

Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#421
Gửi vào 29/03/2012 - 13:39
NHỮNG HIỆN TƯỢNG HUYỀN BÍ TẠI LONG BÌNH ĐIỀN - MỸ THO
(Phần Ba)
Chiều đó theo thông lệ anh đã về Long Bình Điền ngủ và sáng hôm sau đi làm tại Mỹ Tho, anh đã ghé lại gặp chúng tôi và cho biết: Tối qua anh được người trong họ cho biết là dân làng đang tụ tập tại Đình, để chưng dọn bàn thờ và Đình tối đó bắt đầu vào Kinh trong hai đêm liên tiếp dọn ngày cho buổi lễ chính là lễ Thượng Điền, sẽ chính thức được cử hành trong vòng hai ngày nữa. Nhờ đó chúng tôi mới biết là mỗi năm ở các ngôi đình trong nước đều cúng ngày Hạ Điền và Thượng Điền; đó là tập tục của dân chúng ta từ bấy lâu nay.
2. Sau trường hợp của anh Lâm, chúng tôi được Bác sĩ Quốc Hùng giới thiệu về trường hợp của Cô Hai.
Cô trạc độ năm mươi tuổi. Hơn một năm nay cô mang một chứng bệnh mà người dân Việt Nam gọi nôm na là “bệnh giả đò”. Suốt thời gian bệnh, cô đã đi khắp nơi để được chữa trị bằng Tây y, Đông y và kể cả bằng bùa phép. Cuối cùng vì nghe có tiếng đồn, cô đã tìm đến anh Hùng để xin được chữa trị. Cô trình bày: cô ưa bần thần và có chứng bệnh mất ngủ về đêm. Cô cũng đã kể sơ qua về việc cô bị phần vô hình nhập xác.
Sau khi đã khám nghiệm bệnh cô, bác sĩ Hùng đã đưa ra một phương pháp trị liệu đặc biệt là trao cho cô vài viên thuốc bổ (dĩ nhiên là cô không biết) và đã âm thầm chú nguyện. Kết quả hiển nhiên là cô ngủ được và kéo dài đến một tuần. Cô Hai cho biết: mỗi lần được anh Hùng khám bệnh là cô thấy khỏe hẳn được vài ngày. Tuy thế, tình trạng bệnh vẫn trở đi trở lại và không hết hẳn. Do đó, anh Hùng giới thiệu với chúng tôi để rút tỉa thêm kinh nghiệm về việc chữa trị bệnh phần âm.
Chúng tôi hỏi thẳng về những hiện tượng bệnh phần âm của cô Hai. Cô cho biết cô đã đi viếng am cốc các nơi để xin chữa trị và để được giải thích rõ về chứng bệnh này. Điều làm cô băn khoăn là nơi này cho rằng cô bị vị này mượn xác; nơi kia thì cho là vị nọ vị kia... Nên cuối cùng cô không hiểu đích xác là ai. Riêng bệnh cô thì cứ vậy mãi và không hề giảm bớt hẳn. Đặc biệt về sau này, trước khi đến gặp bác sĩ Quốc Hùng, bệnh có mòi nặng hơn. Cô còn kể có một số trường hợp, chính phần vô hình chuyển xác cô đã vỗ tay, đánh phép làm cho các “cô, cậu” mà cô đến xin giúp chữa bệnh cho cô đã ngã lăn ra đất. Việc này cô kể có phần rất lấy làm hãnh diện.
Qua kinh nghiệm huyền bí, chúng tôi đã có một nhận định về trường hợp bệnh của cô như thế này: Tâm ý của cô Hai còn rất vọng động. Cô gặp chúng tôi vì nghe nhắc đến và tò mò muốn xem thử tay ấn của chúng tôi, hơn là cô tin hẳn sẽ được chữa khỏi vì cô có vẻ phô trương và đôi khi, thích ý về việc được phần vô hình mượn xác mà theo cô tưởng là rất “lớn” vì đã từng làm khó dễ cho một số người có “huyền phép”.
Riêng bệnh của cô, dĩ nhiên là đang bị phần vô hình xoay chuyển về mặt đạo đức. Họ hành bệnh cô là để bó buộc cô phải đi đây, đi đó để học đạo đức với nhiều người khác nhau. Lâu ngày và nhiều nơi, dĩ nhiên dù cô không muốn, cũng phải thấm lý. Phần âm đôi lúc cũng phải vỗ ngực xưng tên là Thánh, Thần to để chìu theo thị dục thích làm lớn của cô mà uốn nắn cô về mặt đạo đức. Tuy thế chưa buông cho cô hết bệnh được, vì chưa ai chỉ rõ cho cô thấy cái tâm loanh quanh của cô và chỉ hẳn cho cô một phương pháp tu tâm sửa tánh đúng đắn mà cô tin nể và thực hiện theo.
Nhận định như vậy, chúng tôi vẫn hỏi cô: Ý của cô Hai muốn chúng tôi giúp đỡ về việc gì? Cô cho biết: Muốn tìm hiểu coi ai đã mượn xác cô, lớn hay nhỏ? (cũng cao với thấp!); làm sao cho cô khỏi chứng bệnh giả đò và nếu cần thì làm sao tống khứ cái phần vô hình đã nhập xác cô đi chỗ khác (cũng lại mâu thuẫn vì cô thường thích kể đến phần vô hình đã từng giúp cô trong cắt giác có nhiều hiệu quả tốt cho một số người bị bệnh ngoại khoa: cảm, ói mửa, đi ngoài... một việc làm rất có ý nghĩa hiện nay tại Việt Nam vì thiếu thuốc men và y sĩ).
Chúng tôi cố gắng phân tích và giải rõ cho cô Hai nhận thức được các điều vọng tâm, hiểu rõ luật trời để nhận ra phương pháp giúp cô chóng khỏi bệnh. Điều thứ nhất chúng tôi đặt vấn đề là: Cô thấy mình đã tiến hóa hay thối lùi về mặt đạo đức từ khi có phần vô hình nhập xác và hành bệnh cô? Cô minh xác trả lời thẳng thắn là cô đã tiến rất nhiều về mặt đạo lý.
Điều thứ hai chúng tôi khuyên cô đừng vọng động nhiều trong việc tìm hiểu muốn biết vị độ mình là cao hay thấp, quyền hành nhiều hay ít; điều này không quan trọng lắm mà cái chính là nên tập trung vào việc tu tâm, sửa tánh và việc cải ác làm lành và cố gắng giúp người trong khả năng mình có để lập công bồi đức.
Điều thứ ba là những mật lý mà chúng tôi đã để tâm tìm hiểu, và đã tìm được qua kinh nghiệm chứng thực trong các trường hợp bệnh phần âm do chúng tôi đã chữa, hoặc chúng tôi đã từng chứng kiến ở nhiều nơi tại Việt Nam. Chúng tôi đã trực kiến được một số nguyên lý và chúng tôi muốn giúp cho Bác sĩ Quốc Hùng và một số huynh đệ của chúng tôi tại Mỹ Tho, được hiểu rõ để chứng nghiệm và vận dụng trong các trường hợp chữa bệnh phần âm đạt được kết quả tốt.
(Phần Ba)
Chiều đó theo thông lệ anh đã về Long Bình Điền ngủ và sáng hôm sau đi làm tại Mỹ Tho, anh đã ghé lại gặp chúng tôi và cho biết: Tối qua anh được người trong họ cho biết là dân làng đang tụ tập tại Đình, để chưng dọn bàn thờ và Đình tối đó bắt đầu vào Kinh trong hai đêm liên tiếp dọn ngày cho buổi lễ chính là lễ Thượng Điền, sẽ chính thức được cử hành trong vòng hai ngày nữa. Nhờ đó chúng tôi mới biết là mỗi năm ở các ngôi đình trong nước đều cúng ngày Hạ Điền và Thượng Điền; đó là tập tục của dân chúng ta từ bấy lâu nay.
2. Sau trường hợp của anh Lâm, chúng tôi được Bác sĩ Quốc Hùng giới thiệu về trường hợp của Cô Hai.
Cô trạc độ năm mươi tuổi. Hơn một năm nay cô mang một chứng bệnh mà người dân Việt Nam gọi nôm na là “bệnh giả đò”. Suốt thời gian bệnh, cô đã đi khắp nơi để được chữa trị bằng Tây y, Đông y và kể cả bằng bùa phép. Cuối cùng vì nghe có tiếng đồn, cô đã tìm đến anh Hùng để xin được chữa trị. Cô trình bày: cô ưa bần thần và có chứng bệnh mất ngủ về đêm. Cô cũng đã kể sơ qua về việc cô bị phần vô hình nhập xác.
Sau khi đã khám nghiệm bệnh cô, bác sĩ Hùng đã đưa ra một phương pháp trị liệu đặc biệt là trao cho cô vài viên thuốc bổ (dĩ nhiên là cô không biết) và đã âm thầm chú nguyện. Kết quả hiển nhiên là cô ngủ được và kéo dài đến một tuần. Cô Hai cho biết: mỗi lần được anh Hùng khám bệnh là cô thấy khỏe hẳn được vài ngày. Tuy thế, tình trạng bệnh vẫn trở đi trở lại và không hết hẳn. Do đó, anh Hùng giới thiệu với chúng tôi để rút tỉa thêm kinh nghiệm về việc chữa trị bệnh phần âm.
Chúng tôi hỏi thẳng về những hiện tượng bệnh phần âm của cô Hai. Cô cho biết cô đã đi viếng am cốc các nơi để xin chữa trị và để được giải thích rõ về chứng bệnh này. Điều làm cô băn khoăn là nơi này cho rằng cô bị vị này mượn xác; nơi kia thì cho là vị nọ vị kia... Nên cuối cùng cô không hiểu đích xác là ai. Riêng bệnh cô thì cứ vậy mãi và không hề giảm bớt hẳn. Đặc biệt về sau này, trước khi đến gặp bác sĩ Quốc Hùng, bệnh có mòi nặng hơn. Cô còn kể có một số trường hợp, chính phần vô hình chuyển xác cô đã vỗ tay, đánh phép làm cho các “cô, cậu” mà cô đến xin giúp chữa bệnh cho cô đã ngã lăn ra đất. Việc này cô kể có phần rất lấy làm hãnh diện.
Qua kinh nghiệm huyền bí, chúng tôi đã có một nhận định về trường hợp bệnh của cô như thế này: Tâm ý của cô Hai còn rất vọng động. Cô gặp chúng tôi vì nghe nhắc đến và tò mò muốn xem thử tay ấn của chúng tôi, hơn là cô tin hẳn sẽ được chữa khỏi vì cô có vẻ phô trương và đôi khi, thích ý về việc được phần vô hình mượn xác mà theo cô tưởng là rất “lớn” vì đã từng làm khó dễ cho một số người có “huyền phép”.
Riêng bệnh của cô, dĩ nhiên là đang bị phần vô hình xoay chuyển về mặt đạo đức. Họ hành bệnh cô là để bó buộc cô phải đi đây, đi đó để học đạo đức với nhiều người khác nhau. Lâu ngày và nhiều nơi, dĩ nhiên dù cô không muốn, cũng phải thấm lý. Phần âm đôi lúc cũng phải vỗ ngực xưng tên là Thánh, Thần to để chìu theo thị dục thích làm lớn của cô mà uốn nắn cô về mặt đạo đức. Tuy thế chưa buông cho cô hết bệnh được, vì chưa ai chỉ rõ cho cô thấy cái tâm loanh quanh của cô và chỉ hẳn cho cô một phương pháp tu tâm sửa tánh đúng đắn mà cô tin nể và thực hiện theo.
Nhận định như vậy, chúng tôi vẫn hỏi cô: Ý của cô Hai muốn chúng tôi giúp đỡ về việc gì? Cô cho biết: Muốn tìm hiểu coi ai đã mượn xác cô, lớn hay nhỏ? (cũng cao với thấp!); làm sao cho cô khỏi chứng bệnh giả đò và nếu cần thì làm sao tống khứ cái phần vô hình đã nhập xác cô đi chỗ khác (cũng lại mâu thuẫn vì cô thường thích kể đến phần vô hình đã từng giúp cô trong cắt giác có nhiều hiệu quả tốt cho một số người bị bệnh ngoại khoa: cảm, ói mửa, đi ngoài... một việc làm rất có ý nghĩa hiện nay tại Việt Nam vì thiếu thuốc men và y sĩ).
Chúng tôi cố gắng phân tích và giải rõ cho cô Hai nhận thức được các điều vọng tâm, hiểu rõ luật trời để nhận ra phương pháp giúp cô chóng khỏi bệnh. Điều thứ nhất chúng tôi đặt vấn đề là: Cô thấy mình đã tiến hóa hay thối lùi về mặt đạo đức từ khi có phần vô hình nhập xác và hành bệnh cô? Cô minh xác trả lời thẳng thắn là cô đã tiến rất nhiều về mặt đạo lý.
Điều thứ hai chúng tôi khuyên cô đừng vọng động nhiều trong việc tìm hiểu muốn biết vị độ mình là cao hay thấp, quyền hành nhiều hay ít; điều này không quan trọng lắm mà cái chính là nên tập trung vào việc tu tâm, sửa tánh và việc cải ác làm lành và cố gắng giúp người trong khả năng mình có để lập công bồi đức.
Điều thứ ba là những mật lý mà chúng tôi đã để tâm tìm hiểu, và đã tìm được qua kinh nghiệm chứng thực trong các trường hợp bệnh phần âm do chúng tôi đã chữa, hoặc chúng tôi đã từng chứng kiến ở nhiều nơi tại Việt Nam. Chúng tôi đã trực kiến được một số nguyên lý và chúng tôi muốn giúp cho Bác sĩ Quốc Hùng và một số huynh đệ của chúng tôi tại Mỹ Tho, được hiểu rõ để chứng nghiệm và vận dụng trong các trường hợp chữa bệnh phần âm đạt được kết quả tốt.
#422
Gửi vào 29/03/2012 - 13:50
NHỮNG HIỆN TƯỢNG HUYỀN BÍ TẠI LONG BÌNH ĐIỀN - MỸ THO
(Phần Bốn)
Chúng tôi đã giải thích cho cô Hai và các huynh đệ của chúng tôi biết các loại bệnh vô hình “hiện đại” thường nằm trong ba trường hợp sau đây:
1. Những người đã gieo nhiều ác nghiệp về nhân mạng. Phần âm hồn đã được lệnh để trở về mà báo ứng theo luật nghiệp quả. Họ có thể hành xác và gây bệnh hoạn cho con nợ nhân mạng của họ; ở trường hợp này con bệnh thường bị hành xác rất nặng và gần như điên cuồng. Nếu cần họ có thể xui khiến và thúc đẩy người bệnh đi tới việc tự tử, hoặc lao mình vào những chỗ nguy hiểm để bỏ xác trần nếu không cải hối kịp thời.
Riêng những món nợ nhẹ hơn như là hà khắc và áp bức, thì các phần hồn chỉ có thể hành bệnh và không có quyền đòi mạng. Trường hợp này bệnh có vẻ nhẹ hơn. Tuy vậy kể cả đối với người đã vay nợ máu, nếu họ thật tâm sám hối và biết làm việc thiện để hồi hướng cho phần hồn, thì Luật Trời cũng đã có chỉ thị cho các âm hồn không được quyền hại họ, mà sẽ hưởng phần âm đức của họ trong việc tu tâm sửa tánh và việc từ thiện, và sẽ được sớm đưa cho đi tu tập hoặc sẽ sớm được cho đi chuyển kiếp. Như thế người bệnh sẽ được khỏi hẳn. Trường hợp này đã xảy ra tại Việt Nam khá nhiều.
2. Các Cửu huyền thất tổ còn đang tu tập với các vị Thánh, Tiên, Bồ Tát, được lệnh trở về xoay chuyển trong gia quyến, trước thi triển một ít điều kỳ bí cho gia đình tin tưởng và biết có đời sống cõi sau, sau là chuyển hóa gia đình họ trên bước đường đạo đức. Thường thường họ chọn một con tin để nhập xác. Nếu gia đình sớm nhận thức được thì con bệnh sẽ mau khỏi, còn nếu chậm lụt thì tình trạng bệnh lại kéo dài. Nếu cần phần vô hình sẽ hành bệnh con tin đó cho đến khi gia đình của người bệnh chịu khuất phục mới buông tay. Hiện tượng này cũng rất nhiều tại Việt Nam hiện nay.
3. Các người có duyên căn với Thần, Tiên, Thánh, Bồ Tát... nói chung là các vị thiêng liêng. Trong những tiền kiếp, các vị này đã từng thọ nhận sự giúp đỡ và cúng dường, trong khi còn tu tập ở thế trần của họ. Ngày nay các vị này thường âm thầm hộ trì và giúp đỡ họ và cũng đã đến lúc các chư vị cần xoay chuyển người âm, cho họ thấy được ít nhiều việc huyền bí anh linh, để thúc đẩy họ tìm hiểu và học đạo, cho kịp kỳ tiến hóa mà thiên cơ đã ấn định.
Đối với người căn cơ kém, vai trò của chư vị này chỉ chuyển hóa họ dứt được điều ác và làm chút điều thiện là xong. Riêng những người tâm ý trong sạch và nhiệt thành trên đường đạo, họ còn sẽ được gia trì để làm nhiều việc kỳ bí và một số phép lạ để cảm hóa lòng người. Ở trường hợp trên là một dấu hiệu lạ của một chu kỳ, mà có lẽ thiên đình đang xoay chuyển và nhúng tay mạnh mẽ, để chuyển hóa tâm linh của người dân Việt hiện nay, qua kinh nghiệm chứng thực của chúng tôi.
Mặt khác, thay vì bị hành bệnh xoay chuyển mới nhận thấy được các hiện tượng thần bí, một lớp người khác vì tâm đạo tốt và tự mình tầm đạo, cũng đã được hưởng những hồng ân đặc biệt trong thời kỳ này.
1. Một số tu sĩ xuất thân từ nhiều tôn giáo và giáo phái khác nhau, nếu tu tập đúng đắn, có hoàn cảnh thuận tiện và có khả năng hoằng đạo, bất ngờ trong một giai đoạn tu tập nào đó, đã được ơn “mật khải” và được các vị Tiên, Thánh gia trì thi triển được nhiều điều kỳ bí thần thông và làm một số phép lạ. Họ rất vui mừng và vì không được dọn mình trước đối với các việc kỳ bí, nên họ lại bỡ ngỡ và có ít nhiều lo ngại trong một thời gian nào đó... Và ngược lại, có đôi khi vì quá phấn khởi, họ lại tưởng lầm rằng mình đã đắc quả này, quả nọ vì họ đạt được phép linh. Chúng tôi đã thực sự chứng kiến các việc này ở Việt Nam và sẽ lần lượt viết đến từng trường hợp một.
2. Ngoài ra có những bí pháp đã được lưu truyền từ ngàn xưa, như là Mật Tông của Phật Giáo, hoặc các tông phái mật truyền khác, mà Thông Thiên Học gọi chung là khoa “pháp môn”, ngày xưa vốn có tính cách bí truyền nên phải tuyển chọn người rất khó khăn để truyền pháp. Ngày nay Thiên Đình cũng đã chuyển cho phổ truyền rộng rãi để minh chứng rõ ràng cho trần gian, những người có niềm tin về đạo mà chưa vững chắc, và kể cả những người chưa tin có đời sống cõi sau nhưng tâm tánh lành thiện, được chứng nghiệm ngay điều huyền mật trong vòng nửa tiếng đồng hồ, để kịp thời lo cho đời sống tâm linh và nếu được, để trở thành những cán bộ đạo đức, phục vụ cho Bộ Máy Thiên Cơ.
Sau khi phân tích các hiện tượng thần bí thường xảy ra tại Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã mời cô Hai ngồi xếp bằng trước bàn Phật, để chúng tôi mời phần vô hình đã nhập xác cô, về xác để làm biểu lộ rõ sự thật. Phần vô hình đã ngự về xác cô, đôi tay chuyển động và lễ Phật, mặt ửng đỏ. Chúng tôi lên tiếng hỏi:
- Xin các vị hoan hỉ cho chúng tôi biết các vị liên hệ với xác trần này như thế nào?
Cô Hai đã xuất khẩu cho biết:
- Họ có tất cả là hai người, một là “bà cô” và một là chị ruột của xác trần.
Chúng tôi hỏi tiếp:
- Có phải các vị hành bệnh xác trần này mục đích để cho xác trần biết đến đường đạo?
Họ cho biết là đúng như thế. Chúng tôi tiếp:
- Nếu xác trần này theo lời khuyên của tôi là giữ tinh nghiêm ngũ giới cấm của nhà Phật (vì cô Hai theo Phật giáo), mỗi đêm tụng kinh niệm Phật và tiếp tục cố gắng làm các việc thiện thì các vị có đồng ý cho xác trần này khỏi hẵn bệnh không?
Họ minh xác trả lời là đồng ý cho xác hết bệnh hẳn. Chúng tôi nói đôi lời cảm tạ họ, đã cho các huynh đệ của chúng tôi và gia đình cô Hai biết rõ sự thật và các điều cần thiết. Sau đó chúng tôi xin họ trả xác lại bình thường. Phần âm chuyển xác cô Hai, đột nhiên vỗ tay một cái chát thật lớn rồi xuất mất. Cô Hai tỉnh lại hoàn toàn không hiểu việc gì đã xảy ra. Gia đình cô đã thuật lại mọi việc cho cô nghe. Cô hứa sẽ thực hiện đúng đắn các lời khuyên để sớm được hết bệnh...Một tháng sau đó, chúng tôi đã được Bác sĩ Quốc Hùng cho biết cô Hai đã được bình phục hẳn từ dạo đó.
Lĩnh Nam
(Phần Bốn)
Chúng tôi đã giải thích cho cô Hai và các huynh đệ của chúng tôi biết các loại bệnh vô hình “hiện đại” thường nằm trong ba trường hợp sau đây:
1. Những người đã gieo nhiều ác nghiệp về nhân mạng. Phần âm hồn đã được lệnh để trở về mà báo ứng theo luật nghiệp quả. Họ có thể hành xác và gây bệnh hoạn cho con nợ nhân mạng của họ; ở trường hợp này con bệnh thường bị hành xác rất nặng và gần như điên cuồng. Nếu cần họ có thể xui khiến và thúc đẩy người bệnh đi tới việc tự tử, hoặc lao mình vào những chỗ nguy hiểm để bỏ xác trần nếu không cải hối kịp thời.
Riêng những món nợ nhẹ hơn như là hà khắc và áp bức, thì các phần hồn chỉ có thể hành bệnh và không có quyền đòi mạng. Trường hợp này bệnh có vẻ nhẹ hơn. Tuy vậy kể cả đối với người đã vay nợ máu, nếu họ thật tâm sám hối và biết làm việc thiện để hồi hướng cho phần hồn, thì Luật Trời cũng đã có chỉ thị cho các âm hồn không được quyền hại họ, mà sẽ hưởng phần âm đức của họ trong việc tu tâm sửa tánh và việc từ thiện, và sẽ được sớm đưa cho đi tu tập hoặc sẽ sớm được cho đi chuyển kiếp. Như thế người bệnh sẽ được khỏi hẳn. Trường hợp này đã xảy ra tại Việt Nam khá nhiều.
2. Các Cửu huyền thất tổ còn đang tu tập với các vị Thánh, Tiên, Bồ Tát, được lệnh trở về xoay chuyển trong gia quyến, trước thi triển một ít điều kỳ bí cho gia đình tin tưởng và biết có đời sống cõi sau, sau là chuyển hóa gia đình họ trên bước đường đạo đức. Thường thường họ chọn một con tin để nhập xác. Nếu gia đình sớm nhận thức được thì con bệnh sẽ mau khỏi, còn nếu chậm lụt thì tình trạng bệnh lại kéo dài. Nếu cần phần vô hình sẽ hành bệnh con tin đó cho đến khi gia đình của người bệnh chịu khuất phục mới buông tay. Hiện tượng này cũng rất nhiều tại Việt Nam hiện nay.
3. Các người có duyên căn với Thần, Tiên, Thánh, Bồ Tát... nói chung là các vị thiêng liêng. Trong những tiền kiếp, các vị này đã từng thọ nhận sự giúp đỡ và cúng dường, trong khi còn tu tập ở thế trần của họ. Ngày nay các vị này thường âm thầm hộ trì và giúp đỡ họ và cũng đã đến lúc các chư vị cần xoay chuyển người âm, cho họ thấy được ít nhiều việc huyền bí anh linh, để thúc đẩy họ tìm hiểu và học đạo, cho kịp kỳ tiến hóa mà thiên cơ đã ấn định.
Đối với người căn cơ kém, vai trò của chư vị này chỉ chuyển hóa họ dứt được điều ác và làm chút điều thiện là xong. Riêng những người tâm ý trong sạch và nhiệt thành trên đường đạo, họ còn sẽ được gia trì để làm nhiều việc kỳ bí và một số phép lạ để cảm hóa lòng người. Ở trường hợp trên là một dấu hiệu lạ của một chu kỳ, mà có lẽ thiên đình đang xoay chuyển và nhúng tay mạnh mẽ, để chuyển hóa tâm linh của người dân Việt hiện nay, qua kinh nghiệm chứng thực của chúng tôi.
Mặt khác, thay vì bị hành bệnh xoay chuyển mới nhận thấy được các hiện tượng thần bí, một lớp người khác vì tâm đạo tốt và tự mình tầm đạo, cũng đã được hưởng những hồng ân đặc biệt trong thời kỳ này.
1. Một số tu sĩ xuất thân từ nhiều tôn giáo và giáo phái khác nhau, nếu tu tập đúng đắn, có hoàn cảnh thuận tiện và có khả năng hoằng đạo, bất ngờ trong một giai đoạn tu tập nào đó, đã được ơn “mật khải” và được các vị Tiên, Thánh gia trì thi triển được nhiều điều kỳ bí thần thông và làm một số phép lạ. Họ rất vui mừng và vì không được dọn mình trước đối với các việc kỳ bí, nên họ lại bỡ ngỡ và có ít nhiều lo ngại trong một thời gian nào đó... Và ngược lại, có đôi khi vì quá phấn khởi, họ lại tưởng lầm rằng mình đã đắc quả này, quả nọ vì họ đạt được phép linh. Chúng tôi đã thực sự chứng kiến các việc này ở Việt Nam và sẽ lần lượt viết đến từng trường hợp một.
2. Ngoài ra có những bí pháp đã được lưu truyền từ ngàn xưa, như là Mật Tông của Phật Giáo, hoặc các tông phái mật truyền khác, mà Thông Thiên Học gọi chung là khoa “pháp môn”, ngày xưa vốn có tính cách bí truyền nên phải tuyển chọn người rất khó khăn để truyền pháp. Ngày nay Thiên Đình cũng đã chuyển cho phổ truyền rộng rãi để minh chứng rõ ràng cho trần gian, những người có niềm tin về đạo mà chưa vững chắc, và kể cả những người chưa tin có đời sống cõi sau nhưng tâm tánh lành thiện, được chứng nghiệm ngay điều huyền mật trong vòng nửa tiếng đồng hồ, để kịp thời lo cho đời sống tâm linh và nếu được, để trở thành những cán bộ đạo đức, phục vụ cho Bộ Máy Thiên Cơ.
Sau khi phân tích các hiện tượng thần bí thường xảy ra tại Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã mời cô Hai ngồi xếp bằng trước bàn Phật, để chúng tôi mời phần vô hình đã nhập xác cô, về xác để làm biểu lộ rõ sự thật. Phần vô hình đã ngự về xác cô, đôi tay chuyển động và lễ Phật, mặt ửng đỏ. Chúng tôi lên tiếng hỏi:
- Xin các vị hoan hỉ cho chúng tôi biết các vị liên hệ với xác trần này như thế nào?
Cô Hai đã xuất khẩu cho biết:
- Họ có tất cả là hai người, một là “bà cô” và một là chị ruột của xác trần.
Chúng tôi hỏi tiếp:
- Có phải các vị hành bệnh xác trần này mục đích để cho xác trần biết đến đường đạo?
Họ cho biết là đúng như thế. Chúng tôi tiếp:
- Nếu xác trần này theo lời khuyên của tôi là giữ tinh nghiêm ngũ giới cấm của nhà Phật (vì cô Hai theo Phật giáo), mỗi đêm tụng kinh niệm Phật và tiếp tục cố gắng làm các việc thiện thì các vị có đồng ý cho xác trần này khỏi hẵn bệnh không?
Họ minh xác trả lời là đồng ý cho xác hết bệnh hẳn. Chúng tôi nói đôi lời cảm tạ họ, đã cho các huynh đệ của chúng tôi và gia đình cô Hai biết rõ sự thật và các điều cần thiết. Sau đó chúng tôi xin họ trả xác lại bình thường. Phần âm chuyển xác cô Hai, đột nhiên vỗ tay một cái chát thật lớn rồi xuất mất. Cô Hai tỉnh lại hoàn toàn không hiểu việc gì đã xảy ra. Gia đình cô đã thuật lại mọi việc cho cô nghe. Cô hứa sẽ thực hiện đúng đắn các lời khuyên để sớm được hết bệnh...Một tháng sau đó, chúng tôi đã được Bác sĩ Quốc Hùng cho biết cô Hai đã được bình phục hẳn từ dạo đó.
Lĩnh Nam
#423
Gửi vào 31/03/2012 - 08:24
BỘ ĐỒ HÀNG ĐEN
Cô tôi đi theo ông bà đã lâu ,nhưng chúng tôi không quên nhắc nhở cô .Quên thế nào được mấy thứ bánh kẹo ngon tuyệt mà cô thường cho chúng tôi ăn ,vườn cây sai quả của cô mà lúc nào tụi tôi cũng có thể trèo hái? Nhớ nhất là những chuyện ma quái ,thần linh mà cô thường hay kể cho chúng tôi nghe.
Còn nhớ lần đó cô kể:
Chuyện của ông Chánh ,Pháp sư ngày xưa ở Ba Động ,Trà Vinh ,chuyên môn chữa bệnh điên .Ông chuyên môn dùng khăn ấn đánh con bệnh mê man ,rồi đem xuống sông thả trôi theo dòng nước ,mấy khắc sau mới làm phép ,trục xác người bệnh trôi ngược trở về ,cặm thêm năm ba cây thẻ ,cột hờ một vài sợi tom ,thì bệnh dữ thế mấy cũng khỏi .Gặp hôm nào mà thân chủ đưa rước bằng ghe thuyền ,ông thường đứng tựa lưng vào trước mũi ghe ,đưa mắt quan sát vòm trời ,nếu thấy “Bà Cố“ xẹt ,dầu gần hay xa ,ông cũng bắt Ấn trục lại cho theo chầm chậm để soi sáng đường đi ,làm cho tốp bạn chèo cũng như dân chúng hai bên bờ sông đều khiếp đảm .
Chuyện của ông Đạo sĩ Nguyễn văn Trung ,tức ông Đạo Trung ở Cần Thơ lúc trước sớm có tâm hồn khác thường .Từ thiếu thời ông đã chuẩn bị để đến năm hai mươi tuổi là lìa xa gia đình ,đi bộ hàng tháng lên núi Điện Bà ở Tây Ninh tầm sư học đạo .Bạn cùng cọp bạch ,gặp được chân sư ,tu học gần năm năm ,ông mới trở về quê cũ ,đem phép mầu trị bệnh cho bá tánh. Mỗi khi muốn qua sông ,ông dùng nón ngựa ,nón của người kỵ mã ngày xưa ,giống như cái nón lá ngày nay ,nhưng mà chắc đẹp hơn ,thả ngữa nón lên mặt nước ,đứng một chân lên nón ,niệm chú ,nón liền chạy te te...đưa ông sang sông .Thình thoảng nổi hứng ,ông còn làm phép gọi sấu to ,cá lớn trườn lên bãi cho mọi người xem .
Tuổi đã cao ,tuy vẫn còn mạnh khỏe nhưng biết trước ngày giờ chết ,ông vào nằm sẵn trong hòm chờ giờ quy tiên .Con rể ông Trung là ông Đạo Nga cũng học được phép nhiệm mầu ,nối chí ông để mà trị bệnh cho bá tánh lừng danh một thuở .Ông Đạo Nga thường mua cá phóng sanh ngay tại khúc sông trước nhà ,một hôm có hai tên Chà Châu Giang đến đây chài cá ,hàng xóm khuyên rầy nhưng chúng chẳng thèm nghe .Ông Nga đi xuống bến cầm theo cây củi đang cháy ,ông đốt thuốc hút phì phà xong liệng cây củi xuống sông ,chẳng nói chẳng rằng đi lên nhà .Hai chú Chà ngưng chài ,cặp thuyền vào mé thay phiên nhau leo lên cây vông đồng bên cạnh ,ôm cây tuột xuống gai quào xướt mình ,bấy giờ mới biết sợ mặt mày tái xanh vẫn phải leo lên cây rồi tuột xuống liên hồi .Hàng xóm thấy tội nghiệp xin ông tha cho chúng ông mới thâu lại phép.
Chuyện đôi vợ chồng nọ ,chiều ba mươi ,quảy đầu heo về Tết bên vợ .Trời đã tối mà đường thì còn xa ,chị vợ thì mang bầu ột ệt ,phải vào ngôi nhà bên đường xin ngủ nhờ .Nhà lạ khó ngủ nữa đêm chồng nghe có tiếng lạo xạo trong phòng ,sẽ lén nhìn qua kẻ vách ,thấy có một bầy ma mặt mày dị hợm ,xúm nhau ăn cái đầu heo của anh .Một con nói:
- Đừng chộn rộn cho nó ngủ mê ,bắt con mẹ có chửa ăn con non của nó mới ngon.
Chồng nghe nói cả sợ lén đánh thức vợ dậy rồi hai vợ chồng rón rén ra khỏi nhà dìu nhau lúp xúp chạy trốn .Được một đổi ,thấy bên đường có ánh đèn bèn vào ,gặp một bà lão đang kéo chỉ .Nghe kể bà lão tặc lưỡi nói:
- Hú vía cho vợ chồng con !Ngôi nhà ấy mấy tháng trước có người chết ,thây còn đang quàng lại ,đợi ngày giờ tốt để chôn ,nhưng chưa kịp nó đã thành tinh ,hiện hình phá phách rần rần làm cả nhà phải bỏ đi ,từ đó không ai dám bén mảng lại gần .Thôi con lại nằm sau lưng bà mà ngủ ,để thằng đó nằm đàng sau đón gió cho ,tội nghiệp bụng mang dạ chửa ,đường đất gồ ghề đêm hôm tăm tối đi làm sao thấu.
Vì quá mệt mỏi cả hai cùng ngủ thiếp đi ,đến chừng nghe tiếng gà gáy sáng mới giật mình thức dậy thấy mình nằm kề bên ngôi mả mới ở trên có mái che ,mới hay bà lão cũng là ma ,mà lại là ma hiền giúp người hoạn nạn.
Sau đó ít lâu ,có một ghe “hát bộ” ,gặp lúc nước ngược đậu nhờ dưới bến ngôi nhà quý .Trong nhà nhiều người ăn mặc tử tế ,có người xuống điều đình với bầu gánh ,nhờ hát giúp vui cho khách đang dự tiệc trên nhà .Nghe món tiền thù lao hậu hỉ ,lại chủ nhà cũng dễ dãi ,muốn diễn tuồng nào cũng được ,khỏi tập dợt chi nên ông bầu chịu liền ,hối đào kép mang rương tráp lên ,rộn rịp sửa soạn diễn tuồng “Quan công tha Tào” là tuồng ruột của gánh.
Chập sau đâu đó sẵn sàng ,anh kép đóng vai Quan vân Trường uy vũ giữa hai vai : Châu Xương ,Quan Bình hiên ngang bước ra sân khấu (do người nhà của chủ nhà mới ,ghép mấy bộ ván lại để làm sân khấu) .Dưới ánh sáng rực rỡ của mấy ngọn đèn Măng xông ,khán giả danh dự khăn áo chỉnh tề sang trọng ,mà ban nảy chủ nhà giới thiệu ,nào là Cai Tổng ,nào Cả Chủ cùng Ban Hội tề của mấy làng ,ngồi nghiêm trang trên dãy bàn đầu trước số dân đông đảo ,đang chờ thưởng thức. Trên sân khấu ,vai Quan Vũ hát mấy câu giáo đầu ,xong khoan thai vuốt chòm râu suôn đuột ,bỗng hét lên:
- Châu Xương !Thanh long đao!
Vai Châu Xương quỳ xuống dâng đao .Cặp mắt nẩy lửa Vân Trường đảo một vòng ,chụp lấy đao ,bất thần phóng xuống khán giả ,vũ lộng thần oai ,chém loạn đã...Đèn đóm tắt phụp ,trong bóng tối tiếng hỗn độn lẫn tiếng thét hãi hùng .Kép vai Quan Hầu điên chẳng...?Ông Bầu vội vã hối đào kép vội vã cuốn màn trướng ,áo mão ,chuồn xuống ghe , tận lực chèo chống chạy bán mạng .Hè hụi tới gần sáng thì tới ngã ba chợ nhỏ hỏi thăm thì mới hay ,cả đoàn vừa thoát khỏi ngôi nhà “tinh”.
Đợi trời thật sáng ,mọi người gồm mấy chú kép trẻ cùng với mấy anh em trai tráng trên chợ ,kẻ roi người hèo rần rần kéo nhau trở lại ngôi nhà đó quan sát .Thấy anh kép vai Vân Trường đang gối đầu lên thanh long đao ngủ ngáy pho pho trên sân khấu ,dưới khán giả ,bàn ghế gảy đổ ngổn ngang .Đó đây nào là chồn lớn ,chồn bé ,chuột to ,chuột nhỏ ,con thì banh ruột ,con thì đứt đầu nằm chết lủ khủ ,ngổn ngang .Mới hay Quan Thánh đã hiển linh nhập vào anh kép để tận sát lũ chuột ,chồn thành tinh ,thành quỷ đội lốt quan quyền làng xã .
Mỗi lần câu chuyện ma rùng rợn của cô tôi kể mà chấm dứt ,thì tụi tôi cùng ùa nhau chạy đi tiểu ,tranh nhau chạy vào nhà trước ,đứa nào chậm lụt đi sau cùng thì chỉ còn có nước đi thụt lùi ,phòng ma quỷ ngoài vườn đêm âm u thót lên đeo cổ .Những câu chuyện của cô tôi kể cứ làm cho tôi bán tín bán nghi...không biết có thật hay không ?Phân vân mãi cho đến vài năm sau ,nhờ anh Phát ,một bạn cùng học lớp Trung học dẫn đi xem ma ,thì nỗi thắc mắc trong tôi mới tiêu tan.
Nguyên ở gần nhà của anh Phát ,cách trường học của tôi chừng một km có nhà một ông giáo về hưu .Đụng bà vợ giàu lại nhờ mấy năm dạy học cần kiệm ,nên ông có nhiều ruộng vườn nhà cửa rải rác ,bà giáo còn nổi tiếng đảm đang vừa quán xuyến việc nhà vừa cho vay nợ khắp vùng ,nên gia đình ông bà càng thêm sung túc.
Một buổi tối nghe có tiếng cộp cộp gõ vào cửa ,tưởng có khách mở cửa ra xem thì chẳng thấy gì .Lần lần tiếng cộp cộp phát ra khắp nhà ,cửa trước ,cửa sau ,trong phòng...cả trên cột ,trên kèo .Biết là bị ma phá ,tuy không thích nhưng ông cũng chiều ý bà rước thầy pháp giỏi về để trấn ếm...Gà ,rượu tốn cũng bộn ,càng nhiều thì ma lại càng phá tợn .Một sáng nọ ,bà tức mình ngồi xỉa thuốc rồi chửi đổng ,tức thì một đoạn con lươn trên nóc nhà rơi vòng vào cửa ,rớt xuống trước mặt bà ,vôi gạch văng tứ tung ,cả nhà hốt hoảng.
Từ đó tiếng gõ càng hăng ,lại thêm bạc vàng ,quần áo gì của bà cất kín thế nào cũng bị lôi ra nhét vào kẹt vách hay xó hè ,kiếm thôi trối chết .Người ta ùn ùn đi coi ,bọn học trò chúng tôi bốn, năm đứa ,sau buổi học sáng cùng dẫn nhau đến nhà ma .Nghe tiếng lộp cộp đầu này chúng tôi chạy đến ,thì lại nghe lộp cộp đầu kia .Vựa lúa thì bụi bay tứ tung ,lúa văng ào ào y như là trẻ con chúng tôi đang trửng giỡn...
Rồi đột nhiên mọi tiếng động chấm dứt ,bộ đồ bằng hàng màu đen mới toanh của bà giáo cất kín ở trong tủ đột nhiên hiện ra như đang khoác lên mộy kẻ vô hình ,qua lại thướt tha ở giữa nhà ,cách mặt đất một khoảng .Cánh tay áo thì cứ đòng đưa nhịp nhàng theo bước chân...Thích thú với cảnh tượng này (con nít mà),chúng tôi trố mắt theo dõi .Dường như cũng muốn làm trò cho chúng tôi xem ,thỉnh thoảng nó bước liếng thoắng ,tà áo đập vào nhau nghe lạch bạch .Rồi chớp mắt ,bộ đồ hàng đen không thấy đâu nữa.
Bấy giờ đồng hồ trên tường điểm hai tiếng .Chết chửa ,sắp tới giờ học rồi ,chúng tôi đành xách cặp chạy rút .Gần tới trường mới thấy bụng đói ,bọn tôi sực nhớ ,mãi lo xem ma mà chưa có đứa nào có hạt cơm nào vô bụng .Một đứa bàn:
- Ê ! Tụi mình hái me ăn cho đỡ đói nha.
Kỳ hè năm đó ,tôi hăng hái đưa anh tôi đến ngôi nhà của ông giáo để xem ma .Đợi anh tôi quan sát xong xuôi ,tôi mới chất vấn ,thì anh đáp xuôi xị:
- Lạ thiệt! Lý nào các nhà khoa học lại nói sai kìa?
Nhà ông giáo bị ma phá như vậy gần một năm trời mới hết .Từ đó ,ông không còn hưng thịnh như trước nữa.
Tác giả: Lam Điền
Cô tôi đi theo ông bà đã lâu ,nhưng chúng tôi không quên nhắc nhở cô .Quên thế nào được mấy thứ bánh kẹo ngon tuyệt mà cô thường cho chúng tôi ăn ,vườn cây sai quả của cô mà lúc nào tụi tôi cũng có thể trèo hái? Nhớ nhất là những chuyện ma quái ,thần linh mà cô thường hay kể cho chúng tôi nghe.
Còn nhớ lần đó cô kể:
Chuyện của ông Chánh ,Pháp sư ngày xưa ở Ba Động ,Trà Vinh ,chuyên môn chữa bệnh điên .Ông chuyên môn dùng khăn ấn đánh con bệnh mê man ,rồi đem xuống sông thả trôi theo dòng nước ,mấy khắc sau mới làm phép ,trục xác người bệnh trôi ngược trở về ,cặm thêm năm ba cây thẻ ,cột hờ một vài sợi tom ,thì bệnh dữ thế mấy cũng khỏi .Gặp hôm nào mà thân chủ đưa rước bằng ghe thuyền ,ông thường đứng tựa lưng vào trước mũi ghe ,đưa mắt quan sát vòm trời ,nếu thấy “Bà Cố“ xẹt ,dầu gần hay xa ,ông cũng bắt Ấn trục lại cho theo chầm chậm để soi sáng đường đi ,làm cho tốp bạn chèo cũng như dân chúng hai bên bờ sông đều khiếp đảm .
Chuyện của ông Đạo sĩ Nguyễn văn Trung ,tức ông Đạo Trung ở Cần Thơ lúc trước sớm có tâm hồn khác thường .Từ thiếu thời ông đã chuẩn bị để đến năm hai mươi tuổi là lìa xa gia đình ,đi bộ hàng tháng lên núi Điện Bà ở Tây Ninh tầm sư học đạo .Bạn cùng cọp bạch ,gặp được chân sư ,tu học gần năm năm ,ông mới trở về quê cũ ,đem phép mầu trị bệnh cho bá tánh. Mỗi khi muốn qua sông ,ông dùng nón ngựa ,nón của người kỵ mã ngày xưa ,giống như cái nón lá ngày nay ,nhưng mà chắc đẹp hơn ,thả ngữa nón lên mặt nước ,đứng một chân lên nón ,niệm chú ,nón liền chạy te te...đưa ông sang sông .Thình thoảng nổi hứng ,ông còn làm phép gọi sấu to ,cá lớn trườn lên bãi cho mọi người xem .
Tuổi đã cao ,tuy vẫn còn mạnh khỏe nhưng biết trước ngày giờ chết ,ông vào nằm sẵn trong hòm chờ giờ quy tiên .Con rể ông Trung là ông Đạo Nga cũng học được phép nhiệm mầu ,nối chí ông để mà trị bệnh cho bá tánh lừng danh một thuở .Ông Đạo Nga thường mua cá phóng sanh ngay tại khúc sông trước nhà ,một hôm có hai tên Chà Châu Giang đến đây chài cá ,hàng xóm khuyên rầy nhưng chúng chẳng thèm nghe .Ông Nga đi xuống bến cầm theo cây củi đang cháy ,ông đốt thuốc hút phì phà xong liệng cây củi xuống sông ,chẳng nói chẳng rằng đi lên nhà .Hai chú Chà ngưng chài ,cặp thuyền vào mé thay phiên nhau leo lên cây vông đồng bên cạnh ,ôm cây tuột xuống gai quào xướt mình ,bấy giờ mới biết sợ mặt mày tái xanh vẫn phải leo lên cây rồi tuột xuống liên hồi .Hàng xóm thấy tội nghiệp xin ông tha cho chúng ông mới thâu lại phép.
Chuyện đôi vợ chồng nọ ,chiều ba mươi ,quảy đầu heo về Tết bên vợ .Trời đã tối mà đường thì còn xa ,chị vợ thì mang bầu ột ệt ,phải vào ngôi nhà bên đường xin ngủ nhờ .Nhà lạ khó ngủ nữa đêm chồng nghe có tiếng lạo xạo trong phòng ,sẽ lén nhìn qua kẻ vách ,thấy có một bầy ma mặt mày dị hợm ,xúm nhau ăn cái đầu heo của anh .Một con nói:
- Đừng chộn rộn cho nó ngủ mê ,bắt con mẹ có chửa ăn con non của nó mới ngon.
Chồng nghe nói cả sợ lén đánh thức vợ dậy rồi hai vợ chồng rón rén ra khỏi nhà dìu nhau lúp xúp chạy trốn .Được một đổi ,thấy bên đường có ánh đèn bèn vào ,gặp một bà lão đang kéo chỉ .Nghe kể bà lão tặc lưỡi nói:
- Hú vía cho vợ chồng con !Ngôi nhà ấy mấy tháng trước có người chết ,thây còn đang quàng lại ,đợi ngày giờ tốt để chôn ,nhưng chưa kịp nó đã thành tinh ,hiện hình phá phách rần rần làm cả nhà phải bỏ đi ,từ đó không ai dám bén mảng lại gần .Thôi con lại nằm sau lưng bà mà ngủ ,để thằng đó nằm đàng sau đón gió cho ,tội nghiệp bụng mang dạ chửa ,đường đất gồ ghề đêm hôm tăm tối đi làm sao thấu.
Vì quá mệt mỏi cả hai cùng ngủ thiếp đi ,đến chừng nghe tiếng gà gáy sáng mới giật mình thức dậy thấy mình nằm kề bên ngôi mả mới ở trên có mái che ,mới hay bà lão cũng là ma ,mà lại là ma hiền giúp người hoạn nạn.
Sau đó ít lâu ,có một ghe “hát bộ” ,gặp lúc nước ngược đậu nhờ dưới bến ngôi nhà quý .Trong nhà nhiều người ăn mặc tử tế ,có người xuống điều đình với bầu gánh ,nhờ hát giúp vui cho khách đang dự tiệc trên nhà .Nghe món tiền thù lao hậu hỉ ,lại chủ nhà cũng dễ dãi ,muốn diễn tuồng nào cũng được ,khỏi tập dợt chi nên ông bầu chịu liền ,hối đào kép mang rương tráp lên ,rộn rịp sửa soạn diễn tuồng “Quan công tha Tào” là tuồng ruột của gánh.
Chập sau đâu đó sẵn sàng ,anh kép đóng vai Quan vân Trường uy vũ giữa hai vai : Châu Xương ,Quan Bình hiên ngang bước ra sân khấu (do người nhà của chủ nhà mới ,ghép mấy bộ ván lại để làm sân khấu) .Dưới ánh sáng rực rỡ của mấy ngọn đèn Măng xông ,khán giả danh dự khăn áo chỉnh tề sang trọng ,mà ban nảy chủ nhà giới thiệu ,nào là Cai Tổng ,nào Cả Chủ cùng Ban Hội tề của mấy làng ,ngồi nghiêm trang trên dãy bàn đầu trước số dân đông đảo ,đang chờ thưởng thức. Trên sân khấu ,vai Quan Vũ hát mấy câu giáo đầu ,xong khoan thai vuốt chòm râu suôn đuột ,bỗng hét lên:
- Châu Xương !Thanh long đao!
Vai Châu Xương quỳ xuống dâng đao .Cặp mắt nẩy lửa Vân Trường đảo một vòng ,chụp lấy đao ,bất thần phóng xuống khán giả ,vũ lộng thần oai ,chém loạn đã...Đèn đóm tắt phụp ,trong bóng tối tiếng hỗn độn lẫn tiếng thét hãi hùng .Kép vai Quan Hầu điên chẳng...?Ông Bầu vội vã hối đào kép vội vã cuốn màn trướng ,áo mão ,chuồn xuống ghe , tận lực chèo chống chạy bán mạng .Hè hụi tới gần sáng thì tới ngã ba chợ nhỏ hỏi thăm thì mới hay ,cả đoàn vừa thoát khỏi ngôi nhà “tinh”.
Đợi trời thật sáng ,mọi người gồm mấy chú kép trẻ cùng với mấy anh em trai tráng trên chợ ,kẻ roi người hèo rần rần kéo nhau trở lại ngôi nhà đó quan sát .Thấy anh kép vai Vân Trường đang gối đầu lên thanh long đao ngủ ngáy pho pho trên sân khấu ,dưới khán giả ,bàn ghế gảy đổ ngổn ngang .Đó đây nào là chồn lớn ,chồn bé ,chuột to ,chuột nhỏ ,con thì banh ruột ,con thì đứt đầu nằm chết lủ khủ ,ngổn ngang .Mới hay Quan Thánh đã hiển linh nhập vào anh kép để tận sát lũ chuột ,chồn thành tinh ,thành quỷ đội lốt quan quyền làng xã .
Mỗi lần câu chuyện ma rùng rợn của cô tôi kể mà chấm dứt ,thì tụi tôi cùng ùa nhau chạy đi tiểu ,tranh nhau chạy vào nhà trước ,đứa nào chậm lụt đi sau cùng thì chỉ còn có nước đi thụt lùi ,phòng ma quỷ ngoài vườn đêm âm u thót lên đeo cổ .Những câu chuyện của cô tôi kể cứ làm cho tôi bán tín bán nghi...không biết có thật hay không ?Phân vân mãi cho đến vài năm sau ,nhờ anh Phát ,một bạn cùng học lớp Trung học dẫn đi xem ma ,thì nỗi thắc mắc trong tôi mới tiêu tan.
Nguyên ở gần nhà của anh Phát ,cách trường học của tôi chừng một km có nhà một ông giáo về hưu .Đụng bà vợ giàu lại nhờ mấy năm dạy học cần kiệm ,nên ông có nhiều ruộng vườn nhà cửa rải rác ,bà giáo còn nổi tiếng đảm đang vừa quán xuyến việc nhà vừa cho vay nợ khắp vùng ,nên gia đình ông bà càng thêm sung túc.
Một buổi tối nghe có tiếng cộp cộp gõ vào cửa ,tưởng có khách mở cửa ra xem thì chẳng thấy gì .Lần lần tiếng cộp cộp phát ra khắp nhà ,cửa trước ,cửa sau ,trong phòng...cả trên cột ,trên kèo .Biết là bị ma phá ,tuy không thích nhưng ông cũng chiều ý bà rước thầy pháp giỏi về để trấn ếm...Gà ,rượu tốn cũng bộn ,càng nhiều thì ma lại càng phá tợn .Một sáng nọ ,bà tức mình ngồi xỉa thuốc rồi chửi đổng ,tức thì một đoạn con lươn trên nóc nhà rơi vòng vào cửa ,rớt xuống trước mặt bà ,vôi gạch văng tứ tung ,cả nhà hốt hoảng.
Từ đó tiếng gõ càng hăng ,lại thêm bạc vàng ,quần áo gì của bà cất kín thế nào cũng bị lôi ra nhét vào kẹt vách hay xó hè ,kiếm thôi trối chết .Người ta ùn ùn đi coi ,bọn học trò chúng tôi bốn, năm đứa ,sau buổi học sáng cùng dẫn nhau đến nhà ma .Nghe tiếng lộp cộp đầu này chúng tôi chạy đến ,thì lại nghe lộp cộp đầu kia .Vựa lúa thì bụi bay tứ tung ,lúa văng ào ào y như là trẻ con chúng tôi đang trửng giỡn...
Rồi đột nhiên mọi tiếng động chấm dứt ,bộ đồ bằng hàng màu đen mới toanh của bà giáo cất kín ở trong tủ đột nhiên hiện ra như đang khoác lên mộy kẻ vô hình ,qua lại thướt tha ở giữa nhà ,cách mặt đất một khoảng .Cánh tay áo thì cứ đòng đưa nhịp nhàng theo bước chân...Thích thú với cảnh tượng này (con nít mà),chúng tôi trố mắt theo dõi .Dường như cũng muốn làm trò cho chúng tôi xem ,thỉnh thoảng nó bước liếng thoắng ,tà áo đập vào nhau nghe lạch bạch .Rồi chớp mắt ,bộ đồ hàng đen không thấy đâu nữa.
Bấy giờ đồng hồ trên tường điểm hai tiếng .Chết chửa ,sắp tới giờ học rồi ,chúng tôi đành xách cặp chạy rút .Gần tới trường mới thấy bụng đói ,bọn tôi sực nhớ ,mãi lo xem ma mà chưa có đứa nào có hạt cơm nào vô bụng .Một đứa bàn:
- Ê ! Tụi mình hái me ăn cho đỡ đói nha.
Kỳ hè năm đó ,tôi hăng hái đưa anh tôi đến ngôi nhà của ông giáo để xem ma .Đợi anh tôi quan sát xong xuôi ,tôi mới chất vấn ,thì anh đáp xuôi xị:
- Lạ thiệt! Lý nào các nhà khoa học lại nói sai kìa?
Nhà ông giáo bị ma phá như vậy gần một năm trời mới hết .Từ đó ,ông không còn hưng thịnh như trước nữa.
Tác giả: Lam Điền
Thanked by 2 Members:
|
|
#424
Gửi vào 08/04/2012 - 06:45
CHUYỆN ÔNG TÀ
Cám ơn bạn BSKH đã post bài viết về Ông Tà rất hay. Phần tôi thuở nhỏ sống ở Sài Gòn, hông bao giờ biết hoặc nghe nói về Ông Tà cả nên tôi không tin. Cho đến sau 1975, lang thang phiêu bạt xuống vùng bốn, khi thấy các Miễu nho nhỏ ven đường, có lúc là dân địa phương thờ...ma, những người chết vì tai nạn xe cộ. Nhưng có lúc lại là những miễu mà bên trong để mấy cục Đá. Thì ra các Miễu thờ có Đá đó, người ta gọi là Miễu Ông Tà!
Lúc đầu tôi không tin và nghĩ bụng là người dân quê hiền lành...nên thành ra mê tín dị đoan quá. Nhưng một hôm trên con đường mòn qua đi qua một thôn xóm tôi nhìn vào trong cái miếu thờ nhỏ ven đường. thấy bên trong để một cục Đá. Tôi mới hỏi tên đàn em đi chung:
- Ủa, sao lại thờ cục Đá?
Người em bèn nói:
- Đại Ca, đây là Miễu Thờ Ông Tà đó, Ổng linh lắm, cục Đá là Ổng! con nít mà giỡn, lấy cục đá liệng xuống sông thì qua bữa sau lại thấy cục Đá đó trở về liền hà.
Nghe vậy tôi cười thầm trong bụng, tuy nhiên, với bản tánh cẩn thận nên tôi bèn chắp tay xá ba xá vào bàn thờ và thầm khấn:
- Ông Tà ui, tui tuy lớn nhưng tánh cũng giống con nít lắm. Cũng ưa cà giỡn chơi hoài, vậy ông cho tui liệng thử Ông xuống sông một cái nghen, Ông cũng đừng mích lòng tui hé? tui chỉ muốn thử coi Ông "linh" cỡ nào thôi, tui liệng mà ông quay về được, tui hứa sẽ cúng ông nải chuối ăn chơi nghen.
Khấn xong, Tôi thò tay dzô bàn thờ, lấy ngay Ông Tà có hình dạng như cục đá, mà tôi có thể dùng một bàn tay nắm được. Rồi sau khi quan sát kỹ hình dạng, tôi còn cẩn thận lấy một cục gạch ngói đỏ, vẽ chữ làm dấu trên "Cục Đá Ông Tà" nữa.
Sau đó, tôi dùng hết sức mình liệng cục đá đó ra giữa sông. Rồi tôi và người em tiếp tục đi sâu vào làng trong cách đó cả năm km, nhậu nhẹt cho đã, hôm sau quay về, tên đàn em reo lên:
- Đại Ca coi kìa, Ổng dzìa rùi đó!
Tôi giật mình, ngạc nhiên, vội chạy lại gần xá ba xá, nhìn thì thấy "Cục Đá" đang an tọa ngay chính giữa lòng Miễu Thờ như hôm qua. Tôi liền... chộp cục đá ra coi kỹ, đúng là cục Đá mà chính tay tôi đă ném ra giữa dòng sông. Tôi bèn đi mua một nải chuối trả nợ Ông Tà. Nhưng thỉnh thoảng sau đó, tôi lại mò vào miếu Ông Tà một mình, âm thầm vái và đã cố hết sức bình sinh ném "Cục Đá Ông Tà" ra xa thật xa xuống sông.
Kết quả: Tôi thua Ông Tà ba nải chuối!
ATOANMT
Cám ơn bạn BSKH đã post bài viết về Ông Tà rất hay. Phần tôi thuở nhỏ sống ở Sài Gòn, hông bao giờ biết hoặc nghe nói về Ông Tà cả nên tôi không tin. Cho đến sau 1975, lang thang phiêu bạt xuống vùng bốn, khi thấy các Miễu nho nhỏ ven đường, có lúc là dân địa phương thờ...ma, những người chết vì tai nạn xe cộ. Nhưng có lúc lại là những miễu mà bên trong để mấy cục Đá. Thì ra các Miễu thờ có Đá đó, người ta gọi là Miễu Ông Tà!
Lúc đầu tôi không tin và nghĩ bụng là người dân quê hiền lành...nên thành ra mê tín dị đoan quá. Nhưng một hôm trên con đường mòn qua đi qua một thôn xóm tôi nhìn vào trong cái miếu thờ nhỏ ven đường. thấy bên trong để một cục Đá. Tôi mới hỏi tên đàn em đi chung:
- Ủa, sao lại thờ cục Đá?
Người em bèn nói:
- Đại Ca, đây là Miễu Thờ Ông Tà đó, Ổng linh lắm, cục Đá là Ổng! con nít mà giỡn, lấy cục đá liệng xuống sông thì qua bữa sau lại thấy cục Đá đó trở về liền hà.
Nghe vậy tôi cười thầm trong bụng, tuy nhiên, với bản tánh cẩn thận nên tôi bèn chắp tay xá ba xá vào bàn thờ và thầm khấn:
- Ông Tà ui, tui tuy lớn nhưng tánh cũng giống con nít lắm. Cũng ưa cà giỡn chơi hoài, vậy ông cho tui liệng thử Ông xuống sông một cái nghen, Ông cũng đừng mích lòng tui hé? tui chỉ muốn thử coi Ông "linh" cỡ nào thôi, tui liệng mà ông quay về được, tui hứa sẽ cúng ông nải chuối ăn chơi nghen.
Khấn xong, Tôi thò tay dzô bàn thờ, lấy ngay Ông Tà có hình dạng như cục đá, mà tôi có thể dùng một bàn tay nắm được. Rồi sau khi quan sát kỹ hình dạng, tôi còn cẩn thận lấy một cục gạch ngói đỏ, vẽ chữ làm dấu trên "Cục Đá Ông Tà" nữa.
Sau đó, tôi dùng hết sức mình liệng cục đá đó ra giữa sông. Rồi tôi và người em tiếp tục đi sâu vào làng trong cách đó cả năm km, nhậu nhẹt cho đã, hôm sau quay về, tên đàn em reo lên:
- Đại Ca coi kìa, Ổng dzìa rùi đó!
Tôi giật mình, ngạc nhiên, vội chạy lại gần xá ba xá, nhìn thì thấy "Cục Đá" đang an tọa ngay chính giữa lòng Miễu Thờ như hôm qua. Tôi liền... chộp cục đá ra coi kỹ, đúng là cục Đá mà chính tay tôi đă ném ra giữa dòng sông. Tôi bèn đi mua một nải chuối trả nợ Ông Tà. Nhưng thỉnh thoảng sau đó, tôi lại mò vào miếu Ông Tà một mình, âm thầm vái và đã cố hết sức bình sinh ném "Cục Đá Ông Tà" ra xa thật xa xuống sông.
Kết quả: Tôi thua Ông Tà ba nải chuối!
ATOANMT
Thanked by 1 Member:
|
|
#425
Gửi vào 08/04/2012 - 07:10
TÍN NGƯỠNG THỜ "ÔNG TÀ"
Đối với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, NeakTa (Ông Tà) là vị thần có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Đây là vị thần gần gũi, dân dã gắn liền với sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Dân gian tin là NeakTa có quyền uy tối thượng khiến cho những kẻ làm ác phải kiêng dè.
Về nguồn gốc của vị thần này cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Moura1883, cho rằng NeakTa là những vị thần các cánh đồng hay khu vực mà người ta cầu xin khi có công việc và NeakTa có nguồn gốc Bà La Môn giáo. Ông đặt các vị thần này trong vũ trụ quan của tôn giáo đó. Những NeakTa có từ khi các xứ sở được thành lập và chính Preak In (Indra) đã giao cho họ công việc trông coi các xứ sở này.
Adhémar Lecclère cuối thế kỷ XIX, cho NeakTa là hồn của những người đã chết từ lâu. Monod 1931, lại cho NeakTa là các vị thần đồng áng hay thần ở trong rừng mà người ta phải cầu xin khi có công việc liên quan đến khu vực này. Quan niệm cho rằng NeakTa có nguồn gốc Bà La Môn giáo cũng được L.Malleret 1946, tán thành.
Ông lấy vị thần Neang Khmau (Bà Đen) trong tín ngưỡng của người Khmer làm minh chứng. Éveline Porée Maspéro khác những ý kiến trên và dẫn chứng có trường hợp NeakTa là con vật. Theo Phan An thì có thể tục thờ NeakTa ở người Khmer là tàn dư của tín ngưỡng thờ đá có ở Nam Á.
Tuy có những quan niệm về NeakTa khác nhau nhưng tất cả các ý kiến trên đều có chung một nhận định. NeakTa là vị thần bảo hộ nhân dân. Đồng bào Khmer cho rằng: “NeakTa là một vị nam thần đứng tuổi, có trách nhiệm bảo hộ con người và đất đai trong một khu vực, tương tự như loại tín ngưỡng Thành Hoàng của người Kinh. Đối với người Khmer, NeakTa có nhiều xuất xứ khác nhau, có thể là linh hồn của một người đã chết từ lâu, một vị thần ở trong rừng thẳm, hoặc một vị thần ở nơi đồng ruộng được chỉ định để coi sóc một địa phương hoặc một khu vực nào đó”.
NeakTa còn có nhiệm vụ trông coi sức khỏe và sự thịnh vượng ở những nơi mà ông giữ gìn. Ông chịu trách nhiệm về những chuyện xảy ra ở đó, nên mỗi khi có bệnh dịch, địa phương bị loạn lạc, nhất là khi hạn hán, người ta đều làm lễ cầu khẩn Ông Tà. Người ta căn cứ vào những đặc điểm, chức năng, truyền thuyết...để phân chia NeakTa ra thành nhiều loại, vì vậy tên gọi NeakTa trong đời sống của người Khmer rất đa dạng.
Loại dùng tên của một vật trong thiên nhiên, hoặc dùng địa danh để đặt tên, loại mang tên nhân vật trong truyền thuyết, loại căn cứ vào màu sắc để gọi tên, cũng có loại tên có nguồn gốc từ đạo Bà La Môn như NeakTa Day Khmau, NeakTa Kocohom, NeakTa Buôn Muk, NeakTa Pottobol, NeakTa Neang Khmau, NeakTa Neang Khiu. Riêng các NeakTa Day Khmau, Kocohom được thờ cúng rất nhiều ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được người ta xem như những hóa thân của các thần Vishnou và Siva trong các truyền thuyết xa xưa. Các NeakTa này thường được thờ cúng ở chùa.
Nơi thờ cúng NeakTa thường là những ngôi miếu nhỏ, đơn sơ được làm bằng cây lá dựng ở khúc quanh con đường, ở ngã ba sông hay dưới gốc cây to trong mỗi ấp, cũng có khi miếu thờ được xây to hơn bằng gạch được đặt trong khuôn viên chùa, hay ở một vị trung tâm nào đó trong phum sóc. Trên bệ thờ mỗi miếu thường là những viên đá cuội bóng láng, người ta tin rằng đó là hóa thân của NeakTa mà người Kinh thường gọi là Ông Tà và gọi các miếu đó là miếu Ông Tà.
Lễ cúng ông Tà hằng năm được tổ chức vào tháng tư, tháng năm dương lịch, tức là trong vòng một tháng đầu mùa hạ trước khi làm đồng áng. Vào những ngày này, người Khmer họp nhau làm lễ theo từng sóc để cúng ông Tà, và cũng để xin nước mưa làm ruộng rẫy trong năm. Họ kính trọng Ông Tà, coi như vị thần trực tiếp bảo hộ và giúp họ thu hoạch tốt trong công việc đồng áng và trong đời sống hàng ngày. Vị thần này đã cho nước mưa và đuổi các sâu rầy không cho phá lúa.
Người ta đến miễu Ông Tà còn để làm lễ xin nước mưa. Các lễ vật cúng Ông Tà thường là đầu heo, gà, vịt luộc, rượu...Tuy nhiên, các lễ vật này không chỉ dùng để cúng Ông Tà, mà nhân tiện người ta cũng cúng luôn các vị Thổ thần và cả ma quỷ ngoài đồng mà người ta quan niệm rằng đều là con cháu của Ông Tà. Các ma quỷ được ăn uống sẽ dẫn nhau đi bảo vệ ruộng rẫy cho họ.
Ở một số nơi, người ta còn cúng cho mỗi loại Ông Tà bằng mỗi loại thức cúng khác nhau. Cúng NeakTa phum sóc bằng thịt heo, cúng NeakTa rạch, bưng, giồng bằng thịt gà, vịt. Hoặc không cứ thời gian, gia đình nào gặp chuyện chẳng lành, sửa lễ đến miếu cúng NeakTa. Các sư sãi trong chùa bị ốm đau, cũng cúng lễ tại miếu thờ NeakTa trong khuôn viên chùa. Đồng thời NeakTa còn là quan tòa xử kiện việc người, trong phum sóc cần thề thốt điều gì. Hai bên đưa nhau đến miếu cúng NeakTa, với cách đem con gà đang sống đến miếu cắt cổ cho chảy máu rồi thả gà ra. Nếu gà sống hoặc chết là thể hiện lời thề của hai bên đúng sai.
Trên đường đến miễu Ông Tà làm lễ, người ta đi vòng quanh nhà ông ba vòng theo chiều kim đồng hồ tượng trưng cho sự xin nước mưa. Đi đầu là người chủ lễ, tiếp sau là những người cùng trong phum sóc. Đến miễu Ông Tà, họ vào đốt nhang, cầu khẩn Ông Tà bảo vệ cho xóm làng được bình yên, cơm no áo ấm, nhà nhà đầy tiếng cười, và cầu cho được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong lúc làm lễ, nhạc cụ dân tộc hòa vào lời ca tiếng hát được cất lên như là sự thỉnh mời các vị thần đến thưởng thức.
Nếu đã thực hiện đầy đủ các nghi thức trên mà vào mùa hạ năm ấy, trời vẫn không mưa thì người ta tiếp tục làm thêm một lễ nữa gọi là Lễ xin nước mưa. Họ đưa mười nhà sư ra đứng phơi nắng tụng kinh để động lòng trời, bên cạnh, họ để một con cá lóc vào cái thau khô, hoặc vào một hố đất khô để ông Trời thấy con cá cũng như nông dân đều cần nước mưa để sống và làm ruộng nên sẽ ban nước mưa cho họ.
Sự tích này có nguồn gốc từ Phật giáo. Kinh Sôphôntôn có nói con cá lóc là tiền thân của đức Phật Thích Ca, trong các kiếp luân hồi, sống trong một hồ thật lớn tên là Anôtlah. Từ khi ngài sinh ra không bao giờ sát sanh, chỉ biết ăn rong rêu và cây cỏ mục để sống. Qua thời gian hạn hán mười hai năm, mọi nơi đều khô cạn kể cả hồ Anôtlah. Mọi người và mọi sinh vật như tôm tép, cá lớn cá bé đều chết, muôn vàn tai họa đưa đến rất khủng khiếp. Cá lóc bèn suy gẫm: Ta đây, từ sinh ra đến giờ không làm hại ai, chỉ biết trầm tư mặc niệm làm lành lánh dữ, tại sao trời nỡ sát hại muôn loài và sát hại cả bản thân ta.
Nghĩ vậy, cá bèn chui đầu lên khỏi bùn và kêu trời: Thưa Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng có thấy thế gian đau khổ chẳng? Ta đây mười hai năm tu tâm tham thiền hầu kiếp sau đắc đạo cứu chúng sanh. Vậy giờ đây, ta kêu gọi ngài hãy cứu lấy muôn loài dưới thế gian này bằng cách ban cho những giọt mưa lành. Tiếng kêu ấy động đến trời. Ngọc Hoàng nhìn xuống thấy cá lóc đúng là hiện thân của Phật Thích Ca Mâu Ni tương lai, nên ban mưa xuống cứu rỗi cho thế gian và muôn loài
Tóm lại, tín ngưỡng thờ NeakTa của đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long là một tín ngưỡng mang lễ nghi nông nghiệp tồn tại trong nhiều thế kỷ qua. Tín ngưỡng này đã ăn sâu vào tâm thức của đồng bào Khmer, đã trở thành chỗ dựa tinh thần không chỉ đối với người lao động nghèo mà gần như tất cả các giai tầng trong xã hội. Đó là ước mơ về một cuộc sống bình an, có được nước mưa để sinh hoạt và làm ruộng, có được một vụ mùa bội thu để còn có cái ăn cái mặc, và đôi khi đó chỉ là một ước mơ về công lý được thực thi... Tín ngưỡng thờ NeakTa còn thể hiện niềm tin của đồng bào Khmer vào tổ tiên dòng họ, vào những vị thần bảo hộ xóm làng, để xin được cứu giúp mỗi khi bị thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, tai nạn...
Trong quá trình cộng cư với các dân tộc Việt, Hoa, tín ngưỡng thờ NeakTa đã có sự giao lưu trong văn hóa của các dân tộc anh em. Giờ đây, Ông Tà không chỉ được đồng bào Khmer tin tưởng, xem là chỗ dựa tinh thần mà các dân tộc Việt, Hoa cũng tin vào sức mạnh siêu nhiên của Ông Tà. Tuy nhiên, dù Ông Tà có quyền năng tuyệt đối nhưng ông lại khá gần gũi với dân gian nên cư dân Đồng bằng sông Cửu Long đã có một giai thoại thú vị về sự tranh chấp của Ông Tà và Ông Địa như sau:
“Xưa kia, Ông Tà được nhiều người mến mộ, cúng bái nhưng từ khi Ông Địa vào nhà, bao nhiêu đồ cúng đều về tay Ông Địa, Ông Tà dần dần bị thất sủng, lại còn bị thỉnh ra ngồi dưới gốc cây hoặc bìa ruộng, bìa vườn. Vì vậy ông đã nhờ một vị thần phân xử. Sau khi xem xét, vị thần ấy phán rằng:
- Địa suốt ngày cần mẫn chăm lo họa phúc cho dân tình nên được mọi người kính nể, còn như Tà thích rong chơi, hay ngao du sơn thủy, ít gần gũi xóm giềng nên người đời xao lãng, đó cũng là lẽ thường tình. Kể từ bây giờ, các ngươi hãy siết chặt tay nhau, người nào việc nấy để cùng chăm lo cho dân lành theo sự phân công của ta, ông Địa giữ nhà, Ông Tà giữ ruộng.
Thế là Ông Tà mãn nguyện, sẵn sàng ngụ ở bất cứ nơi nào, dù ngoài đồng, bờ ruộng, gốc cây hay hang đá vẫn cứ vui lòng.
Trần Ngu Lạc
Đối với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, NeakTa (Ông Tà) là vị thần có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Đây là vị thần gần gũi, dân dã gắn liền với sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Dân gian tin là NeakTa có quyền uy tối thượng khiến cho những kẻ làm ác phải kiêng dè.
Về nguồn gốc của vị thần này cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Moura1883, cho rằng NeakTa là những vị thần các cánh đồng hay khu vực mà người ta cầu xin khi có công việc và NeakTa có nguồn gốc Bà La Môn giáo. Ông đặt các vị thần này trong vũ trụ quan của tôn giáo đó. Những NeakTa có từ khi các xứ sở được thành lập và chính Preak In (Indra) đã giao cho họ công việc trông coi các xứ sở này.
Adhémar Lecclère cuối thế kỷ XIX, cho NeakTa là hồn của những người đã chết từ lâu. Monod 1931, lại cho NeakTa là các vị thần đồng áng hay thần ở trong rừng mà người ta phải cầu xin khi có công việc liên quan đến khu vực này. Quan niệm cho rằng NeakTa có nguồn gốc Bà La Môn giáo cũng được L.Malleret 1946, tán thành.
Ông lấy vị thần Neang Khmau (Bà Đen) trong tín ngưỡng của người Khmer làm minh chứng. Éveline Porée Maspéro khác những ý kiến trên và dẫn chứng có trường hợp NeakTa là con vật. Theo Phan An thì có thể tục thờ NeakTa ở người Khmer là tàn dư của tín ngưỡng thờ đá có ở Nam Á.
Tuy có những quan niệm về NeakTa khác nhau nhưng tất cả các ý kiến trên đều có chung một nhận định. NeakTa là vị thần bảo hộ nhân dân. Đồng bào Khmer cho rằng: “NeakTa là một vị nam thần đứng tuổi, có trách nhiệm bảo hộ con người và đất đai trong một khu vực, tương tự như loại tín ngưỡng Thành Hoàng của người Kinh. Đối với người Khmer, NeakTa có nhiều xuất xứ khác nhau, có thể là linh hồn của một người đã chết từ lâu, một vị thần ở trong rừng thẳm, hoặc một vị thần ở nơi đồng ruộng được chỉ định để coi sóc một địa phương hoặc một khu vực nào đó”.
NeakTa còn có nhiệm vụ trông coi sức khỏe và sự thịnh vượng ở những nơi mà ông giữ gìn. Ông chịu trách nhiệm về những chuyện xảy ra ở đó, nên mỗi khi có bệnh dịch, địa phương bị loạn lạc, nhất là khi hạn hán, người ta đều làm lễ cầu khẩn Ông Tà. Người ta căn cứ vào những đặc điểm, chức năng, truyền thuyết...để phân chia NeakTa ra thành nhiều loại, vì vậy tên gọi NeakTa trong đời sống của người Khmer rất đa dạng.
Loại dùng tên của một vật trong thiên nhiên, hoặc dùng địa danh để đặt tên, loại mang tên nhân vật trong truyền thuyết, loại căn cứ vào màu sắc để gọi tên, cũng có loại tên có nguồn gốc từ đạo Bà La Môn như NeakTa Day Khmau, NeakTa Kocohom, NeakTa Buôn Muk, NeakTa Pottobol, NeakTa Neang Khmau, NeakTa Neang Khiu. Riêng các NeakTa Day Khmau, Kocohom được thờ cúng rất nhiều ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được người ta xem như những hóa thân của các thần Vishnou và Siva trong các truyền thuyết xa xưa. Các NeakTa này thường được thờ cúng ở chùa.
Nơi thờ cúng NeakTa thường là những ngôi miếu nhỏ, đơn sơ được làm bằng cây lá dựng ở khúc quanh con đường, ở ngã ba sông hay dưới gốc cây to trong mỗi ấp, cũng có khi miếu thờ được xây to hơn bằng gạch được đặt trong khuôn viên chùa, hay ở một vị trung tâm nào đó trong phum sóc. Trên bệ thờ mỗi miếu thường là những viên đá cuội bóng láng, người ta tin rằng đó là hóa thân của NeakTa mà người Kinh thường gọi là Ông Tà và gọi các miếu đó là miếu Ông Tà.
Lễ cúng ông Tà hằng năm được tổ chức vào tháng tư, tháng năm dương lịch, tức là trong vòng một tháng đầu mùa hạ trước khi làm đồng áng. Vào những ngày này, người Khmer họp nhau làm lễ theo từng sóc để cúng ông Tà, và cũng để xin nước mưa làm ruộng rẫy trong năm. Họ kính trọng Ông Tà, coi như vị thần trực tiếp bảo hộ và giúp họ thu hoạch tốt trong công việc đồng áng và trong đời sống hàng ngày. Vị thần này đã cho nước mưa và đuổi các sâu rầy không cho phá lúa.
Người ta đến miễu Ông Tà còn để làm lễ xin nước mưa. Các lễ vật cúng Ông Tà thường là đầu heo, gà, vịt luộc, rượu...Tuy nhiên, các lễ vật này không chỉ dùng để cúng Ông Tà, mà nhân tiện người ta cũng cúng luôn các vị Thổ thần và cả ma quỷ ngoài đồng mà người ta quan niệm rằng đều là con cháu của Ông Tà. Các ma quỷ được ăn uống sẽ dẫn nhau đi bảo vệ ruộng rẫy cho họ.
Ở một số nơi, người ta còn cúng cho mỗi loại Ông Tà bằng mỗi loại thức cúng khác nhau. Cúng NeakTa phum sóc bằng thịt heo, cúng NeakTa rạch, bưng, giồng bằng thịt gà, vịt. Hoặc không cứ thời gian, gia đình nào gặp chuyện chẳng lành, sửa lễ đến miếu cúng NeakTa. Các sư sãi trong chùa bị ốm đau, cũng cúng lễ tại miếu thờ NeakTa trong khuôn viên chùa. Đồng thời NeakTa còn là quan tòa xử kiện việc người, trong phum sóc cần thề thốt điều gì. Hai bên đưa nhau đến miếu cúng NeakTa, với cách đem con gà đang sống đến miếu cắt cổ cho chảy máu rồi thả gà ra. Nếu gà sống hoặc chết là thể hiện lời thề của hai bên đúng sai.
Trên đường đến miễu Ông Tà làm lễ, người ta đi vòng quanh nhà ông ba vòng theo chiều kim đồng hồ tượng trưng cho sự xin nước mưa. Đi đầu là người chủ lễ, tiếp sau là những người cùng trong phum sóc. Đến miễu Ông Tà, họ vào đốt nhang, cầu khẩn Ông Tà bảo vệ cho xóm làng được bình yên, cơm no áo ấm, nhà nhà đầy tiếng cười, và cầu cho được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong lúc làm lễ, nhạc cụ dân tộc hòa vào lời ca tiếng hát được cất lên như là sự thỉnh mời các vị thần đến thưởng thức.
Nếu đã thực hiện đầy đủ các nghi thức trên mà vào mùa hạ năm ấy, trời vẫn không mưa thì người ta tiếp tục làm thêm một lễ nữa gọi là Lễ xin nước mưa. Họ đưa mười nhà sư ra đứng phơi nắng tụng kinh để động lòng trời, bên cạnh, họ để một con cá lóc vào cái thau khô, hoặc vào một hố đất khô để ông Trời thấy con cá cũng như nông dân đều cần nước mưa để sống và làm ruộng nên sẽ ban nước mưa cho họ.
Sự tích này có nguồn gốc từ Phật giáo. Kinh Sôphôntôn có nói con cá lóc là tiền thân của đức Phật Thích Ca, trong các kiếp luân hồi, sống trong một hồ thật lớn tên là Anôtlah. Từ khi ngài sinh ra không bao giờ sát sanh, chỉ biết ăn rong rêu và cây cỏ mục để sống. Qua thời gian hạn hán mười hai năm, mọi nơi đều khô cạn kể cả hồ Anôtlah. Mọi người và mọi sinh vật như tôm tép, cá lớn cá bé đều chết, muôn vàn tai họa đưa đến rất khủng khiếp. Cá lóc bèn suy gẫm: Ta đây, từ sinh ra đến giờ không làm hại ai, chỉ biết trầm tư mặc niệm làm lành lánh dữ, tại sao trời nỡ sát hại muôn loài và sát hại cả bản thân ta.
Nghĩ vậy, cá bèn chui đầu lên khỏi bùn và kêu trời: Thưa Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng có thấy thế gian đau khổ chẳng? Ta đây mười hai năm tu tâm tham thiền hầu kiếp sau đắc đạo cứu chúng sanh. Vậy giờ đây, ta kêu gọi ngài hãy cứu lấy muôn loài dưới thế gian này bằng cách ban cho những giọt mưa lành. Tiếng kêu ấy động đến trời. Ngọc Hoàng nhìn xuống thấy cá lóc đúng là hiện thân của Phật Thích Ca Mâu Ni tương lai, nên ban mưa xuống cứu rỗi cho thế gian và muôn loài
Tóm lại, tín ngưỡng thờ NeakTa của đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long là một tín ngưỡng mang lễ nghi nông nghiệp tồn tại trong nhiều thế kỷ qua. Tín ngưỡng này đã ăn sâu vào tâm thức của đồng bào Khmer, đã trở thành chỗ dựa tinh thần không chỉ đối với người lao động nghèo mà gần như tất cả các giai tầng trong xã hội. Đó là ước mơ về một cuộc sống bình an, có được nước mưa để sinh hoạt và làm ruộng, có được một vụ mùa bội thu để còn có cái ăn cái mặc, và đôi khi đó chỉ là một ước mơ về công lý được thực thi... Tín ngưỡng thờ NeakTa còn thể hiện niềm tin của đồng bào Khmer vào tổ tiên dòng họ, vào những vị thần bảo hộ xóm làng, để xin được cứu giúp mỗi khi bị thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, tai nạn...
Trong quá trình cộng cư với các dân tộc Việt, Hoa, tín ngưỡng thờ NeakTa đã có sự giao lưu trong văn hóa của các dân tộc anh em. Giờ đây, Ông Tà không chỉ được đồng bào Khmer tin tưởng, xem là chỗ dựa tinh thần mà các dân tộc Việt, Hoa cũng tin vào sức mạnh siêu nhiên của Ông Tà. Tuy nhiên, dù Ông Tà có quyền năng tuyệt đối nhưng ông lại khá gần gũi với dân gian nên cư dân Đồng bằng sông Cửu Long đã có một giai thoại thú vị về sự tranh chấp của Ông Tà và Ông Địa như sau:
“Xưa kia, Ông Tà được nhiều người mến mộ, cúng bái nhưng từ khi Ông Địa vào nhà, bao nhiêu đồ cúng đều về tay Ông Địa, Ông Tà dần dần bị thất sủng, lại còn bị thỉnh ra ngồi dưới gốc cây hoặc bìa ruộng, bìa vườn. Vì vậy ông đã nhờ một vị thần phân xử. Sau khi xem xét, vị thần ấy phán rằng:
- Địa suốt ngày cần mẫn chăm lo họa phúc cho dân tình nên được mọi người kính nể, còn như Tà thích rong chơi, hay ngao du sơn thủy, ít gần gũi xóm giềng nên người đời xao lãng, đó cũng là lẽ thường tình. Kể từ bây giờ, các ngươi hãy siết chặt tay nhau, người nào việc nấy để cùng chăm lo cho dân lành theo sự phân công của ta, ông Địa giữ nhà, Ông Tà giữ ruộng.
Thế là Ông Tà mãn nguyện, sẵn sàng ngụ ở bất cứ nơi nào, dù ngoài đồng, bờ ruộng, gốc cây hay hang đá vẫn cứ vui lòng.
Trần Ngu Lạc
Thanked by 1 Member:
|
|
#426
Gửi vào 09/04/2012 - 18:54
BÍ ẨN CHIẾC CHUÔNG KHÔNG THỂ ĐÁNH CẮP
Nhiều lần bị kẻ trộm lặng lẽ khuân đi nhưng cứ đến ranh giới xã là chiếc chuông bỗng trở nên nặng cả ngàn cân khiến những tên trộm sợ hãi vứt chuông mà chạy. Câu chuyện về báu vật không thể bị mất cắp, là chuyện thật mà cứ ngỡ như bịa...
Anh Bùi Văn Nui, Trưởng công an xã Tân Phong dẫn chúng tôi vào thăm chiếc chuông là tang vật của những vụ trộm giờ đang nằm lặng im trong một góc trang trọng của trụ sở làm việc. Báu vật của địa phương này được đúc bằng đồng, có chiều cao khoảng 1m, rộng khoảng 50 cm, phần quai chuông là một con rồng chạm khắc cầu kỳ, trên thân chuông là những hình chạm khắc tinh xảo khác. Sau những lần bị đạo tặc ăn trộm bất thành, chiếc chuông vì chưa có một nơi chính thức trang trọng để đặt nên công an xã quyết định cho ngự tại trụ sở làm việc.
Cụ Bùi Văn Ểu, một trong những cao niên nhất xã Tân Phong biết, ngày xưa chuông được đặt tại một ngôi chùa lớn nhất vùng có tên Khai An. Chùa được xây dựng từ thế kỷ mười bảy, nổi tiếng linh thiêng, là nơi các phật tử thường đổ về vãn cảnh; cứ ngày rằm, mồng một là sân chùa chật ních người. Những năm 1950 của thế kỷ trước, một số quan lang đạo tay sai của thực dân Pháp đã dỡ bỏ ngôi chùa bất chấp sự phản đối của người dân trong vùng. Gạch đá của chùa được sử dụng vào việc khác, chỉ có duy nhất chiếc chuông được giao cho người dân, có lẽ vì chúng sợ chiếc chuông linh thiêng nên không dám mang đi.
Miền Bắc được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, chiếc chuông được giao cho Hợp tác xã quản lý. Ngày xưa, con rồng trên quai chuông còn có ngậm một hòn đá quý lấp lánh bằng viên bi ve. Nhiều người bảo viên đó bằng vàng, có người bảo đó là bằng ngọc quý, cứ càng lau sạch thì viên bi đó càng lấp lánh. Khi đưa về Hợp tác xã, chiếc chuông được sử dụng thay kẻng báo giờ cho mọi người biết giờ giấc đi làm và thời gian nghỉ làm. Mỗi lần chuông được đánh, âm của nó vang vọng khắp vùng.
- Hồi chuông cuối cùng dứt còn vọng vào không gian, hơn mười phút sau mới ngừng hẳn. Cụ Ểu thuật lại.
Bao thế hệ của người dân trong xã coi tiếng chuông thân quen như một phần cuộc sống của mình, mỗi khi đi xa trở về, người nào cũng nhắc đến việc: Chuông chùa ngày xưa ra sao?.
Sáng một ngày cuối mùa đông năm 1976, trời rét căm căm chẳng ai muốn ra khỏi nhà. Khi người đánh kẻng thức dậy, định đánh chuông báo giờ làm thì giật mình phát hiện báu vật của làng đã không cánh mà bay. Người ta nghĩ ngay đến chuyện chuông bị những kẻ trộm khuân đi bán đồ cổ. Cả xã phân công nhau đi tìm, rồi báo công an huyện. Sau hai ngày đi tìm, mọi người vẫn không phát hiện dấu tích của chiếc chuông. Dân làng buồn rầu nghĩ: Chiếc chuông bị mất thật rồi.
Ít ngày sau đó, đám trẻ chăn trâu phát hiện một đống cỏ, lá cây che đậy cẩn thận ở giao thông hào giáp với đất của nông trường Cao Phong, cũng là ranh giới của xã với xã khác. Con hào này vốn được đào sâu hơn 1m để ngăn trâu, bò của xã không vượt sang được vườn cam của nông trường kề bên.
Anh Bùi Văn Lý, ngụ xóm Quyền, ngày đó là cậu bé chăn trâu phát hiện ra chiếc chuông, kể lại:
- Lúc lấy chuông thì nhiều người phát hiện xung quanh khu vực có nhiều vết chân in sâu vào trong đất, nhiều vết đổ rạp của cây cỏ xung quanh như dấu tích một cuộc vật lộn giằng co quyết liệt. Vậy nhưng khi dân làng mang chuông về thì chỉ cần hai người vác mà cứ đi băng băng, có người mang cân thử thì thấy chính xác là nặng 80kg. Vậy mà chẳng hiểu sao nhóm trộm lại không mang đi được?.
Khi mang chuông về nơi cũ, mọi người để ý mới biết viên ngọc mà con rồng ngậm đã bị trộm đập lấy đi. Chiếc chuông lại được treo về chỗ cũ làm kẻng báo thức. Dân làng nghĩ rằng chiếc chuông đã mất trang sức quý là viên ngọc con rồng ngậm thì chắc không còn nhiều giá trị, chắc kẻ trộm sẽ không còn nhòm ngó.
Vậy nhưng mọi người đã nhầm. Không hiểu chiếc chuông có giá trị gì mà hai năm sau, sáng một ngày đầu năm 1978 chiếc chuông lại bị những kẻ xấu rắp tâm trộm cắp. Cả xã nháo nhác đi tìm, rồi thăm dò những người chuyên buôn đồ cổ ở trong vùng và cả thị xã Hoà Bình nhưng tuyệt nhiên không ai có tin tức gì. Lần này nhiều người nghĩ chắc chuông mất thật rồi, nhóm trộm đã quyết tâm lấy đi thì khó mà có thể tìm lại được.
Ba ngày sau đó, một sự thần kỳ lại lặp lại, vẫn là những trẻ trâu tình cờ tìm thấy chiếc chuông bị đánh cắp. Lần này chiếc chuông cũng được giấu kín trong bụi cây dưới hào, cách khu vực hai năm về trước khoảng 100 m. Cũng như lần trước, người ta thấy lạ khi chiều sâu của giao thông hào không quá sâu nhưng những kẻ trộm không thể khuân chuông đưa sang bờ hào bên kia, cũng là phần đất của xã khác.
Và cũng như lần trước, xung quanh chiếc chuông có nhiều nốt chân in sâu vào đất, những vết rạp của cỏ cây, chiếc chuông thì lún hẳn xuống đất tựa như có vật nặng ngàn cân đè lên. Công an nhận định kẻ trộm đã rất vất vả khi định khiêng chuông đi nhưng không thể di chuyển được nên đành giấu lại. Người dân xôn xao: Đó là bảo vật của chùa, của vùng đất này thì chẳng ai có thể mang nó đi đâu được.
Một số dấu vết, vật chứng để lại hiện trường khiến công an xác định ra ba nghi phạm trộm chuông là những người ở xã bên, cách xã Tân Phong khoảng 10km. Tuy nhiên, các cụ trong thôn trước sự việc này thì đã họp bàn và quyết định đề nghị cơ quan chức năng thôi không điều tra tiếp.
- Chuông không mất, kẻ trộm chắc đã sợ mất mật nên mọi người cũng không muốn làm lớn chuyện mà dễ gây hằn thù. Cụ Ểu cho hay.
Sau nhưng trong ba năm sau đó, người ta thấy những chuyện lạ xảy ra với họ khi lần lượt từng người đều theo nhau chết bất đắc kỳ tử. Người đầu tiên vào trong rừng chặt củi thì bị một con rắn hổ mang chì cắn chết ngay tại chỗ. Người thứ hai leo lên núi lấy sa nhân thì trượt chân ngã chết. Rồi người thứ ba đi ăn trộm thì bị chủ nhà đánh đến chết.
- Chuyện những người đó có chính là những người trộm chuông hay không thì không có chứng cứ, nhưng câu chuyện chết thảm của họ thì là bài học cho những người cả gan dám xâm phạm đến những điều thiêng liêng của cha ông để lại, của dân làng. Cụ Ểu nói.
Vị Trưởng công an xã vừa nâng niu những dòng chữ trên chuông, vừa luôn miệng tiếc nuối:
- Tiếc quá các anh ạ.
Chuyện là vào khoảng những năm 1986, có một trận mưa to ập đến trút nước khiến đập giữ nước của xã bị vỡ. Thấy tình hình nguy cấp, người ta vác… búa tạ ra gõ chuông để mong tiếng kêu to hơn báo động cho người dân ra ứng cứu. Chuông không hề hấn sứt mẻ gì, nhưng nhờ tiếng chuông chùa báo động mà dân làng tránh được thảm họa và sau lần đó, tiếng chuông nghe không còn được vang như trước.
Chuông đã hoàn thành trách nhiệm cất tiếng vui buồn với người dân, nay được gìn giữ như một báu vật của làng. Ông Bùi Văn Yển, Bí thư đảng uỷ xã Tân Phong cho biết:
- Trong danh sách xây dựng cơ bản của huyện Cao Phong trong năm 2012 tới đã có danh sách khôi phục lại ngôi chùa và chiếc chuông sẽ được đặt xứng đáng với vị trí của nó.
Vị thạc sỹ Trung văn đi cùng đoàn công tác chúng tôi sau một hồi quỳ bên chiếc chuông chăm chú đánh vần từng chữ cổ đã đứng dậy lắc đầu:
- Chữ cổ nên giờ ít người biết, chỉ nhận ra những dòng như tên chuông là Minh Trung Đình của chùa Nhất Huyền Trang, được đúc vào ngày 26 tháng 3 năm Cảnh Thịnh thứ tám, khoảng những năm 1790, cạnh đó có ghi một số triết lý nhà Phật, bí quyết đúc chuông để tiếng chuông có thể vang xa và còn có dòng chữ đại ý chuông này là sự hòa hợp giữa thần và lòng người.
Vậy là những bí ẩn về chiếc chuông đặc biệt này vẫn còn chờ những nhà nghiên cứu văn hóa tới giải mã, để người nay có thể hiểu thêm về những nét văn hóa dân tộc của cha ông ta ngày xa xưa.
Pháp Luật
Nhiều lần bị kẻ trộm lặng lẽ khuân đi nhưng cứ đến ranh giới xã là chiếc chuông bỗng trở nên nặng cả ngàn cân khiến những tên trộm sợ hãi vứt chuông mà chạy. Câu chuyện về báu vật không thể bị mất cắp, là chuyện thật mà cứ ngỡ như bịa...
Anh Bùi Văn Nui, Trưởng công an xã Tân Phong dẫn chúng tôi vào thăm chiếc chuông là tang vật của những vụ trộm giờ đang nằm lặng im trong một góc trang trọng của trụ sở làm việc. Báu vật của địa phương này được đúc bằng đồng, có chiều cao khoảng 1m, rộng khoảng 50 cm, phần quai chuông là một con rồng chạm khắc cầu kỳ, trên thân chuông là những hình chạm khắc tinh xảo khác. Sau những lần bị đạo tặc ăn trộm bất thành, chiếc chuông vì chưa có một nơi chính thức trang trọng để đặt nên công an xã quyết định cho ngự tại trụ sở làm việc.
Cụ Bùi Văn Ểu, một trong những cao niên nhất xã Tân Phong biết, ngày xưa chuông được đặt tại một ngôi chùa lớn nhất vùng có tên Khai An. Chùa được xây dựng từ thế kỷ mười bảy, nổi tiếng linh thiêng, là nơi các phật tử thường đổ về vãn cảnh; cứ ngày rằm, mồng một là sân chùa chật ních người. Những năm 1950 của thế kỷ trước, một số quan lang đạo tay sai của thực dân Pháp đã dỡ bỏ ngôi chùa bất chấp sự phản đối của người dân trong vùng. Gạch đá của chùa được sử dụng vào việc khác, chỉ có duy nhất chiếc chuông được giao cho người dân, có lẽ vì chúng sợ chiếc chuông linh thiêng nên không dám mang đi.
Miền Bắc được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, chiếc chuông được giao cho Hợp tác xã quản lý. Ngày xưa, con rồng trên quai chuông còn có ngậm một hòn đá quý lấp lánh bằng viên bi ve. Nhiều người bảo viên đó bằng vàng, có người bảo đó là bằng ngọc quý, cứ càng lau sạch thì viên bi đó càng lấp lánh. Khi đưa về Hợp tác xã, chiếc chuông được sử dụng thay kẻng báo giờ cho mọi người biết giờ giấc đi làm và thời gian nghỉ làm. Mỗi lần chuông được đánh, âm của nó vang vọng khắp vùng.
- Hồi chuông cuối cùng dứt còn vọng vào không gian, hơn mười phút sau mới ngừng hẳn. Cụ Ểu thuật lại.
Bao thế hệ của người dân trong xã coi tiếng chuông thân quen như một phần cuộc sống của mình, mỗi khi đi xa trở về, người nào cũng nhắc đến việc: Chuông chùa ngày xưa ra sao?.
Sáng một ngày cuối mùa đông năm 1976, trời rét căm căm chẳng ai muốn ra khỏi nhà. Khi người đánh kẻng thức dậy, định đánh chuông báo giờ làm thì giật mình phát hiện báu vật của làng đã không cánh mà bay. Người ta nghĩ ngay đến chuyện chuông bị những kẻ trộm khuân đi bán đồ cổ. Cả xã phân công nhau đi tìm, rồi báo công an huyện. Sau hai ngày đi tìm, mọi người vẫn không phát hiện dấu tích của chiếc chuông. Dân làng buồn rầu nghĩ: Chiếc chuông bị mất thật rồi.
Ít ngày sau đó, đám trẻ chăn trâu phát hiện một đống cỏ, lá cây che đậy cẩn thận ở giao thông hào giáp với đất của nông trường Cao Phong, cũng là ranh giới của xã với xã khác. Con hào này vốn được đào sâu hơn 1m để ngăn trâu, bò của xã không vượt sang được vườn cam của nông trường kề bên.
Anh Bùi Văn Lý, ngụ xóm Quyền, ngày đó là cậu bé chăn trâu phát hiện ra chiếc chuông, kể lại:
- Lúc lấy chuông thì nhiều người phát hiện xung quanh khu vực có nhiều vết chân in sâu vào trong đất, nhiều vết đổ rạp của cây cỏ xung quanh như dấu tích một cuộc vật lộn giằng co quyết liệt. Vậy nhưng khi dân làng mang chuông về thì chỉ cần hai người vác mà cứ đi băng băng, có người mang cân thử thì thấy chính xác là nặng 80kg. Vậy mà chẳng hiểu sao nhóm trộm lại không mang đi được?.
Khi mang chuông về nơi cũ, mọi người để ý mới biết viên ngọc mà con rồng ngậm đã bị trộm đập lấy đi. Chiếc chuông lại được treo về chỗ cũ làm kẻng báo thức. Dân làng nghĩ rằng chiếc chuông đã mất trang sức quý là viên ngọc con rồng ngậm thì chắc không còn nhiều giá trị, chắc kẻ trộm sẽ không còn nhòm ngó.
Vậy nhưng mọi người đã nhầm. Không hiểu chiếc chuông có giá trị gì mà hai năm sau, sáng một ngày đầu năm 1978 chiếc chuông lại bị những kẻ xấu rắp tâm trộm cắp. Cả xã nháo nhác đi tìm, rồi thăm dò những người chuyên buôn đồ cổ ở trong vùng và cả thị xã Hoà Bình nhưng tuyệt nhiên không ai có tin tức gì. Lần này nhiều người nghĩ chắc chuông mất thật rồi, nhóm trộm đã quyết tâm lấy đi thì khó mà có thể tìm lại được.
Ba ngày sau đó, một sự thần kỳ lại lặp lại, vẫn là những trẻ trâu tình cờ tìm thấy chiếc chuông bị đánh cắp. Lần này chiếc chuông cũng được giấu kín trong bụi cây dưới hào, cách khu vực hai năm về trước khoảng 100 m. Cũng như lần trước, người ta thấy lạ khi chiều sâu của giao thông hào không quá sâu nhưng những kẻ trộm không thể khuân chuông đưa sang bờ hào bên kia, cũng là phần đất của xã khác.
Và cũng như lần trước, xung quanh chiếc chuông có nhiều nốt chân in sâu vào đất, những vết rạp của cỏ cây, chiếc chuông thì lún hẳn xuống đất tựa như có vật nặng ngàn cân đè lên. Công an nhận định kẻ trộm đã rất vất vả khi định khiêng chuông đi nhưng không thể di chuyển được nên đành giấu lại. Người dân xôn xao: Đó là bảo vật của chùa, của vùng đất này thì chẳng ai có thể mang nó đi đâu được.
Một số dấu vết, vật chứng để lại hiện trường khiến công an xác định ra ba nghi phạm trộm chuông là những người ở xã bên, cách xã Tân Phong khoảng 10km. Tuy nhiên, các cụ trong thôn trước sự việc này thì đã họp bàn và quyết định đề nghị cơ quan chức năng thôi không điều tra tiếp.
- Chuông không mất, kẻ trộm chắc đã sợ mất mật nên mọi người cũng không muốn làm lớn chuyện mà dễ gây hằn thù. Cụ Ểu cho hay.
Sau nhưng trong ba năm sau đó, người ta thấy những chuyện lạ xảy ra với họ khi lần lượt từng người đều theo nhau chết bất đắc kỳ tử. Người đầu tiên vào trong rừng chặt củi thì bị một con rắn hổ mang chì cắn chết ngay tại chỗ. Người thứ hai leo lên núi lấy sa nhân thì trượt chân ngã chết. Rồi người thứ ba đi ăn trộm thì bị chủ nhà đánh đến chết.
- Chuyện những người đó có chính là những người trộm chuông hay không thì không có chứng cứ, nhưng câu chuyện chết thảm của họ thì là bài học cho những người cả gan dám xâm phạm đến những điều thiêng liêng của cha ông để lại, của dân làng. Cụ Ểu nói.
Vị Trưởng công an xã vừa nâng niu những dòng chữ trên chuông, vừa luôn miệng tiếc nuối:
- Tiếc quá các anh ạ.
Chuyện là vào khoảng những năm 1986, có một trận mưa to ập đến trút nước khiến đập giữ nước của xã bị vỡ. Thấy tình hình nguy cấp, người ta vác… búa tạ ra gõ chuông để mong tiếng kêu to hơn báo động cho người dân ra ứng cứu. Chuông không hề hấn sứt mẻ gì, nhưng nhờ tiếng chuông chùa báo động mà dân làng tránh được thảm họa và sau lần đó, tiếng chuông nghe không còn được vang như trước.
Chuông đã hoàn thành trách nhiệm cất tiếng vui buồn với người dân, nay được gìn giữ như một báu vật của làng. Ông Bùi Văn Yển, Bí thư đảng uỷ xã Tân Phong cho biết:
- Trong danh sách xây dựng cơ bản của huyện Cao Phong trong năm 2012 tới đã có danh sách khôi phục lại ngôi chùa và chiếc chuông sẽ được đặt xứng đáng với vị trí của nó.
Vị thạc sỹ Trung văn đi cùng đoàn công tác chúng tôi sau một hồi quỳ bên chiếc chuông chăm chú đánh vần từng chữ cổ đã đứng dậy lắc đầu:
- Chữ cổ nên giờ ít người biết, chỉ nhận ra những dòng như tên chuông là Minh Trung Đình của chùa Nhất Huyền Trang, được đúc vào ngày 26 tháng 3 năm Cảnh Thịnh thứ tám, khoảng những năm 1790, cạnh đó có ghi một số triết lý nhà Phật, bí quyết đúc chuông để tiếng chuông có thể vang xa và còn có dòng chữ đại ý chuông này là sự hòa hợp giữa thần và lòng người.
Vậy là những bí ẩn về chiếc chuông đặc biệt này vẫn còn chờ những nhà nghiên cứu văn hóa tới giải mã, để người nay có thể hiểu thêm về những nét văn hóa dân tộc của cha ông ta ngày xa xưa.
Pháp Luật
#427
Gửi vào 09/04/2012 - 19:20
BÍ ẨN CHIẾC CHUÔNG BỊ BÓP CỔ PHÁT LỜI THAN KHÓC
Đó là lời những người dân ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, vẫn nói với nhau về chiếc chuông đồng nặng hơn bảy tấn ở Tháp Chuông bờ phía nam, cạnh di tích Thành Cổ. Trái ngược với chiếc chuông bên bờ bắc chiều chiều thánh thót vang xa, chiếc chuông này phát ra âm thanh nặng nề khò khè khó hiểu dù đã được sửa chữa nhiều lần. Chưa giải thích được hiện tượng lạ này, người ta liền đổ lỗi chiếc chuông bị ma ám nên tiếng kêu phát ra như lời than khóc.
Ông Nguyễn Ngọc bốn mươi lăm tuổi, chủ một quán cà phê trên phố Ngô Quyền bên bờ sông Thạch Hãn suốt gần 5 năm bán quán ở đây vẫn ấm ức một điều là chưa từng một lần được nghe tiếng chuông từ chiếc chuông nói trên, dù tháp chuông nằm cách quán chỉ vài trăm mét. Ông cho hay tất cả những loại chuông trong thành phố: Từ chuông ở bờ bắc sông Thạch Hãn, chuông ở nhà thờ Trí Bưu, chuông chùa Thành Cổ… dù nằm cách xa quán của ông nhiều cây số nhưng vẫn có thể nghe rõ mồn một, trong khi chiếc chuông khủng ngay sát bên này thì chỉ khò khè như bị bóp cổ.
Ông Ngọc còn thách thức khách đến thăm:
- Có hỏi hết cả người dân ở thị xã Quảng Trị cũng không ai nghe được tiếng chuông phát ra từ cái chuông khủng này, vì phải đứng gần mới nghe được tiếng kêu ấy. Âm thanh phát ra kỳ lạ lắm, nó không ngân vang cao hay lan tỏa mà nghe có vẻ nặng nề nặng trịch. Nghe đâu có thầy pháp phán rằng do có quá nhiều linh hồn chưa được siêu thoát ám vào tháp, khiến chuông kêu nhỏ phát ra âm thanh nghe như tiếng khóc than não nề. Không chỉ ông Ngọc mà hầu như tất cả chủ quán khác trên đường Ngô Quyền cũng xác thực, họ không hề nghe thấy tiếng chuông từ quả chuông này.
- Chuông ở bờ bắc sông Thạch Hãn, chuông nhà thờ tuy kích thước nhỏ nhưng sáng sớm hay chiều tối nào cũng nghe đều tai. Còn chiếc chuông này thì to xác nhưng kêu nghe nản lắm. Chị Thủy, một người dân sống gần công trình tưởng niệm tháp chuông bình luận.
Chị cho biết dù sống ngay bên cạnh nhưng phải căng tai nghe ngóng, tập trung cao độ mới hay lúc nào người ta đang thỉnh chuông, và người phụ nữ này quả quyết tiếng chuông chỉ đi xa được vài chục mét. Nói đoạn người phụ nữ này giải thích với giọng điệu kỳ bí:
- Thời chiến xác người chết ở đây nhiều vô kể nên bây giờ thiêng lắm. Họ còn vướng víu cõi trần nên bịt kín miệng chuông không cho âm thoát ra.
Chính những lập luận mê tín dị đoan về việc nhiều oan hồn này khóc than ngày đêm, đeo bám vào chuông đồng làm chuông nặng quá không thể ngân vang. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng trong lễ đổ đồng đúc chuông, vì biết rằng chiếc chuông sẽ được đặt cạnh bờ sông Thạch Hãn và di tích Thành Cổ vốn nổi tiếng linh thiêng, nên có quá nhiều người ném vàng vào hỗn hợp đồng, cầu mong phúc phận làm mất đi ý niệm cầu siêu đơn thuần của chuông, dẫn đến kết quả tiếng chuông không đạt chuẩn. Trong nghiệp đúc chuông người ta gọi đây là duyên phận.
Dẫn chúng tôi mục sở thị chiếc chuông đồng đồ sộ nhất xứ Quảng Trị với trọng lượng hơn bảy tấn, cao 3,9 mét, đường kính miệng 2,15 mét, anh Võ Thịnh, cán bộ Trung tâm văn hóa thông tin thể dục thể thao, thị xã Quảng Trị cho biết công trình này được khánh thành vào ngày 29-4-2007 do một ngân hàng tài trợ xây dựng.
Trên chuông có khắc dòng chữ lớn Đại Hồng Chung với ý nghĩa một khi tiếng chuông ngân lên, mạch âm dương được kết nối là thời khắc đất trời giao hòa. Người ta mong muốn tiếng chuông lúc ấy trở thành tiếng chiêu hồn, dẫn dắt các linh hồn siêu thoát. Thế nhưng kết quả không như ý muốn như lời anh Thịnh trầm buồn:
- Chỉ mong ngày nào đó tiếng chuông vang cao vang xa mới thỏa lòng, chứ thế này nghe buồn lắm.
Suốt hai năm phụ trách công tác thỉnh chuông vào mỗi năm giờ chiều hàng ngày nhưng lòng anh Thịnh nặng như đá khi kéo cánh cửa tháp. Anh băn khoăn:
- Không biết lý do vì đâu? chuông lớn, tháp cao, lại được nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở Huế đảm nhận nhưng chuông kêu não nề lắm, âm không ngân vang, không thanh thoát như mong đợi.
Với mong muốn giải đáp cặn kẽ nguyên cớ, phóng viên đã tìm gặp nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Sính, người trực tiếp đúc chiếc chuông nhiều rối rắm, để tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Nghệ nhân Sính cho biết ông từng đúc chiếc chuông lớn nhất nặng tới ba chục tấn, loại chuông bảy, tám tấn nhiều không kể xiết và tất cả đều đảm bảo âm thanh đúng chuẩn. Thế nên ông loại trừ giả thiết cho rằng vì chiếc chuông quá lớn khiến chất lượng không đảm bảo, dẫn đến âm thanh phát ra nặng trình trịch như cách gọi của dân gian. Ông Sính so sánh:
- Đơn giản như chuông ở Núi Bà, tỉnh Tây Ninh, có trọng lượng bằng với trọng lượng Đại Hồng Chung ở Quảng Trị, nhưng âm thanh rất đảm bảo. Vả lại trước khi bàn giao sản phẩm chúng tôi cũng đã tiến hành thử chuông nhiều lần và cho kết quả như ý. Tuy nhiên khi đem chuông về gắn lên tháp bê tông gần Thành Cổ thì âm chuông lại thay đổi tệ đi.
Với kinh nghiệm cả một đời trong nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính bộc bạch chưa bao giờ gặp nhiều trắc trở như quá trình đúc Đại Hồng Chung. Theo lời ông kể, khi chuông Đại Hồng Chung được vận chuyển từ Huế ra Quảng Trị thì hoàn toàn nguyên vẹn, nhưng sau đó một năm do đơn vị sử dụng dùng chiếc dùi để đánh chuông quá nặng làm lớp đồng bị nứt. Chuông lại được chuyển vào Huế để sửa chữa nhưng mãi mà không thành.
Phải đến khi vời đến một nhà ngoại cảm vào hành lễ cầu nguyện, nói chuyện với âm binh thổ địa, thì chuông mới được sửa xong. Âm khí ở vị trí đặt chuông quá nặng, dù đã được trừ khử nhưng không hết nổi. Nhiều người cho rằng các oan hồn ở đó muốn được yên tĩnh nên không muốn có chiếc chuông. Tuy nhiên việc người ta cứ nhất quyết dựng chuông khiến những người âm này phá chuông. Biết rằng nguyên nhân này nhảm nhí, nhưng vẫn không ai giải thích nổi việc lúc thử chuông ở Huế thì âm thanh rất hay, khi đưa vào đó lại tệ hẳn đi. Ông Sính lập luận.
Trái ngược với lý do tâm linh trên, ông Lê Anh Tài, Giám đốc Trung tâm VHTT- TDTT thị xã Quảng Trị, đơn vị trực tiếp quản lý công trình tưởng niệm Tháp Chuông lại cho rằng chiếc chuông kêu nhỏ có thể do hai nguyên nhân chủ yếu:
1. Việc đúc chuông không đảm bảo kỹ thuật.
2. Không gian đặt chuông chưa hợp chuẩn bởi trước khi được xây dựng, Tháp Chuông dự kiến cao phải cao hàng chục mét, nhưng vì lý do thẩm mỹ mà nhà thiết kế đã hạ chiều cao xuống 15m như hiện nay.
Có điều người ta không khỏi băn khoăn là tại sao một chiếc chuông lớn đặt cạnh nhiều di tích, thắng tích nổi tiếng như Thành Cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn đã kêu trình trịch nhiều năm liền lại không được khắc phục kịp thời. Giải đáp thắc mắc này, ông Tài cho biết nếu muốn sửa chữa phải xin ý kiến cấp trên, xin ý kiến nhà tài trợ nên chưa thể tiến hành và ông Tài cũng không hề nhắc đến một kế hoạch sửa chữa cụ thể nào. Điều đó đồng nghĩa với việc những lời đồn bí hiểm xung quanh Tháp Chuông này sẽ vẫn còn… bí hiểm.
Pháp luật
Đó là lời những người dân ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, vẫn nói với nhau về chiếc chuông đồng nặng hơn bảy tấn ở Tháp Chuông bờ phía nam, cạnh di tích Thành Cổ. Trái ngược với chiếc chuông bên bờ bắc chiều chiều thánh thót vang xa, chiếc chuông này phát ra âm thanh nặng nề khò khè khó hiểu dù đã được sửa chữa nhiều lần. Chưa giải thích được hiện tượng lạ này, người ta liền đổ lỗi chiếc chuông bị ma ám nên tiếng kêu phát ra như lời than khóc.
Ông Nguyễn Ngọc bốn mươi lăm tuổi, chủ một quán cà phê trên phố Ngô Quyền bên bờ sông Thạch Hãn suốt gần 5 năm bán quán ở đây vẫn ấm ức một điều là chưa từng một lần được nghe tiếng chuông từ chiếc chuông nói trên, dù tháp chuông nằm cách quán chỉ vài trăm mét. Ông cho hay tất cả những loại chuông trong thành phố: Từ chuông ở bờ bắc sông Thạch Hãn, chuông ở nhà thờ Trí Bưu, chuông chùa Thành Cổ… dù nằm cách xa quán của ông nhiều cây số nhưng vẫn có thể nghe rõ mồn một, trong khi chiếc chuông khủng ngay sát bên này thì chỉ khò khè như bị bóp cổ.
Ông Ngọc còn thách thức khách đến thăm:
- Có hỏi hết cả người dân ở thị xã Quảng Trị cũng không ai nghe được tiếng chuông phát ra từ cái chuông khủng này, vì phải đứng gần mới nghe được tiếng kêu ấy. Âm thanh phát ra kỳ lạ lắm, nó không ngân vang cao hay lan tỏa mà nghe có vẻ nặng nề nặng trịch. Nghe đâu có thầy pháp phán rằng do có quá nhiều linh hồn chưa được siêu thoát ám vào tháp, khiến chuông kêu nhỏ phát ra âm thanh nghe như tiếng khóc than não nề. Không chỉ ông Ngọc mà hầu như tất cả chủ quán khác trên đường Ngô Quyền cũng xác thực, họ không hề nghe thấy tiếng chuông từ quả chuông này.
- Chuông ở bờ bắc sông Thạch Hãn, chuông nhà thờ tuy kích thước nhỏ nhưng sáng sớm hay chiều tối nào cũng nghe đều tai. Còn chiếc chuông này thì to xác nhưng kêu nghe nản lắm. Chị Thủy, một người dân sống gần công trình tưởng niệm tháp chuông bình luận.
Chị cho biết dù sống ngay bên cạnh nhưng phải căng tai nghe ngóng, tập trung cao độ mới hay lúc nào người ta đang thỉnh chuông, và người phụ nữ này quả quyết tiếng chuông chỉ đi xa được vài chục mét. Nói đoạn người phụ nữ này giải thích với giọng điệu kỳ bí:
- Thời chiến xác người chết ở đây nhiều vô kể nên bây giờ thiêng lắm. Họ còn vướng víu cõi trần nên bịt kín miệng chuông không cho âm thoát ra.
Chính những lập luận mê tín dị đoan về việc nhiều oan hồn này khóc than ngày đêm, đeo bám vào chuông đồng làm chuông nặng quá không thể ngân vang. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng trong lễ đổ đồng đúc chuông, vì biết rằng chiếc chuông sẽ được đặt cạnh bờ sông Thạch Hãn và di tích Thành Cổ vốn nổi tiếng linh thiêng, nên có quá nhiều người ném vàng vào hỗn hợp đồng, cầu mong phúc phận làm mất đi ý niệm cầu siêu đơn thuần của chuông, dẫn đến kết quả tiếng chuông không đạt chuẩn. Trong nghiệp đúc chuông người ta gọi đây là duyên phận.
Dẫn chúng tôi mục sở thị chiếc chuông đồng đồ sộ nhất xứ Quảng Trị với trọng lượng hơn bảy tấn, cao 3,9 mét, đường kính miệng 2,15 mét, anh Võ Thịnh, cán bộ Trung tâm văn hóa thông tin thể dục thể thao, thị xã Quảng Trị cho biết công trình này được khánh thành vào ngày 29-4-2007 do một ngân hàng tài trợ xây dựng.
Trên chuông có khắc dòng chữ lớn Đại Hồng Chung với ý nghĩa một khi tiếng chuông ngân lên, mạch âm dương được kết nối là thời khắc đất trời giao hòa. Người ta mong muốn tiếng chuông lúc ấy trở thành tiếng chiêu hồn, dẫn dắt các linh hồn siêu thoát. Thế nhưng kết quả không như ý muốn như lời anh Thịnh trầm buồn:
- Chỉ mong ngày nào đó tiếng chuông vang cao vang xa mới thỏa lòng, chứ thế này nghe buồn lắm.
Suốt hai năm phụ trách công tác thỉnh chuông vào mỗi năm giờ chiều hàng ngày nhưng lòng anh Thịnh nặng như đá khi kéo cánh cửa tháp. Anh băn khoăn:
- Không biết lý do vì đâu? chuông lớn, tháp cao, lại được nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở Huế đảm nhận nhưng chuông kêu não nề lắm, âm không ngân vang, không thanh thoát như mong đợi.
Với mong muốn giải đáp cặn kẽ nguyên cớ, phóng viên đã tìm gặp nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Sính, người trực tiếp đúc chiếc chuông nhiều rối rắm, để tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Nghệ nhân Sính cho biết ông từng đúc chiếc chuông lớn nhất nặng tới ba chục tấn, loại chuông bảy, tám tấn nhiều không kể xiết và tất cả đều đảm bảo âm thanh đúng chuẩn. Thế nên ông loại trừ giả thiết cho rằng vì chiếc chuông quá lớn khiến chất lượng không đảm bảo, dẫn đến âm thanh phát ra nặng trình trịch như cách gọi của dân gian. Ông Sính so sánh:
- Đơn giản như chuông ở Núi Bà, tỉnh Tây Ninh, có trọng lượng bằng với trọng lượng Đại Hồng Chung ở Quảng Trị, nhưng âm thanh rất đảm bảo. Vả lại trước khi bàn giao sản phẩm chúng tôi cũng đã tiến hành thử chuông nhiều lần và cho kết quả như ý. Tuy nhiên khi đem chuông về gắn lên tháp bê tông gần Thành Cổ thì âm chuông lại thay đổi tệ đi.
Với kinh nghiệm cả một đời trong nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính bộc bạch chưa bao giờ gặp nhiều trắc trở như quá trình đúc Đại Hồng Chung. Theo lời ông kể, khi chuông Đại Hồng Chung được vận chuyển từ Huế ra Quảng Trị thì hoàn toàn nguyên vẹn, nhưng sau đó một năm do đơn vị sử dụng dùng chiếc dùi để đánh chuông quá nặng làm lớp đồng bị nứt. Chuông lại được chuyển vào Huế để sửa chữa nhưng mãi mà không thành.
Phải đến khi vời đến một nhà ngoại cảm vào hành lễ cầu nguyện, nói chuyện với âm binh thổ địa, thì chuông mới được sửa xong. Âm khí ở vị trí đặt chuông quá nặng, dù đã được trừ khử nhưng không hết nổi. Nhiều người cho rằng các oan hồn ở đó muốn được yên tĩnh nên không muốn có chiếc chuông. Tuy nhiên việc người ta cứ nhất quyết dựng chuông khiến những người âm này phá chuông. Biết rằng nguyên nhân này nhảm nhí, nhưng vẫn không ai giải thích nổi việc lúc thử chuông ở Huế thì âm thanh rất hay, khi đưa vào đó lại tệ hẳn đi. Ông Sính lập luận.
Trái ngược với lý do tâm linh trên, ông Lê Anh Tài, Giám đốc Trung tâm VHTT- TDTT thị xã Quảng Trị, đơn vị trực tiếp quản lý công trình tưởng niệm Tháp Chuông lại cho rằng chiếc chuông kêu nhỏ có thể do hai nguyên nhân chủ yếu:
1. Việc đúc chuông không đảm bảo kỹ thuật.
2. Không gian đặt chuông chưa hợp chuẩn bởi trước khi được xây dựng, Tháp Chuông dự kiến cao phải cao hàng chục mét, nhưng vì lý do thẩm mỹ mà nhà thiết kế đã hạ chiều cao xuống 15m như hiện nay.
Có điều người ta không khỏi băn khoăn là tại sao một chiếc chuông lớn đặt cạnh nhiều di tích, thắng tích nổi tiếng như Thành Cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn đã kêu trình trịch nhiều năm liền lại không được khắc phục kịp thời. Giải đáp thắc mắc này, ông Tài cho biết nếu muốn sửa chữa phải xin ý kiến cấp trên, xin ý kiến nhà tài trợ nên chưa thể tiến hành và ông Tài cũng không hề nhắc đến một kế hoạch sửa chữa cụ thể nào. Điều đó đồng nghĩa với việc những lời đồn bí hiểm xung quanh Tháp Chuông này sẽ vẫn còn… bí hiểm.
Pháp luật
#428
Gửi vào 09/04/2012 - 23:27
NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ BÍ QUANH THÁP MƯỜNG VÀ
Ngọn tháp nổi tiếng ở Sơn La được dân bản tôn sùng và coi như chốn linh thiêng, khiến xung quanh nó có rất nhiều lời đồn đoán mang màu sắc huyền bí.
Tháp Mường Và, xã Mường Và, Sốp Cộp, là một trong những công trình cổ kính và nổi tiếng của mảnh đất Sơn La. Hình ảnh về ngọn tháp này cũng được chọn làm logo của Huyện Sốp Cộp, và được coi như một nơi tôn nghiêm, linh thiêng bậc nhất của người dân nơi đây. Tuy nhiên, những câu chuyện về ngọn tháp lại rất hiếm hoi, thoảng hoặc chỉ là những lời đồn thổi mang đầy màu sắc huyền bí.
Lòng vòng cả ngày, chúng tôi không tìm được một ai trong bản nắm được tường tận lịch sử về ngọn tháp linh thiêng. Ngay cả những người già trong làng cũng chỉ được nghe cha ông kể lại những câu chuyện chắp vá, không đầu cuối và nhiều phần hư thực về tháp Mường Và.
- Từ khi tôi lớn lên ngọn tháp đã có rồi. Hình dáng của nó hiện cũng không khác bây giờ là mấy. Nền tháp có cạnh hình vuông, mỗi chiều 2,5m, thân gồm sáu hình khối chống lên nhau, càng lên cao càng nhỏ dần. Tháp xây bằng vữa và bằng gạch. Tầng hai còn thấy ba loại hoa văn đắp nổi, hình ô cửa, hình chữ Y, hình lá đề. Trước kia, trên đỉnh tháp là một chiếc lọ đựng nước thơm. Đây là nước thơm của nàng Ăm (con gái của lý trường Mường Và). Người ta bảo rằng, thứ nước ấy mang ý nghĩa biểu trưng giúp trừ tà ma và bảo vệ chung cho cả dân tộc Lào. Phần ngọn tháp sau đó bị mất một phần trên đỉnh vào khoảng năm 1938 do một trận động đất. Ông Lò Văn Siêng Ón bảy mươi lăm tuổi, một người cao tuổi sống gần chân tháp kể.
Tuy nhiên, theo ông Ón, dù không hiểu nhiều về ngọn tháp, nhưng người dân trong bản vô cùng tôn sùng và coi đây như một nơi linh thiêng bậc nhất của cả bản làng. Cũng bởi, xung quanh ngọn tháp có nhiều câu chuyện truyền tai và chính ông Ón cũng đôi lần chứng kiến khiến ai ai cũng kính sợ.
- Ngọn tháp linh thiêng lắm, những người yếu bóng vía, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là không dám bén mảng tới. Người ta bảo rằng, nếu phụ nữ lên tháp sẽ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, thậm chí ộc máu mũi. Có người lên thì về bị đau bụng dữ dội hoặc ốm liệt giường. Trước ngọn tháp do sư người Lào cai quản (gọi là Khu Ba) và dân bản chỉ dám lên khi được ông cho phép. Thế nhưng, sau đó do biến động của lịch sử, Khu Ba bỏ về Mường Ét và ngọn tháp để không từ bấy đến nay. Tuy nhiên, mặc dù vậy, người ta vẫn cho rằng, ngọn tháp chắc hẳn vẫn còn lời nguyền nào đó nên không dám tới gần. Ngay cả gần đây, tháp Mường Và đang được được tôn tạo, chỉnh trang, người dân vẫn rất dè chừng. Nếu không có việc gì thì cũng hạn chế lên tháp. Ông Ón kể.
Để tìm hiểu thêm thông tin về ngọn tháp kỳ bí, chúng tôi đã tìm gặp ông Lò Minh Ón, Phó chủ tịch hội khuyến học huyện Sốp Cộp, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu am hiểu rất nhiều về phong tục, tập quán và nhiều công trình kiến trúc của các đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La. Ông Ón kể, theo những tài liệu ông thu thập được về tháp Mường Và có một câu chuyện kể rằng:
- Cách đây khoảng 500 năm, người Trung Quốc có sang cướp bóc nhiều của cải ở mảnh đất này. Sau đó, do thiếu lương thực nên chúng đã rút quân bỏ về phương Bắc. Nhưng trước khi đi, chúng gom hết đống của cải cướp bóc chôn giấu dưới chân tháp Mường Và rồi lấp cát lên trên. Kế đó, theo thuật trấn yểm của người Trung Quốc thuở xưa, chúng đã giết hại bốn người trai trinh và bốn cô gái còn trong trắng để yểm bốn phía để giữ của, ngăn không cho người khác xâm hại.
Câu chuyện về kho báu sau đó đã theo đường truyền tai đến Sa Thú ở Luông Pha Băng (chức danh chỉ người sư giữ chức vụ cao nhất của một Tỉnh của Lào). Ông này đã cho người đến đào. Tuy nhiên, khi một chua (lính) vừa vác cuốc xẻng đào được vài tấc đất dưới chân tháp liền bị phọt máu mũi và chết tức thì. Những người khác nhìn thấy cảnh ấy thì kinh sợ, không ai dám tiếp tục lùng tìm kho báu nữa. Gần đây, tháp Mường Và được tôn tạo. Phần chân móng được đào xới lại để lát cho bằng phẳng, người ta tìm được một bộ hài cốt cùng với một tẩu hút thuốc phiện bằng gốm, đinh sắt, một số đồng tiền xu cổ và một số vật dụng khác. Có ý kiến cho rằng, đó chính là xác của người lính tử nạn năm xưa do phạm vào lời nguyền trấn yểm.
Người ta cũng cho rằng, dưới chân tháp chôn rất nhiều vật quý, trong đó có cả đồng đen. Chính vì thế, phụ nữ và trẻ em lên tháp bị bức xạ dẫn đến mệt mỏi và ốm. Nhiều năm sau đó, chuyện kho báu vẫn ám ảnh nhiều người. Năm 1957, 1958, một số kẻ hám của còn đào khoét một phần chân tháp để truy tìm của cải. Tuy nhiên, đó chỉ là lời đồn đại và phỏng đoán, thực hư ra sao thì chưa ai nắm bắt được. Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, bom đạn bắn phá dữ dội, nhiều ngọn núi bị san phẳng và nhiều nơi trong bản biến thành ao hồ, nhưn ngọn tháp vẫn đứng vững, không hề hấn gì. Người dân thấy thế mà càng nể sợ hơn. Ông Ón cho hay.
- Dù còn nhiều bí ẩn và những câu chuyện hư thực xung quanh tháp Mường Và chưa thể lý giải. Tuy nhiên, tháp hiện được coi là một trong những công trình cổ kính bậc nhất của cả huyện Sốp Cộp và là một công trình kiến trúc cổ còn lại ít ỏi trên vùng đất văn hóa Tây Bắc. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân nơi đây nó còn được xem là biểu tượng của tình đoàn kết keo sơn hai nước, hai dân tộc anh em Việt Lào. Ông Tòng Văn Cường chủ tịch UBND xã Mường Và nói.
Lê Trang
Ngọn tháp nổi tiếng ở Sơn La được dân bản tôn sùng và coi như chốn linh thiêng, khiến xung quanh nó có rất nhiều lời đồn đoán mang màu sắc huyền bí.
Tháp Mường Và, xã Mường Và, Sốp Cộp, là một trong những công trình cổ kính và nổi tiếng của mảnh đất Sơn La. Hình ảnh về ngọn tháp này cũng được chọn làm logo của Huyện Sốp Cộp, và được coi như một nơi tôn nghiêm, linh thiêng bậc nhất của người dân nơi đây. Tuy nhiên, những câu chuyện về ngọn tháp lại rất hiếm hoi, thoảng hoặc chỉ là những lời đồn thổi mang đầy màu sắc huyền bí.
Lòng vòng cả ngày, chúng tôi không tìm được một ai trong bản nắm được tường tận lịch sử về ngọn tháp linh thiêng. Ngay cả những người già trong làng cũng chỉ được nghe cha ông kể lại những câu chuyện chắp vá, không đầu cuối và nhiều phần hư thực về tháp Mường Và.
- Từ khi tôi lớn lên ngọn tháp đã có rồi. Hình dáng của nó hiện cũng không khác bây giờ là mấy. Nền tháp có cạnh hình vuông, mỗi chiều 2,5m, thân gồm sáu hình khối chống lên nhau, càng lên cao càng nhỏ dần. Tháp xây bằng vữa và bằng gạch. Tầng hai còn thấy ba loại hoa văn đắp nổi, hình ô cửa, hình chữ Y, hình lá đề. Trước kia, trên đỉnh tháp là một chiếc lọ đựng nước thơm. Đây là nước thơm của nàng Ăm (con gái của lý trường Mường Và). Người ta bảo rằng, thứ nước ấy mang ý nghĩa biểu trưng giúp trừ tà ma và bảo vệ chung cho cả dân tộc Lào. Phần ngọn tháp sau đó bị mất một phần trên đỉnh vào khoảng năm 1938 do một trận động đất. Ông Lò Văn Siêng Ón bảy mươi lăm tuổi, một người cao tuổi sống gần chân tháp kể.
