←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Nguyễn đức Kiên sinh giờ Dậu

Locked

41 42 43 44 45 |»|

Hà Uyên's Photo Hà Uyên 12/10/2012

Tôn trọng và tín thiện - có thể được xem là một nguyên lý giao lưu trong xã hội hiện tại

Tâm tật đố là một cảm xúc tiêu cực được tạo ra bởi việc không chấp nhận sự thật rằng, những người khác có thể vượt trội hơn chúng ta về phẩm hạnh, kỹ năng, thành tựu, hay cảnh ngộ.

Tiếng hót hay của con chim là nguyên nhân khiến chúng phải ở trong lồng. Con vật nào thịt ngon là nguyên nhân để người ta lùng bắt giết chết làm thịt. Hoa dại thơm đẹp là nguyên nhân cho người ta ngắt hái. Cao xương hổ tốt cho gân cốt là nguyên nhân cho chúng bị săn bắn. Và mật của gấu, lông của nhím, ngà của voi, ...

Kẻ nào chẳng may bị người khác khen là thông minh giỏi giang, có thể lời khen này khiến cho hắn có thêm kẻ thù. Và như vậy, kẻ lỗi lạc không thể có số phận bình thường.

Nào ai biết cái gì khổ với cái đó !

Cái vô dụng có từ thuyết của Lão Tử, nhưng tính hữu dụng của cái vô dụng đã được cổ nhận luận bàn trong Ngũ uẩn thịnh khổ. Lão và Trang đều đặc biệt chú ý tới cái khổ, mà nguyên nhân của nó chính là từ sự hữu dụng. Lão và Trang nhìn sự hữu dụng như một thứ nguy cơ, một mối nguy hiểm tiềm năng đe dọa kẻ đang sở hữu nó.

Thực hư thế nào, tùy nghi chiêm nghiệm.
Trích dẫn

banghuynh's Photo banghuynh 12/10/2012

Đức thắng Tài thiên thu người phục
Tài thắng Tài rước họa vào thân ...

Ngẫm nghĩ cũng rất đúng.
Trích dẫn

Vô Thường's Photo Vô Thường 12/10/2012

Cụ nói cho mọi người mà cháu cảm thấy cứ như nói cho cháu vậy. Cám ơn cụ ạ.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 12/10/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hà Uyên, on 12/10/2012 - 10:28, said:

...
Nào ai biết cái gì khổ với cái đó !

Cái vô dụng có từ thuyết của Lão Tử, nhưng tính hữu dụng của cái vô dụng đã được cổ nhận luận bàn trong Ngũ uẩn thịnh khổ. Lão và Trang đều đặc biệt chú ý tới cái khổ, mà nguyên nhân của nó chính là từ sự hữu dụng. Lão và Trang nhìn sự hữu dụng như một thứ nguy cơ, một mối nguy hiểm tiềm năng đe dọa kẻ đang sở hữu nó.
...

Thưa cụ, tham vấn cụ một ý: Vậy, mục đích cuộc đời có phải là tránh khỏi khổ đau ?
Trích dẫn

Kimthuy20212054's Photo Kimthuy20212054 12/10/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hà Uyên, on 12/10/2012 - 07:40, said:

Nói chỉ dạy thì chưa hẳn như vậy, Tôi chỉ muốn nói, ở đô thị thì không thể dùng giải pháp như nhà nông VAT được, có nghĩa là lá số Tử vi ứng với Mệnh viên của Thiensa1000ff khiếm khuyết Tả Hữu, ...

Vấn đề ở đây là, khi biết mình ở trong tình trạng sở đoản do Tiên thiên, vậy, làm như thế nào để khắc phục với Hậu thiên, khi không thể hạn chế nhân tố mâu thuẫn với người cha quá nghiêm khắc, thì nhân tố nào để dung hòa theo cách "trong ấm ngoài yên" !
Dạ thưa cụ, Bố của con sinh năm Nhâm Ngọ(mẹ sinh năm Mậu tý), xung với tuổi con lại nhập quái cung tự kị. Những lời khuyên của cụ thường mâu thuẫn với suy nghĩ của con, nếu ko phải là người kiệm lời ắt xung khắc xảy ra. Con thường nhận lời khuyên về công việc từ 1 người chị sinh năm Quý sửu, mệnh Âm Dương Hỏa tinh cư mùi
Trích dẫn

Classic's Photo Classic 12/10/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hà Uyên, on 12/10/2012 - 10:28, said:

Tiếng hót hay của con chim là nguyên nhân khiến chúng phải ở trong lồng. Con vật nào thịt ngon là nguyên nhân để người ta lùng bắt giết chết làm thịt. Hoa dại thơm đẹp là nguyên nhân cho người ta ngắt hái. Cao xương hổ tốt cho gân cốt là nguyên nhân cho chúng bị săn bắn. Và mật của gấu, lông của nhím, ngà của voi, ...

Kẻ nào chẳng may bị người khác khen là thông minh giỏi giang, có thể lời khen này khiến cho hắn có thêm kẻ thù. Và như vậy, kẻ lỗi lạc không thể có số phận bình thường.
cụ nói quá đúng! nhưng bản chất con người thì ai cũng muốn được khen chẳng ai muốn mình bị cười chê cả!

lời khen có hai tác dụng:

- một là lời khen đó có thể hại người ta! làm cho đối phương mất cảnh giác.

- hai là lời khen đó có thể làm người ta có nghị lực phấn đấu hơn. làm cho người ta mạnh mẽ lên.

muốn phế bỏ ai thì trước hết hãy nâng họ lên đã. câu này thấy rất đúng!
Trích dẫn

thanhlong4251's Photo thanhlong4251 12/10/2012

Thật là may mắn khi dd có Cụ Hauyen dạy dổ và là tấm gương về đạo đức để thế hệ trẻ noi theo.
Chúc Cụ mạnh khỏe.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 12/10/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thienthutinhmong, on 12/10/2012 - 11:27, said:

cụ nói quá đúng! nhưng bản chất con người thì ai cũng muốn được khen chẳng ai muốn mình bị cười chê cả!

lời khen có hai tác dụng:

- một là lời khen đó có thể hại người ta! làm cho đối phương mất cảnh giác.

- hai là lời khen đó có thể làm người ta có nghị lực phấn đấu hơn. làm cho người ta mạnh mẽ lên.

muốn phế bỏ ai thì trước hết hãy nâng họ lên đã. câu này thấy rất đúng!

Từ khi thuật "Đắc Nhân Tâm" được lưu hành rộng rãi, thì lời khen còn có thêm 1 tác dụng:

- Làm người khác phải suy nghĩ xem người đưa ra lời khen tặng đang có mục đích gì ?
Trích dẫn

Classic's Photo Classic 12/10/2012

lúc được khen thì đa số đều cảm thấy thích, đang phấn khích làm gì còn thời gian để suy nghĩ mà cảnh giác nữa. chỉ có người nào đức cao, không kiêu căng thì mới không mắc bẫy...

có khi đó lời khen ta không nghĩ hại người ta nhưng có thể vẫn thành hại người ta!

ngẫm lại thấy: thương cho roi cho vọt ghét ho ngọt cho bùi verry goog hơn! nhưng lại hay mất lòng. đúng là đời cái gì cũng có hai mặt.
Sửa bởi thienthutinhmong: 12/10/2012 - 11:52
Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 12/10/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hà Uyên, on 12/10/2012 - 10:28, said:

Tôn trọng và tín thiện - có thể được xem là một nguyên lý giao lưu trong xã hội hiện tại

Tâm tật đố là một cảm xúc tiêu cực được tạo ra bởi việc không chấp nhận sự thật rằng, những người khác có thể vượt trội hơn chúng ta về phẩm hạnh, kỹ năng, thành tựu, hay cảnh ngộ.

Tiếng hót hay của con chim là nguyên nhân khiến chúng phải ở trong lồng. Con vật nào thịt ngon là nguyên nhân để người ta lùng bắt giết chết làm thịt. Hoa dại thơm đẹp là nguyên nhân cho người ta ngắt hái. Cao xương hổ tốt cho gân cốt là nguyên nhân cho chúng bị săn bắn. Và mật của gấu, lông của nhím, ngà của voi, ...

Kẻ nào chẳng may bị người khác khen là thông minh giỏi giang, có thể lời khen này khiến cho hắn có thêm kẻ thù. Và như vậy, kẻ lỗi lạc không thể có số phận bình thường.

Nào ai biết cái gì khổ với cái đó !

Cái vô dụng có từ thuyết của Lão Tử, nhưng tính hữu dụng của cái vô dụng đã được cổ nhận luận bàn trong Ngũ uẩn thịnh khổ. Lão và Trang đều đặc biệt chú ý tới cái khổ, mà nguyên nhân của nó chính là từ sự hữu dụng. Lão và Trang nhìn sự hữu dụng như một thứ nguy cơ, một mối nguy hiểm tiềm năng đe dọa kẻ đang sở hữu nó.

Thực hư thế nào, tùy nghi chiêm nghiệm.

Cháu bất đồng với ý kiến trên.

Có tài hay bất tài, hữu dụng hay vô dụng là do trời phú. Nhưng sướng khổ là do mình tự chọn. Chứ sướng khổ không phải do "hữu dụng" mà ra. Cái gì cũng có hai mặt. Cái khổ do bất tài vô dụng còn gấp trăm ngàn lần. Người ta nói người có tiền khổ nhưng cái khổ đó còn đỡ hơn cái khổ đói rách chờ chim kền kền nó mổ. Còn lúc có tài có tiền mà họ vẫn tự khổ là cái khổ lớn của kiếp nhân sinh. Nỗi khổ sinh bệnh lão tử thì kiếp nhân sinh ai chẳng có.

Ngày nay cũng vậy, có tài đến đâu có tiền đến đó, có dụng đến đâu được dụng đến đó. Ví dụ cháu ngồi đây hack vào Bộ Quốc Phòng Mỹ một lần họ chặn, hai lần cháu lại hack tiếp thì sớm muộn họ cũng tóm được cháu vì họ có súng và có quyền. Nhưng khi bắt được cháu, câu đầu tiên họ sẽ nói: chú hack vào Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho anh. Einstein ngồi một góc thư ký viết hai bài báo là danh trấn giang hồ, thế giới đón nhận ngay. Cho nên chỉ sợ bất tài vô dụng chứ đừng sợ có tài mà khổ.

Những người nói tôi có tài nhưng không được dùng là ngụy biện vì đây không phải thời phong kiến quân chủ tập quyền. Cao thủ đi xe đầu tiên là không tự đưa mình vào chỗ khó. Đến tự thân còn không tìm được đường sống thì đó là bất tài. Như Nguyễn Trãi theo cháu là bất tài vô dụng, tài gì mà để cả ba họ đầu rơi thì còn viết sách khuyên ai.

Người xưa tư duy về tự nhiên thì được nhưng bị hạn chế bởi chế độ phong kiến nên đôi khi sai sót rất cơ bản.
Trích dẫn

Mr.Anh's Photo Mr.Anh 12/10/2012

Lời khen rất quan trọng nhưng nó như con dao hai lưỡi, phải dùng rất cẩn thận, kể cả người khen lẫn người được khen, nói chung cần phải có suy nghĩ đánh giá cẩn thận.
- Người làm tốt không được khen, lần sau sẽ khó làm tốt, hành động tốt khó được lặp lại vì nghĩ không được gì cả khi làm tốt.
- Khen không đúng người, đang có 01 thằng ngu, mà khen ngợi và khích lệ nó, thì từ 1 thằng ngu biến thành 5 thằng ngu, sự phá hoại thật ghê gớm, vì ngu + nhiệt tình = phá hoại.
- Chỉ biết khen người kém nhất để họ cố gắng, khen người cao nhất để đánh giá và khích lệ, trong khi người ở giữa là lực lượng chính, chiếm đa số thì không khen...
- Khen để người ta mất cảnh giác, nói ra những điều mình muốn biết, hoặc không đề phòng hành động tiếp theo của mình với họ.....
- Khen nhiều quá, cũng làm cho người được khen tự kiêu, ngông cuồng, họ nghĩ họ là thánh lúc này chạy theo thì mệt.
- Mức độ khen, vị trí khen, hàng động khen, người được khen không đúng thì thành lợi bất cập hại.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 12/10/2012

Đoạn trên có phần có lý, nhưng đến đoạn nói về Nguyễn Trãi thì hăng quá mức rồi.
Trích dẫn

voiva's Photo voiva 12/10/2012

Ý của cụ Hà Uyên là phương thức giao lưu trong xã hội hiện tại: TÔN TRỌNG VÀ TÍN THIỆN.

- Cụ đưa ra quan điểm người tài sẽ hay bị ganh ghét và đố kỵ cho nên người tài cũng phải xác định tâm thế cho mình. Cây cao thì gió cả, tài năng và giàu có cũng sẽ có những áp lực, vì môi trường nào cũng mang trong mình những áp lực và sự tương tác của xung quanh.
Thời thế chính là yếu tố đóng vai trò đó. Nếu ở thời kỳ cải cách ruộng đất anh giàu là anh chết. Nếu ở thời kỳ PonPot anh tài là anh chết.

Cụ HU đã sống đủ đời người với vinh dự ít người có, lời cụ đưa ra là theo đạo với sự trung dung. Người già và hiểu biết như cụ chắc có cái lý và sự ẩn ý của nó.
----------
Nếu bám vào 1 khía cạnh để phản biện thì e thiếu sót. Xã hội ngày nay tưởng là công bằng cho người có tài nhưng nếu đi sâu, leo cao sẽ thấy rõ hơn cấu trúc của nó. Vì nó cũng không thoát ra được cái thiên và cái địa. Ngô Bảo Châu nếu không xin quốc tịch Pháp chưa chắc đã được Fields. Nếu anh là người Đài Loan hay người SIng gốc Tung Của thì không thằng FBI nào dám tuyển anh vào lầu ngũ giác. Đó chính là cái địa, cái xuất phát.
Nếu anh bị bắt vào thời kỳ mà cắt giảm ngân sách và việc anh làm đã không còn quan trọng với chiến lược mới dù anh là chuyên gia số 1 trong lĩnh vực đó thì anh cũng vẫn vào Fox River. Đó chính là chữ thiên.

----------

Tất nhiên quan niệm thì vô vàn, ai muốn hưởng thế nào thì hướng cuộc sống và suy nghĩ của mình theo cách ấy. Lạm bàn thế thôi.
Trích dẫn

nganlong's Photo nganlong 12/10/2012

Mình được nghe 1 chuyện cười:
Muốn diệt bọn Do Thái thì phải diệt từng thằng 1 vì thằng nào cũng thông minh, giỏi
Muốn diệt bọn Khựa thì nhằm vào thằng cầm đầu, tướng nó mất thì cả bọn nó sẽ tan tành
Muốn diệt 1 người Việt nào, thì tâng bốc nó lên, đồng bọn nó sẽ đố kị và tiêu diệt nó.

(chỉ kể ra cho vui, ko có ý ám chỉ ai cả)
Trích dẫn

badmouth's Photo badmouth 12/10/2012

Có những kẻ rất thích lôi tiền nhân lên bàn nhậu. Ếch chết tại miệng alex ạ. Tốt nhất là quay về mà ...óc lọ với mớ lý thuyết lý số đi. Cứ theo của cậu thì những người bị giết chết đều là bất tài vô dụng hết để mấy thằng tham sống sợ chết như cậu ngồi chém gió à?
Trích dẫn
Locked

41 42 43 44 45 |»|