

Dịch lý và Tính Mệnh
#316
Gửi vào 12/12/2014 - 13:10
Ngốc ơi là ngốc
Cốc ở nơi đâu
Thì thầy ở đó
Lốc ca lốc cốc.
#317
Gửi vào 12/12/2014 - 13:35
PhapVan, on 11/12/2014 - 22:53, said:
Ngọc Chân Tiên Linh
Tham Lang Cự Môn,
Bảo Thần trường sinh.
Lộc Tồn Văn Khúc,
Sứ Thần thông minh.
Liêm Trinh Vũ Khúc,
Vệ Thần an ninh.
Phá Quân Phụ Bật,
Hộ thần Thân hình.
Thường cư cát khánh,
Vĩnh xứ Phước linh”
(Bắc Đẩu Bản Mạng Diên Sinh Diệu Kinh – trích)
Ôi bác ơi ai tinh có phải cái này không ạ? Có vậy thôi mà sao thiên hạ lại thèm khát nó nhỉ? Khó hiểu quá! khó hiểu quá!!!!
Sửa bởi nhoti: 12/12/2014 - 13:36
Thanked by 1 Member:
|
|
#318
Gửi vào 12/12/2014 - 16:57
nhoti, on 12/12/2014 - 13:10, said:
Ngốc ơi là ngốc
Cốc ở nơi đâu
Thì thầy ở đó
Lốc ca lốc cốc.
Vâng, cảm ơn lời khen tặng của cố nhân, Cụ dạy đúng quá, vovivo đúng là đại ngốc.
PhapVan, on 11/12/2014 - 20:54, said:
Xin hỏi đạo hữu PhapVan, có người nói Pháp đốn ngộ của Lục tổ giống như cái sừng bò đã dùi lên tới đỉnh sừng từ lâu rùi, giờ không còn dùi thêm được nữa nên thời mạt không còn đắc dụng, sự ví von này có đúng không ạ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#319
Gửi vào 12/12/2014 - 23:24
vovivo, on 12/12/2014 - 16:57, said:
Xin đáp : Duyên khởi thì Pháp sanh. Lục Tổ Đại Sư như ngọn Hải đăng "cứu mê tình". Tuy là thời mạt nhưng không phải ai cũng mạt giống nhau - Chính Pháp Cá Nhân thời nào cũng có. Chỉ là hiện hay ẩn. Đốn hay Tiệm là do nhân duyên mỗi người.
Thời mạt quả là rất khó thấy !
Thanked by 1 Member:
|
|
#320
Gửi vào 13/12/2014 - 07:58
Bác không thích cháu đi chơi với mấy bác khác
#321
Gửi vào 14/12/2014 - 20:07
PhapVan, on 12/12/2014 - 23:24, said:
Thời mạt quả là rất khó thấy !
Thần tích phi lai kỷ bách xuân
Bảo Lâm hương hỏa khế tiền nhân
Hàng long phục hổ cơ hà diệu
Vô thụ phi đài ngữ nhược tâm
Điệu trắc khởi lâu tàng Phật bát
Khám trung di tích thuế chân thân
Môn tiền nhất phái Tào Khê thủy
Tẩy tận nhân gian kiếp kiếp trần.
Thì ra Nguyễn Trãi cũng là một Phật Tử, đã từng đọc qua Pháp bảo Đàn Kinh.
Thì ra suổi nguồn Tào Khê từ Quảng Đông đã chảy về tới Ninh Bình từ lâu rồi.
Nơi nào có địa danh mang tên Tào Khê, nơi ấy chính là đất Phật.
Thanked by 1 Member:
|
|
#322
Gửi vào 15/12/2014 - 12:47
Thiên trọn khí ngũ hành nhưng không biểu thị mà cốc tĩnh, địa là cái biến dộng không ngừng của khí ngũ hành. Nên nói đến thiên thì trọn ngũ hành mà nói đế địa thì lại trọn tứ tượng (tại sao?). Thiên can địa chi vốn từ đó mà xuất sinh. Ai hiểu dược cái lý này mới hiểu cái sau.
Vốn dĩ thiên địa, dịch lý là từ trong Đức mà miên miên sinh diệt!
Đó không phải là đạo nhưng lại là đạo vậy!
Vấn đề làm sao ta thấy cái thường đạo khi ngay chính suy nghĩ của ta, và cả thân thể ta vẫn còn nằm trong Dịch lý, còn nằm trong thiên địa... Tại sao lại nói: chúng ta còn nằm trong vòng luẩn quẩn của dịch lý, của sắc thọ tưởng hành thức.
Tạm dùng lại ý của tiền nhân: Đạo và đức vốn là một. Đạo thì vô vi nhi vô bất vi ( không làm nhưng làm tấc cả), vô danh thì như thuỷ tính, tĩnh lặng thường thường chiếu; hữu danh thì là mẹ vạn vật nên là dịch lý. Nên ẩn thì là đạo mà hiện thì là đức. Vì thiên địa có đức nên luôn thuận theo lý biến động của dịch, người không đức nên cố đi ngược lại cái lý của thiên địa, của đức. nên có thể nói: Đưc là dịch lý (là thiên địa), nhưng không thể nói ngược lại : dịch lý là Đức (tương tự không thể nói: thiên địa là đức). Chúng chỉ nương nhờ nơi đức để tồn tại mà thôi. Bởi vậy mới nói đạo giáo có trước dịch lý chính là vậy ( nói đạo giáo cũng được mà nói đức giáo cũng không sai).
Chúng ta (bao gồm cả thể xác và tinh thần) là một phần của thiên địa - dịch lý. Vậy không phải là chúng ta nằm trong vòng luẩn quẩn của dịch lý, của thiên địa hay sao?!! Thế nên mới nói: các bạn sai lầm khi dùng cái suy nghĩ, cái sắc thọ tưởng hành thức của chúng ta để đi tìm ngược lại đạo, cũng như đi tìm ngược lại đức... sẽ mãi là một vòng luẩn quẩn mà thôi. Tại sao ta không thể dùng suy nghĩ thường tình của ta để mà tìm thấy được đạo?; thì bởi đạo chính là đức, đức ẩn hàm trong vạn vật trong chính chúng ta cũng như đạo ẩn hàm trong chính chúng ta, mà chúng ta lại tách bạch đạo ra khỏi suy nghĩ chúng ta và dùng tấc cả mọi cách ( nào là dịch lý, nào là khoa học...) để tìm đạo. Có biết đâu rằng, đạo thường tồn, đức thường tồn trong thân ta, trong chính suy nghĩ chúng ta... Cũng như thế dịch lý nằm trong chính suy nghĩ của chúng ta!!! Vậy mà cú tấc bật đi tìm bên ngoài... huynh voly nói đúng lắm, có dùng khoa học bên ngoài... cố tỏ ra mọi thứ đúng theo khoa học bên ngoài chúng ta để tìm hiểu thì có đến cuối cùng chết đi cũng không học được bài học gì, không thấy được cái gì cả!!! Đó có phải sự bi hài hay không?!! Ngay tại đây, ai còn cố lấy cái lý khoa học thực tiễn ra để tìm hiểu đạo thì hãy tự hỏi lại mình:hiên tại mình bao nhiêu tuổi rồi? người nhiều thì cũng hơn 70 tuổi, người ít thì cũng tới 20, mình đã hiểu được gì về đạo?, tìm hiểu tử vi, kinh dịch để luận số cho người thì có mấy phần đúng? Tự hỏi mình xem mình có đang luẩn quẩn trong sự dính mắc này không? Hãy tự hỏi tiếp rằng: khi mình chết đi thì mình học được bài học gì trên thế gian này? có thật sự giác ngộ được điều gì không? Nếu hầu hết câu trả lời là: không, thì có lẽ mình đã và đang lạc lối!!!
Lời thật thì khó nghe,,, mọi người không cần phản bác nếu tự thấy những lời trên là sai, vì nó không đáng! Quan trong là mình phải thực hành, đốn và tiêm được cái gì!!!
Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 15/12/2014 - 12:55
Thanked by 2 Members:
|
|
Thanked by 2 Members:
|
|
#324
Gửi vào 15/12/2014 - 18:52
Địa pháp Thiên,
Thiên pháp Đạo,
Đạo pháp Tự Nhiên."
(Đạo Đức Kinh - Lão Tử - trích)
Thanked by 2 Members:
|
|
#325
Gửi vào 15/12/2014 - 19:24
“Đạo sinh chi, Đức súc chi, trưởng chi dục chi, đình chi độc chi, dưỡng chi phúc chi...” 道生之, 德畜之, 長之育之, 亭之毒之, 養之, 覆之… (24) Đạo thì sinh mà Đức thì nuôi nấng và đùm bọc. Bởi vậy mới thường gọi là Huyền tẫn 玄牝 (mẹ nhiệm mầu).
(Đạo Đức Kinh - Lão Tử)
Thanked by 1 Member:
|
|
#326
Gửi vào 15/12/2014 - 19:46
Lục tổ hỏi "Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên không chữ, không mặt không trái, các ông biết chăng?"
Không biết "vật" này có phải là Đạo không ?
Thanked by 1 Member:
|
|
#327
Gửi vào 16/12/2014 - 16:58
Thần Hội bước ra bạch rằng: "Ấy là cái Bổn Nguyên của Chư Phật, là cái Phật Tánh của Thần Hội."
Sư nói: "Ta đã nói với ông "Vật không tên, không chữ", ông lại kêu là Bổn Nguyên, là Phật Tánh! Ôngdầu có bước tới đường chánh, thì cũng như người lấy tranh mà che đầu, chỉ trở thành người tông đồ hiểu biết mà thôi."
Vật ấy không phải là Đạo, là gì Tổ cũng không nói.
Đáp: Hiện nay đã có người trả lời được: Vật ấy chính là " Chỗ Trụ" của Lục Tổ.
Mong được nghe ý kiến các đạo hữu.
#328
Gửi vào 16/12/2014 - 17:27
Đức chính là các chủng tử vật chất thể hiện ra bằng mầu trắng
Nghiệp chính là các chủng tử vật chất thể hiện ra bằng mầu đen.
Khi anh A mắng anh B tức là anh A đã chuyền Đức sang cho B
Nếu anh B mắng lại anh A thì Đức- Nghiệp chuyền lẫn sang nhau > Đức và Nghiệp của A va B không thay đổi/
Nếu anh B sau khi nghe anh A mắng lặng im nhẫn nhục không mắng lại > A đã chuyến cho B 1 phần Đức nhất định và A đã nhận về 1 Phần Nghiệp tương đương từ B/
Đức và Nghiệp thực chất là những chủn tử chất vô cùng vi tế tàng ẩn trong A lại da thức nhiều đời hiện hóa theo nhân duyên phản phục.
Mong được nghe ý kiến của cac đạo hữu/.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












