Jump to content

Advertisements




Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái.


121 replies to this topic

#76 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 11:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 12/01/2013 - 03:48, said:

Chúng ta có thể hiểu vấn đề này qua một thí nghiệm đơn giản sau.
Nhà tôi có nuôi một con chó nhỏ, một con vẹt. Nhà tôi có một cái tủ lạnh lớn, cửa bóng. Con vẹt nhà tôi thường hay đứng trước cái tủ lạnh đó, tự "soi gương" mình, nhìn con vẹt qua cái gương (tủ lạnh) mà Gù. Nó đã xem con vẹt trong gương như một đối tượng có thực, và hết ngày này sang ngày khác, thái độ của con vẹt đối với con vẹt trong gương không thay đổi. Nó xem con vẹt đó như một con vẹt thực thù, là bạn nó, là người yêu của nó, là đối tượng cộng sinh với nó, ...
Nhưng con chó thì không, dù có đi qua gương, hay ngồi trước gương. Nhưng nó không có một thái độ bất kỳ đối với cái bóng qua gương của nó. Con chó nhà tôi có một cái nết là nó rất ghét một số con chó hàng xóm, và một số khác thì không. Khi gặp, hoặc chỉ cần phát hiện những con chó mà nó ghét đi ngang qua nhà là nó phản ứng như sủa lớn, hay tỏ thái độ bức xúc. Tôi liền quay phim những con cho mà nó ghét, đưa chúng lên màn hình tivi. Con chó nhà tôi vẫn không hề tỏ thái độ gì, mặc dù ngày vừa mới đó, khi chính con chó ấy đi qua nhà, nó vẫn sủa dữ dội.
Con vẹt đã không phân biệt được giữa Thực và Ảo.
Nhưng con cho thì phân biệt được Thực và Ảo.
Thân ái.

Chú vuivui viết rất hài hước.

Sửa bởi ceinavigator: 12/01/2013 - 11:28


Thanked by 1 Member:

#77 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 11:20

Tôi sẽ viết một bài mang tính vũ trụ luận có màu sắc tâm linh, viết xong mong các bạn đừng nghĩ tôi là hoang tưởng khi đề cập đến vấn đề siêu hình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#78 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 11:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 12/01/2013 - 11:20, said:

Tôi sẽ viết một bài mang tính vũ trụ luận có màu sắc tâm linh, viết xong mong các bạn đừng nghĩ tôi là hoang tưởng khi đề cập đến vấn đề siêu hình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hoang tưởng và tâm linh khác nhau ở chổ Tâm có thực chứng hay do trí suy tưởng lý giải. Cứ tự nhiên viết .

Thanked by 2 Members:

#79 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 14:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, on Flickr


Bạn cứ nhìn 2 hình vẽ Thái Cực Đồ đi. Tôi sẽ trình bày quan điểm vũ trụ: như trong cuốn “Dịch kinh đại toàn” của Nguyễn Văn Thọ có đề cập đến Vô Cực Luận. Tôi không quan niệm sẽ có gì trước Thái Cực. Tôi xem Vô Cực nếu có chỉ là tồn tại mỗi Thượng Đế mà thôi.
Vạn vật là Thái Cực, kể cả thượng đế, cả vật chất và tinh thần. Đều cấu tạo từ hai mặt đối lập đó là Âm & Dương, tức Thái Cực.

-Về ý thức: bạn biết vui vì bạn biết buồn. Bạn biết hạnh phúc vì bạn biết thế nào là khổ đau, bạn biết thế nào là biến động mới cảm nhận được sự bình yên, biết được mặt Âm bạn mới biết được thế nào là Dương và ngược lại.

-Về vật chất: nếu xem đến vi mô bạn thấy vạn vật (vật chất & suy nghĩ) đều cấu tạo từ lưỡng tính sóng, hạt (được thừa nhận trong vật lý – lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng). Một ví dụ cho bạn dễ hiểu là ta không phân tích và đọc được sóng điện thoại, nhưng nếu có thiết bị phù hợp sẽ chuyển được sang tín hiệu âm thanh mà ta có thể “nghe” được. Mà sóng luôn có điểm cực đại và cực tiểu, tượng trưng cho Âm & Dương. Mời bạn xem một hình vẽ của sóng để hiểu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, on Flickr


Vạn vật(ý thức & vật chất) đều là tổng hòa của hai mặt Âm Dương. Tôi cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận hình dạng Thái Cực Đồ ở trên, nghĩa là không có thiếu âm, thiếu dương. Âm suy dương trưởng thì phần màu xanh giảm đi, phần màu đỏ tăng lên …

Trong đạo Phật có viết “Chính luôn thắng tà”. Vì vậy xu hướng phát triển và hoàn thiện luôn có xu hướng tốt lên, nghĩa là gần với bản thể của Chúa, Phật, Thượng đế, tuy nhiên không bao giờ đạt đến được, chỉ tiệm cận mà thôi. Tôi dừng triển khai vấn đề này ở đây.

------- Về Dịch-----

Như tôi đã trình bày, ứng dụng của tôi trong Dịch không hề có mặt của thiếu âm, thiếu dương. Chỉ là vạch liền, vạch đứt(Dương, Âm), Bát quái(3 vạch), Trùng Quái(6 vạch).

Trân trọng.
ceinavigator.

Sửa bởi ceinavigator: 12/01/2013 - 14:25


Thanked by 1 Member:

#80 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 15:03

Đề nghị Ban QT sửa giúp lỗi trong câu văn - post vội không kịp sửa, trên bài viết lại không còn chức năng sủa nữa :

Trích dẫn

Nhà tôi có nuôi một con chó nhỏ, một con vẹt. Nhà tôi có một cái tủ lạnh lớn, cửa bóng. Con vẹt nhà tôi thường hay đứng trước cái tủ lạnh đó, tự "soi gương" mình, nhìn con vẹt qua cái gương (tủ lạnh) mà Gù. Nó đã xem con vẹt trong gương như một đối tượng có thực, và hết ngày này sang ngày khác, thái độ của con vẹt đối với con vẹt trong gương không thay đổi. Nó xem con vẹt đó như một con vẹt thực thù, là bạn nó, là người yêu của nó, là đối tượng cộng sinh với nó, ...
Nhưng con chó thì không, dù có đi qua gương, hay ngồi trước gương. Nhưng nó không có một thái độ bất kỳ đối với cái bóng qua gương của nó. Con chó nhà tôi có một cái nết là nó rất ghét một số con chó hàng xóm, và một số khác thì không. Khi gặp, hoặc chỉ cần phát hiện những con chó mà nó ghét đi ngang qua nhà là nó phản ứng như sủa lớn, hay tỏ thái độ bức xúc. Tôi liền quay phim những con cho mà nó ghét, đưa chúng lên màn hình tivi. Con chó nhà tôi vẫn không hề tỏ thái độ gì, mặc dù ngày vừa mới đó, khi chính con chó ấy đi qua nhà, nó vẫn sủa dữ dội.


Thành câu: Nhà tôi có nuôi một con chó nhỏ, một con vẹt. Trong nhà có một cái tủ lạnh lớn. ... có thực, hết ngày này sang ngày khác, ..... cộng cinh với nó. Con chó thì không, ... tỏ thái độ bức xúc. Tôi đã quay phim con chó mà nó ghét, cho nó xem, nhưng nó vẫn không hề tỏ thái độ gi, mặc dù vừa mới đó nó đã sủa dữ dội khi con cho ấy đi ngang qua nhà tôi.
Đồng thời đề nghị sửa hộ size chữ cho đồng đều.
Cám ơn.

#81 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 15:08

Trích dẫn

Chú vuivui viết rất hài hước.

Khó hiểu lắm phải không ?
Đó là bình thường. Vấn đề này thậm chí nhiều học giả có tiếng, đã viết nhiều sách về huyền học còn không hiểu nổi. Ngay ông VDTT cũng đã viết là theo ông ấy được biết thì cũng chư biết đâu là đúng đâu là sai cơ mà. Huống chi ... .
Thân ái.

#82 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 15:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 12/01/2013 - 15:08, said:

[/size]
Khó hiểu lắm phải không ?
Đó là bình thường. Vấn đề này thậm chí nhiều học giả có tiếng, đã viết nhiều sách về huyền học còn không hiểu nổi. Ngay ông VDTT cũng đã viết là theo ông ấy được biết thì cũng chư biết đâu là đúng đâu là sai cơ mà. Huống chi ... .
Thân ái.

Quạ và thỏ
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không.
Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

Hi vọng các bạn hiểu ý của tôi. Hehe. Tạm biệt các bạn.

Trân trọng.

Thanked by 1 Member:

#83 ruavang

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 786 Bài viết:
  • 460 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 15:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 12/01/2013 - 15:29, said:

Quạ và thỏ
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không.
Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

Hi vọng các bạn hiểu ý của tôi. Hehe. Tạm biệt các bạn.

Trân trọng.
Ý anh là đạt thành chánh quả ấy hả?
Ví con quạ thì có phần không hợp lý lắm: vì trên cao có rắn rết, đại bàng, chim cắt, dưới thấp có hổ beo... Ý là ở cao có khó khăn ở cao, thấp có khó khăn ở thấp vậy.
Phật nói: Lớn đến vô cùng, nhỏ đến vô tận.
Hy vọng là anh sẽ viết tiếp bài. Sao lại tạm biệt? Hx

Thanked by 2 Members:

#84 khaitri

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 248 Bài viết:
  • 423 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 21:32

Anh ceinavigator có viết: Vạn vật(ý thức & vật chất) đều là tổng hòa của hai mặt Âm Dương. Tôi cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận hình dạng Thái Cực Đồ ở trên, nghĩa là không có thiếu âm, thiếu dương. Âm suy dương trưởng thì phần màu xanh giảm đi, phần màu đỏ tăng lên …





em không đồng ý với quan điểm này của anh. dĩ nhiên quy tắc âm dương tiêu trưởng thì không nói làm gì. nhưng không có thiếu âm, thiếu dương thì sao có sự tiêu trưởng? thì sao có sự thái dương, thái âm? hay lấy quy luật sinh lão bệnh tử cũng là cái lý thiếu âm, thiếu dương rồi đến các thái mà thôi. mà theo em nghĩ thực sự của quá trình âm dương tiêu trưởng đó chính là từ sự phát triển, sự chuyển cực từ chỗ thiếu đến chỗ thái. tất nhiên anh có quyền giữ quan điểm của mình. hihi bởi vì học huyền học là học và hiểu cái "lý ở trong tâm" thế thôi phải không anh? miễn là bản thân cảm thấy con đường đó là đúng và giải đáp được câu hỏi mình muốn.hihi mong được đọc những bài viết hay của anh nữa. hehe

Sửa bởi khaitri: 12/01/2013 - 21:48


Thanked by 1 Member:

#85 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 21:43

QuachNgocBoi đã vô tình loại con người (Nhân) ra khỏi Tam tài. Con người là chủ thể luôn xàc định vị trí ở trung tâm, vì thế người xưa mới đặt ra Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân). Hai người đang đối thoại với nhau, chứ không phải nói với mảnh vườn hay quả táo hay chiếc quạt trần. Suy cho cùng mọi thành quả lao động để phục vụ nhu cầu tinh thần và sinh hoạt của con người có ý thức.

Mở rộng chủ đề quá sẽ làm loãng chủ đề, nhưng vì đề cập đến chữ Nho và Việt trong nghiên cứu Lý học thì tôi cũng cố thêm một tí nữa : về khoa học thì chúng ta đang bàn đến ngành khoa học nào tại trang web này ? không có ngành khoa học nào không bắt đầu bằng sự tích lũy thông tin một cách có ý thức. Và mội ngành khoa học đều sử dụng phương pháp thích hợp. Người ta chia khoa học thành hai nhóm : khoa học chính xác và khoa học mô tả. Vậy thì về Lý học nói chung và Kinh Dịch mọi người đang tìm hiểu dùng phương pháp nghiên cứu nào ? và ngôn ngữ nào được dùng cho là chính xác ?

Trong khi ấy tại trang web này đang thảo luận, đối thoại bằng tiếng Việt mà lại cho rằng chữ Nho và tiếng Việt không chính xác trong nghiên cứu Lý học đông phương !

Thanked by 2 Members:

#86 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 22:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 12/01/2013 - 03:48, said:

...
Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng – tứ tượng (hay tam tài) sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật.
...
Cho nên, sau này ta có thể viết. Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái và bát quái sinh vạn vật.
...


Anh VuiVui ạ, cách viết gốc suy đi nghiệm lại thấy chuẩn vì rất logic cho thấy các quan hệ giữa các đối tượng. Xem xét sự vật hiện tượng cả hai mặt Lý và Sự. Lý thì vô hình khó thấy - về Sự thì hiện tướng, hiện tượng nên dễ biết. Nhưng để phân minh Lý và Sự cũng không phải dễ cho nên dễ lẫn lộn rơi vào bát quái lý sự sự lý. Rất trân trọng thành quả tìm hiểu nghiên cứu riêng của mỗi người.

Cảm ơn anh !

Sửa bởi PhapVan: 12/01/2013 - 22:21


Thanked by 1 Member:

#87 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 12/01/2013 - 22:53

Tôi xin mượn ngay những gì đang xảy ra trong đề mục này làm thí dụ thực tế cho thấy sự thiếu chính xác của ngôn ngữ khi tranh luận về dịch lý:

Chủ nhân bảo không có thiếu âm, thiếu dương (hoặc không buồn lý đến thiếu âm thiếu dương).

Nghe thoáng qua, rõ ràng đi ngược lại truyền thống.

Vấn đề: Đố ai dùng phương tiện hiện tại (tức ngôn ngữ) mà chứng minh được rằng chủ nhân sai (hoặc đúng). Tôi không tin là chuyện này làm được.

#88 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29156 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/01/2013 - 23:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 12/01/2013 - 21:43, said:

QuachNgocBoi đã vô tình loại con người (Nhân) ra khỏi Tam tài. Con người là chủ thể luôn xàc định vị trí ở trung tâm, vì thế người xưa mới đặt ra Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân). Hai người đang đối thoại với nhau, chứ không phải nói với mảnh vườn hay quả táo hay chiếc quạt trần. Suy cho cùng mọi thành quả lao động để phục vụ nhu cầu tinh thần và sinh hoạt của con người có ý thức.

Mở rộng chủ đề quá sẽ làm loãng chủ đề, nhưng vì đề cập đến chữ Nho và Việt trong nghiên cứu Lý học thì tôi cũng cố thêm một tí nữa : về khoa học thì chúng ta đang bàn đến ngành khoa học nào tại trang web này ? không có ngành khoa học nào không bắt đầu bằng sự tích lũy thông tin một cách có ý thức. Và mội ngành khoa học đều sử dụng phương pháp thích hợp. Người ta chia khoa học thành hai nhóm : khoa học chính xác và khoa học mô tả. Vậy thì về Lý học nói chung và Kinh Dịch mọi người đang tìm hiểu dùng phương pháp nghiên cứu nào ? và ngôn ngữ nào được dùng cho là chính xác ?

Trong khi ấy tại trang web này đang thảo luận, đối thoại bằng tiếng Việt mà lại cho rằng chữ Nho và tiếng Việt không chính xác trong nghiên cứu Lý học đông phương !

Xin nhấn mạnh lại rằng, đối với những ví dụ đó "rõ ràng là có sự thiếu chính xác mang tính Chủ Quan, vì lấy vị trí của người nói để làm mốc mà quyết định vị trí của đối tượng muốn đề cập."

Chắc anh không đọc kỹ bài nên không hiểu những lời QNB muốn nói.
Hai người đang đối thoại với nhau, vậy cái đích mà cuộc đối thoại đó hướng đến là gì, chẳng phải là vị trí của đối tượng muốn đề cập hay sao???

#89 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 01:58

Trích dẫn

Nhà tôi có nuôi một con chó nhỏ, một con vẹt. Trong nhà có một cái tủ lạnh lớn. ... có thực, hết ngày này sang ngày khác, ..... cộng cinh với nó. Con chó thì không, ... tỏ thái độ bức xúc. Tôi đã quay phim con chó mà nó ghét, cho nó xem, nhưng nó vẫn không hề tỏ thái độ gi, mặc dù vừa mới đó nó đã sủa dữ dội khi con cho ấy đi ngang qua nhà tôi.

Sửa sai rồi Quản trị viên ơi. Có lẽ do tôi viết vắn tắt quá nên QT viên hiểu nhầm chăng. Những chỗ chấm chấm là những chỗ được giữ nguyên nên tôi không viết lại nữa.ậy bây.
Vậy bây giờ nhờ quản trị viên sửa lại hộ nhé. Toàn văn như sau:
Nhà tôi có nuôi một con chó nhỏ, một con vẹt. Trong nhà có một cái tủ lạnh lớn, cửa bóng. Con vẹt nhà tôi thường hay đứng trước cái tủ lạnh đó, tự "soi gương" mình, nhìn con vẹt qua cái gương (tủ lạnh) mà Gù. Nó đã xem con vẹt trong gương như một đối tượng có thực, và hết ngày này sang ngày khác, thái độ của con vẹt đối với con vẹt trong gương không thay đổi. Nó xem con vẹt đó như một con vẹt thực thù, là bạn nó, là người yêu của nó, là đối tượng cộng sinh với nó, ...
Con chó thì không, dù có đi qua gương, hay ngồi trước gương. Nhưng nó không có một thái độ bất kỳ đối với cái bóng qua gương của nó. Con chó nhà tôi có một cái nết là nó rất ghét một số con chó hàng xóm, và một số khác thì không. Khi gặp, hoặc chỉ cần phát hiện những con chó mà nó ghét đi ngang qua nhà là nó phản ứng như sủa lớn, hay tỏ thái độ bức xúc. Tôi quay phim những con cho mà nó ghét, đưa chúng lên màn hình tivi. Con chó nhà tôi vẫn không hề tỏ thái độ gì, mặc dù ngày vừa mới đó, khi chính con chó ấy đi qua nhà, nó vẫn sủa dữ dội.
Cám ơn nhé.
Thân ái.

#90 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/01/2013 - 08:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khaitri, on 12/01/2013 - 21:32, said:

Anh ceinavigator có viết: Vạn vật(ý thức & vật chất) đều là tổng hòa của hai mặt Âm Dương. Tôi cũng như dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh công nhận hình dạng Thái Cực Đồ ở trên, nghĩa là không có thiếu âm, thiếu dương. Âm suy dương trưởng thì phần màu xanh giảm đi, phần màu đỏ tăng lên …





em không đồng ý với quan điểm này của anh. dĩ nhiên quy tắc âm dương tiêu trưởng thì không nói làm gì. nhưng không có thiếu âm, thiếu dương thì sao có sự tiêu trưởng? thì sao có sự thái dương, thái âm? hay lấy quy luật sinh lão bệnh tử cũng là cái lý thiếu âm, thiếu dương rồi đến các thái mà thôi. mà theo em nghĩ thực sự của quá trình âm dương tiêu trưởng đó chính là từ sự phát triển, sự chuyển cực từ chỗ thiếu đến chỗ thái. tất nhiên anh có quyền giữ quan điểm của mình. hihi bởi vì học huyền học là học và hiểu cái "lý ở trong tâm" thế thôi phải không anh? miễn là bản thân cảm thấy con đường đó là đúng và giải đáp được câu hỏi mình muốn.hihi mong được đọc những bài viết hay của anh nữa. hehe

Tổng quát tôi đồng ý với Khaitri'.
Không gọi là thiếu dương/âm mà xem đó là tiêu trưởng thì bản chất cũng không khác vì thiếu và thái hay tiêu và trưởng đều cùng được nhận thức qua sự so sánh Âm Dương của bốn tượng (nếu phủ nhận tứ tượng thì cũng là 4 tình trạng mà thôi). Dùng Analog ( tiêu/trưởng ) hay discrete (thái/thiếu) đều có thể được, tùy vào ứng dụng của nó và tùy vào qui định khái niệm của thời không trong tương liên của sự việc diển tiến mà thôi. Phần này anh Vuivui và anh VDTT chắc giải thích và cho ví dụ rõ ràng hơn tôi .(Bạn nào dịch dùm sang tiếng Việt chữ Analog và Discrete)

Sửa bởi vodanhthiendia: 13/01/2013 - 08:18







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |