Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ


86 replies to this topic

#16 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 01/05/2012 - 10:57

16. TỀ VĂN TUYÊN ĐẾ.

Tề Văn Tuyên Đế là con thứ hai của Cao Hoan, tên là Cao Dương. Khi phụ vương băng hà, huynh trưởng đã mất từ lâu, liền tức vị hoàng đế. Khi tại vị, đại hoằng hóa Phật giáo, bởi vì kiếp trước ông là một sa di. Một hôm ông ở Tấn Dương thành bảo một nội thị :

- Ngươi mau đến chùa lấy hộp kinh của ta mang về đây.

- Bẩm hoàng thượng chùa tên gì và ở đâu ?

- Ngươi cứ cỡi lạc đà, tự nó sẽ dẫn ngươi tới chỗ.

Ngay chiều đó nội thị vâng mạng ra thành. Lạc đà chạy rất nhanh, chạy hồi lâu nội thị cảm thấy buồn ngủ, chỉ nghe bên tai tiếng gió ù ù, bỗng nhiên đến một ngọn núi, ở khoảng lưng chừng núi có một ngôi chùa. Sa di ở chùa trông thấy lạc đà, kêu lớn :

- Lạc đà của Cao Dương đã tới !

Bèn dẫn nội thị vào chùa. Trong chùa có một lão tăng hỏi :

- Cao Dương làm thiên tử thế nào ?

- Dạ, rất thánh minh.

- Hắn phái ngươi tới đây có chuyện gì ?

- Thiên tử sai tôi đến lấy hộp kinh.

Lão tăng cười :

- Cao Dương ở chùa lười đọc kinh, nay lấy kinh làm gì ?

Lại chỉ một căn phòng :

- Đó là phòng của hắn, ngươi cứ vào mà lấy kinh.

Nội thị vào phòng lấy kinh, cáo biệt lão tăng cỡi lên lạc đà, rồi lại như mê như mộng trở về Tấn Dương, đem kinh trình lên Tuyên Đế. Một hôm, Tuyên Đế vào thăm một ngôi chùa, có một người mặc áo lam nói những lời si ngốc chẳng ai hiểu. Ông ta thấy Tuyên Đế đến bèn chạy ra bảo :

- Tôi đi trước nhé, ông có thể theo sau !

Đêm đó, người mặc áo lam si ngốc qua đời. Không lâu, Tuyên Đế cũng băng hà ở Tấn Dương.



Thanked by 3 Members:

#17 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 02/05/2012 - 09:23

17. DƯ THÁI THÚ

Đời Minh, ở tỉnh Giang Tô có Dư thái thú chấp pháp cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng vì nghiêm quá biến thành tàn nhẫn. Các thuộc lại dưới trướng dù tội nhỏ thế nào cũng bị phạt đánh đòn cả.

Có một sai dịch trễ hạn sáu ngày khiến thái thú nổi giận nọc đánh ba mươi gậy. Đánh đến rách da nát thịt; các người đứng bên đều xin tha cho nhưng ông cũng không nghe. Cuối cùng sai dịch bị đánh đến chết. Đáng thương cho gia đình sai dịch đó còn lại vợ yếu con thơ. Đứa nhỏ nghe bố bị đánh chết, sợ quá chết luôn. Người vợ cũng thắt cổ tự tử. Một nhà ba mạng đều ô hô dưới tay Dư thái thú.

Về sau Dư thối quan về quê. Trong nhà chỉ có một đứa con cưng. Một hôm bị bệnh b
bảo bố :

- Bố ! Có người đến bắt con.

Sau đó lại tiếp :

- Tội ta nào có lớn lao gì mà ngươi nỡ sát hại ba mạng nhà ta ?

Nói rồi tắt thở. Dư trở thành người cô độc, không con, không cháu.



Thanked by 5 Members:

#18 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 02/05/2012 - 09:29

18. CHƯƠNG THÁI VIÊM

Dân quốc sơ niên, Chương Thái Viêm là quốc học đại sư từng mắng Viên Thế Khải, khiến Viên tức giận bắt ông bỏ tù một tháng mới tha.

Ra khỏi ngục, một đêm ông nằm mộng thấy hai tên tiểu quỷ khênh kiệu đến nói Đông Nhạc đế mời. Ông lên kiệu, hai tiểu quỷ chạy như bay, không lâu đến Đông Nhạc đế. Trung Quốc có ngũ Nhạc; Đông Nhạc cai quản năm tỉnh, có thể thấy đó là đại quỷ vương.

Đông Nhạc đế mời ông làm phán quan. Nhân vì ông là người sống, cho nên mời ông làm việc vào đêm, ban ngày lại đưa ông về. Ông nói Trung Quốc, Ngoại quốc đều có âm gian. Ngôn ngữ âm gian tương thông không có gì ngăn cách. Sinh hoạt cũng không khác nhân gian bao nhiêu, nhưng không bao giờ thấy ánh mặt trời. Không gian xám tro, mông lung như đi trong sương mù. Có lần ông nghĩ :

- Hình phạt ở âm gian sao quá tàn nhẫn, không bỏ được sao ?

Đông Nhạc đế cười cười sai hai tiểu quỷ dẫn ông đến hình trường coi. Đi một lúc, hai tiểu quỷ chỉ chỗ cho ông coi thì ông chẳng nhìn thấy gì cả. Ông là người học Phật, do đó hoảng nhiên đại ngộ.

Nguyên lai, địa ngục là do tham, sân biến hóa sở hiện. Nếu là người không thọ tội, thì địa ngục ngay trước mắt cũng không thấy. Đây không phải là vấn đề tàn nhẫn hay không tàn nhẫn mà là do nghiệp lực biến hiện ra; Diêm Vương cũng chẳng làm gì được. Hơn một tháng sau Chương viết sớ xin từ chức, viết trên giấy vàng rồi đem đốt. Từ đó về sau không thấy hai tiểu quỷ đến đón nữa.



Thanked by 5 Members:

#19 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 02/05/2012 - 09:31

19. Làm Việc Dưới Âm

Chu Kính Trụ có kể cho Tĩnh Không pháp sư nghe:

Năm 1931 ông làm quản lý ở một ngân hàng. Thông thường những ngày nghỉ đều cùng bạn bè đánh bài, gặp nhau tán gẫu. Trong bọn có một người là Âm sai, mỗi tối đều xuống địa phủ làm việc. Chức vị ông không cao, chỉ phụ trách truyền đạt công văn giúp cho Thành Hoàng Tô Châu.

Tại âm gian Thành Hoàng Thượng Hải thuộc quản hạt của Thành Hoàng Tô Châu. Một hôm Thành Hoàng Thượng Hải gởi đến một sinh tử bạ trình báo Thành Hoàng Tô Châu. Ông tiếp nhận sổ này háo kỳ mở ra coi thì thấy rất khó hiểu, vì tên những người chết đều là năm, sáu chữ cả. Hôm sau cùng bạn bè bàn tán không ai hiểu gì cả, vì tên người Trung Quốc tên dài lắm cũng chỉ có bốn chữ là cùng.

Ba tháng sau, ngày 28-1-1932 Nhật Bản phát động chiến tranh ở Thượng Hải, lúc đó mọi người mới hoảng nhiên đại ngộ, thì ra sinh tử bạ đó là danh sách các binh sĩ Nhật bị mạng vong. Cho nên nói chết oan vì chiến tranh là không đúng. Đó là do mạng định, chết lúc nào và ở đâu đều đã được định trước cả rồi.


Thanked by 4 Members:

#20 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 02/05/2012 - 09:46

20. Mỗ Sinh

Mỗ sinh trước làm ăn mày, sau làm trộm, cuối cùng giầu có, con cháu có người làm quan, khiến ông cũng được gia phong. Khi ông làm trộm, trong thành có một nhà giầu có, đàn ông trong nhà đều chết cả, chỉ còn lại ba chị em dâu. Hai chị lớn không con, chỉ có cô em dâu út đang mang thai. Mọi người đều hy vọng cô sinh một đứa con trai để nối dõi tông đường. Lễ thanh minh năm đó, hai chị dâu lớn đều về quê tảo mộ. Vì đường đi về mất ba ngày, em dâu út không tiện đi cùng, chỉ đành lưu lại một bà già ở lại hầu hạ.

Mỗ sinh biết được tình hình, chiều tối leo tường vào thấy thiếu phụ và bà già cầm đèn đi soi cửa ngõ, bèn nấp vào phòng thiếu phụ. Thiếu phụ ngồi dưới đèn đọc sách, bà già đứng bên phục thị, coi bộ buồn ngủ lắm, giục thiếu phụ đi ngủ. Thiếu phụ bảo :

- Bà ra đóng cửa rồi đi ngủ, đừng làm phiền tôi xem sách.

Bà già bèn đi ra. Một lúc sau bỗng có một người xô cửa bước vào. Mỗ sinh nghĩ là đồng bọn ăn trộm, nhưng sao không chờ thiếu phụ ngủ rồi mới vào ? Hơn nữa hắn ăn mặc rất đẹp. Thiếu phụ thấy thanh niên vào thì kinh sợ, định kêu. Gã ôm chầm lấy thiếu phụ định giở trò. Thiếu phụ một mặt kháng cự, một mặt kêu bà già. Nhưng không nghe tiếng bà già lên tiếng. Gã thanh niên thấy thiếu phụ kháng cự, rút trong tay áo ra một con dao :

- Cô không nghe lời, ta sẽ giết chết.

- Nhà ta gia thế thanh bạch, không để ngươi làm ô uế đâu ! Muốn giết thì cứ giết, dẫu chết ta cũng không chịu nhục.

Thanh niên lại kề dao vào cổ thiếu phụ cưỡng ép. Mỗ sinh ở trong chỗ nấp, phẫn nộ xông ra đoạt lấy dao và đâm cho gã kia một nhát. Gã thanh niên ngã xuống đất. Thiếu phụ thấy một người nữa xuất hiện thì kinh hãi nói không ra lời. Mỗ sinh bèn ra mở cửa kêu lớn :

- Bắt trộm ! Bắt trộm !

Hàng xóm nghe kêu đều chạy đến :
- Trộm đâu ? Trộm đâu ? Ngươi là ai ?

Mỗ sinh trong lúc tức giận quên béng đi chính mình là trộm, bèn cười :

- Tôi là kẻ trộm, nhưng có kẻ trộm còn ác ôn hơn nữa ! Mọi người hãy theo tôi !

Bèn dẫn mọi người vào phòng thiếu phụ. Mọi người thấy một gã thanh niên bị thương nằm trên đất, bèn đem đèn lại soi, thì ra là một gã trong xóm. Mọi người hỏi tại sao gã lại ở đó, gã không trả lời. Lại hỏi Mỗ sinh, chàng bèn kể lại đầu đuôi, mọi người bèn trói cả hai người dẫn lên quan phủ. Khi quan phủ thẩm vấn, gã thanh niên lại vu cáo thiếu phụ và Mỗ sinh thông gian, gã đến để bắt gian. Mỗ sinh thưa :

- Mọi người đều biết tôi là kẻ trộm, dù thiếu phụ có bất trinh cũng không thèm thông gian với kẻ trộm.

Lại kể ra vanh vách các vụ mình đã trộm để chứng minh mình là kẻ trộm thật; sau đó tường thuật lại tường tận chuyện xảy ra ở nhà thiếu phụ. Quan phủ cho điều tra, rồi lại dùng nghiêm hình tra vấn gã thanh niên, cuối cùng gã đành phải khai thật. Từ lâu gã đã thèm thuồng nhan sắc của thiếu phụ, gã lại mua chuộc thông lưng với bà già. Bà già lén báo tin tức cho gã biết nhà không người nên gã định đến làm bậy. Quan phủ sau khi tra xét tường tận, y theo luật pháp trừng trị gã thanh niên và bà già đồng lõa, biểu dương trinh khiết của thiếu phụ và khen ngợi nghĩa cử của Mỗ sinh, thả hắn tự do.

Mỗ sinh được thả rồi vẫn tiếp tục ăn trộm. Một hôm bị sự chủ phát hiện bèn chạy trốn, sự chủ đuổi theo rất gấp. Mỗ sinh chạy thục mạng, lạc đường chẳng biết là mình ở đâu. Bỗng thấy một tòa miếu hoang, bèn vượt tường vào định trốn dưới gầm bàn thờ. Vì vội quá xô phải thần tượng bằng đất, vấp té xuống đất, hôn mê bất tỉnh. Mỗ sinh bỗng thấy vị thần mặt xanh, tóc đỏ lồm cồm bò dậy quát lớn :

- Ngươi lại dám xô ngã ta ?

Vừa hét, vừa định chém Mỗ sinh. Bỗng trên điện có tiếng mắng :

- Người này vừa bảo toàn tiết tháo và hương hỏa của người khác, âm đức rất lớn, trời đã ban cho hậu phúc, đồ tiểu quỷ ngươi sao dám làm phiền.

Liền sai người lôi thần mặt xanh ra đánh trăm roi. Lại gọi Mỗ sinh lại bảo :

- Dưới điện có nhiều vàng bạc ban cho ngươi hưởng dụng.

Mỗ sinh cảm tạ, đứng dậy xuống điện xem thấy vàng chất một đống, mừng rỡ vội chạy lại không ngờ bị vấp té, giật mình tỉnh mộng. Ngẩng đầu nhìn xem thấy vài vì sao còn lấp lánh, trời chưa sáng hẳn. Mỗ sinh nhớ lại lời thần vừa bảo, bèn đi quanh quẩn dưới điện tìm kiếm, chỉ kiếm được một đồng xu. Cho là thần đùa cợt mình, Mỗ sinh lên đường vào làng, thấy một quán bên đường có bán khoai từ bèn lấy đồng xu nhặt được mang ra mua một củ ngồi ăn.

Không lâu có một cụ già cũng lại mua khoai từ, ngồi cạnh Mỗ sinh mà ăn. Ăn xong đứng dậy đi. Mỗ sinh cũng định đi, chợt thấy một cái túi vải, biết là ông lão bỏ quên. Bèn mở ra xem thì thấy trong túi có hai đính vàng, hơn trăm lạng bạc và bốn cuốn sổ trước bạ. Mỗ sinh sợ chủ hàng trông thấy vội thắt túi lại. Lại nghĩ không lẽ đây là tiền thần nhân hứa cho sao ? Nhưng nếu ta lấy đi thì ông lão mất sổ không đòi tiền được. Dù là thần thánh có cho đi nữa, ta cũng không thể nhận. Nghĩ rồi bèn ngồi đợi ông lão trở lại.

Ngồi rất lâu người bán khoai khó chịu :

- Cậu chỉ bỏ ra một xu mà ngồi lâu vậy, chẳng lẽ muốn ngủ đêm ở đây ?

- Không, tôi còn muốn ăn thêm.

Bèn lấy trong túi ra vài xu mua vài củ khoai vừa ăn vừa đợi. Không lâu, quả nhiên ông lão hấp tấp trở lại, mồ hôi nhễ nhại, thấy Mỗ sinh còn ngồi ăn bèn hỏi :

- Cậu còn chưa đi ? Vừa rồi lão bỏ quên một túi vải, cậu có thấy không ?

Mỗ sinh cười :

- Nếu không vì túi vải của cụ thì tôi đã đi lâu rồi !

Liền đưa túi vải ra trả.

- Hãy còn nguyên đây, tôi chỉ lấy vài xu mua khoai, hy vọng cụ không trách.

Ông cụ mở túi ra kiểm, cũng không tạ ơn chỉ nói :

- Nhà tôi cũng ở gần đây, cậu hãy đi với tôi.

Mỗ sinh đồng ý, hai người đi bộ vài dậm tới một nhà rất lớn, ngoài cửa gỗ xếp cao như núi. Hai người vào nhà, ông lão vào thay quần áo rồi ra cầm tay Mỗ sinh :

- Tôi là người nước Sở, sống ở đây bằng nghề buôn gỗ. các tiệm đồ gỗ trong tỉnh đều do nơi đây cung cấp. Tư kim gần mười vạn lạng. Một nữa là cho mượn, tất cả đều ghi trong các cuốn trước bạ trong túi, may mà cậu hoàn trả nếu không thì tài sản tôi đi đời. Để tôi đem ngàn vàng đáp tạ.

Mỗ sinh từ chối. Ông lão thấy chàng thành thật bèn hỏi :

- Cậu làm gì ?

Mỗ sinh mắc cỡ :

- Cháu chẳng có nghề ngỗng gì.

- Nhà cậu có mấy người ?

- Chỉ có mình cháu.

- Vậy làm sao sống?

- Thực không dám dấu cụ, cháu là tiểu tặc.

- Cậu tên gì ?

- Dạ, tên Mỗ.

Ông lão nhìn kỹ Mỗ rồi hỏi :

- Lúc trước lão có nghe trong thành có một nghĩa tặc, nguyên lai là cậu đây ?

- Dạ, chính là cháu.

- Cậu là người thấy lợi không lấy, quang minh lỗi lạc, ngay cả sĩ đại phu chưa chắc đã làm nổi. Nhà lão tiền của nhiều, nhưng chưa có người thân tín để giao phó. Nếu cậu không ngại có thể theo tôi. Ăn mặc, tiêu dùng tùy ý, làm lại một người lương thiện có được không ?

- Dạ, được !

Mỗ sinh vui mừng đồng ý ở lại giúp ông lão. Vì Mỗ sinh cũng biết dăm ba chữ nên ông lão cho chàng giữ sổ sách. Chàng làm việc rất cần cù, thận trọng, ti mỉ từng ly, từng tý không bao giờ cẩu thả. Được hai năm vì ông lão không con bèn nhận Mỗ sinh làm nghĩa tử. Cuối cùng dẫn chàng về quê. Vì ông lão xa quê lâu ngày nên mọi người đều tưởng chàng là con ruột. Khi ông lão qua đời, chàng kế thừa tài sản, lấy vợ, rồi con cháu đầy nhà. Con cái có người đậu cử nhân làm quan đến Quận thú, Quán sát.



Thanked by 6 Members:

#21 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 03/05/2012 - 02:00

21. NGÔ SINH

Ngô sinh ở Nghi Hưng học giỏi có tiếng, nhưng mấy lần đi thi đều bị trượt. Đêm trừ tịch anh rể nằm mộng thấy ở miếu Thành Hoàng có bảng đề năm tới Ngô sinh sẽ trúng giải nguyên nhưng không lâu lại bị xóa tên. Anh rể đang nghi hoặc thì nghe người tiểu lại đứng bên nói :

- Người này định năm mới làm một việc cực ác cho nên tên bị gạch.

- Còn cứu vãn được không?

- Cứ đi xin Thành Hoàng may ra được.

Tiểu lại bèn dẫn anh rể Ngô sinh vào trong miếu, xin yết kiến Thành Hoàng. Anh rể quỳ trước mặt Thành Hoàng thay Ngô sinh mà cầu xin. Thành Hoàng mở một cuốn sách ra xem trong có ghi Ngô sinh đáng nhẽ trúng giải nguyên, hội nguyên rồi trạng nguyên, nhưng vì khẩu nghiệp, bút nghiệp nên bị gạch tên. Anh rể cố van nài:

- Chuyện quá khứ thì không đổi được, nhưng chuyện vị lai thì có thể ngăn ngừa được. Tôi nguyện đem tánh mạng cả nhà ra bảo đảm, năm mới Ngô sinh sẽ không làm ác sự.

Thành Hoàng gật đầu, bảo tiểu lại dẫn anh rể Ngô sinh ra. Anh rể tỉnh dậy định đem chuyện nằm mộng kể cho vợ nghe, thì lúc đó vợ ông cũng đang nằm mộng, bỗng hét lên như gập ma, chồng vội lay tỉnh hỏi :

- Nàng gập chuyện gì vậy ?

- Thiếp mộng thấy có một người đến báo tin Ngô sinh đậu giải nguyên, không lâu lại có một người khác đến bảo không phải, Ngô sinh đã bị gạch tên rồi, ngươi đừng báo tin sai. Do đó kinh hoảng kêu lên.

Anh rể cũng kể lại giấc mộng của mình. Hai người đều cảm thấy lạ lùng, bèn bàn biện pháp xử trí Ngô sinh. Vợ nói :

- Chuyện này cũng không khó. Em thiếp không vợ con, sống một mình, nay lừa nó đến đây, nhốt nó trong nhà bảo cho nó biết không được vọng động thì hết chuyện.

Sáng hôm sau, anh rể đến nhà Ngô sinh thăm nói dối vợ bị bệnh nặng muốn gặp mặt. Nói rồi kéo Ngô sinh về nhà. Đến nơi, Ngô sinh thấy chị mình vẫn mạnh khỏe, Ngô định hỏi thì chị kéo vào mật thất khóa ngay cửa lại, rồi cách cửa kể cho Ngô sinh nghe chuyện giấc mộng của hai vợ chồng. Ngô sinh lấy làm lạ :

- Em quả có ý định đó, còn chưa làm, làm sao quỷ thần lại biết mà dự phạt như thế?

Hai vợ chồng chị khuyên :

- Trong buồng có đủ thứ cần dùng, em không được đi đâu, chỉ ở trong đó mà lo đọc sách.

Đến kỳ thi, anh rể mở cửa cho ra, lại cùng đi kèm đến Giang Lăng. Trừ lúc Ngô sinh vào trường thi ra, còn thì một bước không rời. Đến ngày ra bảng, Ngô sinh quả nhiên đậu giải nguyên.



Thanked by 2 Members:

#22 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 03/05/2012 - 02:05

22. Ác Báo

Ngô Chí Minh tốt nghiệp trường đại học Quang Hoa hệ ngoại văn, làm việc ở bộ ngoại giao, làm quen được một thiếu nữ tên Mạnh Nhã Cầm. Nhã Cầm tốt nghiệp trường đại học Âm Nhạc, từng làm giáo sư âm nhạc trường sư phạm Hồ Nam. Quen nhau được ít lâu hai người thành hôn. Phu xướng, phụ tòng rất hạnh phúc. Về sau hai người sang Hương Cảng.

Nơi đất lạ, quê người, không ai quen biết, tiền để dành tiêu gần hết; hai người đành ở nơi bình dân nghèo khổ, làm việc lao động qua ngày. Về sau Mạnh Nhã Cầm may gặp được một ông cậu. Do ông giới thiệu Chí Minh được vào làm việc trong một công ty và Nhã cầm trở thành ca sĩ ở đài phát thanh. Từ đó hai người trở lại những ngày sung túc cũ. Tục ngữ có câu : “Khi nghèo thì ở nơi đô thị nhộn nhịp cũng không ai thèm hỏi; lúc giàu có thì ở nơi núi sâu cũng có họ hàng xa đến thăm.” Họ càng khá thì bạn bè càng đông.

Trong bọn bạn bè có một gã tên là Tiến Thọ, là tổng kinh lý trong công ty của Chí Minh. Một hôm vặn radio được nghe Nhã Cầm hát, hắn thốt lên :

- Thật hay quá, tưởng như trên trời mới có khúc hát này !

Sau đến đài phát thanh, xin gặp Nhã Cầm. Nhã Cầm thấy có người ái mộ tiếng hát của mình rất cao hứng, tiếp đãi nồng hậu. Hai người trò chuyện rồi kể rõ gia thế, lúc đó Tiến Thọ mới biết người nữ ca sĩ mình hâm mộ là vợ của bạn đồng sự Chí Minh. Do đó, hắn thường đến nhà hai vợ chồng. Hắn không những chỉ hâm mộ giọng ca của Nhã Cầm, mà còn bị nhan sắc của nàng lôi cuốn, muốn tìm cơ hội chiếm đoạt.

Chí Minh không biết lòng dạ đen tối của hắn, tưởng hắn sùng bái tiếng ca của vợ mình, nên thấy hắn ra vào nhà mình coi là chuyện thường. Một hôm, một chi nhánh ở Phi Luật Tân báo cáo cần có một người ở Tổng công ty sang giúp giải quyết. Tổng kinh lý Tiến Thọ gập dịp bèn vào gặp Đổng sự trưởng đề nghị cử Chí Minh đi Phi Luật Tân. Đổng sự trưởng cũng nhận thấy Chí Minh là nhân tuyển thích hợp bèn đồng ý. Chí Minh đi rồi, Tiến Thọ thường đến nhà Nhã Cầm, có khi còn mời Nhã Cầm về nhà chơi.

Tiến Thọ có đứa con gái thích học dương cầm, bèn mời Nhã Cầm đến nhà dạy. Nhã Cầm khó mở miệng từ chối, do đó sau khi hát ở đài phát thanh về là đến nhà Tiến Thọ dạy con hắn. Một hôm, Tiến Thọ dùng thuốc mê hại Nhã Cầm. Khi Nhã Cầm tỉnh dậy, đau khổ muốn chết. Muốn viết thư cho chồng kể chuyện thất thân của mình, lại sợ Chí Minh tâm tình bất an, ảnh hưởng đến sự nghiệp, chỉ đành khóc hận chờ chồng về. Hai tháng sau, Chí Minh về tới nơi. Vào nhà gặp vợ, đáng nhẽ phải thấy vợ vui vẻ mới phải, nhưng chỉ thấy nàng buồn thảm, gạn hỏi nhưng nàng không nói.

Chí Minh vì mới về, mệt mỏi liền đi ngủ, định mai đi làm về sẽ hỏi cho rõ. Ngày hôm sau Chí Minh vội đến công ty báo cáo, khi về nhà thấy vắng lặng. vào phòng ngủ thì lặng người đi : Nhã Cầm đã uống thuốc ngủ tự tử, bên cạnh để lại một bức thư. Chí Minh đọc xong thư chạy ngay đến nhà Tiến Thọ chất vấn. Tiến Thọ không những phủ nhận còn đòi Chí Minh đưa ra chứng cớ. Chí Minh chỉ đành về nhà lo tang sự. Chí Minh bị đả kích lớn, từ chức về nhà ngồi trước quan tài Nhã Cầm hết khóc lại trách :

- Nhã Cầm ! Em sao có thể dung tha Tiến Thọ dễ dàng như vậy ? Em nghĩ xem hắn hại chết em, hại anh mất vợ, mất chức nghiệp, sao em không biến thành ma, thành quỷ bắt hắn đến âm phủ đối chất ?

Mỗi ngày đều ngồi trước quan tài khóc lóc trách cứ như vậy. Một hôm đang than van, khóc lóc như cuồng như điên thì người nhà của Tiến Thọ mời đến nhà. Chí Minh hận Tiến Thọ đến độ có thể ăn tươi nuốt sống, nên lập tức tới ngay. Khi bước vào nhà thì thấy phòng đầy người, Tiến Thọ nằm dài trên ghế trường kỷ. Mặt không sắc người, mồm sùi bọt, thấy Chí Minh tới đột nhiên nói :

- Chí Minh ! Anh đến thật đúng lúc ! Anh chẳng muốn em biến thành quỷ đến bắt tên súc vật này sao ? Hôm nay em thừa lệnh Diêm Vương đến bắt tên này về đối chất. Bây giờ anh có thể tin là em thanh bạch, bất hạnh. Anh hãy đem di thư của em công bố cho mọi người biết tội ác của Tiến Thọ, đồng thời cảnh cáo người đời đừng xâm phạm vợ bạn; dù có thoát được luật pháp cõi đời, nhưng cõi âm không dung thứ đâu. Anh hãy bảo trọng.

Chỉ thấy Tiến Thọ bị cục đờm đưa lên chẹn họng, nghẹt thở mà chết. Chí Minh theo lời vợ, trước mặt mọi người đem di thư của Nhã Cầm ra đọc. Lúc đó, mọi người mới rõ Tiến Thọ mặt người dạ thú. Hôm sau các báo đều đăng tải chuyện này làm chấn động cả Hương Cảng.




Thanked by 2 Members:

#23 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 03/05/2012 - 02:19

23. HỒ ÔNG

Thái thú Hồ Hướng Sơn từng làm chủ sự Hình Phòng ở huyện Kim Sơn, tỉnh Giang Tô, tính tình trung hậu, chưa từng ăn hối lộ bao giờ. Có một lần ở huyện Kim Sơn phát sinh một vụ ăn cướp, sự chủ bị chết, ba chục người bị bắt. Lúc đó luật pháp rất nghiêm nếu có người chết thì bất luận là chính phạm, tòng phạm đều bị xử chém đầu. Vụ án này do Hồ Ông xử lý. Hồ Ông biết đa số phạm nhân là dân thất nghiệp nghèo nàn. Ông không nhẫn tâm thấy họ bị án tử hình, do đó lấy cớ ngộ sát chỉ xử tử hai người, còn lại tha tội chết, nhưng bắt xung quân. Quan huyện thấy là bản án quá nhẹ, Ông biện hộ :

- Tuy là vụ án có người chết, nhưng theo lời khai thì họ không cố ý sát hại, không dùng khí cụ giết sự chủ, chỉ là trong đêm tối xô đẩy, lỡ tay làm chết mà thôi; do đó tội nên giảm khinh.

- Sợ thượng cấp không đồng ý.

- Vậy, quan hãy giải tôi lên tỉnh vì tội nương tay cho phạm nhân.

Quan huyện nghiêm trang bảo :

- Ông chỉ là chức quan hình sự nho nhỏ mà còn dám vì bá tánh liều mạng, ta đường đường là quan huyện há lại bất nhân sao.

Bèn y lời phán quyết. Bản án gửi lên thượng cấp quả nhiên bị trả về. Hồ Ông lại viết tờ trình thuyết minh sự kiện. Quan tuần vũ rất tức giận, cho đòi quan huyện đến Tô Châu lập tức. Quan huyện rất sợ, trách cứ Hồ Ông. Hồ Ông nguyện cùng đi:

- Lần này nếu được miễn tội thì đó là phúc khí của quan, còn không quan cứ quy trách cho tôi, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Quan huyện dẫn Hồ Ông lên tỉnh. Khi đến dinh Tuần vũ, quan huyện vào, còn Hồ Ông đứng đợi ở ngoài cửa. Tuần vũ nghiêm trách quan huyện sao xử tội quá nhẹ, quan huyện khấu đầu tạ tội. Tuần vũ lại hỏi :

- Ông mới nhậm chức Tri huyện, ai dạy ông phán quyết như vậy ?

- Là Hồ ông chủ sự Hình phòng.

Tuần vũ cười :

- Ta đã nghi có quan sử ăn hối lộ, quả nhiên không sai, ta muốn gập hắn.
Liền sai quan huyện dẫn Hồ Ông vào.

Tuần vũ mắng :

- Ngươi thân là chủ sử Hình Phòng lại không biết có án mạng thì chính phạm và tòng phạm đều bị chém đầu sao ?

- Dạ biết ! Tuy luật qui định như vậy nhưng cũng có phân nặng nhẹ.

- Cũng là mạng án còn phân nặng nhẹ nỗi gì ?

- Luật pháp qui định phạm án là kẻ cầm khí cụ giết người. Trong án này các can phạm đều là dân nghèo khổ thất nghiệp. Họ bị đói rét bức bách mà sa lưới pháp luật. Nạn nhân bị chết là do bị xô đẩy chứ không phải bị giết. Do đó có thể khoan hồng.

- Ngươi ăn lễ của kẻ cướp bao nhiêu tiền mà ở đây xảo biện gỡ tội cho chúng ! Mau nói thật, nếu không ta sẽ đánh đòn.

-N ếu nói thuộc hạ vì kẻ cướp mà xin khoan thứ thì thuộc hạ xin nhận, còn nói ăn lễ thì một vụ tranh biện nho nhỏ thuộc hạ cũng không ty hào đừng nói đến một vụ lớn như vụ án này.

- Nếu không ăn hối lộ thì tại sao ngươi lại kiên trì xin khoan thứ ?

- Thuộc hạ không dám nói.

Tuần vũ ép phải nói, Hồ Ông thưa :

- Cũng chẳng có nguyên nhân nào khác, chỉ là công môn là chỗ để tu hành. Vả lại đời Tống, Âu Dương công có nói. Ta nỗ lực vì tù nhân tìm sinh lộ, nếu tìm không được, ta và tù nhân đều buồn bã.

Tuần vũ nghe nói biết ông là người tốt, bèn gọi lại gần nhìn kỹ rồi vui vẻ bảo :

- Ông có mấy con ?

- Dạ ! Bốn đứa.

- Có học hành gì không ?

- Dạ, đứa lớn may trúng cử nhân, ba đứa còn lại đều đang đi học.

- Đây là quả báo tốt vì ông lấy công môn làm chỗ tu hành. Tôi sẽ theo ý ông mà tha mạng cho nhiều người. Đó cũng là điềm tốt, con ông thế nào sang năm cũng đậu tiến sĩ.

Rồi cho ông lui, quan huyện được giữ nguyên chức. Bản án được công bố, chỉ có hai người bị chém đầu, còn đều được tha chết. Năm sau, quả nhiên con cả ông thi đậu tiến sĩ, con thứ hai và thứ ba đều được tuyển làm cống sinh.



Thanked by 3 Members:

#24 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 03/05/2012 - 21:58

24. Y Đức

Nghề y có thể trị bệnh, làm giảm đi những thống khổ của cơ thể cũng như tinh thần, phục hồi lại sức khỏe, như tái tạo một đời sống mới cho bệnh nhân, là một cống hiến lớn cho đời. Vì vậy người ta thường ca tụng lương y như từ mẫu. Nếu như có tài chuyên môn nhưng thiếu y đức và lòng từ ái, thấy tiền thì sáng mắt ra, chẳng kể gì đến sống chết của bệnh nhân thì đó là một tội đại ác, báo ứng đến rất mau.

Bác sĩ X ở Đài Nam, y thuật rất giỏi, bệnh nhân bị các nơi từ chối ông đều trị lành. Do đó tiếng đồn vang dậy, phòng mạch rất đông. Người muốn khám, phải đến từ năm, sáu giờ sáng, xếp hàng rồng rắn để lấy số. Đáng nhẽ làm ăn hưng vượng như thế thì nên giúp đỡ những người quá nghèo mới phải. Nhưng bác sĩ X thì ngược lại, ông không hề nương tay, không tiền thì không thuốc. Có một bà cụ bị bệnh nặng, người con không đủ tiền lấy thuốc bèn năn nỉ :

- Bác sĩ ! Mẹ tôi bị bệnh như thế này nhưng chúng tôi không có đủ tiền để trả tiền thuốc, bác sĩ làm ơn bớt cho có được không ?

- Thật buồn cười ! Thuốc men đâu phải đồ tạp hóa mà mặc cả. Chỗ này cũng không phải là viện tế bần, không có tiền mà dám đi khám bệnh, không tiền thì không thuốc.

Mọi người nghe được đều bàn tán :

- Bác sĩ mà ác đức như vậy, tương lai chắc cũng không khá !

Quả nhiên sự hưng vượng cũng chỉ kéo dài vài năm. Bệnh nhân càng ngày càng ít. Bác sĩ X bèn bỏ tiền ra đầu tư, lập công xưởng. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên đầu tư bị thất bại, công xưởng phải đóng cửa. Bà vợ lại sinh ra bài bạc. Vì bệnh nhân ngày càng thưa thớt, nên phòng mạch cũng phải đóng cửa. Nợ nần chồng chất không trả, bác sĩ X cuối cùng phải vào tù.



Thanked by 2 Members:

#25 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 03/05/2012 - 22:06

25. GIẢ A NGỌC.

Giả A Ngọc người huyện Nghi Hưng, thuở nhỏ ở trong làng là kẻ ăn mày, ngủ ở trong một miếu thổ địa ở ngoài thành. Ngày cuối năm, một năm nọ vào khoảng ba, bốn giờ chiều, A Ngọc khi đi đường bỗng trông thấy một túi vải xanh. Mở ra xem thì là túi đựng quần áo đàn bà, đồng thời có khoảng ba chục lượng bạc. A Ngọc rất cao hứng, nhưng lại nghĩ bụng : có tiền tiêu đương nhiên là sướng rồi, nhưng nếu người mất tiền có việc cần phải xử dụng, không tìm ra được thì chỉ có nước chết. Không ! Ta không thể dùng tiền này.

Do đó ngồi ở ven đường chờ người mất của. Đợi rất lâu bỗng thấy một người đàn bà trung niên đi tới, vừa tìm vừa khóc. A Ngọc nghi bà ta chính là người mất túi vải bèn kêu bà ta lại hỏi. Bà ta thấy A Ngọc là tên ăn mày thì không thèm để ý, càng khóc lớn. A Ngọc hỏi :

- Bà tìm kiếm gì ? Tôi ngồi đây đã lâu, có thể thấy vật bà đánh mất chăng ?

- Tôi đánh mất một túi vải xanh trong đựng mấy bộ quần áo và ba chục lạng bạc. Chồng tôi vì thiếu quan lương ba chục lạng nên bị bắt vào tù. Tôi phải bán hết tất cả tài sản, vay mượn tứ tung mới được đủ số tiền để bồi hoàn; nay lại đánh mất, chỉ còn cách chết.

A Ngọc thấy bà ta nói trúng những vật trong túi, bèn đưa túi ra trả. Bà ta nhận túi, kiểm điểm thấy đủ thì mừng rỡ đem ít bạc ra tặng A Ngọc để tạ ơn, nhưng A ngọc không nhận. Đêm đó A Ngọc ngủ trong miếu, mộng thấy trong miếu đèn đuốc sáng chưng, nghĩ bụng trời chưa sáng sao đã có người đến lễ ? Bỗng nghe trên điện có tiếng nói :

- Hôm nay có một gã ăn mày nhặt được tiền nhưng không dấu đi để tiêu nên đã cứu sống được hai mạng người. Công đức rất lớn, nên tặng hắn ít phúc.

Lại có người nói :

- Gã này chỉ thọ ba chục tuổi.

- Hãy báo Đông Nhạc Đế Quân ban cho hắn lộc thọ, lại tặng cho vợ con để khuyến khích hành thiện.

Lại sai người mang bạc ra cho. Có hai người khiêng một rương bạc lớn để trước mặt A Ngọc.

- Đây là thần tặng !

A Ngọc khoái chí mở mắt ra thì thấy bốn phía tối om, bèn vươn vai trở dậy, chân đạp vật gì phát ra tiếng kêu, nhìn kỹ thì là một xâu tiền có sáu xu.

A Ngọc mỉm cười :

- Chẳng lẽ đây là tiền thần tặng ?

Ở Nghi Hưng có phong tục là ngày đầu năm, các nhà đều làm nhiều bánh bột để bố thí cho ăn mày, ở ngoại thành lại mở nhiều sòng bạc. Đánh được thì có thể chọn kẹo hay tiền tùy ý. Các sòng này đều tập trung ở Trường Kiều. Ngày hôm sau, A Ngọc xin được nhiều bánh bột, ăn no rồi bèn vào sòng bạc đem sáu xu ra đánh. Đánh mười lần được cả mười lần. Lại đánh một lúc được hơn một ngàn đồng. Lại vào nơi đánh lớn, đánh từ sáng đến tối được cả vạn đồng.

Lúc đó ở bên Trường Kiều có Giả ông mở một quán bán mì. A Ngọc mỗi khi xin được tiền đều đến quán này ăn mì. Giả ông bình thời đối đãi với A Ngọc rất tốt. Hôm
đó A Ngọc đem tiền đánh được đến nhờ Giả ông giữ. Hôm sau lại đi đánh, cũng thắng. Ba, bốn hôm liền đều như vậy, ước được vài vạn. Bỗng A Ngọc nghĩ : tiền được bạc là tiền bất nghĩa. Tiền ta được tuy là do thần tặng, nhưng những người thua, chưa chắc đó đã là tiền dư của họ. Ta là ăn mày, có được số tiền này có thể thành gia lập nghiệp hà tất còn bài bạc ? Thắng thì tốt, nhưng nếu thua thì lại trở thành ăn mày.

Do đó, thề không bài bạc nữa. Lúc đó Giả ông vì thiếu vốn định dẹp tiệm. A Ngọc thương lượng với ông xin hùn vốn, lại tự mình làm người chạy bàn. Giả ông vui vẻ chấp nhận. Khi khai trương, khách đến rất đông, kiếm được nhiều tiền gấp mấy lần khi trước. Làm ăn ngày càng phát đạt. Giả ông chỉ có một đứa con gái, lại thích A Ngọc trung hậu, bèn gả con gái cho. A Ngọc hết lòng phụng dưỡng Giả ông. Sau vợ sinh được hai con, vì không biết mình họ gì nên A Ngọc lấy họ của nhạc phụ để đặt tên cho mình và hai con.



Thanked by 2 Members:

#26 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 03/05/2012 - 22:20

26. DƯ ỨNG NAM BÁO MỘNG

Tại huyện Thanh Phổ, Dư Địch Vinh cùng sống chung nhà với em là Dư Địch Phủ. Sau Địch Vinh lấy vợ là Trầm thị chỉ sanh được một gái là Dư Ứng Nam. Sau đó ít lâu Địch Vinh mắc bệnh, qua đời. Trầm thị đi lấy chồng khác giao Ứng Nam cho bà nội nuôi nấng nên người. Khi Địch Vinh chết thì tài sản hơn trăm mẫu do Ứng Nam thừa kế. Năm Ứng Nam mười tám tuổi, bà nội gả cho Cường Tuyết Thuận. Hai năm sau bà nội qua đời, Cường Tuyết Thuận gạt lấy nửa tài sản của Ứng Nam rồi ly hôn. Ứng Nam đành trở về nhà ở với chú là Địch Phủ.

Vì hôn nhân không được mỹ mãn, Ứng Nam thường buồn rầu ít nói. Bá phụ là bác sĩ Đỗ Thiệu Hùng thương hại, giới thiệu Mã Quế Long cho quen biết. Hai người sau một thời gian tìm hiểu quyết định kết hôn. Ông chú Địch Phủ phản đối cuộc hôn nhân, vì nếu Ứng Nam lại đi lấy chồng thi di sản hơn mấy chục mẫu của Ứng
Nam ông ta chẳng chấm mút gì được nữa.

Một hôm hai chú cháu cãi nhau, ông nóng tiết phang bình hoa vào đầu Ứng Nam. Ứng Nam bị chết ngay. Vì trong thôn toàn người họ Dư nên đang đêm Dư Địch Phủ lén đem chôn Dư Ứng Nam ở nghĩa địa gia tộc. Hôm sau đi báo công an là Ứng Nam bỏ nhà đi biệt tích, lại vu cáo Đỗ Thiệu Hùng và Mã Quế Long có liên can vào việc này.

Công an tạm giam Quế Long, còn Thiệu Hùng được tại ngoại hầu tra. Lúc đó Giáp trưởng Chư Trọng Hoa thấy việc Ứng Nam mất tích có nhiều nghi vấn, mà người đáng nghi nhất là Địch Phủ, nên cho người âm thầm theo rõi. Cứ lời Chư Trọng Hoa nói, ông là người theo Thiên Chúa giáo không tin có ma quỷ. Một hôm sau khi Mã Quế Long bị bắt ông nằm mộng thấy Ứng Nam người đầy máu me kêu khóc :

- Xin bá phụ minh oan cho con.

Khi tỉnh dậy, ông lấy làm lạ, bèn trình lên huyện xin điều tra lại cẩn thận.
Lúc đó Địch Phủ cũng nghe phong thanh, sợ người ta phát giác ra thi thể Ứng Nam, đang đêm lại đào thây Ứng Nam đem về chôn ở vườn nhà. Sau lại sợ người ta đến khám nhà, lại đào lên đem thiêu. Nhưng độ nóng không đủ để đốt xương thành tro, bèn chặt thành nhiều mảnh bỏ vào bao bố ném xuống sông để hủy diệt dấu tích. Không ngờ dân đánh cá lưới được bao bố, mở ra thấy là xương người, sợ quá lại ném trả xuống sông.

Chư Trọng Hoa nghe được tin này bèn thuê người vớt bao bố lên, lại cấp báo về Huyện. Địch Phủ thấy chuyện sắp lộ, đang đêm cùng bọn hung đồ rình mọi người không để ý cướp lấy bao bố đem đi. May thay công an huyện có đề phòng, đã cho người mai phục mười hai người ở ruộng đợi bọn ác đồ đi qua bèn bắt trọn gói. Kết quả, Dư Địch Phủ bị kết án tử hình. Vụ án này xẩy ra vào năm Dân quốc thứ hai mươi bốn.



Thanked by 1 Member:

#27 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/05/2012 - 03:31

27. DƯ SINH

Dư sinh sau khi tốt nghiệp cao trung, thi rớt đại học, năm Dân quốc sáu mươi ba phải nhập ngũ. Nhập ngũ không lâu được phân phối ra phục vụ ở Kim Môn với chức vụ Liên đội trưởng. Một hôm nhân được một ngày nghỉ, khi trở lại trại, trông thấy ở sân trại dưới một gốc cây có buộc một con chó nhỏ. Ông háo kỳ lại gần xem thấy con chó nhỏ đương khóc, nước mắt chảy dòng dòng, tiếng khóc thảm thiết khiến chịu không nổi.

Ông cảm thấy lạ vì trước giờ chỉ nghe nói con bò lúc sắp bị giết đều nhỏ lệ, chứ ông chưa nghe thấy hay nghe nói chó khóc bao giờ. Do đó ông đi hỏi mọi người xem con chó từ đâu tới ? Kết quả biết được một số anh em đến Kim Thành (nơi buôn bán sầm uất của Kim Môn) chơi, thấy có người bán chó bèn hùn tiền mua, định bữa sau sẽ làm một bữa hạ cờ tây (hạ cầy tơ) để chống lạnh và bổ thân vì lúc đó đang là mùa đông và ở Kim Môn thời tiết rất lạnh.

Dư sinh bèn bỏ ra ba trăm đồng thương lượng, xin mua lại con chó để nuôi. Do vậy con chó thoát chết. Hơn nữa tháng sau dư sinh thấy bụng con chó càng ngày càng lớn. Lúc đó ông mới biết khi mua về nó đang mang thai. Ông rất mừng vì đã cứu được mẹ con nó. Một tháng sau, một hôm Dư sinh dẫn anh em đi làm việc ở một nơi xa, đến chiều việc mới xong. Khi trở về, mọi người đều di chuyển theo đội hình hàng dọc. Thường thường Dư sinh là đội trưởng đi dẫn đầu. Không hiểu sao hôm đó Dư sinh lại để người khác dẫn đầu, còn mình ở lại vị trí thứ hai.

Khi mọi người phải vượt qua một quả đồi; người thứ nhất vừa nhô lên đỉnh đồi thì cộng quân ở bên đối diện Kim Môn pháo kích trúng ngay người đi đầu, chết tươi. Mọi người vội nằm xuống tránh đạn. Thoát được nguy cơ này, Dư sinh tự hỏi không biết có phải là phúc báo do mình cứu được mẹ con, con chó không ?



Thanked by 2 Members:

#28 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/05/2012 - 03:38

28. BÁC SĨ DƯƠNG NHẬT TÙNG KỲ NGỘ KÝ

Chuyện quỷ thần từ cổ đã có, nhưng ở đời này quả có quỷ không? Có người hỏi bác sĩ Dương Nhật Tùng, bác sĩ pháp y của Cục cảnh sát hình sự về vấn đề này. Ông nghiêm trang gật gù, sau nói thêm :

- Có lẽ có linh hồn.

Lời Dương pháp y tự nhiên là có căn cứ. Ba mươi năm qua ông đã khám nghiệm qua hàng vạn xác, nên cũng có gặp nhiều kỳ ngộ.

1. Thấy quỷ

Ở khoảng giữa Tam chi và Dã Liễu có một địa danh là Lão Mai. Vào khoảng hai mươi năm trước, có một phụ nữ bị bệnh, không cẩn thận ngã sông chết đuối. Phái đoàn của hình cảnh tổng bộ gồm bác sĩ Dương Nhật Tùng, bác sĩ Diệp Thiệu Cừ, kiểm sát quan và một người thư ký cùng đi nghiệm thi. Nghiệm thi xong, mọi người tới Đạm Thủy ăn cơm tối, uống chút rượu, rồi dưới trời mưa lất phất, ra xe về Đài Bắc.

Khi xe chạy, bác sĩ Dương Nhật Tùng thấy có một thiếu nữ ngồi trong xe. Ông nghĩ là một người nào đó trong phái đoàn dẫn cô theo, ông không nói gì chỉ huých tay cho người thư ký. Thư ký cũng mỉm cười hội ý. Khi xe chạy được một khúc thì đường bị chắn ngang, cảnh sát đến hỏi giấy tờ, thấy là phái đoàn của Tổng bộ hình sự, bèn mời xuống xe nói có một xác chết ở ven sông nhờ phái đoàn kiểm thi.

Lúc đó mọi người không để ý, thiếu nữ bỏ đi. Khi đến bờ sông hình cảnh dùng đèn bấm chiếu vào mặt tử thi. Mọi người đều kinh hãi, thì ra nạn nhân là thiếu nữ vừa ngồi cùng xe. Theo như cảnh sát điều tra thì chồng nạn nhân nói là khi qua cầu người vợ bỗng mở cửa xe lao đầu xuống sông, hắn cản lại không kịp. Nhưng theo khám nghiệm và tra vấn cuối cùng hắn đã nhận là sau khi xô sát hắn đã đẩy vợ xuống sông.

2. Điện thoại ma

Có một đêm, hai vợ chồng một bác sĩ của cục pháp y, bỗng nghe tiếng điện thoại reo vang. Bà vợ chui ra khỏi chăn bốc điện thoại trao cho chồng nghe. Đầu kia báo cáo ở Tam Hiệp có án mạng mời bác sĩ sáng sau đến khám nghiệm.

Ngày hôm sau, khi khám nghiệm về, hai vợ chồng nói chuyện với nhau, bỗng lạnh xương sống bởi vì nhà họ không có lắp điện thoại.

3. Báo mộng

Theo lời kể của bác sĩ Diệp Thiệu Cừ mấy chục năm trước khi chuyển ngành Nhi khoa sang Pháp y, lần kiểm thi đầu tiên của ông là một vụ hỏa hoạn, hai mẹ con đều bị chết cháy. Ngay tối đó ông mộng thấy một người đàn bà khóc lóc, kêu than bị người ta sát hại. Bác sĩ Diệp khám kỹ thì con bị thiêu chết, còn bà mẹ bị đánh rồi mới bị hỏa thiêu.

Sau cảnh sát căn cứ vào khám nghiệm của bác sĩ Diệp, điều tra ra người đàn bà đó đã bị chồng đánh hôn mê rồi đốt luôn nhà. Một lần khác ông nằm mộng thấy một người đàn ông gật đầu chào ông, sau đó biến mất. Ba hôm sau, ông đi khám nghiệm một tử thi ở huyện Bình Đông. Người chết chính là người thấy trong mộng. Theo cảnh sát điều tra thì người chết là một vị giáo sư, mắc bệnh tâm thần, tự tử mà chết.


Thanked by 2 Members:

#29 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/05/2012 - 06:01

29. LÝ NGUYÊN

Đời Đường, ở thành Lạc Dương có một ngôi chùa là Huệ Lâm Tự, nguyên là phủ đệ của Lý Đăng, do con của Lý Đăng là Lý Nguyên hiến tặng. Khi có loạn An Lộc Sơn, Lý Đăng cố thủ trong phủ không chịu hàng giặc, bị giặc bắt giết. Lý Nguyên là người rất giỏi âm nhạc, ca xướng, giao du rất rộng. Khi phụ thân chết, Lý Nguyên bi phẫn thề không làm quan, không lấy vợ, ăn chay trường. Trú ở Huệ Lâm tự năm mươi năm, làm một vị cư sĩ.

Trong chùa có Viên Trạch thiền sư cũng giỏi âm nhạc; hai người là bạn tri kỷ, rất tương đắc. Một hôm hai người định đi thăm núi Nga Mi và núi Thanh Thành ở Tứ Xuyên. Viên Trạch muốn theo đường bộ vào Tứ Xuyên, còn Lý Nguyên lại muốn đi thuyền từ Hồ Bắc ngược dòng vào Tứ Xuyên. Hai người ý kiến bất đồng, Lý Nguyên nói:

- Tôi đã thề không làm quan, không dính dáng gì đến quan trường, nay sao lại phải đi qua Trường An ?

Viên Trạch nghe rồi than thở :

- Hành động của một người, thật không do mình định mà được.

Do đó theo ý Lý Nguyên, hai người dùng thuyền tiến về Hồ bắc. Khi thuyền đến Nam Phổ, nhân trời tối bèn cập bến. Từ thuyền nhìn lên bờ, hai người thấy một phụ nữ mặc áo hoa, vai vác bình xuống sông lấy nước. Viên Trạch nhìn bà ta bỗng rơi lệ :

- Tôi vốn không muốn đi đường thủy là sợ gặp bà này.

Lý Nguyên không hiểu :

- Chúng ta trên đường đi gặp nhiều phụ nữ, nhưng sao ông lại sợ bà này ?

- Bà này họ Vương là mẹ của tôi kiếp tới, tôi đã cố tránh nhưng cũng không thoát khỏi, nay đã gập còn trốn đi đâu ? Ông hãy lưu lại đây vài ngày đợi bà ta sanh, ba ngày sau đến thăm, tôi sẽ cười với ông để chứng minh là thật. mười ba năm sau vào đúng đêm Trung Thu, ông nhớ đến thành Hàng Châu ở trước chùa Thiên Trúc, chúng ta sẽ lại có cơ hội gập nhau.

Lý Nguyên hối hận không cùng, chỉ đành gạt lệ giúp Viên Trạch thay đổi quần áo. Chiều hôm đó quả nhiên Viên Trạch qua đời. Ba ngày sau, Lý Nguyên đến nhà bà Vương xin gặp đứa bé. Khi bế trên tay, đứa bé nhìn Lý Nguyên mà cười. Lý Nguyên rơi lệ, thuật lại cho nhà họ Vương hay. Nhà họ Vương xuất tiền mai táng Viên Trạch ở dưới núi.

Lý Nguyên cũng không đi Tứ Xuyên nữa, trở về Lạc Dương. Khi về tới Huệ Lâm Tự mới hay Viên Trạch để lại di thư giao đồ đệ đưa cho Lý Nguyên. Mười ba năm sau, Lý Nguyên đến trước cửa chùa Thiên Trúc chờ, chờ đến khi trăng lên bỗng nghe có tiếng ca. Nhìn ra thì thấy một đứa mục đồng khoảng mười mấy tuổi ngồi trên lưng trâu, tay cầm gậy trúc gõ sừng mà hát. Lý Nguyên gọi :

- Trạch công, ông khỏe không ?

- Lý công quả đúng hẹn. Khổ cho ông từ xa lại; đáng tiếc tục duyên của ông hãy còn. Ông và tôi chẳng cùng đường, không tiện gặp. Nếu ông tinh tấn tu hành, chúng ta may ra còn có cơ hội gặp lại. Ông hãy bảo trọng.

Mục đồng nói rồi đánh trâu đi lối khác, vừa đi vừa hát. Tiếng ca càng lúc càng xa, không biết mục đồng đi về đâu? Lý Nguyên trở về Lạc Dương, sống ở Huệ Lâm Tự. Hai năm sau, có một vị đại thần làm tấu chương trình vua, Lý Nguyên là con trung thần, rất có hiếu xin vua ban chức. Vua chuẩn tấu phong Lý Nguyên làm Gián nghị đại phu, nhưng Lý nguyên đã chán hồng trần nên không chịu nhận chức. Ông mất năm tám mươi tuổi ở Huệ Lâm Tự.




Thanked by 2 Members:

#30 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/05/2012 - 06:14

30. TÔ ĐÔNG PHA

Trong sách Xuân Chữ Ký văn ở đời Tống có chép : Tô Đông Pha và hòa thượng Đạo Tiềm là bạn thơ, một hôm cùng đi thăm chùa Thọ Tinh ở Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên Tô Đông Pha đến đây. Khi đến trước phòng phương trượng, ông bỗng nhiên bảo Đạo Tiềm :

- Bình sinh tôi chưa tới đây, nhưng tôi thấy rất quen thuộc với chỗ này, phảng phất như đã sống ở đây. Không tin thì ông đếm thử xem, từ đây đến sám hối đường có chín mươi hai bậc.

Đạo Tiềm cho người đếm, quả không sai. Do đó, Tô Đông Pha nói đời trước ông là Tăng ở chùa này. Trong một bài thơ, ông cũng từng viết :

Kiếp trước, ta đã tới Hàng Châu

Mới đến mà như đã ở lâu.

Em của Tô Đông Pha là Tô Triệt bị biếm đến Cao An. Ở đây Tô Triệt kết bạn với thiền sư Động Sơn và một người đồng hương Tứ Xuyên là hòa thượng Tổng. Ba người thường họp nhau bàn chuyện về Thiền học. Một hôm thiền sư Động Sơn mộng thấy cùng Tổng hòa thượng và Tô Triệt, ba người cùng ra thành nghênh tiếp Ngũ Tổ Giới thiền sư. Lúc tỉnh dậy, ông rất ngạc nhiên vì Giới thiền sư đã mất lâu rồi. Khi ông đang kể chuyện này cho Tô Triệt, thì Tổng hòa thượng xăm xăm đi tới. Tô Triệt đứng dậy đón :

- Động Sơn vừa nói mộng, chẳng lẽ hòa thượng cũng đến nói mộng ?

Tổng hòa thượng kinh ngạc :

- Chính vậy ! Hôm qua tôi nằm mộng thấy chúng ta ba người cùng nghênh đón Ngũ tổ Giới hòa thượng.

Tổ Triệt cười bảo :

- Không ngờ trên đời lại có chuyện hai người cùng chung một giấc mộng.

Không lâu, Tô Triệt được thư Tô Đông Pha cho biết đã ở Phụng Tân, chỉ cách Cao Ấn độ nửa ngày đường. Ba người rất cao hứng cùng ra thành, đi khoảng hai mươi dậm tới Kiến Sơn Tự gặp Tô Đông Pha. Bốn người gặp nhau vui vẻ truyện trò. Động Sơn và Tổng hòa thượng đều kể giấc mộng của mình cho Tô Đông Pha nghe. Tô Đông Pha bảo :

- Từ nhỏ, tôi đã nằm mộng thấy mình là tăng qua lại vùng Thiểm Tây. Nhưng như mọi người đã biết tôi vốn sinh trưởng ở Tứ Xuyên. Khi mẹ tôi mang thai tôi, có mộng thấy một ông tăng cao lớn, lại chột một mắt, đến xin tá túc, không lâu thì sinh ra tôi.

Thiền sư Động Sơn xác nhận :

- Ngũ tổ Giới hòa thượng là người Thiểm Tây, lại hỏng một mắt, sau có đến Cao An học Đại Ngu. Tính đến nay Giới hòa thượng đã viên tịch được năm chục năm, đồng thời Đông Pha hiện giờ cũng đã bốn mươi chín tuổi. Tô Đông Pha chính là Giới hòa thượng. Vì vậy ba người chúng ta đến gặp Tô Đông Pha, chính là gặp Giới hòa thượng vậy.



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |