Dịch lý và Tính Mệnh
TuBinhTuTru
04/06/2013
tigerstock68, on 01/06/2013 - 08:51, said:
Thiên địa bất nhân
Dĩ vạn vật vi sô cẩu
Thánh nhân bất nhân
Dĩ bách tính vi sô cẩu
Bất nhân là cái nhìn đối đãi của loài người, không phải của Trời Đất. Trời Đất chỉ tái tạo lập quân bình - nhưng đối với vũ trụ hữu hình đối đãi của chúng ta thì luôn có sự mất quân bình, cho dù cực nhỏ, chứ không bao giờ ở thế quân bình hoàn toàn của Đạo (Âm Dương quân bình chính là Đạo).
Dĩ vạn vật vi sô cẩu
Thánh nhân bất nhân
Dĩ bách tính vi sô cẩu
Bất nhân là cái nhìn đối đãi của loài người, không phải của Trời Đất. Trời Đất chỉ tái tạo lập quân bình - nhưng đối với vũ trụ hữu hình đối đãi của chúng ta thì luôn có sự mất quân bình, cho dù cực nhỏ, chứ không bao giờ ở thế quân bình hoàn toàn của Đạo (Âm Dương quân bình chính là Đạo).
Tôi cũng đã biết lý phản biện này nên đã viết trong một bài trước là: "Nói khéo cho lọt tai thì là Trời không có sự thiên vị, không khinh trọng loài nào" nhưng đó có phải là Trời tái tạo lập quân bình hay không?
tigerstock68, on 01/06/2013 - 08:51, said:
Hãy vẽ một đường ngang, bên trên là Dương, dưới là Âm. Đường ngang đó nhìn sâu vào (trục Z) là đi về infinity vô tận. Chúng ta biết hơi nóng và lạnh gặp nhau sẽ tạo nên gió, độ nóng lạnh chênh lệch nhau quá lớn sẽ tạo nên bão tố. Bên sau đó là trường khí chung của Địa Cầu, tuy vô hình nhưng mạnh mẽ. Mỗi một người chúng ta đều có trường khí riêng (nghiệp lực riêng) và đều cộng hưởng lên trường khí chung (cộng nghiệp chung) của Địa Cầu (cục bộ hơn là vùng, quốc gia) và trường khí chung đó lại ảnh hưởng ngược lại lên tất cả sự sống trên địa cầu nói chung và nhân loại nói riêng. Những sự tàn sát sinh linh, chiến tranh, phá hoại môi trường thiên nhiên, đẩy trường khí chung của chúng ta sâu về hướng Âm bên dưới. Thái quá sinh bất cập, nếu không cứu vãn, đến một lúc nào đó Địa Cầu và tất cả sự sống dựa vào đó sẽ bị sụp đổ hoàn toàn. Những thiên tai lớn xảy ra cho chúng ta chính là Tạo Hóa lấy Dương trên bồi Âm dưới (tùy theo sự chênh lệch nặng nhẹ) để tái tạo lập lại thế quân bình của trường khí chung, và mỗi lần thiên tai xảy ra như vậy cũng đều làm giảm thiểu bớt áp lực chung mà ta gọi là cộng nghiệp. Tạo hóa không chơi trò xúc xắc, mỗi lần thiên tai xảy ra, mỗi cá nhân trong vùng bị ảnh hưởng đó cũng tùy theo vị thế chênh lệch Âm Dương (nghiệp lực do tự họ tạo) mà bị nặng hay nhẹ, người càng về Âm thì càng bị ảnh hưởng nặng, càng về Dương thì ảnh hưởng sẽ càng nhẹ.
(nghiệp lực do tự họ tạo)
Trời hay người ??
tigerstock68, on 01/06/2013 - 08:51, said:
Đối với chúng ta, mỗi lần như vậy, chúng ta xem là Trời Đất bất nhân, nhưng nhìn rộng hơn, chính là Trời Đất hữu Nhân, nhưng Nhân này không phải là "Nhân" gò bó thiết lập cái gọi là "đạo lý" của Khổng Tử mà là "Nhân" Tự Nhiên vốn có hằng hữu của Lão Tử.
Trời Đất chẳng bất nhân là gì?
1. THIỆN ÁC do TRỜI sinh: "Thiên Mệnh chi vị Tính, suất Tính chi vị Đạo"
Trời dạy Tần Thủy Hoàng "đốt sách chôn nho", chỉ cho Hitler xây "lò thiêu dân Do Thái", hướng cho Pol Pot Khờ me đỏ trên "Killing Field" cánh đồng diệt chủng hay là họ chỉ "suất Tính chi vị Đạo"???
2. THIỆN ÁC do tự họ tạo: thì Trời Đất mới không có bất nhân. Cho nên mới có câu:
Trời hại ta, ta còn cứu ta được, chứ tự ta hại ta thì hết cứu ...
TuBinhTuTru
04/06/2013
PhapVan, on 01/06/2013 - 21:24, said:
Nho giáo tu thân chủ yếu hướng ngoại để Tề gia, Trị quốc. Nên coi trọng Chính Danh. Về Tâm học Nho giáo thì, có rất ít Nho gia theo con đướng giải thoát, chứ không phải Nho giáo không có Tâm học theo hướng giải thoát, cũng không kém Lão giáo. Đắc Đạo của Nho gia là "cách vật Trí tri" là biết thấu Bản thể sự vật, là đạt được "Thiên Mệnh".
Lão giáo theo đường tu luyện tồn tâm dưỡng tính chủ hướng nội về nguồn cội Tâm học đó là Vô Vi học. Do đó Ngũ Thường của Nho giáo đối với Lão Tử lại là giả tạo (đạo đức giả).
Tâm học là điểm chung để Tam giáo hướng đến Quy Nguyên.
Lão giáo theo đường tu luyện tồn tâm dưỡng tính chủ hướng nội về nguồn cội Tâm học đó là Vô Vi học. Do đó Ngũ Thường của Nho giáo đối với Lão Tử lại là giả tạo (đạo đức giả).
Tâm học là điểm chung để Tam giáo hướng đến Quy Nguyên.
Tam Giáo là Khổng - Lão - Phật
Tâm Học:
1. Khổng - cách vật trí tri
2. Lão - vô vi nhi vô bất vi
3. Phật - ???
TuBinhTuTru
04/06/2013
PhapVan, on 02/06/2013 - 10:02, said:
Mong muốn được thành công hay thất bại tùy thuộc vào suy nghĩ về số mệnh và hành động mỗi người. Con người là sự thống nhất tổng hòa Thân Tâm, giữa Tâm lý và Sinh lý. Xưa nay ở Đông phương Nho giáo, Lão giáo và các học phái khác học tìm hiểu về con người chủ yếu về phần Tâm Tính (Tâm lý, tư tưởng, tình cảm...) còn phần sinh lý là phụ ngoại trừ đông y. Hầu hết đều dựa trên căn bản Dịch Lý (Âm Dương Ngũ Hành).
Dịch Lý là lý lẽ biến Dịch của Trời, Đất và con Người.
Căn cứ vào câu trong Hệ từ thượng của Kinh Dịch: "Dịch hữu Thái cực, Thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái"
Tìm hiểu Dịch Lý là tìm hiểu quy tắc biến dịch Thiên Địa Nhân thứ tự như câu trên.
Dịch Lý là lý lẽ biến Dịch của Trời, Đất và con Người.
Căn cứ vào câu trong Hệ từ thượng của Kinh Dịch: "Dịch hữu Thái cực, Thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái"
Tìm hiểu Dịch Lý là tìm hiểu quy tắc biến dịch Thiên Địa Nhân thứ tự như câu trên.
Thiên, tại sao biến?
Địa, tại sao biến?
Nhân, tại sao biến?
Theo "Dịch lý" thì "cùng tắc biến" - thì khi nào:
Thiên cùng ?
Địa cùng ?
Nhân cùng ?
tigerstock68
04/06/2013
Hiểu Về Vũ Trụ Như Thế Nào Cho Đúng
Hình như, trải qua nhiều thời kì lao động và sáng tạo, con người lại đi tìm đến Nguyên Lý Hình Thành Vũ Trụ nhằm thỏa mãn sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Đây là một nhu cầu chính đáng của ý thức hệ loài người !
Nếu dựa trên nguyên lý Thành - Trụ - Hoại - Diệt (Không) của Nhà Phật thì điều này sẽ rất dễ hiểu. Vũ trụ - không tự nó sinh ra và cũng không tự nó mất đi mà nó sẽ chuyển đổi từ dạng này qua dạng khác. Như vậy, không có gì tự sinh ra và không có gì tự mất đi. Mà tất cả mọi thứ, mọi việc, mọi sự đều phụ thuộc vào một cái gì đó ? Nếu nó không tự sinh ra thì nó phải do một nguồn Ý Thức nào sinh ra ? Vậy, nguồn Ý Thức đó lại từ đâu sinh ra ? Chắc chắn phải là từ nguồn Tâm Thức Toàn Diện sinh ra. Vậy, Tâm của Vũ Trụ nằm ở đâu ? Chắc chắn là phải nằm ở chỗ Tâm Phật. Tâm Phật thì toàn giác - Tâm Vũ trụ thì toàn phần. Nên, Đức Phật được gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác Toàn Phần !
Người ta cho rằng Chúa là đấng sáng thế và người ta rất tin nhiều vào điều này hơn là tính khoa học tự nhiên. Nhưng, nếu... Chúa là đấng sáng thế thì tại sao Chúa không thấy được tính nhân-quả và tính nguyên lý thành - trụ - hoại - không ? Ở đây, tôi muốn nói đến sự giả mạo tự xưng danh của Chúa. Chúa dựa vào sự im lặng vô biên của Đức Phật để tuyên cáo rằng mình chính là Đấng Sáng Thế. Điều này, chẳng khác nào một kẻ lười biếng ngồi chờ trái chín trên cành rơi xuống và sau đó chạy ra nói với mọi người rằng chính hắn là kẻ trồng cây, trong khi người chủ của khu vườn thì lại không giờ nói với bất kì ai rằng mình chính là người gieo hạt và vun bón cây trồng. Và, đó là thượng tính của một Bậc Đại Trí Tuệ và Đại Chánh Giác - Đức Thế Tôn !
Tôi biết, nhiều nhà khoa học đã lao công đi tìm sự thật về vũ trụ. Rồi sau đó mắc vào nhận thức 02 bên. Nghĩa là cực vật lý & cực tâm linh luân lý !
Trong kinh Phật, có câu chuyện tả về thần lực của Đức Phật khi Đức Phật dùng tâm lực của mình để ngăn chặn mặt trời lặn chậm hơn để cho 01 chú Sa-di có đủ thời gian yên tịch mà chứng đạo. Như vậy, nếu Đức Phật không phải là chủ nhân của mọi hiện tượng vũ trụ thì Đức Phật sẽ không điều khiển được mặt trời. Tuy nhiên, Đức Phật là người tôn trọng giới luật và như vậy... những việc làm của Đức Phật can thiệp vào quy luật chuyển động của vũ trụ chỉ luôn nhằm mục đích giác ngộ của chúng sinh. Chính vì vậy, Đức Phật không bao giờ vỗ ngực tự xưng rằng mình là Người Sáng Thế hay Đấng Sáng Thế.
Bởi, Đức Phật đã là Vũ Trụ và Vũ Trụ đã là Đức Phật. Hữu tình lẫn Vô tình đều thành Phật Đạo. Như Lai chính là đây !
Là Vũ Trụ như Phật & Phật như Vũ Trụ. Phật là người nghiêm khắc, không bao biện lỗi lầm cho bất cứ ai. Phật là người nghiêm minh, không bao giờ che giấu tội lỗi cho bất kì người nào. Và, Phật là đấng toàn giác nên không bao giờ đe dọa hay khủng bố chúng sinh nào. Phật chỉ mong mỏi chúng sinh tu hành theo trình tự luân lý Nhân-Quả mà Phật đã chỉ bày. Vì thế, Phật là Tối Giác Ngộ.
Quay lại thực tại, tôi chỉ có thể diễn giải rằng: nếu để khám phá vũ trụ nhằm thỏa mãn tính hiếu kì thì suốt đời không ai có thể khám phá được ngoài những viện dẫn mơ hồ mang tính vật chất mà thôi. Sự hiểu biết về vũ trụ chỉ nhằm phục vụ cho cái tôi kiến thức vật lý thế gian và đứng trên mọi người bởi kiến thức vật lý thế gian đó thì chẳng khác nào con muỗi tự đắc vì vừa uống được giọt nước biển mà đầy bụng.
Đứng trên phương diện kinh văn thiên học theo nguyên tắc Thành - Trụ - Hoại - Không thì bất kì sự "sáng tạo" nào cũng đều phải đi đến giai đoạn "đào thải" nghĩa là hoại diệt. Do vậy, mà Đức Phật không bao giờ tự nhận mình là "đấng sáng thế" và Đức Phật luôn luôn phũ nhận tính "sáng thế".
Vậy, chúng ta có cần đi tìm hiểu nguyên nhân hình thành nên Vũ Trụ nữa không ? Có cần phải nghĩ rằng Chúa là đấng sáng tạo nữa không ? Thời gian để tìm hiểu những điều ấy thật là phung phí. Thà dùng thời gian đó để tu tập và thực hành theo giáo lý Phật đã dạy và dùng thời gian đó để tìm hiểu chính mình, chính cái vũ trụ bên trong mình thì tốt hơn.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng... có cái gì đó cao hơn và khác hơn, vượt ra ngoài 02 từ Thế Giới Vũ Trụ không ? Hì, nếu có thì ta sẽ phải gọi tên cho điều đó ... đúng không ? Vậy, tên gọi đó là gì ? Phải chăng là ... Cực Lạc Vô Biên ?!
Hình như, trải qua nhiều thời kì lao động và sáng tạo, con người lại đi tìm đến Nguyên Lý Hình Thành Vũ Trụ nhằm thỏa mãn sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Đây là một nhu cầu chính đáng của ý thức hệ loài người !
Nếu dựa trên nguyên lý Thành - Trụ - Hoại - Diệt (Không) của Nhà Phật thì điều này sẽ rất dễ hiểu. Vũ trụ - không tự nó sinh ra và cũng không tự nó mất đi mà nó sẽ chuyển đổi từ dạng này qua dạng khác. Như vậy, không có gì tự sinh ra và không có gì tự mất đi. Mà tất cả mọi thứ, mọi việc, mọi sự đều phụ thuộc vào một cái gì đó ? Nếu nó không tự sinh ra thì nó phải do một nguồn Ý Thức nào sinh ra ? Vậy, nguồn Ý Thức đó lại từ đâu sinh ra ? Chắc chắn phải là từ nguồn Tâm Thức Toàn Diện sinh ra. Vậy, Tâm của Vũ Trụ nằm ở đâu ? Chắc chắn là phải nằm ở chỗ Tâm Phật. Tâm Phật thì toàn giác - Tâm Vũ trụ thì toàn phần. Nên, Đức Phật được gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác Toàn Phần !
Người ta cho rằng Chúa là đấng sáng thế và người ta rất tin nhiều vào điều này hơn là tính khoa học tự nhiên. Nhưng, nếu... Chúa là đấng sáng thế thì tại sao Chúa không thấy được tính nhân-quả và tính nguyên lý thành - trụ - hoại - không ? Ở đây, tôi muốn nói đến sự giả mạo tự xưng danh của Chúa. Chúa dựa vào sự im lặng vô biên của Đức Phật để tuyên cáo rằng mình chính là Đấng Sáng Thế. Điều này, chẳng khác nào một kẻ lười biếng ngồi chờ trái chín trên cành rơi xuống và sau đó chạy ra nói với mọi người rằng chính hắn là kẻ trồng cây, trong khi người chủ của khu vườn thì lại không giờ nói với bất kì ai rằng mình chính là người gieo hạt và vun bón cây trồng. Và, đó là thượng tính của một Bậc Đại Trí Tuệ và Đại Chánh Giác - Đức Thế Tôn !
Tôi biết, nhiều nhà khoa học đã lao công đi tìm sự thật về vũ trụ. Rồi sau đó mắc vào nhận thức 02 bên. Nghĩa là cực vật lý & cực tâm linh luân lý !
Trong kinh Phật, có câu chuyện tả về thần lực của Đức Phật khi Đức Phật dùng tâm lực của mình để ngăn chặn mặt trời lặn chậm hơn để cho 01 chú Sa-di có đủ thời gian yên tịch mà chứng đạo. Như vậy, nếu Đức Phật không phải là chủ nhân của mọi hiện tượng vũ trụ thì Đức Phật sẽ không điều khiển được mặt trời. Tuy nhiên, Đức Phật là người tôn trọng giới luật và như vậy... những việc làm của Đức Phật can thiệp vào quy luật chuyển động của vũ trụ chỉ luôn nhằm mục đích giác ngộ của chúng sinh. Chính vì vậy, Đức Phật không bao giờ vỗ ngực tự xưng rằng mình là Người Sáng Thế hay Đấng Sáng Thế.
Bởi, Đức Phật đã là Vũ Trụ và Vũ Trụ đã là Đức Phật. Hữu tình lẫn Vô tình đều thành Phật Đạo. Như Lai chính là đây !
Là Vũ Trụ như Phật & Phật như Vũ Trụ. Phật là người nghiêm khắc, không bao biện lỗi lầm cho bất cứ ai. Phật là người nghiêm minh, không bao giờ che giấu tội lỗi cho bất kì người nào. Và, Phật là đấng toàn giác nên không bao giờ đe dọa hay khủng bố chúng sinh nào. Phật chỉ mong mỏi chúng sinh tu hành theo trình tự luân lý Nhân-Quả mà Phật đã chỉ bày. Vì thế, Phật là Tối Giác Ngộ.
Quay lại thực tại, tôi chỉ có thể diễn giải rằng: nếu để khám phá vũ trụ nhằm thỏa mãn tính hiếu kì thì suốt đời không ai có thể khám phá được ngoài những viện dẫn mơ hồ mang tính vật chất mà thôi. Sự hiểu biết về vũ trụ chỉ nhằm phục vụ cho cái tôi kiến thức vật lý thế gian và đứng trên mọi người bởi kiến thức vật lý thế gian đó thì chẳng khác nào con muỗi tự đắc vì vừa uống được giọt nước biển mà đầy bụng.
Đứng trên phương diện kinh văn thiên học theo nguyên tắc Thành - Trụ - Hoại - Không thì bất kì sự "sáng tạo" nào cũng đều phải đi đến giai đoạn "đào thải" nghĩa là hoại diệt. Do vậy, mà Đức Phật không bao giờ tự nhận mình là "đấng sáng thế" và Đức Phật luôn luôn phũ nhận tính "sáng thế".
Vậy, chúng ta có cần đi tìm hiểu nguyên nhân hình thành nên Vũ Trụ nữa không ? Có cần phải nghĩ rằng Chúa là đấng sáng tạo nữa không ? Thời gian để tìm hiểu những điều ấy thật là phung phí. Thà dùng thời gian đó để tu tập và thực hành theo giáo lý Phật đã dạy và dùng thời gian đó để tìm hiểu chính mình, chính cái vũ trụ bên trong mình thì tốt hơn.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng... có cái gì đó cao hơn và khác hơn, vượt ra ngoài 02 từ Thế Giới Vũ Trụ không ? Hì, nếu có thì ta sẽ phải gọi tên cho điều đó ... đúng không ? Vậy, tên gọi đó là gì ? Phải chăng là ... Cực Lạc Vô Biên ?!
PhapVan
04/06/2013
PhapVan
04/06/2013
TuBinhTuTru, on 04/06/2013 - 05:06, said:
Thiên, tại sao biến?
Địa, tại sao biến?
Nhân, tại sao biến?
Theo "Dịch lý" thì "cùng tắc biến" - thì khi nào:
Thiên cùng ?
Địa cùng ?
Nhân cùng ?
Địa, tại sao biến?
Nhân, tại sao biến?
Theo "Dịch lý" thì "cùng tắc biến" - thì khi nào:
Thiên cùng ?
Địa cùng ?
Nhân cùng ?
"Thị cố Dịch hữu Thái cực, Thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái" (Hệ từ thượng)
"Tam cực chi đạo dã" (Hệ từ thượng)
"Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa" (Hệ từ thượng)
TuBinhTuTru
05/06/2013
PhapVan, on 04/06/2013 - 20:49, said:
3. Bát thức
Xem ra, PhapVan cũng am tường Phật pháp nhỉ!
Tuy nhiên, không vần cho lắm:
1. Khổng - cách vật trí tri
2. Lão - vô vi nhi vô bất vi
3. Phật - bát thức
cụt ngủn làm sao ... Nói lại, Lão bảo "vô vi nhi bất vi" là không phải không làm gì cả mà không làm gì thái quá vì "cực tắc phản, cùng tắc biến" chẳng những thế mà còn "vi Đạo nhật tổn" nhưng rốt cùng cũng đến là "xích tử" mà thôi. Quy nguyên ở điểm nào?
PhapVan
05/06/2013
TuBinhTuTru, on 05/06/2013 - 03:21, said:
Tuy nhiên, không vần cho lắm:
1. Khổng - cách vật trí tri
2. Lão - vô vi nhi vô bất vi
3. Phật - bát thức
cụt ngủn làm sao ... Nói lại, Lão bảo "vô vi nhi bất vi" là không phải không làm gì cả mà không làm gì thái quá vì "cực tắc phản, cùng tắc biến" chẳng những thế mà còn "vi Đạo nhật tổn" nhưng rốt cùng cũng đến là "xích tử" mà thôi. Quy nguyên ở điểm nào?
Âm Dương tương hỗ - Vì có Hữu nên lấy Vô là nhân, vì có Vô nên lấy Hữu làm nhân. Mọi sự vật hiện tượng chỉ là tương đối, tam giáo cũng vậy vì có chia ra thành Tam giáo (Tướng) nên lấy Quy Nhất làm nhân (Tâm).
Tâm học của ba nhà Phật Lão Nho mục đích tu tập giúp cho mình Thanh tĩnh, lấy sự Thanh tĩnh làm chung, làm cho người ta bớt khổ được an nhiên tự tại tùy theo Tâm thức mỗi người thuận theo Giáo Tướng nào ? Nho, Lão hay Phật thì có Pháp Tướng tương ưng sẽ có chậm hay mau nhưng rốt cuộc cũng đều Đạt.
Anh TuBinhTuTru viết "nhưng rốt cùng cũng đến là "xích tử" mà thôi" - đấy cũng chỉ là suy lý riêng bằng danh từ thôi. Cũng từ suy lý thì trên đường Đạo ba nhà cũng phải tạm nghỉ ở nơi "xích tử" .
Sửa bởi PhapVan: 05/06/2013 - 16:25
KimCa
05/06/2013
PhapVan
19/10/2013
“Thị cố Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh bát quái” (Hệ từ thượng)
“Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” (Lão tử)
Liên hệ tư tưởng Dịch và Lão với Tử vi
“Đạo sinh nhất” - hàm nhất vô vi - Tử vi .
“Nhất sinh nhị” - Tử vi sinh Thiên cơ.
“Nhị sinh tam” – Thiên cơ sinh Thái dương.
“Tam sinh vạn vật” – Vạn vật trưởng dưỡng nhờ Thái dương.
“Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” (Lão tử)
Liên hệ tư tưởng Dịch và Lão với Tử vi
“Đạo sinh nhất” - hàm nhất vô vi - Tử vi .
“Nhất sinh nhị” - Tử vi sinh Thiên cơ.
“Nhị sinh tam” – Thiên cơ sinh Thái dương.
“Tam sinh vạn vật” – Vạn vật trưởng dưỡng nhờ Thái dương.
PhapVan
20/10/2013
“Vô danh thiên địa chi thủy” (Lão)
Theo Phật giáo gọi “Đại đạo” thì lìa hữu lìa vô, vô tức hữu hữu tức vô. (tinh thần Bát nhã).
Vậy “Vô danh”, “Đại đạo” là thời chưa có trời đất – thời “kiếp không”.
Liên hệ với Tử vi có hai sao “Địa kiếp và Địa không”
Theo Phật giáo gọi “Đại đạo” thì lìa hữu lìa vô, vô tức hữu hữu tức vô. (tinh thần Bát nhã).
Vậy “Vô danh”, “Đại đạo” là thời chưa có trời đất – thời “kiếp không”.
Liên hệ với Tử vi có hai sao “Địa kiếp và Địa không”
AnKhoa
20/10/2013
Vì sao Kiếp Không lại khởi từ Hợi, mà không từ Tý hay Tuất anh Phap Van ?
PhapVan
21/10/2013
PhapVan
21/10/2013
"Hữu danh vạn vật chi mẫu" - có tên là mẹ vạn vật. Đối vật sanh tâm, danh tướng thành lập, sinh ra âm dương. Dương thì trong thanh rỗng rang, âm thì kết tủa nặng đục.
"Trời thiếu về Tây bắc, Đất khuyết về Đông nam". Chỗ hỗn mang cùng cực "thường hữu dục'', nơi chấn động va chạm xúc cảm sinh ra sự vật hiện tượng. Lặng lẽ, yên lặng "dĩ quan kỳ kiếu" quan sát sự mầu nhiệm thời khắc chuyển giao âm dương khí.
"Trời thiếu về Tây bắc, Đất khuyết về Đông nam". Chỗ hỗn mang cùng cực "thường hữu dục'', nơi chấn động va chạm xúc cảm sinh ra sự vật hiện tượng. Lặng lẽ, yên lặng "dĩ quan kỳ kiếu" quan sát sự mầu nhiệm thời khắc chuyển giao âm dương khí.