Tuy nhiên, theo ông Ón, dù không hiểu nhiều về ngọn tháp, nhưng người dân trong bản vô cùng tôn sùng và coi đây như một nơi linh thiêng bậc nhất của cả bản làng. Cũng bởi, xung quanh ngọn tháp có nhiều câu chuyện truyền tai và chính ông Ón cũng đôi lần chứng kiến khiến ai ai cũng kính sợ.
- Ngọn tháp linh thiêng lắm, những người yếu bóng vía, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là không dám bén mảng tới. Người ta bảo rằng, nếu phụ nữ lên tháp sẽ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, thậm chí ộc máu mũi. Có người lên thì về bị đau bụng dữ dội hoặc ốm liệt giường. Trước ngọn tháp do sư người Lào cai quản (gọi là Khu Ba) và dân bản chỉ dám lên khi được ông cho phép. Thế nhưng, sau đó do biến động của lịch sử, Khu Ba bỏ về Mường Ét và ngọn tháp để không từ bấy đến nay. Tuy nhiên, mặc dù vậy, người ta vẫn cho rằng, ngọn tháp chắc hẳn vẫn còn lời nguyền nào đó nên không dám tới gần. Ngay cả gần đây, tháp Mường Và đang được được tôn tạo, chỉnh trang, người dân vẫn rất dè chừng. Nếu không có việc gì thì cũng hạn chế lên tháp. Ông Ón kể.
Để tìm hiểu thêm thông tin về ngọn tháp kỳ bí, chúng tôi đã tìm gặp ông Lò Minh Ón, Phó chủ tịch hội khuyến học huyện Sốp Cộp, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu am hiểu rất nhiều về phong tục, tập quán và nhiều công trình kiến trúc của các đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La. Ông Ón kể, theo những tài liệu ông thu thập được về tháp Mường Và có một câu chuyện kể rằng:
- Cách đây khoảng 500 năm, người Trung Quốc có sang cướp bóc nhiều của cải ở mảnh đất này. Sau đó, do thiếu lương thực nên chúng đã rút quân bỏ về phương Bắc. Nhưng trước khi đi, chúng gom hết đống của cải cướp bóc chôn giấu dưới chân tháp Mường Và rồi lấp cát lên trên. Kế đó, theo thuật trấn yểm của người Trung Quốc thuở xưa, chúng đã giết hại bốn người trai trinh và bốn cô gái còn trong trắng để yểm bốn phía để giữ của, ngăn không cho người khác xâm hại.
Câu chuyện về kho báu sau đó đã theo đường truyền tai đến Sa Thú ở Luông Pha Băng (chức danh chỉ người sư giữ chức vụ cao nhất của một Tỉnh của Lào). Ông này đã cho người đến đào. Tuy nhiên, khi một chua (lính) vừa vác cuốc xẻng đào được vài tấc đất dưới chân tháp liền bị phọt máu mũi và chết tức thì. Những người khác nhìn thấy cảnh ấy thì kinh sợ, không ai dám tiếp tục lùng tìm kho báu nữa. Gần đây, tháp Mường Và được tôn tạo. Phần chân móng được đào xới lại để lát cho bằng phẳng, người ta tìm được một bộ hài cốt cùng với một tẩu hút thuốc phiện bằng gốm, đinh sắt, một số đồng tiền xu cổ và một số vật dụng khác. Có ý kiến cho rằng, đó chính là xác của người lính tử nạn năm xưa do phạm vào lời nguyền trấn yểm.
Người ta cũng cho rằng, dưới chân tháp chôn rất nhiều vật quý, trong đó có cả đồng đen. Chính vì thế, phụ nữ và trẻ em lên tháp bị bức xạ dẫn đến mệt mỏi và ốm. Nhiều năm sau đó, chuyện kho báu vẫn ám ảnh nhiều người. Năm 1957, 1958, một số kẻ hám của còn đào khoét một phần chân tháp để truy tìm của cải. Tuy nhiên, đó chỉ là lời đồn đại và phỏng đoán, thực hư ra sao thì chưa ai nắm bắt được. Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, bom đạn bắn phá dữ dội, nhiều ngọn núi bị san phẳng và nhiều nơi trong bản biến thành ao hồ, nhưn ngọn tháp vẫn đứng vững, không hề hấn gì. Người dân thấy thế mà càng nể sợ hơn. Ông Ón cho hay.
- Dù còn nhiều bí ẩn và những câu chuyện hư thực xung quanh tháp Mường Và chưa thể lý giải. Tuy nhiên, tháp hiện được coi là một trong những công trình cổ kính bậc nhất của cả huyện Sốp Cộp và là một công trình kiến trúc cổ còn lại ít ỏi trên vùng đất văn hóa Tây Bắc. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân nơi đây nó còn được xem là biểu tượng của tình đoàn kết keo sơn hai nước, hai dân tộc anh em Việt Lào. Ông Tòng Văn Cường chủ tịch UBND xã Mường Và nói.
Lê Trang
#429
Gửi vào 09/04/2012 - 23:52
KÝ ỨC KINH HOÀNG TRONG NGÔI NHÀ MA ÁM
Để thuyết phục chính quyền địa phương đồng ý chuyển nhà mới cho gia đình, Lisa khẳng định mình đã quay được một đoạn video tại nhà ghi lại cảnh chiếc ghế hồng trong phòng Ellie tự dịch chuyển. Những tưởng ở một đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như ở Anh, thì các câu chuyện có yếu tố thần bí như nhà bị ma ám, hay linh hồn không siêu thoát trở về quấy nhiễu người sống chỉ xuất hiện trên phim, nhưng trong thực tế đã có một ngôi nhà bị cho là ma ám từng rất nổi tiếng tại xứ sở sương mù.
Từ khi mới chuyển về nhà mới ở Holbrooks, Coventry, Anh, gia đình bà Lisa bỗng gặp nhiều chuyện bất thường ngay trong phòng ngủ của cô con gái Ellie, mười một tuổi, như cửa tủ quần áo tự mở chốt rồi đẩy ra, ghế ngồi tự di chuyển và đống quần áo, đồ chơi vứt bừa bãi ra sàn nhà. Mọi chuyện chưa dừng lại tại đó, qua tìm hiểu bà Lisa được biết rằng, trước khi bà chuyển tới sinh sống tại đây, vợ chồng người chủ cũ luôn sống trong cảnh lục đục, con cái hư hỏng, thậm chí có người thân đến chơi đã bị đột tử chính tại ngôi nhà này.
Trở lại câu chuyện xảy ra tại phòng ngủ của bé Ellie, có lẽ do quá sợ hãi nên Ellie không còn dám ở căn phòng này nữa. Lisa ba mươi bốn tuổi, mẹ của cô bé, nói rằng:
- Chúng tôi đã nhờ thầy tu rắc nước thánh lên mọi thứ, rồi cầu nguyện và nhờ các nhà duy linh đặt muối ở các cửa ra vào để trừ tà ma. Chúng tôi đều đã làm mọi cách sau khi xảy ra chuyện lạ nhưng rõ ràng điều đó vẫn là chưa đủ.
Lisa mô tả các hiện tượng lạ từng xảy ra tại ngôi nhà kỳ lạ này, đó là các cánh cửa mở tung rồi lại đóng sầm vào, tiếng bước chân đi rầm rầm, ghế tự di chuyển, hộp dao kéo đổ xuống sàn nhà, ấm nước thì bay lên, cốc trà trôi nổi rồi vỡ tan trong không trung, chai nước tẩy gập đôi như bóng ma. Bà mẹ này khẳng định mọi chuyện là một phần của thế lực đã theo đuổi gia đình chị như: xô đẩy, ném đồ vật vào họ, gỡ các bức tranh ra khỏi tường, phá hủy đồ đạc, nói bằng giọng nói lạ và hành hạ chó cưng của gia đình.
Lisa kể rằng, có lần chị đứng ở sân cỏ trước, nhìn lên cửa sổ phòng Ellie thì thấy đèn nhấp nháy rồi phụt tắt, rèm cửa giật lên giật xuống cho đến khi tách đôi ra. Lisa khẳng định đã nhìn thấy bóng gì đó khổng lồ và đen ngòm, cao khoảng hai mét. Chồng chị, anh Anthony, khẳng định:
- Tôi đã thức dậy với những vết cào xước khắp ngực và nhiều dấu tay đỏ lớn hằn trên hai cánh tay tôi cứ như ai đó đã chộp lấy tôi trong đêm vậy.
Lisa nói thêm:
- Cả Jaydon và Ellie đều có nhiều vết xước trên cơ thể.
Để thuyết phục chính quyền địa phương đồng ý chuyển nhà mới cho gia đình, Lisa khẳng định mình đã quay được một đoạn video tại nhà, ghi lại cảnh chiếc ghế hồng trong phòng Ellie tự dịch chuyển. Tuy nhiên trong đoạn video không thể nhìn thấy được chân ghế, để chắc chắn liệu nó có bị buộc dây hay gắn nam châm không. Nhưng kể từ đó gia đình Lisa đã xuất hiện khá nhiều trên cả báo, đài truyền hình và nhận được những phản hồi trái chiều.
Nhưng sau khi xem đoạn video, chính quyền địa phương đã cử một thầy tu ở nhà thờ đến vẩy nước thánh và khuyên rằng gia đình Lisa có lẽ không hợp sống trong ngôi nhà này. Thậm chí cả gia đình Lisa đã mời nhà ngoại cảm Derek Acorah nổi tiếng của nước Anh, đến để trừ tà ma. Ông Acorah khẳng định mọi chuyện lạ này đều do người đàn ông rất hung dữ tên là Marcus, từng sống ở nơi này và chết vì bị đau tim, gây ra. Ông chắc chắn rằng, sau khi được sự giám sát của mình, linh hồn này sẽ không trở lại nữa. Nhưng sự thật không đúng như vậy, bóng ma vẫn thường xuyên ám ảnh ngôi nhà kỳ lạ này.
Bắt đầu vào năm 1990, khi gia đình ông Richard đã dành dụm được một khoản tiền kha khá, và quyết tâm xây dựng một ngôi nhà tại Holbrooks, Coventry để vợ chồng cùng ba đứa con dọn về sinh sống. Sau một thời gian cả nhà dọn về nơi ở mới, vợ chồng ông cảm thấy nhiều lục đục bỗng dưng nảy sinh mà vốn trước đây ở trong ngôi nhà cũ họ chưa từng gặp phải. Cứ mỗi lần ông Richard đi công tác xa về là bà vợ lại hục hặc vô lối, con cái cũng đâm ra hư hỏng, ăn chơi phá phách mà ba mẹ có dạy bảo cũng không nghe.
Đỉnh điểm của những vấn đề trục trặc ập đến với gia đình ông Richard, đó là khi ông bị tai nạn giao thông với lý do thì hết sức trên trời. Khi đó ông Richard đã cẩn thận đi bộ men theo sát lề đường tránh xe cộ, nhưng chiếc xe gây tai nạn thì lại cố tình leo lên lề tông trúng phải ông, rồi thản nhiên chạy về lòng đường rồi biến mất, không ai phát hiện ra chiếc xe đó màu gì, người cầm lái có đặc điểm như thế nào. Đang ấm ức vì tai nạn trên trời rơi xuống, thì gia đình lại tiếp tục gặp vận đen, khi vợ ông bỗng nhiên nổi cơn đau đầu khủng khiếp đến mức bất tỉnh, rồi cũng theo chồng vào nhập viện.
Cứ như vậy gia đình ông Richard như loạn hết cả lên, khi hai người trụ cột lo kinh tế gia đình, chăm con ăn học thì đều đã nằm một chỗ bất động. Tuy nhiên tai họa chưa buông tha gia đình này. Khi vợ chồng vừa gượng ngồi dậy được thì bàng hoàng nhận được tin dữ bay đến từ London. Đứa con trai thứ hai của ông bà Richard, khi ấy đang học tại một trường đại học ở đây, ngày thường thì hiền như đất, bỗng hôm đó gây hấn với người khác nên bị đâm một nhát vào ngực đang cấp cứu trong bệnh viện. Thế là tức tốc ông Richard lại phải tới London lo cứu chữa cho con. Mặc dù bị đâm nhưng con trai ông vẫn còn may mắn nên thoát khỏi bàn tay tử thần. Con dao gây án là một con dao cực bén, thế nên khi mũi dao chạm lồng ngực con trai ông thì xuyên qua xương sườn.
Chỉ trong một thời gian ngắn những tai họa liên tiếp giáng xuống, không chỉ khiến các thành viên trong gia đình mệt mỏi, mà còn hao tốn tiền của và họ chỉ biết trách số phận. Đều là những tai nạn nên khi đó ông Richard chẳng mảy may suy nghĩ đến vấn đề ma tà quỷ quái, mà trước sau chỉ khẳng định đó là vận đen. Quan niệm này của ông sau đó ít ngày đã lung lay vì những chuyện lạ khác tiếp tục kéo đến.
Ít ngày sau khi bị đâm nhưng may mắn thoát chết, con trai ông Richard về thăm nhà và rủ bạn là Marcus cùng về chơi. Sau bữa ăn tối thân mật cùng gia đình, Marcus lên phòng nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Sáng hôm sau, khi gọi khách dậy đánh răng rửa mặt ăn sáng, cả chục lần gọi mà không thấy thưa nên ông Richard vào lay người khách. Không có tiếng đáp trả mà chỉ thấy người khách cứng đơ. Thì ra khách đến chơi nhà trong đêm đầu tiên đã chết bất đắc kỳ tử, không khi nào tỉnh lại. Cảnh sát lúc ấy đến nhà khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi điều tra nguyên nhân cái chết của nạn nhân, đã nhanh chóng xác định người này đột tử vì cảm gió.
Thế nhưng lời khai của con trai ông Richard khiến nhiều người không lý giải được, về lý do dẫn đến mối quan hệ thân thiết giữa anh và nạn nhân. Con trai ông cho biết: Tuy học khóa trên và hơn nhau hai tuổi, thông thường thì ít khi sinh viên khác khóa chơi với nhau, nhưng con trai ông Richard và Marcus lại tình cờ gặp và khá thân thiết nhau, quý nhau như anh em. Trước đó Marcus khá khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh gì. Kể cả việc Marcus theo về thăm nhà ông Richard cũng hoàn toàn ngẫu nhiên, không có việc bàn tính từ trước.
Cũng theo lời khai của con trai ông Richard: Vào tối hôm đó trước khi đi ngủ, Marcus có chia sẻ rằng đây mới chính là nhà của ba má anh...
Cũng chính bởi câu nói này đã khiến cho cái chết của Marcus được lý giải theo hướng khác. Ngay lập tức nhà ngoại cảm Derek Acorah được mời đến để tìm hiểu nguyên nhân sự việc giúp gia đình ông Richard. Sau khi làm lễ cầu an, cầu siêu.
Derek chia sẻ: Marcus nói rằng vốn là con của ông bà Richard, trước đây được đầu thai và phải mượn tạm xác để sống tiếp kiếp nữa. Nay khi cần yên nghỉ thì Marcus muốn về lại ngay nhà cha mẹ ruột của mình. Bây giờ Marcus chỉ ở đây chứ không đi đâu cả.
Đến lúc này người thân của Marcus cũng chia sẻ rằng: Họ vẫn thường thấy đôi lần Marcus nói về chuyện sẽ đi Holbrooks để tìm người thân ở đó, nhưng lúc đó không ai để ý đến vì nghĩ rằng có thể Marcus đang nói đùa.
Theo nhà ngoại cảm Derek thì Marcus kiên quyết không chịu chuyển đi nơi khác và cũng không muốn đầu thai. Cho rằng những câu chuyện của Derek là không có căn cứ, nhưng ông Richard cũng không dám tiếp tục sống tại căn nhà bị ám này nữa, nên gia đình đã quyết định bán lại cho người khác. Cũng kể từ đó, có khá nhiều gia đình chuyển đến đây nhưng cũng chỉ được một thời gian là lại chuyển đi.
Theo lời giải thích của Derek, thì nguyên nhân chính là do gia đình ông Richard không chịu nhận Marcus, khiến cho linh hồn của anh không siêu thoát, nên cứ lởn vởn để ám ngôi nhà tại Holbrooks này. Do bức bối nên hồn ma Marcus rất hay quậy phá, khiến cho không một gia đình nào có thể sinh sống ổn định được.
Trước thông tin về ngôi nhà bị ma ám này, nhà chức trách ở Coventry vẫn đưa ra lời giải thích rằng, mọi chuyện chỉ là sự trùng lặp và không có chuyện hồn ma Marcus đang ám ảnh ngôi nhà. Có thể những gia đình sinh sống trước đây tại ngôi nhà muốn được ưu tiên chuyển đến nơi ở mới thuận tiện hơn, nên mới bịa đặt ra những câu chuyện mang màu sắc kỳ quái như vậy. Nhưng mặc cho những lời giải thích đầy tính khoa học đó, ngôi nhà vẫn khiến cho những ai là chủ nhân phải kinh hãi mỗi đêm. Và cho đến giờ không một ai ở Holbrooks dám lại gần ngôi nhà ma này.
Bảo Trân
Để thuyết phục chính quyền địa phương đồng ý chuyển nhà mới cho gia đình, Lisa khẳng định mình đã quay được một đoạn video tại nhà ghi lại cảnh chiếc ghế hồng trong phòng Ellie tự dịch chuyển. Những tưởng ở một đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như ở Anh, thì các câu chuyện có yếu tố thần bí như nhà bị ma ám, hay linh hồn không siêu thoát trở về quấy nhiễu người sống chỉ xuất hiện trên phim, nhưng trong thực tế đã có một ngôi nhà bị cho là ma ám từng rất nổi tiếng tại xứ sở sương mù.
Từ khi mới chuyển về nhà mới ở Holbrooks, Coventry, Anh, gia đình bà Lisa bỗng gặp nhiều chuyện bất thường ngay trong phòng ngủ của cô con gái Ellie, mười một tuổi, như cửa tủ quần áo tự mở chốt rồi đẩy ra, ghế ngồi tự di chuyển và đống quần áo, đồ chơi vứt bừa bãi ra sàn nhà. Mọi chuyện chưa dừng lại tại đó, qua tìm hiểu bà Lisa được biết rằng, trước khi bà chuyển tới sinh sống tại đây, vợ chồng người chủ cũ luôn sống trong cảnh lục đục, con cái hư hỏng, thậm chí có người thân đến chơi đã bị đột tử chính tại ngôi nhà này.
Trở lại câu chuyện xảy ra tại phòng ngủ của bé Ellie, có lẽ do quá sợ hãi nên Ellie không còn dám ở căn phòng này nữa. Lisa ba mươi bốn tuổi, mẹ của cô bé, nói rằng:
- Chúng tôi đã nhờ thầy tu rắc nước thánh lên mọi thứ, rồi cầu nguyện và nhờ các nhà duy linh đặt muối ở các cửa ra vào để trừ tà ma. Chúng tôi đều đã làm mọi cách sau khi xảy ra chuyện lạ nhưng rõ ràng điều đó vẫn là chưa đủ.
Lisa mô tả các hiện tượng lạ từng xảy ra tại ngôi nhà kỳ lạ này, đó là các cánh cửa mở tung rồi lại đóng sầm vào, tiếng bước chân đi rầm rầm, ghế tự di chuyển, hộp dao kéo đổ xuống sàn nhà, ấm nước thì bay lên, cốc trà trôi nổi rồi vỡ tan trong không trung, chai nước tẩy gập đôi như bóng ma. Bà mẹ này khẳng định mọi chuyện là một phần của thế lực đã theo đuổi gia đình chị như: xô đẩy, ném đồ vật vào họ, gỡ các bức tranh ra khỏi tường, phá hủy đồ đạc, nói bằng giọng nói lạ và hành hạ chó cưng của gia đình.
Lisa kể rằng, có lần chị đứng ở sân cỏ trước, nhìn lên cửa sổ phòng Ellie thì thấy đèn nhấp nháy rồi phụt tắt, rèm cửa giật lên giật xuống cho đến khi tách đôi ra. Lisa khẳng định đã nhìn thấy bóng gì đó khổng lồ và đen ngòm, cao khoảng hai mét. Chồng chị, anh Anthony, khẳng định:
- Tôi đã thức dậy với những vết cào xước khắp ngực và nhiều dấu tay đỏ lớn hằn trên hai cánh tay tôi cứ như ai đó đã chộp lấy tôi trong đêm vậy.
Lisa nói thêm:
- Cả Jaydon và Ellie đều có nhiều vết xước trên cơ thể.
Để thuyết phục chính quyền địa phương đồng ý chuyển nhà mới cho gia đình, Lisa khẳng định mình đã quay được một đoạn video tại nhà, ghi lại cảnh chiếc ghế hồng trong phòng Ellie tự dịch chuyển. Tuy nhiên trong đoạn video không thể nhìn thấy được chân ghế, để chắc chắn liệu nó có bị buộc dây hay gắn nam châm không. Nhưng kể từ đó gia đình Lisa đã xuất hiện khá nhiều trên cả báo, đài truyền hình và nhận được những phản hồi trái chiều.
Nhưng sau khi xem đoạn video, chính quyền địa phương đã cử một thầy tu ở nhà thờ đến vẩy nước thánh và khuyên rằng gia đình Lisa có lẽ không hợp sống trong ngôi nhà này. Thậm chí cả gia đình Lisa đã mời nhà ngoại cảm Derek Acorah nổi tiếng của nước Anh, đến để trừ tà ma. Ông Acorah khẳng định mọi chuyện lạ này đều do người đàn ông rất hung dữ tên là Marcus, từng sống ở nơi này và chết vì bị đau tim, gây ra. Ông chắc chắn rằng, sau khi được sự giám sát của mình, linh hồn này sẽ không trở lại nữa. Nhưng sự thật không đúng như vậy, bóng ma vẫn thường xuyên ám ảnh ngôi nhà kỳ lạ này.
Bắt đầu vào năm 1990, khi gia đình ông Richard đã dành dụm được một khoản tiền kha khá, và quyết tâm xây dựng một ngôi nhà tại Holbrooks, Coventry để vợ chồng cùng ba đứa con dọn về sinh sống. Sau một thời gian cả nhà dọn về nơi ở mới, vợ chồng ông cảm thấy nhiều lục đục bỗng dưng nảy sinh mà vốn trước đây ở trong ngôi nhà cũ họ chưa từng gặp phải. Cứ mỗi lần ông Richard đi công tác xa về là bà vợ lại hục hặc vô lối, con cái cũng đâm ra hư hỏng, ăn chơi phá phách mà ba mẹ có dạy bảo cũng không nghe.
Đỉnh điểm của những vấn đề trục trặc ập đến với gia đình ông Richard, đó là khi ông bị tai nạn giao thông với lý do thì hết sức trên trời. Khi đó ông Richard đã cẩn thận đi bộ men theo sát lề đường tránh xe cộ, nhưng chiếc xe gây tai nạn thì lại cố tình leo lên lề tông trúng phải ông, rồi thản nhiên chạy về lòng đường rồi biến mất, không ai phát hiện ra chiếc xe đó màu gì, người cầm lái có đặc điểm như thế nào. Đang ấm ức vì tai nạn trên trời rơi xuống, thì gia đình lại tiếp tục gặp vận đen, khi vợ ông bỗng nhiên nổi cơn đau đầu khủng khiếp đến mức bất tỉnh, rồi cũng theo chồng vào nhập viện.
Cứ như vậy gia đình ông Richard như loạn hết cả lên, khi hai người trụ cột lo kinh tế gia đình, chăm con ăn học thì đều đã nằm một chỗ bất động. Tuy nhiên tai họa chưa buông tha gia đình này. Khi vợ chồng vừa gượng ngồi dậy được thì bàng hoàng nhận được tin dữ bay đến từ London. Đứa con trai thứ hai của ông bà Richard, khi ấy đang học tại một trường đại học ở đây, ngày thường thì hiền như đất, bỗng hôm đó gây hấn với người khác nên bị đâm một nhát vào ngực đang cấp cứu trong bệnh viện. Thế là tức tốc ông Richard lại phải tới London lo cứu chữa cho con. Mặc dù bị đâm nhưng con trai ông vẫn còn may mắn nên thoát khỏi bàn tay tử thần. Con dao gây án là một con dao cực bén, thế nên khi mũi dao chạm lồng ngực con trai ông thì xuyên qua xương sườn.
Chỉ trong một thời gian ngắn những tai họa liên tiếp giáng xuống, không chỉ khiến các thành viên trong gia đình mệt mỏi, mà còn hao tốn tiền của và họ chỉ biết trách số phận. Đều là những tai nạn nên khi đó ông Richard chẳng mảy may suy nghĩ đến vấn đề ma tà quỷ quái, mà trước sau chỉ khẳng định đó là vận đen. Quan niệm này của ông sau đó ít ngày đã lung lay vì những chuyện lạ khác tiếp tục kéo đến.
Ít ngày sau khi bị đâm nhưng may mắn thoát chết, con trai ông Richard về thăm nhà và rủ bạn là Marcus cùng về chơi. Sau bữa ăn tối thân mật cùng gia đình, Marcus lên phòng nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Sáng hôm sau, khi gọi khách dậy đánh răng rửa mặt ăn sáng, cả chục lần gọi mà không thấy thưa nên ông Richard vào lay người khách. Không có tiếng đáp trả mà chỉ thấy người khách cứng đơ. Thì ra khách đến chơi nhà trong đêm đầu tiên đã chết bất đắc kỳ tử, không khi nào tỉnh lại. Cảnh sát lúc ấy đến nhà khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi điều tra nguyên nhân cái chết của nạn nhân, đã nhanh chóng xác định người này đột tử vì cảm gió.
Thế nhưng lời khai của con trai ông Richard khiến nhiều người không lý giải được, về lý do dẫn đến mối quan hệ thân thiết giữa anh và nạn nhân. Con trai ông cho biết: Tuy học khóa trên và hơn nhau hai tuổi, thông thường thì ít khi sinh viên khác khóa chơi với nhau, nhưng con trai ông Richard và Marcus lại tình cờ gặp và khá thân thiết nhau, quý nhau như anh em. Trước đó Marcus khá khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh gì. Kể cả việc Marcus theo về thăm nhà ông Richard cũng hoàn toàn ngẫu nhiên, không có việc bàn tính từ trước.
Cũng theo lời khai của con trai ông Richard: Vào tối hôm đó trước khi đi ngủ, Marcus có chia sẻ rằng đây mới chính là nhà của ba má anh...
Cũng chính bởi câu nói này đã khiến cho cái chết của Marcus được lý giải theo hướng khác. Ngay lập tức nhà ngoại cảm Derek Acorah được mời đến để tìm hiểu nguyên nhân sự việc giúp gia đình ông Richard. Sau khi làm lễ cầu an, cầu siêu.
Derek chia sẻ: Marcus nói rằng vốn là con của ông bà Richard, trước đây được đầu thai và phải mượn tạm xác để sống tiếp kiếp nữa. Nay khi cần yên nghỉ thì Marcus muốn về lại ngay nhà cha mẹ ruột của mình. Bây giờ Marcus chỉ ở đây chứ không đi đâu cả.
Đến lúc này người thân của Marcus cũng chia sẻ rằng: Họ vẫn thường thấy đôi lần Marcus nói về chuyện sẽ đi Holbrooks để tìm người thân ở đó, nhưng lúc đó không ai để ý đến vì nghĩ rằng có thể Marcus đang nói đùa.
Theo nhà ngoại cảm Derek thì Marcus kiên quyết không chịu chuyển đi nơi khác và cũng không muốn đầu thai. Cho rằng những câu chuyện của Derek là không có căn cứ, nhưng ông Richard cũng không dám tiếp tục sống tại căn nhà bị ám này nữa, nên gia đình đã quyết định bán lại cho người khác. Cũng kể từ đó, có khá nhiều gia đình chuyển đến đây nhưng cũng chỉ được một thời gian là lại chuyển đi.
Theo lời giải thích của Derek, thì nguyên nhân chính là do gia đình ông Richard không chịu nhận Marcus, khiến cho linh hồn của anh không siêu thoát, nên cứ lởn vởn để ám ngôi nhà tại Holbrooks này. Do bức bối nên hồn ma Marcus rất hay quậy phá, khiến cho không một gia đình nào có thể sinh sống ổn định được.
Trước thông tin về ngôi nhà bị ma ám này, nhà chức trách ở Coventry vẫn đưa ra lời giải thích rằng, mọi chuyện chỉ là sự trùng lặp và không có chuyện hồn ma Marcus đang ám ảnh ngôi nhà. Có thể những gia đình sinh sống trước đây tại ngôi nhà muốn được ưu tiên chuyển đến nơi ở mới thuận tiện hơn, nên mới bịa đặt ra những câu chuyện mang màu sắc kỳ quái như vậy. Nhưng mặc cho những lời giải thích đầy tính khoa học đó, ngôi nhà vẫn khiến cho những ai là chủ nhân phải kinh hãi mỗi đêm. Và cho đến giờ không một ai ở Holbrooks dám lại gần ngôi nhà ma này.
Bảo Trân
#430
Gửi vào 10/04/2012 - 00:21
KHÁM PHÁ BÍ MẬT TÚI PHÉP CỦA THẦY MO XỨ MƯỜNG
Khi thầy mo Lựng chầm chậm đổ túi phép ra, tôi hết sức ngạc nhiên vì trong đó không phải là những lá bùa phép, mà lại là rất nhiều thứ cổ vật độc đáo. Mỗi một vật tượng trưng cho một mệnh của con người và hợp thành túi khoác. Khi đi làm lễ, các đồ trong túi được đổ ra một chậu nước sạch, hoặc ngâm vào rượu sau đó bôi lên đầu người bệnh để lấy vía, phần còn lại đổ lên phía trên đầu giường nơi người bệnh nằm.
Tôi đã từng được nghe nhiều người kể truyền miệng nhau về những phép thuật huyền bí của các ông thầy mo trên các bản làng dân tộc. Họ có thể chữa được các chứng bệnh tà ma chỉ bằng chai nước phép và những câu thần chú. Hay ban phát tình yêu một cách dễ dàng cho những đôi lứa đang trong thời lạnh nhạt. Nhưng sự thật có phải như vậy. Để tìm hiểu về công việc bí hiểm của những thầy mo này, tôi cất công lên xứ Mường xa xôi để tìm gặp một thầy mo thứ thiệt. Khi đi tới xứ Mường Bi, nay thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, hỏi người dân nơi đây, mọi người cho tôi biết, thầy mo ở đây có nhiều lắm nhưng nổi tiếng nhất là ông Mo Lựng.
Ông được coi như một pho sách sống của xứ Mường, vì thuộc làu sử thi đẻ đất đẻ nước dài hơn 50.000 câu thơ và am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của người Mường. Theo sự chỉ dẫn của người dân bản địa, tôi đi tìm nhà thầy Lựng. Đường vào nhà mo Lựng là một con đường đất trơn trượt, lối vào cây cối mọc um tùm đúng chất nguyên sơ của các bản làng dân tộc vùng cao. Thấy khách đến mo Lựng vui vẻ chào đón, khi biết tôi làm nhà báo muốn tới tìm hiểu về công việc của những người được gọi là thầy mo, ông càng có vẻ khoái chí.
Mo Lựng tên đầy đủ Bùi Văn Lựng, sinh năm 1957, đến đời ông là đời thứ bảy làm mo. Nhà có đông anh em, nhưng thầy Lựng là người có căn duyên nhất, nên được chọn làm người kế nghiệp. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã đi theo các cụ làm lễ, nghe mo đọc các bài sử thi, dần dần những nghi lễ đó thấm nhuần vào ông. Người Mường ở xứ này vốn có tục thờ cúng tổ tiên và theo tín ngưỡng đa thần giáo, họ rất quý trọng thầy mo vì cho rằng thầy mo chính là sứ giả giữa thế giới thần linh và nhân gian. Mỗi khi trong nhà có việc, hoặc có người bị ốm đau nặng, ngoài việc mời thầy thuốc ra, họ đều mời thầy mo đến tận nhà để làm lễ mo, coi thầy mo như một chỗ dựa tinh thần vậy.
Vừa nhâm nhi chén trà, mo Lựng vừa cho tôi biết:
Thầy mo là một người thầy cúng trong các bản, làng, chuyên làm các lễ linh thiêng, lễ hội, đầy tháng tuổi cho trẻ sơ sinh, rước cô dâu mới về nhà, dựng miếu mạo, ma chay, chặt hạ cây cổ thụ, dựng nhà mới...hầu hết những công việc liên quan đến phong tục tập quán. Nhiều người cứ nghĩ rằng, các thầy mo đều là những người tài giỏi, có đức độ, biết làm nhiều thủ thuật xua đuổi tà ma để chữa bệnh cho mọi người. Ngược lại, cũng không ít người cho rằng, việc làm mo mang tính chất lừa gạt, dối trá...chuyên dùng các loại bùa phép tà thuật để hại người.
Thực ra, thầy mo chỉ là một người mang lấy trách nhiệm thực hiện một số công việc liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh của cá nhân, của cộng đồng. Do vậy, họ phải có một vài bí quyết nhất định do tiền nhân truyền lại. Có một điểm rất rõ ràng mà không phải ai cũng hiểu: thầy mo không phải là thầy thuốc. Một số người làm mo cũng có biết một số loại thuốc nam chữa bệnh, nhưng việc họ biết tìm thuốc hoàn toàn khác với việc họ làm nghề thầy mo. Mỗi khi có việc cần nhờ, người trong bản lại đến tận nhà đón thầy mo Lựng về nhà mình.
Thầy Lựng cho biết:
Công việc chủ yếu nhất của thầy mo là việc ma chay đưa tiễn người quá cố hoặc đám giỗ. Nghi thức để tiến hành mo cho một người qua đời đầu tiên phải mời quan Thiên Thư, Đại Thánh về phù hộ, sau đó thắp hương, thắp đèn từ năm đến bảy đêm. Trong khoảng thời gian này, thầy mo ngồi đọc sử thi Đẻ đất đẻ nước rồi đến Đẻ loài người đẻ vật để linh hồn người quá cố được bình an, siêu thoát. Việc mo đọc sử thi Đẻ đất đẻ nước là một cách an ủi, ru rín, hướng con người vào lòng tin, sự thánh thiện sẽ được phù trợ, đó là chữa về tâm lý nhằm giúp người bệnh tin vào sự tốt đẹp, huyền diệu của vũ trụ, trấn an tình thân. Tiếng chuông, mõ khi cúng là thứ âm nhạc tác động vào thần kinh, tạo cảm giác đưa luồng sinh khí khỏe mạnh vào cơ thể.
Mỗi khi cúng mo Lựng mặc y phục riêng. Ðó là chiếc áo dài năm thân cài khuy bên nách phải, màu xanh hoặc đen, thắt đai lưng, đội mũ vải nhọn đầu như hình chiếc bồ đài và mang theo túi bùa đựng những vật thiêng để đựng những đồ vật làm phép rất quan trọng trong quá trình làm mo.
Thầy Lựng còn cho tôi biết:
Cái khó và khổ lớn nhất của người làm thầy mo ngoài việc am hiểu các phong tục cũng như nghi lễ làm mo ra đó là việc phải uống được nhiều rượu. Muốn làm thầy mo trước hết phải luyện được tửu lượng cực kỳ cao, làm chủ được mình để không bị say, sao cho đến mức trăm chén chưa say. Bởi lẽ, trong khi thực hiện lễ mo, các thầy phải uống rượu nhiều lần, sau khi xong việc lại phải uống rượu mời của tất cả mọi người trong gia đình mời thầy về. Nếu không có cái bụng tốt thì khó làm việc lắm. Như ông thầy Q. ở xóm bên, cũng làm thầy mo, nhưng có lần uống rượu say quá, không kiềm chế được, đã gây sự đánh nhau với cả người nhà. Sau lần đó thì phải bỏ nghề, vì chả còn ai tin tưởng để mời đi mo nữa.
Mỗi khi đi mo, mo Lựng luôn mang bên mình một chiếc túi vải thô, được buộc chặt cẩn thận, bên trong đựng các vật để làm lễ gọi là túi Khoác. Đây được coi là một vật bất ly thân không thể thiếu của ông.
Thầy Lựng kể rằng:
Mỗi thầy mo đều có riêng cho mình một chiếc túi phép, nhưng không phải túi nào cũng thiêng và phát huy tác dụng khi đi làm lễ mo cho các gia đình. May mắn, thầy Lựng được thừa hưởng một túi phép cổ do cha ông để lại. Nhờ chiếc túi gia truyền này mà thầy Lựng mới thêm phần cao tay trong việc đi mo, và được những người dân ở quanh xứ Mường Bi này tín nhiệm, có bất cứ việc gì là đều tìm đến nhờ cậy cả. Chiếc túi phép của thầy mo Lựng đã được lưu truyền bảy đời, từ thời cha ông khởi nghiệp đến giờ, chiếc túi này đã được dùng cho không biết bao nhiêu lần đi mo, chữa khỏi rất nhiều người đau ốm, mắc bệnh kỳ quái.
Ngoài thầy Lựng ra, rất ít người được nhìn thấy chứ chưa nói đến được sờ tận tay những bảo vật gia truyền của thầy mo. Ngay đến cả những người có việc đến mời thầy về, khi làm phép cũng chỉ có mình thầy chứ không ai được bén mảng tới gần, nên cũng không biết bên trong túi có những gì. Vì tôi lặn lội đường xá xa xôi lên tận đây, lại cũng có một chút căn duyên (theo lời thầy Lựng) nên ông cũng mở lòng, chịu phá lệ, mở túi phép để cho tôi xem bảo bối gia truyền.
Khi thầy mo Lựng chầm chậm đổ túi phép ra, tôi hết sức ngạc nhiên vì trong đó không phải là những lá bùa phép như những gì người ta đồn thổi mà bên trong túi có rất nhiều thứ cổ vật độc đáo. Từ những viên đá thạch anh trắng, đá hình chân răng, sừng sơn dương, nanh lợn lòi, nanh sói... đã hóa thạch đến lưỡi rìu xéo bằng đồng thau có pha vàng. Đặc biệt trong đó có bộ răng hàm tinh tinh hóa thạch là vật thiêng độc nhất vô nhị, hiếm có ai có được chứ chưa nói đến cái xứ Mường Bi này.
Thầy Bùi Văn Lựng cho biết:
Túi phép thường dùng để giúp người hay đau ốm được khỏe mạnh. Mỗi vật trong túi phép tượng trưng cho một mệnh hợp thành túi khoác. Khi đi làm lễ, các đồ trong túi được đổ ra một chậu nước sạch hoặc ngâm vào rượu sau đó bôi lên đầu người bệnh để lấy vía, phần còn lại đổ lên phía trên đầu giường nơi người bệnh nằm.
Những thứ cổ vật này đều có lịch sử lâu đời, hiếm có và rất có giá trị, do cha ông trong quá trình làm nghề thầy mo, nhờ có cơ duyên mới có được. Theo thầy Lựng, có lần khi được mời đi tham dự lễ hội văn hóa các dân tộc, khi các nhà nghiên cứu trông thấy cổ vật bên trong túi phép của ông đã trầm trồ kinh ngạc và phát hiện ra chiếc trống cúng là loại trống đồng Đông Sơn, Chuông cúng cũng từ thời Đông Sơn hai ngàn năm trước năm trước, giờ không có nữa.
Cũng vì sở hữu chiếc túi thần kỳ này cùng với việc thuộc lòng sử thi đẻ đất đẻ nước, thầy Lựng được mời đi rất nhiều các sự kiện về phong tục, văn hóa người Mường và các dân tộc thiểu số. Mới đây, ông còn được đoàn nghiên cứu người Ba Lan mời đi nước ngoài để tìm hiểu về nghi lễ mo độc đáo của người Mường mà hiếm có nơi nào trên thế giới có được.
Kinh Vân
Khi thầy mo Lựng chầm chậm đổ túi phép ra, tôi hết sức ngạc nhiên vì trong đó không phải là những lá bùa phép, mà lại là rất nhiều thứ cổ vật độc đáo. Mỗi một vật tượng trưng cho một mệnh của con người và hợp thành túi khoác. Khi đi làm lễ, các đồ trong túi được đổ ra một chậu nước sạch, hoặc ngâm vào rượu sau đó bôi lên đầu người bệnh để lấy vía, phần còn lại đổ lên phía trên đầu giường nơi người bệnh nằm.
Tôi đã từng được nghe nhiều người kể truyền miệng nhau về những phép thuật huyền bí của các ông thầy mo trên các bản làng dân tộc. Họ có thể chữa được các chứng bệnh tà ma chỉ bằng chai nước phép và những câu thần chú. Hay ban phát tình yêu một cách dễ dàng cho những đôi lứa đang trong thời lạnh nhạt. Nhưng sự thật có phải như vậy. Để tìm hiểu về công việc bí hiểm của những thầy mo này, tôi cất công lên xứ Mường xa xôi để tìm gặp một thầy mo thứ thiệt. Khi đi tới xứ Mường Bi, nay thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, hỏi người dân nơi đây, mọi người cho tôi biết, thầy mo ở đây có nhiều lắm nhưng nổi tiếng nhất là ông Mo Lựng.
Ông được coi như một pho sách sống của xứ Mường, vì thuộc làu sử thi đẻ đất đẻ nước dài hơn 50.000 câu thơ và am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của người Mường. Theo sự chỉ dẫn của người dân bản địa, tôi đi tìm nhà thầy Lựng. Đường vào nhà mo Lựng là một con đường đất trơn trượt, lối vào cây cối mọc um tùm đúng chất nguyên sơ của các bản làng dân tộc vùng cao. Thấy khách đến mo Lựng vui vẻ chào đón, khi biết tôi làm nhà báo muốn tới tìm hiểu về công việc của những người được gọi là thầy mo, ông càng có vẻ khoái chí.
Mo Lựng tên đầy đủ Bùi Văn Lựng, sinh năm 1957, đến đời ông là đời thứ bảy làm mo. Nhà có đông anh em, nhưng thầy Lựng là người có căn duyên nhất, nên được chọn làm người kế nghiệp. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã đi theo các cụ làm lễ, nghe mo đọc các bài sử thi, dần dần những nghi lễ đó thấm nhuần vào ông. Người Mường ở xứ này vốn có tục thờ cúng tổ tiên và theo tín ngưỡng đa thần giáo, họ rất quý trọng thầy mo vì cho rằng thầy mo chính là sứ giả giữa thế giới thần linh và nhân gian. Mỗi khi trong nhà có việc, hoặc có người bị ốm đau nặng, ngoài việc mời thầy thuốc ra, họ đều mời thầy mo đến tận nhà để làm lễ mo, coi thầy mo như một chỗ dựa tinh thần vậy.
Vừa nhâm nhi chén trà, mo Lựng vừa cho tôi biết:
Thầy mo là một người thầy cúng trong các bản, làng, chuyên làm các lễ linh thiêng, lễ hội, đầy tháng tuổi cho trẻ sơ sinh, rước cô dâu mới về nhà, dựng miếu mạo, ma chay, chặt hạ cây cổ thụ, dựng nhà mới...hầu hết những công việc liên quan đến phong tục tập quán. Nhiều người cứ nghĩ rằng, các thầy mo đều là những người tài giỏi, có đức độ, biết làm nhiều thủ thuật xua đuổi tà ma để chữa bệnh cho mọi người. Ngược lại, cũng không ít người cho rằng, việc làm mo mang tính chất lừa gạt, dối trá...chuyên dùng các loại bùa phép tà thuật để hại người.
Thực ra, thầy mo chỉ là một người mang lấy trách nhiệm thực hiện một số công việc liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh của cá nhân, của cộng đồng. Do vậy, họ phải có một vài bí quyết nhất định do tiền nhân truyền lại. Có một điểm rất rõ ràng mà không phải ai cũng hiểu: thầy mo không phải là thầy thuốc. Một số người làm mo cũng có biết một số loại thuốc nam chữa bệnh, nhưng việc họ biết tìm thuốc hoàn toàn khác với việc họ làm nghề thầy mo. Mỗi khi có việc cần nhờ, người trong bản lại đến tận nhà đón thầy mo Lựng về nhà mình.
Thầy Lựng cho biết:
Công việc chủ yếu nhất của thầy mo là việc ma chay đưa tiễn người quá cố hoặc đám giỗ. Nghi thức để tiến hành mo cho một người qua đời đầu tiên phải mời quan Thiên Thư, Đại Thánh về phù hộ, sau đó thắp hương, thắp đèn từ năm đến bảy đêm. Trong khoảng thời gian này, thầy mo ngồi đọc sử thi Đẻ đất đẻ nước rồi đến Đẻ loài người đẻ vật để linh hồn người quá cố được bình an, siêu thoát. Việc mo đọc sử thi Đẻ đất đẻ nước là một cách an ủi, ru rín, hướng con người vào lòng tin, sự thánh thiện sẽ được phù trợ, đó là chữa về tâm lý nhằm giúp người bệnh tin vào sự tốt đẹp, huyền diệu của vũ trụ, trấn an tình thân. Tiếng chuông, mõ khi cúng là thứ âm nhạc tác động vào thần kinh, tạo cảm giác đưa luồng sinh khí khỏe mạnh vào cơ thể.
Mỗi khi cúng mo Lựng mặc y phục riêng. Ðó là chiếc áo dài năm thân cài khuy bên nách phải, màu xanh hoặc đen, thắt đai lưng, đội mũ vải nhọn đầu như hình chiếc bồ đài và mang theo túi bùa đựng những vật thiêng để đựng những đồ vật làm phép rất quan trọng trong quá trình làm mo.
Thầy Lựng còn cho tôi biết:
Cái khó và khổ lớn nhất của người làm thầy mo ngoài việc am hiểu các phong tục cũng như nghi lễ làm mo ra đó là việc phải uống được nhiều rượu. Muốn làm thầy mo trước hết phải luyện được tửu lượng cực kỳ cao, làm chủ được mình để không bị say, sao cho đến mức trăm chén chưa say. Bởi lẽ, trong khi thực hiện lễ mo, các thầy phải uống rượu nhiều lần, sau khi xong việc lại phải uống rượu mời của tất cả mọi người trong gia đình mời thầy về. Nếu không có cái bụng tốt thì khó làm việc lắm. Như ông thầy Q. ở xóm bên, cũng làm thầy mo, nhưng có lần uống rượu say quá, không kiềm chế được, đã gây sự đánh nhau với cả người nhà. Sau lần đó thì phải bỏ nghề, vì chả còn ai tin tưởng để mời đi mo nữa.
Mỗi khi đi mo, mo Lựng luôn mang bên mình một chiếc túi vải thô, được buộc chặt cẩn thận, bên trong đựng các vật để làm lễ gọi là túi Khoác. Đây được coi là một vật bất ly thân không thể thiếu của ông.
Thầy Lựng kể rằng:
Mỗi thầy mo đều có riêng cho mình một chiếc túi phép, nhưng không phải túi nào cũng thiêng và phát huy tác dụng khi đi làm lễ mo cho các gia đình. May mắn, thầy Lựng được thừa hưởng một túi phép cổ do cha ông để lại. Nhờ chiếc túi gia truyền này mà thầy Lựng mới thêm phần cao tay trong việc đi mo, và được những người dân ở quanh xứ Mường Bi này tín nhiệm, có bất cứ việc gì là đều tìm đến nhờ cậy cả. Chiếc túi phép của thầy mo Lựng đã được lưu truyền bảy đời, từ thời cha ông khởi nghiệp đến giờ, chiếc túi này đã được dùng cho không biết bao nhiêu lần đi mo, chữa khỏi rất nhiều người đau ốm, mắc bệnh kỳ quái.
Ngoài thầy Lựng ra, rất ít người được nhìn thấy chứ chưa nói đến được sờ tận tay những bảo vật gia truyền của thầy mo. Ngay đến cả những người có việc đến mời thầy về, khi làm phép cũng chỉ có mình thầy chứ không ai được bén mảng tới gần, nên cũng không biết bên trong túi có những gì. Vì tôi lặn lội đường xá xa xôi lên tận đây, lại cũng có một chút căn duyên (theo lời thầy Lựng) nên ông cũng mở lòng, chịu phá lệ, mở túi phép để cho tôi xem bảo bối gia truyền.
Khi thầy mo Lựng chầm chậm đổ túi phép ra, tôi hết sức ngạc nhiên vì trong đó không phải là những lá bùa phép như những gì người ta đồn thổi mà bên trong túi có rất nhiều thứ cổ vật độc đáo. Từ những viên đá thạch anh trắng, đá hình chân răng, sừng sơn dương, nanh lợn lòi, nanh sói... đã hóa thạch đến lưỡi rìu xéo bằng đồng thau có pha vàng. Đặc biệt trong đó có bộ răng hàm tinh tinh hóa thạch là vật thiêng độc nhất vô nhị, hiếm có ai có được chứ chưa nói đến cái xứ Mường Bi này.
Thầy Bùi Văn Lựng cho biết:
Túi phép thường dùng để giúp người hay đau ốm được khỏe mạnh. Mỗi vật trong túi phép tượng trưng cho một mệnh hợp thành túi khoác. Khi đi làm lễ, các đồ trong túi được đổ ra một chậu nước sạch hoặc ngâm vào rượu sau đó bôi lên đầu người bệnh để lấy vía, phần còn lại đổ lên phía trên đầu giường nơi người bệnh nằm.
Những thứ cổ vật này đều có lịch sử lâu đời, hiếm có và rất có giá trị, do cha ông trong quá trình làm nghề thầy mo, nhờ có cơ duyên mới có được. Theo thầy Lựng, có lần khi được mời đi tham dự lễ hội văn hóa các dân tộc, khi các nhà nghiên cứu trông thấy cổ vật bên trong túi phép của ông đã trầm trồ kinh ngạc và phát hiện ra chiếc trống cúng là loại trống đồng Đông Sơn, Chuông cúng cũng từ thời Đông Sơn hai ngàn năm trước năm trước, giờ không có nữa.
Cũng vì sở hữu chiếc túi thần kỳ này cùng với việc thuộc lòng sử thi đẻ đất đẻ nước, thầy Lựng được mời đi rất nhiều các sự kiện về phong tục, văn hóa người Mường và các dân tộc thiểu số. Mới đây, ông còn được đoàn nghiên cứu người Ba Lan mời đi nước ngoài để tìm hiểu về nghi lễ mo độc đáo của người Mường mà hiếm có nơi nào trên thế giới có được.
Kinh Vân
Thanked by 1 Member:
|
|
#431
Gửi vào 17/04/2012 - 01:53
LẦN DẤU THẦN Y GIỮA ĐẠI NGÀN HOANG SƠ
Ở chốn núi rừng như vùng Bảy Núi An Giang, rắn độc nhiều vô kể. Tuy nhiên, chúng không còn là nỗi khiếp hãi của người dân khi trong vùng xuất hiện các thần y. Sư Chau Sóc Kol là đệ tử của sư Chau Som, thần y trị rắn nổi tiếng một thời ở Bảy Núi. Chùa Phnom Pi Lơ do sư Chau Som xây dựng cách nay hơn năm chục năm. Lúc đó, vùng Bảy Núi còn rất hoang sơ. Thường xuyên gặp cảnh người dân bị rắn độc cắn lìa đời, sư Chau Som đã dốc lòng tìm thầy học cách trị rắn.
Sư Chau Sóc Kol nhớ lại:
- Thầy tôi đã học được bài thuốc bí truyền trị nọc rắn độc của ông Tà Huôl, người ở cách núi Nam Quy một cánh rừng hiểm trở. Khi đã thông thạo, ông về chùa bắt đầu làm thuốc cứu người. Tiếng lành đồn xa, nhiều người bị rắn độc cắn ở khắp nơi đều đến nhờ ông cứu chữa. Một hôm, có ba người bị rắn hổ cắn được đưa đến chùa cùng lúc. Trong đó, một người do ở quá xa, bị rắn cắn đã lâu, nọc độc lan toàn thân nên thầy tôi không thể cứu kịp. Ông buồn quá đi lang thang trong rừng, tình cờ gặp một con rắn độc đang run rẩy tìm cách cố thoát khỏi một bụi cây lạ. Thầy tôi nhổ cây này về nghiên cứu, kết hợp với bài thuốc đã học, ông chế được nhiều loại thuốc giải độc rắn rất hiệu nghiệm. Cây lạ đó là ngải rừng Pro ti puốt. Đến khi mất, thầy tôi đã cứu sống không dưới một ngàn người bị rắn độc cắn.
Trong số nhiều đệ tử đang tu học tại chùa Phnom Pi Lơ, sư Chau Som chọn Chau Sóc Kol để truyền các bài thuốc giải nọc độc rắn. Chau Sóc Kol vào chùa tu học từ năm mười bốn tuổi và trong suốt mười năm được sư phụ truyền dạy, ông đã nhanh chóng lĩnh hội được cách điều chế các bài thuốc quý. Khi tuổi già sức yếu, sư Chau Som quyết định giao quyền quản lý chùa Phnom Pi Lơ cho đệ tử chân truyền của mình coi quản. Năm 2005, sư Chau Som qua đời, Chau Sóc Kol trở thành sư cả khi mới hai mươi ba tuổi. Từ những bí quyết được sư phụ chân truyền, sư Chau Sóc Kol nhanh chóng nổi tiếng nhờ các bài thuốc trị rắn hiệu nghiệm như thần. Danh xưng thần y trị rắn cũng đã được nhiều người tặng cho nhà sư trẻ này.
Ông Đỗ Văn Thạnh, một người buôn bán tại thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, An Giang, từng được thần y Chau Sóc Kol cứu sống khi tính mạng đã treo đầu sợi tóc do rắn độc cắn. Ông Thạnh kể:
- Rạng sáng hôm đó, tôi mở cửa chuẩn bị dọn hàng ra bán thì bất ngờ bị một con rắn mổ vào tay. Tôi không biết nó là rắn độc nên vẫn loay hoay làm việc. Khoảng một giờ sau, tôi thấy choáng váng, toàn thân tím tái rồi nằm lăn ra đất. Người nhà đã đưa tôi sang tận núi Nam Quy nhờ sư Chau Sóc Kol chữa trị. Khi đã được cứu mạng, tôi xin trả ơn nhưng sư nhất định không chịu nhận bất cứ thứ gì.
Ông Thạnh thán phục:
- Sư còn khuyên tôi dù có khó khăn, nghèo khổ đến mấy nhưng cũng phải tìm cách giúp đỡ người khác.
Cũng ở An Giang, ông Lê Văn Duyên, sáu mươi lăm tuổi, ngụ tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, được nhiều người tôn xưng là thần y trị rắn. Vì nhà nằm cuối sóc Tà Ngáo nên mọi người cũng quen gọi ông Duyên là thầy Tư Tà Ngáo. Từng sinh sống ở vùng Kirivong, tỉnh Tà Keo, Campuchia, cha ông Duyên đã có cơ duyên học được những bài thuốc trị nọc rắn của người dân địa phương.
- Sau đó, trước khi mất, cha tôi đã truyền lại những bài thuốc quý này để tôi tự cứu mình và người khác. Năm 1979, gia đình tôi bị Pôn Pốt giết hại, chỉ còn mỗi tôi sống sót. Sau đó một năm, tôi về An Giang sinh sống tới nay. Ông Duyên tâm sự.
Trên đường về đất mẹ, ông Duyên đã nhiều lần tự nhủ sẽ bỏ nghề làm thuốc trị nọc rắn độc vì sợ sinh nghề tử nghiệp. Tuy nhiên, nơi ông tìm đến là vùng rừng núi hoang sơ có đủ loại rắn độc khiến ông không khỏi trăn trở, xao lòng. Một lần đi rừng, ông gặp một người bị rắn chàm cạp mổ trúng chân đang lê từng bước nặng nhọc kêu cứu. Ông Duyên vội lấy bịch thuốc trị rắn lúc nào cũng mang theo bên mình và kiếm thêm vài loại cây cỏ xung quanh rồi giã nhuyễn, vắt nước cho người bệnh uống. Không lâu sau đó, người này đã có thể đi lại được. Đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, ông Duyên không cho phép mình đắn đo, suy nghĩ.
- Từ hôm đó, tôi không còn băn khoăn bỏ hay giữ nghề làm thuốc trị rắn nữa mà quyết tâm đeo đuổi để giúp người. Ông Duyên bộc bạch.
Ông Duyên có biệt tài nhìn vết thương có thể phân biệt được loại rắn gì cắn. Từ đó, ông sẽ có cách điều trị và điều chế liều lượng thuốc hiệu quả. Ông giải thích:
- Rắn núi cắn thì vết thương sẽ chảy máu rất nhiều, nọc phát chậm nhưng nguy kịch rất cao, chữa trị trong thời gian dài mới hết hẳn. Còn rắn ở đồng bằng cắn thì vết thương chỉ bầm tím, thấy rõ dấu răng nhưng không chảy máu nhiều. Rắn đồng bằng có nọc độc phát cực nhanh, người bị chúng cắn cần phải được giải cứu kịp thời. Mỗi loại rắn còn có cách chữa trị khác nhau. Chẳng hạn người bị rắn hổ cắn sẽ có đờm dâng lên ngực, lên họng làm nghẹt thở nên phải làm thuốc nhanh để vắt nước cho họ uống hạ đờm...
Trong khuôn viên chùa Phnom Pi Lơ, chúng tôi thấy nổi bật một vườn thuốc nhỏ luôn xanh tốt. Các loại cây cỏ trị nọc rắn này được thần y Chau Sóc Kol sưu tầm từ nhiều nơi mang về trồng. Chỉ những cây khô ngoằn ngoèo trên mặt đất, sư Chau Sóc Kol cho biết đó là ngải Pro ti puốt, khắc tinh của nọc độc rắn.
- Nhìn thấy khô cằn vậy chứ ngải Pro ti puốt sống rất mạnh. Mùa khô cây rụng hết lá, củ ẩn dưới lớp đất đá nhưng không bao giờ chết. Đầu mùa mưa, ngải lại xanh tốt, nhảy củ khắp nơi. Có lẽ chính sức sống tìm tàng đó khiến loại cây này kháng được nọc rắn cực độc. Thần y nhận xét.
Những bài thuốc trị rắn độc cắn của thầy Tư Tà Ngáo, cũng lấy từ cây cỏ thiên nhiên. Hầu như ai bị rắn độc cắn, sau khi trị khỏi, ông Duyên đều cẩn thận chỉ cho họ cách làm thuốc để sau này tự cứu mình và cứu người. Khi chúng tôi yêu cầu, ông Duyên không ngần ngại chỉ ngay một bài thuốc dùng trị chung nọc rắn độc. Trong đó, chúng tôi thấy có nhiều loại cây cỏ trong thiên nhiên, như trúc, chanh, môn tím, môn trắng...
Dù ông không trương bảng hiệu, cũng chẳng nhận mình là thầy nhưng ngày càng có nhiều người bị rắn độc cắn tìm đến thầy Tư Tà Ngáo nhờ cứu chữa. Không ít lần ông Duyên bị dựng dậy lúc nửa đêm vì có người bị rắn cắn đang nguy cấp. Quan sát vết thương xong, ông lọ mọ xách đèn pin đi hái thuốc. Vài phút sau, ông quay lại với cối, chày và nắm cây cỏ trên tay rồi giã nhuyễn lấy nước cho nạn nhân uống, xác thuốc đắp chỗ vết thương. Ba mươi năm hành nghề trị rắn, thầy Tư Tà Ngáo không còn nhớ rõ mình đã giải độc, cứu mạng bao nhiêu người. Ông khẳng khái:
- Tôi chẳng quan tâm người ta ở đâu, giàu hay nghèo, chỉ biết họ bị rắn cắn cần cứu là mình giúp, xong cũng không cần họ ơn nghĩa, tiền bạc gì. Nhiều người nài nỉ trả tiền nhưng tôi cương quyết không nhận. Có người lén để lại tiền rồi ra về. Thoạt đầu tôi bực lắm, nhưng nghĩ còn nhiều người nghèo khó, thôi thì tiền đó để giúp những kẻ ngặt nghèo.
Người dân địa phương kể cho chúng tôi nghe vô số chuyện cứu người của ông Duyên. Chúng tôi nhớ mãi chuyện hai mẹ con nọ ở Châu Đốc đến Tịnh Biên cắt lúa mướn. Vừa tới nơi, đang dựng lều trại thì người con bị rắn hổ cắn vào chân. Được mọi người chỉ dẫn, bà mẹ đưa con tới gặp ông Tư Duyên nhờ chữa trị. Sau khi con tỉnh lại, bà mẹ áy náy:
- Tôi không có tiền trả cho thầy. Mẹ con tôi nghèo quá phải dắt nhau đi cắt lúa mướn, ngày nay chưa có hột cơm trong bụng.
Thầy Tư Tà Ngáo chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng móc hết tiền trong túi dúi vào tay bà. Người mẹ khắc khổ cảm động đến rơi nước mắt...Gia đình ông Duyên sống chủ yếu bằng nghề leo thốt nốt lấy nước nấu đường. Nghề này chẳng có mấy ai khấm khá nổi. Ông Duyên lại thường tốn nhiều thời gian, công sức cho việc chữa trị rắn cắn nhưng không bao giờ lấy tiền. Do vậy, ba mươi năm nay, gia đình ông vẫn sống trong căn nhà tồi tàn, ngày chỉ đủ hai bữa cơm lót dạ. Ông thổ lộ:
- Làm nghề gì cũng có cái đạo của nó. Tôi thường tự răn mình để làm được và tồn tại với nghề trị rắn thì phải không tham lam, không thù hận, oán giận, không làm điều bất nhân, bất nghĩa, trái với luân thường đạo lý. Chẳng hạn, ai đó vừa mới cự cãi, chửi mắng mình nhưng khi họ bị rắn độc cắn, mình không thể vì oán giận mà làm ngơ, bỏ mặc họ chết. Vật chất như thứ bụi bám trên người, chỉ cần một cái phủi tay là rơi hết. Nhân nghĩa, tình người mới là điều quan trọng.
NLĐ
Ở chốn núi rừng như vùng Bảy Núi An Giang, rắn độc nhiều vô kể. Tuy nhiên, chúng không còn là nỗi khiếp hãi của người dân khi trong vùng xuất hiện các thần y. Sư Chau Sóc Kol là đệ tử của sư Chau Som, thần y trị rắn nổi tiếng một thời ở Bảy Núi. Chùa Phnom Pi Lơ do sư Chau Som xây dựng cách nay hơn năm chục năm. Lúc đó, vùng Bảy Núi còn rất hoang sơ. Thường xuyên gặp cảnh người dân bị rắn độc cắn lìa đời, sư Chau Som đã dốc lòng tìm thầy học cách trị rắn.
Sư Chau Sóc Kol nhớ lại:
- Thầy tôi đã học được bài thuốc bí truyền trị nọc rắn độc của ông Tà Huôl, người ở cách núi Nam Quy một cánh rừng hiểm trở. Khi đã thông thạo, ông về chùa bắt đầu làm thuốc cứu người. Tiếng lành đồn xa, nhiều người bị rắn độc cắn ở khắp nơi đều đến nhờ ông cứu chữa. Một hôm, có ba người bị rắn hổ cắn được đưa đến chùa cùng lúc. Trong đó, một người do ở quá xa, bị rắn cắn đã lâu, nọc độc lan toàn thân nên thầy tôi không thể cứu kịp. Ông buồn quá đi lang thang trong rừng, tình cờ gặp một con rắn độc đang run rẩy tìm cách cố thoát khỏi một bụi cây lạ. Thầy tôi nhổ cây này về nghiên cứu, kết hợp với bài thuốc đã học, ông chế được nhiều loại thuốc giải độc rắn rất hiệu nghiệm. Cây lạ đó là ngải rừng Pro ti puốt. Đến khi mất, thầy tôi đã cứu sống không dưới một ngàn người bị rắn độc cắn.
Trong số nhiều đệ tử đang tu học tại chùa Phnom Pi Lơ, sư Chau Som chọn Chau Sóc Kol để truyền các bài thuốc giải nọc độc rắn. Chau Sóc Kol vào chùa tu học từ năm mười bốn tuổi và trong suốt mười năm được sư phụ truyền dạy, ông đã nhanh chóng lĩnh hội được cách điều chế các bài thuốc quý. Khi tuổi già sức yếu, sư Chau Som quyết định giao quyền quản lý chùa Phnom Pi Lơ cho đệ tử chân truyền của mình coi quản. Năm 2005, sư Chau Som qua đời, Chau Sóc Kol trở thành sư cả khi mới hai mươi ba tuổi. Từ những bí quyết được sư phụ chân truyền, sư Chau Sóc Kol nhanh chóng nổi tiếng nhờ các bài thuốc trị rắn hiệu nghiệm như thần. Danh xưng thần y trị rắn cũng đã được nhiều người tặng cho nhà sư trẻ này.
Ông Đỗ Văn Thạnh, một người buôn bán tại thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, An Giang, từng được thần y Chau Sóc Kol cứu sống khi tính mạng đã treo đầu sợi tóc do rắn độc cắn. Ông Thạnh kể:
- Rạng sáng hôm đó, tôi mở cửa chuẩn bị dọn hàng ra bán thì bất ngờ bị một con rắn mổ vào tay. Tôi không biết nó là rắn độc nên vẫn loay hoay làm việc. Khoảng một giờ sau, tôi thấy choáng váng, toàn thân tím tái rồi nằm lăn ra đất. Người nhà đã đưa tôi sang tận núi Nam Quy nhờ sư Chau Sóc Kol chữa trị. Khi đã được cứu mạng, tôi xin trả ơn nhưng sư nhất định không chịu nhận bất cứ thứ gì.
Ông Thạnh thán phục:
- Sư còn khuyên tôi dù có khó khăn, nghèo khổ đến mấy nhưng cũng phải tìm cách giúp đỡ người khác.
Cũng ở An Giang, ông Lê Văn Duyên, sáu mươi lăm tuổi, ngụ tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, được nhiều người tôn xưng là thần y trị rắn. Vì nhà nằm cuối sóc Tà Ngáo nên mọi người cũng quen gọi ông Duyên là thầy Tư Tà Ngáo. Từng sinh sống ở vùng Kirivong, tỉnh Tà Keo, Campuchia, cha ông Duyên đã có cơ duyên học được những bài thuốc trị nọc rắn của người dân địa phương.
- Sau đó, trước khi mất, cha tôi đã truyền lại những bài thuốc quý này để tôi tự cứu mình và người khác. Năm 1979, gia đình tôi bị Pôn Pốt giết hại, chỉ còn mỗi tôi sống sót. Sau đó một năm, tôi về An Giang sinh sống tới nay. Ông Duyên tâm sự.
Trên đường về đất mẹ, ông Duyên đã nhiều lần tự nhủ sẽ bỏ nghề làm thuốc trị nọc rắn độc vì sợ sinh nghề tử nghiệp. Tuy nhiên, nơi ông tìm đến là vùng rừng núi hoang sơ có đủ loại rắn độc khiến ông không khỏi trăn trở, xao lòng. Một lần đi rừng, ông gặp một người bị rắn chàm cạp mổ trúng chân đang lê từng bước nặng nhọc kêu cứu. Ông Duyên vội lấy bịch thuốc trị rắn lúc nào cũng mang theo bên mình và kiếm thêm vài loại cây cỏ xung quanh rồi giã nhuyễn, vắt nước cho người bệnh uống. Không lâu sau đó, người này đã có thể đi lại được. Đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, ông Duyên không cho phép mình đắn đo, suy nghĩ.
- Từ hôm đó, tôi không còn băn khoăn bỏ hay giữ nghề làm thuốc trị rắn nữa mà quyết tâm đeo đuổi để giúp người. Ông Duyên bộc bạch.
Ông Duyên có biệt tài nhìn vết thương có thể phân biệt được loại rắn gì cắn. Từ đó, ông sẽ có cách điều trị và điều chế liều lượng thuốc hiệu quả. Ông giải thích:
- Rắn núi cắn thì vết thương sẽ chảy máu rất nhiều, nọc phát chậm nhưng nguy kịch rất cao, chữa trị trong thời gian dài mới hết hẳn. Còn rắn ở đồng bằng cắn thì vết thương chỉ bầm tím, thấy rõ dấu răng nhưng không chảy máu nhiều. Rắn đồng bằng có nọc độc phát cực nhanh, người bị chúng cắn cần phải được giải cứu kịp thời. Mỗi loại rắn còn có cách chữa trị khác nhau. Chẳng hạn người bị rắn hổ cắn sẽ có đờm dâng lên ngực, lên họng làm nghẹt thở nên phải làm thuốc nhanh để vắt nước cho họ uống hạ đờm...
Trong khuôn viên chùa Phnom Pi Lơ, chúng tôi thấy nổi bật một vườn thuốc nhỏ luôn xanh tốt. Các loại cây cỏ trị nọc rắn này được thần y Chau Sóc Kol sưu tầm từ nhiều nơi mang về trồng. Chỉ những cây khô ngoằn ngoèo trên mặt đất, sư Chau Sóc Kol cho biết đó là ngải Pro ti puốt, khắc tinh của nọc độc rắn.
- Nhìn thấy khô cằn vậy chứ ngải Pro ti puốt sống rất mạnh. Mùa khô cây rụng hết lá, củ ẩn dưới lớp đất đá nhưng không bao giờ chết. Đầu mùa mưa, ngải lại xanh tốt, nhảy củ khắp nơi. Có lẽ chính sức sống tìm tàng đó khiến loại cây này kháng được nọc rắn cực độc. Thần y nhận xét.
Những bài thuốc trị rắn độc cắn của thầy Tư Tà Ngáo, cũng lấy từ cây cỏ thiên nhiên. Hầu như ai bị rắn độc cắn, sau khi trị khỏi, ông Duyên đều cẩn thận chỉ cho họ cách làm thuốc để sau này tự cứu mình và cứu người. Khi chúng tôi yêu cầu, ông Duyên không ngần ngại chỉ ngay một bài thuốc dùng trị chung nọc rắn độc. Trong đó, chúng tôi thấy có nhiều loại cây cỏ trong thiên nhiên, như trúc, chanh, môn tím, môn trắng...
Dù ông không trương bảng hiệu, cũng chẳng nhận mình là thầy nhưng ngày càng có nhiều người bị rắn độc cắn tìm đến thầy Tư Tà Ngáo nhờ cứu chữa. Không ít lần ông Duyên bị dựng dậy lúc nửa đêm vì có người bị rắn cắn đang nguy cấp. Quan sát vết thương xong, ông lọ mọ xách đèn pin đi hái thuốc. Vài phút sau, ông quay lại với cối, chày và nắm cây cỏ trên tay rồi giã nhuyễn lấy nước cho nạn nhân uống, xác thuốc đắp chỗ vết thương. Ba mươi năm hành nghề trị rắn, thầy Tư Tà Ngáo không còn nhớ rõ mình đã giải độc, cứu mạng bao nhiêu người. Ông khẳng khái:
- Tôi chẳng quan tâm người ta ở đâu, giàu hay nghèo, chỉ biết họ bị rắn cắn cần cứu là mình giúp, xong cũng không cần họ ơn nghĩa, tiền bạc gì. Nhiều người nài nỉ trả tiền nhưng tôi cương quyết không nhận. Có người lén để lại tiền rồi ra về. Thoạt đầu tôi bực lắm, nhưng nghĩ còn nhiều người nghèo khó, thôi thì tiền đó để giúp những kẻ ngặt nghèo.
Người dân địa phương kể cho chúng tôi nghe vô số chuyện cứu người của ông Duyên. Chúng tôi nhớ mãi chuyện hai mẹ con nọ ở Châu Đốc đến Tịnh Biên cắt lúa mướn. Vừa tới nơi, đang dựng lều trại thì người con bị rắn hổ cắn vào chân. Được mọi người chỉ dẫn, bà mẹ đưa con tới gặp ông Tư Duyên nhờ chữa trị. Sau khi con tỉnh lại, bà mẹ áy náy:
- Tôi không có tiền trả cho thầy. Mẹ con tôi nghèo quá phải dắt nhau đi cắt lúa mướn, ngày nay chưa có hột cơm trong bụng.
Thầy Tư Tà Ngáo chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng móc hết tiền trong túi dúi vào tay bà. Người mẹ khắc khổ cảm động đến rơi nước mắt...Gia đình ông Duyên sống chủ yếu bằng nghề leo thốt nốt lấy nước nấu đường. Nghề này chẳng có mấy ai khấm khá nổi. Ông Duyên lại thường tốn nhiều thời gian, công sức cho việc chữa trị rắn cắn nhưng không bao giờ lấy tiền. Do vậy, ba mươi năm nay, gia đình ông vẫn sống trong căn nhà tồi tàn, ngày chỉ đủ hai bữa cơm lót dạ. Ông thổ lộ:
- Làm nghề gì cũng có cái đạo của nó. Tôi thường tự răn mình để làm được và tồn tại với nghề trị rắn thì phải không tham lam, không thù hận, oán giận, không làm điều bất nhân, bất nghĩa, trái với luân thường đạo lý. Chẳng hạn, ai đó vừa mới cự cãi, chửi mắng mình nhưng khi họ bị rắn độc cắn, mình không thể vì oán giận mà làm ngơ, bỏ mặc họ chết. Vật chất như thứ bụi bám trên người, chỉ cần một cái phủi tay là rơi hết. Nhân nghĩa, tình người mới là điều quan trọng.
NLĐ
Thanked by 1 Member:
|
|
#432
Gửi vào 23/04/2012 - 01:52
TẠI SAO LẠI CÓ MỘT KHÓA HỌC CHUYÊN NGHIÊN CỨU VỀ MA QUỶ VÀ PHÉP TRỪ QUỶ?
Lược trích bài phỏng vấn với vị Thư Ký của Nhóm Nghiên Cứu về Các Môn Phái (sects)
Một khóa học mới về "Ma Quỷ (satanism), Phép Trừ Quỷ (exorcism) và Việc Cầu Nguyện Để Trừ Ma Quỷ” đang được giảng dạy cho giới tu sĩ, để các ngài biết cách hướng dẫn các tâm hồn đang tiếp xúc với những điều huyền bí (the occult) hay lạ lùng (magic) mà người bình thường không thể nào hay biết được.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Ông Giuseppe Ferrari, Thư Ký của Nhóm Nghiên Cứu và Thông Tin về Các Môn Phái (gọi tắt theo tên tiếng Anh là GRIS: Group of Research and Information on the Sects) của Ý Quốc, đã bình luận về những mục tiêu của khóa học này, vốn được bắt đầu vào tuần qua tại Học Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Tông Đồ (Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum).
Hỏi (H): Thưa Ông, Ông là một trong những người khởi xướng về khóa học này. Thế làm sao mà khóa học được thành hình và đâu là những mục tiêu của khóa học?
Ông Ferrari (T): Thưa, trong chức năng là Thư Ký Quốc Gia của GRIS, một năm trước đây, tôi đã có dịp nói chuyện với một vị linh mục tại địa phận Imola ngay tại nước Ý này, và vị ấy trình bày với tôi về những khó khăn, khúc mắc mà các vị linh mục phải đối đầu với những vấn nạn của người tín hữu, những người có thể tiếp xúc được với thế giới bên kia, tiếp xúc được với những điều huyền bí và lạ lùng, và họ muốn thoát ra khỏi tình trạng bị dằn xéo đó, hay những ai có cảm giác rằng, bằng cách nào đó, bổng dưng họ trở nên những khí cụ hành động của ma quỷ, khiến họ có thể xuất quỷ nhập ma rất bất thường.
Thì qua cuộc phỏng vấn và chuyện trò với vị linh mục đó khiến tôi nghĩ rằng vấn nạn ấy chỉ có thể trình bày và giải quyết được một cách hiệu quả, và triệt để với sự hiểu biết thâm thuý, sâu sắc đa dạng có liên hệ tới rất nhiều lãnh vực trong việc giáo dục và đào tạo những vị linh mục tương lai, đang còn ở ghế đại học, nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ ngày càng gia tăng và hết sức thiết yếu của các ngài nơi các giáo xứ địa phương.
Do đó, mục tiêu trước mắt là chúng tôi thêm vào phần huấn luyện của các chuyên gia, các bác sĩ, các nhà tâm lý học, những luật gia, để trình bày với họ một vấn đề hết sức bức xúc có liên quan đến các ngành nghề chuyên môn của riêng họ.
(H): Thưa Ông, những vấn đề nào mà khóa học sẽ đề cập tới?
(T): Thưa, khóa học được chia thành bảy chủ đề, kéo dài trong bảy ngày, với tổng số giờ là 28 tiếng. Nếu thi đậu cuối khóa, thì học viên sẽ nhận được hai tín chỉ (credit) trong chương trình đại học.
Những khía cạnh về nhân loại học (anthropological), hiện tượng học (phenomenological) và xã hội học sẽ được đề cập tới; cùng với những khía cạnh khác như: kinh thánh, lịch sử, tâm linh, y học, tâm lý học, tự nhiên học, luật học và những khía cạnh chuyên biệt của pháp lý, cùng với những lời chứng của những người thầy phù thủy, những người đuổi tà ma, hay những người chuyên trừ ma quỷ.
Không cần phải đề cập gì nhiều, vì lẽ, khóa học sẽ nghiên cứu rất sâu về những lời phù phiếm, những câu thần chú, không những trên cở sở lý thuyết, mà còn cả về các nghi lễ và những lời chứng của một số chuyên gia trừ quỷ có liên quan đến từng trường hợp cụ thể.
(H): Thưa Ông, phần cụ thể nào có liên quan đến sự đóng góp của các vị linh mục?
(T): Thưa, khía cạnh đầu tiên cần phải xét đến chính là khía cạnh có liên quan tới ơn gọi. Một vị linh mục mà không có một ơn gọi đặc biệt, sâu sắc, và thuần túy thật sự sẽ không thể nào có thể là vị hướng dẫn tâm linh sâu sắc, và am hiểu tường tận, cho những ai tín thác vào mình.
Khía cạnh thứ hai có liên quan đến việc đào tạo. Đây là việc mà những vị linh mục học hỏi để biết phân biệt và từ chối một cách nhạy bén, tức thời, nhanh chóng những biện luận sai lầm, xuyên tạc về mặt triết học, thần học, thuyết học (doctrinal) và sử học, cũng như những diễn giải lệch lạc về Thánh Kinh, mà các giáo phái này đang ngày càng mở rộng sự ảnh hưởng của chúng vào trong Giáo Hội Công Giáo. Vì lẽ chúng biết cách lợi dụng không những là những nhu cầu và những khát vọng hời hợt của những người tín hữu mà còn biết cách xuyên tạc, và làm méo mó lịch sử, để thao túng (manipulate) và diễn giải Thánh Kinh một cách sai lầm, để giới thiệu và đưa ra những luận cứ không thể nào có thể chấp nhận được về mặt thần học, hay những cuộc tranh luận về thuyết học và những luận điểm bừa bãi, dơ bẩn về mặt triết học.
Cách biện giải mới về tôn giáo (apologetics) không được phép tạo ra những xung khắc mà là rộng mở cho những cuộc đối thoại sâu sắc, minh bạch (lucid) và uyển chuyển. Nó cần phải liên hệ đến nhiều lãnh vực khác nhau như: thần học, triết học, sử học, khoa học, kinh tế học, nghệ thuật học, vân vân, để khai sáng ra sự thật, và để chính sự thật, trở thành giải pháp cho những vấn nạn khác nhau của con người, cũng như cho con người thời đại ngày nay có đuợc những lý do rắn chắc để có thể có được một niềm hy vọng Kitô giáo.
Để giúp cho các linh mục tương lai có được một sự đào tạo, và huấn luyện cân bằng, sâu sắc và uyên thâm về mặt thần học, luân lý và tâm linh, để các vị trong tương lai sẽ lấp được khoảng trống, hay chí ích là có thể làm giảm một cách đáng kể về mối nguy hại của việc có những vị giáo sĩ chuyên để cho những suy đoán mạo hiểm về thần học cám dỗ và lấn áp tâm trí họ, hay những việc thử nghiệm về phụng vụ và mục vụ với thuyết dung hợp (chiết trung luận trong triết học) (syncretistic) sờ sờ ra đó.
Chính vì thế, sẽ là một điều tốt đẹp khi phải nhắc nhớ rằng, hơn bao giờ hết, Giáo Hội rầt cần đến những vị linh mục thánh thiên, chứ không phải những vị linh mục chuyên giảng những luận điểm thần học mơ hồ và những việc thực thi phụng vụ và mục vụ một cách lạ kỳ và khác thường, vì chỉ có những vị linh mục thánh thiện mới có thể giúp làm canh tân Giáo Hội, cung cấp cho Giáo Hội một sức sống và một bầu nhiệt huyết mới, để Giáo Hội biết nhạy bén hơn trong việc đáp ứng tức thời với những thách đố ngày càng đa dạng của xã hội trần tục và tội lỗi.
Cuối cùng, trong tình huống mà sự mê tín và sức mạnh mê thuật đang ngày càng lan rông ra, thì việc cấp thiết nhất là phải có những vị linh mục có đủ khả năng để trao ban các phép lành, để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của những người bị cho là nguyền rũa, hay thực thi việc bùa ngãi, tà ma trên những người đã bị ma quỷ nhập vào.
Nhu cầu cấp thiết đó mỗi ngày một gia tăng và tạo ra những vấn nạn đáng kể cho giới tu sĩ và các giáo phận, cũng như trong việc đào tạo và huấn luyện các vị linh mục tương lai, vì nhu cầu đó gần đây hãy còn thiếu xót rất nhiều, dẫu rằng đó cũng còn là cơ hội để lấp đầy những khoảng trống đó.
Một trong những cách tốt nhất để xúc tiến việc này, không phải chỉ chỉ định ra một chuyên gia trừ tà ma nào đó để vị này nhận được không biết bào nhiêu là những lời cầu cứu, khiến vị này làm không xuể, và không thể đáp ứng hết cho nổi, hay việc phải thành lập ra một ủy ban trong giáo phận bao gồm các chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực, chẳng hạn, ngoài những chuyên gia thuộc về các lãnh vực của mục vụ, thần học, y học và tâm lý học, mà trên tất cả chính là việc đào tạo ra một đội ngũ đáng kể các vị linh mục trong tương lai, và như là tôi đã nói ban đầu, thì đây chính là mục tiêu chính của khóa học.
Lược trích bài phỏng vấn với vị Thư Ký của Nhóm Nghiên Cứu về Các Môn Phái (sects)
Một khóa học mới về "Ma Quỷ (satanism), Phép Trừ Quỷ (exorcism) và Việc Cầu Nguyện Để Trừ Ma Quỷ” đang được giảng dạy cho giới tu sĩ, để các ngài biết cách hướng dẫn các tâm hồn đang tiếp xúc với những điều huyền bí (the occult) hay lạ lùng (magic) mà người bình thường không thể nào hay biết được.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Ông Giuseppe Ferrari, Thư Ký của Nhóm Nghiên Cứu và Thông Tin về Các Môn Phái (gọi tắt theo tên tiếng Anh là GRIS: Group of Research and Information on the Sects) của Ý Quốc, đã bình luận về những mục tiêu của khóa học này, vốn được bắt đầu vào tuần qua tại Học Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Tông Đồ (Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum).
Hỏi (H): Thưa Ông, Ông là một trong những người khởi xướng về khóa học này. Thế làm sao mà khóa học được thành hình và đâu là những mục tiêu của khóa học?
Ông Ferrari (T): Thưa, trong chức năng là Thư Ký Quốc Gia của GRIS, một năm trước đây, tôi đã có dịp nói chuyện với một vị linh mục tại địa phận Imola ngay tại nước Ý này, và vị ấy trình bày với tôi về những khó khăn, khúc mắc mà các vị linh mục phải đối đầu với những vấn nạn của người tín hữu, những người có thể tiếp xúc được với thế giới bên kia, tiếp xúc được với những điều huyền bí và lạ lùng, và họ muốn thoát ra khỏi tình trạng bị dằn xéo đó, hay những ai có cảm giác rằng, bằng cách nào đó, bổng dưng họ trở nên những khí cụ hành động của ma quỷ, khiến họ có thể xuất quỷ nhập ma rất bất thường.
Thì qua cuộc phỏng vấn và chuyện trò với vị linh mục đó khiến tôi nghĩ rằng vấn nạn ấy chỉ có thể trình bày và giải quyết được một cách hiệu quả, và triệt để với sự hiểu biết thâm thuý, sâu sắc đa dạng có liên hệ tới rất nhiều lãnh vực trong việc giáo dục và đào tạo những vị linh mục tương lai, đang còn ở ghế đại học, nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ ngày càng gia tăng và hết sức thiết yếu của các ngài nơi các giáo xứ địa phương.
Do đó, mục tiêu trước mắt là chúng tôi thêm vào phần huấn luyện của các chuyên gia, các bác sĩ, các nhà tâm lý học, những luật gia, để trình bày với họ một vấn đề hết sức bức xúc có liên quan đến các ngành nghề chuyên môn của riêng họ.
(H): Thưa Ông, những vấn đề nào mà khóa học sẽ đề cập tới?
(T): Thưa, khóa học được chia thành bảy chủ đề, kéo dài trong bảy ngày, với tổng số giờ là 28 tiếng. Nếu thi đậu cuối khóa, thì học viên sẽ nhận được hai tín chỉ (credit) trong chương trình đại học.
Những khía cạnh về nhân loại học (anthropological), hiện tượng học (phenomenological) và xã hội học sẽ được đề cập tới; cùng với những khía cạnh khác như: kinh thánh, lịch sử, tâm linh, y học, tâm lý học, tự nhiên học, luật học và những khía cạnh chuyên biệt của pháp lý, cùng với những lời chứng của những người thầy phù thủy, những người đuổi tà ma, hay những người chuyên trừ ma quỷ.
Không cần phải đề cập gì nhiều, vì lẽ, khóa học sẽ nghiên cứu rất sâu về những lời phù phiếm, những câu thần chú, không những trên cở sở lý thuyết, mà còn cả về các nghi lễ và những lời chứng của một số chuyên gia trừ quỷ có liên quan đến từng trường hợp cụ thể.
(H): Thưa Ông, phần cụ thể nào có liên quan đến sự đóng góp của các vị linh mục?
(T): Thưa, khía cạnh đầu tiên cần phải xét đến chính là khía cạnh có liên quan tới ơn gọi. Một vị linh mục mà không có một ơn gọi đặc biệt, sâu sắc, và thuần túy thật sự sẽ không thể nào có thể là vị hướng dẫn tâm linh sâu sắc, và am hiểu tường tận, cho những ai tín thác vào mình.
Khía cạnh thứ hai có liên quan đến việc đào tạo. Đây là việc mà những vị linh mục học hỏi để biết phân biệt và từ chối một cách nhạy bén, tức thời, nhanh chóng những biện luận sai lầm, xuyên tạc về mặt triết học, thần học, thuyết học (doctrinal) và sử học, cũng như những diễn giải lệch lạc về Thánh Kinh, mà các giáo phái này đang ngày càng mở rộng sự ảnh hưởng của chúng vào trong Giáo Hội Công Giáo. Vì lẽ chúng biết cách lợi dụng không những là những nhu cầu và những khát vọng hời hợt của những người tín hữu mà còn biết cách xuyên tạc, và làm méo mó lịch sử, để thao túng (manipulate) và diễn giải Thánh Kinh một cách sai lầm, để giới thiệu và đưa ra những luận cứ không thể nào có thể chấp nhận được về mặt thần học, hay những cuộc tranh luận về thuyết học và những luận điểm bừa bãi, dơ bẩn về mặt triết học.
Cách biện giải mới về tôn giáo (apologetics) không được phép tạo ra những xung khắc mà là rộng mở cho những cuộc đối thoại sâu sắc, minh bạch (lucid) và uyển chuyển. Nó cần phải liên hệ đến nhiều lãnh vực khác nhau như: thần học, triết học, sử học, khoa học, kinh tế học, nghệ thuật học, vân vân, để khai sáng ra sự thật, và để chính sự thật, trở thành giải pháp cho những vấn nạn khác nhau của con người, cũng như cho con người thời đại ngày nay có đuợc những lý do rắn chắc để có thể có được một niềm hy vọng Kitô giáo.
Để giúp cho các linh mục tương lai có được một sự đào tạo, và huấn luyện cân bằng, sâu sắc và uyên thâm về mặt thần học, luân lý và tâm linh, để các vị trong tương lai sẽ lấp được khoảng trống, hay chí ích là có thể làm giảm một cách đáng kể về mối nguy hại của việc có những vị giáo sĩ chuyên để cho những suy đoán mạo hiểm về thần học cám dỗ và lấn áp tâm trí họ, hay những việc thử nghiệm về phụng vụ và mục vụ với thuyết dung hợp (chiết trung luận trong triết học) (syncretistic) sờ sờ ra đó.
Chính vì thế, sẽ là một điều tốt đẹp khi phải nhắc nhớ rằng, hơn bao giờ hết, Giáo Hội rầt cần đến những vị linh mục thánh thiên, chứ không phải những vị linh mục chuyên giảng những luận điểm thần học mơ hồ và những việc thực thi phụng vụ và mục vụ một cách lạ kỳ và khác thường, vì chỉ có những vị linh mục thánh thiện mới có thể giúp làm canh tân Giáo Hội, cung cấp cho Giáo Hội một sức sống và một bầu nhiệt huyết mới, để Giáo Hội biết nhạy bén hơn trong việc đáp ứng tức thời với những thách đố ngày càng đa dạng của xã hội trần tục và tội lỗi.
Cuối cùng, trong tình huống mà sự mê tín và sức mạnh mê thuật đang ngày càng lan rông ra, thì việc cấp thiết nhất là phải có những vị linh mục có đủ khả năng để trao ban các phép lành, để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của những người bị cho là nguyền rũa, hay thực thi việc bùa ngãi, tà ma trên những người đã bị ma quỷ nhập vào.
Nhu cầu cấp thiết đó mỗi ngày một gia tăng và tạo ra những vấn nạn đáng kể cho giới tu sĩ và các giáo phận, cũng như trong việc đào tạo và huấn luyện các vị linh mục tương lai, vì nhu cầu đó gần đây hãy còn thiếu xót rất nhiều, dẫu rằng đó cũng còn là cơ hội để lấp đầy những khoảng trống đó.
Một trong những cách tốt nhất để xúc tiến việc này, không phải chỉ chỉ định ra một chuyên gia trừ tà ma nào đó để vị này nhận được không biết bào nhiêu là những lời cầu cứu, khiến vị này làm không xuể, và không thể đáp ứng hết cho nổi, hay việc phải thành lập ra một ủy ban trong giáo phận bao gồm các chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực, chẳng hạn, ngoài những chuyên gia thuộc về các lãnh vực của mục vụ, thần học, y học và tâm lý học, mà trên tất cả chính là việc đào tạo ra một đội ngũ đáng kể các vị linh mục trong tương lai, và như là tôi đã nói ban đầu, thì đây chính là mục tiêu chính của khóa học.
#433
Gửi vào 23/04/2012 - 02:14
NHỮNG BÍ ẨN QUANH KHO BÁU BỊ YỂM BÙA Ở HẢI DƯƠNG
Đã hơn một tháng qua kể từ khi ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương dấy lên tin đồn xung quanh việc chính quyền huyện phá ngôi biệt thự cổ, để xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Tin đồn càng lan đi xa càng được thêm thắt với nhiều chi tiết lạ. Chuyện bắt đầu từ một quyết định do cố Chủ tịch UBND huyện Nam Sách Lê Huy Vụ, ký với nội dung xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện trên diện tích xưa kia vốn là biệt thự cổ thời Pháp.
Dự án xây dựng có tổng đầu tư trên ba tỷ đồng, bắt đầu phá dỡ từ đầu tháng 1-2012, động thổ, đào móng vào cuối tháng 2-2012. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trong quá trình đào móng, đơn vị thi công không phát hiện nguyên một đoạn...xương hàm. Bác sỹ nha khoa được mời đến hiện trường đã xác định, đây là một chiếc xương hàm của người. Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách kể lại, ông có nhận được thông tin công nhân đào được một chiếc xương hàm người, tại công trường xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện.
Ngay sau đó, đơn vị thi công đã đào rộng ra xung quanh, nhưng không tìm thấy thêm bất kỳ một phần hài cốt nào khác. Đoạn xương hàm kia cũng được mang đi mai táng tại nghĩa trang thị trấn Nam Sách. Tuy nhiên, chuyện bắt đầu nóng khi đơn vị thi công tiếp tục đào được một số chiếc chum sành, không biết đã nằm dưới lòng đất từ bao giờ. Thế là một đồn mười mười đồn trăm, rằng đơn vị thi công đào được... kho báu.
Chắp nối các sự kiện với nhau, người dân ở huyện Nam Sách còn nhớ, nhiều năm về trước, có người đã từng đào được một chiếc chum đựng đầy bạc hoa xòe. Nhiều người dân nơi đây khẳng định, đúng là có chuyện từng có người đào được những chum chứa đồng bạc hoa xòe ở đây. Cũng vì thế, thị trấn Nam Sách có một tiền lệ xấu, mỗi khi gia đình nào đào móng xây nhà thì những hộ xung quanh thường đến ngồi...canh.
Chỉ cần phát hiện những hũ, chum khả nghi là đổ xô vào giành, cướp. Ngược dòng lịch sử, khu đất này xưa kia vốn là của ông Nghị Dong, một đại phú hộ, địa chủ thời Pháp. Vì thế, bất cứ thứ gì được phát hiện, người dân đều gán cho nó hai từ kho báu. Người này truyền tai người kia, chẳng mấy chốc dân ở khắp nơi vây kín khu vực thi công chỉ chờ tranh cướp. Thậm chí, có người từ tận Hải Phòng, Hà Nội cũng lặn lội về đây để tìm kiếm vận may.
Lời đồn càng trở nên có cơ sở khi chỉ hai ngày sau khi chính thức động thổ, đào móng, ông Lê Huy Vụ, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách lúc bấy giờ bỗng dưng chuyển bệnh và đột ngột qua đời. Có lời ác ý còn đổ cho ông cái tội dám động đến ngôi nhà của Nghị Dong. Nhưng, như một sự trùng hợp lạ lùng, liên tiếp những ngày sau đó, đơn vị thi công là Công ty CP đầu tư xây dựng, dịch vụ và thương mại Hồng Châu gặp phải những chuyện ma quái. Máy xúc và mũi khoan của đơn vị thi công cứ đào trúng mấy chiếc chum là trở chứng. Cái bị hỏng, cái bị vỡ càng làm khuấy động không khí vốn yên bình ở thị trấn Nam Sách nhỏ bé này.
Theo anh Trần Văn Diện, người bảo vệ công trình từ khi đơn vị bắt đầu thi công cho biết, đúng là có chuyện máy xúc bị vỡ, mũi khoan bị hỏng. Tuy nhiên, đó chỉ là những sự việc xảy ra ngẫu nhiên chứ không phải do bàn tay từ cõi âm gây ra như nhiều người đồn đoán. Anh Diện cho biết thêm, việc những chiếc máy hỏng hóc đều có lý do xác đáng. Như chiếc máy xúc cỡ lớn, người ta không để ý đổ dầu vào máy dẫn đến khô dầu, bị bó biên, vỡ máy. Còn chiếc máy xúc cỡ nhỏ cũng đã vài lần lăn ra ăn vạ do có tuổi. Anh em phải hàn đi hàn lại mấy lần để tái sử dụng.
Chỉ là đến thời điểm này bỗng dưng đồng loạt biểu tình nên mọi người mới đồn thổi. Có thông tin tổ bảo vệ từ đầu còn sinh hoạt ở khu vực sát với công trường, nhưng sau cũng phải chuyển ra phía ngoài. Trước câu hỏi này, anh viện lý do ở gần công trường lầy lội nên phải chuyển ra phía ngoài!?
Vẫn biết, việc lớn chuyện đều do người dân thêu dệt, đồn thổi. Nhưng chính những hành động kỳ lạ của đơn vị thi công càng làm cho sự tò mò, tính hiếu kỳ của dân chúng trong vùng lớn hơn. Chuyện chết người, đào được chum vàng chum bạc bỗng chốc trở thành đề tài bàn tán ở khắp nơi với nghi vấn về việc Nghị Dong trấn yểm kho báu và bảo vệ ngôi biệt thự cổ. Sóng sau lại to hơn sóng trước khiến người dân càng thêm hoang mang, lo sợ.
Suốt mấy đêm liền, người dân quanh khu vực công trường cho biết thấy đơn vị mời pháp sư về làm lễ. Trong ngoài được canh gác cẩn mật. Dân chúng quanh vùng kéo tới xem đặc kín khu vực trước cổng công trường. Buổi làm lễ lại diễn ra vào ban đêm càng làm không khí ở đây thêm phần ma quái. Anh Đỗ Văn Hòa ở khu vực ga Tiền Trung cách đó khoảng bảy km cũng mò vào theo dõi sự tình còn khẳng định, nửa đêm, pháp sư mới bắt đầu ra tay làm phép. Trước khi làm phép, thầy pháp sư tận Hải Phòng còn dặn dò những người xung quanh, có xem thì xem, nhưng xem xong thì bấm nhau đi về chứ đừng gọi tên kẻo những oan hồn trinh nữ được trấn yểm nơi đây theo về bắt người.
Anh Tuấn, một người dân trong huyện còn cam đoan, chỗ những mô đất nơi tìm thấy chín chiếc chum, sau khi được làm phép phát hiện âm khí bắn lên rất lâu mới hết. Vị pháp sư còn khẳng định, đã trục hết chín oan hồn trinh nữ ở đây, mọi người cứ yên tâm. Trong vòng một tuần, vị pháp sư nọ đã dựng đàn làm phép hai lần. Cả hai lần đều có những tiếng động lạ phát ra quanh khu vực công trường. Vậy Nghị Dong là ai mà chỉ nghe đến tên nhiều người đã liên tưởng đến những câu chuyện ma quái?
Theo lời kể của cụ Nguyễn Văn Lịch, thôn Si, thị trấn Nam Sách, Nghị Dong xưa kia là một đại phú hộ ở địa phương. Ông ta được ở khu nhà biệt thự dành cho người Pháp. Đất đai của Nghị Dong nhiều đến nỗi, ở thị trấn Nam Sách ai cũng cho rằng mình đang ở trên đất của ông Nghị xưa kia. Các cụ cao niên ở Nam Sách khẳng định, thời đó, quanh vùng chẳng có nhà nào giàu bằng nhà ông Nghị, các hũ bạc từng tìm thấy đều là của Nghị Dong chôn xuống đất cho con cháu sau này. Cứ ở đâu từng đào được bạc, ở đó xưa kia là đất của ông Nghị. Nghị Dong thời bấy giờ vừa có tiền, vừa có quyền. Chẳng thế mà ông là một trong số ít những người được ở khu biệt thự của Pháp. Căn nhà vừa bị phá là ngôi biệt thự cũ của ông. Người dân quanh vùng vẫn thường gọi đây là căn nhà bốn mái với thiết kế cổ của Pháp.
Căn biệt thự từng được xem là biểu tượng của sự giàu sang của ông Nghị, còn được nhân dân gắn với thời kỳ đen tối bị thực dân Pháp đô hộ. Nhiều người khẳng định, căn nhà trước đây từng được sử dụng làm nơi giam giữ những chiến sỹ VM. Nhiều cán bộ, chiến sỹ bị bắt giam trong đó và có cả những người không bao giờ trở ra. Sau này, khi giải phóng, căn nhà lại được sử dụng làm nơi giam giữ tù nhân của chính quyền. Tuy nhiên, các cụ cũng khẳng định, khi sinh thời, Nghị Dong được coi là một người yêu nước, thương dân, ông từng nuôi giấu rất nhiều cán bộ, cứu những người bị giam cầm trong căn biệt thự đó.
Sự giàu có, thế lực của Nghị Dong xưa kia đã khiến người dân liên tưởng đến những hũ vàng hũ bạc còn chôn giấu. Các cụ cũng khẳng định, của cải của ông Nghị còn nhiều lắm. Nhưng chắc chắn ông đã cho trấn yểm chỉ để cho con cháu ông được hưởng. Ngày nay, hầu hết đất của Nghị Dong xưa kia giờ đã chuyển chủ, con cháu của ông Nghị cũng tản đi khắp nơi, nhưng chưa thấy ai tuyên bố là đã tìm được kho báu ông để lại. Duy chỉ còn lại mảnh đất vốn trước đây dùng làm trường cấp hai của thị trấn, sau này dùng làm thư viện và giờ đang được xây dựng Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện là chưa bị đào xới. Thêm việc trước đây từng đào được hũ bạc càng làm dân chúng tin rằng đây chính là nơi Nghị Dong cất giấu của cải.
Tin đồn vẫn chỉ là tin đồn, cho đến nay, đơn vị thi công đã kết thúc quá trình đào móng, đang chờ nghiệm thu. Chuyện trấn yểm cũng vẫn được truyền miệng bay đi khắp nơi. Giờ thì, ngoài những chuyện âm hồn hư hư thực thực, người dân ở đây lại có thêm một chút tiếc nuối. Người trẻ thì chưa nhận ra, nhưng những bậc cao niên đã ngậm ngùi, ngôi biệt thự cổ lộng lẫy một thời, chứng tích của biết bao thăng trầm lịch sử, giờ đã bị san phẳng, tiếc cho một công trình kiến trúc cổ giờ đã hoàn toàn biến mất. Vẫn biết, ngôi biệt thự cũng đã quá cũ, xuống cấp nhưng đó còn là lịch sử, là vẻ đẹp mà Nam Sách cần lưu giữ.
ANTĐ
Đã hơn một tháng qua kể từ khi ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương dấy lên tin đồn xung quanh việc chính quyền huyện phá ngôi biệt thự cổ, để xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Tin đồn càng lan đi xa càng được thêm thắt với nhiều chi tiết lạ. Chuyện bắt đầu từ một quyết định do cố Chủ tịch UBND huyện Nam Sách Lê Huy Vụ, ký với nội dung xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện trên diện tích xưa kia vốn là biệt thự cổ thời Pháp.
Dự án xây dựng có tổng đầu tư trên ba tỷ đồng, bắt đầu phá dỡ từ đầu tháng 1-2012, động thổ, đào móng vào cuối tháng 2-2012. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trong quá trình đào móng, đơn vị thi công không phát hiện nguyên một đoạn...xương hàm. Bác sỹ nha khoa được mời đến hiện trường đã xác định, đây là một chiếc xương hàm của người. Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách kể lại, ông có nhận được thông tin công nhân đào được một chiếc xương hàm người, tại công trường xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện.
Ngay sau đó, đơn vị thi công đã đào rộng ra xung quanh, nhưng không tìm thấy thêm bất kỳ một phần hài cốt nào khác. Đoạn xương hàm kia cũng được mang đi mai táng tại nghĩa trang thị trấn Nam Sách. Tuy nhiên, chuyện bắt đầu nóng khi đơn vị thi công tiếp tục đào được một số chiếc chum sành, không biết đã nằm dưới lòng đất từ bao giờ. Thế là một đồn mười mười đồn trăm, rằng đơn vị thi công đào được... kho báu.
Chắp nối các sự kiện với nhau, người dân ở huyện Nam Sách còn nhớ, nhiều năm về trước, có người đã từng đào được một chiếc chum đựng đầy bạc hoa xòe. Nhiều người dân nơi đây khẳng định, đúng là có chuyện từng có người đào được những chum chứa đồng bạc hoa xòe ở đây. Cũng vì thế, thị trấn Nam Sách có một tiền lệ xấu, mỗi khi gia đình nào đào móng xây nhà thì những hộ xung quanh thường đến ngồi...canh.
Chỉ cần phát hiện những hũ, chum khả nghi là đổ xô vào giành, cướp. Ngược dòng lịch sử, khu đất này xưa kia vốn là của ông Nghị Dong, một đại phú hộ, địa chủ thời Pháp. Vì thế, bất cứ thứ gì được phát hiện, người dân đều gán cho nó hai từ kho báu. Người này truyền tai người kia, chẳng mấy chốc dân ở khắp nơi vây kín khu vực thi công chỉ chờ tranh cướp. Thậm chí, có người từ tận Hải Phòng, Hà Nội cũng lặn lội về đây để tìm kiếm vận may.
Lời đồn càng trở nên có cơ sở khi chỉ hai ngày sau khi chính thức động thổ, đào móng, ông Lê Huy Vụ, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách lúc bấy giờ bỗng dưng chuyển bệnh và đột ngột qua đời. Có lời ác ý còn đổ cho ông cái tội dám động đến ngôi nhà của Nghị Dong. Nhưng, như một sự trùng hợp lạ lùng, liên tiếp những ngày sau đó, đơn vị thi công là Công ty CP đầu tư xây dựng, dịch vụ và thương mại Hồng Châu gặp phải những chuyện ma quái. Máy xúc và mũi khoan của đơn vị thi công cứ đào trúng mấy chiếc chum là trở chứng. Cái bị hỏng, cái bị vỡ càng làm khuấy động không khí vốn yên bình ở thị trấn Nam Sách nhỏ bé này.
Theo anh Trần Văn Diện, người bảo vệ công trình từ khi đơn vị bắt đầu thi công cho biết, đúng là có chuyện máy xúc bị vỡ, mũi khoan bị hỏng. Tuy nhiên, đó chỉ là những sự việc xảy ra ngẫu nhiên chứ không phải do bàn tay từ cõi âm gây ra như nhiều người đồn đoán. Anh Diện cho biết thêm, việc những chiếc máy hỏng hóc đều có lý do xác đáng. Như chiếc máy xúc cỡ lớn, người ta không để ý đổ dầu vào máy dẫn đến khô dầu, bị bó biên, vỡ máy. Còn chiếc máy xúc cỡ nhỏ cũng đã vài lần lăn ra ăn vạ do có tuổi. Anh em phải hàn đi hàn lại mấy lần để tái sử dụng.
Chỉ là đến thời điểm này bỗng dưng đồng loạt biểu tình nên mọi người mới đồn thổi. Có thông tin tổ bảo vệ từ đầu còn sinh hoạt ở khu vực sát với công trường, nhưng sau cũng phải chuyển ra phía ngoài. Trước câu hỏi này, anh viện lý do ở gần công trường lầy lội nên phải chuyển ra phía ngoài!?
Vẫn biết, việc lớn chuyện đều do người dân thêu dệt, đồn thổi. Nhưng chính những hành động kỳ lạ của đơn vị thi công càng làm cho sự tò mò, tính hiếu kỳ của dân chúng trong vùng lớn hơn. Chuyện chết người, đào được chum vàng chum bạc bỗng chốc trở thành đề tài bàn tán ở khắp nơi với nghi vấn về việc Nghị Dong trấn yểm kho báu và bảo vệ ngôi biệt thự cổ. Sóng sau lại to hơn sóng trước khiến người dân càng thêm hoang mang, lo sợ.
Suốt mấy đêm liền, người dân quanh khu vực công trường cho biết thấy đơn vị mời pháp sư về làm lễ. Trong ngoài được canh gác cẩn mật. Dân chúng quanh vùng kéo tới xem đặc kín khu vực trước cổng công trường. Buổi làm lễ lại diễn ra vào ban đêm càng làm không khí ở đây thêm phần ma quái. Anh Đỗ Văn Hòa ở khu vực ga Tiền Trung cách đó khoảng bảy km cũng mò vào theo dõi sự tình còn khẳng định, nửa đêm, pháp sư mới bắt đầu ra tay làm phép. Trước khi làm phép, thầy pháp sư tận Hải Phòng còn dặn dò những người xung quanh, có xem thì xem, nhưng xem xong thì bấm nhau đi về chứ đừng gọi tên kẻo những oan hồn trinh nữ được trấn yểm nơi đây theo về bắt người.
Anh Tuấn, một người dân trong huyện còn cam đoan, chỗ những mô đất nơi tìm thấy chín chiếc chum, sau khi được làm phép phát hiện âm khí bắn lên rất lâu mới hết. Vị pháp sư còn khẳng định, đã trục hết chín oan hồn trinh nữ ở đây, mọi người cứ yên tâm. Trong vòng một tuần, vị pháp sư nọ đã dựng đàn làm phép hai lần. Cả hai lần đều có những tiếng động lạ phát ra quanh khu vực công trường. Vậy Nghị Dong là ai mà chỉ nghe đến tên nhiều người đã liên tưởng đến những câu chuyện ma quái?
Theo lời kể của cụ Nguyễn Văn Lịch, thôn Si, thị trấn Nam Sách, Nghị Dong xưa kia là một đại phú hộ ở địa phương. Ông ta được ở khu nhà biệt thự dành cho người Pháp. Đất đai của Nghị Dong nhiều đến nỗi, ở thị trấn Nam Sách ai cũng cho rằng mình đang ở trên đất của ông Nghị xưa kia. Các cụ cao niên ở Nam Sách khẳng định, thời đó, quanh vùng chẳng có nhà nào giàu bằng nhà ông Nghị, các hũ bạc từng tìm thấy đều là của Nghị Dong chôn xuống đất cho con cháu sau này. Cứ ở đâu từng đào được bạc, ở đó xưa kia là đất của ông Nghị. Nghị Dong thời bấy giờ vừa có tiền, vừa có quyền. Chẳng thế mà ông là một trong số ít những người được ở khu biệt thự của Pháp. Căn nhà vừa bị phá là ngôi biệt thự cũ của ông. Người dân quanh vùng vẫn thường gọi đây là căn nhà bốn mái với thiết kế cổ của Pháp.
Căn biệt thự từng được xem là biểu tượng của sự giàu sang của ông Nghị, còn được nhân dân gắn với thời kỳ đen tối bị thực dân Pháp đô hộ. Nhiều người khẳng định, căn nhà trước đây từng được sử dụng làm nơi giam giữ những chiến sỹ VM. Nhiều cán bộ, chiến sỹ bị bắt giam trong đó và có cả những người không bao giờ trở ra. Sau này, khi giải phóng, căn nhà lại được sử dụng làm nơi giam giữ tù nhân của chính quyền. Tuy nhiên, các cụ cũng khẳng định, khi sinh thời, Nghị Dong được coi là một người yêu nước, thương dân, ông từng nuôi giấu rất nhiều cán bộ, cứu những người bị giam cầm trong căn biệt thự đó.
Sự giàu có, thế lực của Nghị Dong xưa kia đã khiến người dân liên tưởng đến những hũ vàng hũ bạc còn chôn giấu. Các cụ cũng khẳng định, của cải của ông Nghị còn nhiều lắm. Nhưng chắc chắn ông đã cho trấn yểm chỉ để cho con cháu ông được hưởng. Ngày nay, hầu hết đất của Nghị Dong xưa kia giờ đã chuyển chủ, con cháu của ông Nghị cũng tản đi khắp nơi, nhưng chưa thấy ai tuyên bố là đã tìm được kho báu ông để lại. Duy chỉ còn lại mảnh đất vốn trước đây dùng làm trường cấp hai của thị trấn, sau này dùng làm thư viện và giờ đang được xây dựng Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện là chưa bị đào xới. Thêm việc trước đây từng đào được hũ bạc càng làm dân chúng tin rằng đây chính là nơi Nghị Dong cất giấu của cải.
Tin đồn vẫn chỉ là tin đồn, cho đến nay, đơn vị thi công đã kết thúc quá trình đào móng, đang chờ nghiệm thu. Chuyện trấn yểm cũng vẫn được truyền miệng bay đi khắp nơi. Giờ thì, ngoài những chuyện âm hồn hư hư thực thực, người dân ở đây lại có thêm một chút tiếc nuối. Người trẻ thì chưa nhận ra, nhưng những bậc cao niên đã ngậm ngùi, ngôi biệt thự cổ lộng lẫy một thời, chứng tích của biết bao thăng trầm lịch sử, giờ đã bị san phẳng, tiếc cho một công trình kiến trúc cổ giờ đã hoàn toàn biến mất. Vẫn biết, ngôi biệt thự cũng đã quá cũ, xuống cấp nhưng đó còn là lịch sử, là vẻ đẹp mà Nam Sách cần lưu giữ.
ANTĐ
#434
Gửi vào 23/04/2012 - 02:28
BÓNG MA Ở TRẠM XE BUÝT
Một người dân tại Anh khẳng định ông gặp một bóng hình mờ ảo tại một trạm xe buýt hai lần. The Forest and Wye Today đưa tin sự việc xảy ra tại thành phố Cinderford, hạt Gloucestershine, Anh.
Một người đàn ông, yêu cầu được giấu tên vì sợ người khác nghĩ rằng ông có vấn đề về thần kinh, kể rằng, ông thấy một người đứng ở trạm xe buýt phía trước bệnh viện Dilkevào một buổi tối, trong năm 2010. Biết rằng không còn chuyến xe buýt nào chạy qua trạm vào lúc đó, ông nảy ra ý định cho người kia đi nhờ. Nhưng khi ông dừng xe thì người đó biến mất.
- Trạm xe buýt có cửa sổ bằng kính. Khi xe dừng và chẳng thấy ai bên ngoài, tôi nghĩ bóng người đó được tạo ra bởi sự phản chiếu ánh sáng từ tấm kính trên cửa sổ của trạm. Tôi nhìn quanh một lần nữa và vẫn không thấy ai trong tầm quan sát. Người đàn ông kể
Một năm rưỡi trôi qua và người đàn ông hầu như không còn nhớ sự kiện kỳ lạ ấy. Nhưng vào tối 19-2, ông thấy bóng người hiện ra ở trạm xe buýt trước bệnh viện Dilke vào khoảng bảy giờ chiều. Một lần nữa ông dừng xe sát trạm xe buýt và bóng người lại biến mất. Ông nhìn kỹ xung quanh và không thấy bất kỳ người nào.
Nhớ lại sự việc lần trước, người đàn ông chợt nhận ra hình bóng ông vừa thấy giống hệt hình bóng từng hiện ra mười tám tháng trước. Thậm chí bóng người đó còn nhìn về cùng một phía trong cả hai lần, như thể đang chờ một ai đó. Người đàn ông cho rằng, sự việc mà ông gặp là hiện tượng không bình thường. Trạm xe buýt mới được xây dựng. Một nghĩa trang và một nhà hỏa táng nằm gần trạm xe buýt, ở phía bên kia con đường.
VNE
Một người dân tại Anh khẳng định ông gặp một bóng hình mờ ảo tại một trạm xe buýt hai lần. The Forest and Wye Today đưa tin sự việc xảy ra tại thành phố Cinderford, hạt Gloucestershine, Anh.
Một người đàn ông, yêu cầu được giấu tên vì sợ người khác nghĩ rằng ông có vấn đề về thần kinh, kể rằng, ông thấy một người đứng ở trạm xe buýt phía trước bệnh viện Dilkevào một buổi tối, trong năm 2010. Biết rằng không còn chuyến xe buýt nào chạy qua trạm vào lúc đó, ông nảy ra ý định cho người kia đi nhờ. Nhưng khi ông dừng xe thì người đó biến mất.
- Trạm xe buýt có cửa sổ bằng kính. Khi xe dừng và chẳng thấy ai bên ngoài, tôi nghĩ bóng người đó được tạo ra bởi sự phản chiếu ánh sáng từ tấm kính trên cửa sổ của trạm. Tôi nhìn quanh một lần nữa và vẫn không thấy ai trong tầm quan sát. Người đàn ông kể
Một năm rưỡi trôi qua và người đàn ông hầu như không còn nhớ sự kiện kỳ lạ ấy. Nhưng vào tối 19-2, ông thấy bóng người hiện ra ở trạm xe buýt trước bệnh viện Dilke vào khoảng bảy giờ chiều. Một lần nữa ông dừng xe sát trạm xe buýt và bóng người lại biến mất. Ông nhìn kỹ xung quanh và không thấy bất kỳ người nào.
Nhớ lại sự việc lần trước, người đàn ông chợt nhận ra hình bóng ông vừa thấy giống hệt hình bóng từng hiện ra mười tám tháng trước. Thậm chí bóng người đó còn nhìn về cùng một phía trong cả hai lần, như thể đang chờ một ai đó. Người đàn ông cho rằng, sự việc mà ông gặp là hiện tượng không bình thường. Trạm xe buýt mới được xây dựng. Một nghĩa trang và một nhà hỏa táng nằm gần trạm xe buýt, ở phía bên kia con đường.
VNE
#435
Gửi vào 23/04/2012 - 02:40
NHỮNG BÀN CHÂN TIÊN BÍ ẨN
Những bàn chân in trên đá với hình dáng, kích cỡ khổng lồ hoặc bí ẩn, khiến người ta liên tưởng tới nhiều câu chuyện và truyền thuyết, vẫn tồn tại trong đời sống dân gian Việt Nam cả ngàn đời qua. Từ đồng bằng đến vùng núi, miền biển Việt Nam; trên những vách đá hay thậm chí vùng đồng bằng...những dấu chân này đều mang đến cho người ta hoặc cảm giác thán phục vào sự tài tình của tạo hóa, con người khi lại khiến người ta trầm lặng trước những bí ẩn của cõi hư không.
Mười một khối đá đen với nhiều hình thù kỳ quái, trong đó có những khối mang hình dáng dấu chân người tại cánh đồng làng Yên Lạc, xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội, khiến nhiều người rất tò mò xen lẫn sự thành kính. Không ít người dân địa phương quả quyết, đây chính là dấu chân của viên tướng Cao Biền...
Các khối đá này nằm giữa cánh đồng bằng phẳng làng Yên Lạc, với rất nhiều hình thù và kích thước khác nhau tạo thành hình tam giác. Xung quanh những khối đá này có cây cối mọc um tùm. Trong số đó có ba khối rất lớn, mặt phẳng, trên đó có nhiều vết lõm như dấu chân người. Những hình này được khắc lõm sâu một cách tự nhiên trên bề mặt đá, không có dấu hiệu tác động của con người. Vết đá giống bàn chân phải trên mặt một khối đá có chiều dài năm mươi cm, bề ngang đoạn tương ứng với ngón chân rộng hai mươi tám cm. Điều đặc biệt là vết đá này có một phần trồi ra như ngón chân cái, nên càng nhìn kỹ càng thấy giống bàn chân người. Vệt đá giống hình bàn chân trái có kích thước nhỏ hơn, chiều dài khoảng 40cm, ngang 23cm, sâu 14cm.
Người ta đồn rằng, đó là vết chân của viên tướng Cao Biền bên Trung Quốc xa xưa. Chuyện kể rằng, Cao Biền là viên tướng rất am tường địa lý, phong thủy. Khi được vua nhà Đường, Trung Quốc cử sang làm tiết độ sứ, cai quản xứ Giao Châu, miền Bắc Việt Nam ngày nay, viên tướng này chợt giật mình trước long mạch của vùng đất Giao Châu. Lo ngại vùng đất này sẽ phát vương, Cao Biền đã tìm cách triệt hạ những nơi có long mạch. Khi đi ngang qua vùng Yên Lạc, Cao Biền nhìn thấy ở trên mặt đất đang có một quả núi nhô lên, địa thế phát sinh long mạch nên đã yểm triệt, rồi dùng...chân dẫm nát quả núi này. Chính vì vậy, trên mặt đá mới có hình vết chân người.
Theo ông Dậu, nguyên Chủ tịch xã Cần Kiệm cho biệt, trong thần tích của làng Yên Lạc không nói gì đến ba khối đá, trong mười một khối đá trên, nhưng ngọc phả của làng bên cạnh thì có nhắc đến. Vì thế vào các ngày lễ hội của làng, người dân vẫn xướng danh các khối này là "thạch sơn thập nhất đế" trong bài văn khấn cúng.
Người dân ở Việt Trì, Phú Thọ, không khỏi xôn xao khi phát hiện dấu một bàn chân khổng lồ nằm trên một tảng đá lớn ngay cạnh bờ sông Lô, thuộc tổ hai mươi lăm, phường Bến Gót. Vết chân khổng lồ trên tảng đá được nhìn thấy khi nước sông Lô cạn kiệt, có chiều ngang chỗ rộng nhất là 1,3m và chỗ hẹp nhất là 0,9m. Gót chân đo được độ sâu là 0,35m. Kích thước các ngón chân cũng lần lượt là: ngón cái có chiều dài 0,45m, các ngón sau chiều dài lần lượt giảm dần. Ngón út có chiều dài là 0,2m. Các ngón chân hướng vào bờ, gót chân phía ngoài lòng sông, trong tư thế một người vừa bước từ dưới sông lên. Đặc biệt, trên bề mặt vết chân này vẫn còn để lại dấu tích chứng tỏ những vết đục do con người tạo nên.
Điều đáng ngạc nhiên là đối diện bên kia sông, khu vực chùa Đại Bi, phường Bạch Hạc, Việt Trì, còn có một vết chân khổng lồ tương tự. Bàn chân này có từ khá lâu và hoàn toàn do con người tạo ra, được đắp cẩn thận bằng bê tông và cũng mô phỏng theo bàn chân của người Giao Chỉ xưa. Một người dân sống ở đây cho biết, năm 2007 khi hoàn thành xong việc trùng tu chùa Đại Bi, có một nhóm thợ đến đổ nên vết chân ấy. Và cũng theo người đàn ông này thì trước ở khu vực này cũng có vết chân khổng lồ nhưng giờ đã bị nước rửa trôi vì thế người ta mới xây nên một vết chân giả mô phỏng lại những câu chuyện trong truyền thuyết.
Núi Chân Tiên ở ấp An Lộc, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu là một tronh những địa danh có nhiều dấu chân in trên đá nhất. Người ta cho rằng, đây vốn là nơi núi non đẹp, cây xanh bong mát chẳng khác gì chốn bồng lai nên là là nơi các Tiên ông thường dắt các Tiên đồng, Tiên cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên ông ngồi bên tảng đá đàm đạo và đánh cờ. Các cô Tiên thi chạy nhảy tung tăng vui đùa từ tảng đá này sang tảng đá khác và đề lại các dấu chân trên đá cho đến bây giờ. Cũng chính vì thế nên người ta gọi núi này là núi Chân Tiên.
Ngày nay, đến thăm núi Chân Tiên, du khách sẽ được tận mắt rông thấy những dấu chân người in trên đá. Ở vách đá phía tay trái của lối vào, trên một quần thể khá đẹp, người ta thấy dấu vết đôi bàn chân giống như chân của một thiếu nữ nhỏ bé xinh xắn để lại, đến nay vẫn còn hằn sâu trên đá. Đi theo một dốc bậc thang đá lên phía trên. Qua nhiều tảng đá khác và leo lên đỉnh cao nơi có miếu thờ bà “Cửu Thiên Huyền Nữ” sẽ thấy có một bàn chân nhỏ bé xinh xắn rõ nét hơn in đậm và sâu trên vách đá của miếu thờ. Bên dưới bàn chân đó, người dân đã lập một bàn thờ nho nhỏ đề thờ cúng các vị thần tiên đã có dịp về đây du ngoạn.
Xuống phía sau miếu Mẫu là một bàn cờ trên một phiến đá bằng phẳng gọi là bàn cờ tiên, nơi các vị Tiên ông ngày xưa chơi cờ. Cạnh bàn cờ tiên là dấu chân trên vách đá. Bàn chân này lớn hơn, nên được gọi là bàn chân của các Tiên ông.
Dấu chân được in rõ trên một hòn đá khá lớn, cao khoảng hai mươi mét đặt tại chùa Bà, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đây được cho là bàn chân trái với năm ngón. Ngón cái dài 5cm, ngang 5cm, các ngón còn lại dài 1,5cm... Từ gót đến đầu ngón cái dài 4m, chiều ngang phần gót chân 50cm, ngang phía trước bàn chân 1,65m, chiều sâu 2,5cm. Dấu chân này hình thành từ lúc nào chưa xác định được, chỉ biết có từ rất xa xưa và được đặt tên là Bàn chân tiên, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa khi đến An Giang. Mới đây, bàn chân này đã được Sách Kỷ lục Việt Nam, công nhận là dấu chân trên đá lớn nhất Việt Nam.
Sưu Tầm
Những bàn chân in trên đá với hình dáng, kích cỡ khổng lồ hoặc bí ẩn, khiến người ta liên tưởng tới nhiều câu chuyện và truyền thuyết, vẫn tồn tại trong đời sống dân gian Việt Nam cả ngàn đời qua. Từ đồng bằng đến vùng núi, miền biển Việt Nam; trên những vách đá hay thậm chí vùng đồng bằng...những dấu chân này đều mang đến cho người ta hoặc cảm giác thán phục vào sự tài tình của tạo hóa, con người khi lại khiến người ta trầm lặng trước những bí ẩn của cõi hư không.
Mười một khối đá đen với nhiều hình thù kỳ quái, trong đó có những khối mang hình dáng dấu chân người tại cánh đồng làng Yên Lạc, xã Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội, khiến nhiều người rất tò mò xen lẫn sự thành kính. Không ít người dân địa phương quả quyết, đây chính là dấu chân của viên tướng Cao Biền...
Các khối đá này nằm giữa cánh đồng bằng phẳng làng Yên Lạc, với rất nhiều hình thù và kích thước khác nhau tạo thành hình tam giác. Xung quanh những khối đá này có cây cối mọc um tùm. Trong số đó có ba khối rất lớn, mặt phẳng, trên đó có nhiều vết lõm như dấu chân người. Những hình này được khắc lõm sâu một cách tự nhiên trên bề mặt đá, không có dấu hiệu tác động của con người. Vết đá giống bàn chân phải trên mặt một khối đá có chiều dài năm mươi cm, bề ngang đoạn tương ứng với ngón chân rộng hai mươi tám cm. Điều đặc biệt là vết đá này có một phần trồi ra như ngón chân cái, nên càng nhìn kỹ càng thấy giống bàn chân người. Vệt đá giống hình bàn chân trái có kích thước nhỏ hơn, chiều dài khoảng 40cm, ngang 23cm, sâu 14cm.
Người ta đồn rằng, đó là vết chân của viên tướng Cao Biền bên Trung Quốc xa xưa. Chuyện kể rằng, Cao Biền là viên tướng rất am tường địa lý, phong thủy. Khi được vua nhà Đường, Trung Quốc cử sang làm tiết độ sứ, cai quản xứ Giao Châu, miền Bắc Việt Nam ngày nay, viên tướng này chợt giật mình trước long mạch của vùng đất Giao Châu. Lo ngại vùng đất này sẽ phát vương, Cao Biền đã tìm cách triệt hạ những nơi có long mạch. Khi đi ngang qua vùng Yên Lạc, Cao Biền nhìn thấy ở trên mặt đất đang có một quả núi nhô lên, địa thế phát sinh long mạch nên đã yểm triệt, rồi dùng...chân dẫm nát quả núi này. Chính vì vậy, trên mặt đá mới có hình vết chân người.
Theo ông Dậu, nguyên Chủ tịch xã Cần Kiệm cho biệt, trong thần tích của làng Yên Lạc không nói gì đến ba khối đá, trong mười một khối đá trên, nhưng ngọc phả của làng bên cạnh thì có nhắc đến. Vì thế vào các ngày lễ hội của làng, người dân vẫn xướng danh các khối này là "thạch sơn thập nhất đế" trong bài văn khấn cúng.
Người dân ở Việt Trì, Phú Thọ, không khỏi xôn xao khi phát hiện dấu một bàn chân khổng lồ nằm trên một tảng đá lớn ngay cạnh bờ sông Lô, thuộc tổ hai mươi lăm, phường Bến Gót. Vết chân khổng lồ trên tảng đá được nhìn thấy khi nước sông Lô cạn kiệt, có chiều ngang chỗ rộng nhất là 1,3m và chỗ hẹp nhất là 0,9m. Gót chân đo được độ sâu là 0,35m. Kích thước các ngón chân cũng lần lượt là: ngón cái có chiều dài 0,45m, các ngón sau chiều dài lần lượt giảm dần. Ngón út có chiều dài là 0,2m. Các ngón chân hướng vào bờ, gót chân phía ngoài lòng sông, trong tư thế một người vừa bước từ dưới sông lên. Đặc biệt, trên bề mặt vết chân này vẫn còn để lại dấu tích chứng tỏ những vết đục do con người tạo nên.
Điều đáng ngạc nhiên là đối diện bên kia sông, khu vực chùa Đại Bi, phường Bạch Hạc, Việt Trì, còn có một vết chân khổng lồ tương tự. Bàn chân này có từ khá lâu và hoàn toàn do con người tạo ra, được đắp cẩn thận bằng bê tông và cũng mô phỏng theo bàn chân của người Giao Chỉ xưa. Một người dân sống ở đây cho biết, năm 2007 khi hoàn thành xong việc trùng tu chùa Đại Bi, có một nhóm thợ đến đổ nên vết chân ấy. Và cũng theo người đàn ông này thì trước ở khu vực này cũng có vết chân khổng lồ nhưng giờ đã bị nước rửa trôi vì thế người ta mới xây nên một vết chân giả mô phỏng lại những câu chuyện trong truyền thuyết.
Núi Chân Tiên ở ấp An Lộc, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu là một tronh những địa danh có nhiều dấu chân in trên đá nhất. Người ta cho rằng, đây vốn là nơi núi non đẹp, cây xanh bong mát chẳng khác gì chốn bồng lai nên là là nơi các Tiên ông thường dắt các Tiên đồng, Tiên cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên ông ngồi bên tảng đá đàm đạo và đánh cờ. Các cô Tiên thi chạy nhảy tung tăng vui đùa từ tảng đá này sang tảng đá khác và đề lại các dấu chân trên đá cho đến bây giờ. Cũng chính vì thế nên người ta gọi núi này là núi Chân Tiên.
Ngày nay, đến thăm núi Chân Tiên, du khách sẽ được tận mắt rông thấy những dấu chân người in trên đá. Ở vách đá phía tay trái của lối vào, trên một quần thể khá đẹp, người ta thấy dấu vết đôi bàn chân giống như chân của một thiếu nữ nhỏ bé xinh xắn để lại, đến nay vẫn còn hằn sâu trên đá. Đi theo một dốc bậc thang đá lên phía trên. Qua nhiều tảng đá khác và leo lên đỉnh cao nơi có miếu thờ bà “Cửu Thiên Huyền Nữ” sẽ thấy có một bàn chân nhỏ bé xinh xắn rõ nét hơn in đậm và sâu trên vách đá của miếu thờ. Bên dưới bàn chân đó, người dân đã lập một bàn thờ nho nhỏ đề thờ cúng các vị thần tiên đã có dịp về đây du ngoạn.
Xuống phía sau miếu Mẫu là một bàn cờ trên một phiến đá bằng phẳng gọi là bàn cờ tiên, nơi các vị Tiên ông ngày xưa chơi cờ. Cạnh bàn cờ tiên là dấu chân trên vách đá. Bàn chân này lớn hơn, nên được gọi là bàn chân của các Tiên ông.
Dấu chân được in rõ trên một hòn đá khá lớn, cao khoảng hai mươi mét đặt tại chùa Bà, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đây được cho là bàn chân trái với năm ngón. Ngón cái dài 5cm, ngang 5cm, các ngón còn lại dài 1,5cm... Từ gót đến đầu ngón cái dài 4m, chiều ngang phần gót chân 50cm, ngang phía trước bàn chân 1,65m, chiều sâu 2,5cm. Dấu chân này hình thành từ lúc nào chưa xác định được, chỉ biết có từ rất xa xưa và được đặt tên là Bàn chân tiên, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa khi đến An Giang. Mới đây, bàn chân này đã được Sách Kỷ lục Việt Nam, công nhận là dấu chân trên đá lớn nhất Việt Nam.
Sưu Tầm
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌC![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
![]() |
|
![]() ![]() những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
![]() |
|
![]() Trưởng c.an huyện du lịch ven biển |
Tử Vi | Kimthuy20212054 |
|
![]() |
|
![]() Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
10 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












