←  Vài Dòng Tản Mạn...

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Công bằng - Dân chủ, liệu có tồn tại



7 8 9

ThanVuong's Photo ThanVuong 04/03/2012

TTH biết có một nơi. đó là lương sơn bạc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

BachLinh's Photo BachLinh 05/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SongLoc, on 04/03/2012 - 09:32, said:

@BachLinhAn:
Sao bạn không trả lời là quốc gia nào ngay trong bài của bạn, mà phải ra phố cùng bạn thì bạn mới chứng minh được ?
Anh TTH trả lời hộ tôi rồi nhé. Cái thread này nó xanh cỏ rồi tôi cũng ko muốn xới nó lên nữa. Chúc mọi người thỏa nguyện với mong mỏi của mình.
Trích dẫn

SongLoc's Photo SongLoc 05/03/2012

Không trả lời được thì thôi vậy !
Trích dẫn

PTAThienCo's Photo PTAThienCo 30/03/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

liemtho, on 31/01/2012 - 01:02, said:

ACE ! tôi sắp thi triết, thấy các bác giỏi lý luận quá nên muốn hỏi đôi điều còn lăn tăn bấy lâu nay. Tính tôi lại hay ngứa ngáy khó chịu với những điều còn lăn tăn nên mình thấy chỗ nào hỏi được là cứ hỏi. Hi vọng gặp được ai giỏi triết học giải thích hộ tôi điều này: Lúc đầu thì triết học khẳng định như định đóng cột " Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại sự mâu thuẫn, quá trình vận động của sự vật hiện tượng là quá trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn để cho cái mới ra đời. Vận động là tính cố hữu của mọi sự vật hiện tượng, không có sự vật hiện tượng nào không vận động. Như vậy thì 3 phạm trù (mâu thuẫn, vận động, tồn tại) không tách rời nhau và có ở mọi sự vật hiện tượng, kể cả xã hội loài người. Thế nhưng ngay sau đó triết học lại khẳng định sẽ tồn tại 1 xã hội dream đến mức độ : Không có giai cấp, không có mâu thuẫn cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội,... theo đó mà suy luận thì xã hội đó chỉ có con người bình đẳng, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu... nhà nước, cơ quan dân, chính đảng, quân đội, công an,,, giải tán hết." Theo suy luận của mình thì xã hội đó sẽ không có mâu thuẫn nào, mà không mâu thuẫn thì không vận động, không vận động được thì sao tồn tại được nhỉ???.
Bác nào giải thích cho em điều trên tâm phục khẩu phục, em xin bái làm thầy luôn.

Kính gửi anh Liemtho,
Đã được anh xem giúp lá số, cũng muốn liên lạc trao đổi với anh thật nhiều, nhưng có lẽ chưa có duyên nhiều lắm, cũng có thể là do đức mình chưa đủ. hôm nay gặp anh trong topic này, em mạo muội xin phép góp vài thiển ý về vận động mà em cũng suy nghĩ bấy lâu.
Trước hết em muốn nói đến (mâu thuẫn, vận động, tồn tại), như triết học có nói, mọi vật đều vận động, từ cái hữu hình đến cái vô hình đều phải vận động để chứng minh sự tồn tại. Từ những thứ hữu hình nhỏ bé nhất (đến bây giờ con người tìm được là hạt quark) đến những vật thể to lớn nhất là các sao hay thiên thể đều vận động, đến những khái niệm vô hình trừu tượng cũng vận động biến đổi theo thời gian (từ các loại sóng năng lượng đến tư duy, đến văn hóa) và theo như em nhận thấy thì sự vận động là không ngừng và luôn tuân theo lẽ hợp tan. Sinh - trưởng - thịnh - suy - tàn.
Vậy có lí nào sự bất động cũng tồn tại?
Xã hội cũng có lúc thăng lúc trầm mà anh, có lúc đi xuống và cũng sẽ đi lên, nhưng quan trọng là luôn theo hình xoắn trôn ốc, tức là sẽ luôn mở rộng và đổi mới.
Đến khi nào chủ nghĩa xã hội ra đời?
Đó là khi con người làm chủ được thiên nhiên, làm chủ được ngoại cảnh, làm chủ được tinh thần cá thể, và huy động được văn hóa xã hội đến cao nhất. Đến khi đó con người sẽ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, (năng lực làm ra sẽ gấp trăm ngàn lần nhu cầu), tức là con người sẽ phát triển toàn diện nhất cả về thể chất lẫn tư duy. (có 1 câu hỏi nhỏ là : lúc đấy con người sẽ trông như thế nào, ...càng nghĩ đến em càng buồn cười).
Xã hội ước mơ đó là có thể có thật, nghĩa là con người không chỉ làm chủ trái đất mà có thể thống nhất được các lý thuyết vũ trụ và liên hệ với xã hội ngoài trái đất.
Xa xôi hơn khi tất cả thống nhất với nhau được ( nghe chừng vài triệu triệu năm ấy) thì cái sự vận động ấy nó lại chính là vận động nội thân, là những gì vô hình, là những khái niệm trừu tượng.
Em nghĩ đấy mới là điều mà Mac - Lê muốn nói đến, cái chung nhất.
Triết học bảo rằng cái nhỏ nhất của xã hội chưa phải là hạt cát, chưa phải là phân tử, nguyên tử, cũng chưa phải là quark, và các nhà khoa học cứ miệt mài tìm kiếm. Đấy là tư duy của triết học, cái nhìn thấy được thì không phải là cái nhỏ nhất,
Vậy cái mâu thuẫn đó sự vận động đó cũng phải là cái không nhìn thấy được, là cái vô hình trừu tượng, Và đó là ĐẠO.
Theo thiển nghĩ của em, đạo ở trong tâm, phật ở trong tâm, cái nhìn thấy không phải là cái có thật, cũng không phải cái vận động của ta mà là cái vận động của bản thân nó, còn ta muốn tồn tại thì ta bản ngã phải tự vận động.
Vậy khi nào thì xã hội thành dream, đấy là khi xã hội không còn tồn tại chủ thể là con người (maybe!!) mà xã hội tồn tại trong sự vận động của chính nó, chỉ đơn giản là 1 khái niệm tồn tại trong tất cả các chủ thể khác. Cũng có lẽ con người sẽ không cần ăn mà vẫn sống khỏe, lúc đấy Phật tại trong linh hồn mỗi con người.

Vài lời thiển ý, còn nhiều thiếu sót, mong cả nhà góp ý.
Trích dẫn

Bach.Hung.Ton.Gia's Photo Bach.Hung.Ton.Gia 03/04/2012

Vấn đề mọi người hiểu dân chủ là như thế nào?
Nếu 10 thằng đi với nhau, có 8 thằng ngu đi với 2 thằng thông minh thì nếu "Dân Chủ" thì sẽ bỏ phiếu, và do đó mọi quyết định sẽ tuân theo 8 thằng ngu. Ngược lại nếu cương quyết độc tài thì vẫn có 20% cơ hội được 2 thằng thông minh điều khiển?

Vậy tại sao người ta cứ tìm cách gán Dân Chủ với phát triển là thế nào?
Trích dẫn

nero's Photo nero 03/04/2012

Chỉ tiếc là 8 thằng ngu lại nuôi 2 thằng thông minh để rồi mặc sức nó điều khiển, thậm chí có phần chà đạp mình..
Sửa bởi langtuhoakimtuoc: 03/04/2012 - 21:37
Trích dẫn


7 8 9