Jump to content

Advertisements




Dịch lý và Tính Mệnh


444 replies to this topic

#46 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 27/05/2013 - 18:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 21/05/2013 - 12:31, said:

Trong Kinh Pháp Diệt Tận nói rằng: “Tương lai khi đến thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy diệt trước hết.” Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm là đại biểu cho thời đại Chánh Pháp. Nếu không có kinh Lăng Nghiêm, tức là không có Chánh Pháp

Có Đức Phật quá khứ, có Đức Phật hiện tại và Đức Phật vị lai thì, sẽ có kinh pháp do Đức Phật ấy thuyết giảng theo nhân duyên xã hội con người từng thời kỳ. Mạt Pháp vì thiếu nhân duyên của Người - Người mạt nên Pháp mạt. Phật giáo sẽ có thời kỳ Hưng Thịnh lại sau đó mới chính thức đến thời kỳ Mạt Pháp (cũng chỉ là dự đoán).

Thanked by 1 Member:

#47 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 27/05/2013 - 18:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 26/05/2013 - 07:54, said:

Một xu hướng lập luận:

Muốn nói về hai chữ "Trung tâm", thì không thể xa rời hai chữ "Tuần hoàn". Khi không xác lập được nguyên tắc phổ biến của vạn vật trong thế giới Tự nhiên, đó là sự vận động mang tính "Tuần hoàn", thì khó để nói về hai chữ "Trung tâm"

Dường như, sự phát triển của vũ trụ là tuần hoàn,

Đông, ... Tây, ... Nam, ... Bắc
Xuân, ... Hạ, ... Thu, ....Đông
Nguyên, ... Hanh, ... Lợi, ... Trinh

...v.v...

Mọi cái, đều bắt đầu từ hình tròn - Song, đó chỉ là hiện tượng, ... không phải bản chất hình Tròn là cái dùng để tượng trưng cho Trời, ...

...
Nói: Nếu là trung tâm thì đấy có phải là điểm lập cực ? Vấn đề ở đây, đó chính là lấy cái gì làm hình tượng xác định cho Đại Thái cực để mà lập Cực ? lấy cái gì làm hình tượng cho Tiểu Thái cực để lập Cực ???



Trong khoảng không bao la nếu có vật thể hiện tượng nào xuất hiện tức khắc sẽ hình thành phía trước, phía sau, bên phải và bên trái sự vật hiện tượng đó. Như vậy sự vật hiện tượng đó có được xác định là trung tâm khi thành lập trước sau phải trái của chính nó ?

Thanked by 1 Member:

#48 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 27/05/2013 - 19:40

Theo tôi thì nói đến trung tâm là phải có sự so sánh. Đã so sánh thì phải cùng trong một hệ quy chiếu mới có thể so sánh được. Trung tâm của cái gì? Trung tâm so với những cái gì?

Nếu nói mỗi sự vật hiện tượng đều là trung tâm bởi vì mỗi sự vật hiện tượng đều có trước sau phải trái. Vậy thử đứng ở góc độ của "trước sau phải trái" nói trên để nhìn ra chung quanh xem, có phải "trước sau phải trái" đó cũng có trước sau phải trái của nó, đúng không? Và khi đứng ở góc độ của "trước sau phải trái" nói trên nhìn ra chung quanh thì "trước sau phải trái" mới là "trung tâm", còn sự vật hiện tượng trên kia lúc này lại trở thành "kẻ bên lề" của "trước sau phải trái", đúng không nhỉ?

Sửa bởi PMK: 27/05/2013 - 19:43


Thanked by 2 Members:

#49 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 27/05/2013 - 22:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 27/05/2013 - 19:40, said:

Theo tôi thì nói đến trung tâm là phải có sự so sánh. Đã so sánh thì phải cùng trong một hệ quy chiếu mới có thể so sánh được. Trung tâm của cái gì? Trung tâm so với những cái gì?

Nếu nói mỗi sự vật hiện tượng đều là trung tâm bởi vì mỗi sự vật hiện tượng đều có trước sau phải trái. Vậy thử đứng ở góc độ của "trước sau phải trái" nói trên để nhìn ra chung quanh xem, có phải "trước sau phải trái" đó cũng có trước sau phải trái của nó, đúng không? Và khi đứng ở góc độ của "trước sau phải trái" nói trên nhìn ra chung quanh thì "trước sau phải trái" mới là "trung tâm", còn sự vật hiện tượng trên kia lúc này lại trở thành "kẻ bên lề" của "trước sau phải trái", đúng không nhỉ?


Người Việt đã thiệt thòi về khái niệm, ... PMK muốn nói về nội dung gì vậy ?

Sửa bởi Gia Thi: 28/05/2013 - 05:42


#50 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 27/05/2013 - 23:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 27/05/2013 - 18:33, said:

Trong khoảng không bao la nếu có vật thể hiện tượng nào xuất hiện tức khắc sẽ hình thành phía trước, phía sau, bên phải và bên trái sự vật hiện tượng đó. Như vậy sự vật hiện tượng đó có được xác định là trung tâm khi thành lập trước sau phải trái của chính nó ?

Suy tư tiếp : Giả như vật thể ấy xuất hiện có hiện tượng chói sáng (gọi là Mặt trời) tự xoay tít quanh nó và các vật thể con nhỏ hơn từ nó văng ra, sao cho khoảng cách các vật thể con vẫn liên hệ và ràng buộc với nó bằng quỹ đạo và ánh dương quang. Trong các vật thể con ấy có một vật thể (Trái Đất) ở một điều kiện lý tưởng lại sinh ra các sinh vật, sao cho các sinh vật (động vật) ấy cũng liên hệ và ràng buộc với nó tùy theo mỗi loài : dưới nước, trên bờ và trên không. Đại biểu cho các sinh vật cao cấp nhất là loài người bẩm thụ khí Dương quang của Trời và Vị khí của Đất.

Loài người lao động để tồn tại đã quan sát và suy tư về thế giới tự nhiên xung quanh mình, về con người với con người và với chính mình. Suy tư về thế giới tự nhiên, con người nhận thấy trong muôn vàn hiện tượng tự nhiên có những sự kiện hiện tượng ít thay đổi , có những hiện tượng lặp đi lặp lại, tuần hoàn sau khoảng thời gian nhất định như bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, chiều từ trường Bắc Nam, Trăng tròn rồi khuyết khuyết rồi tròn, Mặt trời mọc Đông lặn ở Tây và lên rồi xuống xuống lại lên.

Thanked by 2 Members:

#51 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 28/05/2013 - 11:22

Quan sát sự vật hiện tượng thiên nhiên (khách thể) lặp đi lặp lại, tuần hoàn sau mỗi thời gian nhất định. Bằng suy tư và kinh nghiệm của mình, người ta (chủ thể nhận thức) rút ra được một số quy luật định luật bất biến để xác định nguyên nhân và giải thích các hiện tượng xung quanh - mục tiêu tìm chân lý của sự vật hiện tượng.

Nhìn nhận toàn thể cư dân trên Trái đất tự động phân nhóm từng giống dân theo điều kiện tự nhiên sinh sống và đặc tính tâm sinh lý của mỗi giống dân. Do điều kiện tự nhiên và đặc tính tâm sinh lý ấy, mỗi giống dân tự suy tư và xây dựng hình thành Triết thuyết cho mỗi giống dân và dân tộc mình. Mỗi Triết thuyết đều có một Nguyên lý và định luật cơ bản của nó. Vì có nhiều giống dân, dân tộc khác nhau nên có nhiều Triết thuyết khác nhau. Sự khác nhau về hình thức, về nội hàm lý luận từ Nguyên lý suy ra các hệ quả khác nhau. Có những Triết thuyết có quan hệ với nhau bổ sung cho nhau, đôi khi có hình thức đối nghịch nhau.

Nhưng Chân lý chỉ có một là dù các giống dân dân tộc khác nhau, điều kiện sống khác nhau. Nhưng đều giống nhau là cư dân của Trái Đất – đều chịu ảnh hưởng của Nguyên lý thường hằng chung nhất Thiên Địa Nhân. Như vậy tùy theo mỗi giống dân, mỗi Dân dân tộc nhận thức, ứng dụng và phát biểu Triết thuyết của mình ở hình thức khác nhau.

Sửa bởi PhapVan: 28/05/2013 - 11:25


Thanked by 2 Members:

#52 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 30/05/2013 - 23:30

"Thiên Mệnh chi vị Tính, suất Tính chi vị Đạo" (Trung Dung) . Thiên Mệnh ấy như Tính, theo Tính ấy như Đạo.

Như vậy có thể hiểu : Tính ấy là biểu hiện của Thiên Mệnh và thuận theo Tính ấy là sống theo Đạo. Phải chăng Thiên Mệnh biểu hiện ở Tính và Tính tương tự như Mệnh ?

Nhưng Tính lại có Tính thiện và Tính bất thiện. Vì có Tính bất thiện và Tính thiện nên mới có Tu Tính, Tu Thân.

Sửa bởi PhapVan: 30/05/2013 - 23:33


Thanked by 1 Member:

#53 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 31/05/2013 - 01:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 30/05/2013 - 23:30, said:

"Thiên Mệnh chi vị Tính, suất Tính chi vị Đạo" (Trung Dung) . Thiên Mệnh ấy như Tính, theo Tính ấy như Đạo.

Như vậy có thể hiểu : Tính ấy là biểu hiện của Thiên Mệnh và thuận theo Tính ấy là sống theo Đạo. Phải chăng Thiên Mệnh biểu hiện ở Tính và Tính tương tự như Mệnh ?

Nhưng Tính lại có Tính thiện và Tính bất thiện. Vì có Tính bất thiện và Tính thiện nên mới có Tu Tính, Tu Thân.

Người đời có câu: "Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tính" để đổ thừa cho Trời vì dù là con mình sinh ra nhưng mỗi đứa mỗi nết mỗi tính khác nhau. Có đứa thì tính hiền lành, nhu mì, dữ dằn, hiếu thảo, bất hiếu, tốt, xấu v.v... Đứa thì làm rạng rỡ danh giá cho gia đình, đứa thì làm bại hoại gia phong và cha mẹ thì cứ bảo:

... Con tôi đứa nào cũng cùng Cha cùng Mẹ sinh ra và được dạy dỗ như nhau ...

Đúng, nhưng chưa đủ vì nền tảng gia đình có giáo dục nề nếp đạo đức đã un đúc từ đầu là tốt rồi; đến khi ra ngoài xã hội mà môi trường là kiểu "giang hồ hiểm ác" đủ hạng thói nết tâm tính lây nhiễm thì phải trông vào sự huân tập trước đó có đủ dày để khỏi sa ngã hay không?

Nói về nền tảng gia đình mà Cha thì rượu chè say be bét, Mẹ thì cờ bạc tối ngày hay Cha và Mẹ tần tảo suốt ngày lo miếng cơm manh áo đâu có thời gian chú ý chăm sóc cho con; vậy thời, tính nết đứa con trở nên hư đốn lại do ai? Trời à!?

Tất nhiên, dù trong cảnh cơ cực, khốn đốn, bại hoại mà vẫn có những người không nhuốm chàm dính bùn vươn lên như hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" cũng lại là do Trời à!?

Như vậy, Tính tốt hay xấu đều " là biểu hiện của Thiên Mệnh" đó ư!? "Thuận theo Tính ấy là sống theo Đạo"? Kiểu nhà Trời:

"bắt phong trần, phải phong trần
cho thanh cao mới được phần thanh cao"

Rồi thì "vì có Tính bất thiện và Tính thiện nên mới có Tu Tính, Tu Thân" thì cũng nhờ Trời cho mới Tu Tính, Tu Thân được đó chăng!?

Nếu nói "Tính" chính là "Thiên Mệnh" liên quan dính líu đến Trời nhúng tay nhúng chân vào đó thì người ta đã không viết chữ "Tính" bằng bộ "Tâm" và âm "Sinh"


性 = 心 + 生


Tính là từ Tâm mà Sinh ra, chứ không có Trời trôi dạt bến nào neo bến đó gọi là "thuận theo Tính ấy là sống theo Đạo". Ví như, mình đang bị dòng nước cuốn trôi thì có 2 cách phản ứng:

1. mặc tình trôi xuôi, phó mặc Trời

2. đừng nói lội ngược dòng quá khó, chỉ cần nếu như "quyết tâm" định hướng "bờ bên kia" mà nhích dần thân mình về phía đó, từng chút một, từng cen-ti-mét nhỏ thì có ngày mình cũng vào bờ.

-------
------
-----
----
---
--
-
.


Cuộc đời là môi trường va chạm cho thất tình lục dục phản ứng để: "thích-thì-tham", "ghét-thì-sân" vì do "ngu-mà-si."

Chỉ đến khi nào con người thật sự Sợ (Khổ) để tìm hiểu nguyên nhân từ đâu (Tập) ra mà (Diệt) trừ nó để thành (Đạo).

Dịch lý ở đây là "cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu ..."

Thanked by 7 Members:

#54 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 31/05/2013 - 08:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 31/05/2013 - 01:42, said:

Người đời có câu: "Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tính" để đổ thừa cho Trời vì dù là con mình sinh ra nhưng mỗi đứa mỗi nết mỗi tính khác nhau. Có đứa thì tính hiền lành, nhu mì, dữ dằn, hiếu thảo, bất hiếu, tốt, xấu v.v... Đứa thì làm rạng rỡ danh giá cho gia đình, đứa thì làm bại hoại gia phong và cha mẹ thì cứ bảo:

... Con tôi đứa nào cũng cùng Cha cùng Mẹ sinh ra và được dạy dỗ như nhau ...

Đúng, nhưng chưa đủ vì nền tảng gia đình có giáo dục nề nếp đạo đức đã un đúc từ đầu là tốt rồi; đến khi ra ngoài xã hội mà môi trường là kiểu "giang hồ hiểm ác" đủ hạng thói nết tâm tính lây nhiễm thì phải trông vào sự huân tập trước đó có đủ dày để khỏi sa ngã hay không?

Nói về nền tảng gia đình mà Cha thì rượu chè say be bét, Mẹ thì cờ bạc tối ngày hay Cha và Mẹ tần tảo suốt ngày lo miếng cơm manh áo đâu có thời gian chú ý chăm sóc cho con; vậy thời, tính nết đứa con trở nên hư đốn lại do ai? Trời à!?

Tất nhiên, dù trong cảnh cơ cực, khốn đốn, bại hoại mà vẫn có những người không nhuốm chàm dính bùn vươn lên như hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" cũng lại là do Trời à!?

Như vậy, Tính tốt hay xấu đều " là biểu hiện của Thiên Mệnh" đó ư!? "Thuận theo Tính ấy là sống theo Đạo"? Kiểu nhà Trời:

"bắt phong trần, phải phong trần
cho thanh cao mới được phần thanh cao"

Rồi thì "vì có Tính bất thiện và Tính thiện nên mới có Tu Tính, Tu Thân" thì cũng nhờ Trời cho mới Tu Tính, Tu Thân được đó chăng!?

Nếu nói "Tính" chính là "Thiên Mệnh" liên quan dính líu đến Trời nhúng tay nhúng chân vào đó thì người ta đã không viết chữ "Tính" bằng bộ "Tâm" và âm "Sinh"


性 = 心 + 生


Tính là từ Tâm mà Sinh ra, chứ không có Trời trôi dạt bến nào neo bến đó gọi là "thuận theo Tính ấy là sống theo Đạo". Ví như, mình đang bị dòng nước cuốn trôi thì có 2 cách phản ứng:

1. mặc tình trôi xuôi, phó mặc Trời

2. đừng nói lội ngược dòng quá khó, chỉ cần nếu như "quyết tâm" định hướng "bờ bên kia" mà nhích dần thân mình về phía đó, từng chút một, từng cen-ti-mét nhỏ thì có ngày mình cũng vào bờ.

-------
------
-----
----
---
--
-
.


Cuộc đời là môi trường va chạm cho thất tình lục dục phản ứng để: "thích-thì-tham", "ghét-thì-sân" vì do "ngu-mà-si."

Chỉ đến khi nào con người thật sự Sợ (Khổ) để tìm hiểu nguyên nhân từ đâu (Tập) ra mà (Diệt) trừ nó để thành (Đạo).

Dịch lý ở đây là "cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu ..."


"Trời có đức hiếu sinh", theo quan niệm Nho giáo sống như "Tính bản thiện" (Mạnh Tử) là thuận Mệnh Trời cũng là sống theo Thiên Mệnh. Do Nho giáo chưa thấy có quan niệm về nghiệp báo luân hồi, nên khó xác định nguyên nhân nội tại của Tính. Chính vì vậy Nho giáo tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Mệnh có sức mạnh tối cao.

Theo quan niệm Lão gião con người sống theo Đạo và hành động theo Đức thì, sẽ thoát ra khỏi được sự câu thúc của ngoại cảnh (tương tự giống Phật giáo).

Sửa bởi PhapVan: 31/05/2013 - 08:54


Thanked by 2 Members:

#55 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 01/06/2013 - 06:05

"Trời có đức hiếu sinh" - nên Trời ban cho thảm họa sóng thần 2004 Sumatra, thảm họa kép 2011 ở Japan, ở Đường Sơn đại địa chấn Trung Quốc, cho Lò thiêu con dân Do Thái cứ như thứ "sô cẩu" loài cho rơm để tế bái đó mà ...

Nói khéo cho lọt tai thì là Trời không có sự thiên vị, không khinh trọng loài nào

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hỏi đương sự: dân Do Thái, dân Trung Quốc, dân Nhật Bản, dân Chiêm Thành v.v... để xem họ nghĩ sao về sự khinh trọng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 31/05/2013 - 08:49, said:

"Trời có đức hiếu sinh", theo quan niệm Nho giáo sống như "Tính bản thiện" (Mạnh Tử) là thuận Mệnh Trời cũng là sống theo Thiên Mệnh. Do Nho giáo chưa thấy có quan niệm về nghiệp báo luân hồi, nên khó xác định nguyên nhân nội tại của Tính. Chính vì vậy Nho giáo tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Mệnh có sức mạnh tối cao.

Ở bài viết trước, tôi đã chưa muốn nói đến thuyết "nghiệp báo luân hồi" mà chỉ viết về "cùng cực tắc phản" mà bề mặt nổi của giáo lý "Khổ - Tập - Diệt - Đạo" cũng đủ giải quyết. Cũng vì Nho giáo tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Mệnh có sức mạnh tối cao nên mới có câu:

"Thuận THIÊN giả tồn - Nghịch THIÊN giả vong"

Mà các thời đại "con Trời" noi theo đến khi bị "bệ hạ" í ..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"hạ bệ" bởi loài "sô cẩu"!

Mạnh tử chủ trương "Nhân chi sơ tính bổn THIỆN"

Tuân tử chủ trương "Nhân chi sơ tính bổn ÁC"

THIỆN ÁC do TRỜI sinh: "Thiên Mệnh chi vị Tính, suất Tính chi vị Đạo"

Trời dạy Tần Thủy Hoàng "đốt sách chôn nho", chỉ cho Hitler xây "lò thiêu dân Do Thái", hướng cho Pol Pot Khờ me đỏ trên "Killing Field" cánh đồng diệt chủng hay là họ chỉ "suất Tính chi vị Đạo"???

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 31/05/2013 - 08:49, said:

Theo quan niệm Lão gião con người sống theo Đạo và hành động theo Đức thì, sẽ thoát ra khỏi được sự câu thúc của ngoại cảnh (tương tự giống Phật giáo).

Quan niệm của Lão giáo là:

--- Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu

tương tự giống Phật giáo thế nào?

Thanked by 4 Members:

#56 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 01/06/2013 - 08:51

Thiên địa bất nhân

Dĩ vạn vật vi sô cẩu

Thánh nhân bất nhân

Dĩ bách tính vi sô cẩu


Bất nhân là cái nhìn đối đãi của loài người, không phải của Trời Đất. Trời Đất chỉ tái tạo lập quân bình - nhưng đối với vũ trụ hữu hình đối đãi của chúng ta thì luôn có sự mất quân bình, cho dù cực nhỏ, chứ không bao giờ ở thế quân bình hoàn toàn của Đạo (Âm Dương quân bình chính là Đạo). Hãy vẽ một đường ngang, bên trên là Dương, dưới là Âm. Đường ngang đó nhìn sâu vào (trục Z) là đi về infinity vô tận. Chúng ta biết hơi nóng và lạnh gặp nhau sẽ tạo nên gió, độ nóng lạnh chênh lệch nhau quá lớn sẽ tạo nên bão tố. Bên sau đó là trường khí chung của Địa Cầu, tuy vô hình nhưng mạnh mẽ. Mỗi một người chúng ta đều có trường khí riêng (nghiệp lực riêng) và đều cộng hưởng lên trường khí chung (cộng nghiệp chung) của Địa Cầu (cục bộ hơn là vùng, quốc gia) và trường khí chung đó lại ảnh hưởng ngược lại lên tất cả sự sống trên địa cầu nói chung và nhân loại nói riêng. Những sự tàn sát sinh linh, chiến tranh, phá hoại môi trường thiên nhiên, đẩy trường khí chung của chúng ta sâu về hướng Âm bên dưới. Thái quá sinh bất cập, nếu không cứu vãn, đến một lúc nào đó Địa Cầu và tất cả sự sống dựa vào đó sẽ bị sụp đổ hoàn toàn. Những thiên tai lớn xảy ra cho chúng ta chính là Tạo Hóa lấy Dương trên bồi Âm dưới (tùy theo sự chênh lệch nặng nhẹ) để tái tạo lập lại thế quân bình của trường khí chung, và mỗi lần thiên tai xảy ra như vậy cũng đều làm giảm thiểu bớt áp lực chung mà ta gọi là cộng nghiệp. Tạo hóa không chơi trò xúc xắc, mỗi lần thiên tai xảy ra, mỗi cá nhân trong vùng bị ảnh hưởng đó cũng tùy theo vị thế chênh lệch Âm Dương (nghiệp lực do tự họ tạo) mà bị nặng hay nhẹ, người càng về Âm thì càng bị ảnh hưởng nặng, càng về Dương thì ảnh hưởng sẽ càng nhẹ. Đối với chúng ta, mỗi lần như vậy, chúng ta xem là Trời Đất bất nhân, nhưng nhìn rộng hơn, chính là Trời Đất hữu Nhân, nhưng Nhân này không phải là "Nhân" gò bó thiết lập cái gọi là "đạo lý" của Khổng Tử mà là "Nhân" Tự Nhiên vốn có hằng hữu của Lão Tử.

Thanked by 2 Members:

#57 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 01/06/2013 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 31/05/2013 - 08:49, said:

"Trời có đức hiếu sinh", theo quan niệm Nho giáo sống như "Tính bản thiện" (Mạnh Tử) là thuận Mệnh Trời cũng là sống theo Thiên Mệnh. Do Nho giáo chưa thấy có quan niệm về nghiệp báo luân hồi, nên khó xác định nguyên nhân nội tại của Tính. Chính vì vậy Nho giáo tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Mệnh có sức mạnh tối cao.

Theo quan niệm Lão gião con người sống theo Đạo và hành động theo Đức thì, sẽ thoát ra khỏi được sự câu thúc của ngoại cảnh (tương tự giống Phật giáo).

Nho giáo tu thân chủ yếu hướng ngoại để Tề gia, Trị quốc. Nên coi trọng Chính Danh. Về Tâm học Nho giáo thì, có rất ít Nho gia theo con đướng giải thoát, chứ không phải Nho giáo không có Tâm học theo hướng giải thoát, cũng không kém Lão giáo. Đắc Đạo của Nho gia là "cách vật Trí tri" là biết thấu Bản thể sự vật, là đạt được "Thiên Mệnh".

Lão giáo theo đường tu luyện tồn tâm dưỡng tính chủ hướng nội về nguồn cội Tâm học đó là Vô Vi học. Do đó Ngũ Thường của Nho giáo đối với Lão Tử lại là giả tạo (đạo đức giả).

Tâm học là điểm chung để Tam giáo hướng đến Quy Nguyên.

Sửa bởi PhapVan: 01/06/2013 - 21:43


Thanked by 1 Member:

#58 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 02/06/2013 - 10:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 19/11/2011 - 18:06, said:

Đối tượng của Tính Mệnh là con người, con người sinh hoạt trong môi trường xã hội và thiên nhiên, với đầy đủ nhận thức và hành động mong muốn thành công hay thất bại. Khát vọng về thành công hay sai lầm là một khía cạnh, một phần của bản Tính.


Mong muốn được thành công hay thất bại tùy thuộc vào suy nghĩ về số mệnh và hành động mỗi người. Con người là sự thống nhất tổng hòa Thân Tâm, giữa Tâm lý và Sinh lý. Xưa nay ở Đông phương Nho giáo, Lão giáo và các học phái khác học tìm hiểu về con người chủ yếu về phần Tâm Tính (Tâm lý, tư tưởng, tình cảm...) còn phần sinh lý là phụ ngoại trừ đông y. Hầu hết đều dựa trên căn bản Dịch Lý (Âm Dương Ngũ Hành).

Dịch Lý là lý lẽ biến Dịch của Trời, Đất và con Người.

Căn cứ vào câu trong Hệ từ thượng của Kinh Dịch: "Dịch hữu Thái cực, Thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái"

Tìm hiểu Dịch Lý là tìm hiểu quy tắc biến dịch Thiên Địa Nhân thứ tự như câu trên.

Sửa bởi PhapVan: 02/06/2013 - 10:12


Thanked by 1 Member:

#59 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 02/06/2013 - 10:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 27/05/2013 - 18:15, said:

Có Đức Phật quá khứ, có Đức Phật hiện tại và Đức Phật vị lai thì, sẽ có kinh pháp do Đức Phật ấy thuyết giảng theo nhân duyên xã hội con người từng thời kỳ. Mạt Pháp vì thiếu nhân duyên của Người - Người mạt nên Pháp mạt. Phật giáo sẽ có thời kỳ Hưng Thịnh lại sau đó mới chính thức đến thời kỳ Mạt Pháp (cũng chỉ là dự đoán).

http://tuvilyso.org/...-phap-diet-tan/

Thanked by 2 Members:

#60 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 03/06/2013 - 14:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 02/06/2013 - 10:02, said:

Dịch Lý là lý lẽ biến Dịch của Trời, Đất và con Người.

Căn cứ vào câu trong Hệ từ thượng của Kinh Dịch: "Dịch hữu Thái cực, Thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái"

Tìm hiểu Dịch Lý là tìm hiểu quy tắc biến dịch Thiên Địa Nhân thứ tự như câu trên.

Vậy thì quy tắc biến dịch ấy như một luật biến đổi ở Thế giới tự nhiên (khách thể) và ở con người (chủ thể) có gì giống và khác nhau ? Chúng ta dễ dàng so sánh phân biệt thấy sự khác nhau giữa Chủ thể nhận thức và Khách thể nhận thức (vật chất). Con người thì biết suy nghĩ nhận thức còn vật chất thì không có suy nghĩ. Nhờ có suy nghĩ có ý thức mà những sự kiện đã qua được lưu giữ trong ký ức con người, thậm chí còn tưởng tượng ra tương lai, Như vậy trong ký ức con người tồn tại cả ba thì thời gian. Nhờ sự tồn tại ba thì thời gian trong Tâm trí con người, nên có có thể tái hiện lại các sự kiện đúng hoặc không đúng tùy theo ý muốn của con người.

Các sự kiện thuộc về Tâm trí, nhận thức chỉ tồn tại trong Tâm thức chủ thể nhận thức. Gọi là Chủ thể thì luôn luôn xác định được nhận thức của ai đó xuất phát ra. Và chỉ chính mỗi chủ thể suy nghĩ ấy biết đích xác nhất suy nghĩ của mình, nội tâm nội giới của mình, hơn nữa dòng tâm thức con người không phải Tất định như Vật chất. Cùng một sự vật hiện lúc này nghĩ thế này, lúc khác có thể nghĩ khác và ý niệm thay đổi liên tục. Chính vì vậy mà Lão tử mới cho "Ngũ thường" không thật đúng như vậy vì cái Danh nó nằm bên ngoài cái Ta, cái Bản Ngã. Suy tư như vậy không có nghĩa chúng ta không công nhận tính tích cực của Ngũ Thường ảnh hưởng đến tính ổn định chung của xã hội, mà học suy tư lại để tiếp cận được chân tướng của sự vật hiện tượng khách quan vì nó ngoài Ta.

Sửa bởi PhapVan: 03/06/2013 - 14:32


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |