào một đêm sau một trận quyết chiến với giặc Nguyên Mông ở cửa sông Bạch Đằng, dân chài đánh cá gần đảo Dấu bỗng thấy một thi thể không đầu nổi trên mặt nước, trên mình vận trang phục võ quan Đại Việt. Ngư dân đánh cá liền nghinh ngài lên trên đảo để sáng hôm sau cử hành nghi lễ mai táng. Không ngờ, mới tờ mờ sáng hôm sau, khi dân làng ra tới nơi thì đã thấy thi thể của vị võ tướng được mối phủ kín thành ngôi mộ khổng lồ. Những người dân vạn chài cho là điềm ứng liền lập ngôi miếu tranh để phụng thờ.
Những ngày sau đó, người dân làng chài thường thấy vị võ tướng hiển linh thành ông già râu tóc bạc phơ. Tên "Cụ" được dân làng chài tôn vinh từ thuở đó. Khu vực xưa kia mối phủ kín thi thể thành ngôi mộ khổng lồ, chính là hậu cung của ngôi đền ngày nay. Đại diện ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa đền thờ Nam Hải Thần Vương cho biết, theo truyền thuyết cha ông kể lại, thì vào thời Hậu Lê, vua Lê ngự giá kinh lý vùng Đồ Sơn rồi nghỉ đêm trên đảo, nằm mơ thấy ông già râu tóc bạc trắng tay cầm cần câu, lưng đeo giỏ cá, tự xưng là Thần Đảo.
Hôm sau, Vua lên thuyền kể lại cho tùy tùng đi theo cùng nghe và phán rằng:
- Nếu là Thần linh hãy cho ta ứng báo.
Vua vừa dứt lời, một con cá to quẫy mạnh nhảy lên thuyền. Thấy linh nghiệm, nhà vua liền phong tước hiệu cho ngài là "Lão đảo Đại Thần Vương" và truyền chỉ cho dân địa phương tu sửa đền để phụng thờ. Vị võ tướng thuở còn sinh thời trấn giữ ở phía Nam biển, chết cũng ở phía Nam biển cho nên ngôi đền có huệ diệu Nam Hải Đại Thần Vương. Nơi thi thể của vị võ tướng nhà Trần năm xưa được mối phủ kín thành mộ chỉ sau một đêm, bây giờ vẫn còn phía sau hậu cung của đền. Sau nhiều lần tu bổ, ngôi mộ tuềnh toàng xưa nay đã được xây bệ, khung tường bao quanh để tiện du khách đến chiêm bái.
Đảo Hòn Dấu đã trở thành điểm nhấn hoang sơ, bởi nơi đây có rừng đa thuần nhất, rừng nguyên sinh lâu đời hiếm thấy khắp vùng duyên hải phía Bắc. Đường lên đảo là con đường độc đạo len lỏi giữa rừng đa nguyên sinh, tầng tầng lớp lớp mái vòm được tạo thành bởi tán cây cổ thụ, dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông xuống như tơ liễu. Những chiếc rễ to bằng thân người tua tủa đâm xuống đất tạo thế đứng vững chắc cho cây.
Một cảm giác vừa âm u, cô tịch, huyền bí, vừa thơ mộng đan xen khi đứng giữa rừng già. Rừng nơi đây còn nguyên vẹn cả ba tầng thực vật, la liệt những gốc cây cổ thụ khổng lồ, xen phía dưới là tầng cây thân thảo, thân bò, thân leo chằng chịt, đan xen vào nhau không dứt. Khác biệt hẳn với rất nhiều hòn đảo trên khắp đất nước, loài cây đặc trưng nhất trên đảo Hòn Dấu không phải là dừa hay những rặng phi lao thẳng tắp, mà nơi đây ngập những gốc cây si cổ thụ tới vài người ôm không hết.
Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây hay một cành gỗ sẽ bị ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Theo các cụ bô lão hiện trông coi ngôi đền cổ cho hay, từ xa xưa những lời truyền miệng về sự linh thiêng ấy cứ đeo đẳng mãi khắp vùng này. Nhất là dân làng chài, họ tuyệt nhiên không bao giờ dám động đến bất kỳ một thứ gì trên đảo. Câu chuyện về một người làng chài năm kia trót nhặt lấy một cành cây gãy về để sử dụng trên thuyền cá, ngay hôm sau thuyền bỗng gặp nạn, người chủ thuyền hoảng sợ vội vã mang cây gỗ về trả lại trên đảo.
Có lẽ, chính vì những câu chuyện đồn thổi, những lời truyền miệng từ đời này sang đời khác về sự linh ứng của thần đảo đã giúp cho Hòn Dấu trải qua hàng trăm năm, vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ kỳ vĩ. Những cành hoa, lá đẹp mướt mải; những dải sỏi cuội trắng xóa mê mẩn lòng người... nhưng những người đến đảo không một ai với tay ra hái nhành hoa hay nhặt vài viên sỏi làm kỷ niệm. Những cây gỗ lớn vài người ôm không hết bị bão biển quật ngã nằm lăn lóc đến mục thành mùn, bởi chẳng ai dám mang về. Bây giờ, người dân Vạn Hương vẫn truyền cho con cháu những câu chuyện về sự linh thiêng của đền. Người xưa mỗi lần qua đây đều phải hạ buồm, vào đền thắp hương tế lễ.
Đảo Hòn Dấu không chỉ là nơi có ngôi đền cổ linh thiêng, nơi có rừng nguyên sinh kỳ vĩ bậc nhất miền Bắc, mà Hòn Dấu còn như là điểm đánh dấu để thuyền ra khơi đánh cá quay trở về. Đó là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng một km với ngọn hải đăng cao chót vót trên đỉnh đảo. Độ chiếu xa lên tới bốn chục km, ngọn hải đăng trên Hòn Dấu được mệnh danh là mắt ngọc của Tổ quốc.
Ngọn đèn biển này được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1892-1896. Nhưng đến tháng 6-1898, đèn mới chính thức hoạt động. Toàn bộ ngọn tháp đèn biển cao năm tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65m so với chân tháp. Ban đầu, tháp đèn được xây dựng hoàn toàn bằng đá khối với các hoa văn rất đẹp, nhưng sau này do chiến tranh tàn phá, qua nhiều lần sửa chữa, đèn không còn nguyên trạng như ban đầu. Hiện còn khu nhà nghỉ cho người coi đảo còn nguyên vẹn như thời điểm xây dựng, đang được tu tạo mở rộng để đón khách tham quan.
Mắt ngọc của Tổ quốc cao như một tháp pháo đài cổ vút lên nổi bật giữa biển đảo mênh mông. Trong tòa bảo tàng trên đảo vẫn còn lưu giữ những trái bom Mỹ trút xuống miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, những loại hải đăng, những đèn tín hiệu được sử dụng ở Việt Nam... Từ chân ngọn hải đăng, muốn lên tới lầu vọng gió trên đỉnh, phải vượt qua một trăm hai mươi lăm bậc cầu thang gỗ theo hình xoắn ốc. Đứng ở hành lang hẹp của ngọn tháp, người ta mới thấy hết được sự hùng vĩ của biển núi nơi đây. Người ta ví Hòn Dấu như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho Hải Phòng. Đảo Hòn Dấu đã được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và bến Nghiêng, nơi những tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc vào ngày 13-5-1955, là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tương truyền, Vua Tự Đức trong một dịp kinh lý ra Bắc, ngang qua đền thì gặp sóng to gió lớn. Vua cho dừng thuyền, lên đền khấn vái, ngay sau đó bỗng trời quang mây tạnh. Từ đó, vua phong nơi đây là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Hàng năm vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, ở Đồ Sơn diễn ra lễ hội đảo Dấu cũng là lễ hội truyền thống của dân đi biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ. Ngày này, ngư dân khắp các vùng lân cận thường kéo về đảo Dấu tế lễ, cầu xin Nam Hải Thần Vương một năm làm nghề biển yên lành, đánh bắt được nhiều tôm cá. Hàng năm vào ngày mồng 8 tháng hai âm lịch, làng mở hội lễ tạ và ra ngủ một đêm trên đảo để hưởng lộc của thần.
Gia Đình Xã Hội
Ngôi đền cổ thờ Nam Hải Thần Vương nằm ngay sát mép biển, phía trên là rừng nguyên sinh bạt ngàn. Tương truyền thần đảo Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng, rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị Ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Có lẽ chính vì những lời đồn thiêng ấy mà đảo Hòn Dấu còn được vẹn nguyên cho đến ngày nay, sừng sững như mắt ngọc giữa biển trời mênh mông.
Cách Hà Nội hơn trăm km, bến Nghiêng lịch sử bên bờ biển thuộc quận Đồ Sơn, Thành Phố Hải Phòng chính là bến tàu đi ra đảo Hòn Dấu. Mất chừng hai mươi phút đi tàu thủy là đến đảo Hòn Dấu hoang sơ, đẹp như viên ngọc giữa muôn trùng sóng biển. Trong những cuộc chuyển dịch của thềm lục địa từ xa xưa, một phần dãy núi đã tách khỏi bán đảo Đồ Sơn trôi dần ra phía biển, trở thành đảo Hòn Dấu nguyên sinh ngày nay.
Theo phong thủy xưa thì đảo Hòn Dấu được cho là nơi đắc địa với hình thế chín con rồng cùng chầu mình về viên ngọc. Ngay nơi tàu cập đảo là ngôi đền cổ xưa nằm sát bên bờ biển, nép mình dưới những tán cây khổng lồ xanh mướt, thờ Nam Hải Thần Vương. Câu chuyện thiêng về vị thần đảo trải qua hàng thế kỷ, nay vẫn được người dân Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng, truyền cho con cháu hết đời này sang đời khác.
Ấy là câu chuyện từ triều đại nhà Trần, vào một đêm sau một trận quyết chiến với giặc Nguyên Mông ở cửa sông Bạch Đằng, dân chài đánh cá gần đảo Dấu bỗng thấy một thi thể không đầu nổi trên mặt nước, trên mình vận trang phục võ quan Đại Việt. Ngư dân đánh cá liền nghinh ngài lên trên đảo để sáng hôm sau cử hành nghi lễ mai táng. Không ngờ, mới tờ mờ sáng hôm sau, khi dân làng ra tới nơi thì đã thấy thi thể của vị võ tướng được mối phủ kín thành ngôi mộ khổng lồ. Những người dân vạn chài cho là điềm ứng liền lập ngôi miếu tranh để phụng thờ.
Những ngày sau đó, người dân làng chài thường thấy vị võ tướng hiển linh thành ông già râu tóc bạc phơ. Tên "Cụ" được dân làng chài tôn vinh từ thuở đó. Khu vực xưa kia mối phủ kín thi thể thành ngôi mộ khổng lồ, chính là hậu cung của ngôi đền ngày nay. Đại diện ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa đền thờ Nam Hải Thần Vương cho biết, theo truyền thuyết cha ông kể lại, thì vào thời Hậu Lê, vua Lê ngự giá kinh lý vùng Đồ Sơn rồi nghỉ đêm trên đảo, nằm mơ thấy ông già râu tóc bạc trắng tay cầm cần câu, lưng đeo giỏ cá, tự xưng là Thần Đảo.
Hôm sau, Vua lên thuyền kể lại cho tùy tùng đi theo cùng nghe và phán rằng:
- Nếu là Thần linh hãy cho ta ứng báo.
Vua vừa dứt lời, một con cá to quẫy mạnh nhảy lên thuyền. Thấy linh nghiệm, nhà vua liền phong tước hiệu cho ngài là "Lão đảo Đại Thần Vương" và truyền chỉ cho dân địa phương tu sửa đền để phụng thờ. Vị võ tướng thuở còn sinh thời trấn giữ ở phía Nam biển, chết cũng ở phía Nam biển cho nên ngôi đền có huệ diệu Nam Hải Đại Thần Vương. Nơi thi thể của vị võ tướng nhà Trần năm xưa được mối phủ kín thành mộ chỉ sau một đêm, bây giờ vẫn còn phía sau hậu cung của đền. Sau nhiều lần tu bổ, ngôi mộ tuềnh toàng xưa nay đã được xây bệ, khung tường bao quanh để tiện du khách đến chiêm bái.
Đảo Hòn Dấu đã trở thành điểm nhấn hoang sơ, bởi nơi đây có rừng đa thuần nhất, rừng nguyên sinh lâu đời hiếm thấy khắp vùng duyên hải phía Bắc. Đường lên đảo là con đường độc đạo len lỏi giữa rừng đa nguyên sinh, tầng tầng lớp lớp mái vòm được tạo thành bởi tán cây cổ thụ, dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông xuống như tơ liễu. Những chiếc rễ to bằng thân người tua tủa đâm xuống đất tạo thế đứng vững chắc cho cây.
Một cảm giác vừa âm u, cô tịch, huyền bí, vừa thơ mộng đan xen khi đứng giữa rừng già. Rừng nơi đây còn nguyên vẹn cả ba tầng thực vật, la liệt những gốc cây cổ thụ khổng lồ, xen phía dưới là tầng cây thân thảo, thân bò, thân leo chằng chịt, đan xen vào nhau không dứt. Khác biệt hẳn với rất nhiều hòn đảo trên khắp đất nước, loài cây đặc trưng nhất trên đảo Hòn Dấu không phải là dừa hay những rặng phi lao thẳng tắp, mà nơi đây ngập những gốc cây si cổ thụ tới vài người ôm không hết.
Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây hay một cành gỗ sẽ bị ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Theo các cụ bô lão hiện trông coi ngôi đền cổ cho hay, từ xa xưa những lời truyền miệng về sự linh thiêng ấy cứ đeo đẳng mãi khắp vùng này. Nhất là dân làng chài, họ tuyệt nhiên không bao giờ dám động đến bất kỳ một thứ gì trên đảo. Câu chuyện về một người làng chài năm kia trót nhặt lấy một cành cây gãy về để sử dụng trên thuyền cá, ngay hôm sau thuyền bỗng gặp nạn, người chủ thuyền hoảng sợ vội vã mang cây gỗ về trả lại trên đảo.
Có lẽ, chính vì những câu chuyện đồn thổi, những lời truyền miệng từ đời này sang đời khác về sự linh ứng của thần đảo đã giúp cho Hòn Dấu trải qua hàng trăm năm, vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ kỳ vĩ. Những cành hoa, lá đẹp mướt mải; những dải sỏi cuội trắng xóa mê mẩn lòng người... nhưng những người đến đảo không một ai với tay ra hái nhành hoa hay nhặt vài viên sỏi làm kỷ niệm. Những cây gỗ lớn vài người ôm không hết bị bão biển quật ngã nằm lăn lóc đến mục thành mùn, bởi chẳng ai dám mang về. Bây giờ, người dân Vạn Hương vẫn truyền cho con cháu những câu chuyện về sự linh thiêng của đền. Người xưa mỗi lần qua đây đều phải hạ buồm, vào đền thắp hương tế lễ.
Đảo Hòn Dấu không chỉ là nơi có ngôi đền cổ linh thiêng, nơi có rừng nguyên sinh kỳ vĩ bậc nhất miền Bắc, mà Hòn Dấu còn như là điểm đánh dấu để thuyền ra khơi đánh cá quay trở về. Đó là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng một km với ngọn hải đăng cao chót vót trên đỉnh đảo. Độ chiếu xa lên tới bốn chục km, ngọn hải đăng trên Hòn Dấu được mệnh danh là mắt ngọc của Tổ quốc.
Ngọn đèn biển này được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1892-1896. Nhưng đến tháng 6-1898, đèn mới chính thức hoạt động. Toàn bộ ngọn tháp đèn biển cao năm tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65m so với chân tháp. Ban đầu, tháp đèn được xây dựng hoàn toàn bằng đá khối với các hoa văn rất đẹp, nhưng sau này do chiến tranh tàn phá, qua nhiều lần sửa chữa, đèn không còn nguyên trạng như ban đầu. Hiện còn khu nhà nghỉ cho người coi đảo còn nguyên vẹn như thời điểm xây dựng, đang được tu tạo mở rộng để đón khách tham quan.
Mắt ngọc của Tổ quốc cao như một tháp pháo đài cổ vút lên nổi bật giữa biển đảo mênh mông. Trong tòa bảo tàng trên đảo vẫn còn lưu giữ những trái bom Mỹ trút xuống miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, những loại hải đăng, những đèn tín hiệu được sử dụng ở Việt Nam... Từ chân ngọn hải đăng, muốn lên tới lầu vọng gió trên đỉnh, phải vượt qua một trăm hai mươi lăm bậc cầu thang gỗ theo hình xoắn ốc. Đứng ở hành lang hẹp của ngọn tháp, người ta mới thấy hết được sự hùng vĩ của biển núi nơi đây. Người ta ví Hòn Dấu như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho Hải Phòng. Đảo Hòn Dấu đã được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và bến Nghiêng, nơi những tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc vào ngày 13-5-1955, là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tương truyền, Vua Tự Đức trong một dịp kinh lý ra Bắc, ngang qua đền thì gặp sóng to gió lớn. Vua cho dừng thuyền, lên đền khấn vái, ngay sau đó bỗng trời quang mây tạnh. Từ đó, vua phong nơi đây là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Hàng năm vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, ở Đồ Sơn diễn ra lễ hội đảo Dấu cũng là lễ hội truyền thống của dân đi biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ. Ngày này, ngư dân khắp các vùng lân cận thường kéo về đảo Dấu tế lễ, cầu xin Nam Hải Thần Vương một năm làm nghề biển yên lành, đánh bắt được nhiều tôm cá. Hàng năm vào ngày mồng 8 tháng hai âm lịch, làng mở hội lễ tạ và ra ngủ một đêm trên đảo để hưởng lộc của thần.
Gia Đình Xã Hội
Thanked by 2 Members:
|
|
#459
Gửi vào 23/06/2012 - 07:53
GIẬT MÌNH THẤY BÓNG MA TRẺ EM TRONG NHÀ
Anh John Gore, bốn mươi ba tuổi, sống ở Cheltenham, Gloucestershire, Anh Quốc. Cùng với bạn gái đã vô tinh ghi lại được hình bóng ma trẻ em trong nhà mình khi chụp ảnh con mèo.
Khi xem ảnh chụp con mèo trong buồng khách nhà mình, anh John Gore, giật mình nhận ra đường nét hiện lên trong ảnh, giống như bóng ma đứa trẻ đang đứng cạnh ghế sofa. Song không rõ đó là bóng ma đứa trẻ bao nhiêu tuổi, là trai hay gái.
Hàng xóm quanh nhà anh kể rằng:
- Cách đây mấy năm, đứa trẻ là con chủ nhân trước đây của ngôi nhà này, đã chết tại đây.
Anh John Gore và bạn gái còn cho biết, từ trước khi chụp ảnh, trong nhà từng có những hiện tượng lạ lùng, như đèn tự bật tắt, tivi tự chuyển kênh...Tuy nhiên, anh và bạn gái không định chuyển đi khỏi căn nhà bị ma ám, mà còn đặt tên cho bóng ma trẻ em ấy là Johnny Junior và sống chung với nó.
Daily Mail
Anh John Gore, bốn mươi ba tuổi, sống ở Cheltenham, Gloucestershire, Anh Quốc. Cùng với bạn gái đã vô tinh ghi lại được hình bóng ma trẻ em trong nhà mình khi chụp ảnh con mèo.
Khi xem ảnh chụp con mèo trong buồng khách nhà mình, anh John Gore, giật mình nhận ra đường nét hiện lên trong ảnh, giống như bóng ma đứa trẻ đang đứng cạnh ghế sofa. Song không rõ đó là bóng ma đứa trẻ bao nhiêu tuổi, là trai hay gái.
Hàng xóm quanh nhà anh kể rằng:
- Cách đây mấy năm, đứa trẻ là con chủ nhân trước đây của ngôi nhà này, đã chết tại đây.
Anh John Gore và bạn gái còn cho biết, từ trước khi chụp ảnh, trong nhà từng có những hiện tượng lạ lùng, như đèn tự bật tắt, tivi tự chuyển kênh...Tuy nhiên, anh và bạn gái không định chuyển đi khỏi căn nhà bị ma ám, mà còn đặt tên cho bóng ma trẻ em ấy là Johnny Junior và sống chung với nó.
Daily Mail
Thanked by 2 Members:
|
|
#460
Gửi vào 23/06/2012 - 08:45
BÍ MẬT CỦA PHÁP THUẬT VÀ CÁCH HÓA GIẢI LỜI NGUYỀN?
Địa thế và con người là những yếu tố đầu tiên để cấu thành nên một thần giữ của, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là phép thuật và phù chú. Đấy là sự thể hiện ràng buộc giữa thần và nhân, là chìa khóa để mở ra kho báu và hóa giải lời nguyền? Các thầy phù thủy khi đã đạt đến trình độ đủ để có thể thiết lập nên thần giữ của, đều là những người tinh thông nho, y, lý, số... Những kiến thức này sẽ góp phần hỗ trợ cho họ trong quá trình hành nghề. Đặc biệt trong việc trấn yểm và phù chú.
Theo anh N.V.T, người còn được chân truyền nghề phù thủy bảy đời của gia đình cho biết, những người làm thầy chân chính thì tuổi thọ không cao. Nguyên nhân của điều này là bởi, mỗi lần đi ra giúp người, phải dùng tới phép thuật thì đều phải rút bớt đi một phần phúc của bản thân. Người làm càng nhiều thì sự hao tổn tuổi thọ càng lớn. Trước nay khó có ai thọ được tám, chín mươi tuổi. Mặt khác, khi theo nghề, bản thân người thầy cũng phải hy sinh nhiều thứ, nhiều khi ảnh hưởng tới cả cuộc sống gia đình.
Đây là một nghề vừa hao tổn tâm sức vừa phức tạp nên bản thân anh N.V.T dù được ông nội ở làng Me, Bắc Ninh truyền cho hết kinh nghiệm và bí kíp cũng không theo nghề. Hiện tại, thỉnh thoảng anh chỉ đi làm phúc cho những người quen biết và cúng cho gia đình. Anh có một cô con gái và một người vợ tảo tần, mỗi lần phải cúng ở nhà anh đều rất ngại, bởi khi cúng thì nhiều khi mình phải "lên đồng". Anh tủm tỉm chia sẻ rằng mình rất sợ để con cái trông thấy điệu bộ đó. Ngày còn bé, anh T chủ yếu sống với ông nội. Bố và các cô chú của anh không ai theo nghề. Đến khi ông nội cảm thấy sắp đến ngày giới hạn của mình mới đem toàn bộ những gì có được ra để dạy cho cháu. Hiện nay ở Bắc Ninh, Quảng Ninh vẫn còn những cụ hiếm hoi bảy, tám chục tuổi còn giữ được bí quyết và trình tự thực hiện.
Về bùa chú trong việc lập thần giữ của. Đây cũng là một dạng trấn yểm. Khi thầy pháp đứng ra, nhân danh một vị thần, một vị quan nào đó trên trời để thực hiện nhiệm vụ của mình, thì phải nhờ tới các âm binh. Họ sẽ điều khiển âm binh theo các lá bùa. Một ví dụ rõ ràng nhất về phép thuật có thể thấy ở việc chiêu hồn. Khi đã có đầy đủ các lễ vật, xướng danh, thầy pháp sẽ gieo tiền để xin trên cho hồn được về? Nếu cành phan và tàu chuối dựng gần đó đột nhiên phe phẩy mà trời không có gió thì là hồn về. Có những điều tạm thời chưa thể lý giải được bằng khoa học, con người đành phải giải thích bằng tâm linh. Vẽ bùa có thể trên giấy hoặc trên không, dùng nhang, bút mực hoặc nước phép để vẽ tùy theo từng thầy pháp. Vừa vẽ bùa, thầy vừa đọc tên các vị thần, nêu lên sự thỉnh cầu của gia chủ và những lời hứa hẹn khi lời thề được xác lập.
Trong một kho báu thần giữ của, khi đến ngày giờ nhất định, thầy phù thủy phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố lễ vật, thanh tẩy cơ thể, ăn chay trường để có thể liên lạc được với thế giới bên kia. Ngoài ra thầy còn phải chuẩn bị sức khỏe tốt vì nhiều khi một buổi lễ kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Khi lập đàn tràng trước cửa hầm mộ, thầy phù thủy bắt đầu phiên cúng. Sự sắp đặt các vật thiêng như mèo đen, rắn, chum sứ, quan tài, cũng theo sự điều khiển của thầy. Cô gái được đưa vào áo quan và mất đi khả năng chống cự, thầy mới bắt đầu đọc lời chú, nguyền lên cô gái. Thầy sẽ xin thần với lời giao hẹn nhờ thần canh giữ cho đến khi con cháu gia chủ tìm đến lấy được vàng thì sẽ hậu tạ thần, đến lúc đó thần sẽ được giải phóng. Bất cứ ai không có được khẩu quyết và toàn bộ các lớp chìa khóa dẫn vào sẽ bị thần trừng trị!?
Thầy có thể dùng nước phép vẩy lên mình cô gái hoặc dán bùa lên nắp quan tài, để tác dụng của bùa được phát huy tốt nhất. Có ý kiến cho rằng trong hầm mộ còn được bố trí cả những chất độc để ngăn ngừa những kẻ xâm phạm là có thật. Nhưng để duy trì sự sống cho cô gái trong vòng một trăm ngày, thì những chất độc đó chưa phát huy tác dụng ngay. Phải chờ một thời gian, khi không khí trong hầm có sự thay đổi, độ ẩm, nhiệt độ sẽ khiến chất độc phát huy. Chính vì vậy, rất nhiều người khi đào được các kho báu, không có được cách để giải các chất độc thường mắc phải những triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, thần kinh, thậm chí dẫn đến điên loạn. Người ta thường viện cho phép thuật nhưng đó chỉ là một phần.
Ngoài ra các thầy phù thủy còn bố trí các lớp trấn yểm khác nhau. Có người chỉ dùng một hoặc hai lớp, có người hơn, tùy theo mức độ cẩn thận và trình độ của thầy. Sau khi xin trên chứng và yểm lên hầm mộ, cửa hầm sẽ được đóng lại bằng một lớp thần chú khác. Thầy phù thủy tiếp tục khóa lễ cho tới khi kết thúc, thường đến gần sáng. Xong việc, đoàn người rút quân về sau khi đã lấp lại mặt bằng gần như cũ, để che mắt những người bình thường có thể xuất hiện gần đấy. Phần lớn các lễ lập thần giữ của đều được tiến hành vào ban đêm. Việc này không chỉ để tiện bề lấy ánh trăng và bóng sáng làm mốc kho báu mà còn là một kế "điệu hổ ly sơn" của các thầy phù thủy, bởi đi đêm tạo nên cảm giác đi vào ma trận và là những thời điểm linh thiêng.
Con cháu những người có của này về sau cũng nhờ đó mà thuận lợi hơn trong việc che mắt sự tò mò của người đời để lấy lại được kho báu. Để trao đổi lại với thần và lấy lại được kho báu, họ phải chuẩn bị một lễ gồm đủ cả tiền, vàng, kim ngân coi như việc trả công cho thần. Đúng ngày giờ được ghi lại theo lời truyền của tổ tiên, họ sẽ xâm nhập vào vùng đất thiêng, vừa đi vừa lẩm nhẩm khấn báo cáo với thần về gốc gác của tổ tiên và nhiệm vụ của bản thân. Họ phải đọc đúng thì thần mới cho vào khu vực cấm. Qua được một lớp khóa, khi đến chính xác nơi phải mở chiếc chìa khóa tiếp theo, họ phải đọc chính xác lời nguyền đã được trấn yểm. Nếu đọc sai, kho báu sẽ không mở ra được, thậm chí mở ra thì của cải bên trong cũng sẽ bị biến chất đi.
Cũng có nhiều trường hợp, gia phả của các gia đình bị thất lạc, người ngoài nếu có nguyên vẹn lời giải cũng có thể lấy được kho báu mà không bị thần trừng trị. Nếu không đầy đủ, thần sẽ đi theo bảo vệ số tài sản đó đến cùng khiến cho cửa nhà tiêu tán, con cháu cũng bị lây hậu họa. Khi đã lấy được của cải trong kho rồi, lời giao ước giữa thần và người xem như chấm dứt, thần được giải phóng khỏi nhiệm vụ của mình, người cũng đã trả công xứng đáng. Pháp thuật và ảnh hưởng của thần cũng chấm dứt theo. Sở dĩ, chỉ con cháu những người chôn giấu mới lấy được kho báu an toàn, bởi vì chỉ họ mới có được đầy đủ lời giải, kể cả những thông tin cơ bản về chất độc và thời gian phát tác có thể, khi khai quật để tránh ảnh hưởng tới bản thân...
Tín ngưỡng thần giữ của là một yếu tố thuộc về văn hóa cổ xưa, tồn tại trên khắp thế giới. Từ những kim tự tháp của người Ai Cập, những lăng mộ của người Maya, kho tàng của người Ấn, những hầm mộ đế vương của người Trung Quốc... đều là những biểu hiện của văn hóa thần giữ của. Người Kinh trước đây tiếp kiến văn hóa với các tộc người xung quanh, với Trung Hoa, Chăm Pa, Ấn Độ,... nên tín ngưỡng này rất đa dạng. Việc giữ gìn của cải, báu vật nhằm mục đích bảo tồn cuộc sống và bảo tồn văn hóa cho con cháu sau này. Các động thái tinh thần để bảo vệ như tín ngưỡng, kiêng kỵ, huyền thoại, phù chú, trấn yểm, các động thái mang tính vật chất như không gian chôn cất, cách thức bảo vệ như bẫy, đánh lừa, thuốc độc, sẽ tạo nên một tổng thể chung linh thiêng cho thần giữ của.
Trên thế giới, cách thức lập thần giữ của rất phong phú tùy theo tín ngưỡng, văn hóa, tôn giáo của người bản địa. Thần có thể thuộc về giới tự nhiên, quái thạch, dị mộc, kỳ thú, rồng, hắn, hổ, báo, chó ngao đều có thể là thần giữ của. Những thiên thần và nhân thần, trong xã hội cổ xưa, thần là phụ nữ xuất hiện nhiều hơn do phân công lao động theo giới tính. Không gian chôn giấu kho báu thường là nơi linh thiêng, ít bị phá hoại, đồng thời lại được người đời thêu dệt nên những huyền thoại xung quanh lại càng trở nên bí ẩn.
ngưoiduatin
Địa thế và con người là những yếu tố đầu tiên để cấu thành nên một thần giữ của, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là phép thuật và phù chú. Đấy là sự thể hiện ràng buộc giữa thần và nhân, là chìa khóa để mở ra kho báu và hóa giải lời nguyền? Các thầy phù thủy khi đã đạt đến trình độ đủ để có thể thiết lập nên thần giữ của, đều là những người tinh thông nho, y, lý, số... Những kiến thức này sẽ góp phần hỗ trợ cho họ trong quá trình hành nghề. Đặc biệt trong việc trấn yểm và phù chú.
Theo anh N.V.T, người còn được chân truyền nghề phù thủy bảy đời của gia đình cho biết, những người làm thầy chân chính thì tuổi thọ không cao. Nguyên nhân của điều này là bởi, mỗi lần đi ra giúp người, phải dùng tới phép thuật thì đều phải rút bớt đi một phần phúc của bản thân. Người làm càng nhiều thì sự hao tổn tuổi thọ càng lớn. Trước nay khó có ai thọ được tám, chín mươi tuổi. Mặt khác, khi theo nghề, bản thân người thầy cũng phải hy sinh nhiều thứ, nhiều khi ảnh hưởng tới cả cuộc sống gia đình.
Đây là một nghề vừa hao tổn tâm sức vừa phức tạp nên bản thân anh N.V.T dù được ông nội ở làng Me, Bắc Ninh truyền cho hết kinh nghiệm và bí kíp cũng không theo nghề. Hiện tại, thỉnh thoảng anh chỉ đi làm phúc cho những người quen biết và cúng cho gia đình. Anh có một cô con gái và một người vợ tảo tần, mỗi lần phải cúng ở nhà anh đều rất ngại, bởi khi cúng thì nhiều khi mình phải "lên đồng". Anh tủm tỉm chia sẻ rằng mình rất sợ để con cái trông thấy điệu bộ đó. Ngày còn bé, anh T chủ yếu sống với ông nội. Bố và các cô chú của anh không ai theo nghề. Đến khi ông nội cảm thấy sắp đến ngày giới hạn của mình mới đem toàn bộ những gì có được ra để dạy cho cháu. Hiện nay ở Bắc Ninh, Quảng Ninh vẫn còn những cụ hiếm hoi bảy, tám chục tuổi còn giữ được bí quyết và trình tự thực hiện.
Về bùa chú trong việc lập thần giữ của. Đây cũng là một dạng trấn yểm. Khi thầy pháp đứng ra, nhân danh một vị thần, một vị quan nào đó trên trời để thực hiện nhiệm vụ của mình, thì phải nhờ tới các âm binh. Họ sẽ điều khiển âm binh theo các lá bùa. Một ví dụ rõ ràng nhất về phép thuật có thể thấy ở việc chiêu hồn. Khi đã có đầy đủ các lễ vật, xướng danh, thầy pháp sẽ gieo tiền để xin trên cho hồn được về? Nếu cành phan và tàu chuối dựng gần đó đột nhiên phe phẩy mà trời không có gió thì là hồn về. Có những điều tạm thời chưa thể lý giải được bằng khoa học, con người đành phải giải thích bằng tâm linh. Vẽ bùa có thể trên giấy hoặc trên không, dùng nhang, bút mực hoặc nước phép để vẽ tùy theo từng thầy pháp. Vừa vẽ bùa, thầy vừa đọc tên các vị thần, nêu lên sự thỉnh cầu của gia chủ và những lời hứa hẹn khi lời thề được xác lập.
Trong một kho báu thần giữ của, khi đến ngày giờ nhất định, thầy phù thủy phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố lễ vật, thanh tẩy cơ thể, ăn chay trường để có thể liên lạc được với thế giới bên kia. Ngoài ra thầy còn phải chuẩn bị sức khỏe tốt vì nhiều khi một buổi lễ kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Khi lập đàn tràng trước cửa hầm mộ, thầy phù thủy bắt đầu phiên cúng. Sự sắp đặt các vật thiêng như mèo đen, rắn, chum sứ, quan tài, cũng theo sự điều khiển của thầy. Cô gái được đưa vào áo quan và mất đi khả năng chống cự, thầy mới bắt đầu đọc lời chú, nguyền lên cô gái. Thầy sẽ xin thần với lời giao hẹn nhờ thần canh giữ cho đến khi con cháu gia chủ tìm đến lấy được vàng thì sẽ hậu tạ thần, đến lúc đó thần sẽ được giải phóng. Bất cứ ai không có được khẩu quyết và toàn bộ các lớp chìa khóa dẫn vào sẽ bị thần trừng trị!?
Thầy có thể dùng nước phép vẩy lên mình cô gái hoặc dán bùa lên nắp quan tài, để tác dụng của bùa được phát huy tốt nhất. Có ý kiến cho rằng trong hầm mộ còn được bố trí cả những chất độc để ngăn ngừa những kẻ xâm phạm là có thật. Nhưng để duy trì sự sống cho cô gái trong vòng một trăm ngày, thì những chất độc đó chưa phát huy tác dụng ngay. Phải chờ một thời gian, khi không khí trong hầm có sự thay đổi, độ ẩm, nhiệt độ sẽ khiến chất độc phát huy. Chính vì vậy, rất nhiều người khi đào được các kho báu, không có được cách để giải các chất độc thường mắc phải những triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, thần kinh, thậm chí dẫn đến điên loạn. Người ta thường viện cho phép thuật nhưng đó chỉ là một phần.
Ngoài ra các thầy phù thủy còn bố trí các lớp trấn yểm khác nhau. Có người chỉ dùng một hoặc hai lớp, có người hơn, tùy theo mức độ cẩn thận và trình độ của thầy. Sau khi xin trên chứng và yểm lên hầm mộ, cửa hầm sẽ được đóng lại bằng một lớp thần chú khác. Thầy phù thủy tiếp tục khóa lễ cho tới khi kết thúc, thường đến gần sáng. Xong việc, đoàn người rút quân về sau khi đã lấp lại mặt bằng gần như cũ, để che mắt những người bình thường có thể xuất hiện gần đấy. Phần lớn các lễ lập thần giữ của đều được tiến hành vào ban đêm. Việc này không chỉ để tiện bề lấy ánh trăng và bóng sáng làm mốc kho báu mà còn là một kế "điệu hổ ly sơn" của các thầy phù thủy, bởi đi đêm tạo nên cảm giác đi vào ma trận và là những thời điểm linh thiêng.
Con cháu những người có của này về sau cũng nhờ đó mà thuận lợi hơn trong việc che mắt sự tò mò của người đời để lấy lại được kho báu. Để trao đổi lại với thần và lấy lại được kho báu, họ phải chuẩn bị một lễ gồm đủ cả tiền, vàng, kim ngân coi như việc trả công cho thần. Đúng ngày giờ được ghi lại theo lời truyền của tổ tiên, họ sẽ xâm nhập vào vùng đất thiêng, vừa đi vừa lẩm nhẩm khấn báo cáo với thần về gốc gác của tổ tiên và nhiệm vụ của bản thân. Họ phải đọc đúng thì thần mới cho vào khu vực cấm. Qua được một lớp khóa, khi đến chính xác nơi phải mở chiếc chìa khóa tiếp theo, họ phải đọc chính xác lời nguyền đã được trấn yểm. Nếu đọc sai, kho báu sẽ không mở ra được, thậm chí mở ra thì của cải bên trong cũng sẽ bị biến chất đi.
Cũng có nhiều trường hợp, gia phả của các gia đình bị thất lạc, người ngoài nếu có nguyên vẹn lời giải cũng có thể lấy được kho báu mà không bị thần trừng trị. Nếu không đầy đủ, thần sẽ đi theo bảo vệ số tài sản đó đến cùng khiến cho cửa nhà tiêu tán, con cháu cũng bị lây hậu họa. Khi đã lấy được của cải trong kho rồi, lời giao ước giữa thần và người xem như chấm dứt, thần được giải phóng khỏi nhiệm vụ của mình, người cũng đã trả công xứng đáng. Pháp thuật và ảnh hưởng của thần cũng chấm dứt theo. Sở dĩ, chỉ con cháu những người chôn giấu mới lấy được kho báu an toàn, bởi vì chỉ họ mới có được đầy đủ lời giải, kể cả những thông tin cơ bản về chất độc và thời gian phát tác có thể, khi khai quật để tránh ảnh hưởng tới bản thân...
Tín ngưỡng thần giữ của là một yếu tố thuộc về văn hóa cổ xưa, tồn tại trên khắp thế giới. Từ những kim tự tháp của người Ai Cập, những lăng mộ của người Maya, kho tàng của người Ấn, những hầm mộ đế vương của người Trung Quốc... đều là những biểu hiện của văn hóa thần giữ của. Người Kinh trước đây tiếp kiến văn hóa với các tộc người xung quanh, với Trung Hoa, Chăm Pa, Ấn Độ,... nên tín ngưỡng này rất đa dạng. Việc giữ gìn của cải, báu vật nhằm mục đích bảo tồn cuộc sống và bảo tồn văn hóa cho con cháu sau này. Các động thái tinh thần để bảo vệ như tín ngưỡng, kiêng kỵ, huyền thoại, phù chú, trấn yểm, các động thái mang tính vật chất như không gian chôn cất, cách thức bảo vệ như bẫy, đánh lừa, thuốc độc, sẽ tạo nên một tổng thể chung linh thiêng cho thần giữ của.
Trên thế giới, cách thức lập thần giữ của rất phong phú tùy theo tín ngưỡng, văn hóa, tôn giáo của người bản địa. Thần có thể thuộc về giới tự nhiên, quái thạch, dị mộc, kỳ thú, rồng, hắn, hổ, báo, chó ngao đều có thể là thần giữ của. Những thiên thần và nhân thần, trong xã hội cổ xưa, thần là phụ nữ xuất hiện nhiều hơn do phân công lao động theo giới tính. Không gian chôn giấu kho báu thường là nơi linh thiêng, ít bị phá hoại, đồng thời lại được người đời thêu dệt nên những huyền thoại xung quanh lại càng trở nên bí ẩn.
ngưoiduatin
Thanked by 2 Members:
|
|
#461
Gửi vào 25/06/2012 - 10:46
BÍ ẨN ĐẰNG SAU NGÔI MỘ CỔ HƯNG YÊN
Mấy ngày nay, nhân dân xã Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên, xôn xao chuyện một ông Quận công đã chết mấy trăm năm nay hiện về dọa nạt những người chỉ đạo, tham gia phá mộ, chôn xác ông ra cánh đồng. Thực hư chuyện này thế nào? phóng viên chuyên đề ANTG về Hưng Yên tìm hiểu sự việc. Khi chúng tôi về làng Thụy Trang, trưởng thôn Lê Thành Công và hàng chục người dân đã chờ sẵn. Ai cũng tỏ ra bức xúc về chuyện doanh nghiệp tư nhân Phúc Nga phá trộm mồ cổ, tống táng xác ướp ra cánh đồng. Người dân ở đây đã kể lại tường tận sự việc cho chúng tôi.
Chuyện bắt đầu từ việc ông Tuyên, người trông đình làng đi kể khắp làng rằng, một hôm, ông đang dựa lưng vào cột đình ngủ gà ngủ gật, bỗng nghe rõ mồn một tiếng kêu than:
- Cứu tao với, có người bẻ cong tay chân tao rồi.
Ông Tuyên giật mình tỉnh giấc, chạy khắp đình mà không tìm thấy ai. Tiếng kêu đó cứ văng vẳng bên tai, như gần mà lại như xa lắm. Chuyện lạ ông Tuyên kể đến tai ông S. ở làng cạnh. Ông S. sợ quá liền báo cáo với dân làng Thụy Trang rằng, chính ông là người đã bẻ cong chân, tay, đầu của một xác ướp được cho là của ông Quận, người dân thường gọi ngôi mộ cổ của làng là mộ ông Quận, ông là một quan võ, tước quận công, còn tên là gì thì không biết, để nhét xác ướp cho vừa cái tiểu sành.
Sau khi làm cái việc khủng khiếp đó, ông S. không ngủ được. Đêm nào cũng vậy, cứ nhắm mắt vào là như có người dựng dậy. Ông S. là người chuyên đi bốc mộ thuê, nhưng đây là lần đầu tiên ông bị ám ảnh khủng khiếp như vậy, nên đã báo cáo với dân làng, mong được hối lỗi. Ông S. kể lại sự việc như sau:
Cuối tháng 11-2007 âm lịch, ông chủ doanh nghiệp Phúc Nga, tên là Nguyễn Văn Phúc thuê ông S. cùng hàng chục người khác phá ngôi mộ cổ nằm giữa khu đất của doanh nghiệp. Người cuốc, người xẻng, người búa chim, xà beng bổ liên tục, nhưng khối hợp chất mật và vỏ ngao sò, vôi, bột đá… khổng lồ vẫn không hề suy suyển, sứt mẻ. Thấy phá thủ công không được, người ta liền dùng máy khoan để phá. Những chiếc máy khoan lớn nổ chói tai suốt ba ngày ba đêm mới bật tung được nắp mộ nặng hàng chục tấn, làm lộ ra chiếc quan tài phủ sơn ta đỏ au.
Chiếc quan tài rất lớn nằm khít trong bể bêtông với những bức tường dày đến nửa mét. Bể xây kín đến nỗi không khí cũng không thể ra vào được. Chiếc quan tài nằm khít trong bể, nên dùng xà beng không thể nạy lên. Người ta phải dùng máy khoan vài lỗ trên nắp quan tài, rồi luồn dây thép vào, để máy cẩu nhấc lên.
Khi quan tài bật nắp, mùi thơm của dầu ngọc am lan tỏa khắp nơi, không hề có mùi thi thể người chết.
Những ngày đó, dân mấy làng quanh đó đều ngửi thấy mùi ngọc am, thậm chí đi xe máy trên quốc lộ ba mươi chín, vẫn ngửi thấy mùi ngọc am thơm phức. Tuy nhiên, không ai biết rằng, mùi ngọc am đó bắt nguồn từ ngôi mộ cổ. Trong quan tài là thi hài một cụ ông, cao khoảng 1,60m. Mọi người đều giật mình khi thấy thi hài còn nguyên vẹn như người mới được chôn, râu, tóc, lông mày cũng vẫn còn nguyên. Da dẻ vẫn mềm mại, hồng hào. Thi hài được quấn bằng rất nhiều quần áo, chăn, gối và chân đi đôi hài cao đến đầu gối như còn mới nguyên. Thi thể ngập trong bể tinh dầu màu nâu, đặc sánh.
Trông cảnh ấy ai cũng hoảng, nhưng ý nghĩ trong quan tài có nhiều vàng bạc, châu báu, đồ cổ, nên nỗi sợ tan biến đâu mất. Người ta thi nhau mò mẫm khắp nơi, dùng dao, kéo cắt hết quần áo của thi hài ra để tìm châu báu. Còn có châu báu hay không thì không thấy ai kể lại. Xác ông Quận được mang ra một cánh đồng cách đó chừng 3km để táng trong một ngôi mộ tròn, đã được ông chủ doanh nghiệp này xây sẵn. Tuy nhiên, bể mộ xây để chứa xương cốt mà thi hài vẫn còn nguyên vẹn, nên những người tham gia chôn cất đã bẻ gập chân thi hài ông Quận lên, bẻ quặt tay, gập đầu xuống để nhét cho vừa hố rồi lấp đất lại.
Theo lời kể của ông S., sau hôm đó, ông và ông chủ doanh nghiệp cùng tất cả những người tham gia phá mộ, đem thi hài ông Quận ra cánh đồng chôn đều không ngủ được. Đêm nào cũng vậy, cứ nhắm mắt vào là như có người dựng dậy. Hoảng quá, ông Nguyễn Văn Phúc, chủ doanh nghiệp Phúc Nga lại phải thuê người phá ngôi mộ tròn, bới xác lên, rồi mua một chiếc quan tài trị giá hai triệu đồng (theo lời kể của ông Phúc) và mua một khoảnh ruộng của người dân trị giá một triệu đồng để chôn lại thi hài của ông Quận.
Khi bị nhân dân tố cáo, bị UBND xã gọi lên, ông Phúc mới chỉ chỗ chôn ông Quận ở ngoài cánh đồng, cách làng hơn 3km. Người dân trong làng đã dẫn tôi ra khu đồng đó. Giữa cánh đồng mênh mông, có vài ngôi mộ lèo tèo. Mộ một vị quận công từng thét ra lửa, khi chết, có cả một khu lăng thờ rộng hàng chục mẫu, thi thể được ướp để giữ lại cho ngàn đời sau, giờ nằm lè tè giữa ruộng ngập nước trông thật thảm hại. Ngay cạnh đó, có một ngôi mộ tròn mới bị đập. Điều này hoàn toàn khớp với lời kể của ông S, và ông Tr., những người tham gia đào bới ngôi mộ, chôn xác ra cánh đồng.
Ông Tr. ở làng Trai Trang kể thêm với phóng viên:
- Tôi là người chuyên bốc mả thuê và hủy đồ của người chết trong xã. Tôi được người ta thuê để làm việc này. Chính tay tôi cùng một số người khác dùng dao, kéo rạch quần áo, hài của ông Quận. Tôi được giao nhiệm vụ mang đống quần áo, chăn, gối đi tiêu hủy. Thấy bộ áo quan đẹp, tôi xin nhưng họ không cho, họ đòi một triệu đồng. Tuy nhiên, tôi trừ luôn tiền công mang quần áo đi tiêu hủy là ba trăm ngàn, nên tôi chỉ còn phải trả cho họ bảy trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, tôi không đem quần áo, chăn gối của ông Quận đi đốt mà ném luôn xuống một cái mương cách làng vài trăm mét.
Tôi để bộ áo quan trong nhà nhiều ngày sau mà vẫn thấy mùi thơm phức nên nghĩ là gỗ sưa. Tôi đã mời nhiều người đến xem để bán. Có người từ làng Đồng Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội, đánh xe con về xem, nhưng họ bảo không phải gỗ sưa nên không mua. Cũng từ hôm tham gia làm cái việc thất đức đó, đêm nào tôi cũng thức trắng, không ngủ được. Nói không tin, nhưng cứ đêm xuống là tôi không dám đi tiểu tiện. Tôi cứ nhắm mắt vào là mê man, mơ thấy một ông quan to đứng trước mặt nói:
- Đồ của tao đâu? Trả tao đây. Nói rồi từ khóe miệng ông ta, hai cái răng nanh cứ dài ra như răng hổ. Tôi kể chuyện này với những người tham gia quật mộ, họ cũng bảo đêm nào cũng gặp… ma. Sợ quá, tôi đã đến làng Thụy Trang khai báo sự việc.
Sau khi ông Tr khai báo sự việc với dân làng, ông ta liền dẫn mọi người đến nơi vứt đồ tùy táng. Ông Nguyễn Văn Quang, ông Nguyễn Quang Tuyến cùng một số người đã mang một ít quần áo, chăn gối về làng để tại nhà chứa xe tang. Dân làng đề nghị ông Tr. mang trả chiếc áo quan và ông Tr. cũng trả luôn. Tôi được dân làng mở cửa nhà chứa xe tang để xem những thứ thu gom được. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy những mảnh quần áo, đặc biệt là chiếc hài vẫn còn nguyên vẹn, màu sắc sặc sỡ. Dù đống quần áo, chăn gối này ngâm ở dưới mương nước hơn tháng trời, song mùi thơm vẫn tỏa ra ngào ngạt. Từ chiếc áo quan cũng tỏa ra mùi hương thoang thoảng.
Người dân đi qua ngôi nhà để xe tang cũng đều ngửi thấy mùi ngọc am. Dân làng cho biết, chỉ bóc những mảnh vải vớt dưới mương lên, cũng mót được chín mươi lăm đồng tiền cổ. Trên đồng tiền đó có mấy chữ “Càn Long Thông Bảo”. Qua giám định được biết đây là tiền Trung Quốc, sản xuất thời nhà Thanh, năm 1736.
Qua sự kiện vẫn tìm được tới chín mươi lăm đồng tiền cổ, trong khi mót lại ở đống quần áo bị cắt rách tả tơi, dân làng đoán rằng, trong ngôi mộ này phải có rất nhiều của quý. Từ đó nhân dân đặt câu hỏi:
- Phải chăng, những người quật ngôi mộ cổ này có ý định kiếm chác của quý?
Được biết, trước đây mảnh đất rộng 10.000m2 có ngôi mộ cổ được UBND tỉnh giao cho Công ty Giải pháp Trí Tuệ. Công ty này phá sản, nên đất được giao lại cho doanh nghiệp tư nhân Phúc Nga. Trong khu đất này có mười ba ngôi mộ phải di dời và họ đều đã thực hiện di dời theo đúng ý nguyện của dân làng. Ngôi mộ cổ lớn nhất, được cho là của một ông quận công cũng nằm trong diện phải di dời và nhân dân cùng chính quyền xã cũng đồng ý cho di dời. Tuy nhiên, khi đào mộ, thấy hệ thống bêtông quá lớn, rất cứng, không thể đào được, nên các bên đã thống nhất không đào đi nữa. Ngôi mộ nằm chìm dưới đất nên cũng không gây khó khăn gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông chủ doanh nghiệp này cũng tỏ lòng thành kính bằng cách xây một cây hương để thờ. Thế nhưng, đùng một cái, họ lại thuê người đào bới suốt ngày đêm, dùng cả máy khoan, cần cẩu để phá mộ, rồi phá tan cả xác ướp. Mọi hành động, việc làm diễn ra đều rất bí mật. Dân làng đều khẳng định rằng, người ta bí mật phá mộ, trong khi có thể đào công khai để di dời mộ, là với mục đích kiếm chác của quý. Nếu đào bới công khai, chính quyền, dân làng chứng kiến thì có thể không được sở hữu số của quý đó. Trong ngôi mộ có vàng bạc, châu báu gì hay không thì chưa ai khẳng định được. Nhưng sự việc chỉ mót lại trong đống quần áo rách bỏ đi cũng tìm được tới chín mươi lăm đồng tiền cổ, có thể khiến dân làng đặt câu hỏi nghi ngờ.
Ông Quận là ai? Dân làng Thụy Trang hiện không có tài liệu gì ghi chép về ngôi mộ cổ này. Người dân chỉ được nghe truyền miệng lại rằng, đây là ngôi mộ cổ của một ông quận công thời Hậu Lê. Tên họ ông là gì, giữ chức gì, ông xuất xứ từ đâu, không ai biết cả. Vì ông từng giữ chức quận công nên nhiều đời nay, dân làng cứ quen miệng gọi là “ông Quận”. Hàng năm, dân làng đều ra mộ thắp hương, thờ cúng và coi ông như Thành Hoàng làng. Dân làng tự coi là con cháu của ông Quận cả.
Xưa kia, ngôi mộ nằm trên diện tích một sào ruộng. Chỗ trung tâm, đất đắp cao hơn mặt ruộng 70cm. Trên phần trung tâm mộ có một miếu thờ nho nhỏ, cùng cây ruối trước miếu. Tuy nhiên, ngôi miếu đã bị phá từ mấy chục năm trước, nên chỉ còn nắm đất mà thôi. Trên nắm đất đó, người dân vẫn canh tác, trồng trọt một số loại cây như thuốc lào, củ đót. Chỉ cần cuốc một lớp đất, sẽ hiện ra một lớp bêtông bằng hợp chất cát, vôi, mật dài 3m, rộng 2m.
Quận công là một quan võ, có địa vị rất lớn trong triều đình, chỉ sau quốc công (tổng chỉ huy quân đội, chẳng hạn như Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo) mà thôi. Để chứng minh sự quan trọng của ông với đất nước, với lịch sử dân tộc Việt, dân làng đã dẫn tôi ra cánh đồng làng Đạo Khê, xã Trung Hưng. Theo truyền tụng, tại cánh đồng này từng có một khu lăng mộ của ông Quận rộng tới mười mẫu. Tại cánh đồng này, vẫn còn một cái hồ rộng chừng một mẫu, đã giao cho một gia đình quản lý, nuôi cá, chăn vịt. Hồ này cũng được nhân dân gọi là hồ Ông Quận.
Mặc dù khu lăng mộ không còn nữa, song những vết tích còn lại cũng gợi lên sự tráng lệ một thời.
Giữa cánh đồng, vẫn còn bốn con chó đá ngồi chồm hỗm giữa ruộng. Hai con ở rất xa, hai con ở gần trung tâm lăng mộ hơn và ngồi với tư thế quay mặt vào nhau. Nhìn cách bố trí bốn con chó đá, có thể thấy rõ rằng, hai con phía xa gác cổng khu lăng mộ và hai con gần hơn gác cửa miếu thờ. Tương truyền miếu thờ là một ngôi nhà mái ngói, được xây trên một tấm hợp chất vôi mật khổng lồ. Ngôi miếu đã biến mất, nhưng hai ngôi tượng đá cụt đầu trong tư thế quỳ, tay bê tráp thì vẫn còn. Có thể, hai ngôi tượng đá quỳ, tay bê tráp này được xắp xếp bên cạnh tượng ông Quận. Sau ngôi tượng đá quỳ có một cây ruối, tuổi thọ của nó có thể đã vài trăm năm.
Cạnh khối hợp chất đó là hai khối đá xanh vuông vức, mà cả bốn mặt tấm bia đều có chữ Hán còn rất rõ, sắc nét. Tuy nhiên, nhân dân trong làng không ai biết đọc chữ Hán, mà cũng chưa thấy nhà khoa học nào về nghiên cứu di tích này, nên những thông tin trên hai tấm bia vẫn là những điều bí ẩn. Phía trước khối hợp chất nằm trồi lên khỏi mặt ruộng là hai con ngựa đá khổng lồ đứng quay mặt vào nhau và tiếp đó là hai con voi đá cũng to lực lưỡng.
Theo phán đoán thì khối hợp chất vôi mật này có thể nặng đến vài chục tấn. Phía dưới tấm sập là một hầm mộ rộng chừng 6m3. Từ trước đến nay, đã có nhiều người tìm cách phá, song phiến sập quá dày, nặng, cứng, nên không phá nổi. Năm 1993, có một toán người giới thiệu với dân làng là đoàn nhà khảo cổ học trên Hà Nội về nghiên cứu khu mộ. Đến đêm, lợi dụng sấm chớp, họ cho nổ mìn phá hầm mộ. Sớm hôm sau, dân làng kéo ra xem, chỉ thấy một hầm mộ trống rỗng, mới biết đám người hôm trước là bọn trộm đóng giả các nhà khảo cổ học để truy tìm của quý.
Như vậy, đây là một ngôi mộ giả, nhằm đánh lạc hướng người đời. Trong hầm mộ này có vàng bạc châu báu hay không thì chỉ có bọn trộm mới biết được. Sau này, trong quá trình cày, cấy, đào đất, người dân còn phát hiện ra rất nhiều mộ giả, với những sập đá, hầm mộ khổng lồ nằm rải rác quanh khu vực lăng ông Quận rộng mười mẫu, thuộc làng Đạo Khê. Còn mộ thật thì nằm về phía Đông, thuộc làng Thụy Trang, hiện vừa bị doanh nghiệp Phúc Nga đào bới, đập phá. Chuyện các quan võ lập nhiều mộ giả, còn mộ thật chôn ở chỗ bí mật là điều dễ hiểu, vì các quan võ thường có nhiều kẻ thù. Họ muốn khi chết, kẻ thù không biết chỗ chôn để quật mộ trả thù.
Thám sát một vòng quanh cánh đồng Đạo Khê có thể thấy rõ sự tráng lệ của công trình lăng mộ một thời của vị quận công này. Đây là vùng đồng bằng, bờ xôi ruộng mật, nên không thể có những khối đá xanh lớn để tạc bia, voi đá, ngựa đá, chó đá. Đá xanh lại chỉ phổ biến ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An mà thôi. Theo tính toán, đo đạc của dân làng, mỗi con voi được tạc bởi 2m3 đá. Như vậy, riêng một con voi đá cũng nặng chừng sáu, bảy tấn. Mỗi con ngựa đá cũng nặng chừng bốn tấn, còn chó đá khoảng hai tấn một con.
Với trọng lượng lớn như vậy, lại vận chuyển từ xa đến, nên chỉ có thể sử dụng đường thủy. Để vận chuyển số voi đá, ngựa đá, chó đá về lăng, binh lính của ông Quận đã đào một con kênh lớn và sâu với chiều dài 1000m, nối từ hồ Ông Quận rộng thông ra sông Lực Điền. Sông Lực Điền là một nhánh của sông Hồng. Như vậy, có thể tưởng tượng, những voi đá, ngựa đá cũng như vật liệu xây dựng lăng mộ được vận chuyển theo sông Hồng, dọc sông Lực Điền, vào kênh dẫn để tập kết trong hồ.
Như vậy, chỉ với con mắt thông thường, cũng có thể nhận thấy, nơi đây từng có một công trình rất hoành tráng. Những di tích còn lại gồm những hầm mộ, những bức tượng, những voi đá, ngựa đá, chó đá cũng rất có giá trị. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà các cơ quan quản lý văn hóa bỏ quên, chưa từng tổ chức một cuộc nghiên cứu nào, để đến nỗi bọn trộm vác mìn đến đánh hoác cả hầm mộ, làm gẫy cả đầu ngựa đá, tượng đá. Và đau lòng nhất là ngôi mộ cổ mấy trăm năm tuổi có xác ướp của một vị quận công, còn chưa được nghiên cứu gì, đã bị người ta đào bới phá tan tành.
Phạm Ngọc Dương
Mấy ngày nay, nhân dân xã Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên, xôn xao chuyện một ông Quận công đã chết mấy trăm năm nay hiện về dọa nạt những người chỉ đạo, tham gia phá mộ, chôn xác ông ra cánh đồng. Thực hư chuyện này thế nào? phóng viên chuyên đề ANTG về Hưng Yên tìm hiểu sự việc. Khi chúng tôi về làng Thụy Trang, trưởng thôn Lê Thành Công và hàng chục người dân đã chờ sẵn. Ai cũng tỏ ra bức xúc về chuyện doanh nghiệp tư nhân Phúc Nga phá trộm mồ cổ, tống táng xác ướp ra cánh đồng. Người dân ở đây đã kể lại tường tận sự việc cho chúng tôi.
Chuyện bắt đầu từ việc ông Tuyên, người trông đình làng đi kể khắp làng rằng, một hôm, ông đang dựa lưng vào cột đình ngủ gà ngủ gật, bỗng nghe rõ mồn một tiếng kêu than:
- Cứu tao với, có người bẻ cong tay chân tao rồi.
Ông Tuyên giật mình tỉnh giấc, chạy khắp đình mà không tìm thấy ai. Tiếng kêu đó cứ văng vẳng bên tai, như gần mà lại như xa lắm. Chuyện lạ ông Tuyên kể đến tai ông S. ở làng cạnh. Ông S. sợ quá liền báo cáo với dân làng Thụy Trang rằng, chính ông là người đã bẻ cong chân, tay, đầu của một xác ướp được cho là của ông Quận, người dân thường gọi ngôi mộ cổ của làng là mộ ông Quận, ông là một quan võ, tước quận công, còn tên là gì thì không biết, để nhét xác ướp cho vừa cái tiểu sành.
Sau khi làm cái việc khủng khiếp đó, ông S. không ngủ được. Đêm nào cũng vậy, cứ nhắm mắt vào là như có người dựng dậy. Ông S. là người chuyên đi bốc mộ thuê, nhưng đây là lần đầu tiên ông bị ám ảnh khủng khiếp như vậy, nên đã báo cáo với dân làng, mong được hối lỗi. Ông S. kể lại sự việc như sau:
Cuối tháng 11-2007 âm lịch, ông chủ doanh nghiệp Phúc Nga, tên là Nguyễn Văn Phúc thuê ông S. cùng hàng chục người khác phá ngôi mộ cổ nằm giữa khu đất của doanh nghiệp. Người cuốc, người xẻng, người búa chim, xà beng bổ liên tục, nhưng khối hợp chất mật và vỏ ngao sò, vôi, bột đá… khổng lồ vẫn không hề suy suyển, sứt mẻ. Thấy phá thủ công không được, người ta liền dùng máy khoan để phá. Những chiếc máy khoan lớn nổ chói tai suốt ba ngày ba đêm mới bật tung được nắp mộ nặng hàng chục tấn, làm lộ ra chiếc quan tài phủ sơn ta đỏ au.
Chiếc quan tài rất lớn nằm khít trong bể bêtông với những bức tường dày đến nửa mét. Bể xây kín đến nỗi không khí cũng không thể ra vào được. Chiếc quan tài nằm khít trong bể, nên dùng xà beng không thể nạy lên. Người ta phải dùng máy khoan vài lỗ trên nắp quan tài, rồi luồn dây thép vào, để máy cẩu nhấc lên.
Khi quan tài bật nắp, mùi thơm của dầu ngọc am lan tỏa khắp nơi, không hề có mùi thi thể người chết.
Những ngày đó, dân mấy làng quanh đó đều ngửi thấy mùi ngọc am, thậm chí đi xe máy trên quốc lộ ba mươi chín, vẫn ngửi thấy mùi ngọc am thơm phức. Tuy nhiên, không ai biết rằng, mùi ngọc am đó bắt nguồn từ ngôi mộ cổ. Trong quan tài là thi hài một cụ ông, cao khoảng 1,60m. Mọi người đều giật mình khi thấy thi hài còn nguyên vẹn như người mới được chôn, râu, tóc, lông mày cũng vẫn còn nguyên. Da dẻ vẫn mềm mại, hồng hào. Thi hài được quấn bằng rất nhiều quần áo, chăn, gối và chân đi đôi hài cao đến đầu gối như còn mới nguyên. Thi thể ngập trong bể tinh dầu màu nâu, đặc sánh.
Trông cảnh ấy ai cũng hoảng, nhưng ý nghĩ trong quan tài có nhiều vàng bạc, châu báu, đồ cổ, nên nỗi sợ tan biến đâu mất. Người ta thi nhau mò mẫm khắp nơi, dùng dao, kéo cắt hết quần áo của thi hài ra để tìm châu báu. Còn có châu báu hay không thì không thấy ai kể lại. Xác ông Quận được mang ra một cánh đồng cách đó chừng 3km để táng trong một ngôi mộ tròn, đã được ông chủ doanh nghiệp này xây sẵn. Tuy nhiên, bể mộ xây để chứa xương cốt mà thi hài vẫn còn nguyên vẹn, nên những người tham gia chôn cất đã bẻ gập chân thi hài ông Quận lên, bẻ quặt tay, gập đầu xuống để nhét cho vừa hố rồi lấp đất lại.
Theo lời kể của ông S., sau hôm đó, ông và ông chủ doanh nghiệp cùng tất cả những người tham gia phá mộ, đem thi hài ông Quận ra cánh đồng chôn đều không ngủ được. Đêm nào cũng vậy, cứ nhắm mắt vào là như có người dựng dậy. Hoảng quá, ông Nguyễn Văn Phúc, chủ doanh nghiệp Phúc Nga lại phải thuê người phá ngôi mộ tròn, bới xác lên, rồi mua một chiếc quan tài trị giá hai triệu đồng (theo lời kể của ông Phúc) và mua một khoảnh ruộng của người dân trị giá một triệu đồng để chôn lại thi hài của ông Quận.
Khi bị nhân dân tố cáo, bị UBND xã gọi lên, ông Phúc mới chỉ chỗ chôn ông Quận ở ngoài cánh đồng, cách làng hơn 3km. Người dân trong làng đã dẫn tôi ra khu đồng đó. Giữa cánh đồng mênh mông, có vài ngôi mộ lèo tèo. Mộ một vị quận công từng thét ra lửa, khi chết, có cả một khu lăng thờ rộng hàng chục mẫu, thi thể được ướp để giữ lại cho ngàn đời sau, giờ nằm lè tè giữa ruộng ngập nước trông thật thảm hại. Ngay cạnh đó, có một ngôi mộ tròn mới bị đập. Điều này hoàn toàn khớp với lời kể của ông S, và ông Tr., những người tham gia đào bới ngôi mộ, chôn xác ra cánh đồng.
Ông Tr. ở làng Trai Trang kể thêm với phóng viên:
- Tôi là người chuyên bốc mả thuê và hủy đồ của người chết trong xã. Tôi được người ta thuê để làm việc này. Chính tay tôi cùng một số người khác dùng dao, kéo rạch quần áo, hài của ông Quận. Tôi được giao nhiệm vụ mang đống quần áo, chăn, gối đi tiêu hủy. Thấy bộ áo quan đẹp, tôi xin nhưng họ không cho, họ đòi một triệu đồng. Tuy nhiên, tôi trừ luôn tiền công mang quần áo đi tiêu hủy là ba trăm ngàn, nên tôi chỉ còn phải trả cho họ bảy trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, tôi không đem quần áo, chăn gối của ông Quận đi đốt mà ném luôn xuống một cái mương cách làng vài trăm mét.
Tôi để bộ áo quan trong nhà nhiều ngày sau mà vẫn thấy mùi thơm phức nên nghĩ là gỗ sưa. Tôi đã mời nhiều người đến xem để bán. Có người từ làng Đồng Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội, đánh xe con về xem, nhưng họ bảo không phải gỗ sưa nên không mua. Cũng từ hôm tham gia làm cái việc thất đức đó, đêm nào tôi cũng thức trắng, không ngủ được. Nói không tin, nhưng cứ đêm xuống là tôi không dám đi tiểu tiện. Tôi cứ nhắm mắt vào là mê man, mơ thấy một ông quan to đứng trước mặt nói:
- Đồ của tao đâu? Trả tao đây. Nói rồi từ khóe miệng ông ta, hai cái răng nanh cứ dài ra như răng hổ. Tôi kể chuyện này với những người tham gia quật mộ, họ cũng bảo đêm nào cũng gặp… ma. Sợ quá, tôi đã đến làng Thụy Trang khai báo sự việc.
Sau khi ông Tr khai báo sự việc với dân làng, ông ta liền dẫn mọi người đến nơi vứt đồ tùy táng. Ông Nguyễn Văn Quang, ông Nguyễn Quang Tuyến cùng một số người đã mang một ít quần áo, chăn gối về làng để tại nhà chứa xe tang. Dân làng đề nghị ông Tr. mang trả chiếc áo quan và ông Tr. cũng trả luôn. Tôi được dân làng mở cửa nhà chứa xe tang để xem những thứ thu gom được. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy những mảnh quần áo, đặc biệt là chiếc hài vẫn còn nguyên vẹn, màu sắc sặc sỡ. Dù đống quần áo, chăn gối này ngâm ở dưới mương nước hơn tháng trời, song mùi thơm vẫn tỏa ra ngào ngạt. Từ chiếc áo quan cũng tỏa ra mùi hương thoang thoảng.
Người dân đi qua ngôi nhà để xe tang cũng đều ngửi thấy mùi ngọc am. Dân làng cho biết, chỉ bóc những mảnh vải vớt dưới mương lên, cũng mót được chín mươi lăm đồng tiền cổ. Trên đồng tiền đó có mấy chữ “Càn Long Thông Bảo”. Qua giám định được biết đây là tiền Trung Quốc, sản xuất thời nhà Thanh, năm 1736.
Qua sự kiện vẫn tìm được tới chín mươi lăm đồng tiền cổ, trong khi mót lại ở đống quần áo bị cắt rách tả tơi, dân làng đoán rằng, trong ngôi mộ này phải có rất nhiều của quý. Từ đó nhân dân đặt câu hỏi:
- Phải chăng, những người quật ngôi mộ cổ này có ý định kiếm chác của quý?
Được biết, trước đây mảnh đất rộng 10.000m2 có ngôi mộ cổ được UBND tỉnh giao cho Công ty Giải pháp Trí Tuệ. Công ty này phá sản, nên đất được giao lại cho doanh nghiệp tư nhân Phúc Nga. Trong khu đất này có mười ba ngôi mộ phải di dời và họ đều đã thực hiện di dời theo đúng ý nguyện của dân làng. Ngôi mộ cổ lớn nhất, được cho là của một ông quận công cũng nằm trong diện phải di dời và nhân dân cùng chính quyền xã cũng đồng ý cho di dời. Tuy nhiên, khi đào mộ, thấy hệ thống bêtông quá lớn, rất cứng, không thể đào được, nên các bên đã thống nhất không đào đi nữa. Ngôi mộ nằm chìm dưới đất nên cũng không gây khó khăn gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông chủ doanh nghiệp này cũng tỏ lòng thành kính bằng cách xây một cây hương để thờ. Thế nhưng, đùng một cái, họ lại thuê người đào bới suốt ngày đêm, dùng cả máy khoan, cần cẩu để phá mộ, rồi phá tan cả xác ướp. Mọi hành động, việc làm diễn ra đều rất bí mật. Dân làng đều khẳng định rằng, người ta bí mật phá mộ, trong khi có thể đào công khai để di dời mộ, là với mục đích kiếm chác của quý. Nếu đào bới công khai, chính quyền, dân làng chứng kiến thì có thể không được sở hữu số của quý đó. Trong ngôi mộ có vàng bạc, châu báu gì hay không thì chưa ai khẳng định được. Nhưng sự việc chỉ mót lại trong đống quần áo rách bỏ đi cũng tìm được tới chín mươi lăm đồng tiền cổ, có thể khiến dân làng đặt câu hỏi nghi ngờ.
Ông Quận là ai? Dân làng Thụy Trang hiện không có tài liệu gì ghi chép về ngôi mộ cổ này. Người dân chỉ được nghe truyền miệng lại rằng, đây là ngôi mộ cổ của một ông quận công thời Hậu Lê. Tên họ ông là gì, giữ chức gì, ông xuất xứ từ đâu, không ai biết cả. Vì ông từng giữ chức quận công nên nhiều đời nay, dân làng cứ quen miệng gọi là “ông Quận”. Hàng năm, dân làng đều ra mộ thắp hương, thờ cúng và coi ông như Thành Hoàng làng. Dân làng tự coi là con cháu của ông Quận cả.
Xưa kia, ngôi mộ nằm trên diện tích một sào ruộng. Chỗ trung tâm, đất đắp cao hơn mặt ruộng 70cm. Trên phần trung tâm mộ có một miếu thờ nho nhỏ, cùng cây ruối trước miếu. Tuy nhiên, ngôi miếu đã bị phá từ mấy chục năm trước, nên chỉ còn nắm đất mà thôi. Trên nắm đất đó, người dân vẫn canh tác, trồng trọt một số loại cây như thuốc lào, củ đót. Chỉ cần cuốc một lớp đất, sẽ hiện ra một lớp bêtông bằng hợp chất cát, vôi, mật dài 3m, rộng 2m.
Quận công là một quan võ, có địa vị rất lớn trong triều đình, chỉ sau quốc công (tổng chỉ huy quân đội, chẳng hạn như Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo) mà thôi. Để chứng minh sự quan trọng của ông với đất nước, với lịch sử dân tộc Việt, dân làng đã dẫn tôi ra cánh đồng làng Đạo Khê, xã Trung Hưng. Theo truyền tụng, tại cánh đồng này từng có một khu lăng mộ của ông Quận rộng tới mười mẫu. Tại cánh đồng này, vẫn còn một cái hồ rộng chừng một mẫu, đã giao cho một gia đình quản lý, nuôi cá, chăn vịt. Hồ này cũng được nhân dân gọi là hồ Ông Quận.
Mặc dù khu lăng mộ không còn nữa, song những vết tích còn lại cũng gợi lên sự tráng lệ một thời.
Giữa cánh đồng, vẫn còn bốn con chó đá ngồi chồm hỗm giữa ruộng. Hai con ở rất xa, hai con ở gần trung tâm lăng mộ hơn và ngồi với tư thế quay mặt vào nhau. Nhìn cách bố trí bốn con chó đá, có thể thấy rõ rằng, hai con phía xa gác cổng khu lăng mộ và hai con gần hơn gác cửa miếu thờ. Tương truyền miếu thờ là một ngôi nhà mái ngói, được xây trên một tấm hợp chất vôi mật khổng lồ. Ngôi miếu đã biến mất, nhưng hai ngôi tượng đá cụt đầu trong tư thế quỳ, tay bê tráp thì vẫn còn. Có thể, hai ngôi tượng đá quỳ, tay bê tráp này được xắp xếp bên cạnh tượng ông Quận. Sau ngôi tượng đá quỳ có một cây ruối, tuổi thọ của nó có thể đã vài trăm năm.
Cạnh khối hợp chất đó là hai khối đá xanh vuông vức, mà cả bốn mặt tấm bia đều có chữ Hán còn rất rõ, sắc nét. Tuy nhiên, nhân dân trong làng không ai biết đọc chữ Hán, mà cũng chưa thấy nhà khoa học nào về nghiên cứu di tích này, nên những thông tin trên hai tấm bia vẫn là những điều bí ẩn. Phía trước khối hợp chất nằm trồi lên khỏi mặt ruộng là hai con ngựa đá khổng lồ đứng quay mặt vào nhau và tiếp đó là hai con voi đá cũng to lực lưỡng.
Theo phán đoán thì khối hợp chất vôi mật này có thể nặng đến vài chục tấn. Phía dưới tấm sập là một hầm mộ rộng chừng 6m3. Từ trước đến nay, đã có nhiều người tìm cách phá, song phiến sập quá dày, nặng, cứng, nên không phá nổi. Năm 1993, có một toán người giới thiệu với dân làng là đoàn nhà khảo cổ học trên Hà Nội về nghiên cứu khu mộ. Đến đêm, lợi dụng sấm chớp, họ cho nổ mìn phá hầm mộ. Sớm hôm sau, dân làng kéo ra xem, chỉ thấy một hầm mộ trống rỗng, mới biết đám người hôm trước là bọn trộm đóng giả các nhà khảo cổ học để truy tìm của quý.
Như vậy, đây là một ngôi mộ giả, nhằm đánh lạc hướng người đời. Trong hầm mộ này có vàng bạc châu báu hay không thì chỉ có bọn trộm mới biết được. Sau này, trong quá trình cày, cấy, đào đất, người dân còn phát hiện ra rất nhiều mộ giả, với những sập đá, hầm mộ khổng lồ nằm rải rác quanh khu vực lăng ông Quận rộng mười mẫu, thuộc làng Đạo Khê. Còn mộ thật thì nằm về phía Đông, thuộc làng Thụy Trang, hiện vừa bị doanh nghiệp Phúc Nga đào bới, đập phá. Chuyện các quan võ lập nhiều mộ giả, còn mộ thật chôn ở chỗ bí mật là điều dễ hiểu, vì các quan võ thường có nhiều kẻ thù. Họ muốn khi chết, kẻ thù không biết chỗ chôn để quật mộ trả thù.
Thám sát một vòng quanh cánh đồng Đạo Khê có thể thấy rõ sự tráng lệ của công trình lăng mộ một thời của vị quận công này. Đây là vùng đồng bằng, bờ xôi ruộng mật, nên không thể có những khối đá xanh lớn để tạc bia, voi đá, ngựa đá, chó đá. Đá xanh lại chỉ phổ biến ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An mà thôi. Theo tính toán, đo đạc của dân làng, mỗi con voi được tạc bởi 2m3 đá. Như vậy, riêng một con voi đá cũng nặng chừng sáu, bảy tấn. Mỗi con ngựa đá cũng nặng chừng bốn tấn, còn chó đá khoảng hai tấn một con.
Với trọng lượng lớn như vậy, lại vận chuyển từ xa đến, nên chỉ có thể sử dụng đường thủy. Để vận chuyển số voi đá, ngựa đá, chó đá về lăng, binh lính của ông Quận đã đào một con kênh lớn và sâu với chiều dài 1000m, nối từ hồ Ông Quận rộng thông ra sông Lực Điền. Sông Lực Điền là một nhánh của sông Hồng. Như vậy, có thể tưởng tượng, những voi đá, ngựa đá cũng như vật liệu xây dựng lăng mộ được vận chuyển theo sông Hồng, dọc sông Lực Điền, vào kênh dẫn để tập kết trong hồ.
Như vậy, chỉ với con mắt thông thường, cũng có thể nhận thấy, nơi đây từng có một công trình rất hoành tráng. Những di tích còn lại gồm những hầm mộ, những bức tượng, những voi đá, ngựa đá, chó đá cũng rất có giá trị. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà các cơ quan quản lý văn hóa bỏ quên, chưa từng tổ chức một cuộc nghiên cứu nào, để đến nỗi bọn trộm vác mìn đến đánh hoác cả hầm mộ, làm gẫy cả đầu ngựa đá, tượng đá. Và đau lòng nhất là ngôi mộ cổ mấy trăm năm tuổi có xác ướp của một vị quận công, còn chưa được nghiên cứu gì, đã bị người ta đào bới phá tan tành.
Phạm Ngọc Dương
Thanked by 2 Members:
|
|
#462
Gửi vào 26/06/2012 - 20:31
CUỘC ĐỜI KỲ LẠ CỦA VỊ ĐẠO SĨ TRÊN NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG
Rất tình cờ, trong một chuyến leo núi chinh phục đỉnh Phanxiphăng, tôi được nghe chuyện về một vị đạo sĩ kỳ lạ đang tu hành khổ hạnh và sống chung với căn bệnh ung thư bằng những bài thuốc bí truyền. Đã gần chục năm nay, ông thoắt ẩn, thoắt hiện trên những mỏm đá cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ.
Tôi quen ông Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa từ mấy năm trước khi tôi leo đỉnh Phanxiphăng. Ông Hùng có niềm đam mê kỳ lạ với đỉnh núi quanh năm lạnh cóng, mây vờn này. Ông đã từng ăn lương khô, thịt hộp, nhai lá rừng suốt cả tháng trời và lang thang quanh dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, chỉ để tìm cho được một góc đẹp chụp đỉnh Phanxiphăng đủ bốn góc độ. Cũng vì cả đời gắn với cảnh đẹp, con người hoang sơ trên Đại Hùng Sơn hùng vĩ mà ông đã xúc cảm viết nên khá nhiều ca khúc đậm chất dân ca bản địa.
Ông mê Đại Hùng Sơn đến nỗi, khách du lịch muốn chinh phục đỉnh Phanxiphăng cứ rủ ông là ông đi liền. Đang nấu nướng cho vợ, thấy người rủ đi, ông cũng sẵn sàng bỏ việc đi luôn. Ông muốn giới thiệu cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp hùng vĩ của nóc nhà Đông Dương, cũng như chỉ cho các nhà quản lý biết được thế mạnh của tuyến du lịch mạo hiểm đầy tính khám phá này. Cho đến nay, dù đã ở tuổi ngoài sáu mươi, đã nghỉ hưu, không còn sung sức nữa, nhưng ông vẫn leo núi phăm phăm và mỗi khi cần cảm hứng sáng tác, ông lại ba lô, túi xách, xỏ chiếc ủng rách tươm rách tả lên đường. Cảm hứng chỉ dạt dào khi nào ông hít mây thở gió trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Ông không nhớ mình đã bao nhiêu lần cuốc bộ lên cái nóc nhà Đông Dương ấy. Có lẽ, chưa ai đi nhiều bằng ông, ngoài một vị đạo sĩ mà ông kể cho tôi nghe.
Lần này lên Sapa, tôi lại qua thăm ông. Cặp vợ chồng già sống lặng lẽ trong một căn nhà trên mãi sườn núi và khuất sau những tán cây cổ thụ. Trước nhà ông là một vườn thuốc quý mà ông thu lượm được từ khắp dãy núi Hoàng Liên Sơn. Ông bảo:
- Toàn loại cây thuốc cực quý, do một vị đạo sĩ sống trên đỉnh Phanxiphăng tặng đấy.
Rồi ông buồn rầu kể, mấy năm gần đây, du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Phanxiphăng thu hút nhiều người, báo chí cũng quan tâm khá sâu sắc. Tuy nhiên, mỗi báo nói một kiểu. Có tờ báo ca ngợi người này tìm ra đường lên Phanxiphăng, báo khác lại bảo người khác. Lại có báo khẳng định ông Hùng chính là người tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục Phanxiphăng, nhưng thực chất, người tìm ra con đường đó lại là một vị đạo sĩ sống trên đỉnh Phanxiphăng. Tôi tò mò muốn gặp vị đạo sĩ với những câu chuyện cuộc đời của ông do ông Hùng kể nghe khá liêu trai này. Vậy là tôi và ông Hùng ba lô, túi ngủ, bánh mì, thịt hộp lên đường...
Dừng xe ở Trạm Tôn, địa danh được kể trong truyện ngắn rất nổi tiếng “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, chúng tôi nhằm hướng thác Tình Yêu rồi vạch rừng để đi. Đi qua một khoảnh rừng tái sinh, trước mắt xuất hiện những bãi cỏ mênh mông, ngút tầm mắt, trải dài qua hết sườn núi này đến sườn núi khác. Tôi bảo với ông Hùng, trông giống như thảo nguyên mênh mông bên Mông Cổ. Ông Hùng cười và kể rằng, mấy năm trước có mấy nhà khoa học nghiên cứu về rừng rú đi qua đây đã nhảy cẫng lên sung sướng:
- Ôi! ở đây có thảo nguyên, có cánh đồng cỏ.
Thực tế, người dân phá sạch rừng để trồng thảo quả. Khi đất cằn cỗi, thảo quả chết đi, những khu vực rộng mênh mông trước đây là rừng già biến thành cánh đồng cỏ, chứ thực tế giữa rừng làm gì có hệ sinh thái nào giống như thảo nguyên. Ông Hùng là người phản đối quyết liệt nhất chính sách phát triển, mở rộng trồng cây thảo quả, bởi theo ông trồng thảo quả trong rừng không khác gì đem chất độc hóa học vào rừng rải.
Bởi vì, muốn thảo quả sống được, phải phá sạch những cây nhỏ, nhưng để lại những cây lớn làm tán che nắng. Nhưng giống thảo quả tiết ra một loại chất dịch rất nóng và độc vào lòng đất khiến những cây cổ thụ cũng không sống được. Thành thử, vài mùa thảo quả trôi qua, cây cổ thụ đều héo hon, chết đi. Khi cây bóng mát chết, ánh nắng rực rỡ chiếu xuống, thảo quả cũng chết theo và người ta lại đi tìm vùng rừng khác để trồng. Như vậy, nếu dùng rừng để trồng thảo quả, không khác gì phá rừng một cách tàn khốc nhất.
Trong thời gian lang thang trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tôi được tận mắt chứng kiến tình trạng phá rừng diễn ra hết sức khủng khiếp. Trước đây, dãy núi Hoàng Liên Sơn là lãnh địa của Pơ-mu cùng nhiều loại gỗ đặc biệt quý hiếm, nhưng từ ngày lập Vườn Quốc gia đến giờ, hình như gỗ quý mất đi càng nhiều hơn. Tôi và ông Hùng vừa đi tìm vị đạo sĩ kỳ lạ vừa đi tìm xem có còn gốc pơ-mu nào không. Chúng tôi cuốc bộ suốt nữa ngày, xuyên qua mấy ngả núi, mấy con suối mà không thấy còn cây nào.
Đang đi thì gặp một anh người Mông đi phá rừng, tôi liền hỏi thăm về gỗ pơ-mu. Anh người Mông nhiệt tình dẫn chúng đi tìm cây pơ-mua mà anh biết. Đi suốt mấy tiếng đồng hồ thì anh ta chỉ một cây đúng là giống pơ-mu, nhưng thân cây chỉ to bằng cái ấm, lại khòng khà khòng khoèo. Anh chàng người Mông bảo:
- Thân nó mà thẳng thì tao chả chặt đem bán từ lâu rồi. Nó cong cong thế này, có bán cũng chả ai mua.
Ông Hùng kể, tháng trước, mấy phóng viên Truyền hình Lào Cai ăn rừng ngủ thác suốt nữa tháng để chinh phục đỉnh Phanxiphăng và các cánh rừng trong Vườn quốc gia Hoàng Liên đã quay được những cảnh phá rừng... kinh người. Ngay trước mũi kiểm lâm, bọn lâm tặc xả gỗ ngả ngớn, xếp dài hàng km. Cả cánh rừng già tan hoang như vậy không thể nói là kiểm lâm không biết. Đứng ở mỏm núi này, nhìn sang mỏm núi kia, thấy rừng xanh bát ngát, rừng trải dài mênh mông khắp thung lũng, trùm lên các sườn núi, tuy nhiên, lõi rừng đã mất sạch, gỗ quý đã bị xẻ hết. Nói là vườn quốc gia, là rừng già, nhưng tìm đỏ mắt chẳng thấy cây gỗ quý nào.
Có một câu chuyện kể ra đây khiến mọi người đều khó có thể tin được. Cách Ban quan quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên độ vài trăm mét, ngay cạnh suối Vàng, trên một nhánh đường chinh phục đỉnh Phanxiphăng, tôi đã gặp một anh chàng người Mông vừa đánh đổ một cây kháo vàng rất lớn. Cây kháo vàng bám trên tảng đá mà vẫn kiên cường sống trải qua mấy trăm năm tuổi. Cũng chính vì nó sống bám trùm lên tảng đá mà anh chàng thanh niên kia chỉ cần bổ đứt mấy cái rễ dưới chân tảng đá là nó đổ kềnh ra ngang suối.
Thân cây kháo vàng vàng ươm, to hai người cao lớn ôm mới xuể, bộ rễ của nó chổng lên trời cao đến nóc ngôi nhà hai tầng. Nhìn xót quá, tôi và ông Hùng như hai gã Đônkihôtê xông vào dọa:
- Ai cho mày phá rừng? Tao sẽ bắt mày.
Tưởng gã người Mông nọ cúp đuôi trốn mất vào rừng, nào ngờ gã cười toét miệng bảo:
- Ới, tao không sợ đâu. Kiểm lâm ăn xôi ăn gà rồi, phải cho tao ăn khúc gỗ chứ! Kiểm lâm ngồi chơi mà ăn nhiều hơn tao thì kiểm lâm phải sợ hơn tao chứ.
Nói rồi, gã lại tiếp tục công việc đẽo đẽo, gọt gọt. Xong đâu đấy, gã lại vác cưa, vác búa đi vào rừng. Theo gã người Mông này, đã có người đặt bộ rễ với giá mười triệu đồng để họ làm bộ bàn ghế gỗ lũa. Chờ một tuần sau, nhựa khô, gã sẽ dẫn đồng đội vào phanh thây cây kháo vàng rồi vận chuyển ra ngay trước mũi kiểm lâm. Chuyện này đúng là trò hề. Đã phá rừng ngay trước mũi kiểm lâm, lại còn để cây nằm đó chờ một tuần sau cho nhựa khô mới thèm vận chuyển ra.
Sau này, trò chuyện với ông Đèo Văn Khinh, cán bộ kiểm lâm mới nghỉ hưu ở Lai Châu được biết, không những Lai Châu mà cả những tỉnh khác nữa cũng không thấy còn cây kháo vàng nào. Kháo vàng là loại gỗ cực tốt, cực quý hiếm. Loại gỗ này đóng bàn ghế, giường tủ không mối mọt, cong vênh, rất bền. Người Trung Quốc hiện săn tìm, thu mua loại gỗ này rất ráo riết. Giống gỗ kháo vàng dường như chỉ còn lại rất ít ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Cứ tình trạng vô tư phá rừng như thế này thì chả mấy chốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên sẽ bị cạo trọc. Giống cây kháo vàng hiện đang nằm bên bờ vực của sự tuyệt chủng. Sau này, nếu muốn có một cây kháo vàng để ngắm, thì phải trồng nó trên một vách đá như rong như rêu, rồi chăm bón, tưới tắm đến ba trăm năm sau nó mới to đến mức hai người ôm.
Cuốc bộ đến chồn chân mỏi gối, chúng tôi mới gặp được vị đạo sĩ mà ông Lê Trọng Hùng kể, khi vị đạo sĩ này đang dùng dao rọc vỏ cây thuốc giữa một cánh rừng trên độ cao khoảng 2.800m. Khác với hình dung của tôi về một vị đạo sĩ đầu trọc, mặc áo cà sa, ngồi tu thiền trong hang đá như ở Tây Tạng hay Mông Cổ, trông ông như người bình thường. Mái tóc sương gió và bộ râu quai nón trông khá đàn ông. Với chiếc balô và chiếc giày đi rừng bộ đội xưa kia, chiếc mũ tai bèo, ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm, chăm sóc, trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác. Vị đạo sĩ này là ông Trần Ngọc Lâm. Hộ khẩu thường trú ở TP. Lào Cai, nhưng đã gần mười năm nay, ông tạm trú trên đỉnh Hoàng Liên Sơn.
Sau khi đã lấy đủ thuốc, ông Lâm dẫn chúng tôi tiếp tục cuốc bộ tìm đến căn lều dựng bằng mấy thanh gỗ và phủ bằng chiếc bạt giữa rừng. Với căn lều này, ông đã sống chung với bệnh tật qua bao mùa băng giá. Đỉnh Hoàng Liên Sơn bốn mùa trăng lạnh liêu trai, gió lộng giật những thân cây rào rào, mây đặc quánh ngập tràn khắp nơi, lạnh thấu xương. Quả thực, ai muốn hưởng cái lạnh giữa mùa hè thì trèo lên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Tại đây, khi mà ở dưới đồng bằng, trời nóng như đổ lửa thì trên đỉnh Phanxiphăng chỉ có 4-5oC.
Giữa đêm giá lạnh trong cảnh núi rừng hoang sơ, sau khi nhóm lửa pha trà, mà toàn là trà thuốc quý ông Lâm tìm được ở độ cao trên dưới 3.000m, ông lấy ống sáo trúc thổi mấy điệu buồn. Điệu sáo réo rắt giữa cảnh rừng hoang nghe sao động lòng người. Và rồi, bên bếp lửa bập bùng sưởi ấm, tôi được nghe những câu chuyện huyền bí về cuộc đời vị đạo sĩ kỳ lạ này...
Rất tình cờ, trong một chuyến leo núi chinh phục đỉnh Phanxiphăng, tôi được nghe chuyện về một vị đạo sĩ kỳ lạ đang tu hành khổ hạnh và sống chung với căn bệnh ung thư bằng những bài thuốc bí truyền. Đã gần chục năm nay, ông thoắt ẩn, thoắt hiện trên những mỏm đá cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ.
Tôi quen ông Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa từ mấy năm trước khi tôi leo đỉnh Phanxiphăng. Ông Hùng có niềm đam mê kỳ lạ với đỉnh núi quanh năm lạnh cóng, mây vờn này. Ông đã từng ăn lương khô, thịt hộp, nhai lá rừng suốt cả tháng trời và lang thang quanh dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, chỉ để tìm cho được một góc đẹp chụp đỉnh Phanxiphăng đủ bốn góc độ. Cũng vì cả đời gắn với cảnh đẹp, con người hoang sơ trên Đại Hùng Sơn hùng vĩ mà ông đã xúc cảm viết nên khá nhiều ca khúc đậm chất dân ca bản địa.
Ông mê Đại Hùng Sơn đến nỗi, khách du lịch muốn chinh phục đỉnh Phanxiphăng cứ rủ ông là ông đi liền. Đang nấu nướng cho vợ, thấy người rủ đi, ông cũng sẵn sàng bỏ việc đi luôn. Ông muốn giới thiệu cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp hùng vĩ của nóc nhà Đông Dương, cũng như chỉ cho các nhà quản lý biết được thế mạnh của tuyến du lịch mạo hiểm đầy tính khám phá này. Cho đến nay, dù đã ở tuổi ngoài sáu mươi, đã nghỉ hưu, không còn sung sức nữa, nhưng ông vẫn leo núi phăm phăm và mỗi khi cần cảm hứng sáng tác, ông lại ba lô, túi xách, xỏ chiếc ủng rách tươm rách tả lên đường. Cảm hứng chỉ dạt dào khi nào ông hít mây thở gió trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Ông không nhớ mình đã bao nhiêu lần cuốc bộ lên cái nóc nhà Đông Dương ấy. Có lẽ, chưa ai đi nhiều bằng ông, ngoài một vị đạo sĩ mà ông kể cho tôi nghe.
Lần này lên Sapa, tôi lại qua thăm ông. Cặp vợ chồng già sống lặng lẽ trong một căn nhà trên mãi sườn núi và khuất sau những tán cây cổ thụ. Trước nhà ông là một vườn thuốc quý mà ông thu lượm được từ khắp dãy núi Hoàng Liên Sơn. Ông bảo:
- Toàn loại cây thuốc cực quý, do một vị đạo sĩ sống trên đỉnh Phanxiphăng tặng đấy.
Rồi ông buồn rầu kể, mấy năm gần đây, du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Phanxiphăng thu hút nhiều người, báo chí cũng quan tâm khá sâu sắc. Tuy nhiên, mỗi báo nói một kiểu. Có tờ báo ca ngợi người này tìm ra đường lên Phanxiphăng, báo khác lại bảo người khác. Lại có báo khẳng định ông Hùng chính là người tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục Phanxiphăng, nhưng thực chất, người tìm ra con đường đó lại là một vị đạo sĩ sống trên đỉnh Phanxiphăng. Tôi tò mò muốn gặp vị đạo sĩ với những câu chuyện cuộc đời của ông do ông Hùng kể nghe khá liêu trai này. Vậy là tôi và ông Hùng ba lô, túi ngủ, bánh mì, thịt hộp lên đường...
Dừng xe ở Trạm Tôn, địa danh được kể trong truyện ngắn rất nổi tiếng “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, chúng tôi nhằm hướng thác Tình Yêu rồi vạch rừng để đi. Đi qua một khoảnh rừng tái sinh, trước mắt xuất hiện những bãi cỏ mênh mông, ngút tầm mắt, trải dài qua hết sườn núi này đến sườn núi khác. Tôi bảo với ông Hùng, trông giống như thảo nguyên mênh mông bên Mông Cổ. Ông Hùng cười và kể rằng, mấy năm trước có mấy nhà khoa học nghiên cứu về rừng rú đi qua đây đã nhảy cẫng lên sung sướng:
- Ôi! ở đây có thảo nguyên, có cánh đồng cỏ.
Thực tế, người dân phá sạch rừng để trồng thảo quả. Khi đất cằn cỗi, thảo quả chết đi, những khu vực rộng mênh mông trước đây là rừng già biến thành cánh đồng cỏ, chứ thực tế giữa rừng làm gì có hệ sinh thái nào giống như thảo nguyên. Ông Hùng là người phản đối quyết liệt nhất chính sách phát triển, mở rộng trồng cây thảo quả, bởi theo ông trồng thảo quả trong rừng không khác gì đem chất độc hóa học vào rừng rải.
Bởi vì, muốn thảo quả sống được, phải phá sạch những cây nhỏ, nhưng để lại những cây lớn làm tán che nắng. Nhưng giống thảo quả tiết ra một loại chất dịch rất nóng và độc vào lòng đất khiến những cây cổ thụ cũng không sống được. Thành thử, vài mùa thảo quả trôi qua, cây cổ thụ đều héo hon, chết đi. Khi cây bóng mát chết, ánh nắng rực rỡ chiếu xuống, thảo quả cũng chết theo và người ta lại đi tìm vùng rừng khác để trồng. Như vậy, nếu dùng rừng để trồng thảo quả, không khác gì phá rừng một cách tàn khốc nhất.
Trong thời gian lang thang trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tôi được tận mắt chứng kiến tình trạng phá rừng diễn ra hết sức khủng khiếp. Trước đây, dãy núi Hoàng Liên Sơn là lãnh địa của Pơ-mu cùng nhiều loại gỗ đặc biệt quý hiếm, nhưng từ ngày lập Vườn Quốc gia đến giờ, hình như gỗ quý mất đi càng nhiều hơn. Tôi và ông Hùng vừa đi tìm vị đạo sĩ kỳ lạ vừa đi tìm xem có còn gốc pơ-mu nào không. Chúng tôi cuốc bộ suốt nữa ngày, xuyên qua mấy ngả núi, mấy con suối mà không thấy còn cây nào.
Đang đi thì gặp một anh người Mông đi phá rừng, tôi liền hỏi thăm về gỗ pơ-mu. Anh người Mông nhiệt tình dẫn chúng đi tìm cây pơ-mua mà anh biết. Đi suốt mấy tiếng đồng hồ thì anh ta chỉ một cây đúng là giống pơ-mu, nhưng thân cây chỉ to bằng cái ấm, lại khòng khà khòng khoèo. Anh chàng người Mông bảo:
- Thân nó mà thẳng thì tao chả chặt đem bán từ lâu rồi. Nó cong cong thế này, có bán cũng chả ai mua.
Ông Hùng kể, tháng trước, mấy phóng viên Truyền hình Lào Cai ăn rừng ngủ thác suốt nữa tháng để chinh phục đỉnh Phanxiphăng và các cánh rừng trong Vườn quốc gia Hoàng Liên đã quay được những cảnh phá rừng... kinh người. Ngay trước mũi kiểm lâm, bọn lâm tặc xả gỗ ngả ngớn, xếp dài hàng km. Cả cánh rừng già tan hoang như vậy không thể nói là kiểm lâm không biết. Đứng ở mỏm núi này, nhìn sang mỏm núi kia, thấy rừng xanh bát ngát, rừng trải dài mênh mông khắp thung lũng, trùm lên các sườn núi, tuy nhiên, lõi rừng đã mất sạch, gỗ quý đã bị xẻ hết. Nói là vườn quốc gia, là rừng già, nhưng tìm đỏ mắt chẳng thấy cây gỗ quý nào.
Có một câu chuyện kể ra đây khiến mọi người đều khó có thể tin được. Cách Ban quan quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên độ vài trăm mét, ngay cạnh suối Vàng, trên một nhánh đường chinh phục đỉnh Phanxiphăng, tôi đã gặp một anh chàng người Mông vừa đánh đổ một cây kháo vàng rất lớn. Cây kháo vàng bám trên tảng đá mà vẫn kiên cường sống trải qua mấy trăm năm tuổi. Cũng chính vì nó sống bám trùm lên tảng đá mà anh chàng thanh niên kia chỉ cần bổ đứt mấy cái rễ dưới chân tảng đá là nó đổ kềnh ra ngang suối.
Thân cây kháo vàng vàng ươm, to hai người cao lớn ôm mới xuể, bộ rễ của nó chổng lên trời cao đến nóc ngôi nhà hai tầng. Nhìn xót quá, tôi và ông Hùng như hai gã Đônkihôtê xông vào dọa:
- Ai cho mày phá rừng? Tao sẽ bắt mày.
Tưởng gã người Mông nọ cúp đuôi trốn mất vào rừng, nào ngờ gã cười toét miệng bảo:
- Ới, tao không sợ đâu. Kiểm lâm ăn xôi ăn gà rồi, phải cho tao ăn khúc gỗ chứ! Kiểm lâm ngồi chơi mà ăn nhiều hơn tao thì kiểm lâm phải sợ hơn tao chứ.
Nói rồi, gã lại tiếp tục công việc đẽo đẽo, gọt gọt. Xong đâu đấy, gã lại vác cưa, vác búa đi vào rừng. Theo gã người Mông này, đã có người đặt bộ rễ với giá mười triệu đồng để họ làm bộ bàn ghế gỗ lũa. Chờ một tuần sau, nhựa khô, gã sẽ dẫn đồng đội vào phanh thây cây kháo vàng rồi vận chuyển ra ngay trước mũi kiểm lâm. Chuyện này đúng là trò hề. Đã phá rừng ngay trước mũi kiểm lâm, lại còn để cây nằm đó chờ một tuần sau cho nhựa khô mới thèm vận chuyển ra.
Sau này, trò chuyện với ông Đèo Văn Khinh, cán bộ kiểm lâm mới nghỉ hưu ở Lai Châu được biết, không những Lai Châu mà cả những tỉnh khác nữa cũng không thấy còn cây kháo vàng nào. Kháo vàng là loại gỗ cực tốt, cực quý hiếm. Loại gỗ này đóng bàn ghế, giường tủ không mối mọt, cong vênh, rất bền. Người Trung Quốc hiện săn tìm, thu mua loại gỗ này rất ráo riết. Giống gỗ kháo vàng dường như chỉ còn lại rất ít ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Cứ tình trạng vô tư phá rừng như thế này thì chả mấy chốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên sẽ bị cạo trọc. Giống cây kháo vàng hiện đang nằm bên bờ vực của sự tuyệt chủng. Sau này, nếu muốn có một cây kháo vàng để ngắm, thì phải trồng nó trên một vách đá như rong như rêu, rồi chăm bón, tưới tắm đến ba trăm năm sau nó mới to đến mức hai người ôm.
Cuốc bộ đến chồn chân mỏi gối, chúng tôi mới gặp được vị đạo sĩ mà ông Lê Trọng Hùng kể, khi vị đạo sĩ này đang dùng dao rọc vỏ cây thuốc giữa một cánh rừng trên độ cao khoảng 2.800m. Khác với hình dung của tôi về một vị đạo sĩ đầu trọc, mặc áo cà sa, ngồi tu thiền trong hang đá như ở Tây Tạng hay Mông Cổ, trông ông như người bình thường. Mái tóc sương gió và bộ râu quai nón trông khá đàn ông. Với chiếc balô và chiếc giày đi rừng bộ đội xưa kia, chiếc mũ tai bèo, ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm, chăm sóc, trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác. Vị đạo sĩ này là ông Trần Ngọc Lâm. Hộ khẩu thường trú ở TP. Lào Cai, nhưng đã gần mười năm nay, ông tạm trú trên đỉnh Hoàng Liên Sơn.
Sau khi đã lấy đủ thuốc, ông Lâm dẫn chúng tôi tiếp tục cuốc bộ tìm đến căn lều dựng bằng mấy thanh gỗ và phủ bằng chiếc bạt giữa rừng. Với căn lều này, ông đã sống chung với bệnh tật qua bao mùa băng giá. Đỉnh Hoàng Liên Sơn bốn mùa trăng lạnh liêu trai, gió lộng giật những thân cây rào rào, mây đặc quánh ngập tràn khắp nơi, lạnh thấu xương. Quả thực, ai muốn hưởng cái lạnh giữa mùa hè thì trèo lên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Tại đây, khi mà ở dưới đồng bằng, trời nóng như đổ lửa thì trên đỉnh Phanxiphăng chỉ có 4-5oC.
Giữa đêm giá lạnh trong cảnh núi rừng hoang sơ, sau khi nhóm lửa pha trà, mà toàn là trà thuốc quý ông Lâm tìm được ở độ cao trên dưới 3.000m, ông lấy ống sáo trúc thổi mấy điệu buồn. Điệu sáo réo rắt giữa cảnh rừng hoang nghe sao động lòng người. Và rồi, bên bếp lửa bập bùng sưởi ấm, tôi được nghe những câu chuyện huyền bí về cuộc đời vị đạo sĩ kỳ lạ này...
Thanked by 2 Members:
|
|
#463
Gửi vào 26/06/2012 - 20:36
Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952. Năm 1972 vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt. Bạn bè, đồng đội ngã xuống rất nhiều, nhưng ông may mắn sống được đến ngày hòa bình. Đất nước giải phóng, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, thường xuyên ho rất nặng, thậm chí ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao.
Chữa trị suốt hai năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Những lúc cơn dau dồn lên, ông không thở được, ngực đau như có ai cầm dùi đâm thấu phổi.
Đến năm 1991, cơ thể kiệt quệ, gầy như một cây xương, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai liền đưa về bệnh viện 103 chữa trị. Sau khi các bác sĩ chiếu chụp đã khẳng định ông bị ung thư phổi. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng hai năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị. Nhưng nếu tiêm hóa chất thì sẽ rụng hết tóc, mất sức lao động hoàn toàn, chỉ có thể nằm im một chỗ. Người em bảo:
- Anh em mình từng vào sinh ra tử, sống chết đâu có nghĩa lý gì, mà sống như vậy thì chết còn hơn. Ông cũng nghĩ vậy và nói:
- Nếu chết như vậy vừa không có ý nghĩa lại làm khổ vợ con. Thôi! quãng đời còn lại làm gì được cho vợ con thì cố mà làm.
Thế là hai anh em trốn bệnh viện về Lào Cai. Nghĩ rằng, ngày xông pha trận mạc chết vì mọi người còn không tính toán, nay chết vì vợ con thì đâu cần phải lăn tăn, thế là ông lao vào làm việc. Ông giấu bệnh tật của mình, không nói cho ai biết và làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn. Vợ hỏi, sao bệnh tật, ốm yếu không uống thuốc. Nhưng uống thuốc mà vẫn chết thì uống làm gì.
Ông làm việc trong xưởng sửa chữa ô tô. Ông quay máy đến hộc cả máu mồm, máu mũi. Ông cắn khăn nhịn đau để làm việc. Có ngày cơn đau dữ dội, ông cắn nát mấy cái khăn.
Hết sửa chữa ô tô, ông lại sang Trung Quốc bốc vác, cửu vạn thuê. Ông làm việc quần quật suốt ngày đêm, được đồng nào lại gửi cả về cho vợ nuôi ba đứa con. Ông lên tận Sín Tẻn (Mường Khương) làm nghề sửa chữa ô tô cho cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc. Ông sang Trung Quốc mua những chiếc xe cũ, tháo ra lấy phụ tùng và bán đồng nát cho dân buôn đồng nát dưới Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc lên mua. Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là làm việc quần quật. Càng đau càng làm việc nặng nhọc hơn.
Có những lúc gục xuống, anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt. Nhiều đêm, vợ thương chồng nước mắt ròng ròng. Bà phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở. Vậy mà ông cứ dai dẳng sống được hết năm này qua năm khác. Sau này bác sĩ bảo rằng, chính vì ông làm việc cật lực, làm việc để chết nên ông mới sống. Trong môi trường làm việc vất vả, cơ thể sinh ra chất đề kháng mạnh mẽ và tiêu đi những phần bệnh tật khiến khối u chậm phát triển lại, thậm chí không phát triển được nữa. Nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông nằm viện chữa trị, hoặc nằm một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.
Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, thường xuyên ho rất nặng, thậm chí ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao.
Chữa trị suốt hai năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Những lúc cơn dau dồn lên, ông không thở được, ngực đau như có ai cầm dùi đâm thấu phổi.
Đến năm 1991, cơ thể kiệt quệ, gầy như một cây xương, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai liền đưa về bệnh viện 103 chữa trị. Sau khi các bác sĩ chiếu chụp đã khẳng định ông bị ung thư phổi. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng hai năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị. Nhưng nếu tiêm hóa chất thì sẽ rụng hết tóc, mất sức lao động hoàn toàn, chỉ có thể nằm im một chỗ. Người em bảo:
- Anh em mình từng vào sinh ra tử, sống chết đâu có nghĩa lý gì, mà sống như vậy thì chết còn hơn. Ông cũng nghĩ vậy và nói:
- Nếu chết như vậy vừa không có ý nghĩa lại làm khổ vợ con. Thôi! quãng đời còn lại làm gì được cho vợ con thì cố mà làm.
Thế là hai anh em trốn bệnh viện về Lào Cai. Nghĩ rằng, ngày xông pha trận mạc chết vì mọi người còn không tính toán, nay chết vì vợ con thì đâu cần phải lăn tăn, thế là ông lao vào làm việc. Ông giấu bệnh tật của mình, không nói cho ai biết và làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn. Vợ hỏi, sao bệnh tật, ốm yếu không uống thuốc. Nhưng uống thuốc mà vẫn chết thì uống làm gì.
Ông làm việc trong xưởng sửa chữa ô tô. Ông quay máy đến hộc cả máu mồm, máu mũi. Ông cắn khăn nhịn đau để làm việc. Có ngày cơn đau dữ dội, ông cắn nát mấy cái khăn.
Hết sửa chữa ô tô, ông lại sang Trung Quốc bốc vác, cửu vạn thuê. Ông làm việc quần quật suốt ngày đêm, được đồng nào lại gửi cả về cho vợ nuôi ba đứa con. Ông lên tận Sín Tẻn (Mường Khương) làm nghề sửa chữa ô tô cho cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc. Ông sang Trung Quốc mua những chiếc xe cũ, tháo ra lấy phụ tùng và bán đồng nát cho dân buôn đồng nát dưới Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc lên mua. Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là làm việc quần quật. Càng đau càng làm việc nặng nhọc hơn.
Có những lúc gục xuống, anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt. Nhiều đêm, vợ thương chồng nước mắt ròng ròng. Bà phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở. Vậy mà ông cứ dai dẳng sống được hết năm này qua năm khác. Sau này bác sĩ bảo rằng, chính vì ông làm việc cật lực, làm việc để chết nên ông mới sống. Trong môi trường làm việc vất vả, cơ thể sinh ra chất đề kháng mạnh mẽ và tiêu đi những phần bệnh tật khiến khối u chậm phát triển lại, thậm chí không phát triển được nữa. Nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông nằm viện chữa trị, hoặc nằm một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.
Thanked by 3 Members:
|
|
#464
Gửi vào 26/06/2012 - 20:50
Những ngày làm việc hùng hục kiếm tiền ở Trung Quốc vô cùng vất vả. Phía bên kia cửa khẩu Mường Khương có thị trấn Vân Sơn, nơi tập trung khá nhiều lao động tự do người Việt Nam. Người Trung Quốc dựng một dãy lán tạm cho lao động nghèo thuê. Mỗi căn phòng độ 7m2, nhưng có đến chục người nằm giữa cái nóng như đổ lửa.
Tại khu vực đó có thằng Lìu Cắm Xìn (Lưu Vàng Tốt), là một tay hảo hớn, nổi tiếng võ nghệ cao cường. Hắn có một đám đàn em, toàn đầu trọc, xăm trổ đầy mình, dao búa đầy người và băng nhóm này sống bằng tiền bảo kê, cướp bóc ở các bến bãi. Tuy nhiên, chúng chủ yếu chỉ bóc lột đám lao động người Việt mà thôi. Anh em lao động ở khu vực này đều nộp tiền bảo kê đều đặn cho chúng hàng tháng, nhưng không những chúng không bảo vệ được gì mà thỉnh thoảng lại còn cướp thêm của anh em.
Một đêm, có tên đầu trâu mặt ngựa đập cửa gọi ông Lâm ra. Hắn đề nghị phải nộp thuế 30% thu nhập hàng tháng. Ông Lâm chửi cho tên này một trận rồi đóng cửa không tiếp. Tên này hậm hực ra về. Anh em người Việt cùng phòng và trong xóm trọ thấy cảnh ấy sợ rúm ró. Mấy người khẳng định, muộn nhất là ngày mai chúng mang kiếm đến lấy mạng ông Lâm.
Mấy anh em trọ cùng khuyên ông Lâm trốn về Việt Nam không được bèn cuốn chiếu sang phòng khác ngủ, kẻo mang vạ vào thân. Nghe tiếng bọn đầu gấu này cũng ghê. Ông lại một thân xứ người, nhưng nếu sợ chúng trốn về thì lấy đâu ra việc làm kiếm tiền nuôi vợ con. Hơn nữa, ông cũng chẳng sống được bao nhiêu nữa, nên có chết dưới lưỡi kiếm thì cũng coi như sự giải thoát, đỡ phải sống cảnh đợi cái chết từ từ. Sớm hôm sau bọn chúng kéo đến thật. Ba thằng đệ tử ôm ba thanh kiếm trong tay, còn Lìu Cắm Xìn tay không. Ba thằng xếp hàng ngang phía sau, Cắm Xìn bước lên trước gọi lớn:
- Thằng tháo dỡ ô tô đâu rồi?
Đám lao động Việt Nam ở khu nhà trọ sợ hãi đóng chặt cửa, không ai dám lên tiếng. Ông Trần Ngọc Lâm mở cửa ra ngoài và hiên ngang nhận mình là "thằng tháo dỡ ô tô". Cắm Xìn cười hô hố, châm chọc:
- Mày gầy còm như cây sậy thế kia mà dám ngang bướng à? Sao mày không nộp thuế?
Ông Lâm không chút sợ sệt:
- Tao nộp thuế cho chính quyền rồi, cớ gì phải nộp nữa cho chúng mày?
Nói chưa dứt lời, ba thằng cao to lực lưỡng vác kiếm vọt lên nhằm thẳng mặt ông Lâm chém tới tấp. Hồi ở bộ đội, ông chịu khó tập luyện nên võ nghệ tinh thông. Chỉ vài đường cơ bản, cả ba tên đều gãy xương quai xanh, trẹo cánh tay, gãy xương sườn. Thằng gục tại chỗ, thằng bò lê bò càng, kiếm một đằng, người một nẻo. Cắm Xìn vồ chiếc xà beng phóng thẳng vào mạng sườn ông Lâm. Cú phóng đó làm ông gãy xương sườn. Hắn đã nắm được những đòn hiểm của ông Lâm nên biết cách né tránh.
Quần nhau một hồi, hắn khoe sức mạnh bằng cách nhấc bổng ông Lâm lên trời và lấy đà ném thẳng xuống đất. Ai cũng tưởng ông Lâm không vỡ đầu cũng gẫy sống lưng, nhưng ông lại thấy đây là dịp may hiếm có để hạ đo ván Cắm Xìn. Nhanh như chớp, một tay ông bóp vào quai hàm, một tay nắm chặt tóc hắn. Khi hắn ném ông đi thì chính lực ném của hắn đã biến thành lực bẻ hàm. Cắm Xìn lập tức vãi máu ra đằng mồm rồi ngã lăn quay đơ. Mọi người đều xác định Cắm Xìn chết là cái chắc.
Nếu ở lại, không chết vì đám giang hồ trả thù thì cũng chết trong tù, ông Lâm liền nhảy lên một chiếc xe IFA thu mua phế liệu của người Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, trở về Mường Khương. Anh em bộ đội biên phòng thấy ông thương tích đầy mình nên đưa về đồn băng bó, chữa trị, nhưng ông nhất định không vào vì sợ ảnh hưởng đến anh em ở đó. Ông biết xương sườn chỉ cần nắn vào sẽ tự liền nên ông tự nắn xương cho mình rồi vào nhà một người bạn tên là Tấn ở Mường Khương nằm cố định suốt một tháng trời trên giường.
Vừa đi lại được, ông về ngay Lào Cai tìm công ăn việc làm. Ai thuê cái gì ông cũng làm, từ chạy xe ôm, bốc vác thuê, sửa chữa thuê ô tô, xe máy, công nông cho các hiệu sửa xe. Một ngày, có bốn thanh niên Trung Quốc tìm đến tận nhà ông và giới thiệu là người của Lìu Cắm Xìn. Ông Lâm cười bảo:
- Ở Trung Quốc tao còn chẳng sợ chúng mày, vậy ở đây thì có gì tao phải sợ?
Mấy thanh niên bảo:
- Không phải chúng tôi sang đây đánh nhau mà chuyển lời của ông chủ đến anh? Anh vừa bệnh tật, ốm yếu mà lại dám chống lại cả mấy người khỏe mạnh nên ông ấy rất kính phục và mong mỏi được gặp anh.
Tất nhiên ông chẳng tin được miệng lưỡi của chúng nên không nhận lời. Một thời gian sau lại thấy chúng kéo sang, mang theo cả tiền lẫn quà cáp. Chúng bảo:
- Nếu là người anh hùng thì ông nên sang. Nếu chúng tôi muốn ám hại ông thì có nhiều cách để giết ông chứ sao phải mời chào kính cẩn thế này.
Thấy bọn này nói cũng phải nên ông Lâm theo chúng sang Trung Quốc. Cắm Xìn đẩy xe lăn ra tiếp. Sau trận đánh thập tử nhất sinh với ông Lâm, Cắm Xìn phải ngồi xe lăn cả đời. Cả ba thằng bị đánh gãy xương quai xanh cũng ốm yếu vàng vọt, không còn sử dụng được võ nghệ nữa. Cắm Xìn bảo:
- Giới giang hồ muốn sống được phải cưỡi lên đầu người khác, nhưng nếu không được thì phải chấp nhận không ân hận.
Gã phục khí khái anh hùng của ông Lâm. Cắm Xìn hỏi tuổi và xin nhận ông Lâm làm anh. Gã bảo:
- Sau khi tìm hiểu về anh, tôi được biết anh từng là bộ đội, lại bệnh tật, không có việc làm kiếm tiền chữa bệnh nên tôi gọi anh sang đây để kiếm việc cho anh.
Ông bảo:
- Tao bệnh tật sắp chết rồi thì làm được việc gì?
Lúc đó, thằng Vàng Lù Pao đi vào và nói:
- Tôi là đệ tử của Cắm Xìn. Lời giang hồ nói ra dù một câu thì chết cũng không thay lòng. Nếu anh có mệnh hệ gì, tôi sẽ đưa xác anh về tận Việt Nam an táng chu đáo rồi gửi tiền chăm lo cho vợ con anh.
Vàng Lù Pao là con trai của một thiếu tướng trong quân đội, rất giàu có. Vàng Lù Pao có một đội xe mấy chục cái, toàn loại siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về. Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Ngoài việc nuôi ăn uống, ngủ nghỉ, Pao trả lương cho ông 3.000 tệ/tháng, một mức lương rất cao hồi đó. Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.
Sau khi ở nhà vài ngày, ông lặng lẽ balô túi xách lên đường, không nói gì với vợ con. Đoàn lái xe có năm mươi người, với mười sáu quốc tịch, tuy nhiên, chỉ có ông mới được ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với Vàng Lù Pao. Sau mấy tháng làm việc cho Vàng Lù Pao, một lần, vào cuối năm 1993, khi đoàn xe chở hàng từ La Xa lên La Tư, là một thị trấn nhỏ nhưng rất đẹp và thanh bình nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepan thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Vàng Lù Pao rủ ông Lâm đi dạo chơi trong cái lạnh độ âm.
Cạnh con đường lớn có một ông sư thân thể gầy nhóp, choàng chiếc áo cà sa màu vàng thêu kim tuyến rộng thùng thình. Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa quay quay, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây. Vị sư ngồi bất động như đang thiền. Vàng Lù Pao kể với ông Lâm rằng, vị sư này thuộc dòng tu khổ hạnh, cả đời ăn chay trên núi và sống bằng bố thí của người đời.
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Tuy nhiên, ông thầy tu lại nhặt bỏ ra ngoài, rồi cứ chỉ vào tiền lại chỉ vào đầu.
Vàng Lù Pao giải thích, theo phái tu thiền này, nếu người đời bố thí cho họ tiền thì phải tát họ vài cái tương ứng với số tiền bố thí. Còn nếu cho nhiều tiền thì phải cầm gạch đập vào đầu họ và đập đến khi nào vỡ gạch họ mới nhận tiền. Nếu người bố thí không làm vậy thì họ nhất định không nhận. Nghe chuyện, ông Lâm sởn da gà. Ông từng tập luyện chặt gạch trong quân đội. Ông có thể chặt được cả trăm viên cùng lúc, nhưng cầm hòn gạch cứng như thế này đập vào đầu vị sư tám mươi bốn tuổi, lại gầy gò như cây sậy thì quả ghê tay. Tuy nhiên, vì phong tục từ ngàn năm nay là vậy nên ông cũng thử xem thế nào.
Ông Lâm cầm viên gạch đập rất nhẹ vào đầu vị thiền sư, nhưng ông cảm giác có một luồng xung lực mạnh đẩy hòn gạch ra ngoài. Ông thử lại mấy lần và đều có cảm giác ấy. Biết rằng vị thiền sư này có công năng đặc dị nên ông Lâm đập mạnh tay hơn. Ông có cảm giác viên gạch nung đỏ rất cứng chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn. Vị thiền sư cũng như vùng đất Tây Tạng đều vô cùng huyền bí. Vị thiền sư sau khi làm lễ cám ơn đã bảo:
- Tôi sẽ nhận tiền, nhưng tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn.
Nghĩ đến khả năng đặc dị của vị thiền sư này, ông Lâm cũng tin lời nói đó là thật nên xin Vàng Lù Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn bốn tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Tại khu vực đó có thằng Lìu Cắm Xìn (Lưu Vàng Tốt), là một tay hảo hớn, nổi tiếng võ nghệ cao cường. Hắn có một đám đàn em, toàn đầu trọc, xăm trổ đầy mình, dao búa đầy người và băng nhóm này sống bằng tiền bảo kê, cướp bóc ở các bến bãi. Tuy nhiên, chúng chủ yếu chỉ bóc lột đám lao động người Việt mà thôi. Anh em lao động ở khu vực này đều nộp tiền bảo kê đều đặn cho chúng hàng tháng, nhưng không những chúng không bảo vệ được gì mà thỉnh thoảng lại còn cướp thêm của anh em.
Một đêm, có tên đầu trâu mặt ngựa đập cửa gọi ông Lâm ra. Hắn đề nghị phải nộp thuế 30% thu nhập hàng tháng. Ông Lâm chửi cho tên này một trận rồi đóng cửa không tiếp. Tên này hậm hực ra về. Anh em người Việt cùng phòng và trong xóm trọ thấy cảnh ấy sợ rúm ró. Mấy người khẳng định, muộn nhất là ngày mai chúng mang kiếm đến lấy mạng ông Lâm.
Mấy anh em trọ cùng khuyên ông Lâm trốn về Việt Nam không được bèn cuốn chiếu sang phòng khác ngủ, kẻo mang vạ vào thân. Nghe tiếng bọn đầu gấu này cũng ghê. Ông lại một thân xứ người, nhưng nếu sợ chúng trốn về thì lấy đâu ra việc làm kiếm tiền nuôi vợ con. Hơn nữa, ông cũng chẳng sống được bao nhiêu nữa, nên có chết dưới lưỡi kiếm thì cũng coi như sự giải thoát, đỡ phải sống cảnh đợi cái chết từ từ. Sớm hôm sau bọn chúng kéo đến thật. Ba thằng đệ tử ôm ba thanh kiếm trong tay, còn Lìu Cắm Xìn tay không. Ba thằng xếp hàng ngang phía sau, Cắm Xìn bước lên trước gọi lớn:
- Thằng tháo dỡ ô tô đâu rồi?
Đám lao động Việt Nam ở khu nhà trọ sợ hãi đóng chặt cửa, không ai dám lên tiếng. Ông Trần Ngọc Lâm mở cửa ra ngoài và hiên ngang nhận mình là "thằng tháo dỡ ô tô". Cắm Xìn cười hô hố, châm chọc:
- Mày gầy còm như cây sậy thế kia mà dám ngang bướng à? Sao mày không nộp thuế?
Ông Lâm không chút sợ sệt:
- Tao nộp thuế cho chính quyền rồi, cớ gì phải nộp nữa cho chúng mày?
Nói chưa dứt lời, ba thằng cao to lực lưỡng vác kiếm vọt lên nhằm thẳng mặt ông Lâm chém tới tấp. Hồi ở bộ đội, ông chịu khó tập luyện nên võ nghệ tinh thông. Chỉ vài đường cơ bản, cả ba tên đều gãy xương quai xanh, trẹo cánh tay, gãy xương sườn. Thằng gục tại chỗ, thằng bò lê bò càng, kiếm một đằng, người một nẻo. Cắm Xìn vồ chiếc xà beng phóng thẳng vào mạng sườn ông Lâm. Cú phóng đó làm ông gãy xương sườn. Hắn đã nắm được những đòn hiểm của ông Lâm nên biết cách né tránh.
Quần nhau một hồi, hắn khoe sức mạnh bằng cách nhấc bổng ông Lâm lên trời và lấy đà ném thẳng xuống đất. Ai cũng tưởng ông Lâm không vỡ đầu cũng gẫy sống lưng, nhưng ông lại thấy đây là dịp may hiếm có để hạ đo ván Cắm Xìn. Nhanh như chớp, một tay ông bóp vào quai hàm, một tay nắm chặt tóc hắn. Khi hắn ném ông đi thì chính lực ném của hắn đã biến thành lực bẻ hàm. Cắm Xìn lập tức vãi máu ra đằng mồm rồi ngã lăn quay đơ. Mọi người đều xác định Cắm Xìn chết là cái chắc.
Nếu ở lại, không chết vì đám giang hồ trả thù thì cũng chết trong tù, ông Lâm liền nhảy lên một chiếc xe IFA thu mua phế liệu của người Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, trở về Mường Khương. Anh em bộ đội biên phòng thấy ông thương tích đầy mình nên đưa về đồn băng bó, chữa trị, nhưng ông nhất định không vào vì sợ ảnh hưởng đến anh em ở đó. Ông biết xương sườn chỉ cần nắn vào sẽ tự liền nên ông tự nắn xương cho mình rồi vào nhà một người bạn tên là Tấn ở Mường Khương nằm cố định suốt một tháng trời trên giường.
Vừa đi lại được, ông về ngay Lào Cai tìm công ăn việc làm. Ai thuê cái gì ông cũng làm, từ chạy xe ôm, bốc vác thuê, sửa chữa thuê ô tô, xe máy, công nông cho các hiệu sửa xe. Một ngày, có bốn thanh niên Trung Quốc tìm đến tận nhà ông và giới thiệu là người của Lìu Cắm Xìn. Ông Lâm cười bảo:
- Ở Trung Quốc tao còn chẳng sợ chúng mày, vậy ở đây thì có gì tao phải sợ?
Mấy thanh niên bảo:
- Không phải chúng tôi sang đây đánh nhau mà chuyển lời của ông chủ đến anh? Anh vừa bệnh tật, ốm yếu mà lại dám chống lại cả mấy người khỏe mạnh nên ông ấy rất kính phục và mong mỏi được gặp anh.
Tất nhiên ông chẳng tin được miệng lưỡi của chúng nên không nhận lời. Một thời gian sau lại thấy chúng kéo sang, mang theo cả tiền lẫn quà cáp. Chúng bảo:
- Nếu là người anh hùng thì ông nên sang. Nếu chúng tôi muốn ám hại ông thì có nhiều cách để giết ông chứ sao phải mời chào kính cẩn thế này.
Thấy bọn này nói cũng phải nên ông Lâm theo chúng sang Trung Quốc. Cắm Xìn đẩy xe lăn ra tiếp. Sau trận đánh thập tử nhất sinh với ông Lâm, Cắm Xìn phải ngồi xe lăn cả đời. Cả ba thằng bị đánh gãy xương quai xanh cũng ốm yếu vàng vọt, không còn sử dụng được võ nghệ nữa. Cắm Xìn bảo:
- Giới giang hồ muốn sống được phải cưỡi lên đầu người khác, nhưng nếu không được thì phải chấp nhận không ân hận.
Gã phục khí khái anh hùng của ông Lâm. Cắm Xìn hỏi tuổi và xin nhận ông Lâm làm anh. Gã bảo:
- Sau khi tìm hiểu về anh, tôi được biết anh từng là bộ đội, lại bệnh tật, không có việc làm kiếm tiền chữa bệnh nên tôi gọi anh sang đây để kiếm việc cho anh.
Ông bảo:
- Tao bệnh tật sắp chết rồi thì làm được việc gì?
Lúc đó, thằng Vàng Lù Pao đi vào và nói:
- Tôi là đệ tử của Cắm Xìn. Lời giang hồ nói ra dù một câu thì chết cũng không thay lòng. Nếu anh có mệnh hệ gì, tôi sẽ đưa xác anh về tận Việt Nam an táng chu đáo rồi gửi tiền chăm lo cho vợ con anh.
Vàng Lù Pao là con trai của một thiếu tướng trong quân đội, rất giàu có. Vàng Lù Pao có một đội xe mấy chục cái, toàn loại siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về. Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Ngoài việc nuôi ăn uống, ngủ nghỉ, Pao trả lương cho ông 3.000 tệ/tháng, một mức lương rất cao hồi đó. Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.
Sau khi ở nhà vài ngày, ông lặng lẽ balô túi xách lên đường, không nói gì với vợ con. Đoàn lái xe có năm mươi người, với mười sáu quốc tịch, tuy nhiên, chỉ có ông mới được ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với Vàng Lù Pao. Sau mấy tháng làm việc cho Vàng Lù Pao, một lần, vào cuối năm 1993, khi đoàn xe chở hàng từ La Xa lên La Tư, là một thị trấn nhỏ nhưng rất đẹp và thanh bình nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepan thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Vàng Lù Pao rủ ông Lâm đi dạo chơi trong cái lạnh độ âm.
Cạnh con đường lớn có một ông sư thân thể gầy nhóp, choàng chiếc áo cà sa màu vàng thêu kim tuyến rộng thùng thình. Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa quay quay, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây. Vị sư ngồi bất động như đang thiền. Vàng Lù Pao kể với ông Lâm rằng, vị sư này thuộc dòng tu khổ hạnh, cả đời ăn chay trên núi và sống bằng bố thí của người đời.
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Tuy nhiên, ông thầy tu lại nhặt bỏ ra ngoài, rồi cứ chỉ vào tiền lại chỉ vào đầu.
Vàng Lù Pao giải thích, theo phái tu thiền này, nếu người đời bố thí cho họ tiền thì phải tát họ vài cái tương ứng với số tiền bố thí. Còn nếu cho nhiều tiền thì phải cầm gạch đập vào đầu họ và đập đến khi nào vỡ gạch họ mới nhận tiền. Nếu người bố thí không làm vậy thì họ nhất định không nhận. Nghe chuyện, ông Lâm sởn da gà. Ông từng tập luyện chặt gạch trong quân đội. Ông có thể chặt được cả trăm viên cùng lúc, nhưng cầm hòn gạch cứng như thế này đập vào đầu vị sư tám mươi bốn tuổi, lại gầy gò như cây sậy thì quả ghê tay. Tuy nhiên, vì phong tục từ ngàn năm nay là vậy nên ông cũng thử xem thế nào.
Ông Lâm cầm viên gạch đập rất nhẹ vào đầu vị thiền sư, nhưng ông cảm giác có một luồng xung lực mạnh đẩy hòn gạch ra ngoài. Ông thử lại mấy lần và đều có cảm giác ấy. Biết rằng vị thiền sư này có công năng đặc dị nên ông Lâm đập mạnh tay hơn. Ông có cảm giác viên gạch nung đỏ rất cứng chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn. Vị thiền sư cũng như vùng đất Tây Tạng đều vô cùng huyền bí. Vị thiền sư sau khi làm lễ cám ơn đã bảo:
- Tôi sẽ nhận tiền, nhưng tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn.
Nghĩ đến khả năng đặc dị của vị thiền sư này, ông Lâm cũng tin lời nói đó là thật nên xin Vàng Lù Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn bốn tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.
Thanked by 3 Members:
|
|
#465
Gửi vào 26/06/2012 - 21:04
Ông Lâm theo vị thiền sư phăm phăm leo lên lưng dãy núi Hymalaya. Con đường lên núi dốc ngược như đường lên trời. Ông có cảm giác vị thiền sư già nua leo núi không bao giờ biết mệt. Trông dáng ông bước đi như thể dùng khinh công, rất nhẹ. Cuốc bộ suốt ba ngày thì đến nơi chữa trị. Đó là một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt. Các bệnh nhân đều mắc các bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết, đến đây cầu cứu.
Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân. Ông Lâm chỉ biết tiếng Quan Hỏa và tiếng lóng của giới giang hồ Trung Quốc nên không thể giao tiếp với họ. Rất may, trong số bệnh nhân chữa trị có một vị giáo sư ngành ngôn ngữ của Trung Quốc, bị ung di căn, tên là Lỉ Coỏng, biết tiếng Phạn nên dịch cho ông. Vị thiền sư này có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho đám bệnh nhân. Bệnh nhân được hướng dẫn cách tu thiền, luyện khí công, niệm Phật.
Bệnh nhân chỉ có mỗi việc tu thiền, ăn và ngủ. Đến giờ có người mang thuốc cho uống mà lại miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên, việc ăn uống vô cùng khổ ải. Ông Lâm là người từng trải trận mạc và chịu khổ nhiều nhưng cũng phải ớn trước những món ăn ở đây. Người ta đổ cả rổ lá cây và hạt kê, hạt răng ngựa vào chiếc nồi to rồi ninh kỹ. Mỗi người mỗi bữa chỉ được ăn một bát nhỏ, trông không khác gì cám lợn. Vừa đói, vừa khổ nhưng cố phải chịu, vì các nhà sư cũng ăn vậy.
Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư "à à..." mấy tiếng và tỏ ra rất vui. Ông hỏi rằng:
- Có phải nước nhỏ của thí chủ đã đánh thắng Trung Quốc và Mông Cổ không?
Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một người Tây Tạng, là giáo viên tiểu học ở vùng này, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch cho ông và vị thiền sư. Người phiên dịch mới này kể rằng, vị thiền sư không thích ông giáo sư kia vì ông ta là người Trung Quốc, mà người Trung Quốc cậy lớn xâm chiếm các nước nhỏ, trong đó có vùng đất Tây Tạng. Người nước Nam tuy nhỏ bé nhưng đã nhiều lần đánh thắng người Trung Quốc nên ông rất quý. Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông còn là vì ông là người ở đất nước "nóng và có quả chuối" đã đánh thắng cả quân Mông Cổ. Trong khi đó, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.
Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Tiếng hát lên cao xuống thấp, vang vọng não nề giữa cảnh núi rừng mênh mông. Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát ru, đại để:
- Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Mông Cổ hùng mạnh. Con mẹ nhỏ bé, lớn lên phải học khí thế hào hùng của người đất nước phương Nam để vùng lên đánh thắng quân thù Mông Cổ đã dày xéo nước nhà...".
Đây là bài hát ru mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở, hai hàng nước mắt ròng ròng. Sau này ngồi tu trên đỉnh Phanxiphăng, nghĩ lại lời ru đó cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình lang bạt ở Trung Quốc, ông đã nghiệm ra rằng, Dòng sông Hồng ở bên Trung Quốc chỉ là những nhánh sông, nhánh suối, nhưng khi về Việt Nam nó mới trở nên hùng vĩ. Và những bộ tộc nhỏ bé, những nền văn minh nhỏ bé, khi di cư xuống phía Nam, bám theo sông Hồng mới tạo thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ.
Cũng như cái trống đồng của các bộ tộc nơi thượng nguồn rất thô sơ, dùng để làm tang ma, nhưng khi về Việt Nam nó đã trở nên rất tinh xảo và dùng làm tiếng trống hiệu triệu vạn quân, khiến quân thù khiếp vía. Ông mang ý tưởng đó gặp lãnh đạo Đài truyền hình Lào Cai và đề nghị họ làm phim như ý tưởng của ông để ca ngợi nền văn minh Sông Hồng. Và bộ phim nơi ngọn nguồn sông Hồng đã ra đời, dài mười bốn tập gây ấn tượng với khán giả cả nước. Cũng theo đề xuất của ông, các phóng viên Truyền hình Lào Cai đang tiếp tục làm phim dài tập về những chuyện kỳ bí quanh dãy Hoàng Liên Sơn.
Lại nói về chuyện vị thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao năm ngàn mét, quanh năm lạnh độ âm.
Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng. Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi của mình mà thôi.
Trong số cây thuốc chữa bệnh của ông thì có bảy vị mà người Tạng gọi là mỹ nhân thang, là thuốc giải độc, làm đẹp cơ thể mà giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa hay dùng. Ung thư do tích tụ chất độc trong người nên dùng loại này có tác dụng khử độc rất tốt cho cơ thể. Cây ngũ trảo long giã ra uống vào hết đau ngay, xoa bóp bên ngoài cũng giảm đau rất tốt. Cứ điều trị như vậy, dù ăn uống kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường.
Bốn tháng sau, vị thiền sư này nhắc:
- Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy.
Ông Lâm buồn rầu nói:
- Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?
Rồi vị thiền sư nọ mang cho ông một bao thuốc mang về uống. Ông Lâm hỏi:
- Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?
- Còn duyên thì gặp được thôi.
Vị thiền sư nói rồi quay gót. Ông Lâm xách đồ xuống núi nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng cả đời nằm trong hang chữa bệnh thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.
Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân. Ông Lâm chỉ biết tiếng Quan Hỏa và tiếng lóng của giới giang hồ Trung Quốc nên không thể giao tiếp với họ. Rất may, trong số bệnh nhân chữa trị có một vị giáo sư ngành ngôn ngữ của Trung Quốc, bị ung di căn, tên là Lỉ Coỏng, biết tiếng Phạn nên dịch cho ông. Vị thiền sư này có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho đám bệnh nhân. Bệnh nhân được hướng dẫn cách tu thiền, luyện khí công, niệm Phật.
Bệnh nhân chỉ có mỗi việc tu thiền, ăn và ngủ. Đến giờ có người mang thuốc cho uống mà lại miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên, việc ăn uống vô cùng khổ ải. Ông Lâm là người từng trải trận mạc và chịu khổ nhiều nhưng cũng phải ớn trước những món ăn ở đây. Người ta đổ cả rổ lá cây và hạt kê, hạt răng ngựa vào chiếc nồi to rồi ninh kỹ. Mỗi người mỗi bữa chỉ được ăn một bát nhỏ, trông không khác gì cám lợn. Vừa đói, vừa khổ nhưng cố phải chịu, vì các nhà sư cũng ăn vậy.
Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư "à à..." mấy tiếng và tỏ ra rất vui. Ông hỏi rằng:
- Có phải nước nhỏ của thí chủ đã đánh thắng Trung Quốc và Mông Cổ không?
Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một người Tây Tạng, là giáo viên tiểu học ở vùng này, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch cho ông và vị thiền sư. Người phiên dịch mới này kể rằng, vị thiền sư không thích ông giáo sư kia vì ông ta là người Trung Quốc, mà người Trung Quốc cậy lớn xâm chiếm các nước nhỏ, trong đó có vùng đất Tây Tạng. Người nước Nam tuy nhỏ bé nhưng đã nhiều lần đánh thắng người Trung Quốc nên ông rất quý. Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông còn là vì ông là người ở đất nước "nóng và có quả chuối" đã đánh thắng cả quân Mông Cổ. Trong khi đó, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.
Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Tiếng hát lên cao xuống thấp, vang vọng não nề giữa cảnh núi rừng mênh mông. Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát ru, đại để:
- Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Mông Cổ hùng mạnh. Con mẹ nhỏ bé, lớn lên phải học khí thế hào hùng của người đất nước phương Nam để vùng lên đánh thắng quân thù Mông Cổ đã dày xéo nước nhà...".
Đây là bài hát ru mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở, hai hàng nước mắt ròng ròng. Sau này ngồi tu trên đỉnh Phanxiphăng, nghĩ lại lời ru đó cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình lang bạt ở Trung Quốc, ông đã nghiệm ra rằng, Dòng sông Hồng ở bên Trung Quốc chỉ là những nhánh sông, nhánh suối, nhưng khi về Việt Nam nó mới trở nên hùng vĩ. Và những bộ tộc nhỏ bé, những nền văn minh nhỏ bé, khi di cư xuống phía Nam, bám theo sông Hồng mới tạo thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ.
Cũng như cái trống đồng của các bộ tộc nơi thượng nguồn rất thô sơ, dùng để làm tang ma, nhưng khi về Việt Nam nó đã trở nên rất tinh xảo và dùng làm tiếng trống hiệu triệu vạn quân, khiến quân thù khiếp vía. Ông mang ý tưởng đó gặp lãnh đạo Đài truyền hình Lào Cai và đề nghị họ làm phim như ý tưởng của ông để ca ngợi nền văn minh Sông Hồng. Và bộ phim nơi ngọn nguồn sông Hồng đã ra đời, dài mười bốn tập gây ấn tượng với khán giả cả nước. Cũng theo đề xuất của ông, các phóng viên Truyền hình Lào Cai đang tiếp tục làm phim dài tập về những chuyện kỳ bí quanh dãy Hoàng Liên Sơn.
Lại nói về chuyện vị thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao năm ngàn mét, quanh năm lạnh độ âm.
Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng. Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi của mình mà thôi.
Trong số cây thuốc chữa bệnh của ông thì có bảy vị mà người Tạng gọi là mỹ nhân thang, là thuốc giải độc, làm đẹp cơ thể mà giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa hay dùng. Ung thư do tích tụ chất độc trong người nên dùng loại này có tác dụng khử độc rất tốt cho cơ thể. Cây ngũ trảo long giã ra uống vào hết đau ngay, xoa bóp bên ngoài cũng giảm đau rất tốt. Cứ điều trị như vậy, dù ăn uống kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường.
Bốn tháng sau, vị thiền sư này nhắc:
- Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy.
Ông Lâm buồn rầu nói:
- Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?
Rồi vị thiền sư nọ mang cho ông một bao thuốc mang về uống. Ông Lâm hỏi:
- Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?
- Còn duyên thì gặp được thôi.
Vị thiền sư nói rồi quay gót. Ông Lâm xách đồ xuống núi nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng cả đời nằm trong hang chữa bệnh thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.
Thanked by 4 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌC![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
![]() |
|
![]() ![]() những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
![]() |
|
![]() Trưởng c.an huyện du lịch ven biển |
Tử Vi | Kimthuy20212054 |
|
![]() |
|
![]() Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() ![]() Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












