Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
PhapVan, on 11/01/2013 - 12:53, said:
Tôi rất ngạc nhiên và không đồng tình ý kiến bác VDTT viết như trên.
Nếu cho rằng "vì sự quá thiếu chính xác của ngôn ngữ VN" thì bác VDTT cho biết và chỉ ra sự thiếu chính xác của Ngôn ngữ VN ở chỗ nào : ở Ngữ pháp (cấu trúc câu) hay phát âm ?
Nếu ngôn ngữ Việt Nam thiếu chính xác liệu có thể tồn tại và phát triển qua bao thăng trầm dựng và giữ nước ? Tiếng Việt còn thì người Việt còn !
Ít có dân tộc nào thồng nhất trong một nước mà nói một thứ tiếng, một chữ viết mọi người hiểu hết.
Nếu Ca sĩ hát chưa hay mà chê sân khấu chật ?
Thiếu chính xác đây là "thiếu chính xác theo tiêu chuẩn khoa học", một ngôn ngữ thiếu chính xác không có nghĩa ngôn ngữ ấy dở. Sự thật là các ngôn ngữ qua nhiều giai đoạn phát triển, thường vì nhu cầu diễn tả tâm lý mà trở nên thiếu chính xác.
Nói cách khác, các ngôn ngữ "cao đẳng" (tạm dùng chữ như thế để diễn tả các ngộn ngữ đã qua nhiều giai đoạn phát triển) có xác xuất khá cao là thiếu chính xác.
Ngôn ngữ của toán học, trái lại, là một ngôn ngữ "hạ đẳng", cấu trúc cực kỳ giản dị, và có rất nhiều chuyện chẳng thể nào dùng toán học mà diễn tả được. Nhưng chính vì tính "hạ đẳng" của nó mà toán là một ngôn ngữ có tính chính xác, và là ngôn ngữ lý tưởng của khoa học tây phương. Nó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu để các nhà khoa học tây phương ghi lại những bước tiến đã có mà không sợ đời sau hiểu lầm. (Có thể cường điệu rằng nhờ xử dụng ngôn ngữ của toán mà tây phương đã vượt bỏ đông phương về khoa học.) Bởi thế mới có câu "toán là nữ hoàng của khoa học" (mathematics is the queen of science).
Còn muốn thấy tính thiếu chính xác của chữ Nho thì cứ lấy ngay thí dụ giản dị nhất:
"Nguyên Hanh Lợi Trinh!"
Câu này nghĩa gì? Tưởng là giản dị vì các sách dịch đa số đều có giải thích. Nhưng đọc kỹ thì thấy mỗi sách giải thích một khác. Tha hồ cãi đến ngàn năm mà chẳng có thể kết luận ai sai ai đúng!
Vì thế tôi mới nói chữ Nho thiếu chính xác.
Qua tiếng Việt thêm một tầng thiếu chính xác nữa thì dễ hiểu, vì muốn sang tiếng Việt thì phải dịch nghĩa chữ Nho, mà xưa nay ai cũng biết "dịch là phản ý".
So sánh với toán thì sao. Toán dù dịch sang tiếng Việt thì ký hiệu vẫn y hệt, chỉ thỉnh thoảng thấy những cụm từ như "vì thế', "cho nên", "do đó", v.v... muốn hiểu lầm cũng không được.
Vì thế ngôn ngữ toán có tính chính xác.
Nhắc lại, chính xác hoặc thiếu chính xác đây chẳng dính líu gì đến trình độ văn minh hoặc mọi rợ, chỉ là có phù hợp hoặc không phù hợp cho việc truyền kiến thức khoa học hay không mà thôi. Và tôi khẳng định:
-Tàu và Việt có hai nền văn minh rất cao,
nhưng nếu muốn truyền lại kiến thức có tính khoa học thì:
-Chữ Nho thiếu chính xác.
-Chữ Nho khi dịch sang chữ Việt lại thêm một tầng thiếu chính xác nữa.
Hy vọng đã rõ ràng.