Jump to content

Advertisements




Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái.


121 replies to this topic

#61 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 01:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 10/01/2013 - 23:35, said:

Bạn ceinavigator viết : Phải là "Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái". Không lưỡng nghi, tứ tượng gì cả.



PhapVan xin viết lại nguyên văn cho dễ so sánh:” Thị cố Dịch hữu Thái cực Thị sinh Lưỡng nghi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng Tứ tượng sinh Bát quái”

Tôi đoán mò ý tác giả mà theo tôi tác giả quên hai chữ rất quan trọng khiến cho người đọc có thể hiểu hoàn toàn khác ý tác giả do đó mà anh Vui Vui khuyên tác giả nên cẩn trọng trong vấn đề lập ngôn và các anh VDTT , Dichnhan07 nêu lên một số vấn đề đáng cho người đọc lưu ý . Xin mượn câu trích nguyên văn của Phapvan để diển như sau :

Thị cố Dịch hữu Thái cực Thị sinh Lưỡng nghi, Tam Tài thị sinh Bát quái .

PS : Tác giả câu này nên cẩn trọng khi viết: "Không lưởng nghi, tứ tượng gì cả". Trong Tâm nên có chữ Khiêm khi lập ngôn lập thuyết.

Sửa bởi vodanhthiendia: 11/01/2013 - 01:59


Thanked by 1 Member:

#62 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 03:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khaitri, on 10/01/2013 - 09:02, said:

Thưa Bác TUBINHTUTRU kính!

nâu cháu không thấy các bài viết của bác, quả thực đôi lúc cháu cũng rất tò mò muốn biết là ai?hihi cháu thấy những bài viết của bác thực là hết sức sắc bén, thông hiểu rất rộng nhiều môn khác nhau. cảm ơn bác đã phân tích một bài hay như vậy. cháu động tâm muốn hỏi về bác lấy tên của bác làm ngoại quẻ, cộng mới giờ được nội quẻ. được quẻ hỏa địa tấn động hào bốn biến thành sơn địa bác. cháu trả biết dịch thế nào. bác dịch cho cháu hiểu mới,hihi. cháu cảm ơn bác nhé, mong được đọc nhiều bài viết của bác,hi.

Khaitri "động tâm" tò mò muốn biết tôi là ai, thì Khaitri phải tự giải dịch xem có đúng không - chứ tôi dịch cho thì mất khách quan rồi!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#63 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 11:01

Câu mở đầu do tôi viết mang ý nghĩa vũ trụ luận đối với tôi. Có hai khía cạnh mà tôi hiểu, đó là khía cạnh kiến thức tường minh (nói đơn giản hơn là dễ hiểu về vật lý, hóa học, thiên văn ...), hai là khía cạnh tâm linh (đạo, tôn giáo, thượng đế ..., giải thích các giấc mơ.). Như cuốn "Kinh Dịch - đạo của người quân tử" của Nguyễn Hiến Lê đã lược bỏ phần bói, tôi bổ sung bằng "Kinh Dịch trọn bộ" của Ngô Tất Tố ...

Tôi sẽ viết chỉ viết phần tường minh, phần tâm linh sẽ trình bày sau.

Bài tiếp theo là một phần nhỏ của vũ trụ luận. Nêu lên mang tính chất cá nhân về quan niệm của vũ trụ. Rồi sau đó là một bài rất cơ bản về quái & hào từ

Lại viết lại tặng các bạn một câu chuyện nhỏ, phải ở vị trí cao, rất cao thì khi diễn thuyết sẽ có giá trị hơn, tôi không cầm đèn chạy trước ô tô đâu.

Quạ và thỏ
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không.
Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

#64 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 11:09

Có lẽ trước tiên là điều cơ bản của Dịch:

Một đơn quái gồm 3 vạch Âm Dương, Một trùng quái tuy gồm hai đơn quái có nội quái ở trong và ngoại quái ở ngoài chồng lên nhau nhưng chỉ diễn tả một tình trạng, một sự việc, một biến cố hay một hiện tượng. Vậy nội quái và ngoại quái có tương quan mật thiết với nhau. Là sự diễn tiến tuần tự về thời gian, hào sơ là bước đầu mà hào thượng là bước cuối, các hào giữa là các giai đoạn trung gian.
Ý nghĩa của hào, quan trọng nhất trong Dịch, trong nhân sinh quan:
  • TRUNG, CHÍNH:
    • Bản thể, tính cách, và vị trí của hào. Bản thể của hào đó là dương và âm. Tính cách của dương là đàn ông, cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quý… Tính cách của âm là đàn bà, nhu thuận, xấu, tà ngụy, tiểu nhân, bần tiện … Còn phải xét đến vị trí của hào.
    • Trung - Nội quái có 3 hào, 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt. Ngoại quái có 3 hào, 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt. Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngoại quái, tức là hào 2 và hào 5.
    • Chính – Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương, những hào số chẵn 2, 4, 6 có vị trí âm. Một hào bản thể là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào vị trí dương thì là chính, ở vào vị trí âm thì là bất chính; một hào bản thể là âm (nghĩa là một vạch đứt) ở vào vị trí âm thì là chính, ở vào vị trí dương thì là bất chính.
Dịch là gì? Chỉ là Trung, Chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không Trung trở về chỗ Trung, việc không Chính trở về chỗ Chính.
  • THỜI:
    • Vị trí của mỗi hào cho ta biết thời của mỗi hào nữa, hào 1 là sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái; hào 4 là sơ thời, hào 6 là mạt thời của ngoại quái (đồng thời là mạt thời của trùng quái).
    • Xét về phương diện tĩnh thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thời.
Vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm Trung, Chính nữa.
  • TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HÀO
    • Xét về vị trí, mỗi hào trong nội quái ứng với một hào trong ngoại quái. Là điều kiện, dương vị ứng với âm vị, và ngược lại. Hào 1 ứng với hào 4, hào 2 ứng với hào 5, hào 3 ứng với hào 6. Thường thì hai hào ứng nhau phải khác nhau về bản vị mới tốt.
    • Trong 3 cặp ứng nhau, 1 – 4, 2 – 5, 3 – 6, thì cặp 2 – 5 quan trọng nhất, vì hai hào đều đắc Trung, mà hào 5 lại ở địa vị cao nhất.
    • Trong một quẻ mà có một hào nào làm chủ cả quẻ thì không xét các cặp ứng nhau, mà chỉ xét ý nghĩa của toàn quẻ.
    • Những hào liền nhau: sự tương quan giữa hai hào liền nhau không quan trọng bằng sự tương quan giữa những hào ứng nhau. 1 – 2, 2 – 3, 3 – 4, 4 – 5, 5 – 6. Quan trọng nhất là cặp 4 – 5 vì hào 5 là vua, hào 4 là vị đại thần ở bên cạnh vua. Cặp 3 – 4 có một điểm giống nhau, cả hai đều ở khoảng nội quái bước lên ngoại quái, còn hoang mang không biết nên tiến hay nên thoái, cho nên còn có tên là ‘tế” (ở giữa, trên bờ), là “nghi” (nghi ngờ).
  • HÀO LÀM CHỦ
    • “Chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn” – nghĩa là cái gì nhiều thì bỏ đi lấy cái ít. Theo quy tắc này, quẻ nào nhiều dương thì lấy âm làm chủ và ngược lại, quẻ nào nhiều âm thì lấy dương làm chủ.
    • Hào sơ khó biết, hào thượng dễ biết.
Vậy Dịch là Trung, Chính, mà thực ra là Thời (thời điểm, hoàn cảnh - bạn có thể nhận thấy ở câu Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy)

Thanked by 1 Member:

#65 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 12:53

VDTT& said:

Xét theo tiêu chuẩn khoa học thì phương tiện được dùng để trình bày huyền học đông phương (tức chữ nho) vốn không chính xác. Nói trắng ra là chẳng chính xác tí tẹo nào cả. Cộng chữ nho với chữ Việt lại thiếu chính xác thêm một bậc nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 10/01/2013 - 23:42, said:

Đồng ý. Lý do, trở lại là sự cực kỳ thiếu chính xác của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ Việt Nam. Người ta chưa nói hết mà đoán ý thì xác xuất cao là đoán... trật.

Tuy nhiên, cũng vì sự quá thiếu chính xác của ngôn ngữ VN, người đọc nếu thắc mắc tôi đề nghị đặt câu hỏi ngay (một cách thành thật, dĩ nhiên). Đặt câu hỏi là cho người viết cơ hội diễn tả ý tưởng của mình một cách rõ ràng hơn, khó hiểu lầm hơn.

Tôi rất ngạc nhiên và không đồng tình ý kiến bác VDTT viết như trên.

Nếu cho rằng "vì sự quá thiếu chính xác của ngôn ngữ VN" thì bác VDTT cho biết và chỉ ra sự thiếu chính xác của Ngôn ngữ VN ở chỗ nào : ở Ngữ pháp (cấu trúc câu) hay phát âm ?

Nếu ngôn ngữ Việt Nam thiếu chính xác liệu có thể tồn tại và phát triển qua bao thăng trầm dựng và giữ nước ? Tiếng Việt còn thì người Việt còn !
Ít có dân tộc nào thồng nhất trong một nước mà nói một thứ tiếng, một chữ viết mọi người hiểu hết.

Nếu Ca sĩ hát chưa hay mà chê sân khấu chật ?

Sửa bởi PhapVan: 11/01/2013 - 12:55


Thanked by 1 Member:

#66 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 13:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/01/2013 - 12:53, said:

Tôi rất ngạc nhiên và không đồng tình ý kiến bác VDTT viết như trên.

Nếu cho rằng "vì sự quá thiếu chính xác của ngôn ngữ VN" thì bác VDTT cho biết và chỉ ra sự thiếu chính xác của Ngôn ngữ VN ở chỗ nào : ở Ngữ pháp (cấu trúc câu) hay phát âm ?

Nếu ngôn ngữ Việt Nam thiếu chính xác liệu có thể tồn tại và phát triển qua bao thăng trầm dựng và giữ nước ? Tiếng Việt còn thì người Việt còn !
Ít có dân tộc nào thồng nhất trong một nước mà nói một thứ tiếng, một chữ viết mọi người hiểu hết.ro

Nếu Ca sĩ hát chưa hay mà chê sân khấu chật ?

ceinavigator xin thú nhận là đã sử dụng biện chứng ngôn ngữ & qua ý nghĩa của ngôn từ mà thấu hiểu được nhiều huyền cơ của Tạo hóa. Vì xuất hiện ngôn ngữ là một bước tiến vượt bực trong quá trình hình thành văn minh của loài người. Mới có tri thức, và tri thức có phương tiện để diễn đạt và truyền lại.

Cách biện chứng ngôn ngữ của tôi nếu viết ra thì có một số điều thật tuyệt vời, một số điều thì có lẽ một số người nói theo ngôn ngữ tuổi Teen là củ chuối. Đôi khi cây hoa lại có ý nghĩa như hoa tay...

Đặc biệt, tiếng Việt sẽ là tiếng nói & chữ viết được phổ biến ra thế giới, vượt cả tiếng Anh & tiếng Trung, hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Tôi tin chắc điều này.

#67 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 22:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/01/2013 - 12:53, said:

Tôi rất ngạc nhiên và không đồng tình ý kiến bác VDTT viết như trên.

Nếu cho rằng "vì sự quá thiếu chính xác của ngôn ngữ VN" thì bác VDTT cho biết và chỉ ra sự thiếu chính xác của Ngôn ngữ VN ở chỗ nào : ở Ngữ pháp (cấu trúc câu) hay phát âm ?

Nếu ngôn ngữ Việt Nam thiếu chính xác liệu có thể tồn tại và phát triển qua bao thăng trầm dựng và giữ nước ? Tiếng Việt còn thì người Việt còn !
Ít có dân tộc nào thồng nhất trong một nước mà nói một thứ tiếng, một chữ viết mọi người hiểu hết.

Nếu Ca sĩ hát chưa hay mà chê sân khấu chật ?
Thiếu chính xác đây là "thiếu chính xác theo tiêu chuẩn khoa học", một ngôn ngữ thiếu chính xác không có nghĩa ngôn ngữ ấy dở. Sự thật là các ngôn ngữ qua nhiều giai đoạn phát triển, thường vì nhu cầu diễn tả tâm lý mà trở nên thiếu chính xác.

Nói cách khác, các ngôn ngữ "cao đẳng" (tạm dùng chữ như thế để diễn tả các ngộn ngữ đã qua nhiều giai đoạn phát triển) có xác xuất khá cao là thiếu chính xác.

Ngôn ngữ của toán học, trái lại, là một ngôn ngữ "hạ đẳng", cấu trúc cực kỳ giản dị, và có rất nhiều chuyện chẳng thể nào dùng toán học mà diễn tả được. Nhưng chính vì tính "hạ đẳng" của nó mà toán là một ngôn ngữ có tính chính xác, và là ngôn ngữ lý tưởng của khoa học tây phương. Nó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu để các nhà khoa học tây phương ghi lại những bước tiến đã có mà không sợ đời sau hiểu lầm. (Có thể cường điệu rằng nhờ xử dụng ngôn ngữ của toán mà tây phương đã vượt bỏ đông phương về khoa học.) Bởi thế mới có câu "toán là nữ hoàng của khoa học" (mathematics is the queen of science).

Còn muốn thấy tính thiếu chính xác của chữ Nho thì cứ lấy ngay thí dụ giản dị nhất:

"Nguyên Hanh Lợi Trinh!"

Câu này nghĩa gì? Tưởng là giản dị vì các sách dịch đa số đều có giải thích. Nhưng đọc kỹ thì thấy mỗi sách giải thích một khác. Tha hồ cãi đến ngàn năm mà chẳng có thể kết luận ai sai ai đúng!

Vì thế tôi mới nói chữ Nho thiếu chính xác.

Qua tiếng Việt thêm một tầng thiếu chính xác nữa thì dễ hiểu, vì muốn sang tiếng Việt thì phải dịch nghĩa chữ Nho, mà xưa nay ai cũng biết "dịch là phản ý".

So sánh với toán thì sao. Toán dù dịch sang tiếng Việt thì ký hiệu vẫn y hệt, chỉ thỉnh thoảng thấy những cụm từ như "vì thế', "cho nên", "do đó", v.v... muốn hiểu lầm cũng không được.

Vì thế ngôn ngữ toán có tính chính xác.

Nhắc lại, chính xác hoặc thiếu chính xác đây chẳng dính líu gì đến trình độ văn minh hoặc mọi rợ, chỉ là có phù hợp hoặc không phù hợp cho việc truyền kiến thức khoa học hay không mà thôi. Và tôi khẳng định:
-Tàu và Việt có hai nền văn minh rất cao,
nhưng nếu muốn truyền lại kiến thức có tính khoa học thì:
-Chữ Nho thiếu chính xác.
-Chữ Nho khi dịch sang chữ Việt lại thêm một tầng thiếu chính xác nữa.
Hy vọng đã rõ ràng.

Thanked by 2 Members:

#68 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 23:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 10/01/2013 - 23:35, said:

Bạn ceinavigator viết : Phải là "Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái". Không lưỡng nghi, tứ tượng gì cả.

Anh VuiVui viết : Đây là kiến thức nền tảng của Dịch mà Bạn cũng viết sai. Bạn chế biến như thế, tức cũng là hiểu như vậy. Lại đặt tên chủ đề, vậy nên sửa lại đi.

Bác VDTT viết : Chủ nhân hình như tâm đắc với câu "Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái." …Với lời mào đầu như thế, tôi chẳng thấy câu trên sai ở chỗ nào cả. Tôi thấy đây là một cách diễn tả vài điểm chính yếu của dịch lý, đọc nghe khang khác nhưng chưa chắc kém chính xác so với các cách diễn tả khác.

Vị nào bảo câu ấy sai xin chỉ ra sai ở chỗ nào, rồi chúng ta có thể bàn tiếp.

Anh dichnhan07 viết : chủ đề này mở vào lúc Đại Quá - Hằng, nội dung tuy có hơi bừa bộn nhưng chưa tới mức có lỗi. Có thể nói là "không chê cũng không khen".

Anh tigerstock68 viết : Kinh Dịch trong Hệ Từ Truyện viết : "Dịch có Thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái".



PhapVan xin viết lại nguyên văn cho dễ so sánh:” Thị cố Dịch hữu Thái cực Thị sinh Lưỡng nghi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng Tứ tượng sinh Bát quái”

Thế giới sự vật và hiện tượng - thế giới tinh thần - Mỗi thế giới đều có cảnh giới riêng. Tuy cảnh giới khác nhau, nhưng không có sự vật và hiện tượng riêng nào tránh khỏi được luật nhân quả quyết định kiếp sống (sinh-trụ hoại-diệt) của một sự vật hiện tượng và tinh thần ấy. Nhân thật ắt Quả sẽ thật, còn Nhân giả quả cũng sẽ giả.

Tôi cũng rất mong được đọc những điều lý giải biện chứng của ceinavigator viết về "Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái"

Xin cảm ơn !

Thanked by 1 Member:

#69 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 23:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 11/01/2013 - 22:57, said:

...
Còn muốn thấy tính thiếu chính xác của chữ Nho thì cứ lấy ngay thí dụ giản dị nhất:

"Nguyên Hanh Lợi Trinh!"

Câu này nghĩa gì? Tưởng là giản dị vì các sách dịch đa số đều có giải thích. Nhưng đọc kỹ thì thấy mỗi sách giải thích một khác. Tha hồ cãi đến ngàn năm mà chẳng có thể kết luận ai sai ai đúng!

Vì thế tôi mới nói chữ Nho thiếu chính xác.
...

Vậy câu trên là Mệnh đề toán học hay triết học ? Rõ ràng khiên cưỡng cho chữ Nho và Việt thiếu chính xác là không chuẩn !

Xin cảm ơn bác VDTT!

Sửa bởi PhapVan: 11/01/2013 - 23:59


Thanked by 1 Member:

#70 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29156 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/01/2013 - 00:35

@ anh PhapVan:

Có thể thấy sự thiếu chính xác với các ví dụ đơn giản như thế này:

1, Ông X đến nhà ông Y, không thấy ông Y ở nhà liền hỏi đứa con ông Y rằng:
- Bố cháu đâu?
- Dạ, bố cháu đang ở ngoài vườn/ruộng. Bác cứ ra ngoài vườn/ruộng thì sẽ gặp ạ.

Thực tế là ông Y đang đứng ở TRONG phạm vi của khu vườn/ruộng chứ có đứng bên NGOÀI đâu. Ông X mà muốn gặp mặt ông Y thì phải đi vào bên trong phạm vi của khu vườn/ruộng ấy chứ, nếu đi ra thì làm sao mà gặp được?

Vậy, rõ ràng là có sự thiếu chính xác mang tính Chủ Quan, vì lấy vị trí của người nói để làm mốc mà quyết định vị trí của đối tượng muốn đề cập.

2, Cái quạt trần được treo ở đâu? - Nó được treo ở trên trần.

Thực tế thì cái quạt trần được treo ở phía bên dưới cái trần nhà chứ có treo bên trên đâu.

3, Bộ bàn ăn này chỉ có 6 cái ghế mà có những 10 người, chúng ta trải chiếu xuống dưới đất để ngồi ăn cho thoải mái vậy.

Thực tế thì chỉ có thể trải chiếu lên trên bề mặt của đất.

4, Quả táo vừa mới bị rơi xuống dưới đất rồi, hãy nhặt nó lên đây.

Thực tế thì quả táo rơi xuống nhưng nó vẫn nằm trên mặt đất chứ không nằm dưới bề mặt của đất được.

...

Rất nhiều ngôn ngữ đều có những sự không chính xác, vì thế ngôn ngữ mới luôn phát triển. Ngôn ngữ nào mà không phát triển nữa thì đó là ngôn ngữ chết.
Có nhiều người còn cho rằng, bản thân ngôn ngữ không mang nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa chính là đến từ cách hiểu của người tiếp nhận nó (đọc, nghe, sờ,...) có thể hôm nay ta đọc được câu X nào đó và hiểu nó như thế... như thế... nhưng ngày sau khi mà vốn kiến thức của ta phong phú hơn, ta lại hiểu câu X đó với nhiều ý nghĩa khác hơn, thậm chí có thể hiểu ngược lại như trước đây đã từng hiểu về nó.

Thanked by 2 Members:

#71 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8850 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 00:43

Cần gì loằng ngoằng vậy.

Ví dụ đây: anh Pháp Vân lên mạng. Mới nghe tưởng anh PV là người nhện, nhưng không, anh online.

Thanked by 3 Members:

#72 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 01:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 00:35, said:

@ anh PhapVan:

Có thể thấy sự thiếu chính xác với các ví dụ đơn giản như thế này:

1, Ông X đến nhà ông Y, không thấy ông Y ở nhà liền hỏi đứa con ông Y rằng:
- Bố cháu đâu?
- Dạ, bố cháu đang ở ngoài vườn/ruộng. Bác cứ ra ngoài vườn/ruộng thì sẽ gặp ạ.

Thực tế là ông Y đang đứng ở TRONG phạm vi của khu vườn/ruộng chứ có đứng bên NGOÀI đâu. Ông X mà muốn gặp mặt ông Y thì phải đi vào bên trong phạm vi của khu vườn/ruộng ấy chứ, nếu đi ra thì làm sao mà gặp được?

Vậy, rõ ràng là có sự thiếu chính xác mang tính Chủ Quan, vì lấy vị trí của người nói để làm mốc mà quyết định vị trí của đối tượng muốn đề cập.

2, Cái quạt trần được treo ở đâu? - Nó được treo ở trên trần.

Thực tế thì cái quạt trần được treo ở phía bên dưới cái trần nhà chứ có treo bên trên đâu.

3, Bộ bàn ăn này chỉ có 6 cái ghế mà có những 10 người, chúng ta trải chiếu xuống dưới đất để ngồi ăn cho thoải mái vậy.

Thực tế thì chỉ có thể trải chiếu lên trên bề mặt của đất.

4, Quả táo vừa mới bị rơi xuống dưới đất rồi, hãy nhặt nó lên đây.

Thực tế thì quả táo rơi xuống nhưng nó vẫn nằm trên mặt đất chứ không nằm dưới bề mặt của đất được.

...

Rất nhiều ngôn ngữ đều có những sự không chính xác, vì thế ngôn ngữ mới luôn phát triển. Ngôn ngữ nào mà không phát triển nữa thì đó là ngôn ngữ chết.
Có nhiều người còn cho rằng, bản thân ngôn ngữ không mang nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa chính là đến từ cách hiểu của người tiếp nhận nó (đọc, nghe, sờ,...) có thể hôm nay ta đọc được câu X nào đó và hiểu nó như thế... như thế... nhưng ngày sau khi mà vốn kiến thức của ta phong phú hơn, ta lại hiểu câu X đó với nhiều ý nghĩa khác hơn, thậm chí có thể hiểu ngược lại như trước đây đã từng hiểu về nó.

4 ví dụ trên cho ta thấy gì trong cách diển đạt của Á Đông? Quán sâu vào tâm thức sẽ nhận ra cái vi tế này chìm trong tiềm thức suy nghĩ và lý luận của người Á Đông ngược với phương Tây .
Ngôn ngữ của khoa học (ngôn ngữ toán) chỉ là một phần để diển tả thế giới (hửu tướng) còn thế giới vô tướng có thể dùng toán để diển tả cho chính xác không?. Văn hóa Á Đông vốn nền tảng ở Tâm và Đạo nên không ngạc nhiên ngôn ngữ của Á Đông đầy tính Siêu Hình học . Ngôn ngữ phương Tây hay ngo6n ngữ khoa học khi diển đạt về phần này thì cũng thiếu sót và thiếu chính xác . Nhận biết giới hạn và công dụng của nó để dùng ngôn ngữ đúng chổ, đúng công dụng của nó vẩn là cách trung dung tốt nhất.

Sửa bởi vodanhthiendia: 12/01/2013 - 01:28


Thanked by 3 Members:

#73 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 01:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/01/2013 - 23:56, said:

Vậy câu trên là Mệnh đề toán học hay triết học ? Rõ ràng khiên cưỡng cho chữ Nho và Việt thiếu chính xác là không chuẩn !
Nhắc lại "câu" mà tôi nhắc đến là Nguyên Hanh Lợi Trinh.

Đây chẳng phải là mệnh đề toán học, triết học mà là bốn chữ nhằm diễn tả một hoàn cảnh, một hiện tượng (tính chất của quẻ Càn chẳng hạn).

Nhưng muốn hiểu thì phải dựa theo nghĩa. Vậy 4 chữ trên có nghĩa gì? Sự thật là chỉ cần chữ "Nguyên" không thôi đã có vài quan điểm, đủ cãi nhau đến ngày tận thế!

Mục đích tối hậu của mọi cách diễn tả là làm sao cho người ta hiểu. "Nguyên Hanh Lợi Trinh" có đạt mục đích ấy không? Thiết tưởng hỏi đã là trả lời.

Do đó tôi dám mạnh dạn nói rằng "Nguyên Hanh Lợi Trinh" là một cách diễn tả chẳng chính xác tí tẹo nào cả. Đấy chỉ là một trong vô vàn thí dụ về sự thiếu chính xác trong phương tiện được xử dụng để diễn tả kinh dịch (phương tiện đây tức là chữ Nho).

Sửa bởi VDTT: 12/01/2013 - 01:45


Thanked by 1 Member:

#74 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 03:48

Trích dẫn

Thị cố Dịch hữu Thái cực Thị sinh Lưỡng nghi, Tam Tài thị sinh Bát quái .

PS : Tác giả câu này nên cẩn trọng khi viết: "Không lưởng nghi, tứ tượng gì cả". Trong Tâm nên có chữ Khiêm khi lập ngôn lập thuyết.

Cám ơn bạn vodanhthiendia. Bạn đã viết chính xác ý tứ quan trọng nhất của mệnh đề được xem như là tiên đề của dịch lý. Câu, dịch hữu thái cực sinh lưỡng nghi, đúng bản chất nhất, đến đây là đủ vế đầu. Tiếp đến Tam Tài thị sinh Bát quái, Bát quái sinh vạn vật. Gộp hai câu lại, là mệnh đề đầy đủ, hoàn chỉnh của dịch lý học.
Vế đầu của câu, còn có thể viết, hòng nối hai vế lại với nhau một cách liên tục, nhất quán bởi câu, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng.
Cho nên, viết như anh Pháp Vân viết trên cho dễ tiếp cận. Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng – tứ tượng (hay tam tài) sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật.
Tứ tượng, hay tam tài sinh bát quái ? Đây là một câu hỏi khác. Thực chất chỉ là một. Song lý giải tôi không muốn đề cập nơi đây. Nếu có dịp, có thể tôi sẽ trình bày. Cho nên, sau này ta có thể viết. Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái và bát quái sinh vạn vật.
Chúng ta xét tiếp:

Trích dẫn

  • Ông nghĩ phải để âm dương trên dưới như thế nào mới đúng, và tại sao ông lại cho cái ông nghĩ là đúng, cái ngược lại là sai?
    2) Với phương tiện diễn tả dịch (rất thiếu chính xác) như hiện tại, có cách nào để khẳng định cách này đúng cách kia sai hay không?

Để tiện lợi, chúng ta đặt trường hợp gọi thiếu dương vạch dưới liền, vạch trên đứt. Thiếu âm vạch dưới đứt và vạch trên liền là trường hợp A. Thiếu dương vạch dưới đứt vạch trên liền. Thiếu âm vạch dưới liền, vạch trên đứt là B.
Khi ấy, trả lời câu hỏi là: A hoặc B đều đúng khi ... và A hoặc B đều sai khi ....
ba chấm sau Khi là điều tiên quyết thể hiện đúng bản chất của mệnh đề được nếu ở trên.
Sẽ có Vị có thể nói, âm dương ở đây là tương đương với lưỡng nghi. Do đó, câu trên sẽ được viết là:
Dịch có thái cực, thái cực sinh âm dương, âm dương sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật.
Nếu chúng ta không câu chấp, có thể hiểu ý tác giả chủ đề này, thì câu do tác giả viết

Trích dẫn

Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái.


Chúng ta lại thay chữ Có bằng chữ Gồm – nếu không bắt bẻ về ngôn từ, mà thực ra, sự bắt bẻ này cũng không cần thiết – thì ta có thể triển khai một cách tự nhiên câu của tác giả.
Dịch có thái cực, thái cực gồm âm dương, âm dương sinh tứ tượng (cho thêm vào cũng không làm hỏng ý của tác giả, ngược lại, sự tán thêm này, được xem như là sự bổ sung hợp lý), tứ tượng sinh bát quái, và bát quái sinh vạn vật.
Ta thấy có sự hơi khập khiễng ở đây là âm dương sinh bát quái và tứ tượng sinh bát quái. Với tôi, cũng chỉ là câu chữ, nên câu âm dương sinh bát quái, trong phạm vi nhất định, vẫn chấp nhận được.
Chú ý, chúng ta có thể "nới lỏng ngôn từ" để có thể xem xét các vấn đề của dịch học bên ngoài các tiêu chuẩn khoa học. Điều này là khả chấp, bởi khi ta không áp đầy đủ các tiêu chuẩn khoa học cho một vấn đề dịch học, thì cũng không vì thế mà bản chất lý dịch lại có thể bị sai lệch. Cho nên ở đây, tôi không lý tới các tiêu chuẩn của khoa học cho vấn đề này làm gì.
Một phép so sánh như tôi trình bày trên, sẽ có thể nói, tiêu đề của tác giả là hoàn toàn khả chấp.
Nhưng, vấn đề ở chỗ. Lưỡng nghi và âm dương. Có hoàn toàn tương đương hay không ?
Chúng ta có thể hiểu vấn đề này qua một thí nghiệm đơn giản sau.

Nhà tôi có nuôi một con chó nhỏ, một con vẹt. Trong nhà có một cái tủ lạnh lớn, cửa bóng. Con vẹt nhà tôi thường hay đứng trước cái tủ lạnh đó, tự "soi gương" mình, nhìn con vẹt qua cái gương (tủ lạnh) mà Gù. Nó đã xem con vẹt trong gương như một đối tượng có thực, và hết ngày này sang ngày khác, thái độ của con vẹt đối với con vẹt trong gương không thay đổi. Nó xem con vẹt đó như một con vẹt thực thù, là bạn nó, là người yêu của nó, là đối tượng cộng sinh với nó, ...
Con chó thì không, dù có đi qua gương, hay ngồi trước gương. Nhưng nó không có một thái độ bất kỳ đối với cái bóng qua gương của nó. Con chó nhà tôi có một cái nết là nó rất ghét một số con chó hàng xóm, và một số khác thì không. Khi gặp, hoặc chỉ cần phát hiện những con chó mà nó ghét đi ngang qua nhà là nó phản ứng như sủa lớn, hay tỏ thái độ bức xúc. Tôi quay phim con chó mà nó ghét, đưa chúng lên màn hình tivi cho nó xem. Nhưng nó vẫn không hề tỏ thái độ gì, mặc dù vừa mới đó nó đã sủa dữ dội khi con cho ấy đi ngang qua nhà tôi.
Con vẹt đã không phân biệt được giữa Thực và Ảo.
Nhưng con chó thì phân biệt được Thực và Ảo.
Cho nên trong nhiều tài liệu, ta thấy mệnh đề dịch có thái cực được viết.
Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi (âm dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng, ...
Hai chữ âm dương để trong ngoặc. Thật làm khó cho những người muốn khoa học hóa Dịch học.
Thân ái.


Thanked by 3 Members:

#75 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 04:19

Lưỡng Nghi còn mang ý nghĩa nội hàm như trong âm có dương, trong dương có âm trong khi Âm Dương thường được dùng theo nghĩa của hai cá thể/tính biệt lập.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |