Bởi thế mà ngay cả những lãnh đạo có tâm huyết và quyền lợi không bị gắn cùng vào với giới tài phiệt cũng khó thay đổi nhanh chóng và triệt để vì động chạm đến nhiều nhóm lợi ích quá mạnh, tài sản chiếm đa số trong tổng GDP, có khả năng khuynh đảo nền kinh tế. Đó là chưa nói đến lại còn có những người cũng sợ cái ghế của mình bị lung lay và lợi ích thì đã bị gắn chặt với giới tài phiệt Việt và tài phiệt nước ngoài đầu tư vào Việt. Việc chạy đua vào chỗ nọ chỗ kia đôi khi là việc chạy đua của những nhóm tài phiệt cả của Việt Nam lẫn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Cái khó còn nhiều. Có thể những chúng ta ở đây chưa làm được gì cho cái xã hội này. Tuy nhiên, việc nhìn nhận, đánh giá tình hình một cách khách quan vẫn luôn là cần thiết để mỗi người có tâm huyết rồi sẽ có thể nhìn ra những hướng đi riêng cho mình, tránh sa chân vào những sai lầm cũ. Chứ không phải nói thế chỉ là để chê Chính phủ, là kích động bạo loạn, là che giấu cho cái kém cỏi của bản thân, là tìm lấy cái kén riêng cho mình, là oán thán người nọ người kia ngồi cao mà vô dụng, bất tài.
Sửa bởi Mucdong: 02/02/2012 - 14:41