←  Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Dịch lý và Tính Mệnh

AnKhoa's Photo AnKhoa 22/01/2015

Hà Đồ rồi đến Lạc Thư,

Vuông tròn vẹn lẽ doanh hư đất trời.

Hà Đồ là đạo của Trời,

Lạc Thư là đạo của người chẳng sai

Một xuôi, một ngược chia hai,

Nhưng mà sinh xuất, phản hồi mhư nhau.

Một tâm biến hoá nhiệm mầu.

Vành ngoài biến ảo, tầng sâu như thường.

Lạc thư mà rõ Trung ương,

Số 5, Thái cực hiển dương khác nào.

Lạc thư hãy xét tiêu hao,

Âm Dương điên đảo thấp cao mấy hồi.

Trước là Kim Hoả đổi ngôi,[3]

Phải rèn, phải luyện, phải tôi mới thành.

Âm Dương bày tám chung quanh,

Dương thời Tứ Chính, Âm đành Tứ Duy.

Âm Dương, chẵn lẻ hai bề,

Dưới trên ngang dọc, đề huề 15,

Bốn phương tám hướng tương dung,

Từng đôi hợp lại, cộng chung đều 10.

Vì đâu thác loạn, rối bời,

Bóng Âm những muốn dập vùi ánh Dương,

Trọc Tinh dở thói ngông cuồng,

Nguyên Thần do đó ra tuồng hư hao.

Sầu bi nổi sóng rạt rào,

Còn chi lễ độ thanh cao ban đầu.

Thức thần tính toán nông sâu,

Nguyên Tình vì vậy ra mầu tổn thương.

Mải mê lạc thú tầm thường,

Mà quên nghĩa cả, buông tuồng nghêng ngang,

Rồi ra Quỉ Phách đa đoan,

Làm cho Nguyên Tính bàng hoàng suy vong.

Giận hờn nổi sóng đùng đùng

Còn gì Nhân Đạo mà mong xót vời.

Du Hồn táp cánh xa chơi,

Làm cho Nguyên Khí hao vơi tán loàn.

Mảng vui giữa chốn trần hoàn,

Há cần Tín Nghĩa, há màng Trung Trinh?

Vọng tâm, vọng ý đành hanh,

Làm cho tiêu tán Nguyên Tinh mới là.

Biển lòng sóng dục nhấp nhô,

Thần hôn, trí loạn, cơ đồ còn chi.

Biết bao điên đảo suy vi,

Chẳng qua là đã mất đi Tính Trời,

Điểm Trung đã mất thời thôi,

Con tim vô chủ, đường đời lao lung.

Đông tây xuôi ngược lung tung,

Chạy theo vật dục uổng công tháng ngày.

Trời kia âu cũng thương Người,

Qui Nguyên bày lẽ phản hồi Thiên Lương.

Sự đời phiền loạn nhiễu nhương,

Nhưng mà vẫn có mối rường ở trong,

Ngỡ là thác loạn rối tung,

Nào ngờ trật tự ung dung thường kề.

Hoàng lương muốn tỉnh giấc mê,

Tơ lòng phải rõ đoan nghê tỏ tường,

Lạc thư phải thấu Trung Hoàng,

Phải tin, phải biết Tâm xoang có Trời,

Tâm đà có chủ thời thôi,

Muôn điều rắc rối, tức thời phạt quang.

Xua Âm đã có Ánh Dương,

VừngDương vừa hiện, muôn phương sáng ngời.

Ngũ Trung Thái Cực hiện rồi,

Trọc Tinh, Quí Thuỷ tức thời tiêu ma.

Hết buồn Thần Trí sáng loà,

Nguyên tinh chủ chốt, điều hoà từ đây.

Trí tâm chẳng bợn trần ai,

Thức Thần êm ả liệu bài rút lui.

Chẳng còn sinh sự mua vui,

Uy nghi, lễ độ tuyệt với phong quang.

Nguyên Thần hiển lộ rỡ ràng,

Thời thôi quỉ phách kiếm đàng ẩn thân,

Còn đâu phẫn nộ, dữ dằn.

Một niềm trọng Nghĩa, mười phân vẹn mười

Nguyên tình thư thái, thảnh thơi,

Du Hồn sực tỉnh biết nơi tìm về,

Hết còn hoan hỉ, đam mê,

Đường nhân, nẻo đức thoả thuê tháng ngày.

Quang huy Nguyên Tính phơi bày,

Mây mờ dục vọng , đó đây tan dần,

Thế là Vọng phản thành chân,

Tín thành hiệp với Thiên Quân chẳng rời.

Thế là Nguyên Khí phục hồi,

Bản lai diện mục sáng ngời như xưa

Mê thời thác loạn lià xa,

Ngộ thời tề chỉnh vào ra cửa Trời.

Trọng Âm đời sẽ pha phôi

Trọng Dương đời sẽ sáng ngời hào quang.

Có tường Nhất Điểm Trung Hoàng

Rồi ra biết nhẽ lai hoàn bản nguyên,

Lạc Thư rất mực thâm uyên,

Chỉ vài con số khải huyền, xiển chân,

Mới hay chí Đạo cũng gần,

Lạc, Hà tạc sẵn trong Tâm mọi người.
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 22/01/2015

Bài thơ rất hay, cảm ơn ankhoa!
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 23/01/2015

 ThienA, on 21/01/2015 - 12:14, said:

Tụng là trạng thái " cực thuỷ" của Hỏa, trong khi Thuần Ly là "cực Hỏa" của Hỏa khí.
Tương tự quẻ Trung Phù, 2 hào giữa rỗng, tượng là Đại Ly, trống trải, hư tâm. Trung phù là "Cực Rỗng" của Đặc ( gốc Trùng Cấn".

Ví dụ như trong giới Tự nhiên, trùng Cấn là núi non trập trùng, thì Trung phù du hồn Trùng cấn, là Sơn Đoòng trống rỗng dài rộng mênh mông chứa trong Trùng Cấn.

Nên Du hồn là trạng thái "đánh mất mình" trong cái Mình. Nó không thể là cái khác mà vẫn giữ bản thể của cái nguyên gốc, khi đã động biến đến cực tận.

Vài dòng góp vui cùng các bác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thủy Hỏa, linh chính xuyên sơn theo không-thời gian mà cứ lay động mãi, đạo trời đất vốn mềm ẩn trong cứng, rỗng chứa trong đặc, cái lớn không ở ngoài, cái nhỏ chẳng ở trong (Kỳ đại vô ngoại, kỳ Tiểu vô nội - Hoa nghiêm kinh). Nhân Địa Thiên Pháp mỗi cái đều có cái Khiếu riêng để thuận thông biến, hợp Tính Mệnh, nơi sơn thủy âm dương tương phối ắt dưới bày quái Tượng, trên ứng cửu tinh, lẽ thường nồi nào Định vung ấy, trong động có định, trong định có động. Thế nên cổ nhân mới nói, đỉnh cao nhất của phép xem phong thủy chính là khán tin Đẩu, xét quẻ Tượng/ nếu đạt tới cái đạo nhất Thiên Nhất Khiếu này thì còn phân biệt Phong thủy - Dịch lý- Tử vi ...làm gì cho mệt.
P/s: chém theo cụ Thien A tí, chả biết có đúng không...hihi
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 23/01/2015

 PhapVan, on 21/01/2015 - 23:17, said:

Nếu hiểu theo Không - Thời gian không tách rời thì, Hà đồ và Lạc thư là 1. Thực tế không có thời gian ngoài không gian và không gian ngoài thời gian. Và quan niệm phương đông thì, thời phương luôn gắn với nhau.

Hà đồ là Hà Đồ, Lạc Thư là lạc Thư/ vì là thế gian nên đồ-thư không thể là 1 được và cũng không thể tách rời nhau được/

4 pháp giới của Hoa Nghiêm Kinh mô tả toàn bộ Tâm giới !
- Sự pháp giới và Lý pháp giới là cõi giới tương đối của thế gian, có không gian, thời gian và số lượng nên có sự hạn chế.
- Lý Sự vô ngại pháp giớiSự Sự vô ngại pháp giới là cõi giới tuyệt đối, giác ngộ, không còn cố chấp, tập khí thế gian đã hết, không còn không gian, thời gian và số lượng nên không có sự hạn chế.
Ở 2 pháp giới này, Cảnh tùy Tâm mà biến chuyển.
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 23/01/2015

Hà đồ phối Lạc Thư.

1
2
3
4
5
6-1
7-2
8-3
9-4
Vòng xuay khép kín ngược xuôi theo đồ hình chữ Vạn xuất hiện. Tự nhiên các hằng số (0-1-5) và (5-10-15) phải có để chuyển hóa thời không, âm dương và đảm bảo sự cân bằng trong vũ trụ.

Hà đồ giống như lò luyện, Lạc thư giống như đan dược, Ai Tinh là kim đan thành tượng.
- Xưa nay đã thấy nhiều vị nói về Hà - Lạc theo kiểu cao cao tại thượng, nhưng để đưa Hà Lạc vào thực tế thì lại không thấy mà chủ yếu là Tiên-Hậu thiên bát quái thôi.
Một số vị điên đảo ngược xuôi Hà - Lạc đưa ra cái gọi là S đồ hay X đồ..., ép cửu tinh chạy vòng vòng - cho rằng đã biết được Ai Tinh Đồ -Thư, tưởng rằng đã nắm được thiên sơn vạn thủy trong lòng bàn tay, ngồi nhà tỏ hết chuyện thiên hạ, nào hay chưa nhập được chính Đạo, gặp được chân nhân thì chuyện đó chỉ là tát nước mò Trăng, khoét đất tìm trời mà thôi.

P/s: Kính các vị, hôm nay là 1 ngày đặc biệt nên vovivo xin phép nhiều lời 1 tí, vào hồi 19h45' tại Bái Đính Tràng An, quẻ Trung phù du hồn Trùng Cấn của cụ Thien A lại một lần nữa đưa Tràng An tỏa sáng khắp 5 châu.
Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 23/01/2015

Thuật Số bị rơi vào tay bọn đồng cốt đúng là chua xót.
Trích dẫn

ThienA's Photo ThienA 23/01/2015

Thầy dạy lớn nhất về Dịch học có lẽ là các quẻ Mai hoa dịch.

Vì nó diễn tả một hiện tượng hiển nhiên đang diễn ra, nên nó mở một góc nhìn mới mà không sách vở nào viết nổi.

Mấy năm trước hang Sơn Đoòng thiena lấy Mai hoa cũng giật mình với quẻ Trung phù.

Dùng rất nhiều quẻ du hồn mới phát hiện ra đặc tính đối lập trong cái nguyên gốc của quẻ trùng quái, và hiểu ra nghĩa của từ Du hồn,quy hồn.

Hay bản thân phép bát trạch trong phong thuỷ gốc tích của nó cũng thuần tuý là Dịch lý tiên thiên biến hóa. Nhưng dùng kiểu phong thuỷ như hiện tại lại sai hoàn toàn.

Đấy đều là những thứ mới mẻ mà thiena khai quật được share cùng mọi người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 23/01/2015

 AlexPhong, on 23/01/2015 - 12:39, said:

Thuật Số bị rơi vào tay bọn đồng cốt đúng là chua xót.

Chua xót mà rơi vào tay bọn thuật số đúng là đồng cốt
Trích dẫn

Vô Thường's Photo Vô Thường 23/01/2015

 AlexPhong, on 23/01/2015 - 14:36, said:

Chua xót mà rơi vào tay bọn thuật số đúng là đồng cốt

Đồng cốt mà rơi mà chua xót thì mới thấu thuật số. = ))
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 23/01/2015

Tri thức, đến từ vũ trụ, mà cũng trở về vũ trụ, con người chỉ là công cụ biểu đạt, chứ có phải của riêng ai, riêng giới nào đâu mà tiếc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 23/01/2015

Hy Mã Lạp Sơn

Xuân Diệu


Nghìn thế kỷ đã theo nghìn thế kỷ,
Ta đứng đây nhìn thấy triệu mặt trời
Tắt và nhen và phân phát cho đời
Những thời tiết tái tê hay ấm áp
ở chốn tuyệt mù, dưới chân ta đẹp.
Ta đứng đây, vĩnh viễn giữa mùa đông,
Tuyết trên đầu vĩnh viễn chóa từng không.
Trán vĩnh viễn nặng mang sầu Trái Đất
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất.
Không có ch bè bạn nối cùng ta
Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha
Lên vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi,
Trên những chót đã bỏ đồi dưới suối,
Trên những mây đã bỏ núi ngang mây
Trên những đồng tuyết lạnh ở trên mây,
Ngang nhật nguyệt - Còn chi sân với ngõ!
Lầu vua chúa còn chi hơn bãi cỏ?
Nóc đền đài cũng thấp tựa lũng nham!
Ta lên cao như một ý siêu phàm
Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọi!
Đời đã hết. Chỉ riêng ta đứng mãi
ở nơi đây không dấu vết loài người
Mua sạch trong bằng nỗi rét ngàn đời
Làm kiêu hãnh giữa lặng im bất dịch
Mây với gió chẳng bao giờ tới đích
Phượng hoàng lên, vừa thử cánh đã sa
Cỏ đôi chòm không gợn sắc xanh pha
Thoáng linh động nào qua con thú nhỏ
Hiu hắt nhẽ bốn phương trời vò võ,
Lạnh lùng chăng sầu một đỉnh chon von...
Ta tưởng nghe tê tái sắc câu dòn
Buồn vạn kỷ không ai vươn mắt ngắm
Ta cao quá, thì núi non thấp lắm,
Chẳng chi so, chẳng chi đến giao hòa
Ta bỏ đời mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thê tuyệt!
Ngoài tang trắng của tuyết rồi lại tuyết,
Họa chăng nghe gần gũi khúc ca trời;
Trong veo ngàn, hơi thuần túy của hơi
Xuyên ngày tháng, vẫn vỗ về bên mái,
Và trời rót khúc ca trời cảm khái:
- "Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn
"Người lên trời, ôi Hi-mã-lạp-sơn!"
Trích dẫn

ThienA's Photo ThienA 23/01/2015

Nói Đồ Thư là không thời gian thì trừu tượng quá, thiena không hiểu nổi.
Nhưng cách đổi chỗ 49 và 27 diễn giải sự mất cân bằng ( Lạc thư) trong bản thể cân bằng (hà đồ).

Còn vì sao Lạc thư lại có trật tự số như vậy, các bạn cứ sắp xếp 9 số phối tiên thiên bát quái, từ khôn 1 tới càn 9 sẽ có bất ngờ thú vị. Nó hoàn toàn theo trật tự Tinh-Động. Đó có lẽ là ý nghĩa ban đầu của đường Lường thiên xích, cửu cung là 9 cung bậc khác nhau của bản hoà tấu vũ trụ.

Ankhoa mời thiena chầu cafe, sẽ có tiết lộ nho nhỏ hjj, nhưng nhớ giữ bí mật để 60 tuổi thiena còn có cái viết lách hehe.
Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 23/01/2015

 PhapVan, on 25/12/2011 - 21:57, said:

Bản thân tu dưỡng đạo đức chính là khởi đầu thực hiện Thiên mệnh - “Thiên mệnh chi vị Tính” (Trung Dung). Tính người là bản tính thuần hậu, chất phác. Lấy gì để khởi đầu thì kết thúc cũng vậy. Căn cứ vào đâu để phân biệt mà con người lại tự cho mình là loài tinh khôn nhất trên trái đất ? Tính người có phải là trung tâm không ? Nếu là trung tâm thì đấy có phải là điểm lập cực ?

Tính Mệnh dưới góc nhìn của đạo gia/
"Có sinh tử thì không Chí Mệnh được. Có Khứ Lai thì không Tận Tính được

Cho nên đầy dẫy trong Trời Đất đều là Sinh Khí. Tham gia phụ giúp hai bên, hoá dục vạn vật. Đó là Mệnh lưu hành không ngừng nghỉ.

Cho nên đầy dẫy trong Trời đất là Linh Giác. Hai vầng nhật nguyệt sáng soi, đều là cái Tính rực rỡ đó. Linh giác vốn gốc ở Tính. Khi chưa có Tính, thì Tính ta đã có. Đó là Tính bắt đầu.

Khi chưa có Mệnh, thì Mệnh ta đã có. Đó là Mệnh bắt đầu.


Tính không lìa Mệnh, Mệnh không lìa Tính: Tính Mệnh trong thân ta mà tương hợp, thì cái Tính Tiên Thiên của ta và cái Mệnh Tiên Thiên của ta sẽ thấy được.

Tiên Thiên Tính và Tiên Thiên Mệnh, là Chân Tính Chân Mệnh của ta. Chân Tính Mệnh của ta là Chân Tính Mệnh của Trời Đất, là Chân Tính Mệnh của Hư Không.

Nên thánh nhân tu trì Giới, Định, Tuệ để Hư Tâm, luyện Tinh, Khí Thần để Bảo Thân. Thân bảo thì nền tảng của Mệnh sẽ vững vàng, Hư Tâm thì Tính Thể sẽ luôn sáng. Tính mà luôn sáng thì làm gì có Khứ Lai, Mệnh mà vững vàng thì làm gì có Sinh Tử? Cho nên chết đi, là chết cái hình hài. Còn Chân Tính Mệnh của ta thì thông ngày đêm, phối Thiên Địa, triệt cổ kim, có bao giờ mất mát, tiêu diệt được.


Mệnh gốc nơi NGUYÊN KHÍ. Tính gốc nơi NGUYÊN THẦN.

Tính có Khí Chất chi tính, (tính phàm phu) có Thiên Phú chi Tính (Tính Trời). (Khí chất chi tính là Hậu Thiên chi Tính. Thiên Phú chi Tính là Tiên Thiên chi Tính.)

Mệnh có Phân định chi Mệnh, Hình khí chi Mệnh"

Cho nên bàn về tính mệnh mà chưa nói đến Tính tiên thiên và Mệnh tiên thiên thì vẫn còn khiếm khuyết.

Trích dẫn

vovivo's Photo vovivo 23/01/2015

 ThienA, on 23/01/2015 - 17:06, said:

Nói Đồ Thư là không thời gian thì trừu tượng quá, thiena không hiểu nổi.
Nhưng cách đổi chỗ 49 và 27 diễn giải sự mất cân bằng ( Lạc thư) trong bản thể cân bằng (hà đồ).

Còn vì sao Lạc thư lại có trật tự số như vậy, các bạn cứ sắp xếp 9 số phối tiên thiên bát quái, từ khôn 1 tới càn 9 sẽ có bất ngờ thú vị. Nó hoàn toàn theo trật tự Tinh-Động. Đó có lẽ là ý nghĩa ban đầu của đường Lường thiên xích, cửu cung là 9 cung bậc khác nhau của bản hoà tấu vũ trụ.

Ankhoa mời thiena chầu cafe, sẽ có tiết lộ nho nhỏ hjj, nhưng nhớ giữ bí mật để 60 tuổi thiena còn có cái viết lách hehe.

Lạc thư biểu lý cho thời gian, thời gian trôi mãi không ngừng nghỉ, vô thủy vô chung, không khởi đầu kết thúc, do vậy 123456789 thực ra lấy số thay Khí mà thôi.
Cung nhạc cũng ứng với ngũ hành, xét trong một bản nhạc lúc trầm lúc bổng, có lúc lại ngừng hẳn rồi lại réo rắt, cái lúc ngừng hẳn đó chính là đại diện Âm 0 (tĩnh).
Bát quái, cửu tinh diễn số cũng nằm trong khoảng 123456789.

- Vậy câu hỏi muôn thuở là số 0 nằm ở đâu ?
- Nếu không diễn theo kiểu 16,27,38,49, vi nam, vi bắc..., khi + thêm số 0 vào thì cái đạo sinh khắc ngũ hành của các cục số phải ntn cho hợp với lẽ tự nhiên ?
Sửa bởi vovivo: 23/01/2015 - 21:13
Trích dẫn

ThienA's Photo ThienA 23/01/2015

Thực ra không có số 0 vĩnh cửu, chỉ có trạng thái 0 tạm thời, đó là các số 5, 10,15 ở trung cung. Là trạng thái cân bằng động khi cộng lạc thư. Nó là sự cân bằng Động- Tĩnh của bát quái.

Cũng giống như màu trắng, nó là tổng hợp của 7 màu cơ bản

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn