Jump to content

Advertisements




Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái.


121 replies to this topic

#91 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 08:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 23:18, said:



Xin nhấn mạnh lại rằng, đối với những ví dụ đó "rõ ràng là có sự thiếu chính xác mang tính Chủ Quan, vì lấy vị trí của người nói để làm mốc mà quyết định vị trí của đối tượng muốn đề cập."

Chắc anh không đọc kỹ bài nên không hiểu những lời QNB muốn nói.
Hai người đang đối thoại với nhau, vậy cái đích mà cuộc đối thoại đó hướng đến là gì, chẳng phải là vị trí của đối tượng muốn đề cập hay sao???

Theo tôi không có đúng hay sai chủ quan hay khách quan ở đây mà chỉ là qui ước trong diển đạt. Mổi cách qui ước (một từ tâm và một từ cảnh) đều có cái Lý khởi duyên riêng của nó. Thuyết tương đối cho thấy người quan sát cũng là một phần của diển biến (Dịch). Chủ/Khách như Tâm Cảnh tương duyên .

Sửa bởi vodanhthiendia: 13/01/2013 - 08:30


#92 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 08:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 23:18, said:

Xin nhấn mạnh lại rằng, đối với những ví dụ đó "rõ ràng là có sự thiếu chính xác mang tính Chủ Quan, vì lấy vị trí của người nói để làm mốc mà quyết định vị trí của đối tượng muốn đề cập."

Chắc anh không đọc kỹ bài nên không hiểu những lời QNB muốn nói.
Hai người đang đối thoại với nhau, vậy cái đích mà cuộc đối thoại đó hướng đến là gì, chẳng phải là vị trí của đối tượng muốn đề cập hay sao???

Trước khi hướng đến được cái đích đó thì bản thân người hai người đối thoại phải hiểu nói với nhau về cái gì đã ! Khi hiểu rồi thì mới "đi ra" hay "đi vào", "ngước lên" hay "nhìn xuống" - đối với ai ? động hay tĩnh với chính người đang tìm hiểu câu trả lời cho chính mình.

#93 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 09:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 12/01/2013 - 22:53, said:

Tôi xin mượn ngay những gì đang xảy ra trong đề mục này làm thí dụ thực tế cho thấy sự thiếu chính xác của ngôn ngữ khi tranh luận về dịch lý:

Chủ nhân bảo không có thiếu âm, thiếu dương (hoặc không buồn lý đến thiếu âm thiếu dương).

Nghe thoáng qua, rõ ràng đi ngược lại truyền thống.

Vấn đề: Đố ai dùng phương tiện hiện tại (tức ngôn ngữ) mà chứng minh được rằng chủ nhân sai (hoặc đúng). Tôi không tin là chuyện này làm được.

Vấn đề không phải đi ngược với truyền thống mà hiện tượng sự việc nào thì có Lý của sự việc hiện tượng ấy.

Có những nghề chỉ có truyền chứ không bán, nếu bán thì thì Tổ nghề thu lại ngay. Huống chi sự hiều biết muốn có về Dịch Lý mà lại thông qua thách đố thì vĩnh viễn cánh cửa Minh triết sẽ đóng lại.

#94 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 09:15

Phỏng theo lời nhận định của Ông Phan Bội-Châu đã nói rằng: Triết học Đông-phương xưa nay có ba nhà:
- Một là Phật-học.
- Hai là Lão học.
- Ba là Dịch-học
Nhưng Phật-học thì lý-tưởng quá cao, mà con đường tu là xuất thế. Lão học chỉ lấy thuyết Âm Dương làm nền tảng cũng theo đường xuất thế.
Vì sao đường lối tu của Phật, Lão phải xuất thế?
- Vì nhân-loại buổi ấy Thánh đức còn nhiều, về địa lý thì đất đai rộng-rãi, đất rộng người thưa. Tính tình người còn hiền hậu, còn giữ nguyên cái chân tính của “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”, không bị ảnh hưởng của ngoại lai nhiều. Thế nên việc tu thuở ấy giống như người chơi cây kiểng, nhàn rỗi, thư thái. Tìm đến non cao núi thẵm, lánh chốn phồn hoa để hướng đến một cái thú tuyệt vời là tầm Tiên noi Phật. Thật ra nếu không tu thì người thuở ấy cũng vẫn hiền từ nhân hậu lắm rồi! Thời Thượng đức mà!
Lão-học thì cũng vẫn một nhà xuất thế như Phật, tìm chốn non Thần động Thánh để thích chí thanh nhàn, tu Tiên luyện pháp: Quá cao xa và đòi hỏi thời gian. Thế kỷ này liệu thế nào mà tu-hành cho được? Nếu cả nước đồng xuất thế thì lấy ai lo cho dân-tộc, làm sao đất nước mở mang? Nhân sanh sẽ đi vào đường lối tiêu cực hay sao?
“Nay nếu chiết trung ở trong các nhà Triết-học Đông phương vừa tinh-vi, vừa thiết thực, vừa thấu lý, vừa thích dụng thời chẳng gì bằng Dịch-học.
Vì lòng ưu thời mẫn thế gốc ở tấm lòng Từ-bi thời DỊCH chẳng khác gì Phật, tùy thì thức thế dù trăm đường biến hóa, thời Dịch có lẽ hay hơn Lão. Nếu nghiên-cứu về Dịch-học thì Phật-học và Lão-học cũng quán thông, gần gũi cùng thiên-lý, Âm Dương lý số thông cùng vạn vật."
Thời buổi này:
* Đạo
Đạo Phật độ 6 ức nguyên nhân tức là phép tu theo Phật là cho hiểu nguồn gốc KHỔ của con người là do lục căn, bởi khi tiếp xúc với lục trần thì sinh ra lục dục. Nếu nhờ biết tu thì biến tất cả thành ra lục thức để đến chỗ cao thượng hơn là đạt cho được Lục thông để khỏi bị đoạ vào Lục đạo luân hồi. Là chủ yếu ở số 6.
* Thời kỳ Tiên Đạo thì độ được 2 ức nguyên nhân tức là nói về lý Âm Dương, là lý tương đối hữu hình: Hễ có sinh thì có diệt, có sướng thì có khổ, hai ý nghĩa này cứ đắp đổi nhau không bao giờ dứt như bóng với hình. Bởi cõi trần này là cõi nhị nguyên phải vậy. Muốn chấm dứt sự luân hồi nhân quả phải diệt nhân thì không có quả nghiệp. Thế nên nói rằng: Phật sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Vì Phật sợ nhân nên không gây nhân thì đâu phải gặt hái kết quả. Chúng nhân cứ làm liều không suy nghĩ khi gặt hái những quả xấu rồi mới sợ thì đã muộn rồi! Chủ yếu ở số 2.
Đấy là tổng số 8 ức nguyên nhân (6+2=8) mà hai thời kỳ qua đã độ được, tức là các Đấng Giáo-Chủ đã để lại cho nhân loại hiểu biết về giá trị siêu mầu của Bát-quái biến hoá, nên ông Phan-Bội-Châu mới nói:
“Nếu nghiên cứu về Dịch-học thì Phật-học và Lão-học cũng quán thông, gần-gũi cùng thiên-lý, Âm Dương lý số thông cùng vạn vật” là vậy.
Còn lại 92 ức nguyên nhân tức là người đến trần mê chưa thấu được Đạo lý chân truyền, nên Đức Chí-Tôn lập thêm cho hai Bát-quái nữa làm hành trang cho bước đường trở về với cảnh thật đó là Con đường thiêng liêng hằng Sống hay là Cảnh Niết Bàn.

Thanked by 1 Member:

#95 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 10:04

SỐ BIẾN HOÁ của TỨ TƯỢNG

Đây là Tứ tượng nằm trên đồ ngang.
Dưới là Tứ tượng đặt trên đồ tròn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sự phân chia này theo nguyên tắc sau đây:
- Khối Thái-cực đầu tiên tự phân ra làm hai, ấy là hai ngôi: ngôi Âm và ngôi Dương. Dịch nói là Thái cực sinh Lưỡng nghi. Trong Lưỡng-nghi cũng tự phân mỗi thứ làm hai hình tượng nữa thành Tứ tượng: Gọi là Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bốn số đầu:1, 2, 3, 4 là bốn tượng.
- 1 là Thái-Dương - 2 là Thiếu Âm
- 3 là Thiếu Dương - 4 là Thái Âm
Tên gọi Lão Âm, Lão Dương cũng là Thái âmThái dương đó vậy.
Chính trong Tứ tượng này phát sinh hai số Ngũ:
- Nhứt ngũ là do 1+4=5 tức là Thái Dương hiệp với Thái Âm.
- Nhị ngũ là do 2+3=5 tức là do Thiếu Âm cộng với Thiếu Dương mà ra.
- Còn Tam Ngũ là do: Ngũ khí, Ngũ hành và Ngũ tạng họp thành, tức nhiên (3x5=15).
5 và 10 ở giữa là chỗ phát-huy ra cái vi dương tức là cái Dương nhỏ tí ti, là Mẹ rồi sinh ra con.
6, 7, 8, 9 là số THÀNH của Tứ tượng. Theo sự sinh và thành của Âm Dương, thì cái “Vi Dương” bắt đầu sinh ra ở trong Hai thể Dương:1 là Thái Dương và 3 là Thiếu Dương.
Bắt đầu ở trong rồi phát huy từ Bắc, hướng lên qua bên tả, sang hữu và thành số ở hướng Nam: số 7 là Thiếu dương, số 9 là Thái dươngtức là thành số hai thể Dương của 3 và 1 vậy.
Thể Âm là cái “vi âm” sinh ra hai thể ở trong là 2 và 4 đi từ Nam qua bên hữu (Tây) xuống đến Bắc và Đông, thành số ở 6 là Thái Âm và 8 là Thiếu Âm. Số 6 và 8 là thành số của hai thể Âm 4 và 2. (Vì Âm đi theo chiều nghịch nên mới nói 6 là Thái Âm, rồi 8 là Thiếu âm)
Từ đó nên trong quẻ khi nói đến hào Âm thì gọi hào Lục (Thái âm), hào dương thì gọi là hào Cửu (Thái dương). Bởi Thái là già, già thì chết, rồi có sự biến đổi lại. Đó là nói cái sơ thủy phát huy của Âm Dương và sự thành số sơ khai của nó, sau với sự huy động các số đều phân ra liên tiếp mãi mãi mà thành muôn vật.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nếu lấy sự liên hành của độ số thì đường đi khởi từ hướng Bắc số 1 sang hữu rồi qua tả nghịch hành với sự sinh thành số. Đây là nơi phát-huy ra, tức như ở chỗ “không số” bắt đầu phát huy ra con số 1, rồi 1 thành 2, 2 thành 3, lại trở về chỗ giữa là 10 tức là nơi cơ khí thái hòa của Âm Dương để lại phát huy ra những vòng mới nữa.
Đây tức là đường liên số chỉ cái định luật liên tiếp của thế hệ ngụ những ý nghĩa tiêu cực tức là Dương cực Âm sinh, nhưng luật “Song tiến số” đó là cái vòng bất diệt của tạo hóa, phô bày ở dưới thế gian của muôn vật. Đó phải chăng là một luật định thiêng liêng mà muôn vật đều phải tuân theo vậy.

Sửa bởi tigerstock68: 13/01/2013 - 10:06


Thanked by 1 Member:

#96 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 11:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 12/01/2013 - 14:08, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, on Flickr


Bạn cứ nhìn 2 hình vẽ Thái Cực Đồ đi. Tôi sẽ trình bày quan điểm vũ trụ: như trong cuốn “Dịch kinh đại toàn” của Nguyễn Văn Thọ có đề cập đến Vô Cực Luận. Tôi không quan niệm sẽ có gì trước Thái Cực. Tôi xem Vô Cực nếu có chỉ là tồn tại mỗi Thượng Đế mà thôi.
Vạn vật là Thái Cực, kể cả thượng đế, cả vật chất và tinh thần. Đều cấu tạo từ hai mặt đối lập đó là Âm & Dương, tức Thái Cực.

-Về ý thức: bạn biết vui vì bạn biết buồn. Bạn biết hạnh phúc vì bạn biết thế nào là khổ đau, bạn biết thế nào là biến động mới cảm nhận được sự bình yên, biết được mặt Âm bạn mới biết được thế nào là Dương và ngược lại.

-Về vật chất: nếu xem đến vi mô bạn thấy vạn vật (vật chất & suy nghĩ) đều cấu tạo từ lưỡng tính sóng, hạt (được thừa nhận trong vật lý – lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng). Một ví dụ cho bạn dễ hiểu là ta không phân tích và đọc được sóng điện thoại, nhưng nếu có thiết bị phù hợp sẽ chuyển được sang tín hiệu âm thanh mà ta có thể “nghe” được. Mà sóng luôn có điểm cực đại và cực tiểu, tượng trưng cho Âm & Dương. Mời bạn xem một hình vẽ của sóng để hiểu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, on Flickr


Vạn vật(ý thức & vật chất) đều là tổng hòa của hai mặt Âm Dương. Tôi cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận hình dạng Thái Cực Đồ ở trên, nghĩa là không có thiếu âm, thiếu dương. Âm suy dương trưởng thì phần màu xanh giảm đi, phần màu đỏ tăng lên …

Trong đạo Phật có viết “Chính luôn thắng tà”. Vì vậy xu hướng phát triển và hoàn thiện luôn có xu hướng tốt lên, nghĩa là gần với bản thể của Chúa, Phật, Thượng đế, tuy nhiên không bao giờ đạt đến được, chỉ tiệm cận mà thôi. Tôi dừng triển khai vấn đề này ở đây.

------- Về Dịch-----

Như tôi đã trình bày, ứng dụng của tôi trong Dịch không hề có mặt của thiếu âm, thiếu dương. Chỉ là vạch liền, vạch đứt(Dương, Âm), Bát quái(3 vạch), Trùng Quái(6 vạch).

Trân trọng.
ceinavigator.


"Vạn vật(ý thức & vật chất) đều là tổng hòa của hai mặt Âm Dương. Tôi cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận hình dạng Thái Cực Đồ ở trên, nghĩa là không có thiếu âm, thiếu dương. Âm suy dương trưởng thì phần màu xanh giảm đi, phần màu đỏ tăng lên …"


a/ "Vạn vật(ý thức & vật chất) đều là tổng hòa của hai mặt Âm Dương
b/ Âm suy dương trưởng thì phần màu xanh giảm đi, phần màu đỏ tăng lên …"
Hai mệnh đề trên chỉ cùng tồn tại mà không mâu thuẩn nhau chỉ khi cái đầu xanh (hoặc đỏ) phìng lên thì cái đuôi xanh (hoặc đỏ)xẹp xuống. Nếu không thì chẳng thể tổng hòa .
Nói cách khác dương (hay âm) giảm ở đuôi thì lại tăng ở đầu , tức lấy chổ này lấp chổ kia như ta bóp cái 1 cái bong bóng gọi là Thái cực và chẳng cần phải phân âm dương để diển tả điều này.

- Chẳng hề có Kinh Phật nào viết “Chính luôn thắng tà”. Chỉ có trong truyện kiếm hiệp phát ngôn từ các nhân vật thuộc phe chánh phái.

Thanked by 2 Members:

#97 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 01:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 12/01/2013 - 15:29, said:

Quạ và thỏ
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không.
Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

Hi vọng các bạn hiểu ý của tôi. Hehe. Tạm biệt các bạn.

Trân trọng.

Có thể cùng đọc một câu chuyện mà Bài học rút ra: của mỗi người lại mỗi khác.

Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không.
Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Thỏ có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như quạ vậy.

Về phần gạch bỏ vì rằng chuyện bổng nhiên là chuyện có thể xảy ra cho bất cứ ai, kể cả thỏ và quạ. Bỗng nhiên, cái "Đùng" chú quạ trên cao bị bắn chết. Ở trên cao hay ở dưới thấp gì cũng chết vì "bỗng nhiên" thế thôi!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#98 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 01:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 12/01/2013 - 14:08, said:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, on Flickr


Bạn cứ nhìn 2 hình vẽ Thái Cực Đồ đi. Đều cấu tạo từ hai mặt đối lập đó là Âm & Dương, tức Thái Cực.

Mà sóng luôn có điểm cực đại và cực tiểu, tượng trưng cho Âm & Dương. Mời bạn xem một hình vẽ của sóng để hiểu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, on Flickr


Vạn vật(ý thức & vật chất) đều là tổng hòa của hai mặt Âm Dương. Tôi cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận hình dạng Thái Cực Đồ ở trên, nghĩa là không có thiếu âm, thiếu dương. Âm suy dương trưởng thì phần màu xanh giảm đi, phần màu đỏ tăng lên …

Trân trọng.
ceinavigator.

Ceinavigator,

Trong đồ hình Thái Cực trên, chỗ nào là điểm cực đại với cực tiểu của (Âm, Dương) mà Ceinavigator cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận, để cùng so sánh với đồ hình vẽ của sóng?

Vì rằng, trong đồ hình vẽ của sóng thì có đủ cả cực đại, cực tiểu và thiếu âm, thiếu dương ...

Thanked by 1 Member:

#99 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 01:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 12/01/2013 - 22:53, said:

Tôi xin mượn ngay những gì đang xảy ra trong đề mục này làm thí dụ thực tế cho thấy sự thiếu chính xác của ngôn ngữ khi tranh luận về dịch lý:

Chủ nhân bảo không có thiếu âm, thiếu dương (hoặc không buồn lý đến thiếu âm thiếu dương).

Nghe thoáng qua, rõ ràng đi ngược lại truyền thống.

Vấn đề: Đố ai dùng phương tiện hiện tại (tức ngôn ngữ) mà chứng minh được rằng chủ nhân sai (hoặc đúng). Tôi không tin là chuyện này làm được.

Để chờ xem chủ thớt này trả lời về câu tôi hỏi cái đã rồi tôi sẽ dùng phương tiện hiện đại mà chứng minh cho VDTT coi.

Thanked by 1 Member:

#100 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 01:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 11/01/2013 - 11:09, said:

Có lẽ trước tiên là điều cơ bản của Dịch:

Một đơn quái gồm 3 vạch Âm Dương, Một trùng quái tuy gồm hai đơn quái có nội quái ở trong và ngoại quái ở ngoài chồng lên nhau nhưng chỉ diễn tả một tình trạng, một sự việc, một biến cố hay một hiện tượng. Vậy nội quái và ngoại quái có tương quan mật thiết với nhau. Là sự diễn tiến tuần tự về thời gian, hào sơ là bước đầu mà hào thượng là bước cuối, các hào giữa là các giai đoạn trung gian.
Ý nghĩa của hào, quan trọng nhất trong Dịch, trong nhân sinh quan:
  • TRUNG, CHÍNH:
    • Bản thể, tính cách, và vị trí của hào. Bản thể của hào đó là dương và âm. Tính cách của dương là đàn ông, cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quý… Tính cách của âm là đàn bà, nhu thuận, xấu, tà ngụy, tiểu nhân, bần tiện … Còn phải xét đến vị trí của hào.
    • Trung - Nội quái có 3 hào, 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt. Ngoại quái có 3 hào, 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt. Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngoại quái, tức là hào 2 và hào 5.
    • Chính – Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương, những hào số chẵn 2, 4, 6 có vị trí âm. Một hào bản thể là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào vị trí dương thì là chính, ở vào vị trí âm thì là bất chính; một hào bản thể là âm (nghĩa là một vạch đứt) ở vào vị trí âm thì là chính, ở vào vị trí dương thì là bất chính.
Dịch là gì? Chỉ là Trung, Chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không Trung trở về chỗ Trung, việc không Chính trở về chỗ Chính.
  • THỜI:
    • Vị trí của mỗi hào cho ta biết thời của mỗi hào nữa, hào 1 là sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái; hào 4 là sơ thời, hào 6 là mạt thời của ngoại quái (đồng thời là mạt thời của trùng quái).
    • Xét về phương diện tĩnh thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thời.
Vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm Trung, Chính nữa.
  • TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HÀO
    • Xét về vị trí, mỗi hào trong nội quái ứng với một hào trong ngoại quái. Là điều kiện, dương vị ứng với âm vị, và ngược lại. Hào 1 ứng với hào 4, hào 2 ứng với hào 5, hào 3 ứng với hào 6. Thường thì hai hào ứng nhau phải khác nhau về bản vị mới tốt.
    • Trong 3 cặp ứng nhau, 1 – 4, 2 – 5, 3 – 6, thì cặp 2 – 5 quan trọng nhất, vì hai hào đều đắc Trung, mà hào 5 lại ở địa vị cao nhất.
    • Trong một quẻ mà có một hào nào làm chủ cả quẻ thì không xét các cặp ứng nhau, mà chỉ xét ý nghĩa của toàn quẻ.
    • Những hào liền nhau: sự tương quan giữa hai hào liền nhau không quan trọng bằng sự tương quan giữa những hào ứng nhau. 1 – 2, 2 – 3, 3 – 4, 4 – 5, 5 – 6. Quan trọng nhất là cặp 4 – 5 vì hào 5 là vua, hào 4 là vị đại thần ở bên cạnh vua. Cặp 3 – 4 có một điểm giống nhau, cả hai đều ở khoảng nội quái bước lên ngoại quái, còn hoang mang không biết nên tiến hay nên thoái, cho nên còn có tên là ‘tế” (ở giữa, trên bờ), là “nghi” (nghi ngờ).
  • HÀO LÀM CHỦ
    • “Chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn” – nghĩa là cái gì nhiều thì bỏ đi lấy cái ít. Theo quy tắc này, quẻ nào nhiều dương thì lấy âm làm chủ và ngược lại, quẻ nào nhiều âm thì lấy dương làm chủ.
    • Hào sơ khó biết, hào thượng dễ biết.
Vậy Dịch là Trung, Chính, mà thực ra là Thời (thời điểm, hoàn cảnh - bạn có thể nhận thấy ở câu Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy)


Ceinavigator,

Những điều viết ra ở trên chỉ ở mức căn bản và Ceinavigator có thể cho biết quẻ Địa Trạch Lâm có Trung có Chính dựa theo những tiêu chí căn bản ở trên không?

Dịch là gì? Chỉ là Trung, Chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không Trung trở về chỗ Trung, việc không Chính trở về chỗ Chính.

Nếu quẻ Địa Trạch Lâm không có Trung không có Chính thì phải khiến thế nào để trở về chỗ Trung với Chính?

Vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm Trung, Chính nữa.

Vậy quẻ Sơn Địa Bác có Trung có Chính hay không và thuộc thời gì?

Hiểu Dịch không chỉ đơn giản sao chép lại vậy đâu ...

Thanked by 1 Member:

#101 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 03:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 00:35, said:

@ anh PhapVan:

Có thể thấy sự thiếu chính xác với các ví dụ đơn giản như thế này:

1, Ông X đến nhà ông Y, không thấy ông Y ở nhà liền hỏi đứa con ông Y rằng:
- Bố cháu đâu?
- Dạ, bố cháu đang ở ngoài vườn/ruộng. Bác cứ ra ngoài vườn/ruộng thì sẽ gặp ạ.

Thực tế là ông Y đang đứng ở TRONG phạm vi của khu vườn/ruộng chứ có đứng bên NGOÀI đâu. Ông X mà muốn gặp mặt ông Y thì phải đi vào bên trong phạm vi của khu vườn/ruộng ấy chứ, nếu đi ra thì làm sao mà gặp được?

Vậy, rõ ràng là có sự thiếu chính xác mang tính Chủ Quan, vì lấy vị trí của người nói để làm mốc mà quyết định vị trí của đối tượng muốn đề cập.

Không hẳn vậy đâu QuachNgocBoi!

Khi 2 người đối thoại ở TRONG nhà thì khi đối đáp nói rằng người cha ở NGOÀI vườn - nghĩa là, người cha không có ở TRONG nhà mà là ở phía bên NGOÀI căn nhà. Thế là ông ta đang ở đâu? Ở "vườn" và chữ "vườn" nói lên vị trí bên ngoài của căn nhà ...

Nếu làm khó thì phải viết rằng:

Người cha đang ở NGOÀI căn nhà và ở TRONG khu vườn,

chứ không thể viết cha đang ở "ngoài trong" vườn nên đã nói vắn gọn là "ngoài vườn"; ngoài (nhà) thì phải ở đâu đó thôi, phải không?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 00:35, said:

2, Cái quạt trần được treo ở đâu? - Nó được treo ở trên trần.

Thực tế thì cái quạt trần được treo ở phía bên dưới cái trần nhà chứ có treo bên trên đâu.

Ở phần này thì thấy sự nghèo nàn của tiếng Việt nếu vin vào chữ "trên" cho nghĩa "trên, dưới" qua hệ quy chiếu (trục ngang) so với câu:

Bức tranh được treo ở đâu? - Nó được treo ở trên tường.

Với hệ quy chiếu (trục đứng) này thì "trước, sau" mới phải thì QuachNgocBoi có nên ghi là: "Nó được treo ở trước tường" chăng?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 00:35, said:

3, Bộ bàn ăn này chỉ có 6 cái ghế mà có những 10 người, chúng ta trải chiếu xuống dưới đất để ngồi ăn cho thoải mái vậy.

Thực tế thì chỉ có thể trải chiếu lên trên bề mặt của đất.

Tất nhiên, đủ ghế cho 10 người thì tat^' cả sẽ ngồi trên ghế ở bàn ăn, ăn cho thoải mái mà không phải ngồi xuống dưới (ghế, bàn ăn) mà ăn rồi có phải không? Nếu không đủ, thì không ngồi trên ghế vậy sẽ ngồi dưới (ghế) ở chỗ nào?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 00:35, said:

4, Quả táo vừa mới bị rơi xuống dưới đất rồi, hãy nhặt nó lên đây.

Thực tế thì quả táo rơi xuống nhưng nó vẫn nằm trên mặt đất chứ không nằm dưới bề mặt của đất được.

...

Quả táo có phải khi chưa rơi, nó ở trên mặt đất không?

QuachNgocBoi có thể phản biện là quả táo lúc chưa rơi ở trên cây táo mà như vậy cũng trật vì cái cây có ngọn thì phải ở trên cả cái ngọn mới được gọi là "ở trên cây". Trên trong nghĩa "trên, dưới" của hệ quy chiếu (trục ngang).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 00:35, said:

Rất nhiều ngôn ngữ đều có những sự không chính xác, vì thế ngôn ngữ mới luôn phát triển. Ngôn ngữ nào mà không phát triển nữa thì đó là ngôn ngữ chết.

Đúng vậy, cho nên tôi thường nghe nhiều người ví von hợm hĩnh rằng ngôn ngữ của họ vượt hẳn những ngôn ngữ khác ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/01/2013 - 00:35, said:

Có nhiều người còn cho rằng, bản thân ngôn ngữ không mang nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa chính là đến từ cách hiểu của người tiếp nhận nó (đọc, nghe, sờ,...) có thể hôm nay ta đọc được câu X nào đó và hiểu nó như thế... như thế... nhưng ngày sau khi mà vốn kiến thức của ta phong phú hơn, ta lại hiểu câu X đó với nhiều ý nghĩa khác hơn, thậm chí có thể hiểu ngược lại như trước đây đã từng hiểu về nó.

Đúng luôn, nhưng thêm điều này nữa là "ngôn ngữ dù mang nhiều ý nghĩa đi nữa thì ý nghĩa nào cũng đều có ý nghĩa ấy đến từ cách hiểu của người tiếp nhận nó."

Thanked by 2 Members:

#102 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29156 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 15/01/2013 - 09:08

Trích dẫn

Khi 2 người đối thoại ở TRONG nhà thì khi đối đáp nói rằng người cha ở NGOÀI vườn - nghĩa là, người cha không có ở TRONG nhà mà là ở phía bên NGOÀI căn nhà. Thế là ông ta đang ở đâu? Ở "vườn" và chữ "vườn" nói lên vị trí bên ngoài của căn nhà ...

Nếu làm khó thì phải viết rằng:

Người cha đang ở NGOÀI căn nhà và ở TRONG khu vườn,

chứ không thể viết cha đang ở "ngoài trong" vườn nên đã nói vắn gọn là "ngoài vườn"; ngoài (nhà) thì phải ở đâu đó thôi, phải không?

@ Bác TuBinhTuTru

Ý wnb vốn cũng như vậy, như nhấn mạnh thêm rằng người nói khá chủ quan khi lấy mình làm trung tâm (gốc của hệ quy chiếu) để đề cập tới vị trí của người khác.
Đó cũng là một dạng suy đoán chủ quan tại ngay thời điểm nói (có thể người con dựa vào thông tin trước đó ở thời điểm mà ông bố khi đi ra khỏi nhà với mục đích đi làm ruộng/vườn).

#103 ngaydem

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 16:25

Ha ha buồn cười quá các bác ạ.Ngữ pháp tiểu học đâu hết rồi rút ra đi chư.'Vườn' bổ nghĩa cho 'ngoài'.Cha cháu | đang ở ngoài | + | vườn, đường,ruông....|
Ai bảo tiếng việt không rõ ràng lấy mấy cái văn bản pháp qui ra chứng minh coi.Tiếng anh thì rõ ràng làm nhỉ, you không biết là mày hay chúng mày đây.

#104 ngaydem

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 16:28

Lưỡng nghi / âm dương : Con chó và hình ảnh con chó.

#105 ngaydem

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 15/01/2013 - 16:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 15/01/2013 - 01:40, said:


Ceinavigator,

Trong đồ hình Thái Cực trên, chỗ nào là điểm cực đại với cực tiểu của (Âm, Dương) mà Ceinavigator cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận, để cùng so sánh với đồ hình vẽ của sóng?

Vì rằng, trong đồ hình vẽ của sóng thì có đủ cả cực đại, cực tiểu và thiếu âm, thiếu dương ...
Ha ha trong đồ hình cái đuôi là cực tiểu vì nó nhỉ ,cái đầu là cực đại vì nó ro, mà cái đuôi là chỗ nào , cái đầu là chỗ nào thì hem bit.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |