Tướng + triệt có mất đầu ??
khoakhong
21/10/2012
một ngày chủ nhật đẹp,các bạn muốn làm nó hỏng di sao.Vậy chi bằng xem một câu chuyện tàu xưa cho bớt hạ hỏa đi chăng.Xin mời...
:Blow Kisses:Số là cha của Nghiêu tên Miên Hà Linh, vốn giàu cỏ, gia tài bạc triệu, thế mà vào hồi ba mươi tuổi chỉ sinh có một đứa con trai tên gọi Miên Hi Nghiêu rồi thôi. Đằng đẵng mười năm sau, ông đã tứ tuần mà bà nhà vẫn đực ra đấy, chẳng đẻ đái thêm gì nữa. Ông buồn lắm. Nào ngờ qua năm sau, bà bỗng có bầu và sinh hạ Miên Canh Nghiêu.ỏng sướng hết chỗ nói, cưng Nghiêu hết mức. Nghiêu lên tám vẫn chưa đi học, ông bèn mời một ông giáo bụng đầy ắp chữ nghĩa cho Nghiêu nhập môn. Nào ngờ, Nghiêu vốn được cưng chiều đâm ra lếu láo, vừa hung dữ vừa thô lỗ, chẳng thèm học, chẳng thèm đọc sách, hễ thấy ông thầy là mở mồm chửi. Ông thầy tức quá bỏ đi. Một hơi sáu bảy ông thầy khác được mời về nhà đều chịu chung cảnh ngộ.
Ngày tháng qua mau, Nghiêu càng ngày càng lớn, trời sinh lại được cái xương rắn như đồng, gân bền như thép, thành thử về sau gặp thầy chẳng thèm chửi nữa mà đánh thẳng tay. Nhiều ông thầy bị thoi vào mặt, bị đá vào hông đến vỡ mày vẹo háng, tức quá chỉ còn biết chửi rầm lên rồi xách khăn gói ra đi. Từ đó về sau, chẳng còn có thầy nào dám bén mảng tới nhà Nghiêu để dạy học nữa. Thế là Miên Canh Nghiêu tha hồ chạy nhảy rong chơi, làm cho cả cái trang viên lớn rộng của gia đình náo loạn cả lên. Tường Nghiêu cũng phá. Nhà Nghiêu cũng đập. Cây cối Nghiêu cũng chém, chặt sạch tiêu. Bất cứ cái gì Nghiêu thấy thích là làm, bất chấp ngay cả bố mẹ. Nghiêu đã mười hai tuổi mà chữ nhật là một vẫn chưa biết, chữ đại là lớn vẫn không hay. Ông già Miên Hà Linh thấy con như vậy lấy làm chán nản, buồn bã vô cùng.
Một hôm, ông Linh đem con ra ngoài cổng dạo mát, bỗng thấy một thầy tướng tay lắc xâu chuông, từ xa tiến lại. Khi tới gần, thầy tướng bỗng ngừng bước, nhìn vào mặt Miên Canh Nghiêu xem kỹ một lát rồi bảo:
- Chà! Quả thực là một vị đại tướng quân!Thầy thì phán thằng bé có số đại tướng nhưng Miên Hà Linh đâu có tin, bèn gặng hỏi. Thầy tướng xem đi xem lại đôi ba lần rồi cả quyết nói:
- Ghê thật! Làm đẹp mặt cho gia đình sau này chính là nó! Nhưng làm tan cửa nát nhà lại cũng là nó! Nó cần phải đọc nhiều sách thì may ra mới thoát khỏi hoạ này!
Nghe thầy tướng nhắc đến chuyện đọc sách, ông Linh chạnh lòng, thở dài nói:
- Thằng bé này hư hỏng quá rồi. Nó lại kỵ nhất là việc đó.
Thầy tướng nói:
- Thưa lão ông, nếu lão ông tin mà uỷ thác, vãn sinh sẽ xin cố giúp cho cháu trở thành người văn võ toàn tài.
Miêu Hà Linh bèn mời thầy tướng về nhà nghỉ lại. Đêm đó thầy tướng bèn đem lai lịch của mình cũng như cách thức giáo dưỡng thằng bé kể cho ông Linh nghe. Ông phục hết chỗ nói, muốn thầy tướng nhận ngay Nghiêu làm học trò. Thầy bảo:
- Hãy khoan! Xin lão ông xuất ra cho hai vạn lạng bạc giao cho vãn sinh lo liệu mọi thứ đã.
Ông Linh không do dự chút nào, tức tốc làm theo, còn cho quyền thầy tuỳ nghi sử dụng. Từ đó về sau, toàn gia họ Miên đều gọi thầy tướng là tiên sinh.
Tiên sinh nọ lấy tiền xong, chẳng thèm nói tới chuyện dạy dỗ gì Nghiêu hết. Ông đem số tiền mua một miếng đất trống ở đằng sau Miên gia trang, mướn rất nhiều thợ gấp rút xây cất một toà hoa viên tráng lệ với nhiều cây cối xum xuê hoa lá ở trung tâm, ông lại cho xây một thư viện chứa đầy sách.
Cuối đông năm đó, toà hoa viên mới được xây cất xong. Chung quanh, ông lại cho xây hai lần tường vây kín, chỉ để một cái cửa nhỏ ở về hướng tây nam thông ra ngoài mà thôi.
Thế rồi tiên sinh nọ chọn đúng ngày mười sáu tháng giêng năm sau, là ngày lành tháng tốt, khai tâm cho tên học trò duy nhất Miên Canh Nghiêu của ông.
Hôm đó, Miên Hà Linh cho mời thân bằng cố hữu tới dự bữa tiệc đãi tiên sinh. Rượu xong, chính Miên Hà Linh đưa Miên Canh Nghiêu tới để làm lễ nhập môn. Ông Miên chắp tay lạy tiên sinh nọ ba lạy rồi gởi lời ký thác, xong cáo từ quay về. Tiên sinh nọ tiễn Miên Hà Linh ra khỏi hoa viên bằng cái cửa nhỏ duy nhất nọ, rồi sai thợ hồ xây bít luôn lại, chỉ trừ có một cái lỗ nhỏ đủ để đưa cơm nước vào trong mà thôi.
Toà hoa viên xây cất tráng lệ cho nên Miên Canh Nghiêu bị nhốt bên trong mà cũng không lấy làm buồn chán lắm. Nghiêu tung tăng chạy nhảy, rong chơi suốt ngày, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng ai thèm nói tới. Vị tiên sinh khả kính nọ thì suốt ngày ngồi trong thư viện, tay không rời sách, cũng chẳng thèm để ý tới Nghiêu, cũng chẳng bao giờ bắt Nghiêu mó đến bút giấy. Nghiêu được hoàn toàn tự do, khoái lắm, thế là cứ việc chạy nhảy suốt ngày trong hoa viên, không có chỗ nào là không đạp chân tới. Nhưng có điều lạ là Nghiêu chẳng bao giờ bén mảng tới thư phòng, chẳng bao giờ chuyện trò lấy nửa lời với tiên sinh nọ. Thư phòng đối với Nghiêu dường như là một cấm địa mà chính Nghiêu tự nhủ phải chừa ra.
Càng được tự do, Nghiêu càng thấy khoái. Nghiêu cởi hết quần áo, ở truồng nồng nỗng, nhảy đại xuống ao bơi lội, bắt cá. Lại có lúc Nghiêu leo lên cây hái trái ăn, phá tổ chim chơi.
Mùa xuân, Nghiêu lấy sáo ra thổi vang lên. Mùa hè Nghiêu vác cần ra ao câu cá. Mùa thu, Nghiêu đuổi ve, bắt dế suốt ngày. Mùa đông Nghiêu nghịch tuyết rỡn cười. Một năm có bốn mùa thì không mùa nào là Nghiêu không có cái thú để tiêu khiển. Chơi những trò đó chán rồi, Nghiêu lại có lúc cuốc đất, đào hố, trồng cây…, thôi thì đủ trò của một thằng nhỏ mười hai, mười ba, nghịch ngợm khôn ranh.
Nghiêu tự do tự tại như vậy được một năm, thì tường đổ, vách xiêu, hoa tàn, nước cạn, thậm chí những trụ đá xây hết sức vững chắc cũng bị Nghiêu đập gục xuống hết. Không chỗ nào là còn lành lặn dưới sự tàn phá của Nghiêu. Riêng toà thư viện đã trở thành cấm địa đối với Nghiêu thì quả thực Nghiêu không bao giờ đụng tới. Tiên sinh nọ thấy Nghiêu phá phách đến quỷ khốc thần sầu như vậy mà vẫn mặc, chẳng thèm "hừ" lên một tiếng nhỏ nào.
Ít lâu sau nữa, Miên Canh Nghiêu chơi nghịch đã chán hết mọi chỗ mọi trò rồi, bèn liều lĩnh mò vào thư phòng tính chuyện quấy phá. Để "lấy đà", cu cậu mặt hầm hầm, mắt trợn ngược lên, làm oai quát bảo:
- Mau mở cửa ra cho ta! Ta muốn ra khỏi nơi đây.
Tiên sinh nọ mặt lạnh như tiền, đáp:
- Khu vườn này không có cửa. Mi muốn ra cứ việc nhảy qua tường mà ra.
Nghiêu thấy tiên sinh nọ không chịu, liền xắn tay áo giơ cao quả đấm, thoi mạnh một cú vào mặt ông. Chỉ thấy ông quắc mắt lên giơ bàn tay ra chộp ngay lấy cánh tay Nghiêu, văn mạnh. Nghiêu la lên oai oái và giẫy đành đạch. Tiên sinh quát lớn:
- Quỳ xuống!
Nghiêu sợ đau, lúc này chẳng quỳ cũng chẳng được. Tiên sinh thả tay, Nghiêu vội lủi đi, mất hút.
Luôn một lèo, hơn mười ngày, Nghiêu trốn biệt, chẳng dám bén mảng đến thư phòng. Mùa thu đã lại về, phong cảnh có điều tiêu sơ Nghiêu không còn thấy cảnh đẹp nữa, liền lẻn tới thư phòng, thấy tiên sinh nọ đang cúi đầu xem sách. Nghiêu rón rén lại bên bàn, đứng một lúc rồi bỗng mở miệng nói:
- Này lão kia, một toà hoa viên rộng lớn thế mà ta chơi cũng đã chán rồi. Cuốn sách nho nhỏ kia, sáng xem đến tối, tối xem đến sáng. Có gì hay trong đó mà lão xem mãi thế?
Tiên sinh nghe Nghiêu nói xong, cười lên khà khà, bảo:
- Thằng nhỏ, mày biết gì! Cuốn sách này còn có những cảnh trí rộng lớn bằng vạn lần khu vườn kia, suốt đời cũng khó xem hết được, mày không biết, thật đáng tiếc!
Miên Canh Nghiêu nghe xong bảo:
- Lão thử nói ta nghe có gì vui trong đó?
Tiên sinh lắc đầu:
- Thầy mày chẳng lạy mà lại dám bảo nói cho mày nghe hở? Đâu có dễ thế chú bé.
Nghiêu nghe đoạn dựng ngược đôi mày, giơ thẳng cánh tay đập cái rầm xuống mặt bàn, quát.
- Lạy! Lạy cái con khỉ ấy à! Đừng hòng!
Quát xong, Nghiêu khoát tay làm bộ, huênh hoang bước ra khỏi phòng. Tiên sinh mặc kệ, chẳng thèm gọi lại.
Lại hơn mười ngày sau, Nghiêu quả đã chịu hết nổi, bèn chạy vào thư phòng, quỳ xuống đất lạy thầy và nói:
- Xin thầy dạy cho con với.
Tiên sinh nâng Nghiêu dậy, bảo ngồi xuống. Bộ sách đầu tiên mà ông dạy cho Nghiêu là bộ Thuỷ Hử. Ông đem những chuyện trong Thuỷ Hử ra kể. Nghiêu nghe khoái bằng chết, thôi thì khoa chân múa tay, lắm lúc như điên như dại. Tiên sinh giảng tiếp Tam Quốc Chí, rồi Tống Nhạc Phi, rồi những chuyện anh hùng, hiệp khách ly kỳ khác. Sau nữa, ông giảng tới binh thư, sử ký kinh điển, rồi các loại sách về khoa học.
Những lúc rỗi rảnh, ông lại dạy cách dương cung bắn tên hạ cờ, dần dần về sau dạy đủ mười tám ban võ nghệ, không một ban nào là không đến độ tinh vi. Ông còn dạy cả cách ra quân bày trận, phép chạy trên tường, bay trên mái nhà. Thế rồi, sau tám năm công phu đằng đẵng, ông dạy Nghiêu thành một người văn võ toàn tài. Đến lúc đó ông mới bảo Nghiêu phá tường mà ra.
Miên Canh Nghiêu trở về nhà, bái kiến phụ thân. Ông Miên Hà Linh sau tám năm không gặp, nay thấy con trở về với toàn tài văn võ, bản lãnh phi thường thì làm sao chẳng mừng. Ông vội tới lạy tà tiên sinh nọ. Tiên sinh chỉ chào rồi cáo từ ra đi mặc cho cha con họ Miên khẩn khoản lưu lại. Tiên sinh nọ chỉ dặn đi dặn lại Nghiêu có một câu "cấp lưu dũng thoái" (nghĩa là đi thì cho nhanh mà về thì cũng cho lẹ).
Còn nữa...xin vào google đọc tiếp..Cám ơn đã xem...
:Blow Kisses:Số là cha của Nghiêu tên Miên Hà Linh, vốn giàu cỏ, gia tài bạc triệu, thế mà vào hồi ba mươi tuổi chỉ sinh có một đứa con trai tên gọi Miên Hi Nghiêu rồi thôi. Đằng đẵng mười năm sau, ông đã tứ tuần mà bà nhà vẫn đực ra đấy, chẳng đẻ đái thêm gì nữa. Ông buồn lắm. Nào ngờ qua năm sau, bà bỗng có bầu và sinh hạ Miên Canh Nghiêu.ỏng sướng hết chỗ nói, cưng Nghiêu hết mức. Nghiêu lên tám vẫn chưa đi học, ông bèn mời một ông giáo bụng đầy ắp chữ nghĩa cho Nghiêu nhập môn. Nào ngờ, Nghiêu vốn được cưng chiều đâm ra lếu láo, vừa hung dữ vừa thô lỗ, chẳng thèm học, chẳng thèm đọc sách, hễ thấy ông thầy là mở mồm chửi. Ông thầy tức quá bỏ đi. Một hơi sáu bảy ông thầy khác được mời về nhà đều chịu chung cảnh ngộ.
Ngày tháng qua mau, Nghiêu càng ngày càng lớn, trời sinh lại được cái xương rắn như đồng, gân bền như thép, thành thử về sau gặp thầy chẳng thèm chửi nữa mà đánh thẳng tay. Nhiều ông thầy bị thoi vào mặt, bị đá vào hông đến vỡ mày vẹo háng, tức quá chỉ còn biết chửi rầm lên rồi xách khăn gói ra đi. Từ đó về sau, chẳng còn có thầy nào dám bén mảng tới nhà Nghiêu để dạy học nữa. Thế là Miên Canh Nghiêu tha hồ chạy nhảy rong chơi, làm cho cả cái trang viên lớn rộng của gia đình náo loạn cả lên. Tường Nghiêu cũng phá. Nhà Nghiêu cũng đập. Cây cối Nghiêu cũng chém, chặt sạch tiêu. Bất cứ cái gì Nghiêu thấy thích là làm, bất chấp ngay cả bố mẹ. Nghiêu đã mười hai tuổi mà chữ nhật là một vẫn chưa biết, chữ đại là lớn vẫn không hay. Ông già Miên Hà Linh thấy con như vậy lấy làm chán nản, buồn bã vô cùng.
Một hôm, ông Linh đem con ra ngoài cổng dạo mát, bỗng thấy một thầy tướng tay lắc xâu chuông, từ xa tiến lại. Khi tới gần, thầy tướng bỗng ngừng bước, nhìn vào mặt Miên Canh Nghiêu xem kỹ một lát rồi bảo:
- Chà! Quả thực là một vị đại tướng quân!Thầy thì phán thằng bé có số đại tướng nhưng Miên Hà Linh đâu có tin, bèn gặng hỏi. Thầy tướng xem đi xem lại đôi ba lần rồi cả quyết nói:
- Ghê thật! Làm đẹp mặt cho gia đình sau này chính là nó! Nhưng làm tan cửa nát nhà lại cũng là nó! Nó cần phải đọc nhiều sách thì may ra mới thoát khỏi hoạ này!
Nghe thầy tướng nhắc đến chuyện đọc sách, ông Linh chạnh lòng, thở dài nói:
- Thằng bé này hư hỏng quá rồi. Nó lại kỵ nhất là việc đó.
Thầy tướng nói:
- Thưa lão ông, nếu lão ông tin mà uỷ thác, vãn sinh sẽ xin cố giúp cho cháu trở thành người văn võ toàn tài.
Miêu Hà Linh bèn mời thầy tướng về nhà nghỉ lại. Đêm đó thầy tướng bèn đem lai lịch của mình cũng như cách thức giáo dưỡng thằng bé kể cho ông Linh nghe. Ông phục hết chỗ nói, muốn thầy tướng nhận ngay Nghiêu làm học trò. Thầy bảo:
- Hãy khoan! Xin lão ông xuất ra cho hai vạn lạng bạc giao cho vãn sinh lo liệu mọi thứ đã.
Ông Linh không do dự chút nào, tức tốc làm theo, còn cho quyền thầy tuỳ nghi sử dụng. Từ đó về sau, toàn gia họ Miên đều gọi thầy tướng là tiên sinh.
Tiên sinh nọ lấy tiền xong, chẳng thèm nói tới chuyện dạy dỗ gì Nghiêu hết. Ông đem số tiền mua một miếng đất trống ở đằng sau Miên gia trang, mướn rất nhiều thợ gấp rút xây cất một toà hoa viên tráng lệ với nhiều cây cối xum xuê hoa lá ở trung tâm, ông lại cho xây một thư viện chứa đầy sách.
Cuối đông năm đó, toà hoa viên mới được xây cất xong. Chung quanh, ông lại cho xây hai lần tường vây kín, chỉ để một cái cửa nhỏ ở về hướng tây nam thông ra ngoài mà thôi.
Thế rồi tiên sinh nọ chọn đúng ngày mười sáu tháng giêng năm sau, là ngày lành tháng tốt, khai tâm cho tên học trò duy nhất Miên Canh Nghiêu của ông.
Hôm đó, Miên Hà Linh cho mời thân bằng cố hữu tới dự bữa tiệc đãi tiên sinh. Rượu xong, chính Miên Hà Linh đưa Miên Canh Nghiêu tới để làm lễ nhập môn. Ông Miên chắp tay lạy tiên sinh nọ ba lạy rồi gởi lời ký thác, xong cáo từ quay về. Tiên sinh nọ tiễn Miên Hà Linh ra khỏi hoa viên bằng cái cửa nhỏ duy nhất nọ, rồi sai thợ hồ xây bít luôn lại, chỉ trừ có một cái lỗ nhỏ đủ để đưa cơm nước vào trong mà thôi.
Toà hoa viên xây cất tráng lệ cho nên Miên Canh Nghiêu bị nhốt bên trong mà cũng không lấy làm buồn chán lắm. Nghiêu tung tăng chạy nhảy, rong chơi suốt ngày, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng ai thèm nói tới. Vị tiên sinh khả kính nọ thì suốt ngày ngồi trong thư viện, tay không rời sách, cũng chẳng thèm để ý tới Nghiêu, cũng chẳng bao giờ bắt Nghiêu mó đến bút giấy. Nghiêu được hoàn toàn tự do, khoái lắm, thế là cứ việc chạy nhảy suốt ngày trong hoa viên, không có chỗ nào là không đạp chân tới. Nhưng có điều lạ là Nghiêu chẳng bao giờ bén mảng tới thư phòng, chẳng bao giờ chuyện trò lấy nửa lời với tiên sinh nọ. Thư phòng đối với Nghiêu dường như là một cấm địa mà chính Nghiêu tự nhủ phải chừa ra.
Càng được tự do, Nghiêu càng thấy khoái. Nghiêu cởi hết quần áo, ở truồng nồng nỗng, nhảy đại xuống ao bơi lội, bắt cá. Lại có lúc Nghiêu leo lên cây hái trái ăn, phá tổ chim chơi.
Mùa xuân, Nghiêu lấy sáo ra thổi vang lên. Mùa hè Nghiêu vác cần ra ao câu cá. Mùa thu, Nghiêu đuổi ve, bắt dế suốt ngày. Mùa đông Nghiêu nghịch tuyết rỡn cười. Một năm có bốn mùa thì không mùa nào là Nghiêu không có cái thú để tiêu khiển. Chơi những trò đó chán rồi, Nghiêu lại có lúc cuốc đất, đào hố, trồng cây…, thôi thì đủ trò của một thằng nhỏ mười hai, mười ba, nghịch ngợm khôn ranh.
Nghiêu tự do tự tại như vậy được một năm, thì tường đổ, vách xiêu, hoa tàn, nước cạn, thậm chí những trụ đá xây hết sức vững chắc cũng bị Nghiêu đập gục xuống hết. Không chỗ nào là còn lành lặn dưới sự tàn phá của Nghiêu. Riêng toà thư viện đã trở thành cấm địa đối với Nghiêu thì quả thực Nghiêu không bao giờ đụng tới. Tiên sinh nọ thấy Nghiêu phá phách đến quỷ khốc thần sầu như vậy mà vẫn mặc, chẳng thèm "hừ" lên một tiếng nhỏ nào.
Ít lâu sau nữa, Miên Canh Nghiêu chơi nghịch đã chán hết mọi chỗ mọi trò rồi, bèn liều lĩnh mò vào thư phòng tính chuyện quấy phá. Để "lấy đà", cu cậu mặt hầm hầm, mắt trợn ngược lên, làm oai quát bảo:
- Mau mở cửa ra cho ta! Ta muốn ra khỏi nơi đây.
Tiên sinh nọ mặt lạnh như tiền, đáp:
- Khu vườn này không có cửa. Mi muốn ra cứ việc nhảy qua tường mà ra.
Nghiêu thấy tiên sinh nọ không chịu, liền xắn tay áo giơ cao quả đấm, thoi mạnh một cú vào mặt ông. Chỉ thấy ông quắc mắt lên giơ bàn tay ra chộp ngay lấy cánh tay Nghiêu, văn mạnh. Nghiêu la lên oai oái và giẫy đành đạch. Tiên sinh quát lớn:
- Quỳ xuống!
Nghiêu sợ đau, lúc này chẳng quỳ cũng chẳng được. Tiên sinh thả tay, Nghiêu vội lủi đi, mất hút.
Luôn một lèo, hơn mười ngày, Nghiêu trốn biệt, chẳng dám bén mảng đến thư phòng. Mùa thu đã lại về, phong cảnh có điều tiêu sơ Nghiêu không còn thấy cảnh đẹp nữa, liền lẻn tới thư phòng, thấy tiên sinh nọ đang cúi đầu xem sách. Nghiêu rón rén lại bên bàn, đứng một lúc rồi bỗng mở miệng nói:
- Này lão kia, một toà hoa viên rộng lớn thế mà ta chơi cũng đã chán rồi. Cuốn sách nho nhỏ kia, sáng xem đến tối, tối xem đến sáng. Có gì hay trong đó mà lão xem mãi thế?
Tiên sinh nghe Nghiêu nói xong, cười lên khà khà, bảo:
- Thằng nhỏ, mày biết gì! Cuốn sách này còn có những cảnh trí rộng lớn bằng vạn lần khu vườn kia, suốt đời cũng khó xem hết được, mày không biết, thật đáng tiếc!
Miên Canh Nghiêu nghe xong bảo:
- Lão thử nói ta nghe có gì vui trong đó?
Tiên sinh lắc đầu:
- Thầy mày chẳng lạy mà lại dám bảo nói cho mày nghe hở? Đâu có dễ thế chú bé.
Nghiêu nghe đoạn dựng ngược đôi mày, giơ thẳng cánh tay đập cái rầm xuống mặt bàn, quát.
- Lạy! Lạy cái con khỉ ấy à! Đừng hòng!
Quát xong, Nghiêu khoát tay làm bộ, huênh hoang bước ra khỏi phòng. Tiên sinh mặc kệ, chẳng thèm gọi lại.
Lại hơn mười ngày sau, Nghiêu quả đã chịu hết nổi, bèn chạy vào thư phòng, quỳ xuống đất lạy thầy và nói:
- Xin thầy dạy cho con với.
Tiên sinh nâng Nghiêu dậy, bảo ngồi xuống. Bộ sách đầu tiên mà ông dạy cho Nghiêu là bộ Thuỷ Hử. Ông đem những chuyện trong Thuỷ Hử ra kể. Nghiêu nghe khoái bằng chết, thôi thì khoa chân múa tay, lắm lúc như điên như dại. Tiên sinh giảng tiếp Tam Quốc Chí, rồi Tống Nhạc Phi, rồi những chuyện anh hùng, hiệp khách ly kỳ khác. Sau nữa, ông giảng tới binh thư, sử ký kinh điển, rồi các loại sách về khoa học.
Những lúc rỗi rảnh, ông lại dạy cách dương cung bắn tên hạ cờ, dần dần về sau dạy đủ mười tám ban võ nghệ, không một ban nào là không đến độ tinh vi. Ông còn dạy cả cách ra quân bày trận, phép chạy trên tường, bay trên mái nhà. Thế rồi, sau tám năm công phu đằng đẵng, ông dạy Nghiêu thành một người văn võ toàn tài. Đến lúc đó ông mới bảo Nghiêu phá tường mà ra.
Miên Canh Nghiêu trở về nhà, bái kiến phụ thân. Ông Miên Hà Linh sau tám năm không gặp, nay thấy con trở về với toàn tài văn võ, bản lãnh phi thường thì làm sao chẳng mừng. Ông vội tới lạy tà tiên sinh nọ. Tiên sinh chỉ chào rồi cáo từ ra đi mặc cho cha con họ Miên khẩn khoản lưu lại. Tiên sinh nọ chỉ dặn đi dặn lại Nghiêu có một câu "cấp lưu dũng thoái" (nghĩa là đi thì cho nhanh mà về thì cũng cho lẹ).
Còn nữa...xin vào google đọc tiếp..Cám ơn đã xem...
thyme
21/10/2012
minhgiac
21/10/2012
Ý BẠN LÀ NÓI CẢ TỐI NỮA SAO? SINH RA CÁI ĐẠO LÀM NGỪOI ĐỂ LÀM GÌ? CÁI MẮT MÀ K BIẾT ĐOC À? SINH RA CÁI ĐẦU MÀ K BIẾT NGHĨ, KHÔNG BIẾT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI THẾ NÀO SAO BẠN? HỌC HUYỀN HỌC MÀ KHÔNG CÓ CÁI ĐỨC THÌ LÀM GÌ? CHỈ LÀ VÔ PHÚC MÀ THÔI!
thyme
21/10/2012
TNK75
21/10/2012
minhgiac, on 21/10/2012 - 15:30, said:
Ý BẠN LÀ NÓI CẢ TỐI NỮA SAO? SINH RA CÁI ĐẠO LÀM NGỪOI ĐỂ LÀM GÌ? CÁI MẮT MÀ K BIẾT ĐOC À? SINH RA CÁI ĐẦU MÀ K BIẾT NGHĨ, KHÔNG BIẾT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI THẾ NÀO SAO BẠN? HỌC HUYỀN HỌC MÀ KHÔNG CÓ CÁI ĐỨC THÌ LÀM GÌ? CHỈ LÀ VÔ PHÚC MÀ THÔI!
cái hóa kị Phúc đức, lòng trì ách cung chỉ đúng khi tọa thủ hay xung chiếu, 3 hợp cũng tính
Mr.Anh
21/10/2012
Hi chị Titti
Vấn đề này đâu thể đơn giản như vậy, nhất là liên quan đến vấn đề cải số, tâm linh, tại sao không tìm bên ngoài các thầy có tiếng nào đó, để xem và hỏi cụ thể, hỏi trên này không biết thế nào, đúng sai ra sao có khi lại mang họa mang nghiệp vào thân mình, dù mình thực tâm muốn giúp người, nhưng cơ sở nào để chắc chắn những lời khuyên đó là đúng ? biết đâu từ giúp lại thành hại người và mình chính là người mang nghiệp quả đó mang lại, hoặc cho dù chỉ là tham khảo, nhưng phải biết người tham khảo là ai, có đáng tin hay không? sự trải nghiệm, kinh nghiệm của họ thế nào .... nếu dựa vào sự tham khảo đó mà mình đi đến một quyết định sai lầm, ảnh hưởng càng nghiêm trọng hơn thì sao, còn nếu như đúng thì đã đành rất tốt, nhưng làm sao để biết nó đúng ??? trên đây có nhiều người cũng có đủ cả điều đó như cụ Hà Uyên, hội viên vuivui... chị có thể hỏi biết đâu họ cho chị lời khuyên xác đáng nhất...
Tốt nhất cứ nên cẩn trọng vì sự thay đổi có thể ảnh hưởng lớn đến gia chủ, tốt hoặc xấu.
Vấn đề này đâu thể đơn giản như vậy, nhất là liên quan đến vấn đề cải số, tâm linh, tại sao không tìm bên ngoài các thầy có tiếng nào đó, để xem và hỏi cụ thể, hỏi trên này không biết thế nào, đúng sai ra sao có khi lại mang họa mang nghiệp vào thân mình, dù mình thực tâm muốn giúp người, nhưng cơ sở nào để chắc chắn những lời khuyên đó là đúng ? biết đâu từ giúp lại thành hại người và mình chính là người mang nghiệp quả đó mang lại, hoặc cho dù chỉ là tham khảo, nhưng phải biết người tham khảo là ai, có đáng tin hay không? sự trải nghiệm, kinh nghiệm của họ thế nào .... nếu dựa vào sự tham khảo đó mà mình đi đến một quyết định sai lầm, ảnh hưởng càng nghiêm trọng hơn thì sao, còn nếu như đúng thì đã đành rất tốt, nhưng làm sao để biết nó đúng ??? trên đây có nhiều người cũng có đủ cả điều đó như cụ Hà Uyên, hội viên vuivui... chị có thể hỏi biết đâu họ cho chị lời khuyên xác đáng nhất...
Tốt nhất cứ nên cẩn trọng vì sự thay đổi có thể ảnh hưởng lớn đến gia chủ, tốt hoặc xấu.
minhgiac
21/10/2012
ĐÚNG VẬY BAC TITI ANH MR ANH NÓI ĐÚNG ĐÓ. MINHGIAC CHỈ LÀ NGỪOI GIẢI SỐ. KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ. THẤY ĐIÈU GÌ BẤT ỔN THÌ NÓI, BÁC NÊN HỎI NHỮNG NGỪOI GIỎI XEM SAO. CHÁU TIN HỌ SẼ GIÚP NẾU THỰC SỰ NHÀ CÔ ĐÓ CÓ VẪN ĐỀ. CHÁU CHỈ LÀ NGỪOI GIẢI SỐ THUI!
Sửa bởi minhgiac: 21/10/2012 - 15:46
Sửa bởi minhgiac: 21/10/2012 - 15:46
minhgiac
21/10/2012
TonHanhGia85, on 21/10/2012 - 15:33, said:
e trả lời lại hộ a phúc cô này là Phúc nhà chồng hay mẹ đẻ
cái hóa kị Phúc đức, lòng trì ách cung chỉ đúng khi tọa thủ hay xung chiếu, 3 hợp cũng tính
cái hóa kị Phúc đức, lòng trì ách cung chỉ đúng khi tọa thủ hay xung chiếu, 3 hợp cũng tính
ANH KHÔNG HỎI ĐƯỢC CÂU HỎI NÀO MÀ NÓ CÓ GIÁ TRỊ HƠN ĐƯỢC SAO? ĐÂY PHƯƠNG PHÁP XEM SỐ CỦA MỖI NGƯỜI KHÔNG CÓ CÁI TỔNG QUÁT GÌ CẢ VÀ CŨNG K CÓ CÁI GÌ LÀ TẠI SAO CẢ. ĐIỀN THÌ ẢNH HƯỞNG NHÀ CHỒNG, PHÚC THÌ ẢNH HƯỞNG ĐẰNG VỢ!CẦN THIẾT XEM CẢ NHÀ CHỒNG. NẾU ĐẶT MỘ VÀO TUYỆT, NGŨ QUỶ, HỌA HÃI CÒN ÍCH MONG ĐƯỢC GÌ Ở PHÚC ĐỨC NỮA? MÀ NGỪOI THEO ĐẠO THIÊN CHÚA GIÁO HỌ ĐÂU CÓ COI TRỌNG CÁI ĐÓ. LÀM NHÀ, THẬM TRÍ CỨOI XIN CŨNG KHÔNG BAO GIỜ XEM XÉT CẢ,
Sửa bởi minhgiac: 21/10/2012 - 15:58
tigerstock68
21/10/2012
mr Anh khuyên chị titi rất đúng . nếu mà cải số dễ như vậy thì quá dễ cho một đời người. tôi khuyên chị đi tìm thầy giỏi... mà theo tôi được biết cải số là do chính mình không ai đủ quyền năng để can thiệp vào số mệnh của một con người nếu con người đó đang trả nghiệp,,,, ông thầy đó có gánh được không , trừ các cao tăng.... chúc chị titi tìm được hướng giải quyết cho người nhà của chị.
titti
21/10/2012
Mr.Anh, on 21/10/2012 - 15:39, said:
Hi chị Titti
Vấn đề này đâu thể đơn giản như vậy, nhất là liên quan đến vấn đề cải số, tâm linh, tại sao không tìm bên ngoài các thầy có tiếng nào đó, để xem và hỏi cụ thể, hỏi trên này không biết thế nào, đúng sai ra sao có khi lại mang họa mang nghiệp vào thân mình, dù mình thực tâm muốn giúp người, nhưng cơ sở nào để chắc chắn những lời khuyên đó là đúng ? biết đâu từ giúp lại thành hại người và mình chính là người mang nghiệp quả đó mang lại, hoặc cho dù chỉ là tham khảo, nhưng phải biết người tham khảo là ai, có đáng tin hay không? sự trải nghiệm, kinh nghiệm của họ thế nào .... nếu dựa vào sự tham khảo đó mà mình đi đến một quyết định sai lầm, ảnh hưởng càng nghiêm trọng hơn thì sao, còn nếu như đúng thì đã đành rất tốt, nhưng làm sao để biết nó đúng ??? trên đây có nhiều người cũng có đủ cả điều đó như cụ Hà Uyên, hội viên vuivui... chị có thể hỏi biết đâu họ cho chị lời khuyên xác đáng nhất...
Tốt nhất cứ nên cẩn trọng vì sự thay đổi có thể ảnh hưởng lớn đến gia chủ, tốt hoặc xấu.
Vấn đề này đâu thể đơn giản như vậy, nhất là liên quan đến vấn đề cải số, tâm linh, tại sao không tìm bên ngoài các thầy có tiếng nào đó, để xem và hỏi cụ thể, hỏi trên này không biết thế nào, đúng sai ra sao có khi lại mang họa mang nghiệp vào thân mình, dù mình thực tâm muốn giúp người, nhưng cơ sở nào để chắc chắn những lời khuyên đó là đúng ? biết đâu từ giúp lại thành hại người và mình chính là người mang nghiệp quả đó mang lại, hoặc cho dù chỉ là tham khảo, nhưng phải biết người tham khảo là ai, có đáng tin hay không? sự trải nghiệm, kinh nghiệm của họ thế nào .... nếu dựa vào sự tham khảo đó mà mình đi đến một quyết định sai lầm, ảnh hưởng càng nghiêm trọng hơn thì sao, còn nếu như đúng thì đã đành rất tốt, nhưng làm sao để biết nó đúng ??? trên đây có nhiều người cũng có đủ cả điều đó như cụ Hà Uyên, hội viên vuivui... chị có thể hỏi biết đâu họ cho chị lời khuyên xác đáng nhất...
Tốt nhất cứ nên cẩn trọng vì sự thay đổi có thể ảnh hưởng lớn đến gia chủ, tốt hoặc xấu.
Chào bạn Mr.Anh,
Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Ban đầu tôi chỉ định đưa lá số lên để mọi người cùng tham khảo, vì lá số có các điều kiện theo đúng tiêu đề để cùng thảo luận, thêm nữa chị này tôi biết rõ hoàn cảnh gia đình cũng như khi lâm bệnh...tôi không có ý định hỏi số hoặc hỏi cách hóa giải. Nhưng theo dòng chảy, khi vào đọc hồi âm thấy các bạn có các ý kiến và nói có thể hóa giải được. Tôi hỏi và tham khảo các ý kiến, nếu tiếp tục, có thể sẽ có các ý kiến thuận chiều và trái chiều nhau. Cứ theo dòng chảy, sau đó tôi sẽ tự chọn lọc, đúc kết và xem xét lại xem nên làm gì và làm thế nào? tại sao lại cần phải làm thế? Bởi tôi không phải là ngừoi hoàn toàn không biết gì về tử vi hay các môn huyền học khác, mà chỉ là chưa giỏi thôi. Chứ không có nghĩa là hỏi xong bảo làm thế nào là tôi nói người ta làm ngay như vậy. Điều này chỉ dành cho những ai không tìm hiểu và nghiên cứu về những môn này.
Bởi tôi biết mình chưa giỏi, và cách giao dịch thường rất khiêm tốn hoặc có thể do bản tính tôi như vậy. Nhưng đúng là tôi vẫn thường hay xem cho các bạn bè của mình ở ngoài đời, kết hợp cả tử vi và kinh dịch, thấy cũng hay đúng lắm, mặc dù vậy vẫn chưa cảm thấy tự tin và đang nghiên cứu học hỏi tiếp.
Nếu bạn có ý kiến nào có thể giúp được chị ấy thì mong vui lòng chia sẻ coi nhu giúp người tốt lâm nạn, (vì cả nhà chị ấy đều ăn ở lương thiện lắm).
Cảm ơn bạn đã tham gia.
Sửa bởi titti: 21/10/2012 - 16:25
minhgiac
21/10/2012
vấn đề mà minhgiac nói không phải là cải số cho bác ấy. minhgiac đã nói là số của cô ấy thì cũng trả làm gì để mà thay đổi được? ai có đủ sức mạnh làm điều đó đươc? mà cái ta quan tâm là dòng họ là con cháu kế tiếp đời sau. những gì tôi viết nếu ai không đọc từ trang 6 trở lại đây sẽ không hiểu. sao đời cứ khốn nạn hoài. bản thân toàn đi giúp vô công mà cũng bị trò bẩn thỉu của tiểu nhân vậy? nào mình cớ hòng hớ xu nào đâu? nào trêu tròng gì ai đâu? ai có tài thì hãy đi mà xem số mà phán thử xem? ai có tài thì đi giúp người ta đi, đó mới là việc nên làm. có lấy của kẻ giàu bạc tỷ đi chăng nữa nhưng cũng đừng bao giờ lấy của những ngừoi nghèo khổ , bất hạnh đến một xu. tôi nói đến đây cũng là toại rùi. chúc gia đình cô ấy may mắn bình an!
Sửa bởi minhgiac: 21/10/2012 - 16:33
Sửa bởi minhgiac: 21/10/2012 - 16:33
titti
21/10/2012
tigerstock68
Cảm ơn bạn, vì bài viết của bạn không tìm thấy nút thank.
Thêm cả bài cuối của minhgiac cũng thế, tôi cảm ơn.
Sửa bởi titti: 21/10/2012 - 16:29
Cảm ơn bạn, vì bài viết của bạn không tìm thấy nút thank.
Thêm cả bài cuối của minhgiac cũng thế, tôi cảm ơn.
Sửa bởi titti: 21/10/2012 - 16:29
titti
21/10/2012
@Mr.Anh
Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong một topic nào đó bạn có hỏi về Thầy Phụng. Người đầu tiên dạy tôi về Tử vi và Kinh dịch là Nghĩa, con trai đầu của Thầy, (cậu ấy đã mất). Sau đó nhiều năm do bận bịu cuộc sống nên tôi không hay đọc sách và tu duy nhiều về môn này nữa. Vài năm trở lại đây, tôi có nhiều thời gian nên lại đọc, nghiên cứu và học lại.
Sửa bởi titti: 21/10/2012 - 16:36
Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong một topic nào đó bạn có hỏi về Thầy Phụng. Người đầu tiên dạy tôi về Tử vi và Kinh dịch là Nghĩa, con trai đầu của Thầy, (cậu ấy đã mất). Sau đó nhiều năm do bận bịu cuộc sống nên tôi không hay đọc sách và tu duy nhiều về môn này nữa. Vài năm trở lại đây, tôi có nhiều thời gian nên lại đọc, nghiên cứu và học lại.
Sửa bởi titti: 21/10/2012 - 16:36