Jump to content

Advertisements




Dịch lý và Tính Mệnh


444 replies to this topic

#361 weiwei

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 12:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 11/01/2015 - 10:28, said:

Đấu Chưởng với Phật gia chỉ có Tiên gia xứng đáng hơn cả/
Càn Khôn Định
Hà đồ Xuất
Bát quái sinh
Bát Phong Chuyển
Bát Chánh Diệt
Sinh sinh diệt diệt biến hoá vô cùng !

- Vô cực sinh Thái cực, Thái cực xuất Thượng tiên/ Từ trong Thái cực Thái Thượng trưởng chuyền:
1.Bốc Phệ, bói toán, xem tướng, coi bài...là mấy cái tục vụ, ngoại môn đệ tử truyền cho người thường gọi là đồ hàng chợ để kiếm kế sinh nhai.
2.Ấn quyết, bùa chú, bí kiếp phong thủy, tử vi thuật số... thì truyền cho nội môn đệ tử đại phái hay trưởng lão, chưởng môn chi lưu tiểu phái.
3. Điên đảo Ngũ Hành, kim đơn luyện Đan, giáo ngoại biệt truyền ...là hàng ròng chỉ chuyền cho nhất lưu cao thủ.
Các vị xem xong tự phân Tầng để biết Pháp của mình đang ở Tầng nào nhé.

P/s: Phần Vô danh kiếm pháp phối hợp với cửu Tiên chân khí độn ra bộ "Trảm yêu Pháp" gọi là Độc cô 0 vong cửu kiếm mà vovivo mượn tạm của một vị đạo hữu trích dẫn ra ở trên rất DỊCH LÝ và vô cùng diệu dụng, trích dẫn ra cốt để "Dùng gậy dò đường", tiếc rằng chưa có vị đạo hữu nào quan tâm phúc đáp.

Cụ vovivo này trước học theo Lục Tổ, giờ lại muốn học theo Lữ đậu Tân và Trần đoàn lão tổ nữa chăng?

Thanked by 1 Member:

#362 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 06:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

secretsoflife, on 10/01/2015 - 12:48, said:

Ý từ câu "49 năm qua ta chưa hề nói lời nào" đã sai từ nguyên gốc Kinh Kim Cang, vậy TBTT lại còn xác nhận biết ý tứ câu ấy (sai?) từ Kinh Kim Cang? "Nói lời nào" và "nói Pháp" có đồng nghĩa?

Sai ư!?

TuBinhTuTru, on 19/12/2014 - 18:24, said:
...Nếu quả Phật nói câu 49 năm qua ta chưa hề nói lời nào quả là Pháp Nhãn của Đức Phật bất khả tư nghì!!!

secretsoflife, (trích dẫn câu tôi nói trên) on 19/12/2014 - 20:31, said:
Nguồn của lời trên là từ kinh Kim Cang, Đức Phật thuyết như sau: "Tu Bồ Đề! Nhữ vật vị Như Lai tác thị niệm; Ngã đương hữu sở thuyết pháp. Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố - Nhược nhân ngôn: Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu bồ đề! Thuyết pháp giả vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp."

Và có chỗ, câu nói 49 năm qua ta chưa hề nói lời nào có người bảo từ Kinh Văn Thù (??)

Do đó, khi tôi bảo tất nhiên biết ý tứ câu " 49 năm qua ta chưa hề nói lời nào " ấy từ Kinh Kim Cang vì chẳng phải secretsoflife đã bảo thế sao cũng như một số đông khá nhiều người cũng đã viện dẫn như thế!

Thực ra, câu nói đó có phải là của Phật Thích Ca đã nói?

Hay anh A, chị B, thầy C, cô D bảo thế!?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

secretsoflife, on 10/01/2015 - 12:48, said:

Nếu đã biết người khác trích dẫn sai thì đưa nguồn đúng chỉnh sửa cho rõ ràng lại, việc rất là đơn giản, đâu cần phải "loanh quanh cho đời mỏi mệt". Và càng khỏi phải để người khác hiểu lầm để mà "tầm chương trích cú".

Tôi vốn muốn truy cùng Vovivo là có ý riêng, vì ai đó nói sai lại đem lời nói sai ấy rao tiếp nối .. nối ... rất tai hại vậy!


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

secretsoflife, on 10/01/2015 - 12:48, said:

Không cần những lời thừa thải như "có lòng" hay "không có lòng". Phật thì không dùng lời như vậy, câu "...không thể dùng ngôn ngữ nhị nguyên đối đãi để mà diễn tả Tuyệt Đối" là ý tôi viết hiểu trên tinh thần Chân Tục Nhị Đế * với câu "Tu Bồ Đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: 'Ta có nói pháp'. Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: 'Như Lai có nói pháp, tức là chê Phật, không hiểu được lời của ta nói.' Tu Bồ Đề! 'Nói pháp, là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp.'"

* Nhị đế là một luận đề rất căn bản trong Phật pháp. Mục đích của Phật pháp là dẫn dắt chúng sanh chuyển mê khải ngộ, mà phương pháp dẫn đạo là lấy nhị đế làm gốc. (Tạng Thư Phật Học).

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có giảng đoạn sau về Nhị Đế: "...Trong đạo Bụt có quan niệm về nhị đế. Nhị đế có nghĩa là hai loại sự thật, sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối. Sự thật tương đối gọi là tục đế (samvrti-satya), tức sự thật trong cuộc đời thế tục, có khi gọi là thế đế hay thế tục đế. Bụt luôn luôn nói sự thật, không bao giờ Ngài không nói sự thật. Nhưng có khi Ngài nói về sự thật tương đối và có khi Ngài nói về sự thật tuyệt đối. Nếu không biết điều đó, nếu không có tiêu chuẩn để phán xét, chúng ta có thể thấy nhiều điều Bụt nói trái ngược nhau. Xin nói lại: chân lý tương đối, chân lý ở ngoài đời, gọi là tục đế, thế tục đế hay thế đế. Còn chân lý tuyệt đối gọi là chân đế, thắng nghĩa đế hay đệ nhất nghĩa đế (paramartha-satya). Thắng nghĩa tức là cao hơn hết. Vậy khi nghe lời Bụt chúng ta phải có khả năng nhận diện đó là một lời tuyên bố về chân lý tương đối hay là một lời tuyên bố về chân lý tuyệt đối, thì chúng sẽ không bị lộn xộn." -

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cái gọi là "trên tinh thần" này nọ là để kéo bè lập phái tập đảng "phân chia" chứ Phật chỉ nói SỰ THẬT - một SỰ THẬT về: Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Kim chỉ nam là thế, ngoài ra chỉ là Khẩu Đầu Thiền đấu láo cho vui cũng được một vài trống canh ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#363 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 07:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 10/01/2015 - 17:59, said:

Các vị ! xin chớ vì mấy câu nói mà tranh cãi, Phật pháp vô biên, kinh kệ vô lượng, tranh luận đúng sai về đạo khó vô cùng.
Còn luyến ái trong "đúng và sai" thì còn mãi trong vòng luẩn quẩn của "hỏi và đáp", sẽ chẳng đi đến đâu.
- Xin hỏi các vị:
- Trong đây đã có vị nào đọc hết kinh kệ của tổng cộng 28 vị Phật mà vovivo nêu ra ở trên chưa mà đã vội kết luận đúng sai? (Từ Như Lai trong câu vovivo nói "Lời sau cùng Như Lai nói" (Như Lai cũng như từ Phật là danh từ chỉ chung các vị Phật chứ không chỉ riêng mỗi Phật Thích ca Mâu Ni như TBTT và secretsoflife nghĩ)

Vậy thì xin Voivivo trích dẫn "Lời sau cùng Như Lai nói" là của vị Phật nào trong 28 vị Phật mà Voivivo đã nêu tên? Kinh sách nào làm bằng? Nhất là Vovivo đã có đọc hết kinh kệ của tổng cộng 28 vị Phật ấy chưa?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 10/01/2015 - 17:59, said:

Thậm chí ngay cả cái Đúng mà các vị thấy Quá đúng rồi đó chắc hẳn đã đúng thật chưa?
- Huống hồ vovivo đã chua thêm một câu ở dưới là ngôn ngữ không thể diễn tả được cái diệu lý sâu xa của kinh pháp (cũng như đạo hữu secretsoflife nói về Tục đế và Chân đế).

Vovivo có chua hay chát câu nào cũng là suy diễn cá nhân thế thôi, phải không nào?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 10/01/2015 - 17:59, said:

Nếu có gì làm các vị phiền lòng vovivo xin lượng thứ và cũng xin dừng tại đây.

P/s: Xin chớ hỏi lại ! chúc các vị an lạc !

Mong rằng Voivivo cũng đặng an lạc ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#364 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 07:24

Các đạo hữu ! Chúng ta đang bị kẹt nơi ngôn ngữ, vovivo không muốn tranh luận cùng các vị vì biết sẽ chẳng đi đến đâu, chúng ta cũng đã đi xa chủ đề topic.
Thôi thì cũng xin hỏi cụ TBTT và các đạo hữu câu nữa vậy.
Xin hỏi các vị Tại sao 28 vị Phật (kể cả Phật Thích Ca) đều ngộ đạo dưới một gốc CÂY mà không phải nơi nào khác ?
Mỗi vị đều gắn với 1 gốc cây có tên riêng cụ thể hẳn hoi, ví dụ Phật Thích Ca là cây Bồ Đề/.

P/s: Nếu không có ai trả lời được thì xin mời các vị, chúng ta chấm dứt bàn luận Phật Pháp tại đây để quay về chủ đề chính "Dịch lý và Tính mệnh" nhé.
Trân trọng !

Thanked by 1 Member:

#365 nangmuathu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 385 Bài viết:
  • 274 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 08:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 13/01/2015 - 07:24, said:


Xin hỏi các vị Tại sao 28 vị Phật (kể cả Phật Thích Ca) đều ngộ đạo dưới một gốc CÂY mà không phải nơi nào khác ?
Mỗi vị đều gắn với 1 gốc cây có tên riêng cụ thể hẳn hoi, ví dụ Phật Thích Ca là cây Bồ Đề/.

P/s: Nếu không có ai trả lời được thì xin mời các vị, chúng ta chấm dứt bàn luận Phật Pháp tại đây để quay về chủ đề chính "Dịch lý và Tính mệnh" nhé.
Trân trọng !

ờ, chắc là các ngài thích cây cỏ, ít ra chúng hem làm phiền các ngài tu tập như bọn người ^^

Thanked by 1 Member:

#366 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 12:29

................................

Sửa bởi vovivo: 13/01/2015 - 12:40


#367 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 13/01/2015 - 12:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

weiwei, on 11/01/2015 - 12:31, said:

Cụ vovivo này trước học theo Lục Tổ, giờ lại muốn học theo Lữ đậu Tân và Trần đoàn lão tổ nữa chăng?
Không dám, một bước chân nhỏ nhoi trên con đường vạn dặm.

Thần tiên pháp tắc đien đảo điên
Cao sơn lưu thủy ít tri âm

Mời quý hữu thưởng tranh !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#368 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 14/01/2015 - 02:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 18/12/2011 - 21:40, said:

Thân Tâm mỗi người từ lúc sinh ra cho đến lớn lên, trưởng thành và lão – cũng Thân Tâm ấy nhưng mỗi lúc, mỗi vận Thân Tâm biến dịch tương tự. Vận trước vận sau liện tục hành động làm nhân cho nhau. Do sức nhân duyên của Thân Tâm biến dịch không gián đoạn nên có việc nghiệp hành và tạo quả. Nhân quả tiếp nối mà có Thân Tâm tương tự hiện ra.

Tướng của Thân Tâm hiện ra do ba sự gốc hợp thành. Ba sự ấy gọi nó là “tam phân nhất thể” cũng được. Ba sự ấy một là Tính, hai là Sinh Mệnh (sự sống), ba là Thân. Khi ba sự này hòa hợp chung thành một Tướng (tâm tướng, hình tướng, sắc tướng). Nếu ba sự đó không hòa hợp, tuy còn Thân đó mà Tính Mệnh đi rồi thì có ích gì. Tuy còn Thân Mệnh nhưng sống đời thực vật thì có được gọi là đời sống ? Với Thân ấy mà Stephen William Hawking có Tinh Thần bậc thầy.

Thân Tâm biến dịch theo thời gian, vẫn Thân Tâm ấy tuổi thơ, tuổi trẻ, lão niên tương tự nhau. Chẳng phải là Ta cũng chẳng phải không phải Ta. Cái gì làm cho Thân Tâm chúng Ta thay đổi đây ?
Chánh báo như nào thì y báo như vậy và ngược lại./
Thiên khí vận hành theo quy luật Lạc Thư, cửu tinh 123456789 tuần hoàn thường chuyển, thời gian vì thế mà đi mãi.
Địa khí vận hành theo quy luật của Hà đồ, Thổ trấn trung cung giữ cân bằng, không gian Thiên - Địa từng nơi tự điều chỉnh để có sự định vị tương ứng.
Nhân khí tuần hoàn theo sự phối hợp của Đồ -Thư, 9 tinh phối cùng 60 hoa giáp tạo ra những chu kỳ lớn, Thượng -Trung -Hạ nguyên tuy mệnh ngũ hành lặp lại giống nhau nhưng Sinh - vượng -Mộ -Tử lại khác nhau.
Thiên-Địa-Nhân khí chính là dòng chảy của người quan sát Không gian và thời gian, khí nào thì hình vậy, hình nào thì khí ấy, trong Khí ẩn chứa thần linh, tính, mệnh vạn vật, tùy nơi tùy lúc, Khí nào làm chủ mà thuận theo khí ấy thì tự nhiên tốt đẹp, nghịch lại thì lập tức sẽ phát sinh tai họa./
-Thường nhân trọng nơi tính mệnh, họa, phúc
- Thánh nhân bầy ra thuyết Tam tài
- Đạo gia muốn Phản bổn hoàn nguyên
- Phật gia thì thuận theo nhân quả, cỡi trên sóng Tử-Sinh
Tử vi và Phong thủy theo y báo - chánh báo nghiệp lực nhân quả chu lưu phản phục, thực không hề sai khác.

Thanked by 1 Member:

#369 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 14/01/2015 - 02:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vovivo, on 13/01/2015 - 07:24, said:

Các đạo hữu ! Chúng ta đang bị kẹt nơi ngôn ngữ, vovivo không muốn tranh luận cùng các vị vì biết sẽ chẳng đi đến đâu, chúng ta cũng đã đi xa chủ đề topic. Thôi thì cũng xin hỏi cụ TBTT và các đạo hữu câu nữa vậy. Xin hỏi các vị Tại sao 28 vị Phật (kể cả Phật Thích Ca) đều ngộ đạo dưới một gốc CÂY mà không phải nơi nào khác ? Mỗi vị đều gắn với 1 gốc cây có tên riêng cụ thể hẳn hoi, ví dụ Phật Thích Ca là cây Bồ Đề/. P/s: Nếu không có ai trả lời được thì xin mời các vị, chúng ta chấm dứt bàn luận Phật Pháp tại đây để quay về chủ đề chính "Dịch lý và Tính mệnh" nhé. Trân trọng !


Nếu như chúng ta đang bị kẹt nơi ngôn ngữ thì Vovivo đáp vấn làm gì để "hỏi cụ TBTT và các đạo hữu câu nữa vậy " ? Vốn là Voivo ngôn bất xác chứng, kinh kệ của tổng cộng 28 vị Phật quá khứ đã có đọc hết chưa nên cũng không thể chỉ ra được vị Phật nào đã có "Lời sau cùng Như Lai nói" như Vovivo đã viết v.v... Nhân duyên của mỗi vị Phật dưới gốc cây nào đó để đỡ nắng che mưa là chuyện của các Ngài, như Voivio không biết mà hỏi thì cũng để lảng tránh vấn đề mà thôi.

Thanked by 1 Member:

#370 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 14/01/2015 - 22:28

"Cầu bất đắc khổ, tranh chi bất túc" vovivo nói thêm lần cuối - Xin Dừng tại đây. Khi nào có bài viết hay sẽ lại ra hóng gió tiếp.

Cảm ơn cụ chủ nhà PhapVan đã rộng lòng đón tiếp !

#371 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 18/01/2015 - 07:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 13/01/2015 - 06:18, said:

Sai ư!?
....


Cái post tôi đến #359 nghĩ cũng đã chuyển đủ ý và cũng đã đủ rõ ràng, và những posts đó cũng đã trả lời cho #362 ./.

#372 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 21/01/2015 - 10:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 24/05/2013 - 15:54, said:

Quẻ Tụng là Du hồn của quẻ Ly
Ly là binh qua, thiên khí hình sát, Ly là quẻ mà bậc Vương công phải dùng tới quân đội.

Thuyết này, vốn gốc từ Dịch - Hệ từ nói "Tinh khí vi vật, du hồn vi biến", ngài Kinh Phòng đã tiếp thu, lấy làm tên gọi cho quẻ được hình thành bởi lần biến thứ sáu của Bản cung quái.

Nguyên lý này, được Lục Tích giải nghĩa: "Khi Âm đã bóc hết dương, nhưng, Dương đạo không thể bị diệt hết, vì vậy, phản dương phục đạo. Nhưng không quay về ngôi vị bản cung, thì gọi là Du hồn"

Ngài Kinh Phòng kiên trì xây dựng học thuyết của mình, tức lấy Tiểu Thái cực bất biến, đó là hào 6, vì vậy, phép đếm của Hàm 8 biến không giống như phép đếm của Hoàn 6 biến, lại càng không thể giống phép đếm của Huyền 9 biến vậy.

“tinh khí vi vật, du hồn vi biến”
Đặc trưng của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thi Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số và thuật số. 4 cống hiến trong học thuyết Kinh Phòng:
1-Bát cung quái thuyết
2-Nạp Giáp thuyết
3-Quái khí thuyết
4-Âm dương ngũ hành thuyết.
Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.
Kinh Phòng dựa theo Chu Dịch tạo ra phép nạp giáp, phép này được phổ cập rộng rãi trong bói dịch/.

- Ngoài ra còn có phép Nạp Giáp(Được cho là của Ngu Phiên), phép này dựa vào Hà đồ phương vị phân Ngũ hành:
Bắc Thủy, Nam Hỏa, đông Mộc, Tây Kim, trung ương Thổ, là phép thường được các đạo sỹ luyện đan nhắc đến.
Trung ương Ly nạp Kỷ, Khảm nạp Mậu.

Mùng 3 trăng lưỡi liềm mọc gọi là trăng non, quẻ Chấn nạp Canh
Mùng 8 trăng thượng huyền Đoài nạp Đinh

15 trăng tròn Càn nạp Giáp Nhâm

Tượng 3 quẻ này là nguyệt tượng dương trưởng âm tiêu

Ngày 16 mặt trăng từ tròn khuyết Dần, Tốn nạp Tân
Ngày 23 trăng hạ huyền, Cấn nạp Bính
Ngày 30 trăng tối hoàn toàn, Khôn nạp Ất Quý

Tượng 3 quẻ này là nguyệt tượng dương tiêu âm trưởng


Tượng số hiện ra cái lý âm dương, ẩn dấu cái đạo thiên địa, trong số ẩn tượng, trong tượng ẩn Lý, có số thời có Mệnh, đủ số thì hóa sinh, hết số thì mệnh tận.

Thanked by 1 Member:

#373 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 21/01/2015 - 12:14

Tụng là trạng thái " cực thuỷ" của Hỏa, trong khi Thuần Ly là "cực Hỏa" của Hỏa khí.
Tương tự quẻ Trung Phù, 2 hào giữa rỗng, tượng là Đại Ly, trống trải, hư tâm. Trung phù là "Cực Rỗng" của Đặc ( gốc Trùng Cấn".

Ví dụ như trong giới Tự nhiên, trùng Cấn là núi non trập trùng, thì Trung phù du hồn Trùng cấn, là Sơn Đoòng trống rỗng dài rộng mênh mông chứa trong Trùng Cấn.

Nên Du hồn là trạng thái "đánh mất mình" trong cái Mình. Nó không thể là cái khác mà vẫn giữ bản thể của cái nguyên gốc, khi đã động biến đến cực tận.

Vài dòng góp vui cùng các bác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#374 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 21/01/2015 - 22:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 10/05/2014 - 18:30, said:

Có nhiều hướng suy ra từ Hà đồ và Lạc thư, cũng chưa hẳn số 3-8 chuyển thành 2-7 vì theo hướng này dễ bị ép suy diễn ra cho hợp lý.

Hà đồ là nguyên lý của Không gian, trong nó chứa đựng tính hai mặt của âm dương mọi lúc mọi nơi, nên 16 mới đối cùng 27, 38 mới đối cùng 49. Sinh số 1234 lại tự có âm dương trong đó, thành số 6789 cũng tự có âm dương trong đó, và như vậy đương nhiên cái dương nhiều, cái âm nhiều, cái dương ít, cái âm ít tự có trong đó.
1379 dương tòng tả biên, 2468 âm tòng hữu lộ, dương chuyển thì âm tất chuyển theo và ngược lại nên dương dĩ tương âm âm dĩ hàm dương

Lạc thư lại là nguyên lý của Thời gian, trong nó chứa đựng tính liên tục của thời gian, nên 123456789 mới đi liên tục, dù đi mãi không dừng nhưng vẫn bảo toàn giá trị sinh thành nên 1 mới đối 9, 2 đối 8, 3 đối 7, 4 đối 6.

Nếu hiểu điều này thì sẽ rõ 2-7 và 4-9 của Đồ và Thư không đổi chỗ nhau, 1-6 và 3-8 của Đồ Thư không phải trùng nhau, mà nó chính là phép biểu lý Không gian của Hà đồ và phép biểu lý Thời gian của Lạc thư.

(Theo học giả Namphong)

Thanked by 2 Members:

#375 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/01/2015 - 23:17

Nếu hiểu theo Không - Thời gian không tách rời thì, Hà đồ và Lạc thư là 1. Thực tế không có thời gian ngoài không gian và không gian ngoài thời gian. Và quan niệm phương đông thì, thời phương luôn gắn với nhau.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |