AnKhoa said:
Hãy xem chi tiết hơn vài ví dụ sau :
Thất Sát [….] an mệnh dần hợi tí ngọ cung, đinh kỷ sanh nhân hợp cục, bất hỉ nhâm quý ngọ tuất sanh nhân, lục bính lục mậu sanh nhân trung bình. Thìn cung an mệnh lục canh sanh nhân cát lợi, dương đà hỏa linh trùng hội, hựu tại hãm địa tàn tật hạ cục, tuy phú quý bất nại cửu.
Phải chăng sách viết sai? Tại sao lại là "Dần Hợi Tý Ngọ cung, Đinh Kỷ sanh nhân hợp cục" mà không là "Tý Ngọ Dần Thân, Giáp Đinh Kỷ hợp cục"
NL không biết tiếng Hán, nên không tra cứu được. Cũng không loại trừ khả năng ghi chép, dịch sai - điều này cũng cần thiết khi đọc sách và phú Tử Vi. Nhiều chữ nó gần giống nhau như chữ Mậu với chữ Tuất chẳng hạn (cái này NL vì thắc mắc, tò mò khi đọc Phú nên mới phát giác ra).
Nếu câu trên thay chữ Hợi bằng chữ Thân thì không còn nghi vấn gì nữa và rất hợp với Phú.
Trích dẫn
Thái Âm: Tối hỉ lục Nhâm Mậu sinh nhân (hóa Quyền, Khoa), tại Hợi Mão Mùi cung lập mệnh hợp cục (tại sao Hợi Mão Mùi, sao không từ Thân tới Tý đi?) ...
Để ý tới bố cục của nó đi cùng.
Nhâm - Lương Vi Phụ Vũ và Lộc Tồn tại Hợi
- Thái Âm tại Hợi thì đồng cung với Lộc Tồn và Lương tại Mão hóa Lộc
- Thái Âm tại Mão thì Lương tại Mùi hóa Lộc, Lộc Tồn tại Hợi
- Thái Âm tại Mùi thì Lương tại Hợi hóa Lộc + Lộc Tồn đồng cung
Tại Thân Tí Thìn cũng tốt chứ, chẳng qua họ nhấn mạnh Lộc Tồn và tránh Kình Đà.
Tuổi Mậu thì Nguyệt hóa Quyền. Còn tại sao tại Hợi Mão Mùi mà không phải tại Thân Tí Thìn và Dần Ngọ Tuất thì có lẽ tránh Kình Đà. Vấn đề là tại sao không nói đến tại Tỵ Dậu Sửu có Lộc Tồn tam hợp? Có thể là vì họ đang nói về Thái Âm tại Hợi Mão Mùi nên thoáng qua về tuổi Mậu tại đây (Hợi Mão Mùi). Vì tuổi Mậu có Nguyệt có Hóa (Quyền). Vậy thì sẽ thắc mắc tại sao tuổi Ất có Lộc Tồn tại Mão và Lương hóa Quyền sao lại không nói đến? Đúng vậy! Tuy không nói ở đây nhưng sau đó lại nói tại Hợi người sinh năm Ất Canh Mậu là thượng cách. Tuổi Canh thì Nhật tại Mão hóa Lộc. Vậy còn tuổi Đinh thì sao, Đinh thì Nguyệt hóa Lộc mà ... ừa, cũng tốt nhưng có Kình Đà chiếu nên được cho là thứ cách. Tuổi Tân, Nhật hóa Quyền nhưng không nhắc tới vì để nói sang phần Thái Dương, chứ không phải không nói là không tốt. Khi nắm được rồi thì có thể suy ra cho tất cả các trường hợp khác.
Và khi nói về Âm Dương thì người xưa ngại hãm ... Âm tại Mão thì Nhật cũng hãm vậy (?) ... ừa, nhưng tại Mão thì chưa đến cực hãm và Nhật tại Hợi được đề cao qua cách cục "Nhật trầm thủy để" nếu đắc cách có thể phát lớn.
Phần 3 thì hơi dài và nhiều vấn đề nên tách ra trả lời từng vấn đề:
Trích dẫn
Thiên Phủ: Mệnh tọa Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi, lục Kỷ sanh nhân quý cách (tại sao lại là Hợi Mão Mùi, tại sao lục Kỷ?)
Thiên Phủ tại Dần Ngọ Tuất thì ngon, cách TPVT. Tuổi Kỷ thì có Lộc Tồn trong tam hợp và Vũ hóa Lộc tức Song Lộc thì quá tốt, không có gì phải bàn.
Phủ tại Hợi Mão Mùi thì kém hơn, Phủ tại cung Âm - cách Phủ Tướng.
Vấn đề ở đây tại sao nhắc đến Hợi Mão Mùi và tuổi Kỷ. Vì nó liên kết với đoạn trước tức nói về tuổi Kỷ và đã bàn về chính cách, sau bàn thêm một tí về thứ cách. Và tuổi Kỷ thì Triệt tại Thân Dậu, nếu tại Tỵ Dậu Sửu thì cách Phủ Tướng bị dính Triệt uy lực bị giảm, không bằng tại Hợi Mão Mùi.
Chứ Phủ tại Tuất thì người tuổi Giáp vẫn tốt vậy sao không có nhắc qua? Ừa, chổ này không nhắc thôi chứ không phải là không có, không tốt. Và ngoài ra, khi nói chung chung, gom gọp lại thì đôi khi nó chọi nhau. Như trong phần Thiên Phủ ở trên thì nói "tại Hợi Mão Mùi Thìn Dậu Tuất người sinh năm Giáp Canh thì không Quý .... " nhưng rồi đoạn sau lại nói "cung Thìn Tuất là nhập miếu, cùng với Liêm Trinh sinh năm Giáp Canh Nhâm là Tài Quan cách".
Nói thêm là cái đó họ nói khái quát qua cho người sau hiểu về cách thức, để rồi áp dụng thêm vào những trường hợp khác, chứ không thể nói hết tất cả mọi vấn đề được ... "văn bất tận ngôn, ngôn bất tận ý".
Trích dẫn
Nhược cư Tỵ Dậu Sửu cung, Ất Bính Mậu Tân sanh nhân, văn vũ tài quan cách (Ất Tân Lộc tại Mão Dậu sao không ghi luôn cư Mão Dâu? Bính Mậu Lộc cư Tỵ sao không ghi luôn Hợi, lại ghi Sửu?...), như Hợi Mão Mùi Thìn Dậu cung an mệnh giả, Giáp Canh sanh nhân bất quý, tiền đại hậu tiểu, hữu thủy vô chung
Ngoài ra, nhắc AnKhoa thêm điều nữa là để ý sẽ thấy đôi lúc họ nói về tam hợp và đôi lúc thì nói về đối xung. Tại sao vậy? Vì có bộ, có sao nó quay quầng (tức là tốt) trong tam hợp và có sao/bộ nó tốt qua đối xứng.
Thành ra, họ tập trung vào tam hợp (kiểu sắp xếp, trình bày cho nó liên kết, cho hay) mà không nhắc tới cung Mão cũng không gì lạ. Mà ta nên đặt ngược vấn đề là tại sao tuổi Ất lại được nhắc trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu? Liên quan gì đến Triệt chăng? Còn NL tin rằng nếu khi nói riêng về 2 cung Mão Dậu thì họ sẽ ghi vào tuổi Ất và Tân. Thực tế là vậy, phần sau đó có nói về điều ấy.
Câu cuối thì kiểu như nói khái quát thêm để cho hiểu, nói nhanh, gom gọp. Tuổi Giáp Canh thì Lộc Tồn tại Dần Thân và Kình Đà trấn thủ tại Mão Mùi - Dậu Sửu thành ra không tốt cho tam giác Hợi Mão Mùi. Tại Dậu cũng vậy. Còn tại Thìn thì ở cung Dương, thuộc cách TPVT thì cũng đâu tồi. Nếu là tại Sửu thì hợp hơn.
Nói chung đại khái là vậy!
Thấy AnKhoa có tư duy tốt, cũng có nét giống NL
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
, thành thử cũng không ngại mà thảo luận. AnKhoa cũng không nên đòi hỏi, yêu cầu quá cao (cầu toàn … mà hình như không chỉ riêng trong Tử Vi). Thử nghĩ xem, nếu AnKhoa lập ra khoa Tử Vi hoặc viết cuốn sách khoảng trên dưới 200 trang thì thế nào. Làm sao có thể trình bày, nói được tất cả mọi vấn đề. Cho dù cả 1000 trang cũng khó mà nói hết ý và mọi vấn đề. Thành thử, người đọc phải suy nghĩ, liên kết, và phối hợp với nhau.
Đôi khi, biết đâu cổ nhân cố tình muốn tạo ra điểm Gấp/điểm Ngợ để gây chú ý, thắc mắc cho người sau, để cho người sau động não mà suy xét, tìm hiểu rõ thêm vấn đề chứ không muốn cứ thế mà phang. Mấy cao nhân thâm nho đen xì …
NL viết bài nhỏ, phạm vi hạn hẹp hơn rất nhiều mà còn không nói được hết ý, không thể trình bày viết ra hết những cái nghĩ tới và liên quan về nó mà, huống chi là trong phạm vi bao quát, sâu rộng như Tử Vi.
Sửa bởi NgoaLong: 28/02/2012 - 21:54