Trích dẫn
Trước hết, chúng ta cần phải xác định rõ một số điều khi khảo sát cụ thể vấn đề này
Trích dẫn
1-Bởi vì rằng chúng ta đang khảo cứu về sự đúng sai, chính xác của một CÁCH CỤC, cái mà trong những sách GK tử vi có danh tiếng (Toàn thư...) không có nói đến, cho nên muốn hay không cũng không thể áp dụng được một tính chất đã được giả sử từ trước cho bất cứ một tinh đẩu nào.
Muốn hay không, chúng ta phải XÂY DỰNG lại toàn bộ tính chất của Cách cục và tinh đẩu từ trên cơ sở CÁCH AN SAO, vì rằng lý chung thì không thể sử dụng Định Lý để chứng minh tiên đề.
Thực ra cái gọi là Cách, cự tại tý ngọ gặp TT, không có gì là mới đối với Tử vi Việt. Thậm chí có thể nói, ngay tử vi tàu cũng không lạ đâu. Nhưng một số tác giả – có chút nổi danh như VDC, PTN, ... - có thể không thấy ghi chép trong các trước tác của họ. Điều này theo tôi, không nói lên cụ thể một điều gì. Bởi như đã thấy, cách cự tý ngọ hóa lộc quyền ở hai tuổi tân, quý thì ... là , thượng cách. Mà cách đối với TT không phải là thượng cách. Theo lý chung thì nó cũng "hòa lẫn" với nhiều cách cô hãm ngộ TT. Việc không đưa nó vào sách, cũng không vì thế mà làm giảm đi những giá trị học thuật, sự ứng dụng hay ho của một cuốn sách. Trong khi có thể việc đưa vào mà không có dẫn lý và nghiệm lý lại đưa tới những sự thắc mắc không nhỏ.
Nhưng ở đây, sự khảo sát đúng sai, lại có thể là cần thiết. Và dù có thể khảo sát, thì việc có dựa trên sự có hay không ở trong các sách (đã dược đưa ra làm ví dụ) của cách cục đó cũng không nên đặt làm quan trọng để luận đúng hay sai. Có một cách tiếp cận khác, cũng không cần phải dựa vào cái việc xây dựng lại toàn bộ các tính chất, .... cho dù là việc đó khả dĩ. Huống chi trên thực tiến, tôi thấy rằng việc đó là bất khả. Bởi vì, nếu là tôi, tôi sẽ nói ngay. Có ai biết ngũ hành tâm pháp không ? Có thể cho rằng nguyên lý nền tảng của tử vi là hà đồ không ? Có biết ngũ hành nạp âm, cách tính cách tám sinh con từ đâu mà ra không, hay lại cho là từ ngũ âm ? Có biết cơ sở của việc an mệnh – thân và triết học đằng sau nó là cái gì không ? ... rồi bao nhiêu nữa mới tới, các tinh đẩu – chính tinh thôi vậy – từ đâu mà ra ? Theo tượng, số, hay lý ??? để rồi mãi mới tới cái việc đề xuất quy tắc an sao. Cũng còn lâu mới tới cái việc định vị miếu hãm, ngũ hành, rồi tính lý. Rồi thì đến bao giờ mới tới việc Tương tác sao để mà có cách cục ? Và kết luận cuối của chuỗi công việc vất vả trên lại là Cái đã có rồi, nay nói lại – tiền nhân cười ... té ghế !
Trong những trước tác thuần lý, mang tính triết học. Nhũng việc làm trên, còn có ý nghĩa. Chứ thực tiến, để thẩm định tính đúng sai của một cách cục, ta cứ dựa trên những gì mà cổ nhân thống nhất, ở dạng cơ bản nhất và.
Tử vi, dù mơ hồ thế nào, thì cái việc luận tinh đẩu cũng phải có cái Lý Nhất Quán. Còn việc có sử dụng được nó thông qua các kết quả mà nó có hay không lại là chuyện khác. Ta dựa vào đó mà luận.
Như nói: Cự môn, trên trời làm thẩn trông coi về phẩm chất. Vào số thì chủ thị phi. Là ám tinh, quyền tinh. Chấm cái đã. Có sách hay tử vi gia nào phản đối những tính lý vừa nói qua của Cự môn không ? Bản thân Gấu có thể nhất trí không ? Nếu không thì loại bỏ tính lý nào, trên cơ sở nào mà loại bỏ nó ?
Thống nhất rồi, thì đi tới cái lý, cự tý ngọ ngộ TT là cách hay, chứ không phá cách mấy hồi. Cho nên, xuất phát từ đây, mà lý ra được cự tý ngọ ngộ TT là hay, đâu phải là từ định lý chứng minh tiên đề !
Trích dẫn
2-Tất cả những đoạn phía trên cháu đưa tài liệu của VĐC, đơn giản để chứng minh bản chất "ngậm miệng ăn tiền", "thủ thật kĩ" của cách cục Nội Cự Ngoại Cơ. Cái này có thể hiểu là do bản chất Thể Cự-Dụng là Cơ-Trợ lực bởi Thái Dương, khiến cho cách cục có tính chất như trên, và tài liệu đưa ra chứng minh cháu không phải là người duy nhất khẳng định điều này. Ít ra, cái này giúp cháu không phải nói một số thứ không cần phải nói trên diễn đàn, vì vậy phải hi sinh một phần tính logic.
Sự âm thầm của Cự Môn bên trong, thể hiện ra ngoài mềm mỏng, quảng giao... của Thiên Cơ qua cung Thiên Di chính là cội nguồn cho tính chất "nín nhịn chờ thời". Đây là biến cách của Phúc chế tài, và chú áp dụng đúng kỹ thuật chế vào đây thì sẽ ra chính xác kết quả này.
Cách nói này dường như làm người đọc chỉ thấy Cự Cơ, mà không thấy được Cự Nhật, Đồng Cự ? Cự Cơ đối với trục tý ngọ. Cự Nhật đối với trục tị hợi. Đồng Cự với trục thìn tuất. Nào có cái trục nào được coi là "có tao thì không có mày" đâu ! Nên nói Cự thể, Cơ dụng thì hẳn ở các trục khác có lý nào nhật, đồng không thể là dụng ! Và vì thế, tất sẽ có nhiều tính chất khác nữa cho Cự môn. Trong khi, chả có cái gì ở đoạn văn trên VDC viết ra đó chỉ để cho Cự ở tý ngọ mà thôi, để mà từ đó minh chứng Cự tý ngọ là thạch trung ẩn ngọc ?! Và xét về mặt khoa học, sự trình bày như thế – VDC – rõ ràng là thiếu khoa học, mang tính định kiến.
Và kỹ thuật phúc chế tài mà Gấu nói tới, có lẽ là một kỹ thuật nào đó, chứ không phải là kỹ thuật mà tôi vẫn thường sử dụng, dù có cho nó là biến thể thế nào đi chăng nữa. Vì thế, khi cự ngộ TT, việc cự chế cơ thế nào, cụ thể ra sao thì còn phải xét kỹ hơn nữa về nhiều mặt. Như đã đúng vị chưa, tối hãm ra sao. Hội tụ thế nào. Lệch vị thì phải nói tới quản, hay là lý, hay là chế. Khi đó, không chỉ với cơ, mà cả với nhật, đồng, rồi còn bao nhiêu thứ khác nữa như can chi niên sinh, niên vận, địa chi, vòng tràng sinh phi tinh, hay cố định ra sao ...
Bây giờ đi vào cái cụ thể mà Gấu nói tới.
Trích dẫn
3-Chúng ta cần làm rõ điểm "Tại sao ngoại trừ Cự Môn ra, không có một sao nào có tính chất này". Chúng ta không thể khẳng định được điều này thông qua cơ sở "dựa vào tính chất sao", vì đơn giản đó là định lý, không phải là tiên đề.
Cháu chỉ đồng ý một điểm duy nhất, đó là trong tất cả các tinh đẩu của Vòng Thiên Phủ, Cự Môn là sao ÍT BỊ ảnh hưởng nhất bởi Tuần Triệt do không tam hợp với bất cứ một sao nào, nhưng không có nghĩa là Không bị, bởi vì ta còn phải xét đến các liên kết xuất hiện từ vòng Tử Vi.
Bản chất của Tuần triệt, xét cho cùng vẫn là Cắt Khí, thông qua hình học trong spacetime. Tam phương xung sát, nhất triệt khả bằng, cũng là từ nó mà ra. Cháu nghĩ chú cũng đồng ý ở đây [*].
Đây không phải là một định đề, định lý gì cả. Nó là một tính chất "được thấy" thông qua việc "biết" nhiều tới tính lý của tất cả các tinh đẩu khác – tất nhiên, có người thì chưa biết hết, có người biết nhiều, có người biết ít, ... - và không thấy các tinh đẩu khác thể hiện như cự môn tại tý. Đó là: Phẩm chất thì là tài năng – có thể xem như là sáng sủa, nhưng "vào số" – chủ thị phi – thì lại thấy như là hãm địa tối tăm. Nên tại tý ngọ, xếp nó hãm địa cũng bất hợp lý, mà bảo giá trị tối hãm cũng bất công. Việc ngộ TT, không làm biến tính về tài năng, tức là không làm mất phẩm chất của Cự, nhưng lại làm biến hóa "số" của nó.
Việc làm chuyển hóa tính chất bắc nam của tinh đẩu là thuộc tính cơ bản của TT, ảnh hưởng tới luận đoán vận rất quan trọng. Khiến cho ta thấy cái lý nhất quán trong luận tinh đẩu mà tiền nhân đã đưa ra – sách nào cũng nó tới, chỉ có người học có thấy hay không thôi. Nay nói ra ở đây, cứ ngẫm thêm một chút là thấy.
Trích dẫn
Cái chúng ta nhận thấy rằng, Cự Môn tại Tý, tính chất của cách cục này được hình thành do bộ Cự-Nhật--->Cơ, vậy nên, thứ nhất Tuần Triệt cắt đứt mối liên hệ tam hợp Cự-Nhật, và Thể chắc chắn bị yếu đi.
Tiếp theo, đối với các bộ sao trợ lực, THÔNG THƯỜNG, cách cục hình thành trợ lực cho Cự Môn sẽ bị tuần triệt phá cách.
-Ví dụ, đối với lá số của Havi80, Hóa Lộc ở Tuất không thể chiếu về được để thành cách với Cự Môn, do đó phá cách.
Chúng ta đang nói cách cục Cự TT, chứ không phải là cách Cự Nhật, hay Cự Cơ. Khi luận về tinh đẩu, chúng ta nên có cái nhìn minh bạch về vấn đề này, không phải cứ thấy có mặt TT là chỉ nói tới cự nhật hay cự cơ bị phá, mà không thấy cự TT cũng là một cách. Trong khi đó, chưa chắc cái việc cự nhật hay cự cơ không thành cách là có hại cho đương số. Vì mỗi cung đều có "sở trường cũng như sở đoản" của nó. Theo chỗ riêng nó, thì nó cũng "có quyền kết hôn, hay đi đêm" với ai đó. Không thể chỉ thấy mỗi cự nhật, hay cự cơ bị phá mà "ép duyên" lên cự. Giống như là Tôi ly dị với anh, không có nghĩa là tôi sẽ không thể có hạnh phúc được với ai khác. Biết đâu đấy, sự ra đi của anh, lại là cái phúc của tôi ???!!!
Theo đó mà nói, trong số của Havi80, đâu cứ phải trông mong vào cái anh hóa lộc từ mãi tận "nửa đêm" mới dám về nhà ấy. Còn có "thằng con trai to khỏe, đô con, lại lắm chức quyền" nó nằm ngay dưới gậm giường. Khi mà cái thằng thái dương tối hãm chỉ có mỗi chuyện đưa ra chốn "thanh thiên bạch nhật" mà làm không nổi, còn cái thằng to khỏe ấy, nó đếch ngán cái sự thị phi thì cái con Cự môn sá gì mà không ngã vào tay thằng ấy. Nó là thằng Thiên khôi. Huống chi Triệt lại "đóng cửa" để cho hai đứa tha hồ, còn thái dương khoe áo mới (hóa lộc) thì đứng ngoài bờ rào kể lể với hàng xóm ? Ích gì.
Trích dẫn
-Với trường hợp Lộc Tồn đóng ngay tại chính cung Cự, bản cách của cách cục này là Cự được Lộc Tồn cát hóa, nhưng cạnh đó Thiên Tướng gặp Thiên Hình, Tham Lang gặp Đà La, gặp thêm tuần triệt phá 2 tam hợp nội tại của vòng. Vì vậy, đây cũng là phá cách.
-Nếu có Hóa Lộc đồng cung thì lúc đó cách cục may ra mới khá. Vậy, có thể chứng minh, Cự gặp Hóa Lộc +Tuần sẽ bị ảnh hưong ít hơn là Cự+Lộc Tồn+tuần.
Cũng luận như trên là thấy rõ mà.
Cho nên
Trích dẫn
-Các luận điểm của chú: ... theo cháu là không phù hợp, vì rằng đó là sử dụng định lý suy ra từ cách cục để chứng minh cách cục.
Thì Gấu cứ xem xét kỹ đi.
P/S. Những hình ảnh trên chỉ là cách nói ví von cho rõ ý mà không làm mất đi bản chất tương tác của các tinh đẩu. Đừng gán nó vào sự suy diễn theo từ ngữ này nọ.
Thân ái.